Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam năm 2018: Không ít khó khăn nhưng nhiều hy vọng

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2090
Bạn đang xem tài liệu "Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam năm 2018: Không ít khó khăn nhưng nhiều hy vọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdoanh_nghiep_tu_nhan_viet_nam_nam_2018_khong_it_kho_khan_nhu.pdf

Nội dung text: Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam năm 2018: Không ít khó khăn nhưng nhiều hy vọng

  1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM NĂM 2018: KHÔNG ÍT KHÓ KHĂN NHƯNG NHIỀU HY VỌNG ThS. Lê Quốc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Lê Thị Trâm Anh Đại học New South Wales, Australia Tóm tắt Một trong các nhân tố chính tạo ra thành tựu phát triển ấn tượng năm 2017 của Việt Nam, là vài năm qua Chính phủ đã phát huy vai trò kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN). Nhờ đó hệ thống DN quốc gia phát triển, các lợi thế trong kinh doanh của DN được khai thác, vai trò của DN tư nhân (DNTN) được phát huy nhờ lực đẩy cải cách thể chế. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh của DN năm 2018 còn nhiều khó khăn, nhất là với khu vực DNTN vốn còn yếu kém về nhiều mặt. Song với các thay đổi lớn trong nhận thức, về quyết tâm chính trị, về hành động, cùng tốc độ phát triển cao đang có, dư địa phát triển lớn, sẽ có nhiều hướng phát triển đầy hứa hẹn của khu vực DNTN. Nếu Nhà nước đưa được Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII (NQTƯ 5) đi sâu vào cuộc sống, xuyên suốt được từ trung ương tới cơ sở, lắng nghe và giải quyết thỏa đáng các ý kiến từ DN, đổi mới các hiệp hội DN, hạ thấp từng bước lãi vay thì DNTN năm 2018 sẽ có nhiều bước phát triển mạnh cả về lượng và chất, đem lại đóng góp cao và nhiều hơn cho sự phát triển chung của đất nước. Từ khóa: DNTN, hiệp hội, lãi vay Rất cần xem xét lại khu vực DNTN ở nƣớc ta Đến 7 giờ 52 phút ngày 24/02/2018, Đồng hồ nợ công toàn cầu trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Mỹ đã vượt 15.991 tỷ USD tương đương 93,6% GDP, tạo ra mức nợ công bình quân đầu người trên 50.093 USD. Cũng vào thời điểm đó, các trị số tương ứng của Nhật Bản là 12.042 tỷ USD; 261,0% GDP và 96.476 USD. Những món nợ khổng lồ, có tỷ trọng rất cao trên quy mô GDP dẫn đến mức nợ bình quân đầu người lớn có thể khiến: nhiều người lo ngại cho tương lai của các nền kinh tế này. Tuy nhiên, với những chuyên gia kinh tế, những số liệu trên tất nhiên là không tốt, nhưng chỉ là con “ngáo ộp” mà không thể đe dọa được các nền kinh tế đó. Có nhiều cơ sở để biện minh cho kết luận này, mà một trong các cơ sở chính là: hai nước này có nền kinh tế thị trường 197
  2. phát triển, hệ thống DN quốc gia bề thế, hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, khu vực DNTN đã rất phát triển, giữ vai trò là trung tâm của nền kinh tế, là động lực tăng trưởng chính, bao quát và đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước. Từ thực tiễn đó, thiết nghĩ rất nên xem xét lại khu vực DNTN ở nước ta, bởi ngay trên góc độ quản lý vĩ mô, khu vực này vẫn chưa chính thức được xem là một thành tố độc lập của nền kinh tế, mà phải “ẩn” trong khu vực kinh tế tư nhân (KTTN). Chính sự phát triển dưới mức cần có của nó là một trong các nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế nước ta từng liên tục tăng trưởng cao, trong thời gian dài, mà vẫn không bền vững. Để đưa ra được chiến lược phát triển mới, phù hợp, cần thiết cho khu vực DNTN, cần xem xét, hệ thống lại kiến thức có liên quan, để làm mới nhận thức, chỉ ra các thay đổi, ứng xử cần thiết. Xem xét lại thực trạng, đóng góp và xu thế phát triển của nó, để kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển cho khu vực DN này, mà thiết thực nhất là cho ngay thời điểm năm 2018. Bắt đầu từ thành công trên mong đợi của năm 2017 Hoàn toàn có thể kh ng định: những thành tựu nền kinh tế Việt Nam đạt được trong năm 2017 là ấn tượng. Lần đầu tiên sau nhiều năm, nước ta hoàn thành toàn bộ 13/13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội, trong đó 5/13 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức, tăng trưởng GDP đạt 6,81% cao nhất trong 10 năm qua. Trong bối cảnh năm 2017, phát triển kinh tế-xã hội của nước ta gặp nhiều bất lợi, như: (i) Hai niềm hy vọng lớn bị trục trặc, khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), khả năng thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) bị đặt dấu hỏi khi quan hệ Việt-Đức trở nên căng th ng, tạo ra bất ổn định hướng phát triển; (ii) Xu thế bảo hộ mậu dịch trỗi dậy ở Mỹ, và một vài nước EU, đe dọa nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA); căng th ng trên bán đảo Triều Tiên tác động đến hai đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, sự cố Samsung Galaxy Note 7 qua độ mở lớn tác động mạnh đến nền kinh tế; (iii) Nền kinh tế Việt Nam có chu kỳ 10 năm, đáy tăng trưởng thường rơi vào các năm đuôi 9, như 1979, 1999, 2009, nên sau đỉnh tăng trưởng 6,68% năm 2015, nền kinh tế thường theo đà đi xuống, như theo quy luật; (iv) Tăng trưởng các tháng đầu năm 2017 không như kỳ vọng, mức tăng GDP quý I năm 2017 chỉ còn 5,10% thấp hơn mức 5,48% của quý I năm 2016, và thấp hơn nhiều mức 6,12% cùng kỳ năm 2015; (v) Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu, khu vực công nghiệp và xây dựng khó khăn, ngành khai khoáng sút giảm mạnh, các ngành dệt may, da giày bị tổn thương sau “bước hẫng TPP” Do đó, 198
  3. thành quả năm 2017 là vượt trên mong đợi, đó là kết quả của 3-4 năm liên tục đổi mới và hoàn thiện thể chế, là quả ngọt mà Chính phủ kiến tạo dày công tạo dựng trong 2-3 năm qua. Mặt khác, đó là: nền móng mới, là xuất phát điểm mới cho nền kinh tế, là tiền đề tốt cho quá trình phát triển trong những năm tới, mà nhất là năm 2018. Nhân tố trực tiếp tạo ra thành tựu đó là công sức lao động cần mẫn, cống hiến của người lao động, với đóng góp chủ đạo là của cộng đồng DN trong suốt những năm qua. Nhân tố tạo đột phá: sự phát triển của hệ thống DN Việt Năm 2017, nền kinh tế còn tăng trưởng theo chiều rộng của nước ta bị tác động mạnh, khi ngành khai khoáng giảm 7,10%, mức giảm sâu nhất từ năm 2011, do sản lượng dầu thô và than khai thác đều giảm. Phần thu từ thuế xuất nhập khẩu thường chiếm khoảng 6% GDP bị ảnh hưởng bởi lộ trình giảm thuế theo các FTA, nhưng mức tăng trưởng vẫn cao chủ yếu là nhờ khu vực DN có sự phát triển mạnh. Trong năm cả nước có 126.859 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 1.295.900 tỷ đồng, tăng 15,2% về số DN và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016. Nếu tính cả 1.869.300 tỷ đồng của hơn 35.200 lượt DN thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2017 là 3.165.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 26.448 DN quay trở lại hoạt động, nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm lên 153.300 DN. Tuy rằng chưa có nhiều thay đổi về chất trong phát triển DN, song đến hết năm 2017, hệ thống DN Việt đã có khoảng 1.171.000 DN còn đăng ký thành lập, trong đó có 673.000 DN đang hoạt động [1], phần đóng góp vào GDP tăng dần, đến năm 2016 đã vượt 58,5% GDP [2]. Các chuyển dịch về cơ cấu còn làm cho vị thế của DN trong đóng góp cho tăng trưởng càng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Năm 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 15,34% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 33,34%; khu vực dịch vụ đóng góp 41,32%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm góp 10,00%. Trong khi cơ cấu tương ứng của năm 2016 là: 16,32%; 32,72%; 40,92% và 10,04%. Như vậy, trong năm 2017, phần của khu vực công nghiệp và xây dựng - nơi chủ yếu hoạt động kinh tế được tiến hành trong các DN, tăng mạnh. Còn phần của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản - nơi thưa thớt DN, thậm chí có nhiều DN tháo chạy khỏi khu vực, giảm sút. Đặc biệt, trong năm 2017, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng 14,40% - là mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, chính là nơi hoạt động kinh doanh chủ yếu là DN và có số DN thành lập mới tăng thêm đến 9,4%. 199
  4. Bí quyết đột phá: lợi thế của DN trong kinh doanh đƣợc khai thác Đột phá trong đóng góp của khu vực DN góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng cho năm 2017 có được là nhờ các lợi thế vượt trội của DN trong kinh doanh được khai thác. Bởi kinh doanh hàng hóa và dịch vụ là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội, là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người. Song hoạt động đó không được tiến hành ồ ạt mọi nơi mọi lúc, mà được tổ chức trong từng đơn vị, trong đó DN là đơn vị đăc biệt. Mỗi DN thường được ví là một “tế bào” của nền kinh tế xã hội, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, đây là loại hình tổ chức kinh doanh ưu việt, vì cho phép: (i) Tập hợp các lao động chất lượng chưa cao thành một tập thể hoạt động chung, cho phép từng người phát huy sở trường, cùng thực hiện các ý tưởng kinh doanh chất lượng; (ii) Hội tụ các nguồn vốn nhàn rỗi hoặc sử dụng chưa hiệu quả, để sử dụng cho mục đích tập trung, lâu dài, hiệu quả cao hơn, theo hướng nhiều bên cùng có lợi; (iii) Đưa công nghệ sản xuất tiên tiến tới số đông, áp dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ, hòa nhập và thích ứng cao với các xu thế phát triển, kể cả với cách mạng công nghiệp; (iv) Tích hợp nhanh và nhiều các tiện ích mới vào sản phẩm nên vừa góp phần tạo ra “cầu” mới cho thị trường, vừa tác động tương hỗ, tạo ngoại ứng phát triển cho các DN khác. Nhờ đó, mức khuếch trương giá trị, tạo ngoại ứng tích cực và hiệu quả sử dụng các nguồn lực, công nghệ của DN cao hơn các hình thức tư nhân, cá thể, tổ hợp, hợp tác xã. Vì thế, khi tăng số lượng DN hoạt động từ 442.000 năm 2015 lên 673.000 năm 2017, nước ta đã "DN hóa" thêm vài chục vạn chủ thể kinh tế khác. Riêng năm 2017 đã chuyển thêm gần 1,2 triệu lao động, và hơn 3 triệu tỷ đồng vào hoạt động DN, khuếch trương đáng kể hiệu quả của chúng, tạo ra thành tựu ấn tượng. Song hiệu quả này ở nước ta còn cao hơn, nhờ sự phát triển của DN Việt năm 2017 chủ yếu thuộc về khu vực DNTN. Vai trò của DNTN từng bƣớc đƣợc thể hiện Trong ba khu vực DN của hệ thống DN quốc gia, khu vực DNTN có vai trò đặc biệt quan trọng. Khu vực DN nhà nước (DNNN) do phải tập trung vào việc tạo ra các giá trị công ích, tạo ngoại ứng tích cực, tức cần tạo ra cả hiệu quả xã hội, nên hiệu quả kinh tế khó cao. Trong khi khu vực DN FDI tuy có tạo ra tác động lan tỏa, nhưng vì lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài là chính, và cũng không nước nào phát triển cậy nhờ hoàn toàn vào FDI. Còn khu vực DNTN là nơi thiết thực nhất của nền kinh tế, bao gồm tất cả DN nội mà quyền chi phối DN không thuộc về nhà nước. Khu vực DNTN ở nước ta: (i) Hiện chiếm 96,7% số 200
