Mô hình nghiên cứu và kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất ở Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 19/05/2022 1620
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình nghiên cứu và kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmo_hinh_nghien_cuu_va_kiem_dinh_thang_do_cac_nhan_to_anh_huo.pdf

Nội dung text: Mô hình nghiên cứu và kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất ở Việt Nam

  1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN VÙNG THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM Đặng Phi Trường1 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất ở Việt Nam. Nghiên cứu dựa trên phân tích, tổng hợp từ nhiều bài báo được xuất bản bởi các tạp chí trong các lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm. Các nhóm nhân tố bao gồm: Thái độ; Nhận thức kiểm soát hành vi; Ý kiến của gia đình, người thân (Chuẩn chủ quan); Nguồn tài chính và các đặc điểm nhân khẩu học. Từ khóa: Tự tạo việc làm, Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chuẩn chủ quan Abstract: This study is conducted to building a model of factors affecting Self-employment of young people in the land acquisition area in Vietnam. Research is based on the analysis and synthesis of many articles published by magazines in the field of economics, labor, and employment. The groups of factors include: Attitude; Behavior control awareness; Opinions of family and relatives (Subjective standards); financial resources and demographic characteristics Keywords: Self-employment; attitude; Behavior control awareness; Subjective standards. 1. GIỚI THIỆU Giải quyết việc làm nói chung, đặc biệt là việc làm cho thanh niên nói riêng là vấn đề kinh tế xã hội, là mối quan tâm tất cả các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm luôn được Nhà nước, chính quyền các địa phương coi trọng. Nghiên cứu lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất sẽ giúp chúng ta có một góc nhìn khái quát, đầy đủ về lý luận tự tạo việc làm, các nhân tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên. Qua đó, sẽ là tiền đề để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá đầy đủ mức độ tác động của từng yếu tố đến tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất ở Việt Nam. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về “Tự tạo việc làm”, đây là một khía cạnh trong khái niệm về Khởi sự kinh doanh. Đối với lĩnh vực nghiên cứu học thuật đó là một khái niệm đa chiều. Theo Krueger và cộng sự (1994) thì Khởi sự kinh doanh có thể là “start a new business” hay là “new venture creation” 1 Email: phitruong1706@gmail.com, Khoa Quản lý – Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên.
  2. 726 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 theo quan điểm của Lowell W. B.(2003), còn Laviolette và cộng sự (2012) cho rằng khởi sự kinh doanh hay là tự làm chủ, tự kinh doanh (self-employment). Quan điểm đưa ra của Linan, F. và Chen, Y.W. (2006) thì lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ là khởi sự kinh doanh. Như vậy, khi một người khởi sự, họ có thể thuê những người khác (tức là đóng vai trò làm chủ, ngay từ khi bắt đầu), hoặc có thể tự làm công việc đó (tự làm). Còn Kolvereid và cộng sự (1996) lại cho rằng tự tạo việc làm là tương đương với khởi sự kinh doanh và bản chất là tự làm chủ công việc, tự kinh doanh và có thể thuê người khác làm việc cho mình. Ở Việt Nam, thuật ngữ “tự tạo việc làm” thường xuất hiện khi đề cập tới khuyến khích khởi sự các doanh nghiệp tư nhân hay đơn giản chỉ là một hoạt động sản xuất kinh doanh buôn bán nhỏ nhằm kiếm sống - doanh nghiệp vi mô, hoặc tạo lập các hoạt