Dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ môi trường

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 4490
Bạn đang xem tài liệu "Dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdung_hoa_nhu_cau_phat_trien_khu_vuc_fdi_voi_su_nghiep_bao_ve.pdf

Nội dung text: Dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ môi trường

  1. DUNG HÒA NHU CẦU PHÁT TRIỂN KHU VỰC FDI VỚI SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ThS. Lê Quốc Anh - Đại học Kinh tế Quốc dân Lê Thị Trâm Anh - ĐH New South Wales, Australia Tóm tắt Là nước có dấu hiệu tụt hậu, chuẩn bị tham gia hai hiệp định thương mại tự do (FTA) tầm cỡ, Việt Nam cần tăng cường, phát triển đội ngũ “người chơi”. Do số doanh nghiệp (DN) còn ít, vốn đầu tư hạn hẹp, làm cho nhu cầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển khu vực FDI rất lớn. Dù Việt Nam là điểm đến ưa thích của nguồn vốn FDI, nhưng việc phát triển khu vực FDI còn nhiều hạn chế, bất cập. Điển hình là làm cho môi trường (MT) suy thoái, nhiều sông bị bức tử, không khí ô nhiễm, rừng bị tàn phá, đất thoái hóa, khoáng sản cạn kiệt. Làm bức xúc thêm việc bảo vệ MT, gây tổn thất cho khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, ảnh hưởng xấu đến tương lai dân tộc. Do đó cần thay đổi chiến lược thu hút FDI, xác định lại tổng quan kinh tế để vạch ra các ngành, các vùng cần FDI, với quy mô và công nghệ cần có. Đổi mới việc phân cấp, thu hút FDI khôn ngoan, tăng cường công khai minh bạch, đánh giá tác động MT cẩn trọng. Đánh giá lại khu vực FDI đã có, tháo gỡ rủi ro MT tiềm ẩn, phát huy sức mạnh toàn hệ thống chính trị, toàn dân để phát triển khu vực FDI hiệu quả, gìn giữ được môi trường sạch đẹp Phương pháp nghiên cứu: Từ tài liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu định tính, thông qua các phương pháp, như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu lịch sử Trên quan điểm duy vật biện chứng: dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả, dùng phép so sánh để đưa ra nhận định trung gian, từ đó dùng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề đạt các kiến nghị, giải pháp Từ khóa: FDI, MT, phát triển bền vững. Đặt vấn đề Khu vực FDI đang là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp lớn cho phát triển ở Việt Nam. Nó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, thúc đẩy hội nhập sâu hơn và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị DN, hỗ trợ cải cách DN nhà nước, cải cách hành chính, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Song, khu vực FDI chưa thu hút được công nghệ nguồn, chưa sử dụng nhiều công nghệ cao, kết nối với DN nội yếu, khiến nền kinh tế mang tính gia công, xuất khẩu hộ, sa vào "bẫy giá trị thấp". DNFDI thường tập trung khai thác tài nguyên, thị trường, sử dụng lao động giá rẻ, đóng góp ngân sách chưa tương xứng với ưu đãi, còn có hành vi chuyển giá, chưa bình đẳng với DN nội, ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm quốc gia. Nhiều DNFDI gia công ở vị trí cuối các chuỗi sản xuất, giá trị gia tăng thấp nên khó hỗ trợ phát triển. 173
  2. Công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng, chủ yếu là chế biến chế tạo, nên còn làm gia tăng ô nhiễm MT vốn đã cao ở Việt Nam. Đẩy nước ta vào thế nan giải: không thể không tiếp tục phát triển khu vực FDI để duy trì tăng trưởng, thực hiện Tầm nhìn 2035, vượt bẫy thu nhập trung bình. Nhưng cũng không thể để khu vực FDI tiếp tục làm suy thoái MT, ảnh hưởng tiêu cực tới con người và tương lai của các dân tộc Việt. Đòi hỏi nước ta phải xem xét lại cách thức thu hút FDI, điều chỉnh chiến lược, nhằm tăng thêm hiệu quả khi tiếp tục phát triển khu vực FDI, vừa hạn chế tác động xấu tới MT. Để hỗ trợ cho công cuộc đó, bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) Dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT ở nước phát triển chưa cao, (ii) Thực trạng khu vực FDI và tác động của chúng tới MT ở Việt Nam, và (iii) Các giải pháp nhằm dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT ở nước ta. I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Bốn nội dung thu hút FDI, bảo vệ MT, phát triển bền vững và phát triển kinh tế ở nước phát triển chưa cao – đều là các vấn đề đã được nghiên cứu nhiều ở cả trong và ngoài nước. Song việc liên kết, nghiên cứu tổng hợp cả bốn nội dung trên trong một quốc gia, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang phát triển là khoảng trống cần nghiên cứu, có tính cấp thiết và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, là