Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 1780
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoan_thien_co_che_quan_ly_tai_chinh_gop_phan_nang_cao_nang_l.pdf

Nội dung text: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ CHUNG ASEAN (AEC) IMPROVING MECHANISM OF FINANCIAL MANAGEMENT TO ENHANCE THE COMPETITIVENESS OF VIETNAM ENTERPRISES IN THE INTEGRATION INTO ASEAN ECONOMIC COMMUNITY (AEC) TS. Phan Thị Linh ĐH Ngân Hàng TP.HCM anhlinh260308@gmail.com TÓM TẮT Đứng trước những khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào AEC, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia vào AEC chính là giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Bài viết đã phân tích thực trạng cơ chế quản lý của doanh nghiệp Việt Nam trên các khía cạnh: (i) Cơ chế huy động vốn; (ii) Cơ chế sử dụng vốn; (iii) Cơ chế quản lý tài sản do Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp; (iv) Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập AEC. Từ khóa: AEC; Cơ chế; Hoàn thiện; Hội nhập; Tài chính ABSTRACT Facing the difficulties and challenges for Vietnam enterprises when joining in AEC, Vietnam enterprises should enhance their competitiveness. One of the important measures to enhance the competitiveness of enterprises when joining in the AEC is the solution to improve mechanisms of financial management in the enterprise. The article analyzes the current situation of the management of Vietnam enterprises on the following aspects: (i) the mechanism of fund mobilization; (ii) The mechanism of capital; (iii) asset management mechanism prescribed by the State for the enterprise; (iv) The mechanism of management of revenue, cost, production and business results. Thereby they launched the improve solution for financial management mechanisms to contribute to enhancing the competitiveness of Vietnam when joining in AEC. Keywords: AEC; Mechanism; improve; Integration; Finance Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò quyết định. Do đó, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp không còn là việc của riêng doanh nghiệp, mà đòi hỏi sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc, sự ủng hộ, nỗ lực của các tổ chức ngành nghề và ngƣời lao động. Có nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mới nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của sản phẩm, ngƣời lao động có việc làm, thu nhập, tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc ổn định. Năm 2015 đƣợc đánh giá là năm bƣớc ngoặt trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, liệu các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập với sân chơi chung của khu vực hay chƣa? Các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập ACE. Bài viết đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia AEC. 1. Tác động của cơ chế quản lý tài chính đến năng lực cạnh tranh của của doanh nghiệp Cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp là phƣơng pháp, hệ thống các công cụ đƣợc doanh nghiệp sử dụng để điều hành, quản lý sự vận động của tài chính trong doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế hàm chứa nhiều nội dung nhƣ: cơ chế huy động vốn; cơ chế quản lý, sử dụng vốn, tài sản; cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp; cơ chế đầu tƣ cho R&D của công ty mẹ; cơ chế kiểm soát tài chính của công ty mẹ đối với các công ty thành 357
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG viên. Việc xác lập, sử dụng một cách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn khách quan cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp có tác động rất lớn đối với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nhìn nhận tác động tích cực của cơ chế quản lý tài chính trong nội bộ của các doanh nghiệp trên hai khía cạnh: (i) Về phƣơng diện tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, (ii) Về phƣơng diện điều tiết, quản lý. (i)Về phƣơng diện tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng hoạt động, cung cấp cho xã hội những giá trị mới. Nói đến mở rộng quy mô của doanh nghiệp là nói đến việc nâng cao số lƣợng về vốn, tài sản, thị phần, số lƣợng doanh nghiệp. Để tăng quy mô đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, song