Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- doi_moi_mo_hinh_tang_truong_kinh_te_cua_viet_nam.pdf
Nội dung text: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM INNOVATION OF VIETNAM'S ECONOMIC GROWTH MODEL Phạm Thị Thương, Trần Thị Lành Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ptthuongktct@hce.edu.vn TÓM TẮT Công cuộc đổi mới ở Việt Nam được tiến hành từ Đại hội VI của Đảng, hơn 30 năm đổi mới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn dựa nhiều vào các nguồn lực: lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên; những nhân tố hướng đến tăng trưởng theo chiều sâu như năng suất lao động, phát triển khoa học – công nghệ đã được quan tâm nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa mang lại hiệu quả cao. Dựa vào quan điểm của Đảng được thể hiện thông qua các kỳ Đại hội Đảng và thực tiễn phát triển của đất nước, bài viết đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, đặt ra những vẫn đề khi Việt Nam chuyển sang mô hình tăng trưởng mới. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, mô hình tăng trưởng, tăng trưởng chiều rộng, tăng trưởng chiều sâu. ABSTRACT The renovation in Vietnam was conducted from the 6th Congress of the Communist Party of Vietnam. Over 30 years of renovation, Vietnam's economic growth has achieved great achievements, making important contributions to the process of industrialization and modernization of the country. However, in recent years, the economic growth model of Vietnam has relied heavily on resources: labor, capital and natural resources; Factors towards in-depth growth, such as labor productivity, scientific and technological development have been focused on development, but still at a low level and have not achieved high efficiency. Based on the Party's policy expressed through the Party Congress, the article reviews the economic growth model in Vietnam, posing problems when Vietnam moves to a new growth model. Keywords: Economic growth, growth model, in-width growth, in-depth growth. 1. Đặt vấn đề Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn 2001 – 2010, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các nhân tố theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp, thể hiện thông qua cấu trúc tăng trưởng kinh tế bất hợp lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp. Với thực tiễn đó, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế là một tất yếu khách quan, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng bền vững hiện nay. Giai đoạn 2011 – 2020, Việt Nam đã tiến hành tái cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển dần sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, vẫn chưa xóa bỏ được các nút thắt đối với tăng trưởng, nền kinh tế hiện nay vẫn đang đối mặt với hai vấn đề lớn là: bẫy thu nhập trung bình và giải quyết hài hòa ba vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường để hướng tới phát triển theo hướng bền vững. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam gắn liền với những thay đổi tư duy của Đảng thông qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, vì vậy, trong giới hạn bài viết, thông qua việc trình bày quan điểm của Đảng tại Đại hội XI và Đại hội XII, tác giả đã tiến hành đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua giai đoạn: Giai đoạn 2000 – 2010 và 2011 – đến nay, từ đó rút ra những vấn đề thách thức đặt ra đối với Việt Nam hiện nay. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam Tăng trưởng và phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu đầu tiên và quan trọng của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia. Nhận thức 1287
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 đúng đắn về tăng trưởng kinh tế, các nguồn lực tăng trưởng kinh tế, từ đó hoạch định chính sách tăng trưởng và gắn kết tăng trưởng với phát triển kinh tế có hiệu quả, có chất lượng là một trong những yêu cầu quan trọng. Để giải bài toán này, trong quá trình phát triển, các nước xây dựng nên các mô hình tăng trưởng kinh tế. Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt cơ bản nhất về tăng trưởng kinh tế và các biến số tác động đến tăng trưởng kinh tế. Mục đích của những mô hình này là mô tả phương thức vận động của nền kinh tế thông qua mối liên hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình phát triển sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết. Ngay từ đầu thế kỷ XX, các mô hình tăng trưởng kinh tế dần trở thành công cụ hữu ích, giúp cho các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chiến lược mô tả và lượng hóa các nguồn tăng trưởng của nền kinh tế một cách chính xác. Cùng với xu hướng phát triển, những lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn, về: những quan điểm về nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế ngày càng phong phú và đa dạng hơn, những nhân tố chi phối và tác