Đóng góp của nguồn vốn ODA vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đóng góp của nguồn vốn ODA vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdong_gop_cua_nguon_von_oda_vao_tang_truong_kinh_te_cua_viet.pdf

Nội dung text: Đóng góp của nguồn vốn ODA vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

  1. ĐÓNG GÓP CỦA NGUỒN VỐN ODA VÀO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM * Nguyễn Hoàng Tiến 1 - Nguyễn Thị Tươi TÓM TẮT: Trong hơn 25 năm qua Việt Nam đã thu hút, vận động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khá hiệu quả góp phần tăng trưởng kinh tế ngày một đi lên. Riêng năm 2017 kết thúc khá ấn tượng bởi những thành quả đạt được của cả giai đoạn 2011-2017. Về kinh tế - xã hội, lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Riêng về tăng trưởng kinh tế, GDP đạt 6,81%, vượt kế hoạch đề ra, là mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bài viết sẽ cung cấp các dẫn chứng và các số liệu liên quan tới sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ nguồn vốn đầu tư ODA. Trên cơ sở những kết quả mà chúng ta đã đạt được và tranh thủ những lợi thế sẵn có trong và ngoài nước để sẵn sàng đối phó những thách thức đang diễn ra cần có những giải pháp cụ thể để có thể đạt được tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả cao. Từ khóa: Tăng trưởng; ODA; Kinh tế Việt Nam; cơ hội và thách thức; bền vững. 1. DẪN NHẬP Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu phấn đấu tới năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được thành công ấy, bên cạnh khai thác tối ưu các nguồn lưc trong nước thì tranh thủ sự đóng góp từ nguồn lực bên ngoài là vô cùng quan trọng. Trong đó, gói viện trợ ODA có ý nghĩa hết sức to lớn. Các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng, các quốc gia đang phát triển trong tình trạng thiếu vốn vì khả năng tích lũy vốn yếu kém, do đó cần có nguồn vốn bên ngoài hỗ trợ để các quốc gia có thể phát triển (Sachs, 2005). Trong nhiều năm vừa qua, Việt Nam đã không ngừng thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các quốc gia phát triển (Phạm Bình Minh,2018). Đây là kết quả việc triển khai thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, sự nổ lực của toàn dân và trong đó có sự hỗ trợ đáng kể của cộng đồng các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Cách đây 20 năm (ngày 9/11/1993), một sự kiện quan trọng đã chính thức đánh dấu sự mở đầu mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế là hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam đã được tổ chức lần đầu tại Thủ đô Paris, Pháp. Trong 20 năm qua, đã có 19 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam được tổ chức, 5 trong số đó được tổ chức ở nước ngoài. Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam liên tục được mở rộng và hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm cả nhà tài trợ song phương và nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, từ năm 1993 đến cuối năm 2012, Việt Nam đã nhận được tổng giá trị cam kết hỗ trợ khoảng 78 tỷ USD, tổng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), ký kết khoảng 58 tỷ USD và giải ngân 37 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2013, vốn ODA ký kết đạt gần 4,6 tỷ USD, giải ngân khoảng 3,13 tỷ USD. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông là lĩnh vực tiếp nhận nguồn vốn ODA lớn nhất, tiếp theo là ngành năng lượng và công nghiệp. Đặc biệt từ khi mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh *, Đại học Thủ Dầu Một.
