Độ mở quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Lý luận và thực tiễn của Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "Độ mở quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Lý luận và thực tiễn của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_mo_quy_tac_xuat_xu_trong_cac_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_t.pdf

Nội dung text: Độ mở quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Lý luận và thực tiễn của Việt Nam

  1. ĐỘ MỞ QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM TS. Phan Thị Thu Hiền Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Tóm lược: Quy tắc xuất xứ của hàng hóa là công cụ chính sách thương mại quan trọng trong việc thực hiện ưu đãi thuế quan, cơ chế đối xử riêng giữa các thành viên của Hiệp định thương mại tự do (FTA) và phân biệt với các quốc gia bên ngoài. Đây trở thành một nội dung không thể thiếu trong tất cả các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên và được hiểu là quy tắc xuất xứ ưu đãi, tồn tại độc lập bên cạnh bộ quy tắc xuất xứ không ưu đãi theo quy định pháp luật trong nước. Độ mở của quy tắc xuất xứ ưu đãi được hiểu là ý nghĩa bảo hộ đối với hàng hóa trung gian, nguyên vật liệu đầu vào có xuất xứ trong khu vực ưu đãi để sản xuất ra thành phẩm tại một nước được hưởng sang nước cho hưởng theo cơ chế ưu đãi, cũng như khả năng dễ dàng để đạt được xuất xứ ưu đãi cho thành phẩm. Bài viết tổng hợp, phân tích cơ sở lý luận và kết quả khảo sát doanh nghiệp về thực tiễn áp dụng quy tắc xuất xứ trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Bài viết đưa ra một số đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tận dụng độ mở quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên. Từ khóa: Bảo hộ, ưu đãi, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất xứ. 1. Lý luận về độ mở của quy tắc xuất xứ ƣu đãi trong Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) 1.1. Những vấn đề cơ bản về quy tắc xuất xứ ưu đãi của Hiệp định FTA Quy t c xuất xứ của hàng hóa trong thương mại được xem là một phần quan trọng trong ch nh sách thương mại quốc tế của các quốc gia để áp dụng cơ chế đối x khác biệt đối với hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất nhập khẩu t nước ngoài vào thị trường nội địa. Sự ra đời các Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và khu vực đã hình thành nên quy t c xuất xứ ưu đãi và phân biệt với quy t c xuất xứ không ưu đãi do Tổ chức thương mại quốc tế WTO. Theo đó, tại Điều 1 Hiệp định GATT 1994 quy định “Xuất xứ hàng hóa là “quốc tịch” của hàng hóa”, và quy định chi tiết tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 hướng dẫn chi tiết Luật Quản l Ngoại thương 2017: “Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó” Tại khoản 1- Điều I - GATT 1994: quy t c xuất xứ (được hiểu là quy t c XX không ưu đãi) là “Các quy tắc xuất xứ không ưu đãi được định nghĩa như là các quy định, điều luật và các quyết định hành chính để áp dụng chung cho bất kỳ thành viên nào khi quyết định quốc gia xuất xứ cho hàng hoá đó”. Theo đó, các nước thành viên áp dụng quy t c để xác 145
  2. định nước xuất xứ của hàng hoá với điều kiên là quy t c xuất xứ này không liên quan đến thoả thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan”. T đó suy ra quy t c xuất xứ ưu đãi, được quy định trong các Hiệp định FTA là: “Các quy tắc xuất xứ ưu đãi được định nghĩa là các quy định, điều luật và các quyết định hành chính về việc áp dụng chung của bất kỳ thành viên FTA nào để xác định quốc tịch của hàng hóa, xác định hàng hoá có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để hưởng các đối xử ưu đãi theo các cơ chế thương mại tự quy định hoặc theo thoả thuận”. Theo thống kê của WTO cho đến tháng 12.2019, hiện trên thế giới có 303 Hiệp định FTA có hiệu lực và con số là 321 nếu tính các hiệp định đang trong quá trình phê chuẩn (WTO, 2020). Xét về khía cạnh quản l thương mại hàng hóa trên toàn cầu, thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa, thực thi các công cụ thương mại như phòng vệ, chống bán phá giá, biện pháp k thuật liên quan đến thương mại, WTO và một số tổ chức quốc tế đã nỗ lực hài hòa quy t c xuất xứ ưu đãi, nhằm thống nhất về tiêu ch “xuất xứ thuần túy” và “chuyển đổi cơ bản” trong xác định xuất xứ hàng hóa không thuần túy của hầu hết