Giáo trình Kỹ thuật trang trí cắm hoa - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình

docx 45 trang Gia Huy 22/05/2022 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật trang trí cắm hoa - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_trinh_ky_thuat_trang_tri_cam_hoa_trinh_do_cao_dang_truo.docx

Nội dung text: Giáo trình Kỹ thuật trang trí cắm hoa - Trình độ: Cao đẳng - Trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT TRANG TRÍ CẮM HOA NGHỀ: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày .tháng .năm 2017 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Cắm hoa là một nghệ thuật và người cắm hoa có thể xem như là một nghệ sỹ. Cách bày trí hoa độc đáo, ấn tượng sẽ làm cho không khí xung quanh có sức sống tươi mới hơn, trang trọng hơn. Tuy nhiên để cắm được một bình hoa đẹp, bạn cần phải nắm được những nguyên tắc, những kiểu cắm cơ bản khi cắm hoa. Nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu của học sinh, sinh viên khoa Kinh tế - Du lịch trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình đã tổ chức biên soạn cuốn: “Kỹ thuật trang trí cắm hoa” với bố cục sau: Bài 1: Khái quát về kỹ thuật trang trí, cắm hoa Bài 2: Kỹ thuật cắm hoa Lần đầu tiên cuốn giáo trình được biên soạn, chắc chắn không tránh được thiếu sót. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và mong muốn nhận được sự đóng góp của những nhà nghiên cứu và tất cả những người quan tâm để cuốn sách được chỉnh sửa, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Bình, ngày tháng năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Phạm Thị Thu Hiền 2. Đào Thị Thủy 3. Nguyễn Thị Hường 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT TRANG TRÍ, CẮM HOA 7 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của kỹ thuật trang trí, cắm hoa 7 1.1 Khái niệm 7 1.2 Sự hình thành và phát triển của kỹ thuật trang trí, cắm hoa 7 2. Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trang trí, cắm hoa 11 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng 11 2.2. Các nguyên tắc 11 3. Trang thiết bị dụng cụ trong cắm hoa 12 Câu hỏi ôn tập 13 BÀI 2: KỸ THUẬT CẮM HOA 14 1. Khái quát về hoa 14 1.1. Hoa lá với đời sống con người. 14 1.2. Ngôn ngữ trừu tượng các loài hoa 14 1.3. Mùi hương 15 1.4. Cách giữ hoa tươi lâu. 15 2. Một số kiểu dáng cơ bản 16 2.1 Cắm dạng bình thấp 16 2.2 Cắm dạng bình cao 21 2.3 Cắm hoa với bình sáng tạo 25 2.4 Cắm hoa dạng Phương Tây 26 2.5 Cắm hoa tạo hình 28 3. Kỹ thuật cắm hoa 32 3.1. Quy trình cắm hoa 32 3.2. Các dạng cắm hoa cơ bản 38 3.2.1. Cắm hoa theo chiều dọc 38 3.2.2. Cắm hoa cơ bản kiểu ngang 39 3.2.3. Cắm hoa hình chóp nón 40 4
  5. 3.2.4. Cắm hoa kiểu bán cầu 41 3.2.5. Cắm hoa hình lưỡi liềm 42 3.2.6. Cắm hoa hình chữ T 43 3.2.7. Cắm hoa hình chữ L 43 3.2.8. Cắm hoa hình tam giác 44 3.2.9. Cắm hoa hình bầu dục 44 3.2.10. Cắm hoa hình rẻ quạt 45 Câu hỏi ôn tập 45 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Kỹ thuật trang trí cắm hoa Mã môn mô đun: MĐ24 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun Kỹ thuật trang trí cắm hoa được bố trí học sau các môn học chung và các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở và bố trí học song song với các môn học, mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất: Mô đun Kỹ thuật trang trí cắm hoa là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: + Trang bị cho học sinh những kiến thức chuyên môn của trình độ Cao đẳng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế; + Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Cao đẳng, học sinh trực tiếp tham gia phục vụ và bước đầu tham gia công việc trang trí tại các nhà hàng, khách sạn trong nước hoặc nước ngoài; + Ngoài ra học sinh còn có năng lực để theo học liên thông lên các bậc học cao hơn để phát triển kiến thức và kỹ năng nghề. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: Trình bày được khái niệm về cắm hoa, các nguyên tắc trong cắm hoa và các cách cắm hoa cơ bản. - Về kỹ năng: Vận dụng được các nguyên tắc cắm hoa vào thực tế. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc, phát huy tính sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hành. Nội dung của môn học/mô đun: 6
