Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

pdf 16 trang Gia Huy 3290
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_nganh_nong_san_vi.pdf

Nội dung text: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

  1. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Solution to improve competitiveness for the Vietnamese agriculture in the context of International integration ThS. Đỗ Thị Huyền Trang1, ThS. Phạm Thị Thu Hòa2 1, 2)Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng Email: 1)trangdth88@dhhp.edu.vn, 2)hoantt88@dhhp.edu.vn TÓM TẮT Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nƣớc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trƣờng xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các quốc gia khác. Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam, tận dụng đƣợc các cơ hội vƣợt qua đƣợc các khó khăn thách thức là vấn đề đang đặt ra cần giải quyết. Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, nông sản Việt Nam, hội nhập quốc tế, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ABSTRACT Agriculture is one of the main exporting sectors in Vietnam, making a positive contribution to the overall national export turnover. However, 358
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 in recent years the exportation market encountered many difficulties and simultaneously faces fierce competition from other countries. How to improve competitiveness for the Vietnamese agriculture sector, tak- ing advantage of opportunities to overcome difficulties and challenges? These are the outstanding issues that need to be addressed immediately. Keywords: competitiveness, Vietnamese agricultural products, Interna- tional integration, strengths, weaknesses, opportunities, threats 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù, Việt Nam đƣợc coi là một quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu nông sản cao trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nhƣ gạo, cao su, hồ tiêu có giá trị thấp, đa phần mới chỉ ở dạng thô, năng lực cạnh tranh còn yếu so với các nƣớc trong cùng khu vực nhƣ Thái Lan. Quá trình hội nhập quốc tế mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành nông sản Việt Nam nhƣng đi kèm đó cũng không ít những thử thách đòi hòi ngành nông sản Việt Nam phải biết tận dụng các điểm mạnh, vƣợt qua những khó khăn, và nắm bắt cơ hội để vƣơn tầm ra thế giới. Bài viết này tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của nông sản Việt theo bốn góc độ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DO- ANH NGHIỆP Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chƣa đƣợc hiểu một cách thống nhất. Dƣới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý. Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả 359
  3. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng ―thu lợi‖ của các doanh nghiệp. [7,20] Thứ hai, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trƣớc sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đƣa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trƣờng thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp ―không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế‖. Quan niệm về năng lực cạnh tranh nhƣ vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lƣợng. [7,20] Thứ ba, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thƣớc đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chƣa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. [7,20] Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Nhƣ vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc hiểu thống nhất. Để có thể đƣa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lƣu ý thêm một số vấn đề sau đây. Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong 360
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 nền kinh tế thị trƣờng tự do trƣớc đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán đƣợc nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lƣợng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng ―không gian sinh tồn‖, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trƣờng, cạnh tranh tƣ bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới. [7,21] Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới. [7,21] Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện đƣợc phƣơng thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phƣơng thức truyền thống và cả những phƣơng thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế. [7,22] 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 3.1. Năng lực cạnh tranh của một số ngành nông sản Việt Nam Năng lực cạnh tranh của gạo Lúa gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với lƣợng gạo xuất khẩu dao động từ 4,9 - 7,7 triệu tấn/năm, giá trị xuất khẩu luôn đạt trên 2 tỷ USD/năm và đạt mức kỷ lục 3,08 tỷ USD trong năm 2018. Đây cũng là sản phẩm xuất khẩu nòng cốt giữ vững thƣơng hiệu quốc gia nông nghiệp trên thế giới. Những thành quả liên tiếp đạt 361
