Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) khi Việt Nam tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

pdf 7 trang Gia Huy 19/05/2022 3440
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) khi Việt Nam tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_thuc_hien_cong_tac_an_toan_ve_si.pdf

Nội dung text: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) khi Việt Nam tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (ATVSLĐ) KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) ThS. Lưu Thu Hường1 Tóm tắt: CPTPP là hiệp định thương mại tự do đa phương quy mô lớn. Xét dưới góc độ việc làm bền vững, an toàn, vệ sinh lao động, CPTPP mang lại cả cơ hội và thách thức cho Chính phủ và Doanh nghiệp Việt Nam. Về cơ hội, việc gia nhập CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội mới về việc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội. Cùng với cơ hội việc làm, các tiêu chuẩn lao động, các quy định, quy chuẩn và tiêu chuẩn về ATVSLĐ cũng tiếp tục được yêu cầu thực thi ở mức độ cao hơn; vấn đề tuân thủ quy định về ATVSLĐ được xem xét trong quá trình đầu tư, mua hàng và xem xét đánh giá về tự do bình đẳng trong thương mại và đầu tư khi tham gia sân chơi chung của quốc tế. Thách thức đặt ra cho Chính phủ và Doanh nghiệp là phải tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Công tác ATVSLĐ nhằm phù hợp và thích ứng với bối cảnh hội nhập hiện nay. Abstract: CPTPP is a large-scale multilaretal free trade agreement. From the angle of sustainable working and occupational safety and health, CPTPP brings both opportunities and challenges for Vietnam Government and Enterprises. Regarding opportunities, joining CPTPP enhances new opportunities for employment, economic growth and social benefits. Along with employment, working standards, regulations, norms and standards on OSH continue to be required to be implemented at higher level; compliance with regulations on OSH is considered in the process of investment, purchase and review of equality in trade and investment when participating in the international playing field. Challenge for the Government and Enterprises is to figure out solutions to improve the performance of OSH in order to suit and adapt to the current integration context. I. ẢNH HƯỞNG CỦA CPTPP TỚI CÔNG TÁC ATVSLĐ “Theo tờ trình của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, việc thông qua CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập toàn diện, sâu rộng, khẳng định vai trò và vị thế địa – chính trị của Việt Nam trong khu vực Đông – Nam Á cũng như châu Á – Thái Bình Dương, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.” Ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn thông qua CPTPP. Hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày 14/1/2019. Nội dung cam kết lao động trong đó 1 Email: huongluuthu@gmail.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội.
  2. 624 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 có cam kết về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Điều 19.3 Chương 19 của Hiệp định. Trong đó, quy định các nước tham gia Hiệp định phải thông qua và duy trì trong các đạo luật và quy định cũng như trong thực hiện các đạo luật và quy định ở nước mình (tức nội luật hóa và tổ chức triển khai) những quyền được nêu trong Tuyên bố 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), như chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc; loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em, cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và bảo hộ lao động khác đối với trẻ em và người vị thành niên; chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp và những điều kiện làm việc có thể chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn và sức khỏe nghề nghiệp”. Ngoài ra, Điều 19.3 cũng quy định các bên phải quy định trong pháp luật và thực hiện trong thực tiễn những điều kiện làm việc ở mức chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn sức khoẻ nghề nghiệp. 1.1. Những mặt đã đạt được Trên thực tế đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã gia nhâp 21 Công ước của ILO, bao gồm 5 Công ước cơ bản. Trong số này, liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt phải kể đến là Công ước về an toàn, vệ sinh lao động số 155 năm 1981, Công ước về thúc đẩy khung chính sách an toàn, vệ sinh lao động số 187 năm 2006. Quá trình xây dựng Bộ luật Lao động, đặc biệt là Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua, các quy định trong các công ước của ILO về an toàn, vệ sinh lao động cũng đã được rà soát, nội luật hóa. Cụ thể như cơ chế ba bên thông qua các quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, của nhà nước, của tổ chức chính trị, xã hội; các quy định dựa trên các nguyên tắc ưu tiên công tác phòng ngừa; đặc biệt Luật An toàn, vệ sinh lao động còn mở rộng đối tượng áp dụng tới