  7. BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT TRANG TRÍ, CẮM HOA Mã bài: KTTTCH 01 Giới thiệu: Nội dung bài học giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển của kỹ thuật trang trí, cắm hoa. Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trang trí, cắm hoa và các trang thiết bị dụng cụ trong cắm hoa. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm về cắm hoa, các nguyên tắc trong cắm hoa và các cắm hoa cơ bản; + Trình bày được lịch sử phát triển của nghệ thuật cắm hoa. - Về kỹ năng: Vận dụng được các nguyên tắc cắm hoa vào thực tế. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ các nguyên tắc cắm hoa. Sử dụng các trang thiết bị cắm hoa an toàn cho người và thiết bị. Nội dung chính: 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của kỹ thuật trang trí, cắm hoa 1.1 Khái niệm Cắm hoa là phương pháp cắt tỉa hoa hợp lý, thông qua nghệ thuật để cắm, bày thể hiện vẻ linh hoạt, tươi đẹp của hoa. Cắm hoa là sự kết hợp khéo léo bởi một loài hoa hoặc nhiều. Ý tưởng sáng tạo chỉ là sự cách điệu từ những gì sơ khai nguyên thủy ví như cắm hình ngôi sao, hình trái tim, hình thác đổ cần một bàn tay khéo léo, một trái tim đam mê và một tâm hồn yêu thiên nhiên sẽ hòa quyện tạo nên tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, có hồn. Nghệ thuật là cái hay, cái đẹp, sự khéo léo nói chung nghệ thuật cắm hoa là sự kết hợp tinh tế sinh động, uyển chuyển giữa ý tưởng, loài hoa và hoàn cảnh trưng bày sao cho đẹp, ý nghĩa, phù hợp tạo nên giá trị thẩm mỹ cho người thưởng thức, đó là về nghĩa đen. Còn nghĩa bóng, cách cắm hoa cũng là nghệ thuật sống. Trong mối quan hệ đời sống, nếu biết nhìn nhận, khéo léo, hiểu biết tâm lý người đối diện sẽ tạo nên sự dung hòa, tốt đẹp, yêu thương. Ngược lại, hoa đẹp mà cắm không đúng cách, đúng chỗ thì không thể phát huy hết vẻ đẹp của hoa, hay nói vui là sỉ nhục loài hoa. Sự bất đồng, thiếu cảm thông và chia sẻ sẽ tạo nên sự bức bối, khó chịu với người hàng ngày cùng chung sống, làm việc. Đó là một điều hết sức tồi tệ quẩn quanh trong vòng xoay đen tối. 1.2 Sự hình thành và phát triển của kỹ thuật trang trí, cắm hoa. Nguồc gốc nghệ thuật cắm hoa * Nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc Nguồn gốc lịch sử của nghệ thuật cắm hoa ở Trung Quốc đã có từ lâu đời, theo sự biến đổi của thời đại đã hình thành nhiều dạng, nhiều phong cách khác nhau. Trong "Nam Sử" của Lục Triều đã có ghi chép liên quan đến việc cắm hoa. Nguyên liệu hoa chính vào thời đó đa số là tùng bách, trúc, thủy tiên. Đồng thời hoa còn nêu rõ một số ý nghĩa giáo dục, nên mới có cách nói là "lý niệm hoa". Có nghĩa là (hoa có lý luận, quan niệm). Tuy nhiên lúc bấy giờ cắm hoa vẫn còn hạn chế ở hoa chậu, tức là chậu cạn hoa đầy. 7
  8. Vào đời Đường nghệ thuật cắm hoa đã bắt đầu phát triển mạnh. Việc cắm hoa bắt đầu tiến vào cung dình, trở thành vật trang sức không thể thiếu trong những ngày lễ. Cũng vì sự hưng thịnh của văn hóa đời Đường, mà hội họa, thi từ, đều phát triển đến cao độ được người đời sau chiêm nghiệm chú ý. Bên cạnh việc họa tranh, ngâm thơ, thưởng hoa của các văn nhân nho sĩ, còn sinh ra một loại mới là "văn nhân trồng hoa". Nhất là khi cắm hoa trong bình bắt đầu thịnh hành, thì một số bức vẽ về hoa cắm trong bình cũng xuất hiện từ đó, Những sách chuyên môn về hoa cỏ đời Đường rất nhiều, trong đó nổi tiếng nhất là "Hoa cữa tích" của La Cừu. "Hoa cữu tích" đã ghi chép khá tường tận về dụng cụ cắm hoa, dao kéo, cách ngâm nước và nguyên liệu khi cắm hoa lúc bấy giờ. Nó là tác phẩm đầu tiên chuyên về