Đổi mới thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdoi_moi_the_che_kinh_te_thi_truong_tai_viet_nam.pdf

Nội dung text: Đổi mới thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 ĐỔI MỚI THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM INSTITUTIONAL REFORM OF MARKET ECONOMY IN VIETNAM GS.TS. Lê Thế Giới Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ltgioi@ac.udn.vn TÓM TẮT Sau ba mươi năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế chỉ huy bởi nhà nước sang cơ chế thị trường đã có những thành tựu đáng kể, nhưng cũng gặp nhiều thách thức và bất cập trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Đổi mới thể chế kinh tế thi ̣ trườ ng định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn và chưa có tiền lệ trong lịch sử. Việc nhận thức về nền kinh tế thi ̣trườ ng định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình nghiên cứu lý luận và đúc kết từ thực tiễn. Bài viết này thông qua việc phân tích thực trạng đổi mới thể chế kinh tế thị trường ở nước ta, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu cần đổi mới trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: Nền kinh tế thị trường; thể chế; thể chế kinh tế; đổi mới thể chế kinh tế; đổi mới thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ABSTRACT After thirty years of transformation from economic management mechanism commanded by state to the market mechanism has made remarkable achievements, but also face many challenges and shortcomings in the context of world economic integration. The institutional Innovation socialist-oriented market economy is a complex issue both in theory and in practice and there is no precedent in history. The awareness about the socialist-oriented market economy is a process of theoretical studies and practices drawn from. This article through the analysis of the current status of institutional innovation for market economy in our country and contribute to clarifying major issues need institutional innovation in the socialist-oriented market economy. Key Words: Market economy; institutions; economic institutions; economic institutional innovation; institutional innovation based socialist-oriented market economy. 1. Giới thiệu Thể chế kinh tế có tác động rất lớn tới sức cạnh tranh và sự phát triển của nền kinh tế, tới các quyết định đầu tư, tổ chức quá trình kinh doanh. Ngoài ra, thể chế kinh tế còn giữ vai trò trung tâm trong chính sách, chiến lược phân phối lợi ích và chia sẻ chi phí xã hội. Vai trò của thể chế phụ thuộc lớn vào chất lượng của khuôn khổ pháp luật; sự điều tiết theo các chức năng của chính phủ vào thị trường, mức độ tự do hóa và hiệu quả hoạt động của thị trường. Tình trạng quan liêu hay can thiệp quá mức, tham nhũng, thiếu trung thực trong thực hiện các hợp đồng mua sắm công, hoặc thiếu minh bạch, công khai, sự phụ thuộc lớn của hệ thống tư pháp có thể khiến chi phí kinh doanh trở nên đắt đỏ và cản trở phát triển của nền kinh tế. Do đó, nghiên cứu đổi mới thể chế kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 2. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái niệm về thể chế và thể chế kinh tế 2.1.1. Thể chế Thorstein Veblen (1914) cho rằng, thể chế là tính qui chuẩn của hành vi hoặc các quy tắc xác định hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp nhận về cơ bản, và sự tuân thủ các quy tắc đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyền lực bên ngoài khống chế. 310
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG North D. (1991), thể chế bao gồm “luật chơi” (rules of the games) hay phức hợp các tiêu chuẩn, quy tắc và ứng xử (complex of norms, rules andbehavior) phục vụ cho một mục đích tập thể (A. de Janvry et al., 1993), phản ánh quan hệ giữa các cá nhân bằng cách giúp họ tạo ra sự lựa chọn hợp lý trong quan hệ với người khác (Hayami Y, Ruttan V., 1985), “cách chơi” (cơ chế/chế tài thực thi) và “người chơi” (con người, tổ chức gắn với hành vi của họ). Một cách chính thức (North D. 1991, 1997 – Giải Nobel 1993), thể chế bao gồm những ràng buộc phi chính thức (điều thừa nhận, cấm đoán theo phong tục, tập quán, truyền thống và đạo lý), những quy tắc chính thức (hiến pháp, luật, quyền sở hữu) và hiệu lực thực thi chúng. Như vậy, chủ thể trong thực thi thể chế có thể là tổ chức (hộ gia đình, doanh nghiệp, ) mà cũng có thể không phải là tổ chức (tiền tệ, luật pháp, thị trường ). Thể chế có thể chính thức (formal) (như gia đình, doanh nghiệp, tiền tệ ), mà cũng có thể phi chính thức (informal) (như giá trị, ý thức hệ, phong tục ). Như vậy, thể chế là các định chế nền tảng tạo thành khuôn khổ pháp lý cho các quan hệ của con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tương tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ. 2.1.2. Thể chế kinh tế Nội hàm của khái niệm thể chế kinh tế gồm 3 yếu tố chính: (1) “Qui định pháp luật và các định chế về kinh tế” (chính thức và phi chính thức); (2) “Cơ chế vận hành”, gồm phương thức, thủ tục thực hiện hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành hệ thống kinh doanh; (3) “Các chủ thể” thực hiện và quản lý hệ thống kinh tế (nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự). Hai nhà kinh tế học D. Acemoglu và J. A. Robinson [2] phân chia thể chế kinh tế và chính trị thành hai loại: “loại trừ” (extractive) và “dung nạp” (inclusive). Với thể chế “loại trừ”: quyền lực tập trung trong tay của một thiểu số, ít có sự kiểm soát, đối trọng và thượng tôn pháp luật; quyền sở hữu không được bảo đảm; rào cản gia nhập thị trường; các quy định ngăn cản hoạt động của thị trường và tạo ra một sân chơi bất công. Còn thể chế “dung nạp” cho phép sự tham gia rộng rãi; hạn chế và kiểm soát các nhà chính trị; thượng tôn pháp luật; có một mức độ tập trung chính trị nhất định để có thể duy trì luật pháp và trật tự; quyền sở hữu được bảo đảm; dựa vào thị trường, nhà nước hỗ trợ thị trường; gia nhập thị trường tương đối tự do; tôn trọng hợp đồng; tiếp cận với giáo dục và cơ hội cho đại đa số công dân. Thể chế dung nạp ngày càng trao quyền rộng rãi và đảm bảo từng người dân có thể thực hiện được các quyền của