Giải pháp nâng cao hiệu suất làm việc ngành may

pdf 5 trang Gia Huy 22/05/2022 1610
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu suất làm việc ngành may", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_suat_lam_viec_nganh_may.pdf

Nội dung text: Giải pháp nâng cao hiệu suất làm việc ngành may

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT LÀM VIỆC NGÀNH MAY Lê Hiền Nhi Thắm, Lê Thị Thanh Thảo, Mai Bảo Anh, Nguyễn Kim Ngân, Nguyễn Thị Tú Trinh, Trịnh Ngô Thu Nhật Hoa, Võ Thiện Nhân Khoa Kiến Trúc - Mỹ Thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên, ThS. Thi Minh Tuấn TÓM TẮT Nghiên cứu năng suất, hiệu suất là một trong những hoạt động nhằm xác định, đánh giá về chất lượng làm việc của lao động. Nó góp phần cho nhà quản lý có thể đánh giá và đưa ra những giải pháp để ngày càng nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Bài báo sẽ giới thiệu về hoạt động nghiên cứu năng suất, hiệu suất trong ngành may. Từ khóa: chuyền may; năng suất; hiệu suất; nghiên cứu năng suất; nghiên cứu về hiệu suất. 1 TỔNG QUAN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU SUẤT 1.1 Năng suất Năng suất (productivity) là mối quan hệ giữa sản lượng của một đơn vị kinh tế và đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản lượng đó. Năng suất thường được tính bằng sản lượng/giờ công hoặc ngày công. Việc tính toán như vậy tạo điều kiện cho chúng ta so sánh năng suất giữa các doanh nghiệp, các ngành và các nước khác nhau. Năng suất tăng khi sản lượng mỗi giờ công tăng. Những yếu tố làm tăng năng suất là việc sử dụng công nhân một cách có hiệu quả hơn, khối lượng tư bản lớn hơn, đất đai nhiều hơn và tốt hơn. 1.2 Hiệu suất Hiệu suất là khả năng tránh lãng phí trong quá trình lao động và cuộc sống mà chúng ta có thể mất sức lao động, mất thời gian, mất tiền bạc Hiệu suất lao động của một người nào đó được đánh giá cao thì kết quả lao động của người đó tốt hay đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Hiệu suất được hiểu là khi bạn đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất có thể. Hiệu quả lại quan tâm đến những kết quả đạt được khi đặt ra mục tiêu, làm được kết quả như thế nào so với mục tiêu. 1.3 Mục đích Xác định năng lực của từng công nhân, từng chuyền/tổ để giao chỉ tiêu phù hợp. Đánh giá hiệu quả làm việc của từng công nhân so với năng lực của họ và so với chuẩn Công ty. Đánh giá được hiệu quả làm việc so với năng lực của từng chuyền, từng nhà máy so với chuẩn của Công ty. Đánh giá được khoảng năng lực bị lãng phí trong quá trình sản xuất của từng công đoạn, từng chuyền, từng nhà máy 998
  2. 1.4 Ý nghĩa Giúp cho người quản lý nhà máy và quản lý các cấp tổ nắm được năng lực thực tế của công nhân, chuyền tổ và nhà máy của mình quản lý. Nghiên cứu hiệu suất sẽ giúp cho cán bộ quản lý chuyền tổ, lãnh đạo nhà máy sẽ có phương án và kế hoạch hành động cụ thể hơn về việc: - Điều tiết, phân bổ công nhân phù hợp với năng lực của họ - Cân bằng chuyền và tối ưu cân bằng chuyền để đạt hiệu quả cao. - Giao định mức cho người công nhân, chuyền/tổ phù hợp hơn. - Cải tiến tại những nơi lãng phí. - ướng dẫn và đào tạo tay nghề cho công nhân. - Thông qua nghiên cứu hiệu suất cũng giúp cho lãnh đạo nhà máy thấy được năng lực điều hành quản lý của cán bộ cấp dưới (cán bộ chuyền/tổ) và qua đây cũng sẽ phát huy những mặt mạnh và đào tạo những điểm còn hạn chế, còn yếu cho cán bộ quản lý chuyền/tổ, dần dần nâng cao năng lực và tư duy cho cán bộ quản lý chuyền/tổ. 2 NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG SUẤT VÀ HIỆU SUẤT CHUYỀN MAY 2.1 Đối ư ng nghiên cứu Để nghiên cứu năng suất của người