Giáo trình Kế toán quản trị (Phần 1)

pdf 84 trang cucquyet12 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán quản trị (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_quan_tri.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kế toán quản trị (Phần 1)

  1. LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho tổ chức như hiện nay, thông tin chính xác, kịp thời và thích hợp về nguồn lực kinh tế và các mặt hoạt động của tổ chức có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của tổ chức. Cũng chính trong bối cảnh này, kế toán quản trị đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của một tổ chức và nhân viên kế toán quản trị có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ cho các nhà quản trị tổ chức. Nhằm cung cấp cho sinh viên hệ Cao đẳng chuyên ngành kế toán Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc có được tài liệu kịp thời phục vụ nghiên cứu, học tập với chiều sâu kiến thức và thực tiễn, Tập bài giảng “Kế toán quản trị” được biên soạn giúp sinh viên có được những kiến thức cơ bản nhất về kế toán quản trị. Tập bài giảng trình bày những kiến thức cơ bản, khái quát về kế toán quản trị và được cấu trúc thành 6 chương: Chương 1. Tổng quan về kế toán quản trị Chương 2. Kế toán quản trị chi phí – giá thành Chương 3. Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Chương 4. Định giá bán sản phẩm Chương 5. Quyết định về vốn đầu tư Chương 6. Chi phí tiêu chuẩn và dự toán sản xuất kinh doanh Trong quá trình soạn thảo, do các lý do khách quan, tập bài giảng không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các em sinh viên để tập bài giảng được hoàn thiện hơn. Vĩnh phúc, ngày 25 tháng 11 năm 2011 Tác giả 1
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 5 1.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 5 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị 5 1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị 5 1.1.3. Mục tiêu của kế toán quản trị 7 1.2. THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 7 1.2.1. Thông tin và yêu cầu về thông tin kế toán quản trị 7 1.2.2. Các nguồn thông tin 8 1.3. PHÂN BIỆT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN CHI PHÍ 9 1.3.1. Kế toán quản trị và kế toán tài chính 9 1.3.2. Kế toán quản trị và kế toán chi phí 11 1.4. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 11 1.4.1. Vị trí của nhân viên kế toán quản trị 11 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị 12 Câu hỏi ôn tập 12 Tài liệu tham khảo 12 Chương 2. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ – GIÁ THÀNH 13 2.1. CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 13 2.1.1. Khái niệm 13 2.1.2. Phân loại chi phí 14 2.1.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 17 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 20 2.2.1. Phương pháp xác định theo công việc 20 2.2.2. Phương pháp xác định theo quá trình 29 2.2.3. Các phương pháp tính chi phí theo dòng sản phẩm 42 Câu hỏi ôn tập 42 Bài tập 42 Tài liệu tham khảo 55 Chương 3. MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 56 3.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 56 3.1.1. Số dư đảm phí 56 3.1.2. Kết cấu chi phí 57 3.1.3. Đòn bẩy kinh doanh 59 3.2. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 60 3.2.1. Thay đổi định phí và doanh thu 60 3.2.2. Thay đổi biến phí và lượng bán 60 3.2.3. Thay đổi định phí, giá bán và lượng bán 61 3.2.4. Thay đổi định phí, biến phí và lượng bán 61 3.2.5. Tính giá bán cho đơn đặt hàng đặc biệt 62 3.3. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 63 3.3.1. Khái niệm điểm hòa vốn 63 3.3.2. Các phương pháp xác định điểm hòa vốn 64 3.3.3. Phương trình lợi nhuận 66 3.4. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ BÁN VÀ KẾT CẤU HÀNG BÁN 70 2
  3. 3.4.1. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán 70 3.4.2. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán 71 Câu hỏi ôn tập 72 Bài tập 72 Tài liệu tham khảo 84 Chương 4. ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM 85 4.1 VỊ TRÍ CỦA DOANH NGHIỆP VỚI VẤN ĐỀ VỀ GIÁ 85 4.1.1 Quyết định về giá ngắn hạn 85 4.1.2. Quyết định về giá dài hạn 85 4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ 86 4.2.1. Định giá theo chi phí sản xuất toàn bộ 86 4.2.2. Định giá theo chi phí trực tiếp 87 4.2.3 Một số phương pháp định giá bán sản phẩm khác 89 Câu hỏi ôn tập 90 Bài tập 91 Tài liệu tham khảo 96 Chương 5. QUYẾT ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ 97 5.1. NHẬN DIỆN THÔNG TIN THÍCH HỢP CỦA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN 97 5.1.1. Khái niệm quyết định ngắn hạn 97 5.1.2. Tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn 97 5.1.3. Phân tích thông tin thích hợp 97 5.2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM THÔNG TIN THÍCH HỢP ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH 100 5.2.1. Quyết định loại bỏ hay kinh doanh một bộ phận 100 5.2.2. Quyết định sản xuất hay mua ngoài 104 5.2.3. Quyết định nên bán hay tiếp tục chế biến 109 Câu hỏi ôn tập 110 Bài tập 110 Tài liệu tham khảo 112 Chương 6: CHI PHÍ TIÊU CHUẨN VÀ DỰ TOÁN 113 SẢN XUẤT KINH DOANH 113 6.1 CHI PHÍ TIÊU CHUẨN 113 6.1.1 Khái niệm chi phí tiêu chuẩn 113 6.1.2 Nguyên tắc xây dựng chi phí tiêu chuẩn 113 6.1.3 Công dụng của chi phí tiêu chuẩn 115 6.1.4 Quá trình xây dựng chi phí tiêu chuẩn 115 6.2 DỰ TOÁN 118 6.2.1 Mục đích của dự toán 118 6.2.2 Các loại dự toán 118 6.2.3 Kỳ dự toán 119 6.2.4 Sổ tay dự toán 119 6.2.5 Ủy ban dự toán 120 6.3 QUÁ TRÌNH DỰ TOÁN 120 6.3.1 Dự toán tiêu thụ 120 6.3.2 Dự toán sản xuất 121 6.3.3 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp 122 6.3.4 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 123 6.3.5 Dự toán chi phí sản xuất chung 123 6.3.6 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 124 6.4 DỰ TOÁN TIỀN MẶT 125 6.4.1 Khái niệm 125 6.4.2 Sự cần thiết của dự toán tiền mặt 125 3
  4. 6.5 DỰ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 127 6.5.1 Dự toán báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 127 6.5.2 Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ 129 6.5.3 Dự toán bảng cân đối kế toán 129 Câu hỏi ôn tập 131 Bài tập 131 Tài liệu tham khảo 134 4
  5. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ: Trình bày được khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị Trình bày được khái niệm thông tin và các nguồn thông tin So sánh những điểm giống và khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính Đánh giá được vị trí, chức năng và nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị 1.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị “là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Theo định nghĩa của viện kế toán quản trị Hoa Kỳ thì kế toán quản trị “là quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá trình thực hiện các mục đích của tổ chức. Kế toán quản trị là một bộ phận thống nhất trong quá trình quản lý, và nhân viên kế toán quản trị là những đối với tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức”. - Nhận diện: là sự ghi nhận và đánh giá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm có hành động kế toán thích hợp. - Đo lường: là sự định lượng, gồm cả ước tính, các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra hoặc dự báo các sự kiện kinh tế có thể xảy ra. - Phân tích: là sự xác định nguyên nhân của các kết quả trên báo cáo và mối quan hệ của các nguyên nhân đó với các sự kiện kinh tế. - Diễn giải: là sự liên kết các số liệu kế toán hay số liệu kế hoạch nhằm trình bày thông tin một cách hợp lý, đồng thời đưa ra các kết luận rút ra từ các số liệu đó. - Truyền đạt: là sự báo cáo các thông tin thích hợp cho nhà quản trị và những người khác trong tổ chức. 1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị Do nhiệm vụ của quản trị doanh nghiệp là ra các quyết định nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục bền vững của doanh nghiệp đồng thời quản trị doanh nghiệp thường xuyên kiểm soát được việc ra các quyết định đó thì quản trị doanh nghiệp cần phải được cung cấp đầy đủ những thông tin của kế toán quản trị. Ngày nay, vai trò của kế toán quản trị rất khác so với thập niên trước. Trước đây, nhân viên kế toán quản trị làm việc trong một đội ngũ gián tiếp hoàn toàn tách rời với các nhà quản trị mà họ cung cấp thông tin và các báo cáo. Ngày nay, nhân viên kế toán quản trị có vai trò như những nhà tư vấn nội bộ doanh nghiệp, cùng làm việc trong nhóm đa chức năng, cận kề với các nhà quản trị ở tất cả các lĩnh vực của tổ chức. Thay vì tách rời nhân viên kế toán quản trị trong phòng kế toán, ngày nay các công ty thường bố trí họ trong các 5
  6. bộ phận hoạt động kinh doanh để cùng với các nhà quản lý khác ra quyết định và giải quyết các vấn đề kinh doanh. - Cung cấp những thông tin cần thiết giúp quản trị doanh nghiệp làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch. Như vậy, kế toán quản trị có vai trò hết sức to lớn trong việc cung cấp những thông tin nền tảng, giúp quản trị doanh nghiệp có những căn cứ khoa học vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất – kinh tế - tài chính một cách chính xác và toàn diện. - Kế toán quản trị cung cấp những thông tin cần thiết giúp quản trị doanh nghiệp đánh giá mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, có những căn cứ xác thực để ra các quyết định kinh doanh hợp lý và có hiệu quả. Đặc biệt giúp quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá kết quả của từng trung tâm trách nhiệm về chi phí trong doanh nghiệp. - Kế toán quản trị cung cấp hệ thống tài liệu dự toán sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện các dự toán ngân sách doanh nghiệp, giúp quản trị phát hiện ra những khả năng tiềm tàng và tìm mọi biện pháp để huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tiếp theo, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với chức năng là chọn lọc và ghi chép số liệu, phân tích các số liệu, lập các báo cáo kết quả kinh doanh, kế toán quản trị có vai trò rất lớn đối với công tác quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Có thể khái quát mô hình chung về quy trình quản trị doanh nghiệp và quy trình của kế toán quản trị, như sau: Với chức năng quản lý doanh nghiệp, quy trình quản trị doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự sau đây: Hàng năm, quản trị doanh nghiệp phải thiết lập kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – Kinh tế - tài chính, kế hoạch đầu tư nhằm huy động tối đa mọi nguồn nhân tài, vật lực vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế những rủi ro trong kinh doanh để đạt được tổng mức lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện kế hoạch: để thực hiện chức năng này, quản trị doanh nghiệp luôn luôn cần một lượng thông tin cần thiết rất lớn. Đặc biệt là những thông tin phát sinh hàng ngày để kịp thời điều chỉnh, tổ chức thực hiện, như: thông tin về giá bán sản phẩm, thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào, thông tin về năng suất, chất lượng sản phẩm, Kiểm tra giám sát: trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch, quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã đặt ra. Qua việc kiểm tra, giám sát này giúp quản trị doanh nghiệp phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu của công tác tổ chức thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở đó, tìm mọi biện pháp khắc phục để hướng đến các mục tiêu được đặt ra. Ra quyết định: việc ra quyết định là chức năng rất cơ bản và thường xuyên của quản trị doanh nghiệp. Song, vấn đề không phải là đơn giản ở chỗ: trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường xảy ra những tình huống rất phức tạp, việc lựa chọn để ra các quyết định hợp lý, có hiệu quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Và đặc biệt càng 6
