Duy trì và chuyển đổi trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016

pdf 16 trang Gia Huy 3980
Bạn đang xem tài liệu "Duy trì và chuyển đổi trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfduy_tri_va_chuyen_doi_trong_chien_luoc_sinh_ke_cua_ho_gia_di.pdf

Nội dung text: Duy trì và chuyển đổi trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 DUY TRÌ VÀ CHUYỂN ĐỔI TRONG CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2016 MAINTAINING AND TRANSFORMATION IN VIETNAMESE RURAL HOUSEHOLDS’ LIVELIHOOD STRATEGY IN PERIOD 2008 - 2016 ThS. Huỳnh Ngọc Chương – ThS. Nguyễn Anh Tuấn Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQGTP.HCM chuonghn@uel.edu.vn Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm chỉ ra các chiến lược sinh kế chính mà các nông hộ tại Việt Nam thực hiện. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ nguồn dữ liệu điều tra nguồn lực nông hộ (VARHS) từ năm 2008-2016 (2 năm điều tra 1 lần). Thông qua phương pháp phân nhóm theo cụm (K-mean) giúp chủ động kiểm tra và phân loại các chiến lược sinh kế của nông hộ . Kết quả nghiên cứu với 1986 mẫu quan sát đã chỉ ra có 4 chiến lược sinh kế chính mà các nông hộ Việt Nam sử dụng hiện nay: (i) sinh kế làm công; (ii) sinh kế chuyển giao; (iii) sinh kế nông nghiệp; (iv) sinh kế phi nông. Trong đó, chiến lược sinh kế của nông hộ có xu hướng tập trung vào loại hình thứ 1. Trong khoảng thời gian này, nông hộ có chiến lược sinh kế không ổn định (74% số hộ có ít nhất 1 lần thay đổi chiến lược sinh kế trong 10 năm). Các chiến lược sinh kế khác nhau mang lại giá trị thu nhập trung bình khác nhau, trong đó chiến lược sinh kế phi nông chiếm ưu thế về thu nhập, tuy nhiên số lượng này còn khá hạn chế. Trên cơ sở này, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách liên quan đến thực hiện sinh kế cho các nông hộ tại Việt Nam: (i) mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn lực nguồn sinh kế cho các nông hộ; (ii) ổn định chiến lược sinh kế . Từ khóa: sinh kế, chiến lược sinh kế, nông hộ Việt Nam, phân tích cụm, VARHS Abstract This paper aimed to identify the strategies of household livelihood in Vietnam rural regions. The data sample size was 1986 observations conducted from Vietnam Access to Resources House - hold Survey (VARHS) from 2008 to 2016, authors sorted and clustered the strategies by K-means methodology. Results showed that Vietnam rural households have one of four strategies: (i) Wage strategy, (ii) Transfer Strategy, (iii) Agricultural Intensive Strategy, (iv) non-agricultural activities Strategy. In particular, the livelihood strategy of farmers tends to focus on the Wage strategy. During this time, farmers have an unstable livelihood strategy (74% of households have at least 1 change in 10 years). Authors implied some recommendations to enhance households’ livelihood: (i) easing household access to resources, (ii) stabilizing households’ strategy. Keywords: livelihood, livelihood strategy, rural Vietnam household, clustering analysis, VARHS. 216
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1. Giới thiệu Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy tỷ lệ dân cư sống ở các khu vực thành thị tăng từ mức khoảng 19% vào năm 1990, đến năm 2015 đạt mức 34%. Như vậy, dù đã có sự dịch chuyển đáng kể ra thành thị nhưng phần lớn dân cư Việt Nam vẫn tập trung ở các vùng nông thôn, trong đó, hộ là đơn vị cấu trúc xã hội nhỏ nhất và truyền thống tại Việt Nam. Hình 1: Thống kê tỷ lệ phân bố dân cư Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê So với thành thị, thu nhập trung bình của khu vực nông thôn chỉ bằng 50% thu nhập trung bình của khu vực thành thị, mức độ giãn cách thu nhập giữa 2 khu vực này ngày càng tăng. Các hộ dân khu vực nông thôn Việt Nam phần lớn sinh kế vẫn dựa trên hoạt động các ngành nghề nông nghiệp, chính vì thế, sinh kế của các hộ vùng nông thôn Việt Nam rất dễ chịu ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế - xã hội, hơn thế nữa, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu nên sinh kế của các hộ không ổn , điều này có thể thúc đẩy sự thay đổi liên tục trong các chiến lược sinh kế của hộ gia đình Việt Nam. Hình 2: Thu nhập bình quân đầu người Nguồn: Tổng cục Thống kê 217
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Sinh kế của hộ gia đình đặc biệt là hộ ở vùng nông thôn là một chủ đề trọng tâm trong nghiên cứu kinh tế học vi mô. DFID(1999) xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững, trong đó, việc lựa chọn một phương thức kiến tạo thu nhập hay nói cách khác là chiến lược sinh kế của hộ là bước trung gian để theo đuổi mục tiêu sinh kế, trong khi đó, Paul Winters và cộng sự (2001) trong khung phân tích sinh kế của mình đặt chiến lược sinh kế như là một chủ đề trọng tâm của hộ. Từ những năm 2000 đặc biệt là giai đoạn gần đây, việc khám phá các hình mẫu chiến lược sinh kế của hộ trở thành một chủ đề nghiên cứu trọng tâm được nhiều nhà nghiên cứu tham gia, trong đó, sự thay đổi hay dịch chuyển chiến lược sinh kế mang đến nhiều hàm ý khác nhau không chỉ đóng góp vào lý thuyết mà còn hướng đến các hàm ý thực tiễn và chính sách trong mục tiêu thúc đẩy sinh kế của các hộ vùng nông thôn (Hua et al., 2017; Kelemen et al., 2008; Zhang et al., 2019). Do vậy, nghiên cứu các chiến lược sinh kế với điển hình là nông hộ tại quốc gia đang phát triển như Việt Nam từ đó thấy đặc trưng và cơ sở đưa ra một số đề xuất giúp giảm bớt chênh lệnh thu nhập giữa các đối tượng trong nền kinh tế có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào việc xác định mẫu hình đặc trưng trong chiến lược sinh kế của nông hộ Việt Nam và sự thay đổi trong mẫu hình đó ở giai đoạn từ năm 2008-2016. 