Giáo trình Lập trình trực quan - Trường CĐCN Hải Phòng

pdf 72 trang Gia Huy 17/05/2022 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lập trình trực quan - Trường CĐCN Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lap_trinh_truc_quan_truong_cdcn_hai_phong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lập trình trực quan - Trường CĐCN Hải Phòng

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI PHÒNG TRƯỜNG CĐCN HẢI PHÒNG GIÁO TRÌNH Tên môn đun: Lập trình trực quan Hải Phòng , năm 2019
  2. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Môn đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, trước các môn học/ mô-đun đào tạo chuyên môn nghề. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. Giúp sinh viên các kiến thức cơ sở về cách xây dựng một chương trình ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình cụ thể với hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã xây dựng. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được về framework.Net; + Trình bày được các kiến thức về ngôn ngữ C#. - Về kỹ năng: + Vận dụng điều kiện, trợ giúp môi trường của ngôn ngữ lập trình C# để lập trình + Mô tả hằng và biến dùng trong chương trình; + Vận dụng quy tắc cú pháp của ngôn ngữ lập trình; + Kết nối tới CSDL; + Chương trình có chú thích (tóm tắt) cho từng đoạn mã, thuận lợi cho việc theo dõi chức năng của chúng. Chương trình con; + Viết các chương trình quản lý và khai thác dữ liệu. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự chủ và độc lập trong công việc xử lý các vấn đề liên quan; + Đảm bảo các hoạt động diễn ra trong an toàn lao động. Nội dung mô đun: Số TT Tên Bài/mục I. Bài 1: Cơ bản ngôn ngữ C# II. Bài 2: Xây dựng ứng dụng Windows Form III. Bài 3: Mảng và Ngoại lệ IV. Bài 4: Lớp, Đối tượng và Phương thức V. Bài 5: Lập trình kết nối CSDL VI. Bài 6: Xây dựng ứng dụng VII. Bài 7: Bài tập lớn
  3. MỤC LỤC BÀI 1: CƠ BẢN NGÔN NGỮ C# 3 1. Giới thiệu ngôn ngữ C# 3 2. Môi trường lập trình 30 3. Biến, hằng, toán tử 33 4. Kiểu dữ liệu 42 5. Cấu trúc điều khiển 45 6. Cấu trúc lặp 47 BÀI 2: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WINDOWS FORM 50 1. Sử dụng Visual Studio 2008 50 2. Các control cơ bản 53 3. Menu và ToolBar 61 4. Common Dialog (Hộp thoại dùng chung) 62 BÀI 3: MẢNG VÀ NGOẠI LỆ 64 1. Mảng 1 chiều 64 2. Mảng nhiều chiều 65 3. String 65 4. Exception 66 BÀI 4: LỚP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC 68 1. Khái niệm 68 2. Định nghĩa lớp ( Class ) 68 3. Phương thức ( Method ) 70 BÀI 5: LẬP TRÌNH KẾT NỐI CSDL 72 1. Tạo kết nối 72 2. Sử dụng control 73 3. Các thao tác trên dữ liệu 73 BAI 6: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG 80 1. Chuẩn bị 80 2. Sử dụng Control 80 3. Sử dụng CSDL 84
  4. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU ‘‘Lập trình Windows” là môn học bắt buộc trong các trường nghề. Tuỳ thuộc vào đối tượng người học và cấp bậc học mà trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản nhất. Để thống nhất chương trình và nội dung giảng dạy trong các nhà trường chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình: Lập trình Windows. Giáo trình được biên soạn phù hợp với các nghề trong các trường đào tạo nghề phục vụ theo yêu cầu của thực tế xã hội hiện nay. Tài liệu tham khảo để biên soạn gồm: - Lập trình trên môi trường Windows, Đại học Công nghệ TPHCM, năm 2015. - Giáo trình Lập trình trên môi trường Window, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 2011. - Tài liệu hướng dẫn thực hành Lập trình môi trường Windows, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM, năm 2014. Kết hợp với kiến thức mới có liên quan môn học và những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tế cao, giúp cho người học dễ hiểu, dễ dàng lĩnh hội được kiến thức môn học. Trong quá trình biên soạn giáo trình kinh nghiệm còn hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần hiệu đính sau được hoàn chỉnh hơn. Tổ bộ môn Ứng dụng máy tính
  5. BÀI 1: CƠ BẢN NGÔN NGỮ C# 1. Giới thiệu ngôn ngữ C# Microsoft .NET Tổng quan Microsoft .NET gồm 2 phần chính : Framework và Integrated Development Environment (IDE). Framework cung cấp những gì cần thiết và căn bản, chữ Framework có nghĩa là khung hay khung cảnh trong đó ta dùng những hạ tầng cơ sở theo một qui ước nhất định để công việc được trôi chảy. IDE thì cung cấp một môi trường giúp chúng ta triển khai dễ dàng, và nhanh chóng các ứng dụng dựa trên nền tảng .NET. Nếu không có IDE chúng ta cũng có thể dùng một trình soạn thảo ví như Notepad hay bất cứ trình soạn thảo văn bản nào và sử dụng command line để biên dịch và thực thi, tuy nhiên việc này mất nhiều thời gian. Tốt nhất là chúng ta dùng IDE phát triển các ứng dụng, và cũng là cách dễ sử dụng nhất. Thành phần Framework là quan trọng nhất .NET là cốt lõi và tinh hoa của môi trường, còn IDE chỉ là công cụ để phát triển dựa trên nền tảng đó thôi. Trong .NET toàn bộ các ngôn ngữ C#, Visual C++ hay Visual Basic.NET đều dùng cùng một IDE. Tóm lại Microsoft .NET là nền tảng cho việc xây dựng và thực thi các ứng dụng phân tán thế hệ kế tiếp. Bao gồm các ứng dụng từ client đến server và các dịch vụ khác. Một số tính năng của Microsoft .NET cho phép những nhà phát triển sử dụng như sau: Một mô hình lập trình cho phép nhà phát triển xây dựng các ứng dụng dịch vụ web và ứng dụng client với Extensible Markup Language (XML). Tập hợp dịch vụ XML Web, như Microsoft .NET My Services cho phép nhà phát triển đơn giản và tích hợp người dùng kinh nghiệm. Cung cấp các server phục vụ bao gồm: Windows 2000, SQL Server, và BizTalk Server, tất cả điều tích hợp, hoạt động, và quản lý các dịch vụ XML Web và các ứng dụng. Các phần mềm client như Windows XP và Windows CE giúp người phát triển phân phối sâu và thuyết phục người dùng kinh nghiệm thông qua các dòng thiết bị.
  6. Nhiều công cụ hỗ trợ như Visual Studio .NET, để phát triển các dịch vụ Web XML, ứng dụng trên nền Windows hay nền web một cách dể dàng và hiệu quả. Kiến trúc .NET Framework .NET Framework là một platform mới làm đơn giản việc phát triển ứng dụng trong môi trường phân tán của Internet. .NET Framework được thiết kế đầy đủ để đáp ứng theo quan điểm sau: Để cung cấp một môi trường lập trình hướng đối tượng vững chắc, trong đó mã nguồn đối tượng được lưu trữ và thực thi một cách cục bộ. Thực thi cục bộ nhưng được phân tán trên Internet, hoặc thực thi từ xa. Để cung cấp một môi trường thực thi mã nguồn mà tối thiểu được việc đóng gói phần mềm và sự tranh chấp về phiên bản. Để cung cấp một môi trường thực thi mã nguồn mà đảm bảo việc thực thi an toàn mã nguồn, bao gồm cả việc mã nguồn được tạo bởi hãng thứ ba hay bất cứ hãng nào mà tuân thủ theo kiến trúc .NET. Để cung cấp một môi trường thực thi mã nguồn mà loại bỏ được những lỗi thực hiện các script hay môi trường thông dịch. Để làm cho những người phát triển có kinh nghiệm vững chắc có thể nắm vững nhiều kiểu ứng dụng khác nhau. Như là từ những ứng dụng trên nền Windows đến những ứng dụng dựa trên web. Để xây dựng tất cả các thông tin dựa triên tiêu chuẩn công nghiệp để đảm bảo rằng mã nguồn trên .NET có thể tích hợp với bất cứ mã nguồn khác. .NET Framework có hai thành phần chính: Common Language Runtime (CLR) và thư viện lớp .NET Framework. CLR là nền tảng của .NET Framework. Chúng ta có thể hiểu runtime như là một agent quản lý mã nguồn khi nó được thực thi, cung cấp các dịch vụ cốt lõi như: quản lý bộ nhớ, quản lý tiểu trình, và quản lý từ xa. Ngoài ra nó còn thúc đẩy việc sử dụng kiểu an toàn và các hình thức khác của việc chính xác mã nguồn, đảm bảo cho việc thực hiện được bảo mật và mạnh mẽ. Thật vậy, khái niệm quản lý mã nguồn là nguyên lý nền tảng của runtime. Mã nguồn mà đích tới runtime thì được biết như là mã nguồn được quản lý (managed code). Trong khi đó mã nguồn mà không có đích tới runtime thì được biết như mã nguồn không được quản lý (unmanaged code). Thư viện lớp, một thành phần chính khác của .NET Framework là một tập hợp hướng đối tượng của các kiểu dữ liệu được dùng lại, nó cho phép chúng ta có
  7. thể phát triển những ứng dụng từ những ứng dụng truyền thống command-line hay những ứng dụng có giao diện đồ họa (GUI) đến những ứng dụng mới nhất được cung cấp bởi ASP.NET, như là Web Form và dịch vụ XML Web. Common Language Runtime (CLR) Như đã đề cập thì CLR thực hiện quản lý bộ nhớ, quản lý thực thi tiểu trình, thực thi mã nguồn, xác nhận mã nguồn an toàn, biên bịch và các dịch vụ hệ thống khác. Những đặc tính trên là nền tảng cơ bản cho những mã nguồn được quản lý chạy trên CLR. Do chú trọng đến bảo mật, những thành phần được quản lý được cấp những mức độ quyền hạn khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nguyên thủy của chúng như: liên quan đến Internet, hệ thống mạng trong nhà máy, hay một máy tính cục bộ. Điều này có nghĩa rằng, một thành phần được quản lý có thể có hay không có quyền thực hiện một thao tác truy cập tập tin, thao tác truy cập registry, hay các chức năng nhạy cảm khác. CLR thúc đẩy việc mã nguồn thực hiện việc truy cập được bảo mật. Ví dụ, người sử dụng giới hạn rằng việc thực thi nhúng vào trong một trang web có thể chạy được hoạt hình trên màn hình hay hát một bản nhạc, nhưng không thể truy cập được dữ liệu riêng tư, tập tin hệ thống, hay truy cập mạng. Do đó, đặc tính bảo mật của CLR cho phép những phần mềm đóng gói trên Inernet có nhiều đặc tính mà không ảnh hưởng đến việc bảo mật hệ thống. CLR còn thúc đẩy cho mã nguồn được thực thi mạnh mẽ hơn bằng việc thực thi mã nguồn chính xác và sự xác nhận mã nguồn. Nền tảng của việc thực hiện này là Common Type System (CTS). CTS đảm bảo rằng những mã nguồn được quản lý thì được tự mô tả (self- describing). Sự khác nhau giữa Microsoft và các trình biên dịch ngôn ngữ của hãng thứ ba là việc tạo ra các mã nguồn được quản lý có thể thích hợp với CTS. Điều này thì mã nguồn được quản lý có thể sử dụng những kiểu được quản lý khác và những thể hiện, trong khi thúc đẩy nghiêm ngặt việc sử dụng kiểu dữ liệu chính xác và an toàn. Thêm vào đó, môi trường được quản lý của runtime sẽ thực hiện việc tự động xử lý layout của đối tượng và quản lý những tham chiếu đến đối tượng, giải phóng chúng khi chúng không còn được sử dụng nữa. Việc quản lý bộ nhớ tự động này còn giải quyết hai lỗi chung của ứng dụng: thiếu bộ nhớ và tham chiếu bộ nhớ không hợp lệ.
  8. Trong khi runtime được thiết kế cho những phần mềm của tương lai, nó cũng hỗ trợ cho phân mềm ngày nay và trước đây. Khả năng hoạt động qua lại giữa mã nguồn được quản lý và mã nguồn không được quản lý cho phép người phát triển tiếp tục sử dụng những thành phần cần thiết của COM và DLL. Rutime được thiết kế để cải tiến hiệu suất thực hiện. Mặc dù CLR cung cấp nhiều các tiêu chuẩn dịch vụ runtime, nhưng mã nguồn được quản lý không bao giờ được dịch. Có một đặc tính gọi là Just-in-Time (JIT) biên dịch tất cả những mã nguồn được quản lý vào trong ngôn ngữ máy của hệ thống vào lúc mà nó được thực thi. Khi đó, trình quản lý bộ nhớ xóa bỏ những phân mảnh bộ nhớ nếu có thể được và gia tăng tham chiếu bộ nhớ cục bộ, và kết quả gia tăng hiệu quả thực thi. Thư viện lớp .NET Framework Thư viện lớp .NET Framework là một tập hợp những kiểu dữ liệu được dùng lại và được kết hợp chặt chẽ với Common Language Runtime. Thư viện lớp là hướng đối tượng cung cấp những kiểu dữ liệu mà mã nguồn được quản lý của chúng ta có thể dẫn xuất. Điều này không chỉ làm cho những kiểu dữ liệu của .NET Framework dễ sử dụng mà còn làm giảm thời gian liên quan đến việc học đặc tính mới của .NET Framework. Thêm vào đó, các thành phần của các hãng thứ ba có thể tích hợp với những lớp trong .NET Framework. Cũng như mong đợi của người phát triển với thư viện lớp hướng đối tượng, kiểu dữ liệu . NET Framework cho phép người phát triển thiết lập nhiều mức độ thông dụng của việc lập trình, bao gồm các nhiệm vụ như: quản lý chuỗi, thu thập hay chọn lọc dữ liệu, kết nối với cơ cở dữ liệu, và truy cập tập tin. Ngoài những nhiệm vụ thông dụng trên. Thư viện lớp còn đưa vào những kiểu dữ liệu để hỗ trợ cho những kịch bản phát triển chuyên biệt khác. Ví dụ người phát triển có thể sử dụng .NET Framework để phát triển những kiểu ứng dụng và dịch vụ như sau: Ứ ng dụng Console Ứ ng dụng giao diện GUI trên Windows (Windows Forms) Ứ ng dụng ASP.NET Dịch vụ XML Web Dịch vụ Windows Trong đó những lớp Windows Forms cung cấp một tập hợp lớn các kiểu dữ liệu nhằm làm đơn giản việc phát triển các ứng dụng GUI chạy trên Windows.