  7. khó khăn hơn nếu quản trị doanh nghiệp không được cung cấp đầy đủ những thông tin của kế toán quản trị. 1.1.3. Mục tiêu của kế toán quản trị Nhân viên kế toán quản trị làm tăng giá trị cho tổ chức bằng cách theo đuổi năm mục tiêu lớn: - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và lập kế hoạch, tham gia một cách tích cực, với vai trò là một thành phần của đội ngũ quản lý, vào các quá trình ra quyết định và lập kế hoạch. - Hỗ trợ các nhà quản trị trong việc định hướng và kiểm soát các mặt hoạt động kinh doanh. - Thúc đẩy các nhà quản trị và nhân viên nhắm vào các mục đích của tổ chức. - Đo lường kết quả của các mặt hoạt động, các đơn vị, các nhà quản trị và nhân viên trong tổ chức. - Cạnh tranh vị trí cạnh tranh lâu dài kế toán quản trị được xem là rất quan trọng cho quá trình quản lý doanh nghiệp đến nỗi các nhân viên kế toán quản trị trở thành thành viên của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp. Họ không còn chỉ là những người cung cấp thông tin mà đã có một vai trò tích cực trong cả việc ra các quyết định chiến lược cũng như các quyết định hàng ngày của doanh nghiệp. 1.2. THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.2.1. Thông tin và yêu cầu về thông tin kế toán quản trị a. Thông tin kế toán quản trị là gì? Dù hầu hết thông tin do phương pháp kế toán quản trị cung cấp đều là thông tin tài chính, kế toán quản trị vẫn rất chú trọng với việc trình bày thông tin phi tài chính. Nhân viên kế toán quản trị cung cấp tất cả các loại thông tin cho nhà quản trị và hành động như những đối tác chiến lược, giúp nhà quản trị ra quyết định và quản lý các mặt hoạt động của tổ chức. Thông tin kế toán quản trị là một trong những nguồn thông tin ban đầu của quá trình ra quyết định và kiểm tra trong tổ chức, có tác dụng giúp các nhà quản trị các tổ chức. Thông tin kế toán quản trị là các số liệu tài chính và số liệu vật chất về các mặt hoạt động, các quá trình, các đơn vị kinh doanh, các loại sản phẩm, dịch vụ, khách hàng của một tổ chức, ví dụ như giá thành tính toán của một sản phẩm, một hoạt động, hay của một bộ phận ở kỳ hiện hành. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ chức mà kế toán quản trị sẽ thiết kế và cung cấp thông tin phù hợp. b. Yêu cầu đối với thông tin kế toán quản trị Thông tin kế toán quản trị được xây dựng theo nhu cầu của người sử dụng thông tin. Do đó để thông tin có chất lượng thì thông tin phải thỏa mãn các yêu cầu sau: 7
  8. Thích hợp: thông tin phải thích hợp với mục đích mà nhà quản trị muốn rút ra từ thông tin. Có những giới hạn về mặt vật chất và tinh thần mà trong phạm vi đó con người có thể đọc, tiếp nhận và hiểu một cách đúng đắn trước khi có hành động. Đầy đủ: người sử dụng thông tin phải có tất cả thông tin anh ta cần để làm tốt công việc của anh ta. Nếu không có một bức tranh hoàn chỉnh về tình hình, anh ta có thể dễ dàng đưa ra những quyết định sai. Chính xác: thông tin nhất thiết phải chính xác vì sử dụng thông tin không chính xác có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và thất bại khôn lường. Rõ ràng: thông tin phải rõ ràng đối với người sử dụng. Nếu người sử dụng không thể hiểu được thông tin đúng đắn thì họ không thể sử dụng chúng đúng đắn. Đáng tin cậy: thông tin phải được các nhà quản lý sử dụng chúng tin tưởng. Không phải tất cả thông tin đều chắc chắn nhưng một số loại thông tin phải chắc chắn, nhất là những thông tin về hoạt động kinh doanh. Truyền đạt: trong mọi tổ chức, các cá nhân được giao quyền hạn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, và họ phải được cung cấp đúng và đủ thông tin họ cần thực thi nhiệm vụ này. Đúng lúc: thông tin chỉ được cung cấp sau khi đã ra quyết định chỉ có ích cho việc so sánh và kiểm soát về lâu dài, và có thể chẳng vì mục đích nào hết. Thông tin được soạn thảo quá thường xuyên có thể có những nhược điểm nghiêm trọng. Chi phí: thông tin phải có giá trị nào đó, nếu không nó không đáng để bỏ chi phí ra thu thập nó. Ngoài ra, lợi ích có được từ thông tin cũng phải cao hơn chi phí có được thông tin. Nếu không được cung cấp thông tin đầy đủ, thích hợp, đúng lúc, nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý và điều hành tổ chức có hiệu quả. 1.2.2. Các nguồn thông tin a. Nguồn thông tin nội bộ Sổ sách kế toán tài chính cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan với nhân sự và phương pháp tính lương. Từ nguồn này còn có thể rút ra nhiều thông tin khác. Sổ theo dõi nhân sự cung cấp thông tin liên quan với nhân sự và phương pháp tính lương. Từ nguồn này còn có thể rút ra nhiều thông tin khác. Sổ theo dõi sản xuất cung cấp thông tin do bộ phận sản xuất tính toán như công suất máy, mức tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu, sản phẩm dở dang, thời gian bố trí, nhu cầu bảo trì Nhiều doanh nghiệp dịch vụ, nhất là dịch vụ kế toán và pháp lý, cần theo dõi sổ sách chi tiết về thời gian hao phí cho những hoạt động khác nhau để tính lệ phí tính cho khách hàng và để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. b. Nguồn thông tin bên ngoài Chúng ta thấy rằng trong hồ sơ của một tổ chức cũng đầy hóa đơn, thư từ, quảng cáo nhận từ khách hàng và nhà cung cấp. Xét về tính chất của thông tin, có thể chia nguồn của thông tin bên ngoài thành hai nguồn: 8
  9. Nguồn ban đầu của thông tin là gốc phát sinh thông tin. Thông tin từ nguồn ban đầu thường tự bản thân tổ chức phải thực hiện thu thập trực tiếp bằng nhiều hình thức như quan sát sự kiện, trực tiếp phỏng vấn, Nguồn thứ cấp của thông tin là nguồn cung cấp thông tin đã qua xử lý, ví dụ: sách báo, bài viết, báo cáo 1.3. PHÂN BIỆT KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN CHI PHÍ 1.3.1. Kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận của phương pháp kế toán trong tổ chức. Kế toán quản trị về cơ bản cũng dựa trên những nội dung cơ bản của kế toán như phân loại tài sản thành tài sản lưu động và tài sản cố định, phân loại nguồn vốn thành nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. a. Những điểm giống nhau Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai lĩnh vực chủ yếu của kế toán nên chúng có một số điểm chung cơ bản như: - Kế toán quản trị và kế toán quản trị đều là công cụ quản lý giúp quản lý giám đốc và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế của tổ chức. - Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều sử dụng các chứng từ ban đầu làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế - tài chính. - Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều quan tâm đến trách nhiệm của nhà quản lý. Kế toán tài chính chú trọng đến trách nhiệm điều hành chung với toàn bộ tổ chức; Kế toán quản trị chú trọng đến trách nhiệm điều hành ở từng bộ phận của tổ chức cho đến cấp thấp nhất chỉ có trách nhiệm với chi phí. b. Những điểm khác nhau Tuy nhiên, do lĩnh vực nghiên cứu và mục đích phục vụ khác nhau nên giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính cũng có những điểm khác nhau cơ bản: Bảng 1-1. Điểm khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính Chỉ tiêu Kế toán tài chính Kế toán quản trị Đối tượng sử Những thành phần có quan tâm, Các nhà quản trị ở bên trong tổ chức dụng thông tin ở bên ngoài tổ chức Cơ sở pháp lý - Luật - Chính sách của nhà quản trị - Các chuẩn mực kế toán - Nhu cầu kiểm soát của nhà quản trị Nguồn thông tin Hầu như chỉ lấy từ phương pháp Phương pháp kế toán cơ bản của tổ kế toán cơ bản của tổ chức chức cùng với nhiều nguồn khác, ví dụ như các tỷ lệ sản phẩm hỏng, 9
  10. lượng nguyên liệu và lao động sử dụng trong sản xuất, tỷ lệ phòng cho thuê trong khách sạn Bản chất các Báo cáo tập trung vào toàn bộ tổ Báo cáo thường tập trung vào từng báo cáo và các chức. Hầu như dựa vào các số đơn vị trong tổ chức, như các bộ thủ tục liệu giao dịch lịch sử phận, vùng địa lý, dòng sản phẩm. Kết hợp số liệu lịch sử, ước tính, và dự báo cáo về các sự kiện tương lai. Chi phí của Phải phát sinh, nhằm mục đích Lợi ích của thông tin phải cao hơn thông tin thỏa mãn các quy định pháp lý chi phí bỏ ra. Thông tin kế toán dùng để soạn thảo các báo cáo kế toán tài chính và kế toán quản trị về cơ bản là cùng được rút ra từ một nguồn chung. Tuy nhiên giữa các báo cáo kế toán tài chính với các báo cáo kế toán quản trị lại khác nhau do thông tin được trình bày, xử lý phân tích theo các định hướng khác nhau. Bảng 1-2. Điểm khác nhau giữa báo cáo kế toán quản trị và báo cáo kế toán tài chính Báo cáo kế toán tài chính Báo cáo kế toán quản trị Báo cáo kế toán tài chính chi tiết hoạt động Báo cáo kế toán quản trị được dùng để giúp của một tổ chức trong một kỳ xác định và các nhà quản lý ghi sổ, lập kế hoạch và nêu tình trạng các hoạt động kinh doanh vào kiểm soát các hoạt động của tổ chức và hỗ lúc cuối kỳ. trợ quá trình ra quyết định Tất cả tổ chức đều phải soạn thảo các báo Không có quy định pháp lý cho việc soạn cáo kế toán tài chính theo luật định thảo các báo cáo kế toán quản trị. Hình thức báo cáo kế toán tài chính công Hình thức của các báo cáo kế toán quản trị khai được quy định theo chuẩn mực kế toán. hoàn toàn tùy thuộc vào quản lý: không có Do vậy, về cơ bản, các báo cáo kế toán tài các nguyên tắc bắt buộc về cách soạn thảo chính của các tổ chức khác nhau có thể so hay trình bày báo cáo. Mỗi tổ chức có thể sánh được với nhau. thiết kế phương pháp kế toán quản trị và hình thức báo cáo của riêng mình. Báo cáo kế toán tài chính tập trung vào toàn Báo cáo kế toán quản trị có thể tập trung bộ doanh nghiệp, phân chia doanh thu và vào các lĩnh vực cụ thể của các hoạt động chi phí cho những hoạt động khác nhau, và của tổ chức. Thông tin có thể được tạo bản thân chúng là một kết quả cuối cùng thành để hỗ trợ cho một quyết định hơn là của một quyết định một kết quả cuối cùng của một quyết định. Hầu hết thông tin kế toán tài chính có bản Báo cáo kế toán quản trị kết hợp các thước chất tiền tệ đo tiền tệ với các thước đo phi tiền tệ. Ví dụ, nhà quản lý có thể muốn biết số tấn nhôm sản xuất, số giờ máy hàng tháng. 10
  11. Báo cáo kế toán tài chính như một bức tranh Báo cáo kế toán quản trị vừa là số liệu lịch vẽ lại các hoạt động đã qua, có bản chất lịch sử vừa là công cụ lập kế hoạch cho tương sử. lai. 1.3.2. Kế toán quản trị và kế toán chi phí Kế toán quản trị quan tâm đến những vấn đề sau: - Sử dụng số liệu tài chính và truyền đạt nó dưới dạng thông tin cho người sử dụng là các nhà quản trị các cấp ở bên trong tổ chức. - Có thể nói kế toán chi phí là một phần của kế toán quản trị. Kế toán chi phí cung cấp một ngân hàng số liệu cho nhân viên kế toán quản trị sử dụng, gồm: + Giá vốn sản phẩm sản xuất hay giá vốn dịch vụ cung cấp + Giá vốn của một bộ phận hay một phần công việc + Doanh thu + Lợi nhuận của một sản phẩm, một dịch vụ, một bộ phận, hay của toàn bộ tổ chức + Giá bán so với giá vốn hàng bán + Giá trị của hàng tồn kho, còn trong kho vào lúc cuối kỳ, do đó hỗ trợ cho việc lập bảng cân đối kế toán của công ty. + Chi phí thực tế so với chi phí dự toán. Kế toán chi phí quan tâm đến các vấn đề sau: - Soạn thảo các bảng kê (các bản dự toán, các bảng tính chi phí) - Thu thập số liệu chi phí - Phân bổ chi phí cho hàng tồn kho, sản phẩm và dịch vụ. 1.4. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.4.1. Vị trí của nhân viên kế toán quản trị Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, nhân viên kế toán quản trị đã trở thành một thành phần của đội ngũ quản lý, tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược. Nhân viên Kế toán quản trị có thể chuyển xu hướng của chiến lược thành các thước đo hoạt động và quản trị. Thay vì chỉ là những người quan tâm và thu thập số liệu hay là những người viết báo cáo về hoạt động đã qua, họ còn là những người thiết kế các phương pháp thông tin quản lý quan trọng trong tổ chức. Nhân viên kế toán quản trị làm việc với các ủy viên thuộc quản lý cấp cao, nhân viên marketing và bán hàng, kỹ sư thiết kế, quản lý các mặt hoạt động, chuyên gia pháp lý, nhân viên kiểm soát chất lượng, và tất cả các loại nhân viên chuyên ngành khác trong tổ chức. Đội ngũ quản lý được hình thành nhằm ra quyết định, tham gia vào các bài toán lập kế hoạch, hay chỉ ra những vấn đề hoạt động kinh doanh từ nhiều quan điểm khác nhau. Do các vấn đề tài chính và kế toán quản trị rất quan 11
  12. trọng trong việc chỉ ra các vấn đề kinh doanh nên nhân viên kế toán quản trị thường có vai trò quan trọng trong các nhóm đa chức năng này. 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị Nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị gồm: - Phân tích chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: nhằm tính toán chi phí sản phẩm. Ví dụ, chi phí sản xuất sản phẩm X là bao nhiêu? - Phân tích cách ứng xử của chi phí: giúp xác định phạm vi chi phí tăng lên hay giảm đi theo các mức hoạt động. - Kiến nghị: cho quyết định về những sản phẩm hay dịch vụ nào nên sản xuất, hay hoạt động nào nên tiếp tục hoạt động trong khuôn khổ các nguồn lực có giới hạn. Kế toán quản trị dựa trên những nguyên tắc kinh tế học và nghiên cứu hoạt động khi khai triển các nguyên tắc về tính chi phí nhằm ra quyết định. - Xây dựng giá bán cho sản phẩm: kế toán quản trị có thể hỗ trợ bằng rất nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề định giá. Một số sản phẩm được định giá theo “chi phí cộng thêm”. - Phân tích quan hệ chi phí – lợi ích và đánh giá đầu tư để tính các chi phí và các dòng tiền thích hợp với các quyết định đầu tư vốn. Những quyết định này, thường xem xét các dòng tiền của nhiều năm, nên cũng cần xem xét giá trị thời gian của tiền tệ và sử dụng các nguyên tắc chiết khấu dòng tiến. - Kiến nghị về sử dụng chi phí hiệu quả: để làm giảm chi phí của tổ chức, nhân viên kế toán quản trị đưa ra các kiến nghị về các giải pháp cắt giảm chi phí ngắn hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của tổ chức, kế toán quản trị thường nhằm vào những kiến nghị cho chiến lược dài hạn về sử dụng hiệu quả chi phí thay vì những giải pháp ngắn hạn trong dự toán ngắn hạn. Câu hỏi ôn tập 1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu của kế toán quản trị? 2. Khái niệm, yêu cầu và các nguồn thông tin kế toán quản trị? 3. So sánh kế toán quản trị, kế toán tài chính và kế toán chi phí? 4. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị? Tài liệu tham khảo PGS – TS Phạm Văn Được – Đặng Kim Cương, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, 2008 TS Huỳnh Lợi, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2009 PGS – TS Nguyễn Năng Phúc, Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, 2008 Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/ 6/ 2006 12
