Giáo trình bài giảng Văn minh văn hóa thế giới (Phần 1) - Vũ Tiến Thành

pdf 38 trang Hùng Dũng 05/01/2024 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình bài giảng Văn minh văn hóa thế giới (Phần 1) - Vũ Tiến Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bai_giang_van_minh_van_hoa_the_gioi_phan_1_vu_tie.pdf

Nội dung text: Giáo trình bài giảng Văn minh văn hóa thế giới (Phần 1) - Vũ Tiến Thành

  1. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA THIẾT KẾ VÀ SÁNG TẠO ĐA PHƯƠNG TIỆN GIÁO TRÌNH BÀI GIẢNG (Phương pháp đào tạo theo tín chỉ) VĂN MINH VĂN HÓA THẾ GIỚI Mã học phần: CDT1239 (02 tín chỉ) Biên soạn Vũ Tiến Thành PTIT LƯU HÀNH NỘI BỘ Hà Nội, 12/2014
  2. LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng “Văn minh văn hóa thế giới” dùng cho sinh viên tham khảo, trong chuyên ngành truyền thông Đa phương tiện, thuộc lĩnh vực Công nghệ Đa phương tiện. Nội dung tài liệu đề cập, cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người. Bài giảng này gồm 9 chương đem lại cho người đọc sự hiểu biết cơ bản và hệ thống về những nền văn minh tiêu biểu trong thời cổ trung đại ở Bắc Phi, Châu Á, khu vực Mĩ Latinh và nền văn minh công nghiệp thời cận hiện đại. Trên cơ sở những kiến thức khoa học, môn học này nhằm góp phần xây dựng quan điểm nhân văn, biết quý trọng và giữ gìn những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn minh nhân loại, biết vận dụng hữu ích vào viêc hoàn thiện nhân cách của mỗi người và kiến thiết đất nước theo đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh. Tác giả xin chân thành cám ơn các cán bộ Viện công nghệ Thông tin và Truyền thông CDIT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PTIT đã trợ giúp để hoàn thành tài liệu này. PTIT 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG I – VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á 5 A. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI 5 I – TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI 5 II - NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI 7 B. VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI 10 I – TỔNG QUAN VỀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI 11 II – NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI 12 C. VĂN MINH ARẬP 15 I – SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ARẬP 15 II – ĐẠO HỒI 16 III – VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC, GIÁO DỤC 17 CHƯƠNG II – VĂN MINH ẤN ĐỘ 18 I – TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI 18 II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ 20 III – NGHỆ THUẬT 21 IV – KHOA HỌC TỰ NHIÊN 22 V – TÔN GIÁO 22 CHƯƠNG III – VĂN MINH TRUNG QUỐC 24 I – TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 24 II – NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC 25 CHƯƠNG IV – VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 30 I – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 30 II – CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 31 III – MỘT SỐ THÀNH TỰPTIT VĂN HÓA 31 CHƯƠNG V – VĂN MINH KHU VỰC TRUNG – NAM MĨ 39 I – CÁC NỀN VĂN MINH TRUNG MĨ 39 II – NỀN VĂN MINH ANDES Ở NAM MĨ 41 CHƯƠNG VI – VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI 42 I – TỔNG QUAN VỀ HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI 42 II – NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH HY LẠP – LA MÃ CỔ ĐẠI 44 CHƯƠNG VII – VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI 50 I – HOÀN CẢNH RA ĐỜI 50 II – VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ V ĐẾN THỂ KỶ X 52 III – VĂN HÓA TÂY ÂU TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIV 53 3
  4. IV – VĂN HÓA TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG 55 V – SỰ TIẾN BỘ VỀ KỸ THUẬT 58 VI – SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO TIN LÀNH 59 VII – SỰ TIẾP XÚC GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH 62 CHƯƠNG VIII – SỰ XUẤT HIỆN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP 65 I – ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP 65 II – CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 67 III - PHÁT MINH KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ NHỮNG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ THỜI CẬN ĐẠI 68 IV. THÀNH TỰU VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT 71 CHƯƠNG IX – VĂN MINH THẾ GIỚI THẾ KỶ XX. BƯỚC ĐẦU CHUYỂN SANG NỀN VĂN MINH THÔNG TIN 71 I - VĂN MINH THẾ GIỚI NỬA ĐẦU XX 71 II - VĂN MINH THẾ GIỚI NỬA SAU THẾ KỈ XX 73 III – NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VĂN MINH THẾ GIỚI 76 PTIT 4
  5. CHƯƠNG I – VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á A. VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI I – TỔNG QUAN VỀ AI CẬP CỔ ĐẠI 1. Địa lí và dân cư Lịch sử văn minh Ai Cập bắt đầu từ khoảng thiên niên kỷ IV( tr.CN) đến năm 30( tr.CN), bị biến thành một tỉnh của Đế quốc La Mã. Ai Cập ở vùng Đông Bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin (Sông Nin dài 6700km, đoạn chảy qua Ai Cập khoảng 700km), với đồng bằng 7 nhánh sông đổ ra Địa Trung Hải. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng 15 – 25km nhưng hết sức màu mỡ, ở đây có lớp đất phù sa đen dày tới 10m. Lưu vực sông còn có một quần thể thực vật phong phú, đặc biệt là cây Papyrut, sông Nin còn cung cấp một lượng thủy sản phong phú. Đặc biệt ở đây còn có những loài động vật to lớn đặc biệt: cá thở bằng phổi, hà mã, cá sấu, chim ưng, tê giác, hổ báo Sông Nin còn là huyết mạch giao thông quan trọng. Về mặt địa hình Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín. Phía bắc là Địa Trung Hải, phía Nam giáp Nubi, một vùng núi hiểm trở khó qua lại, Tây là sa mạc Libia, Đông là biển Hồng Hải. Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyee sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập chia làm hai phần rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc: Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác. Phía đông và Tây là những rặng núi đá vôi dựng đứng, với những mỏ đồng, vàng, đá hoa cương, đá mã não, đá bazan cùng với loài cây bách tùng tuyết xù đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để người Ai Cập cổ có những sáng tạo văn minh kỳ diệu. Cư dân chủ yếu ở Ai CPTITập thời cổ đại là người Libi. 2. Các thời kỳ lịch sử của Ai Cập a) Thời kì Tảo vương quốc (khoảng 3200 – 3000 TCN) 5
  6. Vào khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân hóa giàu nghèo, các công xã nông thôn đã liên hiệp lại thành những nhà nước nhỏ đầu tiên gọi là châu. Dần dần, những châu ấy hợp lại thành hai miền Thượng và Hạ Ai Cập. Tiếp đó, qua đấu tranh, hai miền Thượng và Hạ Ai Cập mới thống nhất thành nước Ai Cập. Từ khi nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời cho đến khoảng năm 3000 TCN, ở Ai Cập đã trải qua hai vương triều là vương triều I và vương triều II và được gọi chung là thời Tảo vương quốc. Ngay từ thời kì này người Ai Cập đã biết sử dụng coogn cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và dùng súc vật để kéo cày. Người đứng đầu nhà nước là một ông vua chuyên chế gọi là Pharaông. b) Thời kì Cổ vương quốc (khoảng 3000 – 2200 TCN) Thời kì Cổ vương quốc bao gồm 8 vương triều, từ vương triều III đến vương triều X. Đầu thời Cổ vương quốc, chế độ tập quyền trung ương càng được củng cố, kinh tế cũng phát triển hơn trước. Trên cơ sở ấy, các Pharaông đã huy động sức người sức của để xây dựng cho mình những Kim tự tháp rất đồ sộ. Nhưng từ vương triều V, thế lực của chính quyền trung ương bắt đầu suy giảm, đến vương triều VII, nền thống nhất không duy trì được nữa. c) Thời kì Trung vương quốc (khoảng 2200 – 1570 TCN) Thời kì Trung vương quốc bao gồm 7 vương triều, từ vương triều XI đến vương triều XVII, trong đó, thời kì thống trị của vương triều XI và vương triều XII là thời kì ổn định nhất. Nhưng đến năm 1750 TCN, ở Ai Cập đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa của dân nghèo. Từ đó Ai Cập bị suy yếu. Đến năm 1710 TCN, miền Bắc Ai Cập bị người Híchxốt ở Palextin chinh phục thống trị 140 năm. Trong thời gian ấy, miền Nam Ai Cập cũng phải thuần phục vương triều ngoại tộc ấy. d) Thời kì Tân vương quốc (1570 – khoảng 1100 TCN) Năm 1570 TCN, người Híchxốt bị đánh đuổi khỏi Ai Cập, đất nước lại được thống nhất, thời Tân vương quốc bắt đầu. Thời kì này gồm 3 vương triều, từ vương triều XVIII đến vương triều XX. Các vua đầu vương triều XVIII tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài đã chinh phục đượcPTIT Xyri, Phênixi, Palextin ở châu Á và Libi, Nubi ở châu Phi. Cuối vương triều XVIII, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần Mặt trời Amôn phát triển quá mạnh, lấn át cả uy quyền của vua, vì vậy, để làm suy yếu thế lực của tầng lớp tăng lữ, vua Ichnatôn đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo, nhưng chính sách cải cách này chỉ được thi hành một thời gian ngắn mà thôi. Về công cụ sản xuất, từ thời Trung vương quốc, đồng thau đã ra đời nhưng chất lượng còn kém và còn ít. Đến thời Tân vương quốc, đồng thau mới được sử dụng rộng rãi, đồng thời sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất hiếm. Sau vương triều XVIII, Ai Cập ngày càng suy yếu. e) Ai Cập từ thế kỉ X – I TCN Từ thế kỉ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 332 TCN, Ai Cập bị Alếchxăngđrơ ở Makêđônia chinh phục. Sau khi đế quốc Makêđônia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptôlêmê (305 – 30 TCN). 6
  7. Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã. II - NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI 1. Chữ viết Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời. Chữ viết của Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy. Vì vậy, nhìn vào các bản viết chữ Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt trăng, sao, nước, núi non v.v Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý. Ví dụ, muốn viết chữ khát thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước, chữ chính nghĩa thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau. Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Ví dụ, con mắt tiếng Ai Cập là ar, do đó hình con mắt còn biểu thị âm tiết ar. Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ, hòn núi nhỏ đọc là ca được dùng để biểu thị phụ âm k. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ. Chữ viết Ai Cập cổ thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vai gai, da nhưng chất liệu dùng để viết phổ biến nhất là giấy Papyrus. Một loại giấy được làm từ thân cây. 2. Văn học Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất đạo lí, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Nói chuyện với linh hồn của mình, Lời kể của Ipuxe, Lời răn dạy của Đuaúp, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v là những truyện tương đối tiêu biểu. Trong số đó nổi tiếng là chuyện Nói Thật và Nói Láo và Lời kể của Ipuxe. 3. Tôn giáo Giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập trong thời kì này thờ rất nhiều thứ: các thần tự nhiên, các thần động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa, thần cây Các thần tự nhiên chủPTIT yếu gồm có Thiên thần, Địa thần và Thủy thần. Thiên thần, gọi là thần Nut, là một nữ thần thường được thể hiện thành hình tượng một người đàn bà hoặc một con bò cái. Về sau, cùng với sự hình thành nhà nước tập quyền trung ương, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất. Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu, người Hy Lạp gọi là Hêliôpôlix. Thần Mặt Trời ở đây gọi là thần Ra. 7