  9. Còn nếu như viết các ứng dụng ASP.NET thì có thể sử dụng các lớp Web Forms trong thư viện .NET Framework. Phát triển ứng dụng Client Những ứng dụng client cũng gần với những ứng dụng kiểu truyền thống được lập trình dựa trên Windows. Đây là những kiểu ứng dụng hiển thị những cửa sổ hay những form trên desktop cho phép người dùng thực hiện một thao tác hay nhiệm vụ nào đó. Những ứng dụng client bao gồm những ứng dụng như xử lý văn bản, xử lý bảng tính, những ứng dụng trong lĩnh vực thương mại như công cụ nhập liệu, công cụ tạo báo cáo Những ứng dụng client này thường sử dụng những cửa sổ, menu, toolbar, button hay các thành phần GUI khác, và chúng thường truy cập các tài nguyên cục bộ như là các tập tin hệ thống, các thiết bị ngoại vi như máy in. Một loại ứng dụng client khác với ứng dụng truyền thống như trên là ActiveX control (hiện nay nó được thay thế bởi các Windows Form control) được nhúng vào các trang web trên Internet. Các ứng dụng này cũng giống như những ứng dụng client khác là có thể truy cập tài nguyên cục bộ. Trong quá khứ, những nhà phát triển có thể tạo các ứng dụng sử dụng C/C++ thông qua kết nối với MFC hoặc sử dụng môi trường phát triển ứng dụng nhanh. Application Development). .NET Framework tích hợp diện mạo của những sản phẩm thành một. Môi trường phát triển cố định làm đơn giản mạnh mẽ sự phát triển của ứng dụng client. Những lớp .NET Framework chứa trong .NET Framework được thiết kế cho việc sử dụng phát triển các GUI. Điều này cho phép người phát triển nhanh chóng và dễ dàng tạo các cửa sổ, button, menu, toolbar, và các thành phần khác trong các ứng dụng được viết phục vụ cho lĩnh vực thương mại. Ví dụ như, .NET cung cấp những thuộc tính đơn giản để hiệu chỉnh các hiệu ứng visual liên quan đến form. Trong vài trường hợp hệ điều hành không hỗ trợ việc thay đổi những thuộc tính này một cách trực tiếp, và trong trường hợp này .NET tự động tạo lại form. Đây là một trong nhiều cách mà .NET tích hợp việc phát triển giao diện làm cho mã nguồn đơn giản và mạnh mẽ hơn. Không giống như ActiveX control, Windows Form control có sự truy cập giới hạn đến máy của người sử dụng. Điều này có nghĩa rằng mà nguồn thực thi nhị phân có thể truy cập một vài tài nguyên trong máy của người sử dụng (như các thành phần đồ họa hay một số tập tin được giới hạn) mà không thể truy cập
  10. đến những tài nguyên khác. Nguyên nhân là sự bảo mật truy cập của mã nguồn. Lúc này các ứng dụng được cài đặt trên máy người dùng có thể an toàn để đưa lên Internet Biên dịch và MSIL Trong .NET Framework, chương trình không được biên dịch vào các tập tin thực thi mà thay vào đó chúng được biên dịch vào những tập tin trung gian gọi là Microsoft Intermediate Language (MSIL). Những tập tin MSIL được tạo ra từ C# cũng tương tự như các tập tin MSIL được tạo ra từ những ngôn ngữ khác của .NET, platform ở đây không cần biết ngôn ngữ của mã nguồn. Điều quan trọng chính yếu của CLR là chung (common), cùng một runtime hỗ trợ phát triển trong C# cũng như trong VB.NET. Mã nguồn C# được biên dịch vào MSIL khi chúng ta build project. Mã MSIL này được lưu vào trong một tập tin trên đĩa. Khi chúng ta chạy chương trình, thì MSIL được biên dịch một lần nữa, sử dụng trình biên dịch Just-In-Time (JIT). Kết quả là mã máy được thực thi bởi bộ xử lý của máy. Trình biên dịch JIT tiêu chuẩn thì thực hiện theo yêu cầu. Khi một phương thức được gọi, trình biên dịch JIT phân tích MSIL và tạo ra sản phẩm mã máy có hiệu quả cao, mã này có thể chạy rất nhanh. Trình biên dịch JIT đủ thông minh để nhận ra khi một mã đã được biên dịch, do vậy khi ứng dụng chạy thì việc biên dịch chỉ xảy ra khi cần thiết, tức là chỉ biên dịch mã MSIL chưa biên dịch ra mã máy. Khi đó một ứng dụng .NET thực hiện, chúng có xu hướng là chạy nhanh và nhanh hơn nữa, cũng như là những mã nguồn được biên dịch rồi thì được dùng lại. Do tất cả các ngôn ngữ .NET Framework cùng tạo ra sản phẩm MSIL giống nhau, nên kết quả là một đối tượng được tạo ra từ ngôn ngữ này có thể được truy cập hay được dẫn xuất . Một đối tượng của ngôn ngữ khác trong .NET. Ví dụ, người phát triển có thể tạo một lớp cơ sở trong VB.NET và sau đó dẫn xuất nó trong C# một cách dễ dàng. Ngôn ngữ C# Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao khi nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất cả những hỗ trợ cho cấu
  11. trúc, thành phần component, lập trình hướng đối tượng. Những tính chất đó hiện diện trong một ngôn ngữ lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ C# hội đủ những điều kiện như vậy, hơn nữa nó được xây dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java. Ngôn ngữ C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft, trong đó người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai người này điều là những người nổi tiếng, trong đó Anders Hejlsberg được biết đến là tác giả của Turbo Pascal, một ngôn ngữ lập trình PC phổ biến. Và ông đứng đầu nhóm thiết kế Borland Delphi, một trong những thành công đầu tiên của việc xây dựng môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho lập trình client/server. Phần cốt lõi hay còn gọi là trái tim của bất cứ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với những lớp. Những lớp thì định nghĩa những kiểu dữ liệu mới, cho phép người phát triển mở rộng ngôn ngữ để tạo mô hình tốt hơn để giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ C# chứa những từ khóa cho việc khai báo những kiểu lớp đối tượng mới và những phương thức hay thuộc tính của lớp, và cho việc thực thi đóng gói, kế thừa, và đa hình, ba thuộc tính cơ bản của bất cứ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Trong ngôn ngữ C# mọi thứ liên quan đến khai báo lớp điều được tìm thấy trong phần khai báo của nó. Định nghĩa một lớp trong ngôn ngữ C# không đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập tin nguồn giống như trong ngôn ngữ C++. Hơn thế nữa, ngôn ngữ C# hỗ trợ kiểu XML, cho phép chèn các tag XML để phát sinh tự động các document cho lớp. C# cũng hỗ trợ giao diện interface, nó được xem như một cam kết với một lớp cho những dịch vụ mà giao diện quy định. Trong ngôn ngữ C#, một lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất một lớp cha, tức là không cho đa kế thừa như trong ngôn ngữ C++, tuy nhiên một lớp có thể thực thi nhiều giao diện. Khi một lớp thực thi một giao diện thì nó sẽ hứa là nó sẽ cung cấp chức năng thực thi giao diện. Trong ngôn ngữ C#, những cấu trúc cũng được hỗ trợ, nhưng khái niệm về ngữ nghĩa của nó thay đổi khác với C++. Trong C#, một cấu trúc được giới hạn, là kiểu dữ liệu nhỏ gọn, và khi tạo thể hiện thì nó yêu cầu ít hơn về hệ điều hành và bộ nhớ so với một lớp. Một cấu trúc thì không thể kế thừa từ một lớp hay được kế thừa nhưng một cấu trúc có thể thực thi một giao diện. Ngôn ngữ C# cung cấp những đặc tính hướng thành phần (component- oriented), như là những thuộc tính, những sự kiện. Lập trình hướng thành phần được hỗ trợ bởi CLR cho phép lưu trữ metadata với mã nguồn cho một lớp. Metadata mô tả cho một lớp, bao gồm những phương thức và những thuộc tính
  12. của nó, cũng như những sự bảo mật cần thiết và những thuộc tính khác. Mã nguồn chứa đựng những logic cần thiết để thực hiện những chức năng của nó Do vậy, một lớp được biên dịch như là một khối self-contained, nên môi trường hosting biết được cách đọc metadata của một lớp và mã nguồn cần thiết mà không cần những thông tin khác để sử dụng nó. Một lưu ý cuối cùng về ngôn ngữ C# là ngôn ngữ này cũng hỗ trợ việc truy cập bộ nhớ trực tiếp sử dụng kiểu con trỏ của C++ và từ khóa cho dấu ngoặc [] trong toán tử. Các mã nguồn này là không an toàn (unsafe). Và bộ giải phóng bộ nhớ tự động của CLR sẽ không thực hiện việc giải phóng những đối tượng được tham chiếu bằng sử dụng con trỏ cho đến khi chúng được giải phóng. C# là ngôn ngữ đơn giản C# loại bỏ một vài sự phức tạp và rối rắm của những ngôn ngữ như Java và c++, bao gồm việc loại bỏ những macro, những template, đa kế thừa, và lớp cơ sở ảo (virtual base class). Chúng là những nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn hay dẫn đến những vấn đề cho các người phát triển C++. Nếu chúng ta là người học ngôn ngữ này đầu tiên thì chắc chắn là ta sẽ không trải qua những thời gian để học nó! Nhưng khi đó ta sẽ không biết được hiệu quả của ngôn ngữ C# khi loại bỏ những vấn đề trên. Ngôn ngữ C# đơn giản vì nó dựa trên nền tảng C và C++. Nếu chúng ta thân thiện với C và C++ hoậc thậm chí là Java, chúng ta sẽ thấy C# khá giống về diện mạo, cú pháp, biểu thức, toán tử và những chức năng khác được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C và C++, nhưng nó đã được cải tiến để làm cho ngôn ngữ đơn giản hơn. Một vài trong các sự cải tiến là loại bỏ các dư thừa, hay là thêm vào những cú pháp thay đổi. Ví dụ như, trong C++ có ba toán tử làm việc với các thành viên là ::, . , và ->. Để biết khi nào dùng ba toán tử này cũng phức tạp và dễ nhầm lẫn. Trong C#, chúng được thay thế với một toán tử duy nhất gọi là . (dot). Đối với người mới học thì điều này và những việc cải tiến khác làm bớt nhầm lẫn và đơn giản hơn. @Ghi chú: Nếu chúng ta đã sử dụng Java và tin rằng nó đơn giản, thì chúng ta cũng sẽ tìm thấy rằng C# cũng đơn giản. Hầu hết mọi người đều không tin rằng Java là ngôn ngữ đơn giản. Tuy nhiên, C# thì dễ hơn là Java và C++. C# là ngôn ngữ hiện đại Điều gì làm cho một ngôn ngữ hiện đại? Những đặc tính như là xử lý ngoại lệ, thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng, và bảo mật mã nguồn là
  13. những đặc tính được mong đợi trong một ngôn ngữ hiện đại. C# chứa tất cả những đặc tính trên. Nếu là người mới học lập trình có thể chúng ta sẽ cảm thấy những đặc tính trên phức tạp và khó hiểu. Tuy nhiên, cũng đừng lo lắng chúng ta sẽ dần dần được tìm hiểu những đặc tính qua các chương trong cuốn sách này. @Ghi chú: Con trỏ được tích hợp vào ngôn ngữ C++. Chúng cũng là nguyên nhân gây ra những rắc rối của ngôn ngữ này. C# loại bỏ những phức tạp và rắc rối phát sinh bởi con trỏ. Trong C#, bộ thu gom bộ nhớ tự động và kiểu dữ liệu an toàn được tích hợp vào ngôn ngữ, sẽ loại bỏ những vấn đề rắc rối của C++. C# là ngôn ngữ hướng đối tượng Những đặc điểm chính của ngôn ngữ hướng đối tượng (Object-oriented language) là sự đóng gói (encapsulation), sự kế thừa (inheritance), và đa hình (polymorphism). C# hỗ trợ tất cả những đặc tính trên. Phần hướng đối tượng của C# sẽ được trình bày chi tiết trong một chương riêng ở phần sau. C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và cũng mềm dẻo Như đã đề cập trước, với ngôn ngữ C# chúng ta chỉ bị giới hạn ở chính bởi bản thân hay là trí tưởng tượng của chúng ta. Ngôn ngữ này không đặt những ràng buộc lên những việc có thể làm. C# được sử dụng cho nhiều các dự án khác nhau như là tạo ra ứng dụng xử lý văn bản, ứng dụng đồ họa, bản tính, hay thậm chí những trình biên dịch cho các ngôn ngữ khác. C# là ngôn ngữ ít từ khóa C# là ngôn ngữ sử dụng giới hạn những từ khóa. Phần lớn các từ khóa được sử dụng để mô tả thông tin. Chúng ta có thể nghĩ rằng một ngôn ngữ có nhiều từ khóa thì sẽ mạnh hơn. Điều này không phải sự thật, ít nhất là trong trường hợp ngôn ngữ C#, chúng ta có thể tìm thấy rằng ngôn ngữ này có thể được sử dụng để làm bất cứ nhiệm vụ nào. Bảng sau liệt kê các từ khóa của ngôn ngữ C#. abstra defau foreach object sizeof unsaf ct as lt deleg goto operat stackall e usho base ate do if or out oc static rt using bool doubl implicit overri string virtu break e else in de param struct al volat byte enum int s private switch ile void case event interfac protect this whil e ed e