các quy t c xuất xứ ưu đãi hiện hành. Theo đó, tiêu ch “xuất xứ thuần túy” đạt được sự tương đồng cao khi hầu hết các Hiệp định đều quy định: hàng hóa được sản xuất, chế biến hoàn toàn tại một quốc gia sẽ xác định có xuất xứ của quốc gia đó, bao gồm: (a) khoáng vật được chiết xuất t đất, biển hoặc đáy biển hoặc dưới đáy biển của nước đó; (b) sản phẩm thực vật được thu hoạch hoặc hái lượm tại nước đó; (c) động vật sống được sinh ra và nuôi lớn tại nước đó; (d) các sản phẩm thu được t động vật sống tại nước đó; (e) các sản phẩm thu được t săn b n hoặc đánh b t tại nước đó; (f) các sản phẩm thu được t hoạt động đánh b t trên biển và các sản phẩm t biển khác được đánh b t bằng tầu của nước đó; (g) các sản phẩm thu được trên tàu chế biến của nước đó, t các sản phẩm đã nêu ở điểm (f) nói trên; (h) các sản phẩm khai thác t đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải của nước đó, với điều kiện nước này có quyền khai thác v ng đáy biển hoặc dưới đáy biển đó; (i) phế liệu và phế thải t hoạt động sản xuất và gia công, các vậtphẩm đã qua s dụng, thu được tại nước đó và ch phù hợp để thu hồi nguyên liệu thô; (j) hàng hoá được sản xuất tại nước đó ch t những sản phẩm được đề cập đến tại điểm (a) đến điểm (i) nói trên Trong tất cả các Hiệp định FTA, tiêu ch “xuất xứ thuần túy” được quy định đầy đủ, chặt chẽ và minh bạch để loại tr những trường hợp không phải là thuần túy, hay có thêm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, chế biến t nước ngoài. Ngược lại, trường hợp hàng hóa có xuất xứ không thuần túy, thì các Hiệp định FTA quy định khác nhau về tiêu ch xác định “chuyển đổi cơ bản”, hầu hết kết hợp các tiêu chí sau: 146
  3. (i) Tiêu chí về chuyển đổi mã số phân loại hàng hóa Hàng hoá được xem là qua quá trình chuyển đổi căn bản khi hàng hoá được phân loại vào nhóm hoặc phân nhóm khác với tất cả các vật liệu không xuất xứ được s dụng. (ii) Tiêu chí về hoạt động sản xuất, chế biến Hàng hóa được coi chuyển đổi căn bản khi trải qua một quá trình sản xuất, gia công, chế biến nhất định. (iii) Tiêu chí về giá trị gia tăng (phần trăm giá trị gia tăng) Có 2 cách: + Quy định tối đa hàm lượng giá trị nguyên liệu xuất xứ (hoặc không xuất xứ) trong tổng giá trị thành phẩm. + Quy định tỷ trọng giá trị gia tăng tạo ra tại nước chuyển đổi cơ bản, công đoạn chế biến cuối cùng. Đối với tiêu chí (iii) có một số lưu là: Giá trị tuyệt đối về tỷ trọng giá trị gia tăng hoàn toàn do các nước thành viên Hiệp định FTA thống nhất lựa chọn, và thường trong khoảng t 40% đến 60%. Ngoài ra để hỗ trợ công tác tính toán về hàm lượng giá trị gia tăng đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm có xuất xứ t các nước thành viên trong khu vực, các quy t c xuất xứ ưu đãi FTA còn có quy định về “cộng gộp” bao gồm cộng gộp song phương, cộng gộp khu vực, cộng gộp chéo, cộng gộp t ng phần hay cộng gộp đầy đủ. Ngoài đặc trưng về tiêu ch xác định “chuyển đổi cơ bản”, hầu hết các quy t c xuất xứ ưu đãi FTA có các quy định giống nhau về: chứng nhận xuất xứ; vận chuyển thẳng; xác định xuất xứ của hàng hóa trung gian, của vật tư phụ t ng hay bao bì đóng gói đi kèm; và hàm lượng tối thiểu nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào không có xuất xứ (De minimis). Xuất xứ thuần túy Áp dụng quy định cụ Có Xuất xứ thể mặt hàng Đáp ứng quy định cụ thể mặt hàng Đáp ứng quy định chung Có xuất xứ Quy định riêng biệt Có xuất xứ Không có xuất xứ Đáp ứng quy định cụ Không xuất xứ thể mặt hàng Có Không Có xuất xứ Không xuất xứ Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1: Mô hình xác định xuất xứ ưu đãi theo quy định của Hiệp định FTA 147
  4. 1.2. Độ mở của quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Trước hết, khẳng định một điều rằng độ mở của quy t c xuất xứ không ưu đãi cao hơn so với quy t c xuất xứ ưu đãi bởi quy t c xuất xứ không ưu đãi tuân thủ nguyên t c MNF của GATT 1994 và WTO sau này, đó là không phân biệt nguyên vật liệu, bán thành phẩm là đầu vào của quá trình sản xuất, chế biến thành phẩm cuối cùng tại nước xuất khẩu, đồng thời hàng hóa được xác định có xuất xứ theo quy t c XX không ưu đãi, phổ thông của WTO sẽ được đối x ngang bằng c ng như tuân thủ các quy định trong thương mại quốc tế của WTO ở tất cả các thị trường nhập khẩu. ở khía cạnh khác, khi thực hiện trao đổi trong khuôn khổ thương mại đa