người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (khu vực không có quan hệ lao động). Như vậy, hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam về công tác an toàn, vệ sinh lao động cơ bản đã nội luật hóa phù hợp với các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO về an toàn, vệ sinh lao động. Nội luật hoá được thực hiện trong cả khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động thông qua các hoạt động thiết lập bộ máy quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động từ trung ương, đến cấp cơ sở ở địa phương như xã, phường; duy trì thường niên cơ chế đối thoại của hội đồng quốc gia, hội đồng cấp tỉnh về an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng thiết chế về thanh tra lao động (trong đó có Thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động riêng biệt). Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ: Chính sách của Nhà nước về ATVSLĐ là khuyến khích phát triển các cơ sở hoạt động dịch vụ về ATVSLĐ như huấn luyện, kiểm định, quan trắc môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe nhằm xã hội hoá công tác ATVSLĐ; xây dựng và duy trì các thiết chế bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền ATVSLĐ đến doanh nghiệp, người lao động và quần chúng nhân dân lao động. 1.2. Những khó khăn, thách thức Để đáp ứng được các chuẩn mực chung về ATVSLĐ trong sân chơi CPTPP, chúng ta cũng đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức về quản lý, thực hiện, triển khai công tác ATVSLĐ đó là:
  3. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 625 1.2.1. Nội dung của Công tác ATVSLĐ Nội dung của công tác ATVSLĐ rộng, có liên quan đến nhiều vấn đề, mọi người dân, thuộc nhiều cơ quan quản lý, từ kiểm soát thông tin đầu vào của các yếu tố sản xuất như máy, thiết bị, hóa chất, nhà xưởng, sức khỏe người lao động, điều kiện lao động, đến các vấn đề như: lao động chưa thành niên, lao động nữ, lao động là người cao tuổi; thời giờ làm việc, đến việc giải quyết hậu quả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, cả khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động. Vì nội dung hoạt động rộng, Quản lý nhà nước về lĩnh vực này cũng đòi hỏi cao hơn, có sự tham gia góp mặt của nhiều Bộ ban ngành đối với cùng một vấn đề. Việc chồng chéo về thủ tục hành chính, thẩm quyền quản lý và triển khai thực hiện là điều không tránh khỏi. 1.2.2. Nhận thức Người sử dụng lao động chưa nhận thức hết sự liên quan giữa phát triển bền vững và an toàn, vệ sinh lao động như lợi ích của công tác ATVSLĐ đến nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành, vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại như các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội nên chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động hoặc thực hiện còn mang tính đối phó hình thức. Vấn đề ý thức, tác phong của một bộ phận người lao động còn chủ quan, xem nhẹ công tác an toàn, vệ sinh lao động; chưa chủ động thực hiện đầy đủ các quyền cũng như trách nhiệm của mình trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Người lao động còn thiếu các kỹ năng, hiểu biết để phòng tránh các nguy cơ, rủi ro gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 1.2.3. Nguồn lực Với hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư tốt hơn, người lao động Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, điều kiện lao động, thu nhập, đời sống được nâng cao hơn, được bảo vệ và bình đẳng với người lao động các quốc gia khác. Để tận dụng được những cơ hội CPTPP mang lại, lực lượng lao động của Việt Nam cần được đào tạo để có kỹ năng nghề, công nghệ thông tin, đặc biệt khi vào giai đoạn công nghiệp 4.0. Nếu không đáp ứng được yêu cầu, nguy cơ không có việc làm, thất nghiệp của người lao động là rất lớn, luôn có thể đến với cá nhân, nhóm người thậm chí là cả doanh nghiệp. Khi quy mô của nền kinh tế càng lớn, đòi hỏi nguồn lực như nhân sự, tài chính mà Nhà nước đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động tăng; tuy nhiên trong bối cảnh tinh giảm biên chế, thắt chặt các chi tiêu công thì sự gia tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho công tác an toàn, vệ sinh lao động là rất hạn chế. Năng lực quản lý, kiểm soát công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ quan quản lý an toàn, vệ sinh lao động còn nhiều bất cập, chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển. Thiếu một đội ngũ quản lý, triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ ở cấp cơ sở. Do nguồn cung về nhân lực này còn hạn chế, Các trường Đại học đào tạo về chuyên ngành này còn rất ít. Hiện nay, có hai trường Đại học đào tạo chính quy về ngành ATVSLĐ, ngoài ra có rất ít trường Đại học đưa vào thành học phần học tập cho sinh viên. Nguồn nhân lực trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; nhận diện và đánh giá các nguy cơ, rủi ro mới về an toàn, vệ sinh lao động chưa bắt kịp với sự phát triển của kinh tế, xã hội.
