Doanh nghiệp nông nghiệp và vai trò đối với sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam

pdf 14 trang Gia Huy 2460
Bạn đang xem tài liệu "Doanh nghiệp nông nghiệp và vai trò đối với sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdoanh_nghiep_nong_nghiep_va_vai_tro_doi_voi_su_phat_trien_be.pdf

Nội dung text: Doanh nghiệp nông nghiệp và vai trò đối với sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam

  1. DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM AGRICULTURAL ENTERPRISES AND THE ROLE FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIETNAM AGRICULTURE PGS, TS. Phương Kỳ Sơn Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Những doanh nghiệp nông nghiệp hay nông lâm thủy sản (Gọi tắt là DN NgN, hoặc DN NLTS) ở Việt Nam hiện nay gồm rất nhiều loại hình khác nhau, rất đa dạng và phức tạp. Đó là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có quy mô khác nhau, nhưng đều đầu tư và hoạt động một phần hoặc toàn bộ trong các lĩnh vực Nông, Lâm, Thủy sản. Hiện nay số lượng các doanh nghiệp NLTS ở nước ta còn ít ỏi, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp còn ít mặn mà trong việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nguyên nhân của thực trạng này là do việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn lợi nhuận thấp, rủi ro nhiều. Sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp lại chịu rủi ro kép: rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và rủi ro do thị trường nông sản bấp bênh. Trong khi sự hỗ trợ của nhà nước và các chính sách bảo hiểm chưa đảm bảo cho nhà đầu tư thấy được cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn so với các ngành khác. Bài viết bước đầu nghiên cứu, phân tích về các khó khăn và vai trò của các doanh nghiệp nông nghiệp đối với việc giảm thiểu và khắc phục những khó khăn trong nông nghiệp, nhằm thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường toàn cầu. Từ khóa: doanh nghiệp nông nghiệp, phát triển bền vững, nông nghiệp Việt Nam. Abstract The agricultural or agro-forestry-fishery enterprises (referred to as AE, or AFF businesses) in Vietnam today include a wide range of different, diverse and complex types. These are enterprises of all economic sectors with different scales, but all invest and operate in part or all in the fields of Agriculture, Forestry, Fisheries. Currently, the number of AFF enterprises in our country is small, most of them are small businesses and less interested in investing in the agricultural sector. The causes of this situation is investing in agriculture and rural areas has low profit and high risk. Manufacturing business in agriculture has to suffer double risk: natural disasters, epidemics and unstable agricultural market. While State support and insurance policies haven’t made the investors clear about the opportunities to invest in agriculture and rural areas in comparison with other sectors. The article initially researches, analyzes the difficulties and the role of agricultural enterprises in minimizing and overcoming difficulties in agriculture to promote Vietnam's agricultural sustainable development in the challenges of climate change and global environmental pollution. Key words: The agricultural, sustainable development, Vietnam's agricultural 879
  2. NỘI DUNG: 1. Những khó khăn, hạn chế của nông nghiệp Việt Nam hiện nay 1.1. Những khó khăn, hạn chế do nguyên nhân khách quan. 1.1.1. Những khó khăn, rủi ro do thời tiết, mùa vụ. Đây là nguyên nhân chính gây ra rủi ro về giá cả của sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp nói chung trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ, cho nên thường chụi nhiều rủi ro hơn nhiều so với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc thiên nhiên, mùa vụ nhiều hơn so với các nước khác. Cho nên nông nghiệp nói chung thường rất hay gặp rủi ro về giá cả. Điệp khúc “được mùa rớt giá, được giá thì không còn gì để bán” lặp đị lặp lặp lại, năm này qua năm khác ở Việt Nam, và chưa có hy vọng nhìn thấy hồi kết thúc. Đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta như gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, tôm, cá tra và nhất là các loại rau, quả đều đã, đang và sẽ còn phải chịu hậu quả nặng nề của tình trạng rớt giá. Khối lượng xuất khẩu ngày càng tăng, nhưng kim nghạch XK lại có chiều hướng giảm. 1.1.2. Những khó khăn, rủi ro do thiên tai. Việt Nam thường phải chịu hậu quả thiên tai nặng nề hơn so với các nước khác, bởi vì: Một là, nước ta ở vùng khí hiệt nhiệt đới, gió mùa, lại có bờ biển dài, cho nên thường phải chịu nhiều cơn bão, lũ và bão, lũ mạnh hơn, phức tạp hơn, khó dự báo hơn so với các nước khác Hai là, nước ta có địa hình rất phức tạp, nên cũng thường chụi ảnh hưởng nặng nề của hạn hán, gió nóng khốc liệt, đặc biệt là miền trung, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc Ba là, với khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm , cho nên nông nghiệp nước ta cũng thường phải chịu ảnh hưởng của sâu, bệnh rất nặng nề. “Về thiệt hại do thiên tai, theo đánh giá của WB, Việt Nam là nước có tỷ lệ thiệt hại về người (đứng thứ 22) trên thế giới, bình quân hàng năm số người chết do thiên tai vào khoảng 750 người/năm; thiệt hại kinh tế bình quân vào khoảng gần 1% GDP/năm (40.000 tỷ đồng theo giá so sánh 2014)” [14. Mất gần 1% GDP mỗi năm vì thiên tai: Giải pháp tài chính nào ứng phó? - - 16/11/2016]. Trong năm 2016, ngành nông nghiệp lại càng gặp nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ hơn bao giờ hết. Cho nên, “Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, chỉ đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung” [8. GDP cả nước năm 2016 tăng 6,21% - - 28/12/2016]. “Năm 2016 kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động. Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt chỉ tiêu đề ra; ngành nông – lâm – thuỷ sản gặp khó vì thiên tai, hại hán; Theo đó, năm 2016, Việt Nam đã mất gần 1% GDP (khoảng 1,7 tỷ USD) bởi thiên tai, hạn hán. Trong đó, nhóm ngành nông – lâm – thuỷ sản chịu tác động mạnh mẽ nhất với 6 tháng đầu năm tăng trưởng âm.” [17. Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2016 - - 31/12/2016] 1.1.3. Đặc biệt, nước ta còn là một trong 10 nước chụi ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều đó làm cho hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng cao hơn bao giờ hết. Trong vài năm gần đây “ kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Rét đậm, rét 880
  3. hại ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng hạn hán tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ và sự cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân.”[ 25. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 - ]. “Những thống kê cho thấy trong vòng 1 thập kỷ gần đây, số lượng các cơn bão mạnh và siêu bão hoạt động trên Biển Đông tăng 1,5 lần so với thập kỷ trước, số lượng cơn bão mạnh ảnh hưởng đến Việt Nam tăng khá nhiều và gây nên thiệt hại đáng kể trong những năm vừa qua. Hiện tượng thời tiết cực đoan khác như nắng nóng, rét đậm, rét hại, khô hạn đều có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và đây là thách thức đối với con người hiện tại và trong thập kỷ tới.” [18. Những hiện tượng thời tiết cực đoan đều có xu hướng gia tăng - - 31/07/2015]. Gần đây nhất là hiện tượng: Khác hẳn nhiều năm trước đây, năm nay lũ về muộn (tháng 11, 12) nhưng rất lớn và kéo dài nhiều đợt (lũ chồng lũ) ở miền Trung, làm nhiều người chết và hàng ngàn hec ta lúa, hoa màu bị mất trắng. Đặc biệt như ở Phú Yên, tôm hùm nuôi cũng chết hàng loạt do sốc vì nước lũ đổ về, ước tính thiệt hại lên đến cả trăm tỷ đồng (29. VTV1 - Chào buổi sáng - 30/12/2016) 1.1.4. Khó khăn do bảo hộ mậu dịch. Bảo hộ mậu dịch hay hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm nông nghiệp ở các nước nhập khẩu thường cao hơn, khắt khe hơn so với các sản phẩm khác. Trong những năm vừa qua, việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là vào các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, TQ ngày càng đạt được những thành tựu to lớn và không ngừng gia tăng. Nhưng mặt khác, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt với sự bảo hộ mậu dịch hay hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe, từ yêu cầu về chất lượng, mẫu mã , cho đến việc bị áp thuế chống bán phá giá , gây nhiều thiệt hại cho cả các doanh nghiệp xuất khẩu và cả nông dân Việt Nam. Trong khi đó các doanh nghiệp và cơ quan hữu quan của Việt Nam còn rất ít kinh nghiệm đối phó với tình trạng này. 1.2. Những khó khăn do nguyên nhân chủ quan 1.2.1. Năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam còn khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam còn thấp là do tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp rất lớn. “Trên 98% số doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số lao động bình quân làm việc trong một doanh nghiệp nông nghiệp là trên 40 người. Trên 90% số doanh nghiệp nông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng; 6,5% số doanh nghiệp có vốn từ 10 đến 50 tỷ đồng và trên 1% số doanh nghiệp có mức vốn trên 200 tỷ đồng. Vốn sản xuất kinh doanh tính bình quân cho 1 lao động trong các DN NgN là 200 triệu đồng, bằng gần ¼ số vốn bình quân cho 1 lao động trong các doanh nghiệp của tất cả các ngành kinh tế. Thông qua mức đầu tư vốn tại các DN NgN cho thấy, quy mô sản xuất của các DN NgN còn ở mức nhỏ bé so với nhu cầu thực tế và so với doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác. Quy mô vốn nhỏ sẽ khó khăn trong việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh và thị trường. [23. Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nông nghiệp - - 16/04/2012]. 881
  4. Chính vì vậy các DN Việt Nam cũng không thích ứng kịp sự thay đổi công nghệ, mà thường sử dụng công nghệ trình độ thấp và lạc hậu nhất là các DN NLTS. Do đó thường chụi nhiều rủi do khi công nghệ thay đổi, nhất là ngày càng tụt hậu về mặt công nghệ. Với việc sử dụng công nghệ trình độ thấp, lạc hậu như vậy các DN NLTS thường chụi nhiều rủi ro khi nhiều công nghệ mới ra đời. Điều đó làm cho năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp ngày càng tụt hậu, thua kém các ngành khác và đặc biệt là các nước khác Từ đó làm cho sức cạnh tranh của nông nghiệp cũng ngày càng thấp, thậm chí có nguy cơ thua ngay trên “sân nhà” Năng lực cạnh tranh thấp còn do việc chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu cho nông sản Việt Nam. “Mặc dù nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, nhưng có đến hơn 80% lượng nông sản của nước ta chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác Đây chính là bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh của các loại nông sản trên thị trường rất yếu và gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp. Thống kê của Cục Sở hữu công nghiệp cho thấy, hiện có đến hơn 80% hàng nông sản của ta được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Tương tự, ở trong nước, cũng có khoảng 80% sản phẩm nông sản được tiêu thụ mà không có nhãn hiệu.”