Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng nghề - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

pdf 97 trang Gia Huy 19/05/2022 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng nghề - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_nghe_ke_toan_doanh_nghiep_trinh_do.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế vĩ mô - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp, Cao đẳng nghề - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

  1. BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH Kinh tế vĩ mô NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP/ CAO ĐẲNG NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: 2 48 b/QĐ-CĐNKTCN ngày 17 tháng 9 năm 201 9 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ) Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tên tôi là: Nguyễn Thu Hường Đơn vị: Khoa kinh tế và Công tác xã hội Tôi là tác giả cuốn giáo trình Kinh tế vĩ mô, tôi đã biên soạn cuốn giáo trình này căn cứ vào chương trình khung của Bộ lao động thương binh và Xã hội dùng cho sinh viên cao đẳng nghề kế toán doanh nghiệp không sao chép, vi phạm bản quyền của một ai. Tài liệu này thuộc loại giáo trình nội bộ nên các nguồn thông tin có thể được cho phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệnh lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh nghiêm cấm. Tác giả Nguyễn Thu Hường 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Môn học Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ nền kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, sự vận động của giá cả và việc làm, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái . Với mục tiêu trang bị giúp cho học sinh, sinh viên vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng để phân tích các vấn đề cụ thể như: Tổng cầu, tổng cung, các chính sách kinh tế vĩ mô, tổng sản phẩm quốc dân, thị trường lao động, thị trường tiền tệ, lạm phát thất nghiệp ; sử dụng một số phương pháp phân tích tối ưu, phân tích cân bằng để đánh giá tình hình kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô và ứng dụng nguyên lý kinh tế để so sánh và phân tích tác động của các chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế; đồng thời đáp ứng được chương trình khung của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội, Khoa Kinh tế và Công tác xã hội trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ biên soạn Giáo trình Kinh tế vĩ mô dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Cuốn sách gồm 06 chương: Chương 1: Khái quát về kinh tế học và kinh tế vĩ mô Chương 2: Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân Chương 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa Chương 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Chương 5: Tổng cung và chu kỳ kinh doanh Chương 6: Thất nghiệp và lạm phát Nội dung biên soạn theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề và cập nhật những kiến thức mới nhất. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng đông đảo bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thu Hường 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 10 1. Khái niệm về kinh tế học và những đặc trưng của kinh tế học 10 1.1. Khái niệm kinh tế học 10 1.2. Những đặc trưng của kinh tế học 11 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học 11 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 11 2.2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học 12 3. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế tổng hợp 12 3.1. Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế 12 3.2. Tổ chức của một nền kinh tế hỗn hợp 13 3. Một số khái niệm cơ bản 13 3.1. Yếu tố sản xuất 13 3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất 14 3.3. Chi phí cơ hội (Opportunity cost – OC) 15 4.4. Một số khái niệm khác 16 5. Hệ thống kinh tế vĩ mô 16 5.1. Tổng cung (AS) 17 5.2. Tổng mức cầu (AD) 17 5.3. Cân bằng tổng cung và tổng cầu 18 6. Mục tiêu và công cụ kinh tế vĩ mô 20 6.1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô 20 6.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu 21 Câu hỏi ôn tập 23 CHƯƠNG 2: TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN 24 1. Tổng sản phẩm quốc dân - Thước đo thành tựu của một nền kinh tế 24 1.1. Các khái niệm cơ bản 24 1.2. Biến danh nghĩa và biến thực tế 25 1.3. Mối quan hệ giữa GDP và GNP 26 1.4. Ý nghĩa của chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích vĩ mô 27 2. Các phương pháp xác định tổng sản phẩm quốc nội GDP 28 2.1. Vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô 28 2.2. Phương pháp xác định GDP 29 3. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản 33 3.1. Trong nền kinh tế giản đơn: 33 3.2. Trong nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở 34 Câu hỏi ôn tập 35 CHƯƠNG 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ 37 1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế 37 1.1. Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn 37 1.2. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ 43 1.3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở 46 2. Chính sách tài khoá 48 2.1. Chính sách tài khoá trong lý thuyết 48 2.2. Chính sách tài khoá thực tế 49 4
  5. 2.3. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách. 49 2.4. Thâm hụt ngân sách và vấn đề thoái lui đầu tư 51 2.5. Các giải pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách 51 Câu hỏi ôn tập 51 CHƯƠNG 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 53 1. Chức năng tiền tệ 53 1.1 Định nghĩa: 53 1.2. Chức năng tiền tệ 53 1.3. Các lại tiền 54 2.Thị trường tiền tệ 55 2.1. Cầu tiền (MD) 55 2.2. Cung tiền 58 2.3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ 63 3. Mô hình đường IS – LM trong nền kinh tế đóng 67 3.1. Mô hình IS 67 3.2. Đường LM 69 3.3. Sự Sự kết hợp của đường IS-LM 70 4. Sự kết hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ 71 4.1 Chính sách tài khóa. 71 4.2 Chính sách tiền tệ 72 Bài tập ôn tập 73 CHƯƠNG 5: TỔNG CUNG VÀ CHU KỲ KINH DOANH 74 1. Thị trường lao động 74 1.1. Cầu lao động 74 1.2. Cung lao động 75 2. Tổng cung và các mô hình tổng cung 75 2.1. Tổng cung 75 2.2. Các mô hình tổng cung 76 2.3 Quá trình điều chỉnh của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn 80 3. Chu kỳ kinh doanh 80 3.1 Khái niệm: 80 3.2 Cơ chế của chu kỳ kinh doanh 81 Câu hỏi ôn tập 82 CHƯƠNG 6: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT 83 1. Thất nghiệp 83 1.1. Khái niệm thất nghiệp 83 1.2. Phân loại thất nghiệp 84 1.3 Phân tích thị trường lao động. 88 2. Lạm phát 90 2.1. Khái niệm 90 2.2. Phân loại lạm phát 91 3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 93 3.1. Đường Phillips 93 3.2. Trường hợp lạm phát do kéo cầu: 93 3.3. Trường hợp lạm phát chi phí đẩy 94 5
  6. 3.4. Trường hợp lạm phát dự kiến 94 Câu hỏi ôn tập 95 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Kinh tế vĩ mô Mã môn học: MH KTDN 11 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học kinh tế vĩ mô nằm trong nhóm kiến thức cơ sở, được bố trí trước khi học các môn chuyên môn. - Tính chất: Môn học kinh tế vĩ mô cung cấp những kiến thức làm cơ sở cho học sinh nhận thức và phát triển kỹ năng học các môn chuyên môn của nghề. Mục tiêu của môn học: - Kiến thức: + Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng để phân tích các vấn đề cụ thể như: Tổng cầu, tổng cung, các chính sách kinh tế vĩ mô, tổng sản phẩm quốc dân, thị trường lao động, thị trường tiền tệ, lạm phát thất nghiệp - Kỹ năng: + Sử dụng một số phương pháp phân tích tối ưu, phân tích cân bằng để đánh giá tình kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô. + Ứng dụng nguyên lý kinh tế để so sánh và phân tích tác động của các chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức học tập theo phương pháp suy luận, kết hợp với lý luận thực tiễn + Có phẩm chất đạo đức, kỷ luật tốt, đoàn kết thân ái với mọi người,có ý thức tự rèn luyện để nâng cao trình độ. Nội dung của môn học: * Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Chương 1: Khái quát kinh tế học và kinh tế học vĩ 4 3 1 mô 1.Khái niệm và những đặc trưng của kinh tế học 0.5 0.5 1.1 Khái niệm về kinh tế học 7
  8. 1.2 Những đặc trưng của kinh tế học 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học 0.5 0.5 2.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô 2.2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học 3.Hệ thống kinh tế vĩ mô 1 1 3.1. Tổng cung (AS) 3.2. Tổng cầu (AD) 3.3. Cân bằng tổng cung, tổng cầu 4.Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô 2 4.1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô 1 4.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu 1 5. Thực hành 1 2 Chương 2: Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân 7 4 2 1 1.Tổng sản phẩm quốc dân, thước đo thành tựu của nền kinh tế 0.5 0.5 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.2 Biến danh nghĩa và biến thực tế 1.3 Mối quan hệ giữa GDP và GNP 2. Các phương pháp xác định GDP 2 2.1 Vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô 0.5 2.2 Các phương pháp xác định GDP 1.5 3. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản 1.5 3.1 Trong nền kinh tế giản đơn 0.5 3.2 Trong nền kinh tế đóng 0.5 3.3 Trong nền kinh tế mở 0.5 2 4. Thực hành 2 5. Kiểm tra 1 3 Chương 3: Tổng cầu và chính sách tài khoá 5 3 2 1.Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế 2 1.1 Tổng cầu trong nền kinh tế 1 1.2 Các xây dựng hàm tổng cầu và xác định sản lượng 1 cân bằng của nền kinh tế 2. Chính sách tài khoá 2.1 Khái niệm 1 2.2 Cách thức và tác động của tài khóa 0.5 2.3 Vấn đề thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ 0.5 3. Thực hành 2 8
  9. 4 Chương 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 6 4 2 1.Chức năng của tiền tệ 1 1.1 Định nghĩa 0.5 1.2 Chức năng của tiền tệ 0.5 1.3 Các loại tiền tệ 2.Thị trường tiền tệ 1 0.25 2.1 Cầu tiền 0.25 2.2 Cung tiền 2.3 Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ 0.5 3.Mô hình IS – LM 2 3.1 Đường IS 1 3.2 Đường LM 0.5 3.3 Sự kết hợp của IS-LM 0.5 4. Thực hành 2 2 5 Chương 5: Tổng cung và chu kỳ kinh doanh 5 2 2 1 1.Thị trường lao động 0.5 0.5 1.1 Cầu lao động 1.2 Cung lao động 1.3 Sự cân bằng của thị trường lao động 2.Tổng cung và các mô hình tổng cung 1 2.1 Tổng cung 0.5 2.2 Các mô hình tổng cung 0.5 3.Chu kỳ kinh doanh 0.5 0.5 3.1 Định nghĩa 3.2 Cơ chế của chu kỳ kinh doanh 4. Thực hành 2 2 5. Kiểm tra 1 1 6 Chương 6: Thất nghiệp và lạm phát 3 2 1 1.Thất nghiệp 1 1.1 Khái niệm 0.5 1.2 Phân loại thất nghiệp 0.5 2. Lạm phát 1 2.1 Khái niệm 0.5 2.2 Phân loại làm phát 0.5 3. Thực hành 1 1 Cộng 30 18 10 2 * Nội dung chi tiết: 9
  10. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Mã chương: MH KTDN 11.01 Giới thiệu: Chương này cung cấp các khái niệm cơ bản và một số quy luật, công cụ phân tích quan trọng của khoa học hiện đại, nhằm giúp sinh viên có được kiến thức ban đầu về môn học. Mục tiêu: - Nhận biết được các kiến thức cơ bản về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng - Mô tả một cách khái quát các hoạt động của các tác nhân trong nền kinh tế - Thu thập được các kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, cơ chế vận hành của một nền kinh tế Nội dung chính: 1. Khái niệm về kinh tế học và những đặc trưng của kinh tế học 1.1. Khái niệm kinh tế học Bất cứ chế độ xã hội nào con người cũng phải đối mặt với 2 vấn đề: + Thứ nhất: nhu cầu con người. Nó chính là mong muốn của con người về việc tiêu dùng các sản phẩm vật chất và phi vật chất (lương thực, thực phẩm, nhà ở, thăm quan du lịch ). Trên thực tế mong muốn này là vô hạn, không bao giờ thoả mãn được. + Thứ hai: Các nguồn lực sản xuất (các nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, vốn, thời gian ) lại có hạn, khan hiếm và có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Do đó, để tồn tại không còn cách nào khác con người phải tiến hành lựa chọn phương thức phân bổ nguồn lực khan hiếm đó nhằm đáp ứng nhu cầu cần sử dụng cạnh tranh. Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể đi đến một khái niệm về kinh tế học như sau: Theo P.Samuelson: Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu xem xét xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội. Theo David Begg (Giáo sư kinh tế học, trường Đại học tổng hợp London Anh): Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Theo N. Gregory Man Kiw (Giáo sư kinh tế học, trường Đại học tổng hợp Harvard - Mỹ): Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình. Như vây: Kinh tế học là môn khoa học lựa chọn, nó nghiên cứu cách thức xã hội phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục đích sử dụng cạnh tranh để thoả mãn nhu cầu của con người. 10
