Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng lập trình cho sinh viên công nghệ thông tin

pdf 4 trang Gia Huy 17/05/2022 3130
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng lập trình cho sinh viên công nghệ thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_dao_tao_ky_nang_lap_trinh_cho.pdf

Nội dung text: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng lập trình cho sinh viên công nghệ thông tin

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG LẬP TRÌNH CHO SINH VIÊN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Lư Nhật Vinh*, Bùi Công Danh Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: lnvinh@cntp.edu.vn TÓM TẮT Kỹ năng lập trình là một yêu cầu cơ bản của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin, là điều kiện tiên quyết đối với sinh viên chuyên ngành công nghệ phần mềm và những sinh viên theo hướng công nghệ cũng như nghề sản xuất sản phẩm phần mềm. Đối với các sinh viên theo các hướng khác kỹ năng lập trình giúp sinh viên nâng cao khả năng tiếp thu bài học, ứng dụng những kiến thức tốt hơn vào thực tiễn. Cho nên kỹ năng lập trình là một phần kỹ năng không thể thiếu đối với một sinh viên ngành công nghệ thông tin. Bài viết này đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao kỹ năng lập trình của sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Từ khóa: công nghệ thông tin, kỹ năng lập trình, tư duy lập trình. 1. MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp phần mềm nước ta đã qua hơn 10 năm phát triển được xem là còn rất non trẻ so với các cường quốc phần mềm Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đều có bề dày phát triển trên 20 năm nhưng với thời gian qua công nghiệp phần mềm đã gặt hái được những thành công nhất định. Theo một báo cáo của Vụ CNTT – Bộ TT – TT, thời gian từ bây giờ tới năm 2020, Việt Nam cần khoảng 600 ngàn nhân lực làm việc trong lĩnh vực CNTT, trong khi đó, số lượng đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 400 ngàn người, tức là thiếu khoảng 200 ngàn người. Tuy nhiên con số 400 ngàn người đó chỉ là những người được đào tạo trong lĩnh vực CNTT chưa chắc đã đáp ứng được yêu cầu về công việc. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội phần mềm VN (Vinasa), hiện tổng nhân lực làm công nghệ thông tin của Việt Nam khoảng 250.000 người (trong đó có khoảng 50.000 người trong lĩnh vực sản xuất phần mềm). Ông Trần Anh Tuấn – Phó GĐ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM – cho biết: “Khảo sát 27.000 DN thuộc các ngành nghề cho thấy, năm 2010, ngành CNTT có nhu cầu nhân lực lớn nhất, chiếm 7,75%”. Bộ TT&TT dự báo nhiều khả năng ngành CNTT sẽ thiếu nhân lực trong vài năm tới nếu không có sự tăng trưởng đột phá của các cơ sở đào tạo. Theo Sách trắng về CNTT năm 2010, cả nước hiện có 271 cơ sở đào tạo về CNTT với quy mô đào tạo 50.000 chỉ tiêu trong năm học 2008-2009 và 56.000 chỉ tiêu trong năm học 2009-2010. Theo các số liệu thống cho thấy rằng nhân lực lĩnh vực phần mềm là rất lớn và nguồn tuyển sinh luôn dồi dào trong khi các doanh nghiệp lại thiếu đội ngũ lập trình đủ chuẩn đáp ứng được các yêu cầu công việc trong đó có 2 tiêu chí quan trọng là năng lực chuyên môn và ngoại ngữ. Trong đó kỹ năng chuyên môn mà cụ thể là kỹ năng lập trình trách nhiệm thuộc về những người trực tiếp giảng dạy của chúng ta, trong khi nhu cầu về công nghiệp sản xuất phần mềm là rất lớn mà những sinh viên của chúng ta không đáp ứng được nhu cầu . Từ đó gây nên sự hoang phí lớn công sức của toàn xã hội gây thiệt hại cho nền kinh tế mà cụ thể là không phát triển kịp tiến độ của thế giới trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay . 95
