Đổi mới chính sách tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

pdf 13 trang Gia Huy 19/05/2022 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới chính sách tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdoi_moi_chinh_sach_tien_luong_khu_vuc_san_xuat_kinh_doanh_tr.pdf

Nội dung text: Đổi mới chính sách tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

  1. ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG KHU VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Bùi Quốc Anh1- TS. Bùi Sỹ Tuấn 2 Tóm tắt: Chính sách tiền lương là một trong những công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước, giúp Nhà nước điều tiết thị trường lao động, điều tiết thu nhập giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các vùng, ngành nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta qua ba mốc đổi mới chính sách tiền lương năm 1985; năm 1993; từ năm 2004 đến nay) đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi mặt nền kinh tế, đã cho thấy một số nội dung chính sách tiền lương hiện hành chưa đáp ứng, theo kịp thực tiễn. Thời gian tới, để có thể theo kịp bối cảnh mới, cần nhìn nhận lại những ưu nhược điểm của chính sách tiền lương hiện hành, đồng thời phải đổi mới đồng bộ bằng nhiều giải pháp cụ thể. Từ khóa: chính sách tiền lương; hội nhập quốc tế; cách mạng 4.0 Abstract: Wage policy is one of the important management measures of the State, helping to regulate the labour market and income between different types of enterprises, between regions and sectors to contribute to stabilize the macro economy and the social protection. After more than 20 years of Doi Moi, Vietnam witnessed three milestones of wage policy reform in 1985, 1993 and 2004, that have achieved certain results. However, the current trend of international integration and the 4th Industrial Revolution has affected all aspects of the economy and shown that some contents of the current wage policy have not met the practical requirements. In the coming time, to keep up with the new trend, it is necessary to review the advantages and disadvantages of the current wage policy, and at the same time, the renewal of the wage policy should be conducted synchronously with specific solutions. Keywords: wage policy; international integration; 4th industrial revolution. 1. NỘI DUNG Chính sách tiền lương ở Việt Nam được xét trên 03 nội dung: tiền lương tối thiểu, thang lương, bảng lương và phân phối tiền lương. Chính sách tiền lương được phân loại theo khu vực tác động, gồm: khu vực hành chính, sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh. Trong bài viết này tác giả đề cập đến chính sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh. 1 Cục Quan hệ lao động và Tiền lương. 2 Phó chánh Văn phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  2. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 555 1. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG HIỆN HÀNH VÀ NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM Tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh thực hiện theo cơ chế thị trường dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật. Nhà nước quản lý tiền lương thông qua chính sách về mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, đối với doanh 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp cổ phần nhà nước chiếm cổ phần chi phối 51% trở lên, nhà nước có chính sách tiền lương riêng - với vai trò quản lý vốn sở hữu Nhà nước. 1.1. Về tiền lương tối thiểu Trước tháng 10/2011, mức lương tối thiểu vùng (4 vùng) trong đó phân biệt các mức lương tối thiểu theo doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo công bằng, cạnh tranh trong lộ trình đổi mới chính sách tiền lương, từ ngày 01/10/20111 mức lương tối thiểu quy định theo 4 vùng đã thống nhất chung đối với các loại hình doanh nghiệp (không còn phân biệt theo doanh nghiệp FDI). Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định2 về việc thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia. Năm 2015 sau ba phiên họp, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chính thức đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng từ 250.000 đồng - 400.000 đồng, bình quân tăng 12,4% so với năm 2015; năm 2017 mức tăng bình quân 7,3%; năm 2018 mức tăng bình quân là 6,5%; năm 2019 mức tăng bình quân 5,3%. Bảng 1: Tiền lương tối thiểu vùng, 2009-2019 Đơn vị: nghìn đồng/người/tháng 2009 2010 2011 2019 10/2011 Trong Trong Trong 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Vùng FDI FDI FDI -2012 nước nước nước I 800 1200 980 1340 1350 1550 2000 2350 2700 3100 3500 3750 3980 4180 II 740 1080 880 1190 1200 1350 1780 2100 2400 2750 3100 3320 3530 3710 III 690 950 810 1040 1050 1170 1550 1800 2100 2400 2700 2900 3090 3520 IV 650 920 730 1000 830 1100 1400 1650 1900 2150 2400 2580 2760 2920 Nguồn: Thống kê mức tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ Có thể thấy những tiến bộ trong chính sách tiền lương tối thiểu như sau: Thứ nhất, tiền lương tối thiểu được luật hóa tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, bảo vệ người lao động yếu thế (lao động phổ thông, trình độ thấp, lao động nữ, lao động tàn tật, v.v. ) phù hợp với Công ước 1313 và Khuyến nghị 135 của ILO4. 1 Theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 2 Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 3/7/2013 về việc thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia. 3 Công ước số 131 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về ấn định lương tối thiểu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển năm 1970, quy định “mọi nước thành viên của ILO phê chuẩn công ước này cam kết thiết lập một hệ thống lương tối thiểu để áp dụng cho mọi nhóm người làm công ăn lương”. 4 Các tiêu chí cơ bản để xem xét xác định mức lương tối thiểu gồm: nhu cầu sống của người lao động và gia đình họ; chỉ số giá sinh hoạt; mức lương trung bình trên thị trường và mức sống của các nhóm lao động khác; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp; chính sách của chính phủ muốn đạt được và duy trì mức độ có việc làm cao của lực lượng lao động.