  11. 1.2. Những đặc trưng của kinh tế học - Đặc trưng thứ nhất của kinh tế học: Là nghiên cứu sự lựa chọn trong hoạt động kinh tế, tức là nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối so với nhu cầu kinh tế xã hội. - Đặc trưng thứ hai của kinh tế học: Là tính hợp lý. Đặc trương này thể hiện ở chỗ, khi phân tích lý giải một sự kiện kinh tế nào đó phải dựa trên những giả thiết nhất định về diễn biến của những sự kiện này. - Đặc trưng thứ ba của kinh tế học: Là môn khoa học nghiên cứu mặt lượng. Bởi vì, khi nghiên cứu, phân tích kết quả của hoạt động kinh tế, nếu chỉ nhận định nó tăng lên hay giảm đi thì chưa đủ mà còn phải xác định được sự thay đổi của nó là bao nhiêu? - Đặc trưng thứ tư của kinh tế học: Là tính toán toàn diện và tính tổng hợp, tức là xem xét các hoạt động và sự kiện kinh tế ta phải đặt nó trong mối liên hệ với các hiện tượng và sự kiện kinh tế khác trên phương diện một nước hoặc nền kinh tế thế giới. - Đặc trưng thứ năm của kinh tế học: Các kết quả nghiên cứu kinh tế chỉ được xác định ở mức độ trung bình vì kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và không thể xác định được chính xác tất cả các yếu tố này. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế học trong quá trình phát triển được chia làm 2 phân ngành là Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vi mô là môn khoa học quan tâm nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế. Như hộ gia đình, doanh nghiệp Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Có thể hiểu đây là môn khoa học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Nói cách khác kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá và tư bản, phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội. Tùy theo cách thức sử dụng mà kinh tế học được chia làm hai dạng: - Kinh tế học thực chứng: Là một cách tiếp cận của kinh tế học, nó mô tả phân tích các sự kiện, những mối quan hệ trong nền kinh tế một cách khách quan và khoa học, các vấn đề mang tính 11
  12. nhân quả và thường liên quan đến các câu hỏi, đó là cái gì? Là bao nhiêu? Như thế nào? Tại sao lại như vậy? Điều gì xảy ra nếu ? Nó được xem như là bằng chứng thực tế xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người. VD: Khi nhà nước đánh thuế vào xe ô tô nhập khẩu thì giá xe ô tô trong nước xẽ tăng lên, khi đó người tiêu dùng sẽ mua xe ô tô nhập khẩu ít hơn. Năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 9 %. - Kinh tế học chuẩn tắc: Liên quan đến quan điểm đạo lý, chính trị của một cuốc gia. VD: Giá vé tầu hoả quá cao vì vậy cần phải giảm giá vế cho sinh viên. Người già bệnh tật ốm đau vì vậy nên trợ cấp thuốc men khám chữa bệnh miễn phí. Hay hút thuốc lá có hại cho sưc khoẻ vì vậy không nên hút thuốc lá, Nhà nước nên đánh thuế thật cao vào việc sản xuất và tiêu thụ thuốc lá, hoặc cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức. 2.2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học Khác với khoa học tự nhiên, khi nghiên cứu hiện tượng kinh tế người ta thường sử dụng phương pháp quan sát thực tế, xây dựng lý thuyết và tiếp tục quan sát, điều chỉnh lý thuyết. Bởi vì các hiện tượng kinh tế hết sức phức tạp, thường xuyên biến động và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Khi nghiên cứu phải tiến hành thu thập các số liệu. Sau khi đã thu thập được số liệu, cần tiến hành phân tích với các phương pháp phù hợp. Đời sống kinh tế luôn luôn diễn ra hết sức phức tạp với hàng ngàn loại giá cả, hàng triệu hộ gia đình với vô vàn mối quan hệ chằng chịt và đan xen với nhau. Một phương pháp hết sức quan trọng trong nghiên cứu kinh tế là phương pháp trìu tượng hoá. Ngoài ra, trong nghiên cứu kinh tế, đặc biệt là kinh tế vĩ mô, người ta thường sử dụng hai phương pháp phổ biến là phương pháp đồ thị và phương pháp phân tích cung cầu. 3. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế tổng hợp 3.1. Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế Do các nguồn tài nguyên khan hiếm nhưng nhu cầu của con người, của xã hội nói chung là vô hạn cho nên các nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng phải thực hiện ba chức năng cơ bản đó là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? + Sản xuất cái gì? Tức là sản xuất hàng hoá dịch vụ nào, số lượng là bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất? 12
  13. + Sản xuất như thế nào? Tức là sản xuất bằng những đầu vào nào, sản xuất bằng công nghệ nào, giao cho ai sản xuất? + Sản xuất cho ai? Tức là sản phẩm sản xuất ra được phân chia thế nào cho các thành viên trong xã hội tiêu dùng. Ba vấn đề trên là những chức năng cơ bản mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải thực hiện và không phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. 3.2. Tổ chức của một nền kinh tế hỗn hợp a. Nền kinh tế tập quán truyền thống: Từ thời công xã nguyên thủy, trong xã hội nà các vấn đề cơ bản của nền kinh tế sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai được quyết định theo tập quán truyền thống, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. b. Nền kinh tế chỉ huy, mệnh lệnh (hay kế hoạch hoá tập trung) Là nền kinh tế trong đó Chính phủ ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Ba chức năng của một tổ chức kinh tế đề được thực hiện theo kế hoạch tập trung thống nhất của nhà nước. c. Nền kinh tế thị trường Là nền kinh tế mà chính phủ không can thiệp vào các hoạt động kinh tế. Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng gì đem lại lợi nhuận cao nhất, bằng những kỹ thuật rẻ nhất và tiêu dùng của các hộ gia đình bằng tiền công có được nhờ lao động. d. Nền kinh tế hỗn hợp: Là sự kết hợp các nhân tố thị trường, chỉ huy và truyền thống. Các thành phần như: Người tiêu dùng (hộ gia đình); Người sản xuất (các hãng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp); Chính phủ; Người nước ngoài đều tham gia kiểm soát nền kinh tế, hoạt động thông qua nền kinh tế thị trường và được kiểm soát bằng những mệnh lệnh và những chính sách nhằm kích thích về tài chính và tiền tệ của chính phủ. 3. Một số khái niệm cơ bản 3.1. Yếu tố sản xuất - Đất đai và tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm toàn bộ đất dùng cho canh tác, xây dựng nhà ở, đường sá và tài nguyên thiên nhiên như: than đá, dầu lửa, quặng sắt, đồng, bôxít, cây trồng lấy gỗ, làm giấy 13
  14. - Lao động: Là năng lực của con người được sử dụng theo mức độ nhất định trong quá trình sản xuất - Tư bản (vốn): là những hàng hóa hay máy móc, đường sá, nhà xưởng 3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất Để đơn giản hoá trong nghiên cứu, người ta giả định rằng nền kinh tế sử dụng toàn bộ yếu tố sản xuất chỉ để sản xuất hai loại hàng hoá là lương thực (X) và quần áo (Y). Khả năng sản xuất của nền kinh tế đạt được khi sử dụng toàn bộ yếu tố sản xuất được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.1. Khả năng sản xuất quần áo và lương thực Khả năng Lương thực (tấn) Quần áo (nghìn bộ) A 0 6 B 1 5 C 2 4 D 3 3 E 4 2 F 5 0 Bảng 1.1. Cho biết khả năng thay thế lẫn nhau khi sản xuất lương thực và quần áo trong điều kiện cho trước về các yếu tố sản xuất. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) biểu hiện các tổ hợp hàng hoá và dịch vụ mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra khi sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khan hiếm. - Các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết cách kết hợp tốt nhất giữa việc sản xuất hai hoại hàng hoá và là những điểm hiệu quả. - Điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất (H) là điểm không hiệu quả vì lãng phí tài nguyên. - Điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất (K) là điểm không thể đạt được của nền kinh tế với tài nguyên hiện có. 14
  15. Quần áo A 6 PPF B K 5 C 4 D 3 H E 2 F 4 5 Lương thực 1 2 3 Hình 1.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất. Chú ý: Xét trong khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn 1 năm thì nền kinh tế có 1 đường giới hạn khả năng sản xuất tiền tang của mình. Theo thời gian, số lượng các yếu tố thay đổi, công nghệ thay đổi nên đường giới hạn cũng thay đổi có thể là dịch chuyển ra ngoài hay vào trong. 3.3. Chi phí cơ hội (Opportunity cost – OC) Do các nguồn tài nguyên khan hiếm cho nên khi ra bất cứ một quyết định nào (trong sản xuất hoặc tiêu dùng) con người luôn bỏ qua cơ hội để thực hiện một quyết định khác. Đó chính là chi phí cơ hội. Vậy chi phí cơ hội là lợi ích bị bỏ qua khi các tác nhân trong nền kinh tế đưa ra một sự lựa chọn kinh tế. VD: Chẳng hạn, bạn có 200 triệu đồng, nếu bạn đầu tư vào kinh doanh thì bạn bỏ qua cơ hội dùng số tiền đó vào việc khác như gửi số vốn đó vào ngân hàng để lấy lãi, hoặc mua cổ phiếu của công ty cổ phần để hưởng lợi tức. Sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất, chúng ta có thể tính được chi phí cơ hội khi quyết định sản xuất thêm lương thực. Khi chuyển từ A sang khả năng B tức là sản xuất thêm 1 tấn lương thực ta phải bỏ qua cơ hội sản xuất 1 nghìn bộ quần áo. Chi phí cơ hội là căn cứ quan trọng để chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn và quyết định tối ưu khi lựa chọn phương án hành động. 15
  16. 4.4. Một số khái niệm khác 4.4.1. Quy luật thu nhập giảm dần Quy luật thu nhập giảm dần (hiệu suất giảm dần) là một hiện tượng phổ biến thường gặp trong các hoạt động kinh tế. Quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra đạt được từ các yếu tố đầu vào đó. Với điều kiện các yếu tố đầu vào khác không đổi, khối lượng đầu ra có thêm sẽ càng giảm khi liên tục bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi. VD: Bảng 1.2. Khi các điều kiện đất đai, vốn, kỹ thuật là cố định khi thêm lao động đến một giới hạn nào đó thì mỗi đơn vị lao động tăng thêm phía sau sẽ tạo ra lượng sản phẩm ít hơn mỗi đơn vị tăng thêm trước nó. Phần sản phẩm tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào đó gọi là sản phẩm biên của đầu vào. Chẳng hạn đầu vào là lao động ta có sản phẩm biên của lao động (MPL) 4.4.2. Quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, để có thêm số lượng bằng nhau về một mặt hàng xã hội phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác. Trở lại ví dụ về đường giới hạn khả năng sản xuất ở hình 1.1. cho chúng ta thấy để có thêm 1 tấn lương thực, nền kinh tế phải cắt giảm ngày càng nhiều đơn vị quần áo (từ A F), số lượng quần áo phải cắt giảm lần lượt là 0,5 ; 1; 1,5; 2; 0 Bảng 1.2. Sản phẩm biên của lao động giảm dần Số lao động Sản lượng thóc MPL (người) (tạ) (tạ) 100 2.500 - 101 2.520 20 102 2.535 15 103 2.545 10 5. Hệ thống kinh tế vĩ mô Theo cách tiếp cận hệ thống, nền kinh tế được xem như là một hệ thống và được gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô. Hệ thống này như P.A Samuelson mô tả được đặc trưng bởi 3 yếu tố: đầu vào, đầu ra, hộp đen kinh tế học vĩ mô. * Các yếu tố đầu vào - Những tác động từ bên ngoài: Bao gồm chủ yếu các biến phi kinh tế, như thời tiết, khí hậu, quy mô dân số, chiến tranh 16
  17. - Những tác động chính sách: Bao gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô hướng tới mục tiêu đã định trước. * Các yếu tố đầu ra - Đó là: Sản lượng, việc làm, giá cả, thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. - Đó là kết quả hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra. * Hộp đen của kinh tế học vĩ mô Hộp đen là yếu tố trung tâm của hệ thống (kinh tế vĩ mô). Hoạt động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng các biến đầu ra. Hai đại lượng quyết định hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung (AS) và tổng cầu (AD). Tiền t Chi tiêu và thuế AD Sản lượng GNP thực tế (V% Các yếu tố khác Tác động Công ăn, việc làm, thất nghiệp (Ui) qua lại của AD và AS Lao động Giá cả và lạm phát (i) Vốn Cán cân thanh toán quốc tế (NX) AS Tài nguyên và kỹ thuật 5.1. Tổng cung (AS) - Tổng cung (AS) bao gồm tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các hãng kinh doanh sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí đã cho. Tổng cung liên quan đến sản lượng tiềm năng. Đó là sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất trong điều kiện toàn dụng nhân công. Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố của sản xuất, đặc biệt là lao động. Tổng cung phụ thuộc vào giá cả và chi phí. Khi giá cả thấp và chi phí sản xuất cao, các hãng kinh doanh có thể sản xuất ít hơn sản lượng tiềm năng. Với mức giá cao hơn, thì ngược lại. Tuy nhiên, các hãng kinh doanh luôn luôn muốn tăng sản lượng của mình để đạt tới sản lượng tiềm năng. Do vậy, ngoài yếu tố giá cả và chi phí, tổng cung còn chịu ảnh hưởng của yếu tố làm tăng sản lượng tiềm năng. Đó là yếu tố về lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ. 5.2. Tổng mức cầu (AD) Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ (tổng sản phẩm quốc dân) mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế khác đã cho. 17