  13. Chương 2. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ – GIÁ THÀNH Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ: Trình bày được khái niệm chi phí, các loại chi phí trong doanh nghiệp và ý nghĩa của việc phân loại chi phí trong doanh nghiệp. Biết xây dựng hàm chi phí theo cách ứng xử của chi phí Biết cách tập hợp chi phí theo công việc đối với từng loại hình doanh nghiệp, lập bảng tính chi phí theo công việc và tập hợp chi phí theo quá trình ứng với doanh nghiệp, lập báo cáo sản xuất theo hai phương pháp. 2.1. CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 2.1.1. Khái niệm a. Chi phí là gì? Chi phí có thể được hiểu là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được phục vụ Nguồn lực sử dụng: mục tiêu chính của kế toán quản trị là đo lường đầy đủ và chính xác tất cả các nguồn lực đã sử dụng để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ cung cấp. Theo các nhà kinh tế học thì nguồn lực sử dụng trong mọi tổ chức – sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ - nói chung gồm 3 loại: - Đất đai: là loại nguồn lực đơn giản nhất trong 3 loại nguồn lực tổ chức sử dụng. Nguồn lực đất đai nói chung, chỉ gồm diện tích đất mà trên đó xây dựng nhà xưởng, văn phòng của tổ chức. Chi phí đất đai thường được tính bằng giá thuê đất. Vì đất đai là loại tài sản đặc biệt không phải tính khấu hao nên nhưng tổ chức nào sở hữu đất đai đang sử dụng thì không tốn khoản chi phí này dù tổ chức vẫn phải đóng thuế đất và cũng chịu chi phí cơ hội của miếng đất sử dụng. - Con người: lao động được chia thành lao động trực tiếp và lao động phục vụ. + Lao động trực tiếp gồm những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ. + Lao động phục vụ gồm những lao động thực hiện các công việc khác và được chia thành lao động phục vụ trực tiếp và lao động phục vụ gián tiếp. - Vốn: được chia thành 2 loại: vốn dài hạn và vốn ngắn hạn. + Vốn dài hạn phản ánh nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản dài hạn hoặc cơ sở hạ tầng của tổ chức như máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, văn phòng làm việc + Vốn ngắn hạn phản ánh nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản ngắn hạn như tiền mặt, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, nhiên liệu b. Ý nghĩa của chi phí đối với quản lý Đối với nhà quản lý, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được chi phí. Việc nhận diện và thấu hiểu cách phân loại và ứng xử của từng loại chi phí là điều mấu chốt để có thể quản 13
  14. lý chi phí, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. Vấn đề quan trọng ở đây là các cách phân loại và khái niệm chi phí khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau. Hiểu được các khái niệm và các cách phân loại này giúp nhân viên kế toán quản trị có thể cung cấp số liệu chi phí thích hợp cho đúng những nhà quản trị cần chúng. 2.1.2. Phân loại chi phí a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Là cách phân loại cơ sở, hầu như phải thực hiện trước khi tiến hành các cách phân loại khác đối với tổng chi phí nhằm đáp ứng những yêu cầu quản lý khác nhau. Tác dụng của cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động gồm: - Cho thấy vị trí, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. - Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí theo từng hoạt động chức năng. - Cung cấp thông tin có phương pháp cho việc lập các báo cáo theo các mặt hoạt động, hoặc theo từng phạm vi trách nhiệm. Khi phân loại chi phí theo chức năng, kế toán tài chính phân chia chi phí thành các loại như sau: - Chi phí sản xuất là những khoản chi phí gắn liền với phân xưởng - Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động quản lý chung của toàn doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng là những khoản chi phí của các bộ phận gắn liền với các bộ phận bán hàng, marketing, kho chứa hàng hóa và vận chuyển giao hàng. - Chi phí nghiên cứu và phát triển là những khoản chi phí của quá trình kể từ khi bắt đầu nghiên cứu sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện hữu cho đến khi bắt đầu sản xuất đại trà sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến. - Chi phí tài chính là những chi phí liên quan với việc sử dụng các nguồn tài trợ cho tổ chức, ví dụ: lãi tiền vay. - Chi phí cơ hội là giá trị của lợi ích lớn nhất chịu hy sinh do chọn phương án này thay vì phương án tốt nhất kế cận. Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp trong một kỳ thời gian nhất định. Kế toán quản trị phân loại chi phí sản xuất theo 2 góc độ: Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với sản phẩm: Khi phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với sản phẩm, tổng chi phí sản xuất sản phẩm được chia thành: Chi phí nguyên liệu trực tiếp: là chi phí của các loại nguyên liệu cấu thành nên thực thể của sản phẩm bao gồm giá mua và chi phí mua của nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu đặc thù, phế phẩm, phế liệu tận dụng. - Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp, giống như chi phí nguyên liệu trực tiếp, có thể nhận diện cho từng sản phẩm dựa trên định mức hao phí lao động cho từng sản phẩm nên cũng được tính thẳng cho từng sản phẩm. 14
  15. - Chi phí sản xuất chung gồm : Chi phí nhân công gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng như quản đốc phân xưởng, nhân viên bảo trì Chi phí vật liệu dùng trong máy móc thiết bị Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ khác dùng trong sản xuất Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất: điện, nước, sửa chữa bảo hiểm tại xưởng sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quá trình sản xuất, gồm Chi phí ban đầu gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí ban đầu phản ánh mức chi phí chủ yếu gắn liền với sản phẩm, là cơ sở để tính toán chi phí và giá bán cho những đơn hàng ngoài kế hoạch, khi lượng tiêu thụ kế hoạch đã vượt qua điểm hòa vốn. Chi phí chuyển đổi gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí chuyển đổi phản ánh mức chi phí cần thiết để chế biến nguyên liệu thành phẩm, là cơ sở để tính toán lượng chi phí cần thiết để chế biến một lượng nguyên liệu sẵn có thành thành phẩm. b. Phân loại chi phí trên các báo cáo kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Công ty . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm ĐVT Tổng doanh thu Trừ: Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần Trừ: Giá vốn hàng bán Tồn kho đầu kỳ Cộng: Mua trong kỳ Giá trị hàng hóa chờ bán Trừ: Tồn kho cuối kỳ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Trừ: Chi phí bán hàng Chi phí quản lý Lợi nhuận thuần 15
  16. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất Công ty . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm ĐVT Tổng doanh thu Trừ: Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần Trừ: Giá vốn hàng bán Tồn kho đầu kỳ Cộng: Thành phẩm hoàn thành trong kỳ Giá trị hàng hóa chờ bán Trừ: Tồn kho cuối kỳ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Trừ: Chi phí bán hàng Chi phí quản lý Lợi nhuận thuần Để tính giá trị thành phẩm hoàn thành trong kỳ, doanh nghiệp phải lập bảng kê chi phí sản xuất. Bảng kê này phản ánh quá trình hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất vào sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Trên bảng kê cũng phản ánh chi phí sản xuất dở dang từ kỳ trước chuyển sang và chi phí sản xuất dở dang còn lại vào lúc cuối kỳ. Chi phí sản xuất theo yếu tố Tháng năm ĐVT Nguyên liệu trực tiếp Tồn kho đầu kỳ Cộng: Mua vào trong kỳ Trừ: Tồn kho cuối kỳ Chi phí nguyên liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp 16
  17. Chi phí sản xuất chung - Vật tư - Nhân công gián tiếp - Khấu hao máy móc thiết bị - Dịch vụ mua ngoài Tổng chi phí sản xuất chung Tổng chi phí sản xuất Cộng: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Trừ: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá trị thành phẩm hoàn thành trong kỳ - Bảng cân đối kế toán Ở doanh nghiệp thương mại, trên bảng cân đối kế toán chỉ có một loại tồn kho duy nhất là hàng hóa tồn kho để thực hiện hàng tồn kho liên quan với hàng hóa bán trong khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có đến hai loại hàng tồn kho liên quan với thành phẩm bán, là sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. - Chi phí sản phẩm – Chi phí thời kỳ + Chi phí sản phẩm được phân bổ cho hàng hóa tự sản xuất hay mua về để bán. Chi phí sản phẩm được dùng để đánh giá thành phẩm tồn kho hay hàng hóa tồn kho cho đến khi chúng được bán. + Chi phí thời kỳ: là những khoản chi phí được xác định theo kỳ thời gian thay vì theo sản phẩm sản xuất hay hàng hóa mua về. Chi phí thời kỳ được thừa nhận là chi phí ở kỳ thời gian chúng phát sinh. Tất cả chi phí nghiên cứu và phát triển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều được xếp vào loại chi phí thời kỳ. 2.1.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Khi phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, kế toán quản trị chia tổng chi phí thành 3 loại: - Biến phí là những khoản mục chi phí mà tổng của nó có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động. Biến phí tính cho từng đơn vị hoạt động của mức hoạt động không đổi. Biến phí là các khoản chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp như chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất hay thực hiện dịch vụ, giá vốn của hàng hóa mua vào để bán lại, chi phí bao gói ban đầu, hoa hồng bán hàng Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động, khi không hoạt động biến phí = 0. 17
  18. Xét về tính chất tác động, biến phí được chia làm 2 loại: biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. + Biến phí tỷ lệ: là loại biến phí mà tổng của nó biến động theo tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động căn cứ. Biến phí tỷ lệ gồm các khoản chi phí như chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giống cây trồng, hoa hồng bán hàng + Biến phí bậc thang: là loại biến phí mà tổng của nó chỉ biến động khi mức hoạt động biến động nhiều và rõ ràng. Biến phí bậc thang không đổi khi mức hoạt động căn cứ thay đổi ít. Nói cách khác, tổng của biến phí bậc thang cũng biến động theo quan hệ tỷ lệ thuận với biến động của mức hoạt động nhưng không theo tỷ lệ thuận trực tiếp. - Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức hoạt động thay đổi nhưng khi tính cho một đơn vị họat động căn cứ thì định phí thay đổi. Khi mức hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ giảm, và ngược lại. + Định phí tùy ý: là những khoản định phí mà nhà quản trị có thể quyết định mức độ hay thay đổi dễ dàng khi lập kế hoạch hàng năm. Ví dụ, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí nghiên cứu và phát triển + Định phí bắt buộc: là những khoản định phí mà nhà quản lý không thể thay đổi dễ dàng vì chúng liên quan đến năng lực sản xuất hay cấu trúc cơ bản của tổ chức. Ví dụ, chi khấu hao TSCĐ, chi phí lương của đội ngũ cán bộ chủ chốt, Định phí bắt buộc có 2 đặc điểm: . Có bản chất sử dụng lâu dài . Không thể cắt giảm toàn bộ - Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí. Công thức xác định chi phí hỗn hợp Y = a + bx Phương pháp xác định + Phương pháp cực đại – cực tiểu Chênh lệch của chi phí Biến phí đơn vị hoạt động (b) = Chênh lệch của mức hoạt động Tổng chi phí ở Mức hoạt động Biến phí Định phí (a) = mức cao nhất - cao nhất hoặc x đơn vị (b) hoặc thấp nhất thấp nhất + Phương pháp bình phương bé nhất: từ phương trình Y = a + bx, với tập hợp n lần quan sát, ta được hệ phương trình 2 ẩn như sau: 2  XY a X b X Y na b X   18