[19. Nông sản Việt Nam: Nhiều nhưng thiếu thương hiệu - - 21/10/2016] Cũng vì năng lực cạnh tranh thấp và thiếu doanh nghiệp làm người “chủ trì cuộc chơi” mà nông nghiệp Việt Nam thường hay bị các thủ đoạn xấu của thương gia Trung Quốc gây thiệt hại nặng nề. “Từ trái thanh long đến cá tra quá lứa, heo mỡ thương lái Trung Quốc đều có những chiêu bài thu mua khiến thị trường nhiễu loạn. Các chuyên gia cảnh báo, rất “khó chơi với thị trường một người mua”, và nông dân cần tỉnh táo, nếu không sẽ “ôm” nhiều quả đắng”. [24. Thương lái Trung Quốc tung chiêu, nông dân lãnh đủ - - 18/08/2016]. Cần phải nói thêm rằng, hiện tượng này chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Trong khi bên cạnh là các nước Campuchia, Lào, Thái Lan thì không có tình trạng trên. 1.2.2. Thiếu liên kết trong sản xuất, kinh doanh, chưa tạo được chuỗi giá trị bền vững. Việc đáp ứng yêu cầu chất lượng nông sản sạch từ khâu nuôi trồng, để có nguồn nguyên liệu chế biến nhiều, chất lượng tốt và đồng đều đối với nông sản Việt Nam hiện còn rất khó khăn. Bởi thói quen canh tác lạc hậu của phần lớn nông dân chưa thay đổi. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa nông sản luôn là khâu yếu nhất, do thiếu sự liên kết giữa nông dân và DN thu mua, phân phối. Trong thực tế hiện nay, các DN xuất khẩu trong nước ít tổ chức mạng lưới phân phối chính thống, mà thường dựa vào mạng lưới thu mua của tư thương, dẫn tới việc giá nông sản trồi sụt bấp bênh. Đó là chưa kể, nông sản Việt Nam luôn có giá thấp hơn hàng cùng loại của các nước khác, do quá chú trọng về số lượng, nên bỏ qua điều rất quan trọng là xây dựng thương hiệu.[27. Vẫn là giấc mơ chuỗi giá trị nông sản - - 20/04/2016] 1.2.3. Cạnh tranh không lành mạnh. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thì ở nước nào cũng có, nhưng ở nước ta thì mức độ trầm trọng hơn rất nhiều. Các thủ đoạn hại nhau của các doanh nghiệp không chân chính rất tàn độc Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng kém chất lượng (nhất là thực phẩm bẩn) , diễn ra tràn lan và ngày càng gia tăng, chưa kiểm soát được. 882
  5. Tung tin thất thiệt cũng là một thủ đoạn gây rất nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp và nông dân, từ trái bưởi, thanh long, đến nước mắm và gần đây nhất là hoa ly Những điều đó gây rất nhiều bất lợi và rủi ro cho các doanh nghiệp NLTS và làm nản lòng các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước 1.2.4. Rủi ro do môi trường tâm lý, thị hiếu, khẩu vị xã hội: Việt Nam có nhiều vùng, miền, nhiều dân tộc, với khí hậu, phong tục tập quán khác nhau, làm cho môi trường tâm lý xã hội, thị hiếu, khẩu vị xã hội rất không đồng nhất. Nhất là thị hiếu, khẩu vị đối với các sản phẩm nông nghiệp Sự phát triển kinh tế và sự phân hóa xã hội, giàu nghèo cũng làm gia tăng tình trạng trên. Đây là một trong những khó khăn rất lớn, gây nhiều rủi ro cho kinh doanh trong nông nghiệp so với các ngành khác, mà các doanh nghiệp lại thường ít quan tâm về vấn đề này. 1.2.5. Khó khăn, rủi ro do thể chế: Thể chế kinh tế ở VN chưa thông thoáng, lại không ổn định, dễ thay đổi (đặc biệt do hiệu ứng “Tư duy nhiệm kỳ”). Hậu quả là: Quy hoạch thiếu ổn định; khó khăn trong tích tụ ruộng đất; hạ tầng cơ sở khó đảm bảo sản xuất, kinh doanh; chất lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn thấp; khó tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi; khó tiếp cận khoa học – công nghệ là những “nút thắt”, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp NLTS ở nước ta. Tại Hội thảo “Phát triển DN nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” 10/2016, do Phòng TM & CN VN (VCCI) phối hợp với Sở KH&ĐT tỉnh Thái Bình tổ chức cho thấy: Xu hướng đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, số lượng DN NgN vẫn nhỏ hơn 1% tổng số DN Việt Nam. Nguyên nhân là do: chính sách về bảo hiểm, tích tụ ruộng đất còn nhiều vướng mắc; thuế, nguồn vốn, ứng dụng KHCN còn nhiều hạn chế Đó là những “nút thắt” khiến các DN không mấy mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới gặp không ít khó khăn.(28. Vì sao ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp? - - 01/11/2016) Bảng 1 - Những khó khăn của các DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nguồn: Diễn đàn: “Đối thoại với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn”, do VCCI & Bộ NN & PTNT tổ chức 3/12/2016) 1 Khó khăn về đất đai 63% DN (46% rất KK) 2 Khó khăn về tiếp cận tín dụng 70% DN 3 Khó khăn về bảo hiểm 82,5% DN 4 Khó khăn về khoa học – công nghệ 77% DN Những điều đó còn làm cho các doanh nghiệp NLTS phải chịu chi phí phát sinh, chi phí tiêu cực, “bôi trơn” , nhiều hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác 1.2.6. Ngoài ra, nông nghiệp VN còn chịu rất nhiều rủi ro do ô nhiễm môi trường. Hiện tượng sông chết, hồ chết, đất chết ; sử dụng phân bón, thuốc BVTV quá liều , thức ăn chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia cầm sử dụng chất cấm ; phá rừng, xây 883
