Điều gì giúp Việt Nam tiếp tục thành công?

pdf 11 trang Gia Huy 19/05/2022 1990
Bạn đang xem tài liệu "Điều gì giúp Việt Nam tiếp tục thành công?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdieu_gi_giup_viet_nam_tiep_tuc_thanh_cong.pdf

Nội dung text: Điều gì giúp Việt Nam tiếp tục thành công?

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 39. 1Trần Ngọc Châu* Tóm tắt Các kinh tế gia của World Bank (bao giờ cũng có cách tiếp cận nặng học thuật) trong “Báo cáo về chứng khoán cuối năm 2019” (Stock report December 2019), đã viết những lời bay bổng: “Mây đen tiếp tục vần vũ trong nền kinh tế toàn cầu với dòng chảy mậu dịch và tăng trưởng kinh tế còn trì trệ hơn cả dự báo. Tuy vậy, mặt trời vẫn chiếu sáng trên nền kinh tế Việt Nam”. “Mặt trời vẫn mọc” nhưng nếu giải quyết tốt “những khó khăn phía mặt trời mọc”, nghĩa là nếu chúng ta đủ sức mạnh ý chí, chúng ta có thể thẳng tiến đến thành công. Từ khóa: Kinh tế số, Covid-19, thể chế. Quá trình của lạc quan thận trọng Tờ báo uy tín của Nhật Bản là Nikkei Asia ngày 22/12/2020 có bài nhận định khá dài về tình hình kinh tế-chính trị Việt Nam trước kỳ Đại hội Đảng 13, đã mở đầu: “Các nhà hoạch định chính sách Việt Nam là trong số ít người trên thế giới đã làm cho năm 2020 trở nên một năm thành công”. Dù có vài nhận định chưa rõ ràng về mặt xã hội và con người, tờ báo không từ chối các điểm sáng về kinh tế, đặc biệt cho rằng Việt Nam sẽ vượt lên chiếm vị trí là “nền kinh tế lớn thứ tư” Đông Nam Á. Nhưng không phải truyền thông thế giới đánh giá cao nền kinh tế mới nổi mang tên Việt Nam chỉ trong năm 2020 - đại dịch toàn cầu, dòng chủ lưu thông tin lạc quan thận trọng về tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn giữ đúng nhịp điệu gần một thập niên qua. Họ không thể sơ sài nói anh tốt chỉ vì anh tốt trong một năm, mà như cách nói của chúng ta, “phải có quá trình”. * Nguyên giám đốc – tổng biên tập FBNC (Financial and Business Channel) 553
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Các kinh tế gia của World Bank (bao giờ cũng có cách tiếp cận nặng học thuật) trong “Báo cáo về chứng khoán cuối năm 2019” (Stock report December 2019) đã viết những lời bay bổng: “Mây đen tiếp tục vần vũ trong nền kinh tế toàn cầu với dòng chảy mậu dịch và tăng trưởng kinh tế còn trì trệ hơn cả dự báo. Tuy vậy, mặt trời vẫn chiếu sáng trên nền kinh tế Việt Nam”2. Tất nhiên câu nói ví von này của các kinh tế gia không thể chuyển tải “lý thuyết tảng băng” của Ernest Hemingway – nhà văn đã đưa “mặt trời” thành biểu tượng bất tử của hy vọng, trong tác phẩm lừng danh “Mặt trời vẫn mọc” (The sun also rises). Mặt trời vẫn mọc, đúng ra là “mặt trời cũng mọc” (the sun also rises), khi cuộc sống luôn tiếp diễn, nền kinh tế cũng tăng trưởng và tương lai cũng “chưa bao giờ” như thế! GDP của Việt Nam năm 2019 đạt 7,02% (vẫn thấp hơn năm ngoái 0,06 điểm phần trăm), nhưng vẫn là “mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới” (Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ). Chỉ dấu cho chúng ta lạc quan là tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn ổn định trong gần 10 năm, và tiếp tục được dự báo tăng khá nhất trong khu vực. Các chỉ dấu xã hội khác cũng là tin tốt lành: Theo các số liệu khá tin cậy của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người Việt tăng 2,5 lần, ở mức 2.500USD (2018). Trên 70% dân số (97 triệu người và dự kiến tăng 120 triệu người vào năm 2050) hiện nay dưới 35 tuổi, tạo sức sống nền tảng của nền kinh tế, bất chấp mức độ già hóa tăng nhanh với nỗi lo chưa giàu đã già. Tuổi thọ bình quân 76, cao nhất so với các