  2. 980 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA tế, đời sống người dân đã nâng cao rõ rệt (Vương Đình Huệ, 2016).Nguồn ODA đã cung cấp một lượng vốn lớn quan trọng cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn lực Nhà nước và xã hội của Việt Nam chưa được phát huy cao độ (Vũ Văn Ninh,2015). Nguồn vốn này đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước góp phần tăng trưởng kinh tế ngày một đi lên (Hà Kim Ngọc, 2018). Vì vậy, mọi người hiểu rõ hơn vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện tại dựa trên việc sử dụng nguồn vốn ODA. Để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, chúng ta cần phải huy động, sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn ODA. Như vậy, trên cơ sở những kết quả mà chúng ta đã đạt được và tranh thủ những lợi thế sẵn có trong và ngoài nước để sẵn sàng đối phó những thách thức đang diễn ra cần có những giải pháp cụ thể để có thể đạt được tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả cao. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Có khá nhiều tác giả đã nghiên cứu về chủ đề viện trợ nhưng kết quả đạt được hầu như không có sự thống nhất cao, đa số họ đồng tình theo ba quan điểm sau: Viện trợ có tác độ tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Để bảo vệ quan điểm này, các tác giả minh chứng rõ ràng nhất bằng kế hoạch Marshall. Theo quan điểm này, các nước nghèo không thể tự mình tạo ra đủ lượng tiết kiệm cần thiết để tài trợ những dự án đầu tư trọng điểm nhằm khởi động tăng trưởng, thậm chí tổng tiết kiệm quá thấp không thể bù đắp khấu hao, đừng nói gì đến bổ sung trữ lượng vốn dành cho tăng trưởng. Viện trợ trong trường hợp này là thật sự cần thiết nhằm đẩy mạnh tăng trưởng thông qua tài trợ đầu tư mới, đặc biệt đầu tư vào hàng hóa công. Viện trợ được sử dụng để xây dựng đường sá, bến cảng, nhà máy phát điện, trường học và các cơ sở hạ tầng khác giúp thúc đẩy quá trình tích luỹ vốn, mà (nếu đầu tư hữu hiệu) sự tích luỹ vốn này sẽ tăng tốc tỷ lệ phát triển. Theo Burnside and Dollar (2000) tác giả của tác phẩm nỗi tiếng ‟Viện trợ, tăng trưởng và chính sách”, thực nghiệm trên 56 quốc gia bằng số liệu chéo, kết luận rằng viện trợ có tác động tích cực đến tăng trưởng và có mối quan hệ mật thiết với chính sách của nước nhận viện trợ. Hansen và Tarp (2001) nghiên cứu mối quan hệ giữa viện trợ và GDP bình quân đầu người bằng số liệu chuỗi thời gian (20 năm) cũng kết luận rằng viện trợ là một nhân tố quan trọng tác động tới tăng trưởng. Vasquez (1998) thực hiện nghiên cứu trên 100 quốc gia nhận viện trợ từ 1970 tới 1990 và nhận được kết quả đáng ngạc nhiên. Trong thập niên 1990, có tới 70 quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn thu nhập trung bình vào thập niên 1980 và có 43 quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn thu nhập trung bình vào thập niên 1970. Theo Lockwood (1990) và Malik (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng bằng số liệu chuỗi thời gian, phân tích trên hai góc độ ngắn hạn và dài hạn và kết luận rằng trong ngắn hạn viện trở có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng nhưng trong dài hạn viện trợ là nhân tố làm cản trở tăng trưởng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, bài báo cáo này có sử dụng một số phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích như sau: + Thu thập, phân tích và xử lý số liệu thống kê, tài liệu liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của sự đóng góp nguồn vốn ODA vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Việc tiến hành thu thập có chọn lọc tài liệu, số liệu liên quan đến các dự án triển khai tại nghiên cứu là một bước không thể thiếu, giúp cho nội dung nghiên cứu mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn. + Trong nghiên cứu này sử dụng số liệu thời gian từ năm 1993-2017 (25 năm), trong đó số liệu về ODA được thu thập từ Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, đây là dòng vốn chủ yếu đại diện cho viện trợ nước ngoài của Việt Nam. Số liệu về GDP của Việt Nam được thu thập từ Ngân Hàng Thế Giới WB.