  8. Đền thờ thần của người Ai Cập Đến thời Trung vương quốc, Tépbơ (Thèbes) trở thành kinh đô của cả nước. Vì vậy, thần Mặt Trời Amôn của Tépbơ trở thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Thời kì này, thần Amôn cũng được gọi là Amôn-Ra. Người Ai Cập tin rằng, hàng ngày thần Amôn-Ra ngự thuyền vàng đi trên bầu trời, ban đêm thì xuống thế giới dưới đất, sáng sớm lại lên vương quốc ban ngày chiếu những tia sáng của mình lên mặt đất. Đến thời Ichnatôn (1424-1388 TCN) thuộc vương triều XVIII thời Tân vương quốc, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần Amôn ở Tépbơ quá mạnh nên ông đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo. Ông chủ trương thờ một vị thần Mặt Trời mới gọi là thần Atôn. Thần Atôn được coi là vị thần duy nhất, nên việc thờ cúng các thần khác đều bị cấm. Ngoài thần Mặt Trời, người Ai Cập còn thờ thần Mặt Trăng Tốt (Thoth). Thần Tốt còn được quan niệm là thần văn tự, kế toán và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được thể hiện dưới hình tượng một con người đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ. Người Ai Cập cổ đại cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Họ quan niệm rằng trong mỗi con người đều có một hình bóng gọi là " can" (linh hồn) hoàn toàn giống người đó như cái bóng ở trong gương. Khi con người mới ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể, khi con người chết thì linh hồn rời khỏi thể xác. Từ đó, linh hồn tồn tại độc lập nhưng con người không thể nhìn thấPTITy, chỉ có thể thấy được trong giấc mộng. Linh hồn tồn tại đến khi thi thể người chết hủy nát thì mới chết hẳn. Nhưng nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn một lúc nào đó sẽ nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại. Chính vì quan niệm như vậy nên người Ai Cập mới có tục ướp xác. Người Người Ai Cập cổ đại còn thờ nhiều loại động vật từ dã thú, gia súc, chim đến côn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, đặc biệt là bò mộng Apix. Ngoài các con vật có thực, người Ai Cập còn thờ các con vật tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư. 4. Kiến trúc và điêu khắc Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã đạt đến trình độ rất cao. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điền, đền miếu và đặc biệt nhất là Kim tự tháp. Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III và vương triều IV thời Cổ vương quốc. Các ngôi mộ ấy được xây ở vùng sa mạc ở Tây Nam Cairô ngày nay. 8
  9. Kim tự tháp được bắt đầu xây dựng từ thời vua Giêde (Djeser), vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời Cổ vương quốc. Đây là một ngôi tháp có bậc cao 60m, đáy là một hình chữ nhật dài 120m, rộng 106m. Xung quanh tháp Giêde có đền thờ và mộ những thành viên trong gia đình và những nguời thân cận. Toàn bộ khu lăng này đuợc bao bọc bởi một vòng tuờng xây bằng đá vôi. Thời kì Kim tự tháp đuợc xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vuơng triều IV. Vua đầu tiên của vuơng triều này là Xnêphru, đã xây cho mình hai Kim tự tháp, cái thứ nhất cao 36,5m; cái thứ hai cao 99m. Các vua kế tiếp nhu Kêốp, Kêphren, Mikêrin đều xây dựng những Kim tự tháp rất lớn: Kim tự tháp Kêốp (tên Ai Cập) là Hufu cao 146,5m; Kim tự tháp Kêphren cao 137m; Kim tự tháp Mikêrin cao 66m. Trong số các Kim tự tháp ở Ai Cập, cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là Kim tự tháp của Kêôp. Kim tự tháp Kêốp được xây bằng 2.300.000 tảng đá vôi, trung bình mỗi tảng nặng 2.5 tấn. Tảng lớn nhất lên tới 30 tấn. Bên dưới Kim tự tháp 30 m là hầm mộ của nhà vua. Kim tự tháp trên sa mạc của người Ai Cập Cùng với Kim tự tháp, tượng Nhân Sư (Xphanh) là một một trong những công trình vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. Xphanh là bức tượngPTIT đầu người mình sư tử, dài 55m, cao 20m. Được tạc vào thể kỉ XXIX TCN theo lệnh của Kêphren. 9
  10. Tượng nhân sư và kim tự tháp Kê ốp 5. Khoa học tự nhiên Khoa học tự nhiên ở Ai Cập cổ đại cũng có nhiều thành tựu quan trọng, nhất là về thiên văn và số học. a) Thiên văn Người Ai Cập cổ đại đã sớm có những hiểu biết về vũ trụ. Họ đã vẽ hình thiên thể lên trần các đền miếu, đã biết được các hành tinh như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ. Để thuận tiện cho việc quan sát, người Ai Cập đã phát minh ra cái nhật khuê. Là một thanh gỗ có một đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của cái đầu cong in lên vị trí nào trên thanh gỗ. Sau này, người Ai Cập đã tiếp tục cải tiến và naag cấp bằng việc sử dụng nước. Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên căn của người Ai Cập cổ đại là việc đặt ra lịch. Lịch Ai Cập dựa trên kết quả quan sát các tinh tú và quy luật dâng nước của sống Nin. Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa xếp vào cuối năm để ăn tết. Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng. b) Toán học Người Ai Cập có khá nhiều hiểu biết về toán học. Người Ai Cập đã biết dùng phép đém lấy 10 làm cơ sở. Các chưPTIT số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng không có số 0 nên cách viết của họ tương đối phức tạp. Người Ai Cập đã biết sử dụng các phép tính cơ bản như cộng, trừ. Đặc biệt, người Ai Cập đã có những hiểu biết rất lớn về hình học. Họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình câu, biết được số là 3.16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. c) Y học Người Ai Cập đã đạt được nhiều thành tựu và hiểu biết về y học. Họ đã nhận thức được rằng bệnh tất không phai do mà hay phù thủy gây nên mà do sự không bình thường của mạch máu. Thời kỳ đó, người Ai Cập đã chữa được một số bệnh như đường ruột, răng miệng, đau dạ dày B. VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI 10
  11. I – TỔNG QUAN VỀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI 1. Địa lý và dân cư. Nền văn minh Lưỡng Hà tồn tại và phát triển khoảng nửa đầu thiên niên kỷ IV tr.CN đến năm 539 tr.CN, bị tàn lụi. Nằm giữa 2 con sông rộng lớn Ti gơ rơ và Ơ phơ rat, hàng năm bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ( lớn đến nỗi làm cho đất liền ở phía Nam Lưỡng Hà đã lấn ra sống phía vịnh Cô oét tới 200km), hết sức thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trồng nho, ô lưu và đại mạch Hai con sông còn làm dịu đi cái nắng nóng như chảo lửa của các sa mạc xung quanh. Ở lưu vực 2 sông có loại đất sét làm đồ gốm rất tốt và còn là vật liệu cho ngành xây dựng. Ngoài ra còn có thứ cát để làm thủy tinh rất đặc biệt, có thể làm đồ dùng hay trang trí nhà cửa Ở đây còn có một quần thể sinh vật nước phong phú, có loại cây chà là mọc thành rừng với rất nhiều công dụng: quả có lượng đường cao, hạt đun nấu thay than, lá đan đồ dùng, hoặc lợp nhà Biên giới tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở, phía Bắc là dãy Ác mê nia vào mùa băng tan thường đổ xuống một lượng nước như biển cả, phía Tây là sa mạc Syria nóng bỏng, phía Đông giáp Ba Tư( Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), phía Nam là vịnh Péc xích, do đó thường xuyên hứng chịu những đợt thiên di, hay vó ngựa quân xâm lược tràn qua, vì thế Lưỡng Hà dù có khả năng tiếp biến văn minh rất cao, nhưng luôn xáo trộn và bất ổn định. 2. Các quốc gia cổ đại ở Lưỡng Hà Lưỡng Hà cổ đại từng tồn tại 5 quốc gia: Xume, Accat, Ua, Cổ Babilon, Tân Babiloin và Ba Tư. - Nhà nước Xume xuất hiện vào khoảng đầu thiên kỉ III TCN, ở miền Nam Lưỡng Hà. - Thành bang Accat do một chi nhánh người Xêmít thành lập ở phía Bắc vùng Xume. Là một quốc gia hùng mạng và thống nhất cả vùng Lưỡng Hà sau khi chinh phục được toàn bộ vùng Xume. Đến cuối thể kỉ XXIII TCN Accat bị người Guti ở ĐôngPTIT Bắc chinh phục và thống trị trong một thời gian khá dài. - Vương triều III của Ua (2132 – 2024 TCN): sau khi người Guti bị đánh đuổi, quyền thống trị ở Lưỡng Hà chuyển sang tay vương triều III của Ua, một thành bang cổ xưa của Xume. Đây là vương triều đầu tiền tỏng lịch sử có một bộ luật hoàn chỉnh. - Cổ Babilon là một thành phố do người Amôrít thành lập ở trung tâm Lưỡng Hà. Babilon là quốc gia hùng mạnh và nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại. Thống nhất được hầu hết các thành bang xung quanh. Hammurabi đã xây dựng được một bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương. Đặc biệt là bộ luận Hammurabi nổi tiếng. Họ cũng đã biết sử dụng công cụ bằng đồng thau và sắt. - Tân Babilon và Ba Tư: từ giữa thế kỉ VII TCN, Atxiri bắt đầu xuy yếu. Nabô pôlaxa, người được cử làm Tổng đóc của Atixiri ở miền Nam Lưỡng Hà đã tuyên bố Babion độc lập. Đây cũng chính là thời kỳ mà vườn hoa trên không nổi tiếng được xây dựng bởi vua Nabusôđônôxo. Sau khi ông chết Tân Babilon 11
  12. bị Ba Tư chinh phục. Babilon cổ đại II – NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI 1. Chữ viết: Chữ viết ở Lưỡng Hà đầu tiên do người Xume sáng tạo vào cuối thiên kỉ IV TCN. Trong thời kỳ đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình. Người Lưỡng Hà cũng giản lược hình vẽ của Ai Cập thành các ký hiệu, viết trên đất sét, chữ hình nêm từ đó cấu tạo âm tiết. Chữ viết của người Lưỡng Hà được người Phênixi cải biến để thuận lợi trong giao dịch buôn bán, tiếp tục được người Hy Lạp, La mã kế thừa sâu sắc để tạo ra bộ chữ cái đẹp nhất hiện nay. Tổng số chữ tiết hình không đến 600 chữ, trong đó thường dùng chỉ có 300 chữ. 2. Văn học Văn học Lưỡng Hà gồm hai bộ phận chủ yếu là văn học dân gian và sử thi (anh hùng cả). PTIT Trong các tác phẩm thời kỳ này. Chủ đề thường là ca ngợi các thần: Khai thiên lập địa, Nạn hồng thủy, Gingamét. Tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Lưỡng Hà cổ đại là sử thi Gingamét. Tác phẩm này vốn của người Xume, sau được người Babilon cải biên và phát triển. Nền văn học Lưỡng Hà cổ đại đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hơn nữa văn học Lưỡng Hà đã có ảnh hưởng lớn đối với khu vực Tây Á. 3. Tôn giáo Cư dân Lưỡng Hà ở mỗi vùng thờ cúng thần riêng, nhưng còn thờ các Thần chung: Thần đất, Thần mặt trời, Thần bảo hộ nông nghiệp, Thần nước Khi một tộc người nào đó mạnh lên thống nhất Lưỡng Hà thì Thần chủ của tộc người đó là Thần chủ của quốc gia. 4. Luật pháp 12
  13. Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật sớm nhất. Từ thời vương triều II của thành bang Ua (thể kỷ XXII – XXI TCN), ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật cổ nhất thế giới nhưng ngày này chỉ còn lại một số đoạn. Bộ luận quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là luật Hammurabi. Bộ luật này khắc trên một bia đá và được chia làm ba phần: sứ mạng thiêng liêng, uy quyền của Hammurabi và mục đích ban hành bộ luật. 5. Kiến trúc và điêu khắc Nghệ thuật tạo hình của Lưỡng Hà cổ đại bao gồm hai mặt chính là kiến trúc và điêu khắc, trong đó đặc biệt là kiến trúc. Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền, miếu, cung điện, vườn hoa. Công trình tiêu biểu vào loại sớm nhất là tháp đền của thành bang Ua xây dựng bằng gạch nhưng cũng rất to lớn hùng vĩ. Thành tựu kiến trúc nổi bật nhất của Lưỡng Hà là hệ thống công trình gồm thành quách, cung điện, tháp, vươn hoa của Tân Babilon. Vườn hoa trên không và thành Babilon về sau được người Hi Lạp coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới. Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng và phù điêu. Những tác phẩm tương đối tiêu biểu là “Bia diều hâu”, “Cột đá Naramxin”, “Bia Hammurabi” PTIT Tháp đền Mác Đúc 6.Toán học, thiên văn, y học. a) Thành tựu toán học: đầu tiên của cư dân Lưỡng Hà cần nói tới là phép đếm độc đáo của họ. Về số học, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết cách làm 4 phép tính, họ còn biết lập các bảng cộng trừ nhân chia để giúp các nhân viên hành chính tính toán được nhanh. 13