mình, được tham gia dự phần trong phúc lợi xã hội. Bắt đầu bằng các quyền tư hữu được đảm bảo, tư pháp độc lập để duy trì công lý, báo chí tự do để giúp thực thi quyền được biết và bày tỏ ý kiến của người dân. Một khi đã được xác lập, các thể chế dung nạp ngày càng mở rộng, tăng dần quá trình trao quyền cho người dân, từ đó hình thành những chế độ dân chủ đại diện để kiểm soát quyền lực và thúc ép trách nhiệm giải trình của quyền lực hành pháp. Bộ máy hành chính (cốt lõi của thể chế nhà nước) ngày càng chịu sức ép phải minh bạch hơn, chuyên nghiệp hơn, nhanh chóng học hỏi để cải tổ cung cách cung cấp dịch vụ công cho người dân. Những thể chế dung nạp như vậy làm cho các giá trị như dân chủ, pháp quyền ngày càng vững chắc. Trong vài thập niên lại đây, các thể chế vừa phi nhà nước, vừa phi thị trường (xã hội công dân/xã hội dân sự) có vai trò ngày càng quan trọng và cũng được xem xét cùng với thể chế nhà nước và thị trường. North D. (1997) cho rằng, cấu trúc thể chế của một xã hội có tác dụng tạo ra lợi ích vật chất. Thị trường có hiệu quả cao do thể chế tạo ra bằng cách hạ thấp chi phí trao đổi để người tham gia thị 311
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 trường cạnh tranh nhau bằng giá và chất lượng. Chính sự cạnh tranh đã tạo ra sự thay đổi thể chế, thúc đẩy việc đầu tư kỹ thuật và kiến thức để có lợi ích cao nhất. Thể chế là phương tiện để đảm bảo sự hoạt động tập thể, giải quyết các xung đột về quyền lợi giữa các cá nhân và tổ chức. Tất cả các thể chế của một xã hội hợp lại thành “cấu trúc thể chế”. Các thể chế dù mang tính chất thị trường hay không thị trường đều cung cấp một dịch vụ để bảo đảm việc tránh sự không chắc chắn hay tăng lợi ích cho mỗi cá nhân. Cũng như tất cả các dịch vụ, thể chế có thể đạt được với một chi phí nhất định. Trong một trình độ kỹ thuật nhất định, “chi phí giao dịch” (transaction costs) là tiêu chuẩn để chọn lựa giữa các cấu trúc thể chế cạnh tranh trong một xã hội. Cấu trúc thể chế nào có chi phí thấp nhất với một dịch vụ như nhau sẽ được ưu tiên lựa chọn. Nhưng bản thân sự thay đổi thể chế cũng có chi phí của nó. Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN xuất phát từ thực tế là mô hình kinh tế XHCN, đặc trưng bởi hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sau nhiều thập kỷ tồn tại, đã tỏ ra không còn sức sống và khả năng tự phát triển về mặt kinh tế. Trong khi đó, kinh tế thị trường với tư cách là một phương thức sản xuất, đã được chứng minh là có thể được sử dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển và thịnh vượng chung của các quốc gia. Thực tế phát triển của các nền kinh tế thị trường ngày càng cho thấy kinh tế thị trường luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ thất bại, bởi nó tỏ ra mâu thuẫn sâu sắc với các giá trị truyền thống, 1àm tăng tính bất ổn của xã hội và khoét sâu hố ngăn cách giàu - nghèo. Vì vậy, vai trò Nhà nước như một chủ thể xã hội sáng tạo để quản lý các quá trình kinh tế vĩ mô, nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển, cần phải được khai thác có hiệu quả. Vì thế, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được xây dựng và thực thi chính là nhằm mục đích làm cho “thị trường” và “Nhà nước” trở thành hai yếu tố bổ sung cho nhau, chứ không phải thay thế, loại trừ nhau. Về vai trò của Nhà nước, Nhà nước nên tập trung làm tốt các chức năng cốt lõi: (1) Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ các nền tảng tích cực của kinh tế thị trường; (2) Khắc phục, sửa chữa các khiếm khuyết và thất bại của thị trường nhằm bảo đảm phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực; (3) Thực hiện tốt các chức năng xã hội nhằm bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Bài học kinh nghiệm 30 năm đổi mới ở Việt Nam cũng cho thấy đây là một quá trình phức tạp, nhất là khi Việt Nam đề ra mục tiêu “xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” và coi đây là một trụ cột có tính đột phá để tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh nếu hoạt động kinh doanh diễn ra một cách trung thực, được quản lý tốt bởi những quy định và tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh. Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với sự sụp đổ của hàng loạt công ty chủ yếu liên quan tới vấn đề kế toán và sự thiếu minh bạch trong quản lý, điều hành công ty. Việc không bảo đảm quy chuẩn và sự gian lận của các công ty làm mất lòng tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Sự minh bạch của thể chế tư nhân là không thể thiếu trong kinh doanh và chúng có thể được bảo đảm thông qua một hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán trung thực và mọi đối tác liên quan đều có thể tiếp cận thông tin. Trong khi thể chế kinh doanh tạo ra khuôn khổ, trật tự bảo đảm cho sự vận hành và hoạt động của hệ thống kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu đã định thì những tiêu chí cụ thể về môi trường kinh doanh chính là thước đo, là sự phản ánh trung thực về chất lượng, năng lực và sự phù hợp của thể chế với thực tiễn kinh doanh. Môi trường kinh doanh tốt hay xấu, thuận lợi hay khó khăn, được hỗ trợ hay bị cản trở đều phản ánh trung thực năng lực, chất lượng và trình độ của thể chế. 312