nước có thu nhập tương tự trong vùng. Tầng lớp trung lưu hiện nay chiếm 13% dân số và dự báo tăng gấp đôi (26%) vào năm 2026. Lực lượng kinh tế tiềm năng này cho thấy trong các lý do dài hạn dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy vào Việt Nam nhiều hơn là nguyên nhân ngắn hạn mang tính cơ hội của cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Chỉ số vốn con người (HCI) Việt Nam đứng thứ hai tại Asean, chỉ sau Singapore. Cách đánh giá không hề cảm tính và chắc chắn không phải là “tin giả” (fake news). Họ có những số liệu rất tiêu biểu và đáng tin. “GDP Việt Nam quý 1 đạt 4,5% , trong khi xuất khẩu tăng 19,2%, mặc dù không như kỳ vọng, vẫn là nền kinh tế thành công trong đại dịch”, bình luận của BBC ngày 2/4/2021 cho thấy nền kinh tế Việt Nam tiếp tục là điểm sáng, ít nhất là “ở cuối đường hầm” của đại dịch. 2 (Báo cáo chứng khoán tháng 12/2019).( Dark clouds continue to gather in the global economy with higher- than-anticipated sluggish economic growth and trade flows in 2019. However, the sun is still shinning on the Vietnamese economy- (Taking stock report Dec 2019)”. 554
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Nhiều nhà quan sát tăng trưởng kinh tế gần đây đi đến kết luận rằng: đại dịch Covid- 19 chắc chắn gây ra rất nhiều khó khăn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng cũng có không ít cơ hội. Nền kinh tế Việt Nam là một trong những “tay chơi” mới trên thị trường toàn cầu đã biết nắm lấy cơ hội và khai thác thành công. Phép lạ tăng trưởng của Việt Nam nằm ở đâu? Hạ tầng cứng và hạ tầng mềm Các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thường chưa kết nối hoàn chỉnh “hệ thống hạ tầng cứng”, như đường sá, cầu cống, hải cảng, sân bay Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (nhiệm kỳ 2016-2021), phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT trong 5 năm tới là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Đến năm 2025 dự kiến hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông để cả nước có khoảng 3.858km đường cao tốc, hoàn thành giai đoạn 1 của Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, hoàn thành trên 1.700km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau; đầu tư các công trình giao thông trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn; chuẩn bị để triển khai một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Việt Nam đầu tư khoảng 25 tỷ USD mỗi năm cho cơ sở hạ tầng. Tuy vậy, một số nhà đầu tư vẫn e ngại đối với “tốc độ” chậm chạp trong xây dựng hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Bù lại, Việt Nam đang áp dụng công nghệ không dây nhanh hơn các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Bài học của nền kinh tế Trung Quốc cho thấy: Bất chấp những rắc rối trong các ngành công nghiệp cũ do nhà nước quản lý, Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với Hoa Kỳ, bắt kịp mức thu nhập trung bình, nhờ sự xuất hiện nhanh chóng của “nền kinh tế số” không dây, không tiền mặt. Việt Nam không thể “từ chối” bài học này, dù quy mô hai nền kinh tế khác nhau nhiều, nhưng đường đạn đạo phát triển khá giống nhau. Các công ty internet mới cũng đang tăng lên nhanh tại Việt Nam. Với kiến thức về thị hiếu và đa ngôn ngữ, họ đang mở rộng khả năng tiếp cận với nhiều loại dịch vụ như ngân hàng và hoạt động văn phòng, giúp các công ty khởi nghiệp dễ dàng tiến hành. Trung bình, doanh thu từ kỹ thuật số đang tăng và chi phí khởi nghiệp giảm tại các nước có nền kinh tế mới nổi so với các nước có nền kinh tế phát triển. Đây là cơ sở hạ tầng mềm cho kinh tế số Việt Nam đột phá vào tương lai. Tuy nhiên, sự vắng mặt của du khách nước ngoài đã giáng một đòn mạnh vào ngành du lịch. Hãng tin AFP trích dẫn một phó giám đốc du lịch tỉnh Quảng Ninh: “Chúng tôi đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề vì đại dịch.” Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam ít bị 555
