Động vật làm thuốc

pdf 42 trang Hùng Dũng 03/01/2024 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Động vật làm thuốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdong_vat_lam_thuoc.pdf

Nội dung text: Động vật làm thuốc

  1. ĐỘNG VẬT LÀM THUỐC ● Mục tiêu: ♦ Nhận biết và viết được tên Việt Nam, tên khoa học của 8 động vật làm thuốc (các loài rắn: Rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia và rắn ráo). ♦ Trình bày được phương pháp sử dụng các sản phẩm hay các bộ phận dùng làm thuốc của 8 động vật đã học. ♦ Viết được công dụng của mật ong, sữa ong chúa, nọc ong, keo ong, sáp ong và phấn hoa.
  2. ONG MẬT Phong mật, bách hoa tinh Tên khoa học: Apis mellifica L Họ Ong (Apidae) 1. Đặc điểm - sự phân bố:  Là loại côn trùng có tính hợp quần. sống thành từng đàn lớn, 25.000 – 50.000 con, có khi tới 100.000 con.  Trong mỗi đàn ong bao giờ cũng có 1 con ong chúa và nhiều ong thợ.
  3. 1.1. Ong chúa Thân phía dưới hơi thuôn, Dài hơn ong thợ 2 lần, nặng 2,8 lần, Hai cánh ngắn hơn thân của nó. Chức năng sinh học: sinh sản (1 – 2 nghìn trứng/ng) Sống rất lâu 5 – 6 năm, có thể tới 8 năm. 1.2. Ong thợ ♦ Thân hình ngắn hơn ong chúa, ♦ Đôi cánh dài gần bằng thân. ♦ Nhiệm vụ:  Ong thợ 3 ngày tuổi: dọn sạch các vách và lỗ tổ sau khi ong non vừa nở.  Ngày thứ 4: cho ấu trùng ăn, bắt đầu bay ra khỏi tổ.
  4.  Từ ngày thứ 7: tuyến hàm trên bắt đầu hình thành tiết ra sữa chúa để nuôi ong chúa và ấu trùng non.  Từ ngày thứ 12 – 18: tiết ra sáp  Từ 15 – 18 ngày tuổi: ong thợ cũng bắt đầu bay đi thu phấn, dùng nước bọt thấm ướt, trộn với mật hoa  Tuổi thọ: Mùa hè chỉ sống 1- 2 tháng, Mùa đông có thể sống 5- 6 tháng. 1.3. Ong đực ♦ Có mầu đen, to hơn ong thợ, ♦ Ngắn hơn ong chúa, đôi cánh dài hơn mình nó. ♦ Ong đực chậm chạp, ăn cũng phải nhờ ong thợ bón. ♦ Ong đực chỉ có một nhiệm vụ là thụ tinh cho ong chúa;
  5. 2. Sự phân bố ong mật ở Việt Nam.  Sống hoang ở các vùng rừng núi Việt Nam ở các miền Trung, Nam, Bắc (trong các hốc cây, hốc đá và thậm trí ở các hốc dưới mặt đất).  Nhân dân ta nuôi ong trong các khúc gỗ tròn, rỗng, bịt kín hai đầu, ở giữa khúc gỗ có cửa ra vào cho ong. Mỗi năm thu hoạch mật ong một vài lần bằng phương pháp thủ công.  Ngày nay người ta nuôi theo phương pháp cải tiến  Thu hoạch mật bằng phương pháp quay ly tâm.  Mùa hoa có thể 2 ngày đến 1 tuần quay mật một lần, do vậy năng suất mật rất cao.