  5. DN của cả nước, cung cấp phần lớn việc làm mới có chất lượng cho lao động, từ vừa được đào tạo, vừa tăng lên, đến số bị giảm biên chế do tinh giản bộ máy, cổ phần hóa DNNN, hoặc chuyển đổi từ nông thôn; (ii) Cho phép khai thác tối đa các khả năng, tạo thành các đơn vị kinh doanh sát thực, đáp ứng mọi nhu cầu, nên mỗi đơn vị vốn bổ sung vào khu vực này đang tạo ra doanh thu nhiều gấp 3 lần so với DNNN [3]; (iii) Đa phần DNTN có quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ, tận dụng điều kiện tại chỗ, nên tạo thêm việc làm với chi phí ban đầu nhỏ, rất thích hợp với nước ta, nơi dân cư có tích lũy kinh tế chưa nhiều; (iv) Mức năng động và linh hoạt trong kinh doanh cao, do cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh, giúp hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của KTTN cao hơn tới 1,9 lần khu vực kinh tế nhà nước; (v) Thái độ trách nhiệm cao, rõ ràng, nên tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh; có ý thức cao trong việc bảo vệ nguồn lực phát triển. Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, nên số DN nội thành lập mới và quay trở lại hoạt động gần 100% là DNTN. Nhờ đó, vị thế của DNTN ngày càng cao, đến tháng 09/2017, chiếm 96,7% số DN đang hoạt động, thu hút 39% vốn đầu tư xã hội, cung cấp 11,9% việc làm [4]. Đây là thành tố chính giúp KTTN sản xuất ra 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận chuyển của cả nước [5]. Lực đẩy giúp DNTN phát triển Quá trình phát triển của DNTN ở nước ta có nhiều thăng trầm, từ chỗ bị cấm đoán trong giai đoạn 1979-1986, đến sự phát triển èo uột trong giai đoạn 1987-2005, rồi phát triển ì ạch trong giai đoạn 2006-2014. Nguyên nhân cơ bản là sự ưu ái dành cho DNNN quá nhiều và chèn ép quá lớn từ DN này; sự níu kéo về kinh tế tập thể; sự trùng điệp của “rừng” điều kiện kinh doanh; sự phiền hà của các viên chức quản lý Tuy nhiên, từ khi nước ta phải tái cơ cấu nền kinh tế, cùng nguy cơ “sụp đổ tài khóa quốc gia”, tình hình nợ công, nợ nước ngoài, nợ xấu, ngân sách luôn căng th ng, sức ép từ các định chế tài chính quốc tế, cùng đòi hỏi hội nhập đã buộc nước ta phải xem xét lại các DNNN làm ăn kém hiệu quả, các tổ chức kinh tế tập thể mù mờ, lẫn chiến lược thu hút FDI. Do đó trong 3 năm vừa qua, DNTN ở nước ta đã có sự tăng tốc phát triển, nhờ những đổi mới quan trọng trong Luật DN 2014, Luật Đầu tư Tuy nhiên, từ năm 2017, sau năm Đổi mới thể chế 2015, năm Khởi nghiệp 2016, DNTN mới có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là khi công cuộc chống “giặc nội xâm” được đẩy mạnh. Bước 201
  6. ngoặt lớn nhất là ngày 10/5/2017, Đảng ra NQTƯ 5 về phát triển KTTN; và sau đó ngày 12/6/2017 Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV). Việc triển khai nghị quyết và vận dụng luật này, cùng việc Chính phủ chuyển mạnh sang kiến tạo, đồng hành cùng DN, biến 2017 thành năm “Giảm bớt chi phí cho DN” - đã tạo ra sinh khí mới cho nền kinh tế. Quan điểm: “Đặt DN vào vị trí trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia” của người đứng đầu Chính phủ, đã làm cho môi trường đầu tư, kinh doanh thay đổi vượt bậc. So với năm 2012: xếp hạng về môi trường kinh doanh tăng 30 bậc, về năng lực cạnh tranh tăng 20 bậc. Còn so với năm trước (2016), xếp hạng về môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, về năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 12 bậc Thị trường chứng khoán phản ứng tích cực, vượt đỉnh 9 năm, tới tháng 11, VN-Index và HNX-Index tăng lần lượt 42,87% và 42,19%. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody‟s nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” [6] Các thay đổi đó là lực đẩy quan trọng để DNTN Việt phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy hệ thống DN quốc gia phát triển, tạo đà lớn cho DN trong năm 2018. Dự báo về triển vọng kinh doanh của DN năm 2018 Những thay đổi quan trọng cùng thành quả thu được của năm 2017 đã tạo ra tâm lý tốt cho giới DN trong năm 2018. Tâm lý đó càng tốt khi các vụ án cố ý làm trái quy định của NN, thăng tiến thần tốc, tham nhũng được xử lý để ổn định kỷ cương đất nước. Đồng thời, 5 nhiệm vụ và giải pháp lớn, với hơn 30 giải pháp cụ thể của NQTƯ 5 đang được triển khai để xử lý các điểm nghẽn trong phát triển KTTN. Nhờ đó, niềm tin thị trường của DN ngày càng cao, các dự kiến về khối lượng sản xuất, số đơn hàng, đơn hàng xuất khẩu quý I/2018 của DN đều tích cực hơn so với quý IV/2017. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh năm 2018 của DN Việt chưa thật sự sáng sủa, bởi vì: (i) Năm 2018, tình hình thế giới khó có đột biến, các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Pháp đều đã bầu cử trong năm 2017, chỉ có Nga bầu cử, nhưng việc tái đắc cử của Putin gần như đã được kh ng định. Sự ổn định của kinh tế thế giới làm cho DN và hàng Việt khó chen vào các chuỗi giá trị đang có sự kết nối tốt của DN quốc tế, vẫn phải lách qua các “ngách”, khó làm tăng “cầu” ngoại; (ii) Các trở ngại từ bên ngoài nhiều và mạnh hơn, khi tư tưởng Tập Cận Bình được vận dụng sâu rộng ở Trung Quốc; Bình Nhưỡng vẫn hung hăng khi chưa ký được các thỏa ước với Mỹ. Các điểm nóng Ukraine, Syria, Venezuela chưa thể kết thúc; sự nổi lên cạnh tranh mạnh mẽ của Myanma, Lào, Campuchia. Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng, đe dọa lợi 202
  7. thế lao động giá rẻ của nước ta; cái “bóng” của Trung Quốc to, đậm hơn khi Hiệp định Đối tác khu vực toàn diện (RCEP) vừa hoàn tất đàm phán ; (iii) Ở trong nước, tâm lý chờ đợi Hội nghị Đảng giữa nhiệm kỳ, cùng hiệu ứng của cuộc chống tham nhũng, sự cạn kiệt nguồn lực đầu tư - sẽ làm giảm các dự án đầu tư công đình đám. Sức ép hội nhập tăng khi nước ta trở thành thành viên đầy đủ của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Mức sống của nhân dân cải thiện không nhiều, khi tết Mậu Tuất khá bình lặng Làm cho khả năng đầu tư mới cho DN, cầu cả nội địa lẫn xuất khẩu đều thay đổi không lớn, trong khi sự thâm nhập hàng hóa từ Thái Lan, Malaysia tăng ; (iv) Hệ thống DN quốc gia, các khu vực DN và bản thân từng DN chưa có đủ sự chuẩn bị lẫn đổi mới cần thiết trước vận hội mới. Số DN còn mỏng trên quy mô số dân, các cơ cấu DN theo: thành phần kinh tế, lĩnh vực hoạt động, quy mô, loại hình, lãnh thổ - đều chưa hợp lý. Các chuỗi giá trị đứt gãy, còn cạnh tranh “ngược”, các yếu kém cố hữu về vốn, công nghệ, quản trị, dự báo, năng lực cạnh tranh cải thiện chậm, còn nhiều tác động đồng lần bởi các DN làm ăn thua lỗ; (iv) Nhiều rào cản phát triển, tới tháng 8/2017, còn 5.719 điều kiện kinh doanh, bộ máy quản lý cồng kềnh, thiếu chuyên nghiệp, các hiệp hội DN nặng tính hình thức. Thị trường lao động, khoa học công nghệ chưa phát triển; các lĩnh vực hỗ trợ như trọng tài kinh tế, tư pháp, đào tạo nhân lực còn thấp dưới chuẩn mực quốc tế. Người tiêu dùng Việt còn tâm lý sính ngoại, sao nhãng việc “người Việt dùng hàng Việt”, hay đố kỵ với các thương hiệu nhỏ, lạ Dự báo tình hình của DNTN năm 2018 còn khó khăn hơn Trong bối cảnh khó khăn chung trong kinh doanh của DN Việt năm 2018, thì việc kinh doanh của DNTN càng khó khăn hơn, bởi các đặc điểm đặc thù, như: (i) Tuy số DNTN ngày một nhiều, nhưng không ít DN làm ăn theo kiểu “bóc ngắn cắn dài”, nặng về “chộp, giật” hoặc theo chủ nghĩa thân hữu. Số DN làm ăn có chiến lược lâu dài, phát triển tuần tự còn ít, lề lối này làm cho số DN làm ăn thua lỗ thường trên 20%, và bế tắc khi hội nhập; (ii) Có trên 80% số DNTN hoạt động thương mại, dịch vụ, mà chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, họ sẽ chật vật trong năm 2018 khi việc bán lẻ đang chuyển dần vào các trung tâm thương mại. Các siêu thị lớn đang bị các ông chủ nước ngoài như Thái Lan chi phối, tỷ lệ hàng Việt ở các siêu thị lớn tại Hà Nội chỉ còn khoảng 10-15% và có nguy cơ giảm dần, càng khó đầu ra cho DNTN; (iii) Có hơn 90% DNTN có mức vốn dưới một tỷ đồng; trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp; trình độ quản trị, tính liên kết yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế thấp Nên khó cạnh 203