2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích 2.1. Sinh kế và chiến lược sinh kế Theo hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển (WCED) vào năm 1987 (dẫn theo Cham - bers & Conway, 1992) thì sinh kế được định nghĩa là: “Sinh kế được định nghĩa là sự đầy đủ cả về trữ lượng và lưu lượng của thực phẩm và tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu cơ bản”. Trong đó, việc đảm bảo sinh kế bền vững có thể đạt được thông qua nhiều phương thức khác nhau, từ nắm giữ các nguồn lực, tài sản đến việc tham gia các hoạt động làm việc khác nhau. Theo Chambers và Conway (1992) thì sinh kế được định nghĩa là việc kết hợp các khả năng, tài sản (lưu trữ, nguồn lực, đòi hỏi và tiếp cận) và các hoạt động như là một phương thức sống của hộ. Trên quan điểm của DFID (1999) thì các chiến lược sinh kế một trong các thành phần thiết yếu được sử dụng để chỉ cho các hoạt động của các người dân thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sinh kế của họ. Quan điểm của DFID cũng cho rằng việc sử dụng các cụm từ về “chiến lược đáp ứng” (adaptive strategies) với ý nghĩa của “chiến lược sinh kế” là không chính xác. Chiến lược đáp ứng và chiến lược đối phó (coping strategies) được sử dụng trong các thời điểm khủng hoảng, còn thuật ngữ chiến lược sinh kế bao hàm định nghĩa về một chuỗi và kết hợp các hoạt động cũng như lựa chọn của người dân (quyết định hay thực hiện) để đạt đến các mục tiêu sinh kế của họ. Quan điểm của F Ellis (2000) về chiến lược sinh kế là các lựa chọn được xác định bởi các nguồn lực tài sản của hộ (đất, đầu vào, giáo dục, ) được điều chỉnh bởi bối cảnh sinh kế mà hộ đang sống. Quan điểm này tương tự với quan điểm của một số nhà nghiên cứu sau này, và do đó việc nghiên cứu về chiến lược sinh kế thường tập trung vào một chiến lược sinh kế đặc biệt trong một bối cảnh cụ thể (C.B Barrett et al., 2001; Carswell, 2002; Jansen et al., 2006; Kassie et al., 2017; Loison, 2016; Quisumbing et al., 2014) 218
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Gần với quan điểm của Ellis (2000), quan điểm của Paul Winters, Corral, & Gordillo (2001) là các chiến sinh kế được xây dựng/hình thành từ các nguồn tài sản của hộ, các thúc đẩy tự nhiên, các nhân tố kinh tế xã hội và các yếu tố thể chế. Dựa trên quan điểm của Ellis (2000), Jansen và cộng sự (2006) cho rằng một chiến lược sinh kế có thể được phản ảnh thông qua các lựa chọn có thể quan sát được bằng cách xem xét việc sử dụng các tài sản mà hộ sở hữu (đất đai, lao động). 2.2 Khung phân tích sinh kế bền vững của cơ quan phát triển quốc tế Anh (DFID) Xuất phát từ hoạt động của cơ quan phát triển quốc tế Anh trong quá trình thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển, nâng cao sinh kế trên thế giới, một khung phân tích sinh kế bền vững được đưa ra cùng với bản cáo bạch vào năm 1997 và được hoàn thiện vào năm 1999 (Hus - sein, 2002). Ba điểm nhấn quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững DFID bao hàm cả bối cảnh mà hộ đang sinh sống, các quá trình và cấu trúc chuyển đổi để hướng đến các mục tiêu sinh kế. Cụ thể: Bối cảnh tổn thương: DFID đặc biệt nhấn mạnh và các bối cảnh tổn thương từ các cú sốc, các xu hướng và tính mùa vụ. Các cú sốc về sức khỏe, tự nhiên, kinh tế, xung đột cũng như các cú sốc trong trồng trọt và chăn nuôi. Tính mùa vụ về giá, sản xuất, sức khỏe, cơ hội việc làm. Các xu hướng dân số, nguồn lực (bao hàm cả tranh đoạt, xung đột), xu hướng kinh tế (quốc gia, quốc tế), xu hướng quản trị (cả chính trị), xu hướng công nghệ. Trong đó, DFID cho rằng, các bối cảnh này là dễ tổn thương, đặc biệt đối với các hộ nghèo và nó nằm bên ngoài khả năng kiểm soát của hộ và DFID nhấn mạnh đến các yếu tố tiêu cực trong bối cảnh sống của hộ gia đình tác động đến sinh kế của hộ. Hình 3: Tóm lược khung phân tích sinh kế bền vững DFID Nguồn: DFID (1999) Chiến lược sinh kế trong khung phân tích DFID có nội hàm bao gồm một chuỗi và sự kết hợp các hoạt động và lựa chọn mà hộ thực hiện để đạt đến các mục tiêu sinh kế của họ. Trong 219
