Giáo trình Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm

pdf 136 trang Miên Thùy 01/04/2025 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cham_soc_nguoi_benh_truyen_nhiem.pdf

Nội dung text: Giáo trình Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI Trường Cao Đẳng Lào Cai Giáo trình CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRUYỀN NHIỄM DÙNG ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG TRUNG CẤP (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Năm 2019 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Để thống nhất nội dung giảng dạy, đáp ứng nhu cầu tài liệu học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập, trường Trung học Y tế Lào Cai tổ chức biên soạn và biên tập giáo trình, bài giảng các môn học sử dụng đào tạo các đối tượng học sinh trong Nhà trường. Giáo trình chăm sóc người bệnh truyền nhiễm dùng cho học sinh điều dưỡng trung được biên soạn theo hướng đổi mới để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể áp dụng phương pháp dạy - học tích cực. Mỗi bài gồm có: Mục tiêu học tập, nội dung và phần tự lượng giá. Giáo trình gồm 20 bài bao phủ toàn bộ chương trình học phần chăm sóc người bệnh truyền nhiễm. Nội dung của từng bài được viết đảm bảo lượng kiến thức cơ bản cũng như cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn. Do điều kiện về thời gian có hạn cũng như một số yếu tố khách quan, chủ quan nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Trong quá trình sử dụng rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, giáo viên và học sinh để giáo trình ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu dạy - học. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét, đánh giá và góp ý của Hội đồng thẩm định giáo trình đã đồng ý đưa tập giáo trình vào sử dụng chính thức trong Trường. Tác giả 2
  3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRUYỀN NHIỄM I. MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. 2. Trình bày được kế hoạch chăm sóc người bệnh truyền nhiễm. 3. Vận dụng được kiến thức để giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và người nhà của họ về phòng bệnh, chống lây lan, chữa bệnh tích cực. II. NỘI DUNG III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Giảng dạy Thực hiện phương pháp dạy - học tích cực. Thuyết trình kết hợp với hình ảnh slide, video . 2. Đánh giá - Kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra hệ số 1 - Kiểm tra định kỳ: 1 điểm kiểm tra hệ số 2 - Thi kết thúc học phần: Bài thi viết, sử dụng câu hỏi thi truyền thống cải tiến và câu hỏi thi trắc nghiệm. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ DẠY VÀ HỌC - Nguyên nhân truyền nhiễm các trường đại học y. - Điều dưỡng bệnh Truyền nhiễm, thần kinh-tâm thần, Vụ khoa học Đào tạo- Bộ Y tế năm 2005. - Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh - Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện - Giáo trình Học phần Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm của Nhà trường. 3
