Đổi mới quy định để hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

pdf 14 trang Gia Huy 2850
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới quy định để hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdoi_moi_quy_dinh_de_ho_tro_thiet_thuc_cho_doanh_nghiep_nho_v.pdf

Nội dung text: Đổi mới quy định để hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 ĐỔI MỚI QUY ĐỊNH ĐỂ HỖ TRỢ THIẾT THỰC CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA AMENDING REGULATIONS FOR PRACTICAL SUPPORT FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES Lê Quốc Anh, Trần Ngọc Diệp, Lê Thị Trâm Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lequocanh161@gmail.com TÓM TẮT Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang trở thành “thước đo” về trình độ phát triển và mức sống ở các nước, bởi vai trò và đóng góp quan trọng, nhờ khả năng và sức mạnh “kép”. Song, quy định về SME khác nhau khi ở các nước khác nhau, nên có quy mô riêng cho SME ở từng nước, nhất là cho nước đang phát triển. Từ xu thế chung và các ngoại lệ, cùng cơ sở thực tế, Việt Nam cần đổi mới quy định, đưa trần trên về lao động của SME xuống 50, của doanh nghiệp siêu nhỏ xuống 4, để nâng cao chất lượng hỗ trợ. Đồng thời, chuyển hỗ trợ SME sang theo chuỗi cung ứng; chuyển tổ chức hỗ trợ sang cho hiệp hội doanh nghiệp. Thực hiện hỗ trợ có thời hạn, theo cam kết, dùng tư vấn từ các đối tác của SME, nhất là từ doanh nghiệp lớn – kể cả doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đang kinh doanh cùng trong các hiệp định thương mại tự do (FTA). Chuyển dần từ quản lý theo ngành sang theo doanh nghiệp; lồng ghép, kết hợp và khai thác tác động lan tỏa từ các quá trình để thúc đẩy phát triển SME. Sẽ rất khó khăn, bởi còn nhiều rào cản từ nhận thức, thể chế, các yếu kém và căn nguyên chưa dễ khắc phục, nhưng hứa hẹn mang về nhiều trái ngọt cho phát triển Từ khóa: Hỗ trợ theo chuỗi, quy định, SME. ABSTRACT Small and medium enterprises (SMEs) are becoming a “measure” of development levels and living standards in countries, because of their important role and contribution, their "dual" capabilities and power. However, the regulations on SMEs are different in each country, and there should be a separate scale for SMEs in each country, especially for developing countries. From the general trend and the exceptions, with the same practical basis, Vietnam needs to renovate the regulation, bringing the upper ceiling on the labor of SMEs to 50, of micro enterprises to 4, in order to improve the quality of support. At the same time, it is necessary to transfer SME support to supply chain support and to transfer support organizations to business associations. It is important to provide time-bound support, with commitment; to use advice from SME partners, especially from large enterprises - including foreign direct investment enterprises which are doing business in conjunction in Free Trade Agreement. We should move from industry management to enterprise management; integrate, combine and exploit externalities from processes to promote SME development. It will be very difficult, because there are many barriers from the lack of awareness, from institutions, from weaknesses and causes that are not easy to overcome, but it is promising to bring back many achievements for development Keywords: Chain support, regulations, SME. Khu vực SME – “thước đo” mới về trình độ phát triển và mức sống Trong phân loại các nhóm nước được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 01/7/2019, trong 218 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 81 nước có thu nhập cao, tức có thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người trên 12.375 USD/năm. Bên mức sống cao, nền tảng công nghiệp phát triển, chỉ số phát triển con người (HDI) cao, các nước này còn có khu vực SME phát triển, số SME bình quân trên 1.000 dân cao. Ngược lại, những nước có số SME bình quân trên 1.000 dân cao, cũng thường là nước phát triển và có mức sống cao. Tương quan tỷ lệ thuận này cho thấy SME ngày càng có vai trò quan trọng hơn, dần trở thành một trong những “thước đo” về trình độ phát triển và mức sống của một nước 839
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 1: SME ở các cường quốc và GNI/người ở nước có SME bình quân cao SME ở top 6 cường quốc GNI/người năm 2018 của các nước có số SME năm 2018 trên 1.000 dân cao Số SME SME trên SME trên GNI Nước Năm Nước Năm (triệu) 1000 dân 1.000 dân (USD) Mỹ 2016 32,550 99,934 Tây Ban Nha 2016 111,729 29.450 Trung Quốc 2017 23,280 16,792 New Zealand 2016 104,288 40.820 Nhật Bản 2014 5,508 43,278 Mỹ 2016 99,934 62.850 Đức 2016 2,267 27,414 Séc 2016 96,012 18.330 Anh 2017 2,658 40,274 Slovenia 2016 94,706 24.670 Pháp 2016 3,054 45,502 Iceland 2017 87,982 53.370 Nguồn: WB & SME Finance Forum (SFF) Theo thời gian, tính chất “thước đo” của SME cũng thể hiện ở hầu hết các nước, bởi sự phát triển của khu vực SME là một trong các nhân tố tạo phát triển lan tỏa. Minh chứng là sự thay đổi “thần kỳ” nhờ SME được thành lập mới ở nhiều lĩnh vực ở Israel, để thành “Quốc gia khởi nghiệp”. Tương tự, là việc đảo quốc Singapore phải nhập từ đất, cát, nước ngọt nay đã thành cường quốc khu vực; là sự tăng tốc về thu nhập bình quân ở Lào Ở Việt Nam, tương quan đó giữa số SME trên 1.000 dân với quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GNI bình quân đầu người, cũng thể hiện rõ trong giai đoạn 2000 - 2018. Bảng 2: Tương quan giữa SME với GDP và GNI bình quân ở Việt Nam, 2000 - 2018 Doanh Tổng Dân số Số SME Quy mô GNI bình Năm nghiệp hoạt số (triệu trên 