  5. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 đƣợc về kim ngạch xuất khẩu gạo trong những năm gần đây tới các thị trƣờng truyền thống, cũng nhƣ năng lực mở rộng tiếp cận tới các thị trƣờng mới, có tính khắt khe về tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣ Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản đã tiếp tục khẳng định khả năng tăng trƣởng và phát triển của hạt gạo Việt. Tuy nhiên, trong năm 2019 thị trƣờng nhập khẩu gạo trên thế giới sụt giảm nƣớc xuất khẩu gạo chủ lực nhƣ Thái Lan giảm đến 16% lƣợng gạo xuất khẩu, thì Việt Nam chỉ giảm 6,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là sau tác động của El Nino (cuối 2015, nửa đầu 2016) làm cho sản lƣợng lƣơng thực chung toàn cầu giảm. Các nƣớc buộc phải cân đối lại kho dự trữ nên thị trƣờng lúa gạo năm 2018 rất tốt, cả về sản lƣợng và giá trị. Tuy nhiên, năm 2019 nguồn cung dự trữ kho của các nƣớc lớn, đều đã dự trữ cân đối đủ. Ngay cả các nƣớc trƣớc đây nhập khẩu gạo của nƣớc ta nhiều giờ họ cũng tự cân đối đƣợc. Điều này đòi hỏi, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo phải có sự linh hoạt cao độ trong đi tìm thị trƣờng mới để thay thế những thị trƣờng giảm nhập khẩu. Cơ cấu gạo xuất khẩu cũng thay đổi để thích nghi với thị trƣờng mới. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản suất, chế biến và bảo quản lúa gạo vẫn còn rất hạn chế đối với các doanh nghiệp sản xuất gạo trong nƣớc. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng và giá thành của gạo Việt Nam so với giống gạo cùng loại của các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhƣ Thái Lan và Ấn Độ. Năng lực cạnh tranh của cao su Ngành Cao su Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm cao su Việt Nam tiếp tục được mở ra thông qua các cam kết từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký kết. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, cao su là 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành Cao su Việt Nam tập trung ở 3 nhóm sau: Nguyên liệu cao su thiên nhiên (cao su thiên nhiên); sản phẩm cao su; gỗ cao su và đồ gỗ đƣợc 362
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 làm từ gỗ cao su. Tổng kim ngạch xuất khẩu của 3 nhóm mặt hàng này đạt trên 6,2 tỷ USD, đóng góp 3% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc năm 2018. Tiêu thụ nội địa các sản phẩm của ngành mặc dù nhỏ hơn so với lƣợng và kim ngạch xuất khẩu, nhƣng hiện cũng đang ở mức cao và đang tiếp tục mở rộng, cụ thể nhƣ: + Nguyên liệu cao su thiên nhiên: Với đặc tính đàn hồi, chống thấm, chống cháy và chống nhiệt, mủ cao su thiên nhiên là nguồn nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp, trong đó, sản xuất lốp xe tiêu thụ khoảng 70% tổng lƣợng cao su thiên nhiên. Sản phẩm cao su: Nhiều sản phẩm cao su đã tăng trƣởng nhanh trong những năm gần đây nhƣ lốp xe, găng tay, phụ kiện xe ô tô, đế giày, nệm gối, thảm lót, chỉ thun Công nghiệp chế biến sản phẩm cao su đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần nhập siêu cũng nhƣ giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Hiện sản xuất các sản phẩm cao su chỉ tiêu thụ khoảng 18 – 20% tổng lƣợng cung cao su thiên nhiên của Việt Nam. Đây cũng là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cao su tƣơng đƣơng với kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên (chiếm 80 – 82% sản lƣợng). + Gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su: Gỗ cao su có màu vàng sáng, nhẹ, dễ gia công chế biến. Nguồn gỗ này đƣợc xem là thân thiện với môi trƣờng, đƣợc khai thác sau chu kỳ kinh tế lấy mủ khoảng 25 – 30 năm. Trong những năm gần đây, gỗ cao su đã trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành gỗ, không chỉ cho chế biến xuất khẩu mà cả cho các sản phẩm tiêu thụ nội địa. Có thể khẳng định, ngành sản xuất và chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam đã có sự phát triển, góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế địa phƣơng, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và giải quyết việc làm. Bên cạnh những thành công, ngành sản xuất và chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam cũng đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức tiêu biểu nhƣ: Diện tích và sản lƣợng tăng nhƣng lợi nhuận cho ngƣời sản xuất không tăng; trong phân phối lợi nhuận thu đƣợc thì ở công đoạn 363