  6. 3. Bộ phận dùng. Ong mật cho ta các sản phẩm quí như: Mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa, keo ong, sáp ong và nọc ong: 3.1. Mật ong (Mel):  Là một chất lỏng, sánh như siro,  Vị ngọt, mùi thơm đặc biệt.  Mật tốt có vị cay khé cổ.  Mật ong là hỗn hợp của mật hoa, phấn hoa và một lượng nhỏ sáp ong  Thành phần hoá học: Có thành phần hoá học rất phức tạp, tùy thuộc vào nguồn hoa khác nhau,  Mật ong có khoảng 100 chất khác nhau có giá trị tốt đối với cơ thể con người:  Hàm lượng nước từ 18 -20% # mật hoa: (40-80%)
  7.  Chủ yếu là đường glucose và levulose chiếm 60- 70%, saccarose 2 - 3% và một số đường mantose, oligosacarid.  Rất giàu vitamin nhất là vitamin B1, B2, B3, Bc, C, H, K, A, E và acid folic.  Các loại men: Diastase, catalase, lipase.  Các a. hữu cơ: Acid formic, tartric, citric, malic, oxalic  khoáng và các nguyên tố vi lượng: Na, Fe, Ca, K, Mg, Cl, P, S, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb, Li, Sn, Ti  Các hormon.  Các fitonxit.  Các chất thơm và nhiều chất khác.
  8. 3.2. Sữa ong chúa. Là chất đặc màu hơi ngà Một sản phẩm quí được tiết ra từ các tuyến sữa dưới hàm của các ong thợ từ 7 ngày tuổi.  Thành phần rất phức tạp, phụ thuộc vào đàn ong, nguồn hoa v.v nhưng thành phần của sữa ong chúa gồm:  66,50% nước,  34,90% chất khô: (12,30% protein, 6,50% mỡ, 12,50% đường, 0,80% tro và 2,80% các chất chưa rõ).  Các vitamin (tính ra microgam/1g) vitamin B1: 1,5 – 6,6; B2: 2,40 – 50,0; niacin 59,0 – 149,0; acid folic 0,2; Bc, PP, H, C, D, E và các chất khác.  Ngoài ra còn chứa các hormon và những chất đặc biệt khác có tác dụng củng cố và làm tăng sức khỏe của con người.
  9. 3.3. Sáp ong. Sap song là một sản phẩm được tiết ra từ các tuyến sáp dưới bụng của ong thợ. 3.4. Phấn hoa. Là sản phẩm do ong thợ thu hoạch từ phấn các hoa của các loài cây khác nhau. Màu: khác nhau từ màu vàng, đôi khi có cả màu đỏ tùy thuộc vào nguồn hoa. Thành phần hoá học: rất phức tạp, tuỳ thuộc nguồn hoa, có khoảng 50 chất có tác dụng sinh học tốt:  Đường khoảng 18%,  Protid,  Lipid.  Các vitamin B1, B2, Bc, B5, B6, C, H, A, B, E và vitamin PP.  Có 26 nguyên tố khoáng và vi lượng: Ca, Mg, Cu, K, Fe, Cr, P, S, Cl, Ti, Mn, Ba, Ag,V, Co, Zn, A, Sn, Pd, Mo, Cr, Ka, Sr, W, Ir.
  10. 3.5. Nọc ong.  Là sản phẩm được tiết ra từ nọc độc ở phần đuôi của ong.  Chất lỏng, sánh, trong suốt, không màu, có mùi thơm đặc biệt vị bỏng, đắng, có phản ứng acid. Tỷ trọng 1,1313.  Thành phần hoá học:  a. ortophosphoric, a. hydroclorid, magnesi phosphat (0,4%),  acetycholin, histamin (1%), men (20% hialuronidase, 14% phospholipase A),  Cu, Ca, S, P, dầu bay hơi,  50% melitin gồm 26 acid amin,
  11. 3.6. Keo ong.  Là sản phẩm do một số ong thợ thu hoạch từ các loài cây cỏ và vỏ phấn hoa chế biến để gắn kín các các khe hở của tổ, các cầu ong và bọc kín các côn trùng, rán , bị chết ở trong tổ, làm trơn lỗ tổ chứa mật, phấn hoa và ấu trùng.  Thành phần hoá học của keo ong: chứa 55% nhựa và chất thơm, 30% sáp ong, 10% tinh dầu thơm, 5% phấn hoa, một số chất khác như: Protid, các vitamin, các nguyên tố hoá học Fe, Mn, K, Al, Si, V, Sr.