phương của WTO thì hàng hóa không nhất thiết phải xác định xuất xứ và có bằng chứng về xuất xứ khi làm thông quan xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, quy t c xuất xứ ưu đãi được xem là công cụ bảo hộ những nhà cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm thuộc các nước thành viên Hiệp định FTA bởi xu hướng chuyển dịch thương mại t những nhà cung ứng bên ngoài Hiệp định sang bên trong khu vực để đạt các tiêu chí xác định xuất xứ và hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước thành viên khác trong Hiệp định. Ngoài ra mỗi Hiệp định FTA có quy t c xuất xứ ưu đãi khác nhau thể hiện độ mở khác nhau ở các tiêu chí chuyển đổi đó là: Thứ nhất, tiêu chí chuyển đổi phân loại mã số hàng hóa trong Danh mục HS (CTC) Tiêu chí này thực hiện theo nguyên t c là tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được s dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa phải có mã HS khác với mã HS của thành phẩm. Tiêu chí này ch liên quan hoặc áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ cấu thành nên sản phẩm. Có ba cách xác định là chuyển đổi cấp độ chương (CC), cấp độ nhóm (CTH) và cấp độ phân nhóm 6 hoặc 8 chữ số (CTSH). Về nguyên l , thì phương pháp chuyển đổi cấp độ chương (CC) phản ánh mức độ chuyển đổi cao hơn trong quá trình sản xuất chế biến thành phẩm cuối c ng, và được hiểu là tính chặt chẽ cao hơn so với các phương pháp còn lại (hay có độ mở thấp hơn). Thứ hai, tiêu chí giá trị gia tăng Trong tiêu chí này, nếu áp dụng hàm lượng giá trị gia tăng (value added) thì bao gồm cả chi ph lao động, nguyên vật liệu trong nước, tài sản, nên sẽ có lợi đối với những quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực cạnh tranh như Việt Nam hoặc khó kiểm soát về chi phí giá thành xuất khẩu của thành phẩm, hay nói một cách khác tính chặt chẽ không cao bằng cách thứ hai về tỷ trọng nguyên vật liệu, bán thành phẩm có xuất xứ hoặc không có xuất xứ. Bên cạnh đó, độ mở của quy t c XX áp dụng tiêu chí này còn thể hiện ở quy định cộng gộp, và điểm khác biệt khi FTA cho phép cộng gộp đầy đủ đối với phần giá trị của nguyên vật liệu có xuất xứ t một nước thành viên trong khối (có thể là một phần trong tổng giá trị của nguyên vật liệu đầu vào t nước thành viên cho quá trình sản xuất tại nước xuất khẩu). Trong khi đó, một số FTA quy định ch được cộng gộp phần nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào t một nước thành viên khác (bên thứ ba) khi toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm đó được xác định có xuất xứ t nước thứ ba trên cơ sở đáp ứng tiêu chí chuyển đổi của FTA đó. Ngoài ra, có FTA còn quy định hàm lượng giá trị nguyên vật liệu, 148
  5. bán thành phẩm nhập khẩu t nước thứ ba và có xuất xứ tại nước đó để sản xuất chế biến thành phẩm tại nước xuất khẩu phải đạt được trong tổng giá trị nhập khẩu thì mới được cộng gộp như Hiệp định ATIGA. Ngoài ra một số quy t c cộng gộp chéo tạo ra sự linh hoạt để tính toán giá trị gia tăng, theo đó cho phép cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ t những nước có mối quan hệ thương mại chéo hay vị trị tương đương nhau trong quan hệ ưu đãi về thương mại với quốc gia cho hưởng. Ví dụ như trong cơ chế GSP của Châu Âu, cho phép các nước được cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ khi xác định xuất xứ hàng hóa sản xuất t các nước được hưởng lợi GSP sang EU. Ba khối kinh tế khu vực các nước được hưởng được phép thực hiện hệ thống cộng gộp khu vực của EU, đó là Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN: Brunây, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippin, Singapo, Thái Lan và Việt Nam), Thị trường chung Trung M (Cô-sta-ri-ca, En San-va-do, Gua-tê-ma-la, Hon-du-ras và Ni-ca-ra-gua) và Khối Andean (Bô-li-via, Côlôm-bia, Ê-cu-a-do, Pê-ru và Vê-nê-zu-ê-la). Thứ ba, tiêu chí về hoạt động sản xuất, chế biến Theo tiêu ch này, hàng hóa được coi chuyển đổi căn bản khi trải qua một quá trình sản xuất, gia công, chế biến nhất định. Theo đó, quy trình sản xuất cụ thể yêu cầu nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất hoặc chế biến cụ thể tại một nước thành viên trước khi xuất khẩu. Quy t c ghi rõ những quy trình nào phải được thực hiện trong quá trình sản xuất để hàng hoá được coi là có xuất xứ. Quy t c này có thể được s dụng thay hoặc kết hợp với Quy t c