  3. 556 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thứ hai, thiết lập cơ chế ba bên để xác định mức lương tối thiểu vùng (thông qua Hội đồng tiền lương quốc gia) dựa trên kết quả thương lượng, thỏa thuận của ba bên theo nguyên tắc thị trường và bảo đảm đúng Công ước 1311 của ILO. Thứ ba, quá trình điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng dần, góp phần cải thiện đời sống của người lao động, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, không gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, mức lương tối thiểu vùng hiện nay (khoảng 115 – 167 USD) vẫn bảo đảm được tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực, chỉ cao hơn Lào, Campuchia, Myanmar. Tuy nhiên, chính sách tiền lương tối thiểu cũng còn một số hạn chế, đó là: - Thứ nhất, luật hóa tiền lương tối thiểu có nhiều nội dung chưa cụ thể, như: khái niệm chưa thể hiện đúng vai trò, chức năng của lương tối thiểu2; tiêu chí xác định còn chung: (i) nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; (ii) điều kiện kinh tế - xã hội và (iii) mức tiền lương trên thị trường, trong đó quá nhấn mạnh “mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”. Tuy nhiên “nhu cầu sống tối thiểu” rất khó xác định, luôn thay đổi theo chiều hướng tăng lên theo điều kiện kinh tế xã hội. - Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của mức lương tối thiểu còn hạn hẹp nên việc bảo vệ người lao động còn hạn chế. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến hết năm 2016 Việt Nam có 54,41 triệu người thuộc lực lượng lao động (chiếm 77% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên), trong đó có 22,05 triệu lao động làm công ăn lương (chiếm 40,53% lực lượng lao động), nhưng đối tượng điều chỉnh bởi mức lương tối thiểu vùng chỉ là 9,44 triệu lao động có hợp đồng lao động (chiếm 17,35% lực lượng lao động). Đồng thời, chưa có quy định mức lương tối thiểu theo giờ nên không bảo vệ được người làm công việc không thường xuyên, lao động làm việc không trọn thời gian đang có xu hướng phổ biến hiện nay. - Thứ ba, xác định mức lương tối thiểu vùng thông qua Hội đồng tiền lương quốc gia là bước tiến bộ, tuy nhiên vai trò, nhiệm vụ, cơ cấu thành phần của Hội đồng còn bất cập, cần tiếp tục hoàn thiện, nhất là việc quy định đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động cần nghiên cứu, xem xét trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là thực hiện các cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam. v.v.) - Thứ tư, Mức lương tối thiểu vùng mặc dù được điều chỉnh liên tục nhưng mới bảo đảm khoảng 92 - 96% mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ3, nên chưa bảo đảm được nguyên tắc quy định của Bộ luật Lao động. - Thứ năm, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, thiếu biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp, dẫn đến có xu hướng ép tiền lương của người lao động gần mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định (chỉ cao hơn không đáng kể), ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao 1 Trong trường hợp thích đáng cần phải bố trí để các tổ chức đại diện của tổ chức hữu quan của người lao động và của người sử dụng lao động, người được công nhận là đủ thẩm quyền đại diện cho lợi ích chung của đất nước tham gia vào cơ chế ấn định lương tối thiểu. 2 Để trả cho lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường (thay vì quy định là mức sàn thấp nhất được luật hóa để trả lương). 3 Tính toán mức sống tối thiểu tại phụ lục 6 kèm theo báo cáo.