  12. 4. Tác dụng sinh lý.  Mật ong làm vết thương mau lên da non  Nhân dân ta dùng mật ong tốt chữa các vết bỏng làm cho vết bỏng mau lành và chóng lên da non.  Mật ong làm giảm độ acid của dịch vị, làm cho độ acid trở lại bình thường,  Mật ong có tác dụng chống viêm giác mạc:  Ngoài ra mật ong còn có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn.  Mật ong bảo quản lâu không bị mốc. Nó có tác dụng chống thối rữa, chống vi khuẩn đường ruột: Vi khuẩn ỉa chảy, chữa thương hàn, phó thương hàn, làm lành các vết thương, lỗ rò nhiễm khuẩn.
  13. 5. Công dụng và liều dùng. 5.1. Mật ong:  “Con ong là dược sỹ có cánh”. Chúng cho ta mật là thuốc bổ cho người lớn và trẻ em. Dùng mật ong nhiều da dẻ hồng hào, kéo dài tuổi thọ.  Tốt cho bệnh nhân lao  Mật ong làm giảm độ acid của dạ dày, chữa bệnh đường ruột, các triệu chứng đau, khó chịu của dạ dày ruột.  Glucose trong mật ong là chất dinh dưỡng tốt cho tế bào mô và tăng glycogen trong gan.  Mật ong dùng để chữa viêm họng, chữa các vết thương, vết loét và có tác dụng với bệnh thần kinh, tâm thần.  Mật ong dùng làm tá dược thuốc viên.  Liều dùng từ 20 – 100 g hay hơn nữa.
  14. 5.2. Sữa ong chúa.  Là một sản phẩm đặc biệt: dùng cho người già yếu, suy nhược toàn thân, thiếu máu, bệnh nhân lao, một số bệnh thần kinh, huyết áp thấp, sơ vữa động mạch, tổn thương động mạch, phụ nữ sau khi đẻ bị băng huyết nhất là ít sữa và dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, kém thông minh, chậm lớn.  Dạng dùng: viên sữa ong chúa chứa 0,01g và 0,03g.  Biệt dược: Apilac viên 0,01g.  Còn có dạng bột và dạng tiêm  Ngoài ra còn dùng dưới dạng kem bôi mặt chống bệnh chứng cá, tiết nhiều bã nhờn. Hàm lượng sữa ong chúa trong kem là 0,6%.  Chống chỉ định: Không dùng cho người bị bệnh Addison, người bị dị ứng thuốc, phụ nữ đang hành kinh.
  15. 5.3. Phấn hoa.  Được dùng làm thuốc bổ  Chữa bệnh viêm đại tràng mạn tính,  Dùng cho trẻ em thiếu máu, khi dùng phấn hoa thì hồng cầu và hemoglobin tăng nhanh.  Người ta còn dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh thần kinh và hệ nội tiết, dùng khi bị bệnh ở tuyến tiền liệt và các bệnh u tuyến, có tác dụng chống lão hoá.  Hiện nay có sản xuất cồm phấn hoa.  Chống chỉ định: Không dùng cho người bị dị ứng với phấn hoa.
  16. 5.4. Nọc ong.  Dùng khi mắc các bệnh xương thấp khớp, viêm dây thần kinh, đau dây thần kinh,  Các bệnh eczema ngoài da,  Bệnh cao huyết áp và mắt. 5.5. sáp ong.  Sáp ong dùng làm thuốc chống nhiễm khuẩn trong thuốc cao  Dùng làm tá dược và được dùng trong nhiều kỹ nghệ khác. 5.6. Keo ong.  Keo ong có tác dụng chống thối,  Gây tê tại chỗ mạnh hơn cocain, novocain,  Chữa các vết thương chai, các bệnh về da, sâu răng và mủ chân răng.