  19. Giải hệ phương trình ta tìm được hệ số a và b Ví dụ: Tại một doanh nghiệp khai thác than, đang nghiên cứu để xây dựng công thức dự đoán chi phí sản xuất kinh doanh thành định phí và biến phí, tài liệu về số tấn than khai thác và chi phí tương ứng qua 6 tháng được ghi lại như sau: Tháng Số tấn Chi phí kinh XY X2 than (X) doanh (Y) trđ 1 80 250 20.000 6.400 2 60 210 12.600 3.600 3 70 230 16.100 4.900 4 85 260 22.100 7.225 5 90 270 24.300 8.100 6 100 290 29.000 10.00 Tổng 485 1.510 124.100 40.225 + Phương pháp cực đại – cực tiểu Biến phí đơn vị Chênh lệch của chi phí 290 – 210 = = = 2trđ/tấn hoạt động (b) Chênh lệch của mức hoạt động 100 - 60 Định phí (a) = 290 – 2 x 100 = 90trđ/tháng Hoặc a = 210 – 2 x 60 = 90trđ/tháng + Phương pháp bình phương bé nhất, ta có hệ phương trình 124.100 = 485a + 40.225b 1.510 = 6a + 485b Giải hệ phương trình ta được a = 90trđ/tháng, b = 2trđ/tấn 19
  20. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 2.2.1. Phương pháp xác định theo công việc Dòng vận động của chi phí qua các tài khoản sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Thành phẩm Chi phí sản phẩm được chuyển đi Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC khi sản phẩm hoàn thành Giá vốn hàng bán Xác định kết quả Chi phí được kết chuyển vào Tài khoản xác định kết quả kinh doanh Sơ đồ 2.1 Dòng vận động của chi phí qua các tài khoản sản xuất kinh doanh a. Khái niệm Phương pháp tập hợp chi phí theo công việc là ghi chép lại một cách chi tiết những thông tin về chi phí sản xuất của từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm tương tự nhau. Phương pháp tính chi phí theo công việc là một phương pháp tính chi phí được áp dụng khi thực hiện công việc theo yêu cầu của khách hàng và thời gian tiến hành công việc tương đối ngắn. Phương pháp tính chi phí theo công việc thường được các công ty có hoạt động cung cấp dịch vụ hay các hoạt động sản xuất theo mẻ áp dụng. Các công ty có hoạt động cung cấp dịch vụ như Hãng phim, công ty xây dựng, thiết kế nội thất, đóng tàu Các công ty có hoạt động sản xuất theo mẻ như công ty sản xuất đồ gỗ, thiết bị nông nghiệp, in ấn Trong phương pháp tính chi phí theo công việc, từng công việc nhận của khách, từng đơn hàng sản xuất được gọi là một công việc. Các thủ tục kế toán chi phí được thiết kế để phân bổ chi phí cho từng công việc. Trong từng đơn đặt hàng, DN cần nắm chắc các mục tiêu của khách hàng: - Yêu cầu về sản phẩm của khách hàng: mẫu mã, bao bì, chất lượng, - Phải xác định được giá dự toán sản phẩm 20
  21. Trước khi nhận đơn sản xuất đơn đặt hàng, quản lý DN phải xác định rõ, chi tiết dự toán sản phẩm của đơn đặt hàng. Trong đó, thể hiện đầy đủ những yêu cầu của khách hàng, phần chi phí và thu nhập của DN. Khi thực hiện hợp đồng, kế toán doanh nghiệp phải tập hợp chi sản xuất theo từng đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng đã thực hiện xong doanh nghiệp gửi ngay đơn đặt hàng cho khách hàng và thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp với khách hàng. b. Các bước tiến hành của phương pháp tính chi phí theo công việc Phương pháp tính chi phí theo công việc gồm 6 bước: Bước 1: xác định công việc nào là đối tượng tập hợp chi phí Bước 2: xác định chi phí trực tiếp của công việc đó Bước 3: xác định khối chi phí gián tiếp có liên quan với công việc đó Bước 4: chọn cơ sở phân bổ chi phí sử dụng để phân bổ chi phí gián tiếp cho công việc. Bước 5: xây dựng đơn giá phân bổ ước tính chi phí gián tiếp cho từng công việc theo công thức: Đơn giá phân bổ Chi phí sản xuất chung dự toán chi phí sản xuất = Mức ước tính của hoạt động được chung ước tính chọn làm cơ sở phân bổ Bước 6: phân bổ chi phí cho đối tượng tập hợp chi phí bằng cách cộng, tất cả các chi phí trực tiếp với chi phí gián tiếp lại với nhau. c. Chi phí sản xuất chung ước tính và chi phí sản xuất chung thực tế - Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung. Đầu kỳ chi phí sản xuất chung được dự toán để làm căn cứ phân bổ cho các công việc thực hiện trong kỳ, ước tính giá tính cho khách hàng. Đến cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Chi phí sản xuất chung Tập hợp chi phí sản xuất Phân bổ chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh chung cho các công việc Các tài khoản khác Chi phí SXDD Các chi phí được tập hợp Chi phí sản xuất vào tài khoản chi phí sản chung phân bổ cho xuất chung các công việc Sơ đồ 2.2 Quy trình kế toán chi phí sản xuất chung 21
  22. Số dư chi phí sản xuất chung bên trái nghĩa là chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn chi phí sản xuất chung phân bổ. Ngược lại, khi số dư bên phải tài khoản, chi phí sản xuất chung phân bổ nhiều hơn chi phí sản xuất chung thực tế. Để xử lý số dư của chi phí sản xuất chung do phân bổ thừa hay thiếu nhân viên kế toán quản trị có 2 cách. Theo cách thông dụng nhất, mức phân bổ thừa hay thiếu của chi phí sản xuất chung sẽ được kết chuyển vào giá vốn hàng bán. Cách thứ hai là kết chuyển theo tỷ lệ số dư của tài khoản chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá vốn hàng bán, chi phí sản xuất dở dang và thành phẩm - Tính chính xác và tính kịp thời của thông tin. Một trong những vấn đề mà kế toán quản trị quan tâm là vấn đề quan hệ lợi ích – chi phí. Cách phân bổ chi phí sản xuất chung minh họa cho vấn đề này. Nhà quản trị phải chọn đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung thực tế hay đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính. Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung thực tế được tính như sau: Chi phí sản xuất chung thực Đơn giá phân bổ chi phí tế phát sinh trong kỳ = sản xuất chung thực tế Mức thực tế của hoạt động được chọn làm cơ sở phân bổ d. Tài liệu sử dụng Tài liệu sử dụng là loại sổ sách, chứng từ làm cơ sở cho các bút toán nhật ký của phương pháp kế toán và các bảng tính tổng giá thành sản xuất, bảng tính giá vốn hàng bán và báo cáo lỗ. Phiếu chi phí công việc: chứng từ gốc chính trong phương pháp tính chi phí theo công việc là phiếu chi phí công việc. Phiếu này ghi chép và tập hợp tất cả các chi phí phân bổ cho một công việc cụ thể. Hình 2.1 Phiếu chi phí công việc Mã số công việc Khách hàng Ngày bắt đầu Ngày hoàn thành Phiếu yêu Mã số vật Ngày nhận Lượng sử Đơn giá Thành cầu vật tư tư dụng tiền số Tổng cộng 22
  23. Nhân công sản xuất trực tiếp Phiếu theo Mã số/Họ Số ngày Số giờ làm Đơn giá Thành dõi thời và tên nhân làm việc việc giờ làm tiền gian lao viên (từ đến ) việc động số Tổng số Chi phí sản xuất chung Loại chi phí Cơ sở phân Mức phân Đơn giá Thành bổ bổ phân bổ tiền Tổng số Tổng chi phí tính cho công việc Cơ sở để ghi chép vào phiếu chi phí công việc là các phiếu yêu cầu vật tư và phiếu theo dõi thời gian lao động. Hình 2.2 Phiếu yêu cầu vật tư Số . Mã số công việc Ngày Mã số vật tư Loại vật Số lượng Đơn giá Thành tiền Người lập phiếu Ngày Người nhận phiếu Ngày Hình 2.3 Phiếu theo dõi thời gian lao động Số . Họ và tên nhân viên Mã số nhân viên Bậc Đơn vị Ngày 23
  24. Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc Mã số công việc Trưởng bộ phận Độ chính xác của phiếu chi phí công việc phụ thuộc vào độ chính xác của các phiếu yêu cầu vật tư, phiếu theo dõi thời gian lao động và quá trình phân bổ chi phí sản xuất chung. Bảng tính tổng giá thành sản xuất trình bày chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm dở dang trong kỳ, và cũng thể hiện những thay đổi của sản phẩm dở dang BẢNG TÍNH TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT Tháng năm ĐVT: 1. Nguyên vật liệu trực tiếp: Tồn kho đầu kỳ Cộng mua vào trong kỳ Nguyên vật liệu trực tiếp sẵn sàng để sử dụng Trừ tồn kho cuối kỳ Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng 2. Nhân công trực tiếp 3. Sản xuất chung 4. Tổng chi phí sản xuất = (1) + (2) + (3) Cộng sản phẩm dở dang đầu kỳ Trừ sản phẩm dở dang cuối kỳ 5. Tổng giá thành sản phẩm sản xuất Bảng tính giá vốn hàng bán trình bày chi tiết những thay đổi về thành phẩm tồn kho trong kỳ và giá vốn hàng bán. 24
  25. BẢNG TÍNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN Tháng năm ĐVT : 1. Thành phẩm tồn kho đầu kỳ Cộng Tổng giá thành sản phẩm sản xuất 2. Giá vốn hàng chờ bán Trừ thành phẩm tồn kho cuối kỳ 3. Giá vốn hàng bán BÁO CÁO LÃI LỖ Tháng . Năm . Doanh thu Trừ: Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Chi phí bán hàng và quản lý Lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế thu nhập Lợi nhuận thuần e. Chi phí sửa chữa Nếu sản phẩm hoàn thành chưa đạt tiêu chuẩn, cần sửa chữa các khiếm khuyết. Sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển trả về nơi sản xuất sản phẩm đó. Có hai cách xử lý chi phí sửa chữa sản phẩm sửa chữa đạt tiêu chuẩn: - Nếu việc sửa chữa sản phẩm không xảy ra thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng phát sinh ở một số công việc cụ thể và có thể xác định riêng biệt chi phí sửa chữa của cho từng công việc thì chi phí sửa chữa được tính như chi phí trực tiếp cho công việc liên quan. - Nếu việc sửa chữa được xem như một phần công việc thực hiện ở bộ phận sản xuất thì chi phí sửa chữa phải được xử lý như chi phí sản xuất chung. f. Tính giá công việc Theo phương pháp tính giá thường được sử dụng là phương pháp cộng chi phí. Theo phương pháp này tổng chi phí của công việc sẽ được cộng thêm một tỷ lệ lợi nhuận để xây dựng giá bán. 25
  26. Mức lợi nhuận ước tính sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể của công việc và của doanh nghiệp. Trong các tình huống cạnh tranh, lợi nhuận có thể thấp nhưng nếu doanh nghiệp chắc chắn giành được công việc thì lợi nhuận có thể cao. Nói chung, lợi nhuận xác định cho từng công việc phải phù hợp với các yêu cầu của kế hoạch kinh doanh chung của doanh nghiệp. Một điều cần ghi nhớ ở đây là giá dù tính như thế nào thì điều quan trọng vẫn là giá đó phải có tính cạnh tranh và được khách hàng sẵn lòng chấp nhận. Ví dụ: công ty Hoàn Hảo chuyên cung cấp sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Ngày 1/7/201x công ty còn một công việc chưa hoàn thành. Thông tin về công việc được ghi chép như sau Mã số công việc 1234 Chi phí tính đến ngày 1/7/201x gồm ĐVT: 1.000đ Nguyên liệu trực tiếp 630 Nhân công trực tiếp (120h) 350 Sản xuất chung (2ngđ/h) 240 Tổng chi phí sản xuất 1.220 Trong tháng 7, công ty nhận thêm 3 công việc mới với chi phí sản xuất gồm Nguyên liệu trực tiếp xuất cho - Công việc 1234 2.390 - Công việc 1235 1.680 - Công việc 1236 3.950 - Công việc 1237 4.420 Nguyên liệu chuyển công việc Từ công việc 1236 qua công việc 1235 250 Từ công việc 1234 qua công việc 1236 620 Nguyên liệu trả về kho Từ công việc 1234 870 Từ công việc 1237 170 Giờ lao động trực tiếp Giờ - Công việc 1234 430 - Công việc 1235 650 - Công việc 1236 280 - Công việc 1237 410 26
  27. Chi phí của một giờ lao động trong tháng 7 là 3ngđ/giờ. Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo đơn giá 2ngđ/giờ lao động trực tiếp. Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong tháng 7 là 3.800ngđ Công việc hoàn thành là được chuyển giao ngay cho khách hàng. Hóa đơn tính tiền các công việc hoàn thành gửi cho khách hàng gồm - Công việc 1234 5.500ngđ - Công việc 1236 5.500ngđ - Công việc 1237 5.500ngđ Chi phí quản lý và tiếp thị được tính vào giá vốn hàng bán theo tỷ lệ 20% tổng chi phí sản xuất. Trong tháng 7 các khoản chi phí này thực tế đã phát sinh 3.200ngđ Tính chi phí của từng công việc ĐVT: 1.000đ Công việc 1234 Chi phí sản xuất dở dang 1.220 Nguyên liệu chuyển cho công 620 đầu kỳ việc 1236 Nguyên liệu 3.390 Nguyên liệu trả về kho 870 Nhân công 1.290 Giá thành công việc 4.270 Sản xuất chung 860 Tổng cộng 5.760 5.760 Công việc 1235 Nguyên liệu 1.680 Nhân công 1.950 Sản xuất chung 1.300 Nguyên liệu nhận từ công 620 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 5180 việc 1236 Tổng cộng 5.180 5.180 Công việc 1236 Nguyên liệu 3.950 Nhân công 840 Sản xuất chung 560 Nguyên liệu chuyển cho công 250 việc 1235 27
  28. Nguyên liệu nhận từ công 620 Giá thành công việc 5.270 việc 1234 Tổng cộng 5.970 5.970 Công việc 1237 Nguyên liệu 4.420 Nguyên liệu trả về kho 170 Nhân công 1.230 Sản xuất chung 820 Giá thành công việc 6.300 Tổng cộng 6.470 6.470 Tính lãi (lỗ) của từng công việc ĐVT: 1.000đ Chỉ tiêu CV 1234 CV 1235 CV 1236 CV 1237 Nguyên liệu 1.530 1.930 4.320 4.250 Nhân công 1.640 1.950 840 1.230 Sản xuất chung 1.100 1.300 560 820 Giá thành công việc 4.270 5.180 5.720 6.300 Chi phí quản lý và tiếp thị 854 1.144 1260 Giá vốn hàng bán 5.124 6.864 7.560 Giá tính trên hóa đơn 5.500 8.000 7.500 Lãi (lỗ) 376 1.136 (60) 1.530 = 630 + 2.390 – 620 – 870 1.930 = 1.680 + 250 4.320 = 3.950 + 620 - 250 28