  14. catch explic internal public throw char it exter is readon true check n false lock ly ref try ed class finall long return typeof const y fixed namesp sbyte uint contin float ace new sealed ulong ue decim for null short unchec al Bảng 1.2: Từ khóa của ngôn ngữ C#. ked C# là ngôn ngữ hướng module Mã nguồn C# có thể được viết trong những phần được gọi là những lớp, những lớp này chứa các phương thức thành viên của nó. Những lớp và những phương thức có thể được sử dụng lại trong ứng dụng hay các chương trình khác. Bằng cách truyền các mẫu thông tin đến những lớp hay phương thức chúng ta có thể tạo ra những mã nguồn dùng lại có hiệu quả. C# sẽ là một ngôn ngữ phổ biến C# là một trong những ngôn ngữ lập trình mới nhất. Vào thời điểm cuốn sách này được viết, nó không được biết như là một ngôn ngữ phổ biến. Nhưng ngôn ngữ này có một số lý do để trở thành một ngôn ngữ phổ biến. Một trong những lý do chính là Microsoft và sự cam kết của .NET Microsoft muốn ngôn ngữ C# trở nên phổ biến. Mặc dù một công ty không thể làm một sản phẩm trở nên phổ biến, nhưng nó có thể hỗ trợ. Cách đây không lâu, Microsoft đã gặp sự thất bại về hệ điều hành Microsoft Bob. Mặc dù Microsoft muốn Bob trở nên phổ biến nhưng thất bại. C# thay thế tốt hơn để đem đến thành công sơ với Bob. Thật sự là không biết khi nào mọi người trong công ty Microsoft sử dụng Bob trong công việc hằng ngày của họ. Tuy nhên, với C# thì khác, nó được sử dụng bởi Microsoft. Nhiều sản phẩm của công ty này đã chuyển đổi và viết lại bằng C#. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ này Microsoft đã xác nhận khả năng của C# cần thiết cho những người lập trình. Micorosoft .NET là một lý do khác để đem đến sự thành công của C#. .NET là một sự thay đổi trong cách tạo và thực thi những ứng dụng. Ngoài hai lý do trên ngôn ngữ C# cũng sẽ trở nên phổ biến do những đặc tính của ngôn ngữ này được đề cập trong mục trước như: đơn giản, hướng đối tượng, mạnh mẽ
  15. 2. Môi trường lập trình Sử dụng Notepad soạn thảo Bước 1: Soạn thảo tập tin và lưu với tên C:\ChaoMung.cs có nội dung như sau class ChaoMung { static void Main() { // Xuat ra man hinh chuoi thong bao 'Chao mung ban den voi C# 2008 ' System.Console.WriteLine("Chao mung ban den voi C# 2008 ") ; System.Console.ReadLine() ; } } Bước 2: Vào menu Start | All Programs | Microsoft Visual Studio 2008 | Visual Studio Tools | Visual Studio 2008 Command Prompt Bước 3: Gõ lệnh biên dịch tập tin ChaoMung.cs sang tập tin ChaoMung.exe C:\> csc /t:exe /out:chaomung.exe chaomung.cs Chạy tập tin ChaoMung.exe và được kết quả như sau : C:\> chaomung.exe Sử dụng Micosoft Visual Studio 2008 để tạo chương trình Bước 1: Khởi động Visual Studio 2008
  16. Start | All Programs | Microsoft Visual Studio 2008 | Microsoft Visual Studio 2008 Bước 2: Vào menu File | New | Project Bước 3: Khai báo Mặc định: Visual Studio 2008 (Visual Studio .NET) sẽ tạo ra tập tin Program.cs chứa một namespace tên ChaoMung và trong namespace này chứa một class tên Program. Bước 4: trong phương thức Main, gõ đoạn mã lệnh sau Ví dụ: // Xuat ra man hinh chuoi thong bao 'Chao mung ban den voi C# 2008 ' System.Console.WriteLine("Chao mung ban den voi C# 2008 ") ; System.Console.ReadLine() ; Bước 5: Để chạy chương trình, nhấn F5 hoặc nhắp vào nút Ứ ng dụng Console Ví dụ đơn giản trên được gọi là ứng dụng console, ứng dụng này giao tiếp với người dùng thông quan bàn phím và không có giao diện người dùng (UI), giống như các ứng dụng thường thấy trong Windows. Trong các chương xây dựng các ứng dụng nâng cao trên Windows hay Web thì ta mới dùng các các giao diện đồ họa. Còn để tìm hiểu về ngôn ngữ C# thuần tuý thì cách tốt nhất là ta viết các ứng dụng console.
  17. Trong hai ứng dụng đơn giản trên ta đã dùng phương thức WriteLine() của lớp Console. Phương thức này sẽ xuất ra màn hình dòng lệnh hay màn hình DOS chuỗi tham số đưa vào, cụ thể là chuỗi “Chao Mung”. Namespace Như chúng ta đã biết .NET cung cấp một thư viện các lớp đồ sộ và thư viện này có tên là FCL (Framework Class Library). Trong đó Console chỉ là một lớp nhỏ trong hàng ngàn lớp trong thư viện. Mỗi lớp có một tên riêng, vì vậy FCL có hàng ngàn tên như ArrayList, Dictionary, FileSelector, Điều này làm nảy sinh vấn đề, người lập trình không thể nào nhớ hết được tên của các lớp trong .NET Framework. Tệ hơn nữa là sau này có thể ta tạo lại một lớp trùng với lớp đã có chẳng hạn. Ví dụ trong quá trình phát triển một ứng dụng ta cần xây dựng một lớp từ điển và lấy tên là Dictionary, và điều này dẫn đến sự tranh chấp khi biên dịch vì C# chỉ cho phép một tên duy nhất. Chắc chắn rằng khi đó chúng ta phải đổi tên của lớp từ điển mà ta vừa tạo thành một cái tên khác chẳng hạn như myDictionary. Khi đó sẽ làm cho việc phát triển các ứng dụng trở nên phức tạp, cồng kềnh. Đến một sự phát triển nhất định nào đó thì chính là cơn ác mộng cho nhà phát triển. Giải pháp để giải quyết vấn đề này là việc tạo ra một namespace, namsespace sẽ hạn chế phạm vi của một tên, làm cho tên này chỉ có ý nghĩa trong vùng đã định nghĩa. Giả sử có một người nói Tùng là một kỹ sư, từ kỹ sư phải đi kèm với một lĩnh vực nhất định nào đó, vì nếu không thì chúng ta sẽ không biết được là anh ta là kỹ sư cầu đường, cơ khí hay phần mềm. Khi đó một lập trình viên C# sẽ bảo rằng Tùng là CauDuong.KySu phân biệt với CoKhi.KySu hay PhanMem.KySu. Namespace trong trường hợp này là CauDuong, CoKhi, PhanMem sẽ hạn chế phạm vi của những từ theo sau. Nó tạo ra một vùng không gian để tên sau đó có nghĩa. Tương tự như vậy ta cứ tạo các namespace để phân thành các vùng cho các lớp trùng tên không tranh chấp với nhau. Tương tự như vậy, .NET Framework có xây dựng một lớp Dictionary bên trong namespace System.Collections, và tương ứng ta có thể tạo một lớp Dictionary khác nằm trong namespace ProgramCSharp.DataStructures, điều này hoàn toàn không dẫn đến sự tranh chấp với nhau.
  18. Chương trình C# đơn giản Để bắt đầu cho việc tìm hiểu ngôn ngữ C# và tạo tiền đề cho các chương sau, chương đầu tiên trình bày một chương trình C# đơn giản nhất. class ChaoMung { static void Main( ) { // Xuat ra man hinh System.Console.WriteLine(“Chao Mung”); } } 3. Biến, hằng, toán tử 3.1 Biến Một biến là một vùng lưu trữ với một kiểu dữ liệu. Trong ví dụ trước cả x, và y điều là biến. Biến có thể được gán giá trị và cũng có thể thay đổi giá trị khi thực hiện các lệnh trong chương trình. Để tạo một biến chúng ta phải khai báo kiểu của biến và gán cho biến một tên duy nhất. Biến có thể được khởi tạo giá trị ngay khi được khai báo, hay nó cũng có thể được gán một giá trị mới vào bất cứ lúc nào trong chương trình. Ví dụ sau minh họa sử dụng biến. class MinhHoaC3 { static void Main() { int bien1 = 9; System.Console.WriteLine(“Sau khi khoi tao: bien1 ={0}”, bien1); bien1 = 15;
  19. System.Console.WriteLine(“Sau khi gan: bien1 ={0}”, bien1); } } Kết quả: Sau khi khoi tao: bien1 = 9 Sau khi gan: bien1 = 15 Gán giá trị xác định cho biến C# đòi hỏi các biến phải được khởi tạo trước khi được sử dụng. 3.2 Hằng Hằng cũng là một biến nhưng giá trị của hằng không thay đổi. Biến là công cụ rất mạnh, tuy nhiên khi làm việc với một giá trị được định nghĩa là không thay đổi, ta phải đảm bảo giá trị của nó không được thay đổi trong suốt chương trình. Ví dụ, khi lập một chương trình thí nghiệm hóa học liên quan đến nhiệt độ sôi, hay nhiệt độ đông của nước, chương trình cần khai báo hai biến là DoSoi và DoDong, nhưng không cho phép giá trị của hai biến này bị thay đổi hay bị gán. Để ngăn ngừa việc gán giá trị khác, ta phải sử dụng biến kiểu hằng. Hằng được phân thành ba loại: giá trị hằng (literal), biểu tượng hằng (symbolic constants), kiểu liệu kê (enumerations). Một biểu tượng hằng phải được khởi tạo khi khai báo, và chỉ khởi tạo duy nhất một lần trong suốt chương trình và không được thay đổi. Ví dụ: const int DoSoi = 100; class MinhHoaC3 { static void Main() { const int DoSoi = 100; // Độ C const int DoDong =
  20. 0; // Độ C System.Console.WriteLine( “Do dong cua nuoc {0}”, DoDong ); System.Console.WriteLine( “Do soi cua nuoc {0}”, DoSoi ); } } Kết quả: Do dong cua nuoc 0 Do soi cua nuoc 100 Giá trị hằng: ta có một câu lệnh gán như sau: x = 100; Giá trị 100 là giá trị hằng. Giá trị của 100 luôn là 100. Ta không thể gán giá trị khác cho 100 được. Biểu tượng hằng: gán một tên cho một giá trị hằng, để tạo một biểu tượng hằng dùng từ khóa const và cú pháp sau: = ; Kiểu liệt kê Kiểu liệt kê đơn giản là tập hợp các tên hằng có giá trị không thay đổi (thường được gọi là danh sách liệt kê). Trong ví dụ 3.4, có hai biểu tượng hằng có quan hệ với nhau: const int DoDong = 0; const int DoSoi = 100; Do mục đích mở rộng ta mong muốn thêm một số hằng số khác vào danh sách trên, như các hằng sau:
  21. const int DoNong = 60; const int DoAm = 40; const int DoNguoi = 20; Các biểu tượng hằng trên điều có ý nghĩa quan hệ với nhau, cùng nói về nhiệt độ của nước, khi khai báo từng hằng trên có vẻ cồng kềnh và không được liên kết chặt chẽ cho lắm. Thay vào đó C# cung cấp kiểu liệt kê để giải quyết vấn đề trên: enum NhietDoNuoc { DoDong = 0, DoNguoi = 20, DoAm = 40, DoNong = 60, DoSoi = 100, } Mỗi kiểu liệt kê có một kiểu dữ liệu cơ sở, kiểu dữ liệu có thể là bất cứ kiểu dữ liệu nguyên nào như int, short, long tuy nhiên kiểu dữ lịêu của liệt kê không chấp nhận kiểu ký tự. Để khai báo một kiểu liệt kê ta thực hiện theo cú pháp sau: [thuộc tính] [bổ sung] enum [:kiểu cơ sở] {danh sách các thành phần liệt kê}; Thành phần thuộc tính và bổ sung là tự chọn sẽ được trình bày trong phần sau của sách. Trong phần này chúng ta sẽ tập trung vào phần còn lại của khai báo. Một kiểu liệt kê bắt đầu với từ khóa enum, tiếp sau là một định danh cho kiểu liệt kê Ví dụ: class MinhHoaC3 {
  22. // Khai báo kiểu liệt kê enum NhietDoNuoc { DoDong = 0, DoNguoi = 20, DoAm = 40, DoNong = 60, DoSoi = 100, } static void Main() { System.Console.WriteLine( “Nhiet do dong: {0}”, NhietDoNuoc.DoDong); System.Console.WriteLine( “Nhiet do nguoi: {0}”, NhietDoNuoc.DoNguoi); System.Console.WriteLine( “Nhiet do am: {0}”, NhietDoNuoc.DoAm); System.Console.WriteLine( “Nhiet do nong: {0}”, NhietDoNuoc.DoNong); System.Console.WriteLine( “Nhiet do soi: {0}”, NhietDoNuoc.DoSoi); } } Kết quả: Nhiet do dong: 0 Nhiet do nguoi: 20 Nhiet do am: 40 Nhiet do nong: 60 Nhiet do soi: 100 3.3 Toán tử Toán tử ‘.’