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Chính vì vậy, khi đánh giá về thể chế kinh tế người ta thường sử dụng các hệ thống tiêu chí cụ thể về môi trường kinh doanh làm công cụ để lượng hóa các tác động của thể chế kinh tế đến hoạt động kinh doanh. Điều này được phản ánh trong các khái niệm về các chỉ số môi trường kinh doanh như chỉ số năng lực cạnh tranh của WEF, chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành (PCI). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát kết quả nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học nước ngoài về thể chế, thể chế kinh tế thị trường; kinh nghiệm xây dựng, thực thi thể chế kinh tế thị trường ở các nước phát triển. Phương pháp thu thập và lựa chọn dữ liệu thứ cấp từ các văn bản pháp luật của Nhà nước, nghị định, qui định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và nghị định, qui định của Chính phủ của các bộ, ngành liên quan, các dữ liệu chỉ báo (indicated data), dữ liệu thống kê, các công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trong và ngoài nước về chủ đề liên quan. Tích hợp, phân tích và đánh giá các dữ liệu thứ cấp từ các văn bản pháp luật của Nhà nước, nghị định, qui định của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các dữ liệu chỉ báo, dữ liệu thống kê, các công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trong và ngoài nước nước về thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam để đề xuất các giải pháp đổi mới thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Thực trạng thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam 3.1.1. Thành công Trong quá trình cải cách kinh tế thị trường của Việt Nam thời kỳ đổi mới, pháp luật kinh tế đã phù hợp hơn với cơ chế thị trường, đáp ứng được hầu hết những đòi hỏi từ công cuộc cải cách kinh tế. Khuôn khổ luật pháp mới đã cho phép thực hiện những bước đi đầu tiên trong quá trình chuyển đổi hành vi của Nhà nước từ việc can thiệp trực tiếp sang tác động gián tiếp vào các hoạt động kinh tế. Công tác soạn thảo, thẩm định và ban hành các văn bản pháp luật đã bước đầu đi vào nền nếp, theo một quy trình thống nhất do luật định. Bằng việc ban hành mới và điều chỉnh, bổ sung các luật về kinh doanh, như Luật Đầu tư nước ngoài (1987, 1992, 1996, 2000, 2005), Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990, 1994), Nhà nước Việt nam đã chính thức thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của các thành phần kinh tế phi Nhà nước. Tiếp theo đó, Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995, 1999, 2003, 2013) và Luật Hợp tác xã (1996, 2003, 2012) cũng đã được ban hành, hạn chế từng bước sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Để tạo nên sự bình đẳng trong kinh doanh cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp (2005, 2009, 2013, 2014, 2015), trong đó Luật Doanh nghiệp năm 2013 hợp nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp có thành phần sở hữu khác nhau. Bên cạnh đó, với Luật Phá sản (ban hành 1993, 2004, 2011, 2014), khung pháp lý cho quá trình rút khỏi thị trường cũng đã được xây dựng, tạo điều kiện quan trọng cho việc thực hiện chức năng sang lọc của cơ chế cạnh tranh, góp phần thúc đẩy quá trình phân bổ lại nguồn lực theo hướng có hiệu quả hơn. Luật Cạnh tranh (năm 2000) và Nghị định chính phủ (2016), Luật Đầu tư (năm 2005, 2006, 2014), Luật Thương mại (năm 2005), Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005), Luật Thuế thu nhập cá nhân 313
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 (năm 2007), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2008, 2014), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (năm 2008) , có thể nói rằng hệ thống pháp luật về kinh doanh đã tương đối đầy đủ và đồng bộ. (1) Bảo đảm cơ sở pháp lý để mở rộng quyền tự do kinh doanh cho tất cả các thành phần kinh tế. (2) Hình thành khung pháp lý về thị trường hàng hoá, dịch vụ tạo điều kiện cho cơ chế thị trường vận hành có hiệu quả (Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế (1989), Bộ luật dân sự (1995), Luật thương mại (1997), Pháp lệnh giá (2002) nhằm tạo lập khung pháp luật cho việc quản lý giá, bao cấp qua giá đã được huỷ bỏ đối với hầu hết các mặt hàng, giá cả trên thị trường hàng hoá, dịch vụ đã phản ánh được quan hệ cung – cầu và tạo được cơ sở cho quá trình ra quyết định đầu tư theo hướng sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực xã hội. (3) Hình thành khung luật pháp về thị trường các yếu tố sản xuất. - Thị trường lao động: bộ Luật Lao động đã (năm 1994) đã tạo thành nền tảng pháp lý cho thị trường lao động bằng việc công nhận quyền tự do tìm việc làm và quyền lựa chọn người lao động – hai yếu tố cơ bản tạo ra quan hệ cung – cầu cho thị trường lao động. - Thị trường bất động sản, bên cạnh việc ban hành Luật Đất đai (năm 1988, sửa đổi vào năm 1993 và 2003), Luật Xây dựng (1990), khung pháp lý cho thị trường vốn cũng dần được hoàn thiện: ban hành Luật NHNN Việt nam và Luật về các tổ chức tín (1997). Với khung khổ pháp lý này, 4 NHTM quốc doanh đã được tách khỏi NHNN và hàng loạt các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xuất hiện trên thị trường tài chính Việt nam. - Thị trường khoa học công nghệ (KHCN), lần đầu tiên, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghệ được đưa vào thành các quy định trong Bộ luật dân sự (1995). Tiếp đó, trong hơn một thập kỷ qua, với đường lối “coi KHCN là động lực của tăng trưởng”, nhiều cơ chế, chính sách cho hoạt động thị trường KHCN đã được thể chế hoá thành hệ thống các văn bản pháp quy nhằm điều chỉnh hành vi, sự tham gia, mối quan hệ qua lại giữa các tổ chức tham gia vào thị trường KHCN, Một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng liên quan đến vận hành thị trường KHCN phải kể đến như: Luật KHCN (2000); Bộ Luật dân sự (1995); Bộ Luật hình sự (1999); Luật thương mại. Bên cạnh đó, còn có hàng trăm văn bản dưới luật cũng đã được ban hành. Đặc biệt, trong năm 2005 và 2006, đã ban hành hai luật quan trọng là Luật Sở hữu trí tuệ (2005) và Luật chuyển giao công nghệ (2006). (4) Nhất thể hoá hệ thống luật pháp phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành, để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tiến tới hài hòa luật pháp của Việt Nam với khung luật pháp quốc tế, Luật đầu tư nước ngoài đã được điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi 4 lần (vào các năm 1990, 1992, 1996 và 2000). Ngoài Luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng đã tiếp tục bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện nhiều luật quan trọng khác như: Luật đất đai, Luật Lao động, Luật cạnh tranh, theo hướng hỗ trợ hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã tích cực tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế. Nhiều cam kết trong các Hiệp định như: xoá bỏ phân biệt đối xử giữa người tiêu dùng trong nước với người nước ngoài về giá, phí một số hàng hoá, dịch vụ[6]; giảm dần những hạn chế về chuyển giao công nghệ, quản lý ngoại hối, sử dụng đất đai, một mặt đã góp phần giảm bớt những rào cản về thương mại, đầu tư quốc tế, mặt khác đã tạo “nền” cho việc tiếp tục hoàn thịên hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Hiện nay để sớm có kết quả tốt trong việc đàm phán gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đang tích cực, khẩn trương xây dựng, sửa đổi hệ thống luật pháp, 314
