Đổi mới phương pháp dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá phân môn tập đọc nhạc hệ cao đẳng sư phạm tiểu học đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới

pdf 7 trang Gia Huy 2290
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá phân môn tập đọc nhạc hệ cao đẳng sư phạm tiểu học đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdoi_moi_phuong_phap_day_hoc_va_noi_dung_kiem_tra_danh_gia_ph.pdf

Nội dung text: Đổi mới phương pháp dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá phân môn tập đọc nhạc hệ cao đẳng sư phạm tiểu học đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học 99 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Lê Thị Hương Giang - CN. Lê Thị Lam Giang Khoa GDTC-NT, Trường CĐSP Nghệ An Trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, ở cấp tiểu học môn Âm nhạc được đưa vào chương trình với mục tiêu: giúp học sinh nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; Bước đầu trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, từ đó hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác; hình thành năng lực âm nhạc dựa trên kiến thức và kỹ năng âm nhạc phổ thông, hình thành năng lực tự chủ và tự học; làm quen với sự đa dạng của thế giới âm nhạc, các giá trị âm nhạc truyền thống; phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để hoàn thành mục tiêu trên các trường Tiểu học ngày càng nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc, trong đó khâu quan trọng đầu tiên là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Giáo viên dạy âm nhạc muốn đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới cần phải nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng các tiêu chí về năng lực giáo viên nghệ thuật đặc thù, phải phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm. Trường CĐSP Nghệ An, khoa Tiểu học là nơi có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, một trong những môn học quan trọng góp phần nâng cao chất lượng học phần Âm nhạc và phương pháp dạy học của sinh viên sư phạm tiểu học là phân môn Tập đọc nhạc. Bởi lẽ, Tập đọc nhạc giúp sinh viên đọc thông viết thạo âm nhạc; tập đọc nhạc giúp sinh viên đọc bản nhạc đúng nhịp điệu, đúng cao độ tiết tấu theo các ký hiệu đã ghi trong bản nhạc bằng giọng người, mã hóa các nốt nhạc thành âm thanh với âm sắc giọng người; Tập đọc nhạc giúp sinh viên chủ động, tự tin tiếp cận các tác phẩm âm nhạc mới, từ đó sẽ chủ động trong các hoạt động âm nhạc và hoạt động sư phạm sau này. Ở trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An lâu nay việc dạy học phân môn Tập đọc nhạc cho sinh viên CĐTH mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả chưa cao, do một số nguyên nhân như sau: - Sinh viên thực sự có năng khiếu không nhiều, phần lớn các em chưa thể hiện tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập nên khi học Tập đọc nhạc các em chủ yếu dựa vào giáo viên, dựa vào các bạn khá trong lớp để xướng âm và hát theo; các em chưa nắm được phương pháp đọc một bài xướng âm, khi đọc bài tập chỉ xướng âm theo mẫu hướng dẫn của giáo viên - Trong tiết học giáo viên thực hiện các bước dạy còn rời rạc, chưa liên kết, chưa phát huy hết tác dụng của từng bước đối với quy trình giảng dạy một bài xướng âm. - Nội dung kiểm tra còn nặng về yêu cầu tái hiện kiến thức ghi nhớ (Xướng âm
