Nghiên cứu tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến chuyển dịch dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

pdf 17 trang Gia Huy 18/05/2022 1950
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến chuyển dịch dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tac_dong_cua_hiep_dinh_doi_tac_toan_dien_va_tien.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến chuyển dịch dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH DÕNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM PGS, TS. Hà Văn Sự Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Việc gia nhập WTO có thể coi là cột mốc đánh dấu cho sự khởi đầu làn sóng hội nhập lần thứ nhất của Việt Nam, hiện nay Việt Nam đang nỗ lực gia nhập một số Hiệp định thương mại tự do được gọi là các “FTA thế hệ mới”, trong đó đặc biệt phải nói đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ hai mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam. Làn sóng này có thể tác động mạnh mẽ không chỉ đến hoạt động xuất, nhập khẩu mà cả đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Bài viết đã lựa chọn và sử dụng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu tác động của Hiệp định CPTPP đến sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, qua đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI ở Việt Nam thời gian tới. Từ khóa: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hiệp định thương mại tự do (FTA) 1. Đặt vấn đề Ngày 8/3/2018, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 quốc gia thành viên (gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) đã được ký kết tại thủ đô Santiago của Chile. Các thành viên tham gia Hiệp định CPTPP đang chiếm 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân với tổng kim ngạch trên 10.000 tỷ USD. Dù không có qui mô và mức độ cam kết mở c a thị trường bằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Binh Dương (TPP) c , song CPTPP c ng đã trở thành một Hiệp định toàn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực rộng lớn (bao gồm cả các vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và các vấn đề phi thương mại khác) và về bản chất, đây là Hiệp định cao hơn, tiến bộ hơn so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) t trước tới nay và được xem là Hiệp định khuân mẫu của thế kỷ XXI. Việc thực thi các cam kết CPTPP nói chung và cam kết về đầu tư trong Hiệp định này nói riêng, xét trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện tại và xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới sẽ đưa đến cơ hội thuận lợi cho các thành viên CPTPP thu hút FDI t các quốc gia, khu vực trong và ngoài CPTPP. Những tác động có thể có của CPTPP đối với việc thu hút FDI của các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam sẽ đến t hai khía cạnh: Một là trực tiếp t các cam kết CPTPP về đầu tư, và hai là t các triển vọng cộng hưởng mà CPTPP mang lại cho nền kinh tế. Bởi vậy, ngoài lợi ích khá rõ về mở c a thị trường hàng hóa qua xóa b hàng rào thuế quan và phi thuế quan, CPTPP khi đi vào 5
  2. thực thi c ng được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể về dòng vốn đầu tư trên thế giới vào các quốc gia thành viên của CPTPP. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP vào ngày 15/11/2018 và vì vậy, CPTPP đã chính thức có hiệu lực và bước vào giai đoạn thực thi với Việt Nam t 14/1/2019. Với Việt Nam, việc tham gia CPTPP được kỳ vọng nhất trong số các hiệp định mà Việt Nam đã k kết. Hiệp định CPTPP có thể có những tác động mạnh mẽ nhất đến các quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam trên cả cấp độ song phương và đa phương. Tuy nhiên, trong đầu tư c ng giống như trong thương mại, sức ép về cạnh tranh thu hút các dòng vốn ngoại vào Việt Nam không kém gì sức ép cạnh tranh trong xuất khẩu. Bởi cơ hội thu hút đầu tư thông qua CPTPP không ch dành riêng cho Việt Nam mà còn cho tất cả các nước thành viên khác. Do vậy, đối với Việt Nam, việc nghiên cứu chuyên sâu, c ng như có những phân tích, dự báo và đánh giá tác động, khả năng chuyển dịch vốn FDI vào Việt Nam sau khi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực là hết sức cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này đã lựa chọn và s dụng mô hình kinh tế lượng phù hợp để nghiên cứu tác động của Hiệp định CPTPP đến sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, qua đó đề xuất những định hướng chính sách nhằm thu hút và s dụng có hiệu quả dòng vốn FDI ở Việt Nam, đặc biệt là hướng tới ưu tiên thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới phục vụ cho mục tiêu thực hiện thành công sự nghiệp nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế bền vững. 2. Tổng quan một số mô hình nghiên cứu về tác động của các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTAs) đến sự chuyển dịch dòng vốn đầu tƣ FDI vào các nƣớc thành viên Một số mô hình phổ biến đã được s dụng để nghiên cứu tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đối với sự dịch chuyển dòng vốn FDI vào các nước tham gia hiệp định, cụ thể: - Mô hình Cân bằng tổng thể: Các mô hình cân bằng tổng thể CGE, GTAP1 là công cụ được s dụng khá rộng rãi để đánh giá tác động của hội nhập kinh tế (Kitwiwattanachai, 2008). Tuy nghiên, mô hình CGE, GTAP ban đầu không dành riêng cho việc đánh giá tác động của hội nhập kinh tế đến dòng vốn FDI vào các quốc gia. Dựa trên nghiên cứu của Petri (1997), Dee và Hanslow (2000) đã t ch hợp vốn FDI vào mô hình GTAP, và được tác giả gọi tên là mô hình FTAP. Với việc ứng dụng mô hình FTAP, các tác giả đã ước t nh được các lợi ch t việc loại b các rào cản thương mại đối với dòng vốn FDI vào Urugay. Qiaomin Li (2015) đã ứng dụng mô hình CGE để đánh giá tác động của ACFTA và RCEP đối với dòng vốn FDI vào các quốc gia Đông Á tham gia hiệp định. Đối với Việt Nam, nghiên cứu của Fukase, Martin (2001) c ng đã s dụng mô hình CGE để đánh giác tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của các mô hình CGE, GTAP là thường được s dụng để phân t ch các tác động của FTAs tiềm năng hoặc FTAs mới được thiết lập (mới có hiệu lực thi hành). 1 Mô hình CGE: Mô hình cân bằng tổng thể (Computable General Equilibrium Model); Mô hình GTAP: Mô hình Dự án phân t ch thương mại - là một mô hình cân bằng tổng thể. 6