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chính sách hiện hành theo hướng mở cửa kinh tế thị trường, đáp ứng đòi hỏi của WTO. Đồng thời, việc tham gia tích cực hơn vào các thoả thuận, cam kết quốc tế, các nỗ lực làm hài hoà các quy tắc và chuẩn mực quốc tế đã góp phần đáng kể làm tăng tính thị trường của các thể chế kinh tế ở Việt Nam. (5) Đổi mới, sắp xếp lại các DNNN Một trong những hướng đổi mới quan trọng nhất đối với khu vực doanh nghiệp là việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và áp dụng từng bước chế độ quản trị hiện đại đối với các DNNN. Những thành công đáng ghi nhận nhất trong lĩnh vực này là: - Quá trình chuyển các DNNN sang tổ chức hoạt động cùng một mặt bằng pháp lý với các loại hình doanh nghiệp khác đang được thực hiện một các tích cực. Các quy định pháp lý trong Luật Doanh nghiệp đang được sửa đổi nhằm bảo đảm tính thực tiễn, sát thực và phù hợp. - Trong thể chế công ty, tính công khai minh bạch của hệ thống cũng được cải thiện rõ rệt. Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán và yêu cầu công khai minh bạch thông tin đối với các công ty niêm yết cùng với việc các công ty, doanh nghiệp tích cực cải cách các tiêu chuẩn về kế toán và kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế đã góp phần đáng kể cho việc cải thiện thể chế công ty - Mô hình quản trị DNNN đang được đổi mới trên cơ sở bảo đảm quyền của chủ sở hữu, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác. Chức năng sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đang ngày càng được phân biệt. Nhà nước đang dần dần chuyển đổi phương thức quản lý doanh nghiệp từ phương thức đầu tư, sở hữu toàn bộ doanh nghiệp sang phương thức đầu tư, góp vốn để nắm giữ tỷ lệ cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay với sự sụp đổ của hàng loạt công ty chủ yếu liên quan tới vấn đề kế toán và sự thiếu minh bạch trong quản lý, điều hành công ty. Việc không bảo đảm quy chuẩn và sự gian lận của các công ty làm mất lòng tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh nếu hoạt động kinh doanh diễn ra một cách trung thực, được quản lý tốt bởi những quy định và tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh. Sự minh bạch của thể chế tư là không thể thiếu trong kinh doanh và chúng có thể được bảo đảm thông qua một hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán trung thực và mọi đối tác liên quan đều có thể tiếp cận thông tin. = - Quyền lợi hợp pháp của các đồng chủ sở hữu trong DNNN có vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác nhau ngày càng được tôn trọng và bảo đảm. Hiện tượng can thiệp của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các quyết định hợp pháp, đúng luật, đúng điều lệ của doanh nghiệp ngày càng giảm, đặc biệt là đối với các công ty cổ phần được hình thành từ việc cổ phần hóa DNNN. - Việc chuyển đổi các tổng công ty sang mô hình công ty mẹ công ty con; hình thành và phát triển các loại tập đoàn kinh tế, chủ yếu là tập đoàn đa sở hữu trên cơ sở liên kết và đầu tư về vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, cổ phần hoá các tổng công ty; đồng thời khuyến khích tạo điều kiện cho việc phát triển các loại tập đoàn kinh tế trên cơ sở các công ty cổ phần, Cty TNHH, doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng thu hút được sự chú ý của nhiều bên có liên quan. - Các quy phạm pháp luật về liên kết kinh tế, hợp đồng liên kết nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao cho các doanh nghiệp; minh bạch hóa hệ thống thông tin doanh nghiệp nhằm giảm rủi ro và chi phí cơ hội cho doanh nghiệp trong quá trình hình thành, ký kết và thực hiện liên kết kinh tế thông qua hợp đồng đang được nghiên cứu sửa đổi và bổ sung; tạo điều kiện hình thành và khuyến khích phát triển các hình thức liên kết kinh tế. 315
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 - Tất cả các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều được tự do kinh doanh những hàng hóa và dịch vụ mà pháp luật không cấm. Chính sách về gia nhập thị trường, trong đó đặc biệt là khâu thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, đã tạo ra một bước đột phá cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để đẩy nhanh quá trình sắp xếp và đổi mới DNNN theo các cam kết quốc tế, thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, cắt giảm các hình thức trợ cấp không phù hợp và xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài Môi trường kinh doanh cho các đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cải thiện trên nhiều mặt, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được bình đẳng về pháp lý như các doanh nghiệp Việt Nam. - Năng lực quản lý và điều hành của Chính phủ ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn. Môi trường kinh doanh về cơ bản đã bảo đảm thuận lợi cho phát triển kinh doanh ở Việt Nam và xu hướng cải thiện ngày càng tốt hơn trong so sánh với môi trường các nước trong khu vực và quốc tế. Trong khi thể chế kinh doanh tạo ra khuôn khổ, trật tự bảo đảm cho sự vận hành và hoạt động của hệ thống kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu đã định thì những tiêu chí cụ thể về môi trường kinh doanh chính là thước đo, là sự phản ánh trung thực về chất lượng, năng lực và sự phù hợp của thể chế với thực tiễn kinh doanh. Môi trường kinh doanh tốt hay xấu, thuận lợi hay khó khăn, được hỗ trợ hay bị cản trở đều phản ánh trung thực năng lực, chất lượng và trình độ của thể chế. Chính vì vậy, khi đánh giá về thể chế kinh doanh người ta thường sử dụng các hệ thống tiêu chí cụ thể về môi trường kinh doanh làm công cụ để lượng hóa các tác động của thể chế đến hoạt động kinh doanh. Điều này được phản ánh trong các khái niệm về các chỉ số môi trường kinh doanh như chỉ số năng lực cạnh tranh của WEF, chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành (PCI). 