  4. MỤC LỤC BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM.................................................7 BÀI 2. HỘI CHỨNG NHIỄM TRÙNG VÀ CHOÁNG NHIỄM TRÙNG........14 BÀI 3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THƯƠNG HÀN.......................................18 BÀI 4. CHĂM SÓC NGƯƠI BỆNH TẢ............................................................25 BÀI 5. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN, LỴ AMIP..............32 BÀI 6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAY CHÂN MIỆNG...............................39 BÀI 7: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÚM........................................................47 BÀI 8. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SARS.......................................................53 BÀI 9. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THUỶ ĐẬU.............................................59 BÀI 10. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH QUAI BỊ................................................64 BÀI 11. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỞI.........................................................70 BÀI 12. BỆNH LAO PHỔI VÀ CHĂM SÓC....................................................76 BÀI 13. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ.......................83 BÀI 14: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM GAN VI RUT.............................89 BÀI 15. VIÊM NÃO DO VIRUT.......................................................................96 BÀI 16. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE...........................................................................................................100 BÀI 17. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT RÉT.............................................109 BÀI 18. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UỐN VÁN...........................................117 BÀI 19. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DẠI......................................................124 BÀI 20. NHIỄM HIV/AIDS VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH AIDS.............130 4
  5. BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM Mục tiêu học tập 1. Trình bày được định nghĩa, các thời kỳ diễn biến lâm sàng, các nhóm bệnh truyền nhiễm theo đường lây truyền. 2. Trình bày được các đặc điểm chăm sóc người bệnh truyền nhiễm, yêu cầu tổ chức và lề lối làm việc. Nội dung I. Định nghĩa Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, và nấm. II. Đặc điểm bệnh truyền nhiễm 1. Diễn biến lâm sàng Các yếu tố mầm bệnh- cơ địa – môi trường có ảnh hưởng nhất định đến diễn biến lâm sàng của một bệnh truyền nhiễm. Nhìn chung bệnh đi qua các thời kỳ sau: 1.1. Thời kỳ ủ bệnh - Tính từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Đây là lúc mầm bệnh tăng số lượng để đạt được một ngưỡng nhất định đủ để gây bệnh. - Thời gian ủ bệnh dài ngắn phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh và sức đề kháng của người bệnh. - Thông thường thời gian ủ bệnh khoảng 1- 2 tuần. 1.2. Thời kỳ khởi phát - Được tính từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. Thường là các dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân, ức chế hoặc hưng phấn vỏ não và rối loạn thần kinh thực vật, nhưng chưa có tổn thương đặc hiệu cho từng loại bệnh 1.3. Thời kỳ toàn phát - Là thời kỳ nặng nhất, với đầy đủ các triệu chứng của bệnh. - Nhiều bệnh tiến triển rất cấp tính, khó phân biệt rõ ràng giữa thời kỳ khởi phát và toàn phát 5
