Nhận diện một số nhân tố cản trở quá trình phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam năm 2017

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 1760
Bạn đang xem tài liệu "Nhận diện một số nhân tố cản trở quá trình phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhan_dien_mot_so_nhan_to_can_tro_qua_trinh_phat_trien_doanh.pdf

Nội dung text: Nhận diện một số nhân tố cản trở quá trình phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam năm 2017

  1. NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÂN TỐ CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM NĂM 2017 ThS. Huỳnh Bá Thúy Diệu Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn Tóm tắt Bài viết này tác giả tập trung phân tích, xác lập, đo lường và nhận diện các nhân tố cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế tư nhân, gồm có: Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Hệ thống thể chế, Môi trường đầu tư và Chi phí không chính thức. Từ đó tác giả kiến nghị các hàm ý chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân nói riêng tác động đến những nhân tố này nhằm giúp cho kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước trong thời gian tới. Từ khóa: Nhân tố cản trở, doanh nghiệp, kinh tế tư nhân. 1. Đặt vấn đề Khu vực kinh tế tư nhân đã và đang đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong năm 2017 các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp 43,22% GDP, 39% vốn đầu tư toàn xã hội và đã tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố gây khó khăn và hạn chế vai trò của doanh nghiệp tư nhân. Do đó cần thiết phải nhận diện đâu là các nhân tố cản trở quá trình phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân để có thể tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời tạo động lực để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành nền tảng của mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2018. 2. Tổng quan lý thuyết và những nghiên cứu trƣớc có liên quan 2.1. Khái niệm về kinh tế tư nhân Hiện nay chưa có khái niệm thống nhất về kinh tế tư nhân (KTTN). Khi nói đến kinh tế tư nhân thì chúng ta có thể hiểu qua hai cấp độ khác nhau: - Đối với cấp độ khái quát thì KTTN là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh, tức là ngoài khu vực kinh tế nhà nước. Nó bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. KTTN cần được 335
  2. hiểu là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất. Hay kinh tế tư nhân (KTTN) bao gồm những doanh nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó bao gồm các hình thức sở hữu cá nhân, sở hữu gia đình, sở hữu tập thể và sở hữu hỗn hợp, sở hữu của nhà kinh doanh nước ngoài. Theo pháp luật hiện hành, các cơ sở kinh doanh ngoài quốc doanh hoạt động theo một trong các hình thức sau: Kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh và hộ kinh doanh cá thể. - Đối với cấp độ hẹp hơn thì KTTN gồm có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng KTTN là khu vực kinh tế gắn liều với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và tồn tại dưới các hình thức như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể. 2.2. Đóng góp của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế trong năm 2017 Năm 2017 đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,81%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Trong đó khu vực kinh tế tư nhân có sự đóng góp không nhỏ trong thành công chung của cả nước được thể hiện qua bảng 2.1. Đóng góp của khu vực KTTN vào sự phát triển kinh tế của cả nước năm 2017. Bảng 1. Đóng góp của KTTN vào sự phát triển của cả nƣớc Chỉ tiêu Khu vực Giá trị ĐVT Cả nước 6,81 Kinh tế nhà nước 5,2 Tăng trưởng Kinh tế tư nhân 7,32 % kinh tế Kinh tế có vốn đầu tư nước 8,56 ngoài Cả nước 126.859 Kinh tế nhà nước 2.029 Thành lập doanh Doanh Kinh tế tư nhân 109.607 nghiệp mới nghiệp Kinh tế có vốn đầu tư nước 15.223 ngoài Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2017 336