  4. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 557 động là nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp lao động và đình công. Trong tổng số 2.000 doanh nghiệp được điều tra thì vẫn có khoảng 3 – 4% doanh nghiệp có người lao động hưởng mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. 1.2. Về thang lương, bảng lương Chính phủ quy định doanh nghiệp tự chủ trong việc xây dựng thang lương, bảng lương là phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm cho doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương gắn với chức danh công việc cụ thể, phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, bước đầu tự chủ để tiến đến xây dựng thước đo trả công lao động. Riêng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, việc quy định tiếp tục xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong thời gian đầu là phù hợp, tạo sự cân đối về chế độ, chính sách, nhất là chế độ bảo hiểm xã hội giữa người quản lý DNNN và cán bộ, công chức nhà nước, tạo thuận lợi cho việc chuyển xếp lương khi điều động, luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước quy định các nguyên tắc, nhất là về khoảng cách giữa các bậc lương ít nhất 5%, mức lương đối với công việc đòi hỏi lao động qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã ảnh hưởng đến cấu trúc thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống thang bảng lương theo thâm niêm (để bảo đảm khoảng cách ít nhất 5%), dẫn đến không khuyến khích trả lương theo công việc mà trả theo thâm niên, người có thâm niên nhiều thì phải trả lương cao, chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cao (cùng làm một công việc nhưng doanh nghiệp phải trả lương, chi phí bảo hiểm cho người lao động làm 15 – 20 năm cao gấp 2 - 3 lần người mới vào làm việc). 1.3. Về phân phối tiền lương 1.3.1. Đối với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI, công ty cổ phần nhà nước không chi phối Nhà nước đó thực hiện đúng vai trò quản lý tiền lương (chủ yếu thông qua quy định mức lương tối thiểu, hỗ trợ thương lượng, kiểm tra, giám sát, điều tiết thị trường) theo cơ chế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp trong xác định tiền lương và trả lương cho người lao động theo nguyên tắc thỏa thuận. Căn cứ quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp thực hiện quản trị, sử dụng lao động hiệu quả, năng suất lao động cao, xác định tiền lương và trả lương theo vị trí công việc, khuyến khích và thu hút được người giỏi, người tài. Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật từ 50 - 70 triệu đồng/tháng, có trường hợp trả cao từ 130 - 150 triệu đồng/tháng, một số ngân hàng liên doanh, cổ phần 150 - 200 triệu/tháng, cuối năm theo hiệu quả kinh doanh bằng 20 - 50% mức lương hàng tháng. Tiền lương của người lao động luôn ổn định và tăng lên, giai đoạn 2010 - 2017, doanh nghiệp dân doanh tăng khoảng 10 - 12%/ năm, doanh nghiệp FDI khoảng tăng 9 - 10%/năm. 1.3.2. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần Nhà nước chi phối Nhà nước quy định doanh nghiệp tự chủ trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động, tạo điều kiện để doanh nghiệp sắp xếp lại lao động, sử dụng lao động linh hoạt theo yêu cầu của sản xuất,
  5. 558 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 kinh doanh và giao cho doanh nghiệp quyết định tiền lương và trả lương cho người lao động theo quy chế của doanh nghiệp. Việc tách riêng quỹ lương của thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng với quỹ lương của người lao động. Không còn tình trạng doanh nghiệp nhập chung quỹ tiền lương của người quản lý với quỹ lương của người lao động để phân phối, từ đó giảm được khoảng cách chênh tiền lương của người quản lý giữa các doanh nghiệp và giữa người quản lý với người lao động trong cùng doanh nghiệp. Quỹ lương của viên chức quản lý xác định theo năm, gắn chặt hơn với hiệu quả kinh doanh, có khống chế mức hưởng tối đa và điều chỉnh tăng dần từng bước tiếp cận với tiền lương của các chức danh quản lý trên thị trường. Theo số liệu báo cáo của một số Bộ ngành, địa phương thì tiền lương của người lao động giai đoạn 2010 - 2017 ổn định và tăng bình quân khoảng 6 - 7%/năm, trong đó: + Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì tiền lương của người lao động năm 2018 đạt 7,25 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2017 ước đạt 7,83 triệu đồng/tháng; tính riêng đối với 27 công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty 91/TTg (với khoảng 207.000 lao động), tiền lương của người lao động năm 2016 đạt 15,1 triệu đồng/tháng, năm 2017 đạt 15,49 triệu đồng/tháng và năm 2018 đạt 16,63 triệu đồng/tháng. Tiền lương viên chức quản lý bình quân năm 2015 - 2017 đạt khoảng 30 - 32 triệu đồng/tháng. Riêng đối với 27 công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty 91/TTg, tiền lương bình quân năm 2016 đạt 43,06 triệu đồng/tháng, năm 2017 đạt 53,15 triệu đồng/tháng1 và kế hoạch năm 2018 đạt 53,22 triệu đồng/tháng. + Doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước thì tiền lương của người lao động năm 2017 đạt 6,321 triệu đồng/tháng, tăng 5% so với năm 2016, năm 2018 đạt 6,827 triệu đồng/tháng; tính riêng đối với 9 công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty 91/TTg có vốn góp chi phối của nhà nước (với khoảng 94.000 lao động), tiền lương của người lao động năm 2016 đạt 17,4 triệu đồng/tháng, năm 2017 đạt 19,29 triệu đồng/tháng và năm 2018 đạt 14,67 triệu đồng/tháng. Tiền lương viên chức quản lý bình quân năm 2015 - 2017 đạt khoảng 35 - 40 triệu đồng/tháng. Riêng đối với 9 công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty 91/TTg có vốn góp chi phối thì tiền lương bình quân năm 2016 đạt 88,42 triệu đồng/tháng, năm 2017 đạt 124 triệu đồng/tháng2 và kế hoạch năm 2018 đạt 122,56 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, chính sách tiền lương đối với khu vực này vẫn còn những bất cập: Một là, nguyên tắc xác định tiền lương của người lao động được quy định chung (gắn với năng suất lao động, lợi nhuận), chưa phân biệt được yếu tố lợi thế ngành nghề, yếu tố nguồn lực nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp, dẫn đến tiền lương của người lao động vẫn có sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp ở ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau, hưởng mức lương cao nhưng không hoàn toàn do năng suất lao động tạo ra. Hai là tiền lương, tiền thưởng đối với viên chức quản lý mặc dù đã được điều chỉnh một bước, nhưng nhìn chung còn thấp (bằng 50%) so với các chức danh quản lý tương đương trên thị trường3 1 Tiền lương tăng cao do Chính phủ mở hệ số điều chỉnh năm 2015 là 0,5 lần lên 1,0 lần từ năm 2016. 2 Tiền lương tăng do Chính phủ mở hệ số điều chỉnh tăng thêm từ 0,5 (năm 2015) lên 1,0 lần (năm 2016). 3 Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý 130 – 150 triệu đồng/tháng; ngân hàng thương mại trả 150 – 200 triệu đồng/tháng, có trường hợp trả 250 - 300 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn được hưởng tiền thưởng theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh bằng 30 - 50% tiền lương.