chuyên đề phân tích trong lĩnh vực kinh tế, nên cơ sở lý thuyết được dùng trong chuyên đề là kinh tế học, trong đó dựa nhiều vào kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế đầu tư, kinh tế phát triển, kinh tế tài nguyên, kinh tế MT. Hơn nữa, chuyên đề phân tích ảnh hưởng của hoạt động đầu tư tới MT đầu tư, kinh doanh của DN, cũng như tới MT sống ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và CMCN 4.0 phát triển. Nên còn dựa vào các văn kiện, quan điểm chính thống của Đảng, Chính phủ về cải cách thể chế, phát triển DN, hội nhập quốc tế, khai thác tài nguyên và bảo vệ MT. Đồng thời, cần các thông tin, nhìn nhận, đánh giá về các vấn đề trên, cùng các diễn biến của chúng của các cơ quan chuyên ngành, người tham gia, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực tương ứng. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT ở nƣớc phát triển chƣa cao 2.1.1. Phát triển khu vực FDI ở nước phát triển chưa cao Công nghiệp hóa bắt kịp là lý thuyết cho thấy rõ vai trò, yêu cầu về số và chất lượng của khu vực FDI trong các giai đoạn phát triển của một nước, từ nước nông nghiệp lạc hậu đến khi thành nước phát triển công nghiệp. Quá trình này gồm: (i) Giai đoạn 1 là sự xuất hiện ồ ạt của các DNFDI, để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo; (ii) Giai đoạn 2 khi số vốn FDI được tích lũy, quy mô sản xuất tăng, có sự lan tỏa và liên kết giữa DN nội và DNFDI; (iii) Giai đoạn 3 nội lực hóa kỹ năng, công nghệ và tri thức kinh doanh hiện đại thông qua tích lũy vốn con người trong công nghiệp; và (iv) Giai đoạn 4 trở thành quốc gia có năng lực tạo ra sản phẩm mới, có thể dẫn dắt thị trường toàn cầu. Các giai đoạn này khá tương ứng với các nhóm nước theo thu nhập theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB). 174
  3. Hình 1. Các giai đoạn chính trong quá trình công nghiệp hóa bắt kịp Nguồn: Lê Tú Anh và cộng sự (2009) Các nước ở giai đoạn Không khá tương ứng với các nước thu nhập thấp, tương tự, ở giai đoạn 1 tương ứng với các nước thu nhập trung bình thấp; giai đoạn 2 với các nước thu nhập trung bình cao; giai đoạn 3 với các nước thu nhập cao Mặt khác, còn thấy sự chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo các giai đoạn, khi còn ở giai đoạn Không, các nước sẽ chủ yếu là tăng trưởng thuần rộng; sang giai đoạn 1, tương tự, đã bắt đầu theo đổi mới sáng tạo; sang giai đoạn 2, chủ yếu là theo đổi mới sáng tạo; đến giai đoạn 3, phải là đổi mới sáng tạo Do thời gian trung bình để một nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình (hoàn thành hai giai đoạn 1 và 2) là 28 năm, nên dựa vào mô hình này, có thể dự đoán vị trí của một nước trên con đường phát triển sau một thời gian nào đó. Khi đó đất nước nên có khu vực FDI với công nghệ cần có ra sao, để điều chỉnh chiến lược thu hút FDI cho hợp lý. Như vậy, phát triển khu vực FDI là nhu cầu tất yếu, nhưng đòi hỏi nước tiếp nhận FDI, nhất là nước phát triển chưa cao, phải khôn ngoan, để đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa bắt kịp 2.1.2. Phát triển khu vực FDI phù hợp, khoa học là chìa khóa phát triển Khu vực FDI ở một nước bắt đầu hình thành khi nhà nước triển khai đường lối, chiến lược thu hút FDI, và phát triển theo ba tác động chính, là cấp phép đầu tư DNFDI mới, tăng vốn cho DNFDI đang hoạt động, và gia hạn cho DN sắp hết thời hạn đăng ký hoạt động. Phát triển khu vực FDI phù hợp, khoa học, sẽ đưa vốn FDI vào đúng nơi cần, mang đến cho nước tiếp nhận các công nghệ vượt trội. Giúp họ có các cam kết về sự lan tỏa, chuyển giao công nghệ có chất lượng, đảm bảo hoàn thành hoặc vượt cam kết, không để xảy ra sai phạm, không ngừng hoạt động tùy tiện Do FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh, thì khi đó khu vực FDI sẽ là chìa khóa phát triển. Bởi nó mang đến cho nước tiếp nhận FDI vốn, công nghệ, ý tưởng kinh doanh, cách quản trị kinh doanh tiên tiến, bổ xung cho tiềm lực phát triển còn thiếu hụt, nhất là ở nước phát triển chưa cao. Giúp nước được đầu tư có thêm nhiều việc làm mới, thêm nguồn lực để khai thác các tiềm năng chưa được 175
