Giáo trình Lập trình Windows 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lập trình Windows 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_lap_trinh_windows_1.pdf
Nội dung text: Giáo trình Lập trình Windows 1
- LỜI NÓI ĐẦU Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình đào tạo Cao đẳng nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm). Để học tốt môn học này, người học nên có kiến thức về lập trình căn bản. Lập trình Windows 1 là một mô đun nhằm giúp người học có kiến thức và kỹ năng lập trình cơ sở trên môi trường Windows. Với phạm vi của tài liệu này, chúng tôi cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng chính sau: Cài đặt và sử dụng được với môi trường VB.NET trên bộ Visual Studio.Net 2010 trở lên; Khai báo được lớp đối tượng, các thành phần của lớp đối tượng và sử dụng được lớp đối tượng trên ngôn ngữ VB.Net; Cài đặt và xây dựng được chương trình theo phương pháp hướng đối tượng trên một ngôn ngữ lập trình VB.NET; Xây dựng các ứng dụng Windows Forms đơn giản kết nối đến cơ sở dữ liệu; Nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình tiếp cận với công cụ mới; Chủ động sáng tạo tìm kiếm các ứng dụng viết trên VB.Net. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau và từ nguồn Internet. Mặc dù rất cố gắng biên soạn lại nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn để cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng trọng tâm. Tài liệu này được thiết kế theo từng mô đun/ môn học thuộc hệ thống mô đun/ môn học của chương trình đào tạo hoàn chỉnh nghề Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) ở trình độ Cao đẳng. Tài liệu dùng làm giáo trình học tập cho sinh viên trong các khóa đào tạo và cũng có thể được sử dụng đào tạo ở Trung tâm để cấp chứng chỉ, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các lập trình viên. Đà Lạt, tháng 03 năm 2014 Tác giả 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 BÀI 1. GIỚI THIỆU MICROSOFT VISUAL STUDIO .NET 6 1. Giới thiệu Microsoft .NET 2010 6 1.1. Tình hình trước khi Visual Studio.NET ra đời 6 1.2. Sự ra đời của Visual Studio.NET 7 1.3 Tổng quan về Visual Studio.NET 7 1.4 Trình biên dịch và MSIL 8 2. Khởi động Visual Basic.NET 2010 và giao diện 8 3. Tạo ứng dụng đầu tiên 16 4. Cấu trúc của ứng dụng Visual Basic.NET 18 4.1 Namespaces là gì? 18 4.2 Tạo một Namespace 18 5. Bài tập 20 BÀI 2. NỀN TẢNG CỦA NGÔN NGỮ VB.NET 21 1. Các kiểu dữ liệu 21 2. Biến 22 2.1 Khái niệm 22 2.2 Khai báo biến 22 2.3 Khởi tạo giá trị cho biến 23 3 Mảng 23 3.1 Khái niệm 23 3.2 Khai báo 23 3.2.1 Mảng có chiều dài cố định: 23 3.2.2 Mảng động 24 3.2 Một số thao tác trên mảng 25 4. Toán tử 25 4.1 Khái niệm 25 4.2 Các loại phép toán 25 5. Câu lệnh điều khiển 26 5.1 Câu lệnh gán 26 5.2 Câu lệnh rẽ nhánh If 27 5.3 Câu lệnh lựa chọn Select Case 28 5.4 Toán tử Is & To 29 5.5 Cấu trúc lặp 30 5.5.1 Lặp không biết trước số lần lặp 30 5.5.1.1 Câu lệnh Do Loop 30 2