  3. - Góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh tái cấu trúc, điều chỉnh phạm vi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. KTTN đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế. - Thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới Năm 2017 đánh dấu sự tăng trưởng nhanh về số lượng doanh nghiệp thành lập mới với 126.859 doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp ở khối kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng nhiều nhất là 86,4%, với số lượng thành lập mới là 109.607 doanh nghiệp. - Động lực để giải quyết việc làm Kinh tế tư nhân góp phần giải quyết một trong những thách thức lớn của Việt Nam là tình trạng dư thừa lao động do quá trình tư nhân hóa và di cư của người lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị. Nếu như trước đây khu vực kinh tế Nhà nước tạo ra nhiều việc làm nhất thì đến năm 2017 vị trí này thuộc về kinh tế tư nhân. Trong năm 2017 kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 62% việc làm (Tổng cục Thống kê, 2017). 2.3. Những nhân tố cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp khu vực KTTN Trong xu thế phát triển của loại hình KTTN, kết quả nghiên cứu những năm gần đây đã chỉ ra được các rào cản trong quá trình phát triển của KTTN. Trong đề án: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” (PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017) đã chỉ ra 8 rào cản: (1) vấn đề lý luận và nhận thức đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân, (2) khung khổ pháp luật cho sự phát triển của KTTN, (3) môi trường đầu tư và kinh doanh, (4) thực thi các quy định đối với hoạt động của khu vực KTTN, (5) chi phí không chính thức, (6) vấn đề liên quan đến sự bình đ ng trong cơ chế chính sách đối với khu vực KTTN trong tương quan so sánh, (7) rào cản liên quan đến hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN và (8) rào cản do năng lực nội tại thấp và văn hóa kinh doanh còn nhiều bất cập. Trong nghiên cứu về cách thức để phát triển kinh tế tư nhân với đề án: “Tiếp cận các giải pháp giảm thiểu tác động lấn át và nâng cao tác động hỗ trợ” (PSG. TS Nguyễn Trọng Hoài, Th.S. Huỳnh Thanh Điền) đã cho biết có 3 yếu tố 337
  4. chính dẫn đến sự kìm hãm phát triển trong khu vực KTTN. Đó là: (1) Yếu tố lịch sử: Nền kinh tế Việt Nam được chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo. Vì thế kinh tế tư nhân chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất nhỏ trong các thị trường ngách. (2) Điều kiện tự nhiên: Việt Nam có nguồn tài nguyên khá dồi dào và khai thác nguồn tài nguyên này thì lại được Nhà nước ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước, hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bởi các doanh nghiệp này có nguồn vốn vững mạnh. Còn các doanh nghiệp thuộc KTTN với vốn mỏng đã không tận dụng được cơ hội này. (3) Các chính sách vĩ mô của Nhà nước trong đó các chính sách tài khóa ( chính sách về thuế), chính sách tiền tệ (lãi suất, điều kiện vay vốn) đều khá khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó các chính sách khác như chính sách hình thành các cụm ngành và yếu tố thể chế đã hạn chế sự phát triển của KTTN. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Các căn cứ khoa học để tác giả đưa ra các giả thuyết và nhân tố tác động gồm: - Một là, tổng hợp từ những nghiên cứu đã được công bố liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân được trình bày ở mục 2 của phần nghiên cứu này; - Hai là, nghiên cứu từ các cơ sở lý thuyết nền tảng có ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển của kinh tế tư nhân như: Lý thuyết đại diện (Jensen & Meckling, 1976); Lý thuyết cạnh tranh (Shelby D.Hunt, 2000). Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu: H1: Hội nhập kinh tế ảnh hưởng tích cực đến khu vực KTTN H2: Hệ thống pháp luật rõ ràng, công bằng sẽ tạo điều kiện cho KTTN phát triển H3: Môi trường đầu tư và kinh doanh tốt sẽ là động lực để KTTN phát triển H4: Thể chế phù hợp, công bằng giữa các loại hình kinh tế sẽ giúp KTTN phát triển H5: Kiểm soát chặt chẽ các chi phí không chính thức sẽ tác động tích cực Mô hình nghiên cứu dự kiến như sau: 338
