Giải pháp tháo gỡ rào cản nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 1160
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp tháo gỡ rào cản nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiai_phap_thao_go_rao_can_nham_phat_trien_kinh_te_tu_nhan_o.pdf

Nội dung text: Giải pháp tháo gỡ rào cản nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

  1. 360 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Bùi Văn Vần, Bùi Thu Hà* TÓM TẮT: Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên, trong một giai đoạn khá dài thì vai trò của kinh tế tư nhân chưa được coi trọng đúng mức, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức được điều này, Hội nghị Trung ương 5 khoá XII của Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 10 - NQ/TW ngày 03/06/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Bài viết này đề cập tới những khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân theo chủ trương của Đảng. Từ khoá: kinh tế tư nhân, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ABSTRACT: After more than 30 years of implementing the renovation policy, Vietnam has advocated building a socialist-oriented market economy with various forms of ownership, various economic sectors and the form of business organization. However, in a long period of time, the role of the private economy has not been properly considered, which has significantly affected the socio-economic growth of the country. Recognizing this, the 12th Central Conference of the Communist Party of Vietnam issued Resolution No. 10 - NQ/TW on June 3, 2017 “On private economic development to become an important driving force. importance of socialist-oriented market economy”. This article addresses the difficulties and obstacles that need to be further removed to promote private economic development under the Party’s policy. Keyword: Private economy, socialist-oriented market economy. 1 - KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM. Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gồm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dựa trên sở hữu tư nhân về các yếu tố của quá trình sản xuất. Kinh tế tư nhân thường tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể. Đối với khu vực kinh tế tư nhân, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu khi tiến hành các hoạt động kinh doanh; vì vậy, kinh tế tư nhân có đặc điểm nổi bật là: Tính năng động và sáng tạo cao, luôn phản ứng linh hoạt trước diễn biến quan hệ cung cầu trên thị trường. Kinh tế tư nhân luôn có ý thức và hành động cạnh tranh quyết liệt, với mong muốn mở rộng thị phần, giành thế độc quyền trong việc sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường để thu lợi nhuận cao; v.v. Tuy vậy, việc chạy theo lợi nhuận cao và cạnh tranh giành giật * Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 361 thị trường cũng khiến cho kinh tế tư nhân thường đi kèm với những mặt trái như: cạnh tranh không lành mạnh; sản xuất có tính tự phát dẫn tới nguy cơ khủng hoảng thừa, gây lãng phí các nguồn lực của xã hội; vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép; không thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, gây huỷ hoại môi trường; gia tăng bất bình đẳng trong xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống kinh tế - xã hội; v.v. Những mặt trái của kinh tế tư nhân hoàn toàn có thể được kiểm soát với việc Nhà nước tạo lập hệ thống cơ chế, chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhất là việc xây dựng và thực thi một môi trường pháp lý - kinh doanh đòi hỏi các chủ đầu tư và kinh doanh đề cao trách nhiệm xã hội, không chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, vi phạm đạo đức kinh doanh. Với việc sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế - tài chính vĩ mô, Nhà nước hoàn toàn có thể khai thác và phát huy những mặt ưu điểm của kinh tế tư nhân đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (trước năm 1986) kinh tế tư nhân hầu như không được công nhận sự tồn tại và bị phủ nhận vai trò trong nền kinh tế. Vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam chỉ được nhìn nhận và khôi phục từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 của Đảng với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Luật Doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực từ năm 2000 đã dẫn tới sự phát triển bùng nổ của kinh tế tư nhân. Đặc biệt, lần đầu tiên Đảng đã ban hành riêng một Nghị quyết định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX khẳng định “Sự phát triển cuả kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN” và “kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” . Nghị quyết hội nghị Trung ương 9 khoá IX tiếp tục khẳng định “khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế cổ phần”. Để phát triển kinh tế tư nhân trong tình hình mới, hội nghị Trung ương 5 khoá XII đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW (ngày 03/06/2017) “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Để cụ thể và hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng và phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ đã tiến hành nhiều giải pháp để hỗ trợ, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời thống nhất điều chỉnh các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thay thế cho Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003, các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp FDI theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Ngày 12/06/2017, Quốc hội khoá 14 thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp theo là hàng loạt Luật, Nghị định và Nghị quyết của Chính phủ được ban hành - Là sự thể chế hoá Nghị quyết 10 -NQ/TW và góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ nhằm “cởi trói” về cơ chế, thể chế, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển; vì vậy, kinh tế tư nhân Việt Nam bước đầu có sự phát triển mạnh mẽ hơn và từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể là: Một là, Số lượng DN thành lập mới và DN tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động ngày càng tăng. Từ năm 2016, mỗi năm cả nước có thêm 100.000 DN mới thành lập mới; 2 năm 2017 và 2018
  3. 362 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA có 258.134 DN thành lập mới và 60.458 DN tạm ngừng hoạt động quay trở lại nhờ môi trường kinh doanh được cải thiện và các chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển DN. Hai là, Kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là về tăng trưởng, đầu tư, thương mại, tạo việc làm và đóng góp vào NSNN. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 40% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên. Bảng 1: Cơ cấu GDP (%). 2016 2017 2018 1. Kinh tế Nhà nước 28,81 28,63 27,67 2. Kinh tế ngoài Nhà nước: 42,56 41,74 42,08 - Tập thể 3,92 3,76 - doanh nghiệp của tư nhân 8,21 8,64 - Cá thể 30,43 29,34 3. Khu vực FDI 18,59 19,63 20,28 4. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,04 10,00 9,97 Tổng số 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: Tổng cục thống kê; năm 2018 là số ước tính) Kinh tế tư nhân tạo nhiều việc làm mới, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Năm 2019, số lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm 83,3%tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước (khoảng 45,2 triệu người); năm 2017 tổng số lao động cả nước là 44,9 triệu người. Riêng 2 năm 2017 và 2018, số DN thành lập mới đã tạo gần 2,3 triệu việc làm mới. Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội (%) Khu vực kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Kinh tế Nhà nước 37.0 40.3 40.4 39.9 38.0 37.5 35.7 33.3 Kinh tế ngoài nhà nước 38.5 38.1 37.7 38.4 38.7 38.9 40.6 43.3 FDI 24.5 21.6 21.9 21.7 23.3 23.6 23.7 23.4 Toàn xã hội 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Niên giám thống kê hằng năm. Trong khi tỷ trọng vốn đầu tư từ kinh tế Nhà nước ngày càng giảm mạnh thì tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh và đã vượt qua mức 40% vào 2 năm 2017 và 2018. Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Trong 2 năm 2017-2018, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 25,3-26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu
  4. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 363 hàng hoá và chiếm tỷ trọng từ 34,7-34,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, lớn hơn gấp 10 lần về xuất khẩu và gần 7 lần về nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước (không kể dầu thô). Ba là, Kinh tế tư nhân góp phần mở rộng nguồn thu và tăng thu NSNN. Bảng 3: Cơ cấu thu NSNN (%) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1. Thu trong nước 61.5 64.9 68.5 67.6 75.6 80.5 80.3 80.6 DNNN 17.5 19.4 22.8 21.4 15.7 13.5 11.4 10.7 FDI 10.7 11.2 13.4 14.1 13.8 14.4 13.3 13.1 KV công, thương, DN 11.7 12.5 12.7 12.8 12.7 13.9 14.0 14.7 NQD Thuế TN cá nhân 5.3 6.1 5.6 5.5 5.6 5.8 6.1 6.6 Thuế bảo vệ MT 1.6 1.7 1.4 1.4 2.6 3.8 3.5 3.3 Phí, lệ phí, nhà đất và các khoản thu khác 14.7 13.9 12.5 12.5 25.3 29.1 32.0 32.2 2. Thu từ dầu thô 15.3 19.1 14.5 11.4 6.6 3.6 3.8 4.6 3. Thu cân đối từ XNK 21.6 14.6 15.6 19.7 16.6 15.2 15.2 14.2 4. Thu viện trợ 1.7 1.4 1.3 1.3 1.2 0.7 0.6 0.5 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 (Nguồn: Niên giám Thống kê hằng năm). Bảng 4: Tỷ trọng thu NSNN từ sản xuất - kinh doanh (%) TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 1 Thu từ khu vực DNNN 42,97 44,49 40,40 37,06 27,86 2 Thu từ khu vực DN FDI 29,91 28,93 30,17 30,68 33,94 3 Thu từ khu vực kinh tế NQD 27,11 26,58 29,43 32,26 38,20 3.1 Thu từ DN và tổ chức kinh tế 24,67 24,69 27,57 30,58 36,35 3.2 Thu từ hộ gia đình và cá nhân kinh 2,44 1,90 1,87 1,68 1,85 doanh khu vực NQD TỔNG CỘNG 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 (Nguồn: Tổng cục thuế) Cùng với những nỗ lực của Chính phủ trong việc khuyến khích khởi nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh đã đưa đến những kết quả bước đầu: Thu NSNN từ khu vực kinh tế tư nhân ngày vàng tăng; đặc biệt, năm 2018 là năm đầu tiên thu NSNN từ SXKD của khu vực kinh tế tư nhân vượt qua khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Đóng góp vào tăng thu NSNN cho thấy sự phát triển của kinh tế tư nhân đã phát huy vai trò đối với việc củng cố nền tài chính quốc gia. Đây là những tín hiệu phản ánh sự lớn mạnh về quy mô, số lượng chủ thể và sự cải thiện về hiệu quả của kinh tế tư nhân.