  3. Các tác động được liên kết chặt chẽ với nhau trong tổng thể nền kinh tế. Tuy nhiên, điểm hạn chế của dạng mô hình này là yêu cầu bộ dữ liệu lớn, bao gồm tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, trong khi các mô hình kinh tế lượng khác có thể cần t dữ liệu hơn (thường là yêu cầu dữ liệu chuỗi thời gian hoặc dữ liệu dạng bảng của một số ch tiêu có liên quan). Bên cạnh đó, t nh cập nhật của các tham số k thuật của các mô hình cân bằng tổng thể có thể không được đảm bảo. Hai hạn chế này khiến cho sai số của mô hình có thể lớn hơn so với các mô hình kinh tế lượng khác. - Mô hình Gravity mở rộng: Với mô hình Gravity, FDI được xác định là biến phụ thuộc vào GDP của hai quốc gia và khoảng cách địa l giữa chúng. Để ứng dụng cho việc đánh giá tác động của các FTA đối với dòng vốn FDI, dựa trên điều kiện thực tế, các biến số quan trọng khác (ngoài biến quy mô và khoảng cách) đã được đưa vào mô hình như một sự cải tiến, mở rộng nhằm giải th ch tốt hơn sự dịch chuyển của dòng vốn FDI vào các quốc gia khi tham gia các FTA. Shandre M. Thangavelu và Christopher Findlay (2011) ứng dụng mô hình Gravity mở rộng xem xét tác động của các FTA đối với dòng vốn FDI vào các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 1986 - 2007 trên cơ sở s dụng dữ liệu bảng của 43 quốc gia bao gồm 30 quốc gia OECD và 13 quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 2 Mô hình thực nghiệm có dạng: FDIit = f(GDP ijt-1, FDIit-1, DumFTA, Distij, Orther) . Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô thị trường, khả năng, tiềm năng mở rộng thị trường (biến đại diện là GDP và tốc độ tăng trưởng GDP) và kết quả thu hút vốn FDI năm trước có tác động mạnh đến dòng vốn FDI vào các quốc gia tiếp nhận khi tham gia các FTA. Jongchol Moon (2009) mở rộng mô hình Gravity với việc đưa thêm vào các biến quan trọng như: Độ mở thương mại của quốc gia nhận vốn FDI (Trade Openness) và Biến giả FTA (DumFTA). Mô hình thực nghiệm dạng: FDI = f(GDPi, GDPj, Trade Openness, DumFTA, Xi). Với lập luận, khi tham gia các FTA, độ mở thương mại càng lớn phản ánh các rào cản thương mại càng thấp và ngược lại, theo đó biến số Trade openess được coi là biến số quan trọng phản ánh tác động của các FTA đến dòng vốn FDI vào các quốc gia thành viên. Tác giả đã s dụng dữ liệu bảng của trên 55 quốc gia có tham gia k kết các FTA song phương và đa phương trong giai đoạn 1980 - 2003. Kết quả nghiên cứu khẳng định: (1) FTAs có tác động t ch cực tới FDI giữa các quốc gia thành viên và (2) Độ mở thương mại c ng có tác động mạnh và t ch cực với vốn FDI. Khi tham gia các FTA, các quốc gia thành viên có độ mở thương mại lớn hơn sẽ có khả năng nhận được nhiều vốn FDI hơn. Việc đưa thêm biến Trade Openness vào mô hình Gravity nhằm xem xét ảnh hưởng của các FTA đến dòng vốn FDI vào các quốc gia có tham gia các hiệp định trước đó c ng đã được Brainard (1993), Blomstrom and Kokko (1997), Stone, Jeon (1999), Szczepkowska, Wojciechowski (2002), Levy-Yeyati, Stein and Daude (2003), Kumar, Zajc (2003), Bevan, 2 GDP ijt-1: GDP của quốc gia i và quốc gia j (trễ 1 quan sát); FDIit-1: lượng vốn FDI vào quốc gia i (trễ 1 quan sát); DumFTA: biến giả thể hiện 1 nước có tham gia các FTA hay không; Distij: khoảng cách giữa nước nguồn và nước nhận FDI. 7
  4. Estrin (2004), Portes, Rey (2005), Lada, Tchorek (2008) thực hiện. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định tác động tích cực của độ mở thương mại đối với dòng vốn FDI. Với Việt Nam, nghiên cứu của Phạm (2011) ứng dụng mô hình Gravity mở rộng, phương pháp ước lượng OLS và Random Effect (GLS), s dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1990 – 2008 của 17 nước thành viên để đánh giá tác động của việc gia nhập WTO với dòng vốn FDI vào Việt Nam. Kết quả hồi quy cho thấy việc Việt Nam gia nhập vào WTO đã có nghĩa t ch cực đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO c ng có thể làm Việt Nam dễ bị tổn thương hơn đối với khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu trong tương lai. Hoàng Ch Cương và cộng sự (2013) một lần nữa đã củng cố kết quả nghiên cứu của Phạm (2011) về tác động WTO đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Các tác giả c ng s dụng mô hình Gravity, với dữ liệu bảng giai đoạn 1995-2011 t 18 đối tác đầu tư nước ngoài quan trọng của Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy như dự đoán, WTO có tác động lớn đến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Trong khi đó, không có bằng chứng thuyết phục rằng các hiệp định thương mại song/đa phương mà Việt Nam đã gia nhập hoặc ký kết gần đây thúc đẩy dòng vốn này vào Việt Nam. - Mô hình Knowlege – Capital mở rộng: Carr et al. (2001) đã đề xuất một mô hình thực nghiệm dựa trên l thuyết mô hình Knowledge - Capital để đánh giá tác động của các yếu tố đến dòng vốn FDI vào một quốc gia, trong đó dòng vốn FDI phụ thuộc vào quy mô thị trường, chi ph thương mại, chi ph đầu tư và vốn k năng: FDI = f(GDP, Trade cost, Investment costs, Skilled labor). Egger và Pfaffermayr (2004) mở rộng kết quả nghiên cứu của Carr et al. (2001) với việc đưa thêm vào mô hình các biến giả FTA. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô thị trường (quy mô nền kinh tế), các rào cản đầu tư và chi ph thương mại có ảnh hưởng đáng kể đối với dòng vốn FDI. Chi ph thương mại giảm khi một quốc gia tham gia FTA có khả năng làm tăng tổng vốn FDI bằng việc k ch th ch các nhà đầu tư FDI khai thác các lợi thế thương mại. Với việc ứng dụng mô hình Knowledge - Capital mở rộng, Egger và Pfaffermayr (2004) và Jang (2011) c ng đưa ra kết quả tương tự t việc nghiên cứu trên dữ liệu về FDI giữa các quốc gia OECD. Còn Yeyati, Stein và Daude (2003) và Velde và Bezemer (2006) cho thấy các FTA có tác động t ch cực đến đầu tư trực tiếp của các nước đang phát triển. Chankwon Bae, Yong Joon Jang (2013) đã xây dựng mô hình Knowledge - Capital mở rộng cho Hàn Quốc để đánh giá tác động của các FTAs đến dòng vốn FDI ra và vào Hàn Quốc trong giai đoạn 2000-2010 với 184 đối tác song phương. So với mô hình gốc của Carr et al. (2001), ngoài việc s dụng biến giải th ch là GDP (đại diện cho quy mô nền kinh tế), các biến giả về BIT và FTA, Bae và Jang đã đưa vào các biến đại diện ph hợp với các điều kiện về dữ liệu và thực tế diễn ra, theo đó tác giả đã s dụng các biến số Độ mở thương mại (Trade Openness) đại diện đo lường chi ph thương mại (Trade cost) và biến số Chi ph tiền lương/Sự khác biệt Chi ph tiền lương (DIFF) đại diện đo lường chi ph đầu tư. Mô hình hồi quy có dạng: Ln(FDI)=β0+β1ln(GDPsum)+β2ln(DIFF)+β4ln(OPEN)+β5BIT+β6FTA+β2ln(SM)+ ε 8
  5. Kết quả ước lượng cho thấy Độ mở thương mại, Tốc độ tăng GDP, sự khác biệt về Chi phí tiền lương có tác động tích cực đến dòng vốn FDI tại Hàn Quốc. - Các mô hình hồi quy khác: Nhiều mô hình thực nghiệm khác đã được thực hiện để mô ph ng tác động của các FTA tới dòng vốn FDI trên cơ sở ước lượng các phương trình trong đó FDI phụ thuộc vào các yếu tố đại diện cho tác động của các FTA, như: Florence Jaumotte, IMF (2004) đã xây dựng mô hình đánh giá tác động của các RTA (regional trade agreements) đến dòng vốn FDI tại 71 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1980-1999, theo đó các biến số quan trọng được đưa vào mô hình gồm: Quy mô thị trường/nền kinh tế (GDP); Hiệu ứng tích tụ thông qua lượng vốn FDI trong quá khứ; Độ mở thương mại (Trade Openness); Chi phí lao động (Labor cost); Môi trường đầu tư và một số biến kiểm soát khác. Trong đó: Độ mở thương mại được xem xét đại diện cho các thay đổi về rào cản thương mại khi các quốc gia tham gia vào RTAs; Môi trường đầu tư thể hiện những thay đổi trong các điều khoản về môi trường đầu tư được thoả thuận trong RTAs. Kết quả nghiên cứu thấy cả quy mô thị trường, độ mở thương mại, sự thay đổi trong môi trường đầu tư đều có ảnh hưởng đáng kể đến dòng vốn FDI tại các quốc gia nghiên cứu. Các kết quả ước lượng của Demirhan and Masca (2008), Iamsiraroj (2016) tiếp tục khẳng định tác động của độ mở thương mại đến dòng vốn FDI. Đối với Việt Nam, nghiên cứu của Nguyen và Haughton (2002) s dụng số liệu 16 nước ASEAN t 1990 - 1999 để định lượng yếu tố ảnh hưởng đến FDI vào Việt Nam. Kết quả mô hình ch ra rằng BTA Việt Nam - Hoa Kỳ giúp gia tăng 30% vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn này ch được duy trì khi nếu Việt Nam thực hiện những sự thay đổi cần thiết và gia nhập WTO vào năm 2005. Nghiên cứu của Hoàng (2006) s dụng số liệu chuỗi thời gian t 1988 đến 2005 xây dựng mô hình thực nghiệm chuỗi thời gian để đánh giá các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Kết quả ch ra rằng, mức độ mở c a thương mại của nước chủ nhà là một trong những nhân tố hấp dẫn dòng vốn đầu tư FDI. Nghiên cứu này c ng ch ra không có mối liên hệ giữa dòng vốn FDI với thời điểm gia nhập ASEAN. Trong nhiều trường hợp các dạng mô hình kinh tế lượng với FDI là biến phụ thuộc t ra hiệu quả hơn so với các mô hình lớn như CGE, GTAP trong việc đánh giá tác động của các FTA đến dòng vốn FDI vào các quốc gia tham gia hiệp định. Do đó, các mô hình này được ứng dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm. 3. Mô hình và dữ liệu nghiên cứu tác động của Hiệp định CPTPP đến sự chuyển dịch dòng vốn đầu tƣ FDI vào Việt Nam a) Thiết kế mô hình nghiên cứu Trên cơ sở tham khảo và kế th a các mô hình thực nghiệm đã được s dụng trong việc đánh giá tác động của các FTA đến dòng vốn FDI, trong khả năng khai thác dữ liệu và khai thác ưu điểm của các loại mô hình, bài viết này lựa chọn xây dựng mô hình kinh tế lượng sử dụng chuỗi số liệu theo thời gian cho trường hợp Việt Nam khi tham gia CPTPP. Trong đó: - Biến phụ thuộc là lượng vốn FDI vào Việt Nam. - Các biến giải thích được đề xuất gồm: 9
  6. + Quy mô thị trường/nền kinh tế và tiềm năng tăng trưởng của nó: Như đã ch ra trong nội dung tổng quan các mô hình định lượng, hầu hết các kết quả phân t ch định lượng đều tìm thấy tác động t ch cực và có nghĩa của quy mô thị trường trong nước và tăng trưởng dự kiến của nó đối với nguồn vốn FDI mà một quốc gia nhận được. Biến số đại diện là GDP và/hoặc tốc độ tăng GDP. Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tương đối ổn định so với nhiều quốc gia đang phát triển khác cho thấy tiềm năng phát triển của đất nước, được xem là một trong những yếu tố hấp dẫn dòng vốn FDI vào Việt Nam. Việc tham gia các FTA, trong đó có CPTPP có thể có tác động t ch cực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Vì vậy, có cơ sở vững ch c để lựa chọn biến số GDP và/hoặc tốc độ tăng GDP để đưa vào mô hình. + Độ mở thương mại: Tương tự như biến GDP/tốc độ tăng GDP, độ mở thương mại là một trong những biến số quan trọng trong hầu hết các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của các FTA đến dòng vốn FDI vào một quốc gia. Bản chất của các FTA là các thoả thuận về thương mại giữa các quốc gia đối tác, với lập luận trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm, độ mở thương mại phản ánh mức độ ảnh hưởng của các rào cản thương mại trong các FTA. Độ mở thương mại càng lớn phản ánh các rào cản thương mại càng thấp. Với Việt Nam, thực tế cho thấy, có