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ảnh hưởng hơn so với các nước phụ thuộc vào du lịch khác trong khu vực như Thái Lan, nơi Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự đoán nền kinh tế sẽ sụt giảm 7,1% trong năm nay. Bài học xuất khẩu Theo IMF, trong số 195 nền kinh tế thế giới hiện này, một số ít vươn lên thoát nghèo và trở thành kỳ tích, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Bí quyết của họ: sản xuất để xuất khẩu. Lý do đơn giản, một mình thị trường nội địa không thể nào duy trì tốc độ tăng trưởng cao, phải thu hút doanh thu từ khắp nơi trên thế giới. Khi quyết sách đổi mới vào năm 1986, Việt Nam đã thay đổi bệ phóng với nền kinh tế thị trường, hội nhập thế giới và chính sách ngoại giao đa phương, cho phép dàn hỏa tiễn tăng trưởng đủ lực bay vào quỹ đạo của các “ngôi sao tăng trưởng”. Cũng cần lưu ý rằng mặc dù con đường dẫn đến sự thịnh vượng thông qua sản xuất xuất khẩu đang thu hẹp nhưng nó vẫn chưa đóng lại. Quỹ đầu tư Morgan Stanley đánh giá các nền kinh tế thuộc nhóm này đứng đầu là Việt Nam, sau đó là Bangladesh, Ba Lan và Cộng hòa Séc. Báo cáo của Morgan Stanley: “Họ là một trong những người chiến thắng lớn khi các công ty tìm kiếm mức lương thấp hơn và chuỗi cung ứng ngắn hơn, khi chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc.” Phương thức điều hành linh hoạt và thích nghi đã cho phép Việt Nam tận dụng tối đa có thể trong cuộc tranh chấp địa kinh tế gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mối lo lớn vẫn là: nếu FDI quá lớn và xuất khẩu là động lực tăng trưởng chính, nền kinh tế sẽ phụ thuộc các yếu tố bên ngoài. Trong 10 năm qua Việt Nam đã điều chỉnh thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu linh hoạt và chủ động hơn. Kinh tế số Các chuyên gia kinh tế nhận định: những biến đổi của đại dịch đang cung cấp khả năng tiếp thêm sinh lực cho ít nhất một số nền kinh tế mới nổi. Những chuyển đổi đó bao gồm một cuộc cách mạng kỹ thuật số đang tăng tốc. Báo cáo mới đây của Google và công ty đầu tư Singapore Temasek đã mô tả nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam - vốn đang tăng trưởng hơn 40% mỗi năm - là "một con rồng đang được tháo dây". Điều rõ ràng là công nghệ đang định hình lại cách người Việt Nam kinh doanh, sản xuất hàng hóa, giải trí, mua sắm, tổ chức tài chính và giao tiếp. Hiện nay cả nước đang thay đổi căn cước công dân thẻ chip và xóa bỏ hộ khẩu giấy sẽ là cuộc cách mạng số hóa cho tương lai gần. 556
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Chúng ta đang đúng hướng: nền kinh tế số, cải cách đột phá thể chế và tăng cường cơ sở hạ tầng cho nền sản xuất xuất khẩu. Các báo cáo nhiệm kỳ 2016-2021 tại kỳ họp Quốc hội cuối tháng 3 vừa qua của chủ tịch nước, chính phủ và quốc hội đều đồng thuận định hướng phát triển đó. Đại dịch đang thúc đẩy việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, có tác động đặc biệt mạnh mẽ đến các nền kinh tế chưa trưởng thành. Công nghệ kỹ thuật số khó có thể tạo ra tăng trưởng hai con số vì tác động của nó phần lớn chỉ giới hạn trong nước, do vậy nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam vẫn phải đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp tục cải cách thể chế Một bước phát triển lớn khác là cải cách thể chế. Chỉ có cải cách thể chế