3.1.2. Những yếu kém và tồn tại (1) Hệ thống pháp luật còn thiếu toàn diện, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật. Nhiều nội dung quan trọng liên quan tới vấn đề đổi mới kinh tế – xã hội chậm được thể chế hoá như: vấn đề quản lý nhà nước đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước; về đăng ký kinh doanh bất động sản; cạnh tranh trung thực; kiểm soát độc quyền. (2) Một số văn bản pháp luật quan trọng đã ban hành song hiệu lực thực thi chưa cao. Ví dụ, Luật Cạnh tranh, tuy được ban hành từ năm 2004, song hiệu lực thực thi còn thấp, vẫn còn nhiều khe hở để một số doanh nghiệp lạm dụng vị thế khống chế thị trường — điều đó đã làm tổn hại lợi ích của xã hội nói chung và những doanh nghiệp nhỏ nói riêng. (2) Tính cụ thể, minh bạch, rõ ràng của nhiều luật còn thấp: Những sai phạm về hình thức văn bản vẫn xảy ra. Việc công bố, đăng tải, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật chưa được các cơ quan nhà nước chấp hành kịp thời và nghiêm chỉnh. (3) Quy trình xây dựng pháp luật còn thiếu tính dân chủ, tính đại chúng: còn nhiều cứng nhắc và nhiều bất cập, cách phân công và thực hiện quy trình soạn thảo dễ dẫn đến tình trạng bảo vệ lợi ích cục bộ của ngành, địa phương; chưa thật sự vì lợi ích chung và vì sự thuận lợi của người dân. (4) Quá trình cải cách các DNNN hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế cần được khắc phục, trong đó quan trọng nhất phải kể đến là: - Các DNNN có quy mô lớn, nhưng hoạt động kém hiệu quả.[8] Trong những năm gần đây, DNNN càng kinh doanh càng lỗ. Theo Kiểm toán Nhà nước năm 2014: 5/50 Cty do Tập đoàn Điện lực 316
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Việt Nam (EVN) đầu tư thua lỗ 3.702 tỷ đồng; 11/31 Cty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư thua lỗ 6.342 tỷ đồng; 7/24 Cty do Tổng Cty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) đầu tư lỗ lũy kế 339, 6 tỷ đồng; 6/57 Cty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lỗ 118, 3 tỷ đồng; Hiện DNNN chiếm 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn Nhà nước, 60% tín dụng, 79% tổng nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại và 70% vốn ODA, thế nhưng chỉ đóng góp khoảng 30% tăng trưởng GDP. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế như: ngân hàng, năng lượng, cơ khí, hóa chất , nhưng hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng được kỳ vọng. Vai trò kinh tế của khu vực DNNN trong thời gian qua chưa cao và đang ngày càng suy giảm. Phần lớn DN Nhà nước ở Việt Nam mặc dù có hệ số nợ cao hơn nhiều so với các DN tư nhân, tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ (ROE) của các DNNN lại rất thấp do sử dụng đòn bẩy tài chính kém hiệu quả. - Nhiều DNNN có trình độ công nghệ dưới mức trung bình của thế giới và khu vực: máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, 38% thiết bị chờ thanh lý. Tốc độ đổi mới công nghệ chậm (khoảng 10%/năm); các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, hiện đại, như điện tử, tin học và dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao chưa nhiều. - Về giải quyết việc làm mới cho xã hội cũng không đáp ứng yêu cầu. Hiện chỉ có trên 2 triệu lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN). - Năng suất lao động trong công nghiệp chưa có tiến bộ đáng kể. Trong các thành phần kinh tế, năng suất lao động của DNNN thấp hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đến 2 lần. - Sức cạnh tranh cuả các DNNN còn rất yếu. Các DNNN chưa chứng minh được sự khác biệt về năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Chất lượng phát triển của DNNN trong thời gian qua còn khoảng cách khá xa mới đáp ứng được yêu cầu vươn lên đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật của DNNN chưa thể nói là tấm gương để các thành phần kinh tế khác noi theo. Hiệu quả và sức cạnh tranh thấp so với các nước là thách thức lớn khi ta hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, do đặc điểm của một nền kinh tế chuyển đổi và kém phát triển, nhiều yếu tố của môi trường kinh doanh chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và đang trong quá trình vừa hình thành vừa hoàn thiện. Quá trình hoàn thiện thể chế kinh doanh diễn ra còn chậm so với cam kết hội nhập và mức độ tự do hóa thương mại và đầu tư. Khung khổ pháp lý vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa thực sự minh bạch và dễ dự đoán. Trên thực tế vẫn còn có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, hiện tượng tham nhũng còn khá phổ biến, nhiều biện pháp can thiệp của Nhà nước vào thị trường chưa thực sự hiệu quả, phân bổ nguồn lực xã hội còn tập trung chủ yếu trong các công ty nhà nước Trong khi đó tình trạng của thể chế công ty cũng còn nhiều bất cập, nhiều công ty hoạt động thiếu chiến lược kinh doanh, chỉ biết chớp lấy cơ hội trước mắt, xem nhẹ đạo đức trong kinh doanh, hiệu lực của chế độ kế toán và kiểm toán thấp, Thể chế yếu kém là nguyên nhân quan trọng khiến cho sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu cả trên ba cấp độ quốc gia, ngành/sản phẩm và doanh nghiệp. 4. Bối cảnh cải cách thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam 4.1. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với các doanh nghiệp Việt Nam Hiện nay, trình độ phát triển của Việt Nam còn kém xa nhiều quốc gia trong ASEAN như: 317
