FTA thế hệ mới và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách thể chế của Việt Nam

pdf 7 trang Gia Huy 3710
Bạn đang xem tài liệu "FTA thế hệ mới và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách thể chế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdffta_the_he_moi_va_nhung_yeu_cau_dat_ra_doi_voi_cai_cach_the.pdf

Nội dung text: FTA thế hệ mới và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách thể chế của Việt Nam

  1. FTA THẾ HỆ MỚI VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CẢI CÁCH THỂ CHẾ CỦA VIỆT NAM TS. Lý Hoàng Mai Viện Kinh tế Việt Nam Tóm lược: Cải cách thể chế để đáp ứng được yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của kinh tế Việt Nam. Bài viết đánh giá những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải cách thể chế để đáp ứng được yêu cầu của 2 FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Đồng thời chỉ ra những thách thức của quá trình hội nhập sâu rộng. Qua đó đề xuất một số giải pháp để kinh tế Việt Nam vượt qua được các thách thức và đón bắt thành công những cơ hội do hội nhập mang lại. Từ khóa: FTA thế hệ mới, thể chế, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã nâng lên một tầm cao mới khi Việt Nam đã tham gia 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA. Tham gia 2 FTA thế hệ mới này, cơ hội và thách thức luôn đi kèm với kinh tế Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất trong cải cách thể chế của Việt Nam là phải tạo lập được những khung khổ pháp lý hiệu quả để Việt Nam đón bắt thành công các cơ hội và vượt qua được các thách thức. Cho đến nay đã có nhiều học giả nghiên cứu và phân tích về hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu của 2 FTA thế hệ mới. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Việt Nam là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế gần như thấp nhất trong số các nước thành viên CPTPP (bên cạnh các nước phát triển như: Nhật Bản, Singapore, Australia, New Zealand ) với nền kinh tế thị trường còn ở mức sơ khai, thiếu kinh nghiệm tổ chức; đặc biệt, trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam cũng đang ở vị trí thấp. Các nước thành viên CPTPP có các cam kết thực thi với yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh tranh , và các ràng buộc mang tính thủ tục trong các quy định liên quan đến rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ (Ngô Văn Vũ, Nguyễn Thùy Dương, Phạm Văn Nghĩa, 2019). Do vậy, để phù hợp với các cam kết theo CPTPP, rất nhiều các văn bản pháp luật của Việt Nam sẽ cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những nội dung đã cam kết trong đó hoàn thiện pháp luật về các tổ chức tín dụng theo các cam kết là một trong những nhiệm vụ trọng tâm (Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Minh Hằng 2019). Ở một cách tiếp cận khác Nguyễn Thị Tình, Đỗ Phương Thảo (2018) phân tích các nguyên tắc, điều kiện tham gia bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP. Lê Kim Nguyệt (2019) nghiên cứu các thách thức đối với pháp luật môi trường Việt Nam dưới góc nhìn tham chiếu với CPTPP. 846
  2. Trong khi đó Đỗ Thị Dung, Lê Văn Đức (2018) đưa ra những quan điểm về hoàn thiện Bộ luật Lao động về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể khi Việt Nam tham gia CPTPP. Nguyễn Ngọc Hà (2019) cho rằng lợi ích đối với Việt Nam khi tham gia FTA thế hệ mới thể hiện rõ nhất ở cơ hội hoàn thiện pháp luật trong nước theo các cam kết mới. Những nước đang phát triển khi tham gia vào các FTA thế hệ mới thường có hệ thống pháp luật chưa tương xứng với yêu cầu của luật chơi chung. Do đó, thông qua việc tham gia các FTA thế hệ mới, các nước đang phát triển có cơ hội hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước theo những yêu cầu và chuẩn mực của luật chơi này. Đồng nhất với quan điểm nêu trên, Vũ Tiến Lộc (2020) cũng cho rằng: ―EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy những nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc không gian thị trường của nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng cường tính tự chủ, giảm lệ thuộc vào các thị trường bên cạnh và nâng cấp Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu.‖(Thời báo Tài Chính Việt Nam Online (2020), Cải cách thể chế chìa khóa để hội EVFTA thành công). Qua các công trình kể trên cho thấy tham gia 2 FTA thế hệ mới này cơ hội và thách thức luôn song hành cùng với kinh tế Việt Nam. Do vậy cần phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ thể chế để quá trình hội nhập gặt hái được nhiều thành công. 2. Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới 2.1. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) CPTPP là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, bao gồm 11 nước thành viên (Australia, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Newzealand, Peru, Singapore,Việt Nam). CPTPP được ký ngày 8 tháng 3 năm 2018 và có hiệu lực từ 30 tháng 12 năm 2018 với 6 nước đầu tiên đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm: Mexico, Nhật Bản, Singapore, Newzealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. CPTPP có nguồn gốc từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, tháng 2 năm 2016 Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Newzealand. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã tuyên bố rút khỏi TPP vào tháng 1 năm 2017, sau tuyên bố của Hoa Kỳ các nước TPP còn lại đã thống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nội dung cốt lõi vào tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng. Khi tham gia CPTPP Việt Nam phải cam kết những vấn đề về lao động, môi trường, thông tin, minh bạch, quyền xử lý tranh chấp ở mức cao, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, đấu thầu, thương mại điện tử, quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay cho khoảng 78 - 95% dòng thuế đối với hàng hóa thông thường, lộ trình xóa bỏ thuế là 5 - 10 năm, đến cuối lộ trình giảm thuế, sẽ xóa bỏ đến 98 - 100% số dòng thuế. Đây là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam nhận được từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết. 847
  3. 2.2. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) Ngày 30 tháng 6 năm 2019 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã được ký kết tại Hà Nội. EVFTA là FTA đầu tiên của EU với một quốc gia đang phát triển tại Châu Á, trong lĩnh vực thương mại hàng hóa gần như 100% biểu thuế và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn (tối đa là 7 năm). EVFTA mang lại việc xóa bỏ hàng rào quan thuế ở mức cao nhất và lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp và ngành hàng sản phẩm của Việt Nam. Bên cạnh đó Việt Nam cũng phải cam kết thực thi những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực. Việt Nam phải nỗ lực thực thi những cam kết về quản trị nhà nước minh bạch, về đảm bảo một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định, thông thoáng cho nhà đầu tư của cả hai bên nói chung và các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ EU nói riêng. 3. Nỗ lực cải cách thể chế của Việt Nam Hai FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA được ký kết vào năm 2018 và 2019, trong đó CPTPP có hiệu lực từ tháng 1 năm 2019 còn EVFTA đã được Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn ngày 12/2/2020. Việc thực thi 2 FTA thế hệ mới này chưa có đủ độ trễ về thời gian để đánh giá về tác động của việc thực thi đối với các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên những nỗ lực cải cách thể chế của Việt Nam để ký kết được 2 FTA này và nỗ lực tiếp tục cải cách thể chế sau khi ký kết hiệp định là những kết quả rất đáng ghi nhận. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực thi các FTA thế hệ mới Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 06/2016/NQ-TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nghị quyết số 06 đã đưa ra quan điểm chỉ đạo về thực hiện các FTA thế hệ mới là: ―Đẩy mạnh việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; chủ động xử lý các vấn đề nảy sinh; giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả quá trình thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là trong những lĩnh vực, vấn đề liên quan đến ổn định chính trị - xã hội‖. Tiếp theo năm 2018, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/2018/CT-TTg về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn. Chỉ thị số 26 đã nêu lên định hướng về phát huy vai trò chính phủ kiến tạo phát triển, từng bước hoàn thiện thể chế pháp luật, tạo lập môi trường kinh doanh thực sự minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Gắn việc thực thi đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình rà soát, bổ sung và hoàn thiện pháp luật và thể chế trong nước, hài hòa hóa pháp luật của Việt Nam với các cam kết quốc tế. Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 06 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết 38/2017/NQ-CP về ban hành Chương trình hành động về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 848
  4. Nghị quyết 38 đã đề ra những nội dung cụ thể nhằm nâng cao năng lực thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là Chính phủ kiến tạo, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế. Tiếp theo, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 121/2019/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Quyết định 121 đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và cách thức tổ chức thực hiện. Về nhiệm vụ Quyết định 121 đã đề ra 5 nhiệm vụ chủ yếu gồm: 1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP. 2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế. 3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực. 4. Chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp. 5. Chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Điều này thể hiện những nỗ lực và quyết tâm rất lớn của Chính Phủ trong việc kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện CPTPP và EVFTA. 