  5. 364 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Bảng 5: Cơ cấu lao động trên 15 tuổi theo thành phần kinh tế (%) T/phần kinh tế 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019* 2020* Nhà nước 9.9 9.7 9.5 9.2 9.1 8.8 8.6 8.3 8.1 8.0 Ngoài nhà 85.9 85.9 85.7 85.4 85.0 84.5 83.6 83.3 82.7 82.2 nước FDI 4.2 4.4 4.8 5.4 6.0 6.7 7.8 8.4 9.1 9.8 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 (Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019) (*): Số liệu dự báo Dễ dàng nhận ra khu vực kinh tế tư nhân đã và đang là khu vực tạo công ăn việc làm cho đại bộ phận lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay. Xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì cùng với quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước và khu vực kinh tế Nhà nước, thu hẹp dần phạm vi mà các DN mà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc 100% vốn điều lệ. Bên cạnh những kết quả đạt được kể trên, có thể chỉ ra một số hạn chế cơ bản về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay như sau: Thứ nhất, Quy mô DN chủ yếu là nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp. Nếu xét về số lượng, các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân chiếm đại bộ phận trong tổng số DN của nền kinh tế. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nếu năm 2012, số DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân chiếm 96,5% tổng số DN của cả nước, thì đến năm 2014, tỷ lệ này tăng lên tới 97%; đồng thời, 97,6% các DN đang hoạt động tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cáp tỉnh (PCI) năm 2015 ở Việt Nam cũng phản ánh kết quả tương tự. Trong số 8.335 DN dân doanh được lấy mẫu tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam thì có tới 97,3% là DNNVV. Nếu xét theo quy mô vốn và lao động, các DN ngoài Nhà nước có quy mô rất nhỏ. Theo số liệu tính tại thời điểm tháng 12/2014 thì số lao động bình quân sử dụng trong DN ngoài Nhà nước là 18 người; trong khi DN FDI là 312 lao động; DNNN là 504 lao động. Về quy mô vốn sử dụng: 50% số DN ngoài Nhà nước có quy mô vốn bình quân dưới 5 tỷ đồng; chỉ có 6% số DN ngoài Nhà nước có quy mô vốn bình quân trên 50 tỷ đồng; trong khi đó, con số này ở khu vực DNNN là 5% và 66%; ở khu vực DN FDI là 2% và 41% . Quy mô vốn kinh doanh nhỏ tất yếu dẫn tới năng lực cạnh tranh của DN ngoài Nhà nước không thể cao cũng là điều dễ hiểu. Thứ hai, Hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao, năng suất lao động thấp. Bảng 6: Năng suất lao động hiện hành của DN (tr.đ/người) Khu vực 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019* 2020* Nhà nước 161.1 191.1 209.4 232.5 251.3 276.1 311.9 339.0 368.7 399.4 Ngoài nhà 28.2 32.8 34.9 37.9 40.4 42.6 46.5 51.6 58.7 66.4 nước FDI 208.3 232.5 248.6 246.9 240.4 233.3 233.6 247.7 252.5 261.6 (Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019) (*): Số liệu dự báo
  6. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 365 Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận của các DN thuộc các thành phần kinh tế (%) Chung DNNN 100% vốn NN DN Ngoài NN FDI BQ 2011-2015 2,4 2,8 2,5 1,1 5,4 TSLN trên tài sản (ROA) 2016 2,7 2,6 2,9 1,4 6,9 2017 2,9 2,2 2,6 1,8 7,0 BQ 2011-2015 8,2 12,1 10,1 3,4 15,1 TSLN vốn chủ sở hữu (ROE) 2016 9,0 11,0 9,8 4,4 17,5 2017 10,0 11,4 10,6 6,0 18,1 TSLN trên doanh BQ 2011-2015 3,7 6,0 5,6 1,5 6,1 thu (ROS) 2016 4,1 6,9 6,3 1,9 6,8 2017 4,2 6,4 6,1 2,5 6,6 (Nguồn: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có sự chênh lệch lớn về năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận giữa các DN; theo đó, các DN FDI bỏ xa các DNNN và DN ngoài Nhà nước cả về năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận; các DN ngoài Nhà nước xếp cuối cùng về cả năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận. Điều này là hoàn toàn lô gíc do các DN FDI do quy mô lớn, trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao và lợi thế về kinh nghiệm thị trường. Thứ ba, Kỹ thuật công nghệ lạc hậu, khả năng hội nhập thấp. Theo kết quả điều tra đổi mới kỹ thuật công nghệ của 8000 DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2009-2013 cho thấy: chỉ có 8% số DN có hoạt động nghiên cứu đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ; trong đó, chủ yếu là DN lớn và vừa, Các DN ngoài Nhà nước chủ yếu là quy mô nhỏ, gần như không có điều kiện nghiên cứu đổi mới kỹ thuật công nghệ. Điều này cũng dễ hiểu bởi quy mô vốn bình quân của 1 DN ngoài Nhà nước năm 2014 chỉ có 26 tỷ đồng; quá thấp, không đủ khả năng đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ. Tóm lại, mặc dù đã có sự phát triển khá mạnh nhưng khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát huy hết được tiềm năng của mình để thực sự đóng vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân về chủ quan và khách quan; một trong những nguyên nhân cơ bản là khu vực kinh tế tư nhân đang gặp nhiều rào cản cả về tư duy nhận thức đến khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách tác động đến môi trường kinh doanh, cũng như ảnh hưởng đến năng lực nội tại của khu vực kinh tế này cần sớm được tháo gỡ. 2 - NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Có thể chia các rào cản đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân thành các nhóm chủ yếu sau: Thứ nhất, Các rào cản liên quan đến tư duy lý luận và nhận thức đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam được xác định ngay từ nghị quyết đại hội Đảng VI (1986); tuy nhiên, vấn đề xác định vai trò và giải quyết mối quan hệ giữa thành phần kinh tế Nhà nước và thành phần kinh tế tư nhân, giữa DNNN và DN tư nhân vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Chính vì vậy, mặc dù Đảng đã ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư thống nhất, Luật hỗ trợ DNNVV và nhiều Nghị quyết, Nghị
  7. 366 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA định về phát triển kinh tế tư nhân; Tuy vậy, trong quá trình thực thi triển khai các văn bản pháp lý kể trên vẫn còn không ít e ngại về vấn đề phát triển kinh tế tư nhân và DN tư nhân, e ngại sự phát triển của kinh tế tư nhân và DN tư nhân sẽ ảnh hưởng xói mòn đến vai trò của kinh tế Nhà nước và DNNN; điều này đã dẫn tới sự sai lệch trong việc triển khai xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng thúc đẩy kinh tế tư nhân và các DN tư nhân phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước; cũng như cách xử lý cùng một vấn đề nhưng của DNNN lại không giống với của DN tư nhân (ví dụ, vấn đề xử lý phá sản DN) dẫn đến việc ảnh hưởng tới niềm tin của các DN và doanh nhân trong quá trình yên tâm bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Thứ hai, Các rào cản liên quan đến khung khổ pháp lý cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Việc duy trì Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư thống nhất đã tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho mọi người có thể tham gia thị trường; tuy nhiên, khung khổ pháp lý hiện tại chưa đồng bộ để điều chỉnh hoạt động trên thị trường, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, điều chỉnh việc rút ra khỏi thị trường thông qua phá sản hay giải thể DN. Hiện tại, các DNNN vẫn được nhiều ưu đãi từ phía Nhà nước như: điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay, được NSNN cấp vốn, được ưu tiên tiếp cận đất đai và mặt bằng SXKD; chưa kể DNNN độc quyền kinh doanh trong nhiều lĩnh vực điện, nước, xăng dầu, dịch vụ công ích thiết yếu; cơ chế định giá chưa theo cơ chế thị trường; các DN FDI cũng được hưởng những ưu đãi riêng, trong khi DN tư nhân trong nước lại không được hưởng; Việc duy trì các ưu đãi cho DN tư nhân và khu vực kinh tế tư nhân thực ra là không cần thiết - xét về lâu dài là không cần thiết, nếu xét trên góc độ xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng. Thứ ba, Các rào cản liên quan đến việc thực thi các quy định đối với hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân. Mặc dù Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 đã có khá nhiều cải cách và thay đổi theo hướng tích cực, như các quy định liên quan đến thành lập DN, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội; Tuy nhiên trong thực tế còn khoảng cách khá lớn giữa quy định và thực thi các luật này. Nhiều rào cản dưới hình thức các “giấy phép con” vẫn còn tồn tại; thậm chí còn có sự thiếu thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước khi ban hành các văn bản về điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư 2014; các quy định về quản lý và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành còn gây phiền hà cho hoạt động của các DN. Theo kết quả điều tra PCI 2015, có tới 74% DN phải đón tiếp các đoàn thanh - kiểm tra trong tất cả các lĩnh vực trong 1 năm; điều này dẫn tới lo ngại rằng: quy mô của DN tư nhân càng lớn thì gánh nặng thanh tra, kiểm tra càng lớn, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của DN. Thứ tư, Rào cản do năng lực nội tại và văn hoá DN hạn chế. Các DN tư nhân chủ yếu là DNNVV, nguồn lực tài chính hạn chế, trình độ trang thiết bị và năng lực cạnh tranh thấp; chất lượng nguồn nhân lực không cao, khả năng tiếp cận thông tin thị trường thấp; hoạt động kinh doanh hầu hết mang tính ngắn hạn, không có chiến lược kinh doanh dài hạn; ý thức chấp hành pháp luật yếu; chưa kể một bộ phận doanh nhân hạn chế về kiến thức pháp luật, không được đào tạo bài bản, nói gì đến tiếp cận trình độ quản trị kinh doanh hiện đại; không ít doanh nhân còn thiếu văn hoá kinh doanh và trách nhiệm với xã hội, sẵn sàng chạy theo lợi nhuận mà dẫn đến các hành vi tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sự nhìn nhận thiếu tích cực của dư
  8. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 367 luận xã hội với các DN tư nhân và kinh tế tư nhân,v.v. Những rào cản nói trên cần sớm có biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế của đất nước. 3 - CÁC GIẢI PHÁP XOÁ BỎ RÀO CẢN NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN. Một là, Sớm hoàn thiện về mặt lý luận tạo cơ sở cho việc thống nhất nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cần đẩy nhanh việc hoàn thiện lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều này có quan hệ khăng khít với việc nhận thức lại về vai trò của Nhà nước, khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của Nhà nước và khu vực kinh tế Nhà nước chính là ở việc kiến tạo thị trường, xây dựng hạ tầng kinh tế - kỹ thuật “cứng” và “mềm” cho nền kinh tế, làm cho thị trường hoạt động tốt hơn. Cần sớm xác định rõ phạm vi những ngành, lĩnh vực và sản phẩm có tính chiến lược hoặc ảnh hưởng lớn tới sự ổn định và an ninh của nền kinh tế quốc dân mà Nhà nước cần phải độc quyền, cần nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoặc nắm cổ phần chi phối của DN để thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước cần đẩy mạnh thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh vì lợi nhuận, vì tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các DNNN hầu hết là rất thấp so với DN ngoài Nhà nước. Cần nhấn mạnh và làm rõ việc nhận thức việc xác định “kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế” không bao hàm sự phân biệt đối xử giữa “Vai trò chủ đạo” so với “động lực phát triển”, mà vấn đề chủ yếu ở đây là xác định đúng vị trí, vai trò của mỗi khu vực kinh tế trong nền kinh tế. Kinh tế tư nhân hiện nay đã chiếm đa số về số lượng, về giải quyết công ăn việc làm, về vốn đầu tư trong xã hội; vì vậy cần thiết phải xoá bỏ các rào cản, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân để kinh tế tư nhân thực sự trở thành “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế nước ta. Nếu được khẳng định một cách chính thức sẽ có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế của đất nước. Hai là, Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý cần thiết tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn kinh doanh, xoá bỏ các thủ tục phiền nhiễu trong việc xúc tiến đầu tư cũng như tiến hành hoạt động kinh doanh, Cần xem xét việc xoá bỏ các ưu đãi theo thành phần kinh tế để thực sự xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng trước pháp luật. Cần hoàn thiện các văn bản pháp lý theo hướng đảm bảo sự thống nhất giữa các Luật và Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành; xoá bỏ các rào chắn ngăn cản quá trình tự do hoá đi vào thị trường, bảo đảm quyền sở hữu tư nhân bằng các thể chế đặc biệt theo dõi các nghĩa vụ hợp đồng. Đặc biệt, cần xây dựng cơ sở pháp lý cho việc hình thành, thực hiện, theo dõi, thanh lý, giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh tế và xử lý các vấn đề kinh tế - tài chính khi DN bị giải thể, phá sản theo đúng quy luật thị trường không phân biệt thuộc thành phần kinh tế nào. Cần hoàn thiện thể chế phân bổ nguồn lực để các nguồn lực của quốc gia được huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất; cần có những giải pháp có tính chất đột phá để xoá bỏ cơ chế xin cho trong việc tiếp cận, phân bổ nguồn vốn từ NSNN; xây dựng và thực hiện cơ chế công khai
