Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thông qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 3060
Bạn đang xem tài liệu "Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thông qua địa bàn tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_day_xuat_khau_hang_nong_san_cua_viet_nam_sang_thi_truon.pdf

Nội dung text: Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thông qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

  1. THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC THÔNG QUA ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 促进越南农产品经高平省销向中国 TS. Trần Thị Thu Phương - Th.S Phùng Bích Ngọc Trường Đại học Thương mại 商业大学博士 陈世秋芳 硕士 冯碧玉 Tóm tắt Bài viết này tập trung nghiên cứu về thực tế hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc thông qua tỉnh Cao Bằng, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng hợp tác phát triển các hoạt động kinh tế - thương mại thông qua các hoạt động biên mậu giữa hai quốc gia nói chung cũng như nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói riêng trong thời gian tới, trong đó có tính tới địa bàn cụ thể là tỉnh Cao Bằng. Từ khóa: Thực trạng, xuất khẩu, nông sản, Việt Nam, Cao Bằng 摘要 本文的研究重点为越南农产品经高平省销向中国的出口活动现状,随后提出有 效地开拓发展两国边贸的经济贸易活动合作潜能,促进将越南农产品出口活动,特别 是经高平省出口到中国市场的一些建议。 关键词:现状,出口,农产,越南,高平省 Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng hóa nông sản nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Cùng với đầu tư và thương mại trong nước, xuất khẩu được xác định là một trong ba trụ cột chính trong phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập và đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, không thể không kể tới vai trò của xuất khẩu các mặt hàng nông sản, vốn là lĩnh vực sản xuất hàng hóa có nhiều thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam. Trong bức tranh chung về xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam, hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia có chung đường biên giới nói chung và sang thị trường Trung Quốc nói riêng thông qua các hoạt động thương mại biên mậu ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng, dư địa to lớn cho hợp tác phát triển kinh tế - thương mại của cả hai nước. Tổng quan về tỉnh Cao Bằng và tình hình trao đổi biên mậu giữa Việt Nam- Trung Quốc trong thời gian qua Cao Bằng là tỉnh có biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc dài trên 333 km trong tổng thể chiều dài trên 1.000 km biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, có những 731
  2. điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh tế - thương mại biên mậu với Trung Quốc như: Hệ thống cửa khẩu quốc tế Tà Lùng và 3 cặp cửa khẩu chính gồm cửa khẩu Trà Lĩnh, cửa khẩu Sóc Giang, cửa khẩu Lý Vạn và nhiều cặp cửa khẩu phụ, lối mở rải rác trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước Đây là những điều kiện, tiền đề hết sức thiết yếu và thuận lợi, tạo ra tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biên mậu, trao đổi sản phẩm hàng hóa với các địa bàn thị trường Trung Quốc. Trong cơ cấu thương mại qua biên giới với 3 nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam là Trung Quốc, Lào và Campuchia, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng ưu thế. Đến năm 2015, thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt mức giá trị khoảng 16 tỷ USD, với Lào đạt khoảng 2 tỷ USD, với Campuchia đạt khoảng 5 tỷ USD. Dự báo thương mại biên giới giữa Việt Nam với các quốc gia này sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian tới. Điều kiện lợi thế của tỉnh Cao Bằng trong thúc đẩy hợp tác thương mại và xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc: Ưu thế của Cao Bằng trong phát triển hợp tác kinh tế - thương mại và đặc biệt là xuất khẩu nhóm hàng nông sản với tỉnh Quảng Tây nói riêng và với thị trường Trung Quốc nói chung. Trung Quốc là thị trường quan trọng trong xuất khẩu hàng nói chung và nhóm hàng nông sản nói riêng của Việt Nam. Trong đó, khu tự trị dân tộc Choang thuộc tỉnh Quảng Tây được coi là cửa ngõ hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa thị trường Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là Việt Nam. Tỉnh Cao Bằng của Việt Nam và khu tự trị dân tộc Choang thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc có hơn 333 km đường biên giới với nhiều cặp cửa khẩu, điểm thông quan và lối mở thông thương, trong đó tiếp giáp trực tiếp với thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây có hai cửa khẩu chính là Trà Lĩnh và Sóc Giang. Điều kiện địa lý thuận lợi tạo ra nhiều tiềm năng lợi thế để kết nối hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Cao Bằng với các thành phố phát triển năng động của khu vực phía Tây và Tây Nam Trung Quốc, nhất là trong hợp tác lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu hàng nông sản. Với định hướng của Chính phủ Trung Quốc là xây dựng thành phố Bách Sắc trở thành trung tâm nông nghiệp Trung Quốc - ASEAN, việc phát triển quan hệ hợp tác