4. Những thách thức của quá trình hội nhập sâu rộng Hội nhập không phải là một bức tranh toàn điểm sáng, hội nhập luôn mang đến cho kinh tế Việt Nam cả cơ hội và những thách thức song hành. Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia 2 FTA thế hệ mới nếu Việt Nam không đủ nỗ lực và quyết tâm để vượt qua các thách thức thì cơ hội sẽ biến thành nguy cơ. Hiện nay thể chế kinh tế của Việt Nam đang gặp phải một số thách thức sau: Một là, chính sách thương mại của Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các cam kết hội nhập. Việt Nam chưa xây dựng được khung chính sách thương mại chủ động và linh hoạt để giúp cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đủ năng lực vươn mình ra thị trường thế giới. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn bị thua thiệt và lung túng nhiều trong các tranh chấp thương mại, xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại và khó vượt qua được các rào cản thương mại ở những thị trường đẳng cấp như EU và Mỹ. Tính hết năm 2018 đã có 144 vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (trong đó năm 2018 đã có 19 vụ việc mới được khởi xướng). Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia điều tra PVTM nhiều nhất với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (27 vụ việc), tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (21 vụ việc), Ấn Độ (17 vụ việc) và EU (14 vụ việc).Trong số 144 vụ việc điều tra PVTM, có 81 vụ việc về chống bán phá giá, 30 vụ việc tự vệ có liên quan đến hàng hóa Việt Nam, 14 vụ việc trợ cấp và 19 vụ 849
  5. việc chống lẩn tránh thuế. So với số lượng 13 vụ việc PVTM được khởi xướng năm 2017 thì số lượng các vụ việc PVTM đã tăng thêm xấp xỉ 50% trong năm 2018. Các biện pháp tự vệ trong hoạt động thương mại của Việt Nam chưa bảo vệ được các ngành sản xuất trong nước. Một trong những nguyên nhân chính của hạn chế này là do các nội dung quy định biện pháp tự vệ trong hoạt động thương mại quốc tế còn chung chung, những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành chậm và chưa đồng bộ. Khả năng áp dụng vào cuộc sống của các biện pháp PVTM thấp do hạn chế về cơ chế, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ thực hiện. Các biện pháp tự vệ trong hoạt động thương mại quốc tế chưa hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Pháp luật Việt Nam chưa thiết lập được cơ chế hữu hiệu để tăng cường kiểm soát chất lượng, xuất xứ, chống gian lận thương mại và có chế tài nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu vi phạm để đảm bảo uy tín của Việt Nam trong quan hệ thương mại quốc tế. Hai là, năng lực thực thi pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam kém. Kể từ thời điểm năm 1990 khi Luật doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được ban hành, doanh nghiệp Việt Nam đã có 19 năm hình thành và phát triển, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Việt Nam đã tham gia hai FTA thế hệ mới quan trọng là CPTPP và EVFTA nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa ―Lớn‖ để đáp ứng được yêu cầu của hội nhập, doanh nghiệp Việt quy mô nhỏ bé, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu và năng lực thông tin hạn chế. Những điều này đã ảnh hưởng đến năng lực thực thi pháp lý của doanh nghiệp. Theo Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á, hiện nay mới chỉ có 21% các DNNVV của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia. Chi phí đầu tư cho KH&CN của doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ chiếm từ 0,2 đến 0,3% tổng doanh thu rất thấp so với các nước phát triển và có tới gần 60% doanh nghiệp đang sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên sáu năm. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp yếu kéo theo năng lực thực thi pháp luật kém, nhiều doanh nghiệp gian lận trong kinh doanh và làm ăn theo kiểu cò con, không có tư duy hội nhập, không có những hoài bão lớn trong kinh doanh, chạy theo cái lợi trước mắt mà không có ý định tạo dựng một sự nghiệp lâu dài, bền vững. Ba là, do bị hạn chế về năng lực thông tin nên các doanh nghiệp chưa “chuẩn hóa” được theo các thông lệ quốc tế. Có một thực tế đáng buồn là ngay cả những doanh nghiệp xuất nhập khẩu là đối tượng chịu tác động trực tiếp của CPTPP và EVFTA khi khảo sát với 225 doanh nghiệp có tới 49% trả lời không biết hoặc chỉ hiểu rất ít về các FTA thế hệ mới. Chỉ có 20 doanh nghiệp biết rõ về các FTA, còn chủ yếu là biết một ít (103 doanh nghiệp) hoặc ở mức trung bình (88 doanh nghiệp). Về vấn đề vận dụng các FTA vào hoạt động XNK của doanh nghiệp, có hơn 200 doanh nghiệp biết về các FTA thế hệ mới, nhưng chỉ có 124 doanh nghiệp là có vận dụng các FTA này. Nguyên nhân được các doanh nghiệp phản ánh cho việc không vận dụng các FTA thế hệ mới cũng rất đa dạng: doanh nghiệp thiếu thông tin, cho là không cần thiết, cho rằng 850
