Giáo trình Đồ họa ứng dụng - Cao đẳng kỹ thuật công nghệ

docx 84 trang Gia Huy 3460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đồ họa ứng dụng - Cao đẳng kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_trinh_do_hoa_ung_dung_cao_dang_ky_thuat_cong_nghe.docx

Nội dung text: Giáo trình Đồ họa ứng dụng - Cao đẳng kỹ thuật công nghệ

  1. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Ban hành lần: 3 UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG NGHỀ: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTCN, ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR-VT) BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nghề Công nghệ thông tin trong trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu, chúng tôi đã thực hiện biên soạn tài liệu Đồ họa ứng dụng này. Tài liệu được biên soạn thuộc loại giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập, lưu hành nội bộ trong Nhà trường nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Đồ họa ứng dụng” được biên soạn dựa trên khung chương trình đào tạo Cao đẳng nghề Công nghệ thông tin đã được Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghê Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt. Với mục tiêu cung cấp cho các em các kiến thức và kỹ năng làm việc trên phần mềm Adobe Photoshop - Một phần mềm hỗ trợ thiết kế và xử lý ảnh chuyên nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Giáo trình được biên soạn một cách ngắn gọn, hướng dẫn các bước thực hiện một rất rõ ràng và dễ hiểu giúp cho các em thực hành và hình thành kỹ năng nhanh chóng. Nội dung giáo trình giúp HSSV sử dụng được các công cụ, lệnh để có thể thiết kế, xử lý ảnh nghệ thuật, vẽ được giao diện trang web phục vụ cho mô đun thiết kế web. Nội dung giáo trình được chia thành 09 bài, trong đó: Bài 1: Tổng quan về Photoshop Bài 2: Chọn màu và tô màu Bài 3: Tạo và hiệu chỉnh vùng chọn Bài 4: Quản lý Layer Bài 5: Tạo mặt nạ và kênh Bài 6: Tạo Type và Shape Bài 7: Vẽ giao diện trang Web Bài 8: Hiệu chỉnh màu Bài 9: Phục hồi ảnh Trong quá trình biên soạn, chắc chắn giáo trình còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy/cô và các em học sinh, sinh viên để tiếp tục hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp, bạn bè đã có những ý kiến đóng góp trong quá trình biên soạn giáo trình này. 1
  4. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Lê Viết Huấn 2
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 3 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHOTOSHOP 10 1. Tạo, mở, đóng và điều chỉnh tập tin 10 2. Mở, tạo, và đóng và điều chỉnh tập tin 12 3. Cắt xén ảnh trong Photoshop 14 4. Lưu tập tin 19 5. Làm việc với các palette 20 CÂU HỎI, BÀI TẬP 20 BÀI 2: CHỌN MÀU VÀ TÔ MÀU 21 1. Chọn màu vẽ và màu nền 21 1.1. Chọn màu vẽ 21 1.2. Xác định màu nền 21 2. Tô màu đơn 22 2.1 Brush Tool (cọ vẽ) 22 2.2. Pencil tool 22 2.3. Paint Bucket tool 23 3. Tô màu chuyển sắc 23 3.1 Chọn màu chuyển sắc 23 3.2 Tô màu 23 4. Tô bằng mẫu có sẵn 23 4.1 Xác định mẫu 23 4.2 Tô 23 3
  6. 5. Các công cụ tẩy, xóa 24 5.1. Eraser 24 5.2. Background Eraser 24 5.3. Magic Eraser 24 CÂU HỎI, BÀI TẬP 25 BÀI 3: TẠO VÀ HIỆU CHỈNH VÙNG CHỌN 26 1. Định nghĩa 26 2. Hiệu chỉnh vùng chọn với trình đơn Select 26 3. Tạo vùng chọn với nhóm công cụ tạo Marquee (M) 27 4. Tạo vùng chọn với nhóm công cụ Lasso (L) 28 4.1. Lasso ( ) 28 4.2. Polygonal Lasso ( ) 28 4.3. Magnetic Lasso ( ) 29 5. Tạo vùng chọn với công cụ Magic Wand 29 6. Tạo vùng chọn với lệnh Color Ranger 30 7. Điều chỉnh sự thay đổi của vùng chọn 30 7.1. Thêm, bớt, giao, cắt vùng chọn 30 7.2. Mở rộng thu hẹp vùng chọn 31 7.3. Tạo vùng chọn từ đường biên 31 7.4. Tạo độ loan mờ cho vùng chọn 31 8. Lưu và tải vùng chọn 32 9. Sao chép đối tượng trong vùng chọn 32 10. Xóa vùng chọn 33 CÂU HỎI, BÀI TẬP 33 4
  7. BÀI 4: QUẢN LÝ LAYER 34 1. Định nghĩa 34 2. Quản lý layer 34 2.1. Ẩn/Hiện layer 34 2.2. Tạo layer mới 34 2.3. Sao chép layer 35 2.4. Xóa layer 35 2.5. Sắp thứ tự layer 35 2.6. Gom nhóm layer 35 3. Thay đổi độ trong suốt, hòa trộn 35 3.1 Độ trong suốt 35 3.2 Độ hòa trộn 36 4. Khóa layer 36 5. Trộn layer 37 6. Tạo style cho layer 37 CÂU HỎI, BÀI TẬP 41 BÀI 5: TẠO MẶT NẠ VÀ KÊNH 43 1. Khái niệm mặt nạ 43 2. Quick mask 43 2.1. Chuyển chế độ Quick mask 43 2.2. Hiệu chỉnh vùng chọn bằng Quick mask 44 2.3. Thay đổi tùy chọn Quick mask 44 3. Layer mask 44 3.1. Khái niệm 44 5
  8. 3.2. Tạo Layer mask 45 3.3. Tô, vẽ trên Layer mask 45 4. Các khái niệm về kênh 45 5. Các kỹ thuật kênh 46 5.1. Tạo vùng chọn từ kênh 46 5.2. Tạo kênh alpha từ vùng chọn 46 5.3. Quản lý kênh alpha 46 5.4. Tách kênh thành ảnh màu 46 CÂU HỎI, BÀI TẬP 47 BÀI 6: TẠO TYPE VÀ SHAPE 48 1. Nhập và định dạng văn bản 48 2. Tạo mặt nạ văn bản 49 3. Vẽ các shape có sẵn 49 4. Vẽ các shape, path tùy ý 50 5. Tạo văn bản xung quanh path 51 6. Biến đổi hình dạng path 51 7. Lệnh Define Custom Shape 51 8. Tạo vùng chọn từ Shape 52 CÂU HỎI, BÀI TẬP 52 BÀI 7: VẼ GIAO DIỆN TRANG WEB 54 1. Thư viện trang web mẫu 54 2. Tải trang web mẫu 54 3. Ghi nhận kích thước, màu sắc 55 4. Phân vùng, lập kế hoạch 56 6
  9. 5. Vẽ giao diện 56 CÂU HỎI, BÀI TẬP 57 BÀI 8: HIỆU CHỈNH MÀU 59 1. Levels 59 2. Curves 60 3. Color Balance 60 4. Brightness/Contrast 61 5. Hue/Saturation 61 6. Shadow/Highlight 62 CÂU HỎI, BÀI TẬP 62 BÀI 9: PHỤC HỒI ẢNH 65 1. Khắc phục ảnh ngược sáng 65 2. Tách nền ảnh 68 3 .Tách nền lọc voan cưới 71 4. Làm mịn da 75 5 .Xóa nếp nhăn 77 6. Xóa vết tàn nhan trên da 78 7. Thay đổi màu da 80 CÂU HỎI, BÀI TẬP 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 7
  10. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Đồ họa ứng dụng Mã mô đun: MĐ22 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Sau khi học xong mô đun Tin học văn phòng học trước môn thiết kế Web, thiết kế hoạt hình. - Tính chất: Cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng xử lý hình ảnh, thiết kế quảng cáo, vẽ giao diện web trên phần mềm Photoshop. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Thiết kế các sản phẩm đồ họa, lắp ghép các dạng hình ảnh, có thể thay đổi chỉnh sửa màu sắc của ảnh theo ý muốn, xử lý các chi tiết thừa không mong muốn, tạo hiệu ứng nghệ thuật cho hình ảnh thiết kế giao diện website hoặc kết hợp với hình ảnh 3D sinh động và hấp dẫn. Mục tiêu mô đun: Về kiến thức: - Nắm được công dụng của các công cụ vẽ, tô màu, công cụ tẩy xóa. - Nắm được công dụng của vùng chọn. - Trình bày được khái niệm về Layer, quy trình quản lý Layer - Nắm được chế độ Quick mask và thay đổi chế độ đó. - Nắm được cách tạo văn bản trong Photoshop - Biết phân tích, ghi nhận thông tin kích thước, màu sắc của trang mẫu, phân chia bố cụ cho trang Web mẫu. Về kỹ năng: - Vẽ, tô màu cho đối tượng bằng các công cụ Brush, Pencil, Gradient, Paint bucket. - Tạo vùng chọn bằng cách sử dụng nhiều công cụ khác nhau - Sử dụng các lệnh trong xử lý màu sắc cho ảnh. - Quản lý các layer, tạo hiệu ứng cho layer - Tạo và định dạng văn bản trong Photoshop - Sử dụng các kỹ năng để phục hồi ảnh, thiết kế các nội dung quảng cáo, vẽ giao diện trang web 8