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 981 Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo năm từ 1986 – 2017, nhóm tác giả chỉ sử dụng dữ liệu theo năm do số liệu nguồn viện trợ ODA theo quý và theo tháng không có sẵn để thu thập, đồng thời, nhóm tác giả sử dụng giai đoạn này để nghiên cứu vì từ năm 1986, Việt Nam mới thực hiện chương trình cải cách kinh tế, mở cửa hội nhập với thế giới, đồng thời từ 1986 trở đi số liệu dòng vốn ngoại và thương mại Việt Nam mới sẵn có để có thể thu thập được; vì vậy để xem xét tổng quát sự tác động của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng Việt Nam thì đây là giai đoạn nên được xem xét. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam. Nguồn vốn ODA tại Việt Nam được thực hiện dưới 3 hình thức chủ yếu gồm nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại (chiếm khoảng 10%-12%), nguồn vốn ODA vay ưu đãi (chiếm khoảng 80%) và nguồn vốn ODA hỗn hợp (chiếm khoảng 8%-10%). Trong những năm qua, ODA cho Việt Nam không ngừng tăng lên cả về số vốn cam kết cũng như vốn giải ngân. + Giai đoạn 1993 - 1995, cộng đồng quốc tế cam kết dành ODA cho Việt Nam khoảng 6,01 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân đạt gần 32% vốn cam kết. + Giai đoạn 1996-2000, các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam 12,28 tỷ USD, gấp đôi giai đoạn trước. + Giai đoạn 2001-2005, Việt Nam khẳng định với thế giới về khả năng tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, trong khi dòng vốn này trên thế giới có xu hướng giảm thì đối với Việt Nam lại tiếp tục tăng, kết quả trong giai đoạn này thu hút được 14,96 tỷ USD. + Giai đoạn 2006-2010, đây là giai đoạn Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, trở thành thành viên chính thức của WTO, vốn ODA đạt được 28,05 tỷ USD vốn cam kết và tỷ lệ giải ngân đạt 44,21%. + Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ giải ngân được cải thiện đáng kể.Theo báo cáo bộ kế hoạch đầu tư và phát triển, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết theo các điều ước quốc tế cụ thể đạt trên 33.85 tỷ USD, cao hơn 57% so với mức của thời kỳ 2006 - 2010. Trong đó, ODA vốn vay và vốn vay ưu đãi đạt 32.51 tỷ USD, chiếm khoảng 96% và ODA viện trợ không hoàn lại đạt 1,346 tỷ USD chiếm khoảng 3.98% so với tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết cho thời kỳ này. Tuy nhiên tổng vốn đã ký kết của giai đoạn này chuyển sang giai đoạn 2016-2020 khoảng 22 tỷ USD. Kết quả này có ý nghĩa sâu sắc, bởi nó đạt được trong bối cảnh khối lượng vốn ODA trên thế giới đang có xu hướng giảm sút, một số đối tác vẫn gia tăng viện trợ cho Việt Nam như: WB, ADB, Nhật Bản, EU. Điều này khẳng định uy tín và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng lên, bởi tốc độ tăng trưởng cao và thành công trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo Hơn 80 tỷ USD mà các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam trong gần 20 năm qua không chỉ mang đến cho Việt Nam nguồn vốn bổ sung quan trọng, phục vụ quá trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực mà quan trọng hơn là sự cam kết này cũng đồng thời khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và Chính phủ Việt Nam, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình giải ngân của các dự án ODA trong gần 25 năm qua được đánhgiá là chậm. Đặc biệt, quy mô nguồn vốn này có xu hướng giảm do hiện nay Việt Nam là nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, các quan hệ kinh tế chuyển đổi cơ bản từ quan hệ viện trợ phát triển sang quan hệ đối tác.