RVC hoặc CTC. Thực hiện theo Quy t c Quy trình sản xuất cụ thể khá đơn giản, minh bạch. Việc xác minh quy trình sản xuất cụ thể của Tổ chức cấp C/O hoặc Cơ quan Hải quan tương đối dễ do có thể xác định được các bước của quy trình sản xuất. Quy t c xuất xứ ưu đãi áp dụng tiêu ch này được coi là có độ mở thấp nếu một số quốc gia trong Hiệp định có lợi thế về gia công chế biến hàng hóa xuất khẩu nhưng phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, bán thành phẩm và công nghệ t nước ngoài. Ngoài ra, một số quốc gia sẽ áp dụng quy t c này nhằm bảo hộ một số ngành công nghiệp trong nước c ng như hạn chế hàng hóa nhập khẩu t các nước thành viên khác đang có lợi thế. Cuối cùng, độ mở của quy tắc xuất xứ ưu đãi còn thể hiện ở quy định về hàm lượng tối thiểu nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào không có xuất xứ (De minimis): Mặc d hầu hết các quy t c xuất xứ ưu đãi đều áp dụng tiêu ch chuyển đổi phân loại mã số hàng hóa (CTC), nhưng đôi khi việc s dụng một hàm lượng nh nguyên vật liệu không có xuất xứ để sản xuất hàng hoá mà không tạo nên được cấp độ chuyển đổi HS yêu cầu có thể gây cản trở việc xác định xuất xứ cho hàng hóa thành phẩm, v dụ, một sản phẩm trị giá $10,000, trong đó có $5 nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng tiêu ch CTC có nghĩa là thành phẩm không được coi là có xuất xứ. Để giải quyết tình huống này, các Hiệp định thương mại tự do thường đưa vào một điều khoản de minimis cho phép một sản phẩm được coi là hàng hoá có xuất xứ với điều kiện hàm lượng/tỷ trọng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng tiêu ch CTC được s dụng để sản xuất ra thành phẩm đó không được phép vượt quá một tỷ lệ phần trăm quy định của trị giá thành phẩm. Tỷ lệ này dao động tùy 149
  6. theo t ng Hiệp định FTA, ngoài ra có những FTA quy định hàm lượng giá trị, tỷ trọng khối lượng hoặc lựa chọn một trong hai cách. 1.3. Tác động của độ mở quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các Hiệp định FTA thế hệ mới Trên cơ sở lý luận về độ mở quy t c xuất xứ ưu đãi trong các Hiệp định FTA cho thấy, nếu độ mở càng cao thể hiện mức độ phân biệt thấp về nguyên vật liệu, bán thành phẩm có xuất xứ t các nước thành viên FTA và các nước bên ngoài. Ngược lại, độ mở càng thấp sẽ tạo nên rào cản đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm có xuất xứ t các nước bên ngoài khối Hiệp định FTA. Một số. tác động điển hình của độ mở thấp về quy t c xuất xứ ưu đãi đối với thương mại hàng hóa của các nước thành viên, đó là: (1) Gia tăng chi ph và rủi ro để xác định xuất xứ hàng hóa theo cơ chế ưu đãi FTA, đặc biệt ở các nước mà thủ tục hành chính là gánh nặng, nút th t của nền kinh tế như Việt Nam; (2) Chuyển hướng thương mại theo hướng tiêu cực đó là, để được hưởng quy t c “cộng gộp”, doanh nghiệp các nước thành viên có xu hướng chuyển việc nhập khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm để sản xuất xuất khẩu t các nhà cung ứng hiệu quả ở bên ngoài khối sang các nhà cung ứng bên trong Hiệp định FTA hoặc nếu không thì sẽ thực hiện gian lận thương mại để bảo toàn hiệu quả kinh doanh và tận dụng ưu đãi FTA (Patricia Augier, Michael Gasiorek and Charles Lai Tong, 2005). 2. Độ mở quy tắc xuất xứ ƣu đãi trong các Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới của Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã ch nh thức ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do bao gồm: ATIGA, ACFTA, AKFTA, AJFTA, VJEPA, VKFTA, VCFTA, ATTFTA, VN-EAEU FTA, AANZFTA, CPTPP và VEFTA, trong đó có 11 Hiệp định có hiệu lực và 01 Hiệp định EVFTA đang chờ phê chuẩn. Trong số 12 Hiệp định này thì có hai Hiệp định CPTPP và EVFTA được các chuyên gia kinh tế nhìn nhận là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bởi phạm vi, độ bao phủ nhiều vấn đề liên quan đến thương mại như môi trường, lao động, phát triển bền vững, mua s m công và chính sách cạnh tranh (Trung tâm WTO, 2019). Về cơ bản, quy t c xuất xứ thuần tuý trong các Hiệp định FTA nói chung và Hiệp định FTA thế hệ mới của Việt Nam là tương đồng, sự khác biệt thể hiện quy t c xuất xứ không thuần tuý với các tiêu chí chuyển đổi và biện pháp hành ch nh để xác định xuất xứ ưu đãi. Bài báo tập trung phân tích độ mở của quy t c xuất xứ trong hai Hiệp định FTA thế hệ mới của Việt Nam là CPTPP và EVFTA và thực