cắm hoa của Trung Quốc. Đến đời Tống, nghệ thuật cắm hoa trong bình ngày càng điêu luyện, và được truyền bá trong dân chúng, tạo thành một lễ nghi trong đời sống giao tiếp bình thường. Trong tác phẩm "Bình Mai" của Trương Đạo Hiệp có viết: "Hàn thủy nhất bình xuân số chi, thanh hương bất giảm tiểu khê thời" (Một bình nước mát mấy cành xuân, mùi hương thơm mát không làm vơi con suối nhỏ). Nhà thơ Dương Vạn Lý đời Nam Tống đã từng sáng tác "Đạo Bàng Điếm" (Quán Bên Đường), trong bài thơ có viết: "Thanh từ bình sáp tử vi hoa" (Cành hoa tử vi cắm trong bình gốm xanh), đã miêu tả cái đẹp giữa màu xanh của bình gốm pha lẫn màu đỏ của hoa. Hai đoạn thơ ngâm về mai, ngâm về hoa đã nói lên được sức thu hút của nghệ thuật hoa cắm trong bình. Ngoài ra, nhà văn Trương Bang Xương đời Nam Tống trong quyển sách nổi tiếng "Mặc Trang mạn lục" cũng đã ghi chép tường tận hình thức và loại hình cắm hoa trong bình có chứa nước ở thời Nam Tống. Điều đó đã cung cấp những điều kiện có lợi để phát triển nghệ thuật cắm hoa. Cắm hoa vào đời Nguyên tuy không thịnh hành như đời Tống, nhưng do chịu ảnh hưởng của nghệ thuật hội họa về văn nhân, về hoa và chim chóc. Nên cắm hoa đã dần dần thoát ly khỏi tư tưởng lý học, để bộc lộ những điều tầm nghĩ trong lòng. Cho nên mới xuất hiện "hoa tượng trưng cho tấm lòng", "hoa tự do", thể hiện phong cách tự do lãng mạn, không gò không bó, nhẹ nhàng thanh tú, bay bổng và phóng khoáng. Phong trào cắm hoa đời Minh lại mạnh mẽ hơn đời Tống. Cắm hoa ở thời kỳ này, các mặt như kỹ thuật, tạo dáng, phong cách, lý luận nghệ thuật đều đạt được trình độ và thành tựu rất cao. Các tác phẩm nổi tiếng về cắm hoa cũng vô cùng phong phú. Không chỉ có những tác phẩm nổi tiếng phổ biến như "Sơn trai thanh cung lủng", "Hoa sử tả biên", "Phù sinh lục ký" v.v , còn có những tập sách chuyên môn miêu tả phân tích cách cắm hoa, như "Bình hoa tam thuyết", "Bình hoa phả". Tác phẩm "Bình sử" của Viên Hoằng Đạo ra đời, càng đặt một nền móng cơ sở cho nghệ thuật cắm hoa của Trung Quốc. Đây là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Trung Quốc miêu tả một cách hệ thống lý luận cắm hoa. Nó không những ảnh hưởng xu hướng cắm hoa theo phong cách Trung Quốc, mà còn có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với phong cách cắm hoa của Nhật Bản. Sau khi "Bình sừ" được dịch sang tiếng Nhật vào năm 1696, đã trở thành sách giáo khoa 8
  9. chính về cách cắm hoa của Nhật Bản. Sau này lý luận của quyển sách được đưa lên thành "trường phái Hoằng Đạo". Đời Thanh, cắm hoa đã sử dụng dụng cụ để cắm cành, nó tương tự như đế cắm bây giờ. Lọai cắm hoa khá điển hình thời bấy giờ là hoa tả cảnh và hoa tạo hình. Hoa tả cảnh tôn sùng cái đẹp của tự nhiên, còn hoa tạo hình lại chú trọng đến cái đẹp nhân tạo. Đế cắm và hoa tạo hình đã mang phong cách nghệ thuật cắm hoa hiện đại. Những năm gần đây, theo đà phát triển ngày càng cao của mức sống người dân cộng với sự phát triển sâu sắc của hai nền văn minh. Nghệ thuật cắm hoa truyền thống lại càng được phát triển sôi nổi hơn. Đồng thời trên cơ sở hấp thụ phương pháp mới của nghệ thuật cắm hoa phương Tây, nghệ thuật cắm hoa càng thể hiện rõ phong cách hiện đại. * Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản Hoa đạo Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc, vào nước này đồng thời với nghi thức dâng hoa cúng Phật. Người Nhật đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật riêng nước mình, trở thành nghệ thuật truyền thống. Trong thời gian lâu dài, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản dùng trong tế tự đền miếu, đàn tế, lưu hành trong giới tăng lữ. Đến thế kỷ VII, việc dâng hoa thờ được phổ biến trong lễ cúng dân gian, nhưng nghệ thuật về hoa cỏ vẫn chưa thịnh hành. Vào thế kỷ X, dùng hoa chẳng những trong lễ hội, mà còn để trang trí nhà cửa. Vào thế kỷ XIII, trong các đền miếu đã bắt đầu xuất hiện phương