thương mại giữa Cao Bằng và Bách Sắc được xác định phát triển theo hướng: Thành phố Bách Sắc tìm kiếm đầu ra cho nông sản từ Việt Nam, đưa nông sản Việt Nam tới tiêu thụ tại các thị trường lớn nằm sâu trong nội địa Trung Quốc một cách nhanh nhất và mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất. Tỉnh Cao Bằng sẽ tìm kiếm nguồn hàng có chất lượng tốt, phối hợp với các địa phương của Việt Nam để tổ chức nguồn hàng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa tỉnh Cao Bằng và khu tự trị dân tộc Choang và thành phố Bách Sắc đã có nhiều bước phát triển đi vào chiều sâu. Trong đó, phải kể tới việc mới đây (tháng 5 năm 2015) tỉnh Cao Bằng và thành phố Bách Sắc đã ký kết thỏa thuận khung về hợp tác xuất khẩu nông sản, hải sản, hoa quả từ Việt Nam cũng như các nước ASEAN thông qua cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang. Theo đó, hai bên sẽ thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá các mặt hàng nông sản, hải sản có thế mạnh của Việt Nam mà thị trường Trung Quốc có nhu cầu để xây dựng kế hoạch tổ chức nguồn hàng bảo đảm số lượng, chất lượng và giá cả để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. 732
  3. Chính vì vậy, khai thác tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang địa bàn tỉnh Quảng Tây còn có ý nghĩa to lớn trong việc khai thác một khu vực thị trường tiềm năng cho các sản phẩm nông sản đi vào các thị trường rộng lớn hơn thông qua các tuyến kết nối đi các thành phố lớn khu vực phía Bắc Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải Hiện tại, thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây là một trong những trung tâm cung ứng nông sản lớn của Trung Quốc với hệ thống giao dịch, tập kết, phân luồng hàng hóa đi các trung tâm tiêu thụ lớn trong cả nước (tới khoảng 200 thành phố). Vì vậy, việc khai thác thị trường xuất khẩu hàng nông sản sang địa bàn tỉnh Quảng Tây nếu được thực hiện tốt sẽ mở ra một khu vực thị trường rộng lớn hơn rất nhiều cho hàng hóa nông sản của Việt Nam. Quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói riêng sang thị trường Trung Quốc Hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung bao gồm Luật Thương mại và các văn bản quy định chi tiết. Trên cơ sở quy định của Luật Thương mại 2005 điều chỉnh chung các hoạt động thương mại diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (sau đây viết tắt là Nghị định 187/2013). Nghị định này thay thế cho Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ được ban hành trước đó trong lĩnh vực này. Nghị định này chính là cơ sở pháp lý cơ bản để điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài. Nghị định quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của các thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Bên cạnh Nghị định 187/2013/NĐ-CP, Chính phủ còn ban hành Nghị định 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 05 năm 2007 quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn ban hành Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 (sau đây viết tắt là Quyết định 52/2015) về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới (bao gồm Trung Quốc, Lào, Campuchia) quy định khung pháp lý cho các hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân, hoạt động mua bán hàng hóa của cư dân biên giới và các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu, cũng như các dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới. Các thủ tục xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở biên giới được quy định trong Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây viết tắt là Nghị định 112/2014). Nhìn chung, Việt Nam đã có hệ thống quy định pháp luật khá đầy đủ nhằm điều chỉnh về hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài. Pháp luật về hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài có những nội dung liên quan đến điều kiện tham gia hoạt động xuất khẩu, những hình thức thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa và các thủ tục thực hiện hoạt động xuất khẩu. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để có thể tham gia hoạt động xuất khẩu nông sản, cần phải là thương nhân. Căn cứ Điều 6 Luật Thương mại của Việt Nam, thương nhân được hiểu bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân có hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Để được coi là thương nhân, tổ chức và cá nhân cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Luật Thương mại cũng nêu rõ định 733