tiễn áp dụng của các daonh nghiệp Việt Nam. 2.1. Tiêu chí chuyển đổi phân loại mã số hàng hóa Tiêu chí này về cơ bản được thực hiện giống với các Hiệp đinh FTA mà Việt Nam là thành viên và áp dụng kết hợp với tiêu chí giá trị gia tăng, quy định hàm lượng giá trị nội vùng. Có một đặc trưng là đối với những hàng hóa nông lâm ngư nghiệp hay chế phẩm t hàng hóa nông lâm ngư nghiệp phần lớn quy định là xuất xứ thuần túy, hoặc chuyển đổi cấp độ chương như Hiệp định CPTPP (đảm bảo có sự chuyển đổi cơ bản), điển hình t chương 1 đến chương 22 khi nguyên liệu sản xuất cơ bản là sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Ngoài ra hai hiệp định CPTPP và VEFTA đều áp dụng tiêu chí CTH với tiêu ch hàm lượng giá trị 150
  7. nguyên vật liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ. Ví dụ lúa gạo (HS 1006) đều quy định xuất xứ thuần túy. Điều này xét về khía cạnh lợi thế của Việt Nam là sản phẩm nông lâm ngư nghiệp thì tiêu chí phân loại mã số hàng hóa đang có độ mở cao hơn. Tuy nhiên đối với những mặt hàng công nghiệp được coi là những ngành mà Việt Nam mong muốn phát triển và có xu hướng nhập khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm để sản xuất thành phẩm và xuất khẩu sang các nước thành viên FTA thì tiêu chí này có tính chặt chẽ hơn khi quy định thêm một số hạng mục “loại tr ” như trong CPTPP, v dụ mặt hàng thép không g cán phẳng có chiều rộng nh hơn 600mm chiều dày t 4,75 mm trở lên (HS 7220.11) có quy t c xuất xứ là RVC(40) hoặc CTH, ngoại tr t 7219.31 đến 7219.90. Điều này là một thách thức khi Việt Nam không có ngành công nghiệp phụ trở đủ khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào, nếu không thì các nhà sản xuất xuất khẩu chuyển hướng nhập khẩu t các nước thành viên Hiệp định. Hay đối với sản phẩm giày dép (HS64) là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì trong Hiệp định EVFTA có quy định khá chặt chẽ đó là sản phẩm phải sản xuất t bộ phận có xuất xứ, và bộ phận giày dép thì áp dụng tiêu chí CTH. 2.2. Tiêu chí giá trị gia tăng Đối với tiêu chí này thì cả hai Hiệp định đều quy định về hàm lượng giá trị nguyên vật liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ bởi nếu quy định hàm lượng giá trị gia tăng trong thành phẩm thì sẽ gây tranh cãi về các yếu tố giá trị khác như lao động, vốn hóa. Tuy vậy thì Hiệp định CPTPP quy định về tiêu chí này chặt chẽ và tính k thuật cao hơn khi áp dụng thêm công thức tính tập trung và giá trị tịnh, theo đó: (1) Công thức tính tập trung 100% *(Giá FOB – Giá trị của NVL không có xuất xứ (theo danh mục hàng hóa Quy t c cụ thể mặt hàng*) / Giá FOB Theo đó, * Là giá trị của nguyên liệu không xuất xứ thuộc danh mục quy tắc cụ thể (PSR). Những nguyên liệu không xuất xứ và không thuộc danh mục thì không tính vào phần giá trị trong công thức trên. (2) Công thức tính chi phí tịnh asp dụng cho xe có động cơ được phân loại ở phân nhóm 8407.31 đến 8407.34, 8408.20, từ 8409.91 đến 8409.99, nhóm 87.01 đến 87.09 or hoặc 87.11 100% *(Chi phí tịnh – Giá trị của NVL không có xuất xứ)/ Chi phí tịnh Chi phí tịnh chưa bao gồm lợi nhuận dự tính cũng như các giá trị bổ trợ khác để phân phối và trao đổi hàng hóa Nếu Hiệp định CPTPP quy định chủ yếu hàm lượng giá trị có xuất xứ là 40% (một số trường hợp 35% và kết hợp với CTSH) thì Hiệp định EVFTA quy định tỷ trọng giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ ở mức thấp hơn thông thường, ở mức 50% đối với một số sản phẩm EU bảo hộ và Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu, bán thành phẩm để sản xuất thành phẩm như máy móc (chương 84) và thiết bị điện t (chương 85). 151
  8. Tổng hợp lại cho thấy, tiêu chí về hàm lượng giá trị nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ trong hai Hiệp định CPTPP và EVFTA đều có độ mở thấp và chặt chẽ hơn so với các Hiệp định FTA khác do sự khác biệt về trình độ phát triển công nghiệp của các quốc gia thành viên, c ng như xu hướng bảo hộ một số ngành nông nghiệp tại các nước phát triển. Điểm tích cực của tiêu chí này trong hai Hiệp định là cho phép cộng gộp đầy đủ hoặc cộng chéo khi nguyên liệu, bán thành phầm có xuất xứ t các nước thành viên khác mà chưa cần đáp ứng quy t c xuất xứ để xác định xuất xứ tại nước nhập khẩu đó. 2.3. Tiêu chí về hoạt động sản xuất chế biến Về tiêu chí này, cả hai Hiệp định đặc trưng bởi quy t c