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Singapore, Malaysia, Thái Lan, do vậy, sức ép cải cách đặt ra với Việt Nam là rất lớn. Xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố cho năm 2014- 2015 xếp thứ 68/144 nền kinh tế, với Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) đạt 4,2/7. Nền quản lý hành chính lạc hậu, nhiều thủ tục rườm rà gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh, chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ, doanh nghiệp Việt Nam cần đến 872 giờ/năm để đóng thuế trong khi con số bình quân của dịch vụ đó ở các nước ASEAN-6 chỉ là 172 giờ/năm. Theo WEF, Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) năm 2014-2015 được xếp hạng theo 3 nhóm yếu tố với trọng số tương ứng: các yếu tố cơ bản (60%), các yếu tố nâng cao hiệu quả (35%), và các yếu tố sáng tạo (5%). Ba nhóm này bao gồm 12 trụ cột của năng lực cạnh tranh quốc gia, đối với Việt Nam: (1) Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế (4,4/7 điểm), tăng từ vị trí 86 lên 79 trong trong bảng xếp hạng; (2) Các yếu tố nâng cao hiệu quả của nền kinh tế (4,0/7 điểm), tăng từ vị trí 56 năm 2013 lên vị trí 49 năm 2014); (3) Các yếu tố sáng tạo của nền kinh tế (3,4/7 điểm): tụt từ 85 xuống vị trí 98/144. Như vậy, GCI của Việt Nam 2014-2015 không có sự cải thiện so với các năm trước đó, (vị trí 65/142 năm 2011 và 59/139 năm 2010). GCI Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu, như Sự sẵn sàng về công nghệ, Sức sáng tạo, Các thể chế, Cơ sở hạ tầng và Giáo dục - Đào tạo bậc cao. Trong ASEAN, chỉ số GCI của Việt Nam đứng sau 5 quốc gia: Singapore (xếp hạng 2/144), Malaysia (20/144), Thái Lan (31/144), Indonesia (34/144) và Philippines (52/144). 4.2. Áp lực phải cải cách thể chế kinh tế Xếp hạng về thể chế của Việt Nam 2014 - 2015 Chỉ tiêu Xếp hạng trên 144 nước Điểm số (1-7 là cao nhất) Thể chế 92 3.5 Thể chế công 85 3.5 Luật về sở hữu 104 3.4 Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho xuất, 109 3.2 nhập khẩu Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho nộp thuế 121 2.6 hàng năm 318
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Chi phí ngoài pháp luật và đút lót để nhận 104 3.5 được kết quả tư pháp thuận lợi Hiệu quả của Chính phủ 117 2.9 Gánh nặng của Chính phủ 91 3.2 Gánh nặng của quy định của Chính phủ 101 3.1 Tính minh bạch của quá trình soạn thảo chính 116 3.5 sách của Chính phủ (Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2015) Điều này có nghĩa là phải thay đổi cách thức quản lý, thay đổi cơ chế quản trị, sử dụng, sở hữu để tạo ra động lực đột phá, phù hợp hơn với yêu cầu của hội nhập và cạnh tranh. Cần có những đột phá trong đổi mới thể chế kinh tế để tạo động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục phát triển bền vững. D. Acemoglu và J. A. Robinson , dựa vào khái niệm thể chế để giải thích vì sao có nước giàu lên lại có nước cứ lụi tàn. Trong một thể chế “dung nạp” (inclusive) mọi người cùng nhau giải quyết các vấn đề của xã hội, cùng chia sẻ những lo toan, làm việc vì lợi ích chung hay ít nhất là lợi ích của đại đa số, đất nước có một thể chế như thế sẽ hưng thịnh. Ngược lại ở một đất nước mà các nhà lãnh đạo cho rằng nhà nước sẽ giải quyết được mọi việc, thực tế lại đưa ra những quyết sách có lợi cho một nhóm nhỏ trong một thể chế “loại trừ” (extractive), đất nước đó nhất định sẽ suy vong. Hình ảnh một xã hội mà trong đó mọi người cùng cộng đồng trách nhiệm và cùng chia sẻ lợi ích chính là hình ảnh xã hội nào cũng muốn hướng đến, bản chất của nó nằm ở mục đích mà nó hướng đến và kết quả vận hành mà nó đem lại. Để thực thi thể chế dung nạp, phải có dân chủ; muốn loại trừ việc áp chế người khác bằng quyền lực hay tiền bạc, phải có pháp quyền. Các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Tự do thương mại (FTA) với EU đòi hỏi phải cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam, như cam kết về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân; Nhà nước không trợ cấp cho DNNN; minh bạch hóa quản lý DNNN. Nội dung cam kết này sẽ đặt ra thách thức về thể chế kinh tế: (1) Cơ chế “xin - cho” thời gian qua đã thúc đẩy hình thành khu vực hưởng lợi trên lưng người khác (rent-seeking) thu lợi nhờ các đặc quyền hoặc độc quyền kinh doanh. Việc xóa bỏ cơ chế này đang gặp nhiều trở lực do sức ỳ lớn của nhiều DNNN và các nhóm lợi ích hưởng lợi từ cơ chế này; (2) Chế độ quản trị của DNNN ở nước ta còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quan liêu, chưa quan tâm đến các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong quản trị doanh nghiệp; do đó minh bạch hóa quản lý DNNN đặt ra yêu cầu cấp bách về đổi mới căn bản quản trị của DNNN; và (3) Việc đặt các DNNN vào môi trường cạnh tranh bình đẳng trong khi sức cạnh tranh còn hạn chế, nếu không có các thể chế hỗ trợ không loại trừ khả năng bị thâu tóm, chi phối bởi độc quyền tư nhân và độc quyền nước ngoài, nhất là trong những lĩnh vực cần có điều tiết của Nhà nước. 5. Các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam Trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần xác định rõ kinh tế thị trường là phương thức phát triển kinh tế chung của thế giới, định hướng xã hội chủ nghĩa là bản chất và vai trò của Nhà nước ta. Với cách tiếp cận như vậy và trên cơ sở kinh nghiệm của các nước, có thể phân định rõ vai trò của thị trường và nhà nước trong kết cấu thể chế kinh tế ở nước ta: 319
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 5.1. Tôn trọng quy luật của thị trường, để thị trường giữ vai trò quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực. Trong hội nhập quốc tế, Nhà nước có vai trò quan trọng, nhưng doanh nghiệp và xã hội giữ vai trò quyết định thành công và hiệu quả của hội nhập. Vì vậy, cần tạo dựng thể chế thị trường bảo đảm tôn trọng và củng cố các nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường như quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh nhằm khơi dậy và giải phóng tối đa tiềm năng, sáng tạo và sức sản xuất của xã hội. 5.2. Xây dựng một nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự Để Nhà nước thực thi tốt các chức năng cốt lõi: Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ các nền tảng tích cực của kinh tế thị trường; điều tiết thị trường bằng các chính sách và công cụ kinh tế, khắc phục các khiếm khuyết và thất bại của thị trường nhằm bảo đảm phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực; thực hiện tốt các chức năng xã hội nhằm bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Cần nhấn mạnh quan điểm trong thời gian tới của cơ quan hoạch định chính sách là coi doanh nghiệp tư nhân như động lực phát triển của nền kinh tế, song song với việc đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN. Trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế, những nỗ lực về cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy sức sáng tạo và đổi mới để có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế là rất cấp bách. Năm 2014 môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp hạng 78/189 nước, là khá thấp so với các nước trong khu vưc. Các rào cản về thủ tục hành chính từ môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều bất cập cũng là những yếu tố cản trở, đặt thêm gánh nặng lên vai các doanh nghiệp. Việt Nam muốn tăng được năng lực cạnh tranh phải tập trung vào thực hiện tốt các trụ cột: cần đặc biệt chú ý xây dựng năng lực tài chính, hệ thống cơ sở hạ tầng Một số điểm yếu của Việt Nam là thể chế, giáo dục bậc cao, phát triển thị trường tài chính, sẵn sàng áp dụng công nghệ tiên tiến. Nếu không cải thiện được khả năng cạnh tranh quốc gia, Việt Nam sẽ không tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam sẽ không trở thành nơi các công ty nước ngoài chọn đặt địa điểm sản xuất. [5]. Nghiên cứu xây dựng Luật hỗ trợ DNNVV làm cơ sở cho xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực DNNVV. Cùng với đó, ngoài các chương trình hỗ trợ của ASEAN, Chính phủ Việt Nam cần có các chương trình hỗ trợ về vốn, công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư giúp cho các DNNVV cải thiện được năng lực cạnh tranh. Hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách nhất quán, đồng bộ, ổn định và đảm bảo thực thi trong thực tế. Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo 16 hiệp định đa phương của WTO đã ký kết nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những yêu cầu, nguyên tắc của WTO về đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên cơ sở tham chiếu, so sánh với các cam kết, chuẩn mực trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, tạo sự phù hợp giữa pháp luật trong nước và quốc tế, đảm bảo thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong hội nhập 5.3. Phát triển đồng bộ các loại thị trường Về thị trường hàng hóa và dịch vụ: Phát triển thị trường nội địa theo các tiêu chuẩn của ASEAN và quốc tế. Mở cửa thị trường dịch vụ phân phối theo các cam kết với WTO, tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Tự do hoá thương mại bằng cách giảm dần các biện pháp bảo hộ 320
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thuế quan và phi thuế quan phù hợp với cam kết đã ký. Tập trung phát triển thị trường các dịch vụ có giá trị gia tăng lớn: viễn thông, phần mềm, tư vấn kỹ thuật. Về thị trường tài chính: Ngân hàng Nhà nước thực thi chức năng điều tiết thị trường tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và kiểm soát lạm phát. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, đa dạng hoá việc thu hút các chủ thể tham gia vào thị trường tiền tệ. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế vận hành và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán. Về thị trường bất động sản: Cần sớm có qui định bắt buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại các dự án thông qua Sàn giao dịch,Trung tâm giao dịch bất động sản theo Luật Kinh doanh Bất động sản - để mọi đối tượng có nhu cầu được tiếp cận trực tiếp các thông tin mua bán, hạn chế tình trạng đầu cơ. Về thị trường lao động: Đổi mới cơ chế điều tiết quan hệ cung và cầu về lao động trên thị trường; phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Về thị trường công nghệ: Sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới những văn bản dưới luật liên quan tới sở hữu trí tuệ cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam.Đổi mới công tác quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng thương mại hoá; Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tài chính - kế toán trong chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, thị trường khoa học và công nghệ nhằm tăng cường đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. - Đẩy mạnh cải cách hành chính. Cải tiến và sửa đổi nhanh các thủ tục hành chính, đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, công khai, minh bạch, nhất là thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục vay vốn, thủ tục xuất nhập khẩu và đầu tư; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, như thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các đô thị, thủ tục giao đất, thuê đất. Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, trước mắt tập trung thực hiện 3 khâu đột phá gồm: tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng có kết quả cao hơn; tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng, khắc phục và giảm nhanh nợ xấu còn 3% vào năm 2015; cải cách doanh nghiệp nhà nước, không chỉ ở việc cổ phần hóa số lượng lớn doanh nghiệp mà còn giảm mạnh tỉ lệ vốn nhà nước nắm giữ. Như vậy, cùng với việc đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế và củng cố các nền tảng lâu dài cho phát triển như hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chính phủ cần tiếp tục triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp. 5.4. Rà soát, loại bỏ những văn bản pháp luật không còn phù hợp, sửa đổi bổ sung và đơn giản hoá các thủ tục pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn đảm tính hiệu lực và tinh thần thượng tôn pháp luật Tiếp tục rà soát các giấy phép kinh doanh hiện hành và điều kiện kinh doanh đối với những ngành có điều kiện theo hướng giảm bớt số lượng các ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, hoặc kinh doanh có điều kiện. Những quy định hạn chế cạnh tranh, phân biệt đối xử, không còn phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết quốc tế, trước hết về ngành nghề kinh doanh, vay vốn và đất đai, mở rộng các thị trường điện lực, viễn thông, hàng không, điện ảnh, báo chí, quảng cáo và thông tin kinh tế đang tiếp tục được rà soát, kiến nghị xoá bỏ hoặc sửa đổi. Các thủ tục hành chính trực tiếp liên quan đến khu vực doanh nghiệp như thủ tục hoàn thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, công chứng cần được hoàn thiên theo hướng tập trung, đơn giản hoá, thực hiện chế độ công khai, minh bạch. 321