  5. Hội nhập kinh tế (HNKT) H1 H2 Hệ thống pháp luật ( HTPL) Phát triển kinh tế H3 Môi trường đầu tư (MTĐT) tƣ nhân H4 Hệ thống thể chế (HTTC) Chi phí không chính thức H5 (CPKCT) Hình 1. Mô hình nghiên cứu 3.2. Xây dựng thang đo và mô tả các biến Trong nghiên cứu của bài viết, tác giả điều chỉnh một số thang đo đã có sẵn ở một nghiên cứu trước cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại của Việt Nam, thông qua kết quả nghiên cứu định tính, đồng thời tác giả xây dựng một thang đo mới dựa trên kết quả của phương pháp nghiên cứu tình huống. Thang đo cấp quảng Likert với năm mức độ (1 đến 5) là phù hợp để đo lường nghiên cứu. Xây dựng thang đo và mô tả biến độc lập Hội nhập kinh tế: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Francis & Hannah (2010); Abdulkadir Madawaki (2012); Kim M.Shima & David C. Yang (2012). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp. Kết quả có 5 biến quan sát cho biến này. Hệ thống pháp luật: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Abdulkadir Madawaki (2012); Kim M.Shima & David C. Yang (2012) và Mohamed Abulgasem Zakari (2014). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp. Kết quả có 5 biến quan sát. Môi trường đầu tư: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Zarzeski Marilyn Taylor (1996) ; Kim M.Shima & David C. Yang (2012) và Mohamed Abulgasem Zakari (2014). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp. Kết quả có 4 biến quan sát. Hệ thống thể chế: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Abdulkadir Madawaki (2012); Kim M.Shima & David C. Yang (2012) và Mohamed Abulgasem Zakari (2014). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp. Kết quả có 4 biến quan sát. 339
  6. Chi phí không chính thức: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Weibenberger, Stahl & Vorstius (2004); Evan O.N.D. Ocansey (2014). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp. Kết quả có 5 biến quan sát. Xây dựng thang đo và mô tả biến phụ thuộc (NTCT): là nhân tố cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân. Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu là do tác giả tự xây dựng, căn cứ vào việc thu thập ý kiến chuyên gia từ phương pháp nghiên cứu tình huống và lý thuyết nền tảng. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 4 biến quan sát. 3.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, như: công ty TNHH, DNTN, Công ty CP và các hộ kinh doanh cá thể. Phương thức khảo sát: Phiếu khảo sát phục vụ cho nội dung nghiên cứu này được tác giả khảo sát thông qua hai cách: Cách 1: Bảng khảo sát được tác giả gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát và thu lại sau khi khảo sát hoàn thành. Cách 2: Gửi email cho các cá nhân phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn mẫu. Xác định kích thước mẫu: Theo Hair & ctg (2006), lấy tỷ lệ 5 khảo sát cho 1 biến quan sát thì kích thước mẫu tối thiểu là 135 phiếu. Với tổng số phiếu khảo sát phát đi là 300, số đạt yêu cầu cho nghiên cứu nhận được là 228, thỏa mãn kích thước tối thiểu 135. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu Trong tổng cộng 228 phiếu hồi đáp có 77 công ty TNHH, 78 DNTN, 60 Công ty CP, 13 hộ kinh doanh cá thể. Bảng 2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu chính thức Loại hình doanh nghiệp Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent TNHH 77 33.8 33.8 33.8 DNTN 78 34.2 34.2 68.0 Valid CTCP 60 26.3 26.3 94.3 Hokinhdoanh 28 5.7 5.7 100.0 Total 228 100.0 100.0 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 340
  7. 4.2. Kết quả kiểm định mức độ tin cậy và các biến trong tập dữ liệu mẫu Tác giả xử lý dữ liệu qua phần mềm SPSS 20.0 và có được kết quả tổng hợp hệ số Cronbach Alpha cũng như hệ số tương quan biến tổng, kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập như bảng 2. Bảng 3. Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach Alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng, kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập Các biến độc lập Hệ số Cronbach Alpha Hệ số tương quan biến tổng Hội nhập kinh tế (HNKT) 0,891 HNKT1 0,624 HNKT2 0,647 HNKT3 0,711 HNKT4 0,693 HNKT5 0,678 Hệ thống pháp luật (HTPL) 0,874 HTPL1 0,672 HTPL2 0,715 HTPL3 0,632 HTPL4 0,625 HTPL5 0,702 Môi trường đầu tư (MTĐT) 0,789 MTĐT1 0,606 MTĐT1 0,613 MTĐT1 0,714 MTĐT1 0,576 Hệ thống thể chế (HTTC) 0,801 HTTC1 0,610 HTTC2 0,689 HTTC3 0,613 HTTC4 0,541 Chi phí không chính thức 0,842 (CPKCT) CPKCT1 0,739 CPKCT2 0,691 CPKCT3 0,702 CPKCT4 0,615 CPKCT5 0,612 Biến phụ thuộc nhân tố cản trở 0,882 (NTCT) NTCT1 0,744 NTCT2 0,720 NTCT3 0,658 NTCT4 0,873 Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả 341