  11. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm, tự lên kế hoạch từ ý tưởng đến thực hiện việc xử lý ảnh: Tự mình lắp ghép các dạng hình ảnh, có thể thay đổi chỉnh sửa màu sắc của ảnh theo ý muốn, xử lý các chi tiết thừa không mong muốn, tạo hiệu ứng nghệ thuật cho hình ảnh - Thiết kế các sản phẩm đồ họa, thiết kế giao diện website hoặc kết hợp với hình ảnh 3D công trình kiến trúc để tạo ra những mẫu phối cảnh nội ngoại thất sinh động và hấp dẫn. - Thực hiện các công việc thực tế theo từng chuyên đề, và kết hợp với bộ lọc chuyên dụng để tạo các hiệu ứng đặc biệt cho các mẫu thiết kế đẹp, nghệ thuật, sản phẩm đồ họa quảng cáo, giao diện trang web, poster, brochure, thiết kế album ảnh cưới, xử lý ảnh phong cảnh, thiết kế ảnh nghệ thuật một cách ấn tượng độc đáo, chuyên nghiệp. Nội dung của mô đun: 9
  12. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHOTOSHOP Mã bài: 16.01 Giới thiệu: Adobe Photohop là ứng dụng thiết kế và xử lý ảnh chuyên nghiệp được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay. Với Adobe Photoshop, chúng ta có thể vẽ bố cục trang web, tạo ra những tác phẩm ảnh nghệ thuật, Mục tiêu: Trình bày được vị trí và công dụng của từng thành phần trên giao diện Tạo tập tin ảnh mới, lưu tập tin ảnh, đóng tập tin ảnh, mở tập tin ảnh Xem ảnh ở các chế độ khác nhau Thoát khỏi chương trình Photoshop Cẩn thận, an toàn, không làm mất hình ảnh nguồn. Nội dung chính: 1. Tạo, mở, đóng và điều chỉnh tập tin Cách 1: Click đôi chuột lên biểu tượng Adobe Photoshop trên desktop. Hình 1.1: Biểu tượng Adobe Photoshop trên desktop Cách 2: Vào Start Adobe Photoshop 10
  13. Hình 1.2: Biểu tượng Adobe Photoshop trong Start + Màn hình Photoshop Hình 1.3: Màn hình Photoshop Hình 1.4: Thanh menu lệnh Hình 1.5: Thanh công cụ vẽ 11
  14. Hình 1.6: Thanh tùy chọn Hình 1.7: Các palette/panel Hình 1.8: Cửa sổ ảnh 2. Mở, tạo, và đóng và điều chỉnh tập tin - Mở tập tin ảnh Vào File Open (hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+O). Xuất hiện hộp thoại Open 12
  15. Hình 1.9: Hộp thoại Open Chọn ổ đĩa, đường dẫn và tập tin ảnh cần mở rồi click chuột lên nút Open - Tạo tập tin mới Vào File New (hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+N). Xuấ hiện hộp thoại New Hình 1.10: Hộp thoại New Đặt tên cho ảnh trong hộp nhập Name Nhập độ phân giải trong hộp nhập Resulution Nhập kích thước và đơn vị đo tại Width và Height Chọn chế độ màu tại Color Mode Chọn màu nền tại Background Contents - Đóng tập tin 13
  16. Vào File Close (hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+W) để đóng tập tin ảnh hiện hành. Vào File Close All (hoặc bấm tổ hợp phím Alt+Ctrl+W) để đóng tất cả tập tin ảnh. Nếu có sự thay đổi trên tập tin ảnh đang làm việc mà chưa được lưu thì sẽ xuất hiện hộp thoai nhắc nhỡ có muốn lưu lại hay không. Hình 1.11: Hộp thoại nhắc nhỡ khi đóng tập tin mà chưa được lưu Chọn Yes để lưu tập tin Chọn No để đóng mà không cần lưu Chọn Cancel để hủy lệnh đóng và quay trở lại làm việc. - Kết thúc chương trình Vào File Exit (hoặc bấm tổ hợp phím Alt+F4). Có thể sẽ xuất hiện hộp thoại nhắc nhỡ như khi đóng tập tin ở phần 3.4. Chọn chế độ xem ảnh Bấm phím F để chuyển lần lượt qua các chế độ xem ảnh Standard Screen Mode, Full Screen Mode With Menu Bar, Full Screen Mode 3. Cắt xén ảnh trong Photoshop + Cách 1: - Bước 1: Mở ảnh cần chỉnh sửa trong Photoshop, bạn bấm File > Open, chọn ảnh bấm nút Open. Để cho nhanh ta có thể dùng phím tắt Ctrl + O khi muốn mở ảnh, đây là phím tắt rất quen thuộc trong Photoshop. - Bước 2: Tiếp đó chọn biểu tượng Crop Tool phía bên trái màn hình, nó nằm ngay dưới biểu tượng cây bút vẽ. Hoặc nhanh hơn có thể bấm phím C. 14
  17. Trong đây còn có 3 cung cụ ẩn khác, vào biểu tượng Crop Tool. Hình 1.12: Biểu tượng crop tool. - Bước 3: Ngay khi bấm Crop Tool, xung quanh ảnh sẽ xuất hiện những đường nét đứt và các hình chữ nhật nhỏ ở các góc ảnh. Nhấn chọn những hình chữ nhật này rồi kéo để chọn vùng muốn giữ lại như hình phía dưới đây. Phần có màu sáng sẽ được Photoshop giữ lại, phần có màu tối sẽ bị cắt. Ngoài ra ta có thể dùng chuột xoay bức ảnh nghiêng vài độ. Hình 1.13: Dùng chuột xoay bức ảnh nghiêng vài độ. 15
  18. - Bước 4: Sau khi vừa ý click đúp vào ảnh để cắt ảnh hoặc nhấn Enter. + Cách 2: Cắt ảnh theo kích thước đã định từ trước Nếu cần cắt ảnh theo kích thước đã định trước thì ngay sau khi chọn Crop Tool, hãy nhập thông số vào ô nhập liệu phía trên. Ví dụ muốn cắt ảnh có chiều ngang là 100px, chiều dọc là 50px thì bạn điền thông số như ảnh dưới, tiếp đó click đúp vào ảnh hoặc Enter. Hình 1.14: Cắt ảnh có chiều ngang dọc đơn vị là px Cắt ảnh hình vuông, 2×3, 4×6, 16×9 Photoshop cũng có tính năng cho phép người dùng cắt ảnh theo kích thước 2×3, 4×6 hoặc 16×9. Chọn xong Crop Tool, bạn click chuột vào Unconstrained sau đó tìm các kích thước có sẵn trong menu thả xuống. Hình 1.15: Cắt ảnh hình vuông, bạn chọn 1×1 16
  19. Một cách khác nữa mà mình muốn cho bạn biết. Đầu tiên click chuột vào biểu tượng Rectangular Marquee có hình vuông, tiếp đó dùng chuột chọn phần ảnh muốn giữ lại như hình phía dưới đây. Hình 1.16:Lựa chọn cắt ảnh theo tỉ lệ Chọn Image > Crop để cắt ảnh, . Hình 1.17: Lựa chọn công cụ Crop cắt ảnh Cách cắt ảnh bị nghiêng, ảnh bị lỗi góc chụp, ảnh bị méo Ở đầu bài mình đã show ra cho bạn thấy cung cụ Perspective Crop, đây là tính năng mới chỉ có trên Photoshop CS6, CC hay các phiên bản cao hơn, ta dùng nó để cắt ảnh tương tự như cung cụ Crop vậy, tuy nhiên có một chút khác biệt. Ví dụ ta có bức ảnh về một cái biển báo giao thông dưới đây, người chụp hình không đứng đối diện để chụp ảnh mà đứng hơi xéo một chút, nếu bạn muốn cắt ảnh biển báo này ra theo cách thông thường thì ảnh nhìn rất khó chịu, còn khi sử 17
  20. dụng cung cụ Perspective Crop, bức ảnh trông như được chụp ở ngay chính diện vậy, nhờ đó sửa được lỗi góc chụp. Hình 1.18:Cắt biển báo theo chiều nghiêng - Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng Crop Tool sau đó chọn Perspective Crop Tool. Hình 1.19:Lựa chọn công cụ cắt ảnh - Bước 2: Vì ảnh có góc nghiêng nên ta không thể dùng chuột vẽ một hình chữ nhật để cắt ảnh như hướng dẫn trên mà thay vào đó bạn click chuột để bao chọn đối tượng muốn cắt, như hình dưới đây. 18