tới 70% kim ngạch xuất nhập khẩu là t khu vực FDI. Vì vậy, bài viết đưa biến giải th ch độ mở thương mại vào mô hình định lượng với kỳ vọng rào cản thương mại thấp hơn khi tham gia các FTA sẽ là yếu tố gia tăng hấp dẫn đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam. Ở đây độ mở thương mại được đo lường bằng tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP. + Môi trường đầu tư: CPTPP không ch có các thoả thuận về thương mại mà còn có nhiều nội dung về môi trường đầu tư (CPTPP dành toàn bộ chương 9 và một số phụ lục cho các thoả thuận, ràng buộc, yêu cầu về đầu tư và môi trường đầu tư). Vì vậy, bài viết đề xuất đưa biến số về môi trường đầu tư là một biến giải th ch trong mô hình đánh giá tác động của CPTPP đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Florence Jaumotte, IMF (2004) c ng đã s dụng biến này trong mô hình đánh giá tác động của các FTA đến dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu này, biến số đại diện cho môi trường đầu tư là Chỉ số hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDIR). Việc s dụng ch số FDIR để phản ánh các quy định pháp l về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các FTA gần đây được nhiều nghiên cứu áp dụng. Ali Dadkhah, Dan Ciuriak (2017) đã xem xét ch số FDIR ở các nước OECD và gợi s dụng ch số này để đánh giá tác động của FTA lên dòng vốn FDI. Trong thời gian qua ch số FDIR của Việt Nam đã có nhiều cải thiện, với việc đáp ứng các yêu cầu về hoàn thiện thế chế, môi trường đầu tư kinh doanh trong CPTPP, dự kiến ch số FDIR của Việt Nam sẽ có sự cải thiện vượt bậc. + Chi phí lao động: Một phần của FDI ở các nước đang phát triển được thúc đẩy bởi chi ph lao động rẻ. Trong nhiều mô hình kinh tế lượng, chi ph lao động được s dụng là biến số đại diện cho chi ph đầu tư. Việc đưa biến số chi ph lao động vào mô hình dựa trên cơ sở các đề xuất trong hầu hết các mô hình Knowledge - capital, ngoài ra một số nghiên cứu khác (như Florence Jaumotte, IMF (2004)) c ng đã s dụng biến số này làm một biến giải th ch trong mô hình đánh giá tác động của FTA tới dòng vốn FDI. Trên thực tế, chi ph lao động 10
  7. thấp là một trong những lợi thế của Việt Nam trong thu hút vốn FDI. Mặc d lợi thế này đang giảm dần trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên diện rộng, song vẫn cần xem xét tác động của nó. + Lượng vốn FDI thực tế trong giai đoạn trước: Đề xuất này dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu định lượng như: Florence Jaumotte - IMF (2004), Shandre M. Thangavelu và Christopher Findlay (2011) (trong mô hình Gravity mở rộng), và một số nghiên cứu khác do có sự liên hệ giữa lượng vốn FDI thực tế trong giai đoạn trước với khả năng thu hút vốn FDI trong tương lai thông qua hiệu ứng t ch tụ. Với Việt Nam, trong những năm gần đây, có khá nhiều dự án FDI tiếp tục đầu tư mở rộng, đầu tư tăng thêm (tỷ lệ vốn đầu tư tăng thêm chiếm khoảng 20-25% tổng vốn FDI hàng năm), vì vậy, việc đưa biến biến trễ của FDI vào mô hình nghiên cứu được xem là ph hợp. Như vậy, mô hình đề xuất đánh giá tác động của CPTPP đối với sự dịch chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ có dạng: FDI = f(GDPvn, Độ mở thƣơng mại, FDIR, Chi phí lao động, FDIt-i) (1) Trong đó: Độ mở thương mại được đo lường bằng tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP, ký hiệu là “Open”; FDIR: thể hiện mức độ hạn chế FDI trong khung khổ pháp luật của Việt Nam, ch số này nhận giá trị t 0 đến 1 trong đó 0 là không hạn chế, 1 là hoàn toàn hạn chế. Chi ph lao động s dụng trong mô hình là chi phí tiền công cho người lao động, ký hiệu là “Wage”; FDIt-i: là biến trễ i thời kì của biến FDI. Theo đó, mô hình (1) được viết lại thành (2): FDI = f(GDPvn, Open, FDIR, Wage, FDIt-i) - Lưu : + Mô hình đánh giá tác động của việc tham gia Hiệp định CPTPP đối với sự dịch chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam được thiết kế dựa trên nền tảng các mô hình Knowledge – capital mở rộng, Gravity mở rộng và kết quả nghiên cứu thực nghiệm các mô hình kinh tế lượng khác. + Khác với các nghiên cứu tham khảo (đánh giá tác động của các FTA đã có hiệu lực thi hành và thời gian để bộc lộ tác động lên dòng vốn FDI vào các quốc gian tham gia), việc đánh giá tác động của CPTPP là đánh giá tác động tiềm năng (do CPTPP mới có hiệu lực t tháng 1/2019 đối với Việt Nam). Vì vậy, mô hình đề xuất sẽ dự báo khả năng chuyển dịch FDI vào Việt Nam khi CPTPP có hiệu lực thi hành so với phương án cơ sở là giả định Việt Nam không tham gia CPTPP. + Các ước lượng dưới dạng logarit. b) Dữ liệu sử dụng Bộ số liệu s dụng trong mô hình được thu thập t các nguồn: - Các ch tiêu của Việt Nam được thu thập trong giai đoạn 1995-2016 t Tổng cục Thống kê (GSO). Các biến được quy đổi theo giá trị USD 11
  8. - Các số liệu của các quốc gia khác được thu thập t cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới (WB), trong đó, các khái niệm các ch tiêu theo quốc gia được s dụng đồng nhất với khái niệm của Tổng cục Thống kê. - Thuế quan3 (%): Thuế quan trong mô hình là mức thuế được áp dụng, trung bình đơn giản (không có trọng số của mức áp dụng) có hiệu lực đối với tất cả các sản phẩm thuộc diện chịu thuế tính cho tất cả hàng hoá kinh doanh. Ch tiêu này được Ngân hàng Thế giới t nh toán thông qua việc s dụng Hệ thống giải pháp hội nhập thương mại thế giới (WITS) bằng dữ liệu của Hệ thống thông tin và phân t ch hoạt động và phát triển thương mại của Tổ chức Liên hợp quốc (TRAINS - Trade and Development's Trade Analysis and Information System) và cơ sở dữ liệu Hội nhập (IDB- Integrated Data Base) và tiến trình hợp nhất thuế quan (CTS - Consolidated Tariff Schedules) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). - Chi ph tiền công: được xác định là thu nhập bình quân của người lao động, khai thác t cơ sở dữ liệu ILOSTAT. - Ch số hạn chế đầu tư FDI - FDIR: do OECD t nh toán, đo lường, được lấy t kho dữ liệu của OECD. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận a) Kết quả thực nghiệm Như đã giới thiệu, mô hình đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP đến sự chuyển dịch dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ mô ph ng các tác động tiềm năng của việc tham gia Hiệp định, có nghĩa là mô hình sẽ được s dụng để dự báo các tác động. Vì vậy, trong quá trình thực hiện ước lượng bài viết sẽ loại b dần các biến số không có nghĩa thống kê trong mô hình (đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ đối với một mô hình dự báo). Theo đó, với kết quả thực nghiệm, mô hình cuối c ng đã loại b biến FDIR (do không có nghĩa thống kê trong các ước lượng). Việc không có nghĩa thống kê trong các ước lượng đối với biến FDIR có thể giải thích là do: (1) trong nhiều năm qua sự thay đổi về giá trị của biến số FDIR của Việt Nam là khá nh và quá trình thay đổi rất chậm phản ánh các điều kiện pháp lý của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù có sự cải thiện nhất định nhưng chưa thực sự rõ rệt và (2) Việt Nam đã và đang có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút FDI - các yếu tố thuận lợi này có thể mạnh hơn, dẫn đến hiệu ứng lấn át các hạn chế về môi trường đầu tư. Điều này khiến cho ch số FDIR trong mô hình đề xuất không thể hiện được sức ảnh hưởng đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm qua. Do đó, để đảm các yêu cầu của dự báo, nghiên cứu này đã loại b biến FDIR, mặc d FDIR được kỳ vọng là biến số quan trọng thể hiện ảnh hưởng của CPTPP đối với đầu tư FDI khi Việt Nam đáp ứng với các yêu cầu về hoàn thiện thế chế, môi trường đầu tư trong CPTPP. Điều này gợi ý khả năng tiếp tục xem xét ảnh hưởng của CPTPP với các quy định về đầu tư có thể được thực hiện sau khi Hiệp định được thực thi và có kết quả nhất định trong thực tế. 3 Dữ liệu về thuế quan được s dụng trong phần dự báo, đo lường tác động của CPTPP đối với sự dịch chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam đến năm 2035. 12
  9. Kết quả ước lượng mô hình (2) cuối c ng thu được như sau: Biến phụ thuộc: DLog(FDI) -0.039499 Log(GDPvn(-1)) (-2.09) 0.227548 Log(Open) (2.55) -0.708257 DLog(Wage) (-1.66)* -0.232702 Log(FDI(-1)) (2.44) 0.420761 Dum_07_08 (4.45) R-squared 0.703116 Adj.R-squared 0.628895 Ghi chú: *, , thể hiện mức độ ý nghĩa thống kê của kiểm định hệ số β=0 với mức ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1%; , (.): giá trị T-value . R-squared = 0.703 cho thấy, các biến lựa chọn có thể giải th ch được hơn 70% biến động của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Kết quả hồi quy cho thấy, độ mở thương mại có tác động tích cực tới dòng vốn FDI vào Việt Nam (độ mở thương mại tăng 1% có thể khiến dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng 0,23%). Điều này đưa đến kỳ vọng dòng vốn FDI sẽ có sự dịch chuyển mạnh khi CPTPP có hiệu lực khiến rào cản thương mại giữa Việt Nam với các nước đối tác giảm thấp. - Với việc loại b biến FDIR kh i mô hình, biến Open lúc này trở thành biến rất quan trọng trực tiếp truyền dẫn tác động của CPTPP đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam. Để dự báo tác động của CPTPP đối với sự dịch chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian tới, bài viết tiếp tục thực hiện các ước lượng đối với xuất khẩu, nhập khẩu, qua đó dự báo độ mở thương mại dưới ảnh hưởng của CPTPP. Các mô hình đề xuất để ước lượng xuất khẩu, nhập khẩu như sau4 (xem thêm giải thích mô hình nghiên cứu ở phần phụ lục): (3) (4) Trong đó: EX Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam IM Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam Tariffs Các mức thuế suất áp dụng GDPcptpp GDP các nước thành viên CPTPP 4 Các mô hình đề xuất dựa trên các mô hình các mô hình kinh điển về dự báo xuất nhập khẩu. Việc lựa chọn các biến giải th ch trong mô hình được làm rõ tại Phục lục 1. 13
  10. GDPorther GDP các nước ngoài khối CPTPP GDPvnm GDP Việt Nam Infvnm Lạm phát của Việt Nam, đo lường bằng ch số CPI EXCrate Tỷ giá hối đoái USD/VND Các ước lượng dưới dạng Logarit. Kết quả hồi quy của 2 mô hình (3) và (4) thu được như sau: Biến phụ thuộc: Log(EX) Tariffs -0.053557 (-4.90) Log(GDPcptpp) 6.465606 (17.06) Log(Infvnm(-1)) 1.147818 (4.99) EXCrate 5.84E-05 (5.03) C -61.65526 (16.10) R-squared 0.898228 Adj.R-squared 0.897683 Và: Biến phụ thuộc: Log(IM) Tariffs -0.272089 (-19.05) Dlog(GDPvnm) 13.92740 (1.94) Dlog(EXCrate) -3.639129 (2.16) C 5.995648 (14.09) R-squared 0.865434 Adj.R-squared 0.858027 Ghi chú: *, , thể hiện mức độ ý nghĩa thống kê của kiểm định hệ số β=0 với mức ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1%; , (.): giá trị T-value. Giá trị R2 trong cả 2 ước lượng xuất khẩu và nhập khẩu là khá cao. Hệ số R2 ở hàm xuất khẩu là 89,8% và ở hàm nhập khẩu là 96,5%; R2 điều ch nh tương ứng là 89,7% và 14