  8. Qua bảng 3 cho thấy rằng các hệ số đều lớn hơn 0.6 và tất cả các biến quan sát cho các biến trong mô hình gồm cả biến độc lập và biến phụ thuộc đều có hệ số tương quan biến tin cậy. Ngoài ra khi phân tích độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích cho thấy các hệ số tin cậy tổng hợp đều lớn hơn 0.7 và phương sai trích các nhân tố đều lớn hơn 0.5. Như vậy có thể kh ng định được các thang đo đạt tính tin cậy cần thiết. 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Bảng 4. Kiểm định KMO và Bartlett KMO and Bartlett’s Test Kaiser- Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,852 Bartlett‟s Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2363.393 Df 253 Sig. .000 Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Theo Hair & ctg (2006) thì phân tích nhân tố là thích hợp khi chỉ số KMO nằm vào khoản từ 0.5 đến 1.0 và kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết: “H0: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể”. Nếu kiểm định này có ý nghĩa trong thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thế. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Theo Hair & ctg (2006) cũng cho rằng: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading > 0,75 là đạt yêu cầu. Như vậy với việc 228 mẫu của nghiên cứu thì áp dụng tiêu chuẩn Factor loading > 0,55 để các biến quan sát đạt ý nghĩa thực tiễn. Với kết quả ở Bảng 3 cho thấy chỉ số KMO là 0,852 thuộc khoảng từ 0,5 đến 1,0 là đạt yêu cầu, cho thấy việc phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý nghĩa sig. là .000 nhỏ hơn 0,05 là đạt yêu cầu ý nghĩa thống kê. 342
  9. 4.4. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Kiểm định hệ số tƣơng quan (r) Bước quan trọng cần thực hiện trước khi phân tích hồi quy tuyến tính bội là cần xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến bằng cách sử dụng hệ số tương quan Pearson r. Hệ số tương quan r cho biết hướng tương quan ( thuận chiều hay ngược chiều) cũng như độ lớn của tương quan tuyến tính giữa hai biến. Hệ số r nếu có giá trị từ -1 đến +1 và giá trị của nó càng gần hai số trên thì tương quan giữa hai biến càng mạnh. Giá trị của r càng gần 0 thì tương quan càng yếu. Kết quả của hệ số tương quan được phản ánh ở bảng 4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến. Bảng 5. Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến Correlations HNKT CPKCT HTTC HTPL MTDT NTCT HNKT Pearson 1 .359 .377 .428 .407 .567 Correlation Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 228 228 228 228 228 CPKCT Pearson 1 .164* .119 .298 .447 Correlation Sig. (2- tailed) .013 .074 .000 .000 N 228 228 228 228 HTTC Pearson 1 .295 .175 .406 Correlation Sig. (2- tailed) .000 .008 .000 N 228 228 228 HTPL Pearson 1 .429 .455 Correlation Sig. (2- tailed) .000 .000 N 228 228 MTĐT Pearson 1 .462 Correlation Sig. (2- tailed) .000 N 228 NTCT Pearson 1 Correlation Sig. (2- tailed) N 228 Nguồn: Kết quả phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.0 343
  10. Qua bảng 5. Ma trận hệ số tương quan cho thấy rằng hệ số tương quan giữa “nhân tố cản trở” với các biến như sau: với biến “ Hội nhập kinh tế” ( Pearson = 0,567), biến “Chi phí không chính thức” (Pearson = 0,447), biến “Hệ thống thể chế” (Pearson = 0,406), biến độc lập “ hệ thống pháp luật” (Pearson = 0,455), biến “môi trường đầu tư” ( Pearson = 0,462). Do vậy bước đầu có thể kết luận rằng các biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho các yếu tố cản trở đến sự phát triển của khối kinh tế tư nhân gồm 5 biến độc lập là phù hợp. Phân tích hồi quy Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính được thể hiện qua bảng 6 như sau: Bảng 6. Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính Model R R Square Adjusted R Std. Error Durbin- Square of the Watson Estimate 1 .705a .497 .486 .63049 2.013 a. Predictor: (Constant), HNKT, HTTC, HTPL, MTĐT, CPKCT b. Dependent Variable: NTCT Unstandardize Standardize Collinearrity Coefficients Coefficients Statistics Model t Sig. Std. B Beta Tolerance VIF Error (Constant) -.895 .302 - .003 2.967 HNKT .370 .085 .259 4.369 .000 .644 1.552 CPKCT .284 .059 .251 4.871 .000 .833 1.201 HTTC .225 .065 .182 3.489 .001 .834 1.199 HTPL .222 .067 .188 3.329 .001 .712 1.405 MTDT .196 .065 .169 3.026 .003 .724 1.382 c. Dependent Variable: NTCT Kết quả trên cho thấy hệ số R2 điều chỉnh có giá trị là 0,497. Điều này có ý nghĩa rằng mô hình nghiên cứu giải thích được 49,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc bằng các biến độc lập trong mô hình. Hệ số VIF (Variance Inflation Factor) của các nhân tố độc lập trong mô hình đều có giá trị thấp và nhỏ hơn 2.2 (từ 1.199 đến 1.552). Điều này cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa 344