pháp cắm hoa và tạo hoa hình sen. Tới thế kỷ thứ XIV, giới quý tộc Nhật có những ngày lễ hội thưởng hoa hằng năm gọi là "Hoa ngự hội" (thi cắm hoa), coi cắm hoa như là một môn nghệ thuật tiêu khiển, nhàn dật; kể từ đó trở đi, cắm hoa đã thoát dần màu sắc tôn giáo thuần túy, bước vào cung đình và các gia đình võ sĩ, quý tộc, trở thành một sản phẩm nghệ thuật để trang trí và xuất hiện trong những lễ hội. Cũng từ đó hình thức cắm hoa bắt đầu được quy phạm hóa, vừa coi trọng chủ đề tư tưởng, vừa tôn sùng thiên nhiên; họ thường dùng 7 - 9 cành hoa, kết hợp với một số lá: hình thức "lập hoa" thời kỳ đầu tiên tại Nhật. Vào thế kỷ XV - XVI, cắm hoa đã được phổ cập rộng rãi, nghệ thuật cắm hoa có những bước phát triển mạnh mẽ, phong cách nghệ thuật này cũng đã có những bước biến đổi tuơng đối lớn; ngoài hình thức "lập hoa" đã hoàn thiện, lại còn có hình thức "sinh hoa". Đây là hình thức cắm 3 cành hoa chính, tượng trưng cho Trời, Đất, Người. Tác phẩm thường đơn giản, trong sáng, thanh nhã, được phổ cập và phát triển mạnh mẽ. Như thế, triết lý và tư tưởng từng bước đi vào nghệ thuật cắm hoa. Vào cuối thế kỷ XVII, "Bình sử" xâm nhập Nhật Bản vàđược phát huy, tạo thành "trường phái Hoằng Ðạo". Sau thế kỷ XVIII, Nhật Bản tiếp tục xuất hiện trường phái cắm hoa "Tự do"; trường phái này không giống như "lập hoa" và "sinh hoa", mà dựa vào trực giác và cảm giác, kết hợp với nhau tùy ý niệm của mỗi người, không quá câu nệ vào hình thức nào. Đến thế kỷ XIX, nghệ thuật cắm hoa của Nhật vào giai đoạn thoái trào, do ảnh hưởng của xã hội và chính trị thời đó; mãi cho đến năm 1887, mới được hồi phục trở lại; tuy nhiên, trong giai 9
  10. đoạn này, với việc giao lưu cùng nhiều dòng nghệ thuật nước ngoài, nhất là ảnh hưởng của văn hoá Tây Phương cho nên phong trào cắm hoa của Nhật lại chuộng về kiểu "Thịnh hoa" (tức là kiểu Moribana). Hoa đạo của Nhật từ đó cũng đã chuyển hướng, từ cắm hoa trong bình cao lại chuyển sang bình thấp và nông. Kiểu cắm hoa Moribana có thể được coi là bước đột phá trong lịch sử cắm hoa Nhật Bản; tuy nhiên bước đột phá này vẫn chưa làm cho giới thưởng thức hoa và nghiên cứu cắm hoa Nhật bản thoả mãn. Vào thế kỷ XX, hoa đạo Nhật Bản có chuyển hoá khác, mang tính chất lịch sử; đó là sự xuất hiện kiểu cắm hoa "Tự do" (Free style arrangement), hay còn gọi là kiểu cắm hoa "tiền vệ" (Avant - garde Ikebana). Ở một mức độ nào đó, kiểu cắm hoa này có những đường nét gần gủi với phong cách cắm hoa hiện đại của Tây Phương. Với người Nhật, chính lối này đã mang lại cho nghệ thuật cắm hoa Nhật trở nên rực rỡ, chói sáng. Người Nhật thường truyền tụng những giai thoại về nhìn hoa, thưởng hoa và vẽ hoa. * Nghệ thuật cắm hoa Phương Tây Nghệ thuật cây cảnh Tây Phương bắt nguồn từ khu vực ven Địa Trung Hải và phát triển đến ngày nay, đã trở thành một trong những trào lưu nghệ thuật cắm hoa chính - cắm hoa theo phong cách Tây Phương. Lịch sử cắm hoa ở đây vốn có từ lâu đời. Sách sử và di tích khảo cổ cho biết: Ngay từ những năm 2000 trước Công nguyên, thời kỳ của nền "Văn minh sông Nil", tại Ai Cập đã có những bức họa trên tường đá, mô tả việc dùng hoa sen và hoa thủy tiên trong cách trang trí. Cũng có người dùng những loại hũ có miệng hẹp để cắm hoa. Trong Kim Tự Tháp của Ai Cập, người ta cũng đã phát hiện ra dấu tích của một loài hoa hoá thạch. Đó là loại tường vi, rất phổ biến trên đất nước này. Phương pháp cắm hoa trong giai đoạn này còn thô sơ: vừa không có vẻ đẹp về đường nét, lại vừa không có những kết hợp nhiều loại hoa bên cạnh nhau. Từ thời kỳ Cổ Hy Lạp cho đến thời Hậu Kỳ Cổ La Mã, người ta thường dùng hoa vàng để trang trí trong những lễ hội. Thiếu nữ cũng thường đội những vương miện được kết bằng hoa hồng. Kiểu dáng này biểu trưng cho lòng chung thủy trong thuật yêu đương. Trong nghệ thuật cắm hoa và kết hoa Tây Phương, kiểu này vẫn còn bảo lưu cho đến ngày nay với những thay đổi qua