  4. khai thác, thêm “người chơi” đại diện cho quốc gia trong các FTA. Các DNFDI còn tạo các đầu chờ để DN nội kết nối, lấy đó làm chỗ dựa để phát triển lâu dài, cùng vươn ra khu vực và quốc tế, thúc đẩy sự hình thành nhiều DN mới qua nhu cầu phụ trợ. Đặc biệt, nhiều DNFDI được thu hút còn là các ngành trong nước cần nhưng chưa tự phát triển được, nên còn là hạt nhân phát triển trong các vùng, các ngành, giúp khai thác các tiềm năng mà nếu không sẽ lãng phí, như sức gió, sức nước Từ đó, đưa khu vực FDI trở thành bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế, đóng góp vào tăng trưởng, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tăng thêm thu ngân sách. Qua việc thực thi trách nhiệm xã hội, còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tăng phúc lợi xã hội, tạo lan tỏa về văn hóa, nâng cao phúc lợi xã hội cho dân cư trong địa bàn hoạt động 2.1.3. Tùy tiện phát triển khu vực FDI sẽ khó tránh phải trả giá Phát triển khu vực FDI tùy tiện dễ mang đến hệ lụy, như: (i) Họ sẽ tập trung ở các ngành có nhiều ưu đãi, có thể làm tăng quá mức năng lực sản xuất trong các ngành có lợi thế so sánh cao, làm vỡ quy hoạch phát triển. Từ đó làm giảm các tiềm năng có thể được đưa vào khai thác, sử dụng trong kinh doanh, lấy đi “đất” hoạt động của DN nội, chèn ép sản xuất trong nước. (ii) Không chịu phân bố ở vùng nhà nước đang kêu gọi đầu tư, mà đến các vùng có ưu đãi hấp dẫn hơn, làm méo mó chính sách phát triển khu vực FDI. Hơn nữa, họ có thể tự ý rút đi khi không thỏa mãn, gây ra rối loạn trong các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, gây ra bất ổn kinh tế. (iii) Sự tùy tiện dễ dẫn đến nhiều DNFDI đến chỉ vì lợi ích của chính họ, dễ dẫn đến xung đột lợi ích, vi phạm nguyên lý đôi bên cùng có lợi để tồn tại và hòa hợp lâu dài. Bởi phần lợi nhuận thực tế nhà đầu tư có được cao hơn ở các nước khác, chính là phần đáng lẽ nước nhận đầu tư sẽ tích lũy thêm được, nên họ cũng phải tôn trọng quyền lợi của nước được đầu tư. (iv) Không nước nào phát triển hơn lên cứ dựa mãi vào khu vực FDI, khôn ngoan nhất là chỉ thu hút họ đến, vào các khu vực đất nước cần nhưng chưa tự làm được. Đồng thời, đòi hỏi DNFDI phải nội địa hóa sản phẩm, tạo lan tỏa và chuyển giao công nghệ tương xứng với ưu đãi đưa ra, nếu không sẽ tự đẩy nước mình chìm sâu dần vào thế phụ thuộc. (v) Nếu để DNFDI tùy tiện hoạt động, họ có thể đưa lao động từ bản quốc sang, “cướp” đi việc làm của các người đã nhượng quyền sản xuất cho DN; mang văn hóa, lối sống khác biệt, có khi xung đột gây ra bất ổn xã hội. Nguy hại nhất là họ mang sang công nghệ, thiết bị lỗi thời, tiêu hao nhiều nguyên, vật liệu, năng lượng, nhiều tiếng ồn, độ rung, chất thải, dễ biến nước nhận đầu tư thành “bãi rác công nghệ”, vừa tiềm ẩn rủi ro lớn về MT 2.1.4. Phát triển khu vực FDI tùy tiện làm nan giải hơn việc bảo vệ MT MT là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Sự phát triển kinh tế nói chung, của khu vực FDI nói riêng đều không thể không tác động tới MT. Các tác động chính là khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lấy mặt bằng làm nơi triển khai sản xuất, xây dựng các công trình, và thải đủ loại chất thải vào MT. Đáng nói là ngay từ những năm 1970, đã có biểu hiện cho thấy mức tác động của sản xuất xã hội bắt đầu đe dọa khả năng chịu đựng của MT, tác động tiêu cực này chưa hề suy giảm, mà có sự tăng lên theo thời gian. Làm cho vấn đề bảo vệ MT ngày càng nóng bỏng, ô 176
  5. nhiễm MT và suy kiệt tài nguyên thiên nhiên đã thành thách thức “sống còn” đối với trái đất, với nhân loại, ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn. Dẫn đến ở các nước phát triển, các tiêu chuẩn MT cũng như các loại thuế phí về MT ngày càng cao, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của DN. Dẫn đến cuộc “di cư” các công nghệ, thiết bị và DN tác động xấu lớn tới MT, sang các nước có các tiêu chuẩn MT, các thuế phí về MT thấp hơn, với vỏ bọc “FDI”. Tuy không phải mọi DNFDI đều như vậy, nhưng nếu dễ dãi trong tiếp nhận, thì vì lợi nhuận, mọi thứ đều có thể diễn ra, nhất là khi chúng không bị nghiêm cấm, ngăn ngừa, lại mang về lọi nhuận. Hơn nữa, việc các nước phát triển cần tăng cường đầu tư khai thác tài nguyên ở các nước đang phát triển, để bù đắp cho sự cạn kiệt khoáng sản ở nước mình theo trào lưu toàn cầu hóa, là bình thường. CMCN 4.0 lại đang làm cho các vòng đời kỹ thuật ngày càng ngắn, khiến các công nghệ “bẩn” bị thải ra ngày càng nhiều và nhanh hơn. Vì lợi ích kinh tế thuần cục bộ, nhiều chủ FDI sẵn sàng đưa chúng sang nước khác, nếu được, làm tăng thêm rủi ro và phức tạp hơn cho việc bảo vệ MT ở nước tiếp nhận FDI. 2.1.5. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển khu vực FDI bền vững Như vậy, mọi nước đều không thể không chú trọng phát triển khu vực FDI, cũng không thể xao nhãng việc bảo vệ MT. Tính chất loại trừ lẫn nhau giữa chúng, buộc họ phải dung hòa hợp lý nhu cầu phát triển khu vực FDI với đòi hỏi bảo vệ MT mới có thể tiến vào phát triển bền vững. Quan trọng là sứ mệnh khó khăn này hoàn toàn có thể làm được, nhiều nước đã thực hiện thành công, nước hoàn thành xuất sắc, để lại sự khâm phục lớn, hàng đầu là Singapore. Khi Hiệp sĩ Thomas Stamford Raffles đặt chân tới quốc đảo này năm 1819, chỉ thấy có một làng chài Malaysia nhỏ bé, chưa đầy 120 người. Đến năm 1965 vẫn có chưa đến 3 triệu dân, tội phạm hành hoành (Daniel & cs, 316-317), tài nguyên ít ỏi, phải nhập từ đất, cát, nước ngọt. Nhờ chiến lược phát triển khu vực FDI với ba lĩnh vực ưu tiên, với MT kinh doanh hấp dẫn, có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các nhà tư bản nước ngoài1. Nên nguồn vốn FDI lớn liên tục chảy vào, để đến năm 2017, Singapore có GDP danh nghĩa bình quân đầu người đứng thứ 10 thế giới, tương đương 91% của Mỹ. Thành công không kém là Hàn Quốc, đất nước chỉ có diện tích 100.014 km2, nghèo tài nguyên, còn trong tình trạng chiến tranh. Năm 1963 mới có thu nhập bình quân 103 USD/người, khó khăn đến mức như Tổng thống Moon Jai-in khẳng định: “Nền kinh tế Hàn Quốc đã tồn tại được là nhờ vào sự cống hiến và hy sinh của những người lính tham gia chiến tranh Việt Nam”2; bởi lúc đó, Hàn Quốc sống nhờ vào viện trợ và tiền của Mỹ trả cho binh lính Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam. Hiểu khó khăn của đất nước, Hàn Quốc chú trọng thu hút FDI, duy trì mạnh mẽ và định hướng dứt khoát các mục tiêu, linh hoạt trong chính sách. Xây dựng quan hệ mật thiết với giới kinh doanh, coi trọng giáo dục, đào tạo, khuyến khích học tập nước ngoài, để có nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào3. Nhờ đó, đến năm 2015, Hàn Quốc có quy mô GDP lớn thứ 11 thế giới, nhiều hơn cả Nga, Australia. Nhờ chiến lược thông minh: phát triển khu vực FDI trong quỹ đạo, họ vừa có nền kinh tế phát triển, vừa tạo ra thương hiệu trân quý: “Singapore đất nước sạch nhất thế giới”, và “Kỳ tích Sông Hàn” với Cường quốc Tăng trưởng Xanh 177
  6. 2.2. Thực trạng khu vực FDI và tác động của chúng tới MT ở Việt Nam 2.2.1. Khu vực FDI ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh và quan trọng hơn Luật Đầu tư nước ngoài 2014 quy định: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy, DNFDI đầu tiên ở nước ta là Liên doanh Dầu khí Việt - Xô Vietsopetro thành lập ngày 19/11/1981. Song khu vực FDI chỉ phát triển mạnh từ năm 1991 dưới tác động của Luật Đầu tư nước ngoài 1987, khi nhiều DNFDI đi vào hoạt động. Từ đó, số dự án FDI còn hiệu lực, số vốn đăng ký, số vốn thực hiện hàng năm, cùng tổng số dự án và số vốn thực hiện lũy kế đều tăng dần lên. Số Tổng vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện dự án (triệu USD) (triệu USD) Tổng số 26.746 378.698,7 171.992,9 1992 196 2.077,6 574,9 1997 349 5.955,6 3.277,1 2002 808 2.993,4 2.884,7 2007 1.544 21.348,8 8.034,1 2012 1.287 16.348,0 10.046,6 Sơ bộ 2017 2.741 37.100,6 17.500,0 Hình 2. Số dự án FDI, vốn đăng ký cùng vốn thực hiện lũy kế, 1988 - 2017 Nguồn: Tổng cục Thống kê Khu vực FDI đem đến cho Việt Nam lượng vốn đầu tư trên 3/4 GDP của đất nước, giúp đẩy lùi suy thoái của những năm 1980, đưa đất nước vượt qua nguy cơ phá sản nhà nước năm 1993 khi khi nợ nước ngoài gần 150% GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài lên tới 195,8% tổng kim ngạch xuất khẩu4. Đưa đến cho nước ta các thương hiệu hàng đầu của 129 quốc gia và vùng lãnh thổ, đem lại những đổi thay kỳ diệu cho Vĩnh Phúc, Bắc Ninh Là đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô vốn đầu tư cho nền kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khu vực FDI còn biến Việt Nam thành nước lớn về xuất khẩu điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, giầy dép, hàng may mặc, máy ảnh Đồng thời, giữ tỷ trọng đáng kể trong sử dụng lao động, vốn đầu tư, kim ngạch xuất nhập khẩu, GDP 178
  7. Tỷ trọng của khu vực FDI trong (%) 2002 2007 2012 2016 Sơ bộ 2017 Sử dụng lao động xã hội 1,1 3,5 3,3 6,7 7,8 Tổng vốn đầu tư xã hội 17,4 24,3 21,6 23,6 23,7 Tổng sản phẩm quốc nội 16,96 16,04 18,59 19,63 Kim ngạch nhập khẩu 33,9 34,6 52,7 58,5 59,9 Kim ngạch xuất khẩu 47,1 57,2 63,1 71,5 72,5 Hình 3. Phần của khu vực FDI trong nền kinh tế Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê Khu vực FDI hiện giải quyết việc làm cho 3,6 triệu lao động trực tiếp và 5 - 6 triệu lao động gián tiếp, đóng góp chính cho 6,8 tỷ USD xuất siêu trong năm 2018, từ nền tảng là nước triền miên nhập siêu, nên khu vực FDI đang là động cơ tăng trưởng chính của Việt Nam. 2.2.2. Sự phát triển khu vực FDI ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập Việc phát triển khu vực FDI ở nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế, như: (i) Cơ cấu dự án FDI không tương thích với chiến lược phát triển, số dự án đầu tư vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, vào ngành điện lực quá ít so với nhu cầu. Trên 1/2 số dự án đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo, song chỉ là gia công hàng may mặc, giầy dép, lắp ráp điện tử, làm nền kinh tế mang nặng tính gia công, xuất khẩu hộ, dễ sa vào "bẫy giá trị thấp". Bảng 5. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017) Số Tỷ trọng trong Vốn đăng ký tổng số (%) dự án (triệu USD) Tổng số 24.803 100,00 319.613,1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 511 0,0206 3.521,2 Khai khoáng 105 0.0042 4.876,0 Công nghiệp chế biến, chế tạo 12.460 50,236 186.514,2 Sản xuất và phân phối điện, ga và nước 115 0,0043 20.820,9 Cung cấp nước; xử lý rác thải, nước thải 68 0,0027 2.338,5 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy 2.805 0,1131 6.200,0 179
  8. Số Tỷ trọng trong Vốn đăng ký tổng số (%) dự án (triệu USD) Hoạt động kinh doanh bất động sản 639 0,0258 53.226,0 Các ngành khác Nguồn: Tổng cục Thống kê (ii) Chưa có bứt phá trong thu hút sử dụng FDI, sáo mòn và lạm dụng ưu đãi thuế, chưa chú trọng chất lượng, nhiều biểu hiện thu hút bằng mọi giá, nên ít thu hút được các nhà đầu tư chân chính, muốn phát triển lâu dài. Trong lúc lại hấp dẫn các nhà đầu tư vụ lợi, tập trung khai thác ưu đãi và nhân công rẻ, hoạt động gia công ở vị trí cuối chuỗi sản xuất toàn cầu, giá trị gia tăng và năng suất lao động đều thấp. (iii) Hầu hết DNFDI sử dụng công nghệ trung bình, chưa có công nghệ nguồn; có DN còn sử dụng thiết bị quá cũ hoặc tận dụng dây chuyền tháo dỡ khi đổi mới công nghệ ở chính quốc. Mục tiêu thu hút FDI đạt thấp, kết nối với DN nội lỏng lẻo, chuyển giao công nghệ không hiệu quả, còn chèn ép khu vực DN tư nhân phát triển. (iv) Nhiều bất ổn diễn ra kéo dài, nhiều địa phương thu hút FDI để lấy thành tích, thậm chí còn cạnh tranh “ngược”; còn DNFDI có hành vi chuyển giá nhưng chậm được xử lý. Đóng góp của khu vực FDI cho nền kinh tế chưa tương xứng với những ưu đãi về thuế và khả năng tiếp cận đất đai, tạo ra dư luận “DNFDI là con nuôi” phản cảm. (v) Dễ có nhiều di họa khi DNFDI rút đi, như làm cho nhiều lao động bị kìm hãm trong thao tác giản đơn, khó tìm việc làm mới; nhiều DNFDI liên tục báo lỗ, không nộp thuế nên khả năng đầu tư thay thế của địa phương là nhỏ. Nhiều DNFDI sản xuất ở ngành chế biến chế tạo với quy mô lớn, có tác động mạnh tới MT, cộng với nhận thức chưa cao, đôi khi thiếu trách nhiệm hoặc vô cảm với MT của quan chức, làm suy giảm mạnh chất lượng MT 2.2.3. Nhiều bê bối MT liên quan tới khu vực FDI ở Việt Nam Các ngành sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, dệt may/nhuộm, thép đầu tư vào Việt Nam tiết kiệm được 10-50% chi phí MT so với ở nước phát triển hơn trong khu vưc (Đinh Đức Trường, 2015). Cho thấy tiêu chuẩn MT thấp của Việt Nam là yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, nên không lạ khi hầu hết bê bối lớn về MT đều liên quan tới khu vực FDI. Công ty Vàng Phước Sơn thuộc Besra Gold Inc bên việc nợ 108 tỷ đồng thuế, khi phá sản làm 24 chủ nợ thiệt hại trên 943,2 tỷ đồng; còn làm mỏ vàng Phước Sơn gần như cạn kiệt. Các DNFDI khai thác titan sa khoáng, đã tàn phá nghiêm trọng các vùng ven biển dọc miền Trung. Công ty Mei Sheng Textiles Việt Nam, 100% vốn Đài Loan, dù không được cấp phép vẫn hoạt động nhuộm, làm ô nhiễm hồ Đá Đen, nguồn cung nước sinh hoạt cho khoảng một triệu dân Bà Rịa - Vũng Tàu. Công ty Hyundai Vinashin, liên doanh Việt – Hàn, chuyển đổi công nghệ, thải ra MT 800 ngàn tấn hạt nix khó xử lý, cực kỳ nguy hại cho MT, có thể gây bệnh ung thư Nhiều DNFDI làm ô nhiễm MT nước, với các sự cố lớn của công ty TNHH Miwon Việt Nam, của công ty dệt nhuộm Pangrim Neotex (đều là DN Hàn Quốc); việc bức tử sông Thị Vải của công ty bột ngọt Vedan (DN Đài Loan). Đình đám nhất là Formosa Hà Tĩnh (DN Đài Loan), gây ra thảm họa MT lớn nhất Việt Nam, khiến cá biển chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung Ngoài 180