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 đó, DFID nhấn mạnh đến tính đa dạng hóa và sự kết nối trong chiến lược sinh kế như là sự lựa chọn tất nhiên của hộ gia đình vì khi hộ gia đình có nhiều lựa chọn và có mức độ mềm dẻo càng cao thì khả năng ứng phó với các rủi ro càng tốt. Chiến lược sinh kế có mức độ kết nối chặt chẽ với các mục tiêu của hộ hay là các lợi ích đầu ra sinh kế mà hộ hướng đến. Dưới quan điểm của DFID, một hộ gia đình có 5 đầu ra sinh kế (các đầu ra có thể bị đánh đổi): thu nhập nhiều hơn, gia tăng phúc lợi của hộ, giảm các tổn thương, nâng cao an toàn lương thực – thực phẩm, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên tự nhiên. Dưới quan điểm của DFID, chiến lược sinh kế của hộ phụ thuộc vào tài sản sinh kế của hộ và các quá trình cấu trúc và chuyển đổi. Trong khi đó, các quá trình cấu trúc và chuyển đổi có thể thúc đẩy, khuyến khích hay cản trở các lựa chọn sinh kế khác nhau của hộ. Đây cũng là khung phân tích thường được sử dụng trong các nghiên cứu về sinh kế nói chung và chiến lược sinh kế nói riêng. 2.3. Các tiếp cận đo lường chiến lược sinh kế Dưới quan điểm của Saith (1992, dẫn theo (Frank Ellis, 1998a)) thì một hộ ở nông thôn có 3 nguồn thu nhập chính có thể có: nông nghiệp, liên quan đến nông nghiệp và phi nông nghiệp (làm công các ngành ngoài nông nghiệp, tự làm ngoài nông nghiệp, các khoản tiền gửi từ di cư hay kiều hối). Và như thế, các hộ gia đình ở nông thôn có thể lựa chọn các hoạt động để tạo ra một hay một vài nguồn thu trong các giới hạn nguồn lực của hộ gia đình hay các khả năng đạt tới của hộ. Theo Ellis (2000) thì các chiến lược sinh kế của hộ là các hoạt động của hộ để hướng đến sự an toàn trong sinh kế của hộ, theo đó, việc đo lường hay xác định chiến lược sinh kế của hộ xác định dựa trên các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập cho hộ. Trong đó, Ellis hướng đến việc xác định các chiến lược đa dạng hóa thu nhập của hộ. Theo IDS và Scoones (1998) thì các chiến lược sinh kế có 3 đặc trưng chính: (1) chiến lược sinh kế thường được khởi đầu/có thể xuất phát từ 1 nguồn lực sinh kế; (2) nhóm tài sản sinh kế đặc biệt liên quan đến các chiến lược sinh kế đặc biệt; (3) với các chiến lược sinh kế có danh mục đặc biệt thì các hộ khác nhau có các tiếp cận tài sản khác nhau (đánh đổi). Dưới quan điểm của DFID (1999) thì các chiến lược sinh kế được đo lường với danh mục của các nhóm hộ có sự tương đồng về tỷ lệ thu nhập từ các nguồn khác nhau, thời lượng và nguồn lực cho mỗi hoạt động của từng thành viên. Dù vậy, DFID chưa thực hiện các đo lường định lượng từ các quan điểm về chiến lược sinh kế của mình do mục tiêu hướng đến của DFID tập trung vào sinh kế bền vững hơn là chiến lược sinh kế. Trong nghiên cứu của Barrett & Reardon (2000), các hoạt động kiến tạo thu nhập của hộ được chi tiết hóa thành 3 nhóm: nhóm tài sản sinh kế (trực tiếp hay gián tiếp tạo ra nguồn thu nhập cho hộ), các hoạt động (các hoạt động có thể sử dụng các nguồn tài sản hay nguồn lực hiện hữu để tạo nên các dòng thu nhập khác nhau về sau) và thu nhập phân loại theo các nguồn. Trong đó, phân nhóm theo thu nhập, Barrett và các cộng sự đề xuất 3 nhóm phân loại nhỏ là: nhóm lĩnh vực (nông nghiệp, phi nông), tính chất (lương, không lương), vùng địa lý (tại địa phương, ở địa phương khác – di cư). Ngoài ra, Barrett & Reardon (2000) cũng cho rằng việc sử dụng nhiều 220
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 phương thức kết hợp với nhau sẽ bổ sung cho việc đo lường/xác định chiến lược sinh kế của hộ một cách chính xác hơn. Các nghiên cứu về sinh kế và chiến lược sinh kế những năm 2000 đi vào các chiến lược sinh kế cụ thể với các tiếp cập về tài sản hoặc thu nhập. Trong tiếp cận tài sản, Jansen và các cộng sự (2006) xác định chiến lược sinh kế của hộ là một tập bao gồm các biến số tài sản của hộ được sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của hộ, trong đó các tác giả sử dụng các tài sản về lao động và đất để xác định các chiến lược sinh kế của hộ. Dựa trên kết quả từ Jansen và cộng sự (2006), van den Berg (2010) với các tiếp cận chi tiết hơn và bằng các kỹ thuật phân nhóm định lượng nhằm “để cho dữ liệu nói” trong việc xác định nhóm chiến lược sinh kế của hộ. Dù rằng việc sử dụng tài sản sinh kế để xác định chiến lược sinh kế của hộ ít chịu biến động hơn thu nhập nhưng các nghiên cứu của Jansen và cộng sự (2006) cũng như của van den Berg (2010) giới hạn trong tài sản nguồn lực lao động và đất, như vậy vẫn là chưa đủ đối với các tài sản khác của hộ như vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn xã hội. Bên cạnh đó, vì chủ sử dụng các chỉ báo về tài sản nên các tiếp cận này thiếu sót/bỏ quên các thông tin về lao động trong việc phân bổ cho các hoạt động sinh kế khác nhau của hộ (Walelign et al., 2017). Các tiếp cận về thu nhập dựa trên việc phân tách theo các hướng khác nhau nhằm hướng đến các kỹ thuật phân nhóm chiến lược sinh kế của hộ, đặc biệt là các nghiên cứu tập trung vào các chiến lược đa dạng hóa của các nông hộ (Brown et al., 2006; Frank Ellis, 1998b). Hơn nữa, các nghiên cứu tập trung vào chiến lược sinh kế cũng sử dụng tiếp cận dựa trên thu nhập có được sự thuận lợi về nguồn dữ liệu và thông tin tiếp cận, do đó nhiều nghiên cứu chiến lược sinh kế vẫn sử dụng hướng tiếp cận thu nhập kết hợp với các kỹ thuật phân nhóm khác nhau để xác định chiến lược sinh kế của hộ (Khatiwada et al., 2017). Dù vậy, việc sử dụng nền tảng thu nhập để phân nhóm chiến lược sinh kế có nhiều biến động ngẫu nhiên và các dao động hàng năm (Díaz- Montenegro et al., 2018; Nielsen et al., 2013; Walelign et al., 2017). Hơn thế, Nielsen và cộng sự (2013) còn cho rằng việc sử dụng thu nhập là không phù hợp để tìm hiểu sâu các phương thức kiếm sống của hộ. 