  6. thủy điện và nhiệt điện Đặc biệt, như vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Formosa Hà Tĩnh tháng 4/2016 vừa qua. Đó là những hiện tượng phổ biến và rất khó kiểm soát ở Việt Nam. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng nặng nề trước hết đến sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp. Và dĩ nhiên điều đó cũng gây vô vàn khó khăn, bất lợi và rủi ro bất ngờ, không thể lường trước cho các doanh nghiệp NLTS ở Việt Nam, làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 2. Các doanh nghiệp nông nghiệp và vai trò đối với sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam trước thách thức biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường toàn cầu 2.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (Gọi tắt là DN NgN, hoặc DN NLTS) ở Việt Nam hiện nay gồm rất nhiều loại hình khác nhau, rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên có thể phân loại một cách cơ bản, như sau: (1). Phân loại theo ngành, thì có: Các ND hoạt động trong các lĩnh vực Nông, Lâm, Thủy sản (Gọi tắt là các DN NLTS). Trong đó các DN hoạt động trong nông nghiệp, bao gồm các DN tham gia toàn bộ hay một phần vào sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm về lương thực, thực phẩm, dược liệu, rau, quả, hoa, cây cảnh , các sản phẩm cây công nghiệp, như: Cà phê, cao su, gỗ, bông, đay, cói, mía ; Các DN hoạt động trong lâm nghiệp, bao gồm các DN tham gia toàn bộ hay một phần vào sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm về lâm nghiệp, như: Trồng và bảo vệ rừng; Khai thác, chế biến các sản phẩm lâm sản ; Các DN hoạt động trong ngành thủy sản, bao gồm các DN tham gia toàn bộ hay một phần vào sản xuất, chế biến và phân phối các sản phẩm về thủy sản: tôm, cua, cá, ốc, ếch, ngao, sò , trai ngọc , rong biển (2). Phân loại theo thành phần kinh tế, bao gồm: DN Nhà nước; DN tư nhân; DN FDI (VD: Công ty Mía đường Việt – Đài Thanh Hóa). (3). Phân loại theo công đoạn kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp: Cung ứng vật tư đầu vào, như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi ; Sản xuất nông, lâm, thủy sản ; Thu mua, chế biến; Phân phối, bán hàng (trong nước), Xuất khẩu ; Hoặc DN tổng hợp, tham gia vào toàn bộ hoặc vài khâu của quá trình kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản (4). Phân loại theo quy mô, thì có: DN lớn, DN vừa và nhỏ Theo phân tích sau đây thì các DN NLTS ở Việt Nam chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. (5). Phân loại theo khu vực hoạt động, thì có các DN hoạt động trong các thành phố (Nông nghiệp thành phố); Các DN hoạt động ở các khu CN tập trung (Khu nông nghiệp công nghệ cao thí điểm của các tỉnh, thành phố); Các công ty có nhà máy và vùng nguyên liệu trực tiếp ở các địa phương (VD: Mía đường Lam Sơn, Việt – Đài); Các công ty gắn với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản ở các địa phương (VD: Các nhà máy chế biến thủy sản và gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, các nhà máy chè ở Tây Nguyên, hoặc trung du miền núi phía Bắc) Đặc thù của các doanh nghiệp NLTS ở Việt Nam là chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số các DN của cả nước, và chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ. Tại Diễn đàn “Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” do Ban Kinh tế Trung ương - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông 884
  7. thôn cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 8-9-2016, cho thấy rõ những đặc thù (Xem bảng 2), đồng thời cũng chính là những hạn chế của các DN NLTS Việt Nam. Bảng 2 – Đặc điểm của các DN NLTS ở Việt Nam (Nguồn: Diễn đàn “Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” do Ban Kinh tế Trung ương - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 8/9/2016. (Xem TLTK 21) và (25. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 - 1 Số DN NLTS / Tổng số các DN VN 3.844 DN NLTS / 420.251 DN VN năm 2014 (Chiếm < 1% tổng số các doanh nghiệp được điều tra) 2 Tổng số DN NLTS năm 2015 Giảm xuống chỉ còn 3.640 doanh nghiệp 3 Tổng số DN NLTS 9 tháng đầu năm Đạt 4.080 DN 2016 4 Số DN nhỏ và vừa Chiếm 96,53% tổng số doanh nghiệp NLTS 5 Số DN NLTS siêu nhỏ (Sử dụng 10 Chiếm ~ 50% tổng số DN NLTS lao động trở xuống) 6 Doanh nghiệp FDI Chỉ chiếm 3% trong tổng số DN NLTS ở VN 7 Tổng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế 30.419 tỷ đồng - Chiếm khoảng 5,4 - ngoài nhà nước của các DN NLTS 5,6% tổng vốn đầu tư cả nước năm 2014 8 Đóng góp của nông nghiệp năm 2014 2014, khoảng 17,7% GDP của cả nước; – 2015 - 2016 2015, khoảng 17%; và 2016, khoảng 16,32% 2.2. Vai trò của các doanh nghiệp nông nghiệp đối với những giải pháp khắc phục khó khăn của nông nghiệp Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Vai trò của các doanh nghiệp nông nghiệp đối với việc áp dụng kinh nghiệm của thế giới trong việc khắc phục rủi ro của nông nghiệp vào điều kiện Việt Nam hiện nay. Mặc dù là một quốc gia nông nghiệp, có truyền thống canh tác lâu đời, nhưng các công cụ và giải pháp phòng ngừa rủi ro trong nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn rất sơ khai. Trên thế giới đã có những chiến lược và giải pháp phổ biến nhằm phòng hộ rủi ro nông nghiệp một cách hiệu quả, nhưng việc áp dụng vào Việt Nam thì vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. (1). Bảo hiểm nông nghiệp. Các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới với năng lực tài chính, cơ sở dữ liệu về thời tiết, năng lực khoa học công nghệ để đánh giá và tư vấn đã cung cấp các gói sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp giúp cho nông dân và các doanh nghiệp tránh thiệt hại và khi bị thiệt hại thì sẽ được bảo hiểm bù đắp một phần quan trọng. Ở Việt Nam, Công ty Bảo Việt đã tiên phong cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho nông dân trồng lúa ở Vụ Bản Nam Định vào năm 885