  4. nghĩa về thương nhân nước ngoài tại Điều 16. Theo đó, thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Theo quy định của Nghị định 187/2013, quyền kinh doanh xuất khẩu được trao cho cả thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Đối với thương nhân nước ngoài, pháp luật Việt Nam có quy định thêm điều kiện so với thương nhân Việt Nam. Quyền kinh doanh xuất khẩu giữa các thương nhân Việt Nam có sự khác nhau, phụ thuộc vào nguồn vốn của các thương nhân này. Trường hợp thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa được mở rộng đến mức tối đa. Cụ thể, các thương nhân này được quyền xuất khẩu hàng hóa mà không cần phải đáp ứng bất kỳ một điều kiện nào, trừ trường hợp hàng hóa xuất khẩu có điều kiện. Đối với hàng hóa xuất khẩu có điều kiện thì khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, thương nhân cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu đối với hàng hóa đó. Ví dụ, đối với hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, thương nhân cần có giấy phép để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó. Trường hợp, đối với các hàng hóa khác không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, các thương nhân này đều được quyền kinh doanh xuất khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của thương nhân. Đối với các thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, thì ngoài việc tuân theo quy định của Nghị định 187/2013, còn phải tuân theo quy định của pháp luật liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hiểu là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp này được thực hiện tuân theo quy định của Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định 23/2007). Theo Nghị định 23/2007, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải có Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Giấy phép này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hóa do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác; được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chỉ được trực tiếp mua hàng của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu, mà không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm mở địa điểm mua gom hàng hóa để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Đối với chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, quyền xuất khẩu của chi nhánh của thương nhân nước ngoài hiện nay chưa được quy định rõ trong một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 72/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh được tiến hành hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập. Trường hợp chi nhánh hoạt động trong các lĩnh vực mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi 734
  5. nhánh chỉ được hoạt động khi có điều kiện quy định. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Công Thương đối với các hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa mà Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam. Đối với thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa được quy định tại Nghị định 90/2007. Theo quy định của Nghị định 90/2007, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là các thương nhân nước ngoài không có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo các hình thức đầu tư được quy định trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại, không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam. Các thương nhân này được quyền xuất khẩu hàng hóa khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu đối với các loại hàng hóa được phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam. Thương nhân nước ngoài được quyền mua hàng hóa để xuất khẩu với thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh các loại hàng hóa đó theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu do Bộ Công Thương cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Điều kiện để thương nhân nước ngoài được đăng ký quyền xuất khẩu là không bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu hình phạt liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam; không có tiền án, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự đối với thương nhân nước ngoài là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài là tổ chức kinh tế. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đặng ký quyền xuất khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu. Thương nhân phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi hàng hóa được phép thông quan và chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Qua rà soát các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, có thể thấy quy định của pháp luật Việt Nam khá đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động xuất khẩu của thương nhân. Đối với thương nhân nước ngoài, quyền xuất khẩu hàng hóa còn có thể được thực hiện ngay cả khi các thương nhân này không có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Đánh giá tổng quan cho thấy các quy định của pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Theo đó, các thương nhân, cả trong nước và ngoài nước, cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài lẫn không có vốn đầu tư nước ngoài đều có quyền kinh doanh xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Tuy có một số quy định về điều kiện áp dụng cho thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng về cơ bản, các quy định của pháp luật Việt Nam không hạn chế một cách vô lý hoạt động xuất khẩu của thương nhân nước ngoài, hay của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy định này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài. Về các hình thức thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, các thương nhân Việt Nam có thể trực tiếp xuất khẩu hàng nông sản do mình sản xuất, hoặc cũng có thể mua hàng nông sản từ các hộ gia đình, các hợp tác xã để bán cho thương nhân nước ngoài hoặc 735