  17. RẮN Thế giới có khoảng 410/3000. Việt Nam có 41/195 1. Họ rắn hổ (Elapidae): gồm 11 loài  Rắn hổ mang  Hổ mang chúa Naja naja. Ophiophagus hannah Can-for
  18.  Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) Có nhiều khoanh đen khoanh vàng. Khoanh đen vòng quanh bụng, sống lưng sắc cạnh.  Rắn cạp nia (Bungarus candidus) Có khoanh đen, trắng. Khoanh đen không vòng qua bụng 2.Họ rắn nước (Colubridae) Có khoảng 116 loài  Rắn ráo (Zamenis mucosus) không độc
  19. 1. Bộ phận dùng: Thịt rắn, mật rắn, nọc rắn và xác rắn. 2. Thành phần hoá học:  Thịt rắn cạn chứa các acid amin: Cystin, Cystein, lysin, leucin, isoleucin, serin, hystidin, conitin, prolin, valin, tyrosin, treolin, acid glutamic, acid aminobutyric.  Thịt rắn biển về cơ bản giống thịt rắn cạn, thêm một số acid amin sau: Arginin, glycin, ornitin, hydroxyprolin.  Mật rắn to bằng hạt ngô, mật rắn hổ mang có màu xanh thẫm, mật rắn cạp nong có màu xanh nâu, mật rắn ráo có màu xanh lá cây. Mật là chất lỏng sánh.  Mật rắn có vị hơi ngọt, thơm gần như cam thảo, chứa nhiều acid mật: Acid cholic, a. ursodesoxycholic, a. hyodeoxycholic, a. β-fokecholic.  Ngoài ra mật rắn còn chứa cholesterol, a. panmitic, a.stearic, taurin.  Xác rắn chứa các muối kẽm (kẽm oxyd, titan oxyd).
  20. 3. Tác dụng dược lý và công dụng:  Thịt rắn: là vị thuốc bổ dùng trong các bệnh thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, cơn co giật, chữa nhọt độc.  Dạng dùng: Rượu rắn  Tam xà: 1 hổ mang, 1 cạp nong và 1 rắn ráo.  Ngũ xà: 1 hổ mang, 1 cạp nong, 1 cạp nia và 2 rắn ráo.  Phối hợp với 1 số bài thuốc chữa xương khớp hay với bài thuốc bổ (thập toàn đại bổ).  Còn dùng dưới dạng viên (viên rắn).  Nọc rắn: rất độc, có bản chất là peptit hoặc protein. Nọc rắn là một thuốc chống viêm rất mạnh, dùng để chữa tà thấp, đau nhức, làm thuốc giảm đau cho người bị ung thư, hạn chế sự phát triển của khối u.  Nọc rắn dùng dưới dạng thuốc tiêm, thuốc mỡ.
  21. Ngoài ra nọc rắn còn dùng để chế huyết thanh chữa cho những người bị rắn cắn. Mật rắn: hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn ráo đều có tác dụng trị viêm thực nghiệm tốt. Do vậy người ta dùng để chữa thấp khớp, đau nhức xương, đau lưng, sốt kinh giản ở trẻ em,ho, hen suyễn. Mật rắn còn dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ bôi lên nhọt độc lở, loét.  Mật rắn còn dùng dưới dạng siro, rượu thuốc, rượu mật rắn (gồm ba mật: rắn ráo, cạp nong, hổ mang chế với 25ml rượu) trị sưng khớp, làm tăng thể lực rõ rệt Xác răn (xà thoái, long ly) là xác con rắn bỏ đi khi nó lột. chữa bệnh kinh giật của trẻ em. chữa đau cổ họng, bôi ngoài làm thuốc sát khuẩn, trị ghẻ lở. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay đốt cháy rồi dùng.
  22. HƯƠU VÀ NAI Lộc nhung (cornu cervi parvum ): Lộc nhung do hươu, nai đực cung cấp, còn hươu cái không cho ra lộc nhung. Gạc: Sừng hươu, nai già là gạc dùng để nấu cao ban long. Hươu và nai sừng đặc, có cấu tạo như xương, nguồn gốc từ biểu bì, thay thế hàng năm.
  23. Hươu: ♦ Hươu sao (Cervus nippon Temminek) Họ Hươu (Cervidae). Cao 1m, dài 0,90–1,20m, 45–70 kg. Có nhiều sao trắng, hươu sao. Hươu đực 2 tuổi mọc sừng đầu Sừng non 3 – 10cm (mềm, mọng, màu đỏ) “quả đào” hay “trái mơ”. Sau 10–12 ngày “quả đào” phân đôi: nhánh trán + thân sừng.