  4. 982 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 4.1. ODA đối với các ngành và lĩnh vực tại Việt Nam 4.1.1. Ngành giao thông vận tải ở Việt Nam Sau đổi mới (1986), với nhận thức phải ưu tiên đầu tư giao thông vận tải đi trước một bước tạo tiền đề và thúc đẩy kinh tế phát triển, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đã nhấn mạnh do là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng nên giao thông vận tải “phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân”. Chính vì vậy, kể từ khi nguồn vốn ODA được nối lại cho Việt Nam, giao thông vận tải luôn là ngành được dành nhiều ưu đãi, hỗ trợ về vốn, nhất là vốn ODA. Theo ước tính của Công ty Almec (năm 2015), tổng đầu tư trong các dự án giao thông quốc gia và địa phương do Bộ Giao thông vận tải kiểm soát lên đến 10.145 tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó, phần lớn vốn có nguồn gốc từ ODA (42%), tiếp theo là trái phiếu chính phủ (30%). Trừ đi phần ODA trong ngân sách quốc gia , khoảng 20% nguồn vốn là do Nhà nước cấp. Bằng đầu tư của Chính phủ, trong đó có phần đóng góp đáng kể của nguồn vốn ODA, hệ thống giao thông vận tải đã được cải thiện cả về quy mô lẫn chất lượng, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể lượng hoá những thay đổi đó như sau: Tính tới năm 2014, có 94% quốc lộ của Việt Nam đã được rải nhựa bề mặt so với 61% năm 1997 và 60% năm 1993 (mà phần lớn đã xuống cấp). Tỷ lệ đường rải nhựa bề mặt hiện nay của Việt Nam là trung bình theo tiêu chuẩn của khu vực. Chất lượng mạng lưới đường cũng đã cải thiện với tỷ lệ đường bộ có chất lượng tốt tăng từ 37% năm 1997 lên 45% năm 2002 (chất lượng tốt và trung bình chiếm 66%), 75% năm 2014 và nếu so sánh trước năm 1993 với hiện nay thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. - Vốn ODA đã được dùng để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới 3.676 km quốc lộ; khôi phục và cải tạo 100 km tỉnh lộ, làm mới và khôi phục 188 cầu, chủ yếu trên các quốc lộ số 4, quốc lộ số 10, quốc lộ số 18 với tổng chiều dài 33,7 km; cải tạo và nâng cấp 18.000 km đường nông thôn và khoảng 31 km cầu nông thôn quy mô nhỏ, xây dựng mới 111 cầu nông thôn với tổng chiều dài 7,62 km. Con số cụ thể có thể còn cao hơn nữa, nhưng nhìn chung các dự án ODA góp phần quan trọng phát triển mạng lưới quốc lộ huyết mạch của đất nước như quốc lộ 1A, 10, 14, 5, 3, 18, 9, đường xuyên Á và mạng lưới giao thông nông thôn ở hầu hết các tỉnh .Có thể thấy rằng, đến 2020, nước ta cần khoảng 75 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng giao thông, cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không và đến năm 2020 cần khoảng 1 triệu tỷ đồng cho hạ tầng giao thông - So với đường bộ, giao thông đường sắt tiếp cận với nguồn ODA có chậm hơn. Giai đoạn 2001-2004 được coi là giai đoạn đầu tiên ngành vận tải đường sắt được chính thức sử dụng vốn ODA cho những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy hoạch phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng số vốn ODA đầu tư trong giai đoạn 2001-2005 khoảng 182 triệu USD (quy đổi)/tổng số vốn ODA huy động 382 triệu USD, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực: (i) khôi phục, nâng cấp các cầu đường sắt, hầm đường sắt xuống cấp, nguy hiểm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam (ước thực hiện được khoảng 112 triệu USD), (ii) nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống thông tin tín hiệu trên các tuyến đường sắt chủ yếu (ước thực hiện khoảng 25 triệu USD), (iii) đầu tư đầu máy hiện đại, sức kéo lớn (ước thực hiện 45 triệu USD). - Trong giai đoạn vừa qua, nhiều cảng hàng không trong cả nước được nâng cấp một bước nhờ có sự đóng góp tích cực của nguồn vốn ODA. Một số dự án đầu tư lớn tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, sử dụng vốn ODA có hiệu quả và chất lượng cao. ODA còn góp phần hỗ trợ xây dựng hệ thống chương trình, biên soạn giáo trình huấn luyện đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, kỹ năng vận hành máy móc thiết bị công nghệ cao của cán bộ, nhân viên hàng không theo các chuẩn mực quốc tế thông qua các hợp đồng mua sắm thiết bị và chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực hàng không.