  21. Hình 1.20:Sử dụng công cụ để cắt ảnh theo chiều nghiêng - Bước 3: Bấm Enter hoặc click đúp vào ảnh để cắt. Hình 1.21: Thực hiên click đúp vào ảnh để cắt 4. Lưu tập tin Vào File Save (hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+S) để lưu đè tập tin cũ; File Save As (hoặc bấm tổ hợp phím Shift+Ctrl+S) để lưu vào tập tin mới. Nếu lưu vào tập tin mới thì xuất hiện hộp thoại Save As. 19
  22. Hình 1.22: Hộp thoại Save As 5. Làm việc với các palette Bật/tắt palette: Vào menu Window Chọn để bật/bỏ chọn để tắt palette Sắp xếp palette: Dùng chuột kéo rê tên palette đến vị trí mong muốn Thu gọn palette: Click chuột lên Collapse to Icon ( ) để thu gọn palette, click chuột lên Expand Panel ( ) để mở rộng palette. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1.1. Khởi động Adobe Photoshop tạo một tập tin ảnh mới theo yêu cầu sau: Độ phân giải: 72 pixels/inch Kích thước: 1000 pixels x 500 pixels Chế độ màu: RGB 8bits Màu nền: trắng 1.2. Thực hiện đóng/mở/mở rộng/thu nhỏ/di chuyển các palette 1.3. Chọn các chế độ xem ảnh 20
  23. BÀI 2: CHỌN MÀU VÀ TÔ MÀU Mã bài: 16.02 Giới thiệu: Mọi họa sĩ đều phải làm việc trên hộp màu và các loại cọ khi sáng tác nghệ thuật. Chúng ta cùng tìm hiểu xem người thiết kế làm việc đó như thế nào trên Adobe Photoshop. Mục tiêu: Trình bày được công dụng của các công cụ vẽ, tô màu, công cụ tẩy xóa. Vẽ, tô màu cho đối tượng bằng các công cụ Brush, Pencil, Gradient, Paint bucket. Sử dụng được các công cụ tẩy xóa. Cẩn thận chọn đúng màu nền/màu vẽ trước khi sử dụng các công cụ tô, vẽ. Nội dung chính: 1. Chọn màu vẽ và màu nền 1.1. Chọn màu vẽ Màu Foreground: xác định màu vẽ Màu Background: xác định màu nền mặc định Chọn màu nền trong suốt 1.2. Xác định màu nền Set foreground color: Xác định màu vẽ Set background color: Xác định màu nền Hình 2.1: Hộp chọn màu vẽ và màu nền 21
  24. Hình 2.2: Hộp thoại chọn màu (Color picker) 2. Tô màu đơn 2.1 Brush Tool (cọ vẽ) Chọn cọ vẽ để vẽ với màu foreground. Bước 1: Xác định màu foreground Bước 2: Trên thanh công cụ vẽ, chọn Brush Tool Hình 2.3: Vị trí công cụ Brush Bước 3: Chọn kiểu, kích thước cọ và các tùy chọn khác trên thanh tùy chọn Hình 2.4: Tùy chọn của Brush tool Bước 4: Click giữ chuột trái và di chuyển chuột để vẽ 2.2. Pencil tool Dùng bút vẽ để vẽ với màu foreground. Bước 1: Xác định màu foreground Bước 2: Trên thanh công cụ vẽ, chọn Pencil Tool 22
  25. Bước 3: Thiết lập các tùy chọn tương tự Brush tool Bước 4: Click giữ chuột trái và di chuyển chuột để vẽ 2.3. Paint Bucket tool Tô nhanh với màu foreground Bước 1: Xác đinh vùng cần tô Bước 2: Xác định màu foreground Bước 3: Chọn Paint Bucket Tool trên thanh công cụ vẽ. Con trỏ chuột có hình thùng sơn . Hình 2.5: Vị trí Paint Bucket tool 3. Tô màu chuyển sắc 3.1 Chọn màu chuyển sắc Click chuột vào công cụ Gradient Tool 3.2 Tô màu Bước 1: Xác định vùng cần tô Bước 2: Chọn Gradient Tool Hình 2.6: Vị trí Gradient tool Bước 3: Chọn màu , kiểu tô , trên thanh tùy chọn. Bước 4: Kéo rê chuột từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc để tô. 4. Tô bằng mẫu có sẵn 4.1 Xác định mẫu Tô nhanh với màu foreground 4.2 Tô Bước 1: Xác vùng cần tô 23
  26. Bước 2: Xác định màu foreground Bước 3: Chọn Paint Bucket Tool trên thanh công cụ vẽ. Con trỏ chuột có hình thùng sơn Hình 2.7: Vị trí Paint bucket Ttool Bước 4: Di chuyển chuột vào vị trí cần tô rồi click chuột để tô * Chú ý: Có thể sử dụng phím tắt: Alt-Delete 5. Các công cụ tẩy, xóa 5.1. Eraser Công dụng: Xóa vùng hình ảnh Bước 1: Chọn Eraser Tool Hình 2.8: Vị trí Eraser tool Bước 2: Thiết lập các giá trị trên thanh tùy chọn Bước 3: Kéo rê chuột lên vùng hình ảnh cần xóa 5.2. Background Eraser Công dụng: Xóa vùng hình ảnh có màu giống với Background Bước 1: Chọn Background Eraser Tool Hình 2.9: Vị trí Background Eraser tool Bước 2: Thiết lập các giá trị tùy chọn trên thanh tùy chọn Bước 3: Kéo rê chuột lên vùng hình ảnh cần xóa màu nền 5.3. Magic Eraser Công dụng: Xóa vùng hình ảnh có màu tương đồng Bước 1: Chọn Magic Eraser Tool 24
  27. Hình 2.10: Vị trí Magic Eraser tool Bước 2: Thiết lập các giá trị tùy chọn trên thanh tùy chọn Bước 3: Click chuột lên vùng hình ảnh có màu cần xóa CÂU HỎI, BÀI TẬP 2.1. Dùng các công cụ tô, vẽ đã học để vẽ nhân vật bất kỳ. Ví dụ: 25
  28. BÀI 3: TẠO VÀ HIỆU CHỈNH VÙNG CHỌN Mã bài: 16.03 Giới thiệu: Đôi lúc, khi xử lý một vấn đề bất kỳ, chúng ta thường khoanh vùng giới hạn nội dung cần giải quyết để tránh ảnh hưởng đến các khu vực khác. Trong Adobe Photoshop, vùng giới hạn đó được gọi là vùng chọn. Mục tiêu: Công dụng của vùng chọn Tạo vùng chọn bằng cách sử dụng nhiều công cụ khác nhau Hiệu chỉnh, lưu và tải, sao chép, xóa vùng chọn Cẩn thận các thiết lập trên thanh tùy chọn trước khi tạo vùng chọn Nội dung chính: 1. Định nghĩa Vùng chọn là vùng giới hạn bị ảnh hưởng bởi các thao tác tô, vẽ, chỉnh sửa ảnh. 2. Hiệu chỉnh vùng chọn với trình đơn Select All (Ctrl+A): chọn tất cả Deselect (Ctrl+D): bỏ chọn Inverse: chọn vùng ngược lại Modify Border: tạo vùng chọn từ đường biên của vùng chọn hiện tại Hình 3.11. Hộp thoại tạo vùng chọn đường biên Modify Smooth: làm mềm đường biên vùng chọn Modify Expand: mở rộng vùng chọn Modify Contract: thu hẹp vùng chọn Modify Feather: tạo độ loan mờ cho vùng chọn 26
  29. 3. Tạo vùng chọn với nhóm công cụ tạo Marquee (M) Hình 3.1: Vị trí nhóm Marquee tool Rectangular Marquee : tạo vùng chọn hình chữ nhật (hoặc hình vuông bằng cách nhấn giữ thêm phím Shift trên bàn phím) trên ảnh. Elliptical Marquee : tạo vùng chọn hình elip hoặc hình tròn bằng cách nhấn giữ thêm phím Shift trên bàn phím. Single Row Marquee : tạo vùng chọn hết chiều rộng của ảnh, cao 1 pixel tại vị trí con trỏ chuột Single Column Marquee : tạo vùng chọn hết chiều cao của ảnh, rộng 1 pixel tại vị trí con trỏ chuột Các bước thực hiện: Bước 1: Chọn công cụ phù hợp với vùng chọn cần tạo Bước 2: Thiết lập các tùy chọn trên thanh tùy chọn Hình 3.2. Các tùy chọn của nhóm Marquee Tạo vùng chọn mới (hoặc giữ phím Shift) Thêm vùng chọn (hoặc giữ phím Alt) Tạo vùng chọn mới từ việc loại bỏ phần giao của 2 vùng chọn Tạo vùng chọn mới từ phần giao nhau của 2 vùng chọn Feather: tạo độ loan mờ dần cho vùng chọn Bước 3: Tạo vùng chọn: Với các công cụ Rectangular Marquee và Elliptical Marquee: kéo rê chuột để tạo vùng chọn Với các công cụ Single Row Marquee và Single Column Marquee: click chuột tại vị trí cần chọn 27