động đến tăng trưởng kinh tế được đánh giá ngày càng đầy đủ và rõ ràng hơn. Có thể kể đến những lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế theo thứ tự thời gian như sau: Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế (vào thế kỷ thứ XVIII); Mô hình tăng trưởng kinh tế của C.Mac (vào thế kỷ XIX); Mô hình Keynes, Mô hình tân cổ điển và mô hình tăng trưởng nội sinh (thế kỷ XX). [Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp nhà nước: Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020: từ nhận thức tới hành động, tr.30]. Trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, các quốc gia đã sử dụng nhiều cách đi khác nhau trong việc lựa chọn mô hình kết hợp giữa tăng trưởng và phát triển. Mỗi mô hình tăng trưởng kinh tế có những đặc điểm riêng, tùy vào năng lực thực tiễn và chiến lược phát triển, mà mỗi quốc gia có một mô hình phát triển khác nhau. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã đề cao vai trò của các yếu tố (con người, vốn, tài nguyên, khoa học công nghệ) và có chính sách phù hợp để thúc đẩy sự tăng trưởng của các yếu tố này nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau. Hiện nay, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế là một chủ trương lớn, quan trọng xuyên suốt từ Đại hội XI của Đảng. Đại hội XI đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là: "Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững ". Về mô hình tăng trưởng, Đại hội XI chủ trương: "Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững" [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trang 192]. Về cơ cấu lại nền kinh tế, Đại hội XI xác định: "Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế" [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tr.188]. Đại hội XII của Đảng đã có những phát triển mới rõ rệt, nêu rõ hơn định hướng và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. - Về định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, Đại hội XII nêu rõ: "Mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững (hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc); giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tr.87]. 1288
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 - Về nguồn lực tăng trưởng, Đại hội II xác định: "Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chủ yếu dựa vào xuất khẩu và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa cả vào vốn đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước. Phát huy vai trò quyết định của nội lực, đồng thời thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI và khu vực sản xuất nông nghiệp”. [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tr.87 - 88]. Đại hội XII nêu ra động lực và cũng là điều kiện để đổi mới mô hình tăng trưởng: "Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D), nhập khẩu công nghệ mới; thực hiện phương thức quản lý, quản trị hiện đại; phát huy tiềm năng con người và khuyến khích tinh thần sản xuất kinh doanh của mọi người để chủ động khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, tăng nhanh giá trị quốc gia và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu" [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, trang 88]. - Về định hướng cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng: Đại hội XII khẳng định chủ trương: "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi mô hình tăng trưởng, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới” [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, trang 88 – 89]. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hướng đến mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực theo hướng phát triển bền vững và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ và nâng cao năng suất lao động, hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Từ đó, hướng tới đi sâu đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế 2.2. Khung lý thuyết đánh giá tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được xem xét trên hai mặt là số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Số lượng tăng trưởng kinh tế là nhân tố thể hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, được phản ánh thông qua hai chỉ tiêu: quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là nhân tố thể hiện nội hàm bên trong của tăng trưởng, nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Có nhiều khía cạnh để đánh giá tăng trưởng kinh tế. Trong giới hạn bài viết, tác giả phân tích dựa trên cơ sở cấu trúc đầu vào của tăng trưởng. Cấu trúc đầu vào của tăng trưởng được thể hiện thông qua sự đóng góp của các nhân tố: Vốn (K), được đánh giá thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (ICOR); lao động (L), được đánh giá thông qua năng suất lao động; yếu tố tổng hợp (TFP), sự kết hợp các nhân tố trong mô hình tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua hàm sản xuất Cobb - Douglass. Trong đó, hai chỉ tiêu năng suất lao động xã hội và hiệu quả sử dụng vốn thường được sử dụng nhiều trong phân tích hiệu quả kinh tế, nhưng trên thực tế, trong quá trình sản xuất, có ba yếu tố chính làm tăng GDP, đó là: Lao động, vốn sản xuất và nhân tố TFP. Nếu chỉ chia GDP cho lao động hay lấy vốn đầu tư chia cho mức gia tăng GDP, thì những chỉ số này không thể phản ánh đóng góp riêng của yếu tố năng suất. Năng suất chỉ là phần tăng GDP sau khi trừ đi vai trò của việc tăng số lượng lao động và số lượng tài sản cố định trong quá trình sản xuất. Phần thặng sư này phản ánh việc tăng chất lượng tổ chức lao động, chất lượng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất, được gọi chung là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Như vậy, số lượng tăng trưởng gắn liền với sử dụng thâm sụng lao động và vốn, thì chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua vai trò của nhân tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng. [PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn, PGS. TS. Phạm Hồng Chương, Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt nam, mười năm nhìn lại và định hướng tương lai, tr.20 - 21]. 1289
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 3. Nhận diện và đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã tiến hành công cuộc đổi mới, hơn 30 năm thực hiện, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được chia làm giai đoạn: Giai đoạn 1986 – 2010: Lựa chọn môn hình phát triển kinh tế theo chiều rộng, tăng trưởng chủ yếu dựa vào các nhân tố: vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên là chính. Giai đoạn 2011 – nay: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, mô hình tăng trưởng kinh tế được chuyển đổi rõ nét từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều rộng gắn với phát triển chiều sâu, và dần hướng tới chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả mang tính bền vững. 3.1. Mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn phát triển theo chiều rộng Những chính sách cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980 đã mang lại những thay đổi đáng kể bộ mặt của nền kinh tế và xã hội đất nước. Thành quả nổi bật, năm 1989, lạm phát được kiểm soát và liên tục giữ mức thấp trong những năm tiếp theo; cơ chế Kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp được gỡ bỏ và chuyền dần sang cơ chế thị trường; từ năm 1990 – 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khoảng 8%/năm. Tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, cùng với hiệu ứng cải cách đã suy giảm đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm trong giai đoạn 1997 – 1999, nền kinh tế của đát nước được khôi phục vào năm 2000 và đạt được tốc độ tăng trưởng cao vào những năm tiếp theo khi Việt Nam có những bước đổi mới thể chế để chuẩn bị gia nhập WTO. - Đóng góp của vốn đầu tư cho nền kinh tế. Trong giai đoạn phát triển theo chiều rộng, vốn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Việt Nam liên tục tăng, thể hiện thông qua tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng mạnh và đạt mức cao nhất vào năm 2007 với tỷ lệ 46,5%, sau đó giảm dần còn 30% vào những năm 2010. Tương ứng với đó, tỷ trọng đóng góp của vốn vào tăng trưởng cũng tăng lên trong giai đoạn đầu, đạt 57,42% và giảm dần trong giai đoạn tiếp theo, chỉ còn 52,73%. Biểu đồ 1: Hệ số ICOR Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2010 Nguồn: Thu thập của tác giả Thực tiễn phát triển cho thấy, mặc dù tăng trưởng kinh tế của nước ta phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nhưng hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, thể hiện thông qua chỉ số ICOR luôn cao trên mức 5. Hệ số ICOR phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, ICOR càng cao, vốn đầu tư cho nền kinh tế càng nhiều, chứng tỏ hiệu quả càng thấp. Theo khuyến cáo của WB, đối với một nước đang phát triển, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. Số liệu biểu đồ 1, trong giai đoạn 2000 – 2010, hệ số ICOR của Việt Nam còn rất cao so với tiêu chuẩn của thế giới, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của nước ta thấp và thiếu tính bền vững. - Đóng góp của lao động vào tăng trưởng kinh tế. Một trong những lợi thế của nước ta là có nguồn lao động dồi dào, năm 1991, quy mô lao động của cả nước đạt khoảng 28 triệu lao động, tăng lên khoảng 1290