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên khung phân tích sinh kế của DFID và tiếp cận mô hình hành vi kinh tế đơn nhất, theo đó chiến lược sinh kế được đo lường dựa trên danh mục tỷ lệ thu nhập từ các nguồn các khau của hộ không phân tách giữa các thành viên trong hộ. Với quan điểm này, nhóm tác giả sử dụng tiếp cận thu nhập kết hợp tiếp cận thu nhập được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu trước đó (Díaz-Montenegro et al., 2018; Nielsen et al., 2013; Walelign et al., 2017). Theo đó, việc tiếp cận thu nhập thay vì sử dụng giá trị tuyệt đối thu nhập, nhóm tác giả sẽ sử dụng tỷ trọng thu nhập (tính theo giá trị tuyệt đối) trong tất cả các nguồn thu nhập được xác định của nông hộ. Đối với nông hộ tại Việt Nam được xác định có 8 nguồn thu nhập (được xác định – ngoài ra còn có nguồn thu nhập không xác định được đưa vào nhóm thu nhập khác) là: thu nhập từ tiền lương -làm công, thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp, thu nhập từ các nguồn tài nguyên công cộng, thu nhập từ các nguồn chuyển giao (cá nhân gửi, công cộng -tổ chức), thu nhập từ các hoạt động bán tài sản và thu nhập từ các hoạt động cho thuê tài sản. 221
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bên cạnh đó, sinh kế của hộ có sự biến động qua thời gian, điều này thể hiện tính động trong việc lựa chọn chiến lược sinh kế của hộ. Do đó, nhóm tác giả thực hiện xác định tính động của chiến lược sinh kế của hộ thông qua việc xác định sự thay đổi trong chiến lược sinh kế của hộ và số lần thay đổi chiến lược sinh kế đó cũng như trạng thái phúc lợi trong chiến lược sinh kế của hộ. 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện phân nhóm chiến lược sinh kế của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Một trong những kỹ thuật mà nhóm tác giả thực hiện là sử dụng phương pháp phân nhóm theo cụm. Tiếp cận phân tích cụm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong việc xây dựng các chỉ báo tổng hợp hay để đánh giá, phân loại các nhóm dựa trên các chỉ báo tài sản hay thu nhập của hộ nhằm xác định chiến lược sinh kế của hộ (Amevenku et al., 2019; Yobe et al., 2019; Nielsen et al., 2013). Các bước thực hiện phân tích cụm được xác định từ giá trị tỷ trọng các nguồn thu nhập (tính theo giá trị tuyệt đối) trong tổng thu nhập (tổng giá trị tuyệt đối các nguồn thu nhập). Đồng thời lựa chọn số cụm tối ưu dựa trên ước lượng số cụm từ thấp nhất 2 cụm đến tối đa 10 cụm theo các chỉ báo đã xác lập. Kỹ thuật phân cụm K-means được xác định bởi việc tối thiểu hóa phương sai hay tổng bình phương tương quan cụm (WCSS – within-cluster sum of squares). Với n quan sát trong mẫu có thể tạo ra n chiều (cụm) riêng biệt, với việc tối thiểu hóa tương quan trong cụm, kỹ thuật K- means phân tách n quan sát thành k cụm f=(f1,f2, fk) theo công thức sau: k 2 k 〗 arg fmin ∑ i = 1 ∑x fi || x - μ|| = argfmin ∑( i = 1|fi |Varfi Kỹ thuật phân cụm bằng K-means không hướng đến việc kiểm định giả thuyết mà hướng đến tiếp cận khám phá dữ liệu mang tính nghệ thuật trong việc phân nhóm các quan sát trong dữ liệu (Everitt et al., 1980; Wilks, 2011). Kỹ thuật phân tích cụm giúp các nhà phân tích chủ động kiểm tra và phân loại các cụm dựa trên các tiêu chí khác nhau, đôi khi số tiêu chí lựa chọn nhóm lên đến 30 tiêu chí (Milligan & Cooper, 1985). Cốt lõi trong kỹ thuật phân tích cụm dựa trên các tiếp cận khác nhau về việc lựa chọn nhóm tương tự nhau, trong đó việc đo khoảng cách Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng 3 chỉ báo đánh giá trong lựa chọn: the proportional reduc - tion of error (PRE) coecient (Makles, 2012), lower bound technique (LBT) và Calinski- Harabasz pseudo-F index (Milligan & Cooper, 1985; Steinley & Brusco, 2011). Trong đó, chỉ báo PRE và Calinski càng lớn càng tốt, chỉ báo LBT càng nhỏ càng tốt. Theo Kaur và Kaur (2013) thì việc sử dụng kỹ thuật phân cụm K-means sẽ tốt hơn các kỹ thuật phân cụm khác khi số lượng quan sát trong mẫu lớn và càng chính xác hơn các kỹ thuật khác khi số lượng quan sát trên 250. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu trong chuyên đề này được sử dụng là nguồn dữ liệu điều tra nguồn lực nông hộ (VARHS) từ năm 2008 đến năm 2016 (mỗi 2 năm điều tra 1 lần). Đây là cuộc điều tra với các hộ phần lớn được lặp lại, do đó dữ liệu này là phù hợp trong việc đo lường và quan sát sự thay đổi trong các đặc điểm của hộ nói chung và chiến lược sinh kế của hộ nói riêng. 222
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đặc điểm dữ liệu khảo sát Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu điều tra nguồn lực nông hộ (VARHS) tập trung các khía cạnh điều tra của hộ gia đình ở nông thôn mỗi 2 năm 1 lần. Theo đó, luận án này được tiếp cận nguồn dữ liệu từ năm 2008, 2010, 2012, 2014, 2016; với 5 giai đoạn dữ liệu, tác giả thực hiện lọc dữ liệu với tiêu chí sử dụng tất cả các hộ đã được điều tra lặp lại trong 5 năm. Phân bổ dữ liệu được trích lọc từ VARHS lớn nhất ở khu vực Hà Tây (nay là Hà Nội) với tỷ lệ khoảng 22%, bên cạnh đó là Phú Thọ và Quảng Nam (14%), các địa phương có số lượng quan sát thấp nhất là Khánh Hoà và Lâm Đồng (3%). Thống kê chung về tuổi chủ hộ năm 2016 cho thấy, chủ hộ có tuổi thấp nhất là 18 và cao nhất là 98 tuổi, trung bình độ tuổi của chủ hộ là 57.5 và 50% số hộ có chủ hộ ở độ tuổi nhỏ hơn 56. Nhìn chung độ tuổi chủ hộ trung bình giữa các địa phương là tương đối bằng nhau, thấp nhất khoảng 51 tuổi (Lai Châu) và cao nhất khoảng 61 tuổi (Quảng Nam). Phần lớn các chủ hộ theo dữ liệu khảo sát là Nam giới, tính chung số hộ gia đình ở năm 2016 có đến 75.5% số chủ hộ là Nam. Mức độ chênh lệch trong giới tính chủ hộ là giống nhau ở các địa phương trong khảo sát, trong đó, Lai Châu là địa phương có đến hơn 90% chủ hộ là Nam (cao nhất trong các địa phương) và Khánh Hoà chỉ có hơn 66% chủ hộ được khảo sát là Nam (thấp nhất trong các địa phương). Dù vậy, sự chênh lệch lớn trong giới tính chủ hộ khảo sát phản ánh tương đối phù hợp với tình trạng phổ biến chung ở Việt Nam khi người đại diện cho hộ phần lớn vẫn là nam giới. 4.2. Đặc điểm sinh kế của hộ nông thôn Việt Nam Trong năm 2016, có đến hơn 65% số hộ có nguồn thu nhập từ lương, tăng đáng kể so với năm 2008 chỉ ở mức gần 59%. Trong đó, nguồn thu nhập từ lương có sự gia tăng đều đặn số lượng hộ có nguồn thu nhập này tư năm 2008-2014, giai đoạn 2014-2016 mức độ gia tăng này đã chững lại. Dù vậy, không nhiều hộ chỉ có 1 nguồn thu duy nhất từ lương, ở năm 2016, qua khảo sát cho thấy, chỉ có 20 hộ trên tổng số gần 2000 hộ là chỉ có 1 nguồn thu duy nhất từ lương. Với đặc trưng là các hộ khu vực nông thôn, do đó hầu hết các hộ đều tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trung bình ở mức 90% các hộ có tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp (và có nguồn thu từ hoạt động này). Dù vậy tỷ lệ này có sự sụt giảm dần, năm 2008 có đến hơn 92% số hộ có hoạt động nông nghiệp thì đến năm 2016 chỉ còn mức hơn 82%. Đồng thời, nếu trong năm 2008, có 65 hộ chỉ có 1 nguồn thu duy nhất từ hoạt động nông nghiệp thì đến năm 2016 chỉ còn 33 hộ có thu nhập từ một nguồn duy nhất là từ nông nghiệp. Bảng 1: Thống kê nguồn thu nhập của nông hộ Nguồn thu nhập 2008 2010 2012 2014 2016 Tiền lương, tiền công 58.96 60.5 62.29 65.69 65.16 Hoạt động nông nghiệp 92.25 91.54 87.97 87.15 82.48 Tài nguyên công cộng 31.17 33.25 35.55 34.01 22.31 Hoạt động phi nông 28.2 28.41 26.38 24.74 26.33 223
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Tiền thuê 6.29 9.22 9.97 9.87 9.26 Bán tài sản 4.63 2.92 2.92 3.32 3.27 Tiền gửi cá nhân 35.7 55.77 54.53 57.68 62.99 Tiền chuyển giao công 41.04 45.29 46.73 49.47 51.21 Khác 5.39 8.01 23.11 14.26 22.16 Nguồn: Kết quả nghiên cứu Đặc trưng trong sinh kế của các hộ các hộ qua các năm có sự phân tán lớn, trong số 9 nguồn thu nhập tạo ra khoảng 303 kiểu (mẫu hình-pattern) sinh kế của hộ. Trong đó, kiểu sinh kế chiếm tỷ lệ lớn nhất là hộ có nguồn thu nhập từ 2 nguồn: (1) từ lương và (2) nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp. Đây là kiểu sinh kế chiếm đến 7.36% trong tổng số 9928 quan sát trong mẫu nghiên cứu. Nói cách khác, nguồn thu nhập từ hoạt động sinh kế của hộ phổ biến nhất trong 303 kiểu sinh kế của hộ là cả hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như từ tiền lương/tiền công. Trong 10 kiểu sinh kế phổ biến nhất của hộ, tất cả các hộ đều có nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp, 7 trong số 10 kiểu sinh kế phổ biến nhất đều có nguồn thu từ lương, 6 trong số 10 kiểu sinh kế phổ biến nhất, 5/10 kiểu sinh kế phổ biến nhất có nguồn thu nhập từ các nguồn tiền chuyển cá nhân và 4/10 kiểu sinh kế phổ biến nhất có nguồn thu nhập từ việc khai thác các nguồn lợi công cộng. Bảng 2 : Các mẫu hình sinh kế phổ biến nhất của nông hộ Tiền Hoạt Tài Hoạt Tiền Bán Tiền Tiền Khác Số Tỷ lệ lương, động nguyên động thuê tài sản gửi cá chuyển lượng (%) tiền nông công phi nhân giao công nghiệp cộng nông công 1 Có Có - - - - - - - 731 7.36 2 Có Có - - - - Có - - 647 6.52 3 Có Có - - - - Có Có - 466 4.69 4 Có Có Có - - - - Có - 411 4.14 5 Có Có Có - - - Có Có - 384 3.87 6 Có Có - - - - - Có - 356 3.59 7 Có Có Có - - - - - - 341 3.43 8 - Có - - - - Có Có - 284 2.86 9 - Có Có - - - - Có - 265 2.67 10 - Có - - - - Có - - 263 2.65 Nguồn: Kết quả nghiên cứu 224
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Dù vậy, với 303 kiểu sinh kế khác nhau, việc phân loại các chiến lược sinh kế của hộ để nhận dạng các đặc trưng chung là bất khả thi do sự phân tán quá lớn. Do đó, nhóm tác giả thực hiện các kỹ thuật khác nhau nhằm xác định các chiến lược sinh kế của các hộ gia đình qua các quan điểm khác nhau từ việc phân loại thống kê đến xác định tỷ trọng của nguồn thu nhập hay từ kỹ thuật phân cụm. 4.2. Xác định chiến lược sinh kế nông hộ Với 8 nguồn thu nhập với các tỷ trọng đóng góp (theo giá trị tuyệt đối) khác nhau, nhóm tác giả thực hiện phân cụm nhằm xác định chiến lược sinh kế của các hộ dựa trên nguồn thu nhập của hộ. Riêng nguồn thu khác (nguồn thu nhập thứ 9) của hộ, vì tỷ trọng rất thấp và sự không xác định của nguồn thu nhập trong việc xác định chiến lược sinh kế. Kết quả phân cụm cho thấy, chỉ báo cho thấy số cụm là 4 là tối ưu nhất dựa trên các chỉ báo khác nhau, có đến 6 chỉ báo khác nhau cho rằng 4 cụm là số cụm phân bổ tối ưu nhất (Hình 6). Hình 4: Kết quả lựa chọn cụm sinh kế Nguồn: Kết quả nghiên cứu Kết quả phân cụm chiến lược sinh kế tại Bảng 3 cho thấy, dữ liệu cụm được phân bổ lớn nhất ở cụm 1 với khoảng 40% quan sát trong mẫu dữ liệu, trong khi đó, cụm 4 là ít nhất với hơn 14% số lượng quan sát. Số lượng quan sát ở cụm 3 xấp xỉ 30% số lượng quan sát trong mẫu. Phân tách theo số lượng cụm theo từng năm cho thấy, xu hướng gia tăng sự dịch chuyển tăng của cụm 1 khi năm 2008 chỉ có khoảng 34% số lượng quan sát ở cụm này, thì đến năm 2016, số lượng quan sát ở cụm này đã lên hơn 44%. Ngược lại với cụm 1, số lượng quan sát của cụm 3 có sự sụt giảm mạnh từ mức gần 38% ở năm 2008 xuống còn hơn 24% ở năm 2016. Ngoài ra, ở cum 2 có sự gia tăng nhẹ số lượng quan sát qua thời gian, trong khi đó, ở cụm 4 số lượng quan sát không có nhiều thay đổi. 225