  4. 626 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1.2.4. Hệ thống văn bản pháp luật Một số chính sách, quy định về an toàn, vệ sinh lao động cũng không còn phù hợp trong điều kiện của tình hình thực tiễn, cần được tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp hơn khi Việt Nam tham gia CPTPP như danh mục một số công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại cấm sử dụng lao động nữ, đảm bảo sự bình đẳng, quyền được lựa chọn việc làm cũng như cơ hội có việc làm của lao động nữ; vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ làm thêm của người lao động trong bối cảnh công nghệ 4.0 đang phát triển nhanh và mạnh; Hệ thống thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tư vấn về ATVSLĐ còn nhiều hạn chế; Quy trình báo cáo về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở cấp cơ sở, địa phương còn nhiều thủ tục hành chính chồng chéo và gây phiền nhiễu bất cấp cho doanh nghiệp. Chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào vấn đề quản lý nhà nước về ATVSLĐ như: Báo cáo hàng năm của các doanh nghiệp về Công tác ATVSLĐ còn dài và thủ công, phiếu tự kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động hàng năm cho doanh nghiệp còn thực hiện chưa hiệu quả. Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn triển khai sửa đổi nhiều khiến doanh nghiệp chưa kịp thời cập nhật thì đã có sự thay đổi, việc triển khai cấp cơ sở rất khó khăn và lúng túng. 1.2.5. Các dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động Phát triển dịch vụ về ATVSLĐ đã hình thành như khám chữa bệnh nghề nghiệp, huấn luyện ATVSLĐ, kiểm định an toàn máy thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt, quan trắc môi trường lao động; hệ thống tư vấn kỹ thuật, hệ thống quản lý về ATVSLĐ với tốc độ nhanh kể từ trước và sau khi Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 ra đời. Tuy nhiên các tổ chức dịch vụ này chưa đáp ứng các yêu cầu của phát triển, còn nhiều vướng mắc về mặt triển khai và hệ thống thủ tục hành chính còn cồng kềnh chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Nhiều đơn vị dịch vụ về huấn luyện ATVSLĐ ra đời, quản lý lỏng lẻo dẫn tới tình trạng triển khai đối phó, trục lợi, hoạt động thiếu hiệu quả. II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG (ATVSLĐ) NHẰM PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH HIỆN NAY Để công tác ATVSLĐ thật sự có hiệu quả trong tình hình hiện nay thì cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội đối với công tác này. Đây là vấn đề đã được Ban Bí thư chỉ rõ trong Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đồng thời đã được quy định rõ trong Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. 2.1. Giải pháp tăng cường nhận thức về Công tác ATVSLĐ Tăng cường nhận thức về ATVSLĐ góp phần thúc đẩy thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, đảm bảo thực hiện quyền và trách nhiệm không chỉ của người sử dụng lao động mà của cả người lao động. Giải pháp này muốn thực hiện được phải thông qua các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ đối với Doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Phải coi trọng và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền ATVSLĐ đến tận cơ sở sản xuất- kinh doanh, đến từng người lao động bằng hình thức phong phú, đa dạng, đi vào chiều sâu để bảo đảm mọi người dân đều có thể tiếp cận được với các thông tin về ATVSLĐ, hình thành văn hóa an toàn tại cơ sở lao động.