  2. 100 Kỷ yếu hội thảo khoa học và hát những bài đã học trong chương trình) chưa phát huy được tính tích cực độc lập sáng tạo của sinh viên. Xuất phát từ những nguyên nhân trên chúng tôi xin đưa ra một số điểm đổi mới về phương pháp giảng dạy và nội dung kiểm tra đánh giá phân môn Tập đọc nhạc hệ CĐSP tiểu học để đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới như sau: 1. Cải tiến, nâng cao phương pháp giảng dạy Giải pháp mà chúng tôi đề xuất trong bài viết này nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc hệ CĐSP tiểu học có tiếp thu những kinh nghiệm, những hiệu quả tốt mà các phương pháp giảng dạy trước đã đạt được; đồng thời có điều chỉnh, cải tiến, bổ sung thêm những yếu tố cần thiết, làm cho quy trình dạy học hợp lý hơn, chi tiết và sát thực hơn. Giải pháp này sẽ phát huy được tính năng động, sáng tạo của giáo viên; tính chủ động, tích cực của sinh viên; đồng thời hình thành cho các em năng lực tự học, tự nghiên cứu. Các bước của quy trình giảng dạy xướng âm và hát được sắp xếp và tiến hành với thứ tự như sau: 1.1. Giới thiệu bài xướng âm Giới thiệu bài xướng âm giúp sinh viên hiểu tổng quát toàn bài về mặt lý thuyết; Giáo viên gợi ý, đặt câu hỏi gợi mở để sinh viên phân tích bài tập (áp dụng kiến thức đã được học ở phần Nhạc lý phổ thông) giới thiệu bài xướng âm bao gồm: - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Phân tích bài hát: + Bài hát viết ở giọng gì? Cao độ của bài? + Nhịp gì? Khẩu lệnh cất hát? + Trong bài sử dụng những hình nốt gì? + Các ký hiệu thường gặp có trong bài? - Nội dung hình tượng âm nhạc, tính chất âm nhạc, thể loại âm nhạc 1.2. Hướng dẫn sinh viên phương pháp đọc độ cao của bài * Bước 1: Đọc gam và âm ổn định của bài - Đọc gam: Giảng viên hướng dẫn sinh viên đọc gam theo nhiều cách như: đọc gam đi lên rồi đi xuống, đọc gam thay đổi có tiết tấu đọc gam theo từng nhóm âm, đọc gam theo quãng 3, đọc gam theo quãng xa dần - Đọc âm ổn định (Bậc I, bậc III, bậc V của gam): Giảng viên cho sinh viên luyện đọc âm ổn định bằng nhiều cách: đọc lần lượt đi lên đi xuống, đọc cách bậc, giáo viên đánh đàn bậc I yêu cầu sinh viên đọc bậc V, đánh đàn bậc III yêu cầu đọc bậc I cứ lần lượt thay đổi các bậc của âm ổn định như thế để củng cố cho sinh viên nắm chắc các âm ổn định của giọng. * Bước 2: Đọc cao độ của bài Ở bước này giảng viên trang bị cho sinh viên cách đọc các quãng có trong bài tập đọc nhạc theo trình tự từ dễ đến khó, từ quãng gần đến quãng xa. - Đọc các âm không ổn định dựa vào các âm ổn định Trong 7 bậc của điệu thức, có 3 bậc chính làm điểm tựa để ta đọc các âm khác đó là bậc I, bậc III, bậc V. Bởi vậy, giáo viên cần lưu ý sinh viên luôn phải nhớ độ cao
  3. Kỷ yếu hội thảo khoa học 101 của âm bậc I rồi từ đó xác định âm bậc III, bậc V. Đọc các âm không ổn định dựa vào các âm ổn định như sau: đọc bậc II dựa vào bậc I, bậc IV dựa vào bậc III, bậc VI dựa vào bậc V, bậc VII dựa vào bậc I (VIII) - Cách đọc các âm có quãng nhảy xa Khi độ cao của bài có quãng nhảy xa sinh viên thường hoang mang không biết dựa vào âm nào để đọc quãng đó dẫn đến đọc lưng chừng (cao hơn hoặc thấp hơn độ cao của âm đó). Bởi vậy, giảng viên cần hướng dẫn cho sinh viên khi gặp các quãng nhảy xa cần phải dựa vào các âm ổn định để đọc. Ví dụ: + Đọc quãng 6T ở giọng C dur: Để đọc quãng đô - la: ta dựa vào âm