  7. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 sản xuất là thấp nhất; công nghiệp chế biến và bảo quản chƣa đƣợc đầu tƣ; các hộ cao su tiểu điền thƣờng trồng với quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, có hộ trồng cây giống không rõ nguồn gốc, trồng xen canh không đúng kỹ thuật, khai thác không đúng quy trình, sản phẩm làm ra chƣa gắn khâu tiêu thụ và quan trọng hơn là chƣa tạo ra đƣợc chuỗi giá trị cho sản phẩm cao su có khả năng cạnh tranh; giá bán thấp, sản xuất bị động, sự nhận biết về thƣơng hiệu cao su Việt Nam còn hạn chế. Mặt khác, cao su Việt Nam còn gặp nhiều rủi ro do tác động bởi thời tiết và biến đổi khí hậu; sự gia tăng thiên tai, dịch bệnh làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc Năng lực cạnh tranh của hồ tiêu Chiếm 70% thị phần thế giới, nhƣng hồ tiêu Vệt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu thô, giá trị ngày càng sụt giảm. Cần chuyển biến mạnh về công tác quy hoạch và nâng giá trị sản phẩm này. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ năm 2010 đến nay, diện tích hồ tiêu nƣớc ta tăng rất nhanh, năm 2010 cả nƣớc có 51,3 ngàn ha, năm 2014 là 85,6 ngàn ha, đến hết 2017 theo số liệu của các tỉnh là 151,9 ngàn ha, tăng 196% so với năm 2010, tăng 22% so với năm 2016 và vƣợt định hƣớng phát triển trên 100 ngàn ha. Các địa phƣơng đua nhau phát triển hồ tiêu bởi những năm trƣớc đây sản phẩm này rất đƣợc giá, lại dễ trồng. Tuy nhiên, việc phát triển nóng đã đi kèm với hệ lụy giảm chất lƣợng rõ rệt. Nếu nhƣ năm 2016, giá trị xuất khẩu hồ tiêu đạt 176,6 nghìn tấn, tăng 34,3% về khối lƣợng và tăng 12,9% về giá trị so với năm 2015 thì những năm sau đó đến nay, giá trị xuất khẩu giảm dần. Đến năm 2017 giá trị hồ tiêu xuất khẩu ƣớc đạt 1,11 tỷ USD, giảm 21% so với năm 2016; năm 2018, xuất khẩu hồ tiêu đạt 758,8 triệu USD, giảm 32,1%. Nửa đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu đƣợc 180.276 tấn với giá trị đạt 463,3 triệu USD, tăng 34,1% về lƣợng, song lại giảm gần 1% về giá trị so với cùng kỳ 2018. Chi phí sản xuất hạt tiêu năm 2018 của Việt Nam tăng ít nhất 10% so với năm 2017. Trong 364
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 khi giá bán hạt tiêu lại giảm trên 30%, gây khó khăn rất lớn cho ngƣời trồng tiêu. Điểm đáng chú ý là, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chƣa hợp lý. Tiêu trắng (tiêu sọ) có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lƣợng. Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp. Về năng suất, 5 năm trƣớc đây, hạt tiêu Việt Nam dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lƣợng. Nhƣng trong thời gian hai năm trở lại đây, nhiều quốc gia nhƣ Brazil, Ấn Độ, Indonesia trở thành đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về sản lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Trong đó, đáng quan tâm nhất là hạt tiêu Brazil có chất lƣợng tốt hơn với 80% lƣợng bán ra thị trƣờng thế giới đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Bộ NN&PTNT nhận định: Sản xuất hồ tiêu của Việt Nam đƣợc đánh giá chƣa bền vững chủ yếu do diện tích trồng hồ tiêu ở nhiều vùng tăng nhanh, đặc biệt là ở các vùng không phù hợp, thâm canh quá cao trong giai đoạn giá tốt; công tác giống còn nhiều hạn chế, trong đó có việc nghiên cứu, chọn tạo giống mới, sản xuất giống hồ tiêu sạch bệnh, công tác bình tuyển và công nhận cây đầu dòng và vƣờn cây đầu dòng chƣa đƣợc các tỉnh quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, sản xuất theo hƣớng GAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn chƣa toàn diện; tổ chức sản xuất, sơ chế và chế biến sâu hồ tiêu còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của ngành hồ tiêu. 3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt 3.2.1. Điểm mạnh Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của các cây trồng nông nghiệp nên sản lƣợng nông sản của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. GDP nông lâm thủy sản năm 2018 tăng 3,76% 365