liên tục chúng ta mới đạt được tăng trưởng 2,9% trong đại dịch và kỳ vọng 6,5% vào năm 2021. Thiếu vốn, các nước đang phát triển như Việt Nam đang thúc đẩy cải cách thể chế, với hi vọng sẽ thu hút đầu tư, thúc đẩy năng suất và thúc đẩy tăng trưởng. Nhìn ra chung quanh các nước đều đẩy mạnh cải cách thể chế theo hướng dễ dàng hơn, thuận lợi hơn: Ấn Độ đang nới lỏng luật lao động và các quy tắc đã bảo vệ nông dân khỏi các lực lượng thị trường trong nhiều thập niên. Indonesia cắt giảm thuế và cắt giảm các khoản đầu tư và việc làm. Brazil thúc đẩy kế hoạch cắt giảm quy mô hệ thống lương hưu. Ả-rập Xê-út đang đại tu các quy tắc nhập cư để mở cửa cạnh tranh trên thị trường lao động. Các chiến dịch tương tự đang được tiến hành ở Ai Cập, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia khác. Trong năm thứ hai của đại dịch- 2021, một số các nền kinh tế đang phát triển có thể sẽ tăng trở lại và chói sáng như những ngôi sao thực sự. Bình luận cùa cộng đồng các nhà kinh tế thế giới có khuynh hướng chọn Việt Nam như một trong những ngôi sao đó. Cảnh báo lạm phát Ngày 31/3/2021 báo Forbes, tạp chí về doanh nghiệp hàng đầu thế giới, đã nhận định: “Việt Nam chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và tỏa sáng trong bối cảnh hỗn loạn Covid-19 cho thấy Hà Nội có một mùa xuân nhất định trong bước đi của mình”. Tuy nhiên, tờ báo này viết: “Trong khi phần lớn thế giới phải vật lộn để tránh các cuộc suy thoái liên quan đến Covid-19, Việt Nam phải đối mặt với một tình thế khó xử hoàn toàn khác: quá nóng”. Mức tăng trưởng 6,5% chính phủ dự đoán vào năm 2021 đã có cảnh báo về lạm phát tăng cao, kéo theo những hệ lụy xã hội mà Việt Nam từng thách thức. 557
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Ông Trương Văn Phước, thành viên chuyên trách Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng Việt Nam không “nhập khẩu lạm phát”. Trong bài phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ ngày 1/4/2021, ông nói: “Mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi kinh tế chứ không phải vấn đề lạm phát”. Theo ông Phước, trong năm 2021, lạm phát toàn cầu dự báo sẽ tăng ở mức 2,9% so với 2,6% năm 2020. Với kinh tế Việt Nam, thành công trong chống dịch COVID-19 đã tạo ra niềm hy vọng lớn để có thể có tăng trưởng theo dự báo ít nhất 6,5% trong năm 2021 và lạm phát có thể kiểm soát quanh mức 4%. “Về lý thuyết, tiền ra thị trường nhiều sẽ làm giá cả tăng lên. Nhưng tăng bao nhiêu, ở mức nào Nhà nước sẽ can thiệp là vấn đề mọi người quan tâm. Nếu đại dịch COVID-19 đã đặt ra "trạng thái bình thường mới", trong điều hành tiền tệ cũng có sự linh hoạt kiểu bình thường mới”, ông Phước nhấn mạnh. Xác nhận này của thành viên tư vấn chính phủ cho thấy Việt Nam đã có kịch bản cho tình huống “phản ứng phụ không mong muốn” của lạm phát. Thật ra, trong khi nhìn ra để học bài học của các nước, chúng ta đồng thời phải nhìn lại để tự học bài học của chính mình, thành công cũng như thất bại, trong ít nhất 20 năm qua. Khi đưa cải cách thể chế vào hạng mục ưu tiên trong nghị trình chính sách, chúng ta đang rút kinh nghiệm hay học bài học của chính mình - một nghị trình không hề dễ, vì như ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, thường nói: “Luôn khiêm tốn học hỏi.” Bài học bây giờ là xoay chuyển các ưu tiên chính sách theo hướng cải cách thể chế và cải thiện giáo dục và đào tạo. Và để khuyến khích việc chấp nhận rủi ro khi dần thay đổi mô hình quản trị, thay vì từ trên xuống dưới, sẽ từ dưới lên. Cách chính phủ thúc đẩy, khuyến khích các địa phương thi đua, cạnh tranh nhau để phát triển địa phương chính là