  30. Hình 3.3. Tô màu lên vùng chọn không có Feather và có Feather=5px 4. Tạo vùng chọn với nhóm công cụ Lasso (L) Nhóm công cụ Lasso tạo vùng chọn theo đường di chuyển của chuột. Hình 3.4. Vị trí nhóm công cụ Lasso 4.1. Lasso ( ) Công dụng: Hay còn gọi là công cụ chọn tự do. Sử dụng công cụ này để chọn những vùng ảnh không có hình dạng hình học và không cần độ chính xác cao. Bước 1: Chọn Lasso Tool. Bước 2: Thiết lập các tùy chọn trên thanh tùy chọn. Hình 3.5. Các tùy chọn của Lasso Bước 3: Click giữ chuột tại vị trí bắt đầu, di chuyển chuột bao xung quan vùng chọn, khi quay trở lại điểm bắt đầu thì thả chuột. Hình 3.6. Vùng chọn được tạo bằng Lasso 4.2. Polygonal Lasso ( ) Công dụng: Tạo vùng chọn hình đa giác Bước 1: Chọn Polygonal Lasso Bước 2: Thiết lập các tùy chọn trên thanh tùy chọn (tương tự Lasso) Bước 3: Lần lượt click chuột tại các điểm để tạo vùng chọn 28
  31. Bình 3.5. Vùng chọn được tạo bằng Polygonal Lasso 4.3. Magnetic Lasso ( ) Công dụng: Tự động tạo vùng chọn dựa trên độ khác biệt màu theo đường đi của chuột. Bước 1: Chọn Magnetic Lasso Bước 2: Thiết lập các tùy chọn trên thanh tùy chọn (tương tự Lasso) Bước 3: Click chuột tại điểm đầu, di chuyển chuột chậm để xác định đường biên vùng chọn, khi quay trở lại điểm đầu thì click chuột để kết thúc tạo vùng chọn. Hình 3.6. Vùng chọn được tạo bằng Magnetic Lasso 5. Tạo vùng chọn với công cụ Magic Wand Công dụng: tạo vùng chọn dựa trên màu tương đồng tại vị trí xác định Hình 3.7. Vị trí của Magic Wand Bước 1: Chọn Magic Wand ( ) Bước 2: Thiết lập các tùy chọn 29
  32. Hình 3.8. Các tùy chọn của Magic Wand Bước 3: Click chuột tại điểm có màu thuộc vùng cần chọn Hình 3.9. Magic Wand khi không chọn và có chọn Contiguous 6. Tạo vùng chọn với lệnh Color Ranger Vào menu Select Color Range. Xuất hiện hộp thoại. Hình 3.10. Hộp thoại Color Range : Tùy chọn màu: Fuzziness: sai số màu : chọn lại : thêm màu chọn : bớt màu chọn : chế đọ xem trước kết quả chọn 7. Điều chỉnh sự thay đổi của vùng chọn 7.1. Thêm, bớt, giao, cắt vùng chọn 30
  33. - Thêm vùng chọn: chọn Add to selection ( ) trên thanh tuỳ chọn (hoặc giữ phím Shift) trong quá trình tạo vùng chọn - Bớt vùng chọn: chọn Substrac from selection ( ) trên thanh tùy chọn (hoặc giữ phím Alt) trong quá trình tạo vùng chọn - Tạo vùng chọn mới từ phần giao nhau của các vùng chọn: chọn Intersect with selection ( ) trên thanh tuỳ chọn trong quá trình tạo vùng chọn - Nghịch đảo vùng chọn: Cách 1: Vào menu Select -> Inverse Cách 2: Shift-Ctrl-I 7.2. Mở rộng thu hẹp vùng chọn Bước 1: Vào menu Select -> Modify -> Expand. Xuất hiện hộp thoại Expand Selection. Bước 2: Nhập số pixel cần mở rộng cho vùng chọn, chọn OK hoàn tất. Thu hẹp vùng chọn: Bước 1: Vào menu Select -> Modify -> Contract. Xuất hiện hộp thoại Contract Selection Bước 2: Nhập số pixcel cần thu hẹp cho vùng chọn, chọn OK hoàn tất. Tạo độ trơn mượt (giảm răng cưa) cho đường biên của vùng chọn Bước 1: Vào menu Select -> Modify -> Smooth. Xuất hiện hộp thoại Smooth Selection Bước 2: Nhập số pixel vào hộp nhập, chọn OK hoàn tất 7.3. Tạo vùng chọn từ đường biên Bước 1: Vào menu Select -> Modify -> Border. Xuất hiện hộp thoại Border Selection Bước 2: Nhập số pixel vào hộp nhập, chọn OK hoàn tất. 7.4. Tạo độ loan mờ cho vùng chọn Bước 1: Vào menu Select -> Feather. Xuất hiện hộp thoại Feather Selection Bước 2: Nhập số pixel cần tạo loan mờ cho vùng chọn, chọn OK hoàn tất 31
  34. 8. Lưu và tải vùng chọn Lưu vùng chọn o Vào Select Save Selection. Xuất hiện hộp thoại. Hình 3.12. Hộp thoại Save Selection o Đặt tên cho vùng chọn cần lưu Tải vùng chọn o Vào menu Select Load Selection. Xuất hiện hộp thoại. Hình 3.13. Hộp thoại Load Selection o Chọn lại vùng chọn đã lưu trước đó trong danh sách 9. Sao chép đối tượng trong vùng chọn Bước 1: Tạo vùng chọn xung quanh nội dung cần sao chép Bước 2: Thực hiện sao chép Cách 1: Vào Edit Copy (Ctrl+C) rồi vào Edit Paste (Ctrl+V) Cách 2: Vào Layer New Layer Via Copy 32
  35. Hình 3.14. Ảnh sau khi sao chép nội dung trong vùng chọn 10. Xóa vùng chọn Bỏ vùng chọn là không chọn nữa, không xóa nội dung trong vùng chọn, không làm thay đổi nội dung ảnh. Vào Select Deselect (Ctrl+D) CÂU HỎI, BÀI TẬP 3.1. Thiết kế ảnh theo mẫu 3.2. Ghép ảnh 33
  36. BÀI 4: QUẢN LÝ LAYER Mã bài: 16.04 Giới thiệu: Layer là một trong những tính năng mạnh mẽ trong các ứng dụng đồ họa của Adobe. Layer giúp nhà thiết kế chia nội dung ảnh ra nhiều thành phần được quản lý và xử lý riêng biệt. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm về Layer, quy trình quản lý Layer Quản lý được các layer Thay đổi độ trong suốt, chế độ hòa trộn của layer Cẩn thận không làm mất chi tiết ảnh ban đầu, tránh xóa nhầm layer Nội dung chính: 1. Định nghĩa Layer giống như một tấm phim trong suốt mà người họa sĩ vẽ trên đó. Một tập tin ảnh Photoshop có nhiều layer xếp chống lên nhau. Các pixel ảnh của layer trên sẽ che khuất pixel ảnh của layer dưới. 2. Quản lý layer 2.1. Ẩn/Hiện layer Bật/Tắt biểu tượng con mắt ( ) để hiện/ẩn layer 2.2. Tạo layer mới Cách 1: Vào menu Layer New Layer. Xuất hiện hộp thoại. Hình 4.1. Hộp thoại New Layer Nhập tên, màu nền, chế độ hòa trộn và độ trong suốt cho layer rồi chọn OK 34
  37. Cách 2: Click chuột lên biểu tượng “Create a new layer” trong palette Layer để tạo layer có nền trong suốt. 2.3. Sao chép layer Cách 1: Trong palette Layer, kéo rê chuột layer cần sao chép đến biểu tượng “Create a new layer” Cách 2: Chọn layer cần sao chép. Vào menu Layer Duplicate Layer Dùng tổ hợp phím Ctrl+J 2.4. Xóa layer Chọn layer cần xóa Click chuột lên biểu tượng “Delete layer” ( ) 2.5. Sắp thứ tự layer Dùng chuột kéo rê layer (lên hoặc xuống) đề sắp thứ tự layer 2.6. Gom nhóm layer Bước 1: Click chuột lên biểu tượng “Create a new group” để tạo nhóm Bước 2: Kéo layer cần gom nhóm vào nhóm vừa tạo Bước 3: Sắp thứ tự các layer trong nhóm 3. Thay đổi độ trong suốt, hòa trộn 3.1 Độ trong suốt Thay đổi độ trong suốt: thay đổi giá trị Opacity của layer . Opacity càng nhỏ thì các pixel ảnh trên layer càng trong suốt. Hình 4.2.Thay đổi độ trong suốt của layer 35
  38. 3.2 Độ hòa trộn Thay đổi độ hòa trộn: thay đổi lựa chọn trong danh sách hòa trộn nằm bên trái Opacity. Hình 4.3. Thay đổi độ hòa trộn của layer - Darkening (làm tối hình ảnh hoặc dùng để sửa những bức ảnh bị chói sáng) - Lighting (làm sáng hình ảnh hoặc dùng để sửa những bức ảnh thiếu sáng) - Contrasting (kết hợp cả Darkening và Lighting để hiệu chỉnh độ tương phản của bức hình) - Compare – So sánh (để căn chỉnh và so sánh sự khác nhau giữa 2 bức hình) - Coloring (để sửa sắc độ và độ bão hoà màu sắc) 4. Khóa layer Hình 4.4. Các loại khóa trên layer : khóa các pixel chưa có điểm ảnh, chỉ cho phép vẽ trên các pixel đã có điểm ảnh. : khóa các pixel đã có điểm ảnh, chỉ cho phép vẽ trên các pixel chưa có điểm ảnh. : khóa không cho di chuyển, chỉ cho phép vẽ. 36