  9. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Trải qua 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp nƣớc ta đã có bƣớc phát triển nhanh, tạo ra khối lƣợng nông sản hàng hóa lớn, tự tin bƣớc vào hội nhập thị trƣờng nông sản quốc tế. Nông sản Việt nam ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại, phù hợp hơn với nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời. Nhiều mặt hàng nông sản có sức cạnh tranh cao nhƣ gạo, café, cao su, hạt điều chiếm đƣợc vị thế quan trọng trên thị trƣờng thế giới. Bên cạnh đó, do chi phí sản xuất thấp nên các sản phẩm xuất khẩu nông sản của Việt Nam có giá thành rẻ so với thị trƣờng. Điều này cũng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt trong khu vực. 366
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 3.2.2. Điểm yếu Mặc dù đạt đƣợc nhiều thành tựu trong xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta nhƣ lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều hầu nhƣ chƣa có thƣơng hiệu trên thị trƣờng quốc tế. Điều này cho thấy, giá trị gia tăng của hàng hóa nông sản nƣớc ta vẫn còn rất thấp, khả năng cạnh tranh chƣa cao so với các đối thủ khác trên thị trƣờng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hàm lƣợng công nghệ, giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Đa số các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nƣớc ta đều dƣới dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị thu đƣợc chƣa cao. Chất lƣợng của hàng nông sản Việt Nam thấp, công nghệ chế biến lạc hậu, mẫu mã chƣa hấp dẫn, giá thành sản xuất cao dẫn đến cạnh tranh kém, bị ép giá trên thị trƣờng; Thiếu nguồn thông tin về thị trƣờng xuất khẩu cũng nhƣ xu hƣớng tiêu dùng tại một số thị trƣờng cụ thể. Thêm nữa, năng lực tìm kiếm thị trƣờng của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp còn yếu; dự báo thông tin giá cả thiếu chính xác, đặc biệt doanh nghiệp luôn lấy lợi ích của mình làm mục tiêu kinh doanh mà bỏ quên ngƣời nông dân, ngƣời trực tiếp làm ra sản phẩm. Các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp chƣa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng thƣơng hiệu cho hàng hóa nông sản Việt Nam 3.2.3.Cơ hội Đến nay, Việt Nam đã có một số ngành trong nông nghiệp phát triển thuộc hàng đi đầu trên thế giới nhƣ: Xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới, gạo thứ 3 thế giới; xuất khẩu thủy sản đứng thứ 4 thế giới; xuất khẩu đồ gỗ đứng thứ 5 thế giới Các Hiệp định FTA, trong đó có Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) là cơ hội để tăng xuất khẩu, góp phần xây dựng nhiều ngành mũi nhọn hơn nữa cũng nhƣ nâng cao giá trị gia tăng của các ngành sản xuất nông nghiệp. 367
  11. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Hiện nay, EU là thị trƣờng tƣơng đối quan trọng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Cụ thể, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU là trên 22,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. EVFTA sẽ mang lại cơ hội giảm thuế và tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu nói chung, và thị trƣờng EU nói riêng nên hy vọng kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng lên. Thị trƣờng châu Âu vốn rất thích nông sản Đông Nam Á bởi những nét đặc thù, nhất là các mặt hàng nhƣ thủy sản, trái cây, lúa gạo Tuy vậy, nhắc tới nông sản Đông Nam Á, châu Âu mới chỉ biết đến nông sản của Thái Lan là chính, nhƣng với EVFTA, nông sản Việt sẽ có cơ hội nhiều hơn. Châu Âu cũng là một trong những thị trƣờng có yêu cầu về chất lƣợng, an toàn thực phẩm cao nhất thế giới. Do đó, việc ƣu đãi thuế sẽ giúp nông sản Việt tiếp cận gần hơn vào thị trƣờng này, đồng thời cũng giúp ngành nông sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu nông sản sẽ tăng dần tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng mang lại rất nhiều cơ hội cho nông sản Việt. Mở rộng thị trường tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp Việc các nƣớc, trong đó có các thị trƣờng lớn nhƣ Ca-na-đa, Ốt- xtrây-li-a và Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng nông sản của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu nông sản sang thị trƣờng các nƣớc thành viên Hiệp định CPTPP sẽ đƣợc hƣởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ƣu đãi, giúp mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tăng cƣờng tiếp cận các thị trƣờng lớn nhất thế giới với ƣu thế đáng kể. 368