động kinh tế của hộ gia đình, trang trại gia đình. Các đối tượng được khuyến khích hoặc hỗ trợ “tự tạo việc làm” trong các chính sách của nhà nước hiện nay phần nhiều là thanh niên, phụ nữ, người nghèo, người mất việc làm, người tàn tật. Về các yếu tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện. Theo tác giả Hồ Thị Diệu Ánh (2015), vấn đề tự tạo việc làm chịu ảnh hưởng bởi ba nhóm nhân tố: 1) các yếu tố cá nhân; 2) các yếu tố thuộc về hộ gia đình; 3) các yếu tố thuộc về cộng đồng. Với yếu tố cá nhân và yếu tố thuộc về hộ gia đình, tác giả chỉ ra rằng lao động nông thôn chỉ dựa vào vốn tài chính của bản thân để tự tạo việc làm phi nông nghiệp thì khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp thấp hơn nhiều những lao động nông thôn có sử dụng kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc lao động nông thôn tiếp cận đa dạng các nguồn vốn tác động mạnh mẽ đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp. Yếu tố cộng đồng được thể hiện ở sự hỗ trợ, khả năng chia sẻ thông tin của hàng xóm, bạn bè và họ hàng những yếu tố này tác động lớn đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Tương tự kết quả tìm thấy ở nghiên cứu của Diệu Ánh (2015), Evan (1989), Kidd (1993), Bernhart (1994), các tác giả cho rằng vốn tài chính là nguồn lực thuộc về cá nhân và hộ gia đình, đồng thời các tác giả nhận định yếu tố tài chính là một rào cản đối với tự tạo việc làm của người lao động. Tác giả Đỗ Thị Quỳnh Trang (2007) lại chỉ ra thu nhập từ nguồn bên ngoài (tiền do người thân gửi, từ đầu tư bất động sản hoặc đầu tư tài chính) càng cao thì khả năng lựa chọn tự tạo việc làm càng thấp. Liên quan đến yếu tố cá nhân, Ngô Quỳnh An (2012) chỉ ra rằng vốn con người được thể hiện ở kinh nghiệm trên thị trường lao động, trình độ học vấn Tổng kết những nghiên cứu trên cho thấy phần nhiều các nghiên cứu về đề tài tự tạo việc làm của lao động thanh niên nói chung và những vấn đề liên quan ở Việt Nam đã có đề cập nhưng ở một mức độ còn tương đối hạn chế, sử dụng phương pháp truyền thống là chủ yếu. Ngoài ra, nghiên cứu về ý định tự tạo việc làm của đối tượng thanh niên sinh sống tại vùng thu hồi đất cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Hành động tự tạo việc làm sẽ diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ, dự định về hành động đó. Để giải thích về quá trình khởi sự hay tự tạo việc làm, các nhà nghiên cứu theo trường phái dự định đã xây dựng và kiểm chứng nhiều mô hình dự định khởi sự, đây là cơ sở để tác giả lựa chọn được lý thuyết nền cho nghiên cứu này.
  3. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 727 * Lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen 1991 (TPB - theory of planned behavior) Về lĩnh vực khởi sự doanh nghiệp hay tự tạo việc làm, mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến để giải thích ý định của một cá nhân. Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) cho rằng ý định thực hiện một hành vi chịu tác động của ba yếu tố: 1) thái độ của cá nhân; 2) chuẩn chủ quan (ý kiến người xung quanh) và 3) nhận thức kiểm soát hành vi. Thái độ với hành vi Dự định Ý kiến người xung quanh Hành vi Cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi Hình 1. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen, 1991 - Thái độ của cá nhân đối với hành vi – perceived attitude: thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hoặc tích cực của cá nhân về việc tự tạo việc làm. Đó không chỉ đơn giản là cảm giác của cá nhân mà bao hàm cả việc cân nhắc đánh giá giá trị của việc tự tạo việc làm. - Ý kiến người xung quanh (social norm): đo lường các áp lực của xã hội mà một cá nhân tự cảm nhận được về việc tiến hành hoặc không tiến hành tự tạo việc làm. - Cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi (perceived behavior control) là quan niệm của cá nhân về độ khó hoặc dễ trong hoàn thành các hành vi. * Mô hình dự định Shapero - Krueger (2000) Trong mô hình mới được điều chỉnh từ mô hình SEE của Shapero và Sokol, Krueger và cộng sự (2000), 3 nhân tố tác động tới dự định của một cá nhân: mong muốn, cảm nhận về tính khả thi và xu hướng hành động (propensity to act). Các mô hình lý thuyết liên quan đến khởi sự, tự tạo việc làm có những đặc điểm tương đồng. Dự định hành vi tự tạo việc làm đều được giải thích bằng khả năng cá nhân và thái độ. Cảm nhận về tự tin hay là tính khả thi ở mô hình SEE cũng rất gần với cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi ở mô hình TBP đều xuất phát từ cảm nhận của cá nhân về năng lực bản thân (self efficacy). Cảm nhận về mong muốn khởi sự, tự tạo việc làm chính là kết hợp giữa thái độ của cá nhân với hành vi đó và ý kiến người xung quanh về việc họ ủng hộ hay phản đối họ lựa chọn tự tạo việc làm. Tuy có các quan điểm khác nhau trong định nghĩa các biến số nhưng các mô hình dự định đều cho phép kết hợp phân tích ba nhân tố quan trọng cho việc tự tạo việc làm gồm: 1) cá nhân; 2) môi trường và 3) nguồn lực để lý giải nguyên nhân dẫn tới hành vi tự tạo việc làm. Các yếu tố ảnh hưởng tới tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất ở Việt Nam Từ các mô hình lý thuyết đã trình bày ở trên, tác giả kế thừa các kết luận đã được sáng tỏ, tác giả bổ sung một số nhân tố và đề xuất khung phân tích như sau: Các giả thuyết
  4. 728 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 H1: Cảm nhận mong muốn tự tạo việc làm có tác động thuận chiều tới dự định tự tạo việc làm H2: Cảm nhận về tính khả thi của tự tạo việc làm có tác động thuận chiều đến dự định tự tạo việc làm H3: Vai trò của gia đình – người thân và bạn bè tác động thuận chiều đến dự định tự tạo việc làm H4: Nguồn tài chính tác động thuận chiều đến dự định tự tạo việc làm H5: Dự định tự tạo việc làm có tác động đến tự tạo việc làm Đặc điểm nhân khẩu học Cảm nhận mong muốn tự tạo việc làm Cảm nhận về tính kh ả thi Dự định tự tạo Tự tạo việc làm của Gia đình – người thân và bạn bè việc làm thanh niên (chuẩn chủ quan) Nguồn tài chính Hình 2. Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất 4. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO Tổng hợp các lý thuyết về việc làm, tự tạo việc làm, khởi sự kinh doanh. Để tránh những nhận định mang tính chủ quan, nghiên cứu tiến hành thảo luận nhóm các chuyên gia, nhà quản lý có chuyên môn sâu, là những cán bộ quản lý trong các cơ quan Nhà nước liên quan đến lao động, việc làm, hoặc là quản lý tại một địa phương (nơi có thu hồi đất) nhằm hướng đến các mục tiêu: Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất ở Việt Nam; Tổng hợp và xây dựng thang đo cụ thể cho các thành phần của mô hình nghiên cứu. 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính 4.1.1. Thang đo Thái độ Thang đo Thái độ gồm 6 biến quan sát (TD1 - TD6). Tác giả sử dụng thang đo kế thừa từ nghiên cứu của Krueger và Brazeal (1994) vì thang đo này đã được kiểm định bởi nghiên cứu của Begley và Tan (2001). “Cảm nhận về mong muốn tự tạo việc làm” được đo lường bằng 4 tiêu chí thể hiện suy nghĩ của cá nhân về sự yêu thích. Ngoài ra, tác giả cũng bổ sung thêm 2 thang đo đã được nghiên cứu bởi tác giả Phan Anh Tú. Các biến được đo lường bằng thang đo Likert từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) tới 5 (hoàn toàn đồng ý). Kết quả thảo luận nhóm chuyên gia cho rằng cần điều chỉnh lại văn phong các biến cho dễ hiểu.