- 5.5.1.2 Câu lệnh While End While 31 5.5.2 Lặp biết trước số lần lặp với câu lệnh For Next 31 6. Xử lý lỗi 32 6.1 Cú pháp Try Catch 32 6.2 Sử dụng mệnh đề Finally 34 6.3 Cài đặt Try Catch phức tạp hơn 35 6.4 Tự mình phát sinh lỗi 37 6.5 Sử dụng các khối Try Catch lồng nhau 38 6.6 So sánh cơ chế xử lý lỗi với các kỹ thuật phòng vệ lỗi 38 6.7 Sử dụng phát biểu thoát Exit Try 39 7. Bài tập 39 BÀI 3. LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG TRONG VISUAL BASIC .NET 42 1. Khái niệm hướng đối tượng 42 1.1 Định nghĩa 42 1.2 Đặt điểm 42 1.2.1 Tính trừu tượng 42 1.2.2 Tính đóng gói 42 1.2.3 Tính thừa kế 43 1.2.4 Tính đa hình 43 2. Lập trình hướng đối tượng trong VB.NET 43 2.1 Tạo một class 43 2.2 Tạo class kế thừa 45 2.2.1 Tính thừa kế (Inherits) 45 2.3 Constructor (Thủ tục khởi tạo) 48 2.4 Destructors(Thủ tục khởi hủy) 49 2.5 Phương thức (Methods) 49 2.6 Trường (Fields) và thuộc tính (Properties) 50 2.7 Khai báo sự kiện (Event) 50 2.8 Từ khóa Me, MyBase, MyClass 51 2.8.1 Từ khóa Me 51 2.8.2 Từ khóa MyBase 52 2.8.3 Từ khóa MyClass 53 2.9 Giao diện (Interface) 54 3. Xây dựng các lớp xử lý 55 3.1 Mô hình đa tầng 55 3.1.1 Presentation Layer 56 3.1.2 Business Logic Layer 56 3.1.3 Data Access Layer 57 3
- 3.2 Phân tích và thiết kế 59 3.2.1 Business Entities 59 3.2.2 Lớp CategoryService 60 3.2.3 Data Access Components 61 3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu 61 3.3.1 Hiện thực lớp Business Logic & Data Access 61 3.3.2 Hiện thực Data Access Components 61 3.3.3 Hiện thực lớp Business Logic 63 4. Bài tập 63 BÀI 4. LÀM VIỆC VỚI DỰ ÁN CÓ NHIỀU FORM 65 1. Thiết kế thực đơn bằng MenuStrip 65 1.1 Tạo Menu 65 1.2 Một số tùy biến cho Menu 66 1.2.1 Thêm phím truy cập vào các mục chọn lệnh trên menu 66 1.2.2 Thay đổi thứ tự các mục chọn 66 1.2.3 Đặt tên và thuộc tính cho menu 66 1.3 Viết lệnh cho sự kiện của menu 67 2. Thiết kế các dạng form 69 2.1 Form cha 69 2.2 Form con 70 3. Sử dụng các điều khiển cơ bản 71 3.1 Mối quan hệ giữa thuộc tính, phương thức và sự kiện 71 3.2 Thuộc tính, phương thức, sự kiện của một số điều khiển cơ bản 72 3.2.1 Form 72 3.2.2 Hộp văn bản – TextBox 75 3. 2.3 Nút lệnh – Button 77 3.2.4 Nhãn – Lable 78 3.2.5 Dòng mách nước - ToolTip 79 3.3 Các hộp thoại thông dụng 79 3.3.1 Hộp thoại mở tập tin (OpenFileDialog) 79 3.3.2 Hộp thoại lưu tập tin (SaveFileDialog) 80 3.3.3 Hộp thoại font 81 3.3.4 Hộp thoại màu 81 4. Làm việc với Module 82 4.1 Tạo và lưu module chuẩn 82 4.2 Sử dụng các biến Public 84 4.2.1 Làm việc với các biến Public (biến toàn cục) 84 4.2.2 Biến Public ở phạm vi form 86 4
- 4.3 Tạo thủ tục (Procedure) 87 4.3.1. Khai báo thủ tục 87 4.3.2 Sử dụng các thủ tục - Sub 87 4.3.3 Truyền đối số theo tham trị và tham biến 88 4.4 Khai báo hàm (Function) 88 4.4.1 Cú pháp khai báo hàm 88 4.4.2. Gọi hàm 89 4.4.3. Sử dụng hàm thực hiện tác vụ tính toán 89 4.4.5 Chạy chương trình: 91 5. Làm quen với ADO.NET 91 5.1 Lập trình với ADO.NET 91 5.1.1 Thuật ngữ về cơ sở dữ liệu (CSDL) 92 5.1.2 Làm việc với cơ sở dữ liệu Access 92 5.1.3 Tạo bộ điều phối dữ liệu Data Adapter 94 5.1.4 Sử dụng đối tượng điều khiển OleDbDataAdapter 95 5.1.5 Làm việc với DataSet 98 5.2 Sử dụng các điều khiển ràng buộc dữ liệu 100 5.3 Tạo các điều khiển duyệt xem dữ liệu 102 5.4. Hiển thị vị trí của bản ghi hiện hành 105 5.5 Trình diễn dữ liệu sử dụng điều khiển DataGrid 107 5.5.1 Sử dụng DataGrid để hiển thị dữ liệu trong bảng: 107 5.5.2 Định dạng các ô lưới trong DataGrid 113 5.5.3 Cập nhật cơ sở dữ liệu trở lại bảng 113 6. Bài tập 114 Tài liệu tham khảo: 117 5