1000 GDP (tỷ quân/người động SME người) dân USD) (USD) 2000 39.069 35.943 80,29 0,448 31,173 410 2005 106.616 101.682 84,31 1,206 57,633 630 2010 279.360 272.283 88,47 3,078 115,932 1.250 2015 442.485 433.453 93,57 4,632 193,241 1.970 2018 714.755 701.175 96,96 7,232 244,948 2.400 Nguồn: Tổng Cục Thống kê (GSO) & WB Tuy nhiên, tương quan trên cũng dẫn đến nhiều câu hỏi, như: (i) Cái gì làm cho khu vực SME có được vị thế đó trong phát triển; (ii) Tại sao tương quan đó không hoàn toàn tỷ lệ thuận khi so sánh giữa các quốc gia; (iii) Giải thích thế nào về các ngoại lệ; (iv) Làm thế nào để khu vực SME phát huy cao nhất các ảnh hưởng tích cực; (v) Việt Nam cần thay đổi như thế nào trong các quy định liên quan tới SME để góp phần tăng tốc phát triển Đó là các nội dung sẽ được lần lượt nghiên cứu và giải đáp ở các phần sau, qua đó hướng tới mục tiêu đưa ra kiến nghị với các cơ quan chức năng, nhằm đổi mới quy định để hỗ trợ thiết thực cho SME ở nước ta. Nghiên cứu định tính này được thực hiện thông qua các phương pháp, như: phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu lịch sử Trên quan điểm duy vật biện chứng: dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra nhận định trung gian, sử dụng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề đạt các kiến nghị, giải pháp Công thức trứ danh và vai trò không thể phủ nhận Trên thực tế, “Thần kỳ kinh tế Nhật Bản” 1952 - 1973, còn có thêm một tác nhân ít được đề cập đến, là Nhật Bản sớm đề cao vai trò của SME, ngay từ năm 1948 đã có Cục SME trong Bộ Kinh tế. Mỹ - cường quốc kinh tế số 1 hơn một thế kỷ qua và nhiều năm nữa, chính là nước đầu tiên ban hành Luật 840
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Doanh nghiệp nhỏ, tương đương SME ở nhiều nước khác, ngay từ năm 1953. Thế giới đang hưởng lợi từ “Kỳ tích Sông Hàn”, một trong các cơ sở để tạo ra là năm 1966, Hàn Quốc đã ban hành Luật SME, là nước đầu tiên có Bộ SME và Khởi nghiệp. Là nước cùng với Đài Loan, một “con Rồng châu Á” khác, đã đưa nội dung hỗ trợ SME vào Hiến pháp (Nguyễn Chí Dũng, 2016) Nhưng dấu ấn của SME đối với phát triển kinh tế đất nước và nâng cao đời sống nhân dân, thể hiện rõ nhất ở các nền kinh tế chuyển đổi, nơi trước kia SME bị các chủ thể kinh tế sở hữu công cộng chèn ép, cấm cản, loại trừ, không phát triển được. Việc “SME hóa” nhiều tổ hợp, hợp tác xã là nhân tố cơ bản tạo ra sự tăng mạnh về GNI bình quân ở các nước Đông Âu, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) sụp đổ. Bảng 3: Thay đổi về GNI bình quân ở 5 nước cựu XHCN Đông Âu GNI bình quân đầu người (USD) Tăng GNI bình Năm Bình quân năm quân năm từ năm Năm Nước Mốc rời bỏ “chạm “chạm đáy” đến nổi bật “Chạm Năm Năm năm nổi bật đáy” đáy” nổi bật 2018 Ba Lan 17/09/1989 1992 2014 2.090 13.680 12.730 8,185% Hungary 23/10/1989 1993 2008 3.700 13.210 12.920 8,134% Romania 22/12/1989 1992 2009 1.250 9.120 10.000 11,033% Bulgaria 07/12/1990 1994 2014 1.240 7.730 7.860 7,342% Anbania 30/04/1991 1992 2013 280 4.540 4.320 11,894% Nguồn: Wikipedia & WB Nhưng công thức trứ danh “56789” mới là đánh giá khái quát, rõ nhất về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của khu vực SME trong nền kinh tế. SME đã giúp doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tạo ra: đóng góp 50% về thuế, 60% GDP, 70% sự sáng tạo, 80% việc làm và 90% số lượng công ty (Thu Hương, 2019). Đây là ghi nhận khi không thể phủ nhận, bởi nước này luôn tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước, từng ảo vọng “Đại Nhảy Vọt”, để bị nạn đói của “Ba năm ác nghiệt 1959 - 1961”, cướp đi 43 triệu sinh mạng. Việc SME thay thế dần các công xã nhân dân, nông trang tập thể, đã đưa nền kinh tế mà trong 20 năm (1958 - 1978), chỉ đưa thu nhập bình quân của người dân tăng thêm 04 tệ, thành có kỷ lục tăng trưởng bình quân hiếm có: 9,7%/năm trong 35 năm suốt giai đoạn 1980 - 2015 (Dương Tiến Dũng, 2019). Đưa dự trữ ngoại tệ 0,167 tỷ USD năm 1978 (Ngô Hiểu Ba, 2010, 15), lên 3.820 tỷ USD năm 2013, giúp Trung Quốc vượt Nhật Bản thành siêu cường kinh tế số 2 của thế giới Giải mã khả năng và sức mạnh “kép” của SME Đóng góp cao về thuế, GDP, sự sáng tạo, việc làm và số lượng doanh nghiệp, bởi SME: (i) Là chủ thể trực tiếp kinh doanh chủ yếu, phổ biến, có đầy đủ các ưu việt của doanh nghiệp, như tập trung vốn cho ý tưởng kinh doanh chất lượng, giúp người lao động phát huy sở trường, tiếp cận công nghệ tiên tiến. Mức khuếch trương giá trị, tạo ngoại ứng tích cực và hiệu quả sử dụng các nguồn lực cao, bền vững hơn các hình thức tư nhân, cá thể, tổ hợp, hợp tác xã (Lê Quốc Anh & cs, 2018); (ii) Có nhiều lợi thế hơn doanh nghiệp lớn, như có thể len lỏi vào các khu vực dân cư để sung dụng các nguồn lực nhỏ lẻ, phân tán, tạo việc làm với chi phí xã hội thấp. Chỉ cần có nhu cầu nhỏ, tạm thời là có thể phát triển, sự linh hoạt cho phép SME thích nghi cao với biến đổi thị trường, bị rủi ro chỉ gây tổn thất nhỏ cho nền kinh tế; (iii) Có thể chuyên môn hóa sâu, cơ động cao về địa điểm phân bố, dễ thay đổi mẫu mã và chất lượng sản phẩm, hướng kinh doanh, dễ liên doanh, liên kết. Chỉ cần phát triển bổ sung hoặc mở rộng quy mô, nâng cấp công nghệ cho một vài SME có thể làm tăng hiệu quả cho cả cụm doanh nghiệp, mạng sản xuất, thậm chỉ cho cả vùng, ngành kinh tế; (iv) Qua việc hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn, nhiều SME còn vươn ra thế giới theo các FTA, trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Có thể thông qua khả năng kết nối của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để nhân sức mạnh của các lợi thế nhỏ, lẻ, đưa kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa tiến nhanh, phát huy tiềm năng kinh tế đất nước; (v) Khả năng “nhân” mức khuếch trương 841