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 50 triệu lao động vào năm 2010. Sự đóng góp của nguồn lực lao động vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này chiếm khoảng 21%. Mặc dù được đánh giá có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, nhưng năng suất lao động của Việt Nam còn rất thấp, giai đoạn 2000 – 2010, năng suất lao động trung bình của Việt Nam đạt 5,1%. Theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực như: Thái Lan (chỉ bằng 2/5), Malayxia (chỉ bằng 1/5). - Đóng góp của các nhân tố tổng hợp TFP, đây là nhân tố phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất, phản ánh sự thay đổi công nghệ, đối với nền kinh tế, nâng cao chỉ số TFP giúp nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng ở Việt Nam, vai trò của nhân tố TFP khá mờ nhạt, chỉ đạt khoảng 22%. Đánh giá mô hình tăng trưởng của Việt Nam, có thể thấy, trong giai đoạn 2000 – 2010, trong cấu trúc tăng trưởng của kinh tế nước ta, vốn chiếm 57%, lao động và TFP chiếm 43%, đó chính là biểu hiện của sự phát triển theo chiều rộng, dựa nhiều vào vốn, đặc biệt là nguồn vốn nhà nước. Tuy vậy, hiệu quả sử dụng vốn không cao và tăng nhanh vào cuối thời kỳ, năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra khá chậm. Như vậy, mô hình tăng trưởng theo chiều rộng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập hạn chế, tạo ra sự phát triển nóng cho nền kinh tế, các nguồn lực sẵn có như tài nguyên và lao động luôn có giới hạn nhất định. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng bền vững, việc thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế là một tất yếu khách quan 3.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế hướng đến phát triển theo chiều sâu, trong giai đoạn hiện nay Mô hình tăng trưởng của Việt Nam được chuyển đổi từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, theo đó, mô hình kinh tế hiện nay hướng đến mở rộng quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả mang tính bền vững. Đại hội XII của Đảng đã bổ sung thêm: Lấy phát triển theo chiều sâu là hướng chủ đại và nâng cao tính bền vững, chú trọng cả số lượng và chất lượng. Hội nghị Trung ương lần thứ 4 và lần thứ 5 (Khóa XII) của Đảng đã hoàn thiện thêm và nhấn mạnh: tăng trưởng kinh tế hướng tới lấy kết quả là thước đo năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; chú trọng phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo như một bước đột phá chiến lược để thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế. Từ nền tảng đó, trong giai đoạn 2011 - đến nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững. - Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có sự gia tăng Biểu đồ 2: Tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam, giai đoạn 2011 – hiện nay Nguồn: Thu thập của tác giả 1291
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Trong 10 năm gần đây, GDP của Việt Nam có sự gia tăng khá ổn định. Nhất là giai đoạn 2016 – 2018. Năm 2018, được đánh giá là năm có sự phát triển mạnh mẽ nhất, GDP đạt 7,08 %, vượt so với kế hoạch đề ra, trong khi đó chỉ số lạm phát được kiềm chế ở mức dưới 4%. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của Việt nam luôn gắn với cụm từ "thâm dụng tín dụng". Trong giai đoạn 2008 – 2010, mức bơm tín dụng của ngân hàng vào nên kinh tế còn khá cao, khoảng 30%, vì vậy, CPI của Việt Nam rất cao, đạt 22% vào năm 2008 và 18% vào năm 2011. Mức bơm tín dụng vào nền kinh tế bắt đầu giảm từ năm 2011, làm cho chỉ số CPI của Việt Nam giảm dần vào những năm tiếp theo, với mức bơm tín dụng đạt từ 14% – 18% những năm 2016 – 2018 đã giúp cho lạm phát được kiểm soát ở múc dưới 4%. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm dần mức phụ thuộc vào tín dụng. - Vốn đầu tư cho nền kinh tế có sự điều chỉnh. Trong giai đoạn trước, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP luôn đạt mức cao, chiếm trên 57%. Từ năm 2011 đến nay, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 30%, cụ thể: năm 2011 đạt 34,6%; thấp nhất năm 2013 với tỷ lệ 30,4% và đạt 33,5% vào năm 2018. Trong giai đoạn, 2016 – 2018, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trung bình đạt 33%GDP, tương ứng 1,5 – 1,8 triệu tỷ đồng. Bên cạnh đó, hệ số ICOR dần được cải thiện, sau khi giảm liên tục từ 6 điểm năm 2012 xuống 4,8 điểm vào cuối năm 2015, trước khi tăng nhẹ lên 5 điểm vào cuối năm 2016 và 2017, đã tiếp tục đà giảm khi đạt 4,66 điểm vào 6 tháng đầu năm 2018. Bảng 1: Hệ số ICOR của Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2018 2016 - 2018 2011 - 2015 Trung bình 2016 2017 2018 Hệ số ICOR 6,25 6,17 6,42 6,11 5,97 Nguồn: Thu thập của tác giả - Nền kinh tế hướng tới nâng cao năng suất lao động. Trong thời gian qua, năng suất lao động của Việt Nam dần được cải tiến, khởi đầu giai đoạn với mức năng suất là 35 triệu đồng/người, đến năm 2018 đã tăng lên 102 triệu đồng/người, tăng gấp 3 lần sau gần 10 năm phát triển. Trong đó, giai đoạn 2016 – 2018 có mức tăng mạnh nhất: đạt 63,1 triệu đồng/người vào năm 2012, tăng lên 84,5 triệu đồng/người vào năm 2016, 93,2 triệu đồng/người vào năm 2017 và đạt 4.512 USD vào năm 2018, tăng 6% so với năm 2017. Tính chung giai đoạn 2011 – 2018, năng suất lao động tăng bình quân 4,88%/năm. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn gia tăng. Chênh lệch mức năng suất lao động của Việt Nam với các nước lần lượt là: Với Singapore, tăng từ 132.566 USD năm 2011 lên 141.274 USD năm 2018; Với Malaysia, từ 42.397 USD năm 2011 lên 47.545 USD; với Thái Lan, từ 14.985 USD năm 2011 lên 18.973 USD. Một trong những nguyên nhân là doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu so với các nước. - Đóng góp của nhân tố TFP ngày càng cải thiện. Dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2018 đóng góp của nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP đạt 43,5%, bình quân giai đoạn 2016 – 2018, mức đóng góp của TFP vào GDP đạt 43,29%, tỷ lệ này có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2011 – 2015, đạt bình quân 33,58%. Như vậy, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực, một trong những dấu hiệu cho thấy thế giới đã ghi nhận sự phát triển của Việt Nam là năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đã gia tăng. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI) đã phản ánh bước tiến của Việt Nam trong những năm gần dây, từ thứ hạng 77/144 đã dần cải thiện lên thứ hạng 55/144. Bảng 2: Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, giai đoạn 2011 – nay Năm 2012 – 2013 2013 – 2014 2014 – 2015 2015 – 2016 2016 – 2017 2017 - 2018 Thứ hạng 75/144 70/144 68/144 56/140 60/138 55/137 GCI Điểm GCI 4.1 4.2 4.2 4.3 4.3 4.4 Nguồn: [5] 1292
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành tựu tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đã góp phần thực hiện mục tiêu kép là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng GDP và kiểm soát lạm phát, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động. Chất lượng tăng trưởng kinh tế dần được cải thiện và hướng theo chiều sâu, thể hiện thông qua chỉ số TFP ngày được nâng cao, hiệu quả đầu tư được cải thiện Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáng ứng được yêu cầu phát triển theo hướng bền vững, cụ thể: Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế với ba trọng tâm chính là: tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và tái cơ cấu đầu tư công mặc dù có sự chuyển biến những còn chậm, vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể, doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm 32% trong tổng GDP của cả nước. Các ngành sản xuất của Việt Nam vẫn nằm dưới chuỗi giá trị và chưa có dấu hiệu được cải thiện. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam ngày càng gia tăng tính phụ thuộc vào bên ngoài, năm 2018, doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, vốn đầu tư khu vực FDI chiếm 23,4% tổng vốn đầu tư xã hội, phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu chính. 4. Kết luận Trong thời gian qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã có những chuyển biến tích cực; đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế được từng bước thực hiện. Tình hình kinh tế xã hội đã được phục hồi, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế về cơ bản có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực. Các so sánh quốc tế cho thấy sự chuyển biến đúng hướng này. Nhìn chung, không thể phủ nhận những thành tựu đáng kể mà Việt Nam đạt được từ những cải cách kinh tế trong thời gian vừa qua, thể hiện rõ nét thông qua sự gia tăng của các chỉ số qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu dạt được, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Trong giai đoạn tiếp theo, để Việt Nam tiếp tục phát triển cần đổi mới tư duy phát triển, coi trọng sức sáng tạo của mọi thành phần trong nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cần hướng đến đáp ứng được nhu cầu: Xây dựng nền kinh tế vĩ mô ổn định, giữ vững mức tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và giảm mức phụ thuộc vào tín dụng. Khuyến khích hơn nữa sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, trong bối cảnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, dường như nền kinh tế đang dần phụ thuộc vào khu vực FDI, việc thúc đẩy cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, trở thành động lực là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh; cải thiện và đổi mới hơn nữa thể chế kinh tế là một trong những bài toán để hướng tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo hướng phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, trang 192; 192 – 193; 188. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, trang 87; 87 – 88; 88; 88 – 89. [3] Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2012, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp nhà nước: Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020: từ nhận thức tới hành động, Hà Nội, trang 30. [4] PGS. TS. Nguyễn Ngọc Sơn, PGS. TS. Phạm Hồng Chương, 2011, Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt nam, mười năm nhìn lại và định hướng tương lai, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. [5] nen-kinh-te-o-viet-nam-n50280.html 1293