Giáo trình Bệnh học ngoại khoa

pdf 142 trang Miên Thùy 01/04/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bệnh học ngoại khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_hoc_ngoai_khoa.pdf

Nội dung text: Giáo trình Bệnh học ngoại khoa

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG TRUNG HỌC Y TẾ LÀO CAI BÀI GIẢNG BỆNH HỌC NGOẠI KHOA GIÁO TRÌNH DÀNH CHO Y SỸ (LƯU HÀNH NỘI BỘ) 1
  2. Học phần 17: BỆNH NGOẠI KHOA Tổng số tiết học lý thuyết: 60 Số đơn vị học trình: 4 Thời điểm thực hiện học phần: Học kỳ II - Năm thứ nhất I. MỤC TIÊU 1. Trình bày đầy đủ nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và những nguyên tắc xử trí ban đầu cơ bản của các bệnh Ngoại khoa thường gặp tại cơ sở. 2. Xử trí được các bệnh ngoại khoa thông thường tại tuyến xã, phát hiện sớm và kịp thời gửi lên tuyến trên những trường hợp vượt quá khả năng. 3. Hướng dẫn được người bệnh tự tập luyện phục hồi chức năng vận động và lao động sau khi mắc bệnh ngoại khoa có di chứng ở mức độ nhẹ. 4. Rèn luyện được tác phong khẩn trương, tận tình, vô khuẩn trong chăm sóc người bệnh. II. NỘI DUNG: Xem phần mục lục III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Giảng dạy Giảng dạy lý thuyết tại trường bằng phương pháp giảng dạy tích cực với đồ dùng dạy học là tranh ảnh, mô hình.... 2. Đánh giá - Kiểm tra thường xuyên: - Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra hệ số 2 - Thi kết thúc học phần: Bài thi viết sử dụng câu hỏi truyền thống có cải tiến kết hợp câu hỏi trắc nghiệm. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ DẠY VÀ HỌC - Bệnh học ngoại, Nhà xuất bản Y học - Bệnh học và chăm sóc ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học - Điều dưỡng ngoại khoa - Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh - Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện - Giáo trình học phần bệnh ngoại khoa của Trường. 2
  3. Biên tập: Ths Nguyễn Phú Duy Hội đồng thẩm định: Chủ tịch: Thư ký: Ủy viên: 1. 2. 3. 4. 5. 3
  4. MỤC LỤC Chương cấp cứu bụng ĐẠI CƯƠNG CẤP CỨU NGOẠI KHOA VÙNG BỤNG............................................6 VIÊM RUỘT THỪA CẤP..........................................................................................10 VIÊM PHÚC MẠC.....................................................................................................14 THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG................................................................17 LỒNG RUỘT CẤP TÍNH Ở TRẺ CÒN BÚ...............................................................22 TẮC RUỘT.................................................................................................................25 THOÁT VỊ BẸN.........................................................................................................29 Chương cấp cứu chấn thương VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM....................................................................................33 CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG SỌ NÃO.......................................................36 CHẤN THƯƠNG THẬN............................................................................................44 CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO....................................................................................46 VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU....................................................................................49 CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG BỤNG...........................................................51 CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG NGỰC..........................................................54 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỎNG.........................................................................58 Chấn thương xương khớp GÃY XƯƠNG HỞ......................................................................................................68 TRẬT KHỚP...............................................................................................................72 GÃY CỔ VÀ THÂN XƯƠNG ĐÙI............................................................................81 GÃY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN.............................................................................87 GÃY HAI XƯƠNG CẲNG TAY................................................................................90 GÃY POUTEAU - COLLES.......................................................................................93 GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY............................................................96 GÃY CỘT SỐNG......................................................................................................100 Chương tiêu hóa HẸP MÔN VỊ............................................................................................................107 4