từng thời đại. Có hai kiểu cắm hoa trong giai đoạn này: cắm hoa ở lọ và cắm hoa trong lẵng. Vào thế kỷ XIX, hạng quý tộc, giới thượng lưu Tây Phương bắt đầu quan tâm và say mê nghệ thuật cắm hoa, từ việc xử lý nghệ thuật cắm hoa cho đến cách phối hợp màu sắc nhiều loại hoa. Ngoài ra, cũng có những nghệ nhân chế tác các bình hoa, chậu hoa đủ kiểu dáng; có người lại chuyên nghiên cứu về không gian cắm hoa. Họ đề ra những nguyên tắc về cắm hoa, với nhiều trường phái. Tính ra có 32 trường phái cắm hoa khác nhau. Cắm hoa đã trở thành một lối trang trí và thưởng ngoạn trong bất cứ hội họp, tiệc tùng, nhàn đàm. Vào đầu thế kỷ XX, nhà nghệ thuật học Gertrude Jekyll cho xuất bản cuốn "Flower decoration in the home" có tác dụng gợi mở rất lớn trong nghệ thuật cắm hoa sau này. Đây là nền tảng của nghệ thuật cắm hoa Tây Phương hiện đại. Những thập niên gần lại đây, nghệ thuật cắm hoa Tây Phương đã chịu ảnh hưởng của 10
  11. Hoa đạo Nhật cũng như Thiền Phái, do đó đã nẩy sinh những kiểu cắm hoa đa dạng, thiên về triết lý. Nghệ thuật cắm hoa cổ điển chỉ hạn chế ở chỗ cắm hoa vào bình. Người cắm hoa chỉ chọn một cành ít hoa, rồi tạo hình và chọn độ dài thích hợp. Hình thức cắm hoa trong thời đó còn đơn giản, thuần phác, thường chỉ giữ lại kiểu dáng của hoa chứ không gia công về mặt kỹ thuật và nghệ thuật. Lọ hoa đa phần bằng gốm. Ngoài ra, trong giới quý tộc, vương tước thì dùng những thứ lọ bằng ngọc thạch, thủy tinh. Trong những bức hoa cổ điển cho thấy màu sắc thiên về sự rực rỡ, chói chang. Tóm lại: Nghệ thuật cắm hoa cổ điển Trung Quốc thường tạo ra những khoảng trống thích hợp giữa các cành hoa với nhau; nhờ thế tạo nét thanh nhã. Nghệ thuật cổ điển Nhật thường tận dụng cành lá đơn giản, thể hiện rõ đường nét của cành hoa. Cắm hoa cổ điển Tây Phương thích sự đàng bệ, dùng hoa nhiều, bình to. Nghệ thuật cắm hoa hiện đại không những được sáng tác dựa theo nguyên tắc cắm hoa cơ bản, cũng không đơn thuần thể hiện sự hoà hợp của thiên nhiên, mà chủ đích là để biểu đạt quan niệm và tư tưởng của cá nhân mỗi người. Trong nghệ thuật cắm hoa hiện đại, cần phải có trí tưởng tượng lựa chọn cành hoa nào, thiết kế ra sao, cách tạo hình theo chủ điểm gì? Với họ, chậu hoa là nguồn thơ, là nguồn tư tưởng, triết học. Mỗi công trình cắm hoa phải là một giá trị biểu cảm. Phải bỏ nhiều thì giờ suy nghiệm, cân nhắc, trước khi bắt tay vào. 3 khuynh hướng cắm hoa chính hiện nay là trường phái "cắm hoa tự do", "cắm hoa tiền vệ" và "cắm hoa trừu tượng". 2. Các yếu tố ảnh hưởng và nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trang trí, cắm hoa 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng. - Mùa trong năm: Một năm có 4 mùa xuân - hạ - thu - đông, mỗi mùa sẽ có những loài hoa đặc trưng. Hầu như thời điểm nào cũng có các loài hoa nở. - Thời tiết: Thời tiết ảnh hưởng đến quá trình bảo quản hoa. - Không gian: Không gian trang trí bằng hoa quyết định đến việc sử dụng loại hoa và cách cắm hoa. - Màu sắc: Sự phối trộn các màu sắc khác nhau sẽ là tăng hoặc giảm vẻ đẹp của hoa. - Phong cách cắm hoa: mỗi người sẽ có phong cách cắm hoa khác nhau tạo nên sự đa dạng về các kiểu cắm và sự phối màu. 2.2. Các nguyên tắc Trước khi tiến hành cắm hoa nên khảo sát xem vị trí định đặt hoa, để xác định kiểu dáng hoa nào thì phù hợp. Vì khi xác định được ta có thể vạch ra với vị trí như vậy sẽ cắm hoa gì, kiểu dáng gì và màu sắc nào phù hợp.Ví dụ với bàn ăn nên trang trí hoa đĩa thấp, với phòng khách có thể cắm hoa hình tháp hoặc hình vòng cung đều đẹp. Ngoài ra, hoa lá không thể cao bằng nhau, hoa chính nên hơi cao, hoa phụ nên hơi thấp. Khi chọn hoa nên chọn hoa có độ tươi ngang nhau để làm hoa chính và hoa phụ, như vậy độ bền sẽ ngang bằng nhau. Các đoá hoa phải được 11