  29. 2.2.2. Phương pháp xác định theo quá trình Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng B phân xưởng A Chi phí sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC A được chuyển qua phân xưởng B Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Thành phẩm Giá vốn Giá vốn hàng bán trong kỳ hiện hành Tài khoản xác định kết quả kinh doanh Sơ đồ 2.3 Dòng vận động của chi phí qua các tài khoản sản xuất kinh doanh a. Khái niệm Tính chi phí theo quá trình là một phương pháp tính chi phí được sử dụng khi không thể nhận dạng riêng biệt các đơn vị sản phẩm, công việc vì bản chất liên tục của quá trình sản xuất của chúng. Ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính chi phí theo quá trình, quy trình sản xuất thường gồm một chuỗi các quá trình chế biến liên tiếp mà trong đó mỗi quá trình thực hiện một bộ phần công việc trong toàn bộ các công việc chế tạo khối sản phẩm từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành chuyển vào kho. Đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất: - Sản phẩm có cùng hình thái, kích cỡ như đường, sữa, quần áo may sẵn, - Sản phẩm có kích cỡ nhỏ, đơn vị đo lường thường là kg, lít, m, viên, vỉ, - Giá trị của sản phẩm thường thấp như vở học sinh, đường, sữa, - Sản phẩm được đặt mua sau khi sản xuất vì sản phẩm được sản xuất đại trà rồi đưa vào thị trường tiêu thụ. So sánh phương pháp tính chi phí theo quá trình với phương pháp tính chi phí theo công việc - Dòng chi phí: trên nhiều phương diện, hai phương pháp tính chi phí theo quá trình và tính chi phí theo công việc rất giống nhau. Cả hai phương pháp đều có cùng mục đích cuối cùng – phân bổ chi phí sản xuất cho sản lượng sản phẩm. Ngoài ra, dòng chi phí đi qua các tài khoản sản xuất ở hai phương pháp cũng tương tự với nhau. 29
  30. - Những điểm khác nhau giữa hai phương pháp tính chi phí theo quá trình và tính chi phí theo công việc: Trong phương pháp tính chi phí theo công việc, chi phí được tập hợp theo công việc và theo dõi trên các phiếu chi phí công việc. Chi phí của từng đơn vị sản phẩm của từng công việc cá biệt được tính bằng cách chia tổng chi phí của công việc cho số lượng sản phẩm của công việc đó. Trong phương pháp tính chi phí theo quá trình, chi phí được tập hợp theo phân xưởng thay vì theo công việc hay mẻ sản xuất. Chi phí của một đơn vị sản phẩm được tính bằng cách chia bình quân tổng chi phí phát sinh cho số lượng sản phẩm sản xuất. Đơn vị tương đương Chi phí nguyên liệu, lao động, sản xuất chung thường phát sinh theo các mức khác nhau trong quá trình sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường phát sinh toàn bộ ngay lúc bắt đầu sản xuất hay ở những điểm cụ thể, nhưng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung lại phát sinh dần dần và liên tục trong suốt quá trình sản xuất. Thuật ngữ đơn vị tương đương được sử dụng trong phương pháp tính chi phí theo quá trình để chỉ lượng chi phí sản xuất đã phân bổ cho một mẻ sản phẩm vật chất. Đặc điểm quan trọng nhất của phương pháp tính chi phí theo quá trình là chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí chuyển đổi được phân bổ cho các đơn vị tương đương thay vì các đơn vị vật chất. b. Báo cáo sản xuất Khái niệm Báo cáo sản xuất là báo cáo tổng hợp các hoạt động sản xuất diễn ra trong kỳ ở một phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất lập một báo cáo sản xuất riêng để báo cáo cho quản lý. Báo cáo sản xuất thường có 3 nội dung: - Tính khối lượng và khối lượng đơn vị tương đương - Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị - Cân đối tổng chi phí cho khối lượng hoàn thành trong kỳ và khối lượng dở dang cuối kỳ. Nội dung báo cáo sản xuất Một báo cáo sản xuất thường gồm 3 phần: Phần 1: Kê khối lượng và khối lượng tương đương Tính kết quả theo khối lượng và khối lượng tương đương nhằm phản ánh khối lượng vật chất đi qua phân xưởng và tính khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. 30
  31. Khối lượng dở Khối lượng mới Khối lượng Khối lượng dang + đưa vào sản xuất = hoàn thành + dở dang đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ Khối lượng mới đưa vào sản Khối lượng hoàn Khối lượng dở = - xuất và hoàn thành trong kỳ thành trong kỳ dang đầu kỳ Khối lượng sản xuất của phân xưởng gồm năm loại: - Khối lượng dở dang đầu kỳ - Khối lượng mới đưa vào sản xuất trong kỳ - Khối lượng hoàn thành trong kỳ - Khối lượng dở dang cuối kỳ - Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ Có nhiều phương pháp tính khối lượng tương đương, nhưng ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu phương pháp trung bình trọng và phương pháp nhập trước xuất trước * Phương pháp trung bình – trọng Khối lượng tương Khối lượng Khối lượng tương đương đương của phân = hoàn thành + của khối lượng dở dang xưởng trong kỳ cuối kỳ * Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO) Khối lượng Khối lượng tương Khối lượng bắt Khối lượng tương đương đương của khối đầu sản xuất và tương đương + + của phân = lượng dở dang hoàn thành của khối lượng xưởng đầu kỳ trong kỳ dở dang cuối kỳ Phần 2: Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị Ở phần này, kế toán tính tổng chi phí phải tính trong kỳ ở từng phân xưởng rồi từ đó tính giá thành đơn vị cho các sản phẩm hoàn thành chuyển đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. * Tổng chi phí: theo phương pháp trung bình – trọng, chi phí tổng hợp gồm: - Chi phí của khối lượng dở dang đầu kỳ - Chi phí phát sinh trong kỳ * Chi phí đơn vị: được tính bằng cách lấy chi phí tổng hợp theo từng yếu tố chi phí chia cho khối lượng tương đương theo từng yếu tố đó. Sau đó tổng cộng các chi phí đơn vị tính theo từng yếu tố để tính chi phí đơn vị của sản phẩm hoàn thành chuyến đi. Tổng chi phí = Tổng các chi phí đơn vị tính theo từng yếu tố chi phí sản xuất 31
  32. Phần 3: Cân đối chi phí Phần cân đối chi phí phản ánh hai nội dung: - Chỉ rõ những khoản chi phí được tính trong kỳ - Chỉ rõ những khoản chi phí được tính trong kỳ đã được phân bổ như thế nào cho sản phẩm đã hoàn thành chuyển đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ * Phương pháp trung bình – trọng Chi phí được phân bổ cho hai bộ phận: - Khối lượng hoàn thành và chuyển đi trong kỳ, căn cứ trên tổng chi phí tính cho một đơn vị tương đương tính được ở phần 2 và sản lượng hoàn thành và chuyển đi trong kỳ Khối lượng Chi phí phân bổ cho khối Chi phí đơn vị của hoàn thành và lượng hoàn thành và = x chuyển đi trong phân xưởng và theo chuyển đi trong kỳ kỳ từng yếu tố - Khối lượng dở dang cuối kỳ, căn cứ theo chi phí theo từng yếu tố chi phí sản xuất tính cho một đơn vị tương đương tính được ở bước 2 và khối lượng tương đương theo yếu tố chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Khối lượng tương Tổng chi phí của khối lượng đương theo từng yếu Chi phí đơn vị theo tương đương tính theo yếu tố = tố chi phí sản xuất x từng yếu tố chi phí chi phí sản xuất của sản phẩm của sản phẩm dở sản xuất dở dang cuối kỳ dang cuối kỳ Chi phí phân bổ Tổng chi phí theo ba yếu tố sản xuất cho sản phẩm dở = (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực dang cuối kỳ tiếp và sản xuất chung ) * Phương pháp nhập trước – xuất trước Theo phương pháp FIFO, chi phí được phân bổ cho 3 bộ phận - Khối lượng dở dang đầu kỳ, tính chi phí phải tiếp tục đầu tư để hoàn thành khối lượng này. Chi phí được tính theo từng yếu tố sản xuất rồi tổng cộng lại. Tổng chi phí của khối Khối lượng tương lượng tương đương tính đương để hoàn thành Chi phí đơn vị theo theo yếu tố chi phí sản = khối lượng dở dang x từng yếu tố chi phí xuất của sản phẩm dở đầu kỳ theo từng yếu sản xuất dang đầu kỳ tố chi phí sản xuất 32
  33. Tổng chi phí theo ba yếu tố sản xuất (nguyên Chi phí phân bổ cho sản vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản = phẩm dở dang đầu kỳ xuất chung) cần thiết để hoàn thành khối lượng dở dang đầu kỳ - Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn tất trong kỳ, tính chi phí Tổng chi phí của khối lượng Khối lượng Chi phí đơn vị mới đưa vào sản xuất và hoàn = hoàn tất x của phân xưởng tất trong kỳ trong kỳ - Khối lượng dở dang cuối kỳ, tính chi phí phân bổ cho khối lượng này tương tự như trường hợp tính chi phí khối lượng dở dang cuối kỳ theo phương pháp trung bình – trọng Tổng chi phí của khối Khối lượng tương đương lượng tương đương tính Chi phí đơn vị theo từng yếu tố chi phí theo yếu tố chi phí sản = x theo từng yếu tố sản xuất của sản phẩm xuất của sản phẩm dở chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ dang cuối kỳ Tổng chi phí theo ba yếu tố sản Chi phí phân bổ cho xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, sản phẩm dở dang = nhân công trực tiếp và sản xuất cuối kỳ chung ) Ví dụ 1: Tính chi phí theo quá trình trong trường hợp không có tồn kho dở dang đầu kỳ nhưng có tồn kho dở dang cuối kỳ Tháng 2/N, Công ty Toàn cầu đưa 400 sản phẩm X vào sản xuất. Do tất cả sản phẩm X được chế tạo trong tháng 1/N đều đã lắp ráp hoàn thành nên không có sản phẩm dở dang vào đầu tháng 2 ở phân xưởng lắp ráp. Do khách hàng chậm đặt hàng nên công việc đưa sản phẩm X vào chế tạo đã bị chậm trễ trong tháng 2, hệ quả là đến cuối tháng 2 chỉ hoàn thành được 175 sản phẩm Thông tin về phân xưởng lắp ráp trong tháng 2/N được tập hợp Sản phẩm dở dang đầu kỳ 0sp Đưa vào sản xuất trong tháng 400sp Hoàn thành và chuyển đi 175sp Sản phẩm dở dang cuối kỳ 225sp 255 sản phẩm dở dang cuối tháng 2 đã hoàn thành về nguyên vật liệu trực tiếp vì tất cả nguyên liệu trực tiếp đều đã đưa hết vào quá trình lắp ráp ngay khi bắt đầu quá trình này. Chi phí nhân công và sản xuất chung được đưa dần vào quá trình lắp ráp theo tiến độ 33
  34. thực hiện. Theo đánh giá của trưởng phân xưởng thì phân xưởng đã hoàn thành 60% về chi phí chuyển đổi. Tổng cộng chi phí của tháng 2 Nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào trong tháng 2 32.000ngđ Chi phí chuyển đổi đưa vào trong tháng 2 18.600ngđ Tổng chi phí đưa vào trong tháng 2 của phân xưởng lắp ráp 50.600ngđ Tính chi phí của sản phẩm hoàn thành trong tháng 2/N và chi phí của Sản phẩm dở dang cuối tháng 2/N Tính khối lượng và khối lượng tương đương của phân xưởng lắp ráp tháng 2/N theo hai phương pháp trung bình – trọng và phương pháp FIFO Số Khối lượng tương đương lượng Nguyên liệu Chi phí (cái) trực tiếp chuyển đổi Khối lượng tương đương Hoàn thành và chuyển đi trong tháng 175 175 175 Sản phẩm dở dang cuối tháng 225 - Nguyên liệu (225 x 100%) 225 - Chuyển đổi (225 x 60%) 135 Cộng 400 400 310 Tính chi phí đơn vị tương đương ở phân xưởng lắp ráp tháng 2/N theo hai phương pháp trung bình – trọng và phương pháp FIFO Tổng cộng Khối lượng tương đương Nguyên liệu Chi phí trực tiếp chuyển đổi Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị - Chi phí phát sinh trong tháng 2 50.600 32.000 18.600 - Chi phí đơn vị 140 80 60 Phân bổ chi phí cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ ở phân xưởng lắp ráp tháng 2/N theo hai phương pháp trung bình – trọng và phương pháp FIFO 34
  35. Tổng Khối lượng tương đương cộng Nguyên liệu Chi phí trực tiếp chuyển đổi Cân đối chi phí Phân bổ chi phí - Hoàn thành và chuyển đi 24.500 14.000 10.500 (175 đv x 140ngđ) - Chi phí dở dang cuối kỳ 26.100 + Nguyên liệu trực tiếp 18.000 18.000 + Chi phí chuyển đổi 8.100 8.100 Cộng 50.600 32.000 18.600 Báo cáo sản xuất tháng 2 Số Khối lượng tương đương lượng Nguyên liệu Chi phí (cái) trực tiếp chuyển đổi Khối lượng tương đương Hoàn thành và chuyển đi trong tháng 175 175 175 Sản phẩm dở dang cuối tháng 225 - Nguyên liệu (225 x 100%) 225 - Chuyển đổi (225 x 60%) 135 Cộng 400 400 310 Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị - Chi phí phát sinh trong tháng 2 50.600 32.000 18.600 - Chi phí đơn vị 140 80 60 Cân đối chi phí Phân bổ chi phí - Hoàn thành và chuyển đi 24.500 14.000 10.500 (175 đv x 140ngđ) 35
  36. - Chi phí dở dang cuối kỳ 26.100 + Nguyên liệu trực tiếp 18.000 18.000 + Chi phí chuyển đổi 8.100 8.100 Cộng 50.600 32.000 18.600 Ví dụ 2: Tính chi phí theo quá trình trong trường hợp có tồn kho dở dang đầu kỳ và tồn kho dở dang cuối kỳ Vào tháng 3/N, phân xưởng lắp ráp tiếp tục hoàn thành 255 đơn vị dở dang vào cuối tháng 2. Trong tháng 3, phân xưởng lắp ráp đưa thêm 275 đơn vị vào sản xuất. Thông tin ở phân xưởng lắp ráp trong tháng 3 như sau Sản lượng vật chất tháng 3 Sản lượng dở dang đầu kỳ 225đv + Nguyên liệu trực tiếp (hoàn thành 100%) + Chi phí chuyển đổi (hoàn thành 60%) Đưa vào sản xuất trong tháng 3 275 đv Hoàn thành và chuyển đi 400 đv Sản lượng dở dang cuối tháng 100 đv + Nguyên liệu trực tiếp (hoàn thành 100%) + Chi phí chuyển đổi (hoàn thành 50%) Tổng chi phí của tháng 3 Sản phẩm dở dang đầu tháng + Nguyên liệu trực tiếp 18.000ngđ + Chi phí chuyển đổi 8100ngđ 26.100ngđ Nguyên liệu trực tiếp đưa vào trong tháng 3 19.800ngđ Chi phí chuyển đổi đưa vào trong tháng 3 16.380ngđ Tổng cộng chi phí được tính 62.280ngđ Tính khối lượng và khối lượng tương đương của phân xưởng lắp ráp tháng 3/N theo phương pháp trung bình – trọng 36