  18. Tổng mức cầu còn phụ thuộc vào giá cả, thu nhập của công chúng, vào dự đoán của các hãng kinh doanh về tình hình kinh tế cũng như các chính sách khác như thuế, chi tiêu của chính phủ, khối lượng tiền tệ và lãi suất. 5.3. Cân bằng tổng cung và tổng cầu P P AS P0 E AD AD 0 Q 0 Q0 Q Hình 2.1 Đường tổng cầu Hình 2.2 Sự cân bằng tổng cung và tổng cầu Hình 2.1. là đồ thị của tổng cầu. Trục tung là mức giá chung. Trục hoành là sản lượng (GNP thực tế). Đường tổng cầu có độ dốc xuống. Điều này hàm ý, khi mức giá chung giảm đi khối lượng chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế có xu hướng tăng lên, tổng cầu tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do khi giá cả giảm, thu nhập thực tế của công chúng tăng lên, chi tiêu thực tế sẽ cao hơn, tổng cầu do đó sẽ tăng lên. P P AS AS 0 QP Q 0 QP Q (a)Sản lượng thực tế (GNP)trong dài hạn hạn (b)Sản lượng thực tế (GNP)trong ngắn hạn Hình 2.3 Đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn 18
  19. Hình 2.3. (a)là đường tổng cung dài hạn. Đó là đường song song với trục tung và cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng. Hình 2.3.(b) là đường tổng cung ngắn hạn. Đường tổng cung ban đầu tương đối thoải, khi vượt qua điểm sản lượng tiềm năng đường tổng cung sẽ dốc ngược lên. Điều này nói lên rằng, dưới mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi nhỏ về giá cả đầu ra sẽ khuyến khích khách hàng tăng nhanh sản lượng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên. Sở dĩ các hãng đang hành động như vậy vì trong khoảng thời gian ngắn, đứng trước giá đầu vào cố định, họ có thể đồng thời tăng sản lượng và tăng giá chút ít để thu lợi nhuận. Về mặt dài hạn, khi giá đầu vào chưa kịp điều chỉnh thì các hãng không còn động lực để tăng sản lượng. Giá cả sẽ tăng lên nhanh chóng để đáp ứng với sự thay đổi của tổng mức cầu. Đường cung dài hạn do đó là đường thẳng đứng. Nếu ghép lại hai mặt của nền kinh tế mặt cung và mặt cầu lại với nhau bằng cách đưa hai đồ thị AD và AS vào cùng một hệ trục ta sẽ thấy hai đường đó cắt nhau tại điểm E. Điểm E là điểm cân bằng của nền kinh tế. Tại điểm cân bằng, tổng cung bằng tổng cầu, hay nói cách khác, toàn bộ nhu cầu của nền kinh tế được các hãng kinh doanh đáp ứng đầy đủ. Giao điểm của đường tổng cung và đường tổng cầu đồng thời xác định mức giá cả cân bằng Po và sản lượng Qo. * Sự dịch chuyển đường tổng cung và tổng cầu Cần phân biệt sự dịch chuyển đường tổng cung và tổng cầu và sự dịch chuyển toàn bộ hai đường trong hệ trục. - Sự di chuyển dọc đường tổng cung AS và tổng cầu AD biểu thị những thay đổi trong tổng mức cung hoặc mức cầu là do giá cả thay đổi. - Sự dịch chuyển toàn bộ đường tổng cung AS và tổng cầu AD biểu thị những thay đổi tổng cung và tổng cầu do sự thay đổi của những biến số khác (ngoài giá cả). Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải hoặc sang trái chủ yếu phụ thuộc vào các biến chính sách như: thuế, chi tiêu của chính phủ, lãi suất Đường tổng cung dịch chuyển sang phải hoặc sang trái phụ thuộc vào tác động của lao động, tư bản, tài nguyên, công nghệ và chi phí đầu vào khác. Khi nghiên cứu tác động của một yếu tố nào đó đến tổng cầu AD và tổng cung AS người ta thường cố định những nhân tố khác, làm cho việc phân tích dễ dàng hơn. 19
  20. 6. Mục tiêu và công cụ kinh tế vĩ mô 6.1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô Thành tựu kinh tế quốc dân của một nước thường được đánh giá qua dấu hiệu chủ yếu: Ổn định, tăng trưởng, việc làm và công bằng xã hội, chính vì vậy chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau: a. Mục tiêu sản lượng - Thước đo cuối cùng để đánh giá thành công kinh tế là nước đó tạo ra sản lượng cao, tăng nhanh được hàng hoá dịch vụ đáp ứng được nhu cầu xã hội. - Thước đo sản lượng toàn diện là tổng sản phẩm quốc dân (GNPr). - Những thay đổi của tổng sản phẩm quốc dân thực tế là thước đo tốt nhất để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Đạt sản lượng tiềm năng (GNP được duy trì ở mức tối ưu hay GNP trong điều kiện có nhiều công ăn việc làm, đó là tổng sản phẩm quốc dân thực tế, cao nhất mà nền kinh tế có thể duy trì mà không đẩy tỷ lệ lạm phát lên). b. Mục tiêu việc làm - Đạt được tỷ lệ công ăn việc làm cao, không chỉ đơn thuần là mục tiêu kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn về tâm lý, xã hội. - Tạo được nhiều công ăn việc làm, làm giảm thất nghiệp tự nguyện, duy trì ở mức thất nghiệp tự nhiên. c. Mục tiêu giá cả - Đảm bảo ổn định giá cả trong điều kiện thị trường tự do hoạt động. Giá cả cũng không tăng cũng không giảm quá nhanh, nghĩa là tỷ lệ lạm phát được đo bằng mức độ thay đổi giữa giá thời kỳ trước với giá thời kỳ sau gần bằng không. - Giá cả do thị trường tự do quyết định là một cách có hiệu quả để tổ chức sản xuất và làm cho thị trường đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. d. Mục tiêu kinh tế đối ngoại - Chủ động trong phát triển kinh tế, hạn chế lệ thuộc vào bên ngoài. - Ổn định tỷ giá hối đoái. - Cân bằng cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. 20
  21. Các mục tiêu thể hiện một trạng thái lý tưởng trong đó sản lượng đạt ở mức toàn dụng nhân công, lạm phát thấp, cán cân thanh toán cân bằng, tỷ giá hối đoái ổn định. Trong thực tế các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có thể tối thiểu hoá các sai lệch so với trạng thái lý tưởng. Các mục tiêu trên thường bổ sung cho nhau trong chừng mực chúng hướng vào việc đảm bảo tăng sản lượng của nền kinh tế. Trong một số trường hợp có thể xuất hiện những xung đột mâu thuẫn cục bộ do đó, cần lựa chọn thứ tự ưu tiên và đôi khi phải chấp nhận một sự hy sinh nào đó trong một thời kỳ ngắn. Trong dài hạn thứ tự ưu tiên cần giải quyết các mục tiêu cũng khác nhau giữa các nước, ở những nước đang phát triển mục tiêu sản lượng được ưu tiên hết. e. Mục tiêu phân phối công bằng Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Sự phân phối thu nhập khó thực hiện được công bằng bởi trong xã hội mọi người có thể khác nhau về quyền sở hữu tài sản, khác nhau về năng lực, khác nhau về trình độ thị trường không thể giải quyết hiệu quả vấn đề công bằng nên chính phủ phải có các công cụ (thuế) nhằm phân phối lại thu nhập. 6.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu Chính sách là một biến số kinh tế vĩ mô chịu sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp của chính phủ, thay đổi công cụ chính sách này sẽ tác động đến một hay nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô. Để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô trên, Nhà nước có thể sử dụng nhiều chính sách khác nhau. Mỗi chính sách lại có những công cụ riêng biệt. Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu. a. Chính sách tài khoá: Chính sách tài khóa là quyết định của chính phủ về chi tiêu và thuế khóa. Chi tiêu của chính phủ là bộ phận cấu thành lớn của tổng cầu, có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của các hộ gia đình, hãng kinh doanh. Nên quyết định về chi tiêu và thuế khóa của chính phủ có tác động lớn đến tổng cầu, sản lượng và việc làm. - Chính sách tài khoá nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. - Chi tiêu của chính phủ (G) và thuế (T) là hai công cụ chủ yếu của chính sách tài khoá. 21
  22. + Chi tiêu của chính phủ (G) là một nhân tố then chốt quyết định mức tổng chi tiêu và do đó nó quyết định những thay đổi ngắn hạn của tổng sản phẩm quốc dân thực tế. + Thuế làm giảm thu nhập của nhân dân, làm giảm mức chi tiêu cho tiêu dùng, làm giảm mức tổng cầu và giảm tổng sản phẩm quốc dân thực tế. Thuế còn tác động đến sản lượng tiềm năng. VD: Giảm thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư kinh doanh mới, khiến các nhà kinh doanh tăng đầu tư vào máy móc, nhà máy và bổ sung vào nguồn tư bản làm tăng năng suất lao động dẫn đến tăng sản lượng tiềm năng. Trong thời gian từ 1 – 2 năm chính sách tài khoá có tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát phù hợp với các mục tiêu ổn định kinh tế. Trong dài hạn, chính sách tài khoá có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển ổn định. b. Chính sách tiền tệ Chính sách này chủ yếu tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. - Công cụ: Mức cung tiền tệ (MS), lãi suất (i), tỷ giá hối đoái (e). - Thực chất của chính sách tiền tệ đó là cách ngân hàng trung ương kiểm soát việc cung cấp tiền tệ và mối quan hệ giữa tiền tệ, sản lượng và lạm phát bằng hai công cụ chủ yếu là mức cung tiền và lãi suất. - Bằng cách tăng tốc độ cung ứng tiền làm cho lãi suất giảm hoặc tăng từ đó khuyến khích hay hạn chế đầu tư, do ảnh hưởng của tổng cầu và sản lượng. - Mục đích của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đây là chính sách tác động quan trọng đến tổng sản phẩm quốc dân thực tế trong ngắn hạn, tổng sản phẩm quốc dân trong dài hạn. c. Chính sách thu nhập Chính sách thu nhập bao gồm hàng loạt các biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát. Chính sách này sử dụng nhiều công cụ như giá (P), tiền lương (W), những chỉ dẫn để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý bắt buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương Ngoài ra Chính phủ còn sử dụng những công cụ mềm dẻo như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập. - Chính sách thu nhập gọi chính xác là chính sách giá cả tiền lương. - Muốn lạm phát chậm lại, cần kiềm chế việc tăng cung tiền và chi tiêu của chính phủ. 22
  23. - Kiềm chế lạm phát trở thành mục tiêu chính sách lớn thì chính phủ tìm cách đảm bảo giá cả ổn định. d. Chính sách kinh tế đối ngoại Đây là chính sách nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận được. - Chính sách này gồm nhiều công cụ: Thuế quan, hạn ngạch và tỷ giá hối đoái, áp dụng chính sách kiểm soát ngoại thương - Mục đích của chính sách kinh tế đối ngoại: Duy trì sự cân bằng trên thị trường ngoại hối và giữ cho xuất khẩu, nhập khẩu không đi chệch hướng. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Định nghĩa chính xác kinh tế học, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô. Phân tích những đặc trưng của kinh tế học. Câu 2: Trình bày nội dung ba vấn đề cơ bản của một nền kinh tế. Câu 3: Phân tích mục tiêu kinh tế học vĩ mô. Để thực hiệm các mục tiêu này Chính phủ thường sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô nào?. Câu 4 Trình bày khái niệm tổng cung, tổng cầu và các nhân tố tác động đến tổng cung, tổng cầu. 23
  24. CHƯƠNG 2: TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN Mã chương: MH KTDN 11.02 Giới thiệu: Khi nghiên cứu các mục tiêu kinh tế vĩ mô thì sản lượng là mục tiêu được quan tâm đầu tiên. Nó là một trong những chỉ tiêu tốt nhất phản ánh thành tựu của một nền kinh tế. Mức sản lượng cao hay thấp có liên quan đến giá cả, việc làm, lãi suất và các biến số kinh tế vĩ mô khác. Qua nội dung chương sẽ cung cấp cho các em các khái niệm, phương pháp tính tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân. Mục tiêu: - Trình bày nội dung ý nghĩa tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội - Giải thích được các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản - Sử dụng một số phương pháp tính toán tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân - Phân biệt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Nội dung chính: 1. Tổng sản phẩm quốc dân - Thước đo thành tựu của một nền kinh tế Có nhiều chỉ tiêu đo lường thành tựu kinh tế quốc dân nhưng tổng sản phẩm quốc dân là chỉ tiêu quan trọng nhất. 1.1. Các khái niệm cơ bản a. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà các công dân một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ (thường là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình. Như vậy, tổng sản phẩm quốc dân đánh giá kết quả của hàng triệu giao dịch và hoạt động kinh tế do công dân của một nước tiến hành trong một thời kỳ nhất định. Kể cả kết quả hoạt động kinh tế của công dân đó tiến hành sản xuất ở nước ngoài. Không tính kết quả hoạt động kinh tế của công dân nước ngoài sản xuất tại nước đó. Đó chính là con số đạt được khi dùng thước đo tiền tệ tính toán giá trị của hàng hoá khác nhau mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, Chính phủ mua sắm và tiêu dùng trong một thời gian đã cho. Những hàng hoá dịch vụ đó là những hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình, thiết bị, nhà xưởng xây dựng, hàng hoá dịch vụ mà các cơ quan quản lý nhà nước mua sắm và phần chênh lệch giữa giá trị hàng hoá xuất khẩu và giá trị hàng hoá nhập khẩu. 24