  14. Họ còn biết phân số, lũy thừa, căn số bậc 2, căn số bậc 3, đồng thời còn biết lập bảng căn số. Họ cũng đã biết giải phương trình có 3 ẩn số. Về hình học, xuất phát từ yêu cầu đo đạc ruộng đất, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn, nhưng khi tính diện tích và chu vi hình tròn họ chỉ mới biết số n = 3. Họ cũng đã biết tính thể tích hình chóp cụt. Ngoài ra, trước Pitago rất lâu, họ đã biết quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. b) Về thiên văn học: Người Lưỡng Hà cổ đại cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Các tăng lữ thường ngồi trên các tháp cao để quan sát thiên văn. Trong một năm, bầu trời Lưỡng Hà thường trong sáng được 8 tháng đã giúp cho các nhà thiên văn với mắt thường cũng có thể quan sát các tinh tú. Qua một thời gian dài tích lũy kinh nghiệm, người Lưỡng Hà cho rằng trong vũ trụ có 7 hành tinh là mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh khác. Họ cũng đã xác định được đường hoàng đạo và chia hoàng đạo làm 12 cung, mỗi cung có một chòm sao tương ứng. Họ còn biết được chu kì của một số hành tinh, ví dụ: Mặt trăng cứ hơn 18 năm lại quay về vị trí đối diện với mặt trời; sao kim cứ 8 năm lại quay về vị trí cũ; sao Thủy: 46 năm, sao Thổ: 59 năm, sao Hỏa: 79 năm; sao Mộc: 83 năm. Do vậy, họ đã tính được khoảng thời gian giữa hai lần nhật thực, nguyệt thực. Ngoài ra, trong tài liệu để lại còn ghi chép về sao chổi, sao băng, thời gian và địa điểm của động đất và bão. Dựa vào sự quan sát thiên văn, từ thời Xume, người Lưỡng Hà đã đặt ra Âm lịch. Âm lịch của người Xume chia một năm làm 12 tháng, trong đó có 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, như vậy một năm có 354 ngày, so với năm mặt trời còn thiếu hơn 11 ngày. Để khắc phục nhược điểm đó, họ đã biết thêm tháng nhuận. Thời Hammurabi, tháng nhuận do vua quy định, về sau mới có chu kì cố định. Đến thời Tân Babilon, cứ 8 năm thì nhuận 3 lần, sau đổi thành 27 năm nhuận 10 lần. Cũng vào thời Tân Babilon, mỗi tháng được chia thành 4 tuần, mỗi tuần có 7 ngày, tương ứng với 7 hành tinh và mỗi ngày có 1 vị thần làm chủ: Thần Mặt Trời quản ngày chủ nhật, thần Mặt Trăng quản ngày thứ hai, thần Sao hỏa quản ngày thứ ba, thần Sao Thủy quản ngày thứ tư, thần Sao Mộc quản ngày thứ năm, thần Sao Kim quản ngày thứ sáu, thần Sao Thổ quản ngày thứ bảy. Cách dùng tên mặt trời mặt trăng và các hành tinh để gọi các ngày trong tuần vẫn được dùng ở phương Tây cho đến ngày n a y . Ngày của người Lưỡng Hà bắt đầu từ lúc mặt trời lặn. Mỗi ngày chia làm 12 giờ, mỗi giờ có 30 phút. Như vậy,PTIT mỗi phút của người Lưỡng Hà cổ đại bằng bốn phút ngày nay. Lịch của người Babilon cổ đại tuy là âm lịch nhưng rõ ràng là đã tương đối chính xác. c) Về y học: Người Lưỡng Hà cổ đại cũng đã có những hiểu biết đáng kể. Trong các tài liệu y học để lại đến ngày nay đã thấy nói đến các bệnh ở đầu, khí quản hô hấp, mạch máu, tim, thận, dạ dày, tai, mắt, phong thấp, ngoài da, bệnh phụ nữ Hiện tượng của bệnh trúng gió được ghi lại như sau: ” mồm bệnh nhân méo xệch, mắt nhắm nghiền, môi mím chặt, không nói được”. Còn bệnh ở huyệt thái dương thì ghi rằng: ”Khi một người, huyệt thái dương nhiễm bệnh thì tai ù, mắt nảy đom đóm, vỏ não phía sau rất đau, tim thổn thức, chân bủn rủn”. Trong quá trình chữa bệnh, các thầy thuốc đã được chuyên môn hóa. Họ được chia thành các khoa như khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Mắt Phương pháp chữa bệnh gồm có 14
  15. cho uống thuốc, xoa bóp, băng bó, tẩy rửa, kể cả giải phẫu. Dược liệu gồm có nước, dầu, các loại thuốc được chế biến từ thực vật, động vật, khoáng vật. Tuy vậy, nền y học của Lưỡng Hà cổ đại chưa thoát khỏi những quan niệm về mê tín. Ví dụ họ cho rằng nguyên nhân của bệnh tật ngoài việc không điều hòa trong cơ thể còn do ma quỷ. Vì vậy, để chữa bệnh người ta phải cầu thần linh, dùng bùa chú, và dùng những thứ như lưỡi chuột, mắt gà, đuôi chó Hơn nữa, các thầy thuốc không được chữa bệnh vào các ngày 7, 14, 21, 28, 29, vì những ngày ấy theo quan niệm của người Lưỡng Hà cổ đại là những ngày xấu. Tóm lại, khu vực Lưỡng Hà đã bước vào xã hội văn minh rất sớm và đã đạt được những thành tựu rực rỡ về văn hóa. Những thành tựu văn hóa ấy, nhất là về các mặt như chữ viết, văn học, toán học, thiên văn đã có ảnh hưởng quan trọng đối với văn minh khu vực và thế giới. C. VĂN MINH ARẬP I – SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ARẬP 1. Tình hình bán đảo Arập trước khi lập nước Ả rập nằm ở phía tây của vùng cận đông, với 3 vùng địa hình khá rõ rệt: Vùng ven biển Hồng Hải, là khu vực thuộc đế chế La mã xưa kia, có nhiều thành phố buôn bán sầm uất: Méc ca, Yasơrip, Miền ven biển phía Nam ( ngày nay là Yêmen), có nhiều đồng cỏ tươi tốt , với nguồn nước thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc ( nhất là ngựa Ảrập). Khu vực sâu trong bán đảo thỉnh thoảng có những sa ốc, là những trạm dừng chân của các đoàn buôn, còn cư dân ở đây thì chở hàng hay dẫn đường thuê Biên giới Ả rập tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở, Ả rập lại nằm ở ngã ba giao lưu đông Tây do đó có điều kiện tiếp xúc với các nền văn minh xung quanh. Ả rập không nhiều khoáng sản, nhưng bù lại , do buôn bán rộng rãi, hơn nữa trong qua trình phát triển do bành trưPTITớng mạnh mẽ về lãnh thổ nên có điều kiện bổ sung nhiều tài nguyên khoáng sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Tóm lại Ả rập có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền văn minh tòan diện phong phú, lại ra đời muộn do đó có thể kế thừa nhiều thành tựu của các nền văn minh. Tộc Xê mít ( vốn là dân du mục trên sa mac), khi tràn xuống đây đã tỏ ra rất thich nghi với điều kiện sống, nên nhanh chóng phát triển, đặc biệt về lĩnh vực buôn bán và khả năng đi chinh phục. Do có các vùng địa hình khác nhau nên , tổ chức xã hội của cư dân ở các vùng khác nhau cũng rất khác nhau, trình độ cũng rất khác nhau. Cư dân Ả rập vẫn đang theo tập quán tín ngưỡng Đa thần, đặc biệt tại các thành phố, có nhiều vị thần do thương nhân các nơi mang đến, do vậy đám tăng lữ sống rất giàu có. Thành phố Méc ca là điển hình nhất, 15
  16. nhưng ở đây có một một đền thờ chung của cả bộ lạc( đền Caa ba – đền nhà trời) thờ phiến đá đen, thương nhân và cư dân các nơi tuy có Thần riêng vẫn đến đây hành lễ. Vào thế kỷ VII, do vị trí giao thương quan trọng mà Ả rập trở thành nơi tranh chấp của Ba tư, và Thổ nhĩ kỳ liên tục. Sau đó người Ba tư đã chiếm được phía nam khống chế con đường buôn bán của thương nhân qua đây. Tình hình đó làm cho việc buôn bán của Ả rập giảm sút. Yêu cầu thông nhất bán đảo, chống quân xâm lược Ba tư đã được đặt ra cấp bách. Trong bối cảnh đó năm 610 Mô ha mét đã bắt đầu truyền bá đạo Hồi thờ Thánh Ala, chủ trương thành lập đạo quân Thánh chiến chống xâm lược thống nhất đất nước. Tăng lữ Méc ca do thấy lợi ích bị thiệt hại đã xua đuổi ông. Mô ha met phải chạy lên Ya sơ ríp, đạo quân Thánh chiến ngày càng đông do khi chiến thắng , Ông cho đem của cải chia cho họ, tiếng tăm của ông càng lan rộng, tôn giáo do ông truyền bá ngày càng có đông tín đồ. Nhiều bộ lạc trong các sa ốc, quý tộc các thành phố cũng bắt đầu hưởng ứng đông đảo. Sự thành lập nhà nước Ả rập thống nhất đã trở thành hiện thực, trong hoàn cảnh đó quý tộc Méc ca đề nghị thương lượng với Mô ha met về việc hợp nhất. Kết quả là năm 630, nhà nước Ả rập thống nhất đã ra đời. Ả rập bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. 2. Sự thành lập và diệt vong của nhà nước Arập Từ thế kỷ VII- VIII: là thời kỳ củng cố và hoàn thiện nhà nước, đấy là thời kỳ Ả rập thu nhận các thành tựu văn minh từ bên ngoài vào, hay còn gọi là thời kỳ biên dịch. Từ thế kỷ IX- XIII: là thời kỳ Ả rập phát triển lên đến đỉnh cao, lãnh thổ vắt qua 3 châu Á –Âu – Phi, nền kinh tế hết sức phát triển, Đạo hồi truyền bá rộng rãi, về phương diện văn minh, là thời kỳ Ả rập kế thừa và ra sức sáng tạo những thành tựu văn minh. Năm 1258 Ả rập bị Mông cổ chinh phục, nền văn minh Ả rập tàn lụi. II – ĐẠO HỒI Đạo Ixlam, tôn giáo của sự thuận tòng tuyệt đối, do Mô ha mét sáng lập. Ngoài những điểm tương đồng với các tôn giáo khác: quan niệm về Thiên đường , địa ngục, sự giải thoát, những điều cấm kị đạo hồi có những điểm rất đặc sắc. Kinh Cô ran vừa là Thánh kinh vừa là bộ Bách khoa toàn thư về đất nước Ả Rập gồm 30 quyển với 6236 câu thơ,PTIT viết bằng tiếng Ả rập rất trau chuốt, dễ thuộc dễ nhớ, và vì Đạo Hồi được truyền bá rộng rãi nên ngôn ngữ Ả Rập cũng được phổ biến ở những nơi mà đạo Hồi có mặt Có Lục tín : 5 Đức tin tuyệt đối, không một tín đồ Đạo Hồi nào được phép nghi ngờ điều đó, dù chỉ trong ý nghĩ đã phải tự coi là lỗi đạo( Tin Chân Thánh, Thiên sứ, Sứ giả, Kinh thánh, Tiền định, Kiếp sau). Có Ngũ trụ( năm trụ cột của Đạo Hồi): Niệm : Sahad tâm niệm, khẳng định niềm tin từ trong ý nghĩ, đặc biệt tuyệt đối tin Ala là toàn năng và duy nhất. Tín đồ đạo hồi phải thể hiện đức tin bằng việc thực hiện các quy định khắt khe, hay tự kiểm điểm, tự trừng phạt minh, Thánh chiến chống tà giáo, chiến đấu vì đức tin ( Ji hat, do đó đôi khi niềm tin và sự trung thành bị khuyếch trương đến cực đoan). 16
  17. Lễ: (Sa li at,) cầu nguyện với những quy định khắt khe năm lần trong một ngày. Trai: (Ra ma dan) ăn chay vào tháng chín lịch Hồi Khóa : (Sa ki at) làm việc bố thí theo quy định của nhà nước và tự nguyện . Triều: (Hajat)hành hương Là tôn giáo không thờ ảnh tượng, không hàng giáo phẩm ( chỉ có các Imâm xướng lễ), đề cao nam giới do đó có những quy định thể hiện nam tính; để râu dài,) quan niệm âm nhạc và phụ nữ là cám dỗ nên quy định phụ nữ che mạng khi ra đường và nhạc cụ đơn điệu, không vẽ hình người nhất là phụ nữ Những quy định của đạo Hồi được sử dụng như luật pháp nên những quan hệ trong xã hội Ả rập rất khắt khe III – VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC, GIÁO DỤC 1. Văn học Các thành tựu văn minh Ả rập được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thành tựu văn minh Đông – Tây nên rất phong phú, nhưng Ả rập không kế thừa một các rập khuôn mà có sự sáng tạo riêng do đó có nhiều thành tự nổi bật . Do có sự kế thừa tinh hoa văn học Đông Tây, lại có điều kiện kinh tế hơn nữa chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giao nên văn học Ả rập rất đặc sắc. Kinh Côran là một tác phẩm văn học đồ sộ kết tinh tài hoa trí tuệ người Ả rập, là một công trình đồ sộ về lịch sử Ả rập, trong đó có nhiều câu chuyện dân gian, truyền thuyết, ngụ ngôn là nguồn cảm hứng dạt dào bất tận cho các nhà văn, nhà thờ, họa sĩ say mê sáng tạo Nghìn lẻ một đêm ( thực ra chỉ có 264 câu chuyện) là công trình đồ sộ của biết bao nhiêu văn nhân nghệ sĩ, với nhiều thể loại, đề cập đến mọi hạng người, có giá trị giáo dục cao, mặt khác trong tác phẩm còn có thể thấy người Ả rập thả sức cho trí tưởng tượng bay bổng, thoát khỏi những ràng buộc của số phận, nó có mặt trong văn học của nhiều nước cả phương Đông lẫn phương Tây, và là nguồn chất liệu phong phú cho các loại hình sân khấu và nghệ thuật. 2. Nghệ thuật PTIT Đặc sắc nhất là dệt thảm len, thảm nhung với trung tâm là Ba tư (Iran ngày nay), tuy chỉ trang trí họa tiết hoa văn cây là và chữ Hồi giáo cách điệu nhưng không thể bắt chước được. Hội họa và âm nhạc tuy đơn điệu nhưng cũng có nét riêng nên vẫn rất quyến rũ và hấp dẫn Kiến trúc mang đậm chất men tôn giáo: xây dựng theo triết lỳ Hồi giáo (Vòm củ hành, hình móng ngựa cách điệu, vành trăng lưỡi liềm, triết lý số 4, thoáng đạt, ở trung tâm có nguồn nước .), các công trình Thánh thất, Thánh đường, cung điện , là chủ yếu, rất lộng lẫy, hoàn mỹ đến từng chi tiết. 3. Khoa học tự nhiên 17