  37. Số Khối lượng tương đương lượng Nguyên liệu Chi phí (cái) trực tiếp chuyển đổi Khối lượng tương đương Hoàn thành và chuyển đi trong tháng 400 400 400 Sản phẩm dở dang cuối tháng 100 - Nguyên liệu (100 x 100%) 100 - Chuyển đổi (100 x 50%) 50 Cộng 500 500 450 Tính khối lượng và khối lượng tương đương của phân xưởng lắp ráp tháng 3/N theo phương pháp FIFO Số Khối lượng tương đương lượng Nguyên liệu Chi phí (cái) trực tiếp chuyển đổi Khối lượng tương đương Khối lượng dở dang đầu tháng 225 - Nguyên liệu (225 x 0%) - Chuyển đổi (225 x 40%) 90 Khối lượng mới đưa vào sản xuất và 175 175 175 hoàn thành trong tháng Sản phẩm dở dang cuối tháng 100 - Nguyên liệu (100 x 100%) 100 - Chuyển đổi (100 x 50%) 50 Cộng 500 275 315 Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị tương đương ở phân xưởng lắp ráp tháng 3/N theo phương pháp trung bình – trọng 37
  38. Số Khối lượng tương đương lượng Nguyên liệu Chi phí (cái) trực tiếp chuyển đổi Khối lượng tương đương Hoàn thành và chuyển đi trong tháng 400 400 400 Sản phẩm dở dang cuối tháng 100 - Nguyên liệu (100 x 100%) 100 - Chuyển đổi (100 x 50%) 50 Cộng 500 500 450 Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị - Chi phí dở dang đầu kỳ 26.100 18.000 8.100 - Chi phí phát sinh trong tháng 3 36.180 19.800 16.380 Cộng chi phí 62.280 37.800 24.480 Chi phí đơn vị 130 75,6 54,4 Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị tương đương ở phân xưởng lắp ráp tháng 3/N theo phương pháp FIFO Số Khối lượng tương đương lượng Nguyên liệu Chi phí (cái) trực tiếp chuyển đổi Khối lượng tương đương Khối lượng dở dang đầu tháng 225 - Nguyên liệu (225 x 0%) - Chuyển đổi (225 x 40%) 90 Khối lượng mới đưa vào sản xuất và 175 175 175 hoàn thành trong tháng Sản phẩm dở dang cuối tháng 100 - Nguyên liệu (100 x 100%) 100 - Chuyển đổi (100 x 50%) 50 Cộng 500 275 315 38
  39. Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị Chi phí phát sinh trong tháng 3 36.180 19.800 16.380 Chi phí đơn vị 124 72 52 Cân đối chi phí và phân bổ chi phí cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ ở phân xưởng lắp ráp tháng 3/N theo phương pháp trung bình – trọng Tổng Khối lượng tương đương cộng Nguyên liệu Chi phí trực tiếp chuyển đổi Cân đối chi phí Phân bổ chi phí - Hoàn thành và chuyển đi 52.000 30.240 21.760 (400 đv x 130ngđ) - Chi phí dở dang cuối kỳ 10.280 + Nguyên liệu trực tiếp 7.560 7.560 + Chi phí chuyển đổi 2.720 2.720 Cộng 62.280 37.800 24.480 Báo cáo sản xuất tháng 3 theo phương pháp trung bình Số Khối lượng tương đương lượng (cái) Nguyên liệu Chi phí trực tiếp chuyển đổi Khối lượng tương đương Hoàn thành và chuyển đi trong tháng 400 400 400 Sản phẩm dở dang cuối tháng 100 - Nguyên liệu (100 x 100%) 100 - Chuyển đổi (100 x 50%) 50 Cộng 500 500 450 Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị - Chi phí dở dang đầu kỳ 26.100 18.000 8.100 - Chi phí phát sinh trong tháng 3 36.180 19.800 16.380 39
  40. Cộng chi phí 62.280 37.800 24.480 Chi phí đơn vị 130 75,6 54,4 Cân đối chi phí Phân bổ chi phí - Hoàn thành và chuyển đi 52.000 30.240 21.760 (400 đv x 130ngđ) - Chi phí dở dang cuối kỳ 10.280 + Nguyên liệu trực tiếp 7.560 7.560 + Chi phí chuyển đổi 2.720 2.720 Cộng 62.280 37.800 24.480 Cân đối chi phí và phân bổ chi phí cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ ở phân xưởng lắp ráp tháng 3/N theo phương pháp FIFO Tổng Khối lượng tương đương cộng Nguyên liệu Chi phí trực tiếp chuyển đổi Cân đối chi phí Phân bổ chi phí - Chi phí dở dang đầu tháng 30.780 18.000 12.780 + Kỳ trước 26.100 18.000 8.100 + Kỳ này . Nguyên liệu . Chuyển đổi (90đv x 52) 4.680 4.680 Chi phí của khối lượng mới 21.700 12.600 9.100 đưa vào sản xuất và hoàn thành trong tháng Chi phí của sản phẩm dở dang 9.800 cuối tháng - Nguyên liệu (100đv x 72) 7.200 7.200 - Chuyển đổi (50đv x 52) 2.600 2.600 Tổng 62.280 37.800 24.480 40
  41. Báo cáo sản xuất tháng 3 theo phương pháp FIFO Số Khối lượng tương đương lượng (cái) Nguyên liệu Chi phí trực tiếp chuyển đổi Khối lượng tương đương Khối lượng dở dang đầu tháng 225 - Nguyên liệu (225 x 0%) - Chuyển đổi (225 x 40%) 90 Khối lượng mới đưa vào sản xuất và 175 175 175 hoàn thành trong tháng Sản phẩm dở dang cuối tháng 100 - Nguyên liệu (100 x 100%) 100 - Chuyển đổi (100 x 50%) 50 Cộng 500 275 315 Tổng hợp chi phí và tính chi phí đơn vị Chi phí phát sinh trong tháng 3 36.180 19.800 16.380 Chi phí đơn vị 124 72 52 Cân đối chi phí Phân bổ chi phí - Chi phí dở dang đầu tháng 30.780 18.000 12.780 + Kỳ trước 26.100 18.000 8.100 + Kỳ này . Nguyên liệu . Chuyển đổi (90đv x 52) 4.680 4.680 Chi phí của khối lượng mới đưa vào 21.700 12.600 9.100 sản xuất và hoàn thành trong tháng Chi phí của sản phẩm dở dang cuối 9.800 tháng - Nguyên liệu (100đv x 72) 7.200 7.200 - Chuyển đổi (50đv x 52) 2.600 2.600 Tổng 62.280 37.800 24.480 41
  42. 2.2.3. Các phương pháp tính chi phí theo dòng sản phẩm Hai phương pháp tính chi phí theo công việc và tính chi phí theo quá trình là phương pháp được sử dụng phổ biến trong tính chi phí sản phẩm. Tuy nhiên có một số hoạt động sản xuất lại thể hiện những đặc điểm để áp dụng phương pháp tính chi phí theo công việc và phương pháp tính chi phí theo quá trình. Ví dụ, một số hoạt động sản xuất ngành may mặc hay chế biến thực phẩm. Ở những quy trình sản xuất này, các yếu tố chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có thể rất giống nhau ở tất cả các dòng sản phẩm của doanh nghiệp dù nguyên liệu trực tiếp của các dòng sản phẩm này có thể hoàn toàn khác nhau. Các dòng sản phẩm may mặc khác nhau sẽ đòi hỏi nguyên liệu trực tiếp về chất liệu vải nhưng công nhân trực tiếp và các yếu tố sản xuất chung tham gia vào quá trình sản xuất các dòng sản phẩm lại hoàn toàn như nhau hoặc khác nhau không đáng kể. Trong ngành chế biến thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến sản phẩm loại cao cấp với sản phẩm loại thường rất khác nhau về chât lượng và giá của nguyên liệu đầu vào nhưng các chi phí nhân công, đóng gói của hai dòng sản phẩm này lại hầu như tương tự với nhau. Trong những quy trình sản xuất như trên kế toán áp dụng phương pháp tính chi phí theo dòng sản phẩm. Phương pháp này được áp dụng trong những hoạt động sản xuất mà các yếu tố của chi phí chuyển đổi của các dòng sản phẩm tương tự với nhau nhưng nguyên liệu trực tiếp của các dòng sản phẩm lại rất khác nhau. Chi phí chuyển đổi được được tập hợp theo phân xưởng, sau đó sử dụng phương pháp tính chi phí theo quá trình để phân bổ những chi phí này cho sản phẩm. Đối với chi phí nguyên liệu trực tiếp được tập hợp theo công việc hay dòng sản phẩm, sau đó áp dụng phương pháp tính chi phí theo công việc để phân bổ chi phí nguyên liệu trực tiếp cho sản phẩm. Câu hỏi ôn tập 1. Khái niệm, phân loại chi phí? 2. Khái niệm, các bước tiến hành của phương pháp tính chi phí theo công việc? 3. Khái niệm phương pháp tính chi phí theo quá trình, so sánh phương pháp tính chi phí theo công việc và theo quá trình? 4. Khái niệm báo cáo sản xuất? So sánh báo cáo sản xuất theo phương pháp trung bình và phương pháp nhập trước xuất trước? Bài tập Bài 1 Có tài liệu dưới đây của một doanh nghiệp sản xuất Mức thấp Mức cao Số giờ - máy hoạt động (giờ - máy) 5.000 6.500 Tổng chi phí sản xuất chung (ngđ) 22.800 26.000 42
  43. Chi phí sản xuất chung gồm chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí lương nhân viên phân xưởng, chi phí điện nước. Doanh nghiệp đã phân tích chi phí sản xuất chung này ở mức 5.000 giờ - máy, như sau: Chi phí công cụ, dụng cụ (biến phí) 7.500ngđ Chi phí lương nhân viên phân xưởng (định phí) 10.800ngđ Chi phí điện, nước (hỗn hợp) 4.550ngđ Cộng chi phí sản xuất chung 22.850ngđ Yêu cầu: 1. Tính chi phí điện, nước ở mức cao 2. Viết phương trình chi phí điện, nước theo phương pháp cực đại – cực tiểu 3. Ở các mức hoạt động 5.500, 5.800 giờ - máy, tổng chi phí sản xuất chung ước tính là bao nhiêu? Bài 2 Tại doanh nghiệp A có các khoản mục chi phí sản xuất chung biến động qua các tháng theo số giờ máy hoạt động. chi phí này biến động ở mức thấp nhất và cao nhất qua các năm như sau: Chỉ tiêu Mức thấp nhất Mức cao nhất Số giờ máy hoạt động 6.000 8.500 Tổng chi phí sản xuất chung (đồng) 32.000.000 36.000.000 Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí dụng cụ sản xuất, thuê nhà xưởng, lương nhân viên phân xưởng và chi phí dịch vụ mua ngoài. Doanh nghiệp đã phân tích chi phí sản xuất chung này ở mức 6.000giờ máy như sau: Chi phí dụng cụ sản xuất (biến phí) 8.100.000 Thuê nhà và lương nhân viên (định phí) 12.800.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài (hỗn hợp) 11.100.000 Tổng chi phí sản xuất 32.000.000 Yêu cầu: 1. Cho biết chi phí sản xuất chung ở mức hoạt động cao nhất có bao nhiêu chi phí dịch vụ mua ngoài 2. Sử dụng phương pháp cực đại - cực tiểu, xây dựng công thức dự đoán chi phí dịch vụ mua ngoài 3. Ở các mức hoạt động 7.000, 7.500 giờ máy thì tổng chi phí sản xuất chung dự kiến là bao nhiêu Bài 3 Khách sạn Phương Nam có tất cả 200 phòng. Số phòng cho thuê được ở tháng cao nhất là 80% ngày – phòng, ở mức này chi phí hoạt động bình quân là 100.000đ/phòng 43
  44. – ngày. Tháng thấp nhất trong năm tỷ lệ phòng cho thuê chỉ đạt 50%, tổng chi phí hoạt động trong tháng này là 354.000.000đ Yêu cầu 1. Xác định biến phí của mỗi phòng 2. Xác định tổng định phí hoạt động trong tháng 3. Xây dựng công thức dự đoán chi phí hoạt động của khách sạn, nếu trong tháng dự kiến số phòng được thuê là 65%, chi phí hoạt động dự kiến là bao nhiêu 4. Xác định chi phí hoạt động bình quân cho mỗi phòng/ngày ở các mức độ hoạt động là 80% Bài 4 Có số liệu dưới đây của doanh nghiệp cơ khí Kim Thành Tháng Nguyên liệu đồng (tấn) Chi phí động lực (ngđ) 1 55 22.000 2 45 18.000 3 40 17.600 4 50 20.000 5 65 24.000 6 60 22.400 7 35 16.000 8 30 12.800 9 25 13.000 10 20 9.600 11 35 17.000 12 30 14.000 Yêu cầu: 1. Viết phương trình chi phí động lực theo phương pháp cực đại – cực tiểu 2. Viết phương trình chi phí động lực theo phương pháp bình phương bé nhất Bài 5 Doanh nghiệp tư nhân Đức Tài mới thành lập và bắt đầu hoạt động ngày 1 tháng 6 năm ngoái, kết quả hoạt động của 6 tháng đầu tiên bị lỗ (thông qua báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12 năm ngoái). Chủ doanh nghiệp hy vọng kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm nay sẽ mang lại lợi nhuận. Nhưng chủ doanh nghiệp đã thất vọng vì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm nay, do một kế toán viên có ít kinh nghiệm lập, kết quả lỗ vẫn xảy ra. 44
  45. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày 30/6 được trình bày dưới đây ĐVT: triệu đồng Doanh thu 2.400 (- ) Các chi phí hoạt động 1. Tiền lương quản lý doanh nghiệp 100 2. Tiền lương nhân viên bán hàng 40 3. Chi phí thuê phương tiện 160 4. Chi phí mua nguyên liệu trực tiếp 760 5. Chi phí khấu hao thiết bị bán hàng 40 6. Chi phí bảo hiểm 32 7. Chi phí phục vụ 200 8. Chi phí nhân công trực tiếp 432 9. Chi phí nhân viên phân xưởng 320 10. Chi phí khấu hao TSCĐ sản xuất 360 11. Chi phí bảo trì phân xưởng 48 12. Chi phí quảng cáo 28 Cộng chi phí hoạt động (2.520) Thực lỗ (120) Chủ doanh nghiệp không nhất trí với kết quả này và yêu cầu xem xét lại báo cáo trên Trên sổ sách kế toán có ghi một số thông tin khác có liên quan với quá trình hoạt động trong 6 tháng đầu năm nay như sau: - 80% tiền thuê phương tiện, 75% chi phí bảo hiểm và 90% chi phí phục vụ được phân bổ cho phân xưởng sản xuất (tính vào giá thành sản phẩm), số còn lại phân bổ cho bộ phận quản lý và bán hàng - Trị giá các loại tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ như sau: Đầu kỳ Cuối kỳ Nguyên liệu trực tiếp 68 168 Sản phẩm dở dang 280 340 Thành phẩm 80 240 Yêu cầu: 1. Lập bảng tính chi phí ngoài sản xuất 2. Lập bảng kê chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ 3. Lập lại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng của doanh nghiệp 45
  46. 4. Hãy so sánh 2 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũ và mới, nhận xét và nói rõ vì sao kết quả trên báo cáo cũ lại sai. Bài 6 Dưới đây là các thông tin được trích ra từ sổ sách kế toán năm 2011 của công ty Long Giang Nguyên liệu mua vào 175.000 Nhân công trực tiếp 254.000 Nhân công gián tiếp 109.000 Lương bán hàng và quản lý 133.000 Khấu hao nhà xưởng 80.000 Chi phí bán hàng và quản lý 195.000 Chi phí sản xuất chung khác 344.000 Doanh thu (130ngđ/sp) 1.495.000 75% diện tích tòa nhà được dùng cho hoạt động sản xuất, 25% diện tích còn lại được dùng cho các chức năng bán hàng và quản lý Cho biết thêm giá trị hàng tồn kho 1/1 31/12 Nguyên liệu (ngđ) 15.800 18.200 Sản phẩm dở dang (ngđ) 35.700 62.100 Thành phẩm (ngđ) 11.100 97.900 Số lượng thành phẩm tồn kho (sản phẩm) 1.350 1.190 Yêu cầu: 1. Tính chi phí sản xuất chung trong năm 2. Tính giá thành sản phẩm sản xuất 3. Tính giá vốn hàng bán của công ty 4. Tính lãi thuần trong năm 5. Tính số lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm 6. Giả sử nhân công gián tiếp là 115.000ngđ và chi phí sản xuất chung khác lên đến 516.000ngđ, các kết quả thay đổi như thế nào? Bài 7 Có số liệu chi phí phát sinh trong năm 200x của một doanh nghiệp A như sau: ĐVT:1.000đ Doanh thu bán hàng 30.000sp x 45 1.350.000 Nguyên vật liệu trực tiếp mua vào 250.000 46
