Đồ án Tính toán thiết kế kho bảo quản xúc xích với dung tích 200M3

pdf 96 trang hoanguyen 4210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Tính toán thiết kế kho bảo quản xúc xích với dung tích 200M3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_tinh_toan_thiet_ke_kho_bao_quan_xuc_xich_voi_dung_tich.pdf

Nội dung text: Đồ án Tính toán thiết kế kho bảo quản xúc xích với dung tích 200M3

  1. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO BẢO QUẢN XÚC XÍCH VỚI DUNG TÍCH 200M3” Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -1- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  2. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của thầy cô, các anh chị, và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới: Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội, Khoa Điện, Bộ môn Kĩ Thuật Nhiệt và các thầy cô giáo đã giảng dạy và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn đến Th.s Nguyễn Đức Nam đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Cuối cùng, là lời cảm ơn chân thành đến những người thân và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp. Em xin chúc các thầy cô, các anh chị và toàn thể bạn bè sức khỏe dồi dào, đạt nhiều thành công trong công việc, học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2013 Sinh Viên Nguyễn Văn Chiến Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -2- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  3. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, kĩ thuật lạnh đã có những thay đổi trên thế giới và cả ở Việt Nam ta. Nó thực sự đã đi sâu vào hầu hết các nghành kinh tế đang phát triển và hỗ trợ tích cực cho các ngành đó. Đặc biệt là ngành công nghệ thực phẩm, cụ thể là chế biến và bảo quản thịt cá,rau quả,hải sản Ngày nay trình độ khoa học phát triển rất nhanh, những thành tựu về khoa học kĩ thuật đã được áp dụng rộng rãi trong các nhành công nghiệp cũng như nông nghiệp. Do đó, năng suất lao động ngày càng tăng, sản phẩm làm ra ngày càng tăng mà nhu cầu tiêu dùng còn hạn chế dẫn đến sảm phẩm dư thừa. Để tiêu thụ hết những sản phẩm dư thừa đó người ta phải chế biến và bảo quản nó bằng cách bảo quản đông và xuất khẩu.Nhưng nước ta còn rất ít những kho lạnh bảo quản, không đáp ứng đủ nhu cầu. Trước tình hình đó với những kiến thức đã học trên lớp và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Nguyễn Đức Nam và toàn thể các thầy cô trong bộ môn “Kỹ thuật Nhiệt” (trường ĐHCN Hà Nội) em xin làm đồ án tốt nghiệp với đề tài “Tính toán thiết kế kho bảo quản xúc xích với dung tích 200m3” được đặt tại khu công nghiệp Nam Thăng Long. Em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Đức Nam và các thầy giáo trong bộ môn Kỹ Thuật Nhiệt đã giúp em hoàn thành đề tài này trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên với những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế cùng với thời gian còn hạn hẹp đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót kính mong các thầy cô và các bạn góp ý và chỉ ra những khuyết điểm để em hoàn thành đồ án tốt nhất.Em xin chân thành cảm ơn! Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -3- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  4. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 7 1.1 . GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI. 7 1.2. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG KHO LẠNH. 7 1.2 . PHÂN LOẠI VÀ CHỌN KHO LẠNH 8 CHƯƠNG 2 : BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ DUNG TÍCH KHO LẠNH 11 2.1. YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ MẶT BẰNG KHO LẠNH 11 2.1.1. Yêu cầu chung đối với mặt bằng kho lạnh bảo quản. 11 2.1.2. Yêu cầu buồng máy và thiết bị 12 2.2. CHỌN THÔNG SỐ THIẾT KẾ BAN ĐẦU. 12 2.2.1. Thông số địa lý, khí tượng ở Hà Nội. 12 2.2.2. Sản phẩm bảo quản. 13 2.2.3. Nhiệt độ bảo quản. 14 2.2.4. Độ ẩm không khí trong kho bảo quản. 14 2.3. CHỌN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG KHO LẠNH. 14 2.3.1. Dung tích kho lạnh. 15 2.3.2. Diện tích chất tải. 15 2.3.3. Tải trọng của nền và của trần. 16 2.4. NGUYÊN TẮC XẾP DỠ HÀNG TRONG KHO 18 2.4.1. Nguyên tắc thông gió. 18 2.4.2. Nguyên tắc hàng vào trước ra trước. 18 2.4.3. Nguyên tắc gom hàng. 19 2.4.4. Nguyên tắc an toàn. 19 2.5. KỸ THUẬT XẾP KHO. 19 2.5.1. Sử dụng kệ để hàng 19 2.5.2. Tuần hoàn không khí trong kho. 20 2.5.3. Chừa lối đi. 20 2.6. THIẾT KẾ CẤU TRÚC KHO LẠNH. 21 2.6.1. Thiết kế cấu trúc nền. 21 2.6.2. Cấu trúc vách và trần kho lạnh. 23 2.6.3. Cấu trúc mái che của kho lạnh. 24 2.6.4. Cấu trúc cửa và màn chắn khí. 24 3.1. XÁC ĐỊNH CHIỀU DẦY LỚP CÁCH NHIỆT. 26 3.3. KIỂM TRA CÁCH ẨM TRÊN BỀ MẶT NGOÀI VÁCH CÁCH NHIỆT. 28 CHƯƠNG 4 : TÍNH NHIỆT TẢI NHIỆT CHO KHO LẠNH 30 4.1. TÍNH TOÁN NHIỆT TẢI KHO LẠNH. 30 4.1.1. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1 30 4.1.2. Dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì tỏa ra Q2 32 4.1.3. Dòng nhiệt tỏa ra khi vận hành Q4. 33 4.1.4 Xác định phụ tải nhiệt của thiết bị và máy nén 36 CHƯƠNG 5 : TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH, CHỌN MÁY NÉN VÀ CÁC THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG 38 5.1. CHỌN HỆ THỐNG LẠNH. 38 5.1.1. Chọn phương pháp làm lạnh. 38 Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -4- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  5. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 5.1.2. Chọn môi chất lạnh. 40 5.1.3. Các thông số của chế độ làm việc. 40 5.2. CHU TRÌNH LẠNH VÀ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG. 42 5.2.1. Chọn chu trình lạnh. 42 5.2.2. Xây dựng chu trình trên đồ thị logp-h 44 5.2.3 Sơ đồ hệ thống lạnh. 45 5.3. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH 47 5.4 . CHỌN MÁY NÉN VÀ THIẾT BỊ CHO KHO LẠNH . 49 5.4.1. Chọn cụm máy nén và dàn ngưng ( sử dụng phần mềm Bitzer ) . 49 5.4.2. Chọn dàn lạnh ( sử dụng phần mềm guntner ) . 54 Ta sử dụng phần mềm Guntner để chọn dàn lạnh cho hệ thống . 54 5.4.4. Van chặn . 59 5.4.5. Van xả gas . 60 5.4.6. Mắt gas . 60 CHƯƠNG 6 :TỰ ĐỘNG HÓA HỆ THỐNG LẠNH 62 6.1. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA. 62 6.1.1 Trang bị điện động lực . 62 6.1.2. Mạch điện điều khiển. 63 CHƯƠNG 7 : CHỌN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN 70 7.1. CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN THƯỜNG HAY SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH. 70 7.1.1. Các thiết bị điều khiển. 70 7.1.2. Apstomat( MCCB). 70 7.1.3. Rơ le nhiệt bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR). 71 7.1.4. Công tắc tơ và rơ le trung gian . 71 7.1.5. Rơ le bảo vệ áp suất . 72 CHƯƠNG 8: BÓC TÁCH KHỐI LƯỢNG, LẬP DỰ TOÁN VẬT TƯ VÀ KẾ HOẠCH THI CÔNG 75 8.1 BÓC TÁCH KHÔI LƯỢNG. 75 8.1.1 Bóc tách khối lượng vật tư và thiết bị 75 8.2. CHI PHÍ CHO NHÂN CÔNG 76 8.3. LẮP ĐẶT KHO LẠNH. 77 8.3.1. Công tác chuẩn bị. 77 8.3.2. Thi công lắp đặt. 77 8.3.3. Lắp đặt cụm máy nén dàn ngưng. 81 8.3.4. Lắp đặt dàn lạnh. 82 8.3.5 . Lắp đặt van tiết lưu màng cân bằng ngoài. 84 8.3.6 .Lắp đặt các thiết bị khác. 84 8.3.7 .Lắp đặt đường ống. 85 8.4 .THỬ BỀN, THỬ KÍN, HÚT CHÂN KHÔNG VÀ NẠP GAS. 86 8.4.1. Thử bền, thử kín cho hệ thống. 86 8.4.2. Hút chân không cho hệ thống lạnh: 88 8.4.3. Nạp gas cho hệ thống. 88 CHƯƠNG 9 : QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH 90 9.1. QUY TRÌNH VẬN HÀNH. 90 9.1.1. Chuẩn bị vận hành. 90 Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -5- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  6. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 9.1.2.Vận hành. 90 9.1.3. Dừng máy. 92 9.2. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH. 93 9.2 1 Bảo dưỡng máy nén. 93 9.2.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ 94 9.2.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi. 94 9.2.5. Bảo dưỡng quạt. 94 Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -6- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  7. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1.1 . GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI. Cùng với công cuộc công nghiệp hóa hiên đại hóa đất nước, kĩ thuật lạnh đang phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam. Tủ lạnh, máy kem, máy đá, máy điều hòa nhiệt độ, kho lạnh đã trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Để hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, em xin giới thiệu về đề tài kho lạnh bảo quản. Kho lạnh trong đề tài mà em đề cập tới là kho lạnh chuyên dụng dùng để bảo quản xúc xích, địa điểm xây dựng được đặt tại khu công nghiệp Nam Thăng Long nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách Trung tâm Hà Nội khoảng 6 km, thuộc địa phận 5 xã Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai và Cổ Nhuế của huyện Từ Liêm. Tổng diện tích của Khu là 260.87 ha. Khu công nghiệp Nam Thăng Long là một khu công nghiệp lớn tập trung nhiều các doanh nghiệp sản xuất lại có tuyến đường cao tốc sân bay Nội Bài chạy qua vì vậy mà việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện. Việc xây dựng kho lạnh bảo quản ở đây là rất hợp lý và có tầm quan trọng. 1.2. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG KHO LẠNH. Như chúng ta đã biết có rất nhiều loại kho lạnh khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà ta chọn loại nào. Kho lạnh của một xí nghiệp sản xuất, chế biến có thể có rất nhiều loại như : (trình bày ở phần phân loại kho lạnh). Theo đề tài của em thì kho lạnh là kho dùng để bảo quản xúc xích với nhiệt độ là -50C. Sản phẩm ở đây đã được chế biến, bao gói, đóng hộp và được gia lạnh ở nơi khác đưa đến đây để bảo quản. Hơn nữa kho lạnh của em là kho lạnh trung chuyển thường dùng cho các trung tâm thành phố, các khu công nghiệp cụ thể là phân phối cho khu công nghiệp và các trung tâm thương mại lớn ở quanh khu vực Nam Thăng Long và một số địa bàn lân cận Hà Nội ví dụ như: trung tâm thương mại MeLinh Plaza(Mê Linh –Vĩnh Phúc), siêu thị Metro Thang Long, siêu thị Big C Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -7- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  8. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Dự kiến nếu kho lạnh đi vào hoạt động tốt trong tương lai công ty sẽ có dự án nâng cấp và mở rộng quy mô của kho nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của tiêu dùng của thị trường. 1.2 . PHÂN LOẠI VÀ CHỌN KHO LẠNH Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ vv Hiện nay kho lạnh được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm rất rộng rãi và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng mặt hàng bảo quản bao gồm: - Kho bảo quản thực phẩm chế biến như: Thịt, hải sản, đồ hộp - Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả. - Bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu. - Kho bảo quản sữa. - Kho bảo quản và lên men bia. - Bảo quản các sản phẩm khác. + Theo công dụng người ta có thể phân ra các loại kho lạnh như sau: - Kho lạnh sơ bộ: Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại các nhà máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác. - Kho chế biến: Được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm. Các kho lạnh loại này thường có dung tích lớn cần phải trang bị hệ thống có công suất lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập hàng thường xuyên. - Kho phân phối, kho trung chuyển: Dùng để điều hoà cung cấp thực phẩm cho các khu vực dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung tích lớn trữ nhiều mặt hàng. - Kho thương nghiệp: Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được doanh nghiệp bán trên thị trường. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -8- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  9. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - Kho vận tải : đặc điểm của kho là dung tích lớn, hàng bảo quản mang tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này sang nơi khác. - Kho sinh hoạt: đây là loại kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng dùng bảo quản một lượng hàng nhỏ. + Theo nhiệt độ người ta chia ra: - Kho bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản thường nằm trong khoảng -2oC  5oC. Nói chung các mặt hàng chủ yếu là rau quả và các mặt hàng nông sản. - Kho bảo quản đông: Kho được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp đông. Đó là hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nhiệt độ bảo quản tuỳ thuộc vào thời gian, loại thực phẩm bảo quản. - Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -12oC - Kho gia lạnh: Nhiệt độ 0oC, dùng gia lạnh các sản phẩm trước khi chuyển sang khâu chế biến khác. - Kho bảo quản nước đá: Nhiệt độ kho lạnh tối thiểu -4oC + Theo dung tích chứa. Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do đặc điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên thường quy dung tích ra tấn thịt (MT-Meet Tons). + Theo đặc điểm cách nhiệt người ta chia ra: - Kho xây: Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta tiến hành bọc các lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá thành tương đối cao, khó tháo dỡ và di chuyển. - Kho panel: Được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyuretan và được lắp ghép với nhau bằng các móc khoá camlocking. Kho panel có hình thức đẹp, gọn và giá thành tương đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -9- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  10. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Dung tích kho lạnh theo đề tài của em là 200m3 thuộc loại trung bình và nhỏ.Vì vậy loại kho mà em chọn sẽ là kho lạnh lắp ghép bằng các tấm panel, cụ thể sẽ được trình bày ở phần sau. + Tuy nhiên việc thiết kế kho lạnh cũng phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như sau : Cần phải tiêu chuẩn hóa các kho lạnh : - Cần phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của sản phẩm xuất khẩu. - Cần có khả năng cơ giới hóa cao trong các khâu bốc dỡ sắp xếp hàng. - Có giá trị kinh tế : vốn đầu tư nhỏ, có thể sử dụng máy và các thiết bị trong nước Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -10- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  11. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam CHƯƠNG 2 : BỐ TRÍ MẶT BẰNG VÀ DUNG TÍCH KHO LẠNH 2.1. YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ MẶT BẰNG KHO LẠNH. 2.1.1. Yêu cầu chung đối với mặt bằng kho lạnh bảo quản. Quy hoạch mặt bằng kho lạnh là bố trí những nơi sản xuất, xử lý lạnh, bảo quản và những nơi phụ trợ phù hợp với dây chuyền công nghệ. Đặc biệt là phải giảm thấp nhất tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh. Để đạt được mục đích đó cần tuân thủ các yêu cầu sau: - Khi chọn mặt bằng xây dựng cần phải chú ý đến nền móng kho lạnh phải vững chắc. Bởi vậy cần phải khảo sát nền móng, mức nước .của vị trí đặt kho lạnh. Nếu mức nước quá lớn, các nền móng và công trình phải được gia cố chống thấm. - Phải bố trí kho lạnh phù hợp dây chuyền công nghệ. Sản phẩm đi theo dây chuyền không gặp nhau, không đan chéo nhau. - Quy hoạch mặt bằng cần phải đảm bảo sự vận hành tiện lợi và chi phí thấp, phải đảm bảo lối đi và đường vận chuyển thuận lợi cho việc bốc xếp thủ công hoặc cơ giới đã thiết kế. Giảm công suất thiết bị đến mức thấp nhất. - Để giảm tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che, các buồng lạnh được nhóm lại từng khối với một chế độ nhiệt độ. Có các biện pháp giảm tổn thất nhiệt khi mở cửa kho ví dụ như: dùng màng che chắn. xây dựng hành lang đệm, làm màng gió để chắn .lưu ý đối với các kho bảo quản âm, do nền kho tiếp xúc với nền đất hiện tượng chuyển pha từ thể lỏng sang thể rắn sẽ diễn ra do đó nó sẽ phá vỡ kết cấu của kho.Vì vậy không nên bố trí kho có nhiệt độ thấp sát mặt đất, khi có điều kiện thì phải đưa lên cao. Nếu bố trí sát mặt đất ta phải làm các con lăn phía dưới. Mục đích là để không khí tuần hoàn làm nhiệt độ của nền không thay đổi. - Mặt bằng kho lạnh phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy. Khi quy hoạch cũng phải tính toán đến khả năng mở rộng kho lạnh. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -11- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  12. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 2.1.2. Yêu cầu buồng máy và thiết bị Bố trí máy và thiết bị hợp lý trong buồng máy là rất quan trọng nhằm mục đích sau: - Vận hành máy thuận tiện. - Rút ngắn chiều dài đường ống, giảm chi phí đầu tư và giảm tổn thất áp suất trên đường ống. - Sử dụng thể tích buồng máy hiệu quả nhất, buồng máy gọn nhất. Đảm bảo thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế máy với thiết bị. - Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ và vệ sinh công nghiệp. -Phòng máy và các thiết bị phải có hệ thống thông gió, đảm bảo cho máy và các thiết bị hoạt động một cách hiệu quả nhất. - Buồng máy và thiết bị có thể nằm chung trong một khối nhà của kho lạnh hoặc tách rời. Chiều rộng chính của lối đi trong buồng máy là 1,5m trở lên, các máy và thiết bị lớn đến 2,5m. Khoảng cách này để đi lại, tháo lắp sửa chữa máy dễ dàng. Van tiết lưu và bảng điều khiển với các dụng cụ đo kiểm và báo hiệu phải bố trí sao cho có thể quan sát được dễ dàng từ bất kỳ vị trí nào trong buồng máy. 2.2. CHỌN THÔNG SỐ THIẾT KẾ BAN ĐẦU. 2.2.1. Thông số địa lý, khí tượng ở Hà Nội. + Bảng 2.1: Thông số khí hậu ở hà nội ( Trích dẫn bảng 1-1 [1] ) Nhiệt độ, 0oC Độ ẩm tương đối, % TB cả năm Mùa hè Mùa đông Mùa hè Mùa đông 23,4 37,2 8.4 83 80 Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -12- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  13. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Các thông số này đã được thống kê trong nhiều năm, khi tính toán thiết kế để đảm bảo độ an toàn cao ta thường lấy giá trị cao nhất với chế độ khí hậu khắc nghiệt nhất. Từ đó sẽ đảm bảo cho kho vận hành an toàn trong mọi điều kiện khí hậu. Từ bảng trên ta sẽ chọn thông số thiết kế bên ngoài có nhiệt độ là 37,20C và độ ẩm là 83%. 2.2.2. Sản phẩm bảo quản. Có rất nhiều loại thực phẩm có thể được bảo quản nhưng ở đây em xin trình bày rõ hơn về sản phẩm được bảo quản là xúc xích: H 2-1: Sản phẩm xúc xích bảo quản Xúc xích là một loại thực phẩm ăn liền được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay do nó có tính tiện lợi và có giá trị dinh dưỡng cao.Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại xúc xích được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: xúc xích gà, bò, tôm, heo, xông khói tuy nhiên ở đây em chỉ đề cập tới loại xúc xích được chế biến từ thịt heo Do xúc xích được chế biến từ thịt vì thế mà nó rất nhanh bị hỏng nếu không có các biện pháp bảo quản tốt. Một trong những biện pháp bảo quản tốt nhất là phương pháp bảo quản lạnh. Thường thì các loại xúc xích sau khi được chế biến sẽ được đóng gói và gia lạnh,sau đó được chuyển tới các kho lạnh chuyên dụng để bảo quản. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -13- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  14. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 2.2.3. Nhiệt độ bảo quản. Nhiệt độ : Theo lý thuyết thì nhiệt độ bảo quản càng thấp thì chất lượng bảo quản càng tốt, thời gian bảo quản càng lâu nhưng tuy theo mặt hàng cụ thể mà chúng có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Nếu nhiệt độ bảo quản càng thấp thì chi phí vận hành càng cao dẫn đến hiệu quả kinh tế không hợp lý. Theo kinh nghiệm của các nhà thiết kế kho lạnh thì nhiệt độ bảo quản xúc xích tốt nhất là -5 oC. 2.2.4. Độ ẩm không khí trong kho bảo quản. Độ ẩm không khí lạnh trong kho ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, cảm quan bề mặt của sản phẩm sau khi bảo quản. Bởi vì có liên quan đến hiện tượng thăng hoa của nước đá trong sản phẩm. Do đó tuy từng loại sản phẩm mà độ ẩm không khí trong kho là khác nhau. Xúc xích là sản phẩm được bao gói. Theo kinh nghiệm thì ta nên chọn độ ẩm không khí trong kho là =83% . Vậy điều kiện bảo quản xúc xích là: nhiệt độ - 5 oC và độ ẩm là =83% . 2.3. CHỌN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG KHO LẠNH. Có 2 phương án thiết kế kho lạnh: Kho xây và kho lắp ghép. Em lựa chọn phương án thiết kế là kho lạnh lắp ghép bằng các tấm panel. Vì nó có những ưu điểm vượt trội như sau: - Tất cả các chi tiết của kho lạnh lắp ghép là các panel tiêu chuẩn chế tạo sẵn nên có thể vận chuyển và tháo lắp dễ dàng. - Không cần đến vật liệu xây dưng như kho xây trừ nền có các con lươn đặt kho nên công việc xây dựng đơn giản hơn nhiều. - Cách nhiệt polyuretan có hệ số dẫn nhiệt thấp. - Ẩm bọc ngoài của panel đa dạng từ chất dẻo đến nhôm tấm hoặc thếp không gỉ. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -14- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  15. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam H2-2 Mô hình kho lạnh lắp ghép 2.3.1. Dung tích kho lạnh. Dung tích kho lạnh được xác định theo biểu thức: E = V.gv [1]. Trong đó: - E: là dung tích kho lạnh, (t). - V: là thể tích kho lạnh, (m3). V = 200m3 (theo đề bài cho ). 3 - gv: là định mức chất tải thể tích, (t/m ). Buồng được thiết kế với mặt hàng là xúc xích chế biến từ thịt lợn nên ta chọn: gv = 0.45 t/m3 (Bảng 2-4 [ 1]). Vậy E = 200.0.45 = 90 t. 2.3.2. Diện tích chất tải. Diện tích chất tải được xác định qua thể tích buồng lạnh và chiều cao chất tải: V F h Trong đó: Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -15- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  16. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - F : là diện tích chất tải hoặc diện tích hàng chiếm trực tiếp, (m2). - V: là thể tích kho lạnh, (m3). V= 200m3. - h: chiều cao chất tải, (m). Chiều cao chất tải là chiều cao lô hàng chất trong kho, chiều cao này phụ thuộc vào bao bì đựng hàng, phương tiện bốc xếp. Chiều cao h có thể tính bằng chiều cao buồng lạnh trừ đi phần lắp đặt dàn lạnh treo trần và khoảng không gian cần thiết để chất hàng và dỡ hàng. Chiều cao chất tải phụ thuộc vào chiều cao thực tế h1 của kho. Chiều cao h1 được xác định bằng chiều cao phủ bì của kho lạnh trừ đi hai lần chiều dầy cách nhiệt của trần và nền kho lạnh: h1=H - 2δ, (m). + Chọn chiều cao phủ bì H= 4,8 (m) là chiều cao lớn nhất của tấm panel. + Chọn chiều dầy cách nhiệt: δ= 100 mm. Vậy diện tích chất tải là: h1= 4,8-2.0,1= 4,6 m. Chiều cao chất tải thực h của kho bằng chiều cao phủ bì trừ đi khoảng hở phía trần để lưu thông không khí chọn là 0,5 (m) và phía dưới nền lát tấm panel là: 0,1 (m). Suy ra: h= 4,6-(0,1+0,5)= 4 m. 200 F 50 m2. 4 2.3.3. Tải trọng của nền và của trần. Được tính theo định mức chất tải và chiều cao chất tải của nền và giá treo hoặc móc treo của trần: gf =gv.h [1] - 2 gf: là định mức chất tải theo diện tích, (t/m ) Ta có: Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -16- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  17. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 2 gf= 0.45.2.8=1,26 t/m . Phù hợp với tải trọng cho phép. Bởi vì nền và trần được ghép từ các tấm panel có cường độ chịu nén từ 0,2-0,29Mpa. 2.4 Xác định diện tích lạnh cần xây dựng. F Ft F Trong đó: 2 - Ft: diện tích lạnh cần xây dựng, (m ). - F : hệ số sử dụng diện tích các buồng chứa, tính cả đường đi và các diện tích giữa các lô hàng , giữa lô hàng và cột, tường, các diện tích lắp đặt thiết bị như dàn bay hơi, quạt, F phụ thuộc vào diện tích buồng. Theo bảng 2-5 [1] chọn F =0.75. 50 Ta có : F 66,6666 (m2) t 0,75 2 Từ Fxd =66,6666 (m ) và sơ đồ mặt bằng công ty, tôi quyết định chọn kích thước kho lạnh như sau: + Chiều dài kho: 12m. + Chiều rộng kho: 6m. Như vậy diện tích thực của kho cần xây dựng là 12.6 = 72m2. Diện tích phòng máy là F = 6.6 =36m2. Để có hướng mở rộng kho lạnh lên gấp đôi tôi chọn mặt bằng xây dựng kho lạnh là: Có hành lang rộng 6(m) ở giữa hành lang có một bức tường mỏng có một cửa lớn để kéo ra cho xe cơ giới ra vào bốc xếp hàng hóa. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -17- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  18. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam H. Mặt bằng kho lạnh bảo quản xúc xích 2.4. NGUYÊN TẮC XẾP DỠ HÀNG TRONG KHO. 2.4.1. Nguyên tắc thông gió. Yếu tố quan trong trong kho bảo quản là nhiệt độ kho. Nhiệt độ này phải đúng mức quy định và không khí lạnh phải tiếp xúc trực tiếp từng sản phẩm, từng kiện hàng trong kho phải đảm bảo tác dụng bảo quản tốt nhất. Do đó, nguyên tắc thông gió là tạo điều kiện để không khí từ dàn lạnh tiếp xúc trực tiếp đến tất cả các hàng hóa trong kho một các điều hòa liên tục. Kho của tôi dùng để bảo quản xúc xích lên không cần thiết phải thông gió. 2.4.2. Nguyên tắc hàng vào trước ra trước. Mỗi sản phẩm vào kho đều có tuổi thọ của nó, nghĩa là khoảng thời gian tối đa mà sản phẩm được phép lưu kho, nếu quá thời gian ấy sản phẩm bắt đầu chuyển qua trạng thái biến đổi cho đến hư hỏng. Do đó các kiện hàng nhập trước phải được ưu tiên xuất trước tránh trường hợp tồn tại và đọng hàng cũ trong kho, quá tuổi thọ. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -18- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  19. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 2.4.3. Nguyên tắc gom hàng. Trong quá trình bảo quản đông lạnh luôn có sự bốc hơi nước ít hay nhiều từ bề mặt sản phẩm, dần dần theo thời gian làm tổn hao lượng sản phẩm. Có thể giảm bớt hiện tượng này bằng cách giảm diện tích kiện hàng hoặc bọc sản phẩm bằng nilông. Nguyên tắc gom hàng là làm cho diện tích bề mặt sản phẩm giảm, khả năng bốc hơi chậm lại và tạo thành khối ổn định, vững chắc. Kho lạnh phải đảm bảo thường xuyên đầy hàng vừa phải, không nên bảo quản quá it hàng vì sẽ tăng sự hao tổn trọng lượng và tăng chi phí vận hành. 2.4.4. Nguyên tắc an toàn. Trong kho những kiện hàng được xếp chồng lên để chiếm chiều cao của kho,do đó rất nguy hiểm nếu xếp các kiện hàng không an toàn dễ bị ngã đổ. Có những kiểu xếp hàng khác nhau tùy thuộc vị trí trong kho để xây thành những khối kiện hàng vững chắc. 2.5. KỸ THUẬT XẾP KHO. 2.5.1. Sử dụng kệ để hàng. Sản phẩm bảo quản là xúc xích và được đựng trong các thùng cattông. Vì vậy muốn bảo quản tốt sản phẩm chúng ta phải xếp chúng lên các kệ để hàng có kích thước phù hợp đảm bảo cho không khí trong kho lưu thông và tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Tránh hiện tượng sản phẩm bị hư hỏng vì vậy việc chọn và thiết kế kệ để hàng là cực kì quan trọng. Do thùng cattong đựng xúc xích có kích thước tiêu chuẩn 400x280x160 (mm). Theo kích thước kho và kích thước thùng cattông ta có thể bố trí các kệ như sau: +Chọn chiều rộng của kệ là: 440mm. +Chọn mỗi kệ dài là : 2500mm. + Chiều cao của kệ: 4000mm. mỗi tầng cách nhau 200mm Ta sẽ bố trí 32 kệ như hình vẽ sau: Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -19- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  20. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 0,4m 12m 1m 0.2m 2,5m 6m 0,5m 0,45m 0,4m H2: Mặt bằng xếp hàng hóa 2.5.2. Tuần hoàn không khí trong kho. Không nên xếp sản phẩm sát tường hoặc trực tiếp trên sàn kho. Bởi vì như thế nhiệt vào kho đi qua lớp cách nhiệt sẽ đi qua sản phẩm trước rồi mới được chuyển tới dàn lạnh. Để ngăn chặn sự truyền nhiệt này ta cần chừa những khoảng cách giữa sản phẩm với sàn, tường, trần, và dàn lạnh một khoảng cách để cho không khí lưu thông dễ dàng. - Cách sàn : 100-150 mm. - Cách tường: 200-800 mm. - Cách trần : 200 mm - Cách dàn lạnh: 300mm. 2.5.3. Chừa lối đi. Trong kho ta cần chừa lối đi cho người và phương tiện bốc dỡ. Bề rộng của lối đi phụ thuộc vào máy móc , thiết bị chuyên chớ và chất xếp sản phẩm trong kho. Kho đang thiết kế có chiều dài và cửa bố trí theo chiều dài nên kho gồm 1 lối đi ở giữa dọc theo chiều dài của kho, lối đi rộng 1 (m). Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -20- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  21. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 2.6. THIẾT KẾ CẤU TRÚC KHO LẠNH. Cấu trúc xây dựng và cách nhiệt cho kho lạnh đòi hỏi phải hết sức nghiêm ngặt và phải đáp ứng được một số yêu cầu sau: - Đảm bảo độ bền vững lâu dài theo tuổi thọ dự kiến của kho. - Chịu được tải trọng chất hàng và của cấu trúc xây dựng. - Đảm bảo cách nhiệt tốt. - Đảm bảo cách ẩm và bề mặt tường không được đọng sương. - An toàn chống cháy nổ. - Thuận tiện cho việc bốc dỡ và sắp xếp hàng bằng cơ giới. - Phải kinh tế. + Kho lạnh tiêu chuẩn được ghép từ các tấm tiêu chuẩn sau: - Các tấm sàn. - Các tấm trần. - Các tấm góc. - Các tấm sườn. - Các tấm cửa. 2.6.1. Thiết kế cấu trúc nền. Do kho lạnh xây dựng theo phương án lắp ghép nên toàn bộ kho được đặt trên nền nhà xưởng, nền được đầm bằng một lớp đất đá để đảm bảo không bị lún khi có vật nặng đè lên, phía trên được đổ một lớp bêtông chịu lực. Nền kho lạnh được thiết kế cao khoảng 0,925m so với mặt sàn. Như vậy rất thuận tiện cho việc bốc xếp hàng hóa lên xe và luôn giữ cho kho được kho ráo tránh úng ngập trong mùa mưa. + Kết cấu nền kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -21- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  22. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - Nhiệt độ kho lạnh. - Tải trọng bảo quản hàng. - Dung tích kho lạnh. + Yêu cầu của nền phải có độ rắn chắc, tuổi thọ cao, vệ sinh dễ dàng, dễ thoát nước. Tải trọng của hàng bảo quản sẽ chi phối đến độ rắn của nền, khả năng chịu lún của nền. Nếu tải trọng bảo quản càng lớn thì cấu trúc nền kho lạnh phải thiết kế có độ chịu nén cao. Lớp cát đầm Tấm panel Lớp gạch thẻ Đá chẻ Lớp bê tông đá  Lớp bê tông đá                    Lớp đất tự nhiên Hình 2-1. Cấu trúc nền móng của xưởng sản xuất. + Cấu trúc nềnkho lạnh bao gồm: 6 m 12 m Hình 2-2: Con lươn thông gió Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -22- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  23. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - Lớp cách nhiệt, cách ẩm là các tấm panel tiêu chuẩn. - Các con lươn được đúc bằng bê tông hoặc xây bằng gạch để tạo sự thông thoáng hạn chế rỉ sét cho panel và tránh hiên tượng cơi nền. - Lớp bê tông chịu lực. - Lớp đất đá được đầm nén chặt 2.6.2. Cấu trúc vách và trần kho lạnh. Cấu trúc tường và trần là các tấm panel tiêu chuẩn. Các thông số của panel cách nhiệt: + Vật liệu bề mặt. - Tôn mạ màu(colorbond) dầy 0,5-0,8mm. - Tôn phủ PVC dầy 0,5-0,8mm. + Lớp cách nhiệt polyuretan (PU). - Tỷ trọng:38-40 kg/m3. - Độ chịu nén: 0,2-0,29MPa. - Tỷ lệ bọt khí: 95%. + Chiều rộng tối đa: 1200 mm. + Chiều rộng tiêu chuẩn: 300, 600, 900, và 1200 mm. + Chiều dầy tiêu chuẩn: 50, 75, 100, 125, 150, 175, và 200 mm. + Chiều dài tiêu chuẩn: 1800, 2400, 3000, 3600, 4500, 4800, và 6000 mm. Vậy theo kich thước kho lạnh cần thiết kế ta lựa chọn kích thước panel như sau: - Chiều dài: + h = 4800 mm dùng để lắp panel vách . + h = 6000mm Dùng để lắp panel trần và nền. - Chiều rộng : r = 1200 mm - Hệ số dẫn nhiệt: λ= 0,018 – 0,02 W/mK. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -23- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  24. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Phương pháp lắp : Ghép bằng khóa camlocking và ghép và ghép bằng mộng âm dương. 2.6.3. Cấu trúc mái che của kho lạnh. Mái che của kho lạnh dang thiết kế có nhiệm vụ bảo vệ cho kho trước những biến đổi của thời tiết nắng mưa, bảo vệ sự làm việc của công nhân, che chắn cho hệ thống máy lạnh, nên mái kho phải đạt được những yêu cầu sau. Mái che của kho phải đảm bảo che mưa che nắng tốt cho cấu trúc kho và hệ thống lạnh. Mái kho không được đọng nước, không được thấm nước, độ dốc của mái kho ít nhất là 2%. Vì vậy trong phương án thiết kế này chọn mái kho bằng tôn màu xanh lá cây, nâng đỡ bằng bộ phận khung sắt 1 1-lớp mái tôn 1,5 m 2-khung đỡ bằng sắt 2 15 m Hình 2-3: Cấu trúc mái kho lạnh. 2.6.4. Cấu trúc cửa và màn chắn khí. Hiện nay có các loại cửa như sau: cửa bản lề,cửa lắc và cửa lùa. Cấu trúc cửa là các tấm cách nhiệt có bản lề tự động, xung quanh có đệm kín bằng cao su. Khóa cửa mở được cả hai phía trong và ngoài, xung quanh cửa được bố trí dây điện trở sưởi cửa đề phòng băng dính chặt cửa lại. Các cửa có kích thước như sau: - Kích thước cửa lớn: 1980×980 mm. - Kích thước nhỏ: 680 × 680 mm. Mỗi cửa được gắn lên một tấm panel gọi là tấm cửa: Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -24- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  25. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Hình 2-4: Cửa ra vào và cửa xuất nhập hàng của kho lạnh Bên trong cửa được bố trí màn chắn khí làm bằng nhựa dẻo để hạn chế dòng nhiệt tổn thất do mở cửa khi xuất nhập hàng. Nhựa để chế tạo màn chắn khí phải đảm bảo khả năng chịu lạnh tốt và có độ bền cao. Màn được ghép từ dải nhựa có chiều rộng 200 mm, dầy 2mm, chồng mí lên nhau 50 mm. Do kích thước kho khá nhỏ nên em chỉ sử dụng một cửa lớn cho kho lạnh vừa nhập hàng vửa xuất hàng. Màn nhựa cửa ra vào nhMàn ự a, dày 2mm, r ộ ng200mm Hình 2-6: Màn nhựa che cửa ra vào và cửa xuất nhập hàng kho lạnh Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -25- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  26. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁCH NHIỆT VÀ CÁCH ẨM CHO KHO LẠNH 3.1. XÁC ĐỊNH CHIỀU DẦY LỚP CÁCH NHIỆT. Chiều dầy lớp cách nhiệt được xác định theo hai yêu cầu cơ bản sau đây: - Vách ngoài kết cấu bao che không được đọng sương nghĩa là chiều dầy của nó phải đủ lớn để nhiệt độ vách ngoài lớn hơn nhiệt độ đọng sương ts. - Chọn chiều dầy lớp cách nhiệt sao cho giá thành đơn vị lạnh thấp nhất. Chiều dầy cách nhiệt được tính theo công thức sau: n 1 1i 1 cn  cn  k 1i 1  i 2 Trong đó: cn _độ dầy yêu cầu của lớp cách nhiệt, m. cn _hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt, W/mK. k_hệ số truyền nhiệt qua kết cấu bao che, W/m2K. 2 α1_ hệ số tỏa nhiệt của môi trường bên ngoài tới vách, W/m K. 2 α2_ hệ số tỏa nhiệt của vách buồng lạnh vào buồng lạnh, W/m K. δi_ bề dầy lớp vật liệu thứ i,m, λi_ hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệ thứ i,m. Do trần kho có mái che của nhà xưởng và nền kho lạnh có con lươn thông gió nên ta lấy hệ số truyền nhiệt của nền và trần kho bằng hệ số truyền nhiệt của vách kho. Vì vậy, ta xác định chiều dầy cách nhiệt chung cho cả tường, trần và nền. Ở đây, ta chọn vật liệu cách nhiệt cho kho là tấm panel tiêu chuẩn (vì panel có tác dụng cách nhiệt và cách ẩm). Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -26- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  27. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Bảng 3.1 Thông số các lớp vật liệu của tấm panel tiêu chuẩn. Hệ số dẫn nhiệt Vật liệu Chiều dầy, m (W/mK) Polyuretan cn (0,023-0,03) Tôn lá 0,0006 45,36 Sơn bảo vệ 0,0005 0,291 0 Nhiệt độ không khí trong kho to= -5 C, không khí trong kho đối lưu cưỡng bức vừa phải. + Chọn hệ số dẫn nhiệt của polyuretan cn = 0,025W/mK. Tra bảng ta được : - k = 0,25 W/m2k ( tra bảng 3-3 [1] ). 2 2 - α1 =23,3 W/m K; α2 =9 W/m K ( tra bảng 3-7 [1] ). Thay số vào ta có: 1 1 2.0,0006 2.0,0005 1 cn 0,025 = 0,096 m = 96mm. 0,25 23,3 45,36 0,291 9 Chiều dầy panel phải chọn: δ panel=0,096+ 2.0,0006+2.0,0005=0,0982 m=98,2 mm Ta chọn chiều dầy panel tiêu chuẩn: δ panelTC=100 mm Khi đó chiều dầy cách nhiệt thực của panel là: δ Cnthuc= 0,1 –(2.0,0006+2.0,0005)= 0,0987 m. Hệ số truyền nhiệt thực của vách khi đó là: 1 k =0,254 (W/m2K). th 1 2.0,0006 2.0,0005 0,978 1 23,3 45,36 0, 291 0,025 9 Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -27- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  28. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 3.2. KIỂM TRA ĐỌNG SƯƠNG TRÊN BỀ MẶT NGOÀI VÁCH CÁCH NHIỆT. Điều kiện để vách ngoài không bị đọng sương là kth ≤ ks. 2 - kth: hệ số truyền nhiệt thực, kth= 0,254 W/m K. - ks : hệ số truyền nhiệt đọng sương, được tính theo công thức: t1 t s ks 0,95. 1 t1 t 2 Trong đó: - α1: hệ số tỏa nhiệt của môi trường bên ngoài bề mặt tường kho, W/m2K. 0 - t1: nhiệt độ không khí bên ngoài kho, C. 0 - t2: nhiệt độ không khí bên trong kho, C. 0 - ts: nhiệt độ điểm đọng sương, C. 0 Các thông số khí tượng ở hà nội t1= 37,2 C, độ ẩm 83%. Tra đồ thị i-d của không khí ẩm 0 ta có: ts = 34,6 C. 37, 2 34,6 → k 0,95.23,3 1,36 W/m2K. s 37, 2 ( 5) Nhận xét: ks > kth. Vì vậy vách ngoài kho lạnh không bị đọng sương. 3.3. KIỂM TRA CÁCH ẨM TRÊN BỀ MẶT NGOÀI VÁCH CÁCH NHIỆT. Điều kiện để ẩm không đọng lại làm ướt sũng cơ cấu cách nhiệt là áp suất riêng phần hơi nước thực tế luôn luôn phải nhỏ hơn phân áp suất bão hòa hơi nước ở mọi điểm trong cơ cấu cách nhiệt. + Cấu trúc cách ẩm của kho. Cấu trúc cách ẩm của kho đóng vai trò quan trọng đối với kho lạnh. Nó có nhiệm vụ ngăn chặn dòng ẩm xâm nhập từ bên ngoài môi trường vào trong kho lạnh qua kết cấu bao che. Nếu không tiến hành cách ẩm cho cấu trúc bao che thì dòng ẩm từ môi trường bên ngoài sẽ xâm nhập vào cấu trúc cách nhiệt theo sự chênh lệch nhiệt độ , nó làm cho Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -28- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  29. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam hàm ẩm trong cấu trúc cách nhiệt tăng lên dẫn đến hệ số dẫn nhiệt của cấu trúc cách nhiệt tăng và hệ số truyền nhiệt của cấu trúc bao che tăng lên, thậm trí không còn khả năng cách nhiệt đó là điều chúng ta không mong muốn. Đối với kho lạnh lắp ghép cấu trúc cách ẩm là lớp tôn bọc cách nhiệt, tôn là loại vật liệu có hệ số dẫn ẩm nhỏ gần như bằng không, do đó việc cách ẩm đối với kho lạnh lắp ghép là rất an toàn. + Cấu trúc cách nhiệt đường ống. Trong hệ thống các đường ống cách nhiệt chủ yếu là đường ống có nhiệt độ thấp như đường ống hút về máy nén hạ áp và máy nén cao áp, bình tách lỏng. Vật liệu dùng để cách nhiệt đường ống là polyuretan, cách ẩm thì ta sử dụng tôn mỏng bọc ở ngoài cùng. Với mỗi loại đường ống khác nhau thì chiều dầy lớp cách nhiệt cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiệt độ môi chất trong mỗi ống và phụ thuộc vào đường kính của ống. Việc tính toán chiều dầy cách nhiệt, ứng với mỗi đường ống sẽ được trình bày ở phần lắp gháp hệ thống sau khi ta đã chọn được đường kính của ống dẫn môi chất. 1 1 - Lớp tôn ngoài cùng 2 3 2 - Lớp cách nhiệt Polyurethane 3 - Đường ống dẫn môi chất H3-1: Cấu trúc bọc cách nhiệt đường ống Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -29- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  30. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam CHƯƠNG 4 : TÍNH NHIỆT TẢI NHIỆT CHO KHO LẠNH 4.1. TÍNH TOÁN NHIỆT TẢI KHO LẠNH. Việc tính toán nhiệt tải kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường xâm nhập vào kho lạnh. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất để thải nó trở lại môi trường nóng, đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa buồng lạnh và không khí bên ngoài. Mục đích cuối cùng của việc tính toán nhiệt tải kho lạnh là để xác định năng suất lạnh của máy lạnh cần lắp đặt. Nhiệt tải Q của kho lạnh sẽ được tính theo công thức sau: Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5, W. Trong đó: Q1 – dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che của kho lạnh. Q2 – dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì tỏa ra trong quá trình xử lý lạnh. Q3 – dòng nhiệt từ không khí bên ngoài do thông gió buồng lạnh, ở đây Q3 = 0 do kho bảo quản sản phẩm xúc xích không thông gió buồng lạnh. Q4 – dòng nhiệt từ các nguồn khác nhau khi vận hành kho lạnh. Q5 – dòng nhiệt từ sản phẩm tỏa ra khi sản phẩm hô hấp, nó chỉ có ở kho lạnh bảo quản rau quả, Q5 = 0. 