  18. Người Hồi giáo quan niệm khám phá khoa học là đang đi trên con đường của Thánh A la, do đó khoa học rất được đề cao. a) Toán học: kế thừa sâu sắc toán học Ấn Độ, Hy Lạp, có công lớn trong việc truyền bá và cải tiển hệ thống chữ số nhưng sáng tạo thêm phép lượng giác, giải phương trình bậc 3, 4 b) Vật lý cũng kế thừa sâu sắc các thành tựu Hy Lạp và Ấn độ, nhưng tập hợp thành công trình chuyên về quang học, đặc biệt thuyết về khúc xạ ánh sáng qua gương cầu lồi lõm. c) Hóa học có các thành tựu: điều chế a xit từ dấm thực vật, chế rượu Rum từ mía, chế tạo nồi chưng nước tinh khiết, đặc biệt ngành giả kim thuật. d) Thiên văn: do đời sống du mục nên người Ả rập có điều kiện quan sát bầu trời, hơn nữa do yêu cầu của việc hành lễ đạo Hồi, nên có rất nhiều thành tựu : Hồ sơ về 5015 ngôi sao, 47 chòm sao, gia thuyết trái đất tròn với chu vi 35 vạn km, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ, trên trái đất có 7 miền khí hậu. e) Y học: là quốc gia có sự nghiệp y tế tiến tiến nhất thời trung đại: nhiều khoa, bộ môn: tây y, nội khoa, ngoại khoa, dược khoa, dưỡng sinh, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu. Có hệ thống y tế cộng đồng, y tế từ thiện f) Sinh học: nêu ra thuyết tiến hóa, cho rằng từ khoáng vật tiến hóa thành thực vật rồi đến động vật, đến người. Trong sinh học, lĩnh vực được người Arập quan tâm nhiều nhất là thực vật học. Từ sớm, họ đã biết ghép cây, tạo ra các giống cây mới. g) Địa lý: Tính được gần đúng chu vi Trái Đất là 35.000 km, đã mô tả được khá rõ về Trung Quốc, Ấn Độ, Xri Lanca. Một số tác phẩm địa lý lớn: Địa chí đế quốc Hồi giáo, Sách của Rôgiê 4. Giáo dục Hết sức tiến bộ và đóng vai trò to lớn trong việc gìn giữ và truyền tải các thành tựu văn hóa Đông –Tây. Với quan niệm giáo dục là để mở rộng tri thức đưa các tín đồ bước trên con đường của Thánh A la, người Ả rập rất coi trọng các nhà khoa học, nhà giáo “ Mực của các nhà bác học cũng linh thiêng như máu của các chiến binh”, công việc biên dịch cũng rất được đề cao., đPTITặc biệt Ả rập đã mời rất nhiều nhà bác học, giáo sư phương Tây sang dạy tại các trường đại học( trong bối cảnh văn hóa Tây Âu trong các thế kỷ IX- X bị trì trệ). Vì vậy nền giáo dục Ả rập có những thành tựu vô cùng rực rỡ: hệ thống giáo dục từ tiểu học lên đến đại học, học toàn diện, ( giai đoạn đầu rất chú trọng Kinh cô Ran), có nhiều mô hình dạy học, trên đế quốc Ả rập có nhiều trường Đại học lớn giống như các viện đại học: Bat đa, Coóc đô ba, Cai rô Góp phần trung gian truyền bá nhiều phát minh quan trọng của phương Đông như chữ số của Ấn Độ, giấy, nghề in, thuốc súng, la bàn của Trung Quốc sang Tây Âu. CHƯƠNG II – VĂN MINH ẤN ĐỘ I – TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI 1. Địa lý và dân cư 18
  19. Nền văn minh Ấn Độ tồn tại và phát triển khoảng nửa đầu thiên niên kỷ III tr.CN phát triển liên tục đến ngày nay. Văn minh Ấn cổ hình thành ở lưu vực 2 sông: sông Hằng và sông Ấn, 2 con sông rộng lớn chảy ngược chiều nhau tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt sông Hằng là con sông linh thiêng đối với cư dân Ấn Độ cổ. Vùng núi cao phía Bắc là dãy Hy ma lay a quanh năm tuyết phủ lạnh lẽo, hiểm trở và bí ẩn là nơi được coi là chỗ trú ngụ của các nhà hiền triết, tăng lữ các phái và của thần linh. Vùng cao nguyên Đê can là vùng rừng rậm có nơi còn hoang sơ như thưở khai thiên lập địa. Các vùng đồi núi khắc nghiệt và hiểm trở nhưng lại có một quần thể sinh vật vô cùng phong phú. Ấn độ còn là một khu vực giàu tài nguyên, khoáng sản thuận lợi cho phát triển các ngành nghề thủ công. Vùng mỏm phía Nam của tiểu lục địa lại có nhiều dãy núi với hơi nóng phả rất khắc nghiệt, khiến cư dân khó sinh sống nơi đây. Biên giới Ấn vừa đóng vừa mở. Cư dân cổ Ấn Độ là sự hòa huyết giữa người Đraviđa da nâu đen và người Arian da trắng từ vùng biển Caxpiên tới, trong quá trình hòa huyết họ định cư ở những vùng miền khác nhau lại có những đặc tính khác nhau. Từ Thiên niên kỷ III TCN, Do hoàn cảnh sống cư dân Ấn cổ tập trung trong những công xã nông thôn khép kín với hội đồng gia tộc cai trị, người đứng đầu có nhiều quyền hành, nhiều công xã họp thành những đơn vị hành chính lớn mà người đứng đầu như những ông vua. Trong CXNT trải qua nhiều thế hệ tồn tại những luật tục trở thành những luật bất thành văn khắc nghiệt: Luật Ma nu: kết hôn sớm, đẻ nhiều con, luật tục Sati và cả những quan niệm phân biệt nghiệt ngã: phân biệt màu da, nghề nghiệp. Sự phân biệt ấy được hợp thức bằng tôn giáo, nên nó tồn tại dai dẳng Cư dân Ấn cổ do điều kiện sống có đặc tính cam chịu, vâng phụ, nhẫn nại, và tuyệt đối tin tưởng vào thần linh, họ thờ cúng và khiếp sợ trước mọi thần linh, đồng thời có khả năng phát triển tư duy triết lý sâu sắc. 2. Sơ lược lịch sử cổ trung đại Ấn Độ. Từ khi bước vào xã hội có nhà nước cho đến khi bị thực dân Anh chinh phục, lịch sử Ấn Độ có thể chia thành 4 thời kì lớn sau đây: a) Thời kỳ văn minh lưuPTIT vực sông Ấn (từ đầu thiên kỉ III đến giữa thiên kỉ II TCN). b) Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỉ II đến giữa thiên kỉ I TCN). c) Ấn Độ từ thế kỉ Vỉ TCN đến thế kỉ XII. 3. Ấn Độ từ thế kỉ XIII – XIX Thời kì Xuntan Đêli (1206-1526): Năm 1206, viên Tổng đốc của Ápganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã tách miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm Xuntan (vua), đóng đô ở Đêli, gọi là nước Xuntan Đêli (vương quốc Hồi giáo Đêli). Từ đó đến năm 1526, ở miền Bắc Ấn Độ đã thay đổi đến 5 vương triều, nhưng đều do người ngoại tộc theo Hồi giáo thành lập, đồng thời đều đóng đô ở Đêli, nên thời kì này gọi là thời kì Xuntan Đêli. Thời kì Môgôn (1526-1857): Nước Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết (1227), đế quốc Mông Cổ chia thành nhiều nước. 19
  20. Dòng dõi của người Mông Cổ ở Trung Á đều Tuốc hóa và đều theo đạo Hồi. Từ thế kỉ XIII, người Mông Cổ ở Trung Á nhiều lần tấn công Ấn Độ. Năm 1526, họ chiếm được Đêli, thành lập vương triều mới gọi là vương triều Môgôn (Mông Cổ). Từ giữa thế kỉ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ. Đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh, vương triều. II. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ 1. Chữ viết Thời cổ có 1652 ngôn ngữ, ngày nay có tới 15 ngôn ngữ thường dùng, thứ chữ cổ nhất khắc trên con dấu xuất hiện khỏang 2000 TCN đó là chữ Kha rốt si, Brami, sau đó từ các loại chữ này được cải biến thành chữ Phạn( San krit), chủ yếu dùng để chép kinh. Chữ Phạn tiếp tục được cải tiến, địa phương hóa thành nhiều thứ chữ khác nhau, phổ biến chính thức trong văn học và văn bản chính thức ở lưu vực sông Hàng, Tây và Nam Ấn 2. Văn học Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận quan trọng là Vêđa và sử thi. a) Vêđa: nghĩa là hiểu biết. Vêđa có 4 tập là Rích Vêđa, Xama Vêda, Yagiua Vêđa và Atácva Vêđa. Ba tập Vêđa trên gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình nguời Arya tràn vào Ân Độ, tình hình tan rã của chế độ thi tộc, tình hình cu dân đấu tranh với thiên nhiên nhu hạn hán, lũ lụt. Trong đó, Rích Vêđa với 1028 bài thơ là tập quan trọng nhất. Còn Atácva Vêđa chủ yếu bao gồm các bài chú nhung nội dung mà tập Vêđa này đề cập đến gồm các mặt nhu chế độ đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh, đánh bạc và cả tình yêu nữa. b) Sử thi: Mahabharata có 18 chương và 1 chương bổ sung tài liệu, gồm 220.000 câu. Đây là bộ sử thi dài nhất thế giới, so với cả hai bộ Iliat và Ôđixê của Hy Lạp cổ đại gộp lại còn dài hơn 8 lần. Tương truyền rằng người soạn lại bộ sử thi này là Viasa. Chủ đề của tác phẩm này là cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ. Bởi vậy tập thơ lấy tên làPTIT Mahabharata nghĩa là ’’Cuộc chiến tranh giữa con cháu Bharata”. Ramayana có VII chương, trong đó chương I và chương VII về sau mới thêm vào, gồm 48.000 câu. Tương truyền rằng tác giả là Vanmiki. Chủ đề của tác phẩm này là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita. c) Những tác phẩm của Caliđaxa Caliđaxa là nhà thơ và nhà soạn kịch lớn nhất thời Gupta (thế kỉ V). Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là vở kịch Sơcuntla. Tuy là một nhà soạn kịch cung đình, lại chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn, nhưng Caliđaxa đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắt khe, lên án bản chất giả dối, lừa gạt, không chung thủy của giai cấp thống trị, và trên chừng mực nhất định đã chống quan niệm về đẳng cấp. Sơcuntla và Caliđaxa là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ. Suốt 15 thế kỉ nay, Sơcuntla đã trở thành nguồn cảm hứng, nguồn đề tài của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau 20
  21. của Ấn Độ như kịch, điện ảnh, họa, nhạc, vũ v.v Không những ở Ấn Độ mà đối với thế giới, tác phẩm Sơcuntla cũng có một tiếng vang rất lớn. d) Các tác phẩm văn học viết bằng phương ngữ Từ cuối thế kỉ X về sau, ngoài văn học tiếng Xanxcrít đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học viết bằng các loại phương ngữ khác nhau. Vào thế kỉ XIII, nhà thơ Tichcala đã dịch 15 chương trong bộ sử thi Mahabharata ra tiếng Têlugu, làm cho nền văn học cổ điển càng được phổ cập rộng rãi. Đến thế kỉ XVI, XVII, dưới triều Môgôn, có một số nhà thơ đã sáng tác bằng tiếng Ba Tư. Tuy nhiên, phong phú nhất vẫn là nền văn học bằng tiếng Inđi và các loại ngôn ngữ địa phương khác. Thiên trường ca Ramayana do Tunxi Đát viết bằng tiếng Inđi là một tác phẩm nổi tiếng được nhân dân rất ưa thích. Tập thơ Xuốc của nhà thơ mù Xuốc Đát viết bằng một loại phương ngữ khác trong tiếng Inđi mà chủ đề chính là chủ nghĩa anh hùng và tình yêu cũng là một tác phẩm có giá trị. III – NGHỆ THUẬT Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa đan xen vào nhau rất đặc sắc với nhiều phong cách, hình thức biểu đạt phong phú, đượm chất men tôn giáo và đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng tiêu biếu nhất là các phong cách. Với các tháp Phật (để thánh tích hay xá lị phật), xây theo triết lý nhà Phật: hình bát úp trên nền vuông, ba xà ngang, bánh xe luân hồi, con voi trắng xung quanh tháp có chạm khắc nổi hoa lá, chim muông, những thiên thần Các chùa Phật có nhiều ở Trung Ấn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hy lạp Ba Tư cũng được xây dựng theo triết lý nhà Phật, đặc sắc nhất là dãy chùa hang At gian ta PTIT Tháp Hin đu giao thường được tạc nguyên khối đá, theo triết lý Hin đu giáo .Các đền thờ của Hin đu giáo vô cùng đồ sộ, hùng vĩ, dày đặc ở khắp nơi mô tả cuộc sống đời 21