  9. 368 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA việc đấu thầu - trúng thầu các dự án, các công trình đầu tư từ vốn NSNN; đảm bảo kinh tế tư nhân được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng Nhà nước, cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên của quốc gia như các thành phần kinh tế khác. Ba là, Cần thực sự tạo ra sự chuyển biến trong việc đảm bảo kinh tế tư nhân thực sự bình đẳng trước pháp luật như với các thành phần kinh tế khác. Cần xoá bỏ sự kỳ thị trong việc việc nhận thức và ứng xử của cán bộ công chức trong bộ máy quyền lực của Nhà nước đối với các DN và doanh nhân thuộc khu vực kinh tế tư nhân khi thi hành công vụ. Cần dỡ bỏ các rào cản giấy phép con không cần thiết ngăn cản và làm nản lòng các nhà đầu tư khi bỏ vốn đầu tư - kinh doanh. Cần thực hiện đúng tinh thần “Những gì mà pháp luật không cấm thì các DN đều có thể được làm”; đặc biệt, cần hỗ trợ các DN tư nhân tiếp cận thông tin thị trường, cũng như có cơ chế khuyến khích các DN đầu tư nghiên cứu đổi mới kỹ thuật, công nghệ, vận dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ vào trong SXKD và quản trị DN. Bốn là, Cần nâng cao chất lượng thể chế và quản trị của khu vực kinh tế tư nhân. Các DN cần chủ động xây dựng và phát triển văn hoá DN lành mạnh, hình thành đội ngũ doanh nhân có trách nhiệm với xã hội, sống và làm việc tuân thủ những chuẩn mực do DN xây dựng, đảm bảo sự trông sạch, minh bạch, kiên quyết nói “không” với tình trạng tham nhũng, hối lộ trong kinh doanh, xây dựng hình ảnh người doanh nhân có trách nhiệm đối với xã hội, từ đó, thay đổi thái độ mặc cảm đối với các DN và doanh nhân thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, Nhà nước cần coi trọng việc vinh danh những DN và doanh nhân thực hiện tốt trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế của đất nước, chung tay giải quyết các vấn đề của xã hội song song với việc xử lý nghiêm các DN và cá nhân tiến hành kinh doanh vi phạm pháp luật, trốn tránh hoặc không thực hiện các cam kết xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh tế và đời sống xã hội của cộng đồng. Nhà nước cũng cần hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cao trình độ quản trị DN cho đội ngũ cán bộ quản lý trong các DN ngoài Nhà nước thông qua việc duy trì các chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng, hỗ trợ pháp lý cho các DN trong quá trình khởi nghiệp hoặc tiếp cận thông tin thị trường nước ngoài, tạo cơ hội cho các DN giao lưu, học hỏi các kiến thức, kỹ năng kinh doanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, giảm thiểu rủi ro đối với các DN khi tham gia thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Trần Ngọc Bút; “Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa”; NXB sách chính trị quốc gia, Hà Nội 2002. 2. Tài liệu hội thảo “Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân”, (30/05/2017), tr.26. 3. Tổng cục thống kê. “Hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2005-2014; Hà Nội, NXB Thống kê, 2015. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014). “Sách trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”; Hà Nội; NXB Thống kê.
  10. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 369 5. Tài liệu Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019; Ban Kinh tế Trung ương. “Báo cáo 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. 6. Diễn đàn tài chính Việt Nam 2019; “Cải cách chính sách tài chính nhằm tạo động lực đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam”; Quảng Ninh, (19/09/2019). 7. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Kinh tế Nhà nước, cơ cấu lịa DNNN: Đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2020 và đề xuất phương hướng, giải pháp cho giai đoạn 2021-2030”.