  39. : khóa tất cả, không cho phép vẽ hoặc, không cho phép di chuyển 5. Trộn layer Trộn layer là hòa trộn các pixel ảnh của nhiều layer vào một layer. Trộn layer hiện tại với layer ngay bên dưới: vào menu Layer Merge Down Trộn các layer đang được hiện (bật biểu tượng ): Layer Merge Visible Trộn tất cả layer (ép phẳng): Layer Flatten Image 6. Tạo style cho layer Bước 1: Chọn layer cần tạo style Bước 2: Vào menu Layer Layer Style Blending Options Hình 4.5. Vị trí menu Blending Options Bước 3: Thiết lập các style cho layer trong hộp thoại Layer Style 37
  40. Hình 4.6. Hộp thoại Layer Style Stroke: tạo đường viền Hình 4.7. Các tùy chọn của Stroke style o Size: độ dày đường viền o Position: vị trí đường viền ▪ Outside: xung quanh bên ngoài pixel ảnh ▪ Inside: xuong quanh bên trong pixel ảnh ▪ Center: ngay giữa vùng biên pixel ảnh o Blend Mode: độ hòa trộn o Opacity: độ trong suốt o Fill Type: kiểu màu của đường viền ▪ Color: màu đơn sắc ▪ Gradient: màu chuyển sắc ▪ Pattern: mẫu tô Tùy vào Fill Type mà xuất hiện các tùy chọn khác để xác định màu, mẫu tô cho đường viền. Hình 4.8. Ví dụ về Stroke style 38
  41. Bevel & Emboss: Tạo chìm, nổi Hình 4.9. Các tùy chọn của Bevel & Emboss style o Style: kiểu chìm, nổi o Depth: độ sâu o Direction: hướng lên/xuống o Size: kích thước o Soften: độ mềm mượt o Angle: góc nhìn o Highlight Model: độ hòa trộn cho vùng sáng o Shadow Mode: độ hòa trộn cho vùng tối o Opacity: độ trong suốt Hình 4.10. Ví dụ về Bevel & Emboss style Drop Shadow: Tạo bóng đổ 39
  42. Hình 4.11. Các tùy chọn của Drop Shadow style o Blend Mode: độ hòa trộn và màu của bóng đổ o Opacity: độ trong suốt o Angle: góc nhìn o Distance: khoản cách bóng o Spread: độ tràn của bóng o Size: kích thước của bóng o Noise: tạo cát cho bóng Hình 4.12. Ví dụ về Drop Shadow style Color Overlay: Tô chồng màu đơn Hình 4.13. Các tùy chọn của Color Overlay style o Blend Mode: độ hòa trộn và màu tô chồng o Opacity: độ trong suốt Gradient Overlay: Tô chồng màu chuyển sắc 40
  43. Hình 4.14. Các tùy chọn của Gradient Overlay style o Blend Mode: độ hòa trộn o Opacity: độ trong suốt o Gradient: dãy màu chuyển sắc o Style: kiểu tô chuyển sắc o Angle: góc tô o Scale: độ co giãn của dãy màu Hình 4.15. Ví dụ về Gradient Overlay style CÂU HỎI, BÀI TẬP 4.1. Ghép ảnh theo mẫu bên dưới 4.2. Ghép ảnh theo mẫu bên dưới 41
  44. 4.3. Ghép ảnh theo mẫu bên dưới 4.4. Ghép ảnh theo mẫu bên dưới 4.5. Ghép ảnh theo mẫu bên dưới 42
  45. BÀI 5: TẠO MẶT NẠ VÀ KÊNH Mã bài: 16.05 Giới thiệu: Bên cạnh layer, mặt nà và kênh của Adobe cũng là một trong những tính năng hỗ trợ mạnh mẽ cho người thiết kế. Kết hợp mặt nạ với layer, xử lý trên từng kênh màu tạo ra những sản phẩm nghệ thuật phong phú, ấn tượng. Mục tiêu: Trình bày được chế độ Quick mask và thay đổi chế độ đó. Trình bày được khái niệm Layer Mask Tạo và sử dụng các thao tác cơ bản trên Layer Mask Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính Nội dung chính: 1. Khái niệm mặt nạ Mặt nạ được xem như một layer trung gian chia layer hiện tại thành 2 khu vực: thấy (chỉnh sửa được) và không thấy (không chỉnh sửa được). 2. Quick mask 2.1. Chuyển chế độ Quick mask Click chuột lên biểu tượng “Edit in Quick Mask Mode” ở dưới cùng trên thanh công cụ vẽ. Hình 5.1. Vị trí của Edit in Quick Mask Mode Quick mask là chế độ chỉnh sửa ảnh cho phép tạo vùng chọn bằng các công cụ tô vẽ. Khi chuyển qua chế độ Quick mask thì hộp màu foreground và background sẽ chuyển thành đen và trắng. 43
  46. 2.2. Hiệu chỉnh vùng chọn bằng Quick mask Sau khi đã chuyển sang chế độ Quick mask, dùng các công cụ đã được học để tô màu (đen, trắng) xác định vùng chọn. Tô màu đen cho vùng không muốn chọn Lớp mặt nạ có màu đỏ (hoặc màu khác do thiết lập tùy chọn của Quick mask) trong suốt. Tô màu đen/trắng để xác định vùng chọn Sau khi đã tô xong, click chuột lên biểu tượng “Edit in Standard Mode” để có được vùng chọn. 2.3. Thay đổi tùy chọn Quick mask Click đôi chuột lên biểu tượng tại vị trí “Edit in Quick Mask Mode”. Hình 5.2. Hộp thoại thiết lập tùy chọn cho Quick Mask Masked Areas: vùng tô màu đen là vùng mặt nạ, không thuộc vùng chọn Selected Areas: vùng tô màu đen là vùng được chọn Color, Opacity: Màu và độ trong suốt của mặt nạ 3. Layer mask 3.1. Khái niệm Layer mask là một lớp mặt nạ gắn kết với một layer pixel ảnh cụ thể. Tại những vùng được tô màu đen trên lớp mặt nạ thì các pixel ảnh tại vùng đó bị che khuất. Ngược lại, vùng được tô màu trắng trên lớp mặt nạ thì các pixel ảnh tại vùng đó được hiển thị. 44
  47. 3.2. Tạo Layer mask Bước 1: chọn layer cần tạo layer mask Bước 2: click chuột lên biểu tượng Xuất hiện layer mask gắn kết với layer 3.3. Tô, vẽ trên Layer mask Bước 1: click chuột lên layer mask Bước 2: chọn công cụ tô, vẽ Bước 3: chọn màu Bước 4: tiến hành tô vẽ lên layer mask Hình 5.3. Sử dụng layer mask 4. Các khái niệm về kênh Trong một ảnh RGB, mỗi pixel ảnh là sự pha trộn của 3 màu (đỏ, xanh lục, xanh dương). Nói cách khác, mỗi một ảnh RGB gồm 3 kênh màu: đỏ, xanh lục, xanh dương. RED: Là kênh sẽ tổng hợp tất cả các điểm ảnh có màu đỏ trong hình. 45
  48. GREEN: Là kênh sẽ tổng hợp tất cả các điểm ảnh có màu xanh lá trong hình BLUE: Tương tự, Blue là kênh tổng hợp các điểm ảnh có màu xanh dương trong hình. Bạn có thể sử dụng Channels để thực hiện nhiều thao tác chỉnh sửa ảnh. Trong đó, tách đối tượng phức tạp ra khỏi nền là công dụng được nhiều nhà thiết kế ưa thích. 5. Các kỹ thuật kênh 5.1. Tạo vùng chọn từ kênh Bước 1: Trong palette channels, bật biểu tượng kênh cần lấy vùng chọn Bước 2: Click chuột lên biểu tượng “Load channel as selection” ( ) 5.2. Tạo kênh alpha từ vùng chọn Bước 1: Tạo vùng chọn Bước 2: Trên palette channel, click chuột lên biểu tượng “Save selection as channel” ( ). 5.3. Quản lý kênh alpha Đổi tên kênh alpha o Bước 1: Click đôi chuột lên tên của kênh alpha cần đổi tên o Bước 2: Nhập lại tên mới Xóa kênh alpha o Bước 1: Click chuột lên kênh alpha cần xóa o Bước 2: Click chuột lên biểu tượng “Delete current channel” ( ) 5.4. Tách kênh thành ảnh màu B1: Bật kênh cần tách, tắt những kênh còn lại B2: Tạo vùng chọn B3: Vào Edit Copy (Ctrl+C) B4: Tạo tập tin ảnh mới (RGB hoặc CMYK) B5: Vào Edit Paste (Ctrl+V) 46
  49. Hình 5.4. Ảnh sau khi được tách kênh CÂU HỎI, BÀI TẬP 5.1. Vẽ cầu vòng chuyển sắc 5.2. Ghép ảnh 47