  6. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 559 nên chưa tạo được động lực cho những người quản lý giỏi, doanh nghiệp có hiệu quả cao theo chủ trương “Nhà nước có cơ chế khuyến khích thoả đáng về vật chất, tinh thần đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp căn cứ vào mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp”, dẫn đến khó thực hiện được thuê Tổng Giám đốc, Giám đốc. Ba là, chưa tách tiền lương, tiền thưởng của đại diện chủ sở hữu (Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên do đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm để giúp chủ sở hữu giám sát doanh nghiệp) với ban quản lý điều hành (Ban Giám đốc), dẫn đến Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên vẫn hưởng lương chung với Ban giám đốc và chủ yếu đứng về phía doanh nghiệp, do doanh nghiệp chi trả, làm giảm tính khách quan, độc lập và hiệu quả trong giám sát, chỉ đạo. Bốn là, doanh nghiệp thiếu chủ động xác định quỹ tiền lương, báo cáo theo quy định1; quản trị lao động còn yếu, tổ chức sắp xếp lao động chưa khoa học, tiền lương chưa theo vị trí công việc, còn bình quân, trả cho lao động có trình độ thấp cao hơn trên thị trường, ngược lại trả cho lao động kỹ thuật cao thấp hơn so với thị trường, dẫn đến chưa khuyến khích được lao động giỏi, đóng góp nhiều cho doanh nghiệp, chuyển dịch lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao sang khu vực doanh nghiệp khác, trong khi lao động trình độ thấp vẫn cố gắng bám vào DNNN khó khăn cho việc tái cơ cấu lao động 2. 1.4. Đánh giá chung chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp 1.4.1. Những ưu điểm Một là, quan điểm coi tiền lương là giá cả sức lao động, mức lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất làm căn cứ để hai bên thỏa thuận tiền lương là phù hợp với nguyên tắc kinh tế thị trường3; Mức lương tối thiểu bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động là phù hợp về lý luận cũng như các công ước quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Hai là, quy định nguyên tắc chung để doanh nghiệp tự xây dựng thang, bảng lương, bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với điều kiện khi thị trường lao động phát triển ở giai đoạn đầu trong điều kiện cơ chế thoả thuận tiền lương chưa hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhất là lao động có giản đơn, lao động có trình độ tay nghề thấp. Ba là, nhà nước ban hành hệ thống thang lương, bảng lương và giao cho doanh nghiệp xếp lương theo vị trí, chức danh công, chú ý khuyến khích lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, làm cơ sở để ký kết hợp đồng lao động, đóng hưởng bảo hiểm xã hội; quy định các tiêu chí, điều kiện và giao cho doanh nghiệp xác định, quyết định tiền lương trả cho người lao động gắn với năng suất lao động, lợi nhuận; tách riêng tiền lương của viên chức quản lý với người lao động và gắn chặt hơn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 1 Theo quy định của Chính phủ, quý I hàng năm doanh nghiệp phải xác định, báo cáo chủ sở hữu quỹ tiền lương kế hoạch để tạm ứng cho người lao động. Tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp tháng 5 - 6 mới triển khai, thậm chi có doanh nghiệp tháng 9 - 10 mới báo cáo kế hoạch quỹ lương. 2 Theo số liệu tổng hợp điều tra cho thấy, doanh nghiệp nhà nước trả lương cho lao động có trình độ chuyên môn thấp, lao động giản đơn cao hơn so với doanh nghiệp FDI khoảng 10%, cao hơn doanh nghiệp dân doanh khoảng 20%, nhưng trả lương cho lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao chỉ bằng khoảng 50 - 60% so với doanh nghiệp FDI. 3 Trong kinh tế thị trường, tiền lương được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động. Để bảo vệ lao động yếu thế (lao động phổ thông, trình độ thấp, lao động nữ, lao động tàn tật, v.v.