lao động, đầu tiên chúng ta xác định công nhân cần nghiên cứu, họ đang sản xuất trên dây chuyền nào, từ đó chúng ta ghi nhận lại các kết quả mà người công nhân đó đạt được và bằng các phương pháp tính, chúng ta có được kết quả mong muốn để đánh giá cho phù hợp. 2.2 Các bước thực hiện hương pháp nghiên cứu năng suất Để chuẩn bị cho mục tiêu cần nghiên cứu thì đối tượng được nghiên cứu là 3 lao động, mỗi người đảm nhận từ một hoặc nhiều công đoạn khác nhau, thời gian nghiên cứu là 4 ngày, mỗi ngày có thời gian làm việc khác nhau. Chúng ta tiến hành các bước thực hiện và có kết quả cụ thể: Bước 1: chọn công nhân và chuyền may cần nghiên cứu. Bước 2: thu thập số liệu giờ làm việc và sản lượng trong 4 ngày gần nhất sau khi rải chuyền ổn định. Bước 3: nghiên cứu thời gian thao tác và điền kết quả chưa cắt bỏ thời gian thao tác thừa vào bảng. Bước 4: tính năng suất/giờ theo khảo sát bằng hình ảnh: Bước 5: tính tỷ lệ đạt/khảo sát bằng hình ảnh: 999
  3. Hình 1. Kết quả nghiên cứu khảo sát bằng hình ảnh Ta có kết quả đạt/khảo sát lần lượt từng người lao động, và có kết quả bình quân là 59,1%. Bước 6: Điền kết quả thời gian đã cắt bỏ thời gian thao tác thừa vào bảng. Bước 7: Cộng thêm thời gian hao phí cho thời gian mới ghi nhận được. Bước 8: Tính năng suất/giờ sau khi đã cắt bỏ thao tác thừa. Bước 9: Tính tỷ lệ thực đạt năng lực: Hình 2. Kết quả nghiên cứu khảo sát sau khi cắt bỏ thao tác thừa Kết quả khảo sát sau khi cắt bỏ thao tác thừa trên từng lao động, và tỷ lệ đạt/ năng lực là 51,7%. Bước 10: Điền SAM của công đoạn vào bảng nghiên cứu. Bước 11: Tính năng lực/SAM của công nhân theo từng công đoạn: 1000
  4. Bước 12: tính năng lực/SAM của công nhân theo nhóm công đoạn được phân công: Hình 3. Kết quả nghiên cứu khảo sát trên năng lực so với SAM trên từng công nhân Kết quả cho thấy, năng lực trên SAM của từng công nhân và kết quả bình quân là 52,8%. Bước 13: Tính năng suất/giờ theo SAM: Bước 14: Tính tỷ lệ đạt theo SAM: Hình 4. Bảng kết quả nghiên cứu năng suất – hiệu suất chuyền may Qua bảng kết quả nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận thấy rõ các số liệu cụ thể đế đánh giá và xây dựng mục tiêu cho từng công đoạn tại dây chuyền sản xuất. Tại các dây chuyền may thường luôn bận rộn nhưng đạt hiệu quả không cao thì sau khi áp dụng phương pháp nghiên cứu cải tiến năng suất như trên đã triệt tiêu thời gian lãng phí một cách đáng kể, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, giảm giờ làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1001
  5. 3 KẾT LUẬN Hiện nay sự cạnh tranh về mọi mặt giữa các Doanh nghiệp Dệt may với các đối tác trong nước lẫn ngoài nước để có đơn hàng, mức độ cạnh tranh ngày càng khóc liệt từ giá cả, nguồn cung nguyên phụ liệu, do đó, doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và có lợi nhuận để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thì không còn cách nào khác, đó là tăng năng suất của người lao động, ổn định hệ thống sản xuất và luôn luôn cải tiến sản xuất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu năng suất và hiệu suất tại các dây chuyền sản xuất ngày càng được đầu tư mạnh mẽ. Qua đó, giúp cho người lao động cũng nhận thức được công đoạn của mình làm ra là thành quả lao động, nó phải được chuẩn hóa và luôn cải tiến để gia tăng năng suất, cải thiện thu nhập, góp phần vào sự thành công và phát triển của bản thân và doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Cải tiến sản xuất ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH). [2] Thi Minh Tuấn (2021), Bài giảng môn Cải tiến sản xuất ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH). 1002