  24. • Sau 44 – 50 ngày, TS dài 20 – 25 cm phình to, phân nhánh lần 2 nhung. • Sau 52– 53n phân nhánh lần thứ 2 gọi là nhung yên ngựa • Sau 4 – 4,5 tháng hươu đực có cặp sừng mới hoàn chính và rắn chắc gọi là gạc. • Tuổi thọ của hươu sao khoảng 15 – 18 năm. • Mùa thu hái nhung từ tháng 2 – 3.
  25. Bộ phận dùng. Nhung hươu, nai (lộc nhung) • Nhung là sừng non của hươu hay nai đã làm khô, mặt ngoài phủ đầy lông tơ. chất mềm có thể thái được, mùi hơi tanh, vị hơi mạnh. • Nhung hươu sao có đường kính mặt cắt khoảng từ 2 – 5 cm, da nâu vàng đến vàng hồng, lông tơ màu tro sáng đến tro sẫm. Trọng lượng từ 80 – 200g, có thể có 1 – 2 nhánh. • Loại 1: nhánh dài từ 14 – 30 cm, hình trái núi hay yên ngựa. • Loại 2: nhánh dài từ 20 – 40 cm.
  26. • 4. Phương pháp chế biến. • - Dùng dây buộc đầu nhung hay dùng kim chỉ khâu díu mép da nhung chỗ mặt cắt. • - Có thể tẩm rượu rồi sấy, có thể nhúng vào nước nóng (800C) vài lần (mặt cắt quay lên trên nhánh chảy máu ra). • - Sấy: có nhiều phương pháp sấy: Dùng lò than hồng, ngoài quây cót, để nhung trên lò than cao 40 cm, sấy bằng cát rang, bằng gạo rang, sấy bằng tủ sấy điện; đưa nhiệt độ từ 400C lên dần đến 70 – 800C (mặt cắt vẫn để lên trên). Sấy đến khi khô kiệt, không nứt nẻ là được.
  27. • 5. Thành phần hoá học. • Nhung hươu, nai chứa calciphosphat, calcicarbonat, protid, keo, các acid amin: Lysin, histadin, arginin, asparagic, treonin, cerin, glutamic, prolin, glysin, analin, valin, leusin, isoleusin, tyrosin, phenylalanin. Các chất khoáng và vi lượng: Ca, Mg, A, Si, P, Na, K, Fe, Ni, Ti, Mn, Au, Pb, Ba, Co, Va, Mo, B, Sr; các hợp chất phospholipid; lisolextin, sphingomyelin, lexilin, cholaminxephadin, cacdiolipin, xerobrizid; các nội tiết tố: oestron, progesteron, testosteron, cortison v.v • * Gạc hươu chứa 0,587% phosoholipid, cephalin, cholesterol, Ca, P và các acidamin glysin, prolin, glutamic.
  28. • 6. Công dụng, liều dùng. • Nhung hươu, nai là thuốc bổ dưỡng dùng cho người già, yếu, suy nhược , cơ thể mệt mỏi, các chứng rối loạn thần kinh chức năng, hạ huyết áp, phụ nữ sau khi sinh ít sữa. • Chống chỉ định: Không dùng cho người xơ vữa động mạch, người bị bệnh tim, đau thắt ngực khi bị nhồi máu, viêm thận nặng, ỉa chảy. • Lộc giác xương: Bã gạc sau khi nấu cao lỏng là thuốc bổ xương, trị ho, mụn nhọt, tiểu tiện ra máu, di tinh. • Gạc là nguyên liệu để nấu cao ban long dùng làm thuốc bổ, chữa các chứng bệnh hư, khí huyết xuy yếu, có thai ra huyết, dùng 6 – 12g/ngày. • * Lộc giác: Dùng cho người mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Tác dụng lưu thông tuần hoàn, chữa thấp khớp, nhọt độc. • Lấy gạc đem nướng trong cát đến giòn, màu vàng rồi tán thành bột, ngày uống 4 – 16g.