  9. ra, sự cấp phép tùy tiện dẫn đến 32 nhà máy thép nằm ngoài quy hoạch, đưa công suất các loại thép vượt trên gấp rưỡi nhu cầu, đẩy nhiều DN thép nội vào nguy cơ phá sản. Mục tiêu nội địa hóa trong sản xuất ô tô chỉ đạt 7-10%, nhiều khuất tắt làm người dân thấy dự án có liên quan tới người Hoa là lo ngại Theo WB, ô nhiễm MT tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% GDP5, nên với phần lỗi gây ra, khiến nhiều ý kiến đòi xem xét lại đóng góp của khu vực FDI vào phát triển ở nước ta 2.2.4. Nguyên nhân của các bê bối liên quan tới khu vực FDI ở Việt Nam Có năm nguyên nhân cơ bản: (i) Tới nay nước ta vẫn chưa xác định được các ngành chủ đạo, nên không nhất quán được mục tiêu ưu tiên, chính sách thu hút FDI thành mập mờ, ưu đãi có tính cào bằng. Nên dù có ba làn sóng FDI vào Việt Nam, ở các năm 1991-1997; 2005-2008 và 2014 tới nay, khu vực FDI có đông nhưng không mạnh, như là một khu vực DN hỗn độn. (ii) Phân cấp quản lý chưa hợp lý, để địa phương vượt quyền trong cấp phép các dự án, ưu đãi vượt khung, lại chưa công tâm trong xét duyệt, tùy tiện phá vỡ quy hoạch phát triển, dẫn nguồn FDI đi chệch địa chỉ. Mặt khác, thu hút FDI ở nhiều ngành chưa nhiều, nhưng quy tụ tập trung vào một vài khu vực, làm tác động xấu tới MT lớn, bức tử các thành phần MT, nhất là nguồn nước. (iii) Nhiều ngành thiếu tầm nhìn trong phát triển khu vực FDI, các cơ quan chức năng chưa làm tốt công tác tham mưu, cơ quan quản lý chưa làm tốt việc kiểm tra giám sát. Công tác phê duyệt các dự án còn nhiều bất cập, yếu kém về năng lực, chuyên môn, còn để tác động ngoài chuyên môn, thậm chí là tiêu cực, chi phối, nên bị nhiều DNFDI trục lợi. (iv) Đánh giá tác động MT bị xem nhẹ, nhiều khi mang tính hình thức, khi phát hiện lại chậm chạp, thiếu dứt khoát trong xử lý, khắc phục. Nhiều định mức lạc hậu, nhiều tiêu chuẩn xa rời thực tế, nên không phục vụ kịp thời, mà còn như là hợp pháp hóa cho vi phạm. (v) Nhiều dự án FDI duy ý chí, thiếu cơ sở, thu hút vì các mục tiêu phi kinh tế, chỉ nhằm thành tích bề nổi, bất chấp tư vấn của các chuyên gia, xem thường kinh nghiệm quốc tế. Nên nhiều DNFDI không phải là miếng ghép cơ cấu, mà là vết nhơ trong bức tranh kinh tế quốc gia, là hòn đá cản tiến trình phát triển lành mạnh, bền vững của các vùng 2.2.5. Đòi hỏi về phát triển khu vực FDI và bảo vệ MT ở nước ta trong giai đoạn tới Nhờ kỳ tích năm 2017 nên thu nhập bình quân của Việt Nam đã đạt 2.170 USD/người, vượt thu nhập bình quân chung 2.083 USD/người của nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Song tăng trưởng đang chậm lại, từ mức bình quân năm 8,2% cho giai đoạn 1991-1995, sang các giai đoạn 5 năm tiếp theo lần lượt xuống 7,6; 7,34; rồi 6,32 và xuống 5,9% cho giai đoạn 2011- 2015. Làm nước ta vốn đã tụt hậu, lại ngày càng có xu thế tụt hậu xa hơn, do mô hình tăng trưởng thay đổi chậm, động lực do Đổi mới mang lại chỉ còn rất nhỏ. Để phát triển phải tăng đầu tư, nhưng nợ công kịch trần, chi thường xuyên ngấp nghé 70%, chi trả nợ cũng đã 20%, làm chi đầu tư phát triển hạn hẹp. CMCN 4.0 lại tràn đến, buộc phải chi không ít để nâng cấp hạ tầng công nghệ và quản lý, đào tạo lại, ứng dụng công nghệ mới. Hơn nữa, đa phần DN Việt còn ở công nghệ 2.0, nên để tăng sự thành công trong FTA Việt Nam - EU, trong Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, phải tăng cường thu hút FDI. Song, đòi hỏi bảo vệ MT ở nước ta cũng đang tăng, bởi hầu hết các nguồn tài nguyên khoáng sản sẽ hết khả năng khai thác trong vài năm tới. Rừng “cơ bản đã phá xong”; nguồn nước ô nhiễm ngày càng nặng; đất thoái hóa, bị tích độc bởi phân khoáng và thuốc bảo vệ thực vật. MT không khí ô nhiễm, chất lượng 181
  10. MT ở các đô thị lớn, khu dân cư tập trung nhiều nơi, nhiều lúc quá thấp. Ở các khu công nghiệp tập trung, tiếng ồn, lượng bụi, nồng độ khí độc, kim loại nặng đều cao Dẫn đến, dung hòa hợp lý nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT thành nhiệm vụ khẩn thiết, nếu không sẽ trả giá đắt và quá muộn 2.3. Các giải pháp nhằm dung hòa nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT ở nƣớc ta. Việt Nam đang trong nửa phần sau của giai đoạn 1 trong quá trình công nghiệp hóa bắt kịp, nhiệm vụ trọng tâm lúc này là nâng cao dần các quá trình: công nghiệp hóa, thu hút FDI, nội địa hóa sản phẩm và hội nhập quốc tế. Tiến lên hoàn thành giai đoạn 1, tạo nền móng cho giai đoạn 2, tạo tiền đề cho giai đoạn 3, định hướng cho giai đoạn 4. Mặt khác, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thì Việt Nam khá nỗ lực trong việc tạo điều kiện cho FDI phát triển, và đang là thị trường có ít rào cản về chính sách đối với FDI. Trên cơ sở đó, cùng thực trạng và đòi hỏi thực tiễn, để dung hòa hợp lý nhu cầu phát triển khu vực FDI với sự nghiệp bảo vệ MT, cần thực hiện các giải pháp sau: Một là, xác định lại tổng quan kinh tế Việt Nam, để chỉ ra các ngành cần ưu tiên, các vùng cần thu hút FDI, với các quy