  22. thường phóng túng, bên cạnh những thấy tu trầm tư Quần thể đền thờ ở Trung Ấn với 80 ngôi , được coi là tiêu biểu nhất của phong cách Hin đu giáo. Phong cách Hồi giáo lại thoáng đạt hoàn mỹ đến từng chi tiết, xây dựng theo triết lý đạo Hồi đặc sắc: vòm củ hành, móng ngựa, vành trăng lưỡi liềm, con số 4 và bội số của nó Công trình đặc sắc và hoàn mỹ nhất chính là khu lăng mộ Ta giơ ma han ở Tây bắc Ấn Tóm lại: các công trình kiến trúc Ấn đều thấm đượm bản sắc văn hóa dân tộc, chất men tôn giáo, là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa những khát vọng thánh thiện và những đam mê trần thế. Lăng Taj Mahal IV – KHOA HỌC TỰ NHIÊN Với Ấn Độ Thiên văn lịch pháp là lĩnh vực phải phục vụ cho nhu cầu thờ cúng nhiều nhất, nên khá phát triển, Lịch Ấn Độ chia 1 năm là 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cứ 5 năm thì thêm một tháng nhuận. Người Ấn Độ cách tính diện tích các hình, định lý Pi ta-go, phép tính lượng giác, số Pi= 3,14, đặc biệt phát minh PTITra số 0 và số thập phân/ một cống hiến quan trọng trong toán học. Toán học cũng được sử dụng nhiều để phục vụ cho nhu cầu của tôn giáo như tính ngày để hành lễ, đo đạc tính toán để kê bàn thờ cúng. Trong lĩnh vực y học: người Ấn đã chế ra được thuốc an thần, thuốc mê. Người Ấn rất thích chữa bệnh bằng thảo dược hay các cách của dân gian: cho kiến cắn vào vết thương. Tuy vậy họ cũng có những cách chữa bệnh rất giỏi : mổ lấy thai nhi, chữa rắn cắn V – TÔN GIÁO Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất nhiều tôn giáo, trong đó quan trọng nhất là đạo Bàlamôn về sau là đạo Hinđu và đạo Phật. Ngoài ra còn có một số tôn giáo khác nhu đạo Jain, đạo Xích. 22
  23. Có rất nhiều trường phái nhưng tựu trung lại có 2 phái : Phái Chính thống với 6 hệ phái và phái tà giáo có 3 hệ phái. Đặc điểm của triết học Ấn độ: Đề cập đến tất cả các vấn đề cơ bản của triết học hiện đại, trong đó phần sinh động và giàu sức sống nhất là phần triết học nhân bản. Triết học Ấn Độ có hình thức biểu đạt, Triết học Ấn và tôn giáo đan xen với nhau, tạo nên vẻ đẹp thâm trần và bí ẩn Tử tưởng đặc sắc nhất trong triết học Ấn là tư tưởng về con đường giải thoát. 1. Ba la môn giáo: là tôn giáo đa thần cổ xưa nhất của Ấn độ, không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội. Tôn giáo này có những lễ nghi hà khắc: Nhân tế, Mã tế, tục Sa ti. Đối tượng thờ cúng của tôn giáo này là đa thần trong đó quan trọng nhất là Thần sáng tạo, Thần hủy diệt và Thần bảo vệ. Giáo lý là các tập kinh Vê đa sớm và Vê đa muộn. Những tư tưởng đặc sắc của tôn giáo này là: Ta và Thần là một, Nghiệp báo luân hồi, Giải thoát và con đường giải thoát. 2. Hin đu giáo : là đạo Ba la môn phát triển lên. Trên cơ sở đạo Ba la môn, đạo Hin đu là sự phát triển cả về kinh điển, giáo lý, những lễ nghi, con đường giải thoát. Điểm đặc sắc nhất của Hin đu giáo : đó là một tôn giáo mở, nó không ngừng tiếp thu những yếu tố ngoại lai. Con đường giải thoát với 2 xu hướng song song vừa túng dục vô độ vừa cao cả thanh tịnh cũng chính là một điểm độc đáo của nó, vì thế nó “ Vừa là một tôn giáo của nhà sư vừa là một tôn giáo của vũ nữ”. Đạo Hin đu vừa phản ánh đúng thực tại xã hội lại vừa có những điểm có lợi cho giai cấp thống trị nên nó bắt rễ sâu vào đời sống xã hội Ấn độ. 3. Đạo Phật Ra đời vào thế kỷ VI như một sự phản kháng lại Hin đu giáo. Đối tượng thờ cúng là Đức Phật ( một con người có thật được Phật hóa). Tam tạng kinh là kinh thánh của Đạo Phật, trong đó chứa đựng nhiều điểm đặc sắc: tư tưởng duy vật thô sơ ban đầu, thuyết Tứ thánh đế, tư tưởng bình đẳng PTITbác ái, từ bi hỉ xả Ngoài những tôn giáo lớn trên đây Ấn Độ còn có hàng trăm tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng các tôn giáo tuy có những điểm khác biệt thì ngàn đời nay vẫn chung sống hòa bình với nhau, làm nên đời sống tâm linh vô cùng phong phú ở Ấn độ ” 4. Đạo Jain (Jainisme, Kỳna) Người sáng lập đạo Jain (Giainơ) là một người xuất thân từ đẳng cấp Ksatơrya ở ngoại ô thành Vaixali thuộc tỉnh Biha ngày nay. Sau khi đắc đạo, ông được các tín đồ gọi là Mihariva nghĩa là ”Đại anh hùng”. Về niên đại có thuyết nói ông sinh năm 599 và chết năm 527 TCN, có thuyết nói ông sinh năm 549 và chết năm 477 TCN. Đạo Jain chủ trương không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ không phải do một đấng hóa công nào sáng tạo ra, nhưng lại thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại. Đến khoảng thế kỉ I sau CN, đạo Jain chia thành hai phái: phái Svetambara là phái áo trắng và phái Đigambara là phái áo trời tức là khỏa thân. Về sau tín đồ phái Đigambara 23
  24. cũng mặc quần áo bình thường, chỉ có các đạo sĩ của họ thì hoàn toàn không mặc quần áo kể cả khi ra ngoài đường. Đền thờ của đạo Jain mang tính chất quần thể, thường gồm nhiều ngôi đền giống nhau. Trong đền có rất nhiều cột, có đền có đến trên 1.000 cột. Đặc biệt là những cột ấy đều làm bằng đá cẩm thạch trắng và được chạm khắc rất đẹp và mỗi cột có một vẻ khác nhau. Do đạo Jain là một tôn giáo khắt khe và có phần kì quặc nên truyền bá không được rộng rãi. Tuy vậy đạo Jain vẫn tồn tại ở Ấn Độ suốt chiều dài lịch sử và ngày nay số tín đồ chiếm khoảng 0,7% dân số Ấn Độ, tập trung chủ yếu ở miền Tây và Tây nam đất nước này. 5. Đạo Xích (Sikh) Dựa trên giáo lí của đạo Hinđu và đạo Hồi, đến cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, ở Ấn Độ xuất hiện một giáo phái mới gọi là đạo xích. Chữ "Sikh" vốn bắt nguồn từ chữ Sishya nghĩa là "đệ tử”. Người sáng lập đạo Xích là Nanac Đép (Nanak Dev, 14691538). Đạo Xích chỉ tin vào một vị thần tối cao duy nhất, chống việc thờ các tượng thần. Họ phản đối sự cuồng tín của đạo Hinđu và đạo Hồi, không hành hương đến các con sông như đạo Hinđu. Kinh thánh của đạo xích là Gran Sahep bao gồm tác phẩm của 10 giáo sĩ đạo xích cùng với kinh của đạo Hinđu và kinh của đạo Hồi. Ngôi đền thờ lớn nhất của đạo xích là đền vàng ở bang Punjap. Về mặt xã hội, đạo Xích chống chế độ đẳng cấp, thực hiện sự khoan dung và yêu mến mọi người, coi trọng sự mến khách, sẵn sàng giúp đỡ những người đến nương náu trong đền thờ của họ. Đến thế kỉ XVII, giáo sĩ Gôbin Xinh bổ sung cho đạo Xích yếu tố vũ trang để đối phố với nạn khủng bố người theo đạo Xích. Từ đó tên của nam tín đồ đạo Xích đều có thêm chữ Xinh. Đồng thời giáo sĩ Gôbin Xinh quy định 5 đặc điểm của tín đồ đạo Xích là: - Không cắt tóc, không cạo râu. - Luôn luôn mang theoPTIT lược chải đầu bằng gỗ hoặc ngà. - Mặc quần ngắn. - Đeo vòng tay bằng sắt. - Mang kiếm ngắn hoặc dao găm. Ngày nay số tín đồ đạo xích chiếm khoảng 2% dân số Ấn Độ. Họ đòi tách bang Punjap khỏi Ân Độ để thành lập một nước độc lập gọi là Khalixtan. CHƯƠNG III – VĂN MINH TRUNG QUỐC I – TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1. Địa lý và dân cư 24
  25. Nền văn minh Trung Hoa tồn tại và phát triển khoảng nửa đầu thiên niên kỷ III TCN, phát triển liên tục đến ngày nay. Xuất hiện trên hai lưu vục sông: Hoàng Hà (5464km) và Trường Giang (5800km) với những đồng bằng rộng lớn: Hoa bắc, Hoa trung và Hoa nam màu mỡ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Ở lưu vực 2 sông lại có một chất đất đặc biệt để trồng dâu nuôi tằm dệt ra một thứ tơ lụa tuyệt hảo. Ở đây cũng có thứ đất sét trắng để làm nên đồ gốm sứ gắn liền với tên nước Trung Hoa từ thời kỳ cổ đại. Hệ sinh vật cũng vô cùng phong phú với hàng ngàn cây làm thuốc quý, và vô vàn những động vật quý hiếm. Trung Quốc cổ cũng rất giàu khoáng sản cần thiết cho việc phát triển những ngành nghề thủ công đa dạng. Xung quanh lưu vực 2 con sông còn là những vùng đất rộng lớn cho phép cư dân cổ có thể mở rộng cương vực hình thành quốc gia rộng lớn của mình. Cư dân cổ Trung Hoa là tộc Hoa Hạ. Xã hội Trung Hoa cổ tồn tại trên cơ sở những công xã nông thôn đặc biệt: trong một công xã (một làng) có nhiều chi họ, người trưởng họ có vai trò rất lớn. Mỗi gia đình là một tế bào của công xã, từng thành viên hòa vào cộng đồng, coi cộng đồng là cao nhất. Trong mỗi gia đình và xã hội, con trai, đàn ông được coi trọng. Ý thức cộng đồng thể hiện ra bằng tục thờ cúng tổ tiên rất được coi trọng. Xã hội Trung Hoa cổ đề cao người có học (Quân tử), đồng thời cũng đề cao nông nghiệp nên coi trọng cả nông dân/xem đó là cốt tủy của nhà nước. Cư dân cổ Trung Hoa cũng thờ cúng nhiều vị thần, thờ cúng thần Xã (Thần Đất), thần Tắc (thần lúa/nông nghiệp), cúng tế Trời (đàn tế trời), tục thờ cúng tổ tiên với những quy định nghiêm ngặt . Để có được sức mạnh trong quá trình trị thủy, chống ngoại xâm, và không ngừng mở rộng lãnh thổ cương vực, cư dân cổ Trung Hoa cần có tính thống nhất cao trong cộng đồng, và xây dựng bộ máy chính quyền chuyên chế tập trung quyền lực cao độ, nhà nước cổ đại Trung Hoa đã sớm xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ III TCN. II – NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC Trung Quốc là một nước do một dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa (sau gọi là dân tộc Hán) lập nên và tồn tại liên tục lâu dài trong lịch sử. Kể từ khi dựng nước về sau, nhân dân Trung Quốc đã sáng tạo ra một nền văn hóa vô cùng rực rỡ so với thế giới đương thời mà sau đây là những thành tựu chủ yếu. 1. Chữ viết PTIT Chữ tượng hình: từ đời Thương, viết trên mai rùa xương thú, thẻ tre, về sau viết trên lụa và giấy. 2. Văn học Thời cổ trung đại, Trung Quôc có một nền văn học rất phong phú. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến thời Tây Hán tư tuởng Nho gia đuợc đề cao. Nho gia là truờng phái rất coi trọng việc học tập, vì vậy từ Hán về sau những nguời có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung Quốc rất nhiều. Đến thời Tùy Đuờng chế độ khoa cử bắt đầu ra đời, trong đó văn chương trở thành thuớc đo chủ yếu của tài năng; do đó văn học Trung Quốc càng có những thành tựu lớn lao. Văn học Trung Quốc thời kì này có nhiều thể loại nhu thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết , trong đó tiêu biểu nhất là Kinh Thi, thơ Đuờng và tiểu thuyết Minh - Thanh. 25
  26. 3. Sử học Trung Quốc là một nước rất coi trọng lịch sử, bởi vậy sử học ở Trung Quốc phát triển rất sớm và Trung Quốc có một kho tàng sử sách rất phong phú. Trong số các sách lịch sử của các nước, tốt nhất là quyển sử biên niên của nước Lỗ. Trên cơ sở quyển sử của nước Lỗ; Khổng Tử biên soạn lại thành sách Xuân Thu, đó là quyển sử do tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc. Ngoài sách Xuân Thu, các tác phẩm khác nhu Thượng Thư (kinh Thi), Chu Lễ cũng là những tài liệu lịch sử rất quý báu để nghiên cứu tình hình chính trị, chế độ quan lại, lễ nghi lúc bấy giờ. Đến thời Chiến Quốc, các sách nhu Tả truyện, Quốc ngữ, Chiến quốc sách, Lã thị Xuân Thu đều là những tác phẩm sử học rất có giá trị. Đến thời Tây Hán, sử học Trung Quốc bắt đầu trở thành một lĩnh vực độc lập mà nguời đặt nền móng đầu tiên là Tu Mã Thiên. Với tác phẩm Sử kí, bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc, Tu Mã Thiên đã ghi chép lịch sử gần 3.000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế. Bắt đầu từ đời Đường cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước gọi là ”Sử quán” được thành lập. Từ đó về sau các bộ sử của các triều đại đều do nhà nước biên soạn. Đến thời Minh, Trung Quốc đã biên soạn được 24 bộ sử, về sau thêm vào Tân Nguyên Sử và Thanh sử cảo thành 26 bộ sử. Ngoài 26 bộ sử nói trên còn có rất nhiều tác phẩm sử học viết theo các thể loại khác như Sử thông của Lưu Tri Cơ, Thông điển của Đỗ Hữu đời Đường, Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời Tống 4. Khoa học tự nhiên a) Toán học Toán học Trung Hoa có những thành tựu to lớn : số thập phân, Định lý pi ta go, phép tính bình phương, số Pi=3,1415926 và 3,1415927 với các nhà toán học xuất sắc : Tổ Xung Chi, Tổ Cánh Chi, Lưu Huy Người Trung Quốc cũng đã tổng kết các tri thức toán qua những bộ sách : Chu bễ toán kinh, Cửu chương toán thuật. b) Thiên văn và phép làm lịch Trung Hoa có một nền Thiên văn học và lịch pháp vừa có nhiều thành tựu vừa rất độc đáo: bản đồ về 800 ngôi sao, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, các dụng cụ để đo hiện tượng động đất, quan sát sao trời Người Trung Hoa có bộ Âm - Dương hợp lịch 12 tháng. Tháng đủ 30 ngày, thángPTIT thiếu 29 ngày, 4 năm có tháng nhuận. Họ cũng có cách ghi ngày, tháng, năm độc đáo( Can, chi, nhật, nguyệt) với nhiều tiết trong năm, nhiều ngày đặc biệt để thực hiện các lễ tế c) Y dược học Y học Trung Hoa cổ đại có những thầy thuốc tài giỏi: Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Thuần Vu Y với các Bộ sách y học lớn : Thương hàn tạp bệnh, Hoàng đế nội kinh. Đặc biệt người Trung quốc có cách chữa bệnh bằng Đông y độc đáo: chữa theo quan niệm Âm – Dương, Ngũ hành, theo dân gian, bằng thảo dược Âm –dương: sức khỏe tốt là Âm Dương cân bằng, sức khỏe không tốt là do Dương chứng( nóng quá) Âm chứng( lạnh quá) 26