đang áp dụng mô hình quản trị “từ dưới lên”. Trong nhiều năm tới chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy một địa phương nhỏ như Lai Châu hay Đồng Tháp có thu nhập bình quân đầu người theo kịp với thành phố Hồ Chí Minh - “ trung tâm kinh tế” hay Vũng Tàu - nơi xuất khẩu dầu thô của đất nước. Khó khăn phía mặt trời mọc Cuối cùng, cái chúng ta muốn không chỉ là các dự báo lạc quan. Vô vàn khó khăn còn ở phía trước. Hành động quyết liệt để vượt khó khăn, đạt đến chiến thắng trong “mục tiêu kép” mới là thực tế. Những “tin xấu” dưới đây thuộc loại khó khăn chúng tôi gọi là “khó khăn phía mặt trời mọc”, nghĩa là nếu chúng ta đủ sức mạnh ý chí, chúng ta có thể thẳng tiến đến thành công. Tin xấu số 1 là khoảng cách giàu nghèo. Khác với tỷ lệ giảm nghèo đáng khích lệ, khoảng cách giàu nghèo vẫn tiếp tục nới rộng. Hơn 30 năm qua, kể từ thời bắt đầu đổi 558
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM mới - mở cửa năm 1986, cùng với tăng trưởng vượt bậc, trở thành nền kinh tế mới nổi được đánh giá cao trong khu vực, Việt Nam cũng đồng thời chứng kiến sự tăng nhanh về bất công xã hội và sự tích tụ tài sản ngày càng lớn của các tầng lớp giàu có. Năm 2016 Ngân hàng thế giới công bố chỉ số Gini của Việt Nam 0.353, nhưng năm 2019 chỉ số này 0.422 cao hơn mức cảnh báo của Liên hiệp quốc (LHQ) về bất ổn xã hội là 0.400 và cao hơn nhiều vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, khi chỉ số Gini của Việt Nam lúc đó vẫn dưới mức 0.300. Chỉ số bất công này được kích hoạt bởi sự tích tụ tài sản ngày càng tăng của 13% dân số thuộc tầng lớp tinh hoa, giàu có đang bùng nổ tại Việt Nam. (Hiện tượng “tài sản thừa kế” trở thành “vốn thừa kế” đang bắt đầu lộ dạng tại thị trường vốn Việt Nam. Rất tiếc trong các báo cáo về tình tình thuế của Việt Nam vẫn chưa thấy nhắc đến, ít nhất thuật ngữ này. Trong tác phẩm “Tư bản trong thế kỷ 21” (The capital in the 21st century), kinh tế gia Thomas Piketty đã “gạch dưới” nguồn vốn này và cảnh báo các chính phủ châu Âu và Hoa Kỳ, đã tạo ra bất công nhiều hơn khi không đánh thuế lũy tiến nguồn vốn thừa kế. Ngày 10/4/2021 khi đi taxi công nghệ Grab, người tài xế bất ngờ nhận ra tôi, nói thấy tôi hay lên truyền hình phỏng vấn trong chương trình “Nhà lãnh đạo doanh nghiệp” (TOP CEO) của kênh FBNC (Financial and Business Channel), rồi anh tiếp: Không thấy chú phỏng vấn về các ông chủ trẻ thừa kế tài sản, vốn liếng của gia đình mà trở thành “đại gia”chỉ qua một đêm”. Tôi giật mình: người dân thường như anh tài xế này mà quan tâm tới những thay đổi trong nguồn lực kinh tế của đất nước, một nhà báo như tôi không chú ý thì thật kém cỏi). Tỷ phú Warren Buffett từng nói về bề nổi của thành tựu kinh doanh: “Chỉ khi nước rút đi mới biết bạn có mặc đồ bơi hay không”. Bản chất nền kinh tế Việt Nam, dù có nhiều tiến bộ, vẫn chưa tiếp cận được sự tự chủ. Như trên đã nói, đây là nỗi lo lớn, mặc dù chính phủ đã có sự cân nhắc cân bằng giữa thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu dùng trong nước, nhưng cách tiếp cận còn mang tính chiến thuật ngắn hạn. Đơn giản vì nó vẫn dựa trên đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và theo thông lệ quốc tế, quyền tư hữu của họ phải được tôn trọng trước nhất. Kinh tế tư nhân trong nước, thật ra, cũng cần một thể chế tôn trọng quyền tư hữu như thế. Lịch sử đã ít nhiều tạo ra các di sản tâm lý tiêu cực về quyền tự do sở hữu này, vì vậy, song song với hành động kinh tế mỗi ngày, chúng ta phải nghĩ đến một hệ thống pháp luật minh bạch tốt nhất có thể về kinh tế tư nhân và sở hữu tư nhân, nhất là về nguồn vốn đất đai. Đây không đơn thuần là kiến tạo thể chế thuận lợi thúc đẩy kinh tế tư nhân, mà là tạo “niềm tin chiến lược” đối với hệ thống chính trị. 559