4.1.1. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che là tổng các dòng nhiệt tổn thất qua tường bao, trần và nền do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và bên trong kho lạnh cộng với dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời qua tường bao và trần. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -30- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  31. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Dòng nhiệt Q1 được xác định theo công thức: Q1 = Q11 + Q12, (W) [2] Trong đó: Q11 – dòng nhiệt qua tường bao, trần và nền do chênh lệch nhiệt độ. Q12 – dòng nhiệt qua tường bao và trần do ảnh hưởng của bức xạ mặt trời. Kho lạnh được thiết kế vách và trần kho đều có tường bao và mái che nên bỏ qua dòng nhiệt qua tường và trần do ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, Q12 = 0. Dòng nhiệt qua tường bao, trần và nền do chênh lệch nhiệt độ được xác định theo biểu thức: Q11 = Kt.F. (t1 – t2), W ( Ct 4-2 [1] ) Trong đó: Kt _ hệ số truyền nhiệt thực của kết cấu bao che xác định theo chiều dài cách nhiệt thực. F _ diện tích bề mặt kết cấu bao che. t1 _ nhiệt độ môi trường bên ngoài là nhiệt độ trung bình cộng của nhiệt độ trung bình cực đại tháng nóng nhất và nhiệt độ cực đại ghi nhận trong vòng 100 năm gần đây .Tại Hà o nội : chọn t1=37,2 C. Bảng 1-1 [1]. 0 0 t2 _ nhiệt độ không khí trong kho, C. t2 = -5 C. Kích thước của kho như sau : + Chiều dài kho : L1 = 12 m. + Chiều rộng kho : L2 = 6 + 2.0,1 = 6,2 m + Chiều cao : H = 4,8 + 2.0,1 = 5m. Dự kiến kho lạnh được đặt trong xưởng sản xuất có tường bao xung quanh và có mái che: Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -31- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  32. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Bảng 3-1 Bảng tổng hợp dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che Kt F t Qi Bao che ( W/m2K) (m2) (0C) (W) Vách phía đông 0,254 31 42,2 332,28 Vách phía tây 0,254 31 42,2 332,28 Vách phía nam 0,254 60 42,2 643,12 Vách phía bắc 0,254 60 42,2 643,12 Trần 0,254 74,4 44,2 835,27 Nền 0,254 74,4 40,2 795,68 Tổng Q11 3581,75 Vậy dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che là Q1 = Q11 =3581,75W. 4.1.2. Dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì tỏa ra Q2 Dòng nhiệt do bao bì và sản phẩm tạo ra xác định theo công thức: Q2 = Q21 + Q22, W. Trong đó: - Q21 – dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra, (W). - Q22 – dòng nhiệt do bao bì tỏa ra, (W). 1. Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q21 . Được xác định theo công thức: 1000 Q M() h h , W ( Ct 4-7 [l] ). 21 1 2 24.3600 Trong đó: Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -32- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  33. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - M – công suất buồng gia lạnh hay khối lượng hàng nhập vào kho bảo quản trong một ngày đêm, tấn/ngày đêm. Tại khu công nghiệp Nam Thăng Long khối lượng hàng nhập vào kho bảo quản trong một ngày đêm là M = 13 tấn/ngày đêm. - i1, i2 – enthalpy của sản phẩm vào kho và của sản phẩm ở nhiệt độ bảo quản, J/kg. o o Nhiệt độ của sản phẩm lúc đầu vào là tv=5 C và sau khi ra khỏi buồng lạnh là t2= -5 C .Tra theo Bảng 4-2 [l]. Đối với sản phẩm tù thịt lợn ta có h1=226950 (J/kg) và h2=54400 (J/kg) 1000 Thay số: Q 13.(226950 54400). 25962,23W . 21 24.3600 2. Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra Q22. Được xác định theo biểu thức: 1000 1000 Q M. C .( t t ). 1,3.1460.(5 5). 220 W. 22b b 1 2 24.3600 24.3600 Trong đó: - Mb: khối lượng bao bì đưa vào cùng sản phẩm trong một ngày đêm, tấn/ngàyđêm. Ta lấy Mb = M.10% = 1,3 tấn/ngày đêm. - Cb: nhiệt dung riêng của bao bì,J/kgK, với bao bì là bìa cactong thì Cb = 1460 J/kgK. 0 - t1,t2: nhiệt độ bao bì trước và sau khi làm lạnh bao bì, C. Ta lấy nhiệt độ bao bì trước khi đưa vào kho bằng với nhiệt độ của sản phẩm vì sản phẩm 0 được bao gói được đưa từ nơi sản xuất đến kho để bảo quản, t1 = tv =5 C. Vậy Q2 = Q21 + Q22 = 25962,23 + 220 = 26182,23 W. 4.1.3. Dòng nhiệt tỏa ra khi vận hành Q4. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -33- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  34. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Các dòng nhiệt do vận hành bao gồm các dòng nhiệt do đèn chiếu sáng Q41, do người làm việc trong buồng Q42, do các động cơ điện Q43, do mở cửa kho lạnh Q44 và dòng nhiệt do xả băng dàn lạnh Q45. Q4 = Q41 + Q42 + Q43 + Q44 + Q45, W 1. Dòng nhiệt do chiếu sáng Q41. Được xác định theo biểu thức: Q41 = A.F = 72.1,2 = 86,4 W Trong đó: - A: nhiệt lượng tỏa ra khi chiếu sáng 1 m2 buồng hay nền, với buồng bảo quản đông A = 1,2 W/m2. - F: diện tích của buồng, m2. 2. Dòng nhiệt do người trong buồng làm việc tỏa ra Q42 . Được xác định theo biểu thức: Q42 = 350.n = 350.3 =1050 W Trong đó: - nhiệt lượng do một người tỏa ra trong khi làm công việc nặng nhọc là 350 W/người. - n: số người làm việc trong buồng. Nó phụ thuộc vào công nghệ gia công, chế biến, vận chuyển, bốc xếp. Kho được thiết kế với phương thức bốc dỡ thủ công, ta chọn số người làm việc trong kho là: n = 3 người. 3. Dòng nhiệt do động cơ điện tỏa ra Q43. Được xác định theo biểu thức: Q43 = N.1000 = 2.1,25.1000 =2500 W. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -34- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  35. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Động cơ điện làm việc trong kho là động cơ của 2 quạt dàn lạnh, ta chọn 1 dàn lạnh hãng Guntner, giả sử động cơ của mỗi quạt là 1,25 kW. 4. Dòng nhiệt do mở cửa kho lạnh Q44. Được xác định theo biểu thức: Q44 = B.F = 12.72 = 864 W. Trong đó: - F: diện tích của kho lạnh, m2. - B: dòng nhiệt dung riêng khi mở cửa, W/m2. Dòng nhiệt khi mở cửa phụ thuộc vào diện tích buồng và chiều cao buồng. Dựa vào bảng 4-4 [1] .Dòng nhiệt riêng khi mở cửa theo chiều cao của buồng với chiều cao buồng h = 4,8 m, diện tích 72 m2. Sử dụng phương pháp nội suy ta có B = 12 W/m2. 5. Dòng nhiệt do xả băng dàn lạnh Q45 . Sau khi xả băng, nhiệt độ kho lạnh tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ có một phần nhiệt lượng dùng xả băng đã trao đổi nhiệt với không khí và các thiết bị trong phòng. Nhiệt dùng xả băng đại bộ phận làm tan băng trên dàn lạnh và được đưa ra ngoài cùng với nước đá tan, một phần truyền cho không khí và các thiết bị trong kho lạnh gây nên tổn thất. Để xác định dòng nhiệt do xả băng dàn lạnh ta xác định theo mức độ tăng nhiệt độ không khí trong phòng sau khi xả băng. Mức độ tăng nhiệt độ của phòng phụ thuộc vào dung tích của kho lạnh. Thông thường nhiệt độ không khí sau khi xả băng tăng (4 ÷ 7) 0C. Dung tích càng lớn thì độ tăng nhiệt độ càng nhỏ và ngược lại. Dòng nhiệt do xả băng dàn lạnh Q45 được xác định theo biểu thức: V C t 1,2.200.1009.5 Q n.kk pkk 3. 42,04 W 45 24.3600 24.3600 Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -35- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  36. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Trong đó: - n: số lần xả băng trong một ngày đêm, chọn n = 3. 3 - KK : khối lượng riêng của không khí, KK =1,2kg/m . - V: thể tích của kho lạnh,m3. - CPkk: nhiệt dung riêng của không khí, CPkk =1009 J/kgK. - t : độ tăng nhiệt độ không khí trong kho lạnh sau khi xả băng dàn lạnh (lấy theo kinh nghiệm), lấy t =50C. Bảng 4-1 Tính toán dòng nhiệt tổn thất do vận hành. Q41, W Q42, W Q43, W Q44, W Q45, W Q4, W 86,4 1050 2500 864 42,04 4542,44 Bảng 4-2 Tổng hợp các kết quả tính toán nhiệt tải kho lạnh. Q1, W Q2, W Q4, W Q, W 3581,75 26182,23 4542,44 34306,42 4.1.4 Xác định phụ tải nhiệt của thiết bị và máy nén Phụ tải nhiệt của thiết bị: Phụ tải nhiệt của thiết bị là tải nhiệt dùng để tính toán bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết của thiết bị bay hơi. Công suất giải nhiệt yêu cầu của thiết bị bao giờ cũng lớn hơn công suất của máy nén, phải có hệ số dự trữ nhằm tránh những biến động có thể xảy ra trong Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -36- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  37. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam quá trính vận hành. Vì thế tải nhiệt của thiết bị được lấy bằng tổng của tất cả các tổn thất nhiệt của kho lạnh. Qtải = Q1 + Q2 + Q4 = 34306,42 W = 34,30642 kW. Phụ tải nhiệt của máy nén: Do các tổn thất trong các kho lạnh không đồng thời xảy ra nên công suất nhiệt yêu cầu thực tế sẽ nhỏ hơn tổng của các tổn thất nhiệt. Để tránh cho máy nén có công suất lạnh quá lớn, tải nhiệt máy nén cũng được tính toán từ các tải nhiệt thành phần nhưng tùy theo từng loại kho lạnh có thể chỉ lấy một phần tổng của nhiệt tải đó. Với kho lạnh bảo quản xúc xích thì: QMN = 0,75. Qtải =25,73 kW Năng suất lạnh của máy nén được xác định theo biểu thức: Ct 4-24 [1]. k. Q 1,05.25,928 Q  MN 30 kW 0 b 0,9 Trong đó: - B: hệ số thời gian làm việc của máy nén, thường lấy b = 0,9 (máy nén làm việc 22 giờ/ngày do xả băng dàn lạnh và giảm tải cho máy nén). - k : hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị của hệ thống lạnh. Chọn k= 1,05. Trang 121 [1]. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -37- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  38. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam CHƯƠNG 5 : TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH, CHỌN MÁY NÉN VÀ CÁC THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG 5.1. CHỌN HỆ THỐNG LẠNH. 5.1.1. Chọn phương pháp làm lạnh. Trong thực tế có nhiều phương pháp làm lạnh cho kho. Nhưng có hai phương pháp thông dụng nhất là: làm lạnh trực tiếp và làm lạnh gián tiếp. 1. Làm lạnh trực tiếp. Là phương pháp làm lạnh kho bằng dàn bay hơi đặt trong kho lạnh, môi chất lạnh lỏng sôi thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh. Làm lạnh trực tiếp có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức. Ưu điểm: Thiết bị đơn giản không cần thêm một vòng tuần hoàn phụ. Tuổi thọ cao kinh tế vì không phải tiếp xúc với nước muối là một chất ăn mòn kim loại rất nhanh chóng. Đứng về mặt nhiệt động thì ít tổn thất năng lượng vì hiệu nhiệt độ giữa kho lạnh và dàn bay hơi gián tiếp qua không khí. Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ nghĩa là khi làm lạnh trực tiếp thời gian từ khi mở máy đến lúc kho lạnh đạt nhiệt độ yêu cầu sẽ nhanh hơn. Nhiệt độ kho lạnh có thể giám sát theo nhiệt độ sôi của môi chất, nhiệt độ sôi có thể xác định dễ dàng qua nhiệt kế của đầu hút máy nén. Nhược điểm. - Đối với hệ thống lạnh lớn thì lượng môi chất nạp vào máy lớn, khả năng rò rỉ của môi chất lớn, khó có khả năng dò tìm được chỗ rò rỉ để xử lý. Tổn thất áp suấp cho việc cấp Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -38- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  39. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam cho những dàn bay hơi ở xa có hồi dầu về nếu dùng môi chất Freon, máy nén dễ hút ẩm, việc bảo vệ máy nén khó khăn. - Trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém khi máy lạnh ngừng hoạt động thì dàn lạnh cũng hết lạnh nhanh chóng. 2. Làm lạnh gián tiếp. Là phương pháp làm lạnh bằng các giàn chất tải lạnh như nước muối, glycol, thiết bị bay hơi đặt ở ngoài kho lạnh. Ở trong buồng chất tải lạnh nóng lên do thu nhiệt của buồng lạnh. Sau đó trở lại dàn bay hơi để hạ nhiệt độ xuống bằng nhiệt độ yêu cầu và cứ như vậy được tuần hoàn liên tục. Dàn lạnh gián tiếp cũng có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức. Ưu điểm: - Hệ thống lạnh có độ an toàn cao, chất tải lạnh không cháy, không nổ, không độc hại với cơ thể sống và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản. Nó là vòng tuần hoàn an toàn và ngăn chặn sự tiếp xúc của môi chất độc hại đối với sản phẩm. - Máy lạnh có cấu tạo đơn giản hơn, đường ống dẫn môi chất hệ thống ngắn được chế tạo ở dạng tổ hợp hoàn chỉnh nên chất lượng cao, độ tin cậy lớn, dễ dàng kiểm tra lắp đặt và hiệu chỉnh. - Dung dịch chất tải lạnh có khả năng trữ lạnh lớn sau khi máy ngừng hoạt động, nhiệt độ kho có khả năng duy trì được lâu hơn. Nhược điểm: - Năng suất lạnh của máy bị giảm do chênh lệch nhiệt độ lớn. - Hệ thống thiết bị cồng kềnh vè phải thêm vòng tuần hoàn cho chất tải lạnh. - Tốn năng lượng bổ sung cho bơm hoặc cánh khuấy chất tải lạnh. Qua sự phân tích ưu nhược điểm của hai phương pháp làm lạnh trên, tôi chọn phương pháp làm lạnh cho kho đang thiết kế là phương pháp làm lạnh trực tiếp. Nó phù hợp với điều Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -39- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  40. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam kiện của kho lạnh như: hệ thống không cồng kềnh, dễ điều chỉnh nhiệt độ, tổn hao lạnh khị khởi động nhỏ, chi phí đầu tư ban đầu không lớn. 5.1.2. Chọn môi chất lạnh. Môi chất lạnh (còn gọi là tác nhân lạnh hay gas lạnh) là chất môi giới sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược chiều để thu nhiệt của môi trường có nhiệt độ thấp và thải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Môi chất tuần hoàn trong hệ thống lạnh nhờ quá trình nén. Ở máy lạnh nén hơi, sự thu nhiệt của môi trường có nhiệt độ thấp nhờ quá trình bay hơi ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp, sự thải nhiệt cho môi trường có nhiệt độ cao nhờ quá trình ngưng tụ ở áp suất cao và nhiệt độ cao, sự tăng áp của quá trình nén hơi và giảm áp. Tôi quyết định chọn môi chất lạnh là R22 cho hệ thống vì: - Loại môi chất này đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay, bền vững ở phạm vi nhiệt độ và áp suất làm việc.an toàn không cháy nổ, khả năng hòa tan nước cao tránh gây tắc ẩm và không dẫn điện. - Nhiệt độ đông đặc thấp hơn nhiệt độ bay hơi nhiều và nhiệt độ tới hạn cao hơn nhiệt độ ngưng tụ nhiều và nó có độ nhớt động học nhỏ. - Loại môi chất này hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay vì vậy nó dễ tìm kiếm để thay thế. - Không độc đối với cơ thể sống và không biến chất thực phẩm bảo quản. 5.1.3. Các thông số của chế độ làm việc. Việc chọn các thông số làm việc cho hệ thống lạnh là rất quan trọng vì nếu chọn được một chế độ làm việc hợp lý, đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất lạnh tăng trong khi điện năng tiêu tốn ít. Chế độ làm việc của hệ thống lạnh được đặc trưng bằng 4 thông số nhiệt độ sau: o - Nhiệt độ sôi của môi chất t0 ( C). Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -40- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  41. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk. - Nhiệt độ quá lạnh của môi chất lỏng trong thiết bị ngưng tụ tql1 và nhiệt độ của môi chất lỏng trước van tiết lưu tql2. - Nhiệt độ hơi hút về máy nén (nhiệt độ quá nhiệt) th. 1. Nhiệt độ sôi của môi chất t0 . Nhiệt độ sôi của môi chất phụ thuộc vào nhiệt độ của kho lạnh bảo quản. nhiệt độ sôi của môi chất lạnh dùng để tính toán thiết kế có thể lấy như sau: o t0 = tb - ∆t0 = -5 – 10 = -15 C Trong đó 0 - tb: nhiệt độ kho bảo quản, C - ∆t0: hiệu nhiệt độ giữa nhiệt độ sôi của môi chất lạnh và nhiệt độ không khí trong o o kho. Đối với dàn lạnh bay hơi trực tiếp ∆t0 = 8 ÷ 13 C. Chọn ∆t0 = 10 C. 2. Nhiệt độ ngưng tụ tk . Nhiệt độ ngưng tụ phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường làm mát của thiết bị ngưng tụ. Do chọn thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí nên ta có hiệu nhiệt độ trung bình giữa môi chất lạnh nhưng tụ và không khí nằm trong khoảng 10 đến 15oC, ta có: 0 tk= tkk + ∆tk = 37,2+ 10 = 47,2 . 3. Nhiệt độ quá nhiệt tqn. Nhiệt độ quá nhiệt là nhiệt độ của hơi môi chất trước khi vào máy nén . Nhiệt độ hơi hút bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ sôi của môi chất. - Mục đích của việc quá nhiệt hơi hút là để bảo vệ máy nén tránh không hút phải lỏng. Tùy từng loại môi chất và máy nén mà có nhiệt độ quá nhiệt khác nhau. - Đối với máy lạnh Freon, do nhiệt độ cuối tầm nén thấp nên độ quá nhiệt hơi hút có thể chọn cao. Trong máy nén Freon, độ quá nhiệt hơi hút đạt được trong thiết bị hồi nhiệt. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -41- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  42. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Với môi chất Freon độ quá nhiệt khoảng 25oC. o Nên tqn = to+ Δtqn = -15 + 25 = 10 C. 4. Nhiệt độ hơi hút, th . Để đảm bảo máy nén không hút phải lỏng, người ta bố trí bình tách lỏng và phải đảm bảo hơi hút vào máy nén nhất thiết là hơi quá nhiệt. Độ quá nhiệt ở từng loại máy nén và đối với từng loại môi chất khác nhau thì khác nhau. Với môi chất R22 nhiệt độ quá nhiệt 0 ta chọn là ∆th=5 C . 0 Ta có: th = t0 + ∆th = -15 + 5 = -10 ( C ). 5.2. CHU TRÌNH LẠNH VÀ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG. 5.2.1. Chọn chu trình lạnh. o + to= -15 C → po= 2,9558 bar. Tra bảng hơi bão hòa của R22 [3] o + tk= 47,2 C → pk= 18,1255 bar. Tra bảng hơi bão hòa của R22 [3] H.5-1 . Các thông số trên đồ thị Lgp-h p 18,1255 Tỷ số nén: k = = 6,132<9 po 2,9558 Với tỉ số nén này em chọn máy nén 1 cấp cho kho lạnh chọn chu trình quá lạnh, quá nhiệt. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -42- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  43. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam H5-2: Sơ đồ hệ thống lạnh - Các quá trình của chu trình: + 1- 2: quá trình nén đoạn nhiệt hơi hút từ áp suất thấp Po lên áp suất cao Pk(s1=s2). + 2 – 2’ : quá trình làm mát đẳng áp hơi môi chất từ trạng thái quá nhiệt xuống trạng thái bão hòa. + 2’ – 3’: quá trình ngưng tụ đẳng áp và đẳng nhiệt. + 3’ – 3: quá trình quá lạnh môi chất lỏng đẳng áp xảy ra trong thiết quá lạnh. + 3 – 4: quá trình tiết lưu đẳng entanpi + 4 – 1’: quá trình bay hơi đẳng áp và đẳng nhiệt trong giàn bay hơi. + 1’ – 1: quá nhiệt hơi hút xảy ra trong thiết quá nhiệt. Nguyên lý hoạt động của chu trình: Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -43- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  44. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Hơi môi chất sinh ra ở thiết bị bay hơi được quá nhiệt sơ bộ (do van tiết lưu nhiệt) có nhiệt độ t1’ , tiếp tục được quá nhiệt đến t1 bởi thiết bị quá nhiệt trên đường hút về đi qua bình tách lỏng rồi được hút vào máy nén. Qua máy nén hơi được nén đoạn nhiệt lên trạng thái 2 có nhiệt độ t2 và áp suất pk được đẩy vào thiết bị ngưng tụ. Trong thiết bị ngưng tụ, tại đây hơi môi chất thải nhiệt cho không khí để làm mát và ngưng tụ thành lỏng có nhiệt độ t3’, sau đó tiếp tục được quá lạnh xuống t3 bởi thiết bị quá lạnh trên dàn ngưng, sau đó lỏng đi qua phin lọc vào van tiết lưu, được tiết lưu xuống trạng thái 4 và được đẩy vào thiết bị bay hơi. Trong thiết bị bay hơi, lỏng bay hơi thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh. Hơi môi chất lại được máy nén hút về sau khi đi qua bình tách lỏng và thiets bị quá nhiệt. Tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín. 5.2.2. Xây dựng chu trình trên đồ thị logp-h - Kẻ 2 đường thẳng Pk, Po song song với trục hoành ta xác định được 3 điểm: - Điểm 1’ là điểm Po cắt đường bão hòa khô. - Điểm 3’ là điểm Pk cắt đường bão hòa lỏng. - Từ điểm 1 kẻ đường song song S1=S2=cont. Vậy điểm 2 là điểm cắt của Pk và đường S= cont. o - Điểm 1 là điểm cắt của Po với đường t=10 C. Do Δh11’=Δh33’ được điểm 3 trên đồ thị mà không thể tính toán được do rất phức tạp. + Điểm 4 được xác định kẻ h3=cont song song với trục tung cắt Po tại 4. Từ phương trình: h1 – h1’ = h3’ – h3 → h3= h3’ – h1 + h1’ = 556,95– 717,25 + 690,55= 530,25 kj/kg. o Với h3= 530,25 kj/kg tra đồ thị lgp-h của R22 ta được tql=t3= 24 C Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -44- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  45. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Thông số Nhiệt Áp Entanpi Thể tích o độ( C) suất kj/kg riêng Trạng thái (Bar) 3 Điểm nút m /kg 1’ -15 2,9558 690,55 Hơi bão hòa khô 1 10 4,2135 717,25 0,07795 Hơi quá nhiệt 2 95 18,2 766,50 Hơi quá nhiệt 3’ 47,2 18,2 556,95 Lỏng bão hòa 3 24 18,2 530,25 Lỏng quá bão hòa 4 -15 2,957 530,25 Hơi ẩm Bảng5-1: Tổng hợp các thông số trên các điểm nút của chu trình. 5.2.3 Sơ đồ hệ thống lạnh. Sơ đồ hệ thống lạnh là sự thể hiện đơn giản một hệ thống thiết bị và đường ống cho phép ta có thể hình dung tương đối cụ thể về máy móc, thiết bị, dụng cụ và mối quan hệ giữa chúng. Cụ thể là các đường ống liên kết giữa chúng. Tùy theo mức độ của công trình mà chúng ta đưa ra sơ đồ hợp lý. 1. Sơ đồ hệ thống kho lạnh . Hệ thống kho lạnh bảo quản xúc xích bao gồm các thiết bị : Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -45- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  46. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam MN : Máy nén bán kín . SV2 : Van giảm tải . TL : Van tiết lưu . TBNT : Thiết bị ngưng tụ . LP : Rơ le áp suất thấp . BCCA : Bình chứa cao áp . HP : Rơ le áp suất cao . TBBH : Thiết bị bay hơi . TL : Bình tách lỏng TD : Thiết bị tách dầu . SV1 : Van điện từ cấp dịch cho hệ thống . Nguyên lý làm việc . Hơi môi chất sinh ra ở thiết bị bay hơi có nhiệt độ t0, áp suất p0 và được quá nhiệt tại thiết bị quá nhiệt đến trạng thái hơi quá nhiệt. Hơi quá nhiệt được máy nén hút về và nén Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -46- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  47. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam đoạn nhiệt đến trạng thái nhiệt độ cao, áp suất cao theo đường ống đi vào thiết bị tách dầu. Tại bình tách dầu, dầu sẽ được tách ra khỏi môi chất do hơi môi chất thay đổi hướng đột ngột. Dầu tách ra được đưa trở lại máy nén còn hơi môi chất tiếp tục theo đường đường ống đến thiết bị ngưng tụ. Ở đây môi chất thải nhiệt ra môi trường để ngưng tụ thành lỏng môi chất được đưa đến bình chứa cao áp, môi chất chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng.Lỏng môi chất tiếp tục được quá lạnh xuông nhiệt độ thấp hơn nhờ thiết bị quá lạnh đặt trong dàn ngưng, Sau đó lỏng môi chất từ bình chứa cao áp được đi qua phin lọc và mắt gas, rồi tiếp tục qua van tiết lưu để giảm nhiệt độ, áp suất đến t0 và po, môi chất chuyển từ trạng thái nhiệt độ cao, áp suất cao xuống nhiệt độ thấp, áp suất thấp. Lỏng môi chất đi ra từ van tiết lưu đi vào thiết bị bay hơi, tại đây lỏng môi chất nhận nhiệt từ môi trường để bay hơi. Môi chất chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. Hơi môi chất bay ra từ thiết bị bay hơi được đi vào thiết bị quá nhiệt để thực hiện quá trình quá nhiệt đi qua bình tách lỏng rồi được máy nén hút về để khép kín chu trình . 5.3. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH. 1. Năng suất lạnh riêng khối lượng qo, kJ/kg. qo = h1’ - h4= 690,55- 530,25= 160,3 kJ/kg. 2. Năng suất lạnh riêng thể tích, qr . q 160,3 q o = =2056,44 kJ/m2. r  0,07795 3. Lưu lượng môi chất qua máy nén. Q 30 Ta có . m o = = 0,1871 kg/s. qo 160,3 4. Công nén riêng. l = h2- h1 = 766,50 - 717,25 = 49,25 kJ/kg. 5. Hệ số lạnh. q 160,3  o = = 3,25. l 49,25 Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -47- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  48. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 6. Năng suất lạnh riêng khối lượng qk . qk = h2 – h3 = 766,50 - 530,25 = 236,25 kJ/kg. → Qk = m. qk = 0,1871.236,25 = 44,213 kW. p Từ k = 6,132 po Tra đồ thị 4-7 [3] → λ = 0,66 Nhiệt thải ra từ thiết bị hồi nhiệt: Qql = m.( h1-h1’) = 0,1871. (717,25 - 690,55)=4,99 kW. Qqn = m.( h3’-h3) = 0,1871. (556,95- 530,25)= 4,99 kW. 7. Thể tích hút thực tế. 3 3 Vtt = m.v1 = 0,1871.0,07795= 0,0145 m /s = 52,5 m /h. 8. Thể tích hút lý thuyết. Vtt 52,5 3 3 Vlt = = =79,55 m /h = 0,2209 m /s.  0,66 9. Công nén lý thuyết, Ns . Ns = m.l =0,1871.49,25 = 9,21 kW. 10. Công nén hữu ích, Ne . Ns Ne e Ta có : ηe tra đồ thị 4-7b [3] cho môi chất R22 với π = 6,132 ηe = 0,82 đối với máy nén Freon cỡ nhỏ lấy từ 0,82-0,94 9, 21 Vậy N = 11,23 kw e 0,82 11. Công nén chỉ thị, Ni Ne Ni i - ηi – là hiệu suất chỉ thị được xác định. - ηi = λw + b.to Trong đó: λw = To/Tk= (273-15)/(273+47,2)=0,8057 - b = 0,0025 đối với môi chất Freon Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -48- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  49. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam o - to = -15 C → ηi = 0,8057+(0,0025.-15)=0,7682 11,23 Vậy N = 14,62 kW i 0,7682 12 Công hiệu dụng, Ne Ne = Ni + Nms = 14,62 + 0,2755 = 14.89 kW 6 → Nms = Vtt .Pms = 0,0145.0,019.10 = 0,2755 kW - Pms = 0,019 MPa: là áp suất ma sát đối với máy nén sử dụng Freon ngược dòng nằm trong khoảng 0,019 đến 0,034 MPa 13. Công suất điện, Nel Ne Nel = tđ . el Trong đó: - ηtđ. : là hiệu suất truyền động đai ở đây ta dùng máy nén bán kín chon ηtđ = 1. - ηel : là hiệu suất động cơ ηel ( 0,8 – 0,95) chọn ηel= 0,95 N e Vậy công suất điện của hệ thông là: Nel = = 15.679 kW. 1.0,95 14. Công động cơ lắp đặt, Nđc Nđc = S.Nel Trong đó : - S- là hệ số an toàn trong khoảng từ (1,1-2,1) chọn S = 1,1 Nđc = 1,1.15,679 = 17.24 kW. 5.4 . CHỌN MÁY NÉN VÀ THIẾT BỊ CHO KHO LẠNH . 5.4.1. Chọn cụm máy nén và dàn ngưng ( sử dụng phần mềm Bitzer ) . Trong cụm máy nén và dàn ngưng sẽ được lắp ghép đầy đư các thiết bị phụ của hệ thống như : Bình chứa cao áp, bình tách dầu, bình tách lỏng, phin lọc , đồng hồ áp suất, thiết bị hồi nhiệt Sử dụng phần mềm Bitzer để chọn máy nén, dàn ngưng cho hệ thống. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -49- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  50. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Thao tác sử dụng phần mềm: Chạy phần mềm Bitzer. H5-1 Giao diện phần mềm chọn máy + Trong giao diện phần mềm chọn “ Condensing Units ” ( dùng để chọn cụm máy nén và dàn ngưng ) . Trong “Cụm máy nén dàn ngưng” (Condensing Units) nhập các thông số vào các thư mục tương ứng sau đó chọn “ Tính toán” (Calculate) . Các thông số nhập vào phần mềm : - Dòng máy (Standard): Loại tiêu chuẩn - Loại máy nén: Máy nén đơn. - Môi chất lạnh (Refrigerant) : R22 - Công suất lạnh (Cooling capacity) : 30 kW. - Nhiệt độ bay hơi bão hòa(Evaproration temp): -15 oC - Nhiệt độ môi trường (Ambient temp) : 37,2 oC - Nhiệt độ gas đầu hút (Suction gas temperature) : -10oC - Điều khiển giảm tải (Capacity): 100% Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -50- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  51. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - Tần số nguồn (Power supply) : 50 Hz. H5-2 Kết quả sau khi chọn bằng phần mềm Dựa trên kết quả có được từ phần mềm em chọn kiểu máy LH135/4GE -23 -40P với chế độ khởi động sao-tam giác, với các thông số như sau : - Công suất lạnh (Cooling capacity) : 30,5 kW - Công suất dàn bay hơi (Evaporator capacity) : 30,5 kW. - Nguồn đầu vào (Power input): 16.80 kW . - Dòng điện định mức (Curren 400V) : 28,3A. - Dòng điện định mức( Mass flow) : 773 kg/h Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -51- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  52. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - Nhiệt độ ngưng tụ (Condensing SCT) : 51,4 oC - Quá lạnh gas lỏng (Liquid subcooling) : 3 k - Chế độ vận hành (Operating mode) : Tiêu chuẩn Các thông số của quạt dàn ngưng: Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -52- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  53. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -53- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  54. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 5.4.2. Chọn dàn lạnh ( sử dụng phần mềm guntner ) . Ta sử dụng phần mềm Guntner để chọn dàn lạnh cho hệ thống . + Ta chạy phần mềm . H5-3: Giao diện phần mềm chọn dàn lạnh + Sau đó ta vào file chọn New unit . + Trong new unit ta chọn Evaporator ( dx) . Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -54- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  55. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam H5-4 Nhập các thông số trên phần mềm Ta nhập thông số vào phần mềm : - Calculation mode : Calculate capacity ( Phương pháp tính toán ) . - Capacity : 30 kW - Medium ( Môi chất lạnh ): R22 - Evaproration temp ( Nhiệt độ bay hơi ): -15 oC - Superheating ( Độ quá nhiệt ) : 10 oC - Sud cooling ( độ quá lạnh ) : 24 oC - Air temp ( Nhiệt độ phòng bảo quản ) : -5 oC - Relative humidty( Độ ẩm trong phòng bảo quản): 85% - Air pressure ( Áp suất không khí ) : 1013 mbar Sau đó nhấn Ok : Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -55- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  56. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam H5-5: Các thông số của dàn lạnh Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -56- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  57. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Theo kết quả có được từ phần mềm, em chọn kiểu dàn lạnh : + Model: GHN 050.2E/24-AHU50.M + Kích thước quạt: + Năng suất lạnh: 30 kw. - Chiều dài: 2500mm. + Số quạt : 2 cái. - Chiều rộng: 650mm. + Xả tuyết bằng điện trở . - Chiều cao: 750 mm. + Đường kính quạt : 680 mm. + Lưu lượng thổi : 1622 m3/h (1cfm = 1,699 m3/h) +Công suất quạt : 1,25 W. + Dòng làm việc : 3,8 A. + Nguồn cung cấp: 230 V/3pha/60 HZ. H5-6 Hình ảnh dàn lạnh hãng Guntner Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -57- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  58. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 5.4.3. Chọn van tiết lưu nhiệt . Van tiết lưu là bộ phận chính trong hệ thống lạnh, nó có nhiệm vụ tiết lưu lỏng môi chất ở áp suất cao, nhiệt độ cao xuống áp suất thấp và nhiệt độ bay hơi thấp. Nó còn có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng môi chất cấp vào thiết bị bay hơi. Van tiết lưu cân bằng ngoài thường sử dụng cho hệ thống lạnh thiết bị bay hơi có trở lực lớn. Việc chọn van tiết lưu phải dựa vào các thông số sau: - Nhiệt độ bay hơi, nhiệt độ ngưng tụ. - Năng suất lạnh Q0. - Loại môi chất làm việc trong hệ thống lạnh. Ở đây tôi quyết định chọn van tiết lưu cân bằng ngoài của hãng Danfoss cho hệ thống. Với các thông số sau: + Môi chất lạnh sử dụng: R22. + Năng suất lạnh: Q0 = 30 kW. 0 + Nhiệt độ bay hơi t0 = -15 C. Po= 2,9558 bar. 0 + Nhiệt độ ngưng tụ tk = 47,2 C. Pk= 18,1225 bar. Hiệu áp qua van là: Δ Pv = Pk – ( Po + ΔP1 + ΔP3 + ΔP4 ) Với - Δ Pv : Hiệu áp qua van. - Pk, Po : Lần lượt là áp suất ngưng tụ và bay hơi. - ΔP1: Tổn thất áp suất trên đường lỏng bao gồm tổn thất áp suất do độ cao, tổn thất ở phin lọc, mắt gas, van chặn, tổn thất áp suất trên đường lỏng từ bình chứa tới van tiết lưu, (bar). - ΔP3 : Tổn thất áp suất trên hệ thống chia lỏng. - ΔP4 : Tổn thất áp suất trên dàn bay hơi. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -58- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  59. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Do hệ thống chủa chúng ta không có bộ phận chia lỏng nên ΔP3 = 0 bar, Tra bảng 10.4 [2] ta có tổn thất ở dường lỏng đứng từ dưới lên là 0,7 bar, do đường cao đường ống dẫn lỏng là 4m, tổn thất áp suất ở phin sấy lọc, mắt gas, van chặn là 0,2 bar , tổn thất áp suất trên đường lỏng từ bình chứa tới van tiết lưu là 0,1 bar. Vậy ΔP1 = 0,7 + 0,2 + 0,1 = 1 bar, ΔP3=0 bar, ΔP4=0,1bar. → Δ Pv = 18,1225 – ( 2,9558 + 1 + 0,1 ) =14.06 bar 1 Sử dụng catalog van tiết lưu nhiệt của hãng Danfoss ta chọn được VTLN là TGEX 6 Van tiết lưu màng cân bằng ngoài của hãng Danfoss 5.4.4. Van chặn . Van chặn được lắp đặt tại các vị trí khác nhau để thực hiện nhiệm vụ đóng chặn hai đầu của một thiết bị để tiến hành tháo lắp và sửa chữa .Do trên cụm máy nén dàn ngưng đã được bố trí các van chặn trên từng cụm thiệt bị nên ta chỉ cần chọn như sau. Từ sơ đồ hệ thống: - Chọn 3 van chặn có đường kính Ø = 54 mm trên đường hút từ dàn lạnh về máy nén. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -59- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  60. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - Chọn 3 van chặn có đường kính Ø =22 mm trên đường cấp lỏng. Các van được bố trí như trên hình vẽ sơ đồ thiết bị. Van chặn có rất nhiều loại tùy thuộc vào vị trí lắp đặt, chức năng, công dụng, kích cỡ, môi chất, phương pháp làm kín, vật liệu chế tạo . Theo chức năng, van chặn được chia ra làm các loại như : van chặn hút, van chặn đẩy, van lắp trên bình chứa, máy nén Theo vật liệu: van đồng, van thép, van hợp kim 5.4.5. Van xả gas . Van xả gas là thiết bị bảo vệ được thiết kế để xả gas phòng ngừa việc tăng áp suất đột ngột trong hệ thống. Nó giống như van an toàn nhằm bảo vệ các bình áp lực. - Chọn 1 van xả gas có dường kính Ø = 22mm trên đường đẩy, giữa hai van chặn sau bình chứa cao áp. 5.4.6. Mắt gas . Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -60- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  61. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Mắt gas là kính quan sát lắp trên đường lỏng để quan sát dòng chảy môi chất lạnh có tác dụng: Báo hiệu đủ hay thiếu gas trong hệ thống, độ ẩm của môi chất, hay bụi bẩn vào môi chất H5-7 Hình ảnh mắt gas của hệ thống Chọn 1 mắt Gas có đường kính Ø = 22mm sau phin lọc. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -61- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  62. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam CHƯƠNG 6 :TỰ ĐỘNG HÓA HỆ THỐNG LẠNH 6.1. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA. Máy nén là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, vì vậy nó được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Khi các điều kiện làm việc không đạt yêu cầu, hệ thống bảo vệ tự động ngắt điện để dừng máy. Máy nén được bảo vệ bởi các thiết bị sau: - Bảo vệ áp suất: Áp suất cao HP, áp suất thấp LP. - Bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR). - Bảo vệ khi một số thiết bị khác không làm việc: Máy nén sẽ tự động dừng khi một thiết bị nào đó không làm việc chẳng hạn như quạt dàn lạnh, quạt dàn ngưng, van cấp dịch - Ngoài ra ta còn trang bị điện điều khiển nhiệt độ phòng lạnh và điều khiển nhiệt độ khi xả đá 6.1.1 Trang bị điện động lực . Mạch điện động lực: còn gọi là mạch điện nguồn là mạch điện cấp điện nguồn để chạy các thiết bị: Máy nén, quạt, Đối với động cơ và thiết bị điện của hệ thống lạnh do công suất lớn nên việc đóng mở các động cơ được thực hiện bằng các khởi động từ. Các thiết bị đều được đóng mở và bảo vệ bằng các aptomat, tất cả các thiết bị đều có rơle nhiệt bảo vệ quá dòng. Các thiết bị có công suất nhỏ thì dùng ampe kế nối trực tiếp vào mạch điện, còn thiết bị có công suất lớn thì ampe kế được qua biến dòng CT. Đối với động cơ máy nén quá trình khởi động diễn ra như sau: Khi nhấn nút START trên mạch điều khiển, nếu không có bất cứ sự cố nào thì mạch điều khiển sẽ cấp điện cho cuộn dây khởi động từ MC có điện và đóng tiếp điểm thường mở MC trên mạch động lực. Trong khoảng 5 giây đầu tiên (đặt ở rơle thời gian), cuộn dây khởi động từ (MS) có điện và tiếp điểm thường mở MS của nó trên mạch động lực đóng. Lúc đó máy chạy theo sơ đồ sao, dòng khởi động giảm đáng kể. Sau thời gian đặt rơle tác động ngắt điện cuộn MS Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -62- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  63. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam và đóng điện cho cuộn MD, tương ứng các tiếp điểm trên mạch động lực MD đóng, MS mở. Máy chuyển từ sơ đồ sao sang sơ đồ tam giác. 6.1.2. Mạch điện điều khiển. 1. Thuyết minh mạch điều khiển. Bật công tắc Cos1, Cos2, Cos3 về vị trí AUTO . Đóng áptômát MCCB nếu không có sự cố gì thì hệ thống vận hành như sau: - Ở trên nhánh 1 là công tắc cửa kho và đèn chiếu sáng kho. Khi cửa kho ở trạng thái đóng thì đèn kho tắt và khi mở cửa kho đèn sẽ tự động sáng. - Trên nhánh 2 khi áptomat đóng cuộn dây công tắc tơ R sẽ cấp điện cho dây điện trở sưởi cửa hoạt động. Tránh hiện tượng tuyết bám ở cửa kho. - Làm lạnh: Khi nhấn nút Start mạch khởi động sao, đồng thời rơ le trung gian (AX3) có điện, làm tiếp điểm thường mở trên nhánh 8 đóng lại duy trì cho dòng điện qua mạch điện. Khi mạch điện khởi động sao, tiếp điểm thường mở MS đóng lại, cung cấp cho van điện từ SV2 chạy để giảm tải cho máy nén, đèn L4 sáng. Đồng thời khi (AX3) có điện tiếp điểm thường mở (AX3) có điện trở thành thường đóng, cung cấp điện cho MCF cấp điện cho quạt dàn ngưng. Song song lúc đó, công tắc F ở vị trí 1-3, tiếp điểm U và K sẽ đóng lại cuộn dây SV1 có điện liền cấp dịch cho dàn lạnh. Cuộn dây khởi động từ MCF có điện cấp điện cho quạt dàn lạnh chạy, đèn L2 và L3 sẽ sáng. Khi đó hệ thống ở chế độ làm việc bình thường. - Xả đá: Sau thời gian máy nén chạy được điều chỉnh trên Dixell tiếp điểm U, K mở ra làm cuộn dây SV1 mất điện ngừng cấp dịch vào dàn lạnh và quạt dàn lạnh ngừng hoạt động, đèn L2 và L3 tắt. Khi đó áp suất xuống thấp hơn mức đặt, tiếp điểm LP1 trên nhánh 13 sẽ đóng lại cấp điện cho Rơ le áp suất thấp LPX, đèn L6 sáng. Tiếp điểm thường đóng LPX Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -63- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  64. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam trên nhánh 9 mở ra làm cho máy nén ngừng hoạt động, đồng thời khi đó tiếp điểm F ở vị trí 1-2 đóng lại, cấp điện cho cuộn dây MCH thực hiện quá trình xả đá. Khi hết thời gian xả đá Dixell sẽ tác động làm tiếp điểm 1-2 trên F mở ra ngừng quá trình xả đá, đồng thởi đóng tiếp điểm U, K lại cấp điện cho van điện từ SV1 cấp dịch cho dàn lạnh và quạt dàn lạnh hoạt động lại. Khi áp suất lên cao tiếp điểm LP1 mở ra ngừng cấp điện cho LPX máy nén chạy trở lại bình thường thực hiện quá trình làm lạnh. 2 . Mạch khởi động sao – tam giác Các ký hiệu trên mạch điện: MC, MS và MD - cuộn dây khởi động từ sử dụng đóng mạch chính máy nén, mạch sao và mạch tam giác của động cơ máy AX – rơle trung gian. T – rơle thời gian. Khi hệ thống đang dừng, cuộn dây của rơle trung gian (AX3) không có điện, các tiếp điểm thường mở của nó ở trạng thái hở nên các cuộn dây (MC), (MS) và (MD) không có điện. Khi nhấn nút START để khởi động máy nén , nếu hệ thống không có sự cố áp suất cao, quá nhiệt thì các tiếp điểm thường đóng HPX, OCR ở trạng thái đóng. Dòng điện đi qua cuộn dây của rơle trung gian (AX3). Khi cuộn dây (AX3) có điện nhờ tiếp điểm thường mở AX3 mắc song song với với nút ấn Start nên tự duy trì điện cho cuộn (AX3). Khi cuộn dây (AX3) có điện, tiếp điểm thường mở AX3 của nó sẽ đóng mạch điện cho các cuộn dây khởi động từ (MC) và (MS) hoặc (MD). Trong thời gian 5 giây đầu (thời gian này có thể thay đổi tùy ý) rơle thời gian T có điện và bắt đầu đến thời gian, mạch cuộn dây khởi động từ (MS) có điện, máy chạy theo sơ đồ nối sao, cuộn (MD) không có điện. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -64- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  65. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Sau thời gian 5 giây, tiếp điểm của rơle thời gian nhảy và đóng mạch cuộn (MD) và mạch cuộn (MS) mất điện. Kết quả máy chuyển từ sơ đồ nối sao sang sơ đồ tam giác. Do cuộn dây (MC) nối với cặp tiếp điểm thường mở MS, MD nối song song nên dù máy có chạy theo sơ đồ nào thì cuộn (MC) cũng có điện. Khi xảy ra quá nhiệt (do máy quá nóng hay dòng điện quá lớn) thì cơ cấu lưỡng kim của rơle quá nhiệt OCR nhảy và đóng mạch đèn báo hiệu sự cố (L5) báo hiệu sự cố đồng thời cuộn (AX3) mất điện và đồng thời các khởi động từ của động cơ máy nén mất điện và máy dừng. Nếu xảy ra một trong các sự cố áp suất dầu, áp suất cao hoặc nhấn nút STOP thì cuộn (AX3) mất điện và máy nén cũng sẽ dừng. 3. Mạch giảm tải( nhánh số 10 trên mạch diều khiển). Mạch giảm tải trong sơ đồ sử dụng để giảm tải trong các trường hợp sau: - Khi mới khởi động do chạy theo sơ đồ sao, do dòng khởi động rất lớn nên bắt buộc phải giảm tải. - Khi vận hành do phụ tải nhiệt quá lớn , người vận hành muốn giảm tải bằng tay. - Lúc chạy bình thường ( chế độ tam giác) nhưng áp suất hút quá thấp, hệ thống hoạt động không hiệu quả nên máy chuyển sang chế độ giảm tải Khi giảm tải cuộn dây van điện từ (SV2) có điện và mở đường thông giữa đường hút và đường nén để giảm tải cho máy nén. Công tắc xoay Cos2 trên sơ đồ điều khiển cho phép lựa chọn chế độ giảm tải bằng tay MANUAl ngay lập tức, chế độ tự giảm tải tự động AUTO hoặc ngắt mạch giảm tải OFF. Trong quá trình khởi động khi đang chạy theo sơ đồ sao thì máy nén luôn giảm tải vì lúc này cuộn dây khởi độngtừ (MS) đang có điện , tiếp điểm thường mở của nó trên mạch giảm tải đóng và cuộn dây (SV2) có điện. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -65- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  66. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Khi ở chế độ tự động AUTO, chỉ khi áp suất hút nhỏ hơn giá trị đặt trước thì sẽ giảm tải máy nén khi xoay công tắc Cos2 sang vị trí MANUAl Khi máy nén đang ở chế độ giảm tải , đèn (L4) sẽ sáng báo hiệu hệ thống đang chạy ở chế độ giảm tải. 4. Mạch bảo vệ áp suất cao ( nhánh số 12 trên mạch điều khiển). Khi hệ thống đang hoạt động bình thường , tiếp điểm của Rơle áp suất cao HP mở, đèn và cuộn dây (HPX) không có điện. Khi áp suất phía đẩy của máy nén vượt khỏi giá trị mà ta đã cài đặt trước khoảng 18,1225 kG/cm2 tiếp điểm rơle áp suất HP đóng (UP-ON), cuộn dây rơle áp suất cao (HPX) có điện và đèn (L5) sáng báo hiệu sự cố, chuông báo sự cố sẽ kêu. Lúc này các tiếp điểm thường đóng HPX mở ra. Trên mạch khởi động cuộn (AX3) mất điện và tác động dừng máy nén. Rơle sự cố (HPX) cũng tự duy trì điện cho nó thông qua các tiếp điểm thường đóng RES và tiếp điểm thường mở HPX. Chỉ sau khi khắc khục xong sự cố và nhấn nút RESET thì cuộn (HPX) mới mất điện. 5. Mạch bảo vệ áp suất thấp ( nhánh số 13 trên mạch điều khiển). Khi hệ thống đang hoạt động bình thường, tiếp điểm của rơle áp suất thấp LP sẽ mở ra, đèn (L6) và cuộng dây (LPX) không có điện. Khi áp suât đầu hút của máy nén xuống dưới giá trị ta đã cài đặt, tiếp điểm rơle áp suất thấp LP đóng ( Down – On) cuộn dây rơ le áp suất cao (LPX) có điện và đèn (L6) sáng báo hiệu sự cố. Lúc này các tiếp điểm thường đóng LPX mở ra. Trên mạch khởi động cuộn (AX3) mất điện và tác động dừng máy nén. Rơ le sự cố (LPX) cũng tụ duy trì điện cho nó thông qua các tiếp điểm thường đóng RES và các tiếp điểm LPX. Chỉ sau khi khắc phục xong sự cố và nhấn nút RESET thì cuộn dây (LPX) mới mất điện. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -66- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  67. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 7. Mạch bảo vệ quá dòng. OCR biểu thị cơ cấu lưỡng kim của rơle nhiệt, ở nhiệt độ bình thường cơ cấu lưỡng kim đóng tiếp điểm mạch điện cho công tắc tơ máy nén và cuộn (AX3). Lúc này hệ thống có thể khởi động làm việc. Khi dòng điện chạy qua động cơ quá lớn, máy nén nóng, cơ cấu lưỡng kim của rơle nhiệt nhả ra và mạch điện khởi động của máy nén mất điện, cơ cấu lưỡng kim nhảy sang phía mạch đèn và đèn sang báo hiệu sự cố quá dòng. Khi xảy ra sự cố quá dòng phải đợi cho cư cấu lưỡng kim nguội và nhảy về vị trí bình thường thì mới có thể khởi động lại được. Mạch bảo vệ quá dòng phục hồi qua nút RESET như các mạch sự cố khác. 8. Mạch chuông báo sự cố. Khi xảy ra các sự cố áp suất hoặc quá dòng, mạch điện của chuông BZ có điện và chuông reo báo sự cố . Khi đó người vận hành phải nhấn nút Bell Stop để dùng chuông. Lúc đó cuộn dây rơ le trung gian BZX có điện và tiếp điểm thường đóng của nó nhả ra, ngắt điện của chuông BZ. Sauk hi khắc phục sự cố xong bấm nút Reset điện đi qua cuộn dây của Rơ le trung gian RES, tất cả các tiếp điểm thường đóng RES của nó trên mạch sự cố sẽ nhả ra. Làm mất điện mạch báo sự cố và hệ thống có thể bắt đầu khởi động. 9. Mô tả Dixell XR 60C. Nhiệt độ kho lạnh được điều chỉnh hoàn toàn tự động và điều khiển đóng ngắt cấp dịch thông qua dixell XR-60C. Mô tả chung về dixell XR60C: XR60C có kích thước 32 x 74 mm là bộ điều khiển cho các hệ thống lạnh có nhiệt độ trung bình hoặc thấp. Thiết bị có 3 rơ le ngỏ ra để kiều khiển máy nén, bộ xả đá (loại điện trở hoặc gas nóng) và các quạt của dàn lạnh. Thiết bị có 2 cảm biến PTC ở ngỏ vào, một Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -67- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  68. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam cho việc điều khiển nhiệt độ, một được đặt ở phía trên dàn lạnh để kiểm soát nhiệt độ kết thúc việc xả đá. Sơ đồ đấu điện của dixell XR60C như sau: Hình 5-1: Sơ đồ đấu điện của Dixell XR60C Cài đặt thông số xả tuyết cho Dixell 60RC. Khai báo : - nhiệt độ phòng đạt độ : -5oC - Xả tuyết bằng điện trở - Thời gian xả tuyết : 30 phút - Chu kì xả tuyết: 8h/lần - Quạt dàn lạnh trì hoãn : 5 phút Thao tác cài đặt: Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -68- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  69. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Điều chỉnh nhiệt độ: Nhấn Set cho đèn led phải nhấp nháy, hiển thị nhiệt độ đồng hồ . Điều chỉnh UP hoặc Down đến giá trị -5oC. Ấn “Hy” (Δt) = 4oC bằng cách nhấn cùng lúc Down + Set cho 2 đèn Led phải và trái sáng lên, nếu màn hinh không hiện “Hy” thì ấn Up hoặc Down để tìm “Hy” . Sau đó nhấn Set để màn hình hiện dao động nhiệt độ , ấn Up hoặc Down để cài đặt giá trị 4 rồi ấn Set để lưu lại giá trị. Chọn kiểu xả tuyết TDF: Nhấn nút Set + Down sau đó chờ 2 đèn Led trái và phải nhấp nháy. Sau đó ấn Set trong phần “Hy”, ấn Up hoặc Dơn để chọn kiểu xả tuyết . Cọn TDF và ấn Set. - EL : Xả tuyết bằng điện trở. - In : Xả tuyết bằng Gas nóng. Ta chọn El và nhấn nút Set để chọn Chu kỳ xả tuyết IDF: Ấn Up hoạc Down để tìm IDF và ấn Set . Sau đó chon IDF ấn nút Set( thời gian cho chu kỳ xả tuyết một lần), ta ấn Up hoặc Down để nhập thời gian thích hợp cho hệ thống(8h) và ấn nut Set để lưu giá trị. Chọn MDF ( thời gian xả tuyết trong một chu kì tính bằng phút) , ta ấn Up hay Down để nhập thờ gian xả tuyết trong chu kỳ là 30 phút và ấn Set để lưu giá trị cài đặt. Chọn FCN: ( Kiểu hoạt động của quạt) ấn nut Set sau đó chọn: - C-N : Quạt chạy cùng máy nén và tắt khi xả tuyết . - O-N : Quạt chạy liên tục và tắt khi xả tuyết . - C-Y : Quạt chạy cùng máy nén, chạy cả khi xả tuyết. - O-Y : Quạt chạy liên tục chạy cả khi xả tuyết Ta chọn O-N và ấn nút Set để lưu giá trị vừa cài đặt. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -69- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  70. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam CHƯƠNG 7 : CHỌN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN 7.1. CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN THƯỜNG HAY SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH. 7.1.1. Các thiết bị điều khiển. Để là nhiệm vụ điều khiển, đóng mở máy trong các mạch điện người ta sử dụng nhiều thiết bị điện khác nhau. 7.1.2. Apstomat( MCCB). Để đóng ngắt không thường xuyên trong các mạch điện người ta sử dụng aptomat. Cấu tạo aptomat gồm hệ thống các tiếp điểm có bộ phận dập hồ quang, bộ phận tự động ngắt mạch để bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Bộ phận ngắt mạch điện bằng tác động điện từ dòng cực đại. Khi dòng vượt quá trị số cho phép chúng sẽ cắt mạch điện để bảo vệ thiết bị. Như vậy aptomat được sử dụng để dóng, ngắt các mạch điện và bảo vệ thiết bị trong trường hợp quá tải. Chọn aptomat dự vào các thông số sau: - Dòng điện tính toán được - Đặc điểm làm việc của phụ tải - Tính thao tác và chọn lọc Khi khởi động theo điều kiện làm việc cụ thể ta phải chọn aptomat định mức. Vậy aptomat có dòng làm việc là: Ikđ = (4÷10) Iđm = (4÷10).(28.3+3.4+3.8) = 142÷355 (A) Vậy chọn aptomat có dòng làm việc là I = 142(A) Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -70- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  71. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 7.1.3. Rơ le nhiệt bảo vệ quá dòng và quá nhiệt (OCR). Rơ le nhiệt được sử dụng để bảo vệ quá dòng hoặc quá nhiệt . Khi dòng điện quá lớn hoặc vì một lý do gì đó nhiệt độ cuộn dây mô tơ quá cao. Rơ le nhiệt ngắt mạch điện để bảo vệ mô tơ máy nén. H 7.1 Rơ le nhiệt lắp trong máy nén Rơ le nhiệt có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài máy nén. Trường hợp đặt bên ngoài rơ le nhằm bảo vệ quá dòng thường được lắp đi kèm với công tắc tơ. Chọn rơ le nhiệt: Ta có : Rơ le dòng tác động Itd = 1,2.Iđm=1,2.28.3 = 33.96(A) Chọn Rơ le bảo vệ có quá dòng làm việc là Imax = Ikđ Mà Ikđ = (4÷10)Itđ = (4÷10).33,96 = 135.84 ÷ 339.6 (A) Vậy chọn Rơ le bảo vệ có dòng làm việc là 140(A) 7.1.4. Công tắc tơ và rơ le trung gian . Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -71- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  72. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Công tắc tơ và rơ le trung gian được sử dụng để đóng ngắt các mạch điện . Cấu tạo của chúng gồm các bộ phận chính sau: - Cuộn dây hút - Phần động ( phần ứng) và mạch từ tĩnh - Hệ thống tiếp điểm ( thường đóng và thường mở) H 7.2: Hình ảnh công tắc tơ. Cần lưu ý các tiếp điểm thường mở của thiết bị chỉ đóng khi cuộn dây hút có điện và ngược lại các tiếp điểm thường đóng sẽ mở khi cuộn dây có điện, đóng khi mất điện. Hệ thống các tiếp điểm có cấu tạo khác nhau và thường được mạ kẽm để đảm bảo tiếp xúc tốt. Các thiết bị đóng ngắt lớn có bộ phận dập hồ quang ngoài ra còn có thêm các tiếp điểm phụ để đóng mạch điều khiển. 7.1.5. Rơ le bảo vệ áp suất . Để bảo vệ máy nén khi áp suất hút thấp và áp suất đầu đẩy quá cao chúng ta sử dụng rơ lư áp suất thấp (LP) và rơ le áp suất cao (HP). Khi có một trong các sự cố áp suất thì rơ le sẽ ngắt mạch điện cuộn dây công tắc tơ máy nén để dừng máy. Rơ le áp suất cao và rơ lư áp suất thấp có hai điều kiện sau: - Dạng tổ hợp gồm 2 rơ le. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -72- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  73. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - Dạng các rơ le rời nhau. H7.4 là cặp rơ le tổ hợp của HP và LP, chúng hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Mỗi rơ le có ống nối lấy tín hiệu riêng. H7.4 Rơ le áp suất cao và thấp Cụm LP thường bố trí nằm phía trái, còn HP sẽ bố trí nằm phía phải. Có thể phân biệt LP và HP theo giá trị nhiệt độ đặt trên các thang kẻ, tránh nhầm lẫn. H 7.5 Rơ le áp suất đơn H7.5 là rơ le áp suất cao và thấp dạng rời . Rơ le áp suất cao được sử dụng bảo vệ máy nén khi áp suất đầu đảy cao quá mức quy định, nó sẽ tác động trước khi van an toàn mở. Hơi đầu đẩy được dẫn vào hộp xếp ở phía dưới của rơ le, tín hiệu áp suất được hộp xếp Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -73- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  74. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam chuyển thành tín hiệu cơ khí và chuyển dịch hệ thống tiếp điểm, qua đó ngắt mạch điện khởi động từ máy nén. Giá trị đặt của rơ re áp suất cao là 18.1225 kg/cm2 thấp hơn giá trị đặt của van an toàn 19,5 kg/cm2 . Giá trị đặt này có thể điều chỉnh thông qua vít “A”. Độ chênh lệch áp suất làm việc được điều chỉnh bằng vít “B”. Khi qua các vít “A” và “B” kim chỉ áp suất đặt di chuyển trên bảng chỉ thị áp suất. Sau khi xảy ra sự cố áp suất và đã tiến hành sử lý, khắc phục xong cần nhấn nút Reset để ngắt mạch duy trì mới có thể khởi động lạ được. Tương tự HP, rơ le áp suất thấp LP được sử dụng để tự động đóng mở máy nén trong các hệ thống lạnh chạy tự động. Khi nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu, van điện từ ngừng cấp dịch cho dàn lạnh, máy thực hiện rút gas về bình chứa và áp suất phía đầu hút giảm xuống dưới giá trị đặt, rơ le áp suất tác động dừng máy. Khi nhiệt độ phòng lạnh lên cao van điện từ mở, dịch vào hệ thống áp suất tăng lên vượt qua giá trị đặt, rơ le áp suất thấp tự động đóng mạch cho động cơ hoạt động. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -74- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  75. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam CHƯƠNG 8: BÓC TÁCH KHỐI LƯỢNG, LẬP DỰ TOÁN VẬT TƯ VÀ KẾ HOẠCH THI CÔNG 8.1 BÓC TÁCH KHÔI LƯỢNG. 