  27. Ngũ hành: 5 hành tương ứng ngũ tạng (5 cơ quan quan trọng trong cơ thể). Các hành tương sinh, tương khắc với nhau, khi Thầy thuốc chữa bệnh cần phải biết về điều đó: Hỏa Mộc Thủy Kim Thổ = Tâm Can Tì Phế Thận( Tim, Gan, Lá lách, Phổi, Thận) Dân gian : châm chích, chườm, cứu, dưỡng sinh, luyện khí công Chữa bệnh bằng thảo dược: dùng cây cỏ làm thuốc 5. Bốn phát minh lớn về kỹ thuật Thời Trung đại, Trung Quốc có bốn phát minh rất quan trọng, đó là giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam. Trung quốc đã đi trước phương Tây với nhiều phát minh kỹ thuật lớn. Nhưng 4 phát minh sau đây xứng đáng được gọi là Tứ đại phát minh bởi nó đã đưa đến những biến chuyển lớn lao khi du nhập sang phương Tây. a) Giấy viết là phát minh của quan hoạn Thái luân năm 105, khi ông dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách giã nhỏ tạo ra một thứ giấy khá dai để viết thay cho các loại giấy nặng nề tốn kém trước đây Tuy nhiên ở TQ giấy chỉ dùng chủ yếu chép kinh, dành cho phái Nho gia. Nó thực sự đẩy mạnh sự phát triển văn hóa giáo dục khi sang phương Tây b) Nghề in: từ thế kỷ VI người TQ đã có kỹ thuật in bằng ván khắc, nhưng có nhiều hạn chế, sau đó Tất Thăng đã cải tiến in bằng chữ rời( thế kỷ XI)bằng đất nung, về sau liên tục cải tiến thành chữ bằng đồng hay chì Kỹ thuật in cũng chỉ bó hẹp trong việc in sách kinh, trong giới có học. Thế kỷ XIII- XIV khi sang phương Tây nó thực sự tạo ra một cuộc cách mạng c) Thuốc súng là phát minh xuất phát từ phái Đạo giáo khi họ luyện viên thuốc trường sinh bất lão. Người TQ ứng dụng để làm pháo bay, đạn bay, cầu lửa có sức nổ lớn , chủ yếu dùng để đánh nhau, làm pháo thăng thiên trong lễ hội, cúng bái Phương Tây tiếp thu lại làm ra nhiều thứ vũ khí mới, thay đổi hẳn kỹ thuật quân sự, chiến thuật chiến tranh, công phá hiệu quả các lâu đài lãnh chúa. d) La bàn : lúc đầu người TQ mài đá nam châm thành hình cái thìa để chỉ hướng= gọi là cái tư nam. Về sau họ mài kim sắt lên đá nam châm rồi cấu tạo thành la bàn đơn giản đầu tiên: la bàn ướt, la bàn khô. La bàn ở TQ chủ yếu để xem hướng nhà, hướng đất trong bói toán, bước đầu được nhàPTIT hàng hải Trịnh Hòa dùng đi biển. Nhưng người phương Tây đã cải tiến thành la bàn có hình dạng như ngày nay, mở ra thời đại phát kiến địa lý sôi nổi ở Tây Âu trung đại. 27
  28. Vạn lý trường thành 6. Tư tưởng và tôn giáo Thời Xuân Thu chiến quốc có hàng trăm trường phái tư tưởng, nên gọi là “ Bách gia tranh minh”, trong đó có 6 trường phái đặc sắc có ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội Trung Quốc.: Âm - Dương gia, Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Danh gia, Mặc gia. a) Âm dương - Bát quái - Ngũ hành - Âm dương gia: Phái này quan niệm vũ trụ do Âm - Dương tạo thành, hai yếu tố này tương tác với nhau tạo ra 8 yếu tố trong trời đất( Bát quái). Đồng thời trong vũ trụ cũng có 5 loại vật chất cần thiết: Kim, mộc, thủy, hPTITỏa, thổ Đây chính là quan niệm giải thích thế giới biện chứng thô sơ. b) Nho gia: Do khổng Tử người nước lỗ thời Xuân thu chiến quốc sáng lập, sau đó được các học trò của ông hoàn chỉnh. Những tư tưởng tiêu biểu: Thuyết Thiên mệnh: quan niệm Trời sắp đặt tất cả, cho nên con người phải tuân phục vâng mệnh Trời. Ngôi vua cũng do trời sắp đặt, vua thay Trời hành đạo. Tư tưởng về việc xây dựng một xã hội bình đẳng, Đại đồng, lấy dân làm gốc ‘ Quốc dĩ dân vi bản”, “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, tư tưởng “ Chính danh định phận”, 28
  29. Tư tưởng đức trị, chủ trương dùng đạo đức để cai trị, hạt nhân của Đức trị là Nhân và Lễ. Nhân là những phẩm chất của người có học, người quân tử, Lễ là những quy phạm về đạo đức, và những ứng xử hàng ngày. Đức trị còn đòi hỏi người có học phải có các phẩm chất : Tam cương, Ngũ thường, Lục kỷ, Nhân – Nghĩa- Lễ - Trí –Tín. Tư tưởng đặc sắc nhất là về giáo dục với những quan điểm tiến bộ đi trước thời đại: học tập để bồi dưỡng nhân tài, uốn nắn nhân cách, ai cũng được học không phân biệt, học phải kiên trì, khiêm tốn, học đi đôi với hành, phải khách quan Những quan niệm giáo dục của Khổng Tử mặc dù cách xa với thời đại chúng ta đang sống, nhưng đến nay nó vẫn có những giá trị nhất định, chính vì thế Ông được tôn vinh là Vạn thế sư biểu, Chí Thánh tiên sư c) Đạo gia: Do Lão tử ( nước Sở- XTCQ), sau đó được Trang tử phát triển lên. Tư tưởng triết học: đưa ra quan niệm “ Đạo” và “ Đức “ để giải thich thế giới. Đạo là nguồn gốc sinh ra mọi vật, Đức là các dạng tồn tại của mọi vật Phái Đạo gia chủ trương cai trị theo quan niệm “ Vô vi nhi trị “, “ Tiểu quốc quả dân” Vô tri vô dục”. Thời Đông Hán, tư tưởng của phái này đi sâu vào quần chúng ngèo khổ, dẫn đến sự hình thành các tôn giáo : Đạo Thái bình, Đạo Thần tiên( sinh ra phép Khí công, tịnh cốc, luyện đan), đạo giáo với các Đạo sĩ làm bùa chú, ma thuật d) Mặc gia: Do Mặc tử, người nước Lỗ( XTCQ) sáng lập. Hạt nhân tư tưởng của phái này là Thuyết Kiêm ái, Phi công, Phi nhạc, Tiết dụng, Tiết táng, Thượng hiền, Phi mệnh. Đặc biệt phái này đã đưa ra một số khái niệm sơ khai về Lôgic: lý do, ví dụ, so sanh, quy nạp, suy luận, các loại sự vật đó là những cơ sở cho môn Lô gic học sau này. e) Pháp gia : Do Quản trọng và Hàn phi tử ( nước Hàn/XTCQ) sáng lập. Phái này chủ trương cai trị bằng pháp luật mới an dân được, bởi nếu cai trị bằng tình thương lâu ngày dân sẽ nhờn với phép nước. Muốn vậy phảPTITi có: Pháp : pháp luật, đó là những văn bản luật pháp thành văn của quốc gia, như khuôn vàng thước ngọc, dùng pháp luật cai trị phải theo đúng nguyên tắc “ Quân pháp bất vị thân”, pháp luật dùng tuy theo hoàn cảnh chứ không được tùy tiện. Dùng luật pháp cai trị phải dứt khoát, khi án đã tuyên dù có tổn thất cho giới cầm quyền cũng phải thi hành. Thuật : là nghệ thuật cai trị hư hư thực thực, là khả năng quyền biến của người cai trị, càng không rõ mặt càng tốt, có sự phân biệt đối tượng, sử dụng linh hoạt nhiều cách nhưng phải kiên quyết Thế : là uy thế của người cai trị , được tạo ra trong một thời gian lâu dài 7. Giáo dục a) Trường học 29
  30. Từ đời Thương, Trung Quốc đã có chữ viết nhưng tình hình giáo dục thời kì này như thế nào nay không thể biết được. Đến thời Chu nền giáo dục Trung Quốc đã có quy chế rõ ràng. Trường học thời Tây Chu chia làm hai loại quốc học và hương học. b) Khoa cử Bắt đầu từ thời Tùy, chế độ khoa cử mới đuợc đặt ra, khoa thi đầu tiên gọi là khoa Tiến sĩ, nội dung thi là văn học. Cùng với việc cải cách chế độ giáo dục, chế độ khoa cử phong kiến của Trung Quốc đến năm 1905 thì bãi bỏ. CHƯƠNG IV – VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á I – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4,5 triệu km2 trải ra trên một phần Trái Đất từ khoảng 92° đến 140° kinh Đông và từ khoảng 28° vĩ Bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15° vĩ Nam. Về mặt địa lí hành chính, Đông Nam Á hiện nay gồm có 10 nuớc: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây với dân số khoảng hơn 521 triệu nguời (số liệu năm 2000). Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh huởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mua tương đối nóng và ẩm. Vì thế Đông Nam Á còn đuợc gọi là khu vực ”châu Âu gió mùa”. Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lí khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Truờng Giang và vùng Đông Bắc Ấn Độ nữa. Quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh huởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biến vùng này thành khu vực ”Ấn Độ hóa” hay ”Hán hóa” mà nó đã ”lựa chọn những gì thích hợp trong thế giới Đraviđa, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình, chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với họ.” Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn nhu một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ, nhung nó đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vuợng nhu Kuala-Lumpua, Xingapo, Giacata Gió mùa kèm theo những cơn mua nhiệt đới đã cung cấp đủ nuớc cho con nguời dùng trong đời sống và sản xuPTITất hàng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê huơng của những cây gia vị, cây huơng liệu đặc trung nhu hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm huơng và cây luơng thực đặc trung là lúa nuớc. Theo một số nhà nghiên cứu thì cu dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa là vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là cái nôi” của cây lúa nước và là một trong năm trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Do vị trí địa lí của mình nằm án ngữ trên con đường hàng hải nôi liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là hành lang, là cầu nôi giữa Trung Quôc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Thậm chí cho đến gần đây, một sô nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ông thông gió” hay ”ngã tư đường”. Việc đi lại bằng thuyền ở vùng Đông Nam Á đã có từ thời rất xa xưa. Có thể nói cư 30