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 983 - Trong giai đoạn 2011-2015 toàn ngành hàng hải được đầu tư 7.992 tỷ đồng bằng nguồn vốn ODA. Nhờ có vốn ODA, nhiều công trình quan trọng trong ngành hàng hải đã được nâng cấp và xây dựng mối. Đến cuối năm 2015 đã hoàn thành nâng cấp hoàn toàn các cảng biển tổng hợp quốc gia chủ yếu như cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng, cảng Cửa Lò, cảng Vũng Áng, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn, cảng Nha Trang, cảng Sài Gòn, cảng cần Thơ. Hoàn thành nâng cấp một số cảng địa phương cần thiết đáp ứng lưu lượng hàng hoá thông qua, qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lao động dư thừa ở vùng nông thôn và các địa phương có công trình cảng. Ngoài ra, ODA còn giúp tăng cường năng lực quản lý hàng hải thông qua các chương trình cử cán bộ ra nước ngoài học tập, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến của các nước phát triển Doanh thu toàn ngành vận tải đạt gần 90.000 tỷ đồng, tăng bình quân 7,5%, trong đó vận tải biển và hàng không tăng trưởng bình quân về hành khách luân chuyển là 9,8%, là những ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ bình quân. Giao thông đô thị được mở mang một bước, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Những dự án ODA trong lĩnh vực an toàn giao thông cũng đã góp phần vào giảm thiểu số vụ tai nạn và ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn, đồng thời từng bước tăng cường văn minh đô thị Giao thông địa phương phát triển đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn. Như vậy, sự đóng góp của vốn ODA cho lĩnh vực giao thông vận tải là rất lớn, giảm thiểu sự căng thẳng về vốn cho đầu tư phát triển của ngành. Đồng thời, nhờ đó mà trình độ khoa học và công nghệ cũng như kỹ năng quản lý của từng phân ngành được nâng cấp, ngày càng tiến gần các chuẩn mực quốc tế, góp phần tạo nên kết cấu hạ tầng kinh tế hiện đại của đất nước. 4.1.2. ODA đối với ngành điện ở Việt Nam Việt Nam có tiềm năng năng lượng đáng kể dưới dạng dầu, khí, than đá và thuỷ điện nhưng đa số các nhà máy điện ở trong tình trạng quá cũ, thiếu phụ tùng, bảo quản kém và hoạt động dưới công suất lắp đặt khá nhiều. Hệ thống đường dây dẫn điện nói chung chất lượng kém và không có hệ thống truyền tải hiện đại. Trong giai đoạn từ năm 1993 đến hết năm 2005, một phần không nhỏ vốn ODA (khoảng hơn 26% trên tổng vốn vay đã ký thời kỳ trước -năm 2000 và 1,58 tỷ USDgiai đoạn 2001-2005) được đầu tư cho việc phát triển ngành điện cải tạo và phát triển mạng lưới điện, bao gồm việc xây dựng và cải tạo các nhà máy phát điện, xây dựng các trạm biến thế, đường dây tải điện 500 kV và thực hiện các chương trình điện khí nông thôn, vốn ODA góp phần xây dựng nhiều nhà máy điện có công suất lớn (như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 công suất 288 MW; Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 công suất 600 MW; Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 475 MW; Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1 công suất 1.090 MW; Nhà máy nhiệt điện Ô Môn công suất 600 MW; Nhà máy thuỷ điện Đại Ninh công suất 360 MW). 4.1.3. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường Theo đánh giá của các cơ quan y tế, ước tính chỉ có 54% dân số thành phố được dùng nguồn nước an toàn. Số còn lại là dùng ăn nước uống từ các giếng nông không được bảo vệ và rất dễ bị nhiễm độc, từ các bể chứa nước mưa, từ sông và ao hồ. Thậm chí tại các thành phố có nước máy, nhưng các phương tiện dẫn nước được bảo trì rất kém, đường ông rò rỉ quá mức (gần 50%) và vấn đề nước thải bức xúc cũng là nguyên nhân làm cho nguồn cung cấp nước cho thành phố không an toàn. Cụ thể, từ năm 1976, tổng số các gia đình không có nguồn nước an toàn là khoảng 60% ở thành thị và 30% ở nông thôn, ở các khu vực thuộc thành phố, tổng số gia đình không có phương tiện vệ sinh là thấp (khoảng 2%), nhưng ở nông thôn con số vẫn là 40% kể từ năm 1976. Bởi vậy, để tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thì việc đầu tư để đảm bảo nguồn nước an toàn và vệ sinh là nhu cầu cấp thiết.
