Giáo trinh Lập trình PHP căn bản - Phạm Hữu Khang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trinh Lập trình PHP căn bản - Phạm Hữu Khang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_lap_trinh_php_can_ban_pham_huu_khang.pdf
Nội dung text: Giáo trinh Lập trình PHP căn bản - Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Môn học: PHP Bài 1 Những vấn đề chính sẽ được đề cập trong bài học: 9 Giới thiệu PHP 9 Cấu hình IIS, Apache Web Server 9 Cài đặt PHP. o Cài đặt PHP. o Cấu hình ứng dụng PHP 9 Giới thiệu PHP. o PHP Script. o Ghi chú trong PHP o In nội dung bằng PHP 1. GIỚI THIỆU PHP PHP viết tắt của chữ Personal Home Page ra đời năm 1994 do phát minh của Rasmus Lerdorf, và nó tiếp tục được phát triển bởi nhiều cá nhân và tập thể khác, do đó PHP được xem như một sản phẩm của mã nguồn mở. PHP là kịch bản trình chủ (server script) chạy trên phía server (server side) như cách server script khác (asp, jsp, cold fusion). PHP là kịch bản cho phép chúng ta xây dựng ứng dụng web trên mạng internet hay intranet tương tác với mọi cơ sở dữ liệu như mySQL, PostgreSQL, Oracle, SQL Server và Access. Lưu ý rằng, từ phiên bản 4.0 trở về sau mới hỗ trợ session, ngoài ra PHP cũng như Perl là kịch bảng xử lý chuỗi rất mạnh chính vì vậy bạn có thể sử dụng PHP trong những có yêu cầu về xử lý chuỗi. 2. CÀI ĐẶT PHP Cài đặt PHP trên nền Windows thì sử dụng php-4.0.6-Win32.zip, sau khi cài đặt ứng dụng này trên đĩa cứng sẽ xuất hiện thư mục PHP, trong thự mục này sẽ có tập tin php4ts.dll và php.exe cùng với thư mục sessiondata. Ngoài ra, trong thư mục WINDOW hoặc WINNT sẽ xuất hiện tập tin php.ini, tập tin này cho phép bạn cấu hình cho ứng dụng PHP. Chẳng hạn, khi sử dụng session, PHP cần một nơi để lưu trữ chúng, trong tập tin này mặc định là session.save_path = C:\PHP\sessiondata, nếu bạn cài đặt PHP với thư mục PHP trên đĩa D thì bạn cần thay đổi đường dẫn trong khai báo này. Tương tự như vậy, khi có lỗi trong trangPHP thì lỗi thường xuất hiện khi triệu gọi chúng, để che dấu các lỗi này thì bạn cần khai báo display_errors = Off thay vì chúng ở trạng thái display_errors = On. Ngoài ra, trang PHP cũng có thể trình bày một số warning khi chúng phát hiện cú pháp không hợp lý, chính vì vậy để che dấu các warning này thì bạn cũng cần khai báo trạng thái Off thay vì On như assert.warning = Off. 3. CẤU HÌNH ỨNG DỤNG PHP 3.1. Cấu hình IIS Sau khi cài đặt hệ điều hành Windows NT hay 2000 trở về sau, bằng cách khai báo mới một web site hay virtual site trong một site đang có theo các bước như sau: 1. Tạo một thư mục có tên myPHP đề lưu trữ các tập tin PHP 2. Khởi động IIS (tự động khởi động nếu Windows NT/2000) Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM 3. Chọn Start | Programs | Administrative Tools | Internet Information Server 4. Nếu tạo virtual site thì chọn Default Web Ste | R-Click | New | Virtual Site 5. Trong trường hợp tạo mới Site thì Default Web Ste | R-Click | New | Site 6. Nếu chọn trường hợp 4 thì bạn cung tấp diễn giải của site như hình 1-1 Hình 1-1: Khai báo diễn giải 7. Chọn nút Next và khai báo IP và port, trong trường hợp bạn không sử dụng port 80 cho ứng site khác thì chọn giá trị mặc định. Tuy nhiên nếu có nhiều ứng dụng trước đó đã cấu hình trong IIS thì bạn có thể thay đổi port khác, ví dụ chọn port 85 như hình 1-2. Hình 1-2: Khai báo IP và Port Lưu ý rằng, port 80 là port chuẩn điều này có nghĩa là khi triệu gọi trên trình duyệt bạn không cần gõ port, ví dụ Đối với trường hợp port khác thì bạn phải gõ tương tự như Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM 8. Chọn Next, bạn chọn thư mục của ứng dụng, đối với trường hợp này chúng ta chọn vào thư mục myPHP, chẳng hạn trong trường hợp này chúng ta chọn htư mục myPHP như hình 1-3. Hình 1-3: Chọn thư mục myPHP 9. Kế đến chọn quyền truy cập web site, trong trường hợp đang thiết kế thì bạn chọn vào Browse. Ngoài ra, nếu bạn cho phép người sử dụng internet có thể thực thi tập tin thực thi từ xa thì chọn vào tuỳ chọn execute. Hình 1-4: Quyền truy cập 10.Chọn Next và Finish, trong cửa sổ IIS xuất hiện ứng dụng có tên myPHP (khai báo trong phần diễn giải) như hình 1-5. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 1-5: Tạo thành công ứng dụng PHP trong IIS 11.Sau khi tạo ứng dụng xong, bạn chọn tên ứng dụng myPHP | R-Click } Properties | cửa sổ xuất hiện như hình 1-5. Hình 1-5: Cấu hình PHP trong IIS 12.Bằng cách chọn vào nút Configuration, cửa sổ sẽ xuất hiện như hình 1-6. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 1-6: Thêm PHP Engine 13.Chọn nút Add, và khai báo như hình 1-7. Hình 1-7: Khai báo PHP Engine 14.Để kiểm tra úng dụng, bạn mở cửa sổ IE và gõ trên thanh địa chỉ chuỗi như sau: , kết quả xuất hiện như hình 1-8. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 1-8: Ứng dụng PHP đã được khởi động 3.2. Cài đặt Apache Web Servr Để cài đặt Apache Web Server, bạn theo các bước sau 1. Chep tap tin apache_1.3.22-win32-x86.exe xuong dia cung 2. Chay tap tin nay va cai dat len dia C:\Program Files\, sau khi ket thuc thanh cong phan cai dat Apache, bạn bắt đầu cấu hình ứng dụng PHP. 3. Chép ba dòng lệnh từ tập tin install.txt trong thư mục C:\PHP ScriptAlias /php/ "c:/php/" AddType application/x-httpd-php .php Action application/x-httpd-php "/php/php.exe" 4. Paste vào tập tin httpd.conf trong thư mục C:\Program Files\Apache Group\Apache\Conf\ 5. Chon Start | Programs | Apache HTTP Server | Control Apache Server | Start 6. Viet trang test.php voi noi dung 7. Chep tap tin test.php vao thu muc C:\Program Files\Apache Group\Apache\htdocs\ 8. Sau đó gõ trên trình duyệt 4. GIỚI THIỆU PHP 4.1. Yêu cầu PHP dựa trên cú pháp của ngôn ngữ lập trình C, chính vì vậy khi làm việc với PHP bạn phải là người có kiến thức về ngôn ngữ C, C++, Visual C. Nếu bạn xây dựng ứng dụng PHP có kết nối cơ sở dữ liệu thì kiến thức về cơ sở dữ liệu MySQL, SQL Server hay Oracle là điều cần thiết. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM 4.2. Giới thiệu PHP là kịch bản trình chủ (Server Script) được chạy trên nền PHP Engine, cùng với ứng dụng Web Server để quản lý chúng. Web Server thường sử dụng là IIS, Apache Web Server, 4.3. Thông dịch trang PHP Khi người sử dụng gọi trang PHP, Web Server triệu gọi PHP Engine để thông dịch (tương tự như ASP 3.0 chỉ thông dịch chứ không phải biên dịch) dịch trang PHP và trả về kết quả cho người sử dụng như hình 1-9. Parse Web Server Tập tin PHP Request Parse Request Response PHP Engine Response P Hình 1-9: Quá trình thông dịch trang PHP 4.4. Kịch bản (script) Nội dung của PHP có thể khai báo lẫn lộn với HTML, chính vì vậy bạn sử dụng cặp dấu giá để khai báo mã PHP. Chẳng hạn, chúng ta khai báo: 1-Giá trị biến Str: 2-Giá trị biến i: 3-Giá trị cũ thể: Chẳng hạn bạn khai báo trang hello.php với nội dung như ví dụ 1-1 sau: Ví dụ 1-1: Trang hello.php ::Welcome to PHP Greeting: Kết quả trả về như hình 1-10 khi triệu gọi trang này trên trình duyệt. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 1-10: Kết quả trang hello.php Trong trường hợp có nhiều khai báo, bạn sử dụng Scriptlet, đều này có nghĩa là sử dụng cặp dấu trên như với các khai báo PHP với cú pháp của C như sau: -Khai báo trên là Scriptlet Giá trị của paging: -Khai báo này là Script Lưu ý rằng, kết thúc mỗi câu lệnh phải dùng dấu ; Ví dụ, bạn khai báo đoạn PHP trên trong tập tin script.php như ví dụ 1-2 Ví dụ 1-2: Trang script.php ::Welcome to PHP Giá trị của paging: Kết quả trả về như hình 1-11 khi triệu gọi trang này trên trình duyệt. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 1-11: Kết quả trang hello.php Lưu ý rằng, nếu bạn muốn sử dụng script hay scriptlet như ASP thì bạn khai báo trong tập tin php.ini như sau: asp_tags = On ; Allow ASP-style tags. mặc định là Off Khi đó trong trang PHP, thay vì bạn khai báo Thì bạn có thể khai báo như sau: 4.5. Ghi chú trong PHP Ghi chú trong kịch bản PHP tương tự ngôn ngữ lập trình C, để ghi chú một dòng thì bạn sử dụng cặp dấu /. Chẳng hạn khai báo sau là ghi chú: Trong trường hợp có nhiều dòng cần ghi chú bạn sử dụng cặp dấu /* và */, ví dụ khai báo ghi chú như sau: Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM /* Khai báo biến để đọc dữ liệu trong đó totalRows là biến trả về tổng số mẩu tin */ $result = mysql_query($stSQL, $link); $totalRows=mysql_num_rows($result); Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dấu # để khai báo ghi chú cho từng dòng, ví dụ khai báo sau là ghi chú: 4.6. In kết quả trên trang PHP Khác vớ các kịch bản như ASP, JSP, Perl, đối với PHP để in ra giá trị từ biến, biểu thức, hàm, giá trị cụ thể thỉ bạn có thể sử dụng script như trên: Giá trị của paging: Tuy nhiên, để sử dụng cú pháp của PHP khi in ra giá trị từ biến, biểu thức, hàm, giá trị cụ thể thì sử dụng khai báo echo như sau: Chẳng hạn, khai báo echo như ví dụ 1-3. Ví dụ 1-2: Trang echo.php ::Welcome to PHP Kết quả trả về như hình 1-12 khi triệu gọi trang này trên trình duyệt. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 1-11: Kết quả trang hello.php 5. KẾT LUẬN Trong bài này, chúng ta tập trung tìm hiểu cách cài đặt PHP và Apache Web Server, sau đó cấu hình ứng dụng PHP trong IIS hay sử dụng cấu hình mặc định của chúng. Ngoài ra, bạn làm quen cách khai báo mã PHP trong trang .php cùng với script hay scriptlet. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Môn học: PHP Bài 2 Bài học này chúng ta sẽ làm quen và tìm hiểu cú pháp và một số phương thức cơ bản của PHP: 9 Câu lệnh. 9 Kiểu dữ liệu và biến 9 Khai báo và sử dụng hằng. 9 Dữ liệu mảng 9 Chuyển đổi kiểu dữ liệu 1. KHÁI NIỆM VỀ CÚ PHÁP PHP Cú pháp PHP chính là cú pháp trong ngôn ngữ C, các bạn làm quen với ngôn ngữ C thì có lợi thế trong lập trình PHP. Để lập trình bằng ngôn ngữ PHP cần chú ý những điểm sau: Cuối câu lệnh có dấu ; Biến trong PHP có tiền tố là $ Mỗi phương thức đều bắt đầu { và đóng bằng dấu } Khi khai báo biến thì không có kiễu dữ liệu Nên có giá trị khởi đầu cho biến khai báo Phải có chi chú (comment) cho mỗi feature mới Sử dụng dấu // hoặc # để giải thích cho mỗi câu ghi chú Sử dụng /* và */ cho mỗi đoạn ghi chú Khai báo biến có phân biệt chữ hoa hay thường 2. KHAI BÁO BIẾN Khi thực hiện khai báo biến trong C, bạn cần phải biết tuân thủ quy định như: kiễu dữ liệu trước tên biến và có giá trị khởi đầu, tuy nhiên khi làm việc với PHP thì không cần khai báo kiểu dữ liệu nhưng sử dụng tiền tố $ trước biến. Xuất phát từ những điều ở trên, khai báo biến trong PHP như sau: $variablename [=initial value]; $licount=0; $lsSQL=”Select * from tblusers where active=1”; $nameTypes = array("first", "last", "company"); $checkerror=false; Chẳng hạn, khai báo như ví dụ 2-1 (variables.php) ::Welcome to PHP Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Variable "; echo $myarrs[2]; ?> 3. KIỂU DỮ LIỆU Bảng các kiểu dữ liệu thông thường Boolean True hay false Integer giá trị lớn nhất xấp xỉ 2 tỷ Float ~1.8e308 gồm 14 số lẽ String Lưu chuỗi ký tự chiều dài vô hạn Object Kiểu đối tượng Array Mảng với nhiều kiểu dữ liệu 3.1. Thay đổi kiểu dữ liệu Để thay đổi kiểu dữ liệu, bạn có thể sử dụng cách ép kiểu như trong các ngôn ngữ lập trình C hay Java. Chẳng hạn, khai báo ép kiểu như ví dụ 2-2 (box.php): ::Welcome to PHP Variable "; $i="10A"; $j=(float)$i; $j+=10; echo $i; echo " "; echo $j; echo " "; $q=12;$p=5; echo "Amount: ".(float)$q/$p; ?> Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Lưu ý rằng, PHP tự động nhận biết giá trị chuỗi đằng sau số sẽ không được chuyển sang kiểu dữ liệu số như trường hợp trên. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hàm settype để chuyển đổi dữ liệu này sag dữ liệu khác, ví dụ chúng ta khai báo như ví dụ 2-3 (settype.php). ::Welcome to PHP Change DataType of Variable "; echo $check; echo " "; settype($var,"integer"); echo $var; echo " "; settype($check,"string"); echo $check; ?> 3.2. Kiểm tra kiểu dữ liệu của biến Để kiểm tra kiểu dữ liệu của biến, bạn sử dụng các hàm như sau: is_int để kiểm tra biến có kiểu integer, nếu biến có kiểu integer thì hàm sẽ trả về giá trị là true (1). Tương tự, bạn có thể sử dụng các hàm kiểm tra tương ứng với kiểu dữ liệu là is_array, is_bool, is_callable, is_double, is_float, is_int, is_integer, is_long, is_null, is_numeric, is_object, is_real, is_string. Chẳng hạn, bạn khai báo các hàm này như ví dụ 2-4 (check.php). ::Welcome to PHP Check DataType of Variable "; echo is_bool($record); ?> Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM 3.3. Thay đổi kiểu dữ liệu biến Khi khai báo biến và khởi tạo giá trị cho biến với kiểu dữ liệu, sau đó bạn muốn sử dụng giá trị của biến đó thành tên biến và có giá trị chính là giá trị của biến trước đó thì sử dụng cặp dấu $$. Ví dụ, biến $var có giá trị là "total", sau đó muốn sử dụng biến là total thì khai báo như ví dụ 2-5 (change.php). ::Welcome to PHP Change DataType of Variable "; $$var=10; echo $total; ?> 3.4. Kiểu Array Kiễu mảng là một mảng số liệu do người dùng định nghĩa, chúng có cú pháp như sau: $myarrs=array("first", "last", "company"); // mảng bao gồm các kiểu chuỗi hay có thể khai báo như sau $myarr[]=array(3); $myarr[0]="Number 0"; $myarr[1]="Number 1"; $myarr[2]="Number 2"; Thứ tự index trong mảng bắt đầu từ vị trí 0. Chẳng hạn, bạn khai báo mảng một chiều theo hai cách trên như ví dụ 2-6 (array.php). ::Welcome to PHP Array on demenssion <?php $myarr[]=array(3); $myarr[0]="Number 0"; $myarr[1]="Number 1"; $myarr[2]="Number 2"; echo $myarr[0]; echo $myarr[1]; Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM echo $myarr[2]; echo " "; $myarrs=array("first", "last", "company"); echo $myarrs[2]; ?> Nếu như bạn khai báo mảng hai chiều, thì cú pháp khai báo như sau: $myarrs[][]=array(2,3); Chẳng hạn khai báo như ví dụ 2-7 (arrays.php): ::Welcome to PHP Array two demenssions "; ?> 3.5. Kiểu đối tượng Để khai báo đối tượng, bạn sử dụng khái niệm class như trong ngôn ngữ lập trình C hay java, ngoài ra phương thức trong PHP được biết đến như một hàm. Điều này có nghĩa là từ khoá là function. Nếu hàm có tên trùng với tên của class thì hàm đó được gọi là constructor. Chẳng hạn, chúng ta khai báo class và khởi tạo chúng thì tự động constructor được gọi mỗi khi đối tượng khởi tạo, sau đó gọi hàm trong class đó như ví dụ 2-8 (object.php). ::Welcome to PHP Object \n"; } function B() Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM { echo "I am a regular function named B in class A. \n"; echo "I am not a constructor in A. \n"; } } // Gọi phương thức clsA() như constructor. $b = new clsA(); echo " "; // Gọi phương thức B(). $b->B(); ?> 3.6. Tầm vực của biến Tầm vực của biến phụ thuộc vào nơi khai báo biến, nếu biến khai báo bên ngoài hàm thì sẽ có tầm vực trong trang PHP, trong trường hợp biến khai báo trong hàm thì chỉ có hiệu lực trong hàm đó. Ví dụ, chúng ta có biến $a khai báo bên ngoài hàm nhưng khi vào trong hàm thì biến $ được khai báo lại, biến này cótầm vựec bên trong hàm. Tương tự như vậy, khi biến $i khai báo trong hàm thì chỉ có tầm vực bên trong hàm cho dù chúng được khai báo lại bên ngoài như ví dụ 2-9 (scope.php). ::Welcome to PHP Scope of Variable a:=$a"; echo " i:=$i"; /* reference to local scope variable */ } Test(); echo " a:=$a"; $i=1000; echo " i:=$i"; ?> Ngoài ra, để sử dụng biến toàn cục trong hàm, bạn sử dụng từ khoa global, khi đó biến toàn cục sẽ có hiệu lực bên trong hàm. Ví dụ khai báo biến $a bên ngoài hàm, sau đó bên trong hàm Test bạn sử dụng từ khoá global cho biến $a, khi đó biến $a sẽ được sử dụng và giá trị đó có hiệu lực sau khi ra khỏi hàm chứ không gống như trường hợp trong ví dụ scope.php như ví dụ 2-10 (global.php). ::Welcome to PHP Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Scope of Variable a:=$a"; echo " i:=$i"; /* reference to local scope variable */ } Test(); echo " a:=$a"; $i=1000; echo " i:=$i"; ?> 4. HẰNG TRONG PHP 4.1. Khai báo và sử dụng hằng Hằng là giá trị không thay đổi kể từ sau khi khai báo, bạn có thể sử dụng phát biểu Define để khai báo hằng như sau: define("MAXSIZE", 100); Để sử dụng hằng, bạn khai báo như ví dụ 2-11 (constant.php) ::Welcome to PHP Constant pi:=".pi; echo " pi:=".constant("pi"); } Test(); echo " pi:=".pi; echo " pi:=".constant("pi"); ?> 4.2. Kiểm tra hằng Khi sử dụng hằng, mà hằng chưa tồn tại thì bạn sử dụng hàm defined như ví dụ 2- 12 sau (defained.php): Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM ::Welcome to PHP Constant pi:=".pi; else echo " pi not defined"; if(defined("hrs")) echo " hrs:=".hrs; else echo " hrs not defined"; } Test(); ?> 5. KẾT LUẬN Trong bài này, chúng ta tìm hiểu cách khai báo hằng, biến và sử dụng hằng biến. Ngoài ra, bạn cũng tìm hiểu cách chuyển đổi kiểu dữ liệu, kiểm tra kiểu dữ liệu, tầm vựec của biến. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Bài 3 PHÉP TOÁN VÀ PHÁT BIỂU CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG PHP Chương này chúng ta sẽ làm quen và tìm hiểu toán tử, phát biểu có điều kiện và vòng lặp của PHP. Những vấn đề chính sẽ được đề cập trong bài học này 9 Toán tử. 9 Phép gán trong PHP 9 Phát biểu có điều khiển. 9 Vòng lặp. 1. KHÁI NIỆM VỀ CÁC TOÁN TỬ TRONG PHP Khi bạn lập trình trên PHP là sử dụng cú pháp của ngôn ngữ C, C++. Tương tự như những ngôn ngữ lập trình khác, toán tử giúp cho bạn thực hiện những phép toán như số học hay trên chuỗi. Bảng sau đây giúp cho bạn hình dung được những toán tử sử dụng trong PHP, PHP định nghĩa toá tử toán học, quan hệ, số học, bit và nột số phép toán gán. Loại toán tử Toán tử Diễn giải Ví dụ + Addition a + b - Subtraction a - b Arithmetic * Multiplication a * b / a / b Division % a % b Modulus > Greater than a > b = Greater than or equal a >= b Relational <= Less than or equal a <= b != a != b == Not equal a == b Equal ! Not !a Logical && AND a && b || a || b OR huukhang@yahoo.com 3-1
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM = Increment and assign ++ Decrement and assign a = b Add and assign a++ += a Subtract and assign a += b -= Multiply and assign a -= b Assignment *= Divide and assign a *= b /= Take modulus and assign a /= b %= OR and assign a %= b a |= b |= AND and assign a &= b &= XOR and assign a ^= b ^= Concat and assign a .= b .= Create a new object of a Allocation new new A() class Selection ? : If Then selection a ? b : c 2. GIỚI THIỆU TOÁN TỬ Khi nói đến toán tử, chúng ta luôn liên tưởng đến thứ tự xử lý, cũng như trong toán học, toán tử trong PHP cũng co độ ưu tiên add-subtract-multi-divide. 2.1. Toán tử AND Khi thực hiện một việc tăng lên giá trị thì bạn sử dụng cú pháp như sau: $ i=0;$j=0; j=i++;// i tăng sau khi gán i vào j, chính vì vậy sau khi gán i vào j, j vẫn không thay đổi j=++i;// i tăng trước khi gán i vào j, chính vì vậy sau khi gán i vào j, j thay đổi. Ví dụ 3.1: Phép toán AND. ::Welcome to PHP AND Operator <?php huukhang@yahoo.com 3-2