  25. b, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là 1năm) Như vậy GDP đánh giá kết quả của toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (không kể đó là công ty, doanh nghiệp của công dân nước sở tại hay công dân nước ngoài). Không bao gồm các kết quả của các hoạt động kinh tế của công ty, doanh nghiệp của công dân nước sở tại ở nước ngoài. 1.2. Biến danh nghĩa và biến thực tế Tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ, nên nó chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: - Khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra - Giá cả của hàng hóa và dịch vụ đó. Nhưng giá cả lại là một thước đo co dãn, luôn biến động trong nền kinh tế thị trường khi lạm phát thường đưa mức giá lên cao. Do vậy tổng sản phẩm quốc dân tính bằng tiền có thể tăng nhanh chóng khi giá trị thực của sản phẩm quốc dân tính bằng tiền tăng vọt, có thể không tăng và tăng rất ít. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà kinh tế thường sử dụng cặp khái niệm: - Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa (GNPn): Đo lường tổng sản phẩm quốc dân theo giá hiện hành (giá thời kỳ đó) - Tổng sản phẩm quốc dân thực tế (GNPr): Đo lường tổng sản phẩm quốc dân theo giá cả cố định ở thời kỳ được lấy làm gốc. Cầu nối giữa GNPn và GNPr là chỉ số giá cả (D) hay còn gọi là chỉ số điều chỉnh: GNPn D 100 => GNPn =GNPr / D GNPr Như vậy, khi biết chỉ số giá (D) chúng ta tính được GNPn. Ngược lại khi biết GNPr và chỉ số (D) chúng ta có thể tính được GNPn của cùng một thời kỳ. Chỉ tiêu GNPn danh nghĩa và GNPr thực tế thường được sử dụng trong mục tiêu phân tích khác nhau. Chẳng hạn khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng người ta thường dùng GNPn danh nghĩa, khi cần tính tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng GNPr thực tế. 25
  26. 1.3. Mối quan hệ giữa GDP và GNP * GNP: là tổng thu nhập mà một quốc gia tạo ra: GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài (NIA) Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài là các khoản thu nhập mà dân cư trong nước tạo ra ở nước ngoài trừ đi các khoản thu nhập mà người nước ngoài tạo ra ở trong nước. * Sản phẩm quôc dân ròng (NNP) Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) là phần GNP còn lại sau khi trừ đi khấu hao(Dp). Như đã biết các tư liệu lao động bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Sau khi tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp phải bù đắp ngay phần hao mòn này. Chúng không trở thành thành nguồn thu nhập của cá nhân và xã hội và không tham gia vào quá trình phân phối cho các thành viên trong xã hội. Như vậy, không phải tổng đầu tư mà đầu tư ròng cùng với các thành phần khác của GNP (tiêu dùng của các hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ, xuất khẩu ròng) mới là những bộ phận quyết định tốc độ tăng trưởng, nâng cao mức sống của người dân. Những bộ phận này tạo thành sản phẩm quốc dân ròng (NNP). NNP = GNP - Dp * Thu nhập quốc dân (Y hoặc NI) - Nếu lấy tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) trừ đi phần thuế gián thu (Te) ta được chỉ tiêu của thu nhập quốc dân (Y). - Thu nhập quốc dân phản ánh tổng số thu nhập từ các yếu tố sản xuất: Lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, khả năng quản lý của nền kinh tế hay đồng thời cũng là phần thu nhập của tất cả các hộ gia đình (cá nhân) trong nền kinh tế. Như vậy khái niệm thu nhập quốc dân trùng hợp vơi khái niệm sản phẩm quốc dân ròng theo chi phí cho các yếu tố sản xuất. Y = W + i + R +  Hay thu nhập quốc dân Y = GNP – Dp - Te Y = NNP - Te Tuy nhiên thu nhập quốc dân là chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ tất cả các yếu tố sản xuất của nền kinh tế, do vậy phản ánh mức sống của dân cư. Nhưng để dự đoán khả năng tiêu dùng và tích 26
  27. luỹ của dân cư, nhà nước phải dựa vào chỉ tiêu trực tiếp hơn, tác động đến tiêu dùng và tích luỹ. Đó là thu nhập khả dụng. Thu nhập khả dụng (DI hoặc Yd): Là phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi hộ gia đình nộp lại các loại thuế trực thu và nhận được trợ cấp của chính phủ hoặc doanh nghiệp. Yd = Y – Td + TR Thuế trực thu (Td): Là loại thuế đánh trực tiếp và thu nhập. VD: Thu nhập do lao động, do thừa kế tài sản của ông cha để lại, các loại đóng góp của cá nhân như bảo hiểm xã hội, lệ phí giao thông đánh vào thu nhập của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Toàn bộ thu nhập khả dụng (Yd) chỉ bao gồm thu nhập của các hộ gia đình có thể tiêu dùng (C) hay để dành tiết kiệm (S). Yd = C + S 1.4. Ý nghĩa của chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích vĩ mô - GNP và GDP dùng để so sánh quy mô sản xuất của các nước khác nhau trên thế giới (dùng tỷ giá hối đoái chính thức giữa các nước để chuyển về một đồng tiền thống nhất). - GNP và GDP dùng để phân tích những biến đổi về sản lượng của một nước trong thời gian khác nhau (tính tốc độ tăng trưởng của GNP hoặc GDP thực tế nhằm loại trừ sự biến đổi giá cả). + Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (a) là sự gia tăng của GNP thực tế được xác đinh bằng công thức sau: GNPr1 - GNPr0 a(%) = x 100 GNPr0 GNPr0; GNPr1 là tổng sản phẩm quốc dân thực tế kỳ gốc và kỳ báo cáo. + Chu kỳ kinh doanh: là sự giao động của GNP thực tế xung quanh hướng tăng lên của sản lượng tiềm năng + Chênh lệch sản lượng: là độ lệch giữa mức sản lượng tiềm năng và mức sản lượng thực tế. * * Nghĩa là GNP = GNP - GDPr hay Y= Y - Y - GNP và GDP dùng để phân tích sự thay đổi về mức sống của dân cư. GNP; GDP GNP; GDP bình quân đầu người/ năm = Dân số 27
  28. - Mức sống của dân cư một nước phụ thuộc vào việc nước đó giải quyết vấn đề dân số trong mối quan hệ với năng suất lao động như thế nào. - GNP và GDP bình quân đầu người là thước đo tốt nhất xem xét khía cạnh số lượng hàng hoá và dịch vụ mà mỗi người dân một nước có thể mua được. Tất cả các Chính phủ của các quốc gia trên thế giới đều phải dựa vào các số liệu và các ước tính về GNP và GDP để lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạch ngân sách ngắn hạn. Từ các chỉ tiêu GNP và GDP, các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra phân tích về tiêu dùng, đầu tư, ngân sách . Nhưng muốn có số liệu chính xác về GNP và GDP cần có phương pháp khoa học để tính toán chúng. 2. Các phương pháp xác định tổng sản phẩm quốc nội GDP 2.1. Vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô Nền kinh tế bao gồm hàng triệu con người tham gia vào rất nhiều hoạt động như mua bán, làm việc, thuê nhân công, sản xuất Để hiểu được nền kinh tế hoạt động như thế nào, chúng ta cần một mô hình để lý giải dưới hình thức tác động qua lại giữa những tác nhân tham gia vào nền kinh tế. Xem xét mô hình kinh tế giản đơn với hai tác nhân là các hộ gia đình và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng yếu tố đầu vào như lao động, đất đai và tư bản (nhà xưởng, máy móc ) để sản xuất ra hàng hoá dịch vụ. Hộ gia đình sở hữu những yếu tố sản xuất, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp sản xuất ra. Doanh thu Chi tiêu Thị trường hàng hoá dịch vụ Hàng hoá và DV + Các DN bán Hàng hoá và DV + Hộ gia đình mua Doanh nghiệp Hộ gia đình 1. Sản xuất hàng hoá dịch vụ 1.Mua và tiêu dùng HH, DV 2.Thuê và sử dung các yếu tố 2. Sở hữu và cho thuê các nhân + Các DN mua, Lao động Đầu vào cho sản xuất + HThộ ịgia trư đờngình Đất đai, tư bản yếu tố sản xuất 28
  29. Tiền lương, địa tô và lợi nhuận Thu nhập Ghi chú: Luồng hàng hoá và dịch vụ Luồng tiền tương ứug Hình 2.1. Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô Các hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác với nhau trên hai thị trường. - Trên thị trường hàng hoá và dịch vụ, người tiêu dùng là người mua, doanh nghiệp là người bán. Hộ gia đình mua sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. - Trên thị trường yếu tố sản xuất, hộ gia đình là người bán hoặc cho thuê, doanh nghiệp là người mua hoặc làm thuê. Hộ gia đình sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những yếu tố đầu vào mà họ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá dịch vụ. Sơ đồ trên giải thích một cách đơn giản để tổ chức các giao dịch kinh tế diễn ra giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp trong mô hình kinh tế giản đơn. 2.2. Phương pháp xác định GDP a. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm cuối cùng - GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, Chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm). - GDP được chia thành 4 thành tố: Tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX). GDP = C + I + G + NX + Tiêu dùng của hộ gia đình (C): bao gồm tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình mua trên thị trường để chi dùng trong đời sống hằng ngày của họ. Như vậy, GDP chỉ bao gồm những sản phẩm được bán và bỏ sót nhiều hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình tự sản xuất tự tiêu dùng mà không phải đem bán, hoặc những hàng hoá dịch vụ nhìn chung không được mua bán trên thị trường nhưng rất cần thiết cho đời sống gia đình. VD: Nông sản do các hộ gia đình tự sản xuất tự tiêu dùng, công việc của các nhà nội trợ, một bữa tiệc do các thành viên trong gia đình tự làm lấy 29
  30. Tuy nhiên, tổng hợp các khoản chi tiêu dùng của các hộ gia đình ghi chép được đã chiếm vào khoảng 60 – 70 % GDP của một đất nước. + Đầu tư (I): Tổng sản phẩm không chỉ bao gồm các hàng hoá tiêu dùng của các hộ gia đình mà còn bao gồm cả hàng hoá đầu tư mà các hãng kinh doanh mua sắm để tái sản xuất mở rộng. Hàng hoá đầu tư bao gồm các trang thiết bị là tài sản cố định của doanh nghiệp, nhà ở, văn phòng mới xây dựng và chênh lệch hàng tồn kho của các hãng kinh doanh. Như vậy khái niệm đầu tư ở đây khác với khái niệm đầu tư nói chung. Đầu tư theo cách hiểu của các nhà kinh tế, ứng dụng trong tính toán tổng sản phẩm quốc nội là việc mua sắm tư liệu mới, tạo ra tư bản dưới dạng hiện vật như nhà máy mới, công cụ mới Tổng đầu tư (I) = Đầu tư vốn cố định + Đầu tư vốn lưu động Giá trị máy móc thiết bị lắp Giá trị hàng hoá tồn kho Tổng đầu tư (I) = + đặt trong năm tăng lên trong năm Hàng hóa tồn kho là những hàng hoá được giữ lại để sản xuất hay tiêu thụ sau này. (thực chất hàng hoá tồn kho là một loại tài sản lưu động, những vật liệu hay những đầu vào của sản xuất sẽ được sử dụng trong chu kỳ sản xuất tới hoặc các thành phẩm chờ để bán trong thời gian tới) Cần phân biệt tổng đầu tư và đầu tư ròng: Tổng đầu tư là giá trị các tư liệu lao động chưa trừ phần đã hao mòn trong quá trình sản xuất. Đầu tư ròng (Ir) bằng tổng đầu tư trừ khấu hao tài sản cố định (Dp) Tóm lại, đầu tư là một khái niệm khá phức tạp. Phần khái niệm này chỉ rõ phần tổng sản phẩm quốc nội hay phần khả năng sản xuất của xã hội, dùng để tạo vốn cơ bản (vốn cố định) cho nền kinh tế chứ không phải để tiêu dùng hiện tại. Đầu tư có tác dụng tái sản xuất mở rộng, như vậy cũng có tác dụng tiêu dùng trong tương lai. Đầu tư là việc giảm tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng trong tương lai. Đầu tư là kết quả của quá trình tích luỹ. Tích luỹ ở khu vực tư nhân và khu vực chính phủ. + Chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của chính phủ (G) Chính phủ cũng là một tác nhân trong nền kinh tế, một người tiêu dùng lớn nhất. Hàng năm chính phủ phải chi tiêu những khoản tiền rất lớn vào việc xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện, quốc phòng, an ninh và trả lương cho bộ máy quản lý hành chính của Nhà nước. Toàn bộ chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ đều được tính vào luồng sản phẩm cuối cùng. 30
  31. Tuy nhiên, không phải mọi khoản trong ngân sách của chính phủ đều được tính vào GDP. Những khoản thanh toán chuyển nhượng (TR), bao gồm: Bảo hiểm xã hội cho người già, tàn tật, những người thuộc diện chính sách, trợ cấp thất nghiệp Những khoản chi này chi ra nhưng không tương ứng với một hàng hoá và dịch vụ nào mới được sản xuất ra trong nền kinh tế, do đó không được tính vào GDP. Chi tiêu của chính phủ được tài trợ bằng thuế (TA). Thuế bao gồm hai loại: trực thu và gián thu. Nhưng tính GDP theo luồng sản phẩm cuối cùng chưa cần quan tâm tới thuế vì giá cả thị trường đã bao gồm trong đó các loại thuế đánh vào hàng hoá tiêu dùng (thuế gián thu Te). + Xuất và Nhập khẩu (X và IM) Hàng xuất khẩu (X) là những hàng được sản xuất ra ở trong nước nhưng được bán cho người tiêu dùng ở nước ngoài. Hàng nhập khẩu (IM) là những hàng được sản xuất ở nước ngoài nhưng được mua về để phục vụ tiêu dùng nội địa. Hàng hoá nhập khẩu không nằm trong sản lượng nội địa, cần phải trừ đi khỏi khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh và chính phủ mua và tiêu dùng. Xuất khẩu ròng (NX) là phần chênh lệch giữa hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu. Để đơn giản, khi tính GDP người ta cộng toàn bộ tiêu dùng của các hộ gia đình (C), đầu tư của các hãng kinh doanh (I), chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của chính phủ (G) và phần xuất khẩu ròng. GDP = C + I + G + NX b. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập hoặc chi phí. Khác với phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm đầu ra, phương pháp này tính GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của các nhà sản xuất mà các hãng kinh doanh phải thanh toán như: tiền công, trả lãi do vay vốn, tiền thuê nhà, thuê đất và lợi nhuận - phần thưởng cho sự mạo hiểm trong kinh doanh. Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán trở thành thu nhập của công chúng. GDP theo yếu tố chi phí trong trường hợp đơn giản nhất, tức là trong nền kinh tế chỉ bao gồm các hộ gia đình và hãng kinh doanh chưa tính tới khấu hao. GDP = W + i + R +  Trong nền kinh tế có sự tham gia của chính phủ và khu vực nước ngoài khi tính GDP cần có 2 điều kiện đó: 31