mô nên có, đòi hỏi về công nghệ, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế, phục vụ đắc lực quá trình công nghiệp hóa bắt kịp. Lâu nay, Việt Nam thường có cái nhìn quá “hồng” về nền kinh tế, khiến đầu tư ít “đúng” và “trúng”, vì thực tế nghiệt ngã hơn. Khó phủ nhận ở nước ta cấu trúc công nghiệp li ti, nông nghiệp có nguy cơ sụp đổ, DN đang li ti hóa, năng suất thấp một cách kỳ lạ, các chuỗi cung ứng đứt gãy, thậm chí cần phải làm lại từ đầu (Lê Quốc Anh & cs, 2018) Vì vậy, Việt Nam cần phải nhìn nhận lại chính mình, không phải để tuyên truyền, mà để nhập cuộc cạnh tranh không khoan nhượng. Thấy cái mạnh để tự tin, để phát huy; nhưng còn phải biết yếu kém, thấy “tử huyệt” của mình, để đầu tư, khắc phục, bổ khuyết, nâng cấp. Muốn vậy, cần tập hợp trí tuệ tinh hoa toàn dân tộc, nhất là của các nhà khoa học, kỹ trị, với nòng cốt là các thành viên của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, để có cái nhìn sát thực về kinh tế đất nước. Phải làm rõ được nền kinh tế đang ở đâu, bước tiếp tới là gì, cái gì trong nước tự làm được, cái gì phải kêu gọi FDI, để có tầm nhìn sát từng lộ trình Đồng thời, phải hiểu được trong từng ngành, vùng, địa phương còn có các nguồn lực tự nhiên nào, thực trạng của MT ở đó và xu thế biến đổi ra sao. MT còn có thể chịu đựng được tác động đến cỡ nào, với các thành phần nào, hậu quả dự kiến ra sao, để xác định giới hạn của các DNFDI cần thu hút, với các tiêu chuẩn MT cần có. Để vừa phát triển được khu vực FDI phù hợp, phục vụ tốt nhất cho tiến trình kinh tế, song còn giữ được chất lượng MT, tiến dần sang phát triển bền vững Hai là, đổi mới việc phân cấp quản lý thu hút đầu tư FDI để phát triển khu vực FDI nhanh, mạnh, song hài hòa với quy hoạch phát triển, điều chỉnh chính sách thu hút FDI theo hướng khôn ngoan, thực dụng, hữu ích, dung hòa hợp lý với sự nghiệp bảo vệ MT Phân cấp trong quản lý đầu tư, thu hút FDI là cần thiết, nhưng không phải là tạo ra 63 nền kinh tế, mà mọi phát triển phải phục tùng và hợp sức vì nền kinh tế Việt Nam thống nhất. Việc phát triển khu vực FDI trong các địa phương phải là các mảng mầu trong bức tranh toàn cảnh, hài hòa của khu vực FDI chung của cả nước, phục vụ quy hoạch phát triển. Các địa phương luôn phải báo cáo về các ghi nhớ, đàm phán, dự kiến cấp phép cho từng dự án FDI, để từng ngành quản lý 182
  11. quy hoạch phát triển. Loại bỏ các dự án ngoài quy hoạch, nhất là ở các ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dành “đất” cho DN nội, ưu tiên cho dự án có công nghệ cao hơn, phân bố đúng chỗ hơn. Mặt khác, căn cứ vào vị trí của đất nước, để xác định đúng quy mô của khu vực FDI trong từng ngành, có trình độ công nghệ tương thích với lộ trình công nghiệp hóa bắt kịp. Như trong giai đoạn 2019-2025 phải thu hút FDI vào các lĩnh vực có lợi thế trong các FTA; công nghệ cao hơn mức chế tác giản đơn, độ đổi mới sáng tạo tầm trung, khi “nội hóa” đủ sức làm nền cho giai đoạn 2 công nghiệp hóa bắt kịp. Dùng công nghệ 4.0 như học máy, trí tuệ nhân tạo để đánh giá lan tỏa, dự báo về tác động tới MT, để lựa chọn các “miếng ghép cơ cấu” tương hợp nhất với sự phát triển của ngành, vùng. Đồng thời, để việc triển khai các dự án FDI mới không tiềm ẩn các rủi ro MT, không sợ các sự cố MT có thể xảy ra, ngăn được đà suy thoái của chất lượng MT, đảm bảo sự phát triển bền vững Ba là, tăng cường công khai minh bạch các thông tin về từng dự án FDI để xã hội giám sát, thiết lập hệ số hỗ trợ để tăng tính công bằng trong thu hút đầu tư; đồng thời sửa đổi cơ bản hệ thống tiêu chí đánh giá tác động MT theo sát bối cảnh mới Cam kết MT là quan trọng, nhưng thực hiện cam kết và khống chế tác động cụ thể tới MT ở mức an toàn còn quan trọng hơn, bởi nhiều DNFDI nói hay nhưng làm dở, vẫn ngầm xả thải chưa xử lý vào MT. Do đó, cần công khai, minh bạch các cam kết, cũng như các rủi ro tiềm ẩn để xã hội giám sát, cung cấp các nhận biết rủi ro để phát hiện sớm và giảm thiểu tác hại. Mặt khác, cần thiết kế hệ số hỗ trợ DNFDI theo từng ngành, vùng, để ngăn việc khai thác quá mức một lợi thế nào đó đến mức cạn kiệt, mất khả năng tái sinh. Đồng thời ngăn việc thải ra quá nhiều một chất thải vượt khả năng tự hóa giải của MT, để phân tán tác động, ngăn việc dồn một vài loại chất thải vào một khu vực, từ đó bức tử thành phần MT, làm mất cân bằng sinh thái, phá hủy các hệ sinh thái. Đặc biệt, cần sửa đổi cơ bản hệ thống chỉ tiêu, định mức về MT, theo hướng cao hơn, an toàn và bao quát hơn, bởi nhiều chất thải không độc hại, nhưng tích tụ cũng thành độc hại. Nhiều