  7. 560 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bốn là, thể chế được quan điểm về phân phối, trong đó chủ yếu phân phối theo kết quả lao động, qua đó góp phần nâng cao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc phân phối, trả lương đúng với số lượng, chất lượng lao động của người lao động đóng góp vào doanh nghiệp, đồng thời phân phối thông qua phúc lợi xã hội để bảo vệ những lao động yếu thế, không thể đóng góp nhiều sức lao động vào kết quả chung của doanh nghiệp. 1.4.2. Những tồn tại (i) Chính sách tiền lương hiện nay quy định mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay cho thấy, mức lương tối thiểu hiện nay còn thấp so nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. (ii) Chính sách tiền lương được đổi mới theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở bảo đảm quyền tự thương lượng, định đoạt tiền lương của hai bên trong quan hệ lao động, trong đó có thỏa thuận về tiền lương đã được quy định trong pháp luật lao động và bước đầu đã được thực hiện nhưng nhìn chung chưa phát huy được tác dụng. Khi tranh chấp về tiền lương thường không qua thương lượng, thỏa thuận mà đi thẳng đến đình công1. (iii) Cơ chế quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự gắn được tiền lương của người lao động với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh. Do chưa tính toán, so sánh được hiệu quả thực sự giữa các doanh nghiệp nhà nước, cho nên một số doanh nghiệp tiền lương cao (gấp 2 - 3 lần bình quân chung) nhưng không hoàn toàn do năng suất và hiệu quả cao; việc thực hiện được chủ trương “Nhà nước có cơ chế khuyến khích thoả đáng về vật chất, tinh thần đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp căn cứ vào mức độ đóng góp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp” còn hạn chế do chưa giải quyết được mâu thuẫn về tiền lương, tiền thưởng của viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước2 dẫn đến khó thực hiện được chủ trương thuê Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước. (iv) Phân phối tiền lương, tiền thưởng thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên trên thực tế phân phối tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp chưa phản ánh đúng thực chất quan hệ phân phối công bằng trong kinh tế thị trường. Khu vực ngoài nhà nước, khu vực FDI do sức ép việc làm lớn, có xu hướng ép tiền lương tối thiểu xuống sát với mức tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định. Người lao động chấp nhận mức lương thấp không tương xứng với giá trị sức lao động của người lao động. Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước lại có xu hướng chung đẩy tiền lương tối thiểu lên cao, trong khi năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp3, dẫn đến tiền lương trả cho lao động có trình độ thấp thường cao hơn so với thị trường, song ngược lại tiền lương trả cho lao động 1 Theo số liệu tổng hợp tình hình đình công hàng năm trên 80% các cuộc đình công là xuất phát từ tiền lương. 2 Hiện nay có mâu thuẫn: tiền lương, tiền thưởng theo hướng thị trường, khuyến khích thỏa đáng thì phải nâng dần để tiếp cận với mức lương, thưởng của các doanh nghiệp khác, dẫn đến khoảng cách lớn với khu vực hành chính; ngược lại điều chỉnh giảm tiền lương, thưởng của viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm cân đối với khu vực hành chính thì không khuyến khích được viên chức quản lý DNNN nâng cao hiệu quả. 3 Theo số liệu tổng hợp báo cáo từ 30 công ty mẹ tập đoàn, tổng công ty nhà nước (bao gồm cả các tổng công ty, các ngân hàng thương mại cổ phần hóa từ nhà nước) tỷ trọng quỹ lương trên giá trị gia tăng (tổng doanh thu trừ tổng cho phí chưa có lương) của doanh nghiệp bình quân chiếm hơn 53 % (năm 2014) và trên 54% (năm 2015).