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM $i=10; $j=5; $j+=$i++; echo "j=$j"; echo " "; echo "i=$i"; echo " "; $j+=++$i; echo "j=$j";echo " "; ?> 2.2. Toán tử Not: ~ And ! Toán tử ~ đảo nghịch tất cả các bit của tham số, còn toán tử ! đảo nghịch giá trị của giá trị trước đó. Chẳng hạn trong trường hợp này chúng ta sử dụng cho biểu thức hay biến có giá trị boolean. Ví dụ 3.2: Phép toán ~ and ! ::Welcome to PHP ~, ! Operator "; $j+=~$i++; echo "i=$i"; echo " "; $j+=++$i; echo "j=$j"; echo " "; ?> 2.3. Toán tử nhân và chia: * and / Bạn có thể tham khảo ví dụ sau Ví dụ 3.3: Phép toán * và /, + và - ::Welcome to PHP huukhang@yahoo.com 3-3
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Multi And Divide Operator "; echo $i*$j; ?> 2.4. Toán tử modulus: % Khi chia một số cho một số, bạn cần kết quả là số dư của phép chia đó thì dùng toán tử modulus Ví dụ 3.4: Phép toán % ::Welcome to PHP Mod Operator "; ?> 2.5. Toán tử quan hệ: >=,>, ,>=, ::Welcome to PHP Comparation Operators <?php huukhang@yahoo.com 3-4
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM $i=10; $j=9; echo $i "; echo $i!=$j; ?> 2.6. Toán tử && và || && là toá tử and trong só học, || là toán tử or trong số học. Hai toán tử này rất thường dùng trong khi lập trình trên PHP, ví dụ dưới đây diễn giải cho bạn đầy đủ hai toán tử này. Chú ý rằng khi sử dụng toán tử đều có kèm phát biểu có điều kiện. Ví dụ 3.6: Phép toán && và || ::Welcome to PHP Logic Operators =3) && ($b!=true)) { echo "result is true"; } if(($j 2.7. Toán tử ?: Toán tử này thay thế cho phát biểu có điều kiện if else, khi bạn cần lấy kết quả theo điều kiện nào đó, nếu có thể không cần phát biểu if-else, thì hãy thay thế bằng toán tử ?:, cú pháp của chúng như sau: str1=str2.equals(”khang”)?”Welcome to PHP”:”Good bye PHP”; Ví dụ 3.7: Phép toán ?: huukhang@yahoo.com 3-5
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM ::Welcome to PHP Selection Operators 3. PHÉP GÁN Khi gán một giá trị hay biến vào một biến trong PHP, bạn phải dùng đến phép gán, nhưng trong PHP cũng giống như trong C thì có những phép gán được đơn giản hoá hay nói đúng hơn là chuẩn hoá để rút gọn lại trong khi viết. 3.1. Phép gán thông thường nhất như sau: $j=i; $str1 =” Hello!”; $b=true; 3.2. Phép gán thêm một giá trị là 1 $k=0; $k++; 3.3. Phép gán chuỗi $strX="Hello"; $strX.=” world”; $strX.=”ABCc”.$x; 3.4. Phép gán thêm một với chính nó giá trị $k=0;$j=1; $k+=$j; tương tự như vậy chúng ta có $k*=2, nghĩa là $k=$k*2 4. PHÁT BIỂU CÓ ĐIỀU KIỆN Các phat biểu có điều kiện như : IF (điều kiện) { câu lệnh; } IF (điều kiện) { câu lệnh; }ELSE { câu lệnh; } huukhang@yahoo.com 3-6
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM IF (điều kiện) { câu lệnh; }ELSEIF { câu lệnh; } switch (điều kiện) { case Value1 câu lệnh1; break; } While (điều kiện) Do - While (điều kiện) Break Continue 4.1. Phát biểu IF (điều kiện) { câu lệnh; } Sử dụng phát biểu if để chọn lọc kết quả khi điều kiện đúng, ví dụ như sau: Ví dụ 3.8: Phát biểu IF ::Welcome to PHP IF Statement =3) &&($b!=true)) echo "result is true"; if(($j 4.2. Phát biểu IF (điều kiện) { câu lệnh; }ELSE { câu lệnh; } Sử dụng phát biểu if để chọn lọc kết quả khi điều kiện đúng, và xuất ra kết quả khi điều kiện sai, ví dụ như sau: Ví dụ 3.9: Phát biểu IF - ELSE huukhang@yahoo.com 3-7
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM ::Welcome to PHP IF ELSE Statement 3) echo "result is true"; else { $j++; echo "result is $j"; } ?> 4.3. Phát biểu ELSEIF Phát biểu elseif là phần của phát biểu if else nhiều nhánh, khi có nhiều điều kiện chọn lựa thì bạn sử dụng elseif, cú pháp của chúng như sau: ::Welcome to PHP ELSEIF Statement 3) echo "result is true"; elseif ($j=0) { $j++; echo "result is $j"; } else { $j ; echo "result is ". $j ; } ?> 4.4. Phát biểu Switch (điều kiện) Phát biểu switch là phần của phát biểu elseif nhiều nhánh, khi có nhiều điều kiện chọn lựa thì bạn sử dụng switch, cú pháp của chúng như sau: huukhang@yahoo.com 3-8
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Switch(điều kiện) { case Value1 câu lệnh1; break; case Value2 câu lệnh2; break; default: câu lệnh default; } Break: dùng để thoát ra khỏi switch khi thoả một case nào đó trong switch, default: khi không có bất kỳ giá trị nào thoản trong các case thì giá trị cuối cùng là defaule statement Ví dụ 3.10: Phát biểu Switch ::Welcome to PHP SWITCH Statement <?php $j=3; $j=date("w"); $str=""; switch($j) { case 0: $str="Today is Sunday"; break; case 1: $str="Today is Monday"; break; case 2: $str="Today is Tueday"; break; case 3: $str="Today is Wednesday"; break; case 4: $str="Today is Thursday"; huukhang@yahoo.com 3-9
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM break; case 5: $str="Today is Friday"; break; case 6: $str="Today is Saturday"; break; default: $str="Today is Sunday"; break; } echo $str; ?> 4.5. Phát biểu While(điều kiện) Phát biểu while thực thi những câu lệnh trong while khi điều kiện có giá trị true. Ví dụ 3.11: Phát biểu While ::Welcome to PHP While Statement 0) { echo $j." "; $j ; } ?> 4.6. Phát biểu For Phát biểu for dùng cho vòng lặp có giới hạn cho trước, cú pháp có dạng như sau: Ví dụ 3.12: Phát biểu For huukhang@yahoo.com 3-10
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM ::Welcome to PHP FOR Statement "; } ?> 4.7. Phát biểu do while Phát biểu do while cho phép duyệt và kiểm tra điều kiện sau phát biểu thứ nhất, điều này có nghĩa là ít nhất một phát biểu được thực hiện. Ví dụ 3.13: Phát biểu Do While ::Welcome to PHP Do While Statement "; $j ; }while($j>0) ?> Phát biểu exit cho phép thóat ra khỏi phát biểu điều kiện khi thoả điều kiện nào đó. Ví dụ 3.14: Phát biểu exit ::Welcome to PHP Exit Statement <?php $j=10; do huukhang@yahoo.com 3-11
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM { if($j==3) exit; echo $j." "; $j ; }while($j>0) ?> 5. TÓM TẮT Trong bài học này chúng tôi giới thiệu đến cho các bạn các phép gán, các toán tử, đồng thời giúp cho các bạn hiểu thêm vào các phát biểu có điều kiện như while, for, switch, . huukhang@yahoo.com 3-12
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Môn học: PHP Bài 4 Bài học này chúng ta sẽ làm quen với biến form và hai phương thức $HTTP_POST_VARS và $HTTP_GET_VARS của PHP: 9 Biến form. 9 Phương thức $HTTP_GET_VARS 9 Phương thức $HTTP_POST_VARS 1. BIẾN FORM Biến form trong PHP được biết đến như một loại biến, thay vì khai báo thì biến đó chính là tên của thẻ nhập liệu trong trang submit hay tham số trên querystring. 1.1. Biến form từ form được submit với phương thức POST Trong trang bạn submit đến, nếu khai báo tên của thẻ nằm trong thẻ form có tên là xyz thì biến form được định nghĩa là $xyz. Chẳng hạn, bạn khai báo báo thẻ form trong trang submit.php như ví dụ 4-1. Ví dụ 4-1: Khai báo thẻ form Name : Gender : Male Female   Khi người sử dụng nhập giá trị vào phần Name và chọn giới tính Male hay Female như hình 4-1, nếu nhấn nút submit thì trang ex1-1.php sẽ triệu gọi, trong trang này bạn có thể lấy giá trị nhập từ trang ex1.php bằng cách sử dụng biến form như ví dụ 4-1-1. Ví dụ 4-2: Dùng biến form ::Welcome to PHP Form variable Name : Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Gender : Trong đó, $fullname và $gender là tên của hai thẻ input trong trang ex1.php, trong trường hợp này chúng ta sử dụng phương thức POST cho form. Hình 4-1: Nhập liệu Kết quả trả về như hình 4-1-1. Hình 4-1-1: Kết quả lấy từ trang submit bằng biến form Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM 1.2. Biến form từ form được submit với phương thức GET Nếu bạn sử dụng phương thức GET trong thẻ form, bạn có thể lấy giá trị của các tham số trên chuỗi QueryString bằng biến form. Ví dụ khai báo thẻ form có hai tuỳ chọn như ví dụ 4-2 với phương thức GET trong thẻ form. Ví dụ 4-2: Khai báo thẻ form Province : Ha Noi Ho Chi Minh Hue Industry : Automobile Foods Enginering Garment   Khi triệu gọi trang ex2.php trên trình duyệt, người sử dụng chọn giá trị trong hai tuỳ chọn Province và Industry như hình 4-2. Hình 4-2: Phương thức GET Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Nếu nhấn Submit thì hai giá trị chọn sẽ được truyền lên trên QueryString với hai tham số là tên của thẻ select. Ví dụ trong trường hợp này kết quả trả về như hình 4- 2-1. Hình 4-2-1: Biến form với phương thức GET Trong đó, hai tham số và giá trị tương ứng là ex2- 1.php?province=HAN&industry=FOO, bằng cách sử dụng biến form bạn có thể lấy được giá trị này như ví dụ 4-2-1. Ví dụ 4-2-1: Khai báo thẻ form ::Welcome to PHP Form variable Province : Industry : Đối với trường hợp bạn không sử dụng thẻ form như hai trường hợp trên, chúng ta cũng có thể lấy giá trị từ chuỗi QueryString bằng biến form. Chẳng hạn, bạn khai báo trang chop phép người sử dụng chọn ký tự để liệt kê danh sách khách hàng theo ký tự đó như hình 4-3. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 4-3: Chọn ký tự Bằng cách khai báo các thẻ | | | | | Khi người sử dụng chọn một ký tự thì sử dụng biến form là tên của tham số (al), bạn có thể lấy được giá trị của ký tự đang chọn: Select: Tuy nhiên, lấn đầu tiên triệu gọi trang này mà không có tham số trên QueryString, khai báo biến form sẽ phun ra lỗi như hình 4-3-1. Để tránh trường hợp này, bạn sử dụng hàm isset để kiểm tra biến tồn tại hay không, nếu tồn tại thì bạn sử dụng biến form này. Ví dụ đối với trường hợp này chúng ta khai báo như ví dụ 4-3. Ví dụ 4-3: Sử dụng biến form ::Welcome to PHP Form variable List by Alphabet Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM | | | | | Select: Hình 4-3-1: Lỗi phát sinh Chú ý rằng, khi sử dụng biến form bạn không nên khai báo biến cùng tên với các tham số hay tên của thẻ nhập liệu trong trang triệu gọi trước đó. Nếu không thì giá trị trả về là giá trị của biến thường thay vì biến form. 2. PHƯƠNG THỨC $HTTP_GET_VARS Ngoài cách sử dụng biến form trong trường hợp lấy giá trị từ tham số của QueryString, bạn có thể sử dụng hàm $HTTP_GET_VARS. Ví dụ, chúng ta khai báo trang PHP như ví dụ 4-4. Ví dụ 4-4: Sử dụng $HTTP_GET_VARS Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM ::Welcome to PHP Form variable Province: Ha Noi Ho Chi Minh Hue Lưu ý rằng, nếu bạn không sử dụng hàm isset để kiểm tra province tồn tại hay không thì trang php sẽ phun lỗi trong trường hợp lần đầu tiên gọi đến trang ex4.php mà không submit. Tuy nhiên, nếu bạn submit trang này thì kết quả trả về như hình 4-4. Hình 4-4: Dùng $HTTP_GET_VARS Tương tự như vậy trong trường hợp bạn không sử dụng thẻ form mà giá trị lấy tử chuỗi QueryString bằng cách sử dụng $HTTP_GET_VARS như ví dụ 4-5. Ví dụ 4-5: Sử dụng $HTTP_GET_VARS ::Welcome to PHP Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Form variable List by Alphabet | | | | | Select: Kết quả trả về như hình 4-5. Hình 4-5: Sử dụng $HTTP_GET_VARS 3. PHƯƠNG THỨC $HTTP_POST_VARS Tương tự như $HTTP_GET_VARS nhưng $HTTP_POST_VARS cho phép bạn lấy giá trị lấy từ các thẻ nhập liệu của thẻ form trong traang submit trước đó. Ví dụ, bạn khai báo trang nhập liệu như ví dụ 4-6. Ví dụ 4-5: Khai báo form với phương thức POST ::Welcome to PHP Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Form variable User Name : Password :   Khi người sử dụng nhập username và password như hình 4-6 và nhấn nút Login. Hình 4-6: Đăng nhập Bằng cách sử dụng $HTTP_POST_VARS để lấy giá trị username và password như ví dụ 4-7. Ví dụ 4-5: Sử dụng $HTTP_POST_VARS ::Welcome to PHP Form variable Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Username : Password : Kết quả trình bày như hình 4-7. Hình 4-7: Dùng $HTTP_POST_VARS 4. KẾT LUẬN Trong bài này, chúng ta tìm hiểu cách sử dụng biến form và hai phương thức $HTTP_POST_VARS, $HTTP_GET_VARS. Ngoài ra, bạn cũng tìm hiểu cách kiểm tra biến tồn tại hay không bằng hàm isset(). Chú ý rằng, khi sử dụng biến form bạn tránh trường hợp khai báo biến cục bộ hay toàn cục trong tang PHP cùng tên với thẻ nhập liệu của form trước đó submit đến hay tham số trên querystring. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Môn học: PHP Bài 5 Bài học này chúng ta sẽ làm quen với đối tượng Session và một số đối tượng khác: 9 Đối tượng Session. 9 Đối tượng khác 1. ĐỐI TƯỢNG SESSION Trong PHP4.0 đối tượng Session được xem như một đối tượng cho phép bạn truyền giá trị từ trang PHP này sang PHP khác. Để sử dụng Session, bạn khai báo thư mục được lưu trữ dữ liệu do đối tượng nay ghi ra. Session được sinh ra và được biến mất khi người sử dụng huỷ chúng, thời gian sống của chúng đã hết hoặc người sử dụng đóng trình duyệt. Chẳng hạn, trong trường hợp này chúng ta sử dụng thư mục C:\PHP\sessiondata được khai báo trong tập tin php.ini. session.save_path = C:\PHP\sessiondata Ngoài ra, khi muốn sử dụng Sessoin thì bạn phải khởi tạo chúng. Để khởi tạo Session bạn có thể khởi tạo trong trang PHP mỗi khi truy cập hay gán giá trị cho Session. session_start(); Tuy nhiên, bạn có thể cấu hình trong trang php.ini (1 là start). session.auto_start = 0 1.1. Nhận dạng Session Mỗi phiên làm việc được tạo ra từ Web Server thì sẽ có một nhận dạng duy nhất có giá trị là chuỗi do trình chủ Web tạo ra. Điều này có nghĩa là mỗi khi người sử dụng triệu gọi trang Web của Web Site lần đầu tiên thì phiên làm việc sẽ được tạo ra, khi đó một nhận dạng được cấp cho phiên làm việc đó. Để lấn giá trị nhận dạng của Session do trình chủ Web cấp phát bạn sử dụng cú pháp: $x= session_id(); Chẳng hạn, bạn khai báo báo để lấy giá trị session_id trong trang sessionid.php như ví dụ 5-1. Ví dụ 5-1: Nhận dạng session Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM ::Welcome to PHP Session_ID Mỗi người sử dụng truy cập đến Web Site sẽ có một nhận dạng khác như như hình 5- 1. Hình 5-1: Nhận dạng duy nhất 1.2. Khai báo Session Khi muốn khai báo biến session, bạn phải sử dụng hàm session_register có cú pháp như sau: session_register("sessioname"); Khi muốn khởi tạo session, bạn có thể gán giá trị cho session này như gán giá trị cho biến trong PHP, sau đó sử dụng hàm trên để đắng ký. $sessioname=value; session_register("sessioname"); Trong trường hợp có nhiều session, bạn có thể sử dụng hàm session_register để đăng ký cùng một lúc nhiều session như sau: $sessioname1=value1; $sessioname2=value2; Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM $sessioname3=value3; session_register("sessioname1","sessioname2","sessioname3"); Chẳng hạn, trong trường hợp này chúng ta khai báo trang sessionregister.php và đăng ký 3 sessoin có tên userid, email và fullname như ví dụ 5-2 sau: Ví dụ 5-2: Đăng ký session ::Welcome to PHP Registered Session Kết quả trả về như hình 5-2. Hình 5-2: Đăng ký Session 1.3. Lấy giá trị từ session Sau khi khai báo khởi ạo một số session với giá trị tương ứng của session đó, bạn có thể truy cập các biến session này để lấy giá trị torng trang PHP khác. Chẳng hạn, chúng ta khai báo trang getsession.php để lấy các session của PHP vừa khai báo trong ví dụ trên như ví dụ 5-3. Ví dụ 5-3: Lấy giá trị từ session Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM ::Welcome to PHP Get Session "; echo "Email: ".$email." "; echo "FullName: ".$fullname; ?> Khi triệu gọi trang getsession.php trên trình duyệt bạn trình bày giá trị của session userid, email và fullname như hình 5-3. Hình 5-3: Lấy giá trị của session Tuy nhiên, trong trường hợp bạn truy cập một biến session chưa khởi tạo trước đó thì l64i sẽ phát sinh. Ví dụ trong trường hợp này chúng ta truy cập biến session có tên $address như ví dụ 5-4. Ví dụ 5-4: Truy cập session chưa tồn tại ::Welcome to PHP Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Get Session "; echo "Email: ".$email." "; echo "FullName: ".$fullname; echo "Address: ".$address; ?> Khi triệu gọi trang unregistersession.php trên trình duyệt thì lỗi phát sinh như hình 5-4. Hình 5-4: Lỗi phát sinh Để kiểm tra session đó có tồn tại hay chưa bạn sử dụng hàm session_is_register trong trang checksession.php. Đối với trường hợp này chúng ta cần kiểm tra 4 session trước khi truy cập đến chúng như ví dụ 5-5. Ví dụ 5-5: Kiểm tra session ::Welcome to PHP Get Session Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM "; if(session_is_registered("email")) echo "Email: ".$email." "; if(session_is_registered("fullname")) echo "FullName: ".$fullname; if(session_is_registered("address")) echo "Address: ".$address; ?> Khi triệu gọi trang checksession.php thì kết quả sẽ trình bày như hình 5-5. Hình 5-5: Không có lỗi phát sinh Chú ý rằng, khi sử dụng đến session, bạn phai khởi động chúng bằng session_start() nếu không thì phải khai báo trong php.ini. 1.4. Huỷ session Khi không có nhu cầu sử dụng session nữa thì bạn sử dụng hàm session_unregister để loại session đó. Chẳng hạn, trong trường hợp này chúng ta muốn loại bỏ session có tên là fullname bạn khai báo trong trang sessionunregister.php như ví dụ 5-6. Ví dụ 5-6: Loại bỏ một Session ::Welcome to PHP Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM UnRegister Session "; if(session_is_registered("email")) echo "Email: ".$email." "; if(session_is_registered("fullname")) echo "FullName: ".$fullname; if(session_is_registered("address")) echo "Address: ".$address; ?> Khi triệu gọi trang sessionunregister.php trên trình duyệt thìkết quả trả về như hình 5- 6. Hình 5-6: Loại bỏ session Trong trường hợp loại bỏ tất các session đang tồn tại thì sử dụng hàm session_unset(). Ví dụ dùng hàm này để lạoi bỏ session và dùng hàm sessin_destroy để huỷ tất cả session đó khai báo trong trang unset.php như ví dụ 5-7. Ví dụ 5-7: Xoá tất cả session ::Welcome to PHP UnSet Session <?php session_unset(); session_destroy(); if(session_is_registered("userid")) Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM echo "UserID: ". $userid." "; if(session_is_registered("email")) echo "Email: ".$email." "; if(session_is_registered("fullname")) echo "FullName: ".$fullname; if(session_is_registered("address")) echo "Address: ".$address; ?> Kết quả trả về như hình 5-7. Hình 5-7: Huỷ session 2. COOKIE Cookie được xem như session, tuy nhiên chúng lưu trữ thông tin trên trình khách. Để sử dụng Cookie, bạn sử dụng hàm setcookie để gán giá trị như ví dụ 5-8. Ví dụ 5-8: Gán giá trị cho cookie ::Welcome to PHP Cookie Khi người sử dụng triệu gọi trang setcookie.php kết quả trả về như hình 5-8. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 5-8: Đắng ký cookie Ngài ra, bạn có thể gán giá trị cookie bằng session. Chẳng hạn, chúng ta sử dụng hàm session_set_cookie_params để gán cookie như ví dụ 5-9. Ví dụ 5-9: Gán cookie bằng session ::Welcome to PHP Session-Cookie Bằng cách sử dụng $HTTP_COOKIE_VARS để lấy giá trị của cookie trước đó trong trang httpcookievar.php như ví dụ 5-10. Ví dụ 5-10: Sử dụng $HTTP_COOKIE_VARS ::Welcome to PHP Get Cookie Kết quả trình bày như hình 5-10. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 5-10: Dùng $HTTP_COOKIE_VARS Bằng cách sử dụng hàm session_get_cookie_params để lấy giá trị của cookie trước đó trong trang sessiongetcookie.php như ví dụ 5-11. Ví dụ 5-11: Sử dụng session_get_cookie_params ::Welcome to PHP Get Cookie 3. KẾT LUẬN Trong bài này, chúng ta tìm hiểu cách sử dụng biến session và cookie. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Môn học: PHP Bài 6 Bài học này chúng ta sẽ làm quen cách khai báo hàm, chèn tập tin và tập tin dùng chung: 9 Cách khai báo hàm. 9 Xây dựng tập tin định dạng nội dung 9 Tập tin dùng chung 1. KHAI BÁO HÀM TRONG PHP Hàm do người sử dụng định nghĩa cho phép bạn xử lý những tác vụ thường lặp đi lặp lại trong ứng dụng. Để khai bao hàm, bạn sử dụng từ khoá function với cú pháp tương tự như sau: function functioname($parameter) { return value; } Trong trường hợp hàm không có giá trị trả về thì hàm được xem như thủ tục. Ngoài ra, bạn có thể khai báo tham số tuỳ chọn bằng cách gán giá trị mặc định cho tham số. Ví dụ chúng ta khai báo: function functioname($parameter1, $parameter2=10 ) { return value; } Đối với trường hợp này thì tham số $parameter1 là tham số bắt buộc và tham số $parameter2 là tham số tuỳ chọn, khi gọi hàm nếu không cung cấp tham số cho $parameter2 thì tham số này có giá trị là 10. Ví dụ, bạn khai báo trang function.php có hàm getResult nhận hai số và phép toán sau đó tuỳ thuộc vào phép toán hàm trả về kết quả. Nếu người sử dụng không cung vấp phép toán thì mặc định là phép toán +. ::Welcome to PHP Function <?php function getResult($number1, $number2,$operator="+") { $result=0; switch($operator) { case "+": $result=$number1+$number2; break; case "-": Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM $result=$number1-$number2; break; case "*": $result=$number1*$number2; break; case "/": if($number2!=0) $result=$number1/$number2; else $result=0; break; case "%": if($number2!=0) $result=$number1%$number2; else $result=0; break; } return $result; } echo "result of default operator: ".getResult(10,20); echo " "; echo "result of * operator: ".getResult(10,20,"*"); ?> Nếu muốn định nghĩa function không có giá trị trả về, bạn có thể khai báo trong trang void.php như ví dụ sau: function calloperator() { echo "result of default operator: ".getResult(10,20); echo " "; echo "result of * operator: ".getResult(10,20,"*"); } calloperator(); ?> Trong trường hợp truyền tham số như tham biến, bạn sử dụng ký hiệu & trước tham số, chẳng hạn chúng ta khai báo hàm có tham biến có tên average như trong trang reference.php như sau: ::Welcome to PHP Function "; Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM echo "result of Average is : ".$bq; echo " "; function getAmounts($quantity, $price,$average) { $result=0; $result=$quantity*$price; $average=$result*6/12; return $result; } $bq=0; echo "result is : ".getAmounts(10,20,$bq); echo " "; echo "result of Average is : ".$bq; ?> Trong trường hợp trên thì hàm getAmount có tham số $average là tham biến còn hàm getAmounts có tham số $average là tham trị, và kết quả trả về của biến $bq khi gọi hàm getAmount là 100 trong khi đó giá trị của biến này trong hàm getAmounts là 0. 2. XÂY DỰNG TẬP TIN ĐỊNH DẠNG NỘI DUNG Khi trình bày nội dung trên trang HTML hay trang PHP, để thống nhất định dạng chuỗi trong thẻ body hay thẻ div chẳng hạn bạn cần khai báo thẻ style trong thẻ . A { COLOR: #003063; TEXT-DECORATION: none } A:hover { COLOR: #003063; TEXT-DECORATION: underline } A:link { FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; TEXT-DECORATION: none } A:visited { FONT-WEIGHT: bold; COLOR: black; TEXT-DECORATION: none } .title { FONT-WEIGHT: normal; FONT-SIZE: 22px } .text{ FONT: 11px Arial, Helvetica, sans-serif } Trong đó, A tương ứng với liên kết (chuỗi trong thẻ ) có định dạng ứng với trường hợp liên kết, di chuyển con chuột, chọn liên kết. A { COLOR: #003063; TEXT-DECORATION: none } A:hover { Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM COLOR: #003063; TEXT-DECORATION: underline } A:link { FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; TEXT-DECORATION: none } A:visited { FONT-WEIGHT: bold; COLOR: black; TEXT-DECORATION: none } Chẳng hạn, chúng ta khai báo trang PHP với nội dung được áp dụng với kiểu định dạng khai báo trong thẻ style như vú dụ 6-1. Ví dụ 6-1: Khai báo thẻ style Style trong PHP A { COLOR: #003063; TEXT-DECORATION: none } A:hover { COLOR: #003063; TEXT-DECORATION: underline } A:link { FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; TEXT-DECORATION: none } A:visited { FONT-WEIGHT: bold; COLOR: black; TEXT-DECORATION: none } .title { FONT-WEIGHT: normal; FONT-SIZE: 22px; COLOR: #003063; } .text{ FONT: 11px Arial, Helvetica, sans-serif } Style Tag Quản Trị SQL Server 2000 Tìm hiểu cách cài đặt, cấu hình, quản trị, backup & restore, import & export, thiết Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM kế, lập trình, tự động hoá tác vụ quản trị, bản sao dữ liệu, bảo mật và chống thâm nhập dữ liệu bằng. SQL Injection . Welcome to Khi triệu gọi trang style.PHP trên trình duyệt, nội dung của trang web được định dạng theo thẻ style như hình 6-1. Hình 6-1: Áp dụng thẻ style Tương tự như vậy khi bạn muốn thống nhất nội dung trong những thẻ khác của một trang web thì khai báo một định dạng trong thẻ style. Tuy nhiên, khi đặt tên trùng với thẻ HTML, mọi thẻ đó trong trang sẽ cùng chung một định dạng. Chẳng hạn, bạn khai báo định dạng cho thẻ td như sau: TD { FONT: 10px Arial, Helvetica, sans-serif } Mọi nội dung trình bày trong thẻ td sẽ có định dạng như trên. Nếu bạn muốn có định dạng khác thì khai báo thuộc tính class cho thẻ td đó, ví dụ sử dụng định dạng khác cho thẻ td: ABC Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Thay vì chuỗi ABC sẽ có định dạng là FONT: 10px Arial, Helvetica, sans-serif thì chúng sẽ có định dạng của FONT: 11px Arial, Helvetica, sans-serif. Chú ý rằng, trong mỗi trang web bạn phải khai báo thẻ style và định nghĩa thống nhất cho các thẻ. Khi có sự thay đổi bạn phải thay đổi trong mọi trang web. Để sử dụng chung cho mọi trang web trong ứng dụng, bạn cần xây dựng một tập tin style, tập tin được biết đến với tên gọi custom style sheet (css). Bất kỳ trang web nào trong ứng dụng, muốn áp dụng kiểu định dạng trong tập tin css thì khai báo liên kết tập tin css bằng thẻ link. Ví dụ, chúng ta khai báo tập tin style.css bao gồm các định dạng như ví dụ 6-2. Ví dụ 6-2: Khai báo tập tin css A { COLOR: #003063; TEXT-DECORATION: none } A:hover { COLOR: #003063; TEXT-DECORATION: underline } A:link { FONT-WEIGHT: bold; COLOR: red; TEXT-DECORATION: none } A:visited { FONT-WEIGHT: bold; COLOR: black; TEXT-DECORATION: none } .title { FONT-WEIGHT: bold; FONT-SIZE: 14px; COLOR: #003063; } .text{ FONT: 11px Arial, Helvetica, sans-serif } Sau đó trong trang PHP, bạn khai báo liên kết tập tin này bằng thẻ link, nếu muốn áp dụng định dạng này trong mỗi thẻ HTML bạn sử dụng thuộc tính class như khai báo định dạng của thẻ style ngay trong trang đó như ví dụ 6-3. Ví dụ 6-3: Khai báo sử dụng tập tin css Welcome to Link Style Sheet File Style File Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Quản Trị SQL Server 2000 Tìm hiểu cách cài đặt, cấu hình, quản trị, backup & restore, import & export, thiết kế, lập trình, tự động hoá tác vụ quản trị, bản sao dữ liệu, bảo mật và chống thâm nhập dữ liệu bằng. SQL Injection . Welcome to Triệu gọi trang includestyle.php trên trình duyệt như hình 6-3, màu và kích thước font cùng với kiểu chữa của nội dung không thay đổi so với style.php, bởi vì phần thẻ style được tách ra thành tập tin style.css, sau đó dùng thẻ link để liên kết tập tin css này vào trang PHP trở lại. Hình 6-3: Liên kết tập tin css Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Chú ý rằng, nếu khai báo thuộc tính class trong thẻ thì những nội dung trong thẻ sẽ có định dạng theo định dạng khai báo trong thuộc tính class. Tương tự, nếu khai báo thuộc tính class trong thẻ thì nội dung trong thẻ sẽ có định dạng giống như định dạng khai báo trong thông tin class. 