  31. dân Đông Nam Á đã biết đóng bè mảng và thuyền đi biển rất sớm. Các thư tịch cô Trung Hoa từ thế kỉ III cũng xác nhận rằng các sư tăng Trung Hoa sang Ấn Độ thời bấy giờ đều đi trên những thuyền gọi là Côn Luân bản dài đến 50m, trọng tải đến 600 tấn, có thể chở hàng trăm người, có buồm lớn, buồm con của các nước thương nghiệp Đông Nam Á. II – CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Có thể thấy rằng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á thuận lợi cho những bước đi đầu tiên của con người. Điều đó giải thích vì sao con người đã có mặt ở đây từ rất xa xưa. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu vết của quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á. Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ân Độ. Quá trình phát triển liên tục của các nền văn hóa khảo cổ ở Đông Nam Á đã chứng tỏ điều đó. Sau giai đoạn đó đá cũ với những di chỉ nổi tiếng như núi Đọ, núi Quan Yên, Xuân Lộc (Việt Nam), Anya (Mianma), Pingnoi (Thái Lan), Tampan (Malaixia), Cabaloan (Philippin) người ta vẫn thấy có sự phát triển liên tục từ đồ đá giữa đến sơ kì đồ sắt ở Đông Nam Á. Điển hình của thời đại đồ đá giữa của khu vực là văn hóa Hòa Bình với loại hình công cụ đặc trưng là những viên cuội được ghè đẽo trên cả hai mặt, rìu đá cuội có lưỡi ở một đầu, chày nghiền Từ khoảng đầu thiên niên kỉ II TCN, cư dân Đông Nam Á mà trước hết là cư dân vùng đồng bằng sông Hồng và ở Thái Lan, đã biết đến công cụ bằng đồng thau. Đông Nam Á hầu như không có một giai đoạn đá đồng (tức đồng đỏ) riêng biệt. Đồng thau được sử dụng ngay từ đầu cùng với các công cụ bằng đá và tre gỗ Sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á còn gắn liền với việc tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Những ảnh hưởng này là khá toàn diện và sâu sắc, cả về chữ viết, văn chương, tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc III – MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA Cùng sinh tụ trên mộtPTIT khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ân Độ. Trong tính thống nhất khu vực, nền văn hóa đó có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc được phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử. Là cộng đồng các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, Đông Nam Á không những bao chứa những nét tương đồng trong canh tác với hệ thống thủy lợi, mà còn có đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú trong đó bao trùm tất cả là chu trình của đời sống nông nghiệp lúa nước. Vì thế từ những truyện thần thoại đến lễ hội; từ phong tục tập quán đến âm nhạc nghệ thuật, kể cả múa hát đều ít nhiều chịu ảnh hưởng và phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, ở giai đoạn phát triển đầu tiên của mình khi mà nhà nước chưa ra đời, các cư dân Đông Nam Á chưa có hệ thống tôn giáo hoàn chỉnh. Những người đã dùng thuyết ”vạn vật hữu linh” để chỉ tất cả những hình thức tín ngưỡng, thờ tự ở Đông Nam Á trước khi Phật giáo, Hồi giáo và Kitô giáo truyền bá tới khu 31
  32. vực này. Trong số các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy thì bái vật giáo là hình thức xuất hiện sớm hơn cả. Những ý niệm bái vật giáo xưa nhất là những ý niệm về sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên. Trong số các thần cư ngụ trong đá, trên núi mà cư dân Đông Nam Á thờ phụng thì thần đất - vị thần bảo hộ, phù trợ cho nông nghiệp - bao giờ cũng là vị thần tối cao. Do cuộc sống gắn liền với yêu cầu phát triển nông nghiệp trồng lúa nên bên cạnh việc sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực với nghi thức cầu mong được mùa, cầu cho các giống loài sinh sôi nảy nở cũng rất phát triển ở Đông Nam Á vào buổi đầu lịch sử. Trên mặt trống đồng, xen kẽ giữa các tia mặt trời là các hình tượng sinh thực khí nam nữ cách điệu hóa những hình cóc trên mặt trống làm rõ ý nghĩa cầu mưa của những ”trống sấm” thời Đông Sơn. Cụ thể hơn nữa, trên nóc thạp đồng Đào Thịnh có 4 cặp nam nữ giao phối vừa rất tự nhiên, vừa có ý nghĩa của nghi lễ phồn thực. Việc thờ các hình sinh thực khí của người Chăm, người Thái, người Mường và nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á rất gần với tục thờ linga của Siva giáo. Song ở người Chăm, hình tượng linga lại hết sức độc đáo: một dãy 7 linga trên cùng một bệ, 1 linga ngất ngưởng trên yoni làm bệ cao tới 2 m, linga mặt người, linga có vỏ bọc Những hội ”múa dưới trăng” của người Hmông, người Dao, những tục đánh trống thi cho đến thủng trống của người Việt, người Mường, người Thái, người Choang , những lễ cúng tế của nhiều dân tộc khác đến những trò chơi phổ biến ở Đông Nam Á đều phần nào phản ánh nghi thức phồn thực của một xã hội nông nghiệp. Từ những thế kỉ đầu công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ (Phật giáo và Ấn Độ giáo) và từ Trung Quốc (Nho giáo, Đạo giáo) bắt đầu du nhập và phát huy ảnh hưởng tới đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á. Các tôn giáo Ấn Độ cũng có vai trò rất to lớn đối với người Chăm. Qua bia kí, nghệ thuật điêu khắc, ta thấy cả hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là Phật giáo và Ấn Độ giáo đều đã có mặt ở Chămpa. Nhưng tôn giáo được thịnh hành nhất là Siva giáo. Người Chăm thờ thần Siva chủ yếu dưới dạng Siva - linga - biểu tượng cho sức mạnh sinh thành của vũ trụ, cho uy lực của vương quyền. Như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, ban đầu người Khơme cũng tiếp nhận cả hai tôn giáo của Ấn Độ. Nhưng rồi họ kết hợp nhiều yếu tố khác nhau lại thành hình tượng tôn giáo mới là Hari Hara - PTITmột hình tượng kết hợp cả Siva và Visnu. Từ đó, linh tượng linga tượng trưng cho vương quyền và cũng từ đó mỗi vị vua thời Ăngco đều phải có trách nhiệm xây dựng cho mình một đền núi để đặt linga của vương triều. Vì thế ở đây đã mọc lên những đền - núi kì vĩ tượng trưng cho vinh quang chói ngời của thời đại Ăngco. 32
  33. Khu đền Ăng co - Campuchia Phật giáo vào Campuchia ngay từ buổi đầu cùng với Ân Độ giáo. Trong suốt thời kì Ăngco, Phật giáo tồn tại song song với tôn giáo thần - vua. Bắt đầu từ thời Jayavarman VII (1181 - 1219) đạo Phật mới hoàn toàn thay thế Ân Độ giáo và trở thành quốc giáo của người Khơme. Từ đó Phật giáo Tiểu thừa trở thành tôn giáo của cả tầng lớp quý tộc lẫn dân chúng. Đức Phật trở thành vị thần tối cao đối với mọi người, thay thế cho vua - thần. Ngôi chùa Phật bằng gỗ ấm cúng trở nên gẫn gũi với dân chúng hơn là những đền núi bằng đá uy nghi lạnh lùng thời Ăngco. Phật giáo cũng đã có mặt ở Mianma, Thái Lan, Malaixia từ rất sớm. Theo nguồn dữ liệu cổ của Xri Lanca - cuốn Maha Vamsa và bút tích số 13 của vua Asôka thì sau khi định đô ở Pataliputra, Asôka đã phái 9 đoàn truyền giáo ra nước ngoài, trong đó có một đoàn gồm 3 cao tăng đã tới vùng đất vàng (Suvacnabumi) ở phía Đông. Vào những thế kỉ đầu công nguyên, hai thành phố Thatơn và Prôme đã là những trung tâm Phật giáo nổi tiếng. Tại đây người ta đã tìm thấy những kiến trúc Xtupa bằng đá, tượng Phật A di đà và Quan thế âm Bồ Tát, cả một ”cuốn sách” gồm 20 tờ ”giấy” bằng vàng khắc các đoạn kinh Phật thuộc phái Tiểu thừa và hàng trăm bảng tạ lễ bằng đất nung có khắc những đoạn kinh Xanxcrit thuộc phái Đại thừa. Có lẽ Phật giáo đã phát triển ở đây cho đến thế kỉ IX thì bị suy yếu dần để rồi đến đầu PTITthế kỉ XI, bắt đầu từ thời Pagan, lại hưng thịnh và trở thành quốc giáo của Mianma. Thời kì Pagan là thời kì xây dựng các công trình tôn giáo vĩ đại có một không hai trong lịch sử Mianma. Chỉ riêng ở Pagan đã có tới 13.000 công trình lớn nhỏ và trải qua nhiều lần thiên tai, địch họa đến nay vẫn còn gần 5000 chùa tháp. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường gọi Mianma là đất nước Chùa Vàng. 33
  34. Chùa Phật vàng Thái Lan Trong suốt nhiều thế kỉ, Phật giáo cò vai trò to lớn trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á. Vì thế các tổ chức sư tăng cũng như nhà nước rất chú ý tới việc phổ biến tư tưởng Phật giáo trong dân chúng, đặc biệt là qua hệ thống giáo dục. Ngôi chùa không chỉ là trung tâm văn hóa mà còn là hình tượng cho ”chân, thiện, mĩ” đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hóa, tri thức cho dân chúng. Vào những thế kỉ VIII - XII, khi mà Hồi giáo bắt đầu bành trướng mạnh mẽ thì ở Đông Nam Á dường như không còn mảnh đất trống nào để nó bắt rễ và phát triển. Thế nhưng từ thế kỉ XIII Đông Nam Á đã có bước chuyển mình. Với sự giầu có về khoáng sản và hương liệu, Đông Nam Á đã thu hút được sự chú ý của châu Âu. Mặt khác giới cầm quyền ở các nước Đông Nam Á từ lâu thèm khát sự giàu có của châu Âu đã sẵn sàng mở cửa cho các thương nhân đến buôn bán và truyền giáo. Các thương cảng và các trung tâm buôn bán đã được mở mang và phát triển dọc theo các bờ biển Đông Nam Á. Đó là một môi trường hết sức thuận lợi cho những thương nhân Hồi giáo đến đây buôn bán và truyền đạo. Theo các tài liệu TrungPTIT Hoa, năm 1281 Malaixia đã cử hai sứ thần theo đạo Hồi tên là Xulâyman và Chamxudin sang triều cống nhà Nguyên. Cũng vào thời gian này Hồi giáo đã được truyền bá ở Xumatơra. Bia kí năm 1296 có nói về một Hồi vương (Xuntan) ở Xamuđra (bắc Xumatơra) chứng tỏ Xamuđra đã quy theo Hồi giáo và các thương nhân Hồi giáo đã làm chủ hải cảng này. Đến cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV hàng loạt các tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á mà tiêu biểu là Malắcca. Việc cải giáo sang đạo Hồi của Xamuđra, Malăcca, Bắc Giava và các vùng khác ở quần đảo Mã Lai đà góp phần thúc đẩy việc buôn bán quốc tế với phương Tây và sự lớn mạnh của các Hồi quốc ở khu vực này. Dần dần Hồi giáo đã được truyền bá vào Inđônêxia, Malaxia, Xingapo, Philippin, Brunây, Thái Lan, Campuchia, Nam Việt Nam và Mianma. Ngày nay ở Đông Nam Á, đạo Hồi có khoảng trên 165 triệu tín đồ và con số đó đang không ngừng tăng lên. Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, Đạo Kitô cũng theo họ và dần dần thâm nhập vào khu vực này. Nhiều người cho rằng đây là cuộc hội nhập văn hóa lần thứ hai của Đông Nam Á. Nó diễn ra tuy ngắn nhưng quyết liệt. 34
  35. Đạo Kitô đã xuất hiện ở Việt Nam ngay từ thế kỉ XVI. Những nhà truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam là nhưng giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, sau đó là người Pháp. Để giúp cho việc truyền đạo, các giáo sĩ đã truyền bá chữ Quốc ngữ để giảng và ghi chép kinh thánh. Quá trình truyền bá đạo Kitô vào Campuchia cũng gần giống như ở Việt Nam: từ thế kỉ XVI chủ yếu do người Bồ Đào Nha và từ giữa thế kỉ XIX do người Pháp. Kitô giáo vào Lào khá muộn từ thế kỉ XIX do những giáo sĩ người Pháp và sau đó là người Mỹ đem tới. Như vậy có thể thấy bức tranh tôn giáo ở Đông Nam Á quả là đa dạng, phức tạp. Ở đây không chỉ có một tôn giáo duy nhất mà đã từng tồn tại nhiều tôn giáo; Ân Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và đạo Tin lành. Đó là chưa kể Khổng giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc truyền bá vào. Mỗi tôn giáo có một vai trò nhất định trong giai đoạn lịch sử của khu vực, song không tôn giáo nào đã đến đây mà lại ra đi không để lại dấu ấn của mình. Trên thực tế, khi ảnh hưởng về chính trị, kinh tế của một tôn giáo không còn nữa thì ảnh hưởng về văn hóa xã hội của nó vẫn còn sâu đậm và dai dẳng. Khác với văn hóa chữ viết của người Hán và Ấn Độ, văn hóa cư dân nông nghiệp Đông Nam Á tắm mình trong nền văn hóa dân gian. Tín ngưỡng, lễ hội gắn liền với chu kì nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên. Nhìn một cách khái quát thì lẽ hội truyền thống của các nước Đông Nam Á đều tương đối giống nhau về nguồn gốc phát sinh và phát triển, về hình thức và nội dung cũng như về mặt cấu trúc của lẽ hội: lẽ hội của các nước Đông Nam Á đều gồm có 2 phần - phần lẽ và phần hội - đan xen hòa quyện với nhau rất khăng khít. Phần lẽ bao gồm các nghi lẽ của tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo cùng với các đồ vật được sử dụng làm đồ cúng lẽ mang tính thiêng liêng, được chuẩn bị rất nghiêm ngặt và chu đáo. Thông qua các nghi lẽ này con người giao cảm với thế giới siêu nhiên. Phần hội bao gồm các trò vui, trò diẽn và các diẽn sướng dân gian. Đó là các trò vui chơi giải trí, các đám rước, dân nhạc, dân ca, dân vũ Mức độ ”lễ”, ”hội” của từng lễ hội cụ thể không giống nhau. Lễ hội còn gắn liền và hòa quyện với phong tục tập quán riêng của mỗi dân tộc. Có thể nói sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa - lễ hội truyền thống Đông Nam Á là một thực tế lịch sử. Nó được thể hiện qua các lễ hội phổ biến ở tất cả các dân tộc Đông Nam Á như Tết cổ truyền (người Việt - khoảng tháng hai; người Lào, Campuchia, Thái Lan đều vào trung tuần PTITtháng tư dương lịch). Để chuẩn bị cho việc đón năm mới, các cư dân Đông Nam Á đều có tục lau rửa và dọn dẹp nhà cửa với ý nghĩa tống tiễn năm cũ và đón năm mới; người ta cũng giã gạo, xay bột để làm các thứ bánh, nấu các món ăn dân tộc. Tết năm mới của người Lào còn được gọi là Bunpincay hay hội té nước, mà thực chất là lễ hội đón mừng mùa mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa để sản xuất nông nghiệp. Ở Campuchia, Thái Lan hay Mianma lễ hội năm mới cũng có ý nghĩa tương tự như vậy. Ở Campuchia các lễ hội về đề tài nông nghiệp được tổ chức hầu như quanh năm, tháng nào cũng có: hội thả diều (lễ cầu nắng) vào tháng giêng, lễ đóng oản, lễ dâng lửa, hội ném cầu lửa vào tháng hai hoặc ba. Tết năm mới vào giữa tháng tư, lễ cúng thổ thần và cầu mưa vào tháng bảy hoặc tám, lễ hội du ngoạn trên nước vào tháng chín, lễ cúng âm hồn và hội nước vào tháng mười một, mười hai. Lễ hội đua thuyền cũng là một dạng lễ hội nông nghiệp tương đối phổ biến ở Đông Nam Á. Các lễ hội có liên quan tới tục thờ lúa gạo - (lễ cúng cơm mới), thờ sinh thực khí cũng tồn tại ở nhiều dân tộc Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma lễ hội truyền thống còn chịu ảnh 35