  11. 85,8%. Điều này cho thấy rằng các biến được lựa chọn trong hàm xuất nhập khẩu là hợp lý khi giải th ch được trên 80% biến động của luồng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Như vậy, lúc này các rào cản thương mại trong CPTPP được lựa chọn đưa vào mô hình là các rào cản về thuế quan. Đến đây, để đánh giá tác động của CPTPP đến FDI trong thời gian tới, bài viết đã dựa trên việc cắt giảm thuế quan làm tham chiếu xây dựng 2 kịch bản mô phỏng: - Kịch bản thứ nhất (kịch bản cơ sở) trong đó giả định nền kinh tế diễn biến trong điều kiện không có các thay đổi về thuế quan như trong Hiệp định CPTPP - Kịch bản thứ hai (kịch bản tác động khi CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam) - là kịch bản nền kinh tế diễn biến phản ứng với các điều kiện mới về thuế quan khi CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam t tháng 1/2019. b) Kết quả mô phỏng đánh giá tác động của CPTPP đối với sự dịch chuyển dòng vốn FDI * Kịch bản thứ nhất (kịch bản cơ sở) – là kịch bản giả định nền kinh tế diễn biến trong điều kiện không có các thay đổi về thuế quan như trong CPTPP: Trong điều kiện phát triển bình thường, nền kinh tế không có khủng hoảng, các biến ngoại sinh được giả định đến năm 2035 như sau: - Căn cứ mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 và đánh giá của Báo cáo Việt Nam 2035, dự kiến tăng trưởng GDP của Việt Nam trung bình như sau: giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng GDP trung bình 6,6%/năm; giai đoạn 2021-2025: tăng trưởng GDP trung bình 6,08%/năm; giai đoạn 2026-2030 là 5,16%/năm; giai đoạn 2031-2035 là 4,92%/năm. - Tăng trưởng của các nước CPTPP: 1,8% (là giá trị tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995 -2017 của các nước CPTPP). - Tăng trưởng của các nước ngoài CPTPP: 3,2% (là giá trị tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995 -2016 của các nước ngoài CPTPP. - Ch số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trung bình khoảng 4%/năm. - Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 1995 - 2017, loại tr những năm khủng hoảng tỷ giá biến động mạnh (thời kỳ 1998 và 2009-2011), cho thấy tỷ giá USD/VND duy trì ổn định, biến động phổ biến trong khoảng 1% -3%, căn cứ vào định hướng chính sách điều hành tỷ giá USD/VND hiện nay theo tỷ giá trung tâm, điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; bên cạnh đó với nguồn lực dự trữ ngoại hối khả quan như hiện nay, giả định đồng USD/VND biến động trong khoảng 1% - 2% trong kỳ dự báo. - Thu nhập của người lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng và được xác định bằng hàm xu thế. - Thuế quan: tiếp tục giảm theo xu thế của giai đoạn 2008-2017 cho đến năm 2035. 15
  12. Ngoài ra, các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI được xét đến gồm: Các điều kiện hỗ trợ: (i) Nền kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô hướng tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tiềm năng dài hạn là cơ sở quan trọng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. (ii) Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh và đặc biệt là sự thay đổi về thủ tục hành chính t năm 2014 cho đến nay; những đổi mới về Luật đầu tư 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. (iii) Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệu lực là yếu tố tác động tốt tới kinh tế và thu hút đầu tư của Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại các yếu tố hạn chế, bao gồm cả khách quan và chủ quan tác động tới khối lượng và chất lượng dòng vốn FDI tại Việt Nam: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp hướng tới nâng cao công nghệ tự động hoá trong sản xuất, giảm lao động, nâng cao năng suất trong khi chất lượng lao động của Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu, lợi thế về lao động giá rẻ không còn là ưu thế của Việt Nam trong thu hút vốn FDI. Môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc d đã được cải thiện, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài: thủ tục hành ch nh rườm rà, hạ tầng chưa được cải thiện nhiều và công nghiệp phụ trợ yếu kém, nhiều chính sách vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, trong khi yêu cầu về chất lượng các dự án FDI ngày càng cao (về công nghệ, gia trị gia tăng cao, đạt tiêu chuẩn về môi trường, ) khiến các nhà đầu tư vẫn dè dặt về môi trường hoạt động lâu dài, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư giảm sút. * Kịch bản thứ hai (kịch bản tác động khi tham gia CPTPP): Điểm khác biệt giữa kịch bản 2 và kịch bản 1 nằm ở các giả định về thuế quan. Khi CPTPP chính thức có hiệu lực, thuế quan sẽ được điều ch nh theo lộ trình được cam kết, cụ thể 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể t khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể t khi Hiệp định có hiệu lực; và các mặt hàng còn lại cam kết xoá b thuế nhập khẩu với lộ trình xóa b thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan. Nghiên cứu áp dụng các giả định và kết quả tính toán mức thuế quan của Việt Nam và các nước đối tác thành viên CPTPP t các nghiên cứu đã có của Peter A. Petri, Michael G. Plummer (2016) và báo cáo của World Bank (2018) để điều ch nh mức thuế quan áp dụng khi thực hiện cam kết CPTPP. Với giả định lộ trình c t giảm thuế quan diễn ra như cam kết trong hiệp định CPTPP, kết quả đánh giá định lượng tác động của CPTPP cho thấy, CPTPP có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam, khiến dòng vốn này tăng nhanh hơn so với giả định Việt Nam không tham gia CPTPP (Hình 1). 16
  13. (Đơn vị: Tỷ USD) Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Hình 1. FDI vào Việt Nam theo hai kịch bản Trong đó, CPTPP có thể làm tốc độ tăng FDI vào Việt Nam cao hơn t 2%-2,4%/năm so với kịch bản cơ sở. Tuy nhiên, mức độ tác động có sự thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn 2019-2025, dòng vốn FDI có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn sau đó 2026- 2035. Điều này cho thấy, CPTPP có tác động nhanh và mạnh hơn trong khoảng 6 đầu (2019- 2025) (với độ dốc đường tác động lớn hơn) khi Hiệp định chính thức b t đầu có hiệu lực đối với Việt Nam, sau đó tác động giảm dần ở các năm tiếp theo (đường tác độ đi xuống với độ đốc nh hơn) (Xem hình 2). (điểm % tăng so với kịch bản cơ sở) FDI_CPTPP_PLUS 2.40 2.35 2.30 2.25 2.20 2.15 2.10 2.05 2020 2022 2024 2026 2028 2030 2032 2034 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Hình 2. Kết quả mô phỏng tác động CPTPP đến tốc độ tăng vốn FDI vào Việt Nam 17