8.1.1 Bóc tách khối lượng vật tư và thiết bị. STT TÊN Số Đơn giá, đ Thành tiền, đ lượng 1 Cụm máy nén và dàn 1 250.000.000 250.000.000 ngưng 2 Dàn lạnh giải nhiệt gió 1 15.000.000 15.000.000 3 Van tiết lưu nhiệt 1 2.000.000 2.000.000 4 Van điện từ 1 300.000 300.000 5 Aptomat 4 1.400.000 5.600.000 6 Đồng hồ ampe 3 100.000 300.000 7 Van chặn tay 6 1.00.00 6.00.000 8 Thiết bị Dixell XR 1 2.000.000 2.000.000 60C 9 Rơ le trung gian 7 150.000 1.050.000 10 Đèn báo tín hiệu 7 20.000 140.000 11 Chuông báo 1 150.000 150.000 12 Công tắc Auto- OFF- 3 200.000 600.000 Man 13 Rơ le áp suất thấp LP 1 250.000 250.000 Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -75- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  76. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 14 Rơ le áp suất cao HP 1 250.000 250.000 15 Khởi động từ 7 2.000.000 14.000.000 16 Timer 1 1.000.000 1.000.000 17 Rơ le bảo vệ quá dòng, 5 500.000 2.500.000 quá nhiệt (OCR) 18 Panel cách nhiệt kích 182m2 600.000đ/m2 109.200.000 thước(4,8 x 1,2)m 19 Panel cách nhiệt kích 145m2 600.000đ/m2 87.000.000 thước(6 x 1,2)m 20 Cửa kho lạnh 1 3.000.000 3.000.000 21 Gass R22 37.2 150.000/kg 5.580.000 Kg 22 Nền móng kho 80 m2 400.000đ/m2 32.000.000 23 Keo silicon 100 25.000đ/ống 2.500.000 ống 24 Nẹp nhôm 180m2 15.000đ/m 2.700.000 25 Chi phí khác 50.000.000 50.000.000 TỔNG CỘNG 598.620.000 Các thiết bị khác bao gồm: Thiết bị hồi nhiệt, ống đồng, dây điện, các loại van an toàn, van một chiều,van chặn, đường ống, bọc cách nhiệt 8.2. CHI PHÍ CHO NHÂN CÔNG -Tổng chi phí cho nhân công dự tính : 50.000.000đ - Phí thiết kế và giám sát: 50.000.000đ Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -76- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  77. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam - Phí phát sinh thêm: 50.000.000đ Tổng số tiền cần cho việc xây dựng kho lạnh là 728.620.000 8.3. LẮP ĐẶT KHO LẠNH. 8.3.1. Công tác chuẩn bị. + Trước khi tháo lắp kho lạnh thì phải chuẩn bị dụng cụ lắp đặt cho đầy đủ như: panel, thanh nhôm V và thanh thép chữ U, tán rive, khoan, máy cắt, đinh vít, keo xilycol, keo Dog,và các dụng cụ như kìm, kéo, + Chuẩn bị đồ bảo hộ lao động cho người thi công + Đọc kỹ bản vẽ và hướng dẫn trước khi thi công. 8.3.2. Thi công lắp đặt. 8.3.2.1. Gia cố và xây dựng nền móng kho. Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng kho, nó quyết định tính vững chắc và an toàn của kho lạnh. Xung quanh móng được đào xuống sâu 200mm. Sau đó xây bệ móng bằng đá chẻ, tiếp theo đổ cát bên trong dày 100mm và đầm chặt. Sau đó đổ một lớp bê tông lót dày 100mm với đá 4x6, rồi tiếp theo đổ thêm một lớp bê tông chịu lực dày 200mm với đá 1x2 và xây con lươn thông gió cao 300mm bằng gạch thẻ, khoảng cách giữa các con lươn 200mm. Chú ý là các con lươn phải dốc về hai phía để tránh đọng sương, độ dốc khoảng 2%. 8.3.2.2. Xây dựng kết cấu bao che cho kho. Sau khi xây dựng nền móng xong, tiến hành xây dựng kết cấu trụ đỡ, khung và lợp mái tôn. Sau khi công việc hoàn tất thì ta bắt đầu xây dựng phần quan trọng nhất là lắp ghép các tấm panel. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -77- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  78. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam 8.3.2.3. Lắp ghép các tấm panel. Các tấm panel sau khi sản xuất đều có bọc lớp nilon bảo vệ tránh xây xước bề mặt trong quá trình vận chuyển, lắp đặt. Lớp nilon đó chỉ nên dỡ ra sau khi lắp đặt hoàn thiện và chạy thử kho để đảm bảo thẩm mĩ cho vỏ kho. Nguyên tắc chung: Kho lạnh được lắp ghép từ các tấm panel tiêu chuẩn chế tạo sẵn. Việc lắp ghép hai tấm panel lại với nhau đòi hỏi độ chính xác cao. Đảm bảo độ kín để tránh gây ra hiện tượng cầu nhiệt kho lạnh, chất lượng công tình tăng và giảm chi phí vận hành. Cách ghép hai tấm panel lại với nhau: Khi ghép hai tấm panel lại với nhau, ta cần xác định chiều của các tấm panel để tạo sự gắn khớp giữa các khóa khi lắp ghép. Sau đó ép chặt hai tấm lại với nhau rồi dùng lục giác xoay khóa cam-locking lại để mộng dương móc vào mộng âm. Sau đó dùng đinh rivê để cố định các tấm lại rồi phun Silicon hoặc Sealant vào khe ghép để cách ẩm. Hình 8-1: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của khóa Cam – Blocking 1 2 3 4 1,4 - Tấm panel 2 - Nắp nhựa 3 – Đinh rive 6 5 Hình 8-2: Mặt cắt mối ghép hai tấm panel Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -78- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  79. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Lắp ghép giữa panel nền và panel tường: Các tấm panel được lắp dọc theo chiều dài của kho và đặt vuông góc với các con lươn thông gió. Các tấm panel tường được đặt bao bên ngoài tấm panel nền bắn đinh rivê vào để cố định, tại miếng ghép bên trong giữa tường và nền cũng được phun Silicon rồi dùng nẹp inox hình chữ L (dày 2mm, rộng 40mm) nẹp lại sau đó bắn đinh rivê để giữ cố định. 100 1 - Tấm panel tường 1 2 - Tấm panel nền 3 2 3 - Nẹp inox hình chữ 4 100 Hình 8-3: Mặt cắt mối ghép giữa panel tường và panel nền Lắp ghép panel trần với panel tường: 4 1 – Tấm panel tườn 3 2 2 - Nẹp inox chữ L 3 - Tấm panel trần 1 Hình 8-4: Mặt cắt mối ghép giữa panel tường và panel trần Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -79- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  80. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Các tấm panel trần được đặt gối lên các tấm panel tường đối diện nhau (tấm tường được cắt 2/3 theo chiều dày của tấm tường hình chữ L). Hai mép hai bên được nẹp bằng nẹp inox hình chữ L, sau đó bắn đinh rivê để giữ cố định. Để tránh panel trần bị võng, ta dùng các dầm treo bằng sắt gắn chặt vào các tấm panel trần bằng bulong, sau đó treo lên khung đỡ mái bằng các dây cáp. 1 2 1 – Khung dầm thép treo 3 mái Hình 7-5: Cách treo panel trần Lắp van thông áp: Do sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi, để cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài kho ta gắn trên tường các van thông áp. Nếu không có van thông áp khi áp suất trong kho giảm thì rất khó khăn khi mở cửa, ngược lại áp suất trong kho tăng thì cửa tự động mở ra. Các van thông áp được gắn trên panel tường và cách trần khoảng 1m xung quanh van thông áp ta gắn một dây điện trở để sưởi nóng cửa van tránh van bị đóng băng. Lắp ghép cửa và màn chắn khí: Sau khi lắp kết cấu tường bao xong ta tiến hành lắp cửa và màn chắn khí. Xung quanh chỗ ghép cửa ta cần lắp khung bao quanh viền bằng gỗ dày 30mm, có chiều rộng bằng chiều dày của tấm panel và được bọc lại bằng nhựa cứng. Mặt ngoài của thành cửa ta bọc cao su mềm để tăng độ kín, bố trí dây điện trở sưởi cửa xung quanh để tránh cửa bị đóng Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -80- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  81. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam băng. Để tránh tổn thất nhiệt khi mở cửa ta gắn các màn nhựa chắn khí. Cửa kho phải trang bị bộ chốt cửa tự mở chống nhốt người. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng và hệ thống báo động: Khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng cần phải đảm bảo độ sáng trong kho để công nhân làm việc dễ dàng. Trong kho lắp 20 bóng đèn, mỗi bóng 20 W và được lắp trên trần dọc theo 2 lối đi. Để đề phòng sự cố xảy ra khi có người làm việc trong kho gặp sự cố, trong kho ta phải lắp hệ thống còi báo động từ trong kho ra ngoài và từ ngoài vào trong kho. 8.3.3. Lắp đặt cụm máy nén dàn ngưng. - Đưa máy vào vị trí lắp đặt: Khi cẩu chuyển cần chú ý chỉ được móc vào các vị trí đã được định sẵn không được móc tùy tiện vào ống, thân máy gây trầy xước và hư hỏng máy nén. - Khi lắp đặt máy nén cần chú ý đến các vấn đề: Thao tác vận hành, kiểm tra, an toàn, bảo trì, tháo dỡ, thi công đường ống, sửa chữa, thông gió và chiếu sáng thuận lợi nhất. - Máy nén được lắp đặt trên các bệ móng bê tông cốt thép. Bệ máy phải cao hơn bề mặt nền tối thiểu 100mm, tránh bị ướt bẩn khi vệ sinh phòng máy. Bệ móng được tính toán theo tải trọng động của nó, máy được gắn chặt lên nền bê tông bằng các bulong chôn sẵn, chắc chắn. Khả năng chịu đựng của móng phải đạt ít nhất là 2÷3 lần tải trọng của máy nén kể cả động cơ. - Bệ móng không được đúc liền với kết cấu xây dựng của tòa nhà tránh truyền chấn động làm hỏng kết cấu xây dựng. Để chấn động không truyền vào kết cấu xây dựng nhà, khoảng cách tối thiểu từ bệ máy đến móng ít nhất là 300mm. Ngoài ra nên dùng vật liệu chống rung giữa bệ móng và móng nhà. - Các bulông cố định máy vào bệ móng có thể đúc sẵn trong bê tông trước hoặc sau khi lắp đặt máy hoặc sau khi lắp đặt máy rồi chôn cũng được. Phương pháp chôn bulông sau khi lắp đặt máy thuận lợi hơn. Muốn vậy cần để sẵn các lỗ có kích thước lớn hơn yêu Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -81- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  82. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam cầu, khi đưa máy vào vị trí ta tiến hành lắp bulông rồi sau đó cho vữa ximăng vào để cố định bulông. - Sau khi đưa được máy vào vị trí lắp đặt dùng thước đo mức (thăng bằng) kiểm tra mức độ nằm ngang, kiểm tra mức độ đồng trục của dây đai. Không được cố đẩy các dây đai vào puli, nên nới lỏng khoảng cách giữa các động cơ và máy nén rồi cho dây đai vào, sau đó vặn bulong đẩy bàn trượt. Kiểm tra độ căng của dây đai bằng cách ấn nếu thấy lỏng bằng chiều dày của dây là đạt yêu cầu. Bê tông cốt thép M200 Sắt a = Nền gian máy Lớp bê tông đá dăm 4x6 M150 Nền đất đầm kỹ Hình 7-6: Nền móng cụm máy nén kho lạnh 8.3.4. Lắp đặt dàn lạnh. Khi lắp đặt thiết bị bay hơi cần chú ý đến hướng tuần hoàn gió sao cho thuận lợi và thích hợp nhất. Tầm với của gió thoát ra dàn lạnh khoảng 10m. Khi lắp dàn lạnh cần phải để khoảng hở phía sau dàn lạnh một khoảng ít nhất 500mm. Ống thoát nước dàn lạnh phải dốc, ở đầu ra nên có chi tiết cổ ngỗng để ngăn ngừa không khí nóng tràn vào kho gây tổn thất nhiệt không cần thiết hoặc các con vật chui vào làm tắc ống. Để tăng khả năng chịu lực ta lắp thêm một tấm panel, một thanh sắt hình chữ L và dàn lạnh được gắn chặt nhờ bulong. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -82- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  83. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Hình 7-7: Treo dàn lạnh trong kho + Các bước lắp đặt như sau: Trước khi đưa dàn lạnh lên ta phải đọc kĩ bản vẽ sau đó đo đạc vị trí lắp đặt dàn lạnh . Khi đã xác định được vị trí lắp đặt ta sẽ khoan các lỗ : + Khoan xuyên qua thanh thép vuông nằm trên trần và xuyên qua trần panel cho các ti ren treo dàn lạnh. + Khoan các lỗ cho ống dẫn môi chất(ống dẫn môi chất được băng cuốn chung với dây điện) và ống dẫn nước ngưng’ → Công đoạn này rất quan trọng đòi hỏi độ chính xác cao Sau khi đã khoan xong lỗ ta tiến hành kết nối ti ren với dàn lạnh rồi treo dàn lạnh lên, dùng bulong cố định ti ren với thanh thép vuông trên trần. Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -83- Svth: Nguyễn Văn Chiến
  84. Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Đồ Án Tốt Nghiệp . Khoa Điện Gvhd: Th.s Nguyễn Đức Nam Để giảm trọng lượng tác dụng lên trần làm ảnh hưởng tới kết cấu cách nhiệt ta sẽ dùng các sợi dây cáp treo thanh thép vuông với các thanh chịu lực của mái kho lạnh. 8.3.5 . Lắp đặt van tiết lưu màng cân bằng ngoài. Kiểm tra trước khi lắp đặt van: Ở nhiệt độ bình thường nếu bầu cảm biến, ống mao và môi chất nạp trong đó ở trạng thái bình thường thì van tiết lưu phải mở và có thể thổi thử , van cho khí qua tự do, nếu không là van hỏng. Vị trí lắp đặt: Van tiết lưu được lắp trên đường cấp dịch vào dàn lạnh,gần dàn lạnh và được đặt trong kho. Mũi tên trên thân van phải cùng hướng với hướng chuyển động của môi chất qua van. Chú ý không để ống mao tiếp xúc với các ống khác. Vị trí cố định bầu cảm biến: Khi lắp đặt van tiết lưu tự động phải chú ý lắp đặt bầu cảm biến đúng vị trí cố định. Đặt ở ống hơi ra ngay sau dàn lạnh và đảm bảo tiếp xúc tốt nhất bằng kẹp đồng hoặc nhôm. Để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài cần có bọc cánh nhiệt bầu cảm biến cùng ống hút có bầu cảm biến. Khi ống hút nhỏ thì đặt bầu cảm biến ngay trên ống hút. Không được quấn hoặc làm dập ống mao dẫn tới bầu cảm biến. Kết nối đầu tín hiệu cân bằng áp suất với đường cấp dịch, lưu ý là phải kết nối sau dàn bay hơi. 8.3.6 .Lắp đặt các thiết bị khác. Do cụm máy nén dàn ngưng được công ty tôi nhập nguyên bộ nên các thiết bị như: bình tách dầu, bình tách lỏng, bình chúa cao áp .đã được lắp đặt sẵn vì thế ta chỉ cần lắp các thiết bị khác như: Lắp đặt van điện từ: Lõi sắt của van điện từ chuyển động lên xuống nhờ sức hút của cuộn dây và trọng lực nên van điện từ bắt buộc phải được lắp trên đoạn ống nằm ngang, cuộn dây của van điện từ nằm phía trên. Do van điện từ là thiết bị hay bị cháy hỏng thường xuyên và cần phải được thay thế nên trước và sau van điện từ phải bố trí các van chặn, nhằm cô lập van điện từ khi cần thay thế hoặc sửa chữa. Lắp đặt van chặn: Các van chặn hệ thống lạnh cần đựơc lắp đặt tại vị trí dễ thao tác, vận hành, có thể nằm trên đường nằm ngang hoặc thẳng đứng, khi nằm trên các đoạn ống nằm Lớp ĐH Nhiệt Lạnh 1_k4 -84- Svth: Nguyễn Văn Chiến