điều quan trọng là phải thiết lập và sử dụng một cơ chế quản lý tài chính trong nội bộ doanh nghiệp một cách thích hợp. Một cơ chế quản lý tài chính thích hợp không những góp phần huy động đƣợc nhiều nguồn lực tài chính từ nhiều kênh cho doanh nghiệp mà còn phân bổ, đƣa nguồn lực tài chính đến những hoạt động cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tác động này đƣợc thể hiện thông qua việc sử dụng cơ chế huy động, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính trong nội bộ của doanh nghiệp và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Một cơ chế huy động vốn của tập đoàn đúng đắn, biết lựa chọn kênh huy động thích hợp, với lãi suất huy động đƣợc tính toán trên cơ sở lãi suất kinh doanh đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của nguồn vốn đang nhàn rỗi trong nền kinh tế thị trƣờng mang tính cạnh tranh sẽ là tiền đề quan trọng cho việc nâng cao nguồn lực tài chính đối với các doanh nghiệp thành viên – yếu tố rất quan trọng tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một cơ chế phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính đƣợc tính toán, cân nhắc trên cơ sở phân tích, dự báo những hoạt động sản xuất kinh doanh trong một môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt không những bảo toàn đƣợc nguồn lực tài chính của cả doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Một cơ chế phân phối lợi nhuận vừa bảo đảm đƣợc yêu cầu nâng cao tiềm lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành viên, vừa động viên đƣợc sức sáng tạo của đội ngũ ngƣời lao động trong doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. (ii)Về phƣơng diện điều tiết, quản lý: Tác động tích cực của cơ chế quản lý tài chính trong nội bộ của các tập đoàn kinh tế không chỉ nghiêng về vấn đề tạo điều kiện cho các thành viên phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn là công cụ quan trọng cho công ty mẹ giám sát, điều tiết, quản lý các công ty thành viên, hƣớng các hoạt động của các công ty thành viên vào mục tiêu chiến lƣợc phát triển chung của cả công ty. Ở Việt Nam, hiệu lực thực tế của các mệnh lệnh hành chính còn khá lớn. Một giám đốc cấp dƣới có thể bị mất chức hoặc điều chuyển nếu không chấp nhận mệnh lệnh của cấp trên. Tác dụng điều tiết, quản lý của cơ chế quản lý tài chính trong nội bộ của doanh nghiệp phụ thuộc vào quan điểm, ý tƣởng thiết lập cơ chế huy động nguồn lực tài chính, cơ chế phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính của tập đoàn, cơ chế phân phối lợi nhuận cũng nhƣ cơ chế kiểm soát tài chính của doanh nghiệp. Trên phƣơng diện điều tiết, quản lý tác dụng tích cực của cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào việc giải quyết hài hòa lợi ích chung của doanh nghiệp với các thành viên. Mỗi một khi cơ chế quản lý tài chính giải quyết thỏa đáng các quan hệ lợi ích thì việc sử dụng cơ chế quản lý tài chính để điều tiết, giám sát, quản lý hoạt động của các thành viên mới đạt đƣợc hiệu quả cao và nó trở thành một động lực của sự sáng tạo của các thành viên. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc 358
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) thiết lập cơ chế giám sát tài chính của doanh nghiệp bao gồm cơ chế giám sát của các chủ sở hữu vốn, cơ chế giám sát của Hội đồng quản trị, cơ chế giám sát của Tổng giám đốc. Cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp đƣợc thiết lập và sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, phù hợp với cơ chế quản lý tài chính vĩ mô của nhà nƣớc, thích ứng với điều kiện hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua Hơn 5 năm qua, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng thế giới chƣa đƣợc cải thiện đáng kể, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau hơn 5 năm gia nhập WTO đã đƣợc cải thiện, số lƣợng và chất lƣợng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đƣợc tăng lên. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2007-2011 là 19,25%/năm, cao hơn mức 18,1%/năm của thời kỳ 5 năm 2001- 2005 trƣớc khi gia nhập WTO. Kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu ngƣời năm 2010 đạt 914,4USD/ngƣời so với 559,2 USD/ngƣời của năm 2006, tăng gấp 2 lần49. Thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam ngày càng đƣợc mở rộng, giá nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng tăng hơn trƣớc. Không chỉ tăng về lƣợng, mà cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng có những thay đổi theo hƣớng tích cực. Quy mô thị trƣờng cũng đƣợc mở rộng, đến năm 2010 đã có 19 thị trƣờng Việt Nam xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không đơn giản. Thực tế cho thấy, trong hơn 5 năm qua, đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực khoa học và công nghệ yếu, chƣa có thƣơng hiệu nổi tiếng, sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công, nên phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, tỷ lệ ngƣời lao động qua đào tạo thấp Việt Nam tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của mọi biến động kinh tế thị trƣờng thế giới, một mặt, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động kinh tế của đất nƣớc tiến cùng nhịp với khu vực và thế giới, mặt khác, thƣờng xuyên chịu áp lực từ việc vận chuyển hàng hóa, tín dụng, vốn đầu tƣ quốc tế gắn với tình trạng bất ổn về giá cả hàng hóa, dịch vụ, khủng hoảng kinh tế trong khu vực và toàn cầu. Khi Việt Nam hội nhập AEC, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trƣờng, Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu và việc cắt giảm thuế quan là một thuận lợi giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là về hàng hóa và yêu cầu chất lƣợng hàng hóa. Đặc biệt, sức ép cạnh tranh trong AEC kéo theo 100% thuế suất đối với hàng hóa thông thƣờng từ các nƣớc ASEAN đƣợc xóa bỏ. Nhƣ vậy, không chỉ hàng xuất khẩu mà ngay thị trƣờng trong nƣớc, hàng Việt Nam cũng gặp trở ngại. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động cải thiện chất lƣợng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao năng lực sản xuất, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa nguyện phụ liệu. Trong thực tế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chƣa thực sự quan tâm đến FTA, AEC, TPP để tận dụng cơ hội mà chủ yếu ăn theo và dựa theo kinh nghiệm, chƣa quan tâm đầu tƣ nghiên cứu thị trƣờng. Đặc biệt là sự thay đổi lớn của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin về việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Bảng 1. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh về AEC 49 Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. 359
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nguồn: Vương Đức Hoàng Quân, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong gia nhập kinh tế quốc tế cần đƣa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ: Thứ nhất: Về phía nhà nƣớc: cần đổi mới thể chế, xây dựng pháp luật để đáp ứng đòi hỏi của việc hình thành hành lang pháp lý nhất quán, thông thoáng, minh bạch, công khai, dễ dự báo, tạo môi trƣờng thuận lợi hơn cho kinh doanh và đầu tƣ; đổi mới chính sách kinh tế chuyển sang giai đoạn mới của sự nghiệp công nghiệp hóa; cần đổi mới đồng bộ chính sách kinh tế để có thể hình thành đội ngũ doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp của những nƣớc phát triển trong khu vực; để doanh nghiệp Việt Nam hoạt động có hiệu quả ở nƣớc ngoài cần có sự hỗ trợ của nhà nƣớc, cần hƣớng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Thứ hai: Về phía doanh nghiệp: cần có chiến lƣợc kinh doanh với tầm nhìn trung và dài hạn dựa trên nghiên cứu thị trƣờng và dự báo biến động thị trƣờng; ngoài ra doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh và thƣơng hiệu; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; xây dựng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc Để cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cần nhận thức đúng đắn về năng lực cạnh tranh, cần tìm ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách bền vững, phải duy trì khả năng cạnh tranh lâu dài, liên tục cả hiện tại và tƣơng lai. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện đồng bộ nhiều khâu. Và đây không chỉ là nhiệm vụ của doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan chính quyền các cấp và toàn xã hội, bởi nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố và chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ gia nhập kinh tế quốc tế. 3. Thực trạng về cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua 3.1. Thứ nhất: Thực trạng cơ chế huy động vốn trong doanh nghiệp Cơ chế huy động vốn do nhà nƣớc quy định đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chƣa phát huy đƣợc tính chủ động của doanh nghiệp, việc phân cấp, phân quyền nhất là quyền đầu tƣ, mua sắm, nhƣợng bán, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản để vay hoặc vay vốn vẫn chƣa đƣợc thiết lập cụ thể. Vì lẽ đó, luôn có tình trạng dựa vào sự chờ duyệt của cơ quan cấp trên hoặc cấp trên ủy quyền một cách hình 360