  32. Thuế gián thu (Te): Thuế đánh trực tiếp vào hàng hoá tiêu dùng thông qua doanh nghiệp. Khấu hao (A hoặc Dp): Hao mòn TSCĐ phát sinh các hãng phải bù đắp các hao mòn bộ phận này vào TSCĐ Bảng so sánh hai phương pháp xác định GDP Phương pháp tính theo luồng sản phẩm Phương pháp tính theo thu nhập hay chi phí - Tiêu dùng (C) - Tiền công, tiền lương (W) - Đầu tư (I) - Lãi suất (i) - Chi tiêu của CP mua HH và DV (G) - Thuê nhà đất (R) - Xuất khẩu ròng (NX) - Lợi nhuận (  ) - Khấu hao (DP) GDP fc: Theo chi phí yếu tố sản xuất (Chi phí nhân tố) - Thuế gián thu (Te) GDPmp Theo giá thị trường c. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng - GDP là tổng giá trị bằng tiền của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra. Nghĩa là phải loại bỏ những hàng hoá trung gian (những thứ sẽ chi tiêu hết để sản xuất ra những hàng hoá khác và không phải là hàng hoá cuối cùng) - Những hàng hoá trung gian (IC) chỉ quay vòng trong khối kinh doanh. Người tiêu dùng không mua những hàng hoá này và chúng không được tính là những sản phẩm cuối cùng. Hay nói cách khác hàng hoá trung gian là những hàng hoá sau quá trình trao đổi vẫn tiếp tục nằm trong quá trình để tạo ra một hàng hoá khác. - Tổng giá trị sản lượng (GO): Là tổng giá trị của khối lượng hàng hoá thực hiện trong một khoảng thời gian nhất đinh (thường là một năm) - Giá trị gia tăng (VA): Là khoản chênh lệch giữa khoản bán ra của doanh nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác mà đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó: VA = GO – IC - Tổng các giá trị gia tăng của mọi đơn vị sản xuất và dịch vụ trong một năm là tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP =  VA 32
  33. 3. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản 3.1. Trong nền kinh tế giản đơn: Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư Trong sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô (hình 2.1) chúng ta giả định rằng thu nhập của các hộ gia đình được xem chi tiêu hết vào việc mua hàng hóa. Do vậy chi tiêu mua hàng hóa ở cung trên bằng thu nhập ở cung dưới. Nhưng thực tế thì các hộ gia đình thường không tiêu dùng hết thu nhập của mình. Họ dành một phần thu nhập dưới dạng tiết kiệm (S) - Tiết kiệm: là phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng. Trong nền kinh tế giản đơn không có sự tham gia của Chính phủ, không có thuế, không có trợ cấp nên: YD = Y và S = Y - C hay Y = C+S (1) Vậy là có sự rò rỉ ở cung dưới của dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô. Tiết kiệm tách ra khỏi thu nhập. Tương tự, ở cung trên, cung hàng hóa và dịch vụ cuối cùng không chỉ bao gồm hàng tiêu dùng của các hộ gia đình. Các doanh nghiệp cũng mua một lượng hàng hóa đầu tư (I) Như vậy có sự bổ sung thêm vào cung trên: Ta có Y= C+I (2) Từ (1) và (2) ta có: S=I -> Đây là đồng nhất thức giữa tiết kiệm và đầu tư Đầu tư Chi tiêu hàng hóa dịch vụ Hàng hoá và DV Doanh nghiệp Hộ gia đình Dịch vụ các yếu tố sản xuất Thu nhập từ các yếu tố sản xuất Ngân hàng Tiết kiệm Hình 2.2: Tiết kiệm và đầu tư trong dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô 33
  34. Hình 2.2 mô tả khái quát tiết kiệm làm thế nào để chuyển thành đầu tư trong một nền kinh tế thị trường. Đồng thời qua hình cũng cho biết các thể chế tài chính ngân hàng phát triển trong nền kinh tế thị trường thu hút toàn bộ cho các hãng vay để đầu tư mở rộng sản xuất. 3.2. Trong nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở * Đồng nhất thức mô tả mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế. Nền kinh tế mở tính tới yếu tố chính phủ và khu vực nước ngoài. Theo hình 2.3 ở cung dưới, ngoài tiết kiệm (S) thì thuế nhập khẩu (IM) cũng là những rò rỉ. Thực vậy, một phần thu nhập của dân cư phải làm nghĩa vụ với nhà nước dưới dạng thuế thu nhập (TA). Mặt khác nhà nước cũng tiến hành trợ cấp cho những gia đình có khó khăn (TR). Nếu sử dụng khái niệm thuế ròng (T) là hiệu số giữa thuế thu nhập và trợ cấp, ta có: T =TA – TR (3) Thuế ròng là một loại rò rỉ ở cung dưới. Một phần khác của thuế thu nhập dùng để mua hàng tiêu dùng nhập khẩu, tạo nên thu nhập cho dân cư nước ngoài, không đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân. Như vậy tổng số rò rỉ ở cung dưới là: S + T + IM (4) Ở cung dưới, Chính phủ cũng chi tiêu một phần hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. Mặt khác, hàng xuất khẩu được sản xuất ra trong nền kinh tế nhưng không để tiêu dùng trong nước. Do vậy tổng số bổ xung mới vào luồng sản phẩm bằng: I + G + X (5) Tổng số rò rỉ ở cung dưới phải bằng tổng các bổ sung thêm vào cung trên để đảm bảo cho tổng hàng hóa ở cung trên bằng tổng thu nhập ở cung dưới và các tài khoản quốc gia là cân bằng. Do vậy, ta có: S + T + + IM = I + G + X (6) Chuyển về các số hạng tương ứng, thu được: (T-G) = (I – S) + (X – IM) (7) Đồng nhất thức (7) là đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực hay các tác nhân trong nền kinh tế. Vế trái là khu vực chính phủ, vế phải là khu vực tư nhân (hãng kinh doanh và hộ gia đình) và khu vực nước ngoài. Đồng nhất thức cho thấy trạng thái khu vực có ảnh hưởng đến các khu vực còn lại của đất nước như thế nào. Trong trường hợp giản đơn: Chẳng hạn nếu khu vực nước ngoài, xuất khẩu = nhập khẩu (X =IM), nghĩa là các cân thương mại cân bằng, ngân sách của chính phủ bị thâm hụt (G>T) thì ở khu vực tư nhân, tiết kiệm > đầu tư (S > I). Nói cách khác, khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu được, đầu tư của doanh nghiệp sẽ thấp hơn tiết kiệm của các hộ gia đình. 34
  35. Trong trường hợp, nếu đầu tư của các doanh nghiệp đúng bằng tiết kiệm của dân cư (I =S) thì tổng thâm hụt ngân sách phải được bù đắp bằng thâm hụt cán cân thương mại. Kết luận: Cần phải có những chính sách và biện pháp kinh tế vĩ mô giữ cho các khu vực kinh tế ở trạng thái cân bằng, để cho toàn bộ nền kinh tê là cân bằng. Xuất khẩu Chi tiêu Chi tiêu Đầu tư Đầu tư Doanh nghiệp Hộ gia đình Chính phủ Chính phủ Ngân hàng Ngân hàng Nước ngoài Nước ngoài Tiết kiệm Thuế Nhập khẩu Hình 2.3: Chính phủ và người nước ngoài trong dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày khái niệm tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội? Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội. Câu 2: Trình bày phương pháp tính GDP theo luồng sản phẩm cuối cùng, luồng thu nhập và chi phí và theo giá trị gia tăng? Câu 3: Trình bày các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản trong nền kinh tế. Câu 4: So sánh mô hình nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở? 35
  36. Câu 5: Phân biệt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)? Câu 6: Trong năm 2008 có các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ kinh tế như sau: Tổng đầu tư 150 Tiêu dùng hộ gia đình 200 Đầu tư ròng 50 Chi tiêu của chính phủ 100 Tiền lương 230 Tiền lãi cho vay 25 Tiền thuê đất 35 Thuế gián thu 50 Lợi nhuận 60 Thu nhập tài sản ròng -50 Xuất khẩu 100 Chỉ số giá năm 2007 1,20 Nhập khẩu 50 Chỉ số giá năm 2008 1,50 Yêu cầu: 1. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng phương pháp luồng sản phẩm cuối cùng và theo phương pháp thu nhập 2. Tính GNP theo giá thị trường 3. Tính GNP thực tế và tỷ lệ lạm phát năm 2007 Câu 7: Vào ngày 1/12/2010 một người thợ cắt tóc tên là K kiếm được 400.000 đồng tiền cắt tóc. Theo tính toán của anh, trong ngày hôm đó các dụng cụ thiết bị hao mòn giá trị là 50.000đ. Trong 350.000 đồng còn lại anh K chuyển 30.000đồng cho chính phủ dưới dạng thuế doanh thu, 100.000đ gửi lại cửa hàng để tích lũy mua thiết bị mới trong tương lai. Phần thu nhập còn lại 220.000 đồng anh phải nộp thuế thu nhập 20.000đồng và chỉ mang về nhà thu nhập sau khi đã nộp thuế. Dựa vào những thông tin trên, bạn hãy tính đóng góp của anh K vào những chỉ tiêu thu nhập sau: a, Tổng sản phẩm quốc nội b, Sản phẩm quốc dân ròng c, Thu nhập quốc dân d, Thu nhập cá nhân e Thu nhập khả dụng. 36
  37. CHƯƠNG 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ Mã chương: MH KTDN 11.03 Giới thiệu: Chương này giúp sinh viên nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế, nội dung của các chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế. Mục tiêu: - Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế - Trình bày được các chính sách vĩ mô của Chính phủ - Phân tích vai trò và tác động của chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế Nội dung chính: 1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế Khi nghiên cứu nền kinh tế hỗn hợp, các nhà kinh tế chia trong nền kinh tế gồm 4 nhóm tác nhân, nhằm giải thích hành vi và phương pháp thực hiện các chức năng chủ yếu của từng nhóm, bao gồm: - Người tiêu dùng (các hộ gia đình) - Các doanh nghiệp (các hãng kinh doanh) - Chính phủ - Người nước ngoài Chúng ta sẽ nghiên cứu các mô hình tổng cầu từ giản đơn đến phức tạp. • Trong mô hình kinh tế giản đơn, bao gồm hai tác nhân (hộ gia đình và các doanh nghiệp): AD = C + I • Trong mô hình kinh tế đóng có thêm tác nhân chính phủ: AD = C + I + G • Trong mô hình kinh tế mở, đầy đủ 4 tác nhân: AD = C + I + G + NX 1.1. Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn Giả định rằng trong mô hình kinh tế giản đơn, trong nền kinh tế chỉ bao gồm hai nhóm tác nhân là hộ gia đình và các hãng kinh doanh, đây là nền kinh tế khép kín chưa có sự tham gia của chính phủ. 37
  38. Tổng cầu là toàn bộ số lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình và các hãng kinh doanh dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ. Như vậy tổng cầu: AD = C + I Trong đó: AD: Tổng cầu. C: Cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của các hộ gia đình. I: Cầu về hàng hoá đầu tư của các hãng kinh doanh. 1.1.1. Hàm tiêu dùng (C) và hàm tiết kiệm (S) a, Hàm tiêu dùng: Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của dân cư về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng. Tiêu dùng phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Thu nhập và tiền công tiền lương (W). Khi tiền công và tiền lương tăng thu nhập của công chúng tăng, từ đó tiêu dùng tăng và ngược lại. - Tổng giá trị tài sản tăng, tiêu dùng tăng và ngược lại. Tổng giá trị tài sản là quá trình tích luỹ, nó bao gồm tài sản hiện vật và tài sản tài chính. Giá trị tài sản phụ thuộc vào số lượng và chất lượng tài sản. - Những yếu tố xã hội, tâm lý, tập quán sinh hoạt và kỳ vọng của người tiêu dùng. - Hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế. Trong các yếu tố trên thì yếu tố thu nhập có vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đến hành vi tiêu dùng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của dân cư, sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng cũng như cách thức mà họ quyết định thay đổi mức tiêu dùng khi thu nhập tăng và các nhà nghiên cứu đi đến kết luận: Khi thu nhập thấp (người nghèo), người ta phải chi tiêu nhiều hơn cho các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, chữa bệnh. Cùng với sự tăng lên của thu nhập, tỷ lệ thu nhập chi cho ăn giảm đi, ngược lại chi cho ăn mặc, giải trí, xe hơi tăng lên. Mặt khác người tiêu dùng quyết định chi tiêu có xét tới những điều kiện kinh tế, khả năng thu nhập ổn định trong một thời gian dài, thậm chí thu nhập có được trong cả quộc đời. Hàm tiêu dùng biểu thị bằng mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và tổng thu nhập, được xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn, hàm tuyến tính bậc nhất. Hàm tiêu dùng có dạng tổng quát: C C MPC.Y 38