  14. 5. Kết luận và một số khuyến nghị chính sách a) Các kết luận Với kết quả thu được qua việc s dụng mô hình định lượng ở trên, nhóm nghiên cứu có một số kết luận và trao đổi như sau: Thứ nhất, kết quả định lượng đo lường tác động của việc tham gia Hiệp định CPTPP cho thấy, CPTPP có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu hút FDI, với dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh hơn so với giả định không tham gia Hiệp định. Kết quả này đồng nhất với kết luận của nhiều cứu đánh giá tác động của các FTA đối với dòng vốn FDI vào một quốc gia. Tuy nhiên, Hiệp định CPTPP có tác động mạnh mẽ nhất trong khoảng 6 năm đầu khi Hiệp định chính thức có hiệu lực với Việt Nam, với khả năng làm tăng tốc độ thu hút vốn FDI (so với kịch bản cơ sở) cao nhất (2,4%) vào khoảng năm 2024-2025, sau đó giảm dần mức độ ảnh hưởng. Dòng vốn FDI vào Việt Nam có phần chững lại t sau năm 2026 có thể lý giải t thực tế là do vẫn tồn tại những yếu tố tiêu cực (bao gồm cả khách quan và chủ quan) tác động tới khối lượng và chất lượng dòng vốn FDI tại Việt Nam ở giai đoạn này. Cụ thể, i) Do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp hướng tới nâng cao công nghệ tự động hoá trong sản xuất, giảm lao động, nâng cao năng suất trong khi chất lượng lao động của Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu, lợi thế về lao động giá rẻ không còn là ưu thế của Việt Nam trong thu hút vốn FDI. ii) Môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc d đã được cải thiện, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài: Thủ tục hành ch nh rườm rà, hạ tầng chưa được cải thiện nhiều và công nghiệp phụ trợ yếu kém, nhiều chính sách vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, trong khi yêu cầu về chất lượng các dự án FDI ngày càng cao (về công nghệ, giá trị gia tăng cao, đạt tiêu chuẩn về môi trường, ). Thứ hai, với mô hình đánh giá ảnh hưởng của CPTPP trong nghiên cứu có thể thấy, tác động dẫn truyền của CPTPP phần lớn t lợi thế thương mại (như đã nêu trong kết luận lựa chọn mô hình). Cụ thể là t việc giảm thuế quan, do đó có thể nói mức tăng nhanh hơn (t 2- 2,4%/năm) của dòng FDI vào Việt Nam chủ yếu là t các nhà đầu tư nước ngoài khai thác các lợi thế thương mại giữa Việt Nam và các đối tác CPTPP (về thị trường và thuế quan). Thứ ba, việc loại b biến FDIR - ch số hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài (do không có nghĩa thống kê trong các ước lượng) khiến cho mô hình không thể hiện được sự ảnh hưởng của các thay đổi về môi trường đầu tư đối với dòng vốn FDI (sự thay đổi được kỳ vọng là khá lớn) khi Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu hoàn thiện thế chế, môi trường đầu tư trong CPTPP. Đây là một điểm hạn chế của mô hình. Với các điều kiện tốt hơn về môi trường đầu tư trong CPTPP, dòng vốn FDI vào Việt Nam có thể sẽ lớn hơn. Điều này gợi ý khả năng xem xét ảnh hưởng của CPTPP với các quy định về đầu tư cần được thực hiện sau khi hiệp định thực thi và có kết quả nhất định trong thực tế nhằm kiểm chứng, khẳng định lại các phân t ch, đánh giá của nghiên cứu. 18
  15. Ngoài ra, kết quả đánh giá còn có một số hạn chế như: do sự phức tạp của dự báo nên một số giả định ngoại sinh đã được giữ cố định, như nhau trong cả 2 kịch bản, trong đó có giả định đối tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2019-2035. Điều này vô hình trung đã loại b các tác động của việc tham gia CPTPP đối với nền kinh tế Việt Nam theo các kênh khác, qua đó tác động đến dòng vốn FĐI (nhiều nghiên cứu, đánh giá cho rằng, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi t việc tham gia hiệp định với tốc độ tăng GDP lớn hơn so với việc không tham gia CPTPP). Tuy nhiên, điều này có thể ch ảnh hưởng về độ lớn của tác động, không ảnh hưởng đến xu hướng tác động như đã ch ra trong nghiên cứu. b) Một số khuyến nghị chính sách. Sau hơn 30 năm với chủ trương “mở c a” nền kinh tế, Việt Nam đã thu hút được đáng kể dòng vốn đầu tư FDI, tạo lập các hạ tầng cơ sở quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Ha, V.S. (2019) thì thu hút và quản lý FDI của Việt Nam đến nay c ng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần kh c phục. Cụ thể: i) Các dự án công nghệ cao và mang lại nhiều giá trị gia tăng mới ch chiếm một tỷ lệ nh trong đầu tư FDI và chưa thu hút được công nghệ nguồn; ii) Chưa đạt được đột phá trong xúc tiến và s dụng FDI, thậm chí khi so sánh với các quốc gia ASEAN khác; iii) Hiệu ứng lan toả t khu vực FDI sang các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế; iv) Do chuẩn bị và lập kế hoạch chưa đầy đủ, khu vực FDI có thể có hiệu ứng “chèn lấn” đối với doanh nghiệp trong nước. T những kết quả nghiên cứu đã nói ở trên và t thực trạng đầu tư FDI vào Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số khuyến nghị về chính sách thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam thời gian tới như sau: Một là, chuyển mạnh thu hút đầu tư nước ngoài t chạy theo số lượng sang chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của t ng vùng, t ng ngành và quốc gia đầu tư. Hai là, chú trọng thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các MNCs; ưu tiên dự án công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, dịch vụ hiện đại. Ba là, quy hoạch thu hút vốn hoặc FDI theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của t ng v ng để phát huy hiệu quả đầu tư của t ng địa phương, t ng vùng và phù hợp với tổng thể lợi ích quốc gia. Bốn là, chuyển dần thu hút vốn hoặc FDI với lợi thế nhân công giá rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao. Năm là, tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc tiếp nhận dòng vốn đầu tư FDI có giá trị gia tăng thấp nhằm khai thác những nguồn lực hiện tại, đặc biệt là lực lượng lao động đang ở trình độ thấp chiếm tỷ lệ cao. Sáu là, khai thác tối đa các kh a cạnh cơ hội đến t các cam kết của các FTA thế mới, trong đó có Hiệp định CPTPP. Đặc biệt, ưu tiên các dự án đầu tư đến t các quốc gia phát triển, có công nghệ nguồn (như: Mỹ, EU, Nhật Bản ), có tiềm năng cung cấp nguồn vốn FDI qui mô lớn, đáp ứng phù hợp với nhu cầu chiến lược thu hút đầu tư của Việt Nam. 19