  29. KHỈ Macaca Có nhiều loài: Khỉ vàng (còn gọi là khỉ đàn, khỉ đỏ đít, khỉ nước, bú dù) Macaca mulatta Zimmerman, họ Khỉ (Cercopithecidae ) Bộ phận dùng. Thịt và xương khỉ. Xương khỉ Hầu táo (sỏi mật, hầu đan, hầu tử táo) Huyết hình (máu của khỉ chảy ra khi đẻ)
  30. Thành phần hoá học . Cao khỉ: 16,8% nitơ toàn phần, 0,85% acid amin, 1,88% tro, 0,56% clo, 4 phần triệu As, 0,02% Ca, 0,03% phosphat Mật khỉ: acid cholic, a. chenodesoxycholic, a. desoxycholic, a. lithocholic Công dụng, liều dùng.  Cao toàn tính + cao xương: là thuốc bổ toàn thân, dùng cho người ăn ngủ kém, thiếu máu, gầy yếu Ngày 5 – 10g, ngậm hay ngâm rượu, thêm mật ong cho ngọt.  Sỏi mật: giải độc, tiêu thũng, tiêu đờm. Ngày uống 0,2 – 0,3g dưới dạng thuốc bột. Huyết lình là thuốc bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, cho trẻ em gầy yếu, chậm lớn. 1 – 2g/ ngày. Chế vaccin phòng bệnh sởi, sabin phòng bại liệt.
  31. HỔ Panthera tigris L. họ Mèo (Felidae) cọp, hùm, beo, ông ba mươi Đặc điểm và phân bố.  Đầu to, tròn, cổ ngắn, tai nhỏ, ngắn. Dài 1,5 – 2m, đuôi 1m,  TL:150 – 200kg (300kg) Liên Xô (cũ), Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, ĐNA Bộ phận dùng. Con hổ có giá trị kinh tế cao:  Thịt hổ ăn ngon và bổ.  Da hổ thuốc để trang trí hay nhồi thành hổ mẫu.  Xương hổ (hổ cốt – Ostigris) dùng để làm thuốc.
  32.  Bộ xương hổ gồm:  Xương đầu: Chiếm 15% khối lượng  Đầu hơi tròn, trán phẳng  Răng hàm có 3 đỉnh nhô lên tam sơn,  2 răng nanh hơi cong vào trong.  Xương sống: 14% KL:  xương cổ 7 đốt + 10 đốt lưng + 13 đốt đuôi.  (xương vặn, các mép gờ sắc, rất nặng).  Xương chân: 52% khối lượng.  Xương chân trước có đường vặn hơi xoắn, có lỗ hổng ở đầu gối (mắt phượng).  Xương bánh chè: 0,45%  Xương xườn: 5,5%
  33. Thành phần hoá học. Xương hổ chứa calci phosphat và protid. Trong cao hổ nguyên chất: 14 – 17% nitơ toàn phần, 0,6 – 0,7% acid amin 20 – 26% độ ẩm, 2,6% độ tro, As 5 phần triệu Công dụng, liều dùng.  Xương hổ: là vị dược liệu rất quíchữa bệnh đau xương, tê thấp, đau nhức cơ thể; còn dùng làm thuốc cảm gió, điên cuồng, thuốc bổ.  Người huyết hư hỏa thịnh không dùng được.  Liều dùng: 10 – 30g xương/ ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu. 4 – 6g hổ cốt cao hay hơn.  Thường hay dùng phối hợp với các xương khác hay dược liệu khác.
  34. GẤU Gấu ngựa – Selenarctos thibetanus Họ Gấu – Ursidae Đặc điểm và sự phân bố.  Khoang trắng hình chữ V ở ngực. TL: 55 – 60kg.  Ở nước ta: miên núi và trung du.  Ở liên xô (cũ) gặp ở vùng Viễn Đông, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Thái lan, Miến điện, Ấn Độ, Apganistan.
  35. Bộ phận dùng. Mật gấu – Fel ursi: Là túi mật đã phơi hay sấy khô của nhiều loại gấu.  Túi hình trứng dẹt, có cuống dài,  rộng 5- 8cm, dày 2- 4mm.  Mặt ngoài nhẵn, màu nâu tro hay tro đen.  Chứa một chất đen nhánh, gồm những hạt lổn nhổn, màu vàng óng ánh.  Vị hơi đắng, sau hơi ngọt, dính lưỡi, ngậm lâu sẽ tan hết trong miệng. Xương gấu:
  36. Thành phần hoá học. Mật gấu: chứa các muối kim loại của acid cholic, cholesterol, sắc tố mật. OH COOH COOH COOH OH HO OH HO OH HO A. cholic A. chenodesoxycholic A. ursodesoxycholic • Sơ bộ thử mật gấu: Lấy vài hạt mật thả vào bát nước sẽ thấy hạt mật quay tròn rồi chìm xuống đáy, cho một sợi vàng không tỏa ra. • Lấy vài hạt mật đốt trên ngọn đèn cồn, sẽ thấy hạt mật sủi bọt và không cháy.