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) thức cho cấp dƣới, gây khó khăn, lúng túng cho các doanh nghiệp, dẫn đến quyết định kinh doanh của doanh nghiệp bị động. Cơ chế điều hòa vốn trong doanh nghiệp chƣa đƣợc xác lập một cách rõ ràng, đầy đủ. Cái khó là ở chỗ việc điều hòa vốn trong nội bộ doanh nghiệp sao cho hợp lý, đạt hiệu quả nhất. Việc áp dụng phƣơng pháp điều hòa vốn, tài sản thực hiện theo hình thức ghi tăng giảm vốn chƣa thực sự phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Trong cơ chế thị trƣờng việc doanh nghiệp có lúc thừa, lúc thiếu vốn diễn ra khá thƣờng xuyên, nếu áp dụng hình thức ghi tăng, giảm vốn trong quá trình điều hòa thì bất hợp lý, không hiệu quả. Huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp còn nhiều thủ tục rƣờm rà, cứng nhắc, huy động vốn từ tổ chức cá nhân nƣớc ngoài, doanh nghiệp không ký trực tiếp mà phải thông qua Chính phủ, có sự bảo lãnh của Bộ Tài chính, làm tăng chi phí vốn. Quy định mức giới hạn vay theo tỷ lệ nợ phải trả trên vốn điều lệ không quá 3 lần. Tuy nhiên, vốn điều lệ của các doanh nghiệp luôn thay đổi hàng năm, nên rất khó xác định. Mặt khác, hiện nay nhìn chung quy mô vốn điều lệ của các doanh nghiệp thực ra không lớn, nếu khống chế mức vốn huy động nhƣ trên không phải đảm bảo đủ nguồn vốn để đầu tƣ vào các dự án lớn của doanh nghiệp. 3.2. Thứ hai: Thực trạng cơ chế quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp Các quy định về vấn đề sử dụng vốn trong doanh nghiệp khá chặt chẽ, vừa tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp, vừa tăng cƣờng sự kiểm tra, giám sát của Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc. Quy chế tài chính về quản lý và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp có nhiều tích cực nhƣ: tháo gỡ những khó khăn trong công tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp, giúp cho các đơn vị xử lý các vấn đề tài chính trong nội bộ có cơ sở pháp lý vững chắc góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo của Đoàn Giám sát của Ủy Ban Thƣờng vụ Quốc hội thực hiện chƣơng trình giám sát của Quốc hội khẳng định trong điều kiện nền kinh tế không ổn định với những biến động cung cầu hàng hóa, giá cả; nhiều tập đoàn kinh tế đã thực hiện vai trò điều tiết thị trƣờng, ổn định giá cả, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trƣờng. Cơ chế quản lý vốn hiện nay cũng chƣa thể hiện rõ chế tài đối với các tổ chức, cá nhân đƣợc giao thực hiện quyền chủ sở hữu mà chỉ có chế tài đối với doanh nghiệp. Các chủ sở hữu là đại diện của cơ quan quản lý đang làm việc theo định kỳ, vậy sau khi hết nhiệm kỳ liệu có chịu trách nhiệm về quyết định của mình không. Điều này chƣa đƣợc quy định rõ trong cơ chế quản lý vốn. 3.3. Thứ ba: Thực trạng cơ chế quản lý tài sản do nhà nước quy định đối với doanh nghiệp Những quy định hiện nay về quản lý tài sản trong các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới căn bản so với trƣớc. Quy định về quản lý tài sản trong các doanh nghiệp đã có sự tách bạch tƣơng đối rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Đây là một trong những đổi mới căn bản của quy chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp, xác định rõ hơn quyền và trách nhiệm của Đại diện chủ sở hữu đối với tài sản của Nhà nƣớc trong các doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc sử dụng linh hoạt tài sản nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng. Quy chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp, xét về khía cạnh quản lý và sử dụng tài sản đã tạo môi trƣờng, điều kiện pháp lý cần thiết cho việc chủ động, linh hoạt trong quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định: (i) Cũng nhƣ quy chế quản lý vốn, quy chế quản lý tài sản nhà nƣớc có quá nhiều chủ sở hữu nhà nƣớc từ Thủ tƣớng, 361