  39. Trong đó: Y: Thu nhập (trong mô hình kinh tế giản đơn thu nhập bằng thu nhập khả dụng, hay thu nhập có thể sử dụng Y = Yd) _ C : Tiêu dùng tối thiểu (tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập). MPC: Xu hướng tiêu dùng cận biên ( 0 Y (Yd ) tiêu dùng thấp hơn thu nhập. b, Hàm tiết kiệm (S) Phần thu nhập cá nhân (PI), sau đó cá nhân phải làm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, phần còn lại là thu nhập khả dụng (Yd), dùng để tiều dùng và tiết kiệm. Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi đã tiêu dùng. Ta có Y = Yd = C + S S = Y – C Thay vào hàm tiêu dùng: 39
  40. S Y (C MPC.Y) = C (1 MPC).Y hay S C MPS.Y Trong đó: MPS: xu hướng tiết kiệm cận biên ( 0 < MPS = 1-MPC < 1 ). Xu hướng tiết kiệm cận biên biểu thị dự kiến của các gia đình tăng tiết kiệm khi thu nhập tăng lên. MPS cho biết, nếu thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì các gia đình tăng lên bao nhiêu tiết kiệm của mình. Mà MPC + MPS = 1 S S MPS MPS Y Yd Ví dụ: C = 154 + 0,75 Yd S = -154 + 0,25 Yd C C = 154 + 0,75Yd E C 154 O Y* Y S S = -154 + 0,25Yd O Y* -154 Hình 3.2. Đồ thị hàm tiêu dùng và đồ thị hàm tiết kiệm • Yếu tố làm di chuyển, dịch chuyển và quay đồ thị hàm tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S). - Yếu tố làm di chuyển: Khi thu nhập (Y = Yd) thay đổi sẽ làm di chuyển trên đồ thị hàm (C) và (S). 40
  41. _ _ _ - Yếu tố làm dịch chuyển: Đồ thị hàm (C) và (S) luôn cắt trục tung tại ( C ) và (- C ). Vậy( C ) _ và (- C ) thay đổi sẽ làm dịch chuyển đồ thị hàm (C) và (S) . - Yếu tố làm quay đồ thị (C) và (S) phụ thuộc vào MPC và MPS. Vậy khi MPC và MPS thay đổi sẽ làm đồ thị quay. C S MPC tg MPS tg Yd Yd Như vậy MPC và MPS chính là hệ số góc của phương trình đường thẳng (C) và (S) và quyết định độ dốc của đồ thị. 1.1.2. Hàm đầu tư (I) - Đầu tư là bộ phận lớn thay đổi tổng chi tiêu. Đầu tư có hai vai trò kinh tế vĩ mô: + Thứ nhất: là bộ phân lớn thay đổi chủ chi tiêu, nên những thay đổi thất thường về đầu tư có ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập về mặt ngắn hạn. + Thứ hai: đầu tư dẫn đến tích luỹ cơ bản, có tác dụng mở rộng năng lực sản xuất. Vì vậy về mặt dài hạn đầu tư làm tăng sản lượng tiềm năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Các hãng kinh doanh dự kiến đầu tư để mong được thu được lợi nhuận lớn hơn trong tương lai, do vậy cầu về đầu tư phụ thuộc rất lớn vào ba yếu tố sau: + Mức cầu về sản phẩm do đầu tư mới tạo ra. Nói cách khác đó là mức cầu về sản lượng (GNP) trong tương lai. Nếu mức cầu về sản phẩm càng lớn, thì dự kiến đầu tư của các hãng càng cao và ngược lại. + Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng hoặc các trung gian tài chính để đầu tư, nên chi phí đầu tư phụ thuộc vào lãi suất. Nếu lãi suất cao thì chi phí đầu tư cao, lợi nhuận sẽ giảm đi, cầu về đầu tư do đó sẽ giảm. + Dự đoán của các hãng kinh doanh về tình trạng của nền kinh tế trong tương lai. Vì đầu tư bao gồm cả các khoản mà các hãng dự định bổ sung vào tài khoản cố định và hàng tồn kho để sản xuất và bán trong tương lai, do vậy đầu tư phụ thuộc rất lớn vào dự đoán của họ về tình hình kinh tế tăng trưởng nhanh đến mức độ nào trong tương lai. Tuy nhiên trong mô hình kinh tế giản đơn này, chúng ta giả định rằng lãi suất là đã cho, và đầu tư phụ thuộc rất lớn vào sản lượng, hay thu nhập. Tuy nhiên, giữa sản lượng và thu nhập hiện thời và dự đoán của các hãng kinh doanh không có mối quan hệ chặt chẽ nào. Nên chúng ta giả định 41
  42. rằng đầu tư là một khối lượng không đổi, không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập hiện tại. Đây là một giả định đơn giản hoá để đạt mục tiêu nghiên cứu. Hàm đầu tư: I I 1.1.3. Hàm tổng cầu và phương pháp xác định sản lượng cân bằng Hàm tổng cầu: AD = C + I Hay AD (C I) MPC.Y Giả định ban đầu của chúng ta là các hãng kinh doanh có thể và sẵn sang đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Lúc này sản lượng cân bằng phụ thuộc vào tổng cầu. Nếu tổng cầu giảm đi, các hãng không thể bán hết sản phẩm mà họ sản xuất ra. Hàng tồn kho không dự kiến sẽ chất đống. Ngược lại, khi tổng cầu tăng lên, các hãng phải tung hàng dự trữ ra bán. Hàng tồn kho giảm xuống dưới mức dự kiến. Do vậy, khi giá cả và tiền công cố định, thị trường và hàng hoá dịch vụ đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn khi tổng cầu hoặc tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng thực tế sản xuất trong nền kinh tế. Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn, lượng hàng tồn kho không dự kiến sẽ bằng không. Nói cách khác, trong cân bằng trong ngắn hạn, sản lượng sản xuất ra đúng bằng sản lượng mà các hộ gia đình cần để tiêu dùng và các hãng cần để đầu tư. Dự kiến chi tiêu không bị phá vỡ do thiếu hàng hoá. Ngược lại hãng cũng không sản xuất nhiều hơn mức có thể bán được. Vậy cân bằng trong ngắn hạn sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu? Hãy sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hoá và dịch vụ. 1 Y = AD ; Y (C I) MPC.Y ; Y (I C) o 1 MPC AD AD = C + I E (C+ I) 450 O Y* Y Hình 3.3. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn 42
  43. 1.1.4. Số nhân Hàm tổng cầu: AD = C + I Y (C I) MPC.Y 1 Y (I C) o 1 MPC Nếu ta thay: 1 1 m hay m là số nhân chi tiêu 1 1 MPC 1 MPS Số nhân chi tiêu cho biết sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có thay đổi 1 đơn vị trong mức chi tiêu tự định (không phụ thuộc vào thu nhập) Nếu C hoặc I hoặc cả hai tăng lên 1 đơn vị thì sản lượng cân bằng Yo sẽ tăng lên m1 đơn vị. Vì MPC là một số nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0 nên m1 luôn lớn hơn 1. Độ lớn của m1 phụ thuộc vào MPC hoặc MPS. Kết quả là, những thay đổi trong tiêu dùng và đầu tư sẽ được số nhân m1 khuếch đại lên nhiều lần. Chính nhờ tác động khuếch đại này, số nhân chi tiêu có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế học. Tóm lại: + Tổng cầu, hay tổng chi tiêu bao gồm chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của các hộ gia đình, cầu về đầu tư của các hãng kinh doanh . Tiêu dùng đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tiêu dùng, đầu tư, thu nhập là những yếu tố tác động mạnh đến tổng cầu. + Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó tổng cầu, hay tổng chi tiêu dự kiến đúng bằng sản lượng thực tế sản xuất ra trong nền kinh tế. Cũng ở trạng thái cân bằng này, đầu tư dự kiến đúng bằng tiết kiệm dự kiến. + Tổng cầu, hay tiêu dùng và đầu tư, tác động đến sản lượng theo mô hình số nhân. Một thay đổi nhỏ của tổng cầu có thể dẫn đến một thay đổi lớn hơn trong sản lượng. Độ lớn của số nhân phụ thuộc vào độ lớn của xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) và độ nhỏ của tiết kiệm cận biên (MPS). 1.2. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ Trong mô hình kinh tế đóng có sự tham gia của 3 nhóm tác nhân: hộ gia đình, các hãng kinh doanh và chính phủ mua sắm một số lượng lớn hàng hoá và dịch vụ: Chính phủ phải thu thuế, thuế trực thu (Td) và thuế gián thu (Te) để trang trải những khoản chi tiêu. Chính vì vậy chi tiêu của 43
  44. chính phủ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Thuế ảnh hưởng đến quyết định đến chi tiêu của hộ gia đình, sản xuất của các hãng kinh doanh, nên chính phủ có tác động lớn đến tổng cầu và sản lượng. 1.2.1. Chi tiêu của chính phủ và tổng cầu Khi chính phủ dự kiến chi tiêu mua sắm hàng hoá và dịch vụ, tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên, lúc này tổng cầu sẽ bằng: AD = C + I + G Trong đó: G là chi tiêu hàng hoá và dịch vụ của chính phủ Khi chính phủ dự kiến tăng chi tiêu, tổng cầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên không có lý do mặc nhiên nào cho thấy chi tiêu của chính phủ biến thiên theo mức sản lượng và thu nhập. Do vậy chúng ta giả định rằng dự kiến chi tiêu của chính phủ là một số được ấn định trước. Chi tiêu của chính phủ theo kế hoạch: G G Khi chưa có thuế, tổng cầu trong trường hợp này sẽ bằng: AD = C + I + G AD C I G MPC.Y Hàm tổng cầu trong nền kinh tế đóng: C C MPC.Yd Mà Yd = Y – T vì chưa có thuế T = 0 Sử dụng điều kiện cân bằng thị trường hàng hoá, chúng ta xác định được: AD = Y => Y C I G MPC.Y 1 => Y (C I G) 0 1 MPC Như vậy chi tiêu của chính phủ có số nhân chi tiêu bằng số nhân chi tiêu của tiêu dùng và đầu tư. 1.2.2. Thuế và tổng cầu Mô hình tổng cầu và sản lượng cân bằng đề cập ở trên chưa tính tới tác động của thuế. Khi chính phủ thu thuế, thu nhập khả dụng của dân cư giảm đi, do vậy họ quyết định tiêu dùng ít đi. Tuy nhiên, chính phủ còn tiến hành các trợ cấp xã hội như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí và do đó bổ sung vào quỹ thu nhập khả dụng của dân cư. 44
  45. Hàm thuế: T = TA – TR Trong đó: T là thuế ròng TA là thuế TR là các khoản trợ cấp của chính phủ cho công chúng Thuế ròng là một hàm của thu nhập. Khi thu nhập tăng, thuế ròng tự động tăng lên vì số thu về thuế tăng lên, mặc dù thuế suất không thay đổi. Để tiện sử dụng ta gọi tắt thuế ròng là thuế. • Thuế không phụ thuộc vào thu nhập và sản lượng Để đơn giản, trước tiên ta hãy giả sử thuế là một đại lượng cho trước. Nói cách khác, chính phủ đã ấn định ngay từ đầu năm một số thu từ thuế hay thuế không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập. T T Hàm tiêu dùng: C C MPC.Yd mà Yd Y T => C C MPC.(Y T ) Hàm tổng cầu: AD = C + I + G Y C I G MPC.(Y T ) Sử dụng điều kiện cân bằng thị trường hàng hoá: AD = Y MPC 1 Y .T (C I G) 0 1 MPC 1 MPC Nếu thay: 1 MPC m : số nhân chi tiêu; m : số nhân thuế 1 1 MPC 2 1 MPC Số nhân thuế mang dấu (-) hàm ý thuế có tác động ngược chiều với thu nhập và sản lượng. Khi thuế tăng lên, thu nhập và sản lượng giảm đi. Ngược lại khi chính phủ giảm thuế, thu nhập và sản lượng tăng lên. • Thuế phụ thuộc vào sản lượng Nếu hàm thuế có dạng: T T t.Y hoặc T = t.Y Trong đó: T là thuế T là thuế cố đinh, hay thuế không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập t là thuế suất (thuế phụ thuộc vào sản lượng) 45
  46. Xét hàm thuế ở dạng: T = t.Y Khi đó thu nhập khả dụng: Yd = Y – T = Y – t.Y = (1 – t).Y Hàm tiêu dùng có dạng: C C MPC.(1 t).Y Sử dụng điều kiện cân bằng thị trường hàng hoá: AD = Y MPC Y .(C I G) 0 1 MPC(1 t) 1 Nếu thay: m số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng 3 1 MPC(1 t) AD AD = C + I + G E (C + I+ G) 450 O Y* Y Hình 3.4. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng 1.3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở Trong mô hình tổng cầu này, chúng ta mở rộng khu vực ngoại thương, tức là khu vực xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Xuất khẩu tức là những hoạt động sản xuất hàng hoá dịch vụ bán ra ở nước ngoài. Ngược lại nhập khẩu là những hàng hoá và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài, được nhân dân trong nước mua vào. Nếu đem giá trị hàng hoá xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hoá nhập khẩu ta có khái niệm xuất khẩu ròng hay cán cân thương mại. NX = X – IM Trong đó: X là giá trị hàng hoá xuất khẩu IM là giá trị hàng hoá nhập khẩu NX là xuất khẩu ròng Nếu NX > 0 : Thặng dư cán cân thương mại (xuất siêu) 46
  47. NX < 0: Thâm hụt cán cân thương mại (nhập siêu) NX = 0: Cân bằng cán cân thương mại Tổng cầu trong nền kinh tế lúc này bằng: AD = C + I + G + NX • Những yếu tố tác động đến xuất khẩu (X) - Xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập (sản lượng) nước ngoài. Khi thu nhập của dân cư nước ngoài tăng, thì nhu cầu nhập khẩu của họ tăng và ngược lại. - Xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái (e). - Xuât khẩu phụ thuộc vào chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế và chính sách ngoại thương. - Ngoài ra, xuất khẩu còn phụ thuộc vào mức độ quan hệ kinh tế của quốc gia với phần còn lại của thế giới và các tổ chức kinh tế quốc tế. Như vậy, xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài. Do vậy, chúng ta coi cầu về hàng xuất khẩu là độc lập không đổi so với sản lượng. X X • Những yếu tố tác động đến nhập khẩu - Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập (sản lượng) trong nước. Khi thu nhập tăng, nhu cầu nhập khẩu cũng tăng để thoả mãn nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng và sản lượng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, thu nhập giảm thì nhu cầu nhập khẩu cũng giảm. Hàm nhập khẩu: IM = MPM.Y Trong đó: MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên ( MPM IM Y) Xu hướng nhập khẩu cận biên cho biết khi thu nhập quốc dân tăng lên 1 đơn vị, công dân trong nước muốn chi tiêu cho nhập khẩu là bao nhiêu. - Nhập khẩu phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái (e). - Nhập khẩu phụ thuộc vào hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. • Sử dụng điều kiện cân bằng thị trường hàng hoá: AD = Y Xét hàm thuế ở dạng: T = t.Y Khi đó thu nhập khả dụng: Yd = Y – T = Y – t.Y = (1 – t).Y Hàm tiêu dùng có dạng: C C MPC.(1 t).Y 47