  8. tranh với các thương hiệu khu vực và quốc tế khi Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của AEC, và các FTA thế hệ mới đã có hiệu lực; (iv) Nguồn nuôi dưỡng DNTN chủ yếu là “cầu” nội địa, nguồn này khó tăng trưởng cao, bởi tình trạng “GDP chạy đi đâu” (Bùi Trinh, 2016) thậm chí nhiều cầu còn giảm do việc xuất hiện nhiều cầu ngoại thay thế Trong khi rất thiếu các DN đủ sức dẫn dắt thị trường để quy tụ, hỗ trợ DNTN tham gia vào các chuỗi giá trị, nên “cầu” ngoại cũng tăng chậm; (v) Đa phần DNTN chịu sự quản lý trực tiếp của cấp chính quyền cơ sở, nơi chất lượng đội ngũ công chức còn thấp, nạn tham nhũng vặt còn phổ biến. Tình trạng cải cách, đổi mới “nóng trên, lạnh dưới”, nên tác động đổi mới của thể chế đến với DNTN còn yếu, họ vẫn phải chi trên 10% doanh thu để “bôi trơn” trong khi cạnh tranh toàn cầu làm cho lợi nhuận biên chỉ còn rất nhỏ; (vi) Khả năng tài chính eo hẹp cùng tỷ suất sinh lời thấp cản trở việc đổi mới DN khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng, nhiều DNTN điêu đứng bởi sự bành trướng của in 3D, của robot công nghiệp. Trong khi, các DNTN rất thiếu thông tin, nguồn lực và hỗ trợ để tái cơ cấu, chuyển hướng kinh doanh hoặc để thành lập mới. Nhƣng đủ cơ sở để tin tƣởng vào tƣơng lai tƣơi sáng Đan xen với các khó khăn, nhưng triển vọng phát triển DNTN sau năm 2018 vẫn khá tươi sáng, bởi vì: (i) Nhận thức về DNTN đã thực sự khai sáng, từ chỗ bị cấm đoán trước Đổi mới, mãi đến Đại hội X (4/2006) mới được kết hợp với kinh tế cá thể thành thành phần KTTN, nhưng từ Đại hội XII, đã được ẩn trong KTTN làm “động lực quan trọng”, được tạo thuận lợi phát triển ở mọi ngành, lĩnh vực; (ii) Đảng thông qua NQTƯ 5, thể hiện quyết tâm chính trị, thực sự hành động khi xác định chỉ tiêu phát triển DNTN cho các mốc 2020, 2025 và 2030. Quyết tâm của Chính phủ còn cao và rõ ràng hơn, khi quyết loại bỏ các lãnh đạo DNNN cản trở việc cổ phần hóa, xác định tôn chỉ hành động là “đồng hành cùng DN”; (iii) Kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục, tăng trưởng GWP năm 2017 đã đạt 3,7%, dự kiến đạt 4,0% năm 2018. Tốc độ đó cùng sự hồi phục của các nền kinh tế mới nổi, mà nhất là của Nga và Ấn Độ, là nguồn sinh khí quan trọng cho nền kinh tế cần thị trường như Việt Nam; (iv) Người trong cuộc tin vào triển vọng của DNTN, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từ tháng 03/2015 đã đặt ra mục tiêu có một triệu DN hoạt động vào năm 2020. Còn Trưởng ban Nghiên cứu phát triển KTTN của Thủ tướng, tin rằng tới năm 2020, KTTN sẽ đóng góp trên 50% GDP, và vai trò chính trong việc làm tăng thêm khoảng 7% GDP – tức thêm khoảng 20 tỷ USD/năm này chủ 204
  9. yếu thuộc về DNTN; (v) Tốc độ phát triển DNTN đang cao, trong giai đoạn 2011-2015, mức tăng số lượng DNTN chỉ là 9,6% thì năm 2016 tăng 16,2%; năm 2017 tăng 15,2%. Năm 2016, đóng góp của khu vực DNTN cho GDP mới là 7,88%; riêng trong Bảng xếp hạng VNR500 là 27%; thì năm 2017, tương ứng đã là 11,8% và 32,3%; thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư tăng mạnh; (vi) Phát triển DNTN là nhiệm vụ khẩn thiết để đạt mục tiêu một triệu DN năm 2020, đó còn là đòi hỏi của các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB ở nước ta. Thuận lợi là dư địa phát triển lớn, bởi mức đóng góp 11,8% quá khiêm tốn so với đóng góp 80-90% GDP của khu vực này ở các nước phát triển. Phát triển DNTN còn góp phần giải tỏa áp lực về việc làm, giảm bớt căng th ng ngân sách, có đông “người chơi” để khai thác các FTA vừa có hiệu lực Đó còn là cơ hội cho các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư, cũng như cho các DNTN tái cơ cấu, chuyển hướng kinh doanh, hoặc quay trở lại hoạt động. Có