  47. Chi phí nhân công trực tiếp 200.000 Chi phí thuê phân xưởng 120.000 Chi phí lương nhân viên phân xưởng 150.000 Chi phí bảo trì máy móc thiết bị 105.000 Dịch vụ mua ngoài (70% dùng cho sản xuất) 80.000 Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng 50.000 Chi phí vật liệu dùng cho sản xuất 20.000 Chi phí quảng cáo, chào hàng 120.000 Chi phí phục vụ phân xưởng 45.000 Chi phí lương nhân viên bán hàng 50.000 Chi phí lương nhân viên quản lý chung 100.000 Chi phí bằng tiền khác thuộc phân xưởng 25.000 Chi phí quản lý bằng tiền khác 20.000 Chi phí thuê trang thiết bị chuyên dùng 12.000 và 0,15/sp Chi phí mua bản quyền mẫu mã sản phẩm 1/sp Giá trị các loại tồn kho đầu năm và cuối năm như sau: Đầu năm Cuối năm Nguyên liệu trực tiếp 40 50 Sản phẩm dở dang 200 150 Thành phẩm 250 420 Yêu cầu: 1. Lập bảng kê chi phí sản xuất và xác định giá trị hàng hoá bán ra 2. Lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm Bài 8 Doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính chi phí theo công việc để tính giá thành sản phẩm sản xuất. Phòng kế toán đã thu thập được các số liệu của ba công việc trong tháng như sau: 47
  48. Chỉ tiêu 401 402 403 Khối lượng sản xuất (sản phẩm) 800 1.500 2.000 Số giờ - máy làm việc (giờ - máy) 6.300 4.500 2.600 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (ngđ) 12.000 26.500 18.000 Chi phí nhân công trực tiếp (ngđ) 15.500 50.000 70.200 Mức phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính là 2.700đ/giờ - máy. Trong tháng, doanh nghiệp hoàn thành hai công việc mã số 401 và 402. Công việc mã số 403 chưa hoàn thành, được tiếp tục thực hiện ở kỳ sau. Yêu cầu: 1. Xác định giá thành đơn vị của các công việc đã hoàn thành trong tháng 2. Vẽ mô hình chữ T phản ánh sự vận động của chi phí của doanh nghiệp trong tháng Bài 9 Có tài liệu của năm vừa kết thúc ở công ty Thiên Tân như sau: Chi phí nhân công trực tiếp dự toán 75.000 giờ x 16ngđ/giờ Chi phí nhân công trực tiếp thực tế 80.000 giờ x 17,5ngđ/giờ Chi phí sản xuất chung dự toán 997.500ngđ Chi phí bán hàng và quản lý thực tế 435.000ngđ Chi phí sản xuất chung thực tế, trong đó - Khấu hao 231.000 - Thuế tài sản 21.000 - Lao động gián tiếp 82.000 - Lương quản đốc phân xưởng 200.000 - Điện, nước 59.000 - Bảo hiểm 30.000 - Thuê mặt bằng 300.000 - Nguyên liệu phụ, trong đó: 79.000 + Tồn đầu kỳ 48.000 + Mua vào trong năm 94.000 + Tồn kho cuối kỳ 63.000 Yêu cầu: 1. Tính mức phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính theo số giờ nhân công trực tiếp 2. Chi phí sản xuất chung được phân bổ thừa hay thiếu so với chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh? 3. Lập bút toán kết chuyển chênh lệch trong tài khoản chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá vốn hàng bán. 48
  49. Bài 10 Doanh nghiệp Đức Tài sử dụng phương pháp tính chi phí theo công việc để tính giá thành sản phẩm. Có số liệu tồn kho đầu kỳ của doanh nghiệp như sau Nguyên liệu 16.000ngđ Sản phẩm dở dang 10.000ngđ Thành phẩm 30.000ngđ Doanh nghiệp phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công việc theo số giờ - máy hoạt động. Số giờ - máy hoạt động dự toán trong năm là 36.000giờ và chi phí sản xuất chung dự toán là 153.000ngđ. a. Nguyên liệu mua chậm trả 200.000ngđ b. Nguyên liệu xuất cho sản xuất (80% trực tiếp, 20%gián tiếp) 190.000ngđ c. Các chi phí về lao động 200.000ngđ - Lao động trực tiếp 200.000ngđ - Lao động phụ 200.000ngđ - Hoa hồng bán hàng 200.000ngđ - Lương quản lý chung 200.000ngđ d. Chi phí điện, nước phát sinh 200.000ngđ e. Chi phí bảo hiểm trong năm (90% cho sản xuất, 10% của bán hàng và 200.000ngđ quản lý) f. Trích khấu hao trong năm (85% cho sản xuất, 15% của văn phòng và 200.000ngđ bán hàng) g. Phân bổ chi phí sản xuất chung cho công việc căn cứ theo số giờ máy hoạt động. Tổng số giờ máy hoạt động được ghi lại trong năm là 40.000 giờ h. Trong năm sản phẩm trị giá 480.000ngđ hoàn thành nhập kho i. Sản phẩm bán cho khách hàng trong năm với giá 700.000ngđ. Khách hàng chưa thanh toán. Giá vốn hàng bán của số sản phẩm này là 475.000ngđ Yêu cầu: 1. Phản ánh vào các tài khoản chữ T chi phí sản xuất, giá trị thành phẩm và giá vốn hàng bán và tính số dư cuối kỳ của các tài khoản này. 2. Kết chuyển số dư của tài khoản chi phí sản xuất chung cho giá vốn hàng bán và lập báo cáo kết quả kinh doanh trong năm. Bài 11 Có tài liệu của năm vừa kết thúc ở công ty Thiên Tân như sau Chi phí nhân công trực tiếp dự toán 75.000 giờ x 16ngđ/h Chi phí nhân công trực tiếp thực tế 80.000 giờ x 17,5ngđ/h Chi phí sản xuất chung dự toán 997.500ngđ 49
  50. Chi phí bán hàng và quản lý thực tế 435.000ngđ Chi phí sản xuất chung thực tế Khấu hao 231.000ngđ Thuế tài sản 21.000ngđ Lao động gián tiếp 82.000ngđ Lương quản đốc phân xưởng 200.000ngđ Điện, nước 59.000ngđ Bảo hiểm 30.000ngđ Thuê mặt bằng 300.000ngđ Nguyên liệu phụ, trong đó 79.000ngđ Tồn đầu kỳ, 1/1 48.000ngđ Mua vào trong năm 94.000ngđ Tồn kho cuối kỳ, 31/12 63.000ngđ Yêu cầu 1. Tính mức phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính theo số giờ nhân công trực tiếp 2. Chi phí sản xuất chung được phân bổ thừa hay thiếu so với chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh? 3. Lập bút toán kết chuyển chênh lệch trong tài khoản chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá vốn hàng bán. Bài 12 Công ty Bách Khoa chuyên sản xuất nhạc cụ cho học sinh trung học phổ thông. Công ty sử dụng hệ thống tính chi phí chuẩn, với chi phí sản xuất chung được phân bổ theo số giờ lao động trực tiếp. Bảng dự toán của công ty cho năm hiện hành bao gồm các số ước tính sau: Tổng chi phí sản xuất chung dự toán 426.300ngđ Tổng số giờ lao động trực tiếp dự toán 20.300giờ Trong tháng 3, công ty thực hiện các công việc sau: - Công việc số T81, gồm 76 sản phẩm A - Công việc số C40, gồm 110 sản phẩm B Trong tháng 3 có các sự kiện dưới đây phát sinh: a. Mua 1000m nguyên liệu X1, chưa thanh toán cho người bán, trị giá 5.000ngđ b. Mua 400kg nguyên liệu X2, chưa thanh toán cho người bán, trị giá 4.000ngđ c. Ngày 5/3 có các phiếu yêu cầu vật tư sau: - Phiếu yêu cầu vật tư số 112: 250m nguyên liệu X1, với giá 5ngđ/m cho công việc T81 50
  51. - Phiếu yêu cầu vật tư số 113: 1.000kg nguyên liệu X2, với giá 10ngđ/kg cho công việc C40. - Phiếu yêu cầu vật tư số 114: 40 lít dầu nhờn, với giá 10ngđ/lít (Nguyên liệu X1, X2 là nguyên liệu trực tiếp và dầu nhờn là nguyên liệu gián tiếp) d. Phân tích các phiếu theo dõi thời gian lao động cho thấy mức sử dụng lao động trong tháng 3 như sau: - Lao động trực tiếp: công việc T81, 800 giờ với giá 20ngđ/giờ - Lao động trực tiếp: công việc C40, 900 giờ với giá 20ngđ/giờ - Lao động gián tiếp: làm vệ sinh phân xưởng, 4.000ngđ - Lao động gián tiếp: lương quản đốc phân xưởng, 9.000ngđ e. Khấu hao nhà xưởng và thiết bị trong tháng 3 lên đến 12.000ngđ f. Tiền thuê mặt bằng kho trả bằng tiền mặt trong tháng 3 là 1.200ngđ g. Chi phí điện, nước phát sinh trong tháng 3 lên đến 2.100ngđ, đã nhận hóa đơn tính tiền nhưng chưa thanh toán. h. Thuế bất động sản của tháng 3 (nhà xưởng) đã nộp bằng tiền mặt, 2.400ngđ i. Chi phí bảo hiểm hoạt động của phân xưởng của tháng 3 là 3.100ngđ. Tiền bảo hiểm đã đóng từ trước. j. Tiền lương và các khoản phụ cấp tháng 3 của nhân viên bán hàng và quản lý đã chi bằng tiền bằng mặt 8.000ngđ. k. Khấu hao thiết bị văn phòng và mặt bằng là 4.000ngđ l. Các khoản chi phí bán hàng và quản lý khác bằng tiền mặt trong tháng 3 lên đến 1.000ngđ m. Trong tháng 3 hoàn thành công việc mã số T81 n. Một nửa số sản phẩm của công việc T81 được bán trong tháng 3 với giá 700ngđ/sản phẩm Số dư đầu tháng 3 của các tài khoản như sau: ĐVT: nghìn đồng Tiền mặt 10.000 Các khoản phải thu 21.000 Bảo hiểm trả trước 5.000 Nguyên liệu tồn kho 149.000 Vật tư tồn kho 500m Sản phẩm dở dang 91.000 Thành phẩm 220.000 Khấu hao nhà xưởng và thiết bị 102.000 Các khoản phải trả 13.000 Lương phải trả 8.000 51
  52. Yêu cầu: 1. Tính mức phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính của tháng 3 2. Lập các bút toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 3. Lập tài khoản chữ T, và chuyển ghi các bút toán ở câu b vào tài khoản 4. Tính mức phân bổ thừa (thiếu) của tháng 3. Lập bút toán kết chuyển số dư trên tài khoản vào tài khoản giá vốn hàng bán. 5. Lập bảng kê giá thành sản phẩm sản xuất của tháng 3 6. Lập bảng kê giá vốn hàng bán tháng 3 7. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 3 Bài 13 Doanh nghiệp A sản xuất sản phẩm X trong năm có các số liệu như sau: Khối lượng sản phẩm - Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ 2.000 sản phẩm (Mức hoàn thành về nguyên vật liệu 80% và chi phí chuyển đổi 30%) - Khối lượng đưa vào sản xuất 10.000 sản phẩm - Khối lượng sản phẩm hoàn thành và chuyển đi 9.000 sản phẩm - Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 3.000 (Mức hoàn thành về nguyên vật liệu 50% và chi phí chuyển đổi 20%) Chi phí phát sinh (1.000đ) - Đã phát sinh trong khối lượng dở dang đầu kỳ + Nguyên vật liệu trực tiếp 25.000 + Nhân công trực tiếp 21.000 + Sản xuất chung 14.000 - Chi phí phát sinh trong kỳ + Nguyên vật liệu trực tiếp 120.000 + Nhân công trực tiếp 100.000 + Sản xuất chung 90.000 Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp trung bình và phương pháp FIFO Bài 14 Có số liệu của một công ty như sau Khối lượng sản phẩm dở dang 1/1 2.000.000 lít - Nguyên vật liệu 100% - Chuyển đổi 25% Khối lượng đưa vào sản xuất 950.000 lít Khối lượng sản phẩm dở dang 31/1 240.000 lít 52
  53. - Nguyên vật liệu 100% - Chuyển đổi 80% Yêu cầu: Tính khối lượng tương đương về nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chuyển đổi của tháng 1 theo phương pháp trung bình Bài 15 Có số liệu của một công ty như sau Khối lượng sản phẩm dở dang 1/10 1.000 - Nguyên vật liệu 100% - Chuyển đổi 60% Khối lượng đưa vào sản xuất 5.000 Khối lượng dở dang đầu kỳ hoàn thành và chuyển đi trong tháng 1.000 Khối lượng mới đưa vào sản xuất và hoàn thành trong tháng 3.000 Khối lượng sản phẩm dở dang 31/10 2.000 - Nguyên vật liệu 100% - Chuyển đổi 20% Yêu cầu: Tính khối lượng tương đương về nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí chuyển đổi của tháng 10 theo phương pháp trung bình và phương pháp FIFO Bài 16 Doanh nghiệp A sản xuất sản phẩm X trong năm có các số liệu như sau: Khối lượng sản phẩm - Khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ 600 sản phẩm (Mức hoàn thành về nguyên vật liệu 60% và chi phí chuyển đổi 30%) - Khối lượng đưa vào sản xuất 5.100 sản phẩm - Khối lượng sản phẩm hoàn thành và chuyển đi 5.000 sản phẩm - Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 700 (Mức hoàn thành về nguyên vật liệu 80% và chi phí chuyển đổi 40%) Chi phí phát sinh (1.000đ) - Đã phát sinh trong khối lượng dở dang đầu kỳ + Nguyên vật liệu trực tiếp 3.900 + Nhân công trực tiếp 2.670 + Sản xuất chung 1.610 - Chi phí phát sinh trong kỳ + Nguyên vật liệu trực tiếp 32.240 + Nhân công trực tiếp 15.810 + Sản xuất chung 13.770 53
  54. Yêu cầu: 1. Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp trung bình và phương pháp FIFO 2. Giải thích tại sao chi phí đơn vị xác định theo phương pháp trung bình lại lớn hơn phương pháp FIFO Bài 17 Có số liệu ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau Chỉ tiêu Tháng 6 Tháng 7 Doanh thu tiêu thụ 50.000 60.000 Giá vốn hàng bán 30.000 36.000 Lợi nhuận gộp 20.000 24.000 Chi phí hoạt động - Chi phí bán hàng 7.400 7.700 - Chi phí quản lý 6.200 6.400 Lợi nhuận thuần 6.400 9.900 Yêu cầu 1. Bộ phận chi phí cố định và chi phí khả biến trong giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí trên cơ sở doanh thu tiêu thụ sản phẩm của tháng tới là 70.000 Bài 18 Hãy điền vào những dấu chấm hỏi của báo cáo sản xuất sau Khối lượng dở dang 1/7 20.000 Khối lượng mới đưa vào sản xuất trong tháng 7 ? Cộng 65.000 Khối lượng hoàn thành và chuyển đi ? Khối lượng dở dang 31/7 15.000 Khối lượng tương đương về nguyên liệu trực tiếp 15.000 Khối lượng tương đương về chi phí chuyển đổi ? Chi phí sản phẩm dở dang 1/7 ĐVT: ngđ - Nguyên liệu trực tiếp 164.400 - Chuyển đổi ? Cộng 244.400 54
  55. Chi phí phát sinh trong tháng 7 ĐVT: ngđ - Nguyên liệu trực tiếp ? - Chuyển đổi 659.400 Cộng 1.031.250 Tổng cộng chi phí 1.275.450 Chi phí/ đơn vị tương đương ngđ/sp - Nguyên liệu trực tiếp 8,25 - Chuyển đổi ? Cộng 21,45 Chi phí của khối lượng hoàn thành và chuyển đi trong tháng 7 ? Chi phí của sản phẩm dở dang 31/7 - Nguyên liệu trực tiếp ? - Chuyển đổi 79.200 Cộng 202.950 Thông tin bổ sung Nguyên liệu trực tiếp được đưa vào ngay từ đầu quá trình sản xuất và hoạt động chuyển đổi phát sinh trong suốt quá trình Công ty áp dụng phương pháp trung bình trọng Sản phẩm dở dang vào ngày 1/7 đã hoàn thành 30% về chi phí chuyển đổi Sản phẩm dở dang vào ngày 31/7 đã hoàn thành 40% về chi phí chuyển đổi Tài liệu tham khảo PGS – TS Phạm Văn Được – Đặng Kim Cương, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, 2008 TS Huỳnh Lợi, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2009 PGS – TS Nguyễn Năng Phúc, Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, 2008 Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/ 6/ 2006 55