  8. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 561 có trình độ tay nghề cao lại quá thấp so với thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển lao động có trình độ từ khu vực doanh nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp ngoài nhà nước; ngược lại lao động có trình độ tay nghề thấp thì cố gắng bám chặt làm việc trong khu vực nhà nước do đó khó khăn cho việc tái cơ cấu lao động trong doanh nghiệp nhà nước. 1.5. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế 1.5.1. Về nguyên nhân khách quan - Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, hội nhập kinh tế quốc tế, cho nên cơ chế, chính sách nói chung và chính sách tiền lương nói riêng cũng trong quá trình đổi mới, hoàn thiện và còn những nội dung đặt ra phải xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó một số quy định mới lần đầu tiên Việt Nam thực hiện, như xác định mức lương tối thiểu thông qua Hội đồng tiền lương quốc gia, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước xây dựng thang lương bảng lương cho nên cần tổng kết, đánh giá điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 1.5.2. Về nguyên nhân chủ quan - Tư duy về chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường chưa theo kịp với cơ chế quản lý kinh tế trong kinh tế thị trường và thực tiễn phát triển nhanh chóng thời gian qua. - Hệ thống thông tin tiền lương còn thiếu, hướng dẫn, tuyên truyền chính sách tiền lương chưa đầy đủ cho nên chưa hỗ trợ có hiệu quả thương lượng, tiền lương; kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý chưa thường xuyên, hiệu quả, dẫn đến nhiều doanh nghiệp cố tình không hiểu để ép tiền lương, không bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người lao động. - Đối với doanh nghiệp nhà nước còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng bảo hộ trong suốt thời gian dài; chưa thực sự phân định rõ mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp, giữa cơ quan quản lý nhà nước với chủ sở hữu, giữa đại diện chủ sở hữu với ban quản lý điều hành doanh nghiệp trong quản lý; giám sát tiền lương, dẫn đến chưa rõ trách nhiệm, hiệu quả kiểm soát chưa cao. 2. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC VÀ CÁCH MẠNG 4.0 2.1. Bối cảnh hội nhập Ngày nay, thế giới đang có sự biến động sâu sắc về nhiều mặt, trong bối canh hội nhập quốc tế trên các phương diện, các quan hệ kinh tế quốc dân đan quyện vào nhau và chi phối nền kinh tế của tất cả các nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc đổi mới chính sách tiền lương ngoài xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong nước còn phải đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế. Ở cấp quốc gia là các ràng buộc song phương và đa phương thông qua các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định CPTPP, EVFTA với các cam kết “thông qua và duy trì” trong luật pháp và thực tiễn các nội dung về lao động và quan hệ lao động theo Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Ở cấp doanh nghiệp, đó là việc tuân thủ các bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) của các nhà nhập khẩu hàng hóa, trong đó có các tiêu chuẩn về quan hệ lao động cần phải tuân thủ theo thông lệ quốc tế.
  9. 562 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động được xác định là một trong các giải pháp đột phá chiến lược, góp phần quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thời kỳ tới. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp trong khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hiệp quốc về phát triển bền vững và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, nhất là các Hiệp định FTA thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Hiện nay, Việt Nam hiện đang là nước có thu nhập trung bình thấp, những yếu kém của nền kinh tế vẫn đang chậm được được khắc phục, nhiều vấn đề xã hội đang đòi hỏi phải tập trung giải quyết, các nguồn lực đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động còn hạn chế. Tuy nhiên, khi trở thành nước có thu nhập trung bình, các điều kiện về hỗ trợ vốn vay giảm, cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và quốc tế sẽ trở nên gay gắt hơn, tạo điều kiện cho khu vực chính thức có điều kiện tăng nhanh hơn, qua đó góp phần tạo việc làm, tiền lương, thu nhập cao hơn cho người lao động. Trước những xu thế trên, để khai thác tối đa tiềm năng này, Việt Nam cần phải có đầu tư dài hạn nhằm nâng cao tay nghề kỹ thuật cho các thế hệ tiếp theo mà đi kèm với nó là chính sách tiền lương, thu nhập hợp lý và trọng tâm vào môi trường kinh doanh trong nước. 2.2. Bối cảnh cách mạng 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 do tác động của khoa học và công nghệ với cường độ lớn hơn và trình độ cao hơn, làm thay đổi cơ cấu ngành sản xuất và dịch vụ mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Các ngành công nghiệp cổ điển giảm dần tỉ trọng và vai trò của nó mà thay thế vào đó là các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ tăng nhanh, đặc biệt là các ngành dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất. Chúng giữ vai trò khớp nối, đảm bảo cho toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội được thông suốt và phát triển với tốc độ cao. Cơ cấu kinh tế trở nên mềm hoá, khu vực kinh tế phi hình thức được mở rộng, nền kinh tế tượng trưng có quy mô lớn hơn nền kinh tế thực tế nhiều lần. Cơ cấu lao động phân theo ngành có sự thay đổi sâu sắc, xuất hiện nhiều nghề mới với sự đan kết của nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ. Nền kinh tế trí tuệ đang được hình thành và phát triển. Người máy công nghiệp sẽ thay thế người lao động. Quá trình lao động trí óc cũng được người máy thay thế. Nguồn năng lượng mặt trời, nhiệt hạch sẽ phổ biến và thay thế cho các nguồn năng lượng hiện có. Các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch, siêu bền sẽ thay thế các vật liệu truyền thống. Công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ phát triển; công nghệ liên tục sẽ được sử dụng rộng rãi. Công nghệ hiện đại (người máy) được sử dụng trong công xưởng với cấp số nhân, làm tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, công nghệ thông tin tạo tiền đề cho những đổi mới đột phá về mô hình kinh doanh. Internet đã xóa bỏ những lợi thế của phương thức sản xuất tập trung và chia sẻ chi phí; các nền tảng giao dịch trực tuyến cho phép nhà sản xuất tìm đến khách hàng mà không cần phải chi tiêu nhiều cho quảng cáo và phân phối, v.v. Hầu hết các xu hướng trên đều mang lại những cơ hội tốt. Nhưng chúng đi kèm với những tác động phụ với những hệ quả ngoài dự kiến và cần được quản lý tốt. Công nghệ mới đòi hỏi