  23. Trong ví dụ trên trên dấu ‘.’ được sử dụng để truy cập đến phương thức hay dữ liệu trong một lớp (trong trường hợp này phương thức là WriteLine()), và ngăn cách giữa tên lớp đến một namespace xác nhận (namspace System và lớp là Console). Việc thực hiện này theo hướng từ trên xuống, trong đó mức đầu tiên namespace là System, tiếp theo là lớp Console, và cuối cùng là truy cập đến các phương thức hay thuộc tính của lớp. Trong nhiều trường hợp namespace có thể được chia thành các namespace con gọi là subnamespace. Ví dụ trong namespace System có chứa một số các subnamesapce như Configuration, Collections, Data, và còn rất nhiều nữa, hơn nữa trong namespace Collection còn chia thành nhiều namesapce con nữa. Namespace giúp chúng ta tổ chức và ngăn cách những kiểu. Khi chúng ta viết một chương trình C# phức tạp, chúng ta có thể phải tạo một kiến trúc namespace riêng cho mình, và không giới hạn chiều sâu của cây phân cấp namespace. Mục đích của namespace là giúp chúng ta chia để quản lý những kiến trúc đối tượng phức tạp. Từ khóa using Để làm cho chương trình gọn hơn, và không cần phải viết từng namespace cho từng đối tượng, C# cung cấp từ khóa là using, sau từ khóa này là một namespace hay subnamespace với mô tả đầy đủ trong cấu trúc phân cấp của nó. Ta có thể dùng dòng lệnh : using System; ở đầu chương trình và khi đó trong chương trình nếu chúng ta có dùng đối tượng Console thì không cần phải viết đầy đủ : System.Console. mà chỉ cần viết Console. thôi. Ví dụ: Dùng khóa using using System; class ChaoMung { static void Main() { //Xuat ra man hinh chuoi thong bao Console.WriteLine(“Chao Mung”);
  24. } } Toán tử Toán tử được kí hiệu bằng một biểu tượng dùng để thực hiện một hành động. Các kiểu dữ liệu cơ bản của C# như kiểu nguyên hỗ trợ rất nhiều các toán tử như toán tử gán, toán tử toán học, logic Toán tử gán Đến lúc này toán tử gán khá quen thuộc với chúng ta, hầu hết các chương trình minh họa từ đầu sách đều đã sử dụng phép gán. Toán tử gán hay phép gán làm cho toán hạng bên trái thay đổi giá trị bằng với giá trị của toán hạng bên phải. Toán tử gán là toán tử hai ngôi. Đây là toán tử đơn giản nhất thông dụng nhất và cũng dễ sử dụng nhất. Toán tử toán học Ngôn ngữ C# cung cấp năm toán tử toán học, bao gồm bốn toán tử đầu các phép toán cơ bản. Toán tử cuối cùng là toán tử chia nguyên lấy phần dư. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết các phép toán này trong phần tiếp sau.  Các phép toán số học cơ bản (+,-,*,/) Các phép toán này không thể thiếu trong bất cứ ngôn ngữ lập trình nào, C# cũng không ngoại lệ, các phép toán số học đơn giản nhưng rất cần thiết bao gồm: phép cộng (+), phép trừ (-), phép nhân (*), phép chia (/) nguyên và không nguyên. Khi chia hai số nguyên, thì C# sẽ bỏ phần phân số, hay bỏ phần dư, tức là nếu ta chia 8/3 thì sẽ được kết quả là 2 và sẽ bỏ phần dư là 2, do vậy để lấy được phần dư này thì C# cung cấp thêm toán tử lấy dư sẽ được trình bày trong phần kế tiếp. Tuy nhiên, khi chia cho số thực có kiểu như float, double, hay decimal thì kết quả chia được trả về là một số thực.  Phép toán chia lấy dư Để tìm phần dư của phép chia nguyên, chúng ta sử dụng toán tử chia lấy dư (%). Ví dụ, câu lệnh sau 8%3 thì kết quả trả về là 2 (đây là phần dư còn lại của phép chia nguyên). Thật sự phép toán chia lấy dư rất hữu dụng cho người lập trình . Khi
  25. chúng ta thực hiện một phép chia dư n cho một số khác, nếu số này là bội số của n thì kết quả của phép chia dư là 0. Ví dụ 20 % 5 = 0 vì 20 là một bội số của 5. Toán tử Ý nghĩa += Cộng thêm giá trị toán hạng bên phải -= vàoToán giá hạng trị toán bên hạngtrái được bên tráitrừ bớt đi một lượng bằng giá trị của toán hạng bên *= Toán hạng bên trái được nhân với phải một lượng bằng giá trị của toán hạng bên /= Toán hạng bên trái được chia với phải. một lượng bằng giá trị của toán hạng bên %= Toán hạng bên trái được chia lấy phải. dư với một lượng bằng giá trị của toán hạng  Toán tử tăng giảm tiền tố và tăng giảm hậu tố bên phải. Giả sử muốn kết hợp các phép toán như gia tăng giá trị của một biến và gán giá trị của biến cho biến thứ hai, ta viết như sau: var1 = var2++; Câu hỏi được đặt ra là gán giá trị trước khi cộng hay gán giá trị sau khi đã cộng. Hay nói cách khác giá trị ban đầu của biến var2 là 10, sau khi thực hiện ta muốn giá trị của var1 là 10, var2 là 11, hay var1 là 11, var2 cũng 11? Để giải quyết yêu cầu trên C# cung cấp thứ tự thực hiện phép toán tăng/giảm với phép toán gán, thứ tự này được gọi là tiền tố (prefix) hay hậu tố (postfix). Do đó ta có thể viết: var1 = var2++; // Hậu tố Khi lệnh này được thực hiện thì phép gán sẽ được thực hiện trước tiên, sau đó mới đến phép toán tăng. Kết quả là var1 = 10 và var2 = 11. Còn đối với trường hợp tiền tố: var1 = ++var2; Khi đó phép tăng sẽ được thực hiện trước tức là giá trị của biến var2 sẽ
  26. là 11 và cuối cùng phép gán được thực hiện. Kết quả cả hai biến var1 và var2 điều có giá trị là 11 Toán tử tăng và giảm Khi sử dụng các biến số ta thường có thao tác là cộng một giá trị vào biến, trừ đi một giá trị từ biến đó, hay thực hiện các tính toán thay đổi giá trị của biến sau đó gán giá trị mới vừa tính toán cho chính biến đó.  Tính toán và gán trở lại Giả sử chúng ta có một biến tên Luong lưu giá trị lương của một người, biến Luong này có giá trị hiện thời là 1.500.000, sau đó để tăng thêm 200.000 ta có thể viết như sau: Luong = Luong + 200.000; Trong câu lệnh trên phép cộng được thực hiện trước, khi đó kết quả của vế phải là 1.700.000 và kết quả này sẽ được gán lại cho biến Luong, cuối cùng Luong có giá trị là 1.700.000. Chúng ta có thể thực hiện việc thay đổi giá trị rồi gán lại cho biến với bất kỳ phép toán số học nào: Toán tử quan hệ Những toán tử quan hệ được dùng để so sánh giữa hai giá trị, và sau đó trả về kết quả là một giá trị logic kiểu bool (true hay false). Ví dụ toán tử so sánh lớn hơn (>) trả về giá trị là true nếu giá trị bên trái của toán tử lớn hơn giá trị bên phải của toán tử. Do vậy 5 > 2 trả về một giá trị là true, trong khi 2 > 5 trả về giá trị false. Các toán tử quan hệ trong ngôn ngữ C# được trình bày ở bảng 3.4 bên dưới. Các toán tử trong bảng được minh họa với hai biến là value1 và value2, trong đó value1 có giá trị là 100 và value2 có giá trị là 50. Tên toán tử Kí hiệu Biểu thức so sánh Kết quả so sánh So sánh bằng == value1 == 100 true value1 == 50 fals Không bằng != value2 != 100 efals value2 != 90 e Lớn hơn > value1 > value2 true value2 > value1 fals Lớn hơn hay bằng >= value2 >= 50 etrue
  27. Nhỏ hơn > Trái 6 Quan hệ = is Trái 7 So sánh bằng == != Phải 8 Phép toán logic & Trái AND 9 Phép toán logic ^ Trái XOR 10 Phép toán logic | Trái 11 ĐiềuOR kiện AND && Trái 12 Điều kiện OR || Trái 13 Điều kiện ?: Phải 14 Phép gán = *= /= %= += -= >= &= Phải ^= |= 4. Kiểu dữ liệu C# là ngôn ngữ lập trình mạnh về kiểu dữ liệu, một ngôn ngữ mạnh về kiểu dữ liệu là phải khai báo kiểu của mỗi đối tượng khi tạo (kiểu số nguyên, số thực, kiểu chuỗi, kiểu điều khiển ) và trình biên dịch sẽ giúp cho người lập trình không bị lỗi khi chỉ cho phép một loại kiểu dữ liệu có thể được gán cho các kiểu dữ liệu khác. Kiểu dữ liệu của một đối tượng là một tín hiệu để trình biên dịch nhận biết kích thước của một đối tượng (kiểu int có kích thước là 4 byte) và khả năng của nó (như một đối tượng button có thể vẽ, phản ứng khi nhấn, ). Tương tự như C++ hay Java, C# chia thành hai tập hợp kiểu dữ liệu chính: Kiểu xây dựng sẵn (built- in) mà ngôn ngữ cung cấp cho người lập trình và kiểu
  28. được người dùng định nghĩa (user-defined) do người lập trình tạo ra. C# phân tập hợp kiểu dữ liệu này thành hai loại: Kiểu dữ liệu giá trị (value) và kiểu dữ liệu tham chiếu (reference). Việc phân chi này do sự khác nhau khi lưu kiểu dữ liệu giá trị và kiểu dữ liệu tham chiếu trong bộ nhớ. Đối với một kiểu dữ liệu giá trị thì sẽ được lưu giữ kích thước thật trong bộ nhớ đã cấp phát là stack. Trong khi đó thì địa chỉ của kiểu dữ liệu tham chiếu thì được lưu trong stack nhưng đối tượng thật sự thì lưu trong bộ nhớ heap. Nếu chúng ta có một đối tượng có kích thước rất lớn thì việc lưu giữ chúng trên bộ nhớ heap rất có ích, trong chương 4 sẽ trình bày những lợi ích và bất lợi khi làm việc với kiểu dữ liệu tham chiếu, còn trong chương này chỉ tập trung kiểu dữ kiểu cơ bản hay kiểu xây dựng sẵn. Ghi chú: Tất cả các kiểu dữ liệu xây dựng sẵn là kiểu dữ liệu giá trị ngoại trừ các đối tượng và chuỗi. Và tất cả các kiểu do người dùng định nghĩa ngoại trừ kiểu cấu trúc đều là kiểu dữ liệu tham chiếu. Ngoài ra C# cũng hỗ trợ một kiểu con trỏ C++, nhưng hiếm khi được sử dụng, và chỉ khi nào làm việc với những đoạn mã lệnh không được quản lý (unmanaged code). Mã lệnh không được quản lý là các lệnh được viết bên ngoài nền .MS.NET, như là các đối tượng COM. Kiểu dữ liệu xây dựng sẵn Ngôn ngữ C# đưa ra các kiểu dữ liệu xây dựng sẵn rất hữu dụng, phù hợp với một ngôn ngữ lập trình hiện đại, mỗi kiểu dữ liệu được ánh xạ đến một kiểu dữ liệu được hỗ trợ bởi hệ thống xác nhận ngôn ngữ chung (Common Language Specification: CLS) trong MS.NET. Việc ánh xạ các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ của C# đến các kiểu dữ liệu của .NET sẽ đảm bảo các đối tượng được tạo ra trong C# có thể được sử dụng đồng thời với các đối tượng được tạo bởi bất cứ ngôn ngữ khác được biên dịch bởi .NET, như VB.NET. Mỗi kiểu dữ liệu có một sự xác nhận và kích thước không thay đổi, không giống như C++, int trong C# luôn có kích thước là 4 byte bởi vì nó được ánh xạ từ kiểu Int32 trong . NET. Bảng 4.1 sau sẽ mô tả một số các kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn Kiểu C# Số byte Kiểu .NET Mô tả byte 1 Byte Số nguyên dương không dấu từ 0-255