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG các Bộ trƣởng, đến Chủ tịch UBND Tỉnh, không quy định rõ chủ sở hữu đích thực. (ii) Cơ chế quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp còn nặng về quan điểm bảo toàn vốn, tài sản, chƣa chú trọng nhiều đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả tài sản của Nhà nƣớc. (iii) Trong thực tế, việc thanh tra, giám sát chƣa thƣờng xuyên, dẫn đến việc sử dụng tài sản thất thoát, lãng phí điển hình là trƣờng hợp sử dụng vốn, tài sản của các tập đoàn của nhà nƣớc nhƣ Vinashin. 3.4. Thứ tư: Thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp so với trƣớc đây rõ ràng, minh bạch hơn, bảo đảm hài hòa các mặt lợi ích giữa nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động, lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài của doanh nghiệp góp phần khuyến khích tiết kiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Với cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận mới đã góp phần quan trọng trong việc tăng doanh thu và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận do Nhà nƣớc quy định vẫn còn một số hạn chế nhƣ: (i) Việc quy định cơ chế phân phối lợi nhuận sau thuế một mặt chƣa thực sự khuyến khích ngƣời lao động cũng nhƣ ngƣời quản lý, điều hành trong doanh nghiệp. Mặt khác lại còn nhiều sơ hở nhất là việc phân chia lợi nhuận trên tỷ lệ vốn nhà nƣớc đầu tƣ và vốn doanh nghiệp tự huy động. Song, do việc quản lý tình hình huy động vốn thiếu kiểm tra giám sát thực tế, nên nhiều doanh nghiệp đã làm hợp đồng khống vay vốn để tăng số vốn huy động giành phần lợi nhuận nhiều hơn. (ii) Việc kiểm tra, giám sát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tƣ tài chính của các doanh nghiệp đối với đại diện chủ sở hữu chƣa đƣợc quy định rõ ràng trong quy chế quản lý tài chính của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp. 4. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập AEC Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nƣớc ASEAN-6, thể hiện cả ở quy mô vốn của nền kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề lao động Thời điểm cộng đồng ASEAN bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm, dịch vụ, đầu tƣ của các nƣớc ASEAN, đặc biệt là khi các nƣớc ASEAN loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Một số ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa. Đứng trƣớc những khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào AEC, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia vào AEC chính là giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Thứ nhất: Ban hành tiêu chí phân loại các doanh nghiệp theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và sắp xếp lại các doanh nghiệp theo các tiêu chí phân loại để xác lập cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với từng loại hình doanh nghiệp theo tiêu chí phân loại, nhằm phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng loại doanh nghiệp. Thứ hai: Thực hiện nhất quán cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc theo hƣớng giảm tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc tại các doanh nghiệp nhằm huy động tốt hơn nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, có chính sách thu hút các nhà đầu tƣ chiến lƣợc, có điều kiện về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong và ngoài nƣớc để mở rộng, phát triển quy mô, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các doanh nghiệp, phát triển thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng mua bán nợ, hoàn thiện mô hình hoạt động, nâng cao năng lực quản lý đầu tƣ, tài chính của doanh nghiệp. 362