  5. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 729 Bảng 4.1. Thang đo thái độ sau điều chỉnh Ký hiệu Nội dung TD1 Tôi rất hứng thú với việc tự tạo việc làm TD2 Tôi rất hài lòng nếu làm chủ công việc của mình TD3 Tôi sẽ tự tạo việc làm nếu có cơ hội và nguồn lực TD4 Tôi không ngại rủi ro khi tự tạo việc làm TD5 Tôi sẽ cố gắng làm để chủ công việc của mình TD6 Ước mơ chính của tôi là tạo lập công việc của riêng tôi Nguồn: Krueger và Brazeal, (1994); Phan Anh Tú, (2014), Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả 4.1.2. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các thang đo biến “Nhận thức kiểm soát hành vi” đã được trình bày trong nghiên cứu của tác giả Phan Anh Tú (2014). Thang đo được nhóm chuyên gia đề xuất điều chỉnh câu từ cho phù hợp với đối tượng điều tra. Bảng 4.2. Nhận thức kiểm soát hành vi sau điều chỉnh Ký hiệu Nội dung NT1 Tôi tin rằng có thể tự tạo việc làm cho mình NT2 Tôi có thể kiểm soát được quá trình tự tạo việc làm NT3 Nếu tôi cố gắng, tôi có thể thành công với tự tạo việc làm Nguồn: Phan Anh Tú (2014), Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả 4.1.3. Thang đo Bạn bè, gia đình và người thân Thang đo Bạn bè, gia đình và người thân gồm 3 biến (BG1 – BG3). Ở các nghiên cứu trước, “ý kiến người xung quanh” được sử dụng các thang đo khác nhau để đo lường. Theo quan điểm của Krueger và Brazeal (1994); “ý kiến người xung quanh” chính là thể hiện sự phản đối/ ủng hộ của những người quan trọng nhất đối với một cá nhân với việc tự tạo việc làm. Nhóm chuyên gia đề nghị điều chỉnh và bổ sung câu từ các biến quan sát để dễ hiểu với đối tượng điều tra. Bảng 4.3. Thang đo Bạn bè, gia đình và người thân sau điều chỉnh Ký hiệu Nội dung BG1 Bạn bè luôn ủng hộ quyết định tự tạo việc làm của tôi bằng vật chất và tinh thần BG2 Gia đình và người thân luôn ủng hộ và đồng hành quyết định tự tạo việc làm của tôi BG3 Những người quan trọng với tôi sẽ ủng hộ và hỗ trợ nếu tôi quyết định tự tạo việc làm Nguồn: Krueger và Brazeal, (1994); Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả 4.1.4. Thang đo Nguồn tài chính Thang đo Nguồn tài chính gồm 3 biến (TC1 – TC3). Tác giả kế thừa nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Hoa Liên (2016) và xây dựng thang đo Nguồn tài chính từ nghiên cứu định tính. Các chuyên gia đều nhất trí với các câu hỏi của thang đo và không phát triển gì thêm.
  6. 730 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bảng 4.4. Thang đo Nguồn tài chính Ký hiệu Nội dung TC1 Tôi có thể vay mượn tiền từ bạn bè, người thân để tự tạo việc làm TC2 Tôi có thể huy động vốn từ các nguồn khác TC3 Tôi có khả năng tích lũy vốn từ tiết kiệm, làm thêm Nguồn: Đỗ Thị Hoa Liên, (2016) 4.1.5. Thang đo Dự định tự tạo việc làm Thang đo Dự định tự tạo việc làm gồm 4 biến (DD1 – DD4) được sử dụng các biến trong nghiên cứu của Linan và Chen (2009). Các chuyên gia đều nhất trí với các câu hỏi của thang đo và không phát triển gì thêm. Bảng 4.5. Thang đo dự định tự tạo việc làm Ký hiệu Nội dung DD1 Tôi sẽ quyết định tự tạo việc làm trong tương lai DD2 Tôi muốn được tự làm chủ DD3 Tôi đã suy nghĩ nghiêm túc về việc tự tạo việc làm DD4 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là làm chủ công việc của mình (Nguồn: Linan và Chen, 2009) 4.1.6. Thang đo Tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất Thang đo Tự tạo việc làm của thanh niên vùng thu hồi đất được thảo luận nhóm chuyên gia, nhà quản lý. Các chuyên gia đều thống nhất ý kiến từ tổng quan tài liệu và mô hình nghiên cứu, thì lựa chọn “tự tạo việc làm” hoặc “chưa tự tạo việc làm” là phù hợp với bối cảnh và điều kiện nghiên cứu. 4.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ 4.2.