  50. BÀI 6: TẠO TYPE VÀ SHAPE Mã bài: 16.06 Giới thiệu: Kết hợp hình ảnh với các shape, văn bản có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có điểm nhấn riêng cho từng nội dung, sự kiện (ảnh cưới, brochure sản phẩm, ). Ngoài ra, chúng ta có thể tạo ra hình ảnh nghệ thuật từ việc kết hợp văn bản với hình ảnh. Mục tiêu: Tạo và định dạng văn bản Tạo mặt nạ văn bản Vẽ các shape có sẵn Vẽ các shape, path tùy ý Tạo văn bản theo đường path Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính Nội dung chính: 1. Nhập và định dạng văn bản Bước 1: Chọn công cụ Horizontal Type (hoặc Vertical Type) để nhập văn bản theo chiều ngang (hoặc theo chiều dọc) Hình 6.1. Vị trí nhóm công cụ Type Bước 2: Thiết lập các giá trị trên thanh tùy chọn Bước 3: Dùng chuột quét chọn vùng giới hạn văn bản 48
  51. Hình 6.2. Quét chọn vùng giới hạn cho văn bản Bước 4: Nhập nội dung cho văn bản 2. Tạo mặt nạ văn bản Mặt nạ văn bản là vùng chọn được tạo ra từ văn bản. Bước 1: Chọn công cụ Horizontal Type Mask (hoặc Vertical Type Mask) để tạo mặt nạ văn bản ngang (hoặc dọc) Bước 2 đến Bước 4: tương tự mục 1. 3. Vẽ các shape có sẵn Bước 1: Chọn shape cần vẽ Rectangle: vẽ hình chữ nhật Rounded Rectangle: vẽ hình chữ nhật có các góc được bo tròn Ellipse: vẽ hình ovan Polygon: vẽ đa giác Line: vẽ đoạn thảng Custom Shape: vẽ hình khác đã được định nghĩa trước đó Bước 2: Thiết lập các tùy chọn Fill: xác định màu tô Stroke: xác định màu, độ dày và kiểu đường viền 49
  52. Tùy chọn cho Rectangle Tùy chọn cho Rounded Rectangle Tùy chọn cho Ellipse Tùy chọn cho Polygon Tùy chọn cho Line Tùy chọn cho Custom Shape Bước 3: Click và giữ chuột tại vị trí bắt đầu, kéo rê chuột đến vị trí kết thúc rồi thả chuột. Ví dụ: 4. Vẽ các shape, path tùy ý Pen: Tạo từng nút cho path Direct Selection: Di chuyển nút của path Convert Point: bo tròn tại vị trị nút Path Selection: chọn đường path 50
  53. Freeform Pen: vẽ path theo đường đi của chuột Add Anchor Point: thêm điểm nút tại vị trí click chuột trên đường path Delete Anchor Point: xóa điểm nút tại vị trí click chuột 5. Tạo văn bản xung quanh path Bước 1: Vẽ đường path. Bước 2: Chọn công cụ Horizontal/Vertical Type. Bước 3: Thiết lập giá trị trên thanh tùy chọn. Bước 4: Di chuyển con trỏ chuột lên đường path sao cho con trỏ chuột có hình có hình đường cong đứt nét kèm theo. Bước 5: Click chuột, nhập văn bản. 6. Biến đổi hình dạng path Bước 1: Chọn công cụ Path Selection Bước 2: Click chuột lên đường path cần biến đổi Bước 3: Chọn lệnh biến đổi Edit Transform Path 7. Lệnh Define Custom Shape Công dụng: Lưu shape/path để sử dụng sau này Bước 1: Chọn công cụ Path Selection 51
  54. Bước 2: Click chuột phải lên path Bước 3: Chọn Define Custom Shape từ menu ngữ cảnh Bước 4: Đặt tên trong hộp thoại 8. Tạo vùng chọn từ Shape Bước 1: Chọn công cụ Path Selection Bước 2: Click chuột phải lên đường path Bước 3: Chọn Make Selection từ menu ngữ cảnh Bước 4: Thiết lập các giá trị cho vùng chọn CÂU HỎI, BÀI TẬP 6.1 Vẽ theo mẫu 52
  55. 6.2 Trình bày và trang trí lịch theo mẫu bên dưới 6.3 Trang trí theo mẫu 53
  56. BÀI 7: VẼ GIAO DIỆN TRANG WEB Mã bài: 16.07 Giới thiệu: Thiết kế một giao diện web chuyên nghiệp là công việc thiết yếu của một nhà thiết kế web. Bạn không phải là một nhà thiết kế web và bạn muốn tự tay tạo cho mình một trang web chuyên nghiệp Hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế web được người dùng tin tưởng tải về để sử dụng, song song với việc sử dụng phần mềm thiết kế web thì các hình ảnh, chúng ta cần phải xử lý qua trên một công cụ chỉnh sửa ảnh khác, công cụ này là Photoshop Mục tiêu: - Biết địa chỉ nguồn các trang web mẫu - Biết phân tích, ghi nhận thông tin kích thước, màu sắc của trang mẫu - Biết phân chia bố cục cho giao diện trang web - Vẽ được giao diện trang web theo mẫu - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính Nội dung chính: 1. Thư viện trang web mẫu Có rất nhiều thư viện trang web mẫu như: 2. Tải trang web mẫu Ta có thể vào các trang web như sau để tải trang web mẫu: 54
  57. 3. Ghi nhận kích thước, màu sắc + Công cụ Eyedropper (I): Dùng để “hút” một mẫu màu tại vị trí nào đó trên file ảnh hay bất kỳ một vị trí nào trên màn hình làm việc để tạo màu mới cho Foreground hoặc Background. +Chọn công cụ Hình 7.1. Lự chọn công cụ Eyedropper -Trên thanh tùy chọn,chọn một “giá trị” trong Sample size: -Point sample: Lấy chính xác một pixel màu tại vị trí kích chuột. +3 by 3 hoặc 5 by 5 Average :Lấy giá trị trung bình trong phạm vi 3×3 hay 5×5 pixels tại vị trí kích chuột. Hình 7.2. Lấy mầu tại vị trí Click chuột + Công cụ Color Sampler Tool(I): Dùng xác định vị trí lấy mẫu màu. + Công cụ Measure Tool (I) : Dùng đo kích thước đối tượng. Bấm Ctrl+Alt+I hoặc chọn lệnh từ Menu : Image\Image size,một hộp thoại Image size sẽ hiện ra. 55
  58. Hình 7.3 Hộp thoại Image Size. 4. Phân vùng, lập kế hoạch + Bố cục trong thiết kế web - Tất cả trang web đều chứa phần nội dung - Chứa hầu hết các thẻ div Logo: - Khi nhà thiết kế dựa vào nhận dạng thương hiệu, họ sẽ dựa vào logo và màu sắc của những sản phẩm marketing (card, brochure, letterhead, ) - Hệ thống điều hướng (Navigation): - Hệ thống điều hướng phải dễ dàng tìm kiếm và sử dụng - Phần nội dung (Content): nội dung quyết định tất cả - Footer: là vùng chân trang 5. Vẽ giao diện + Tạo nhóm cho từng vùng - Nhóm lệnh Object > Group (Ctrl + G) cho phép nhóm 2 hay nhiều đối tượng được chọn thành một nhóm đối tượng và Ungroup (Ctrl + Shift + G) cho phép tách các đối tượng đã nhóm trở lại các đối tượng riêng biệt. Ctrl + G cũng có những nhược điểm. Cần lưu ý các lớp layer và thứ tự trên dưới của các đối tượng. - Các đối tượng không cùng nằm trong 1 layer thì khi group lại, chúng sẽ cùng nắm trên layer nằm trên cùng nhất (trong số các layer được chọn để group). + Còn đối với các đối tượng nằm trên dưới khác nhau thì khi group lại có thể 56
  59. đảo ngược vị trí của chúng. Vẽ Banner Vẽ menu Vẽ khung viền Cắt ảnh tiền thiết kế web + Sử dụng các công cụ cắt ghép ảnh. CÂU HỎI, BÀI TẬP 7.1. Thiết kế trang Website 7.2. Thiết kế trang Website 57
  60. BÀI 8: HIỆU CHỈNH MÀU Mã bài: 16.08 Giới thiệu: Việc thay đổi tông màu, gam màu trên ảnh hay còn gọi là blend màu ảnh là khái niệm quen thuộc với hầu hết những ai thường xuyên phải chỉnh ảnh. Việc chỉnh gam màu trên ảnh sẽ mang lại hiệu ứng tốt hơn cho hình ảnh, tăng tính nghệ thuật cho ảnh, khi pha trộn 2 hay nhiều gam màu lại với nhau. Và ngay trên Photoshop cũng có 2 công cụ dùng đển blend màu và người dùng hoàn toàn có thể tùy chỉnh màu sắc, cũng như mức độ màu sắc trên hình ảnh Mục tiêu: - Biết công dụng của một số chức năng hiệu chỉnh màu - Hiệu chỉnh màu sắc cho ảnh - Thay đổi độ sáng tối, tương phản màu sắc của ảnh - Thực hiện các thao tác an toàn cho máy tính Nội dung chính: 1. Levels Công dụng: chỉnh sửa các dải màu và cân bằng màu sắc của hình ảnh bằng cách điều chỉnh mức cường độ của bóng tối hình ảnh, trung hòa, và sáng. - Bước 1: Image -> Adjustments -> Levels - Bước 2: Thiết lập các giá trị để hiệu chỉnh Hình 8.1. Hộp thoại Levels 59