  6. 984 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Tính đến năm 2014, công suất cấp nước đô thị trên phạm vi toàn quốc đã có 4.052.000 m3/ngày đêm với dân số đô thị được cấp nước là 70% và tiêu chuẩn trung bình là 70 lít/người/ngày. Tỷ lệ nước thất thu trung bình 45%. Dựa trên định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020 đã đượcnThủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, 95% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 80-100 lít/ngày/người. Tỷ lệ cấp nước thất thu dưới 30%, với đô thị mới là 20%. 4.1.4. Bưu chính viễn thông Trước 1993, bưu chính viễn thông Việt Nam trong tình trạng rất lạc hậu chỉ có 254.506 đường dây điện thoại cơ bản cho hơn 69 triệu dân, tương đương 0,36 máy/100 dân. Nhưng sau năm 1993, với sự phát triển mạnh của nền kinh tế cùng với sự trở lại của các nhà tài trợ quốc tế, Việt Nam đã cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng viễn thông, nhất là các dịch vụ cơ bản hiện đại và dịch vụ di động. Tới năm 2015, tổng số đường điện thoại đang hoạt động ở Việt Nam đã là trên 127 triệu thuê bao. Tổng mật độ viễn thông tăng lên 19,9 máy/100 dân. Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triển bưu chính viễn thông nhanh nhất thế giới với một kết cấu hạ tầng cho ngành bưu chính, viễn thông tương đối tốt. Sự phát triển vượt bậc này có phần đóng góp đáng kể của các dự án ODA. Hơn 10 năm hợp tác, thu hút và sử dụng nguồn ODA đã cải thiện kết cấu hạ tầng của ngành bưu chính viễn thông, góp phần khơi dậy các nguồn vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. 4.2. ODA đối với các vùng miền ở Việt Nam 4.2.1. Vùng núi Bắc Bộ Đây là khu vực nghèo nhất nước ta, với 59% dân cư được coi là nghèo đói. Thời gian qua, nguồn ODA đầu tư cho vùng này đã tăng lên nhiều, song vẫn thấp so với nhiều vùng khác trong cả nước. Trong giai đoạn 1993-2005 tổng vốn ODA đầu tư vào vùng này đạt trên 969,07 triệu USD, được tập trung vào xây dựng mới toàn bộ hệ thống cấp nước sạch cho các tỉnh lỵ, nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh và chương trình y tế, năng lượng nông thôn, thoát nước và vệ sinh môi trường, giáo dục, phục hồi hệ thống giao thông nông thôn. Ngoài ra, phát triển nông nghiệp và nông thôn ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ cũng chiếm một khối lượng đáng kể nguồn vốn ODA vào vùng này, trong đó có các dự án bảo vệ rừng và phát triển cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số. 4.2.2. Tây Nguyên Tây Nguyên đã giảm tỷ lệ nghèo đói từ 70% năm 1993 xuống còn 52% vào năm 1998, nhưng vẫn là một trong 3 khu vực nghèo nhất của cả nước (miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ). Hiện nay, ODA đặc biệt gia tăng trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phần lớn các dự án ODA đều là các khoản viện trợ không hoàn lại, dự án có mức vốn lớn nhất là 41,5 triệu USD, nhỏ nhất là 0,19 triệu USD. Các dự án này đã tạo ra một môi trường, một sự hỗ trợ đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng. 4.2.3. Đồng bằng sông cửu Long Được coi là vùng sản xuất gần 47,5% sản lượng lúa của cả nước và là vùng đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Giai đoạn 1993-2005, hơn 1.291,01 triệu USD vốn đầu tư từ nguồn ODA, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong toàn vùng. Nhìn chung, vốn ODA được phân bổ tương đối đồng đều giữa các tỉnh trong vùng, nhưng các dự án trực tiếp do các tỉnh quản lý mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu thông qua các bộ, ngành Trung ương. Việc quản lý đối với các dự án mặc dù có tiến bộ trong một vài năm lại đây song vẫn gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp giữa các bộ,