3. THỐNG NHẤT KÍCH THƯỚC CỦA MỌI TRANG PHP Khi xây dựng ứng dụng web chuyên nghiệp, điều đầu tiên bạn nên quan tâm là sự thống nhất về kích thước của các phần trên trang web. Điều này có nghĩa là khi người sử dụng thay đổi trang web khi duyệt, phần top, left, right, bottom có kích thước như nhau. Để làm điều này, bạn chia trang web ra thành 5 phần: top, left, right, body và bottom. Phần top thường trình bày các thuộc tính như quản cáo (baner), logo (biểu tượng của công ty), menu (thực đơn của ứng dụng) và một số thông tin khác. Phần left là thông tin về các menu phụ hay còn gọi là menu của menu chính, bên cạnh menu con này trang web thường có các liên kết về liên hệ, quảng cáo, mailing list (đăng ký email), gởi đến bạn bè (send to friend), Đối với phần right, thường là phần giới thiệu về các thông đặc biệt và quảng cáo, chẳng hạn đối với ứng dụng bán sách, phần right thường là danh sách các nhóm sách bán chạy, sắp phát hành, Phần bottom thường thông tin liên lạc của công ty, chủ nhân của web site và bản quyền. Ngoài ra, phần bottom đôi khi là danh sách các menu con khác. Tóm lại, tuỳ thuộc vào ý tưởng thiết kế mỗi phần như trên bao gồm các thuộc tính mà nhà thiết kế cần trình bày sao cho phù hợp. Tuy nhiên, phần body là phần trình bày nội dung chính của mỗi trang web. Ngoài ra, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, trang web có thể không có phần left và right. Như vậy, chúng ta sẽ chia trang web ra thành 5 phần, phần body chính là phần chính của trang web đó, còn 4 phần còn lại được chèn vào khi có nhu cầu. Chẳng hạn, có những trang web do thông tin trình bày trong phần body nhiều, nên cần không gia lớn hơn, bạn có thể không cần sử dụng hai phần left và right. Để làm điều này, trước tiên chúng ta thiết kế trang sample.php có 5 phần như hình 6-3. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 6-3: Trang sample.php Lưu ý: • Tạo một table gồm 3 hàng 3 cột và khai báo border=1 để đễ canh lề sau đó bạn có thể khai báo lại thuộc tính này bằng 0. • Phần top và bottom là một hàng và merge 3 cột thành 1. • Bên trong mỗi phần có thể có một hay nhiều thẻ table khác. • Có thể không có phần left và right nhưng bắt buộc phần top và bottom phải có. • Bạn có thể sử dụng chiều rộng của table theo kích thước tương đối (%) hay số chỉ định, đối với màn hình 600*800 thì chiều rộng thường sử dụng là 780, khi người sử dụng chọn độ phân giải của màn hình lớn hơn thì kích thước của table này không thay đổi, trong khi đó nội dung sẽ phủ đầy màn hình khi bạn khai báo kích thước theo 100%. Để có giao diện như trang sample.php như trên, bạn có thể khai báo như ví dụ 6-3. Ví dụ 6-3: Nội dung trang sample.PHP Welcome to Including File Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM TOP LEFT BODY RIGHT BOTTOM Trong trường hợp bạn muốn có đường phân cách giữa mỗi phần bằng image, bạn có thể khai báo lại trang sample.php có 5 hàng và 5 cột như template.php như hình 6-4. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 2-4: Phân cách có viềng Để trình bày trang tempale.PHP như hình 6-4, bạn khai báo nội dung trang này như ví dụ 6-4. Ví dụ 6-4: Khai báo template.php Welcome to Including File TOP LEFT Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM BODY RIGHT BOTTOM Sau đó tách trang template.php này thành 5 trang khác nhau được đặt tên tương ứng là top.htm, left.htm, right.htm và bottom.htm, trong đó phần body tương ứng với trang templates.php. Để khai báo chèn tập tin trong trang PHP, bạn sử dụng cú pháp như sau: Hay Trong đó trang templates.PHP khai báo chèn top.htm, left.htm, right.htm và bottom.htm như ví dụ 6-5. Ví dụ 6-5: Khai báo chèn tập tin trong templates.php Welcome to HUUKHANG.COM Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM BODY Khi triệu gọi trang templates.php, nội dung của 4 tang left.htm, right.htm, top.htm, bottom.htm chèn vào trang templates.php như hình 6-5. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 6-5: Trang templates.php sau khi chèn Trong đó, nội dung của trang top.htm định nghĩa tương tự như ví dụ 6-5-1. Ví dụ 6-5-1: Nội dung trang top.htm LOGO BANNER Welcome Home | Search | Contact | Help Nội dung của tập tin left.htm được định nghĩa tương tự như ví dụ 6-5-2. Ví dụ 6-5-2: Nội dung trang left.htm Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM LEFT Nếu có sử dụng trang right.htm thì nội dung của tập tin này được định nghĩa tương tự như ví dụ 6-5-3. Ví dụ 6-5-3: Nội dung trang right.htm FREE ADV Tương tự như vậy, trang bottom.htm có nội dung như ví dụ 6-5-4. Ví dụ 6-5-4: Nội dung trang bottom.htm HUUKHANG.COM Copyright ©2000-2005. All Rights Reserved. Chú ý rằng, trong mỗi trang khai báo chèn không có các thẻ đóng và mở html, body bởi khi chèn thì nội dung của tập tin được chèn sẽ được chèn vào tập tin bị chèn và trong tập tin bị chèn đã có hai thẻ này. Kịch bản trình chủ PHP hỗ trợ các tập tin được chèn với các tên mở rộng như htm, PHP, inc, lib, html. Do thực chất của việc khai báo chèn là chèn đoạn mã trong tập tin chèn vào tập tin bọ chèn, trong trường hợp này trang chèn htm hay PHP đều giống nhau đó là lý do tại sao các trang chèn ở trên đều có tên mở rộng là htm. Tuy nhiên, khi bạn gọi trang chèn này một mình ví dụ tom.htm, nếu bên trong có mã PHP thì mã đó không được thông dịch. Nếu những trang chèn này có nhu cầu gọi một mình thì bạn có thể chuyển chúng thành trang PHP thay vì htm như đã trình bày. Sau khi có được trang templates.php, bạn có thể sử dụng trang này là mẫu cho các trang khác bằng cách save as thành các trang PHP khác khi lập trình. Khi khai báo chèn tập tin, bạn có thể sử dụng đường dẫn tương đối hoặc tuyệt đối của tập tin chèn so với ập tin bị chèn. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM 4. TẬP TIN DÙNG CHUNG Ngoài cách chèn ở trên, nếu bạn có những hàm sử dụng chung cho các trang PHP khác thì bạn khai báo thành một trang PHP khác sau đó dùng cú pháp chèn tập tin để chèn chúng vào khi có nhu cầu. Ví dụ trong trường hợp này chúng ta muốn sử dụng chung hàm có tên getPaging nhận 5 tham số $totalRows (tổng số mẩu tin), $curPg (số trang hiện hành), $pg (số trang trình bày), $re (số mẩu tin trên 1 trang), $file (trang php cần gọi) trong tập tin paging.php. $mxR) { $start=1; $end=1; $paging1 =""; for($i=1;$i ((int)(($curPg-1)/$mxP))* $mxP) && ($i $mxP) { $paging .=" "; } $paging.=$paging1; if(((($curPg-1)/$mxP+1)*$mxP) Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Sau đó khai báo trang result.php, chèn tập tin paging.php và gọi hàm getPaging nhưu sau: Welcome to HUUKHANG.COM Kết quả trả về như hình 6-6 sau Hình 6-6: Hàm dùng chung 5. KẾT LUẬN Trong bài này, chúng ta tìm hiểu cách khai báo hàm, trang php và khai báo chèn tập tin. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Môn học: PHP Bài 7 Bài học này chúng ta sẽ làm quen cách xử lý chuỗi, mảng, kiểu DataTime trong PHP: 9 Xử lý chuỗi 9 Làm việc với mảng dữ liệu 9 Kiểu DateTime 1. XỬ LÝ CHUỖI PHP là kịch bản được xem là tốt nhất cho xử lý chuỗi, bằng cách sử dụng các hàm xử lý chuỗi, bạn có thể thực hiện các ý định của mình khi tương tác cơ sở dữ liệu, tập tin hay dữ liệu khác. 1.1. Định dạng chuỗi Khi xuất kết quả ra trình duyệt, bạn có thể sử dụng các định dạng chuỗi tương tự như ngôn ngữ lập trình C. Chẳng hạn, chúng ta in giá trị của biến $i trong trang dinhdang.php như ví dụ 7-1. String Functions Dinh dang "; printf("Total amount of order: %.1f", $i); echo " "; printf("Total amount of order: %.2f", $i); echo " "; printf("Total amount of order: i=%.2f, j=%.0f", $i,$j); ?> Kết quả xuất hiện như hình 7-1 Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 7-1: Định dạng chuỗi in Trong đó các định dạng được chia ra nhiêu loại tuỳ thụôc vào các ký tự bạn sử dụng. % - Kông yêu cầu tham số. b – Trình bày dạng số integer và hiện thực dưới dạng binary. c - Trình bày dạng số integer và hiện thực dưới dạng mã ASCII. d - Trình bày dạng số integer và hiện thực dưới dạng decimal. e - Trình bày dạng số logic và hiện thực dưới dạng 1.2e+2. u - Trình bày dạng số integer và hiện thực dưới dạng decimal không dấu. f - Trình bày dạng số float và hiện thực dưới dạng số chấm động. o - Trình bày dạng số integer và hiện thực dưới dạng hệ số 10. s - Trình bày dạng chuỗi. x - Trình bày dạng số integer và hiện thực dưới dạng hệ số 16 với ký tự thường. X - Trình bày dạng số integer và hiện thực dưới dạng hệ số 16 với ký tự hoa. 1.2. Hàm chuyển đổi chuỗi Để chuyển đổi chuỗi ra ký tự hoa thường bạn sử dụng một trong 4 hàm như ví dụ 7-2 trong trang chuyendoi.php: String Functions Chuyen doi "; echo strtoupper($str); echo " "; echo strtolower($str); echo " "; echo ucfirst($str); echo " "; echo ucwords($str); echo " "; ?> Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Kết quả trình bày như hình 7-2. Hình 7-2: Chuyển đổi chuỗi 1.3. Hàm tách hay kết hợp chuỗi Để tách hay kết hợp chuỗi, bạn sử dụng một trong các hàm thường sử dụng như strtok, explode hay substr. Chẳng hạn, chúng ta sử dụng 4 hàm này trong ví dụ 7-4 trong trang tachchuoi.php. String Functions Tach hop chuoi "; $tok = strtok($string, " "); while ($tok) { echo "Word= $tok "; $tok = strtok(" \n\t"); } echo $str." "; echo substr($str,24)." "; $a[]=array(); $a=explode(" ",$str); while($i=each($a)) { Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM echo $i["value"]." "; } ?> Kết quả trình bày như hình 7-4. Hình 7-4: Hàm tách chuỗi Trong trường hợp kết hợp giá trị của các phần tử của mảng thành chuỗi, bạn sử dụng hàm implode như ví dụ 7-5 trong trang kethop.php: String Functions Ket hop chuoi "; } $str=implode(" ",$a); echo $str; Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM ?> Kết quả trình bày như hình 7-5. Hình 7-5: Hàm kết hợp chuỗi 1.4. Tìm kiếm và thay thế chuỗi Để thay thế chuỗi, bạn sử dụng hàm str_replace, chẳng hạn trong trường hợp hợp bạn lấy giá trị từ thẻ nhập liệu, sau đó tìm kiếm nếu phát hiện dấu ‘ thì thay thế thành hai dấu nháy như trang replace.php. String Functions That the chuoi "; ?