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Hiện nay hồ còn đầy nước - tức là dòng vốn FDI còn phong phú - nên không ai thấy nền kinh tế đó thật ra đang “phơi nhiễm” những virus hiểm nghèo. Câu hỏi khó vẫn là: nếu vốn nước ngoài ra đi, liệu nền kinh tế Việt Nam sẽ chống đỡ ra sao? Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng nền kinh tế Việt Nam có sức chịu đựng dẻo dai. Nhưng “nhịn đói để chữa bệnh và ăn ít hơn”, không phải là chọn lựa tốt của phát triển. Chúng ta vẫn cần nguồn tư bản dồi dào từ trong nước. Dự án sân bay Long Thành với nhiều chục ty3 USD có thể là phép thử cho bài toán về mô hình “tư bản nội địa”? Dù thích hay không, kinh tế Việt Nam nhất thời hiện nay đang có nguồn lợi từ sự cải tổ kinh tế tại các nước láng giềng, nhất là Trung quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Như trên đã nói, thương chiến Mỹ - Trung và nhân công tại Trung quốc không còn rẻ, đã là động lực khiến các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam. (Tất nhiên dịch bệnh Coronavirus tại Trung Quốc vào đầu năm 2020 cũng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế thế giới. Việt Nam không ngoại lệ). Không có cách nào khác hơn là tận dụng thời cơ để cải thiện nguồn nhân lực, để đến năm 2030, nguồn nhân lực Việt không những đủ về lượng, mà còn tinh thông nghề nghiệp và được trả lương cao. Dù sao, những “tin xấu” trên vẫn thuộc về ngắn hạn hoặc trung hạn (nói theo cách của các nhà ngân hàng). Tin xấu dài hạn chính là tình trạng tham nhũng và lãng phí vẫn tiếp tục làm xấu xí bộ mặt tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tin xấu thứ hai và cũng là “Tin xấu dài hạn” chính là quốc nạn tham nhũng xói mòn niềm tin của xã hội và khiến bộ máy vận hành nền kinh tế trở nên ngày càng thiếu tự tin. Mới đây Tổng Bí thư nói về tham nhũng chính trị tức là tham nhũng quyền lực. Cuộc chiến chống tham nhũng và lãng phí sẽ tiếp tục với những “lò đốt” mới. Giống như chuyến tàu tốc hành tiến về phía trước, công cuộc phát triển của đất nước chỉ có thể đạt đến đích khi mặc định rằng có hệ thống phanh cực kỳ mạnh, cực kỳ an toàn. Cuộc chiến chống tham nhũng là một trong những chiếc phanh trong hệ thống đó. Nói cho cùng, mọi sự tham nhũng đều là dựa trên quyền lực. Và vì vậy nếu không nhận thực khuôn mặt thật của tham nhũng chính là “tham nhũng chính trị”, các lò đốt vẫn chỉ nóng chung quanh, chưa đi vào cốt lõi. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy quyết tâm chống tham nhũng, nhưng ông không quên nhắc nhở: Đừng cực đoan. Hiện nay, nhìn chung các dự án phát triển lớn có nguy cơ chậm lại vì tâm lý dè chừng và thụ động trong guồng máy điều hành nền kinh tế. Một trong những dấu hiệu cho sự trì chậm do cán bộ thiếu tự tin này là lời phê phán mạnh mẽ của nguyên Thủ tướng Chính phủ gần đây: “trên nóng dưới lạnh”. 560
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Chính sự chậm tiến độ hiện nay đã trở thành sự lãng phí to lớn nguồn lực và tiềm lực quốc gia. Các cơ quan công vụ “phòng chống tham nhũng” hiện nay vẫn phải làm nhiệm vụ “chống lãng phí”, chính vì vậy, “chống lãng phí” trở nên một loại “phản ứng phụ không mong muốn” mà thôi. Nhưng sự lãng phí hoàn toàn có thể đo đếm, và khi định lượng được, số liệu đó chắc chắn sẽ là “phản ứng chính”, làm bàng hoàng tất cả những ai đóng thuế. Bạn hãy đi qua khu đô thị mới Thủ thiêm những ngày này, bạn sẽ có thể sờ vào cái lạnh lẽo chết người của lãng phí. Tại khu chung cư có tên Thuận Việt, khoảng trên dưới 