  29. char 2 Char Ký tự Unicode bool 1 Boolean Giá trị logic true/ false sbyte 1 Sbyte Số nguyên có dấu ( từ -128 đến 127) short 2 Int16 Số nguyên có dấu giá trị từ -32768 đến 32767. ushort 2 Uịnt16 Số nguyên không dấu 0 – 65.535 int 4 Int32 Số nguyên có dấu –2.147.483.647 và 2.147.483.647 uint 4 Uint32 Số nguyên không dấu 0 – 4.294.967.295 float 4 Single Kiểu dấu chấm động, giá trị xấp xỉ từ 3,4E- 38 đến 3,4E+38, với 7 chữ số có nghĩa double 8 Double Kiểu dấu chấm động có độ chính xác gấp đôi, giá trị xấp xỉ từ 1,7E-308 đến 1,7E+308, với 15,16 chữ số có nghĩa. decimal 8 Decimal Có độ chính xác đến 28 con số và giá trị thập phân, được dùng trong tính toán tài chính, kiểu này đòi hỏi phải có hậu tố “m” hay “M” theo sau giá trị. Bảng 4.2 : Mô tả các kiểu dữ liệu xây dựng sẵn. Ghi chú: Kiểu giá trị logic chỉ có thể nhận được giá trị là true hay false mà thôi. Một giá trị nguyên không thể gán vào một biến kiểu logic trong C# và không có bất cứ chuyển đổi ngầm định nào. Điều này khác với C/C++, cho phép biến logic được gán giá trị nguyên, khi đó giá trị nguyên 0 là false và các giá trị còn lại là true. Chuyển đổi các kiểu dữ liệu Những đối tượng của một kiểu dữ liệu này có thể được chuyển sang những đối tượng của một kiểu dữ liệu khác thông qua cơ chế chuyển đổi tường minh hay ngầm định. Chuyển đổi nhầm định được thực hiện một cách tự động, trình biên dịch sẽ thực hiện công việc này. Còn chuyển đổi tường minh diễn ra khi chúng ta gán ép một giá trị cho kiểu dữ liệu khác. Việc chuyển đổi giá trị ngầm định được thực hiện một cách tự động và đảm bảo là không mất thông tin. Ví dụ, chúng ta có thể gán ngầm định một số kiểu short (2 byte) vào một số kiểu int (4 byte) một cách ngầm định. Sau khi gán hoàn toàn không mất dữ liệu vì bất cứ giá trị nào của short cũng thuộc về int: short x = 10;
  30. int y = x; // chuyển đổi ngầm định Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện chuyển đổi ngược lại, chắc chắn chúng ta sẽ bị mất thông tin. Nếu giá trị của số nguyên đó lớn hơn 32.767 thì nó sẽ bị cắt khi chuyển đổi. Trình biên dịch sẽ không thực hiện việc chuyển đổi ngầm định từ số kiểu int sang số kiểu short: short x; int y = 100; x = y; // Không biên dịch, lỗi !!! Để không bị lỗi chúng ta phải dùng lệnh gán tường minh, đoạn mã trên được viết lại như sau: short x; int y = 500; x = (short) y; // Ép kiểu tường minh, trình biên dịch không báo lỗi 5. Cấu trúc điều khiển  Câu lệnh if else Câu lệnh phân nhánh if else dựa trên một điều kiện. Điều kiện là một biểu thức sẽ được kiểm tra giá trị ngay khi bắt đầu gặp câu lệnh đó. Nếu điều kiện được kiểm tra là đúng, thì câu lệnh hay một khối các câu lệnh bên trong thân của câu lệnh if được thực hiện. Trong câu điều kiện if else thì else là phần tùy chọn. Các câu lệnh bên trong thân của else chỉ được thực hiện khi điều kiện của if là sai. Do vậy khi câu lệnh đầy đủ if else được dùng thì chỉ có một trong hai if hoặc else được thực hiện. Ta có cú pháp câu điều kiện if else sau: if (biểu thức điều kiện) [else ]
  31. Nếu các câu lệnh trong thân của if hay else mà lớn hơn một lệnh thì các lệnh này phải được bao trong một khối lệnh, tức là phải nằm trong dấu khối { }: Như trình bày bên trên do else là phần tùy chọn nên được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ]. Ví dụ: using System; class ExIfElse { static void Main() { int var1 = 10; int var2 = 20; if ( var1 > var2) Console.WriteLine( “var1: {0} > var2:{1}”, var1, var2); } else { Console.WriteLine( “var2: {0} > var1:{1}”, var2, var1); } var1 = 30; if ( var1 > var2) { var2 = var1++; {
  32. Console.WriteLine( “Gan gia tri var1 cho var2”); Console.WriteLine( “Tang bien var1 len mot ”); Console.WritelLine( “Var1 = {0}, var2 = {1}”, var1, var2); } else { var1 = var2; Console.WriteLine( “Thiet lap gia tri var1 = var2” ); Console.WriteLine( “var1 = {0}, var2 = {1}”, var1, var2 ); } } } Kết quả: Gan gia tri var1 cho var2 Tang bien var1 len mot Var1 = 31, var2 = 30 6. Cấu trúc lặp C# cung cấp một bộ mở rộng các câu lệnh lặp, bao gồm các câu lệnh lặp for, while và do while. Ngoài ra ngôn ngữ C# còn bổ sung thêm một câu lệnh lặp foreach, lệnh này mới đối với người lập trình C/C++ nhưng khá thân thiện với người lập trình VB. Cuối cùng là các câu lệnh nhảy như goto, break, continue, và return.  Câu lệnh nhảy goto Lệnh nhảy goto là một lệnh nhảy đơn giản, cho phép chương trình nhảy vô điều kiện tới một vị trí trong chương trình thông qua tên nhãn. Tuy nhiên việc
  33. sử dụng lệnh goto thường làm mất đi tính cấu trúc thuật toán, việc lạm dụng sẽ dẫn đến một chương trình nguồn mà giới lập trình gọi là “mì ăn liền” rối như mớ bòng bong vậy. Hầu hết các người lập trình có kinh nghiệm đều tránh dùng lệnh goto. Sau đây là cách sử dụng lệnh nhảy goto:  Tạo một nhãn  goto đến nhãn Nhãn là một định danh theo sau bởi dấu hai chấm (:). Thường thường một lệnh goto gắn với một điều kiện nào đó, ví dụ 3.10 sau sẽ minh họa các sử dụng lệnh nhảy goto trong chương trình. Ví dụ: using System; public class UsingGoto { public static int Main() { int i = 0; lap: // nhãn Console.WriteLine(“i:{ 0}”,i); i++; if ( i < 10 ) goto lap; // nhãy về nhãn lap return 0; } } Kết quả: i:0 i:1
  34. i:2 i:3 i:4 i:5 i:6 i:7 i:8 i:9 Nếu chúng ta vẽ lưu đồ của một chương trình có sử dụng nhiều lệnh goto, thì ta sẽ thấy kết quả rất nhiều đường chồng chéo lên nhau, giống như là các sợi mì vậy. Chính vì vậy nên những đoạn mã chương trình có dùng lệnh goto còn được gọi là “spaghetti code”. Việc tránh dùng lệnh nhảy goto trong chương trình hoàn toàn thực hiện được, có thể dùng vòng lặp while để thay thế hoàn toàn các câu lệnh goto.  Vòng lặp while Ý nghĩa của vòng lặp while là: “Trong khi điều kiện đúng thì thực hiện các công việc này”. Cú pháp sử dụng vòng lặp while như sau: while (Biểu thức) Biểu thức của vòng lặp while là điều kiện để các lệnh được thực hiện, biểu thức này bắt buộc phải trả về một giá trị kiểu bool là true/false. Nếu có nhiều câu lệnh cần được thực hiện trong vòng lặp while thì phải đặt các lệnh này trong khối lệnh. Ví dụ 3.11 minh họa việc sử dụng vòng lặp while.  Vòng lặp do while Đôi khi vòng lặp while không thoả mãn yêu cầu trong tình huống sau, chúng ta muốn chuyển ngữ nghĩa của while là “chạy trong khi điều kiện đúng” thành ngữ nghĩa khác như “làm điều này trong khi điều kiện vẫn còn đúng”. Nói cách khác thực hiện một hành động, và sau khi hành động được hoàn thành thì kiểm tra điều kiện. Cú pháp sử dụng vòng lặp do while như sau:
  35. do while ( điều kiện ) Ở đây có sự khác biệt quan trọng giữa vòng lặp while và vòng lặp do while là khi dùng vòng lặp do while thì tối thiểu sẽ có một lần các câu lệnh trong do while được thực hiện. Điều này cũng dễ hiểu vì lần đầu tiên đi vào vòng lặp do while thì điều kiện chưa được kiểm tra.  Vòng lặp for Vòng lặp for bao gồm ba phần chính: Khởi tạo biến đếm vòng lặp Kiểm tra điều kiện biến đếm, nếu đúng thì sẽ thực hiện các lệnh bên trong vòng for Thay đổi bước lặp. Cú pháp sử dụng vòng lặp for như sau: for ([ phần khởi tạo] ; [biểu thức điều kiện]; [bước lặp])  Câu lệnh lặp foreach Vòng lặp foreach cho phép tạo vòng lặp thông qua một tập hợp hay một mảng. Đây là một câu lệnh lặp mới không có trong ngôn ngữ C/C++. Câu lệnh foreach có cú pháp chung như sau: foreach ( in ) Do lặp dựa trên một mảng hay tập hợp nên toàn bộ vòng lặp sẽ duyệt qua tất cả các thành phần của tập hợp theo thứ tự được sắp. Khi duyệt đến phần tử cuối cùng trong tập hợp thì chương trình sẽ thoát ra khỏi vòng lặp foreach. BÀI 2: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WINDOWS FORM 1. Sử dụng Visual Studio 2008 Khởi động . Bước 1: Khởi động Visual Studio 2008
  36. Start | All Programs | Microsoft Visual Studio 2008 | Microsoft Visual Studio 2008 . Bước 2: Vào menu File | New | Project . Bước 3: Khai báo - Mở hộp ToolBox: Menu View | ToolBox chứa các control - Mở cửa sổ Properties: Menu View | Properties chứa thuộc tính - Mở cửa sổ Solution Explorer: Menu View | Solution Explorer cửa sổ Project xuất hiện. . Bước 4: Thiết kế Form – Viết code - Thiết kế form: Nhắp vào View Designer (trong cửa số Solution Explorer) - Viết code: Nhắp vào View Code (trong cửa số Solution Explorer) . Bước 5: Để chạy chương trình, nhấn F5 hoặc nhắp vào nút Để dừng chương trình, nhấn Shift + F5 hoặc nhắp vào nút * Các thao tác với Project / Solution Tạo Project C1. Vào menu File | New | Project C2. Ctrl + Shift + N C3. Chọn công cụ New Project trên thanh Standart Mở Project / Solution: C1. Vào menu File | Open | Project /
  37. Solution C2. Ctrl + Shift + O Lưu Project / Solution C1. Vào menu File | Save All C2. Chọn công cụ Save All trên thanh Standart Đóng Solution: Vào menu File | Close Solution Màn hình giao diện của Windows Forms Cửa sổ thiết kế Form (Designer): Cửa sổ thiết viết code: C1. Vào menu Project | Add New Item C2. Chọn công cụ Add New Item trên thanh Standart b2. Khai báo + Categories: chọn Windows Forms + Templates: chọn Windows Form + Name: đặt tên Form b3. Nhắp Add Thêm một Form có sẵn vào Project: b1. Vào menu Project | Add Existing Item b2.
  38. Chọn Form b3. Nhắp Add Xóa bỏ một Form đang có trong Project: b1. Chọn Form cần gỡ bỏ (ở cửa sổ Solution Explorer) b2. Vào menu Edit | Delete Lưu Form - Vào menu File | Save Form.cs - Ctrl + S * Ghi chú - Ta đem “bỏ vào” form các đối tượng như: Label, TextBox, Button, + Label, TextBox, Button, được gọi là control hay còn gọi là component. + Form được gọi là control “chứa”. - Khi thay đổi nội dung của Label, TextBox, Button, ta thay đổi vào Text. Text được gọi là Property của control. 2. Các control cơ bản 2.1 Control và properties - Control là lớp (class) các thành phần được thêm vào Windows Forms để tương tác giữa người sử dụng với Windows. - Có rất nhiều loại control trong Windows Forms như: Label, TextBox, ListBox, ComboBox, Button, - Các control sử dụng trên Windows Forms dùng namespace System.Windows.Forms. - Properties là những thông tin mà ta có thể thay đổi nội dung, cách trình bày của người thiết kế để ứng dụng vào control. - Mỗi lớp (class) có nhiều property khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số property giống nhau được xây dựng từ lớp ban đầu. * Bảng trình bày các thuộc tính (Properties) giống nhau Thuộc tính Mô tả Anchor Có 4 hướng được định nghĩa là: top, bottom, left, right để cố định (neo). Khi control chứa nó thay đổi kích thước thì nó sẽ bị thay đổi kích thước nếu nếu các hướng left / right / top / BackColor Màu nền của control. bottom bị cố định (neo). Bottom Là khoảng cách theo chiều dọc từ cạnh đáy của control đến cạnh trên của control chứa nó. Dock Giống như Anchor nhưng việc cố định (neo) này theo một cạnh nào đó Enabled củaControl control được (hoặc phép cả 4tương cạnh) tácvới (True)control haychứa không nó. được phép tương tác ForeColor (False))Màu chữ với của người control. dùng.