> fullname: "> Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Khi triệu gọi trang replace.php trên trình duyệt, bạn sẽ có kết quả như sau: Hình 7-6: Hàm thay thế chuỗi Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các hàm như strpos (trả về vị trí chuỗi con trong chuỗi mẹ), 2. LÀM VIỆC VỚI MẢNG DỮ LIỆU Như trong bài kiểu dữ liệu chúng ta đã làm quen với kiểu dữ liệu mảng, trong phần này chúng ta tiếp tục tìm hiểu các khai báo, truy cập và tương tác với tập tin từ mảng một chiều, hai chiều. 2.1. Mảng một chiều Để khai báo mảng một chiều, bạn có thể sử dụng cú pháp như sau: $arr=array(); $arrs=array(5); Truy cập vào phần tử mảng, bạn có thể sử dụng chỉ mục của phần tử như sau: $arr[0]=1; $arrs[1]=12; Lấy giá trị của phần tử mảng, bạn cũng thực hiện tương tự như trường hợp truy cập mảng phần tử. echo $arr[0]; $x=$arrs[5]; Chẳng hạn, chúng ta khai báo mảng động và mảng có số phần tử cho trước, sau đó truy cập và lấy giá trị của chúng như ví dụ trong trang arrayone.php sau: Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Array Mang mot chieu "; echo "Gia tri lon nhat ".max($arr)." "; echo "Gia tri nho nhat ".min($arr)." " ; echo "Gia tri trung binh ".array_sum($arr) / sizeof($arr)." " ; echo " "; for($i=0;$i "; echo "Gia tri lon nhat ".max($arrs)." "; echo "Gia tri nho nhat ".min($arrs)." " ; echo "Gia tri trung binh ".array_sum($arrs) / sizeof($arrs)." " ; ?> Kết quả trình bày như hình 7-7 khi triệu gọi trang arrayone.php. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 7-7: Khai báo và sử dụng mảng một chiều 2.2. Mảng hai chiều Tương tự như mảng một chiều, trong trường hợp làm việc mảng hai chiều bạn khai báo tương tự như trang arraytwo.php. Array Mang hai chieu "; } echo " "; $arrs=array(array(1,2,3,4,5,6,7), array(11,12,13,14,15,16,17)); Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM for($i=0;$i "; } echo " "; ?> Khi triệu gọi trang này trên trình duyệt, kết quả trình bày như hình 7-8. Hình 7-8: Mảng hai chiều Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM 3. KIỂU DATETIME Để làm việc với kiểu dữ liệu Date và Time, bạn sử dụng hàm của PHP có sẵn. Chẳng hạn, muốn trình bày chuỗi ngày tháng, bạn dùng hàm date với các tham số như ví dụ sau: Date and Time Ngay hien tai "; echo date("M/Y"); echo " "; echo "Days of ".date("M")." is ".date("t"); echo " "; ?> Kết quả trả về như hình 7-9. Hình 7-9: Sử dụng hàm Date Lưu ý rằng, than số trong hàm date được trình bày trong bảng sau Code Diễn giải a Buổi sáng/Chiều bằng hai ký tự thường am/pm. A Buổi sáng/Chiều bằng hai ký tự hoa AM/PM. B Định dạng thời gian Swatch Internet, bạn có thể tham khảo d Day (01-31) trong tháng với hai số, nếu ngày 1-9 sẽ có kèm số 0. D Day (Mon-Sun) trong tuần với 3 ký tự. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM F Tháng (January-December) trong năm với tên tháng đầy đủ dạng text. g Hour (1-12) trong ngày 1 hoặc 2 số (không kèm 0 nếu giờ từ 1-9). G Hour (0-23) trong ngày 1 hoặc 2 số (không kèm 0 nếu giờ từ 0-9). h Hour (01-12) trong ngày 2 số (kèm 0 nếu giờ từ 01-09). H Hour (00-23) trong ngày 2 số (kèm 00 nếu giờ từ 00-09). i Minutes (01-59) đã trôi qua (kèm 00 nếu phút từ 00-59). j Day (1-31) 1 hoặc 2 số (không kèm 0 nếu ngày từ 1-9). l Day (Monday-Sunday) trong tuần dạng text. L Năm nhuần trả về 1, ngược lại hàm trả về 0. m Month (01-12) trong năm 2 số (kèm 00 nếu tháng từ 01-09). M Month (Jan-Dec) trong năm 3 ký tự. n Month (1-12) 1 hoặc 2 số (không kèm 0 nếu tháng từ 1-9). s Seconds (01-59) đã trôi qua (kèm 00 nếu giây từ 00-59). S Thêm hai ký tự st, nd, rd hay th theo sau ngày dạng hai ký tự số (ví dụ như 12th). t Trả về tổng số ngày trong tháng (từ 28 -31). T Ký tự Timezone của server với 3 ký tự, chẳng hạn như EST. U Tổng số Seconds tứ 1 January 1970 tới hôm nay ứng với UNIX Time Stamp. w Day (0-6) của tuần, 0 ứng với Sunday và 6 ứng với Saturday. y Năm định dạng 2 con số (03). Y Năm định dạng 4 con số (2003). z Ngày trong năm một hoặc 2 con số (0-365). X Timezone hiện tại tính bằng giây từ –43200 đến 43200. 4. KẾT LUẬT Trong bài này, chúng ta tập trung tìm hiểu xử lý chuỗi, mảng và hàm ngày tháng. Trong bài tiếp, chúng ta tiếp tục tìm hiểu cơ sở dữ liệu mySQL. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Môn học: MySQL Bài 8 Bài học này chúng ta sẽ làm quen cách thao tác trên cơ sở dữ liệu MySQL: 9 Giới thiệu cơ sở dữ liệu MySQL 9 Cài đặt MySQL 9 Cấu hình 9 Kiểu dữ liệu 9 Khai báo các phát biểu 1. GIỚI THIỆU CƠ SỞ DỮ LIỆU MYSQL MySQL là cơ sở dữ liệu được sử dụng cho các ứng dụng Web có quy mô vừa và nhỏ. Tuy không phải là một cơ sở dữ liệu lớn nhưng chúng cũng có trình giao diện trên Windows hay Linux, cho phép người dùng có thể thao tác các hành động liên quan đến cơ sở dữ liệu. Cũng giống như các cơ sở dữ liệu, khi làm việc với cơ sở dữ liệu MySQL, bạn đăng ký kết nối, tạo cơ sở dữ liệu, quản lý người dùng, phần quyền sử dụng, thiết kế đối tượng Table của cơ sở dữ liệu và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, trong bất kỳ ứng dụng cơ sở dữ liệu nào cũng vậy, nếu bản thân chúng có hỗ trợ một trình giao diện đồ hoạ, bạn có thể sử dụng chúng tiện lợi hơn các sử dụng Command line. Bởi vì, cho dù bạn điều khiển MySQL dưới bất kỳ hình thức nào, mục đích cũng quản lý và thao tác cơ sở dữ liệu. 2. CÀI ĐẶT MYSQL Để cài đặt MySQL trên nền Windows bạn theo các bước sau: Trước tiên bạn chép tập tin mysql-4.0.0a-alpha-win.zip vào đĩa cứng hoặc chọn chúng từ đĩaq CD và giải nén tập tin Chạy tập tin Setup.exe, chọn đĩa C hay D Sau khi cài đặt thành công, bạn kiểm tra trong Windows Services xuất hiện dịch vụ mySQL hay không?. Để sử dụng được MySQL thì trạng thái của dịch vụ này phải ở chế độ Started. Lưu ý rằng, trong trường hợp MySQL không thể chạy được, do dịch vụ của MySQL chưa Started như , để có thể chạy được MySQL thì bạn cần một số thay đổi trong tập tin my.ini trong thư mục WINNT #This File was made using the WinMySQLAdmin 1.3 #Tool #9/11/2003 10:50:13 AM #Uncomment or Add only the keys that you know how works. #Read the MySQL Manual for instructions [mysqld-nt] basedir=C:/mysql #bind-address=127.0.0.1 datadir=C:/mysql/data #language=C:/mysql/share/your language directory #slow query log#= #tmpdir#= #port=3306 #set-variable=key_buffer=16M Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM [WinMySQLadmin] Server=C:/mysql/bin/mysqld-nt.exe user=root password= QueryInterval=10 3. TẠO CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ NGƯỜI DÙNG Trong trường hợp bạn sử dụng giao diện đồ hoạ thì dùng ích quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, bạn có thể chạy tập tin mysqlfront.exe trong thư mục MySQL Control, bằng cách chạy tập tin cửa sổ xuất hiện như hình 8-1. Nếu lần đầu tiên tạo kết nối cơ sở dữ liệu, bạn cần phải tạo một Connection, cung cấp tên Server hay IP của máy chứa MySQL. Tuy nhiên, trong trường hợp máy chứa cơ sở dữ liệu MySQL là máy đang sử dụng, bạn có thể sử dụng localhost. Ngài ra, cũng giống như các cơ sở dữ liệu khác, Username mặc định của cơ sở dữ liệu MySQl là root và Password là rỗng. Nếu bạn đã có cơ sở dữ liệu đang tồn tại, bạn có thể gõ tên cơ sở dữ liệu trong phần Databases ( nếu muốn mở nhiều database, bạn có thể dùng dấu ; để phân cách). Trong trường hợp lần đầu tiên, bạn không cần cung cấp tên cơ sở dữ liệu, bạn có thể tạo chúng sau khi kết nối. Hình 8-1: Kết nối cơ sở dữ liệu bằng MySQLFront Tool Sau kết nối cơ sở dữ liệu thành công, trình điều khiển cơ sở dữ liệu MySQL có giao diện như hình 8-2, cộng việc đầu tiên bạn phải thực hiện là tạo cơ sở dữ liệu. Bắt đầu từ menu có tên Tools | Create Database hay chọn tên root@localhost | R-Click | Create Database, cửa sổ xuất hiện như hình 8-3. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 8-2: Giao diện điều khiển cơ sở dữ liệu MySQL Cung cấp tên cơ sở dữ liệu, trong trường hợp này bạn có thể nhập Test, bấm nút OK, cơ sở dữ liệu xuất hiện trong cửa sổ điều khiển. Hình 8-3: Tạo cơ sở dữ liệu có tên Test Trong cả hai trường hợp tạo cơ sở dữ liệu bằng MySQL thành công như trên, bạn có thể tìm thấy tên cơ sở dữ liệu đó trong thư mục mysql/data như hình 8-4 sau: Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Hình 8-4: Thư mục tin cơ sở dữ liệu Test 3.1. Quản lý người dùng Làm thế nào để đăng nhậo vào cơ sở dữ liệu MySQL, bạn có thể sử dụng hai cách như trình bày ở trên. Tuy nhiên, sau khi tạo ra các username khác, bạn có thể sử dụng chúng để đăng nhập. Để đăng nhập vào MySQL bằng Command line, bạn chỉ cần gõ >mysql – hostname –u username – p từ dấu nhắc hay đăng nhập bằng cách sử dụng trình giao diện đồ hoạ. Từ khoá -h hỉ ra rằng tên (computer name), IP, hay localhost của máy có sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL, -u chỉ ra rằng bạn sử dụng username, username là tên username, -p được chỉ định khi username này có password. Trong trường hợp password là rỗng, bạn có thể không cung cấp tham số –p. Để tạo User trong cơ sở dữ liệu MySQL, bạn có thể sử dụng hai cách trên. Nếu bạn thực hiện việc tạo một Username bằng Command line, bạn có thể gõ từ dấu nhắc như phát biểu sau: GRANT Select, Insert, Update, Delete, Index, Alter, Create, Drop, References ON *.* TO 'myis'@'%' IDENTIFIED BY '12345678' Trong phát biểu trên, vừa tạo ra User có tên myis, với hostname là cơ sở dữ liệu hiện hành, password là 1234 và được các đặt quyền Select, Insert, Update, Delete, Index, Alter, Create, Drop trên cơ sở dữ liệu hiện hành. Trong trường hợp bạn tạo ra một Username không cung cấp các đặt quyền trên cơ sở dữ liệu, bạn có thể thực hiện như phát biểu tạo username: test, password: 1234 sau: GRANT usage ON *.