  10. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 563 kỹ năng cao, tiết kiệm lao động nên các ngành nghề phổ thông thuộc nhóm tiền lương trung bình sẽ dần biến mất và thay thế vào đó là những việc làm đòi hỏi tay nghề cao, mang lại tiền lương, thu nhập cao hơn. Ngay tại thời điểm này, công nghệ đã thay thế lao động thủ công trong nhiều ngành từ dệt may, da giày đến kim khí, điện tử, v.v. Tiến bộ công nghệ cũng có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề về bất bình đẳng xã hội, trong đó có bất bình đẳng về tiền lương, thu nhập vì người nào tận dụng được sức mạnh của công nghệ sẽ có tiền lương, thu nhập cao hơn. Khoảng cách giữa năng suất lao động và tiền lương cũng sẽ trở lên lớn hơn. Một số người còn cho rằng công nghiệp hóa sẽ sớm bị chết yểu tại các nước đang phát triển một phần là do tự động hoá. Thị trường lao động tiếp tục có sự chuyển dịch, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động lớn tới chất lượng, cung, cầu và cơ cấu lao động, nhiều vị trí việc là mới sẽ được tạo ra, đồng thời nhiều vị trí việc làm truyền thống có thể sẽ mất đi, xu hướng tạo việc làm và chuyển đổi từ quan hệ lao động chính thức sang các hình thức quan hệ khác có thể sẽ gia tăng, theo đó nhiều vấn đề mới của quan hệ lao động sẽ phát sinh cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, các hình thức việc làm mới dần xuất hiện ở khu vực thành thị. Ngày càng có nhiều lao động mới như lái xe Grab, Osin, lao động phi chính thức đặc thù làm việc không trọn thời gian (trông cửa hàng, shipper, ) có địa vị pháp lý không dễ xác định, không được bảo vệ bởi chính sách tiền lương tối thiểu. Thực tiễn hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0 đang đòi hỏi chính sách tiền lương với khu vực sản xuất kinh doanh cần đổi mới linh hoạt, kịp thời. Đổi mới chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo định hướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhằm từng bước cải thiện đời sống của người lao động; thực hiện công bằng trong phân phối tiền lương và thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp; phát huy tối đa động lực của tiền lương cho phát triển doanh nghiệp bền vững; góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ mới. 3. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG 4.0 Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 chính sách tiền lương đối với khu vực sản xuất kinh doanh cần đổi mới nhanh chóng, kịp thời, cụ thể cần thực hiện khẩn trước những bước đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và Nghị quyết số 07/ NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, trong đó chú trọng những điểm mới như: trong khu vực doanh nghiệp, thực hiện tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020, mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Từ năm 2021, vẫn tiếp tục điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo định kỳ. Nhà nước chỉ công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường đối với các ngành nghề và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động mà không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người lao động tự thương lượng, ký hợp đồng và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động. Đi kèm với đó là những nội dung đổi mới, cụ thể:
  11. 564 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 3.1. Tiền lương tối thiểu Thứ nhất, tiếp tục khẳng định sự cần thiết Nhà nước phải duy trì hệ thống tiền lương tối thiểu là công cụ bảo vệ người lao động yếu thế và điều tiết thị trường lao động hướng tới mục tiêu phát triển lành mạnh của quốc gia thông qua việc giảm thất nghiệp, duy trì tỷ lệ có việc làm cao của lực lượng lao động. Mở rộng đối tượng áp dụng lương tối thiểu tới khu vực phi chính thức, những loại hình lao động mới như Osin, làm việc không trọn thời gian, Shipper, lái xe Grab . Thực thi chức năng của tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất do Nhà nước quy định làm cơ sở để người lao động và người sử dụng thỏa thuận trả lương (không quy định là mức thấp nhất trả cho lao động làm công việc giản đơn; lao động làm công việc qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7%). Thứ hai, xác định và quy định loại hình tiền lương tối thiểu phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam, gồm theo tháng và theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt cho thị trường lao động, trong đó mức lương tối thiểu theo tháng áp dụng đối với người lao động làm công việc ổn định và trọn thời gian (làm việc trên 4 giờ/ngày); mức lương tối thiểu theo giờ đối với người lao động làm công việc không ổn định và không trọn thời gian. Với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam có nghĩa vụ và cam kết thực hiện Công ước số 131 của ILO về ấn định lương tối thiểu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển năm 1970 về thiết lập một hệ thống lương tối thiểu vùng, với các mức lương tối thiểu theo tháng, ngày, giờ để áp dụng cho mọi nhóm người làm công ăn lương; thời gian tới, tiếp tục quy định mức