nhiều hƣớng để DNTN lựa chọn khi phát triển Lợi thế lớn lao khác cho phát triển DNTN trong năm 2018 là các nhà đầu tư, nhà khởi nghiệp, chủ DNTN có nhiều lựa chọn để triển khai đầu tư, phát triển DN. Có nhiều hướng phát triển như: (i) Cậy nhờ hệ thống thể chế được đổi mới cho tương thích với các cam kết trong các FTA, để các DNTN giải phóng mọi tiềm năng phát triển vốn bị trói buộc trước đây; (ii) Tận dụng ưu đãi của Chính phủ khi phấn đấu đạt một triệu DN hoạt động vào năm 2020, để nâng cấp, “DN hóa” các tổ chức kinh doanh, nhất là với 4,6 triệu hộ kinh doanh, trong đó 3,0 triệu hộ đã được cấp mã số thuế; (iii) Đầu tư hoặc chuyển sang phát triển DN phụ trợ cho các ngành dệt may, da giày, để đáp ứng quy tắc xuất xứ theo các FTA, đặc biệt là đầu tư để phục vụ việc tăng thêm mặt hàng hoặc quy mô hàng xuất khẩu; (iv) Đầu tư, liên kết, hoặc M&A để nâng dần quy mô cho DNTN, bởi trong khu vực này mới có 1,4% DN có quy mô lớn, 1,6% DN có quy mô vừa, và còn gần 74% DN là siêu nhỏ, khi đất nước ngày càng hội nhập sâu hơn; (v) Xây dựng các “quả đấm thép” theo kinh nghiệm của Hàn Quốc để hội nhập kinh tế, bởi nước ta mới duy nhất có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia có quy mô vốn trên 9 tỷ USD; trong khi 100 DNTN lớn đang sản ra khoảng 1/4 giá trị của nhóm VNR500; (vi) Phát triển DN để bổ sung cho các khâu còn yếu và thiếu để tạo sự liên kết, phối hợp tốt hơn giữa các DN nhằm tạo thành các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị có hạt nhân là DN Việt; (vii) Phát triển DN để đồng hành cùng nông nghiệp, khi mới có 3.500 DN đang đầu tư vào nông nghiệp, trong khi có đến 10 loại nông sản có giá trị xuất khẩu trên 01 tỷ USD. Ngoài ra, còn cần phát triển 205
  10. DNTN để đón nhận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế, giúp chuyển hướng kinh doanh cho DN bị thiệt thòi do cam kết trong các FTA Các hướng phát triển đa dạng này cho phép nhà đầu tư, chủ DNTN có nhiều lựa chọn để đầu tư, mở rộng hoặc chuyển hướng kinh doanh cho phù hợp với điều kiện của mình. Từ đó vừa làm cho từng DNTN có hiệu quả kinh tế cao nhất, mang lại lợi ích cao nhà đầu tư, chủ DN, vừa đóng góp nhiều cho sự phát triển chung. Để tăng sự thành công, cần lắm nhiều sự thay đổi Các cơ sở chỉ là tiền đề, các hướng phát triển mới là khả năng, các quyết tâm mới là định hướng, còn thành công cuối cùng tùy thuộc vào mức độ và chất lượng hành động. Dù công cuộc phát triển DNTN, hoạt động kinh doanh của chúng trong năm 2018 và các năm tiếp sau đã được định hình và lập kế hoạch triển khai toàn diện, bài bản trong NQTƯ 5, song để tăng thêm sự thành công cho công cuộc này, cần thêm nhiều bổ trợ, như: (i) Cần có bộ phận chỉ đạo và điều phối tập trung, thống nhất để NQTƯ 5 được vận dụng đồng bộ theo một lộ trình hợp lý. Nên tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc, khi họ thành lập Bộ Khởi nghiệp và DNNVV, để tạo ra sự phối hợp tốt hơn giữa hai đầu mối là VCCI và Hiệp hội DNNVV với các hiệp hội DN đang có; (ii) Để NQTƯ 5 được triển khai xuyên suốt từ trung ương tới cơ sở, cần có chế tài thưởng phạt rõ ràng, đủ sức khuyến khích hoặc răn đe trước các cơ quan, cá nhân đẩy nhanh hoặc ngăn cản việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Cần làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với DNTN, “làm nóng” bầu không khí cải cách ở cấp cơ sở, ngăn chặn tối đa và hiệu quả hành động nhũng nhiễu của các viên chức thoái hóa, biến chất; (iii) Cần có cơ quan chuyên trách để tổng hợp cam kết Chính phủ trong các FTA, hoặc qua hoạt động của tham tán kinh tế ở nước ngoài, chỉ ra các “cầu” mới cho DNTN khai thác. Mặt khác, cần các trung tâm kết nối DN theo các ngành, chuỗi cung ứng, sản xuất để tăng sự phối hợp giữa các DN, nhằm tăng và ổn định “đầu