  8. 1982. Tuy nhiên, đến năm 1983 thì sản phẩm này đã dừng lại. Hiện tại, ở Việt Nam có khá nhiều các công ty bảo hiểm nhưng tỷ lệ bảo hiểm nông nghiệp là rất thấp. Chính phủ cũng đang thử nghiệm chương trình hỗ trợ bảo hiểm cho nông nghiệp trong giai đoạn 2011- 2013. Mặc dù chương trình này lỗ nhưng Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh vẫn yêu cầu tiếp tục thí điểm chương trình. Lý do bảo hiểm chưa đem lại kết quả là do năng lực và kinh nghiệm lĩnh vực này chưa nhiều. Chúng ta nên mạnh dạn kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia. [22. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và chiến lược phòng hộ - - 20/04/2015] (2). Sử dụng thị trường phái sinh và hợp đồng tương lai. Thị trường tương lai các sản phẩm nông nghiệp đã phát triển mạnh từ lâu trên thế giới với các sản giao dịch hàng hóa quốc tế như LIFFE, LME (London), NYBOT, NYMEX CME (New York), TOCOM (Tokyo). Các loại nông sản giao dịch bao gồm xơ bông, gạo, đậu tương, coffee, đường, cao su Tham gia vào thị trường này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội ký được các hợp đồng có khối lượng và giá cả khi giao hàng hóa trong tương lai đã được xác định trước và từ đó giảm thiểu rủi ro khi có biến động giá. [22. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và chiến lược phòng hộ - - 20/04/2015] Ở Việt Nam, hiện cũng đã có Sở Giao dịch Cà Phê và hàng hóa Buôn Mê Thuột, nhưng đang hoạt động cầm chừng. Ngân hàng Techcombank, PG Bank, BIDV, Sacombank cũng tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm phòng ngừa rủi ro về giá cho các khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, để giao dịch thành công đòi hỏi cần nhiều kiến thức và kĩ năng do đó cũng hạn chế nhiều doanh nghiệp thuần túy trong nông nghiệp tham gia. Trong khi đó, một số doanh nghiệp như Intimex TP.HCM, Công ty Xuất nhập khẩu cà phê 2-9 (SIMEXCO) tại Đắk Lắk đã đào tạo, huấn luyện được một đội ngũ có khả năng tiếp cận thị trường thế giới nhanh nhạy và hiệu quả. [22. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và chiến lược phòng hộ - - 20/04/2015] (3). Sử dụng các công cụ, máy móc và nhà xưởng đa năng. Khi doanh nghiệp đầu tư máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng thì thông thường họ sẽ lựa chọn máy móc và thiết kế nhà xưởng với một mục đích nhắm tới cho một loại cây trồng hoặc vật nuôi nhất định nào đó. Tuy nhiên, để phòng chống rủi ro trong đầu tư tài sản cố định, một ý tưởng hay đó là doanh nghiệp nên lựa chọn các máy móc, thiết bị có thiết kế đa năng. Nhà xưởng cũng nên thiết kế linh hoạt, có thể chuyển đổi công năng sản xuất, chế biến khi cần thiết. Chẳng hạn, trên thế giới đã có một số loại máy có khả năng thu hoạch đa năng cho hoa hướng dương, lúa mỳ, gạo, và các loại cây cho hạt nhỏ khác [22. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và chiến lược phòng hộ - - 20/04/2015] (4). Chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm Việc đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư vào nông nghiệp giúp cho nông dân và doanh nghiệp ứng phó với sự thay đổi về cầu của các loại hàng hóa. Nguyên tắc này nếu kết hợp với các kỹ thuật thâm canh, xen canh giữa các loại cây trồng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thì sẽ đem lại một kết quả tốt cho ngành nông nghiệp. 886
  9. Sự đa dạng hóa đòi hỏi khả năng chuyển đổi nhanh về kĩ năng, về khoa học công nghệ. [22. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và chiến lược phòng hộ - - 20/04/2015] (5). Giải pháp nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp “sạch”, nông nghiệp hữu cơ - Đối với những sản phẩm chụi nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu không thuận lợi, hoặc khó khăn về đất đai (vùng ven thành phố), hoặc đòi hỏi chất lượng rất cao (SP xuất khẩu vào các thị trường khó tính) , thì nên áp dụng mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao: Sản xuất tập trung với nhà kính, nhà lưới, nhà màng , cùng những công nghệ cao, như: thủy canh, khí canh, tưới nhỏ giọt thích hợp. Trong trường hợp này phải hình thành được những trang trại lớn, hoặc tốt nhất là các doanh nghiệp, công ty , với sự hỗ trợ của Nhà nước cả về chính sách và tài chính, thì mới đủ sức đầu tư và thực hiện. - Tuy nhiên chúng ta không thể dựng nhà kính, nhà lưới trên tất cả các cánh đồng ở Việt Nam. Cho nên đối với những sản phẩm, cây, con có lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu nhiệt đới của nước ta thì phải phát huy những cách làm truyền thống, nhưng có bổ xung công nghệ thích hợp, hoặc công nghệ cao để khắc phục một số nhược điểm của nó Chẳng hạn, sử dụng máy móc trong làm đất, tưới tiêu, trồng, cấy, thu hoạch Và sử dụng công nghệ cao ở một số khâu như: sản xuất giống, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi hữu cơ, có chất lượng cao, được giám sát chặt chẽ và đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Trong trường hợp này thì có thể sản xuất chủ yếu bởi các hộ nông dân, nhưng vẫn cần có sự liên kết chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp vẫn phải đóng vai trò trung tâm của chuỗi thì mới đảm bảo chất lượng, khối lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. (6). Sự hỗ trợ từ chính phủ: Sự hỗ trợ về chính sách và “Các trợ cấp từ chính phủ là một phương cách cần thiết để giúp cho nông dân và những hộ nghèo có thu nhập thấp trong lĩnh vực nông nghiệp có một cuộc sống an toàn hơn. Mặc dù đây không phải là những biện pháp mang tính lâu dài”. [22. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và chiến lược phòng hộ - - 20/04/2015] Ở nước ta, ngoài các chính sách hỗ trợ thiên tai, trong những năm gần đây Nhà nước cũng đã có những chương trình, dự án hỗ trợ cho nông nghiệp khá hiệu quả. Chẳng hạn: - Trong “Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn” ở Gia Lai (IFAD) đã thực hiện tư vấn trong nước về các chuỗi giá trị trên cây trồng, vật nuôi như: chuỗi giá trị cà phê ở Đak Đoa, bắp tại Kông Chro, mía tại Kbang và bò Krông Pa mang lại nhiều kết quả thuận lợi. [2. Cách làm hay của dự án TNSP Gia Lai - - 24/11/2016]. Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn cũng đang được triển khai tích cực trên tất cả các tỉnh, thành và đem lại nhiều kết quả khả quan, thúc đẩy nông nghiệp nước ta phát triển thuận lợi hơn. - Dự án điểm bán hàng Việt Nam cố định: “Trong khuôn khổ Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014- 2020, Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Đề án giai đoạn 2014-2020 (thường trực là Bộ Công Thương) đã phê duyệt nhiệm vụ xây dựng thí điểm mô hình 887
  10. “Điểm bán hàng Việt Nam cố định” với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” cho 23 tỉnh, thành phố Ngoài những hỗ trợ về chính sách và một phần kinh phí từ nhà nước , có thể nói DN là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của Điểm bán hàng Việt Nam cố định. Bên cạnh kinh phí hỗ trợ từ nhà nước, DN đã dành một khoản kinh phí riêng để sửa sang cửa hàng, bổ sung hàng hóa, đàm phán trực tiếp với các nhà phân phối để giảm chi phí trung gian, phục vụ người tiêu dùng với giá hợp lý. Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng như hỗ trợ phát triển bền vững hàng hóa sản xuất trong nước, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai các hoạt động như tiếp tục hỗ trợ xây dựng chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam” trên các kênh truyền thông; đẩy mạnh Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc; chú trọng hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt Nam trên cả nước [7. Điểm bán hàng cố định: Tăng sức lan tỏa hàng Việt - - 01/01/2016] 2.2.2. Vai trò của doanh nghiệp đối với những giải pháp đặc thù của Việt Nam để khắc phục, giảm thiểu khó khăn trong kinh tế nông nghiệp. (7). Giải pháp xây dựng chuỗi giá trị nông sản đối với từng loại sản phẩm, cây, con cụ thể Đây có lẽ là giải pháp quan trọng nhất để khắc phục những khó khăn, rủi ro của nông nghiệp nước ta hiện nay. “Phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với phát triển vùng nguyên liệu, đi cùng với xây dựng hệ thống thị trường cung ứng và tiêu thụ, tạo nên các chuỗi giá trị có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế là một trong những nhiệm vụ của tái cấu trúc nền nông nghiệp nước ta theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác các lợi thế phát triển của từng địa phương gắn với liên kết vùng. Việc thúc đẩy sự liên kết này phải dựa trên các nguyên tắc liên kết chuỗi ngành hàng, từ giống, phân bón đến quy trình canh tác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, trong quy hoạch phát triển phải tính đến quy trình phát triển chuỗi ngành hàng được bố trí trên một không gian lãnh thổ nhất định.” [12. Liên kết chuỗi từ sản xuất đến chế biến - - 02/09/2013]. Hiện nay, với sự vào cuộc tích cực của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ công – thương và các bộ, ngành liên quan, trong nông nghiệp nước ta đã hình thành và phát triển được nhiều chuỗi liên kết giá trị cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điển hình là các mô hình như: Các chuỗi giá trị cafe ở Công Tum, Gia Lai, Đắc Lắc ; Chuỗi giá trị đối với sản phẩm dừa ở Bến Tre; Chuỗi giá trị đối với sản phẩm mía - đường của công ty mía – đường Lam Sơn và Việt – Đài ở Thanh Hóa; Chuỗi giá trị đối với sản phẩm sữa ở các tập đoàn Vinamilk, TH true Milk, công ty sữa Mộc Châu ; Hay “mô hình sản xuất tôm giống ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung; chuỗi giá trị của “lão nông triệu đô” Võ Quan Huy tự xây dựng riêng cho mình - từ chăn nuôi bò, nuôi tôm thịt đến trồng chuối xuất khẩu.[3. Cần có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ nông sản trong nước - - 19/12/2016]. Liên hiệp tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn Việt Nam (Thuộc Liên Minh HTX Việt Nam) đã tổ chức khai trương chuỗi siêu thị nông sản, thực phẩm an toàn Việt Nam ngày 9/11 tại Hà Nội. Trong năm 2016, xây dựng 6 – 7 siêu thị tại Hà Nội. Năm 2017 tới, sẽ triển khai xây dựng từ 50 đến 100 siêu thị tại Hà 888