xuất xứ đối với sản phẩm dệt may với quy định riêng, khác biệt. Theo đó, Quy t c xuất xứ phổ biến đối với sản phẩm dệt may trong CPTPP và EVFTA là tiêu ch hai công đoạn, hay còn gọi là “t vải trở đi”. V dụ như trong Hiệp định EVFTA thì sản phẩm dệt may được coi là có xuất xứ theo EVFTA thì vải s dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU và việc c t, may phải được thực hiện tại Việt Nam/EU. Hiệp định CPTPP quy định về xác định xuất xứ đối với mặt hàng quần áo và may mặc tại chương 61 là hàng hóa thuộc Chương này ch có xuất xứ khi vải này được dệt và hoàn thiện t sợi đã xe và hoàn thiện tại lãnh thổ của một hoặc nhiều nước thành viên, nếu là hàng may mặc phụ trợ dệt kim hoặc móc thì ch có xuất xứ khi ch may được xe và hoàn thiện tại lãnh thổ của một hoặc nhiều Nước thành viên. Tuy nhiên có một điểm khác biệt trong quy t c xuất xứ hàng dệt may của EVFTA là mặc dù Hàn Quốc không phải là thành viên Hiệp định EVFTA nhưng cho phép vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi như có xuất xứ theo EVFTA bởi Hàn Quốc là nước duy nhất hiện có Hiệp định song phương với cả hai bên Việt Nam và EU. 2.4. Một số quy định bổ trợ tiêu chí xác định xuất xứ Thứ nhất, về quy định hàm lượng tối thiểu nguyên liệu không có xuất xứ thì Hiệp định CPTPP cho phép áp dụng tỷ trọng giá trị hoặc tỷ trọng khối lượng đối với hàng dệt may thuộc chương 61. Thứ hai, tự chứng nhận xuất xứ cho phép nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất có thể chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa, bên cạnh thông lệ do cơ quan chức năng được ủy quyền như hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam chưa áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, và thời hạn chuyển tiếp là 5 năm kể t ngày Hiệp định có hiệu lực. 3. Thực tiễn tận dụng độ mở quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định FTA của các doanh nghiệp Việt Nam Bài viết đã cho thấy độ mở thấp hay được xem là hàng rào k thuật để hàng hoá có xuất xứ ưu đãi trong các Hiệp định thương mại tự do FTA nói chung và Hiệp định thế hệ mới nói riêng. Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ cơ chế đối ứng có nghĩa là khi hàng hóa đáp ứng quy t c xuất xứ và được xác định là có xuất xứ thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan do các nước thành viên dành cho nhau. Tuy nhiên theo báo cáo của Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Việt Nam hiện vẫn chưa vận dụng hiệu quả quy t c xuất xứ ưu đãi FTA. Theo số liệu t Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu 152
  9. hàng hóa có xuất xứ ưu đãi FTA năm 2018 đạt 46, 2 tỷ USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường các nước thành viên FTA của Việt Nam. Sau đây là tỷ lệ giá trị hang hoá đạt xuất xứ ưu đãi so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong khu vực FTA của một số FTA điển hình như ATIGA, ACFTA, AJFTA, VJCEP, AKFTA và VKFTA như hình vẽ sau: ATIGA (C/O mẫu D) ACFTA (C/O mẫy E) AJFTA (C/O mẫu AJ) VJFTA (C/O mẫu VJ) AKFTA (C/O mẫu AK) VKFTA (C/O mẫu VK) 90.8 90.8 % 79.05 79.05 69 69 67 67 65.8 65.8 64 64 59.6 59.6 35 35 35 35 35 34 34 33 33 32.2 31.2 31.2 30.5 30.5 30 30 30 28.1 28 27.8 27.8 26 25.2 24.2 23.1 21.7 20.2 14.1 12.8 11.4 9.8 9.4 8.9 7.1 6.3 6.1 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2015 2016 2017 2018 Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 2: Tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định FTA của Việt Nam Số liệu cho thấy, mặc d các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khá tốt ưu đãi thuế quan trong khu vực FTA bằng việc tận dụng hiệu quả độ mở quy t c xuất xứ, đặc biệt ở một số FTA quan trọng như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc và ASEAN-Hàn Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ hàng hóa có xuất xứ ưu đãi FTA trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường thành viên FTA của Việt Nam ở mức không cao, mức tận dụng trung bình của tất cả Hiệp định FTA của Việt Nam ch đạt khoảng 36% năm 2016, 34% năm 2017, 39% năm 2018. Nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng chưa tốt cơ chế ưu đãi thuế quan của Hiệp định FTA trên cơ sở tận dụng độ mở quy t c xuất xứ ưu đãi, theo khảo sát năm 2016 của Trung tâm WTO, thuộc Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI), có rất nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa vận dụng hiệu quả quy t c xuất xứ ưu đãi và ưu đãi thuế quan t FTA. Trong đó, thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam đó là là thiếu thông tin c ng như các biện pháp k thuật về quy t c xuất xứ và chứng t (VCCI, 2018). 153