  11. các biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Ngoài ra hệ số Sig. của các hệ số nhân tố độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 0,05. Do đó toàn bộ 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy chuẩn hóa thể hiện mối quan hệ tuyến tính giản đơn giữa các biến như sau: NTCT= 0,259*HNKT+ 0,251*CPKCT+ 0,182* HTTC+ 0,188* HTPL+ 0,169* MTĐT Trong đó biến “Hội nhập kinh tế” với hệ số Beta là 0,259 với mức ý nghĩa thống kê đạt cao > 99,99% khi mà chỉ số Sig. đạt 0,000; Tương tự biến “ Chi phí không chính thức” với hệ số Beta là 0,251 với mức ý nghĩa thống kê Sig. có giá trị là 0,000. Tiếp đến là các biến “ Hệ thống pháp luật” với hệ số Beta là 0,188 và mức ý nghĩa thống kê Sig. là 0,001, biến “ Hệ thống thể chế” với 2 giá trị Beta và Sig. lần lượt là 0,182 và 0,001. Cuối cùng là biến “ Môi trường đầu tư” với giá trị Beta là 0,169 có mức ý nghĩa thống kê Sig. là 0,003. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng nhân tố cản trở sự phát triển mạnh nhất của kinh tế tư nhân đó là hoạt động hội nhập kinh tế, tiếp đến là các chi phí không chính thức trong quá trình hoạt động kinh doanh, hệ thống pháp luật, hệ thống thể chế và môi trường đầu tư cũng là những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân. 5. Kiến nghị Tác giả đưa ra những kiến nghị theo năm nhân tố, nhằm giúp các doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân thuận lợi hơn trong hoạt động của mình. Nhân tố hội nhập kinh tế - Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước + Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) cần nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cần thiết cũng như gấp rút hoàn thành việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó tập trung các FTA như: RCEP (ASEAN +6), Viet Nam - EU, Viet Nam - EFTA sẽ giúp cho doanh nghiệp cơ hội kinh doanh tốt hơn. + Bộ Giáo dục: để đáp ứng nền kinh tế hội nhập thì nguồn lực con người phải phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Bộ Giáo dục cần ban hành chuẩn đầu ra theo tiêu chí của các nước hiện đại trên thế giới để đảm bảo sự hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân nói riêng. - Đối với các doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân Cần nâng cao nhận thức về những ích lợi mang lại của việc hội nhập kinh tế đối với khu vực kinh tế tư nhân. 345
  12. Nhân tố hệ thống thể chế Nhà nước cần đổi mới và hoàn thiện thể chế ở Việt Nam trong thời gian tới, phải gắn liền với đổi mới tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế cũng như vai trò của các khu vực kinh tế trong sự tăng trưởng. Cần đổi mới tư duy về vai trò của Nhà nước trong sự phát triển của kinh tế - xã hội, nên chuyển từ mô hình “ Nhà nước quản lý” sang mô hình “ Nhà nước kiến tạo” để tạo môi trường cạnh tranh bình đ ng theo cơ chế thị trường, tạo điều kiện để mọi nguồn lực của quốc gia đều được phân bố đồng đều giữa các khu vực kinh tế. Cần tiếp tục đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, cần phân định rõ hơn chức năng, vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Việc xác định “ kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” không có nghĩa là phân biệt giữa vai trò của kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Cần xóa bỏ nhận thức về chế độ sở hữu và phân chia các thành phần kinh tế. Cách phân chia thành phần kinh tế đã dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế và không còn phù hợp với thực tiễn và tiến trình hội nhập quốc tế. Nhân tố chi phí không chính thức - Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Nhà nước cần xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, ban, ngành còn nhiều sơ hở, chưa cụ thể, cùng với việc thiếu kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực trên thực tế dẫn tới tình trạng lạm quyền để trục lợi cá nhân, cấu kết “sân sau”, “lợi ích nhóm” Thực tiễn thế giới cho thấy, quyền lực nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tất yếu dẫn đến tha hóa quyền lực và là nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng. Vì vậy, trong thời gian tới, rất cần xóa bỏ sự mặc định sống chung với tham nhũng nói chung và chấp nhận các chi phí không chính thức nói riêng, các cơ quan chức năng cần cụ thể hóa quy định về kiểm soát quyền lực đã được hiến định Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục sửa đổi thể chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho DN và đáp ứng thông lệ quốc tế; tổng kết, đánh giá thực hiện Luật Quản lý thuế, từ đó nghiên cứu đề xuất sửa đổi theo hướng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý thuế theo hướng hiện đại, dựa trên quản lý rủi ro; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành 346