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Ngày 23/6/2016, tại phiên họp chuyên đề về xây dựng văn bản pháp luật, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không đưa y nguyên 3500 giấy phép con (thông tư, quy định cũ) lên thành nghị định mới của Chính phủ. Thực tế, việc hợp thức các điều kiện kinh doanh quy định tại thông tư của các bộ, ngành đã tạo ra những “siêu” nghị định. Nói là loại bỏ, song thực chất chỉ là sự tổng hợp, lắp ghép và đưa tất cả các quy định tại nhiều thông tư khác nhau vào chung một nghị định. Đơn cử, trong quá trình rà soát của mình Bộ Công Thương đã tích hợp 23 thông tư vào trong một nghị định, hay Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn gộp 39 thông tư vào một nghị định. VCCI tổng hợp góp ý vào 311 điều kiện đầu tư kinh doanh từ phía cộng đồng doanh nghiệp. VCCI đã kiến nghị bỏ 75 điều kiện kinh doanh không còn cần thiết, sửa đổi 127 điều kiện kinh doanh. Đến nay, đã có 49 dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh được trình lên Chính phủ, như dự thảo Nghị định quy định về điều kiện, thủ tục thành lập cửa hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan; điều kiện để hoạt động kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Từ 1/7/2016 Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã có hiệu lực. Cần phải ban hành kịp thời tất cả các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh mới, vì nếu không sẽ tạo khoảng trống pháp lý tác động rất lớn đến công tác quản lý điều hành và thực hiện các quyền con người, quyền công dân và môi trường đầu tư kinh doanh. 5.5. Cải cách thủ tục hành chính Muốn tạo lập được môi trường hành chính tốt thì thể chế hành chính phải đòi hỏi các cơ quan và chức vụ hành chính phải chịu trách nhiệm cuối cùng về các sai phạm hành chính trong phạm vi quyền quản hạn của mình. Thủ tục hành chính là cụ thể nhưng hết sức quan trọng của luật pháp và thể chế hành chính. Do đó thủ tục hành chính cũng phải được thể chế hóa và đòi hỏi thực thi nghiêm minh. Cùng với đó, sự thành công của thể chế hành chính chỉ có được khi có đội ngũ cán bộ hành chính được đào tạo cơ bản về kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề một cách chuyên nghiệp và một phẩm chất của người “công bộc của dân”. 5.6. Đổi mới về quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay, chất lượng hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là khá thấp. Trong bối cảnh hội nhập ASEAN mà trên 95% doanh nghiệp là DNNVV, lại hoạt động trong môi trường kinh doanh không phải là tốt nhất ASEAN thì việc cạnh tranh trong AEC sẽ rất khó khăn. Doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế về sự năng động, sáng tạo nhưng kém hơn các quốc gia khác về tính chuyên nghiệp, về năng lực tài chính. Doanh nghiệp Việt Nam có thể vẫn trụ vững ở thị trường nông thôn nhưng sẽ đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên thị trường thành thị. Vì thế, đổi mới quản trị doanh nghiệp là một yêu cầu cấp bách. 6. Kết luận Hoàn thiện thể chế kinh tế thi ̣trườ ng định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn và chưa có tiền lệ trong lịch sử. Việc nhận thức về nền kinh tế thi ̣trườ ng định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình nghiên cứu lý luận và được kiểm chứng thông qua hệ tham chiếu của thực tiễn. Thể chế kinh tế thị trường, một mặt được xây dựng dựa trên sự đòi hỏi khách quan của các qui luật thị trường, mặt khác là sản phẩm của sự phát triển của tư duy quản lý được tạo ra từ thực tiễn của cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nướ c, thưc̣ chất đó là một quá trình liên tục khám phá, traĩ nghiêṃ và đúc kết thành lý luâṇ . Những cải tiến căn bản về thể chế nhà nước và thể chế phi nhà nước, xác điṇ h rõ vai trò và chứ c năng của các 322
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chủ thể kinh tế đa daṇ g về hình thứ c tổ chứ c, hoàn thiêṇ cơ chế vận hành nền kinh tế thi ̣trườ ng, taọ lâp̣ và hoàn chỉnh hệ thống các thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường vốn và thị trường bất động sản là những hoaṭ đôṇ g hàng đầu trong quá trình phát triển nền kinh tế thi ̣trườ ng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Viêṭ Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Acocella, N. (1998), The Foundations of Economic Policy: Values and Techniques, Cambridge University Press. [2] Acemoglu Daron and Jemes A. Robinson (2012). Why Nations Fail - The origins of power, prosperity and poverty. Crown Publishers, New York. [3] Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF- Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2009-2010 và 2014- 2015. [4] Đảng Cộng sản Việt nam (2001, 2006, 2011, 2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5] Đinh Văn Ân và Võ Trí Thành (chủ biên) (2002), Thể chế, cải cách thể chế và phát triển: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế, và trường hợp Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002. [6] Hayami Y, Ruttan V (1985). Institutional change and agricultural development. Economic Development Center, University of Minnesota. Bulletin Number 85-1. [7] Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. [8] Nguyễn Minh Nguyệt (2015). Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả: Nguyên nhân và giải pháp. ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải. [9] North, D. C. (1991), “Intitutions”, Journal of Economic Perspectives 5 (Winter). [10] North, D. C. (1997), “Prologue”, in Drobak J. N. and Nye, J. V. C. (eds.) (1997), The Frontiers of the New Institutional Economics, Academic Press, California. [11] Võ Trí Thành (2014), “Ý tuởng phát triển, hiện thực thương mại và các thoả thuận thương mại - Một vài suy nghĩ”. Hội thảo “FTAs và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam - Kỳ vọng và bài học kinh nghiệm”, VCCI, Ủy ban Đối ngoại Quóc Hội, và USAid, Tp Hồ Chí Minh, 17/4/2014. [12] Viện NCQLKT TƯ (2013), Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội Việt nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, NXB Tài chính, Hà Nội, 11/2013. [13] Williamson, J. (1994), The Political Economy of Policy Reform, Institute for International Economics, Washington, D.C. 323