  48. 1 Y .(C I G X ) 0 1 MPC(1 t) MPM 1 Nếu thay: m số nhân chi tiêu của nền kinh tế mở 4 1 MPC(1 t) MPM AD AD = C + I + G + NX E (C + I+ G + X) 450 O * Y Y Hình 3.5. Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở 2. Chính sách tài khoá 2.1. Chính sách tài khoá trong lý thuyết Chính sách tài khoá, chính phủ sử dụng hai công cụ là chi tiêu của chính phủ (G) và chính sách thuế (T) tác động vào nền kinh tế. Khi sản lượng của nền kinh tế quá thấp hoặc quá cao so với sản lượng tiềm năng (QP) thì chính phủ có thể thông qua chính sách tài khoá tác động để đưa sản lượng thực tế (Qa) của nền kinh tế trở về với mức sản lượng tiềm năng. Lý thuyết, chính phủ sử dụng thuế khoá như thế nào? Giả sử nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, sản lượng thấp (Qa Qp), thất nghiệp ít, lạm phát cao. Lúc này chính phủ cắt giảm chi tiêu và tăng thuế, sản lượng giảm nhưng lạm phát chững lại. Chính sách tài khoá có thể coi là một biện pháp mạnh để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, chính sách tài khoá không có sức mạnh như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại. 48
  49. Minh chứng là các nền kinh tế thị trường luôn không ổn định, chu kỳ kinh doanh chưa được khống chế hoàn toàn. Hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố tự điều chỉnh mạnh. + Những thay đổi tự động về thuế: Hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và thu nhập của doanh nghiệp. Khi thu nhập quốc dân tăng thì số thu về thuế cũng tăng. Ngược lại khi thu nhập quốc dân giảm, số thu về thuế cũng giảm, mặc dù chính phủ chưa điều chỉnh thuế suất. + Hệ thống bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các khoản chuyển khoản mang tính chất xã hội khác (TR). Khi mất việc, người thất nghiệp được trợ cấp thất nghiệp, ngược lại khi có việc họ bị cắt tiền trợ cấp. Như vậy hệ thống bảo hiểm bơm thêm tiền vào và rút tiền ra khỏi nền kinh tế, góp phần ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ có tác dụng làm giảm một phần các dao động của nền kinh tế, không xoá bỏ hoàn toàn những giao động đó. 2.2. Chính sách tài khoá thực tế Trong thực tế, tác động của chính sách tài khoá có nhiều hạn chế do những lý do sau: - Khó tính toán chính xác lượng tăng giảm chi tiêu và thuế, trước hết phải xác định được số nhân chi tiêu và số nhân thuế trong thực tế. Đã có nhiều mô hình lượng hoá được đưa ra để ước tính số nhân, nhưng chúng lại cho những kết qủa rất khác nhau. - Chính sách tài khoá trong thực tế có sự chậm chễ khá lớn. Điều này do thời gian thu thập thông tìn và xử lý, phân tích và ra quyết định. Khi có quyết định đòi hỏi phải có thời gian, phổ biến triển khai và tổ chức thực hiện. Sự chậm chễ này phụ thuộc vào yếu tố chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy. Vì vậy quyết định đưa ra không đúng lúc có thể làm rối loạn thêm nền kinh tế, thay vì ổn định. - Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội. Thực tế một số dự án công cộng thực hiện thành công, nhiều dự án do kém hiệu quả, gây lãng phí, giảm lòng tin của nhân dân với chính quyền. 2.3. Chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách. 2.3.1 Ngân sách của chính phủ Trong quản lý và điều hành đất nước, các chính phủ phải chi tiêu, đảm bảo cho sự vận hành trôi chảy về kinh tế, xã hội của đất nước. Chi tiêu của chính phủ bao gồm nhiều khoản chi như 49
  50. lương bộ máy quản lý, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng Nguồn thu cho ngân sách của chính phủ chủ yếu từ thuế. Hàng năm chính phủ phải xây dựng kế hoạch chi tiêu cho một năm tài khoá nào đó (kế hoạch ngân sách). Kế hoạch này thông qua cơ quan lập pháp (quốc hội), khi được phê chuẩn, chính phủ thực thi chi tiêu theo đúng kế hoạch đó. B = T – G Trong đó: B: Cán cân ngân sách T: Thuế (thu ngân sách) G: Chi tiêu của chính phủ Nếu: B 0: Thặng dư ngân sách B = 0: Cân bằng ngân sách 2.3.2. Chính sách tài khoá cùng chiều và chính sách tài khoá ngược chiều Nếu chính phủ thiết lập một chính sách thu chi ngân sách sao cho tại mức sản lượng tiềm năng thì mức sản lượng cân bằng. B = - G + t.Y hay G = t.Y Như vậy: Qa Qp: Ngân sách của chính phủ thặng dư Qa = Qp: Ngân sách của chính phủ cân bằng Nếu mục tiêu của chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được thì chính sách đó gọi là chính sách tài khoá cùng chiều. Lúc đó, khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ giảm chi tiêu hoặc giảm thuế hoặc sử dụng cả hai. Đổi lại chi tiêu của nền kinh tế sẽ giảm đi, sản lượng cũng giảm theo, suy thoái sẽ tăng lên. Ngược lại mục tiêu của chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ thì chính phủ phải thực hiện chính sách tài khoá ngược chiều với chu kỳ kinh doanh. Lúc đó khi nền kinh tế suy thoái, chính phủ cần tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, hoặc cả hai nhằm giữ cho chi tiêu ở mức cao, sản lượng tăng lên đến sản lượng tiềm năng. Đổi lại ngân sách chính phủ thâm hụt. Thâm hụt đó gọi là thâm hụt cơ cấu, do chính sách chủ quan của chính phủ. Khi bàn về thâm hụt ngân sách, các nhà kinh tế phân biệt ba khái niệm thâm hụt ngân sách. 50
  51. - Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt quá số thu thực tế trong năm tài khoá. - Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. - Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do chu kỳ kinh doanh (Thâm hụt chu kỳ bằng thâm hụt thực tế trừ đi thâm hụt cơ cấu) 2.4. Thâm hụt ngân sách và vấn đề thoái lui đầu tư Chính phủ thực thi chính sách tài khoá, chủ động gây lên thâm hụt cơ cấu và kéo theo hiện tượng thoái lui đầu tư. - Cơ chế: Khi chính phủ tăng chi tiêu (G), giảm thuế (T), GNP sẽ tăng lên theo số nhân chi tiêu, nhu cầu tiền tăng lên. Với mức cung tiền (MS) cố định, lãi suất (r) sẽ tăng lên và đầu tư (I) sẽ giảm. Vì vậy tác động tích cực của chính sách tài khoá sẽ giảm, tác động tương tự cũng sẽ xảy ra với tiêu dùng (C) và xuất khẩu (X). - Quy mô thoái lui đầu tư trong ngắn hạn là nhỏ, song về dài hạn về quy mô này có thể lớn. Nghiên cứu thâm hụt ngân sách và thoái lui đầu tư đưa đến kết luận: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. 2.5. Các giải pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách Khi thâm hụt lớn, giải pháp cơ bản là “Tăng thu giảm chi”. Tuy vậy, vấn đề phái tính toán tăng thu giảm chi như thế nào để ít ảnh hưởng nhất đến tăng trưởng kinh tế. Khi các biện pháp tăng thu giảm chi không giải quyết được toàn bộ thâm hụt, các chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt. + Vay nợ trong nước (vay dân) + Vay nợ nước ngoài + Sử dụng dự trữ ngoại tệ + Vay ngân hàng trung ương (phát hành tiền) Câu hỏi ôn tập Câu 1: Phân tích những giả định khi nghiên cứu tổng cầu Câu 2: Trình bày nội dung của các mô hình tổng cầu và cách xác định mức sản lượng cân bằng trong nền kinh tế. Câu 3:Trình bày nội dung cơ bản của chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách. 51
  52. Câu 4: Giả sử có số liệu của một quốc gia tổng hợp theo các mức thu nhập sau: 50,100, 150, 200, 250, 300, 350, 400 Biết thêm: MPC = 0,7, chính phủ ban hành một sắc thuế t = 20%; I= 60; G = 40; C = 10 Yêu cầu: a, Tính thuế ròng (T) dự kiến Yd, C, S b, Tính AD ở từng mức thu nhập c, Tại Y= 350 nhà sản xuất sẽ phản ứng như thế nào d, Y cân bằng là bao nhiêu e, Y cân bằng mới sẽ là bao nhiêu khi G tăng thêm 22 f, Tính thâm hụt ngân sách tại mức thu nhập cân bằng mới. Câu 5: Giả sử một nền kinh tế giản đơn có đầu tư theo kế hoạch là 150. Mọi người quyết định thay đổi xu hướng tiết kiệm biên từ 30% lên 50%. Hàm tiêu dùng ban đầu là C = 100+ 0,7Y Hãy cho biết: a, Mức sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào? b, Tổng chi tiêu cho tiêu dùng và cho tiết kiệm sẽ thay đổi như thế nào khi sản lượng biến động c, Dùng đồ thị đầu tư và tiết kiệm để biểu diễn sản lượng cân bằng. 52
  53. CHƯƠNG 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Mã chương: MH KTDN 11.04 Giới thiệu: Chương này giúp sinh viên nắm bắt được vai trò của Chính phủ trong việc kiểm soát tiền tệ, các nội dung của thị trường tiền tệp; phân biệt được ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại; vai trò và tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. Mục tiêu: -Trình bày được vai trò của Chính phủ trong việc kiểm soát tiền tệ - Giải thích được lượng tiền cơ sở và lượng cung tiền, hệ số nhân chi tiêu trong nền kinh tế -Xác định được vị trí và vai trò của Chính phủ trong việc kiểm soát tiền -Phân biệt ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại -Phân tích vai trò và tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Nội dung chính: 1. Chức năng tiền tệ 1.1 Định nghĩa: Tiền có thể coi là mọi thứ được Nhà nước và xã hội thừa nhận dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán, trao đổi, bản thân chúng có thể có hoặc không có giá trị riêng. 1.2. Chức năng tiền tệ Tiền tệ có 3 chức năng cơ bản đó là: - Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi trực tiếp. Nó tạo thuận lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, được gọi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế, thúc đẩy phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất. Dòng lưu thông tiền tệ trở thành hệ thống huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế thị trường. - Dự trữ giá trị: Tiền dễ cất giữ, dễ bảo quản, nó có giá trị nhất định (giá trị hiện hành) được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Sản xuất hàng hoá hôm náy bán lấy tiền chi dùng giá trị của nó trong tương lai. Do vậy, giúp tích tụ mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập tăng tiêu dùng và dành một phần tiết kiệm chi dùng trong tương lai. Vì vậy tiền là một loại tài sản tài chính, nhờ có chức năng này mở ra hoạt động tín dụng ngân hàng, tích tụ vốn mở rộng sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn. 53
  54. - Đơn vị thanh toán: Tiền là một tiêu chuẩn về giá trị dùng để đo lường giá trị của các hàng hoá khác nhau. Đặc biệt nó cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế, nhờ nó chúng ta có thể so sánh chi phí và lợi ích của các phương án kinh tế khác nhau, chọn phương án tối ưu. Nó còn là cơ sở để tính toán mọi hoạt động kinh doanh từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng của mọi quốc gia. Khi tính toán các chỉ tiêu phản ánh thành tựu kinh tế quốc dân phải dùng tiền để phản ánh. 1.3. Các lại tiền Với chức năng thanh toán, dự trữ giá trị, tiền là tài sản tài chính. Trong thực tế, chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền giấy, tiền kim loại, tài khoản ở ngân hàng, sổ tiết kiệm, thẻ tín dụng, séc, cổ phiếu, trái phiếu Không phải mọi loại tài sản tài chính đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng và thuận tiện trong tiêu dùng. Người ta chia các loại tài sản tài chính trên theo tiêu thức về sự thuận tiện của chúng trong chi cho tiêu dùng. • Mo: Tiền mặt lưu hành với sự đa dạng về giá trị danh nghĩa, tuy không sinnh lời nhưng có khả năng sẵn thanh toán cao nhất, thuận tiện trong tiêu dùng (thẻ tín dụng cũng nằm trong Mo) • M1 = Mo + tài khoản ở ngân hàng có thể viết séc thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn. M1 tuy thanh toán thấp hơn Mo nhưng lại tạo ra thu nhập dưới dạng lãi suất (i), tuy thấp. • M2 = M1 + tiền tiết kiệm có kỳ hạn ngắn, khả năng sẵn sàng thanh toán tương đối cao nhưng thấp hơn M1. Đối với M2 tạo ra thu nhập dưới dạng lãi suất lớn hơn M1. Ngay nay cùng với sự phát triển kinh tế, hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại tài sản tài chính khác nhau như cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận thanh toán ở ngân hàng Chúng cũng có khả năng nhât định nào đó trong thanh toán. Tuỳ theo tính chất dễ chuyển đổi để thanh toán mà được xếp vào M3, M4 Trên góc độ kinh tế vĩ mô người ta quan tâm nhiều đến M1, M2; đồng thời cũng theo dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền tệ khác. Khối lượng tiền M tuỳ ở mỗi quốc gia, tuỳ ở mỗi thời kỳ có thể lựa chọn M1 hoặc M2 là đại lượng tài chính đo mức cung tiền. Nhiều nước đang phát triển chọn M2 là đại lượng tài chính đo mức cung tiền. Vậy mức cung tiền (MS) là khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng tiền M (có thể M1 và M2) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi, giao dịch thường xuyên trong các hoạt động kinh tế quốc dân. 54