  6. - Đây cũng là thời kỳ hay xảy ra các biến chứng mà ta cần theo dõi sát để chăm sóc, xử trí cho thích hợp. 1.4. Thời kỳ lui bệnh Bệnh có thể lui từ từ hay đột ngột, sự phục hồi lâm sàng thường xuất hiện sớm hơn ở mô, có thể xảy ra bội nhiễm hoặc có bộc phát một bệnh tiềm ẩn từ trước do sự suy yếu của cơ thể. 1.5. Thời kỳ lại sức Có thể có các mức độ khác nhau: + Khỏi về lâm sàng, sạch mầm bệnh mà không còn tổn thương về thực thể + Khỏi về lâm sàng, sạch mầm bệnh nhưng còn tổn thương về thực thể + Khỏi về lâm sàng, không còn tổn thương thực thể, nhưng còn mang mầm bệnh. 2. Diễn biến dịch tễ - Bệnh truyền nhiễm thường dễ phát thành dịch với các đặc điểm: + Khả năng lây truyền nhanh và số người mắc bệnh cao + Xảy ra cùng một lúc ở nhiều nơi - Người ta thường phân chia: + Dịch tản phát, xảy ra lẻ tẻ. + Dịch lưu hành địa phương + Dịch lớn (đại dịch). a. Khối cảm thụ Khả năng nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố: - Sức miễn dịch của tập thể và cá nhân - Tuổi, giới, địa phương - Tình trạng sức khỏe - Các điều kiện sinh hoạt, nghề nghiệp, thuận lợi cho việc mắc bệnh - Dịch vụ y tế bảo vệ người trong cộng đồng - Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng b. Nguồn nhiễm - Người bệnh và người lành mang trùng - Côn trùng trung gian 6
  7. - Môi trường và thực phẩm: Nước, thức ăn nhiễm khuẩn, rau sống c. Đường lây Theo đường truyền nhiễm, người ta chia các bệnh truyền nhiễm ra làm 4 nhóm: - Nhóm bệnh truyền theo đường hô hấp: + Nếu mầm bệnh có khả năng lây nhiễm nặng thì số người mắc bệnh thường cao,nhưng giảm nhanh, tập trung ở một vùng tiếp xúc. + Thường xảy ra vào mùa lạnh khi sinh hoạt ngoài trời giảm không khí ứ đọng và khả năng đề kháng của niêm mạc đường hô hấp kém - Nhóm bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hoá: + Thường là những vụ dịch lớn, số người mắc bệnh tăng lên rất nhanh. + Thường có chung một nguồn cung cấp nước hoặc thức ăn, trong một tập thể dân cư nhỏ thường vào mùa nắng, nước thiếu, ruồi phát triển, thức ăn dễ hỏng. + Sau cơn bùng phát, số người mắc bệnh giảm từ từ. - Nhóm bệnh truyền theo đường máu: + Luôn tuỳ thuộc vào côn trùng trung gian truyền bệnh, theo chu kỳ phát triển và địa phương có côn trùng. + Thường có ở những người có cùng điều kiện sống và làm việc như nhau. + Điều kiện thuận lợi cho côn trùng trung gian cũng là điều kiện cho bệnh phát triển. + Chỉ xảy ra từng địa phương. - Bệnh truyền theo đường da – niêm mạc: + Thường do tiếp xúc trực tiếp nên số người mắc bệnh lẻ tẻ + Chỉ có người tiếp xúc mới mắc bệnh do đó khả năng truyền bệnh kém III. Chẩn đoán Việc chẩn đoán thường dựa vào các yếu tố: 1. Dịch tễ - Nơi cư trú và làm việc đang có dịch hoặc có dịch lưu hành - Tiền sử bệnh 7
  8. - Thói quen sinh hoạt của người bệnh và gia đình - Súc vật mà người bệnh thường tiếp xúc 2. Lâm sàng - Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, các triệu chứng đặc trưng. 3. Xét nghiệm 3.1. Không đặc hiệu - Công thức máu, tỉ lệ bạch cầu, ure máu 3.2. Đặc hiệu - Tìm mầm bệnh trong các bệnh phẩm (máu, dịch não tuỷ, nước tiểu ) 4. Điều trị thăm dò - Đáp ứng với thuốc đặc trị cũng là yếu tố quan trọng trong chẩn đoán IV. Đặc điểm chăm sóc bệnh truyền nhiễm 1. Đặc điểm của khoa truyền nhiễm - Khoa truyền nhiễm là nơi phát hiện, cách ly và điều trị người bệnh truyền nhiễm cho đến lúc khỏi bệnh hoàn toàn. - Khoa truyền nhiễm được xem là vùng có nguy cơ lây bệnh cao vì là nơi tập trung nhiều người mắc các bệnh truyền nhiễm. - Khi có dịch, những trường hợp nghi ngờ vẫn phải cho nhập viện, theo dõi, xác định chẩn đoán và sau đó có thể cho xuất viện ngay vì bệnh truyền nhiễm thường là cấp tính cần cấp cứu và khó tiên lượng trước. - Tổ chức biên chế và khối lượng công tác phức tạp hơn các khoa khác, không được tập trung sinh hoạt và không cho người nhà nuôi bệnh nhân trong khu điều trị 2. Yêu cầu về tổ chức và lề lối làm việc 2.1. Về mặt điều trị - Có cơ sở tiếp nhận, cách ly và hồi sức cấp cứu - Có điều kiện chẩn đoán, xét nghiệm vi sinh phối hợp với đội vệ sinh phòng dịch - Kiểm tra người bệnh sạch trùng trước khi xuất viện 2.2. Về mặt tổ chức - Xây dựng theo hệ thống một chiều, phân biệt rõ ràng vùng bị nhiễm và vùng sạch. 8