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 giá trị đó, làm cho việc đầu tư vào SME thành chìa khóa trong việc tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho dân cư, cũng như về thu ngân sách cho các địa phương. Ảnh hưởng lớn đến độ bền vững và ổn định trong tăng trưởng kinh tế của các nước; và cũng là nguyên nhân giúp làm giảm các cuộc khủng hoảng kinh tế, cũng như mức tàn phá của chúng. Thời 1977-1979: 1979-1986: Chỉ có 1992: Sắp xếp Luật Doanh Luật Doanh gian Xóa dần các duy nhất doanh doanh nghiệp nghiệp 2005 nghiệp 2014 SME tư nhân nghiệp nhà nước nhà nước Hình 1: Ảnh hưởng của khu vực SME tới sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1977 - 2018 Ở Việt Nam, dấu ấn của SME trong tăng trưởng kinh tế khá sâu đậm, dù không phải tác nhân mạnh nhất. Trong các năm 1977-1979, tâm lý và biện pháp nóng vội, muốn xóa ngay các thành phần phi XHCN, làm số SME có ở miền Nam giảm dần, góp phần làm kinh tế suy thoái. Đà tăng của tăng trưởng trong các năm 1979-1982 nhờ tập trung nguồn lực, đã nhanh chóng đảo chiều khi các doanh nghiệp nhà nước trì trệ. Khủng hoảng thiếu trầm trọng về hàng tiêu dùng xảy ra, khiến nhà nước phải Đổi mới, khôi phục nền kinh tế nhiều thành phần. Đến khi tiến hành sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, mở đường cho SME phát triển, đã tạo ra thời kỳ 1991-1997 tăng trưởng kinh tế tốt nhất ở Việt Nam. Sau đó, nhờ Luật Doanh nghiệp 2005, 2014, khu vực SME có sự phát triển đột phá, giúp tăng trưởng giai đoạn 2014-2018 đạt xấp xỉ 6,6%/năm, dù trước đây các chuyên gia Harvard dự báo chỉ còn khoảng 5,1%/năm (David Dapice và cs, 2008) Nhận thức về SME hóa ra rất phức tạp Đối lập với doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp nhỏ, trung gian giữa doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp vừa, nhỏ nhất trong doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhưng tiêu chí dùng để phân định và ngưỡng phân định giữa chúng rất phức tạp, tùy theo quy định về SME ở từng nước. Ba tiêu chí được dùng phổ biến trên thế giới, là: “Số lao động sử dụng bình quân trong năm”, “Tổng doanh thu hàng năm” và “Tổng mức vốn kinh doanh”; song tổ hợp tiêu chí phân định khác nhau tùy nước. Bảng 4: Tiêu chí phân loại SME ở các thành viên SME Finace Forum Trong 155 thành viên Trong 176 thành viên Tổ hợp tiêu chí cập nhật năm 2018 cập nhật năm 2019 Không phân chia hoặc không dùng tiêu chí 6 1 (Gabon) Lao động 60 100 Dùng một tiêu chí Vốn 1 (Guinea) 4 Doanh thu 1 (Panama) 5 842
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Lao động và vốn 15 15 Dùng hai tiêu chí Lao động và doanh thu 35 28 Vốn và doanh thu 0 0 Dùng cả ba tiêu chí 37 23 Nguồn: SFF Xu thế chung trong xác định SME trên thế giới là đơn giản hóa, số nước dùng cả ba tiêu chí, hoặc dùng tổ hợp lao động và doanh thu – đều giảm, số nước chỉ dùng duy nhất tiêu chí lao động tăng. Mặt khác, tiêu chí vốn và doanh thu thường được làm tròn theo bản tệ, nên khó tìm ra các nước đồng nhất trong nhận thức về SME trong các nước dùng tổ hợp tiêu chí có sự góp mặt của chúng. Khác biệt cũng rõ khi so sánh SME giữa các nước, ngay trên tiêu chí dễ so sánh nhất – là quy mô lao động, luôn được trên 94% thành viên dùng, bởi quy định trần trên về lao động của SME rất khác nhau theo các nước. Bảng 5: Trần trên về lao động của SME ở 176 thành viên SFF Trần trên về Số thành Thành viên lao động viên dùng tiêu biểu 19 hoặc 20 4 Samoa thuộc Mỹ, Cabo Verde, New Zealand, Bắc Mariana 49 hoặc 50 27 Bolivia, Dominica, Fiji, Liberia, Paraguay 99 hoặc 100 39 Brunei, Israel, Indonesia, Lào, Myanmar 199 hoặc 200 21 Trung Quốc, Nigieria, Philippines, Thái Lan, Singapore 249 hoặc 250 50 Anh, Hungary, Tây Ban Nha, Pháp, Italia 499 hoặc 500 6 Canada, Mỹ, Puerto Rico, Quần đảo Virgin, Cộng hòa Yemen Nguồn: SFF Ngoài ra, 29 thành viên khác sử dụng trần lao động riêng, như Syria (16), Tonga (25), Irap (29), Zimbabwe (75) Chỉ có 9 thành viên có trần lao động từ 300 trở lên, ngoài 6 thành viên có trần 499 hoặc 500 lao động trên, còn Nhật Bản (300), Hàn Quốc (300), Bahrain (400). Có nước từng thay đổi quy định về SME nhiều lần, điển hình là Tây Ban Nha đã thay đổi quy định về SME tới 4 lần trong các năm 2007, 2011, 2012 và 2013. Vì thế, quy định về SME hoàn toàn là có tính chất quy ước, từng nước cần căn cứ vào các điều kiện cụ thể mà có quy định và điều chỉnh cho phù hợp. Làm cho việc so sánh tổng số SME, tỷ lệ SME trong hệ thống doanh nghiệp, số bình quân SME trên 1.000 dân – thường khập khiễng, chỉ có tính ước lệ, bởi chúng không hoàn toàn là dùng cho cùng các chủ thể giống nhau Nên có quy mô riêng về SME cho từng nước đang phát triển Phân định SME là để quản lý, mà việc phân định dễ dàng thay đổi chỉ bằng một quyết định hành chính, nên việc tìm quy mô nên có nhất cho SME trong một thời gian nào đó là cần thiết. Nhìn chung, các nước phân chia SME là dựa vào trình độ phát triển, thực trạng phát triển của khu vực SME, trình độ quản lý của chủ SME, thói quen của lãnh đạo và cơ quan quản lý Trong bối cảnh toàn cầu hóa, CMCN 4.0 đang phát triển, việc phân định SME còn cần dựa vào: (i) Cam kết chính phủ về SME trong các FTA; (ii) Khả năng liên kết các SME dưới tác động của công nghệ 4.0 trong nước; (iii) Khả năng hỗ trợ SME của nhà nước và đặc thù về văn hóa kinh doanh; (iv) Quy mô trung bình của doanh nghiệp khi khởi nghiệp; (v) Kinh nghiệm hỗ trợ SME của các nước đi trước, nhất là nước có nhiều tương đồng 843