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Thứ ba: Tổ chức, sắp xếp, cấu trúc lại các doanh nghiệp, đổi mới nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị trong doanh nghiệp, từng bƣớc nghiên cứu, áp dụng phƣơng pháp quản trị tiên tiến, hiện đại của các nƣớc, xây dựng mô hình cơ cấu lại vốn trong các doanh nghiệp cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Thứ tư: Đổi mới, tăng cƣờng quản lý, giám sát tài chính của nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp, chú trọng phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nƣớc với chức năng thực hiện quyền sở hữu doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế phân cấp, thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo nguyên tắc có cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm, ban hành quy chế giám sát đối với doanh nghiệp, kiện toàn, phát huy vai trò giám sát của tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp. Thứ năm: Hoàn thiện cơ chế huy động vốn trong doanh nghiệp Việc mở rộng cơ chế huy động vốn cho các doanh nghiệp gắn với trách nhiệm và hiệu quả sử dụng vốn huy động là một hƣớng đi cần thiết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động nắm bắt thời cơ, mở rộng sản xuất kinh doanh và phù hợp với cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp. Thứ sáu: Hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn, tài sản Việc gia tăng đầu tƣ là tiền đề để gia tăng vốn điều lệ, gia tăng tài sản mà doanh nghiệp quản lý, từ đó quyền tự chủ trong quyết định đầu tƣ dựa vào chỉ tiêu vốn điều lệ và tài sản ngày càng mở rộng hơn. Nâng cao vai trò tham mƣu, điều tiết, giám sát các bên liên quan đến quyết định đầu tƣ, tài trợ dự án và các chính sách phân phối trong nội bộ doanh nghiệp Cũng cố và tăng cƣờng vai trò hoạt động của SCIC theo hƣớng: Tăng quyền lực và trách nhiệm trong quản lý, đầu tƣ vốn tại các doanh nghiệp; tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ và lựa chọn những cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đƣa vào SCIC. Thứ bảy: Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận Đối với chính sách thuế: Chính sách thuế phải cải cách, đổi mới hoàn thiện theo các hƣớng: (i) Tiếp tục chính sách gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm giải quyết khó khăn về mặt tài chính đối với các doanh nghiệp. (ii) Đẩy mạnh cải cách hành chính đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan theo hƣớng tăng cƣờng tính công khai, minh bạch, tự khai, tự chịu trách nhiệm, góp phần giảm chi phí và thời gian sản xuất, kinh doanh, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với chính sách giá: (i) Kiên trì thực hiện nguyên tắc giá thị trƣờng đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý và lợi nhuận phù hợp cho doanh nghiệp. (ii) Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế thị trƣờng, xóa bỏ bao cấp giá với hàng hóa, dịch vụ vòn bao cấp qua giá vào thời điểm thích hợp phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện công khai minh bạch đối với ngành sản xuất đang gặp khó khăn, hỗ trợ ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp, thực hiện chính sách an sinh xã hội. Thứ tám: Hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính Tiến hành kiểm kê và cập nhật thƣờng xuyên thông tin về vốn và tài sản nhà nƣớc giao cho doanh nghiệp, quy định rõ các ràng buộc pháp lý đối với khoản vốn và tài sản đó. Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lƣợc tổng thể về phát triển các doanh nghiệp, rà soát lại chiến lƣợc phát triển của từng doanh nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Đẩy mạnh hoạt động giám sát của chủ sở hữu, tăng cƣờng công tác giám sát, kể cả giám sát nội bộ và giám sát từ bên ngoài thông qua các công cụ nhƣ kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, minh bạch hóa 363
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thông tin, minh bạch hóa các giao dịch nội gián, giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp với những ngƣời có liên quan theo quy định của doanh nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Thƣ Ký ASEAN (2011): Sổ tay kinh doanh trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Public Outreach and Civil Society Devision, Indonesia. [2] Chính phủ (2009): Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 05/02/2009 về việc ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác. [3] Nguyễn Đức Thành (2015): Việt Nam và AEC. [4] Tổ chức Lao dộng Quốc tế (2014): Con đƣờng đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015: Những thách thức và cơ hội đối với doanh nghiệp. [5] Vƣơng Đức Hoàng Quân (2015): Nhận thức của các doanh nghiệp Tp.HCM về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 20(30) – Tháng 01-02/2015. 364