  39. Height Là chiều cao của control tính từ cạnh trên của control đến cạnh dưới của control. Left Là khoảng cách theo chiều ngang từ cạnh trái của control đến cạnh trái của control chứa nó. Name Tên của control. Parent Chỉ đến control chứa control hiện hành. Right Là khoảng cách theo chiều ngang từ cạnh phải của control đến cạnh trái của control chứa nó. TabIndex Thứ tự focus khi nhấn phím Tab (trên bàn phím) của control so với các control khác cùng nằm trong control chứa nó. TabStop Chỉ định control có được phép “bắt” (True) / không được phép “bắt” (False) phím Tab. Nếu không được phép thì TabIndex Tag Làcũng nhãn không phân dùng biệt được.giữa các control giống nhau trong cùng form. Text Nội dung hiện trong control. Top Là khoàng cách theo chiều dọc từ cạnh trên của control đến cạnh trên của control chứa nó. Visible Cho phép control hiện (True) / không hiện (False) khi chạy ứng dụng. Width Là chiều rộng của control tính từ cạnh trái của control đến cạnh phải của control. Bảng trình bày các phương thức (Method) xử lý trên chuỗi Phương thức Mô tả Clear() Xóa nội dung ResetText() Xóa nội dung Text Trim() Cắt bỏ khoảng trắng thừa hai bên chuỗi 2.2 Các control cơ bản 2.2.1 Label ( ) Công dụng: - Hiển thị chuỗi ký tự không thay đổi trên form (nhãn). Tạo Label: - Chọn công cụ - Rê chuột và vẽ Label trên form. Thuộc tính: Thuộc tính Mô tả AutoSize Điều chỉnh kích thước đối tượng cho vừa với chiều dài chuỗi ký Font tự Name Quy định font chữ cho văn bản Bold True: đậm / False: bỏ đậm Italic True: nghiêng / False: bỏ nghiêng
  40. Size Quy định cỡ chữ cho văn bản Underlin True: gạch dưới / False: bỏ gạch dưới TextAligne Canh lề (Left / Center / Right) 2.2.2 TextBox Công dụng: - Dùng trình bày văn bản và cho phép người dùng được thay đổi nội dung văn bản. - Công dụng chính là cho người dùng nhập văn bản. Tạo TextBox: - Chọn công cụ - Rê chuột và vẽ TextBox trên form. Thuộc tính: Thuộc tính Mô tả PasswordCh Quy định ký tự hiển thị cho ô mật khẩu. Multilinear True: hiện thanh cuộn / False: không hiện thanh cuộn ScrollBars Thanh cuộn (None / Horizontal / Vertical / Both) 2.2.3 Button ( ) Công dụng: - Dùng để thực thi lệnh. - Khi nhắp chuột lên button, chương trình nhận được tín hiệu Click và lệnh được thi hành. Tạo Button: - Chọn công cụ - Rê chuột và vẽ Button trên form.Thuộc tính: Thuộc tính Mô tả Text Nhập nội dung vào Button 2.2.4 CheckBox ( ) Công dụng: - Cho phép người dùng chọn hoặc không chọn. Tạo CheckBox: - Chọn công cụ - Rê chuột và vẽ CheckBox trên form. Thuộc tính: Thuộc tính Mô tả Checked Không có dấu check (False) / Có dấu check (True) Ví dụ 3.1: * Khởi tạo một ứng dụng Windows Forms Application, lưu với tên là Vi Du 3.1 như sau:
  41. * Yêu cầu: - Nhập: + Username vào TextBox Tên đăng nhập (Name: txtUser) + Password vào TextBox Mật khẩu (Name: txtPass) - Chọn hoặc không chọn ô CheckBox Ghi nhớ (Name: chkNho) - Nhắp button Đăng nhập thì hiện ra hộp thông báo chứa Tên đăng nhập, Mật khẩu; Và “Bạn có ghi nhớ” (nếu chkNho có đánh dấu chọn). - Nhắp button Xóa thì xóa trống TextBox Tên đăng nhập và TextBox Mật khẩu, đồng thời di chuyển con trỏ vào txtUser. - Nhắp button Dừng thì dừng chương trình. * Hướng dẫn: - Thiết kế Form như yêu cầu, trong đó form có các thuộc tính sau: + AutoSize: True + Font: Times New Roman + Size: 12 + Text: Form Đăng Nhập + Icon: logo.ico - Nhắp đúp vào button Đăng nhập, thêm đoạn code sau: string thongbao; thongbao = "Tên đăng nhập là: " ; thongbao += this.txtUser.Text ; thongbao += "\n\rMật khẩu là: " ; thongba += this.txtPass.Text; if (this.chkNho.Checked==true) { thongbao += "\n\rBạn có ghi nhớ."; } MessageBox.Show(thongbao,"Thông báo"); - Nhắp đúp vào button Xóa, thêm đoạn code sau: this.txtUser.Clear(); this.txtPass.Clear();
  42. this.txtUser.Focus(); - Nhắp đúp vào button Dừng, thêm đoạn code sau: Application.Exit(); + Có thể thay button Xóa bằng button Reset với đoạn code như sau: this.txtUser.ResetText(); this.txtPass.ResetText(); this.txtUser.Focus(); * Phần Bổ sung: MessageBox.S how: hiện hộp thông báo MessageBox.Show("Thông báo" , "Tiêu đề"); MessageBox.Show("Thông báo", "Tiêu đề", Buttons, Icon); + Buttons (nút lệnh): MessageBoxButtons.OK MessageBoxButtons.OKCancel MessageBoxButtons.YesNo MessageBoxButtons.YesNoCancel + Icon (biểu tượng): MessageBoxIcon.Information MessageBoxIcon.Question MessageBoxIcon.Warning + DialogResult (kết quả trả về): DialogResult.Ok DialogResult.Yes Dừng chương trình: this.Close(); Application.Exit(); 2.2.5 Event (sự kiện) là gì? - Sự kiện là những phản ứng của đối tượng. Nói cách khác, sự kiện là những tín hiệu phát ra khi người dùng thao tác trên đối tượng. - Nhờ có event, người lập trình sẽ nhận được những tín hiệu và xử lý những tín hiệu đó để phản hồi lại cho người dùng, tạo nên sự nhịp nhàng cho chương trình. Bảng trình bày các sự kiện (Events) của control Sự kiện Mô tả Click Gọi đến khi control bị Click. Trong một vài control, event này cũng xảy ra khi người dùng nhấn phím Enter. DoubleClic Gọi đến khi control bị Double-Click. Trong một vài control, k event này không báo giờ được gọi. Ví dụ: control Button. DragDrop Gọi đến khi việc “Drag and Drop” được hoàn tất. DragEnter Gọi đến khi đối tượng vừa được “Drag” đến biên của control. DragLeave Gọi đến khi đối tượng vừa được “Drag” ra ngoài biên của DragOver Gọicontrol. đến khi đối tượng được “Drag” bên trong control. KeyDown Gọi đến khi vừa bấm một phím bất kỳ từ 1 control đang focus. Sự kiện này luôn được gọi trước sự kiện KeyUp.
  43. KeyPress Gọi đến khi vừa bấm một phím bất kỳ từ 1 control được focus. Sự kiện này được gọi sau sự kiện KeyUp. KeyUp Gọi đến khi vừa bấm một phím bất kỳ rồi thả ra từ 1 control đang focus. GotFocus SựGọi kiện đến nàykhi controlluôn được được gọi focus. sau sự kiện KeyDown. LostFocus Gọi đến khi control bị mất focus. MouseDow Gọi đến khi con trỏ chuột nằm trên 1 control và nút chuột n được nhắp MouseMov nhưngGọi đến chưa khi thảcon ra.trỏ chuột đi qua 1 control. MouseUpe Gọi đến khi con trỏ chuột nằm trên 1 control và nút chuột vừa Paint Gọiđược đến thả. khi control được vẽ. Validated Gọi đến khi control focus, property CaucesValidation được đặt là true và sau khi gọi việc kiểm tra bằng Validating. Validating Gọi đến khi control mất focus, property CaucesValidation được đặt là true. 2.2.6 ListBox ( ) Công dụng: - Dùng để hiển thị một danh sách các lựa chọn. Tạo ListBox: - Chọn công cụ - Rê chuột và vẽ ListBox trên form. Thuộc tính: Thuộc tính Mô tả Items Các mục giá trị trong ListBox SelectedItem Item được chọn Phương thức Mô tả Add("chuỗi") Thêm một mục giá trị là "chuỗi" ToString() Trả về chuỗi ký tự được chọn * Nhập giá trị vào ListBox: .Items.Add ("Chuỗi") ; * Lấy giá trị trong ListBox: .SelectedItem.ToString() ; * Khởi tạo một ứng dụng Windows Forms Application, lưu với tên là Vi Du 4.1 như sau: * Yêu cầu: - ListBox lstWeb (Liên kết website) chứa các giá trị: + Tuổi trẻ + Thanh niên + VNExpress
  44. + Dân trí + Công an - TextBox txtKQ (chứa kết quả) để trống. - Nhắp button btnOk (Ok) sẽ hiện trong txtKQ tên website được chọn ở lstWeb. - Nhắp button btnReset (Reset) sẽ xóa trống txtKQ. * Hướng dẫn: - Thiết kế Form như yêu cầu, trong đó form có các thuộc tính sau: + AutoSize: True + Font: Times New Roman + Size: 12 + Text: FormWebLinks - Nhắp đúp vào button Ok rồi thêm đoạn code sau: this.txtKQ.Text = "Bạn đã chọn website "; this.txtKQ.Text += this.lstWeb.SelectedItem.ToString(); - Nhắp đúp vào button Reset rồi thêm đoạn code sau: this.txtKQ.ResetText(); * Cải tiến: Ta có thể đưa các giá trị của lstWeb trong Form1_Load. + Thiết kế lại form như sau + Nhắp đúp chuột vào nền form, rồi gõ đoạn code this.lstWeb.Items.Add("Tuổi trẻ"); this.lstWeb.Items.Add("Thanh niên"); this.lstWeb.Items.Add("VNExpress"); this.lstWeb.Items.Add("Dân trí"); this.lstWeb.Items.Add("Công an"); this.lstWeb.SelectedItem = "Tuổi trẻ"; 2.2.7 ComboBox ( ) Công dụng: - Dùng để hiển thị một danh sách các lựa chọn / hoặc nhập vào một giá trị. Tạo ComboBox: - Chọn công cụ - Rê chuột và vẽ ComboBox trên form. Thuộc tính: Thuộc tính Mô tả
  45. DisplayMemb Gán nội dung thể hiện trên ComboBox Itemser Liệt kê các mục giá trị trong ComboBox SelectedItem Lấy Item được chọn SelectedText Lấy nội dung thể hiện trên ComboBox từ DisplayMember SelectedValue Lấy giá trị từ ValueMember ValueMember Gán giá trị cho ComboBox * Khởi tạo một ứng dụng Windows Forms Application, lưu với tên là * Yêu cầu: Thực hiện giống như Ví dụ 4.1, nhưng thay ListBox bằng ComboBox cbWeb. 2.2.8 RadioButton ( ) Công dụng: - Dùng để chọn một trong các lựa chọn trong danh sách. Tạo RadioButton: - Chọn công cụ - Rê chuột và vẽ RadioButton trên form. Thuộc tính: Thuộc tính Mô tả Checked Không có dấu chọn (False) / Có dấu chọn (True) 2.2.9 GroupBox ( ) Công dụng: - Tạo ra một nhóm. GroupBox: - Chọn công cụ - Rê chuột và vẽ GroupBox trên form. Thuộc tính: Thuộc tính Mô tả BackgroundImage Hình nền BackgroundImageLay None / Tile / Center / Stretch / Zoom *out * Khởi tạo một ứng dụng Windows Forms Application, lưu với tên là:
  46. * Yêu cầu: - Nhập họ và tên vào TextBox txtHoTen - Chọn kiểu chữ + Radio Button (rad1): chữ thường + Radio Button (rad2): chữ HOA - Nhắp vào Button Kết quả (btnKQ) sẽ in họ và tên bằng kiểu chữ được chọn trong TextBox txtKQ. - Nhắp vào Button Xóa (btnXoa) sẽ xóa trống txtHoTen, txtKQ, rad1 được chọn và đưa con trỏ vào ô TextBox txtHoTen. * Hướng dẫn: - Thiết kế Form như yêu cầu, trong đó form có các thuộc tính sau: + AutoSize: True + Font: Times New Roman 3. Menu và ToolBar 3.1 MenuStrip ( ) a. Công dụng: - Tạo menu. b. Tạo MenuStrip: - Nhắp đúp vào control . - Nhập menu. 3.2 ToolStrip ( ) a. Công dụng: - Tạo ra toolbar. b. Tạo ToolStrip: - Chọn công cụ - Kéo control ToolStrip vào trong form. - Bấm vào ToolStrip vừa tạo, ta có thể tạo ra các tool (công cụ) như: Label, TextBox, Button, ComboBox, DropDownButton .
  47. * Tạo ứng dụngWindows Forms Application như hình. * Hướng dẫn: dùng RichTextBox, MenuStrip và ToolStrip. 4. Common Dialog (Hộp thoại dùng chung) FontDialog ( ) a. Công dụng: - Tạo ra hộp thoại Font. b. Tạo FontDialog: - Nhắp đúp vào control OpenFileDialog ( ) a. Công dụng: - Tạo ra hộp thoại Open File. b. Tạo OpenFileDialog: - Nhắp đúp vào control SaveFileDialog ( ) a. Công dụng: - Tạo ra hộp thoại Save File. b. Tạo SaveFileDialog: - Nhắp đúp vào control PrintPreviewDialog ( ) a. Công dụng: - Xem trước khi in. b. Tạo SaveFileDialog: - Nhắp đúp vào control PrintDialog ( ) a. Công dụng: - Tạo ra hộp thoại Print File.