  5. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 627 Tiếp tục đổi mới và triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đến các đối tượng, chủ thể có liên quan; Đặc biệt cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về công tác ATVSLĐ cần có những chương trình huấn luyện về ATVSLĐ đi sâu vào chất lượng cho các đối tượng là chủ doanh nghiệp, cơ sở lao động nhằm thay đổi nhận thức của chính những nhà quản lý doanh nghiệp về ATVSLĐ. Nhà nước cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu và các hoạt động cung cấp thông tin về các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp. Vì hiện nay hệ thống văn bản của Việt Nam lớn và da dạng khiến việc tra cứu tìm kiếm rất khó khăn cho doanh nghiệp; mở rộng các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động trong khu vực phi kết cấu. Tiếp tục tổ chức có hiệu quả các hoạt động của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, các phong trào thi đua sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Công tác thông tin, tuyên truyền cần phải đổi mới theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của doanh nghiệp và người lao động. 2.2. Giải pháp tăng cường và nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác ATVSLĐ Đội ngũ cán bộ, nhân sự làm công tác ATVSLĐ trong các cơ quan quản lý Nhà nước, trong các doanh nghiệp, cơ sở lao động cần nâng cao năng lực thông qua bồi dưỡng, tập huấn, kỹ năng và cập nhật kiến thức phù hợp với tình hình thực tiễn. Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật An toàn, vệ sinh lao động tới các đối tượng người lao động làm việc trong khu vực này đồng nghĩa với khối lượng công việc quản lý nhà nước an toàn, vệ sinh lao động sẽ nhiều hơn, đòi hỏi phải có sự phân cấp, phân quyền và cải cách hành chính mạnh mẽ. Trong bối cảnh biên chế, nhân lực làm công tác này hiện nay được coi là khá mỏng thì việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phân cấp hợp lý và tăng cường trách nhiệm của từng cấp từng ngành là quan trọng, nhất là cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đội ngũ làm công tác ATVSLĐ cấp cơ sở còn chưa được đào tạo bài bản nguyên nhân do từ nguồn cung cấp đội ngũ này từ các trường Đại học còn quá ít so với nhu cầu thực tế. Các bộ an toàn cấp cơ sở cũng cần được phân loại theo chuyên môn nghiệp vụ, có thể sử dụng cả những người lao động trực tiếp tại các tổ đội sản xuất đã có thời gian cống hiến thực tiễn lâu năm tại doanh nghiệp am hiểu về dây chuyền công nghệ, kỹ thuật có phẩm chất tư cách tốt được đào tạo chuyên tu thêm để phụ trách công tác an toàn. 2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn về ATVSLĐ Tăng cường thanh tra chuyên ngành bằng các hình thức thanh tra theo kế hoạch nhằm sớm phòng ngừa, kịp thời phát hiện những sai phạm của Doanh nghiệp trong thực hiện công tác ATVSLĐ để hướng dẫn, định hướng cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ xung và nâng cao hiệu quả các hoạt động ATVSLĐ. Đối với những lĩnh vực trọng điểm, có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm để ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đưa tin, công khai các đơn vị vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng; biểu dương các đơn vị làm tốt và phê phán các đơn vị, tổ chức vi phạm để doanh nghiệp, xã hội được biết. 2.4. Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về ATVSLĐ Tích cực triển khai các hoạt động của Mạng thông tin quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động kết nối với Mạng An toàn, vệ sinh lao động khu vực ASEAN (ASEAN-OSHNET) và
  6. 628 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 quốc tế; chủ động tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tiếp cận, ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước để đảm bảo ngày càng tốt hơn công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở trong nước. Tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, tiến tới chủ động đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong nước. 2.5. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ thông qua xây dựng, rà soát, chỉnh sửa khung pháp lý, và chế độ chính sách về ATVSLĐ Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính để tiết kiệm chi phí và thu hút các nguồn lực xã hội cho công tác ATVSLĐ, tăng khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp, giảm áp lực công việc đối với cơ quan hành chính. Bảng 2.1. Một số đề xuất chỉnh sửa khung pháp lý và chế độ, chính sách về ATVSLĐ nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác ATVSLĐ tại cơ sở sản xuất kinh doanh Tên trích yếu văn bản gây Khó khăn, vướng mắc khi thực STT vướng mắc, khó khăn trong Kiến nghị hiện triển khai quá trình thực hiện 1 Luật ATVSLĐ, điều 29: Lập - Ở Tỉnh, địa phương, Sở xây dựng - Cần có quy định cụ thể phương án bảo đảm AT,VSLĐ là đơn vị cấp phép xây dựng các về cơ chế phối hợp trong khi xây mới, mở rộng hoặc cải công trình và thẩm định phương việc quản lý phương án tạo công trình, cơ sở để sản xuất, án An toàn trong thi công. bảo đảm ATVSLĐ khi xây sử dụng, bảo quản, lưu trữ máy - Việc sử dụng bảo quản, lưu trữ, dựng mới, cải tạo, mở rộng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt máy thiết bị vật tư có yêu cầu các máy thiết bị vật tư có về ATVSLĐ nghiêm ngặt ATVSLĐ là do sở yêu cầu nghiêm ngặt về LĐTBXH quản lý hướng dẫn thực ATVSLĐ hiện, khai báo 2 Danh mục Nghề công việc nặng Được ban hành kèm theo 6 Quyết Hợp nhất thành một thông nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc định, 2 Thông tư do Bộ LĐTBXH tư ban hành danh mục nghề, biệt nguy hiểm ban hành từ năm 1995 đến nay công việc nặng nhọc, độc gây khó khăn cho quá trình tra hại, nguy hiểm thay thế cho cứu, thực hiện và triển khai tại cơ tất cả các Quyết định, Thông sở sản xuất, kinh doanh tư đã ban hành trước đây 3 Luật ATVSLĐ, điều 78: Căn cứ - Văn bản không quy định cụ thể - Đề nghị có văn bản quy vào nguy cơ xảy ra tai nạn lao trình tự, thủ tục và cơ quan nào có định, hướng dẫn cụ thể động, bệnh tật tại nơi làm việc thẩm quyền phê duyệt kế hoạch trình tự, thủ tục và cơ quan và quy định của pháp luật, người ứng cứu khẩn cấp có thẩm quyền phê duyệt kế sử dụng lao động phải xây dựng hoạch ứng cứu khẩn cấp kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật
  7. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 629 Tên trích yếu văn bản gây Khó khăn, vướng mắc khi thực STT vướng mắc, khó khăn trong Kiến nghị hiện triển khai quá trình thực hiện 4 Luật ATVSLĐ, điều 12: Hành vi - Việc sử dụng lao động làm công - Vậy nếu trong sai phạm này bị nghiêm cấm có quy định “Sử việc có yêu cầu nghiêm ngặt về có tính đến yếu tố vi phạm dụng lao động hoặc làm công an toàn mà chưa được huấn luyện của Người lao động thì cần việc có yêu cầu nghiêm ngặt về về ATVSLĐ là vi phạm thuộc về nghiên cứu xem xét đưa ra an toàn, vệ sinh lao động khi người sử dụng lao động có hình điều kiện cụ thể phù hợp với chưa được huấn luyện về an phạt quy định. Tuy nhiên văn bản tình hình thực tiễn tránh đẩy toàn, vệ sinh lao động”. có quy định “hoặc làm” nhằm người lao động vào tình tiết hướng tới vi phạm thuộc về Người vi phạm nêu trên. lao động. Điều này gây trở ngại do một số các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt như xây dựng thì phần đông công nhân ở các vùng dân trí thấp nên bản thân họ chưa nhận thức được vi phạm của mình thậm chí là không biết mà vẫn phải làm công việc đó. 5 Phụ lục Ib Nghị định 44/2016/ - Thẩm quyền cấp giấy chứng - Chuyển về một đầu mối NĐ-CP nhận đủ điều kiện kiểm định Kỹ cấp Giấy chứng nhận là Bộ thuật an toàn giao cho quá nhiều LĐTBXH để không gây Bộ ngành chịu trách nhiệm. phiền hà cho đơn vị kiểm định và người sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. Quá trình thực hiện triển khai Công tác ATVSLĐ tại cấp cơ sở có những vướng mắc, khó khăn thuộc về thủ tục hành chính và khung pháp lý còn hạn chế sẽ góp phần kìm hãm sự phát triển của Doanh nghiệp về kinh tế và con người. Vì vậy, hằng năm Chính phủ định kỳ tổ chức đối thoại với Doanh nghiệp để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện triển khai Công tác ATVSLĐ để cùng tìm hướng giải quyết phù hợp. Qua đối thoại Chính phủ và các cơ quan tham mưu sẽ trực tiếp trả lời chất vấn, băn khoăn của doanh nghiệp góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định chung về ATVSLĐ theo đúng pháp luật Việt Nam và phù hợp với yêu cầu chung của Quốc tế nói chung đặc biệt thoả mãn các yêu cầu riêng của các nước thành viên CPTPP để không mất đi cơ hội hội nhập, tăng trưởng kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ước số 155, Công ước về An toàn lao động và vệ sinh lao động, 1981. 2. Công ước 187, Công ước về Cơ chế thúc đẩy An toàn và vệ sinh lao động, 2006. 3. Luật An toàn, Vệ sinh lao động, 2015. 4. Bản dịch Chương 19 của TPP, do CPTPP giữ nguyên nội dung Chương này. 5. Nguyễn Mạnh Cường, 2018, “Cam kết chính về lao động của Việt Nam trong CPTPP và FA với EU”.