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 985 ngành với địa phương chưa đồng bộ, nhịp nhàng. Các dự án tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như năng lượng (Phú Mỹ, Hàm Thuận - Đa Mi), giao thông vận tải Tuy nhiên, việc phát triển mạng lưới giao thông, nhất là hệ thống giao thông thuỷ rất quan trọng cho việc vận chuyển nông sản ở khu vực này vẫn đang rất cần được cải thiện và đầu tư nhiều hơn nữa.Bên cạnh đó, cần tập trung đầu tư hơn nữa vào hệ thống thuỷ lợi, chế biến nông sản để gia tăng khối lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. 4.2.4. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Là một trong hai địa bàn thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) lớn nhất. Trong giai đoạn 1993- 2000, nguồn vốn ODA tập trung vào khu vực này trên 2,5 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng số vốn ODA đã được ký kết. Song giai đoạn 2001- 2005 lượng vốn này ít hơn, chỉ đạt 328,475 triệu USD. vốn ODA được phân bổ cho các tỉnh trong vùng chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vào tam giác kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh mà phần lớn dành cho việc nâng cấp, cải tạo và phát triển mới hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế như hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, Đến nay ODA cho vùng đồng bằng sông Hồng là hơn 10 tỷ USD 4.2.5 Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ Bao gồm 4 tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, là vùng nằm trong khu vực thường xuyên bị thiên tai bão lụt, so với các vùng kinh tế trọng điểm khác vùng này không có lợi thế về nhiều mặt. Trong giai đoạn 1993-2005, tổng số vốn ODA vào vùng này chỉ được khoảng 1.400,96 triệu USD, chủ yếu tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông, năng lượng, cấp nước, nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, thời gian qua, các địa phương trong vùng đã cố gắng tranh thủ thu hút mọi nguồn vốn đầu tư, nhưng ODA vào vùng này vẫn còn hạn chế. Đến nay, lượng ODA cho khu vực này ước tính trên 7,5 tỷ USD 4.2.6. Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ là vùng phát triển năng động nhất của cả nước. Thời kỳ 1993-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước đạt khoảng 7% thì vùng này đạt trên 10%, mà một trong những nguyên nhân là huy động được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời kỳ 1993-2006, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ đã thu hút một khối lượng ODA trị giá khoảng 1.891,8 triệu USD, trong đó các dự án do các tỉnh trực tiếp thụ hưởng chiếm trên 33% tổng số vốn ODA cho toàn vùng, phần còn lại thông qua các bộ, ngành quản lý. Nguồn vốn này cũng được tập trung chủ yếu vào kết cấu hạ tầng kinh tế như giao thông, năng lượng, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường Do vậy, đã góp phần quan trọng vào việc phát triển ổn định kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng. Hiện nay, vốn ODA cho khu vực này ước tính đạt trên 10 tỷ USD 5. THẢO LUẬN Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong trong dài hạn viện trợ ODA là một nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong ngắn hạn, dòng vốn ODA tác động tích cực tới tăng trưởng GDP nhưng tại trễ bằng 2 năm. Để phát huy hơn nữa tính hiệu quả của nguồn viện trợ này, chúng tôi gợi ý một số nội dung chính sách như sau: Thứ nhất, cơ quan các cấp cần thống nhất quan điểm rằng dòng vốn ODA là một bộ phận quan trọng của ngân sách nhà nước, cho nên cần phải quản lý sử dụng hiệu quả, nếu không hiệu quả thì sẽ tạo ra một gánh nặng cho quốc gia thậm chí cho các thế hệ con cháu sau này. Do đó, thông tin sử dụng nguồn vốn này cần phải minh bạch rõ ràng, có sự giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền.