  56. Chương 3. MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ: Trình bày được khái niệm cơ bản của mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP – Cost Volume Profit) như số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy kinh doanh và thấy được ý nghĩa của các chỉ tiêu này. Ứng dụng của mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong các trường hợp thay đổi định phí và doanh thu; định phí, giá bán và lượng bán; định phí, biến phí và lượng bán; định giá bán cho đơn đặt hàng đặc biệt. Trình bày được khái niệm điểm hòa vốn, biết cách xác định điểm hòa vốn, dựa vào phương trình lợi nhuận dự tính sản lượng, doanh thu đạt lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận mong muốn. 3.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN Ví dụ: Doanh nghiệp Hoa Mai chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm duy nhất X. Số liệu chi phí và thu nhập trong một tháng hoạt động bình thường của doanh nghiệp như sau: Lượng bán 4.000 sản phẩm Biến phí đơn vị 15.000đ/sản phẩm Định phí hoạt động 300.000ngđ/tháng Đơn giá bán 25.000đ 3.1.1. Số dư đảm phí Số dư đảm phí là số dư biểu hiện bằng số tuyệt đối tổng số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi đã trừ biến phí. Tổng số dư đảm phí được dùng trước hết để bù đắp định phí, phần còn lại sau đó là lãi trong kỳ. Công thức tính: Số dư đảm phí = Doanh thu – Biến phí Trong ví dụ trên SDĐP = 100.000ngđ – 60.000ngđ = 40.000ngđ Số dư đảm phí/đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí/sản phẩm Trong ví dụ trên SDĐP đơn vị = 25ngđ – 15ngđ = 10ngđ Khái niệm số dư đảm phí chỉ cho doanh nghiệp thấy rõ khi lượng bán thay đổi sẽ làm cho doanh thu thay đổi, sự thay đổi đó sẽ tác động như thế nào đến lãi thuần. Trong ví dụ trên số dư đảm phí đơn vị là 10ngđ, như vậy cứ mỗi sản phẩm bán thêm doanh nghiệp sẽ có 10ngđ để bù đắp định phí và tạo ra lợi nhuận. 56
  57. Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tương đối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số dư đảm phí với doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán Tỷ lệ SDĐP SDĐPđơn vị = = SDĐP Doanh thu Giá bán Trong ví dụ trên tỷ lệ SDĐP = 40.000ngđ : 100.000ngđ = 40% Trong ví dụ trên tỷ lệ số dư đảm phí là 40%, có nghĩa là trong mỗi một đồng doanh thu có 0,4đ số dư đảm phí. Nếu doanh nghiệp đã vượt qua điểm hoà vốn, tỷ lệ tăng của doanh thu là tỷ lệ tăng của tổng số dư đảm phí, mức tăng của tổng số dư đảm phí là mức tăng của lợi nhuận trước thuế. Trong ví dụ trên, nếu doanh thu tăng lên 10%, tương ứng 10.000ngđ, tổng số dư đảm phí sẽ chiếm 4.000ngđ. Nếu doanh nghiệp đã vượt qua điểm hòa vốn, tỷ lệ tăng doanh thu là tỷ lệ tăng của tổng số dư đảm phí. Vậy, tổng số dư đảm phí cũng tăng 10%, tương ứng 4.000ngđ. Đây cũng là mức tăng của lãi thuần, vậy lãi thuần sẽ là 14.000ngđ 3.1.2. Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa định phí và biến phí chiếm trong tổng chi phí kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp xác lập kết cấu chi phí riêng căn cứ trên các đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình. Không có một mô hình kết cấu chi phí chuẩn để tất cả các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi kết cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất? Tuy vậy, khi dự định xác lập một kết cấu chi phí, doanh nghiệp phải xem xét những yếu tố của doanh thu qua các năm, quan điểm của nhà quản trị đối với rủi ro Nói chung doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phí cao hơn so với định phí trong tổng chi phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí. Ví dụ: có số liệu sau đây của 2 doanh nghiệp Chỉ tiêu Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B Tổng số % Tổng số % Doanh thu 100.000 100 100.000 100 Biến phí 60.000 60 20.000 20 Tổng số dư đảm phí 40.000 40 80.000 80 Định phí 30.000 70.000 Lãi trước thuế 10.000 10.000 Phân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến lợi nhuận ở hai doanh nghiệp A và B, khi doanh thu biến động, được trình bày ở bảng dưới đây 57
  58. Biến động Số dư Lãi trước thuế của doanh đảm phí Cũ Mới Chênh lệch thu Tăng 50% 60.000 10.000 30.000 20.000 ệp A 20% 48.000 10.000 18.000 8.000 10% 44.000 10.000 14.000 4.000 Doanh nghi Giảm 50% 20.000 10.000 - 10.000 -20.000 20% 32.000 10.000 2.000 - 8.000 10% 36.000 10.000 6.000 - 4.000 Tăng 50% 120.000 10.000 50.000 40.000 20% 96.000 10.000 26.000 16.000 ệp B 10% 88.000 10.000 18.000 8.000 Giảm Doanh nghi 50% 20.000 10.000 - 10.000 -40.000 20% 32.000 10.000 2.000 - 16.000 10% 36.000 10.000 6.000 - 8.000 Nhận xét: trong phạm vi phù hợp Doanh thu tăng từ 10% đến 50% thì lãi trước thuế của doanh nghiệp A tăng từ 4.000ngđ đến 20.000ngđ và lãi trước thuế của doanh nghiệp B tăng từ 8.000ngđ đến 40.000ngđ. Như vậy, tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp B cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A. Doanh thu giảm từ 10% đến 50% thì lãi trước thuế của doanh nghiệp A giảm từ 20.000ngđ đến 4.000ngđ và lãi trước thuế của doanh nghiệp B giảm từ 40.000ngđ đến 8.000ngđ. Như vậy, tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp B nhanh hơn tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A. Khi doanh nghiệp có tỷ lệ định phí trong tổng chi phí cao, lãi của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với biến động của doanh thu. Chính vì vậy, lãi sẽ tăng nhanh trong những năm kinh doanh thắng lợi và giảm mạnh trong những năm thất bại. 58
  59. Khi doanh nghiệp có tỷ lệ định phí trong tổng chi phí thấp, lãi của doanh nghiệp sẽ tương đối ổn định hơn khi doanh thu biến động. Tuy nhiên, nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng thắng lợi nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì kết cấu chi phí như vậy thì doanh nghiệp sẽ không tận dụng được cơ hội đạt lợi nhuận tối đa. Tóm lại, kết cấu chi phí như một con dao hai lưỡi, nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng, doanh nghiệp có lợi, ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại nặng nề. Định phí nói chung là những khoản chi phí đầu tư lâu dài nhằm tạo nên sức sản xuất cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đầu tư đúng, doanh nghiệp sẽ tạo được sức bật mạnh cho lợi nhuận của doanh nghiệp. 3.1.3. Đòn bẩy kinh doanh Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác động nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy kinh doanh là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu. Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp. Do vậy, đòn bẩy kinh doanh sẽ mạnh ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, và đòn bẩy kinh doanh sẽ yếu ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí thấp. Điều này cũng có nghĩa nếu doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng rất nhanh khi doanh thu biến động do tác dụng của đòn bẩy kinh doanh. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được đo lường qua công thức sau: Độ lớn của đòn Lãi trước thuế Tổng số dư đảm phí = = bẩy kinh doanh Tổng số dư đảm phí Tổng số dư đảm phí – định phí Từ công thức trên cho thấy độ lớn của đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào định phí, định phí càng lớn, hiệu số của mẫu số của công thức càng nhỏ nên giá trị của đòn bẩy kinh doanh càng lớn. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được tính ở một mức doanh thu nhất định. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cho biết khi doanh thu biến động 1%, lãi trước thuế sẽ tăng lên bao nhiêu %. Ví dụ hai doanh nghiệp A và B, đòn bẩy kinh doanh tính như sau: Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp A = 40.000ngđ : 10.000ngđ = 4 lần Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp B = 80.000ngđ : 10.000ngđ = 8 lần Theo kết quả tính được ở trên thì tốc độ tăng của lãi trước thuế của doanh nghiệp A sẽ gấp 4 lần tốc độ tăng của doanh thu và ở doanh nghiệp B tốc độ tăng của lãi trước thuế của doanh nghiệp B sẽ gấp 8 lần tốc độ tăng của doanh thu. Vậy, nếu doanh thu của doanh nghiệp A là 1% thì lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A sẽ tăng gấp 4 lần, tức tăng 4% và nếu doanh thu của doanh nghiệp B là 1% thì lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp B sẽ tăng gấp 8 lần, tức tăng 8%. 59
  60. Nếu doanh thu của doanh nghiệp A và B đều tăng 5% thì lợi nhuận trước thuế dự kiến sẽ tăng Doanh nghiệp A 5% x 4 = 20%, tương ứng tăng 10.000ngđ x 20% = 2.000ngđ Doanh nghiệp B 5% x 8 = 40%, tương ứng tăng 10.000ngđ x 40% = 4.000ngđ 3.2. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN Để thuận tiện cho việc nghiên cứu cách ứng dụng mối quan hệ CVP vào quá trình để ra quyết định, ta sử dụng tài liệu của doanh nghiệp A trong ví dụ trên: trong điều kiện sản xuất bình thường, mức tiêu thụ hàng tháng là 4.000 sản phẩm, đơn giá bán 25ng.đ/sp, biến phí đơn vị là 15ng.đ/sp và tổng định phí hoạt động trong tháng là 30.000ng.đ. Giám đốc doanh nghiệp A đưa ra các phương án dưới đây nhằm tăng lợi nhuận: 3.2.1. Thay đổi định phí và doanh thu Giám đốc doanh nghiệp hy vọng rằng nếu đầu tư thêm cho quảng cáo mỗi tháng 10.000ng.đ, doanh thu sẽ tăng 30%. Trong trường hợp các điều kiện khác không đổi, nếu kỳ vọng của giám đốc thành sự thật thì doanh nghiệp có nên thực hiện phương án này hay không? Giải: Doanh thu tăng 30%, tức tăng 30.000 ng.đ (= 100.000ng.đ x 30%) * Ứng dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí: Số dư đảm phí tăng thêm 40.000 ng.đ x 30% 12.000 ng.đ Trừ: Định phí tăng thêm 10.000 ng.đ Lãi trước thuế tăng thêm 2.000 ng.đ * Ứng dụng khái niệm đòn bẩy kinh doanh: Số dư đảm phí tăng thêm 30% x 4 x 10 ng.đ = 12.000 ng.đ Trừ: Định phí tăng thêm 10.000 ng.đ Lãi trước thuế tăng thêm 2.000 ng.đ Dù ứng dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí hay đòn bẩy kinh doanh thì lãi trước thuế vẫn tăng thêm 2.000 ng.đ nếu thực hiện phương án này. Như vậy lãi trước thuế mới sẽ là 12.000 ng.đ. 3.2.2. Thay đổi biến phí và lượng bán Doanh thu dự kiến giảm 2ng.đ biến phí đơn vị trong cơ cấu chi phí sản xuất, điều này sẽ khiến chất lượng sản phẩm giảm và có thể giảm mức tiêu thụ chỉ còn 3.500 sp/ tháng. Trong trường hợp các điều kiện khác không đổi, nếu những điều kiện dự kiến trên thành sự thật thì doanh nghiệp có nên thực hiện phương án này hay không? Giảm biến phí 2ngđ, giá bán không đổi sẽ tăng số dư đảm phí/sp 2ngđ, tức số dư đảm phí/sp mới sẽ là 12ngđ/sp 60
  61. Số dư đảm phí tăng thêm 3.500sp x 12 ng.đ 42.000 ng.đ Số dư đảm phí hiện tại 4.000sp x 10 ng.đ 40.000 ng.đ Lãi trước thuế tăng thêm 2.000 ng.đ Số dư đảm phí tăng thêm này chính là phần lãi trước thuế tăng thêm. Nếu phương án này được thực hiện, lãi trước thuế tăng thêm 2.000ngđ, tức lãi trước thuế mới sẽ là 12.000ngđ. 3.2.3. Thay đổi định phí, giá bán và lượng bán Doanh nghiệp dự định tăng chi phí quảng cáo thêm 12.000ngđ mỗi tháng và giảm giá bán 2ngđ/sp với hy vọng tăng mức tiêu thụ thêm 50%. Nếu dự định trên được thực hiện thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào? Giá bán giảm 2ngđ/sp biến phí không đổi sẽ giảm số dư đảm phí/sp 2ngđ, tức số dư đảm phí/sp mới sẽ là 8ngđ/sp. Mức tiêu thụ tăng 50%, tương ứng với khối lượng 6.000sp = 4.000 x 150%. Vậy Số dư đảm phí ước tính (6.000 sp x 8 ng.đ) 48.000 ng.đ Trừ: số dư đảm phí hiện tại (4.000 sp x 10 ng.đ) 40.000 ng.đ Số dư đảm phí tăng thêm 8.000 ng.đ Trừ: định phí tăng thêm 12.000 ng.đ Lãi trước thuế - 4.000 ng.đ 3.2.4. Thay đổi định phí, biến phí và lượng bán Doanh nghiệp dự định thay phương thức trả lương nhân viên bán hàng: thay vì trả hàng tháng 6.000 ng.đ sẽ trả theo hình thức hoa hồng trên sản phẩm bán được, là 1,5 ng.đ/sp. Với cách trả lương này, giám đốc doanh nghiệp hy vọng sẽ kích thích năng suất bán hàng của nhân viên, do vậy lượng bán sẽ tăng thêm 10%. Nếu các dự tính trên được thực hiện thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào? Giải: thay đổi tiền lương tháng bằng tiền hoa hồng trả theo mức tiêu thụ sản phẩm là sự thay thế một khoản định phí bằng biến phí. Định phí giảm 6.000 ng.đ/tháng nhưng bù lại biến phí của từng sản phẩm bán được sẽ từ 15 ng.đ/sp tăng lên thành 16,5 ng.đ/sản phẩm. Biến phí tăng nhưng giá bán không đổi nên số dư đảm phí/sp sẽ giảm tương ứng, tức giảm 1,5 ng.đ/sp. Vậy số dư đảm phí/sp sẽ từ 10 ng.đ/sp giảm còn 8,5 ng.đ/sp: Số dư đảm phí ước tính (4.000 sp x 110%) x 8,5 ng.đ) 37.400 ng.đ Trừ: số dư đảm phí hiện tại 40.000 ng.đ Số dư đảm phí giảm - 2.600 ng.đ Trừ: định phí giảm - 6.000 ng.đ Lãi trước thuế tăng 3.400 ng.đ 61