DN thải chất thải trong mức cho phép, nhưng nhiều DN hợp lại cũng thành vượt mức, cần phải đề phòng. Ngoài ra, tăng cường kiểm tra đạo đức MT của DNFDI, buộc họ lồng ghép các chương trình bảo vệ MT bổ sung trong quá trình hoạt động, luôn báo cáo về MT. Đôn đốc việc thực hiện cam kết chuyển giao công nghệ, đảm bảo lộ trình nội địa hóa, bổ sung các thành tố, giải pháp để đáp ứng các tiêu chuẩn mới về MT Bốn là, tập trung toàn lực của hệ thống chính trị để chuyển dần việc phát triển khu vực FDI từ số sang chất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan phát triển với cơ quan bảo vệ, nâng cao chất lượng đội ngũ phát triển và quản lý khu vực FDI Các cơ quan cần có sự chung tay, hợp sức để từng DNFDI không tách biệt, đơn lẻ, mà nằm trong chiến lược tổng thể, kết nối với nhau, để khu vực FDI mạnh cả về số và chất lượng. Cần có sự phối hợp và liên kết tốt hơn giữa các cơ quan phát triển, nhất là bộ phận xét duyệt và quản lý khu vực FDI, với các cơ quan bảo vệ MT, ở trung ương cũng như ở địa phương. Tôn trọng lợi ích toàn cục, lâu dài khi giải quyết vấn đề nhạy cảm, như nhiều địa phương cùng quan tâm một nhà đầu tư, hoặc cùng muốn triển khai một loại dự án; dự án ở ngành, địa phương này ảnh hưởng xấu đến ngành, địa phương khác. Ngăn chặn tối đa các dự án có vấn đề, tập trung thu hút công nghệ cao, mở rộng quan hệ với DN nội, giúp họ gia nhập hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, thường xuyên kiểm kê, đánh giá lại tác động tới MT của từng DNFDI, cũng như 183
  12. của các khu vực FDI đã có trong từng địa bàn, địa phương, vùng ngành; đề xuất giải pháp tương thích cho từng đối tượng, tháo gỡ rủi ro MT tiềm ẩn. Cần có tưởng thưởng hợp lý, cũng như có chế tài phù hợp, đủ sức răn đe đối với các tổ chức, cơ quan, cá nhân có các thành tích hoặc sai phạm trong phát triển khu vực FDI, cũng như trong bảo vệ MT. Đưa các cá nhân nhận thức kém, thiếu trách nhiệm hoặc vô cảm trước MT ra khỏi các cơ quan, tổ chức có liên quan tới việc phát triển khu vực FDI III. KẾT LUẬN Khu vực FDI đang là “động cơ tăng trưởng” chính, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, cung lượng hàng xuất khẩu lớn cho nền kinh tế Việt Nam, song cần phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, trước thực tế môi trường phức tạp, đang xuống cấp mạnh mẽ, phổ biến và đã ở mức báo động như hiện nay, chính sách thu hút FDI hiện dùng đã quá lỗi thời, thậm chí mang lại tác hại nhiều hơn lợi ích cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy, Việc Nam cần lựa chọn mô hình phát triển mới, phù hợp với tiến trình hội nhập theo các FTA vừa và sắp có hiệu lực. Cần khai thác tốt các cơ hội và thuận lợi; khắc chế tốt hơn các thách thức và trở ngại do CMCN 4.0 gây ra; vừa có ít ảnh hưởng tiêu cực đến MT, thậm chí góp phần làm cho MT thêm phong phú, có chất lượng cao hơn, để đem lại hạnh phúc và chất lượng sống cao hơn cho người dân. Dĩ nhiên, thực hiện được công việc này trong bối cảnh hiện nay là không dễ; song với ánh sáng của Đại hội XII, với nỗ lực của Chính phủ hành động, đang chuyển nhanh sang kiến tạo- phát triển, cùng nỗ lực của toàn dân. Chúng ta có quyền tin rằng: Việt Nam sẽ vừa phát triển tốt nhất khu vực FDI để hỗ trợ quá trình phát triển, vừa bảo vệ, đẩy lùi được nguy cơ suy thoái MT, đưa đất nước đi tới phồn vinh Các chú dẫn 1. Nguyễn Ngọc Mai (2013), Bí quyết thu hút FDI tại Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam, truy cập ngày 01/12/2018, từ 2. Wikipedia tiếng Việt ( ), Mục: Hàn Quốc 3. Minh Phương (2017), Hàn Quốc bứt phá thần tốc nhờ chính sách thu hút vốn linh hoạt, hoat-d44186.html 4. Hoàng Ngọc Nắng Hồng (2012), Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, truy cập ngày 03/12/2018, từ 5. Quang Minh (2016), Ngành thép: Quy hoạch tràn lan, thực thi tùy tiện, truy cập ngày 05/12/2018, từ 184
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO Daniel Yergin và Joseph Stanislow (2006), Những đỉnh cao chỉ huy: cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới, bản dịch của Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới, Nxb Tri thức, Hà Nội. Đinh Đức Trường (2015), Quản lý MT tại các DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, Số 5 (2015), 46-55. Lê Quốc Anh & cs (2018), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để hội nhập cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo: Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, tập 1, 577-589. Lê Tú Anh & cs (2016), Việt Nam và bẫy thu nhập trung bình, truy cập 5/12/2018, từ 185