  16. PHỤ LỤC: Giải thích mô hình dự báo xuất nhập khẩu Một số yếu tố được xem xét là có ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể như: - Thuế quan: là loại thuế được đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất hay nhập của mỗi quốc gia, theo đó ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước. Trong quá trình hội nhập, việc đẩy mạnh tự do hoá thương mại đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong xuất khẩu, tuy nhiên, việc c t giảm thuế quan c ng làm kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu, đặc biệt là cơ cấu nhập khẩu theo đối tác biến đổi đáng kể. - Tỉ giá hối đoái: Nhìn chung, khi giá trị đồng VND thấp đi tương đối so với đồng ngoại tệ mạnh nào thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ở nước đó sẽ tăng lên vì khi đó người dân nước nhập khẩu mua được nhiều hàng hóa của Việt Nam hơn. Tuy nhiên, để ổn định kinh tế vĩ mô Ch nh phủ Việt Nam thường giữ tương đối ổn định t giá đồng VND so với đồng USD trong những khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào ch nh sách vĩ mô của Chính phủ. Ch nh sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam hiện nay nhằm ổn định kinh tế vĩ mô là chống lạm phát, hiện nay Chính phủ cố g ng duy trì ch số CPI quanh 4%, và giá trị VND không giảm quá 2%. Việc duy trì tương đối ổn định t giá làm cho biến này không còn ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi qui bội. - Chính sách quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương: Đây là biến tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, việc lượng hóa nó là rất khó, và việc dùng biến đó làm biến giả trong mô hình hồi qui c ng gặp rất nhiều khó khăn. - Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP: Đây là biến tác động rất mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu. Với xuất khẩu, GDP/tốc độ tăng GDP của các quốc gia đối tác đại diện cho biến quy mô/nhu cầu thị trường đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Với nhập khẩu, quy mô GDP và tốc độ tăng GDP trong nước là biến số đại diện cho quy mô/khả năng gia tăng nhu cầu trong nước đối với hàng hoá nhập khẩu. Dựa trên các gợi ý về s dụng các nhân tố của các mô hình, nghiên cứu đã đưa một số các yếu tố khác bổ sung hoặc thay thế để xem xét ảnh hưởng của CPTPP (cụ thể là các cam kết về thuế quan trong Hiệp định CPTPP) đến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, đó là: thuế quan, tỷ giá hối đoái, quy mô kinh tế (GDP) của các nước CPTPP và Việt Nam. Các phương trình được ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu. Khi ước lượng các phương trình, nghiên cứu cố g ng hạn chế các ”khuyết tật” của mô hình như tự tương quan, đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi, đồng thời đảm bảo nghĩa kinh tế của các phương trình hành vi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ali Dadkhah, Dan Ciuriak (2017), “Evaluating the Impact of FTAs on FDI: A Text-Based Approach”, Paper prepared for the conference “Is a Multilateral Investment Treaty Needed?”, World Trade Institute, Bern, 19 June 2017. 20
  17. 2. Brindusa Anghel (2007), “A Knowledge-Capital Model Approach of FDI in Transition Countries”, Available from: con- ferences/2007/2007postgradconf/anghel-pgrconf07.pdf 3. Chankwon Bae, Yong Joon Jang (2013), “The Impact of Free Trade Agree- ments on Foreign Direct Investment: The Case of Korea”, Journal of East Asian Economic Integration Vol. 17, No. 4 (December 2013) 417-444. 4. Dean A Derosa, 2007, “Gravity model Analysis”; Available from: 5. Eric Neumayer and Lara Spess (2005), "Do Bilateral Investment Treaties In- crease Foreign Direct Investment to Developing Countries?", World Development Vol. 33, No. 10, pp. 1567–1585, 2005. 6. Florence Jaumotte (2004), “Foreign Direct Investment and Regional Trade Agreements: The Market Size Effect Revisited”, IMF Working paper, WP/04/206. 7. Fukase, Martin (2001), “Free Trade Area Membership as a Stepping Stone to Development: The Case of ASEAN”; World Bank Discussion Papers, 30 Apr 2001. 8. Jongchol Moon (2009), "The Influence of Free Trade Agreement on Foreign Direct Investment: Comparison with non-FTA countries", Available from: 9. Hoàng, C.C. và cộng sự (2014), “Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt – M tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương của Việt Nam sau 10 năm k kết – s dụng mô hình trọng lực hấp dẫn và phương pháp ước lượng Hausmen- Taylor”; Đề tài khoa học 2014. 10. Marku Megi (2014), “The Gravity Model on EU Countries – An Econometric Approach”; European Journal of Sustainable Development (2014), 3, 3, 149-158. 11. Qiaomin Li (2015), "The Effects of East Asian Free Trade Agreements on For- eign Direct Investment", The Doctor of Philosophy in Economics Thesis - At the Universi- ty of Auckland Auckland, New Zealand July 2015. 12. Ha, V.S. (2019), “Nghiên cứu sự chuyển dịch vốn đầu tư vào Việt Nam t các nước tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số B2017-TMA11. 13. Thangavelu, SM và C. Findlay (2011), “The Impact of Free Trade Agree- ments on Foreign Direct Investment in the Asia-Pacific Region”, in “ASEAN+1 FTAs and Global Value Chains in East Asia - ERIA Research Project Report 2010-29”, Jakarta: ER- IA. pp.112-131. 14. Trung tâm Thông tin và Dự báo KT-XH quốc gia (2018), “Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2018 và dự báo 2019-2020”, Tài liệu tham khảo đặc biệt - phát hành thán 12/2018. 15. Trung tâm WTO và hội nhập – VCCI (2018), “Văn kiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương”, xem tại: 21