  2. Như vậy việc chúng ta rèn luyện kỹ năng lập trình cho sinh viên là hết sức cần thiết để phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp phần mềm nước nhà góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng Để đánh giá được thực tiễn kỹ năng lập trình cho sinh viên của khoa CNTT chúng ta cần nhìn toàn cảnh, tổng quát và sâu sắc hơn về các mặt tích cực và tiêu cực về hiện trạng kỹ năng lập trình của khoa CNTT từ trước cho đến thời điểm hiện tại để từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng này cho sinh viên khoa chúng ta. 2.2. Mặt tích cực Nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin và đặc biệt là công nghiệp phần mềm là rất lớn. Nhà trường đã có sự tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, phòng thực hành máy tính, các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy. Đội ngũ giảng viên của khoa không ngừng học tập nâng cao trình độ, đoàn kết, có tinh thần học hỏi phấn đấu và có tính hợp tác trao đổi nhằm nâng cao khả năng truyền đạt kiến thức giúp cho sinh viên nắm bắt được công nghệ mới cũng như khả năng tư duy về lập trình điển hình là bộ môn Công nghệ phần mềm (CNPM) đã và đang đưa các môn ứng dụng công nghệ vào giảng dạy (lập trình trên thiết bị di động, xây dựng các lớp ngắn hạn về phổ cập và rèn luyện tư duy lập trình cho sinh viên ). Sinh viên đầu vào của khoa có cái nhìn tích cực hơn về nghề nghiệp tương lai của mình. 2.3. Các khó khăn còn tồn tại Sự thay đổi nhanh chống về công nghệ đặc biệt là các công nghệ liên quan đến lập trình, đội ngũ giảng viên của chúng ta không có nhiều thời gian nghiên cứu soạn bài giảng, giáo trình cho nên chất lượng bài giảng chưa được phát huy tối đa đến các em sinh viên. Xuất phát điểm là lực lượng sinh viên CNTT có điểm đầu vào chưa cao. Nhưng lập trình là một kỹ năng khó, đòi hỏi sinh viên phải có tư duy tốt về thuật toán. Đây là cái mà nhiều sinh viên bị thiếu và yếu. Điều này cũng đem lại sự khó khăn cho giảng viên trong quá trình giảng dạy. Trong khi đó để cải thiện vấn đề này là không thể tiến hành nhanh chóng. Quan niệm “Học đi đôi với hành” chưa đi vào thực tế ở đây có sự hạn chế hai chiều, thứ nhất giảng viên của chúng ta chưa đưa ra nhiều hình thức bài tập thực hành để các em sinh viên thực hiện, thứ hai phần lớn xuất phát từ ý nghĩ của các em sinh viên cứ nghĩ rằng học trên lớp là đủ không bỏ thời gian luyện tập thường xuyên ở nhà. Trong khi đó để nắm vững kiến thức cũng như kỹ năng lập trình bắt buộc sinh viên phải làm nhiều bài tập hoặc các dự án thực tiễn để tích lũy thêm kinh nghiệm. Sự hạn chế về thời gian các học phần nên trên lớp các giảng viên của chúng ta chỉ có thể truyền đạt các kiến thức cơ bản nhất về môn học, còn phần lớn các kiến thức chuyên sâu các em sinh viên phải tự tham khảo tài liệu để học các kiến thức mở rộng. Một bộ phận sinh viên còn yếu Anh Văn nên khi viết một chương trình phát sinh lỗi nên không hiểu lỗi gì từ đó gây nên tâm lý chán ngán. 2.4. Giải pháp – Về phía Trường: Cần hỗ trợ cho khoa phòng máy chuyên ngành CNTT để giáo viên trong khoa có đủ trang thiết bị cũng như nơi nghiên cứu chuyên ngành tìm hiểu thí nghiệm các công nghệ mới đồng thời cũng có nơi cho các giáo viên làm các nghiên cứu khoa học cùng sinh viên để từ đó nâng cao lên kỹ năng lập trình của các em thông qua các dự án, các đề tài này. 96
  3. Tạo điều kiện cho giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu sâu hơn chuyên ngành CNPM, cũng như kết hợp tham gia các dự án thực tiễn của ngành công nghiệp phần mềm trong các công ty doanh nghiệp ở trong và ngoài nước. – Về phía khoa: Tạo mọi điều kiện, luôn lắng nghe các ý kiến đề xuất từ giảng viên luôn đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho giảng viên triển khai các kỹ năng lập trình cho sinh viên. Xem xét đề xuất nhà trường nên đưa các môn lập trình căn bản vào ngày từ học kỳ đầu để các em sinh viên có đủ thời gian làm quen và tích lũy kinh nghiệm lập trình. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến lập trình như tham gia và tổ chức các kỳ thi Olympic, tổ chức ngày hội thi thiết kế trưng bày các sản phẩm lập trình mà sinh viên làm được để khích lệ và cổ động tinh thần cho các em sinh viên ngay từ khi bước vào môi trường học tập của ngành CNTT, xây đựng câu lạc bộ Tin học với các nhóm lập trình, tuyển chọn các em khá giỏi làm nòng cốt tham gia cùng với các giáo viên trong các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học. Gấp rút xây dựng và hoàn thiện 2 lớp ngắn hạn về phổ cập kiến thức lập trình cho các em sinh viên yếu, và lớp hướng dẫn xây dựng hoàn thiện một hệ thống phần mềm thực tiễn để sau khi tốt nghiệp các em sinh viên có đủ năng lực thực tiễn làm việc trong các công ty doanh nghiệp có nhu cầu mà không phải đào tạo lại. – Về phía giáo viên Khi giảng dạy, ngoài những bài tập trong giáo trình, bài giảng giảng viên nên cho một số bài tập có ý nghĩa thực tiễn gắn liền với công nghệ mới từ đó kích thích sự tìm tòi sáng tạo của các em sinh viên. Tạo môi trường học tập thân thiện, thoải mái để các em thấy được sự thân thiện, nhiệt tình của mình, trách các tình huống so sánh giữa em này em khác, giữa khóa này khóa khác làm cho các em hoang mang, lo lắng và luôn cảm thấy tự ti từ đó chán nản không muốn học. Quý thầy cô nên đưa vào học phần của mình các đề tài hướng các em làm xuyên suốt nó cho đến kết thúc học phần để trở thành một sản phẩm ứng dụng được vào thực tiễn từ đó các em sinh viên hiểu được ý nghĩa môn học và tạo ra động lực kích thích các em chăm chỉ hơn. Cần cập nhật các kiến thức về lập trình thay đổi nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn xã hội. – Về phía sinh viên Sinh viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng lập trình đối với sinh viên ngành CNTT. Sinh viên phải nổ lực hoàn thành tất cả các bài tập thực hành kỹ năng mà giảng viên giao phó trong môn học, ngoài ra phải tích cực học nhóm tìm kiếm các đề tài, các công nghệ mới để cả nhóm cùng nhau tìm hiểu nhằm tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm. Đối với các bạn sinh viên đam mê ngành phần mềm luôn luôn phải nhớ rõ rằng “thực hành, thực hành và thực hành” để chứng tỏ rằng kỹ năng lập trình không phải là học ngày một ngày hai mà là cả một quá trình trong đó việc thực hành là yếu tố vô cùng quan trọng. Đối với giờ thực hành, để đạt hiệu quả cao, sinh viên cần tích cực làm trước bài tập ở nhà, giờ thực hành tại phòng máy dùng để ôn luyện hoặc nhờ giáo viên giúp đỡ trong việc sửa lỗi chương trình hay giải quyết các vấn đề khó. Không lạm dụng sao chép các mã nguồn từ Internet khi chưa hiểu rõ thuật toán và nắm bắt được vấn đề. Luôn luôn chủ động tìm tòi, tự học vì công nghệ luôn luôn thay đổi nếu không kỹ năng của chúng ta sẽ bị lạc hậu. 97
  4. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Qua nội dung của bài viết ta nắm được một số tình hình về kỹ năng lập trình của sinh viên khoa CNTT hiện nay. Phần lớn sinh viên CNTT của chúng ta kỹ năng lập trình còn yếu và thiếu. Nhận định được thực trạng vần đề kỹ năng của sinh viên nhà trường, khoa, và toàn thể cán bộ giảng viên đã đề ra giải pháp cải thiện kỹ năng này cho sinh viên, hạn chế thấp nhất tỷ lệ sinh viên CNTT ra trường thì doanh nghiệp phải đào tạo lại, hoặc không có việc làm do kỹ năng lập trình quá yếu. Bài viết đã đề ra một số giải pháp để nâng cao kỹ năng lập trình cho sinh viên, chúng tôi nhận thấy rằng cái quyết định quan trọng nhất là ý thức tự học tự tìm tòi đồng thời thực hành càng nhiều càng tốt, bên cạnh sự giúp đỡ hướng dẫn của quý thầy cô giúp các em có định hướng tốt là vấn đề vô cùng quan trọng, từ đó giúp cho sinh viên chúng ta cải thiện được tình hình yếu kém về khả năng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo tổng kết đào tạo Khoa CNTT Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM từ năm 2012-2015 [2]. Chương trình đào tạo ngành CNTT hệ đại học chính quy của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, 2014 [3]. Kế hoạch xây dựng và phát triển Khoa CNTT giai đoạn 2011-2016, tầm nhìn 2016-2020 98