  6. khối lượng giao dịch nhỏ nên không cần, trong đó có nhiều doanh nghiệp nêu ra lý do là đối tác không yêu cầu. 5. Kết luận và khuyến nghị Có thể thấy những cơ hội mà CPTPP và EVFTA mang lại là rất lớn nếu Chính Phủ và các doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực để đón bắt những cơ hội này. Để đón bắt được cơ hội đòi hỏi hai chủ thể quan trọng nhất của nền kinh tế là Chính Phủ và doanh nghiệp cần phải tiếp tục cải cách để ―Lớn lên‖, cụ thể: - Đối với doanh nghiệp cần: + Để gỡ bỏ rào cản năng lực KH & CN hạn chế, mỗi doanh nghiệp cần đổi mới tư duy kinh doanh, không nên làm ăn chụp giật và chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. Nên có một ―tầm nhìn vươn tầm ra thế giới‖ bằng cách ứng dụng KH&CN vào sản xuất, coi KH&CN là nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần xây dựng chuỗi liên kết về KH&CN giữa các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài để phát triển. Dành một phần lớn trong tổng doanh thu để đổi mới dây chuyền sản xuất và triển khai các hoạt động R&D. + Doanh nghiệp cần tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi kinh doanh, thực hiện đúng các thủ tục tài chính, công khai minh bạch trong quản lý điều hành, quản trị nội bộ. Các doanh nghiệp nên tự ý thức xây dựng cho mình đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kinh doanh, tuân thủ các quy định của pháp luật, có tư duy vươn tầm ra thế giới và đóng góp cho xã hội công bằng và chính đáng. + Để nâng cao năng lực thông tin, các doanh nghiệp cần đổi mới tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới. Chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội. Doanh nghiệp Việt cần ―tự mình nâng mình lên‖ bằng cách tự mình trang bị cho mình những tri thức cần thiết về thị trường thế giới, kết nối với mạng phân phối toàn cầu và học cách nâng cao năng lực thông qua những thực thi của CPTPP và EVFTA. - Đối với Chính Phủ cần: + Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thể chế theo hướng đồng hành, tạo ra những lợi ích để chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp. Đưa doanh nghiệp vươn tầm ra thế giới bằng những thể chế ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới KH& CN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. + Xây dựng thể thế hỗ trợ DNNVV trong việc nâng cao năng lực tài chính, tiếp cận với các thông tin về CPTPP và EVFTA trên cả hai phương diện cơ hội và thách thức. Trong đó chú trọng đến thể chế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nắm bắt cơ hội do CPTPP và EVFTA mang lại. + Cần xây dựng một lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường: giai đoạn đầu tạo lập nền tảng để cho thị trường phát triển trên cơ sở tự do hóa thương mại, giá cả, tài chính, giai đoạn hai xây dựng các khung khổ pháp lý cho thị trường phát triển dựa trên nền tảng của tự do hóa, giai đoạn ba xây dựng cơ chế giám sát cho việc thực thi pháp luật. 851
  7. + Trên góc độ thực thi luật, cần xây dựng một Chính phủ liêm chính, hành động và minh bạch, thiết lập những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Công Thương 2019. 2. Lê Kim Nguyệt (2019) Thách thức đối với pháp luật môi trường Việt Nam dưới góc nhìn tham chiếu với CPTPP‖, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5. 3. Nhật Minh (2019), Cạnh tranh nhờ khoa học và công nghệ, Nhân dân điện tử - va-cong-nghe.html 4. Ngô Văn Vũ, Nguyễn Thùy Dương, Phạm Văn Nghĩa (2019), Tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đối với Việt Nam‖, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 5. 5. Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Minh Hằng 2019, Hoàn thiện pháp luật về các tổ chức tín dụng theo cam kết trong Hiệp định đối tác toàn diện, tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Tạp chí Luật học số 1. 6. Nguyễn Thị Tình, Đỗ Phương Thảo (2018), Nguyên tắc, điều kiện tham gia bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP, Tạp chí Luật học số 2. 7. Nguyễn Ngọc Hà (2019), Tham gia FTA thế hệ mới: Lợi thế, thách thức và vấn đề đặt ra cho Việt Nam - loi-the-thach-thuc-va-van-de-dat-ra-cho-viet-nam-309173.html 8. Thế Vinh (2019), Cảnh báo doanh nghiệp chậm hiểu FTA thế hệ mới, Tạp chí Tài chính - the-he-moi-301925.html 9. Thời báo Tài Chính Việt Nam Online (2020), Cải cách thể chế chìa khóa để hội EVFTA thành công, che-chia-khoa-de-hoi-nhap-evfta-thanh-cong-82459.aspx 10. Thư viện pháp luật - CT-TTg-2018-day-manh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-theo-huong-hieu-luc-va-hieu-qua-hon- 393297.aspx 11. Thư viện pháp luật - quyet-38-nq-cp-thuc-hien-co-hieu-qua-tien-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-2017-347295.aspx 12. Thư viện pháp luật 121-QD-TTg-2019-phe-duyet-Ke-hoach-thuc-hien-Hiep-dinh-CPTPP-405989.aspx 852