ra” cho DNTN, nhất là với sản phẩm có nhu cầu hẹp; (iv) Đổi mới mạnh mẽ các hiệp hội DN, nhất là các hiệp hội DN địa phương, để chúng thực sự là tổ chức hoạt động vì DN, không vụ lợi, giúp các nhà đầu tư mới hoặc DNTN chuyển hướng sản xuất để trở thành các miếng ghép hoàn hảo trong các cơ cấu DN. Mang được hơi thở cuộc sống vào trong hoạt động của cộng đồng DN, cũng như phản ánh được tiếng nói của DN vào các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước; (v) Đổi mới sâu sắc các ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng hỗ trợ cho DN, như đào tạo nguồn nhân lực, kết nối DN với các viện nghiên cứu và trường đại học, hoạt động ngân hàng, xử lý tranh 206
  11. chấp kinh tế Phải giảm dần được lãi vay xuống mức đa phần DN chịu đựng được, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay theo chuỗi DN cùng tham gia sản xuất sản phẩm, để đảm bảo vốn cho các DN trong chuỗi không đủ điều kiện tiếp cận vốn vay; (vi) Triển khai nhanh, có hiệu quả các luật có liên quan, nhất là Luật Hỗ trợ DNNVV 2017. Xây dựng và phát triển các Quỹ đầu tư mạo hiểm, quy hoạch và chấn chỉnh hoạt động logistic, từng bước đầu tư để đưa dần kinh doanh trong nước lấn sang hết 5 khâu trong các chuỗi giá trị, tiến lên xây dựng các chuỗi giá trị có hạt nhân là DN Việt. Kết luận Mặc dù năm 2018 theo quy luật là năm tăng trưởng đang về sát đáy theo chu kỳ 10 năm của nền kinh tế nước ta, năm này cũng khó có các đột biến về môi trường đầu tư, kinh doanh ở tầm quốc gia và quốc tế để DNTN hưởng lợi. Mặt khác, còn nhiều khó khăn chưa dễ cải thiện trong một sớm một chiều, nhiều trở ngại khách quan; song nhìn chung các DNTN nói riêng và toàn khu vực DNTN nói chung của Việt Nam vẫn có nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội để phát triển. Do đó, tốt nhất các nhà đầu tư, các chủ DNTN nên xem năm 2018 như là một bước đệm, lấy đây làm thời gian để tự cơ cấu lại DN theo môi trường mới, nhằm hướng tới chu kỳ phát triển mới, theo hướng thực hiện tầm nhìn 2035, hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Hy vọng với việc đưa NQTƯ 5 vào cuộc sống, với nỗ lực không ngừng của Chính phủ kiến tạo, đồng hành cùng DN, khu vực DNTN Việt sẽ có nhiều bước tiến nhanh, mạnh và vững chắc, để ngày càng trưởng thành, thực sự trở thành động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế. Chú d n: [1] Số liệu tính theo dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: đến 20/4/2017, cả nước có 612.000 DN đang hoạt động (nguồn: nuoc-co-612000-doanh-nghiep-dang-hoat-dong/306012.vgp). Nhưng theo Báo cáo Chẩn đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương và USAID thực hiện, công bố tháng 4/2017, thì khi đó nước ta mới có 535.920 DN đang hoạt động theo Luật DN. Còn theo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, đến 30/6/2017, toàn quốc cũng chỉ có 596.713 DN đang kinh doanh. [2] Mai Thanh (2016), DN Nhà nước đóng góp 28,8% GDP cả nước, truy cập ngày 06/02/2017, từ 207
  12. [3] Văn Nam (2017), Gỡ rào cản để KTTN phát triển, truy cập ngày 06/02/2017, từ [4] PV (2017), Thúc đẩy khu vực KTTN phát triển, truy cập ngày 06/02/2017, từ [5] Đặng Thành (2017), Tạo đà phát triển KTTN, truy cập ngày 06/02/2017, từ [6] Hà Chính (2017), 2017 – một năm đặc biệt, truy cập ngày 06/02/2017, từ 208
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2017), Nghị quyết số 10- NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, truy cập ngày 06/02/2018, từ 2. Bùi Trinh (2014), GDP chạy đi đâu? truy cập ngày 06/02/2018, từ 3. Tổng cục Thống kê (2017), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, truy cập ngày 06/02/2018, từ 4. VCCI (2017), Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2016, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 209