  12. phân bố đồng đều, bất kể là hoa chính hay hoa phụ đều phải hoà hợp và cân xứng. Hiện tại nghệ thuật cắm hoa được quy ước thành hai kiểu cắm hoa phổ biển nhất, đó là nghệ thuật cắm hoa phương Tây và nghệ thuật cắm hoa phương Đông. Cắm hoa theo phong cách phương Tây chủ yếu chú trọng sự đối xứng, hoa nhiều và xum xuê, màu sắc sặc sỡ để đạt được hiệu quả muôn màu muôn vẻ. Cắm hoa kiểu phương Tây thường chọn loại bình hoa thông thường, miệng rộng để cắm được nhiều hoa. Cắm theo phong cách phương Đông mà tiêu biểu là Trung Quốc và Nhật Bản với đặc điểm nổi bật là chọn hoa khá ít, nhấn mạnh tính thẩm mỹ từ những đường nét của hoa, tạo bố cục đơn giản, thanh nhã, thoát tục, đòi hỏi giữa hoa và bình cắm phải có tỉ lệ tương xứng. *Cách xác đinh chiều dài cành chính cơ bản: - Cành chính thứ nhất ( ) = 1 1,5 (D+h) D: Đường kính lớn của bình h: Chiều cao của bình - Cành chính thứ hai ( ) = 2/3 - Cành chính thứ ba ( ) = 2/3 - Các cành phụ ( ): Có chiều dài ngắn hơn cành chính mà nó đứng bên cạnh 3. Trang thiết bị dụng cụ trong cắm hoa - Bình phun nước: dùng để phun nước nhằm duy trì độ tươi của hoa. - Dây kẽm: dùng để định hình và cột cành, nhánh hoa, cỏ thường sử dụng dây kẽm số 18, 28, số càng lớn thì sợi dây kẽm càng nhỏ. - Giấy bạc: dùng để bọc miếng xốp dùng để cắm hoa hoặc sử dụng khi cần đến. - Giấy gói hoa: dùng để gói bó hoa. - Miếng xốp cắm hoa: còn được gọi là bọt biển, nó là nền móng để cắm các cành hoa. - Bàn chông: Là một dụng cụ cố định khi cắm hoa, có chức năng giống như miếng xốp. - Dây ruy băng: dùng để làm nổi bật hình, khối của khóm hoa hoặc dùng để cột. - Kìm: dùng để cắt hoặc cố định dây kẽm. 12
  13. - Dao: dùng để cắt tỉa lá, cành. - Dao thủ công: dùng để cắt miếng xốp hoặc giấy gói hoa. - Kéo thủ công: dùng để cắt dây ruy băng và các loại giấy. - Kéo cắt hoa: dùng để cắt những cành, nhánh khá to. - Băng keo: dùng để che phủ hoặc nối dài sợi dây kẽm. Khi dùng, cần kéo nhẹ và ép chặt thì băng keo mới dính chắc. - Băng keo trong: dùng để dán cố định miếng xốp hoặc giấy gói hoa. - Băng keo dính hai mặt: dùng khi cần phải dán dính cả hai bên. - Băng keo hút nước: dùng khi đóa hoa hoặc chiếc lá bị rơi ra, cần phải dán lại, nhưng vẫn để cho nước có thể thấm vào hoa và lá. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày khái niệm cắm hoa? Nêu sự hình thành và phát triển của kỹ thuật trang trí cắm hoa? Câu 2: Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng và nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật trang trí, cắm hoa? Câu 3: Trình bày các trang thiết bị, dụng cụ trong cắm hoa? 13
  14. BÀI 2: KỸ THUẬT CẮM HOA Mã bài: KTTTCH 02 Giới thiệu: Nội dung bài học giới thiệu khái quát về hoa, một số kiểu dáng cắm hoa cơ bản và kỹ thuật cắm hoa. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được khái quát về hoa, các biện pháp bảo quản hoa; + Trình bày được các kiểu dáng cắm hoa cơ bản. - Về kỹ năng: + Vận dụng được các nguyên tắc bảo quản hoa; + Cắm được một số dáng hoa cơ bản. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ các nguyên tắc cắm hoa. Sử dụng các trang thiết bị cắm hoa an toàn cho người và thiết bị. Nội dung chính: 1. Khái quát về hoa. 1.1. Hoa lá với đời sống con người. - Hoa là một sản phẩm đặc của cây được cây cối chắt lọc ban tặng cho con người - Hoa chiếm một vị trí thẩm mỹ quan trọng, tượng trưng cho cái đẹp là nguồn cảm hướng của cuộc sống - Hoa đem lại cho con người sự thoải mái, thư giãn khi thưởng thức - Hoa đem lại giá trị kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác 1.2. Ngôn ngữ trừu tượng các loài hoa. * Ý nghĩa theo loài hoa Mỗi loài hoa mang một biểu tượng, ý nghĩa riêng - Hoa anh đào: Tâm hồn trong sáng - Hoa anh thảo: Sự thiếu tự tin - Hoa bách hợp: Sự thanh khiết - Hoa bất tử: Tình yêu bất diệt - Hoa bồ công anh: Lời tiên tri - Hoa bụi đường: Sự thờ ơ lạnh lùng - Hoa cẩm chướng: Sao bạn lại thờ ơ đến thế - Hoa cỏ chân ngỗng: Bị bỏ rơi - Hoa cúc trắng: lòng cao thượng, sự chân thành - Hoa thạch thảo: Sự lưu luyến khi chia tay - Hoa cúc vàng: Niềm hân hoan - Hoa cúc vạn thọ: Sự đau buồn, nỗi thất vọng - Hoa dạ lan hương: Sự vui chơi - Hoa đồng thảo: Tính khiêm nhường - Hoa đồng tiền: Niềm tin tưởng - Hoa Forget me not: Xin đừng quên tôi - Hoa huệ: Sự thanh khiết - Hoa hướng dương: Niềm tin, hy vọng 14