2.500 căn hộ vuông vức, đẹp đẽ bề ngoài đã bị làm mồi cho cỏ và rắn rết hơn 7 năm qua. Bất cứ ai biết tính nhẩm đều có thể rùng mình lo cho sự lãng phí - không chỉ của doanh nghiệp mà của cả quốc gia. Ai cũng biết “nước ta đất chật người đông”, nhưng sự chạy đua xây các “dinh thự” hành chính ở các địa phương trong cả nước quá phô trương, tốn rất nhiều tiền thuế và đất (cũng là sở hữu của nhân dân), từng bị cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phê bình công khai gay gắt. Đó là chưa nói đến sự lãng phí vô cùng của các dự án lớn bị trễ hạn. Tiếng Anh chỉ “hạn chót” là “deadline” (nôm na là “đường chết”). Vậy mà chúng ta có bao nhiêu dự án cơ sở hạ tầng tính chục, trăm triệu USD bị vượt qua “hạn chót”. Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Nội là một thí dụ trong rất nhiều thí dụ. Nếu chúng ta đổi lại cách gọi là “hạn chết”, liệu các dự án lãng phí đó có đúng tiến độ hay không? Mới đây, ngày 13/4/ 2021, báo điện tử Zingnews đăng cái tựa lớn: “Các dự án nghìn tỷ dở dang tại Thủ Thiêm”, trong đó dự án cầu Thủ Thiêm 2 và Trung tâm triển lãm quy hoạch TPHCM đến nay vẫn còn dở dang sau nhiều năm thi công. Riêng dự án cầu Thủ Thiêm 2, thi công được gần 70%, bỗng dưng chậm lại từ tháng 9/2020 (không phải vì covid-19) mà vì không được giao mặt bằng (?). Rồi đến tháng 3/2021 nhà thầu tuyên bố đến ngày 15/4/2021 không nhận mặt bằng sẽ “giải thể toàn bộ công trường”. Ôi, một công trình hạ tầng quốc gia, trên 3.000 tỷ mà “chuyện như đùa”! Mặc dù chưa có nghiên cứu định lượng nào về tỷ lệ thuận giữa các công trình hạ tầng dang dở và sự đi xuống của lòng tin nhân dân, nhưng bao nhiêu lời kêu trên báo chí về “sự không thuận tiện” của giao thông cho thấy nỗi khổ của dân chúng. Đó chính là các “cục nợ” lớn của quốc gia. Những cục máu đông Thế hệ hiện tại còn nợ nhiều món nợ, không chỉ là lời hứa, còn “nợ có chứng từ” hẳn hoi. Những món nợ đó giống như những cục máu đông trong phản ứng phụ khi chích vaccine chống Covid-19 vậy. "Tôi rất ray rứt về những gì chẳng những chưa làm tốt, thậm chí nơi 561
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM này nơi khác còn làm ngược lại Tôi xin được xin lỗi đồng bào". Nguyên Chủ tịch thành phố lớn nhất nước, thành phố Hồ Chí Minh, Võ Viết Thanh, từng nói như thế trong thông điệp chào mừng đất nước sang thế kỷ mới. Hành động bao giờ cũng khó hơn lời nói. 21 năm vẫn nợ một lời xin lỗi. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ trong phiên giải trình trước Quốc hội ngày 10/11/2020, đã nhấn mạnh: Thách thức lớn nhất không phải là tụt hậu, mà là “thiếu quyết tâm hành động”. Nhìn lại nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã thu hẹp rất nhiều khoảng cách giữa lời nói và hành động. Tất nhiên, nếu muốn kể về thành tích, không thiếu những câu chuyện lấp lánh. Những sự lấp lánh đôi khi không thực, còn hành động là thực. Tất cả dự án trì chậm, kém chất lượng đều mang tội lãng phí, nếu chưa có bằng chứng về tham những, lạm quyền. Nợ một "khu phố Đông"- đô thị mới Thủ Thiêm, năng động hơn, bùng nổ hơn, trẻ trung hơn, so với bên kia sông là phố Tây cổ kính, trầm lặng, với nhiều dấu ấn châu Âu, như mô hình của bất cứ thành phố trên 10 triệu dân nào của thế giới hiện đại. Hiện nay khu đô thị Thủ Thiêm sẽ hóa thân vào “thành phố Thủ Đức” thông minh như kế hoạch. Đó sẽ là món nợ lớn thế hệ bây giờ sẽ nợ con cháu. Nợ đường tàu điện ngầm để xứng tầm một trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất nước. Theo lời cam kết mới nhất cuối năm 2021 hệ thống tàu metro đầu tiên của Việt Nam này sẽ vận hành. Món nợ lớn này, nếu trả được trong năm 2021, sẽ tạo hiệu ứng niềm tin, trở thành động lực cho những dự án còn lại. Nợ cầu Thủ Thiêm 2, 3 - "những cây cầu nối những bờ vui". Nợ công trình chống ngập, nỗi nhức nhối khôn nguôi và cũng là một trong những "thiên nga đen" báo hiệu sự khủng khiếp của biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường. Đó chỉ là các dự án nợ của thành phố lớn nhất nước, nơi đóng góp gần 20% GDP Việt Nam. Còn biết bao dự án hạ tầng dở dang và mới trên khắp nước, tiêu biểu như đường sắt trên không Cát Linh-Hà Đông hay sân bay Long Thành Rất may, nếu các nhà hoạch định chính sách của đất nước thấy đó vừa là nợ, cũng vừa là cơ hội và nguồn lực có sẵn của tăng trưởng trong năm 2021. Mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân của NVL (Nguyễn Văn Linh) vào những năm 90 của thế kỷ trước, thường xuyên nhấn mạnh vào tiết kiệm của dân, bằng cách thực hiện các công trình quốc gia “đúng tiến độ”. 562
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Vẫn phải đốc sức trên đường đua Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam từng nói: Việt Nam đang tăng tốc hiệu quả trên đường đua, nhưng vẫn chậm hơn các nước khác. Trong 10 nước tham gia Hiệp định thương mại tự do CPTPP, Việt Nam là nước kém phát triển nhất. Điều này không hàm ý là Việt Nam không tiến bộ. “Việt Nam đạt rất nhiều tiến bộ,” Giám đốc Dione nói, “nhưng khi các bạn chạy nhanh, các nước khác họ nhanh hơn” Chính sự lãng phí nguồn lực tại các địa phương kéo dài quá lâu đang trì kéo sức chạy của cả quốc gia đầy khát vọng này. Cùng với đó là tính thiếu hiệu quả của quản trị công quyền. Nhìn chung guồng máy chúng ta vẫn còn thiếu các nhà quản lý cấp cao, những nhà kỹ trị (technocrat) đầy tâm huyết và lý tưởng. Chính phủ mới đang được bổ sung nhiều hơn các technograts, hy vọng tạo ra nguồn lực mới đột phá hơn. Tránh bình quân trong phân bổ nguồn lực Như trên đã nói, trong nhiệm kỳ qua Chính phủ đã kích hoạt hiệu quả cơ chế “cạnh tranh địa phương”, giúp khoảng cách giàu-nghèo giữa các địa phương đang dần thu hẹp lại. Tuy vậy, “chủ nghĩa bình quân” trong phân bổ nguồn lực phần lớn phản ảnh tính không hiệu quả của cách thức vận hành của guồng máy hơn là các “nguyên nhân cơ chế”.Trong khi đó, “chủ nghĩa bình quân” trong phân bổ nguồn lực cũng là một phần của “tảng băng chìm”. Sự phân phối bình quân nguồn lực khiến cạnh tranh phát triển giữa các địa phương mất đi động lực. Tập trung nguồn lực vào các địa phương có đông dân số và làm ăn có hiệu quả thay vì phân bổ đồng đều, và ban hành nhiều thể chế thích hợp cho các công ty tư nhân phát triển thịnh vượng, khi đó chúng ta mới có cơ sở để hy vọng nhiều hơn vào tương lai của “tăng trưởng”đẹp và bền vững hiện nay. Thế giới với xu hướng thiện cảm với Việt Nam, đang tạo cho chúng ta “sức mạnh mềm” vô giá. Ông Ken Liffiton, CEO của công ty công nghệ tài chính Adafin có trụ sở chính tại Hongkong, vẫn trụ lại Việt Nam suốt thời đại dịch, nói với tôi đại ý rằng: “Hình như người dân Việt không tôn trọng luật đi đường cho lắm, nhưng lại rất kỷ luật trong đại dịch Covid-19”. Theo ông, đó có thể là thói quen của một đất nước đã từng trải qua nghiệt ngã của chiến tranh, cũng có thể là một thứ “văn hóa tuân thủ” người Việt Nam học nhanh hơn người Mỹ, theo nhận định của Ken. Covid-19 cũng là thử thách nghiệt ngã không kém và là phép thử của thời bình. Niềm hi vọng của nền kinh tế Việt Nam hướng tới năm 2045 khi đất nước kỷ niệm 100 năm thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sẽ không những là một nền kinh tế, trong đó “không ai bị bỏ lại phía sau”, mà còn “tất cả cùng đến đích: thịnh vượng, tự do và hạnh phúc”. 563