lương tối thiểu theo 4 vùng và điều chỉnh hàng năm Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng. Thứ ba, nghiên cứu căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểu (định kỳ hàng năm hoặc 2 năm/ lần) trên cơ sở mức sống tối thiểu của người lao động, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động, khả năng của nền kinh tế. Ngoài mức sống tối thiểu (thay cho nhu cầu sống tối thiểu), điều kiện kinh tế xã hội, mức tiền lương trên thị trường thì cần tính đến các yếu tố như cung cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, sản xuất kinh doanh, việc làm, thất nghiệp, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế so với các nước trong khu vực. Điều chỉnh thẩm quyền, thời hạn công bố mức lương tối thiểu vùng do Thủ tướng Chính phủ thực hiện (thay vì Chính phủ công bố) trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia nhằm bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời trong quá trình thực thi tiền lương tối thiểu. Thứ tư, tiếp tục phân vùng để quy định mức lương tối thiểu cho phù hợp với sự phát kinh tế xã hội, phát triển của triển thị trường lao động của từng vùng. Xác định phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nhu cầu sống tối thiểu của người lao động . 3.2. Về thang lương, bảng lương Xác định thang, bảng lương thuộc quản trị của doanh nghiệp, giao cho doanh nghiệp tự chủ quyết định thang, bảng lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của từng doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc để người lao động, công đoàn giám sát. Tổ chức đại
  12. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 565 diện người lao động tham gia thương lượng, thỏa thuận các mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Nghiên cứu giao quyền cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước xây dựng bảng lương, mức lương đối với người quản lý doanh nghiệp (tách bạch với công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5), bảo đảm cân đối hợp lý với mức lương của người lao động trong nội bộ từng doanh nghiệp. Quy định và kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng, tránh tình trạng doanh nghiệp xây dựng, gửi cơ quan nhà nước về lao động nhưng không thực hiện hoặc thực hiện thang bảng lương khác với thang lương, bảng lương đã xây dựng. Mức lương trong thang lương, bảng lương của doanh nghiệp làm cơ sở để thỏa thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động; xác định đơn giá tiền lương, thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể; đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động; giải quyết các quyền lợi khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp, theo quy chế của doanh nghiệp và quy định của pháp luật lao động. 3.3. Về phân phối tiền lương Thực hiện cơ chế quản lý tiền lương đối với các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nước, theo cơ chế thị trường, bảo đảm các yêu cầu sau: Một là, tiền lương phải do doanh nghiệp quyết định và được hạch toán đầy đủ trong giá thành sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mức tiền công trên thị trường và có tính cạnh tranh cao. Hai là, tiền lương, tiền thưởng của người lao động do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với mặt bằng trên thị trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước. Ba là, đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, chủ sở hữu (Nhà nước) không can thiệp vào việc xác định chi phí tiền lương của doanh nghiệp (quỹ tiền lương không cần đăng ký với chủ sở hữu), nhưng quy định các tiêu chí, giao các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ở đầu ra, các vấn đề khác liên quan đến xác định chi phí tiền lương và trả lương cho người lao động do doanh nghiệp toàn quyền quyết định bảo đảm các quy định chung của pháp luật lao động. Bốn là, thực hiện cơ chế phân phối tiền lương gắn với năng suất lao động và linh hoạt. Đây là cơ chế tiền rất cơ bản và lâu dài đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp. Trong cơ chế này cần phải: (i) Thống nhất về nhận thức trong khu vực sản xuất kinh doanh trả lương cho người lao động theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh là vấn đề có tính nguyên tắc trong chính sách tiền lương của khu vực này, thực chất là trả lương gắn với năng suất lao động. (ii) - Phải đảm bảo mối quan hệ tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trong doanh nghiệp. (iii) Trên cơ sở tính năng suất lao động theo giá trị gia tăng (tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương) hoặc lợi nhuận, sau khi loại trừ các giá trị trung gian và tách yếu tố lợi thế so sánh (cạnh tranh)
  13. 566 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 do độc quyền đem lại để phản ánh thực chất kết quả đóng góp của lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. (iv) Đảm bảo cơ cấu tiền lương bao gồm: phần cứng (tiền lương cơ bản, tăng tiền lương hàng năm, tiền thưởng ) và phần biến động (phần mềm hay linh hoạt), phần trả lương theo năng suất biến động mang tính chất khuyến khích trong năm dựa trên sự cải thiện về năng suất và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Báo cáo tình hình thực hiện chính sách tiền lương hàng các năm 2010-2018. 2. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (2018). Danh mục văn bản quy phạm pháp luật. 3. Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (2018). Chuyên đề đổi mới tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh. 3. Nguyễn Tiệp & Nguyễn Thanh Hà (2014), Giáo trình tiền lương tiền công, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 4. Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh (2014), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 5. Trần Kim Dung (2011), Quản trị Nguồn nhân lực. NXB Tổng hợp HCM, HCM. 6. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012.