  13. chính, tăng cường công khai minh bạch, sử dụng công nghệ thông tin đồng bộ và toàn diện trong giải quyết thủ tục hành chính và kết nối với hệ thống thông tin của các bộ, ngành. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng và Chính phủ cần có biện pháp quyết liệt và hiệu quả hơn nhằm rà soát lại các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình để kiên quyết loại bỏ các khoản phí ngầm, các khoản thu không đúng chế độ để tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN ổn định và phát triển, trước mắt tập trung vào những khâu, lĩnh vực có nguy cơ cao như kiểm tra thuế, thanh tra thuế và kê khai, quyết toán thuế, hoàn thuế Đồng thời, việc giảm thanh tra, kiểm tra cần sự vào cuộc của các ngành. - Đối với các DN tư nhân Bản thân mỗi DN cũng cần kiên quyết hơn trước tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ công chức, cũng như cần thay đổi tư duy về chi phí “bôi trơn” nhằm đạt được mục đích của mình. Nhân tố môi trƣờng đầu tƣ và hệ thống pháp luật Nhà nước cần ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Cần thiết phải ban hành các Chương trình hành động để hiện thực hóa mục tiêu KTTN trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nghị quyết số 10-NQ/TW ban hành ngày 3-6-2017. Cần thiết xây dựng các chính sách đặc thù khuyến khích KTTN đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt như nông nghiệp, nông thôn. Quản lý quỹ tài trợ cạnh tranh doanh nghiệp và xây dựng cơ chế kiểm soát việc thực hiện các thủ tục hành chính dành cho KTTN. 6. Kết luận Hội nghị Trung ương 5 đã xác định thêm một bước về vai trò, vị trí kinh tế tư nhân, thay đổi cơ bản về tư duy và mở ra bước phát triển mới cho khu vực kinh tế này. Định hướng nhận diện các vấn đề còn tồn tại trong việc cản trở sự phát triển của KTTN để từ đó đưa ra các kiến nghị kịp thời đang là vấn đề được Nhà nước quan tâm. Trong khuôn khổ bài viết này kiến nghị một số vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế, kiểm soát chi phí không chính thức, tạo môi trường đầu tư, hành lang pháp lý thuận lợi cũng như thể chế phù hợp để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, xứng đáng là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường. 347
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdulkadir Madawaki.,2012, A Study of Special Economic Zone Transformation, International Journal of Businesss, Vol. 7, No. 3. 2. Akerlof Paul, 1996, The Individual economics, MIT Press. 3. PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoài, ThS. Huỳnh Thanh Điền, 2011, Phát triển khu vực kinh tế tư nhân - Tiếp cận các giải pháp giảm thiếu tác động lấn át và nâng cao tác động hỗ trợ, Tạp chí Phát triển kinh tế - ĐH Kinh tế TP.HCM. 4. TS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Ths. Tăng Thị Thanh Phúc, 2012, Giải pháp nào cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế - Góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Đại học Đà Nẵng. 5. Shelby D. Hunt, 2000, A general theory of competition: Resource, competences, economic growth, Sage publication, Inc. 6. Nguyễn Đình Luận, 2015, Vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 25, Trang 35-42. 7. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, 2017, Phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Những rào cản và giải pháp khắc phục, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Sheridan J. Coakes, 2017, Analysis Without Anguish with SPSS V20 9. Ths. Lưu Thị Thái Tâm, 2007, Thực trạng và giái pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang, Trường Đại học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh. 10. Tổng Cục Thống kê, 2017. 11. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2017, Phát triển kinh tế tư nhân, NXB Thống kê. 348