  61. 2. Curves Công dụng: thay đổi âm sắc và màu sắc của ảnh - Bước 1: Image -> Adjustments -> Curves - Bước 2: Xác định vị trí các điểm trên đường cong để hiệu chỉnh Hình 8.2. Hộp thoại Curves 3. Color Balance Công dụng: thay đổi màu sắc tổng thể của ảnh - Bước 1: Image -> Adjustments -> Color Balance - Bước 2: Thiết lập các giá trị để hiệu chỉnh màu Hình 8.3. Hộp thoại Color Balance 60
  62. 4. Brightness/Contrast Công dụng: hiệu chỉnh độ sáng và tương phản của ảnh, không nên dùng trên ảnh chất lượng cao vì nó các thể làm mất các chi tiết ảnh. - Bước 1: Image -> Adjustments -> Brightness/Contrast - Bước 2: Thiết lập các giá trị Hình 8.4. Hộp thoại Brightness/Contrast 5. Hue/Saturation Công dụng: điều chỉnh màu sắc, độ bão hòa, và độ sáng của một thành phần màu sắc cụ thể trong một hình ảnh hoặc đồng thời điều chỉnh tất cả các màu sắc trong một hình ảnh. - Bước 1: Image -> Adjustments -> Hue/ Saturation - Bước 2: Thiết lập các giá trị Hình 8.5. Hộp thoại Hue/Saturation 61
  63. 6. Shadow/Highlight Công dụng: hữu ích trong việc hiệu chỉnh các ảnh được chụp trong điều kiện ngược ánh sáng. - B1: Image -> Adjustments -> Shadow/ Highlight - B2: Thiết lập các giá trị Hình 8.6. Hộp thoại Shadow/Highlight CÂU HỎI, BÀI TẬP 7.1. Thay đổi màu sắc cho xe 62
  64. 7.2. Thay đổi màu sắc cho hình phong cảnh 7.3. Thay đổi màu sắc cho hình bên dưới 63
  65. BÀI 9: PHỤC HỒI ẢNH Mã bài: 16.09 Giới thiệu: Photoshop là một công cụ tuyệt vời để tăng cường hoặc thay đổi hình ảnh kỹ thuật số, nó cũng là một ứng dụng tuyệt vời để sửa chữa hoặc khôi phục lại hình ảnh bị hư hại do ảnh hưởng của tuổi tác, bỏ bê hay hành vi của thiên nhiên Mục tiêu: - Biết nhận biết các khuyết điểm trên ảnh - Xử lý khắc phục khuyết điểm trên ảnh - Ghép ảnh - Thực hiện các thao tác an toàn cho máy tính Nội dung chính: 1. Khắc phục ảnh ngược sáng Vào Image -> Adjustments, 4 dòng đầu tiên chính là 4 đối tượng thường dùng để chỉnh sáng/tối cho ảnh, các bạn có thể chọn 1 hoặc kết hợp các đối tượng này để thêm sáng vào bức ảnh, điều chỉnh các thông số sao cho phù hợp với ảnh: Hình 9.1. Hộp thoại Image – Levels: 65
  66. Hình 9.2. Hộp thoại Levels – Brightness/Contrast: Hình 9.3. Hộp thoại Brightness/Contrast – Curves: Hình 9.4. Hộp thoại Curves 66
  67. – Exposure: Hình 9.5 Hộp thoại Exposure. Tiếp theo là chỉnh sửa những tấm ảnh bị ngược sáng. Thường những tấm ảnh này chỉ có phần mẫu bị tối còn phần background đã có độ sáng vừa phải. Như vậy chúng ta phải dùng mask để giữ nguyên phần background cũ. Tấm ảnh bị ngược sáng như sau: Ctrl+J để nhân đôi tấm ảnh của bạn lên, chọn chế độ hòa trộn Screen: Hình 9.6. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+J để nhân đôi tấm ảnh Nếu tấm ảnh vẫn còn tối, tiếp tục bấm Ctrl+J cho đến khi vừa ý: Đến đây thì background có thể bị dư sáng, khi đó ta nhấp vào biểu tượng mask trên khung layer và dùng công cụ brush với màu đen tô lên vùng background ngay trên tấm ảnh mà bạn muốn che sáng 67
  68. Nếu vẫn chưa vừa ý, bạn có thể đặt layer mask cho các layer dưới và làm tương tự, sau đây là kết quả: Hình 9.7. Nhân đôi nhiều lần Layer 2. Tách nền ảnh Xóa phông nền khỏi ảnh luôn là công việc mất nhiều thời gian, đặc biệt là khi hình nền có nhiều chi tiết phức tạp hoặc bạn phải thao tác với tóc của chủ thể. - Bước 1: Mở hình ảnh trong PTS bằng lựa chọn Open (Ctrl + O) hoặc kéo thả. - Bước 2: Tạo vùng chọn. Có nhiều công cụ để bạn tạo vùng chọn nhưng đơn giản hơn hết là Quick Selection Tool và Magic Wand Tool. Ngoài ra, Lasso Tool mang tới độ chính xác cao hơn nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Hình 9.8. Chọn công cụ tạo vùng chọn 68
  69. • Quick Selection Tool: Sử dụng công cụ chọn có dấu '+' bằng phím Shift, sau đó chọn vùng hình nền mà bạn muốn xóa và kéo xung quanh để mở rộng vùng chọn. Nếu không may lựa chọn phải chủ thể, bạn có thể nhấp và giữ phím Alt để chọn công cụ có dấu '-', giúp loại bỏ vùng chọn. Nhấp Shift để quay trở lại công cụ lựa chọn. • Magic Wand: Công cụ này phù hợp với các vùng chọn ít chi tiết. Sau khi chọn Magic Wand, click chuột vào một điểm trên hình nền mà bạn muốn bỏ. Nếu sau khi click, hình ảnh hiển thị như dưới đây thì bạn có thể tăng mức Tolerance lên 10 hoặc 15. Để thêm vùng chọn, vừa click vừa giữ phím Shift. Để loại bỏ vùng chọn, giữ phím Altvà click. Hình 9.9. Dùng Magic Wand tạo cùng chọn • Lasso Tool: Với công cụ này, hãy chọn chủ thể bạn muốn tách bằng Polygonal Lasso Tool. Click dọc theo các điểm xung quanh chủ thể cho tới khi tạo được một đường khép kín. Nhớ rằng càng click nhiều điểm thì vùng chọn sẽ càng chính xác. Khi đã chọn xong, nhấp đúp chuột để biến cả chủ thể thành một vùng chọn hoặc click vào điểm đầu tiên khi trông thấy hình tròn nhỏ bên cạnh trỏ chuột. - Bước 3: Nếu sử dụng Quick Selection hay Magic Wand để chọn vùng hình nền thì bạn chỉ cần click chuột phải, sau đó chọn Select Inverse để chọn chủ thể là 69
  70. con hươu cao cổ và tiếp tục tinh chỉnh. Nếu đã dùng Lasso Tool thì bạn có thể chuyển ngay sang bước tiếp theo. - Bước 4: Chọn Add Layer Mask ở bên dưới bảng Layers (biểu tượng hình chữ nhật có hình tròn đen ở giữa). Khi đó sẽ chỉ còn chủ thể chính trên tấm hình của bạn. Đừng lo nếu hình chưa được chuẩn vì ta sẽ tinh chỉnh thêm. Hình 9.10. Chọn Add Layer Mask - Bước 5: Click đúp chuột vào hình mặt nạ (hình đen trắng bên cạnh tấm hình preview) trên bảng Layers và chọn Mask Edge. Cửa sổ Refine Masks sẽ hiện ra sau đó. Chọn Show Radius và tùy chỉnh thông số Radius trên thanh trượt. Khi rê chuột xung quanh tấm hình, bạn sẽ thấy hình tròn với một dấu cộng nhỏ bên trong. Hãy dùng công cụ này để loại bỏ các chi tiết thừa trên tấm hình. Hình 9.11. Tùy chỉnh thông số Radius trên thanh trượt - Bước 6: Bỏ chọn Show Radius để quay lại hộp thoại Refine Mask và điều chỉnh các thông số khác bằng thanh trượt cho tới khi đạt kết quả như ý. Để nhìn 70
  71. hình ảnh rõ ràng hơn, hãy thay đổi chế độ xem bằng cách click vào biểu tượng thumbnail của hình ảnh và chọn chế độ trong danh sách sổ xuống. - Bước 7: Click OK khi đã hài lòng với tấm hình. Giờ bạn có thể sử dụng hình ảnh này để chèn vào bất kì đâu mình muốn. Nếu cần đặt chủ thể vào hình nền khác, chỉ cần mở hình đó lên trong PTS và kéo thả hình này vào. Bạn cũng có thể thay đổi kích thước ảnh bằng tổ hợp phím Ctrl/Cmd + T, rồi giữ phím Shift trong khi kéo thả. Hình 9.12. Kéo thả và thay đổi nền 3. Tách nền lọc voan cưới B1: Ta chọn hình cần tách voan chúng ta vào Menu File ➨ Open (Crt+O) chọn ảnh cần tách và 1 backgroud để sau khi tách voan xong chúng ta ghép vào background đó 71