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 6: Các mốc thay đổi phân định SME ở Việt Nam Bình quân năm của SME Ngày ban hành Khu vực Số lao động Vốn kinh doanh Doanh thu (tỷ (người) (tỷ đồng) đồng) 20/06/1998 - < 200 < 5 - 23/11/2001 - < 300 < 10 - Khu vực sản xuất ≤ 300 ≤ 100 - 30/06/2009 Thương mại, dịch vụ ≤ 100 ≤ 50 - Khu vực sản xuất ≤ 200 ≤ 100 ≤ 200 11/03/2018 Thương mại, dịch vụ ≤ 100 ≤ 100 ≤ 300 Ở Việt Nam, quy mô SME được thu hẹp, sau lần điều chỉnh ngày 11/03/2018, trần trên về lao động của SME đã từ top 10 hạ xuống mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, cách phân loại SME vẫn còn nhiều vấn đề, như: (i) Đi ngược lại xu thế đơn giản hóa của thế giới, khi đưa thêm tiêu chí doanh thu, gây khó cho các SME có quy mô nhạy cảm khi muốn tiếp cận ưu đãi. (ii) Giới hạn quy mô của SME đã tương hợp hơn với quy mô của nền kinh tế, song còn cao so với mức sống trung bình và tích lũy kinh tế của các “chủ nhân ông” của SME; (iii) Có trần trên về lao động và vốn đăng ký quá cao so với quy mô của các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nên nhiều SME sẽ nằm lâu trong diện được hỗ trợ, tạo tâm lý ỷ lại; (iv) Việc dùng thêm giới hạn về doanh thu chắc với hàm ý không cần hỗ trợ cho doanh nghiệp đang kinh doanh tốt, nhưng hỗ trợ cho doanh nghiệp có trên 100 lao động mà chỉ có doanh thu dưới 200 tỷ đồng khác gì dồn tiền để thị trường “cuốn đi”; (v) Trần trên cao khiến số đối tượng hưởng thụ lớn, vượt khả năng hỗ trợ của nhà nước, của các quỹ, thường chỉ có quy mô 2 - 5 nghìn tỷ đồng, làm giảm tính tích cực, thiết thực và hiệu quả của hoạt động hỗ trợ Bảng 7: Quy mô vốn và lao động bình quân của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ở Việt Nam, 2015 - 2019 Năm, Đăng ký thành Vốn đăng ký (tỷ đồng) Lao động đăng ký (người) lập mới tháng Tổng số Bình quân Tổng số Bình quân 2015 94.754 601.500 6,3 1.471.900 15,5 2016 101.100 891.100 8,8 1.268.000 12,5 2017 126.859 1.295.900 10,2 1.161.300 9,2 2018 131.275 1.478.100 11,3 1.107.100 8,4 8 tháng 2019 90.500 1.150.700 12,7 832.300 9,2 Tháng 8/2019 11.177 151.269 13,5 88.349 7,9 Nguồn: GSO và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lướt qua một vài ngoại lệ chính về SME trên thế giới Trong 176 thành viên hiện tại của SFF có 40 thành viên chưa có số liệu đầy đủ về SME, trong đó có nhiều thành viên khá phát triển, như Áo, Ireland, Mondova, Hồng Kông. Trong 136 thành viên còn lại, số liệu SME trên 1.000 dân biến động phức tạp, nhiều khi không còn tính chất “thước đo”, thể hiện như trong hai top 8 đối lập nhau. 844
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 8: Top 8 nước có số SME trên 1000 dân cao nhất và thấp nhất Top 8 nước có số SME/1000 dân cao nhất Top 8 nước có số SME/1.000 dân thấp nhất Số liệu về SME Số liệu về SME Trần trên về Trần trên về Nước Bình Nước Bình lao động Năm lao động Năm quân quân Indonesia 99 2017 238,351 Việt Nam 300 2015 4,657 Nigeria 199 2013 215,722 Lesotho 50 2016 3,911 San Marino 49 2017 148,443 Lybia 49 2009 3,064 Kyzgyzstan 200 2016 130,362 Ethiopia 100 2010 2,013 Liechtenstein 249 2017 123,754 Mozambique 99 2015 1,488 Tây Ban Nha 249 2016 111,729 Uganda 250 2006 0,852 New Zealand 20 2016 104,288 Burundi 250 2016 0,642 Mỹ 499 2016 99,934 Bờ Biển Ngà - 2012 0,568 Nguồn: SFF Tính chất “thước đo” bị ảnh hưởng là do tiêu chí phân loại khác nhau – như Bờ Biển Ngà dựa vào doanh thu, không dựa vào lao động. Các nước dựa vào lao động thì trần trên lại khác nhau, nhiều số liệu không cùng thời điểm như nhau. Ngoài ra, còn nhiều ngoại lệ, đơn cử: (i) Nơi có số SME trên 1.000 dân cao nhất, là 2 nước có thu nhập trung bình khiêm tốn, năm 2018, Nigeria mới đạt 1.960 USD, Indonesia mới đạt 3.840 USD – khi trung bình toàn cầu là 11,101 USD. Sự gia tăng SME giúp 2 nước thành 2 nền kinh tế mới nổi, nhưng việc cứ 4 - 5 người dân, kể cả ngoài độ tuổi lao động mà có 1 SME là thái quá, vì thế sau các năm 2000 - 2013 khởi sắc, kinh tế Nigeria đang bất ổn – tăng trưởng 2016 là âm 1,617%; (ii) Trung Quốc là cường quốc kinh tế số 2, nhưng SME trên 1000 dân năm 2017 mới đạt 16,792; bởi mô hình XHCN kiểu Trung Quốc ưu tiên nhiều hơn cho doanh nghiệp lớn và kinh tế tập thế. Dù số doanh nghiệp của Trung Quốc trong top 20 toàn cầu nay đã nhiều hơn Mỹ, nhưng bất cập thể chế cùng với việc không có SME hỗ trợ đầy đủ, và chiến tranh thương mại với Mỹ, nên kinh tế nước này đang đứng trước rủi ro, như là “quả bom nổ chậm” của thế giới; (iii) Đức là cường quốc thứ 4, nhưng số SME trên 1.000 dân năm 2016 mới đạt 27,414 – thấp nhất trong nhóm G7, vì là cái nôi của mô hình hợp tác xã từ những năm 1840. Nay ở Đức vẫn có 3.188 hợp tác xã với 2,2 triệu thành viên, hoạt động hiệu quả nhờ các ngành công nghiệp và dịch vụ áp đảo trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn (Trần Phú Vinh, 2017) – thay thế cho các SME ở nông thôn, khác hẳn các nước G7 khác; (iv) Nhiều nước số lượng SME và số SME trên 1.000 dân thay đổi lớn là do hiệu ứng chính sách, sự tăng “chóng mặt” của các trị số này ở Indonesia là nhờ chiến lược của Tổng thống Widodo – người khởi xướng kế hoạch “Making Indonesia 4.0”. Còn sự sụt giảm “kinh hoàng” về số SME trên 1.000 dân của Thụy Điển từ 109,59 năm 2011, xuống 32.284 năm 2017 – là do nước này đã hạ trần trên về lao động của SME từ 250 xuống 199, trong khi phần lớn doanh nghiệp có quy mô lao động từ 200 đến 250; (v) Số SME trên 1000 dân tại các nước Maldives, San Marino, lớn là do đặc thù kinh doanh, đây đều là các nước nhỏ, du lịch là ngành kinh tế trọng yếu. Số SME trên 1.000 dân tại các nước vùng Trung Phi rất thấp, dù trần trên về lao động khá cao, là bởi thể chế chuyên chế, điểm xuất phát thấp về kinh tế và công nghệ lạc hậu cản trở SME phát triển. Còn lại, khi có cùng trần trên về lao động, gần nhau về thời điểm nghiên cứu, vùng địa lý – thì số SME trên 1.000 dân vẫn là thước đo khá chuẩn về sự phát triển và mức sống giữa các nước Cơ sở để đề xuất quy mô nên có cho SME ở Việt Nam Để “thước đo” SME phát huy tác dụng, việc phát triển SME ở Việt Nam cần nhiều thay đổi, trong đó đầu tiên cần thay đổi quy định về SME. Bởi: (i) Số SME trên 1.000 dân tăng, một mặt nhờ số lượng SME tăng, mặt khác thường làm số lao động bình quân trong SME giảm, như ở Mỹ năm 2017, ngoài 845