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 3: Thống kê số lượng hộ theo cụm sinh kế và thời gian Chiến lược sinh kế 2008 2010 2012 2014 2016 Total Làm công 33.79 34.61 40.53 42.12 44.06 39.02 Chuyển giao 13.34 15.82 18.53 18.34 17.52 16.71 Nông nghiệp 37.92 35.26 26.69 25.19 24.22 29.85 Phi nông 14.95 14.31 14.25 14.36 14.2 14.41 Nguồn: Kết quả nghiên cứu Dựa trên sự phân bổ các cụm, thống kê về trung bình chung các tỷ trọng nguồn thu nhập đóng góp vào từng cụm cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa đặc trưng các nguồn thu nhập của cụm. Trong cụm sinh kế thứ nhất với các nguồn thu nhập chủ yếu đến từ làm công, làm thuê; tỷ trọng trung bình của nguồn thu nhập từ lương trung bình đến 70%, còn lại các nguồn thu khác rất khiêm tốn, do đó chiến lược sinh kế này được đặt tên là chiến lược sinh kế làm công . Cụm sinh kế thứ hai, các nguồn thu nhập trừ các nguồn chuyển giao đóng gió tỷ trọng rất thấp (cao nhất là nguồn thu từ các hoạt động nông nghiệp trung bình ở mức 12.7%), trong khi đó, 2 nguồn thu nhập từ nguồn chuyển giao trung bình đóng góp hơn 32%, cho thấy nguồn thu nhập của hộ nhận từ các nguồn chuyển giao là chủ yếu, do đó, chiến lược sinh kế gắn liền với cụm này được đặt tên là chiến lược sinh kế chuyển giao . Ở cụm số 3, tỷ trọng đóng góp trung bình lớn nhất là các hoạt động nông nghiệp với xấp xỉ 75% nguồn thu nhập, trong khi đó, đóng góp của các nguồn thu nhập khác là nhỏ; như vậy, chiến lược sinh kế gắn với cụm số 3 được đặc tên là chiến lược sinh kế nông nghiệp . Cuối cùng, cụm thứ tư cho thấy đặc điểm của các hộ có nguồn thu nhập từ nhiều nguồn nhưng tập trung vào nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp và làm thuê với tỷ trọng đóng góp trung bình là hơn 67%. Do đó, chiến lược sinh kế găn liền với cụm thứ tư được đặt tên là chiến lược sinh kế phi nông. Bảng 4: Chiến lược sinh kế và nguồn thu nhập của nông hộ Tiền Hoạt Tài Hoạt Tiền Chiến lược lương, động nguyên động phi Tiền Bán tài Tiền gửi chuyển sinh kế tiền nông công nông thuê sản cá nhân giao Khác công nghiệp cộng công Làm công 69.28 17.40 1.45 2.65 0.47 0.76 3.95 3.34 0.70 Chuyển giao 6.82 12.71 3.96 2.42 2.29 5.48 32.27 32.03 2.01 Nông nghiệp 8.50 74.57 3.99 2.50 0.29 0.62 4.78 3.95 0.80 Phi nông 9.76 12.67 0.80 67.60 0.61 0.66 3.90 2.67 1.34 Nguồn: Kết quả nghiên cứu 226
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Chiến lược sinh kế của các hộ ở vùng nông thôn Việt Nam qua các năm có xu hướng tập trung vào chiến lược làm công-làm thuê, và đây cũng là chiến lược sinh kế chủ đạo của các hộ qua các năm. Trong đó, vào năm 2008, có xấp xỉ 34% số hộ có chiến lược sinh kế làm công - làm thuê, đến năm 2016, tỷ lệ số hộ có chiến lược sinh kế này tăng hơn 10 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ lệ 44% số hộ. Trong khi đó, chiến lược sinh kế ít được lựa chọn nhất của các hộ vào năm 2008 là nhóm sinh kế chuyển giao - ở mức 13.34% số hộ, dù vậy, đây cũng là chiến lược có mức thay đổi theo hướng thu hút các hộ lựa chọn hơn, tăng nhẹ khoảng 4 điểm phần trăm đến năm 2016, tỷ lệ số hộ trong chiến lược sinh kế này đạt mức 17.52% số hộ, và không còn là nhóm sinh kế ít được lựa chọn nhất. Nhóm sinh kế phi nông nghiệp là nhóm sinh kế không có sự biến động mạnh dù có sự sụt giảm nhỏ, từ mức xấp xỉ 15% số hộ vào năm 2008 đến năm 2016 chỉ ở mức 14%. Trong khi đó, các hộ theo đuổi chiến lược sinh kế sản xuất nông nghiệp có sụt giảm lớn nhất, từ mức 38% vào năm 2008, đến năm 2016 chỉ còn hơn 24% số hộ theo đuổi chiến lược này. Điều này cho thấy, có sự dịch chuyển trong chiến lược sinh kế của các hộ gia đình ở các vùng nông thôn Việt Nam. Bảng 5: Chiến lược sinh kế theo thời gian của nông hộ Chiến lược sinh kế 2008 2010 2012 2014 2016 Total chiến lược sinh kế làm công 33.79 34.61 40.53 42.12 44.06 39.02 chiến lược sinh kế chuyển giao 13.34 15.82 18.53 18.34 17.52 16.71 chiến lược sinh kế nông nghiệp 37.92 35.26 26.69 25.19 24.22 29.85 chiến lược sinh kế phi nông 14.95 14.31 14.25 14.36 14.2 14.41 Nguồn: Kết quả nghiên cứu 4.3. Biến động trong các chiến lược sinh kế của hộ Với bộ dữ liệu khảo sát mỗi 2 năm từ năm 2008, mỗi một hộ được khảo sát qua 5 lần (10 năm), thống kê cho thấy, trong toàn bộ dữ liệu mẫu 1986 quan sát có đủ thông tin về thu nhập - sinh kế trong 5 năm, có 38.6% số lần các hộ thực hiện thay đổi chiến lược sinh kế của mình. Trong đó, có 1469 hộ đã từng thay đổi chiến lược sinh kế qua các năm và cũng có 1880 hộ đã từng giữ nguyên chiến lược sinh kế qua các năm. Tỷ lệ thay đổi trong chiến lược sinh kế trung bình của một hộ ở mức 52.2%. Bảng 6: Thay đổi trong chiến lược sinh kế của nông hộ Dịch chuyển Chung Giữa các hộ Tỷ lệ hộ thay sinh kế đổi qua thời Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ gian Không 4876 61.4 1880 94.66 64.85 Có 3066 38.6 1469 73.97 52.2 Nguồn: Kết quả nghiên cứu 227