  12. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Tăng tính kết nối giữa các doanh nghiệp thông qua việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu Các nƣớc CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thƣơng mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trƣờng lớn nhƣ Nhật Bản, Ca-na-đa, Ốt-xtrây-lia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hƣớng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng, tăng năng suất lao động, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó tạo động lực và sức ép cho doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ sản xuất trong nƣớc theo hƣớng giảm xuất khẩu nguyên liệu và sơ chế, đầu tƣ phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, tăng cƣờng xuất khẩu sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền nông nghiệp Việt Nam trong 5 - 10 năm tới. Nâng cao chất lượng sản phẩm Doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn khắt khe của thị trƣờng trong khối nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các nƣớc thành viên CPTPP và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Hàng hóa nông sản của Việt Nam còn phải đối diện với sức ép cạnh tranh tại ―sân nhà‖ đến từ việc hàng hóa các nƣớc CPTPP tràn vào thị trƣờng trong nƣớc. Sức ép từ hai phía sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp Việt Nam cải cách mô hình kinh doanh, đầu tƣ hơn vào dây chuyền sản xuất và nguồn lực lao động. Bên cạnh sức ép trực tiếp đến từ cạnh tranh, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ hấp thụ đƣợc khoa học kỹ thuật mới thông qua hoạt động đầu tƣ xuyên quốc gia đi kèm với khoa học công nghệ và nâng cao trình độ kỹ năng lao động, từ đó thay đổi đƣợc cách làm truyền thống, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lƣợng của sản phẩm. 369
  13. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 3.2.4.Thách thức Đối với ngành nông nghiệp, hiện có 3 thách thức lớn đang phải đối mặt đó là: Năng suất lao động thấp, tổ chức sản xuất nông nghiệp có quy mô nhỏ lẻ; Việt Nam là một trong 5 vùng bị tổn thƣơng lớn nhất về các cơn bão, áp thấp, biến đổi khí hậu (Biến đổi khí hậu mỗi năm gây thiệt hại 1-2 tỷUSD), ảnh hƣởng nặng nề tới quá trình sản xuất nông sản Việt. Mặc dù các hiệp định thƣơng mại mang lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam, tuy nhiên các rào cản hàng rào phi thuế quan nhƣ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, quản lý chất lƣợng sẽ là một thách thức lớn với nông sản Việt. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nông sản Việt Nam thì cần phải phối hợp một cách đồng bộ bốn giải pháp sau: 4.1. Giải pháp về ứng dụng công nghệ cao Ngành nông nghiệp cần phải nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh đƣa cơ giới hoá vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Ứng dụng quy trình cơ giới hoá đồng bộ (từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến); quy trình thâm canh lúa, ngô, lạc từ giống, đầu tƣ thâm canh; ứng dụng công nghệ cao vào phát triển các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm có lợi thế của tỉnh, mở rộng diện tích cao su, chè gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến; mía nguyên liệu; sản xuất chế biến an toàn theo chuỗi giá trị, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); triển khai các mô hình tƣới tiết kiệm, tƣới cho cây công nghiệp nếu có điều kiện. Phát triển các trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp, từng bƣớc mở rộng chăn nuôi bò hộ gia đình theo mô hình liên kết với các doanh nghiệp thu mua chế biến sữa. Ứng dụng công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi, kiểm soát và chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, sử dụng men vi sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, Tập trung hƣớng 370
  14. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích rừng sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FSC), phát triển dƣợc liệu gắn với bảo vệ rừng bền vững. 4.2. Giải pháp về thị trƣờng Cùng với việc mở rộng phát triển thị trƣờng xuất khẩu thì nông sản Việt có thể đẩy mạnh tiêu thụ trong nƣớc. Cụ thể cần thay đổi tƣ duy từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng. Do vậy, Chính phủ hỗ trợ xác định thị trƣờng chiến lƣợc cho cho từng ngành hàng và ký các cam kết quốc gia để đảm bảo rủi ro thấp nhất. Hệ thống thông tin và dự báo, phân tích thị trƣờng, tiêu chuẩn chất lƣợng cần đƣợc cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm và từng thị trƣờng cụ thể. Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa thƣơng vụ và DN. Nhằm tránh rủi ro do giá xuống thấp khi vào vụ thu hoạch, nhà nƣớc nên tổ chức thu gom nông sản và khi giá lên đến mức có lợi cho ngƣời dân thì tổ chức đấu giá, thậm chí cả đấu giá xuất khẩu. Thái Lan hiện đang thực hiện thu mua lúa cho nông dân và tổ chức đấu thầu bán lại cho DN chế biến, xuất khẩu. 4.3. Giải pháp về xây dựng và phát triển thƣơng hiệu quốc gia Hầu nhƣ các sản phẩm nông sản Việt Nam khi xuất khẩu ra nƣớc ngoài chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng cho mình. Trong khi đó, mỗi nƣớc khi tham gia thị trƣờng đều phải xây dựng đƣợc thƣơng hiệu của từng sản phẩm để bảo hộ và nâng cao giá trị gia tăng. Ví dụ nhƣ cùng một mặt hàng gạo nhƣng Thái Lan đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu gạo riêng cho mình. Nhƣ gạo Hom Mali hay còn gọi là gạo hoa nhài, là một giống gạo nguyên thủy đƣợc phát triển bởi những ngƣời nông dân Thái. Ngày nay, Hom Mali đƣợc biết đến trên toàn cầu nhờ chất lƣợng cao, hạt dài, thân tròn và bóng, mùi thơm gần giống lá nếp. Khi nấu chín, gạo vẫn duy trì đƣợc màu trắng, hạt dài, không nát, chứa nhiều chất dinh dƣỡng nhƣ Vitamin B1, B2, sắt, canxi, photpho. Còn gạo ở Việt Nam chƣa có tên thƣơng hiệu riêng, mới chỉ gắn với nguồn gốc xuất xứ. Mặc dù, chúng ta đã và đang xây dựng chỉ dẫn địa lý cho một 371
  15. International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 số sản phẩm đặc sản, bản địa. Tuy nhiên qui mô sản xuất các sản phẩm này lại quá nhỏ bé. Do vậy, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ DN, Hiệp hội xây dựng thƣơng hiệu thông qua: a) Qui hoạch và xây dựng vùng sản xuất; b) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm hoặc hài hòa tiêu chuẩn quốc tế; c) Quảng bá thƣơng hiệu trên các phƣơng tiện truyền thông; d) Huy động tối đa sự tham gia của các hãng vận tài để sử dụng và giới thiệu sản phẩm và; e) hỗ trợ tham gia xúc tiến thƣơng mại, hội chợ triển lãm. 4.4. Giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xây dựng chuỗi giá trị Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hƣớng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trƣờng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện nay rất đắn đo khi tham gia đầu tƣ vào nông nghiệp, nhất là công đoạn sản xuất mà họ chủ yếu tham gia vào khâu thu gom, sơ chế và tiêu thụ. Chính vì vậy, họ không quan tâm đến toàn chuỗi sản xuất. Do vậy, nhà nƣớc cần có chính sách ƣu đãi hơn về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực Tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào DN nhƣ mua cổ phiếu để họ yên tâm giao đất. Với đầu tƣ thiết bị, máy móc cần có chính sách ƣu đãi về lãi suất, không tính theo năm mà chỉ tính theo mùa vụ sản xuất. Khi DN đầu tƣ vào sản xuất, họ sẽ là pháp nhân quan trọng trong việc định hƣớng thị trƣờng, lựa chọn công nghệ và tìm nguồn vốn đầu tƣ. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo ba trục sản phẩm gồm nhóm chủ lực quốc gia, nhóm chủ lực cấp tỉnh, nhóm đặc sản địa phƣơng theo mô hình ―mỗi xã phƣờng một sản phẩm‖; xây dựng các chuỗi giá trị đối với sản phẩm chủ lực để mở cửa và phát triển thị trƣờng cho phù hợp, ƣu tiên chỉ đạo sản xuất tốt các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu nhƣ lâm sản, thủy sản, gạo và trái cây. 372
  16. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Bên cạnh đó, nông dân, thậm chí doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đều có qui mô nhỏ, vốn ít, do vậy khả năng vƣơn ra thị trƣờng trực tiếp là khó khăn. Do vậy, nhà nƣớc cần hỗ trợ để hình thành nhóm sở thích, Hiệp hội theo từng ngành hàng cụ thể. Nhƣ vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu phải là các hoạt động có điều kiện và cần có chế tài để giám sát DN. Hiện nay, chính chúng ta đang tự cạnh tranh nhau nên đã làm tổn hại uy tín quốc gia và gây tổn thất cho ngƣời sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thƣơng (2018), Báo cáo xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2018, Hà Nội. 2. Tổng cục thống kê, Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2019 3. Website 4. Nguyễn Xuân Thiên, Giáo trình thương mại quốc tế, 2015, NXB ĐHQGHN 5. Võ Thanh Thu, Quan hệ kinh tế quốc tế, 2012, NXB Lao động xã hội 6. Quách Thị Đoan Trang, Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, 2010, NXB Lao động xã hội 7. Michael. E. Porter, Chiến lược cạnh tranh, 2015, NXB Trẻ 8. Website 373