đô (I) để có âm sol (V) và từ âm sol làm chỗ dựa đọc âm la. + Đọc quãng 7T ở giọng C dur Để đọc quãng đồ - si: ta dựa vào âm đồ xác định nốt trên 1 quãng 8 (âm đô) lấy âm đô dựa vào làm điểm tựa đọc âm si. - Cách đọc các biến âm Khi đọc xướng âm gặp dấu hóa bất thường sinh viên hay lung túng cảm thấy khó đọc, các em không biết những âm thanh có dấu hóa bất thường ấy bị hút về âm nào? Hút lên âm cao hơn nó hay hút xuống âm thấp hơn? Chính vì vậy giảng viên cần giải thích cho các em hiểu về gam crô - ma - tích: Khi giai điệu đi lên thì các âm đều được hút lên (bởi vậy người ta dùng dấu thăng để hút lên nốt trên nó), khi giai điệu đi xuống thì các biến âm đều được hút xuống âm thấp hơn nó (người ta dùng dấu giáng) Riêng với âm la thăng không viết, ta thay vào đó là âm si giáng; vì si là âm dẫn luôn hút về âm chủ (đô) vậy thay la thăng bằng si giáng là để si giáng hút về âm la; Riêng với âm sol giáng ta thay vào bằng nốt fa thăng, vì fa hút về mi (III) nên kông để nốt sol giáng hút về fa mà thay bằng nốt fa thăng để hút về sol. Khi đọc các biến âm ta phải dựa vào các âm cơ bản. Ví dụ: Để đọc quãng đô - fa thăng: Ta dựa vào âm đô đọc âm sol, lấy âm sol làm chỗ dựa
  4. 102 Kỷ yếu hội thảo khoa học để đọc âm fa thăng. 1.3. Hướng dẫn sinh viên đọc tiết tấu của bài * Hướng dẫn sinh viên phương pháp đọc tiết tấu - Cách đọc trường độ: Trong chương trình xướng âm và hát các em học những hình nốt: Và dấu lặng đen ( ), dấu lặng đơn ( ), dấu lặng kép ( ). Để sinh viên đọc chính xác các loại hình nốt và dấu lặng trên giảng viên cho sinh viên nhắc lại giá trị độ dài của mỗi hình nốt và dấu lặng (sinh viên đã học ở phân môn Nhạc lý phổ thông); cho sinh viên luyện đọc cụ thể bằng cách quy định mỗi tiếng gõ miệng đọc tương ứng với hình nốt đen, gặp dấu lặng phải nghỉ: - Dạy cách gõ phách, gõ nhịp + Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên cách gõ từng phách: Một tiếng gõ bao giờ cũng bao gồm hai nửa phách, nửa đầu tương ứng với thời gian tay gõ xuống và nửa sau tương ứng với khi tay nhấc lên trở về vị trí xuất phát. Khi mới thực hành luyện tập, để làm rõ độ dài của mỗi phách giảng viên cho sinh viên đọc từ “thêm” tương ứng với khi tay đưa lên. Đối với nhịp (C): trong mỗi ô nhịp phách thứ nhất là phách mạnh, các phách còn lại là phách nhẹ; riêng nhịp C phách thứ 3 là phách mạnh vừa; mỗi phách có giá trị trường độ tương đương 1 . Khi xướng âm nốt đen tương ứng với 1 phách (cả phần lên và phần xuống), nếu gặp nốt móc đơn thì nốt móc đơn thứ hai của mỗi phách đọc tương ứng với khi tay đưa lên Đối với nhịp : Trong mỗi ô nhịp phách thứ nhất mạnh, các phách còn lại nhẹ; riêng nhịp phách thứ tư là phách mạnh vừa; giá trị trường độ của mỗi phách tương đương với một nốt móc đơn. Khi xướng âm nốt móc đơn tương ứng với 1 phách (cả phần lên và phần xuống), khi đọc nốt móc kép, móc kép thứ hai của mỗi phách đọc tương ứng với khi tay đưa lên Khi sinh viên thực hành thuần thục việc gõ phách, giảng viên cho các em áp dụng đọc và gõ phách theo từng loại nhịp với giá trị tương quan độ dài hình nốt khác nhau. - Cách đọc nốt nhạc có dấu nối: Đọc theo 2 bước + Đọc không có dấu nối + Sau khi đọc đúng thuần thục mới thêm dấu nối Ví dụ:
  5. Kỷ yếu hội thảo khoa học 103 - Cách đọc đảo phách và nghịch phách * Thực hành đọc tiết tấu của bài không có cao độ Ở phần thực hành này sinh viên chỉ đọc tên nốt nhạc đúng tiết tấu chứ chưa yêu cầu các em đọc đúng cao độ; phần thực hành này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tập đọc nhạc, tạo điều kiện cho sinh viên sau này có thể thị xướng tốt và phản xạ nhanh với các hình tiết tấu kết hợp với cao độ chính xác hơn. Ở bước này, sinh viên vận dụng các kỹ năng và phương pháp đọc tiết tấu đã học ở trên tự “vỡ” và luyện tập bài; giảng viên theo dõi lắng nghe, chú ý sửa sai. 1.4. Vận dụng, phối hợp các yếu tố kỹ thuật để hoàn thành bài xướng âm - Sinh viên tự luyện tập thực hành xướng âm bài tập (ghép cao độ và trường độ). - Giảng viên kiểm tra kết quả xướng âm bài tập của sinh viên bằng cách mời lớp đọc, tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc; gọi sinh viên nhận xét bạn xướng âm; nếu sinh viên xướng âm sai, giảng viên sửa sai bằng cách hướng dẫn, gợi mở cụ thể trên bản nhạc chứ không truyền khẩu (đọc mẫu). - Hướng dẫn sinh viên xướng âm đúng tính chất, sắc thái tình cảm của bài bằng cách: + Giảng viên đàn hoặc xướng âm bài tập đúng tính chất, sắc thái tình cảm của bài (giảng viên cần gợi mở hướng dẫn cho sinh viên có cảm nhận đúng đắn về tác phẩm) + Giảng viên gợi mở: với tính chất, sắc thái tình cảm của bài khi xướng âm cần nhấn ở đâu? Lấy hơi ở đâu? chỗ nào hát to? chỗ nào hát nhỏ? + Sinh viên xướng âm bài tập theo đúng tính chất, sắc thái tình cảm của bài. Giảng viên có thể gợi ý, sáng tạo thêm những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả thể hiện nội dung, sắc thái tình cảm của bài như cách hát, nét mặt, điệu bộ Tuy nhiên, ban đầu các em còn bỡ ngỡ nên giảng viên cần phải gợi mở hướng dẫn, nhưng dần sau này sinh viên sẽ biết áp dụng lý thuyết âm nhạc cùng với sự cảm thụ âm nhạc của bản thân để tiến tới xướng âm thể hiện được tính chất, sắc thái tình cảm của bài. 1.5 Ghép lời ca Sau khi đã đọc hoàn thiện bài tập đọc nhạc nếu đó là một bài hát, giảng viên phải hướng dẫn cho sinh viên ghép lời bài hát đó để việc xướng âm hoàn thiện; nguyên tắc khi ghép lời bài hát là: ghép lời phải trung thành với cao độ, trường độ và sắc thái tình cảm, tốc độ của bài hát. Lưu ý những chỗ khó trong bài (ca từ có luyến nhiều cao độ, tiết tấu đảo phách, những âm ngân dài ) * Giảng viên hướng dẫn sinh viên ghép lời ca bằng nhiều cách: - Cho sinh viên chia làm hai nhóm: một nhóm xướng âm, một nhóm hát lời ca từng câu một cho đến hết bài; sau đó đổi bên nhóm hai xướng âm, nhóm một hát lời ca Nhóm 1 Nhóm 2 + Xướng âm câu 1 + Chú ý lắng nghe ghi nhớ giai điệu + Chú ý lắng nghe + Hát lời câu 1 - + Xướng âm câu 2 + Chú ý lắng nghe + Chú ý lắng nghe + Hát lời câu 2
  6. 104 Kỷ yếu hội thảo khoa học Giảng viên xướng âm, gọi cá nhân ghép lời ca - Luân phiên tổ, nhóm xướng âm và ghép lời ca từng câu một cho đến hết bài *Củng cố ôn luyện hoàn thành bài hát - Lớp hát bài hát - Tổ hát bài hát - Nhóm hát bài hát - Cá nhân hát Giảng viên chú ý lắng nghe và sửa sai Giảng viên có thể cho sinh viên hát kết hợp vỗ tay theo phách, vỗ tay theo nhịp của bài hát, hát theo tay giáo viên chỉ huy để củng cố nhịp phách đồng thời gây hứng thú cho người học. Gợi ý hướng dẫn sinh viên phân chia thể loại bài hát theo từng nhóm; phân tích tính chất, phong cách chung của những bài hát cùng thể loại: Sau khi xướng âm và ghép lời ca bài hát chính xác, giảng viên cho biết bài hát đó thuộc thể loại gì? thể loại đó có những đặc điểm gì? cách thể hiện bài hát đó cho đúng thể loại? Nếu điệu kiện cho phép, giảng viên có thể nghĩ tới nhiều cách sáng tạo khác nhau, đưa ra một vài phương án về cách dàn dựng, biểu diễn để sinh viên tham khảo thêm 2. Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng của quá trình dạy học; thông qua kiểm tra đánh giá nhằm giúp giảng viên thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích thông tin ấy để đưa ra những kết luận, những phán doán về phạm vi, mức độ đạt được mục tiêu dạy học của người học, đồng thời đề ra những quy định điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học. Đối với phân môn Tập đọc nhạc chúng tôi đưa ra nội dung kiểm tra đánh giá sinh viên với yêu cầu: tái hiện kiến thức ghi nhớ, thực hiện tốt các kỹ năng đã học (Xướng âm và hát những bài đã học trong chương trình) và phải phát huy được tính tích cực độc lập sáng tạo của sinh viên (Vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học đọc bài tập mới). Cụ thể như sau: * Kiểm tra lấy điểm hệ số 1 bằng hai hình thức: 1) Kiểm tra bằng hình thức thực hành tại lớp bao gồm: - Xướng âm và hát bài cũ, bài tiết trước (5 điểm) - Phân tích bài tập mới (bài sắp học), đọc tiết tấu của bài (5 điểm) 2) Kiểm tra 15 phút với hình thức lý thuyết bằng cách: giáo viên cho bản nhạc mới yêu cầu sinh viên: - Phân tích bài tập (2 điểm) - Nêu cách đọc tiết tấu của bài (4 điểm) - Nêu cách đọc cao độ của bài (4 điểm) * Kiểm tra một tiết với hai nội dung và thang điểm sau: 1) Bắt thăm xướng âm và hát một trong những bài đã học (4 điểm). 2) Bắt thăm đọc bài mới (bài đơn giản gồm một câu nhạc) một trong 10 bài tập (6 điểm). Nội dung của các bài kiểm tra luôn chú trọng tính hướng nghiệp, tính tổng hợp các
  7. Kỷ yếu hội thảo khoa học 105 nội dung kiến thức đã học với yêu cầu vừa sức với đối tượng; yêu cầu của nội dung các bài kiểm tra đối với sinh viên là nắm bắt được cách thức đọc một bài xướng âm và ghép lời ca, vận dụng cách thức đó vào xướng âm và hát các bài tập đọc nhạc mới sơ giản khác khi không có giáo viên hướng dẫn. Trên đây là một số giải pháp của chúng tôi về đổi mới phương pháp giảng dạy và nội dung kiểm tra đánh giá phân môn Tập đọc nhạc hệ CĐSP Tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Do khuôn khổ của bài viết, nên chúng tôi mới chỉ trình bày vấn đề một cách chung nhất, rất mong nhận được sự góp ý trao đổi của đồng nghiệp để các nội dung và ý tưởng của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo 1. Chương trình Giáo dục phổ thông mới - Bộ Giáo dục và Đào tạo 2. Hoàng Long (Chủ biên), Đặng Văn Bông, Trần Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Bùi Anh Tôn, Âm nhạc và phương pháp dạy học - Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học (Trình độ cao đẳng và đại học sư phạm), Nhà xuất bản giáo dục. 3. Đắc Quỳnh, “Phương pháp giảng dạy âm nhạc trong trường THSP”, 1994 4. Đắc Quỳnh, “Phương pháp dạy xướng âm trong các trường sư phạm”, 1996 5. Trịnh Hoài Thu (Chủ biên), Phương pháp dạy học Ký - xướng âm trong đào tạo giáo viên âm nhạc phổ thông, Nhà xuất bản Âm nhạc 2011. 6. Lê Anh Tuấn - Nguyễn Phúc Linh, Phương pháp tư duy tích cực và sáng tạo trong giáo dục âm nhạc, Nhà xuất bản Hồng Đức 2016. 7. Sách giáo khoa âm nhạc lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo Dục.