  15. - Hoa hải đường: Chúng ta hãy giữ tình bạn chân thành - Hoa hồng nhung: Tình yêu bất diệt - Hoa baby: Tình yêu ban đầu - Hoa hồng bạch: Thơ ngây, duyên dáng, dịu dàng - Hoa hồng vàng: Kiêu sa rực rỡ - Tình yêu phản bội - Hoa hồng đỏ: Tình yêu nồng nàn - Hoa hồng phấn: Tôi yêu em theo cách đơn giản, đẹp đẽ - Hồng tỷ nguội: Một đứa em ngoan - Hoa kim ngân: Lòng trung thành - Hoa lay ơn: Cuộc họp vui vẻ và lời hẹn cho ngày mai - Hoa lưu ly: Anh muốn hoàn toàn là của em - Hoa lài: Tình bạn ngát hương - Hoa lý: Tình yêu thanh cao và trong sáng * Ý nghĩa theo chủ đề - 14 - 2: Ngày lễ tình nhân - tặng hoa hồng - Tuần thứ 2 tháng 5: Ngày của mẹ - tặng hoa cẩm chướng - 1- 6: Tết thiếu nhi - tặng hoa cẩm chướng màu hồng. - Tuần thứ 3 tháng 6: Ngày của cha - tặng hoa hồng vàng - 25 - 12: Lễ giáng sinh - tặng hồng đỏ thắm - 22 - 3/ 25 - 4: Lễ phục sinh - tặng hoa ly trắng 1.3. Mùi hương. - Mùi hương của hoa là do các tế bào dầu tạo ra - Dầu hương là một loại dầu dễ bốc hơi cùng hơi nước và nhiệt độ tạo thành thể khí - Mỗi một loài hoa có một mùi hương khác nhau: Hương thơm, hương thối và gây độc - Mỗi một loài hương tương ứng với một số loài côn trùng nhất định - Dầu hương góp phần quan trọng trong việc trong việc duy trì nòi giống 1.4. Cách giữ hoa tươi lâu. - Rửa sạch các cành trước khi cắm - Tước bỏ hết các cành ở dưới gốc - Cắt bỏ một phần ở cuối cành hoa mỗi ngày - Không cắm hoa quá dày - Cắm từng cành hoa vào bình - Thay nước mỗi ngày một lần - Dùng hóa chất - Không khí trong phòng thoáng mát - Tối cho hoa ra ngoài trời 15
  16. 2. Một số kiểu dáng cơ bản 2.1 Cắm dạng bình thấp Cànhchính 2 16
  17. 2.2 Cắm dạng bình cao 21
  18. Các dạng vận dụng Có thể thay đổi góc độ các cành chính 24
  19. 2.3 Cắm hoa với bình sáng tạo 25
  20. 2.4 Cắm hoa dạng Phương Tây 26
  21. 2.5 Cắm hoa tạo hình 28
  22. 3. Kỹ thuật cắm hoa 3.1. Quy trình cắm hoa 1/ Chuẩn bị : - Bình cắm hoa : bình cao hoặc bình thấp, giỏ, lẳng - Dụng cụ cắm hoa : dao, kéo, mút xốp giữ nước - Hoa : + Cắt hoa ở vườn vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi ở chợ. + Tỉa bớt lá vàng, sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ khoảng 0,5 cm. + Cho tất cả hoa vào xô nước sạch ngập đến nửa thân cành hoa. Để xô đựng hoa vào nơi mát mẻ trước khi cắm. 32
  23. 2/ Quy trình thực hiện : a/ Lựa chọn hoa, lá, bình cắm, dạng cắm sao cho phù hợp tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa hoa và bình cắm, giữa hoa và vị trí trang trí. 33
  24. b/ Cắt cành và cắm các cành chính trước 36
  25. c/ Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính che khuất miệng bình, điểm thêm hoa lá. 37
  26. d/ Đặt bình hoa vào vị trí trang trí. 3.2. Các dạng cắm hoa cơ bản 3.2.1. Cắm hoa theo chiều dọc Cắm hoa dạng thẳng đứng là kiểu cắm cao và chiều rộng nhỏ. Bạn có thể bắt gặp kiểu cắm hoa này ở các đám cưới hoặc bạn có thể trang trí góc nhà với kiểu cắm hoa này. Sơ đồ bố trí cách cắm hoa cơ bản theo chiều dọc 38
  27. Dùng lọ hoa cao và miệng hơi rộng một chút, cắt miếng xốp đã làm ướt và xếp thật chắc chắn trong thân lọ. Chọn 1 cành hoa hoặc 1 thân lá đẹp và cao gấp 3 lần chiều cao của lọ, cắm vào chính giữa để xác định trọng tâm của lọ hoa. Tiếp đến cắm những bông hoa chính với chiều cao thấp hơn và thấp dần so với cành hoa đã cắm ban đầu, cắm xoè đều theo đường kính của lọ hoa. Cuối cùng là công đoạn điểm hoa phụ và lá vào chỗ còn trống. 3.2.2. Cắm hoa cơ bản kiểu ngang Khi cắm hoa ngang, các bông hoa sẽ được sắp xếp theo chiều ngang cổ điển và đối xứng, chiều dài 2 bên là như nhau, thường gấp 2 lần chiều cao. Người cắm thường áp dụng cách cắm hoa này ở bàn tiệc, đám cưới, hoặc bàn ăn trong gia đình. Cách bố trí hoa theo kiểu cắm hoa dạng ngang Kiểu cắm hoa này phù hợp với để phòng khách trang trí hoặc đặt ở bàn ăn 39