  9. - Có phương tiện ngăn cách các bệnh truyền nhiễm khác - Khoa truyền nhiễm cần có: + Phòng tiếp đón: Đón người, thay quần áo bệnh viện, làm hồ sơ bệnh án + Phòng khám: Khám chẩn đoán bệnh + Phòng lưu: Còn nghi ngờ chờ kết quả xét nghiệm – chẩn đoán + Một số phòng bệnh + Phòng cấp cứu + Phòng chăm sóc ban đầu: Người lớn, trẻ em + Một số phòng chuyên môn + Phòng làm việc của bác sỹ, điều dưỡng + Có hố tiêu, hố tiểu riêng tại khoa truyền nhiễm dành riêng cho người bệnh theo từng khu vực. Công nhân viên của khoa phải có chỗ thay quần áo, làm việc, hố tiêu, hố tiểu riêng và có phòng tắm, sạch sẽ, thay quần áo trước khi về 2.3. Chế độ công tác tại khoa truyền nhiễm - Phòng bệnh, phòng dịch: + Cách ly người + Ngăn ngừa sự lây chéo trong khoa và bệnh viện + Không cho người bệnh xuất viện “non” nghĩa là còn mang mầm bệnh. + Không được mặc áo choàng ra khỏi bệnh viện + Không mang vật dụng cá nhân vào khoa truyền nhiễm + Mặc áo choàng, mũ, khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh + Công nhân viên, khám sức khoẻ định kỳ và tiêm chủng - Chế độ báo dịch: + Kịp thời báo ngay khi có trường hợp nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm + Thủ tục báo từ khoa truyền nhiễm → Trung tâm y tế dự phòng. + Có sổ báo dịch ghi họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp và địa chỉ người bệnh chính xác - Chế độ khử trùng tẩy uế: + Đồ dùng sử dụng cho người bệnh phải được tiệt trùng bằng hoá chất, ánh sáng mặt trời từ 6 – 12 giờ 9
  10. + Chất bài tiết phải được sử lý trước khi đổ vào cống kín. Phương tiện chuyên chở phải được tẩy uế + Rác, bông băng, mô chết được tập trung vào đốt + Sau khi khám bệnh, nhân viên y tế phải ngâm tay với dung dịch sát trùng, sau đó rửa tay bằng bàn chải xà phòng + Sàn nhà được lau chùi 2lần/ ngày với dung dịch sát trùng + Tường và tủ lau 1 lần/ tuần + Khử trùng phòng bằng tia cực tím hoặc xông hơi với Formol từ 12 - 24 giờ và để trống 12 - 24 giờ mới tiếp nhận người bệnh + Diệt ruồi muỗi, gián, bọ chét, chuột mỗi năm bằng cách phun hoá chất và quét vôi định kỳ 3. Công tác chăm sóc người bệnh khoa truyền nhiễm 3.1. Tổ chức tiếp đón người bệnh và phân loại - Thái độ tiếp đón niềm nở, khẩn trương, đi đôi với tác phong làm việc nhanh chóng - Thực hiện các chỉ định điều trị hướng dẫn kỹ lưỡng cách dùng thuốc, tốt nhất điều dưỡng phải cho người bệnh uống thuốc, các xét nghiệm khẩn làm ngay và lấy kết quả để bác sỹ cho y lệnh tiếp theo Trong lúc chờ đợi phải gần gũi giải thích và theo dõi sát diễn biến bệnh và người nhà an tâm - Phân loại bệnh theo đường lây: + Lây qua đường tiêu hoá + Lây qua đường hô hấp + Lây qua đường máu + Lây qua đường da, niêm mạc - Phân loại bệnh theo thể nặng, nhẹ hay có biến chứng - Phân loại bệnh theo trạng thái nghi ngờ 3.2. Trình bày và hoàn chỉnh hồ sơ - Phòng khám làm hồ sơ - Khoa phải bổ xung đầy đủ và phát hiện đúng bệnh để chuyển đúng chuyên khoa, tránh lây chéo 3.3. Thông báo dịch - Trạm y tế báo cáo lên trung tâm y tế dự phòng huyện - Phòng khám bệnh, khoa truyền nhiễm bệnh viện báo cho trung tâm y học dự phòng cấp tương đương 10