  55. Trong nghiên cứu về tiền, người ta đặc biệt quan tâm tới chỉ số tiền – hàng, chỉ số M2/GDP. Đây là chỉ số quan trọng, phản ánh khái quát khối lượng tiền và khối lượng hàng hoá dịch vụ sản xuất trong một thời kỳ. • M2: Khối lượng tiền • GDP: Khối lượng hàng hoá dịch vụ. Vậy M2/GDP phản ánh quan hệ tỷ giá giữa tiền và hàng, phản ánh giá trị sức mua của tiền. Muốn sức mua của tiền ổn định, phải luôn duy trì ổn định quan hệ tỷ giá này. Nếu sản xuất không tăng, GDP không tăng mà M2 lại tăng, sức mua của tiền sẽ giảm, giá tăng (lạm phát). Ngược lại GDP tăng mà M2 không tăng, sức mua của tiền tăng, giá giảm (thiểu phát). 2.Thị trường tiền tệ 2.1. Cầu tiền (MD) 2.1.1. Mức cầu về tiền a, Các loại tài sản tài chính Trong nền kinh tế hiện đại, tài sản tài chính được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể chia thành 2 nhóm: - Tài sản giao dịch (thanh khoản) không tạo ra thu nhập, nhưng được dùng để thanh toán khi mua hàng hoá và dịch vụ gọi là tiền mặt. - Các loại tài sản tài chính khác tạo ra thu nhập (cổ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm ) nhưng không thể dùng trực tiếp mua hàng gọi là trái phiếu. Hầu hết các hộ gia đình, các doanh nghiệp giữ của cải của mình kết hợp hai loại tài sản trên nhằm mục đích: + An toàn cho tài sản của mình. + Tạo ra thu nhập cao. b. Mức cầu về tiền (MD) Cầu về tiền là số lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên, đều đặn cho nhu cầu tiêu dùng và cho sản xuất kinh doanh được gọi là cầu về tiền (cầu về tiền giao dịch) Khi giá cả tăng, cầu về tiền danh nghĩa tăng, để đảm bảo mua đủ khối lượng hàng hoá cần thiết đã dự định. Như vậy, thực chất của mức cầu về tiền là cầu về tiền tệ thực tế. Mức cầu về tiền thực tế gọi tắt là mức cầu về tiền. Mức cầu về tiền phụ thuộc vào: 55
  56. - Mức cầu về tiền phụ thuộc vào thu nhập (Y). Mọi người giữ một phần tài sản của mình dưới dạng tiền để mua hàng hoá và dịch. Khi thu nhập tăng, tiêu dùng tăng, cầu về tiền cũng tăng và ngược lại. - Cầu về tiền phụ thuộc vào lãi suất (i) Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền là thu nhập từ lãi suất, mà tài sản đó có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng trái phiếu. Như vậy lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tài sản dưới dạng tiền. Trong các điều kiện khác không đổi, lãi suất giảm xuống người ta lại giữ tiền nhiều hơn và để tài sản dưới dạng trái phiếu. i io MD1 MDO O MO M1 M Hình 4.1 Đồ thị hàm cầu về tiền Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và cầu về tiền, biểu hiện hàm cầu tiền: MD = k.Y – h.i Trong đó: MD là cầu về tiền Y là thu nhập i là lãi suất k, h là hệ số đo độ nhạy cảm của thu nhập và lãi suất đối với cầu về tiền (MD) Đồ thị hàm cầu về tiền cho biết: - Hàm MD biến thiên giảm theo lãi suất. - Đường MDo là hàm cầu về tiền khi thu nhập ở Yo - Khi thu nhập tăng lên tới Y1 thì đường cầu về tiền dịch chuyển đến MD1 Cùng ở mức lãi suất ro nhưng cầu tiền sẽ lớn hơn (M1 > Mo) khi thu nhập tăng lên (Y1 > Yo) 56
  57. c. Mức cầu tài sản Mức cầu tài sản là mức cầu các loại tài sản tài chính có tạo ra thu nhập dưới dạng trái phiếu (tài sản sinh lợi) Trái phiếu tuy sinh lời nhưng chịu nhiều rủi ro, bởi lẽ giá cả của chúng được quyết định trên thị trường, khó dự báo trước. Giữ tiền không sinh lời nhưng ít gặp rủi ro, trừ khi nền kinh tế có lạm phát cao. Trong thực tế, nhiều người giảm bớt rủi ro bằng cách đa dạng hoá các tài sản tài chính của mình, có nghĩa là vừa để tài sản dưới dạng tiền, vừa để tài sản dưới dạng trái phiếu. Thực tế có sự chuyển đổi từ mức cầu về tiền sang mức cầu về trái phiếu và ngược lại. Khi nghiên cứu thị trường tiền tệ phải chú ý đến đặc điểm này. d. Mối quan hệ giữa mức cầu về tiền và mức cầu về trái phiếu: Tài sản tài chính được chia thành hai loại tiền trái phiếu. Mỗi người tự quyết định về việc phân phối tài sản tài chính của mình theo hai loại trên sao cho an toàn và tạo ra thu nhập cao. Sự phân phối tài sản được thể hiện ở đẳng thức sau: WN MD DB (1) P Trong đó: MD: cầu tiền tệ thực tế DB: cầu về các loại trái phiếu (giá trị) WN: tổng tài sản tài chính danh nghĩa P: chỉ số giá WN : tổng tài sản tài chính thực tế P Tổng tài sản tài chính trong nền kinh tế có thể xác định được từ những loại tài sản thực tế đã được cung ứng như mức cung tiền, số lượng và giá trị các loại trái phiếu đã được phát hành, thể hiện ở đẳng thức sau: WN MS SB (2) P P MS Trong đó: : mức cung tiền thực tế P SB : cung về các loại trái phiếu (giá trị) Từ (1) và (2) ta suy ra đẳng thức: 57
  58. MS MD DB SB P MS hay (MD ) (SB DB) P Thị trường tiền tệ Thị trường trái phiếu Thị trường tài chính Giả sử thị trường tiền tệ cân bằng có nghĩa: MS (MD ) 0 P Khi đó (SB DB) 0 , có nghĩa là thị trường trái phiếu cũng cân bằng. Tóm lại: Khi thị trường tiền tệ cân bằng thì thị trường trái phiếu cũng cân bằng, hay nói cách khác thị trường tài chính cân bằng 2.2. Cung tiền 2.1.1. Tiền cơ sở Ngân hàng TW là cơ quan độc quyền phát hành tiền. Lượng tiền mới phát hành chủ yếu là tiền mặt, được gọi là tiền cơ sở (hay cơ số tiền). Trong quá trình lưu thông, một phần của lượng tiền này được các tác nhân trong nền kinh tế giữ lại để chi tiêu dần (thanh toán), tiền trong lưu thông là (U), một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ (Ra). MB = U + Ra Tiền cơ sở (MB) bao gồm tiền trong lưu thông và tiền dự trữ trong các ngân hàng. Khi các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường tiền tệ, việc xác định tổng lượng cung tiền trở lên phức tạp, bởi sự quay vòng bộ phận tiền cơ sở trong tay các ngân hàng. Sự quay vòng qua số nhân tiền (m) đã làm tăng tổng mức cung tiền (MS), nên tiền cơ sở được gọi là tiền mạnh. 2.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) Ngân hàng thương mại là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính. Hoạt độngc của ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức môi giới tài chính khác (quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm ) là nhận tiền gửi của người này (cá nhân, doanh nghiệp,tổ chức kinh tế xã hội ) và đem số tiền đó cho người khác vay để sinh lợi. - Chức năng của ngân hàng thương mại (NHTM): 58
  59. + NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là kinh doanh tiền. Việc kinh doanh phải tuân thủ theo luật pháp, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, lời ăn lỗ chịu. Lợi nhuận chủ yếu của NHTM thu được từ chênh lệch lãi suất: TPrNH = (icv – iG).MDS Trong đó: icv: lãi suất cho vay iG: lãi suất nhận gửi MDS: doanh số cho vay Ngoài ra, NHTM còn thu về các khoản lợi khác như đầu tư góp vốn sản xuất kinh doanh, kinh doanh bất động sản, dịch vụ ngân hàng + Hoạt động môi giới tài chính, cũng như quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm Ngân hàng nhận tiền gửi của người này (cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ) cho người khác vay kiếm lời. NHTM có thể coi là tổ chức môi giới tài chính, đóng vai trò trung gian, làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn. + Hỗ trợ chính sách tài khoá của chính phủ bằng cách mua trái phiếu của chính phủ. Việc mua trái phiếu của chính phủ chính là NHTM cho chính phủ vay. Trái phiếu chính phủ là phiếu ghi nợ có đảm bảo của chính phủ, có thời hạn, có lãi suất. Khi cần đầu tư một chương trình nào đó, ngân sách thiếu, chính phủ có thể phát hành trái phiếu, thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước. + Thực thi các nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ hoán đổi tiền tệ NHTM là một doanh nghiệp, trong kinh doanh phải tuân thủ pháp luật và nguyên tắc kinh doanh. Một trong những nguyên tắc kinh doanh là phải bảo toàn vốn. Do vậy hàng tháng, hàng quý và cả năm các NHTM phải xây dựng bảng cân đối kinh doanh của mình. - Sự “tạo tiền ngân hàng” của tiền gửi: Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống của NHTM. Số lượng tiền mà mỗi người nắm giữ bao gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, số dư trong tài khoản có thể viết séc Tiền gửi không kỳ hạn (D) nằm ở các ngân hàng thương mại, vì vậy hành vi của các ngân hàng ảnh hưởng đến loại tiền gừi và cung tiền trong nền kinh tế. Do đặc thù của tiền gửi không kỳ hạn (D) là khách hàng gửi tiền khi nào, lúc nào họ rút tiền thì ngân hàng không định trước được. Để đảm bảo uy tín hoạt động của toàn hệ thống, ngân hàng 59
  60. trung ương (NHTƯ) chỉ đạo các NHTM phải để tỷ lệ dự trữ bắt buộc (ib) trước hết đối với loại tiền không kỳ hạn. Tỷ lệ này không cố định có thể thay đổi theo từng thời kỳ phát triển kinh tế. Điều đó có tính nguyên tắc là các NHTM phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tính bằng công thức sau: ib = Ra/D Trong đó Ra : Lượng tiền dự trữ bắt buộc D: Lượng tiền gửi - Mối quan hệ giữa tiền cơ sở và mức cung tiền: MB = U + R (Tiền cơ sở = tiền mặt đang lưu hành + Tiền dự trữ trong các NH) MS = U + D (mức cung tiền = tiền mặt đang lưu hành + Tiền gửi) Tỷ lệ tiền mặt lưu thông so với tiền gửi: U s => U = s.D D Trong đó: s: là tỷ lệ giữ tiền trong dân Tỷ lệ dự trữ thực tế (ia): R i => R = ia. D a D Từ MB = U + R ta có MB = s.D + ia. D MB = D (s + ia) 1 => D .MB s ia Từ MS = U + D ta có: MS = s.D + D => MS = D (1+s) 1 Thay D .MB vào ta có: s ia 1 s MS .MB s ia Dựa vào công thức tính mức cung tiền, NHTƯ tác động tăng giảm cung tiền để thực thi chính sách tiền tệ. 60
  61. 1 s Số nhân tiền m2 s ia Muốn tăng MS, NHTƯ có thể tăng m2 và MB. Tăng MB phụ thuộc vào tình hình phát triển M kinh tế, đặc biệt quan tâm đến chỉ số tiền hàng , duy trì ổn định chỉ số này để đảm bảo ổn định GDP sức mua của tiền, ổn định phát triển kinh tế. Số nhân tiền m2 phụ thuộc tỷ lệ giữ tiền trong dân (s) và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (ia). - Tỷ lệ giữ tiền trong dân (s) phụ thuộc: + Tốc độ tăng tiêu dùng. + Thói quen thanh toán của xã hội. + Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của NHTM. - Tỷ lệ dự trữ thực tế (ia): + Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (ib) do NHTƯ quy định. + Tính không ổn định của nguồn tiền mặt vào, ra của các ngân hàng buộc các NHTM dự trữ tiền nhiều hơn quy định (ia > ib). + Ngân hàng thương mại tính toán thiệt hại do phải trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ. Mức cung tiền (MS) tăng giảm sẽ tác động đến lãi suất (i), sau đó lãi suất tăng giảm lại tác động đến tiêu dùng (C) và đầu tư (I), xuất khẩu (X) và nhập khẩu (IM). Tóm lại: Cung tiền tăng, giảm tác động mạnh đến hoạt động của nền kinh tế, tiền với chức năng là phương tiện trao đổi, nên khi lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất nhiều hơn, thì cần thiết phải điều chỉnh lượng cung tiền để đảm bảo duy trì ổn định bình quân về tỷ giá tiền hàng, đảm bảo ổn định sức mua của tiền. 2.2.3. Ngân hàng trung ương và vai trò kiểm soát tiền tệ của nó • Chức năng của ngân hàng trung ương (NHTƯ) - NHTƯ là ngân hàng của các ngân hàng thương mại (NHTM), chức năng này được thể hiện ở những nghiệp vụ cụ thể sau: + Giữ tài khoản dự trữ cho các NHTM, trước hết là khoản dự trữ đối với loại tiền gửi không kỳ hạn (D). + Đóng vai trò trung gian trong tiến trình thanh toán liên NHTM. 61
  62. + Đóng vai trò là người cho vay, là phương sách cuối cùng đối với một vài NHTM trong trường hợp khẩn cấp. - NHTƯ là ngân hàng của chính phủ, chức năng này thể hiện: + NHTƯ giữ tài khoản ngân sách của chính phủ. + Nhận tiền gửi và cho vay đối với hệ thống kho bạc Nhà nước. + Hỗ trợ chính sách tài khoá của chính phủ bằng việc mua trái phiếu của chính phủ. + Thay mặt chính phủ kiểm soát mức cung tiền để thực thi chính sách tiền tệ, nhằm ổn định và phát triển kinh tế. + Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của thị trường tài chính. Ngoài ra, NHTƯ có dự trữ lớn về tiền, vàng, ngoại tệ và chứng chỉ tài chính. NNTƯ là cơ quan độc quyền phát hành tiền khi cần thiết (được phép của chính phủ). NHTƯ phát hành tiền trong các trường hợp sau: - Thay đổi đồng tiền (khi chính phủ quyết định) - Phát hành bổ sung khi GNP tăng. - Phát hành thay tiền mới đổi tiền cũ, khi tiền lưu hành trên thị trường một số cũ rách, huỷ tiền cũ rách, phát hành tiền mới đúng bằng lượng tiền cũ đã huỷ. Như vậy cung tiền (MS) không đổi. • Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của NHTƯ: NHTƯ điều chỉnh mức cung tiền, từ đó tác động đến lãi suất (i), bằng nhiều công cụ tác động đến tiền mạnh và số nhân tiền tệ, thực thi chính sách tiền tệ. Ngoài ra, NHTƯ kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín dụng trước hết là khoản tiền gửi không kỳ hạn (D) của NHTM. Công cụ của NHTƯ thường dùng là: - Nghiệp vụ thị trường mở: NHTƯ thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua hoặc bán trái phiếu của chính phủ cho công chúng. Khi muốn tăng cung tiền, NHTƯ chỉ đạo mua trái phiếu trên thị trường. Lượng tiền mặt bỏ ra mua trái phiếu làm tăng lượng tiền trong lưu thông, góp phần làm tăng cung tiền. Ngược lại, để cắt giảm cung tiền, NHTƯ thực hiện nghiệp vụ bán trái phiếu, lượng tiền lưu thông sẽ giảm. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ của chính sách tiền tệ mà NHTƯ thường dùng. - Chỉ đạo dự trữ bắt buộc (ib) 62