  28. Cách cắm này thường sử dụng những loại bát tương đối nông, hình tròn hoặc bầu dục. Trước tiên bạn làm ướt xốp cắm hoa, cắt xốp vừa khít với bát hoa và nếu cần có thể cố định xốp bằng ghim cho chắc chắn. Dùng những thân lá thuôn dài cắm xoè về 2 phía của bát hoa để xác định hình dạng cơ bản cho tác phẩm. Những bông hoa chính sẽ được cắm ở khu vực chính giữa sao cho chúng nhẹ nhàng rủ xuống hướng theo hình dạng đã được xác định ban đầu. Không nên tham và cắm quá nhiều hoa chính, hãy nhớ chừa chỗ trống cho hoa phụ (hoa cắm kèm). Cuối cùng, dùng những bông hoa phụ (thường là hoa nhỏ) và lá để điểm vào chỗ còn trống, giúp bát hoa thêm đầy đặn, màu sắc và che được chân xốp. 3.2.3. Cắm hoa hình chóp nón Đây là cách cắm hoa cơ bản và phổ biến nhất trong các kiểu cắm hoa để bàn. Khi cắm hoa theo hình chóp nón, các bông hoa sẽ được sắp xếp theo hướng nhọn và rất cao, chúng sẽ được cắm theo độ cao từ cao xuống thấp dần. 40
  29. Mô hình kiểu cắm hoa hình chóp nón Trong quá trình cắm, các bông hoa chính sẽ được phân bổ đều, các hoa phụ sẽ được cắm xen thấp hơn và cắm sát ở phía dưới chân. 3.2.4. Cắm hoa kiểu bán cầu Nếu xét theo góc nhìn từ trên xuống, đây sẽ là cách cắm hoa kiểu tròn, nhìn trông khá đẹp mắt. Với cách cắm hoa này, phần lớn hoa được xếp theo hình tròn và chiều cao các bông hoa ở mức trung bình. Cắm hoa hình cầu có khá nhiều phong cách khác nhau và là cách cắm hoa được nhiều người yêu thích. Mô hình cắm hoa kiểu bán cầu 41
  30. 3.2.5. Cắm hoa hình lưỡi liềm Với kiểu này hoa được xếp cong hình vòng cung, tỏa về hai phía ngược nhau như hình ông trăng lưỡi liềm. Các loài hoa được xếp đặt hài hòa để tạo sự cân bằng cho tổng thể mẫu cắm hoa. Để cách cắm hoa này thêm hoàn thiện hơn, người cắm sẽ phải sử dụng thêm nhiều loại phụ kiện, hoa bổ trợ. Sơ đồ bố trí cách cắm hoa hình lưỡi liềm 42
  31. 3.2.6. Cắm hoa hình chữ T Kiểu cắm hoa hình chữ T lộn ngược cũng là cách cắm hoa cơ bản, hoa sẽ được phủ trên 3 mặt, chiều dài một mặt có đôi chút khác biệt so với 2 mặt kia. Cách cắm hoa cơ bản kiểu cách này thường được sử dụng trong các dịp lễ tết quan trọng. Cách bố trí hoa theo kiểu cắm hoa chữ T 3.2.7. Cắm hoa hình chữ L Giống như tên gọi, kiểu cắm hoa này có hình dạng chữ L, vì nó không đối xứng nên khi cắm hoa phải sắp xếp khéo léo để tạo sự cân bằng. Bạn có thể áp dụng kiểu cắm hoa này để bàn, trang trí hội nghị. Cách bố trí hoa theo kiểu cắm hoa chữ L 43
  32. 3.2.8. Cắm hoa hình tam giác Khi cắm hoa theo hình tam giác cần chú ý vị trí của những bông hoa dung để hình thành hình dáng này, cần sắp xếp chiều cao nhiều hơn chiều rộng. Mô hình cắm hoa kiểu tam giác 3.2.9. Cắm hoa hình bầu dục Đây là cách cắm hoa cơ bản và cổ điển thường dùng cho hoa đám hiếu, nhưng hiện nay nó không bị giới hạn chỉ ở mục đích sử dụng này nữa, với kiểu này ta cũng có thể sáng tạo, sắp xếp khéo để trang trí phòng khách. Mô hình cắm hoa hình bầu dục 44
  33. 3.2.10. Cắm hoa hình rẻ quạt Kiểu cắm hoa hình rẻ quạt cần sử dụng hoa có thân dài và khỏe như hoa lay ơn. Khi cắm ta có thể tạo điểm nhấn sáng tạo tại khu vực trung tâm, hoặc tạo đường cong cho lẵng hoa nhưng vẫn đảm bảo hình dạng nan quạt. Cách cắm hoa rẻ quạt Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày sơ đồ cắm hoa dạng bình thấp và bình cao cơ bản? Câu 2: Thực hành cắm hoa hình chóp nón. Câu 3: Thực hành cắm hoa kiểu bán cầu. Câu 4: Thực hành cắm hoa cơ bản kiểu ngang. Câu 5: Thực hành cắm hoa hình chữ T. Câu 6: Thực hành cắm hoa hình chữ L. Câu 7: Thực hành cắm hoa hình tam giác. Câu 8: Thực hành cắm hoa hình bầu dục. Câu 9: Thực hành cắm hoa theo chiều dọc. Câu 10: Thực hành cắm hoa hình lưỡi liềm. Câu 11: Thực hành cắm hoa hình rẻ quạt. 45