  72. Hình 9.13. Chọn ảnh cần tách B2: Khi đã chọn được ảnh chúng ta sẽ dung công cụ Quick selecsiton tool để cắt đối tượng B3: Sau khi đã tạo được vùng chọn ta nhấn tổ hợp phím ctrl+c rồi chọn đến file chứa background cần ghép nhấn tổ hợp phím ctrl+v để dán đối tượng ta được hình như dưới đây Hình 9.14. Chọn background cần ghép Khi ghép ảnh sang một background khác thì 2 ảnh không cùng một thời điểm, một không gian và tông màu vậy nên ta phải chỉnh lại sắc độ của 2 ảnh bằng cách làm nhuốm màu đối tượng background dưới hay lấy thời điểm và không 72
  73. gian đối tượng dưới bằng cách như sau: Ta chọn vào manu Inmage – Adjustment – Match color. Match color là một đối tượng thông minh về màu sắc nó sẽ lấy được nguyên tố màu của đối tượng dưới background để làm cho nguyên tố ở phía trên. Sau khi chọn vào Match color sẽ xuất hiện 1 bảng như sau: Hình 9.15. Hiệu chỉnh thông số Trong bảng trên ta cần chú ý đến 3 thẻ: + Fade: Mức độ nhuốm màu của đối tượng + Source: chọn đến tên của bức ảnh ta vừa đưa sang + Layer: tên của đối tượng được chọn Sau khi thực hiện thao tác như bảng trên ta được hình sau: Hình 9.16. Sau khi hiệu chỉnh các thông số 73
  74. Sau khi lấy được sắc thái của ảnh rồi bây giờ ta sẽ tiến hành tách voan cho đối tượng để có thể nhìn được phần nước biển phía sau voan. Đầu tiên ta ẩn layer Background cho dễ nhìn sau đó ta chọn vào Manu Window – Channels ( kênh màu). Khi đó sẽ xuất hiện các kênh màu RGB, Red, Green, Blue. Ta sẽ chon đến kênh màu đậm nhất ,trong bài này ta chọn kênh Blue, sau đó ta nhấn Ctrl đồng thời click chuột trái vào mặt layer của kênh Blue ta tạo lên vùng chọn. Hình 9.17. Thay đổi Channels Ta trở về bên layer và Add cho layer đó một layer mask, tiếp theo ta dùng công cụ Brush Tool xóa đi phần người cô gái và cuối cùng ta được bức hình như dưới đây. Hình 9.18. Kết quả 74
  75. 4. Làm mịn da Bước 1: Các bạn mở bức ảnh cần làm mịn da bằng Photoshop, nhấn Ctrl+O để chọn ảnh: Hình 9.19. Lựa chon tấm ảnh Bước 2: Trước tiên chúng ta sẽ sử dụng công cụ Spot Healing Brush Tool để xoá mụn trên mặt của nhân vật. Các bạn có thể nhấn phím J để chọn công cụ này hoặc chọn trên thanh công cụ như hình dưới, sau đó nhớ chọn Content-Aware ở mục Type phía trên. Hình 9.20. Sử dụng công cụ Spot Healing Brush Tool Sau khi chọn xong các bạn nhấn và di chuột lên những vùng có mụn để xoá: 75
  76. Lúc này gương mặt của nhân vật đã hết mụn, tuy nhiên làn da thì vẫn chưa được mịn: Bước 3: Sau khi xoá mụn xong chúng ta sẽ tiếp tục các bước làm mịn da. Các bạn nhấn Ctrl+J để nhân đổi Layer, sau đó chọn Filter -> Noise -> Reduce Noise Hình 9.21. Làm mịn bằng công cụ Reduce Noise Bước 4: Cửa sổ tuỳ chỉnh hiện lên các bạn chọn các thông số như sau: Strength : để làm mờ ảnh cái này nên tăng hết lên 10 Preserve Details : để chỉnh cho mờ hoặc ngược lại Reduce Color Noise : để chỉnh màu tùy từng ảnh mà chinh Sharpen Details : đổ nét của ảnh Chỉnh các thông số sao cho làn da mịn một cách tự nhiên nhất. 76
  77. Hình 9.22. Kết quả đạt được 5. Xóa nếp nhăn Bước 1: Các bạn mở PTS lên vào File > Open > Chọn Ảnh Hình 9.23 Lựa chọn tấm ảnh Bước 2: Các bạn tạo một layer mới đặt tên là Da Bước 3: Các bạn bấm phím tắt J và chọn Healing Brush Tool Hình 24. Chọn công cụ 77
  78. Và ở góc trên ở giữa Pts. các bạn chọn all Layers Bước 4: Các bạn giữ Alt và Click chuột vào vùng da mịn để lấy mẫu và các bạn tô lên các vết nhăn cần xóa. các bạn điều chỉnh độ to nhỏ của vòng tròn sao cho phù hợp chi tiết nhỏ thì nên để nhỏ Hình 9.25. Thực hiện thao tác thẩy xóa Bước 5: Các bạn giảm Opacity xuống 85% đối với ảnh này. còn ảnh khác các bạn điều chỉnh cho phù hợp Hình 9.26. Điều chỉnh Opacity 6. Xóa vết tàn nhan trên da 78
  79. Bước 1: Mở bức ảnh muốn làm mịn da bằng Photoshop bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + O hoặc vào File và chọn Open Hình 9.27. Hình ảnh ban đầu Bước 2: Click chuột phải vào Layer Background => chọn Duplicate Layer để nhân đôi lớp Background. Cách thực hiện đơn giản hơn là bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + J Bước 3: Tạo vùng chọn mặt bằng công cụ Quick Mask (phím tắt Q) và cọ Brush (phím tắt B) Bước 4: Tô lên vùng da mặt bằng công cụ Brush Tool Hình 9.28. Dùng công cụ Quick Mask Bước 5: Tô xong thì nhấn phím Q để hiển thị vùng chọn hoặc trở lại Quick Mask. Đảo ngược vùng chọn bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + I hoặc Shift + F7 Bước 6: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C để copy vùng da muốn chỉnh sửa Bước 7: Nhấn Ctrl + V để paste, chúng ta chỉ chỉnh sửa vùng da này 79
  80. Bước 8: Vào Filter => chọn Blur => Tiếp tục chọn Surface Blur Bước 9: Thiết lập thông số • Giảm Opacity xuống còn khoảng 70% để tạo độ chân thực cho bức ảnh • Trường hợp có một vài vùng chưa mịn như ý muốn => nhấp vào biểu tượng Create New Layer dưới thẻ Layer để tạo Layer mới => chọn công cụ Healing Brush Tool (phím tắt J) Bước 10: Nhấn Alt đồng thời click chuột để lấy mẫu và xóa vùng mụn. Khi thực hiện bạn nên phóng to hình để dễ dàng quan sát và chỉnh sửa nhé! Hình 9.29. Kết quả đạt được 7. Thay đổi màu da Thực tế có nhiều cách để chọn và thay đổi màu sắc của đối tượng trong Photoshop nhưng video dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện thông dụng nhất và nhanh nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao để tiết kiệm thời gian. Chọn phạm vi màu - Để chọn các màu khác nhau, bạn tạo một Layer mới -> kích vào Select -> chọn Color Range -> sử dụng công cụ Eyedropper để kích vào màu bạn muốn lấy mẫu. - Để có nhiều lựa chọn chính xác hơn, bạn có thể thử với công cụ fuzziness. - Để thêm hoặc bớt vùng chọn, bạn có thể sử dụng công cụ Eyedroppers cùng với các dấu cộng và trừ bên cạnh chúng. - Điều chỉnh màu - Sau khi chọn được màu vào Layer, bạn tiến hành điều chỉnh hoặc thay đổi màu sắc cho vùng chọn -> chọn New Adjustment Layer -> Hue/Saturation -> sau đó thực hiện thao tác kéo thả các thông số Hue/Saturation. 80
  81. - Tinh chỉnh Layer Masks - Để loại bỏ các phần không mong muốn nhỏ trong một vùng chọn, bạn có thể sử dụng công cụ Brush trên Layer Mask. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Khắc phục ảnh ngược sáng 2. Làm mịn da cho bức hình sau 81
  82. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Quang Huy, Giáo trình thực hành photoshop CC, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 9-2014. [2] Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình lý thuyết đồ họa, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, 08-2003. [3] Lê Thuận, Thanh Tâm, Quang Huy, Giáo trình xử lý photoshop dành cho người tự học, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, 06-2013. [4] Tài liệu tham khảo Internet: 82