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Cụ thể hơn, trong năm 2010 có khoảng 39.8% số hộ thực hiện thay đổi chiến lược sinh kế, các năm 2012 có số hộ thay đổi chiến lược sinh kế ở mức cao nhất chiếm đến 41.64% số nông hộ. Năm 2014 và 2016, số hộ thay đổi chiến lược sinh kế có giảm đi so vẫn chiếm hơn 1/3 số hộ với tỷ lệ hộ thay đổi tương ứng là 37.3% và 35.7%. Bảng 7: Thay đổi trong chiến lược sinh kế của nông hộ qua thời gian Năm Dịch chuyển sinh kế Tổng cộng 2010 2012 2014 2016 Không 60.20 58.36 62.72 64.3 61.4 Có 39.8 41.64 37.28 35.7 38.6 Nguồn: Kết quả nghiên cứu Trong khi đó, trong vòng 10 năm kể từ năm 2008, chỉ có khoảng 26% số nông hộ (trong tổng số 1986 hộ) là chưa từng chuyển đổi chiến lược sinh kế và gần 74% số hộ là có ít nhất 1 lần thay đổi chiến lược sinh kế. Số lần thay đổi sinh kế lớn nhất là 4 lần (mỗi năm đều có sự thay đổi sinh kế) chiếm tỷ lệ khoảng hơn 5%. Phần lớn các hộ có sự thay đổi chiến lược sinh kế trong 1 đến 2 lần trong 10 năm, trong đó, các hộ thay đổi chiến lược sinh kế 2 lần chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 28% số nông hộ được điều tra, trong khi đó, có 22.4% số hộ thay đổi một lần chiến lược sinh kế. Bảng 8: Số lần thay đổi trong chiến lược sinh kế của nông hộ Số lần thay đổi chiến lược sinh kế Sô lượng Tỷ lệ phần trăm 0 517 26.03 1 445 22.41 2 555 27.95 3 363 18.28 4 106 5.34 Tổng cộng 1,986 100 Nguồn: Kết quả nghiên cứu 5. Kết luận và các hàm ý Kết quả cho thấy, các nông hộ Việt Nam có 4 chiến lược sinh kế chính: chiến lược sinh kế phụ thuộc vào hoạt động làm công, làm nông, từ tiền gửi-chuyển giao và phi nông. Các chiến lược sinh kế khác nhau mang lại trị giá thu nhập (tổng thu nhập hay thu nhập trung bình) đều khác nhau. Trong đó, chiến lược sinh kế làm phi nông là chiến lược thể hiện ưu thế về thu nhập mà nông hộ, tuy vậy, tỷ lệ nông hộ tham gia các hoạt động phi nông còn hạn chế. Bên cạnh đó, chiến lược sinh kế chuyển giao cũng là một chiến lược nổi bật của các nông hộ khi nguồn thu nhập nhận được từ cá nhân hay tổ chức bên ngoài cũng mang lại kết quả thu nhập tương đối cao. 228
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Dù vậy, thông qua 10 năm với 5 lần khảo sát lặp lại, kết quả nghiên cứu cho thấy các nông hộ phần lớn không có chiến lược sinh kế ổn định, hầu hết các nông hộ đều có chuyển đổi sinh kế trong 10 năm vừa qua. Trên cơ sở này, một số kiến nghị liên quan đến sinh kế đối với nông hộ tại Việt Nam hiện nay như sau: Thứ nhất, các hoạt động từ nông nghiệp còn chứa đựng nhiều bất ổn từ đặc thù sản xuất, khí hậu, do vậy, việc mở rộng nguồn sinh kế để tăng cường thu nhập cho các nông hộ là điều cần thiết. Theo đó, chiến lược xem xét đó là sinh kế chuyển giao xuất phát từ việc các nguồn tích luỹ, hoặc sinh kế phi nông, từ các hoạt động thương mại, sản xuất. Từ phía Chính phủ: có chính sách về vốn cũng như các điều kiện mở rộng chiến lược sinh kế: hỗ trợ tham gia vào các hợp tác xã nhằm tăng cường các nguồn thu nhập phi nông; các khoản chuyển giao từ Chính phủ nhằm hỗ trợ nông hộ có hoàn cảnh khó khăn, tiêp cận các nguồn tín dụng vi mô cho nông hộ. Thứ hai, ổn định chiến lược sinh kế cho nông hộ. Ngoài việc mở rộng chiến lược sinh kế, nhưng nếu việc thực thi các chiến lược này liên tục thay đổi, sẽ gây ra bất ổn, ảnh hưởng đến cuộc sống và thu nhập của nông hộ, ngoài ra tạo ra các chi phí chuyển đổi không cần thiết. Do vậy, đối với nông hộ cần chú trọng phát triển thế mạnh sẵn có của mình, trên cơ sở thu nhập từ nông nghiệp, cần tạo ra một khoản tích luỹ cần thiết để mở rộng sinh kế (hạn chế thay đổi chiến lược sinh kế), mang lại thu nhập ổn định và bền vững hơn. Từ phía Chính phủ, tạo điều kiện ổn định nguồn thu nhập từ nông nghiệp của nông hộ, hình thành các cơ sở thu mua của nhà nước, tránh tình trạng giá không ổn định tác động đến tâm lý và quyết định chuyển đổi sinh kế của nông hộ. Cuối cùng, mặc dù đã sử dụng bộ dữ liệu điều tra mang tính lặp lại ở quy mô tương đối lớn nhưng việc chưa bao phủ toàn bộ các địa phương của Việt Nam cũng là một điểm hạn chế. Ngoài ra, nghiên cứu này có thể phát triển dựa trên việc chỉ ra các nguyên nhân làm thay đổi chiến lược sinh kế của nông hộ theo hướng tích cực hoặc tiêu cực thông qua các mô hình hồi quy cũng như xem xét các yếu tố tác động đến việc lựa chọn sinh kế của nông hộ. TẢI LIỆU THAM KHẢO Amevenku, F. K. Y., Asravor, R. K., & Kuwornu, J. K. M. (2019). Determinants of liveli - hood strategies of fishing households in the volta Basin, Ghana. Cogent Economics and Finance , 7(1), 1–15. Barrett, C.B, Reardon, T., & Webb, P. (2001). Nonfarm income diversification and house - hold livelihood strategies in rural Africa: concepts, dynamics, and policy implications. Food Pol - icy , 26 (4), 315–331. Barrett, Christopher B, & Reardon, T. (2000). Working Paper African Agriculturalists : Some Practical Issues. In New York (Issue March). Brown, D., Stephens, E., Ouma, J., Murithi, F., & Barrett, C. B. (2006). Livelihood strate - gies in the rural Kenyan highlands. African Journal of Agricultural and Resource Economics , 229