  36. hưởng sâu sắc của phật giáo mà thực chất đều là những cuộc hành hương đi tìm về dấu tích Phật tổ. Tuy là lễ hội chùa, song không chỉ dành riêng cho các tín đồ phật tử mà còn thu hút nhiều người ngoại đạo và du khách tham gia trở thành ngày lễ hội vui vẻ cho cả cộng đồng dân tộc. Qua các văn bia, người ta biết rằng chữ Phạn của Ấn Độ đã được du nhập vào Đông Nam Á từ rất sớm. Bia Võ Cạnh có niên đại thế kỉ III - IV là bia chữ Phạn cổ nhất ở Đông Nam Á và cũng là bằng chứng đầu tiên về sự du nhập chữ Phạn vào Chămpa. Từ đó cho đến khi vương quốc Chămpa chấm dứt sự tồn tại của mình, chữ Phạn luôn luôn là chữ viết được dùng trong triều đình Chămpa. Song cũng như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, người Chăm đã sớm tiếp thu văn tự cổ Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của chính mình. Chữ viết Khơme bắt nguồn từ chữ ở miền Nam Ấn Độ và theo truyền thuyết xuất hiện vào khoảng thế kỉ II, nhưng tấm bia đầu tiên của người Khơme bằng chừ Khơme cổ mà hiện nay ta biết được là bia Ăngco Bôrây (Takeo) có niên đại năm 611. Bia viết bằng chữ Mã Lai cổ sớm nhất là tấm bia tìm thấy ở Xumatơra có niên đại năm 683. Theo những dấu tích đã biết, có thể là chữ Thái cổ đã hình thành khoảng đầu thế kỉ XIII ở vùng dân cư Thái quần tụ ở phía Bắc Đông Dương - phía Tây Nam Trung Quốc. Qua chữ Shan ở Bắc Mianma, người ta thấy văn tự Thái cổ có mang nhiều yếu tố của chữ Pêgu cổ. Còn chính chữ Pêgu cổ từ khi xuất hiện vào đầu công nguyên lại chịu ảnh hưởng của chữ cổ Ấn Độ. Chữ Thái - Xiêm, chữ viết của những cư dân nói tiếng Thái ở khu vực Chao Phaya đã ra đời vào khoảng thế kỉ XIII trên cơ sở đó. Trên nền tảng của chữ Xiêm cổ, chữ Lào có lẽ được hình thành muộn một chút. Hiện nay chưa biết rõ chữ Lào xuất hiện vào lúc nào, chỉ biết rằng lời huấn thị của Pha Ngừm năm 1353 đã là một văn bản có niên đại chính xác. Còn những bia khắc bằng chữ Lào sớm nhất mà hiện nay người ta biết được lại có niên đại tương đối muộn-đó là các bia Vat That (Luôngphabang) năm 1548, bia Đonsai năm 1560 và Thạt Luông (Viêng Chăn) năm 1566. Như thế việc sáng tạo ra chữ viết và quá trình cải tiến nó của các cư dân Đông Nam Á không phải là một sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình công phu và sáng tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khu vực. Sự tiếp xúc với nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa đã tăng thêm nguồn cảm hứng sáng tạo cho cư dân Đông Nam Á.PTIT Song, trong khi các vua chúa dồn hứng thú vào những công việc kiến trúc - đôi khi quá lớn so với tầm vóc của mình - thì người dân ở đây lại chuyển những tác phẩm văn hóa cổ đại đồ sộ từ ngoài đến thành những sáng tạo dân gian hợp với thủy thổ của xứ sở mình. Văn học Đông Nam Á chủ yếu tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ. Những ảnh hưởng đó đã làm cho nền văn học khu vực này mang nặng tính chất cung đình, đô thị, đồng thời cũng làm xuất hiện ở đây một dòng văn học chính thống, dòng văn học viết. Song, hàng chục thế kỉ trước khi nền văn học viết ra đời, ở đây đã tồn tại một dòng văn học dân gian bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh kiên cường của các dân tộc Đông Nam Á. Nền văn học dân gian có một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của các cư dân Đông Nam Á. Các loại hình văn học dân gian thường xuất hiện trong các ngày hội lớn, nhỏ trong những đêm vui chơi hò hẹn của trai gái, trong lao động sản xuất và chiến đấu với thiên nhiên, với kẻ thù. Vì thế nó cũng găn bó chặt chẽ với các phong tục tập quán của cư dân; nó phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm 36
  37. giữa con người với con người sống chung trong một cộng đồng, ca ngợi những đức tính quý báu của con người lao động, phản ánh những sự kiện lịch sử và những nhân vật lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng và đất nước. Kho tàng văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á hết sức phong phú về thể loại. Đó là những truyện thần thoại (như Punha - Nhu - Nhơ của người Lào, Đẻ đất, đẻ nước của người Thái, công cuộc tạo dựng đất nước của người Mông, Prea Thoong của người Khơme ), truyện truyền thuyết, truyện cổ tích. Nội dung của những truyện này thường gắn liền với quá trình tạo dựng thế giới và vũ trụ, với quá trình hình thành các bản, làng và các vương quốc cổ. Các truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện trạng không chỉ có tác dụng giải trí lành mạnh, mà còn có ý nghĩa răn đời, đấu tranh chống những thói hư, tật xấu, chế nhạo bọn vua quan và cả tầng lớp sư sãi. Thơ ca dân gian bao gồm những bài ca dao, tục ngữ, những bài hát dân ca phản ánh những tình cảm của con người với thiên nhiên, với cuộc sống và với cả cộng đồng. Dòng văn học viết xuất hiện muộn hơn, nhưng phát triển nhanh và dần dần trở thành nền văn học của toàn dân tộc. Dòng văn học viết được hình thành trên cơ sở của dòng văn học dân gian và văn học nước ngoài. Trong quá trình phát triển, nền văn học viết có xu hướng dần dần trở về với dân tộc. Bên cạnh những đề tài, những ”điển tích văn học” khai thác từ nước ngoài, những tác phẩm văn học khai thác đề tài trong nước xuất hiện ngày càng nhiều. Quang cảnh quê hương, đất nước, làng bản, hình ảnh những con người gần gũi, thân thiết, những vấn đề day dứt của cuộc sống thực được mô tả trực tiếp dần dần thay thế cho những xứ sở xa xôi tưởng tượng, những nhân vật huyền thoại trong các sử thi. Dòng văn học bằng tiếng dân tộc cũng phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh văn đàn, thay thế cho dòng văn học bằng tiếng vay mượn. Khi ý thức dân tộc trỗi dậy, văn học viết có xu hướng tìm về với văn học dân gian. Những huyền thoại, truyền thuyết trước kia đã được văn học viết tái tạo lại, có những truyện đã được nâng lên, trở thành biểu tượng chung cho cả dân tộc. Văn học dân gian đã có tác dụng làm nền tảng cho văn học viết hình thành và ngược lại văn học viết đã tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển. Ngay từ thời đại kim khí, ở Đông Nam Á đã có một phong cách nghệ thuật riêng mà nhiều người gọi là phong cách Đông Sơn. Điều đó thể hiện qua những hoa văn trang trí trên gốm, trên các hiện vật bPTITằng đồng tìm thấy ở Thượng Lào, ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan. Đặc biệt hoa văn hình chữ S với nhiều kiểu khác nhau rất tiêu biểu trên trống đồng Đông Sơn đã trở thành mô típ trang trí phổ biến của đồ đồng và đồ gốm Đông Nam Á. Phong cách của nghệ thuật Đông Sơn rất gần với tự nhiên, hình học hóa tự nhiên một cách chính xác và cô đúc. Phong cách này đã phát triển ổn định trong nhiều thế kỉ và đến nay vẫn còn để lại dấu ấn trong nghệ thuật của nhiều dân tộc Đông Nam Á. Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo. Chiếc nhà sàn với quy mô khác nhau là một biểu tượng văn hóa thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ở các địa hình khác nhau. Cư dân Đông Nam Á cổ, đàn ông thường đóng khố, cởi trần, đàn bà mặc váy quấn, áo chui đầu, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, xăm mặt. Loại áo chui đầu được phân bố chủ yếu ở Mianma, Thái Lan, ở người Chin và người Chăm vùng Nam Đông Dương. Phụ nữ Đông Nam Á ngoài áo ra còn có yếm, chiếc khố hình chữ T của cư dân cổ Đông Nam Á được các nhà nghiên cứu cho rằng nó không những là hình thức cổ xưa nhất mà còn là hình thức trang phục duy nhất. 37
  38. Cư dân Đông Nam Á rất thích ca nhạc và múa tập thể. Ở bất cứ đâu, ở bất cứ một bộ tộc nào dù nhỏ bé đến đâu, người ta cũng thấy hàng chục làn điệu dân ca độc đáo: lăm, khắp, tỏm, tơi, ăn - nang - xứ của các bộ tộc người Lào, hát xoan, hát ghẹo, hát chèo, quan họ của người Việt, đối ca của người Khơme, hát bọ mạng, bỉ và túm của người Mường, hát lượn của người Tày Nhưng phổ biến nhất ở Đông Nam Á là hát đối nam - nữ. Tuy là hát đối nam - nữ nhưng chủ yếu là mang tính chất thử tài ứng đối của nhau. Vào cuộc, người hát tự đặt ra những tình huống về tình yêu, về cuộc sống, về sản xuất hay tôn giáo. Vì thế cả nội dung và hình thức rất phong phú. Từ những cuộc hát đối, nhiều bài ca đẹp đã ra đời và làm giầu cho kho tàng văn nghệ dân gian của các dân tộc. Hát - múa là hình thức phổ biến và rất được ưa thích của cư dân Đông Nam Á. Những điệu múa cộng đồng ở đây khá đơn giản: theo một điệu nhạc hay thậm chí theo nhịp gõ của bất cứ một vật gì, người ta cũng có thể nhảy múa với những bước chân và những động tác tay nhẹ nhàng. Có lẽ vì thế mà loại nhạc cụ truyền thống và quan trọng nhất của cư dân Đông Nam Á là trống: từ trống đồng Đông Sơn, đến trống Bô ba-ha-mưng, ki - năng của người Chàm, trống sam - phô của người Khơme, ta - phôn của người Lào, trống cơm của người Việt Bên cạnh trống còn có cồng, chiêng, nhị, sáo, khèn là những nhạc cụ phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Nói tới nghệ thuật Đông Nam Á không thể không nói tới kiến trúc và điêu khắc. Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác, kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo. Theo H. Pácmăngtiơ, kiểu kiến trúc Hinđu có thể chia làm hai loại: - Các đền thờ Hinđu ở Nam Ấn Độ được xây dựng từ đá nguyên khối, là những tháp có bình đồ (cấu trúc) là hình vuông hay chữ nhật. - Các đền thờ Hinđu ở Bắc Ấn Độ đã chịu phần nào ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo nên các đền thờ ở đây ngoài tháp chính còn có một số tháp phụ và các tháp đều có hình múi khế. Cả 2 kiểu kiến trúc trên đều có mặt ở Đông Nam Á. Song phổ biến hơn cả là kiểu kiến trúc tháp có bình đồ là hình vuông hay chữ nhật. Điển hình của kiểu kiến trúc Hinđu ở Đông Nam Á là tháp Chàm ở Việt Nam và Ăngco Vát ở Campuchia. Kiến trúc Phật giáo cũngPTIT có thể được chia làm 2 loại: - Chùa là nơi thờ tự, thờ hình tượng của Phật. Ở Ấn Độ những chùa có niên đại sớm đều là chùa hang (nổi tiếng nhất là những chùa hang ở Ajanta và Nasik). - Kiểu kiến trúc tháp - Xtuppa - là nơi thờ thánh tích của Phật. Đặc trưng của kiểu kiến trúc này là trên đỉnh tháp có hình vòm kiểu chiếc bát úp, trên xây phủ một lớp gạch và trên cùng là một tháp nhọn, tượng trưng cho chiếc bát và gậy khất thực của Phật. Ở Đông Nam Á phổ biến là kiểu kiến trúc tháp Xtuppa điển hình là tổng thể kiến trúc Bôrôbuđua ở Inđônêxia và Thạt Luông ở Lào. Kiểu kiến trúc chùa hang đào trong núi chưa gặp ở Đông Nam Á nhưng thờ Phật trong hang lại khá phổ biến. Kiểu kiến trúc Hồi giáo vào Đông Nam Á muộn hơn và phổ biến ở những vùng mà Hồi giáo chiếm ưu thế. Tuy nhiên, như trên đã nói, nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á chịu 38