  5. TẮC ỐNG MẬT CHỦ DO SỎI................................................................................108 ABCÈS GAN.............................................................................................................110 TRĨ.............................................................................................................................112 ÁP XE QUANH HẬU MÔN, RÒ HẬU MÔN..........................................................114 UNG THƯ GAN........................................................................................................115 UNG THƯ DẠ DÀY.................................................................................................116 VIÊM TỤY CẤP.......................................................................................................117 Chương nhiễm khuẩn ngoại khoa VIÊM CƠ..................................................................................................................120 HOẠI THƯ SINH HƠI..............................................................................................121 VIÊM TẤY BÀN TAY.............................................................................................122 VIÊM XƯƠNG.........................................................................................................123 Chương tiết niệu SỎI THẬN.................................................................................................................125 SỎI BÀNG QUANG.................................................................................................126 HẸP BAO QUY ĐẦU...............................................................................................127 U PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TIỀN LIỆT TUYẾN.........................................................128 Phần đọc thêm BỆNH ÁN HẬU PHẪU............................................................................................130 BỆNH ÁN TIỀN PHẪU............................................................................................132 ĐẠI CƯƠNG NHIỄM KHUẨN NGOẠI KHOA......................................................134 ABCÈS......................................................................................................................136 ĐINH NHỌT VÀ NHỌT TỔ ONG...........................................................................137 CHÍN MÉ..................................................................................................................139 TRÀN DỊCH MÀNG TINH HOÀN..........................................................................141 5
  6. ĐẠI CƯƠNG CẤP CỨU NGOẠI KHOA VÙNG BỤNG Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài học này học sinh phải: 1.Mô tả định khu vùng bụng 2.Kể được một số triệu chứng thường gặp trong bụng ngoại khoa 3.Kể được một số bệnh ngoại khoa thường gặp 4. Nêu cách xử trícấp cứu ban đầu tại cơ sở Nội dung 1. Đại cương - Cấp cứu bụng chiếm tỉ lệ cao trong cấp cứu ngoại khoa. - Nguyên nhân do trạng thái bệnh lý các tạng trong ổ bụng hoặc do chấn thương. - Cần khám kỹ, hệ thống, khẩn trương để có thái độ xử trí kịp thời, nhằm giảm tỉ lệ chết và biến chứng. 2. Các vùng của ổ bụng xương đòn Đường giữa đòn Phải Trái Hạ sườn phải Vùng Hạ sườn trái thượng vị Mạng sườn phải Vùng rốn Mạng sườn trái Hố chậu phải Hố chậu trái Vùng hạ vị Dùng 4 đường kẻ: - Ngang trên đi qua 2 điểm thấp nhất của 2 xương sườn X - Ngang dưới qua 2 gai chậu trước trên - 2 đường dọc song song với đường trắng giữa, đi qua giữa nếp bẹn. 6
  7. Các đường trên chia ổ bụng thành 9 vùng với các tạng tương ứng như sau: 1. Vùng hạ sườn phải: gan, góc gan, túi mật. 2. Vùng thượng vị: dạ dày, gan trái, đường mật. 3. Vùng hạ sườn trái: lách, góc lách. 4. Vùng mạng sườn phải: đại tràng lên, thận phải, niệu quản phải. 5. Vùng rốn: mạc nối lớn, ruột non, tá tràng, tuỵ, 6. Vùng mạng sườn trái: đại tràng xuống, thận trái, niệu quản trái. 7. Vùng hố chậu phải: Manh tràng, ruột thừa, phần phụ phải. 8. Vùng hạ vị: Bàng quang, tử cung. 9. Vùng hố chậu trái: đại tràng Sigma, phần phụ trái 3. TRiệu chứng 3.1. Cơ năng ( hỏi bệnh) - Đau ở đâu, từ khi nào - Chấn thương khi nào, ở tư thế nào - Tính chất đau: âm ỉ, liên tục hay từng cơn, có lan không, hướng lan, có liên quan đến ăn uống không? - Triệu chứng kèm theo: sốt, miệng đắng. - Có nôn không: số lần, số lượng, tính chất chất nôn. - Có bí trung đại tiện, ỉa lỏng hay táo? 3.2. Thực thể a. Nhìn - Bụng có di động theo nhịp thở không? - Bụng lép kẹp, lõm lòng thuyền trong hẹp môn vị. - Bụng vồng lên một vùng hoặc toàn bụng, có thể do u gan, đám quánh, túi mật to, viêm phúc mạc, cổ chướng... - Có sẹo mổ cũ không: vị trí, tính chất. b. Sờ nắn 7
  8. - Nguyên tắc: Sờ nắn nhẹ nhàng từ nông đến sâu, từ chỗ không đau đến chỗ đau, mùa lạnh phải xoa tay cho ấm trước khi sờ nắn. - Bình thường thành bụng mềm mại, khi bất thường có thể thấy: + Co cứng thành bụng: Bụng không di động, có thể thấy các múi cơ nổi rõ, có thể co cứng khắp bụng hoặc một vùng. + Phản ứng thành bụng: Khi ấn tay nhẹ nhàng thấy cơ thành bụng co lại, chống lại tay thầy thuốc, đồng thời bệnh nhân thấy đau tăng lên. Có thể thấy phản ứng khắp bụng hoặc một vùng. + Cảm ứng phúc mạc: Khi ấn tay sâu thì người bệnh không thấy đau nhưng khi nhấc tay ra đột ngột thì đau tăng lên. + Có thể sờ thấy khối u: gan to, thận to, lách to, khối u dạ dày, khối lồng, búi giun... Khi sờ thấy khối u phải nhận định được vị trí, kích thước, mật độ, bề mặt, sự di động, tính chất đau... của khối u. - Kích thích thành bụng để tìm sóng nhu động dạ dày hoặc ruột. - Tìm dấu hiệu “sóng vỗ” khi trong ổ bụng có dịch. - Khám các điểm đau ngoại khoa. c. Gõ - Bình thường gõ vang trên các tạng rỗng, đục trên các tạng đặc. - Khi thủng tạng rỗng: gõ thấy mất vùng đục trước gan. - Khi trong ổ bụng có dịch: gõ thấy đục 2 hố chậu. d. Thăm tRực tRàng - Phát hiện khối u trực tràng, khối lồng, tuyến tiền liệt to, dấu hiệu máu theo tay trong lồng ruột cấp. - Phát hiện túi cùng Douglas căng đau trong viêm phúc mạc, chảy máu trong. 3.4. Toàn thân - Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc; dấu hiệu sốc 3.5. Cận lâm sàng 8
  9. - X quang: tìm liềm hơi dưới cơ hoành, mức nước mức hơi. - Công thức máu, US máu, Urê máu... 4. Xử tRí 4.1. Không làm: - Giảm đau, tiêm vào vùng đau - Cho ăn uống. - Tẩy, thụt tháo. 4.2. Nên làm: - Trợ sức, trợ tim, - Sơ cứu vết thương(nếu có) đúng nguyên tắc. - Giải thích cho bệnh nhân và thân nhân, - Chuyển bệnh nhân lên tuyến phẫu thuật càng sớm càng tốt 9
  10. VIÊM RUỘT THỪA CẤP Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài học này học sinh phải: 1. Trình bày được các triệu chứng của viêm ruột thừa. 2. Nêu được các biến chứng nguy hiểm của viêm ruột thừa cấp. 3. Nêu cách xử trí ban đầu viêm ruột thừa cấp tại y tế cơ sở Nội dung 1. Đại cương - Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Đứng hàng đầu trong các trường hợp cấp cứu về ổ bụng. Viêm ruột thừa điển hình dễ chẩn đoán và xử trí đơn giản, kết quả điều trị tốt. Thể không điển hình khó chẩn đoán vì triệu chứng lâm sàng đa dạng, thay đổi theo lứa tuổi, tùy theo từng bệnh nhân mà có thể nhầm với nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu không được xử lí kịp thời gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong. Vì vậy khi chẩn đoán xác Hình 1. Vị trí giải phẫu ruột thừa định là viêm ruột thừa hoặc nghi ngờ viêm ruột thừa phải chuyển sớm đến cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật. - Viêm ruột thừa hay gặp ở tuổi vị thành niên và ở người trưởng thành, ít gặp ở trẻ em và càng hiếm hơn ở trẻ sơ sinh nhưng nếu bị viêm ruột thừa ở lứa tuổi này thì rất khó chẩn đoán và thường chẩn đoán muộn khi đã có biến chứng. - Ruột thừa nằm ở đáy manh tràng, nơi tụ lại của ba dải cơ dọc, một số trường hợp có ruột thừa ở vị trí bất thường như: Hố chậu trái, dưới gan, sau manh tràng. 2. Giải phẫu bệnh lý: Tùy theo diễn biến của bệnh mà có thể thấy các thể viêm ruột thừa như sau 2.1. Viêm Ruột thừa thể xuất tiết - Kích thước ruột thừa bình thường hoặc hơi to, đầu tù, dài hơn bình thường, màu sắc bình thường có các mạch máu ngoằn ngoèo. Vi thể thấy ngấm tế bào viêm ở thành ruột thừa nhưng không có áp xe. - Không có dịch phản ứng trong phúc mạc, nếu có thì dịch vô trùng. 2.2. Viêm Ruột thừa mủ 10