- BÀI 1. GIỚI THIỆU MICROSOFT VISUAL STUDIO .NET Mục tiêu của bài: Trình bày được cấu trúc Net Framework; Hiểu các tính năng của Visual Studio.Net 2010; Làm quen với giao diện của VB.Net; Viết ứng dụng nhỏ trên VB.net; 1. Giới thiệu Microsoft .NET 2010 1.1. Tình hình trước khi Visual Studio.NET ra đời Với sự phát triển liên tục và đa dạng của thế giới công nghệ thông tin ngày nay, các phần mềm, các hệ điều hành, các môi trường phát triển và các ứng dụng liên tục ra đời. Tuy nhiên, đôi khi việc phát triển không đồng nhất và nhất là do không tương thích về mặt lợi ích của các công ty phần mềm lớn đã làm ảnh hưởng đến công việc của những kỹ sư xây dựng phần mềm. Trong giới phát triển ứng dụng trên Internet ta có thể sử dụng các ngôn ngữ Java, PHP, ASP Khi Java mới được Sun Corporation giới thiệu nó đã có một sức mạnh đáng kể và hướng tới việc chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau, độc lập với các bộ xử lý. Đặc biệt Java rất thích hợp cho việc viết các ứng dụng trên Internet. Tuy nhiên, Java lại có hạn chế về mặt tốc độ và trên thực tế vẫn chưa thịnh hành. Để làm giảm khả năng ảnh hưởng của Java, bên hãng Microsoft cũng cung cấp ngôn ngữ ASP - chuyên dùng để viết các ứng dụng trên Web. Trong các trang ASP vừa chứa thẻ HTML vừa chứa các đoạn script (VBScript, JavaScript). Trong quá trình xử lý một trang ASP, nếu là thẻ HTML thì sẽ được gửi thẳng tới trình duyệt, còn nếu là các đoạn script thì sẽ được chuyển thành các dòng HTML rồi gửi đi. Khi nhà lập trình muốn đóng gói và sử dụng lại một số chức năng nào đó, thì họ dịch các đoạn chương trình thành ActiveX và đưa nó vào Web Server. Tuy nhiên, vì lý do bảo mật nên các Admin của các trang Web thường rất dè dặt khi cài ActiveX lạ trên máy của họ, ngoài ra việc tháo gỡ các phiên bản của ActiveX này cũng là công việc rất khó khăn. Còn trong giới phát triển ứng dụng trên Windows ta có thể viết ứng dụng bằng Visual C++, Delphi, Visual Basic đây là một số công cụ phổ biến và mạnh. Trong đó Visual C++ là một ngôn ngữ rất mạnh nhưng cũng rất khó sử dụng. Visual Basic thì đơn giản dễ học, dễ dùng nhất nên rất thông dụng nhưng hạn chế là Visual Basic không phải ngôn ngữ hướng đối tượng và không hỗ trợ khả năng phát triển thuật toán. 6
- Tóm lại trong giới lập trình theo Microsoft thì việc lập trình trên desktop cho đến lập trình hệ phân tán hay trên web là những mảng độc lập. 1.2. Sự ra đời của Visual Studio.NET Đầu năm 1998, sau khi hoàn tất phiên bản Version 4 của Internet Information Server -IIS,đội ngũ lập trình của Microsoft nhận thấy họ còn có rất nhiều sáng kiến để có thể kiện toàn IIS, và họ bắt đầu xây dựng một kiến trúc mới trên nền tảng ý tưởng đó và đặt tên là Next Generation Windows Services - NGWS. Tham vọng của họ là cung cấp một môi trường có thể dùng chung cho tất cả ngôn ngữ lập trình trong bộ Visual Studio cũng như cho các ngôn ngữ lập trình của các công ty khác. Kết quả là năm 2001 Visual Studio.Net 2001 ra đời đánh dấu cho một môi trường lập trình trên nền .NET Framework 1.0 tiên tiến mới. Năm 2003, sau 2 năm .NET Framework nâng cấp thêm một bậc với phiên bản 1.1 với đặc điểm ngoài các chương trình Windows truyền thống – là các tệp tin .exe giờ đây Windows còn tồn tại những chương trình khác – những chương trình chạy trên nền .NET. Muốn chạy chương trình .NET ta chỉ cần cài .NET Framework là đủ. Một điểm lý thú và cũng là điều mong đợi của tất cả lập trình viên, từ phiên bản Windows 2003 .NET Framework được cài đặt như một phần mặc định của Windows. Song song đó, môi trường phát triển Visual Studio .NET 2001 được nâng cấp thành Visual Studio .NET 2003 cho phép viết và chạy các ứng dụng trên nền .NET Framework 1.1 Cuối năm 2005, Visual Studio 2005 với nền .NET Framework 2.0 mạnh mẽ và vượt trội hơn so với nền .NET Framwork 1.1 trước