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 20.328 doanh nghiệp lớn, bình quân mỗi SME cũng chỉ có 18,33 lao động; (ii) Trần trên về lao động của SME ở Mỹ là 499, số lao động bình quân 18,33 cùng bình quân SME trên 1.000 dân 99,934 – nên quy mô phổ biến trong SME cũng chỉ 6-7 lao động; cho thấy trần 200 động ở nước ta là quá cao; (iii) Thế giới đang có xu hướng hạ thấp trần trên về lao động đối với SME, cũng như với doanh nghiệp siêu nhỏ, khiến tỷ trọng của nhóm doanh nghiệp này đang giảm trong số nước dùng tiêu chí “lao động”. Bảng 9: Tỷ lệ số nước dùng trần lao động thấp cho SME và doanh nghiệp siêu nhỏ ở các thành viên SFF Trong 155 thành Trong 176 viên cập nhật thành viên cập năm 2018 nhật năm 2019 Số nước không dựa vào “lao động” 18 18 Đối với SME Số nước có trần trên về lao động ≤ 100 57 77 Tỷ lệ trong số nước dựa vào “lao động” 42,54% 48,73% Số nước không dựa vào “lao động” 31 27 Với doanh nghiệp Số nước có trần trên về lao động ≤ 6 42 63 siêu nhỏ Tỷ lệ trong số nước dựa vào “lao động” 34,70% 42,28% Nguồn: SFF (iv) Hầu hết SME đều ca thán là hỗ trợ không đến được với doanh nghiệp, kể cả SME trong diện được ưu tiên, nguyên nhân sâu xa là lực bất tòng tâm, bởi năng lực hỗ trợ thực tế của Việt Nam quá nhỏ bé. (v) Tổng bốn nguồn vốn hỗ trợ SME [vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước; vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài] nếu để nguyên thì lớn, còn dùng để hỗ trợ cho vài trăm ngàn SME thì quá nhỏ. Trong thời gian tới, số SME ở Việt Nam còn vượt xa mức giả định 700.000, bởi số SME hoạt động tại thời điểm 31/12/2018 đã là 701.175. Quy mô vốn đăng ký bình quân doanh nghiệp hiện nay đã vượt 10 tỷ đồng, nên tổng vốn kinh doanh phải tăng thêm gấp vài lần – thì mức hỗ trợ có thể từ các quỹ hầu như sẽ “lọt thỏm”, khó hòng tạo ra tác động tích cực. Bảng 10: Mức hỗ trợ bình quân tối đa cho mỗi SME với giả định có 700.000 SME Mức hỗ trợ bình quân tối đa có thể nếu đáp ứng % số SME (triệu đồng) 10% 20% 30% 40% 50% Nguồn vốn hỗ trợ đã có (2.000 tỷ đồng) 28,5 14,2 9,5 7,1 5,7 5.000 71,4 35,7 23,8 17,8 14,2 Tổng nguồn vốn hỗ trợ huy động đến 10.000 142,8 71,4 46,6 35,6 28,4 được mức giả định 15.000 214,2 107,1 71,4 53,5 42,8 (tỷ đồng) 20.000 285,6 142,8 93,2 71,2 56,8 Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ, không và không có cách nào khác là vừa phải tăng thêm nguồn hỗ trợ, vừa phải thu hẹp các đối tượng thụ hưởng, đồng thời phải hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm. Phù hợp và công bằng là tiếp tục hạ trần trên của SME xuống đến mức các quỹ - dù chưa huy động được thêm nhiều, vẫn đủ sức đáp ứng phần lớn các SME cần hỗ trợ, với mức hỗ trợ đủ sức tạo thành đòn bẫy giúp SME phát triển. 846
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Đề xuất quy định mới về SME ở Việt Nam cho thời gian sắp tới Quy định mới về SME cần thỏa mãn các đòi hỏi sau: (i) Đi theo xu thế chung của thế giới, là đơn giản hóa về tiêu chí xác định, chuyển dần về căn cứ chính là dựa vào lao động, để giảm tình trạng Việt Nam muốn hội nhập sâu rộng, nhưng các quy định lại luôn riêng biệt; (ii) Bảng 7 cho thấy quy mô trung bình về lao động của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đang giảm, từ năm 2017 đến nay đều chỉ dưới 10, nếu để trần 200 lao động, dễ làm “tan” hy vọng trở thành doanh nghiệp lớn của hầu hết SME; (iii) Cơ cấu doanh nghiệp Việt cơ bản thiên về quy mô nhỏ, 10 năm qua, số doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên chỉ còn dưới 10%, nên việc giữ trần 200 lao động cho SME dường như mang nặng tính hình thức. Bảng 11: Cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 Doanh nghiệp phân theo quy mô lao động Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô (%) Trên Trên Dưới 5 5-9 10-49 50-199 Nhóm 5-9 10-49 50-199 Năm 199 199 người người người người dưới 5 người người người người người 2000 10.061 9.912 10.601 5.144 3.351 25,75 25,37 27,13 13,17 8,58 2005 22.509 32.019 36.498 10.471 5.119 21,12 30,04 34,32 9,82 4,80 2010 76.924 96.389 80.623 18.147 7.277 27,54 34,50 28,86 6,49 2,61 2015 199.089 104.848 105.708 23.995 8.845 44,99 23,69 23,90 5,43 1,99 Nguồn: GSO (iii) Số doanh nghiệp có dưới 5 lao động tăng nhanh, hiện đã gần 50%, đây chủ yếu là doanh nghiệp gia đình, hoạt động dịch vụ, trong điều kiện Việt Nam, các SME này rất khó tham gia vào các chuỗi cung ứng; (iv) Ngày 11/03/2018, trần trên của SME ở Việt Nam điều chỉnh xuống còn tương đương với các nước XHCN Đông Âu (cũ), cũng như các “con Rồng” châu Á – nhưng còn cao, bất hợp lý, vì chưa tính sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển;(v) Trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), trần trên của SME ở Việt Nam cao vọt, trần trên của doanh nghiệp siêu nhỏ cũng cao so với các nước nội khối, nhưng tổng số SME và số SME trên 1000 dân vẫn thấp, cho thấy nhiệm vụ “SME hóa” rất cấp bách và nặng nề Bảng 12: Trần trên của doanh nghiệp siêu nhỏ, SME và thực trạng SME tại 6 nước cuối