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1(1), 21–36. Barrett - FINAL & Fr abstract 5 Mar.pdf%5Cn Carswell, G. (2002). Livelihood diversification: increasing in importance or increasingly recognized? Evidence from southern Ethiopia. Journal of International Development , 14 (6), 789– 804. Chambers, R., & Conway, G. (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century. Ids Discussion Paper , 296 (Brighton: Institute of Development Studies, Univer - sity of Sussex), 29. 0 903715 58 9 DFID. (1999). Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, section 2.1. Department for In - ternational Development (DFID). Departement for International Development , 26. Díaz-Montenegro, J., Varela, E., & Gil, J. M. (2018). Livelihood strategies of cacao pro - ducers in Ecuador: Effects of national policies to support cacao farmers and specialty cacao lan - draces. Journal of Rural Studies , 63 (December 2017), 141–156. Ellis, F. (2000). Rural livelihoods and diversity in developing countries: evidence and . - swell+et+al+1997+livelihood&ots=vWPc5qloik&sig=D5CxJ6Fg9p91m-8a01BBChI0S7c Ellis, Frank. (1998a). Household strategies and rural livelihood diversification. Journal of Development Studies , 35 (1), 1–38. Ellis, Frank. (1998b). Household strategies and rural livelihood diversification. Journal of Development Studies , 35 (1), 1–38. Everitt, B. S., Landau, S., Leese, M., & Stahl, D. (1980). Cluster Analysis. Quality and Quantity , 14 (1), 75–100. Hua, X., Yan, J., & Zhang, Y. (2017). Evaluating the role of livelihood assets in suitable livelihood strategies: Protocol for anti-poverty policy in the Eastern Tibetan Plateau, China. Eco - logical Indicators , 78 , 62–74. Hussein, K. (2002). Livelihoods Approaches Compared: A multi-agency review of current practice. Dfid , November , 1–62. Jansen, H. G. P., Pender, J., Damon, A., Wielemaker, W., & Schipper, R. (2006). Policies for sustainable development in the hillside areas of Honduras: A quantitative livelihoods approach. Agricultural Economics , 34 (2), 141–153. Kassie, G. W., Kim, S., Fellizar, F. P., & Ho, B. (2017). Determinant factors of livelihood diversification: Evidence from Ethiopia. Cogent Social Sciences , 3(1), 1–16. Kelemen, E., Megyesi, B., & Kalamász, I. N. (2008). Knowledge dynamics and sustain - ability in rural livelihood strategies: Two case studies from Hungary. Sociologia Ruralis , 48 (3). Khatiwada, S. P., Deng, W., Paudel, B., Khatiwada, J. R., Zhang, J., & Su, Y. (2017). House - 230
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 hold Livelihood Strategies and Implication for Poverty Reduction in Rural Areas of Central Nepal. Sustainability , 9(4), 612. Loison, A. (2016). The Dynamics of Rural Household Livelihood Diversification : Panel Evidence from Kenya. Journées de Recherche En Sciences Sociales , 1–29. Makles, A. (2012). Stata tip 110: How to get the optimal k-means cluster solution. Stata Journal , 12 (2), 347–351. Milligan, G. W., & Cooper, M. C. (1985). An examination of procedures for determining the number of clusters in a data set. Psychometrika , 50 (2), 159–179. Nielsen, Ø. J., Rayamajhi, S., Uberhuaga, P., Meilby, H., & Smith-Hall, C. (2013). Quan - tifying rural livelihood strategies in developing countries using an activity choice approach. Agri - cultural Economics (United Kingdom) , 44 (1), 57–71. Quisumbing, A. R., Meinzen-Dick, R., Raney, T. L., Croppenstedt, A., Behrman, J. A., & Peterman, A. (2014). Gender in agriculture: Closing the knowledge gap. In Gender in Agriculture: Closing the Knowledge Gap . Scoones, I. (1998). Sustainable rural livelihoods: a framework for analysis. Analysis , 72 , 1–22. Steinley, D., & Brusco, M. J. (2011). Choosing the Number of Clusters in K-Means Clus - tering. Psychological Methods , 16 (3), 285–297. van den Berg, M. (2010). Household income strategies and natural disasters: Dynamic livelihoods in rural Nicaragua. Ecological Economics , 69 (3), 592–602. Walelign, S. Z., Pouliot, M., Larsen, H. O., & Smith-Hall, C. (2017). Combining Household Income and Asset Data to Identify Livelihood Strategies and Their Dynamics. Journal of Devel - opment Studies , 53 (6), 769–787. Wilks, D. S. (2011). Cluster Analysis. In International Geophysics (Vol. 100). Winters, P., Corral, L., & Gordillo, G. (2001). Rural Livelihood Strategies and Social Cap - ital in Latin America: Implications for Rural Development Projects. Working Paper Series in Agricultural and Resource Economics , 2001 (6), 1–28. Yobe, C. L., Mudhara, M., & Mafongoya, P. (2019). Livelihood strategies and their deter - minants among smallholder farming households in KwaZulu-Natal province, South Africa. Agrekon , 0(0), 1–14. Zhang, J., Mishra, A. K., & Zhu, P. (2019). Identifying livelihood strategies and transitions in rural China: Is land holding an obstacle? Land Use Policy , 80 (October 2018), 107–117. 231