  48. b. Tạo PrintDialog: - Nhắp đúp vào control FolderBrowserDialog ( ) a. Công dụng: - Tạo ra hộp thoại Browser. b. Tạo FolderBrowserDialog: - Nhắp đúp vào control
  49. BÀI 3: MẢNG VÀ NGOẠI LỆ 1. Mảng 1 chiều 1.1 Định nghĩa - Mảng là một tập hợp có thứ tự của những đối tượng (objects), tất cả các đối tượng này có cùng một kiểu dữ liệu. - Mảng trong ngôn ngữ C# sử dụng những phương thức và các thuộc tính. Thể hiện của mảng trong C# có thể truy cập những phương thức và các thuộc tính của System.Array. - Một số các thuộc tính và phương thức của lớp System.Array: Thành viên Mô tả Sort() Phương thức sắp xếp giá trị tăng dần trong mảng một chiều Reverse() Phương thức sắp xếp giá trị giảm dần trong mảng một chiều Length Thuộc tính chiều dài của mảng SetValue() Phương thức thiết lập giá trị cho một thành phần xác định trong 1.2 Khai báo mảng:mảng [] ; Ví dụ: int[] myIntArray ; Tạo thể hiện của mảng: sử dụng từ khóa new Ví dụ: myIntArray = new int[5] ; 1.3 Khởi tạo thành phần của mảng - Tạo thể hiện của mảng đồng thời với khởi tạo các giá trị: + Cách 1: int[] myIntArray = new int[5] {2, 4, 6, 8, 10}; + Cách 2: int[] myIntArray = {2, 4, 6, 8, 10}; - Các khai báo trên sẽ thiết lập bên trong bộ nhớ một mảng chứa 5 số nguyên. Chú ý: Không thể thiết lập lại kích thước cho mảng. 1.4 Giá trị mặc định: - Khi chúng ta tạo một mảng có kiểu dữ liệu giá trị, mỗi thành phần sẽ chứa giá trị mặc định của kiểu dữ liệu. Ví dụ: Với khai báo int myIntArray = new int[5] ; thì: - Mỗi thành phần của mảng được thiết lập giá trị là 0 (giá trị mặc định của số nguyên). - Những kiểu tham chiếu trong một mảng không được khởi tạo giá trị mặc định, chúng
  50. được khởi tạo giá trị null. 1.5 Duyệt mảng 1 chiều: for (int i=0; i [ , ] Ví dụ: int[ , ] myRectangularArray ; Khởi tạo thành phần của mảng int[] myRectangularArray = new int[sodong , socot] ; Duyệt mảng 2 chiều for (int i = 0; i < sodong; i++) { for (int j = 0; j < socot; j++) { 3. String Tạo một chuỗi Chuỗi hằng string TenChuoi = "Chuỗi" ; Ví dụ: string thongbao = "Đây là một câu thông báo." ; Chú ý: Ta có 2 khai báo chuỗi sau là như nhau string chuoi = "Dong mot \n Dong hai"; string chuoi = @"Dong mot Dong hai";
  51. Chuỗi dùng phương thức ToString Ví dụ: int myInt = 9 ; string intString = myInt.ToString(); Thao tác trên chuỗi Lớp string cung cấp rất nhiều các phương thức để so sánh, tìm kiếm, thay thế ; các phương thức này được trình bày trong bảng sau: Phương Ý nghĩa Compare()thức So sánh hai chuỗi (Chuỗi 1 ? Chuỗi 2) = (-1 ; 0 ; 1) tương ứng Concat() Nối( ) EndsWidth() Xem chuỗi có kết thúc bằng một nhóm ký tự xác định hay IndexOf() Chỉkhông. ra vị trí xuất hiện đầu tiên của một chuỗi con trong chuỗi Insert() Trảlớn. về một chuỗi mới đã được chèn thêm. LastIndexOf Chỉ ra vị trí xuất hiện cuối cùng của một chuỗi con trong chuỗi Length() Chiềulớn. dài của chuỗi. Remove() Xoá đi một chuỗi con. Replace() Thay thế chuỗi cũ bằng chuỗi mới. Split() Trả về chuỗi con được phân định bởi ký tự xác định. StartsWidth( Xem chuỗi có bắt đầu bằng một nhóm ký tự xác định hay Substring()) Lấykhông. chuỗi con. ToLower() Trả về bản sao của chuỗi ở kiểu chữ thường. ToUpper() Trả về bản sao của chuỗi ở kiểu chữ IN HOA. 4. Exception Khái niệm - Exception có thể được hiểu là bắt giữ lỗi với những đoạn mã hợp lệ để không tổn hại đến chương trình. - Lỗi có thể do nguyên nhân từ chính người sử dụng; hoặc có thể do những vấn đề không mong đợi khác như: thiếu bộ nhớ, thiếu tài nguyên hệ thống . - Một trình xử lý ngoại lệ là một khối lệnh chương trình được thiết kế xử lý các ngoại lệ mà chương trình phát sinh. - Xử lý ngoại lệ được thực thi trong trong câu lệnh catch. - Các câu lệnh có khả năng xảy ra ngoại lệ thực thi trong câu lệnh try. * Một cách lý tưởng, nếu một ngoại lệ được bắt và được xử lý thì chương trình có thể sửa chữa được vấn đề bị lỗi và tiếp tục thực hiện hoạt động. Thậm chí nếu chương trình không tiếp tục, bằng việc bắt giữ ngoại lệ chúng ta cũng có cơ hội để in ra những thông điệp có ý nghĩa và kết thúc chương trình một cách rõ ràng. Ví dụ: Khởi tạo một ứng dụng Windows Forms Application
  52. * Yêu cầu - Thiết kế form gồm: lbl1, txtSo1, lbl2, txtSo2, lbl3, txtKQ và các button (xem hình). - Nhập số vào 2 TextBox txtSo1 và TxtSo2. - Nhắp vào button Chia: + Nếu txtSo1, txtSo2 không phải là số; hoặc nhập vào txtSo2 là 0 thì báo lỗi: “Lỗi rồi!”. + Nếu txtSo1, txtSo2 là số thì xuất kết quả là txtSo1 / txtSo2 vào TextBox txtKQ. - Nhắp button Xóa thì xóa trống: TextBox txtS1, TextBox txtS2, Label lblKQ đồng thời đưa con trỏ vào TextBox txtS1. - Nhắp buuton Dừng thì dừng chương trình. * Hướng dẫn - Thiết kế form như yêu cầu. - Nhắp đúp vào button Chia, thêm vào đoạn code: // Xóa trống TextBox txtKQ txtKQ.ResetText(); // Đoạn code có xảy ra ngoại lệ khi thực hiện try { int so1 = int.Parse(this.txtSo1.Text); int so2 = int.Parse(this.txtSo2.Text); this.txtKQ.Text += (float)so1 / so2; } // Xử lý ngoại lệ catch (Exception ex) { this.txtKQ.Text = "Lỗi rồi!";}
  53. BÀI 4: LỚP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC 1. Khái niệm - Kiểu dữ liệu trong C# được định nghĩa là một lớp (class). - Thể hiện riêng của từng lớp được gọi là đối tượng (object). - Hai thành phần chính cấu thành một lớp (class) là thuộc tính / tính chất và phương thức (method) / hành động ứng xử của đối tượng. 2. Định nghĩa lớp ( Class ) Để định nghĩa một kiểu dữ liệu mới hay một lớp đầu tiên phải khai báo rồi sau đó mới định nghĩa các thuộc tính và phương thức của kiểu dữ liệu đó. Khai báo một lớp bằng cách sử dụng từ khoá class. Cú pháp đầy đủ của khai báo một lớp như sau: [Thuộc tính] [Bổ sung truy cập] class [: Lớp cơ sở] { } Thành phần thuộc tính của đối tượng sẽ được trình bày chi tiết trong chương sau, còn thành phần bổ sung truy cập cũng sẽ được trình bày tiếp ngay mục dưới. Định danh lớp chính là tên của lớp do người xây dựng chương trình tạo ra. Lớp cơ sở là lớp mà đối tượng sẽ kế thừa để phát triển ta sẽ bàn sau. Tất cả các thành viên của lớp được định nghĩa bên trong thân của lớp, phần thân này sẽ được bao bọc bởi hai dấu ({}). Ghi chú: Trong ngôn ngữ C# phần kết thúc của lớp không có đấu chấm phẩy giống như khai báo lớp trong ngôn ngữ C/C++. Tuy nhiên nếu người lập trình thêm vào thì trình biên dịch C# vẫn chấp nhận mà không đưa ra cảnh báo lỗi. Ví dụ: * Khởi tạo một ứng dụng Windows Forms Application, lưu với tên là Vi Du 7.1 như sau:
  54. * Yêu cầu - Thiết kế form gồm: lbl1, txtHoTen, lbl2, lblKQ, và các button (xem hình). - Tạo class Chuoi như sau: public class Chuoi { // Thuộc tính // Phương thức } + Trong phần thuộc tính, khai báo: string tenchuongtrinh = "Chương trình xử lý họ và tên!"; + Trong phần phương thức, khai báo các phương thức sau: // Phương thức public string In() { // In tên chương trình return tenchuongtrinh; } public string Ten(string hoten) { // Lấy tên int lio=hoten.LastIndexOf(" "); return hoten.Substring(lio+1, hoten.Length-lio-1); } public string HoLot(string hoten) { // Lấy họ và lót int lio = hoten.LastIndexOf(" "); return hoten.Substring(0,lio); } public int CountOfWord(string hoten) {
  55. // Đếm số từ trong chuỗi // Tạo ra hằng ký tự khoảng trắng const char Space =' '; // Gán giá trị cho chuỗi string s = hoten.Trim(); // Thực hiện việc chia chuỗi thành mảng > Đếm từ cWord = s.Split(Space)).Length ; // Gởi kết quả trả về return cWord; } Tham khảo thêm đoạn code sau: // Đếm số từ trong chuỗi HoTen int count = 0; string s = hoten.Trim(); for (int i = 0; i 0) count++; return count; public string Proper(string hoten) { // Đổi thành chữ Hoa Đầu Từ trong chuỗi txtHoTen // Tạo ra hằng ký tự khoảng trắng const char Space = ' '; // Gán giá trị cho chuỗi string s = hoten.Trim(); // Đổi chuỗi string kq = "Chuỗi rỗng!"; if (s.Length == 0) return kq; else { kq = ""; string [] s1 = s.Split(Space); foreach (string tu in s1) { string ss = tu[0].ToString(); kq += ss.ToUpper(); kq += tu.Substring(1,tu.Length-1); kq += " ";} return kq.Trim(); } 3. Phương thức ( Method ) Thuộc tính (Properties): Thuộc tính là những thông tin có thể thay đổi được. Thuộc tính truy cập Thuộc tính Giới hạn truy cập public Không hạn chế. Những thành viên được đánh dấu public có thể được dùng bất kỳ các phương thức của lớp, bao gồm cả những lớp khác. private Thành viên trong lớp được đánh dấu private chỉ được dùng các phương thức của lớp này mà thôi.
  56. Protected Thành viên trong lớp được đánh dấu protected chỉ được dùng các phương thức của lớp này; và các phương thức của lớp dẫn xuất từ lớp này. Internal Thành viên trong lớp được đánh dấu là internal được dùng các protected Thànhphương viênthức củatrong bất kỳlớp lớp được nào cùngđánh khối dấu hợp là ngữprotected với lớp internal internalnày. được dùng các phương thức của lớp này; các phương thức của lớp dẫn xuất từ lớp này; và các phương thức của bất kỳ lớp nào trong cùng khối hợp ngữ với lớp Phương thức (Method)này. - Phương thức (method) chính là các hàm (function) được tạo trong lớp (class). - Tên của phương thức thường được đặt theo tên của hành động. Tham số của phương thức - Các tham số theo sau tên phương thức và được bọc bên trong dấu ngoặc tròn (). - Mỗi tham số phải khai báo kèm theo kiểu dữ liệu. - Trong C# có 2 dạng truyền tham số: + Truyền tham chiếu: dùng thêm từ khóa ref. + Truyền tham trị b) Ví dụ: * Truyền tham số cho phương thức theo kiểu tham chiếu public class Hoandoi { public void HoanVi(ref int a, ref int b) { int c = a ; a = b ; b = c ; } } Khi đó: khi gọi hàm HoanVi ta phải truyền tham số dưới dạng tham chiếu như sau: HoanDoi s = new HoanDoi(); s.HoanVi(ref a, ref b);
  57. BÀI 5: LẬP TRÌNH KẾT NỐI CSDL 1. Tạo kết nối - Tên máy được sử dụng (SERVERNAME) là PC-PC - Database được sử dụng (DATABASENAME) là QuanLyBanHang, gồm có các table: + Nhanvien + HoaDon + Sanpham + ChiTietHoaDon + Khachhang + ThanhPho - Với quan hệ (Relationship) như sau: Khai báo namespace sử dụng using System.Data.SqlClient; Khai báo ở mức class // Chuỗi kết nối string strConnectionString = "Data Source=SERVERNAME;Initial Catalog=DATABASENAME;Integrated Security=True"; // Đối tượng kết nối SqlConnection conn = null; // Đối tượng đưa dữ liệu vào DataTable dtTABLENAME SqlDataAdapter daTABLENAME = null; // Đối tượng hiển thị dữ liệu lên Form DataTable dtTABLENAME = null; // Khởi động kết nối conn = new SqlConnection(strConnectionString); // Vận chuyển dữ liệu lên DataTable dtTABLENAME daTABLENAME = new SqlDataAdapter("SELECT * FROM TABLENAME",conn); dtTABLENAME = new DataTable();
  58. daTABLENAME.Fill(dtTABLENAME); Khai báo ở Form Load // Khởi động kết nối conn = new SqlConnection(strConnectionString); // Vận chuyển dữ liệu lên DataTable dtTABLENAME daTABLENAME = new SqlDataAdapter("SELECT * FROM TABLENAME",conn); dtTABLENAME = new DataTable(); daTABLENAME.Fill(dtTABLENAME); Giải phóng tài nguyên . Chuyển Form về chế độ Design View . Ở cửa sổ properties của form đang chọn, click Events . Nhắp đúp lên sự kiện FormClosing . Viết code cho sự kiện này như sau: // Giải phóng tài nguyên dtTABLENAME.Dispose(); dtTABLENAME = null; // Hủy kết nối conn = null; 2. Sử dụng control 3. Các thao tác trên dữ liệu Xóa (btnXoa): xóa record hiện hành ra khỏi table KhachHang. * Hướng dẫn: - Xóa: Nhắp đúp vào Button Xóa, thực hiện như sau // Mở kết nối
  59. conn.Open (); try { // Thực hiện lệnh SqlCommand cmd = new SqlCommand(); cmd.Connection = conn; cmd.CommandType = CommandType.Text; // Lấy thứ tự record hiện hành int r = dgvKHACHHANG.CurrentCell.RowIndex; // Lấy MaKH của record hiện hành string strMAKH = dgvKHACHHANG.Rows[r].Cells[0].Value.ToString(); // Viết câu lệnh SQL cmd.CommandText = System.String.Concat("Delete From KhachHang Where MaKH='" + strMAKH + "'"); cmd.CommandType = CommandType.Text; cmd.ExecuteNonQuery(); // Cập nhật lại DataGridView LoadData(); // Thông báo MessageBox.Show("Đã xóa xong!"); } catch (SqlException) { MessageBox.Show("Không xóa được. Lỗi rồi!!!"); } // Đóng kết nối conn.Close(); + 4 TextBox: txtMaKH, txtTenCty, txtDiachi, txtDienthoai + 1 ComboBox: cbThanhpho - 4 Button: btnThem, btnSua, btnLuu, btnHuy * Yêu cầu: - Thiết kế không cho người dùng thao tác (Enabled = false) khi load form: + Panel + Các Button Lưu, Hủy - Điều chỉnh lại thuộc tính (properties) của DataGridView + AllowUserToAddRows = False + EditMode = EditProgrammatically - Khi Form load: đưa dữ liệu từ table KhachHang lên DataGridView (dgvKHACHHANG), có bẫy lỗi. - Nhắp vào Button ReLoad: load lại nội dung table KhachHang lên dgvKHACHHANG - Nhắp vào Button Thêm: + Xóa trống các đối tượng trong Panel.