  6. cũng có thể trở thành đại lý, mua hàng nông sản của thương nhân nước ngoài, hoặc cũng có thể thông qua hoạt động ủy thác xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc. Đối với thương nhân nước ngoài nói chung và thương nhân Trung Quốc nói riêng, các thương nhân này có thể trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu bằng việc mua hàng của các thương nhân Việt Nam, hoặc thông qua hoạt động nhận đại lý để mua hàng nông sản của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc. + Trường hợp thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo quy định tại Điều 27 Luật Thương mại, để thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, các thương nhân phải ký kết hợp đồng thương mại quốc tế bằng văn bản. Tuy nhiên, Quyết định 52/2015 của Thủ tướng Chính phủ cũng cho phép các thương nhân không xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quyền thực hiện hoạt động xuất khẩu, với điều kiện phải lập bảng kê mua bán hàng hóa qua biên giới. Bảng kê này được thương nhân Việt Nam ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực, có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng. Bộ Công Thương có nhiệm vụ hướng dẫn mẫu Bảng kê mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân, trong đó có tên thương nhân hoặc cá nhân, tên hàng hóa, đơn giá, số lượng và các nội dung cần thiết khác để việc kê khai, theo dõi và quản lý được thống nhất. + Đối với hoạt động đại lý, mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, thương nhân Việt Nam có thể làm đại lý mua hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được quyền ký hợp đồng đại lý sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Thương nhân Việt Nam cũng có thể thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng hóa tại nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép quy định tại Nghị định 187/2013, thương nhân chỉ được ký hợp đồng thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cho phép. Áp dụng các quy định này, các thương nhân Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động trong việc tự mình làm đại lý mua hàng nông sản để xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài hoặc thuê thương nhân nước ngoài bán hàng nông sản của Việt Nam tại nước ngoài. Hình thức làm đại lý mua hàng nông sản để xuất khẩu cho thương nhân được thực hiện khá rộng rãi trong hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc. Ở đây, một thương nhân có thể đứng ra mua gom hàng nông sản từ các hộ gia đình, từ các hợp tác xã sản xuất, sau đó làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó cho thương nhân Trung Quốc. Hoặc các thương nhân Việt Nam cũng có thể thuê thương nhân Trung Quốc làm đại lý bán hàng nông sản của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. + Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu hàng hóa: Thương nhân cũng có thể thực hiện ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu hoặc được nhận ủy thác xuất khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, bên ủy thác và bên nhận ủy thác phải có giấy phép xuất khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác. Tương tự, các tổ chức, cá nhân không phải thương nhân, sản xuất hàng nông sản có thể ủy thác xuất khẩu cho thương nhân trên cơ sở hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa. Hoạt động này cũng khá phổ biến và tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam có nhiều kênh để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng. 736
  7. Pháp luật Việt Nam cũng có các quy định nhằm khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu qua các nước có chung biên giới đất liền trong đó có Trung Quốc. Cụ thể, bên cạnh các hoạt động xuất khẩu được thực hiện thông qua cửa khẩu chính, Quyết định 52/2015 còn cho phép thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa thông qua các cửa khẩu phụ và lối mở biên giới (căn cứ theo quy định của Nghị định 112/2014/NĐ-CP). Tuy nhiên, tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm dịch y tế, kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra về an toàn thực thẩm, Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng cho phép các hoạt động thương mại biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới. Pháp luật cũng tạo điều kiện cho các thương nhân được quyền thực hiện các hình thức thanh toán thuận tiện như thanh toán bằng tiền mặt, hoặc qua ngân hàng, hoặc cũng có thể được thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, Nhằm bảo đảm phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả, bền vững, các giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững vào tháng 6 năm 2013 ban hành kèm theo Quyết định 899/QĐ-TTg. Trên cơ sở Đề án này, Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 210/2013/NĐ-CP); khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (Quyết định 62/2013/QĐ-TTg); hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (Quyết định 68/2013/QĐ-TTg); hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (Quyết định 01/2012/QĐ-TTg). Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện một số giải pháp tín dụng hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu nông sản. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên là 7%/năm, điều hành tỷ giá linh hoạt, tạo điều kiện cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp được tiếp cận vốn vay ngoại tệ với lãi suất hợp lý. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách cho vay tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (có hiệu lực từ 25/7/2015) theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, theo đó các doanh nghiệp nông nghiệp và xuất khẩu nông lâm thủy sản có mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao được được cho vay không có tài sản bảo đảm đến 70-80% giá trị phương án, dự án và được hưởng cơ chế xử lý khoản nợ (khoanh nợ, xóa nợ) khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng Các quy định này đã tạo nên cơ sở pháp lý thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam ra thị trường nước ngoài nói chung và sang thị trường Trung Quốc nói riêng, qua đó giúp phát triển nông nghiệp nước ta hiệu quả và bền vững. Tình hình xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong những năm vừa qua: Những năm gần đây, hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung đã góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh miền núi, vùng cao khu vực biên giới trong đó có Cao Bằng. Kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn tỉnh không ngừng tăng trưởng qua các năm, từ 15,351 triệu USD năm 2006, đến 106,5 triệu USD vào năm 2009, 9 tháng đầu năm 2010 đạt 84,4 triệu USD. Theo Báo cáo số 1344/SCT-QLTM, ngày 09/12/2015 của Sở Công Thương Cao Bằng cho thấy trong tháng 11/2015, cơ cấu hàng hoá thương mại tại cửa khẩu biên giới Cao Bằng 737
  8. có nhiều thay đổi. Thông qua hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung, các mặt hàng nông sản, thực phẩm đã xuất khẩu được như sau: - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hạt điều (5,11 triệu USD). - Mặt hàng gửi kho ngoại quan chủ yếu là thịt, hải sản đông lạnh (41,76 triệu USD). - 1.940 tấn gạo với kim ngạch 843.300 USD được xuất qua các cửa khẩu chính là Trà Lĩnh, Lý Vạn, Pò Peo và Bí Hà theo đường biên mậu. Phụ lục: Bảng tổng hợp tháng 11/2015 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Kèm theo Báo cáo số: 1344/SCT-QLTM, ngày 09/12/2015 của Sở Công Thương Cao Bằng) Đơn vị tính: USD Loại Tên Kho Ngoại quan Xuất STT cửa cửa Tên mặt hàng Tổng khẩu khẩu khẩu XK NK Cửa khẩu Tà I Hạt hồ trăn khô 103,156.00 103,156.00 206,312.00 quốc Lùng tế Cửa Trà khẩu Hạt điều 2.237.531,00 2.237.531,00 Lĩnh chính II Gạo tẻ 506.500,00 506.500,00 Lý Vạn Gạo tẻ 246.800,00 246.800,00 Cửa Bi Hà Gạo tẻ 54.000,00 54.000,00 II khẩu phụ Pò Peo Gạo tẻ 36.000,00 36.000,00 Hạt điều 2.871.982,80 2.871.982,80 Tôm đông lạnh 795.874,72 795.874,72 Lối Cá đông lạnh 111.429,35 111.429,35 IV Nà Lạn mở Nhãn khô 1.015.017,00 1.015.017,00 Sầu riêng 55.680,00 55.680,00 Sữa 45.021,30 45.021,30 TỔNG 7.975.836,17 103.156,00 103.156,00 8.182.148,17 Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu biên mậu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời gian qua còn tồn tại không ít hạn chế, tính ổn định chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của cả hai bên. 738
  9. Trong đó, cần phải kể tới một số điểm cơ bản như sau: - Về bối cảnh quốc tế chung: Cuộc cạnh tranh về thị trường đối với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả những ngành hàng có thế mạnh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến ngày càng trở nên gay gắt. Thực tế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 vừa qua đã cho thấy rõ những vấn đề nêu trên. Nếu năm 2014, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ khi kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục là 28,4 tỷ USD, chiếm khoảng 18,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Năm 2015, theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố chiều ngày 25/12 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam chỉ đạt 30,14 tỷ USD (giảm 0,8% so với năm ngoái) do sản xuất nông nghiệp ở một số nhóm sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đồng thời do tác động của xu hướng giảm giá sản phẩm nông sản trên thị trường thế giới. - Lợi nhuận trong hoạt động trồng, chế biến và xuất khẩu nông sản của Việt Nam không cao so với các mặt hàng khác. Nền sản xuất với qui mô nhỏ là chủ yếu và chi phí trong lưu thông từ khâu sản xuất đến tiêu thụ các mặt hàng nông sản của Việt Nam còn tương đối cao, khiến cho khả năng cạnh tranh thực tế của hàng hóa nông sản Việt Nam bị giảm sút. Cho đến nay, về cơ bản sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn là phân tán, nhỏ lẻ và lạc hậu. Chưa có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào sản xuất nông nghiệp, mô hình sản xuất lớn chưa phổ biến. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có khoảng 70% số hộ có quy mô sản xuất dưới 0,5ha, có khoảng 35% số hộ có quy mô đất sản xuất dưới 0,2ha Hơn nữa, địa bàn sản xuất nông sản hàng hóa trải dài với chiều dài hơn 1.500 km, địa hình phức tạp, khó khăn trong phát triển hạ tầng giao thông. - Các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến. Lĩnh vực chế biến và bảo quản nông sản chủ yếu dừng lại ở mức sơ chế, các sản phẩm chất lượng cao còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Sản xuất nông nghiệp thì theo thời vụ mà tiêu dùng lại quanh năm. Tỷ lệ chế biến của nông nghiệp Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế: đối với rau quả mới chiếm 5%, đối với thịt chỉ chiếm khoảng 1% Nông sản được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi, sống. - Việc thực hiện và gắn kết qui hoạch sản xuất với thị trường còn nhiều hạn chế. Mặc dù qui hoạch phát triển sản xuất nhiều nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã được nghiên cứu xây dựng và ban hành nhưng hiệu quả thực thi còn thấp, tình trạng phát triển tự phát còn phổ biến Trong khi đó, công tác thông tin thị trường, cung cầu hàng hóa, đặc biệt là đối với mặt hàng mang tính mùa vụ cao, còn nhiều hạn chế. - Công tác điều phối tạo thuận lợi hóa cho thương mại cửa khẩu chưa thực sự được triển khai mạnh mẽ, trong đó bao gồm cả vấn đề về hạ tầng thương mại, cả về công tác cải cách các thủ tục hành chính có liên quan tại cửa khẩu Các qui định về hoạt động thương mại biên giới chưa thực sự được xây dựng và ban hành một cách có hệ thống và đầy đủ. Mặc dù Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg qui định về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 07 tháng 11 năm 2006, được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và mới đây được thay thế bằng Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 song vẫn chưa thực sự đặt vấn đề một cách mạnh mẽ và ở tầm bao quát được hết các nội dung căn bản trong quản lý hoạt động thương mại biên giới tương xứng với vị trí, vai trò này trong phát triển kinh tế - thương mại nói chung của Việt Nam. 739
  10. Một số đề xuất nhằm khai thác tiềm năng hợp tác kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc và thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thông qua địa bàn tỉnh Cao Bằng Thứ nhất, vấn đề có thể coi là khó nhất trong phát triển kinh tế biên mậu của Việt Nam đó là vừa cần có sự ổn định, dài hơi nhưng cũng phải vừa có sự linh hoạt cao thông qua vai trò của chính quyền các tỉnh khu vực biên giới. Sở dĩ thời gian qua, chúng ta chưa thực sự có bước đầu tư, phát triển mạnh mẽ, chưa thực sự khai thác được tiềm năng thế mạnh của lĩnh vực hoạt động này cũng bởi nguyên nhân căn bản là chúng ta chưa thực sự có được một khung chiến lược, qui hoạch mang tính tổng thể lâu dài và ổn định để có thể hấp dẫn các nguồn lực trong xã hội yên tâm cùng đầu tư khai thác, phát triển, đặc biệt là các dự án đầu tư lớn mang tính trọng điểm, làm động lực cho phát triển. Vì vậy, rất cần có những rà soát, nghiên cứu từ phía các cơ quan của Chính phủ để xây dựng một khung chiến lược và qui hoạch tổng thể trong phát triển kinh tế biên mậu của Việt Nam với Trung Quốc, làm cơ sở để các chương trình, dự án cụ thể được thiết lập và thực hiện theo một qui hoạch tổng thể chung. Thứ hai, vấn đề hạ tầng và kết nối hạ tầng vẫn luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng và cần được triển khai trước một bước để làm cơ sở cho các hoạt động khác cùng phát triển. Vấn đề được xác định ở đây là cần thúc đẩy việc hình thành tuyến giao thông chiến lược để kết nối các tỉnh Tây Nam Trung Quốc với Cao Bằng tới cảng Hải Phòng để từ đó mở ra thị trường ASEAN và thế giới. Theo đó, cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) trong tương lai sẽ là đầu mối bắt nguồn tuyến giao thông đường bộ quốc tế từ các tỉnh Tây Nam, Trung Quốc qua cửa khẩu Trà Lĩnh đi ASEAN và quốc tế thông qua cảng Hải Phòng. Hệ thống này được thực hiện trên cơ sở kết nối từ hệ thống đường cao tốc từ Tây Nam, Trung Quốc đến cửa khẩu Trà Lĩnh và tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn - cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) và tuyến Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng nếu được nâng cấp lên thành đường cao tốc thì sẽ rất thuận lợi cho việc hình thành tuyến giao thông nêu trên. Với chiều dài khoảng 1.100 km, khi tuyến đường này được hình thành sẽ tạo nên một hành lang giao thông vận tải bằng quốc tế bằng đường bộ cao tốc thông suốt và là tuyến đi ra biển ngắn nhất kết nối từ các tỉnh Tây Nam, Trung Quốc như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu, Quảng Tây với các nước ASEAN và quốc tế. Cần sớm có nghiên cứu để báo cáo, đề xuất với Chính phủ xem xét, đưa tuyến giao thông đường bộ này vào Hiệp định vận tải đường bộ quốc tế ký kết giữa Chính phủ hai nước. Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội cần có phương án để sớm kết nối với Cao Bằng để tạo thành tuyến giao thông lưu chuyển hàng hóa trọng điểm Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Bách Sắc (Quảng Tây) và từ đó kết nối với hệ thống đường cao tốc nối với khu vực Tây Nam Trung Quốc. Thứ ba, nguồn lực đầu tư cho phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - thương mại khu vực biên giới đòi hỏi một khối lượng lớn. Trong điều kiện nguồn lực từ ngân sách và trung ương còn hạn chế thì giải pháp trọng tâm cần được xác định để tập trung triển khai trong thời gian tới là huy động đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Khung khổ pháp lý cho hoạt động này mới đây đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này, yếu tố then chốt vẫn là cần phải có một định hướng, qui hoạch tổng thể thống nhất và ổn định lâu dài từ phía Chính phủ, 740
  11. qua đó xác định được danh mục các dự án đầu tư trọng điểm để thu hút các nhà đầu tư cùng tham gia phát triển theo từng giai đoạn. Thứ tư, bên cạnh các yếu tố về hạ tầng giao thông, các trung tâm dịch vụ hỗ trợ hoạt động thương mại hàng hóa cũng cần được xem là một trọng tâm trong giải pháp để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, rất cần có sự xác định về mặt qui hoạch của Chính phủ và từ đó làm cơ sở thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển các trung tâm hậu cần thương mại đủ lớn và có đủ năng lực để thực hiện các dịch vụ hậu cần thương mại đa dạng, kịp thời như dịch vụ kho bãi, bảo quản hàng hóa, dịch vụ phân loại, đóng gói hàng hóa, dịch vụ ngân hàng, hải quan Trong đó, Cao Bằng cần được coi là một địa bàn trọng điểm để xác lập các trung tâm này. Đây có thể coi là giải pháp mang tính động lực và có thể tạo đột phá trong phát triển kinh tế biên mậu của Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian tới. Thứ năm, cần tiếp tục nhấn mạnh vai trò điều phối hợp tác liên vùng trong phát triển kinh tế biên mậu, đặc biệt là thông qua vai trò của Ban Chỉ đạo Tây Bắc. Theo đó, cần xác định cơ chế, lộ trình, bước đi cụ thể trong phối hợp đầu tư, phối hợp phát triển các hoạt động hợp tác, kết nối thương mại giữa các địa phương khu vực Tây Bắc, tạo nên chuỗi liên kết giá trị bền chặt của Vùng và từ đó thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng sang thị trường Trung Quốc một cách bền vững. Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, đặc biệt thông tin chính xác, kịp thời về tình hình cung cầu các mặt hàng nông sản có tính mùa vụ cao tới các địa phương vùng sản xuất và các doanh nghiệp thu mua, kinh doanh xuất khẩu, tạo sự chủ động trong tổ chức kế hoạch xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn. Cùng với đó, kết hợp với việc đẩy mạnh thực hiện giải pháp đầu tư hình thành các trung tâm hậu cần thương mại có qui mô và năng lực đủ mạnh để hỗ trợ trong các khâu tập kết, phân loại, bảo quản, phân luồng hàng hóa hợp lý. Thứ bảy, khẩn trương thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng Đồ án qui hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 nhằm tạo cơ sở quan trọng cho công tác thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển đồng bộ, hiệu quả hệ thống hạ tầng và khai thác được tiềm năng, thế mạnh của Cao Bằng trong hoạt động hợp tác phát triển với Trung Quốc nói chung và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói riêng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc./. Tài liệu tham khảo 1. Luật Thương mại 2005 2. Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 3. Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. 4. Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. 741
  12. 5. Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 quy định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. 6. Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 7. Nghị định 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 05 năm 2007 quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. 8. Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh được tiến hành hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập. 9. Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới. 10. Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 về việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng. 11. Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 quyết định phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 12. Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 quyết định về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. 13. Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. 14. Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về Về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung ngày 13/1/2012. 15. Báo cáo số 1344/SCT-QLTM, ngày 09/12/2015 của Sở Công Thương Cao Bằng về Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu Biên giới tỉnh Cao Bằng. 742