  10. Đơn vị : % Thiếu thông tin về cam kết và cách thực hiện 84.09 Năng lực cạnh tranh thấp so với đối thủ 78.26 Quy t c xuất xứ quá khó 73.13 Cam kết bất lợi 61.54 Bất cập trong tổ chức thực thi của Cơ quan NN 81.48 Nguồn: Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI (2016) Hình 3: Những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi thực thi FTA Liên quan đến quy t c xuất xứ ưu đãi, một nội dung quan trọng là nghiệp vụ mã hóa và phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (bao gồm nguyên vật liệu và bán thành phẩm) và đây là một khó khăn không nh của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2018 của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp với USAID cho thấy: Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, 2018 Hình 4: Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện phân loại, mã hoá hàng hoá 154
  11. Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2019 của nhóm tác giả về những vấn đề k thuật trong quá trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp vướng m c về công tác phân loại và mã hóa hàng hóa là cao nhất. Vƣớng mắc trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu Đơn vị: % Công tác quản l thuế 9.5 Xuất xứ hàng hoá 6.5 Phân loại và mã hoá hàng hoá 53.25 Trị giá hải quan 13.75 Ch nh sách thuế 25.5 0 10 20 30 40 50 60 Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 5: Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện thông quan xuất nhập khẩu Bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp gặp vướng m c với công tác phân loại, mã hoá hàng hoá xuất nhập khẩu là cao nhất, chiếm trên 50% tổng số trả lời. Mặc d , vướng m c về xuất xứ hàng hoá có tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn là thấp nhất, khoảng 6.25% tổng số doanh nghiệp trả lời. Tuy nhiên, quy t c xuất xứ ưu đãi của hầu hết các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên có áp dụng tiêu chí chuyển đổi hạng mục thuế quan để xác định xuất xứ cho hàng hoá xuất nhập khẩu trên cơ sở mã hoá, phân loại hàng hoá thì vướng m c về công tác phân loại, mã hoá hàng hoá lại sẽ tác động mạnh đến việc xác định và cung cấp bằng chứng về xuất xứ của hàng hoá. 4. Giải pháp giúp doanh nghiệp tăng cƣờng tận dụng hiệu quả độ mở quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới đã ký kết của Việt Nam Nếu Hiệp định CPTPP có hiệu lực t ngày 14/1/2019, thì ngày 12/2/2020 được coi là dấu ấn lịch s khi Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định EVFTA, và Việt Nam đang xúc tiến mạnh mẽ để Quốc hội Việt Nam thông qua và EVFTA sẽ lập tức có hiệu lực. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, các Hiệp định FTA thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh, phát triển thị trường xuất khẩu và tối ưu chuỗi cung ứng hàng hoá với nhiều ưu đãi về thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, độ mở thấp của quy t c xuất xứ của hai hiệp định này cộng với hạn chế về năng lực thực thi của các doanh nghiệp, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tận dụng hiệu quả độ mở của các quy t c xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã k kết của Việt Nam, đó là: Thứ nhất, Chính phủ xây dựng kênh truyền thông và chương trình quốc gia nhằm nâng cao hiểu biết về cơ chế đối ứng giữa ưu đãi thuế quan và tuân thủ quy tắc xuất xứ ưu đãi của các Hiệp định FTA thế hệ mới 155
  12. Kênh truyền thông và chương trình quốc gia được thiết kế bao gồm nội dung quan trọng như: xây dựng chiến lược thực thi Hiệp định FTA, lộ trình xúc tiến FTA minh bạch, chi tiết. Bên cạnh đó, Nhà nước c ng cần xây dựng bộ máy chuyên trách để quản lý, thực thi các FTA, đồng thời tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tận dụng ưu đãi t các FTA. Chính phủ nên thành lập Uỷ ban quốc gia về thực thi các Hiệp định thương mại tự do. Hiện nay, Bộ Công Thương, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam c ng như một số tổ chức quốc tế đang t ch cực đóng góp vào tiến trình thực thi các FTA của Việt Nam, vì vậy đây c ng ch nh là những thành viên nòng cốt của Uỷ ban quốc gia về thực thi của Hiệp định tự do hoá thương mại. Thành viên của Uỷ ban này cần có thêm các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng c ng như doanh nghiệp. Thứ hai, nâng cao hiểu biết và năng lực thực thi quy tắc xuất xứ ưu đãi FTA cho cộng đồng doanh nghiệp. Bản chất của việc tận dụng ưu đãi thuế quan t các Hiệp định FTA thế hệ mới là đáp ứng đầy đủ quy t c xuất xứ ưu đãi, tuân thủ các quy định k thuật và hành ch nh để hàng hoá đạt xuất xứ ưu đãi. Vì vậy, Ch nh phủ cần đẩy mạnh tuyên truyền để doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của quy t c xuất xứ. Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp c ng cần thay đổi về cách thức kinh doanh như tìm nguồn cung về nguyên vật liệu, bán thành phẩm mới, tận dụng nguồn nguyên liệu t các nước nằm trong FTA để gia tăng hàm lượng giá trị nội khối của hàng hóa, t đó đạt được xuất xứ ưu đãi và hưởng thuế quan ưu đãi t FTA. Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả độ mở quy tắc xuất xứ ưu đãi từ các Hiệp định FTA thế hệ mới Cách thức tiếp cận thông tin thuận tiện nhất cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hiện nay ch nh là qua các cổng thông tin điện t . Ch nh phủ Việt Nam nên xây dựng và phát triển cổng thông tin quốc gia về các Hiệp định FTA nói chung và Hiệp định FTA thế hệ mới. Đồng thời cơ quan chuyên trách định kỳ rà soát hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin điện t dựa trên kiến đóng góp của doanh nghiệp để thiết kế giao diện cổng thông tin điện t đơn giản, dễ s dụng mà vẫn cung cấp đầy đủ thông tin và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Các cơ quan được Ch nh phủ giao nhiệm vụ thực thi các quy t c xuất xứ ưu đãi của Hiệp định FTA thế hệ mới cần nghiên cứu phát triển các trang web, phần mềm dễ truy cập, s dụng để giúp doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng đáp ứng độ mở quy t c xuất xứ theo cam kết trong t ng Hiệp định FTA. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu và thực hiện cấp C/O điện t nhằm giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, thời gian, t đó tận dụng tốt nhất cơ hội xuất khẩu. Kết luận Bài viết đã phân t ch toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về độ mở quy t c xuất xứ ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do nói chung và Hiệp định thế hệ mới nói riêng. Hiện nay, sự gia tăng các Hiệp định FTA thế hệ mới của Việt Nam đặt ra vấn đề là làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam vận dụng hiệu quả quy t c xuất xứ ưu đãi nhằm gia tăng giá trị 156
  13. xuất khẩu của hàng hóa có xuất xứ sang thị trường các nước thành viên FTA và tận dụng được cơ chế ưu đãi đặc biệt. Bài viết hy vọng những đề xuất sẽ góp phần cải thiện mức độ tận dụng hiệu quả độ mở của các quy t c xuất xứ ưu đãi, đặc biệt nâng cao hiểu biết c ng như k năng vượt qua hàng rào k thuật của quy t c xuất xứ ưu đãi trong các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã k kết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2018. 2. Patricia Augier, Michael Gasiorek and Charles Lai-Tong, Rules of origin, truy cập ngày 3/6/2016. 3. 4. 5. CÁC BIỆN PHÁP PHÕNG VỆ THƢƠNG MẠI TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ths. Phạm Thị Hồng Mỵ Trƣờng Đại học Sài Gòn Tóm lược: Bài viết sẽ phân tích quy định của các biện pháp phòng vệ thương mại trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA, VKFTA và những tác động của các biện pháp này đối với Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Phòng vệ thương mại; hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; CPTPP, EVFTA, VKFTA. 1. Đặt vấn đề Để duy trì một môi trường tự do hóa thương mại giữa các quốc gia một cách công bằng thì mỗi một quốc gia đều trang bị công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ nền sản xuất trong nước của mình trước các hành vi làm tổn hại. Các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đã ra đời để thực hiện nhiệm vụ đó và được chia làm 03 nhóm biện pháp chính là (i) biện pháp chống bán phá giá, (ii) biện pháp chống trợ cấp và (iii) biện pháp tự vệ thương mại. Theo Cục Phòng vệ Thương mại (2019), các biện pháp PVTM hiện nay được xem là một phần quan trọng trong ch nh sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia, bởi mục 157