  37. Công dụng và liều dùng. Xương gấu đã loại bỏ thịt, gân, tủy, rửa sạch phối hợp với xương hổ và các xương khác hoặc riêng xương gấu nấu thành cao gấu, đóng thành từng bánh, mỗi bánh 100g. Cao gấu có tác dụng bồi bổ khí huyết, chân lạnh đau buốt, gân xương nhức mỏi, trẻ em trúng phong, chân tay co giật. Mật gấu chữa đau dạ dày, đau bụng giun, chấn thương (ứ máu, sưng bầm), cơ thể đau nhức, giải độc, hoàng đản. Chữa mắt sưng đỏ có màng, kinh giản co giật, ỉa ra máu, đau răng. Mỗi ngày uống 0,5 -2g hoà với rượu. Dùng ngoài chế với rượu 5% trị sung huyết, xoa bóp chữa sưng đau do ngã.
  38. TẮC KÈ Gekko – gekko L. Họ Tắc kè – Gekkonidae Đặc điểm và phân bố.  Giống “thạch sùng”, nhưng to và dài hơn,  Thân: 15 – 17cm, đuôi dài 15 – 17cm.  Đầu, lưng và đuôi: có vẩy nhỏ hình hạt tròn hoặc nhiều cạnh,  Màu sắc: xanh lá mạ, xanh rêu đen, có khi xanh nhạt hay đỏ nâu nhạt. thay đổi nhiều  Đuôi tắc kè có thể coi là bộ phận tốt nhất của nó. Nếu đuôi bị đứt hay gẫy có thể mọc lại được.
  39. • Bộ phận dùng và chế biến sơ bộ. • Dùng cả con có đuôi, bỏ nội tạng, căng phơi hoặc sấy khô. • Dùng tươi: chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ bàn chân, lột da, mổ bụng bỏ mật. Dùng nấu cháo hay nướng vàng để ngâm rượu. • - Dùng khô: Mổ bụng bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản, tẩm rượu. • Lấy 3 que nứa nhỏ, dẹt, một cái căng thẳng giữa đầu và đuôi. • Dùng giấy bản cuộn đuôi để khỏi gẫy, đem phơi hay sấy ở 50 – 600C đến thật khô. • Khi sấy thì cho chúc đầu suống để đầu được khô kỹ và đuôi khỏi chảy mất mỡ béo. • Tắc kè phải có đủ đuôi, không đứt, không chắp vá và không bị sâu bọt ăn thủng.
  40. Thành phần hoá học.  Thân tắc kè chứa dầu béo 13- 15%, các acid amin: Acid glutamic, alanin, glysin, asparagic, arginin, lysin, cerin, leusin, isoleusin, phenylalanin, valin, prolin, histidin, treonin, cystein.  Đuôi chứa 23 – 25% lipid Tác dụng dược lý và công dụng.  Kích thích sự phát triển của cơ thể, tăng lượng hồng cầu, tăng huyết sắc tố.  Chữa suy nhược cơ thể, ho hen, ho ra máu lâu ngày không khỏi, ho suyễn,  Chữa liệt dương, người già đau lưng, mỏi gối.  Liều dùng 3 – 6g, thường dùng 1 đôi, ngâm rượu hay chế thành thuốc bột, thuốc viên.
  41. CÓC NHÀ Bufo melanostictus Họ Cóc – Bufonidae Đặc điểm và phân bố. Da lưng của cóc sần sùi có các tuyến nhựa nhỏ. Trên đầu ở phía mang tai có hai tuyến lớn ( 2 cái u ) chứa mủ cóc gọi là tuyến, mang tai. Lưng cóc màu hơi vàng, đỏ nâu hay xám nhạt thay đổi cho phù hợp.