* TO 'test'@'%' Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM IDENTIFIED BY '1234' Nếu bạn sử dụng giao diện đồ hoạ, bạn có thể tạo username và gán quyền như trên bằng cách sử dụng menu có tên Tools | User-Manager, cửa sổ xuất hiện như hình 8-5. Hình 8-5: Tạo Username 3.2. Cấp quyền cho người dùng Các đặt quyền Select, Insert, Update, Delete, Index, Alter, Create, Drop trên cơ sở dữ liệu, bạn có thể tham khảo chi tiết trong bảng 8-1. Bảng 8-1: Các đặt quyền trên cơ sở dữ liệu Loại áp dụng Diễn giải select tables, Cho phép user truy vấn mẩu columns tin từ Table. insert tables, Cho phép user thêm mới mẩu columns tin vào Table. update tables, Cho phép user thay đổi giá columns trị của mẩu tin tồn tại trong Table. delete tables Cho phép user mẩu tin tồn tại trong Table. index tables Cho phép user thêm mới hay xoá chỉ mục của Table. alter tables Cho phép user thay đổi cấu trúc của đối tượng Table Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM hay Database tồn tại, như thêm cột vào trong Table tồn tại, thay đổi kiểu dữ liệu của cột dữ liệu, create databases Cho phép user tạo mới đối tables tượng Table hay Database. drop databases Cho phép user xoá đối tables tượng Table hay Database. Xuất phát từ các quyền có ảnh hưởng đến cấu trúc cơ sở dữ liệu, các đối tượng của cơ sở dữ liệu và dữ liệu, bạn có thể xem xét kỹ càng trước khi cấp quyền cho user àm việc trên cơ sở dữ liệu. Ngoài các quyền trên, trong MySQL còn có một số quyền không gán mặc định như trong bảng 8-2, bạn có thể xem xét các đặt quyền quản trị để cấp cho người dùng. Bảng 8-2: Các đặt quyền quản trị trên cơ sở dữ liệu Loại Diễn giải reload Cho phép người quản trị nạp lại các Table, quyền, host, logs và Table. shutdown Cho phép người quản trị chấm dứt hoạt động MySQL Server. process Cho phép người quản trị xem quá trình thực hiện của trình chủ và có thể chấm dứt một số quá trình đang thực thi. file Cho phép dữ liệu ghi vào Table từ tập tin. Lưu ý: Những username bình thường không nên cấp quyền như trong bảng 8-2 cho họ, trong trường hợp bạn muốn cầp tất cả các quyền trong bảng 8-1 và Bảng 8-2 cho username khi tạo ra họ, bạn Table sử dụng từ khoá All thay vì All Privileges trong phát biểu tạo user như sau: GRANT ALL ON *.* TO 'ekhang'@'%' IDENTIFIED BY '12345678' Tương tự như vậy, trong trường hợp bạn không cung cấp bất kỳ đặt quyền nào trên cơ sở dữ liệu hiện hành, bạn có thể khai báo phát biểu cấp uyền như sau: GRANT usage ON *.* TO 'ekhang'@'%' IDENTIFIED BY '12345678' 3.3. Xoá quyền của user Để xoá các quyền của user từ cơ sở dữ liệu hiện hành, bạn có thể sử dụng phát biểu SQL có tên Revoke, phát biểu Revoke ngược lại với phát biểu Grant. Nếu bạn xoá một số quyền của user, bạn có thể sử dụng khai báo như phát biểu sau: Revoke privileges [(columns)] ON item From username Trong trường hợp xoá tất cả các quyền của user, bạn có thể sử dụng phát biểu như sau: Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Revoke All ON item From username Nếu user đó được cấp quyền với tuỳ chọn Grant Option, để xoá các quyền đó của user, bạn có thể khai báo như sau: Revoke Grant Option ON item From username Để tham khảo chi tiết quá trình cấp và xoá quyền của một user, bạn có thể tham khảo một số phát biểu như sau: Gán quyền Administrator cho user có tên fred trên mọi cơ sở dữ liệu trong MySQL, password của anh ta là mnb123, bạn có thể khai báo như sau: Grant all On * To fred indetifyed by ‘mnb123’ With Grant Option; Nếu bạn không muốn user có tên fred trong hệ thống, bạn có thể xoá anh ta bằng cách khai báo phát biểu sau: Revoke all On * From fred; Tạo một user có tên ekhang với password là 12345678, được làm việc trên cơ sở dữ liệu Test, không cấp quyền cho user này, bạn có thể khai báo như sau: Grant usage On Test.* To ekhang identified by ‘12345678’; Tương tự như vậy, trong trường hợp bạn muốn cấp một số quyền cho user có tên ekhang trên cơ sở dữ liệu Test, bạn có thể khai báo như sau: Grant select, insert, delete, update, index, drop On Test.* To ekhang; Nếu bạn muốn xoá bớt một số quyền của user có tên ekhang trên cơ sở dữ liệu Test, bạn có thể khai báo như sau: Revoke update, delete, drop On Test.* From ekhang; Nhưng trong trường hợp xoá tất cả các quyền của user có tên ekhang trên cơ sở dữ liệu Test, bạn có thể khai báo: Revoke All On Test.* From ekhang; Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM 4. KIỂU DỮ LIỆU CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU MYSQL Trước khi thiết kế cơ sở dữ liệu trên MySQL, bạn cần phải tham khảo một số kiểu dữ liệu thường dùng, chúng bao gồm các nhóm như: numeric, date and time và string. Đều cần lưu ý trong khi thiết kế cơ sở dữ liệu, bạn cần phải xem xét kiểu dữ liệu cho môt cột trong Table sao cho phù hợp với dữ liệu của thế giới thực. Điều này có nghĩa là khi chọn dữ liệu cho cột trong Table, bạn phải xem xét đến loại dữ liệu cần lưu trữ thuộc nhóm kiểu dữ liệu nào, chiều dài cũng như các ràng buộc khác, nhằm khai báo cho phù hợp. 4.1. Loại dữ liệu numeric Kiểu dữ liệu numeric bao gồm kiểu số nguyên trình bày trong bảng 8-3 và kiểu số chấm động, trong trường hợp dữ liệu kiểu dấu chấm động bạn cần phải chỉ rõ bao nhiều số sau đấu phần lẻ như trong bảng 8-4. Bảng 8-3: Kiểu dữ liệu số nguyên Loại Range Bytes Diễn giải tinyint -127->128 1 Số nguyên rất nhỏ. hay 0 255 smallint -32768 2 Số nguyên nhỏ. ->32767 hay 0 65535 mediumint -8388608 3 Số nguyên vừa. -> 838860 hay 0 16777215 int -231->231-1 4 Số nguyên. hay 0 232-1 bigint -263->263-1 8 Số nguyên lớn. hay 0 264-1 Bảng 8-4: Kiểu dữ liệu số chấm động Loại Range Bytes Diễn giải float phụ thuộc Số thập phân Số thập dạng Single hay Phân Double. Float(M,D) 4 Số thập phân ±1.175494351E-38 dạng Single. ±3.40282346638 Double(M,D) 8 Số thập phân dạng Double. ±1.7976931348623157308 ±2.2250738585072014E-308 Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Float(M[,D]) Số chấm động lưu dưới dạng char. 4.2. Loại dữ liệu Datet and Time Kiểu dữ liệu Date and Time cho phép bạn nhập liệu dưới dạng chuỗi hay dạng số như trong bảng 8-5. Bảng 8-5: Kiểu dữ liệu số nguyên Loại Range Diễn giải Date 1000-01-01 Date trình bày dưới dạng yyyy-mm-dd. Time -838:59:59 Time trình bày dưới 838:59:59 dạng hh:mm:ss. DateTime 1000-01-01 Date và Time trình bày dưới 00:00:00 dạng yyyy-mm-dd hh:mm:ss. 9999-12-31 23:59:59 TimeStamp[(M)] 1970-01-01 TimeStamp trình bày dưới 00:00:00 dạng yyyy-mm-dd hh:mm:ss. Year[(2|4)] 1970-2069 Year trình bày dưới 1901-2155 dạng 2 số hay 4 số. Đối với kiểu dữ liệu TimeStamp, bạn có thể định dạng nhiều cách như trình bày trong bảng 8- 6. Bảng 8-6: Trình bày đại diện của TimeStamp Loại Hiển thị TimeStamp YYYYMMDDHHMMSS TimeStamp(14) YYYYMMDDHHMMSS TimeStamp(12) YYMMDDHHMMSS TimeStamp(10) YYMMDDHHMM TimeStamp(8) YYYYMMDD TimeStamp(6) YYMMDD TimeStamp(4) YYMM TimeStamp(2) YY 4.3. Loại dữ liệu String Kiểu dữ liệu String chia làm ba loại, loại thứ nhất như char (chiều dài cố định) và varchar (chiều dài biến thiên). Char cho phép bạn nhập liệu dưới dạng chuỗi với chiếu dài lớn nhất bằng chiều dài bạn đã định nghĩa, nhưng khi truy cập dữ liệu trên Field có khai báo dạng này, bạn cần phải xử lý khoảng trắng. Điều này có nghĩa là nếu khai báo chiều dài là 10, nhưng bạn chỉ nhập hcuỗi 4 ký tự, MySQL lưu trữ trong bộ nhớ chiều dài 10. Giáo viên: Phạm Hữu Khang
- COMPUTER LEARNING CENTER WWW.HUUKHANG.COM Ngược lại với kiểu dữ liệu Char là Varchar, chiều dài lớn hất người dùng có thể nhập vào bằng chiều dài bạn đã định nghĩa cho Field này, bộ nhớ chỉ lưu trữ chiều dài đúng với chiều dài của chuỗi bạn đã nhập. Như vậy, có nghĩa là nếu bạn khai báo kiểu varchar 10 ký tự, nhưng bạn hcỉ nhập 5 ký tự, MySQL chỉ lưu trữ chiều dài 5 ký tự, ngoài ra, khi bạn truy cập đến Field có kiểu dữ liệu này, bạn không cần phải giải quyết khoảng trắng. Loại thứ hai là Text hay Blob, Text cho phép lưu chuỗi rất lớn, Blob cho phép lưu đối tượng nhị phân. Loại thứ 3 là Enum và Set. Bạn có thể tham khảo cả ba loại trên trong bảng 8-7. Bảng 8-7: Kiểu dữ liệu String Loại Range Diễn giải char 1-255 Chiều dài của chuỗi lớn nhất characters 255 ký tự. varchar 1-255 Chiều dài của chuỗi lớn nhất characters 255 ký tự (characters). tinyblob 28-1 Khai báo cho Field chứa kiểu đối tượng nhị phân cở 255 characters. tinytext 28-1 Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi cở 255 characters. blob 216-1 Khai báo cho Field chứa kiểu blob cở 65,535 characters text 216-1 Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi dạng văn bản cở 65,535 characters. Mediumblob 224-1 Khai báo cho Field chứa kiểu blob vừa khoảng 16,777,215 characters. Mediumtext 224-1 Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi dạng văn bản vừa khoảng 16,777,215 characters. Longblob 232-1 Khai báo cho Field chứa kiểu blob lớn khoảng 4,294,967,295 characters. Longtext 232-1 Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi dạng văn bản lớn khoảng 4,294,967,295 characters. 5. PHÁT BIỂU SQL MySQL là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) hay còn được gọi là Relational Database Management System. RDBMS là một trong những mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ thông dụng hiện nay. Giáo viên: Phạm Hữu Khang