  8. 986 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Thứ hai, Chính phủ cần có chiến lược thu hút dòng vốn này trong dài hạn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Nỗ lực hơn nữa cải tiến cơ chế chính sách, cần đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình và dự án ODA để đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất. Hơn nữa, cần ưu tiên đầu tư vào các dự án có tính hiệu quả cao kèm theo đó là sự phân công, phân nhiệm rõ ràng để phát huy hiệu quả và hạn chế thấp nhất những tiêu cực có thể xảy ra trong các dự án này. Thứ ba, các bộ ngành cơ quan phải có kế hoạch đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực quản lý sử dụng nguồn viện trợ một cách chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời đại mới. 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nguồn vốn ODA có vai trò rất quan trọng đối với các nước kém phát triển và đang phát triển. Các nghiên cứu trước đây về ODA tại Việt Nam và trên thế giới đều khẳng định vai trò quan trọng của ODA. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở khía cạnh vĩ mô của ODA mà thiếu vắng những nghiên cứu về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA ở khía cạnh thực nghiệm. Do đó, luận án này tác giả tập trung vào việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng ODA ở khía cạnh triển khai dự án tại Việt Nam. Bài báo cáo đã đi vào hệ thống hóa các vấn đề về ODA, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh từng dự án. So sánh sánh giữa các dự án và đối tượng tham gia cũng không cho thấy có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng. Qua kết quả nghiên cứu này cũng giúp tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở các dự án đường sắt đô thị nói riêng và các dự án khác nói chung. Các giải pháp được tập trung vào ba nhóm nhân tố bao gồm (1) nâng cao hiệu quả điều hành; (2) nâng cao khả năng thích nghi trong triển khai dự án và (3) nâng cao năng lực tài chính của dự án. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tổng cục thống kê (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 Giáo trình kinh tế quốc tế, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Ủy ban giám sát Tài Chính Quốc gia (2017), Báo cáo tình hình kinh tế -tài chính năm 2017 và triển vọng năm 2018, Tài liệu phục vụ phiên hợp Chính Phủ tháng 12/2017 Ngô Thắng Lợi và Nguyễn Quỳnh Hoa (2017), Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Bùi Trinh, “Bức tranh giá trị gia tăng của nền kinh tế Việt Nam” TBKTSG, 14/06/2017. Chính phủ (2001), Về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức/NĐ 17/2001/ NĐ-CPNĐ. Hà Thị Thu (2014), Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Lương Mạnh Hùng. (2007), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Minh Hải (2009), Sử dụng vốn ODA cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Quản lý Nhà nước, 164, 26 – 42. Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Thu hút và sử dụng ODA trong bối cảnh Việt Nam là nước thu nhập trung bình, Hội thảo đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam, Đà Nẵng. Nguyễn Ngọc Vũ. (2010), Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam, Tạp chí khoa học và công nghệ, 5(40), 305-311. Nguyễn Thành Đô (2015), Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam: Những bài học từ thất bại, Hội thảo đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam, Đà Nẵng.
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 987 Phạm Thị Túy (2007), Thước đo sử dụng ODA? Một số tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng ODA trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, Tạp chí Tài chính, 4, 33 – 38. Tôn Thanh Tâm (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. (2010), Thu hút và sử dụng tốt nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài, CIEM Trung tâm thông tin tư liệu. Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Vũ Thị Kim Oanh (2002), Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Ngoại thương. Vương Thanh Hà (2009), Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý vốn ODA, Tạp chí Quản lý Nhà nước, 164, 69 – 73 WB (2001), Việt Nam báo cáo tiến triển trong chiến lược hỗ trợ quốc gia của nhóm Ngân hàng thế giới giai đoạn 2002 – 2003, Hà Nội.