  60. + Cho phép nhập thông tin khách hàng vào các đối tượng trên Panel + Không cho phép thao tác trên các Button: Thêm, Sửa, Xóa, Thoát. + Cho phép thao tác trên các Button: Lưu, Hủy. - Nhắp vào Button Sửa: + Đưa thông tin của khách hàng đang được chọn trong DataGridView lên Panel. + Cho phép nhập / sửa thông tin khách hàng vào / trong các đối tượng trên Panel. + Không cho phép thao tác trên các Button: Thêm, Sửa, Xóa, Thoát. + Cho phép thao tác trên các Button: Lưu, Hủy. - Nhắp vàp Button Lưu. + Insert / Update thông tin khách hàng từ Panel vào table KhachHang. + ReLoad lại DataGridView - Nhắp vàp Button Hủy: + Xóa trống các đối tượng trong Panel. + Không cho phép nhập thông tin khách hàng vào các đối tượng trên Panel Hướng dẫn: - Thiết kế bổ sung Panel với 4 TextBox và 1 ComboBox, Panel có Enabled = false - Ờ mức class, bổ sung khai báo biến như sau: // Khai báo biến kiểm tra việc Thêm hay Sửa dữ liệu bool Them; - Hàm LoadData(): bổ sung dưới hàng // Đưa dữ liệu lên DataGridView dgvKHACHHANG.DataSource = dtKhachHang; đoạn code sau // Xóa trống các đối tượng trong Panel this.txtMaKH.ResetText(); this.txtTenCty.ResetText(); this.txtDiaChi.ResetText(); this.txtDienThoai.ResetText();
  61. // Không cho thao tác trên các nút Lưu / Hủy this.btnLuu.Enabled = false; this.btnHuy.Enabled = false; this.panel.Enabled = false; // Cho thao tác trên các nút Thêm / Sửa / Xóa / Thoát this.btnThem.Enabled = true; this.btnSua.Enabled = true; this.btnXoa.Enabled = true; this.btnThoat.Enabled = true; - Thêm: nhắp đúp vào button Thêm, bổ sung đoạn code // Kich hoạt biến Them Them = true; // Xóa trống các đối tượng trong Panel this.txtMaKH.ResetText(); this.txtTenCty.ResetText(); this.txtDiaChi.ResetText(); this.txtDienThoai.ResetText(); // Cho thao tác trên các nút Lưu / Hủy / Panel this.btnLuu.Enabled = true; this.btnHuy.Enabled = true; this.panel.Enabled = true; // Không cho thao tác trên các nút Thêm / Xóa / Thoát this.btnThem.Enabled = false; this.btnSua.Enabled = false; this.btnXoa.Enabled = false; this.btnThoat.Enabled = false; // Đưa dữ liệu lên ComboBox this.cbThanhPho.DataSource = dtThanhPho; this.cbThanhPho.DisplayMember = "TenThanhPho"; this.cbThanhPho.ValueMember = "ThanhPho"; // Đưa con trỏ đến TextField txtMaKH this.txtMaKH.Focus(); - Sửa: Nhắp đúp vào button Sửa, bổ sung đoạn code
  62. // Kích hoạt biến Sửa Them = false; // Đưa dữ liệu lên ComboBox this.cbThanhPho.DataSource = dtThanhPho; this.cbThanhPho.DisplayMember = "TenThanhPho"; this.cbThanhPho.ValueMember = "ThanhPho"; // Cho phép thao tác trên Panel this.panel.Enabled = true; // Thứ tự dòng hiện hành int r = dgvKHACHHANG.CurrentCell.RowIndex; // Chuyển thông tin lên panel this.txtMaKH.Text = dgvKHACHHANG.Rows[r].Cells[0].Value.ToString(); this.txtTenCty.Text = dgvKHACHHANG.Rows[r].Cells[1].Value.ToString(); this.txtDiaChi.Text = dgvKHACHHANG.Rows[r].Cells[2].Value.ToString(); this.cbThanhPho.SelectedValue = dgvKHACHHANG.Rows[r].Cells[3].Value.ToString(); this.txtDienThoai.Text = dgvKHACHHANG.Rows[r].Cells[4].Value.ToString(); // Cho thao tác trên các nút Lưu / Hủy / Panel this.btnLuu.Enabled = true; this.btnHuy.Enabled = true; this.panel.Enabled = true; // Không cho thao tác trên các nút Thêm / Xóa / Thoát this.btnThem.Enabled = false; this.btnSua.Enabled = false; this.btnXoa.Enabled = false; this.btnThoat.Enabled = false; // Đưa con trỏ đến TextField txtMaKH this.txtMaKH.Focus();
  63. - Lưu: Nhắp đúp vào button Lưu, bổ sung đoạn code // Mở kết nối conn.Open(); // Thêm dữ liệu if (Them) { Try { // Thực hiện lệnh SqlCommand cmd = new SqlCommand(); cmd.Connection = conn; cmd.CommandType = CommandType.Text; // Lệnh Insert InTo cmd.CommandText = System.String.Concat("Insert Into KhachHang Values(" + "'" + this.txtMaKH.Text.ToString() + "','" + this.txtTenCty.Text.ToString() + "','" + this.txtDiaChi.Text.ToString() + "','" + this.cbThanhPho.SelectedValue.ToString() + "','" + this.txtDienThoai.Text.ToString() + "')"); cmd.CommandType = CommandType.Text; cmd.ExecuteNonQuery(); // Load lại dữ liệu trên DataGridView LoadData(); // Thông báo MessageBox.Show("Đã thêm xong!"); } catch (SqlException) { MessageBox.Show("Không thêm được. Lỗi rồi!"); } } if (!Them) { Try { // Thực hiện lệnh SqlCommand cmd = new SqlCommand(); cmd.Connection = conn; cmd.CommandType = CommandType.Text; // Thứ tự dòng hiện hành int r = dgvKHACHHANG.CurrentCell.RowIndex; // MaKH hiện hành string strMAKH = dgvKHACHHANG.Rows[r].Cells[0].Value.ToString(); // Câu lệnh SQL cmd.CommandText = System.String.Concat("Update KhachHang Set TenCty='" + this.txtTenCty.Text.ToString() + "', DiaChi='" + this.txtDiaChi.Text.ToString() + "', ThanhPho='" + this.cbThanhPho.SelectedValue.ToString() + "', DienThoai='" + this.txtDienThoai.Text.ToString() + "' Where MaKH='" + strMAKH + "'"); // Cập nhật cmd.CommandType = CommandType.Text;
  64. cmd.ExecuteNonQuery(); // Load lại dữ liệu trên DataGridView LoadData(); // Thông báo MessageBox.Show("Đã sửa xong!"); catch (SqlException) { MessageBox.Show("Không sửa được. Lỗi rồi!"); } } // Đóng kết nối conn.Close(); - Hủy: Nhắp đúp vào button Hủy, bổ sung đoạn code // Xóa trống các đối tượng trong Panel this.txtMaKH.ResetText(); this.txtTenCty.ResetText(); this.txtDiaChi.ResetText(); this.txtDienThoai.ResetText(); // Cho thao tác trên các nút Thêm / Sửa / Xóa / Thoát this.btnThem.Enabled = true; this.btnSua.Enabled = true; this.btnXoa.Enabled = true; this.btnThoat.Enabled = true; // Không cho thao tác trên các nút Lưu / Hủy / Panel this.btnLuu.Enabled = false; this.btnHuy.Enabled = false; this.panel.Enabled = false;
  65. BAI 6: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG 1. Chuẩn bị - Tên máy được sử dụng (SERVERNAME) là PC-PC (thay đổi cho đúng máy đang dùng!) - Database được sử dụng (DATABASENAME) là QuanLyBanHang, gồm có các table sau: + ThanhPho + Sanpham + Khachhang + Hoadon + Nhanvien + ChitietHoadon - Với quan hệ (Relationship) như sau: - Khởi động SQL Server 2008, tạo một DataBase mới có tên QuanLyBanHang, import dữ liệu từ file QuanLyBanHang.mdb - Khởi động Visual Studio 2008, tạo một project mới (Windows Forms Application), lưu với tên QUANLYBANHANG 2. Sử dụng Control
  66. * Yêu cầu: Khi Form1 được thực hiện sẽ thể hiện màn hình “Đăng nhập hệ thống” là Form2. * Hướng dẫn: - Ờ mức class, khai báo hàm frmLogin() như sau: Form frm = new Form2(); frm.ShowDialog(); - Form Load: frmlogin(); (Form2 – Màn hình Đăng nhập - login) Viết chương trình thể hiện màn hình “Đăng nhập” (login) như sau: Form1 – Hệ thống Menu) Thêm vào Form1, hệ thống menu như sau
  67. Form1 – Menu Hệ thống) * Yêu cầu: Trên Form1, viết lệnh cho menu hệ thống như sau - Khi chọn menu “Hệ thống \ Đăng nhập” sẽ thực hiện đăng nhập lại hệ thống (Form2). - Khi chọn menu “Hệ thống \ Thoát” sẽ dừng chương trình. * Hướng dẫn:
  68. - Menu “Hệ thống \ Đăng nhập”: Nhắp đúp vào menu “Hệ thống \ Đăng nhập”, gõ vào đoạn code sau: frmlogin(); - Menu “Hệ thống \ Thoát”: Nhắp đúp vào menu “Hệ thống \ Đăng nhập”, gõ vào đoạn code sau: DialogResult traloi; traloi = MessageBox.Show("Chắc không?", "Trả lời", MessageBoxButtons.OKCancel, MessageBoxIcon.Question); if ( traloi == DialogResult.OK) Application.Exit();
  69. 3. Sử dụng CSDL a) (Form1 – Menu Danh mục) * Yêu cầu: Trên Form1, viết lệnh cho menu danh mục như sau - Viết hàm XemDanhMuc(int intDanhMuc) thực hiện mở Form3 và gánForm3.Text = intDanhMuc. - Khi chọn menu “Xem Danh mục \ ” sẽ thực hiện gọi hàm XemDanhMuc( ), với là giá trị tương ứng với danh mục được chọn. * Hướng dẫn: - Ờ mức class, khai báo hàm XemDanhMuc(int intDanhMuc) như sau: // Hàm xemm danh mục void XemDanhMuc(int intDanhMuc) { Form frm = new Form3(); frm.Text = intDanhMuc.ToString(); frm.ShowDialog(); } - Menu “Xem Danh mục \ Danh mục Thành Phố”: Nhắp đúp vào menu “Xem Danh mục \ Danh mục Thành Phố”, gõ vào đoạn code sau: XemDanhMuc(1); - Menu “Xem Danh mục \ Danh mục Khách Hàng”: Nhắp đúp vào menu “Xem Danh mục \ Danh mục Khách Hàng”, gõ vào đoạn code sau: XemDanhMuc(2); - Menu “Xem Danh mục \ Danh mục Nhân Viên”: Nhắp đúp vào menu “Xem Danh mục \ Danh mục Nhân Viên”, gõ vào đoạn code sau: XemDanhMuc(3); - Menu “Xem Danh mục \ Danh mục Sản Phẩm”: Nhắp đúp vào menu “Xem Danh mục \ Danh mục Sản Phẩm”, gõ vào đoạn code sau: XemDanhMuc(4); - Menu “Xem Danh mục \ Danh mục Hóa Đơn”: Nhắp đúp vào menu “Xem Danh mục \ Danh mục Hóa Đơn”, gõ vào đoạn code sau: XemDanhMuc(5); - Menu “Xem Danh mục \ Danh mục Chi Tiết Hóa Đơn”: Nhắp đúp vào menu “Xem Danh mục \ Danh mục Chi Tiết Hóa Đơn”, gõ vào đoạn code sau: XemDanhMuc(6); b) (Form3) Thiết kế Form3 theo mẫu như sau
  70. (Form4 – Menu Quản lý danh mục đơn \ Danh mục Thành Phố ) * Yêu cầu: - Trên Form1: khi chọn menu “Quản lý danh mục đơn \ Danh mục Thành Phố” sẽ mở Form4. - Trên Form4: Thiết kế như sau: (Form5 – Menu Quản lý danh mục đơn \ Danh mục Khách Hàng) * Yêu cầu: - Trên Form1: khi chọn menu “Quản lý danh mục đơn \ Danh mục Khách Hàng” sẽ mở Form5. - Trên Form5: thiết kế như sau
  71. Form6 – Menu Quản lý danh mục đơn \ Danh mục Nhân Viên) * Yêu cầu: - Trên Form1: khi chọn menu “Quản lý danh mục đơn \ Danh mục Nhân Viên” sẽ mở Form6. - Trên Form6: thiết kế như sau