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện để phát hiện và khắc phục các lỗi có thể xảy ra trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng trong nghiên cứu này. Cuộc khảo sát chính thức được tiến hành vào tháng 9/2018. Với 200 phiếu khảo sát được phát ra, tác giả thu về được 185 phiếu khảo sát, sau khi loại bỏ những phiếu khảo không đạt yêu cầu, số phiếu còn lại là 159 phiếu đáp ứng yêu cầu về đầy đủ thông tin của nghiên cứu, tác giả thực hiện nhập liệu dữ liệu và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để thực hiện phân tích. 4.2.2. Phương pháp phân tích sơ bộ thang đo Để xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng tới tự tạo việc làm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với các công đoạn: kiểm định Cronbach Alpha để đánh giá chất lượng, độ tin cậy của thang đo, kiểm định KMO và Bartlet để kiểm định sự phù hợp
  7. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 731 của EFA với dữ liệu nghiên cứu. Sau khi thang đo đã được kiểm định, phép quay nhân tố được thực hiện để các chỉ báo được hội tụ vào các nhóm nhân tố chính, các nhân tố này được sử dụng để đưa vào nghiên cứu chính thức trong mô hình. 4.2.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha được thể hiện trong các bảng sau: Bảng 4.6. Đánh giá độ tin cậy của thang đo TD Cronbach’s Trung bình thang đo Phương sai thang đo Tương quan Alpha nếu loại nếu loại biến nếu loại biến biến – tổng biến TD1 18,96 21,872 0,645 0,906 TD2 18,58 19,953 0,803 0,883 TD3 18,62 19,679 0,855 0,875 TD4 19,15 21,737 0,715 0,896 TD5 18,47 21,555 0,758 0,891 TD6 18,75 20,503 0,711 0,898 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu * Thang đo Thái độ Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3). Kết quả KMO = 0,824 > 0,5 và hệ số Sig < 0,05. Như vậy thực hiện phân tích nhân tố là thích hợp. Phương sai trích là 68,93% cho thấy các chỉ báo phản ánh được 68,93% sự thay đổi của các nhân tố. Bảng 4.7. Kết quả EFA thang đo TD Yếu tố STT Biến quan sát 1 1 TD1 0,748 2 TD2 0,873 3 TD3 0,906 4 TD4 0,802 5 TD5 0,837 6 TD6 0,805 Phương sai trích 68,932 % Eigenvalues 4,136 Cronbach’s Alpha 0,908 (Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu) * Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi có hệ số Cronbach’s Alpha tổng là 0,889. Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3).
  8. 732 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bảng 4.8. Đánh giá độ tin cậy thang đo NT Trung bình thang đo Phương sai thang đó Tương quan biến Cronbach’s Alpha nếu loại biến nếu loại biến – tổng nếu loại biến NT1 7,26 2,930 0,803 0,824 NT2 7,40 2,633 0,869 0,763 NT3 6,85 3,357 0,688 0,920 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Bảng 4.9. Kết quả EFA thang đo NT Yếu tố STT Biến quan sát 1 1 NT1 0,850 2 NT2 0,903 3 NT3 0,798 Phương sai trích 85,038 % Eigenvalues 2,551 Cronbach’s Alpha 0,889 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Kết quả EFA với KMO = 0,721 > 0,5 và hệ số Sig 0, 5 và Eigenvalues > 1, vậy thang đo đảm bảo độ tin cây. * Thang đo Bạn bè, gia đình và người thân Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Bạn bè, gia đình và người thân là 0,908. Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3). Bảng 4.10. Đánh giá độ tin cậy của thang đo BG Trung bình thang Phương sai thang Tương quan Cronbach’s Alpha đo nếu loại biến đó nếu loại biến biến – tổng nếu loại biến BG1 7,21 3,166 0,832 0,856 BG2 7,13 3,229 0,783 0,896 BG3 7,13 3,039 0,836 0,852 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Kết quả EFA với KMO = 0,766 > 0,5 và hệ số Sig < 0,05. Như vậy thực hiện phân tích nhân tố là thích hợp.
  9. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 733 Bảng 4.11. Kết quả EFA thang đo Bạn bè, gia đình và người thân Yếu tố STT Biến quan sát 1 1 BG1 0,937 2 BG2 0,949 3 BG3 0,956 Phương sai trích 89,749 % Eigenvalues 2,692 Cronbach’s Alpha 0,908 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu * Thang đo Nguồn tài chính Bảng 4.12. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Trung bình thang Phương sai thang đó Tương quan Cronbach’s Alpha đo nếu loại biến nếu loại biến biến – tổng nếu loại biến TC1 7,02 3,322 0,620 0,790 TC2 7,02 2,981 0,810 0,600 TC3 6,87 3,191 0,584 0,833 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,814 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Kết quả EFA cho thấy hệ sô KMO = 0,611 > 0,5 và hệ số Sig < 0,05. Như vậy thực hiện phân tích nhân tố là thích hợp. Bảng 4.13. Kết quả EFA thang đo Nguồn tài chính Yếu tố STT Biến quan sát 1 1 TC1 0,699 2 TC2 0,866 3 TC3 0,644 Phương sai trích 73,622 % Eigenvalues 2,209 Cronbach’s Alpha 0,814 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu * Thang đo Dự định tự tạo việc làm
  10. 734 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bảng 4.14. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Trung bình thang Phương sai thang đó Tương quan Cronbach’s Alpha đo nếu loại biến nếu loại biến biến – tổng nếu loại biến DD1 11,58 8,523 0,732 0,898 DD2 11,32 7,586 0,779 0,883 DD3 11,49 8,036 0,777 0,883 DD4 11,34 7,479 0,874 0,847 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,906 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Kết quả EFA cho thấy hệ sô KMO = 0,772 > 0,5 và hệ số Sig < 0,05; thực hiện phân tích nhân tố là thích hợp. Bảng 4.15. Kết quả EFA thang đo Dự định tự tạo việc làm Yếu tố STT Biến quan sát 1 1 DD1 0,847 2 DD2 0,878 3 DD3 0,877 4 DD4 0,913 Phương sai trích 78,204 % Eigenvalues 3,128 Cronbach’s Alpha 0,906 Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Sau khi tiến hành phân tích kết quả trong nghiên cứu định lượng sơ bộ, tất các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy, bản câu hỏi được điều chỉnh và hoàn thiện để sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức. Mẫu nghiên cứu chính thức, phương pháp thu thập thông tin và đối tượng điều tra chính thức được xác định. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức sẽ được trình bày tiếp trong một báo cáo khác của tác giả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đỗ Thị Hoa Liên (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh)”, Tạp chí khoa học Yersin, 01(11/2016), tr. 44-54. 2. Hồ Thị Diệu Ánh (2015), Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Ngô Quỳnh An (2012), Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Đại học Kinh tế quốc dân.
  11. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 735 4. Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên (2015), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh”, Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tiếng nước ngoài 5. Ajzen, I. (1991), The theory of planned behaviour. Organizational Behaviour and Human Decision Processes, 50, 179 – 211. 6. Bandura, A. (1986), “Social Foundations of Thought and Action: A Social Cognitive Theory”, Englewood Cliffs, NJ: Prentice – Hall. 7. Begley, T.M, Tan, W.L. (2001), “The socio cultural environment for entrepreneurship: a comparison between East Asian and Anglo- Saxon countries”, Journal of international business studies, 32 (3), pp 537 – 547. 8. Kolvereid, L. (1996a),“Organizational employment versus self-employment: Reasons for career intentions”, Entrepreneurship Theory and Practice, 20(3), 23–31. 9. Krueger, N.F, Brazeal, D. (1994), “Entrepreneurial Potential and Potential Entrepreneurs”, Entrepreneurship Theory and Practice, 18(3), pp91-104. 10. Krueger, N.F., Reilly, M.D., Carsrud, A.L.(2000),“Competing models of entrepreneurial intentions”, Journal of Business Venturing 15 (5/6), 411–432. 11. Linan, F. and Chen, Y.W. (2006), “Testing the entrepreneurial intention model on a two country sample”, A Working Paper in the Documents de treball. 12. Shapero, A. & Sokol, L. (1982),“Social dimensions of entrepreneurship” in C.A. Kent, D.L. Sexton, & K.H. Vesper (Eds.), Encyclopedia of entrepreneurship, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall, pp 72–90.