  11. Nội, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc theo mô hình các trung tâm thu mua và phân phối nông sản an toàn Việt Nam, đồng thời tìm kiếm các thị trường nước ngoài để xuất khẩu các sản phẩm nông sản an toàn.[11. Khai trương chuỗi siêu thị nông sản, thực phẩm an toàn Việt Nam - - 09/11/2016]. Và gần đây nhất “Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT), tính đến nay, cả nước đã xây dựng được 557 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn của 62 tỉnh, TP. Cùng với cả nước, Hà Nội cũng tích cực triển khai mở rộng các mô hình cung ứng nông sản thực phẩm sạch theo chuỗi. Thống kê mới nhất, toàn TP đã xây dựng được 63 chuỗi cung cứng các mặt hàng rau, thịt, hoa quả, gạo trên địa bàn nhiều quận, huyện, thị xã. [10. Hà Nội có 63 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn - - 12-03-2017] Đặc biệt là sự xuất hiện mô hình “Liên kết độc đáo của Công ty chè Mỹ Lâm: Nông dân không mất đất, được trả lương”, ở Tuyên Quang. Do khó khăn về tích tụ ruộng đất, lãnh đạo công ty chè Mỹ Lâm đã sáng tạo ra một cách làm mới gọi là là “Tích tụ mềm”, khác với kiểu tích tụ “cơ học” từ trước đến nay, để xây dựng một mô hình sản xuất mới mang tính bền vững, nhưng vẫn thu về sản phẩm nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Với mô hình mới thì nhà máy và hộ nhận khoán liên kết theo cách tập trung và hưởng lương dựa trên sự phân công công việc hợp lý và gắn kết vì lợi ích chung mang tính bền vững. Ở đây, người nông dân vẫn là chủ thể trực tiếp quản lý và hưởng thành quả lao động của mình. Theo đó, mô hình mới hình thành nên các đội sản xuất, được phân công công việc và nhận lương theo các phần việc cụ thể. 100% san̉ phẩm thu hái được chuyển về nhà máy, không phát sinh quan hệ giá cả Mô hình mới được áp dụng thí điểm từ đầu năm 2016 có quy mô 2 tổ sản xuất, gồm 90 hộ nhận khoán với diêṇ tích 40ha chè. Hiệu quả thật bât́ ngờ. Mô hình mới đã tăng thu nhập của người dân trồng chè lên 30 - 40%. Trong khi, những người dân ngoài mô hình laị giảm thu nhập 20%. Về phía Cty, san̉ phẩm chè của mô hình sản xuất mới thu vê ̀ vượt trội về chất lượng , giảm chi phí thu hái 25%, giảm chi phi ́ thuốc trừ sâu 40%, mà lại nâng sản lượng lên 10%. Cách làm mới còn kiêm̉ soát được chất lượng sản phẩm, qua đó đảm bảo tăng giá sản phẩm, giữ gìn uy tín và thương hiệu. Mô hình này cũng xây dựng được tính minh bạch và cơ chế giám sát tập thể, cho phép ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; cân băng̀ lợi ích xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững về môi trường, người dân vẫn là chủ sở hữu của ruộng đất. Hơn nữa, mô hình sản xuất mới đã mang lại lợi ích và hội tụ đủ 4 nhà (hộ dân, kỹ thuật, doanh nghiệp và Nhà nước) Gâǹ 900 hộ nhận khoán, sở hữu hơn 400ha chè thuộc Cty đang đề nghị cho áp dụng cơ chế mới ngay lập tức trong năm 2017. [13. Liên kết độc đáo ở Công ty chè Mỹ Lâm: Nông dân không mất đất, được trả lương - - 19/10/2016]. Tuy nhiên, tất cả các mô hình trên đây chỉ mới là những thành tựu bước đầu. Cần phải làm cho việc xây dựng chuỗi giá trị trở thành phổ biến đối với phần lớn hoặc tất cả các sản phẩm nông nghiệp của nước ta thì mới có thể phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro của nông nghiệp nói chung, của các doanh nghiệp NLTS nói riêng. (8). Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) Để ứng phó với BĐKH, nước ta đang nỗ lực cơ cấu lại các ngành nghề trong nông nghiệp, tìm ra và phát triển những ngành nghề mới, cây, con mới (Giống lúa mới chụi 889
  12. hạn, chụi mặn , giống vịt sống được ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn ), giống café mới, giống tiêu mới hiệu quả cao (tiêu Bầu Mây, tiêu gié Vĩnh Linh ); phương thức canh tác mới (tôm, lúa kết hợp; nuôi tôm sinh thái; trồng café xen với trồng bơ hoặc mắc-ca, trồng gừng xen với đu đủ ). “Đặc biệt là việc tăng cường cải tạo và nuôi dưỡng rừng hàng năm sẽ giúp sinh khối rừng có thể tăng 5-10%/năm. Như vậy, bể hấp thụ cacbon đã tăng lên 5-10%. Cải tạo và nuôi dưỡng rừng cũng là biện pháp quản lý tốt tài nguyên đất rừng, đồng thời tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân miền núi, cải thiện đời sống dân sinh” (9. Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong nông nghiệp - - (TTXVN) - 27/02/2014) (9). Phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch là một hướng đi mới, rất có triển vọng ở Việt Nam. Từ khá lâu ở nước ta, có nhiều gia đình và doanh nghiệp đã biết phát triển các “Nhà vườn” du lịch ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh, miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long, các vườn hoa ở Đà Lạt, Hà Nội. Gần đây là những cánh đồng hoa cải ở Mộc Châu, hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Và gần đây nhất là cánh đồng hoa hướng dương ở Diễn Đàn – Nghệ An. (10). Phát triển các ngành nghề mới thay thế và các doanh nghiệp thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp chuyển sang Chẳng hạn, du lịch Tràng An, nông dân góp đất và được tham gia làm du lịch, có thu nhập ổn định; Phát triển các nhà máy may, da dày ở các huyện xa trung tâm (một mũi tên trúng hai đích) Đây là giải pháp cuối cùng, nhưng chắc chắn là một trong những giải pháp quan trọng nhất. Bởi vì chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi hoàn thành sẽ có hai hệ quả chủ yếu đối với nông nghiệp và nông dân. Một là chuyển phần lớn nông dân thành công nhân ở các khu công nghiệp hoặc nhân công trong các ngành dịch vụ. Và hai là, số ít nông dân còn lại cũng dần dần sẽ trở thành công nhân nông nghiệp trong các công ty, doanh nghiệp nông nghiệp, hoặc các trang trại lớn, làm việc với những máy móc nông nghiệp và các quy trình công nghệ nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Số nông dân làm việc trong các trang trại theo kiểu truyền thống vẫn còn, nhưng sẽ là rất ít. Kết luận: Trên đây là những khó khăn, rủi ro và giải pháp cơ bản để phòng ngừa, khắc phục rủi ro cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, như đã thấy, trong tất cả các giải pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho nông nghiệp Việt Nam, ngay cả trong các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, thì đều không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trong nông nghiệp, thậm chí là vai trò trung tâm, vai trò “đầu tàu”. Đặc biệt trong vấn đề nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng chuỗi giá trị nông sản, cùng liên kết “bốn nhà” , thì rõ ràng doanh nghiệp là nhân tố giữ vai trò “hạt nhân”, vai trò trung tâm, liên kết tất cả các khâu và các bên, các “nhà” một cách bền vững, nhằm xây dựng uy tín, thương hiệu nhờ đó mà giải quyết đầu ra, khâu yếu nhất của nông nghiệp Việt Nam, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam. Trong diễn đàn “Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng Nông thôn mới” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 22/10/2015 tại Hà Nội, cũng đã: “ xác định rõ vai trò của từng chủ thể; trong đó, Chính phủ và Nhà nước 890
  13. đóng vai trò hỗ trợ, doanh nhân đóng vai trò dẫn dắt, doanh nghiệp là trung tâm, nhà khoa học là đồng hành, nông dân là chủ thể” [20. Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới - - 22/10/2015] Trong hội nghị của nhóm công tác thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 19/2/2016 tại Hà Nội, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ: trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nông nghiệp phải tái cơ cấu, thay đổi cách thức và đổi mới, hướng đến nền nông nghiệp cạnh tranh quốc tế Để làm được điều này không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển chính là hỗ trợ cho nông dân. Bộ trưởng khẳng định, “phát triển doanh nghiệp là then chốt, là nòng cốt trong thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp” [5. Doanh nghiệp ít đầu tư vào nông nghiệp vì “kẹt” ở chính sách - - 20/02/2016] Và gần đây nhất, đại diện Ngân hàng NN, Phó Thống đốc Đào Minh Tú, cho biết: “Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo những dự án nào thuộc đối tượng hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao sẽ được quan tâm đặc biệt để hỗ trợ ưu tiên về mặt lãi suất lâu dài Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai thực hiện gói tín dụng 60 nghìn tỷ đồng hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực này ” [1. Các dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên sẽ được ưu đãi lãi suất dài hạn - - 7/2/2017] Hi vọng rằng, với sự tham gia ngày càng tích cực và đông đảo hơn của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp lớn thì ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ khởi sắc, giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro và hạn chế cố hữu của mình, để tiến tới một nền nông nghiệp hiện đại dựa trên những thế mạnh sẵn có về tài nguyên, thiên nhiên, lao động, và quan trọng nhất là dựa vào những tiến bộ khoa học công nghệ về giống, năng suất, chất lượng và mô hình quản lý hiện đại, trong đó có một vấn đề đặc biệt quan trọng là việc quản trị rủi ro một cách hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Các dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên sẽ được ưu đãi lãi suất dài hạn - - 7/2/2017 2. Cách làm hay của dự án TNSP Gia Lai - (Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn Gia Lai) - 24/11/2016 3. Cần có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ nông sản trong nước - - 19/12/2016 4. Chưa đến 1% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - - 03/12/2016 5. Doanh nghiệp ít đầu tư vào nông nghiệp vì “kẹt” ở chính sách - - 20/02/2016 6. Đất đai, tín dụng “cản” doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - - 03/12/2016 891
  14. 7. Điểm bán hàng cố định: Tăng sức lan tỏa hàng Việt - - 01/01/2016 8. GDP cả nước năm 2016 tăng 6,21% - - 28/12/2016 9. Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu trong nông nghiệp - - (TTXVN) - 27/02/2014 10. Hà Nội có 63 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn - - 12-03-2017 11. Khai trương chuỗi siêu thị nông sản, thực phẩm an toàn Việt Nam - - 09/11/2016 12. Liên kết chuỗi từ sản xuất đến chế biến - - 02/09/2013 13. Liên kết độc đáo ở Công ty chè Mỹ Lâm: Nông dân không mất đất, được trả lương - - 19/10/2016 14. Mất gần 1% GDP mỗi năm vì thiên tai: Giải pháp tài chính nào ứng phó? - - 16/11/2016 15. Luật số 45/2013/QH13 của Quốc hội: Luật đất đai - 16. Nghiên cứu chuỗi giá trị cà phê của huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum - - 08/12/2016 17. Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2016 - - 31/12/2016 18. Những hiện tượng thời tiết cực đoan đều có xu hướng gia tăng - - 31/07/2015 19. Nông sản Việt Nam: Nhiều nhưng thiếu thương hiệu - - 21/10/2016 20. Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới - - 22/10/2015 21. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới - - 08/09/2016 22. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và chiến lược phòng hộ - - 20/04/2015 23. Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nông nghiệp - - 16/04/2012 24. Thương lái Trung Quốc tung chiêu, nông dân lãnh đủ - - 18/08/2016 25. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 - 26. Tổng quan 5 năm (2010-2015) doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - (Cổng TTĐT Bộ NN&PTNT) - 10/11/2016 27. Vẫn là giấc mơ chuỗi giá trị nông sản - - 20/04/2016 28. Vì sao ít doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp? - - 01/11/2016 29. VTV1 - Chào buổi sáng - 30/12/2016 892