bảng AEC trong năm được cập nhật GNI/người Trần trên về lao động Thực trạng SME trong năm Nước năm 2018 của doanh nghiệp (người) được cập nhật (USD) Năm Siêu nhỏ SME Số SME Trên 1000 dân Indonesia 3.840 2017 4 99 62.922.617 238,351 Philippines 3.830 2016 9 199 2.241.650 15,557 Lào 2.460 2013 99 124.510 19,171 Việt Nam 2.400 2015 10 300 435.808 4,657 Campuchia 1.380 2014 10 100 512.870 33,585 Myanmar 1.310 2014 10 100 126.237* 2,450* Nguồn: SFF. Ghi chú: (*) Số liệu năm 2009 Nếu điều chỉnh trần trên về lao động của SME xuống, thì số SME trên 1000 dân của Việt Nam càng thấp, càng thua xa Campuchia và Lào, nhưng vẫn cần phải sửa, vì tương lai. Tổng hợp các trình bày ở trên, xin đề xuất: Một là, Việt Nam nên đưa trần trên của SME xuống 50 lao động, nhờ đó sẽ chuyển khoảng 25.000 doanh nghiệp, tức khoảng 5% số doanh nghiệp lên thành doanh nghiệp lớn, bởi thực tế nguồn tài chính các doanh nghiệp này cần vượt quá xa khả năng hỗ trợ của các quỹ. Hai là, đưa trần trên 847
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 về lao động của doanh nghiệp siêu nhỏ xuống 4 lao động, làm cơ sở để chuyển hộ kinh doanh đang “đứng ngoài pháp luật” – như cách nói của Vũ Tiến Lộc (Linh Vân, 2019), lên thành doanh nghiệp, nhằm phát huy vai trò kinh tế. Ba là, trong trường hợp doanh nghiệp mới thành lập đã có quy mô lao động trên 50, nên áp dụng ưu đãi theo tiêu chí: doanh nghiệp mới thành lập có quy mô lớn, với chính sách ưu đãi riêng. Bốn là, khi vẫn còn sử dụng tiêu chí vốn kinh doanh và doanh thu, thì dù hai tiêu chí phụ có vượt, vẫn nên để doanh nghiệp trong nhóm SME, nhằm tưởng thưởng, khích lệ các SME kinh doanh giỏi. Năm là, vận dụng các kinh nghiệm quốc tế, nhất là của nước đi trước, để xác định trọng tâm, trọng điểm cần hỗ trợ, nhằm thúc đẩy khu vực SME lớn mạnh, đóng góp được nhiều cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước Vài kinh nghiệm quốc tế tinh túy về phát triển SME trong thời gian gần đây Hỗ trợ của nhà nước, của các quỹ trên quan điểm thị trường, không phải là cho không, mà là nhà nước và xã hội đang “thả”, đang bồi dưỡng nguồn thu, để “bắt”, để “thu”. Nhu cầu hỗ trợ luôn cao, đa dạng, nhưng khả năng đáp ứng luôn có giới hạn, để công bằng, hỗ trợ chỉ dành cho SME xứng đáng. Kinh nghiệm của các nước đi trước, cho thấy SME xứng đáng nhận khi: (i) Khởi nghiệp để phát huy vốn con người, làm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau, dùng công nghệ để phát huy “tính cách mạng nhiều hơn của nông nghiệp” – là bí quyết thành công của Israel. Dù tháng 05/2007 đã được mời gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng Israel lại lấy nông nghiệp làm đột phá phát triển, nỗ lực khởi nghiệp để khuếch trương thế mạnh của từng người lao động. Nhờ đó, từ vùng chịu ảnh hưởng lớn của hoang mạc hóa, các nước Hồi giáo thù địch vây quanh, nhưng sản lượng nông nghiệp của Israel đã tăng 27 lần trong 25 năm, thành nhà cung cấp nông sản chính cho EU (Lê Quốc Anh, 2017); (ii) Doanh nghiệp hóa cao độ để tạo sự gia tăng tăng trưởng kinh tế bền vững, vượt qua trở ngại địa hình chia cắt, gây khó cho tiêu thụ hàng hóa – là bài học từ Indonexia. Quốc gia Vạn đảo đã nhiều năm lao đao sau khủng hoảng 1997, rồi kinh tế bị suy giảm trong các năm 2012 - 2015, nay nhờ Chương trình Quỹ Làng xã (Dana Desa) được thiết kế để người dân được quyền tự phân bổ nguồn tài chính hỗ trợ, đã tạo ra cao trào “SME hóa” rộng khắp. Việc đưa tối đa người lao động vào các SME để được tổ chức kinh doanh bởi các cá nhân ưu tú, phát triển ngành thủy sản bền vững, đã mở ra hy vọng đưa Indonesia vào top 10 kinh tế thế giới. Bảng 13: Thay đổi về GDP trong giai đoạn SME có tác động lớn ở 5 nước tiêu biểu Mốc và thay đổi về GDP Tăng trưởng GDP Quy mô GDP (tỷ USD) bình quân năm từ Nước Năm mốc Năm mốc năm bắt đầu đến Năm bắt Năm nổi Năm bắt đầu nổi bật năm nổi bật đầu bật 2018 Israel 2002 2018 121 369 369 6,732 Indonesia 2015 2018 860 1.042 1.042 6,198 Lào 2010 2018 7 18 18 11,136 Ấn Độ 2008 2018 1.199 2.726 2.726 7,885 Hàn Quốc 1984 1996 97 598 1.619 15,241 Nguồn số liệu về GDP: WB (iii) Thay đổi chính sách hỗ trợ để gia tăng sức mạnh cho khu vực SME – là kinh nghiệm từ Lào trong việc nâng cao đời sống bằng kinh doanh hiệu quả. Số SME trên 1000 dân của Lào năm 2013 là 19,171 – thấp hơn mức 19,37 có năm 2006, nhưng đóng góp vào tăng trưởng tăng, nhờ Chính phủ thay đổi cơ bản chính sách hỗ trợ đất đai, tài chính, tín dụng, đào tạo và thị trường (Thalonsay, 2016, tr. 59-61). Nhờ đó, chỉ 8 năm sau khi gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình thấp, Lào đã vươn lên thứ 7/47 nước trong nhóm, từ năm 2016 đã có thu nhập bình quân cao hơn Việt Nam; (iv) Đưa tín dụng ngân hàng về nông thôn là chìa khóa để phát triển SME, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống nhân dân – là bài học 848
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 từ Ấn Độ. Năm 2007, Ấn Độ mới có 9,3 triệu SME, tức chỉ 1,37 SME trên 1000 dân, đến năm 2017, các con số tương ứng đã là 63,4 triệu và 48,423; nhờ đó, tăng trưởng những năm 2014 - 2017 luôn từ 7,168 - 8,17%. Bí quyết là nhà nước tham gia sâu, giúp người dân mở tài khoản và thúc đẩy hoạt động tài chính tín dụng nhanh chóng, đưa tín dụng đến với mọi người, nhờ đó khu vực SME phát triển mạnh; (v) Số lượng SME không quan trọng bằng liên kết giữa các SME với các doanh nghiệp lớn, để cùng vươn ra thế giới, từng bước nâng tầm vị thế quốc gia – là bí quyết thành công của Hàn Quốc. Bởi khi ban hành Luật Xúc tiến doanh nghiệp hỗ trợ, nước này đã chỉ định một số sản phẩm phụ trợ, yêu cầu các doanh nghiệp lớn phải mua từ bên ngoài, không được tự sản xuất. Sự liên kết khăng khít giữa các doanh nghiệp đã giúp một nước nhỏ, dân đông, điểm xuất phát thấp, nghèo tài nguyên, còn trong tình trạng chiến tranh, đến năm 2015 đã thành cường quốc thứ 11 thế giới, vượt cả Nga, Australia, tạo ra “Kỳ tích Sông Hàn” (Lê Quốc Anh & cs, 2019a) Những thay đổi khác Việt Nam cần làm trong quy định về SME Bên cạnh đó, Việt Nam cần có nhiều thay đổi khác, như: (i) Chuyển từ hỗ trợ cho từng SME vừa phân tán, khó công bằng, ít hiệu quả, sang hỗ trợ theo chuỗi cung ứng, để nguồn hỗ trợ chưa lớn đi đến đúng chỗ, phát huy hiệu quả, không bị lợi dụng, trục lợi. Nhờ đó hỗ trợ sẽ đến cả SME nếu không tham gia chuỗi, không được hỗ trợ bởi trên 3/4 SME là doanh nghiệp siêu nhỏ, vốn mỏng, khó đủ tiêu chuẩn tiếp cận tín dụng ngân hàng. Là hỗ trợ theo thực chất, cho sản phẩm được sản xuất, được tiêu thụ, theo kết quả đang có, cái “được” thiết thực trong hiện tại, không vì thành tích quá khứ, vì thành tựu tô vẽ (Lê Quốc Anh & cs, 2019b). Nguồn Sản Phân Bán Tiêu cung xuất phối lẻ dùng TÍCH HỢP Tái sinh Tái sản xuất Tái sử dụng - Sửa MUA LẠI chữa - Tân trang Tập hợp - Phân loại PHỤC HỒI Chọn lọc - Tháo rời Hình 2: Chuỗi cung ứng khép kín của một sản phẩm Nguồn: An Thị Thanh Nhàn (ii) Chuyển việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển SME từ các cơ quan quản lý các cấp, sang các hiệp hội doanh nghiệp “chân chính” trong các vùng. Bởi họ mới hiểu rõ nhất trong vùng, trong ngành đâu là các “miếng ghép cơ cấu” cần có – từ loại hình, quy mô và địa điểm phân bố. Vừa giúp từng đồng vốn đưa về chỗ yếu và thiếu, vừa giúp giảm sự tăng SME không cần thiết, có thể dẫn đến cạnh tranh ngược, thậm chí phải ngừng hoạt động, phá sản, gây tổn hại cho xã hội; (iii) Thay đổi thời hạn và cam kết của từng SME được hỗ trợ, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đối tượng thụ hưởng. Không nước nào có thể hỗ trợ mãi các SME yếu kém, hỗ trợ bất chấp, mà chỉ hỗ trợ theo thời điểm, trong thời hạn hợp lý, còn nếu SME vẫn “ốm yếu” thì để thị trường sàng lọc. Còn muốn được hỗ trợ cao, nhiều có tính đột xuất thì cần cam kết trách nhiệm từ đối tượng thụ hưởng, để nguồn hỗ trợ được phát huy, không bị trục lợi, lãng phí; (iv) Dùng tư vấn hỗ trợ cho các SME từ các đối tác kinh doanh quan trọng, nhất là các doanh nghiệp lớn – kể cả doanh nghiệp FDI, đang phối hợp kinh doanh với SME qua các FTA liên quan. Bởi SME tham gia đảm bảo quy tắc xuất xứ cho hàng xuất khẩu để được hưởng lợi về thuế, góp phần kết nối và tiếp nhận lan tỏa từ doanh nghiệp FDI, nên có vị trí quan trọng trong tương lai của doanh nghiệp Việt; (v) Để tăng sự hỗ trợ thiết thực cho SME, cần chuyển dần từ quản lý theo ngành sang theo doanh nghiệp, có các bộ phận chuyên trách về SME. Nhờ đó sẽ góp phần xóa bỏ ranh giới “ngành” trong kinh doanh hiện đại, khi các 849
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 doanh nghiệp lớn đều hoạt động đa ngành theo chuỗi giá trị, sản phẩm đều là kết quả kinh doanh đa ngành, mới giúp chúng trụ được trước cạnh tranh toàn cầu gay gắt Lồng ghép, kết hợp và khai thác ngoại ứng lan tỏa từ các quá trình khác Bên cạnh các thay đổi để nâng cao hỗ trợ trực tiếp, còn cần tăng cường việc lồng ghép, phối hợp và khai thác ngoại ứng lan tỏa từ các quá trình kinh tế - xã hội khác, gián tiếp tăng cường hỗ trợ cho SME. Cụ thể cần: (i) Dành cho mục tiêu hỗ trợ cho SME một vị trí xứng tầm trong chiến lược phát triển, lồng ghép việc hỗ trợ cho SME trong các chương trình, kế hoạch phát triển quốc gia, cũng như của các địa phương. Trong phân bổ ngân sách, điều chuyển vốn cần có ưu tiên cho các quỹ có liên quan tới SME, để hoạt động phát triển SME vừa có định hướng, có “đất” và phương tiện để hoạt động, triển khai; (ii) Đưa hỗ trợ, phát triển SME vào thành một trong các nhiệm vụ, chỉ tiêu khi xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, sáp nhập đơn vị hành chính. Sự quan tâm của bộ máy quản lý, phạm vi rộng của các chương trình sẽ giúp SME nhận được nhiều ảnh hưởng tích cực, đồng thời nếu không có sự phát triển song hành của SME thì các chương trình cũng khó phát triển bền vững; (iii) Khai thác ảnh hưởng từ hội nhập kinh tế, từ hiệu ứng trước CMCN 4.0, từ hợp tác quốc tế, lấy việc khai thác các cơ hội phát triển từ chúng làm động lực cho việc thành lập mới, nâng cấp các SME đã có. Đây là hướng quan trọng đối với nước ta, khi chỉ trong 5 năm qua, đã có 4 FTA thế hệ mới có hiệu lực; là 1 trong 3 nơi ở Đông Á được Diễn đàn Kinh tế Thế giới chọn làm nơi xây dựng trung tâm về CMCN 4.0; (iv) Sử dụng SME như là một công cụ để Việt Nam thực thi chiến và sách lược phòng chống, đối phó với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng quốc phòng tại chỗ ở các vùng biên giới, hải đảo. Các hoạt động trồng rừng, ứng phó xâm nhập mặn, duy trì nhân lực tại chỗ - của SME tại các địa điểm nhạy cảm, giúp nhiều địa phương giải quyết nhiều bài toán tưởng chừng không có lời giải; (v) Đưa hỗ trợ, phát triển SME thành một chỉ tiêu trong đánh giá thành tích, trong xác định mức ưu tiên, hoặc trong so sánh chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. Bởi việc phát triển khu vực SME ở địa phương rõ ràng là một thành tích, đồng thời cũng là những “viên gạch” tạo nền cho việc phát triển kinh tế, theo hướng đi lên sản xuất lớn, tăng mức độ thương mại hóa cho các sản phẩm Sẽ rất khó khăn, nhưng hứa hẹn nhiều trái ngọt Thực thi được các thay đổi trên là không dễ, bởi: (i) Vai trò của SME chưa được đánh giá đúng mức, cụm từ “SME” rất ít khi xuất hiện trong các văn kiện, trong các bài hát biểu của lãnh đạo Đảng, Quốc hội. Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ, và ngay trong Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư biên soạn và công bố - đều không có dòng nào viết về SME; (ii) Bản thân khu vực SME còn nhiều hạn chế yếu kém, chưa thể hiện được vai trò, vị trí của mình, mà còn làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp vào chúng. Nhìn chung, SME ở Việt Nam cố hữu thua kém SME ở các nước ASEAN – 6 khác; phẩm chất, kiến thức đến kỹ năng của các CEO còn thấp; đa phần đang bị “li ti hóa”; các cơ cấu lệch lạc, mức đáp ứng nhu cầu thấp; (iii) Các nguyên nhân gây ra hạn chế, yếu kém trong phát triển SME, như nhận thức về SME chậm được đổi mới, sự phát triển tự phát, theo khả năng, với mục đích tư lợi. Gia nhập thị trường khó, SME còn bị gây khó bởi lúc cao điểm có tới 7.000 điều kiện kinh doanh, hỗ trợ cho SME đơn điệu, thấp xa so với chủ trương, mong muốn – không dễ sớm được khắc phục; (iv) Các thay đổi sẽ đụng chạm đến nhiều vấn đề nhạy cảm, từ các quan niệm đã được “đóng đinh” vào tư duy của lãnh đạo, đến việc đảo lộn bộ máy nhiều ban bệ, tầng nấc rất “ổn định” hàng chục năm qua. Sẽ ảnh hưởng đến “uy”, “quyền” và “lộc” của nhiều quan chức, nên sẽ gặp không ít chống đối bài bản, quyết liệt với đầy đủ “luận cứ”, “cơ sở” của cán bộ thoái hóa, biến chất, không muốn đổi mới; (v) Đặc biệt, dù có thay đổi quy định, thì khả năng thành công của SME Việt trong bối cảnh hiện nay là không cao, do giá vốn cao, hàng ngoại giá rẻ tràn ngập, hệ sinh thái cho SME chưa phát triển, năng lực cạnh tranh quốc gia khiêm tốn (Lê Quốc Anh & cs, 2019c). Việc chỉ 20-30% doanh nghiệp tồn tại được sau 3-5 năm (Phạm Ngọc Phú Trai, dẫn theo Trương Sanh, 2017), số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhiều, năm 2014 bằng 90,6% so với số doanh nghiệp thành lập mới, làm nhiều nhà đầu tư e ngại 850
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Song, nếu làm được các đổi mới trên, thì khi đó sẽ ép buộc nhiều doanh nghiệp lâu nay “không chịu lớn” phải tự nỗ lực vươn lên; đưa các SME dạng như quán cơm, nhà nghỉ, cửa hàng tạp hóa, sửa xe – ra khỏi khu vực cần ưu đãi tài chính. Từ đó thu hẹp nhóm các SME có triển vọng để hỗ trợ, nên sẽ tạo đà cho một cao trào khởi nghiệp sâu rộng, ở đủ mọi ngành nghề, lĩnh vực trên quy mô cả nước. Làm cho khu vực SME có sự thay đổi về chất, hàng loạt mắt xích yếu và thiếu trong các chuỗi cung ứng được bổ sung, nâng cấp, các nguồn lực trong nước, các cơ hội từ hội nhập, từ CMCN 4.0 được khai thác sâu và hiệu quả hơn. Nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ dồi dào hơn, được hưởng ưu đãi thuế nhiều hơn, các thương hiệu Việt có giá trị thương mại cao và bền vững hơn. Song, quan trọng hơn cả là nhờ các thay đổi đó, các nhà đầu tư nhỏ có thể đầu tư “đúng” và “trúng”, để đưa các nguồn tích lũy khiêm tốn trong dân, vào tạo ra những thay đổi lớn trong các ngành, các vùng. Giúp đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng “ngoại lệ” trong phát triển SME, đưa Việt Nam “đặc thù” trở lại quỹ đạo chung của thế giới hội nhập. Góp phần mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, để hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đưa về thành công cao hơn cho nước ta trong hội nhập quốc tế, trong hòa nhập CMCN 4.0. Mang về mức sống cao hơn cho dân Việt, giúp nước ta vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên sánh vai với các cường quốc. Do đó, dù khó khăn, trắc trở, nhưng công cuộc đổi mới quy định để tạo ra sự hỗ trợ thiết thực hơn cho SME sẽ được ủng hộ cao, nhiều triển vọng đi tới thành công TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Chí Dũng (2016), Tờ trình về Dự án Luật Hỗ trợ SME, nguồn: . [2] Thu Hương (2019), Trung Quốc: Khó khăn bủa vây các doanh nghiệp tư nhân, nguồn: . [3] Dương Tiến Dũng (2019), Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam, nguồn: . [4] Ngô Hiểu Ba (2010), Đột phá kinh tế ở Trung Quốc (1978 – 2008), bản dịch của Nguyễn Thị Thu Hằng, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. [5] Lê Quốc Anh & cs (2018), Phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 89 tháng 7+8/2018, tr. 36-44. [6] David Dapice & ccs (2008), Lựa chọn Thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam, nguồn: . [7] Trần Phú Vinh (2017), Hợp tác xã nông nghiệp ở Đức, nguồn: . [8] Linh Vân (2019), Đã có đánh giá tác động khi đưa hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp, nguồn: . [9] Lê Quốc Anh (2017), Phát triển bền vững ngành nông nghiệp con đường phải chọn và là niềm hy vọng của kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, trang 449-460. [10] Thalonsay Thammavong (2016), Quản lý nhà nước đối với SME ở Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 851
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [11] Lê Quốc Anh & cs (2019a), Breakthrough in the Development of Vietnamese Business in Order to Grow Rapidly and Sustainably, European Journal of Business and Management, Tập 11, Số 9 (2019), tr. 158-175. [12] Lê Quốc Anh & cs (2019b), Hỗ trợ theo chuỗi cung ứng để thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, Kỷ yếu Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2019, Hạ Long 2019, tr. 203-220. [13] An Thị Thanh Nhàn ( ), Chuỗi cung ứng khép kín với phát triển bền vững, nguồn: . [14] Lê Quốc Anh & cs (2019c), Cải cách thể chế để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Kỷ yếu Hội thảo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” (ICYREB 2018), Nxb Tài chính, trang 1055-1064. [15] Trương Sanh (2017), Làm thế nào để Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp, nguồn: . 852