đó. Ngay sau đó Microsoft công bố phiên bản Windows Vista, và toàn bộ Windows là .NET, tất cả các hàm API lõi trong những phiên bản Windows trước đây đều đã được thay thế bằng các hàm hay thư viện .NET. Microsoft đã viết lại hoàn toàn lõi API, không còn một lớp API nào nữa. 1.3 Tổng quan về Visual Studio.NET Visual Studio.NET gồm 2 phần: Framework và Integrated Development Environment– IDE, cho phép lập trình viên khi xây dựng các ứng dụng có thể lựa chọn sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Visual C++.NET, Visual C#.NET, Visual J#.NET, Visual Basic.NET trong cùng một môi trường phát triển IDE thống nhất trên kiến trúc .NET Framework. Framework là thành phần quan trọng nhất, là cốt lõi và tinh hoa của môi trường .NET, Framework giúp chúng ta biên dịch và thực thi các ứng dụng .NET (cấu trúc của Framework chúng ta sẽ tìm hiểu ở các chương sau của giáo trình). 7
- IDE cung cấp một môi trường phát triển trực quan, giúp các lập trình viên có thể dễ dàng và nhanh chóng xây dựng giao diện cũng như viết mã lệnh cho các ứng dụng dựa trên nền tảng .NET. Nếu không có IDE chúng ta cũng có thể dùng một trình soạn thảo văn bản bất kỳ, ví dụ như Notepad để viết mã lệnh và sử dụng command line để biên dịch và thực thi ứng dụng. Tuy nhiên việc này mất rất nhiều thời gian, tốt nhất là chúng ta nên dùng IDE để phát triển các ứng dụng, và đó cũng là cách dễ sử dụng nhất. Ngoài ra trong Visual Studio.NET thì lập trình Winform và Webform là tương tự, ví dụ cả Visual C#.NET lẫn Visual Basic.NET đều hỗ trợ khả năng lập trình trên Win và Web 1.4 Trình biên dịch và MSIL Microsoft Intermediate Language (MSIL) hay Common Intermediate Language (CIL) là một ngôn ngữ trung gian được tạo ra sau quá trình biên dịch từ các loại ngôn ngữ khác trong .Net như C#, C++, VB.Net, J#, Tất cả mã nguồn .NET đều được biên dịch thành MSIL. Sau đó MSIL sẽ được chuyển thành mã máy khi phần mềm được cài đặt hoặc khi chạy (run-time) bởi trình biên dịch JIT (Just-In-Time). 2. Khởi động Visual Basic.NET 2010 và giao diện Để khởi động Visual C# 2010 và giao diện: Vào Start/Programs/Microsoft Visual Studio 2010/Microsoft Visual Studio 2010, xuất hiện cửa sổ Start Page. Hình 1. Cửa sổ Start Page 8
- + New Project: Tạo đồ án mới. + Open Project: Mở các đồ án có sẵn. + Recent Projects: Danh sách các đồ án gần đây nhất. Sau đó kích chọn mục New Project hoặc vào File/New/Project hoặc bấm phím tắt Ctrl+Shift+N sẽ xuất hiện cửa sổ New Project. Hình 2. Cửa sổ New Project Chọn ngôn ngữ Visual Basic và ứng dụng Windows. Đặt tên cho đồ án tại mục Name. Chọn đường dẫn lưu đồ án tại mục Location. Chọn OK để tạo một đồ án mới. * Lưu ý: Mục Create directory for solution cho phép tạo một thư mục tại Location chứa tất cả các tệp phát sinh của đồ án (nếu không các tệp của đồ án sẽ được lưu tại Location). 9
- Hình 3. Nơi lưu trữ đề án Kết quả xuất hiện cửa sổ môi trường phát triển tích hợp IDE, với giao diện và các thành phần cơ bản như sau: Hình 4. Môi trường phát triển tích hợp IDE Title Bar: Thanh tiêu đề chứa tên đồ án. Menu Bar: Thanh Menu chứa đầy đủ các công cụ cần để phát triển, thực thi và cài đặt ứng dụng File: cho phép mở, thêm mới và lưu trữ đồ án Edit: gồm các thao tác hỗ trợ việc soạn thảo mã lệnh như: copy, cắt, dán 10
- View: cho phép hiển thị các công cụ hỗ trợ người dùng trong quá trình xây dựng đồ án như: - Cửa sổ viết mã lệnh - Code - Form thiết kế - Designer - Hộp công cụ - Toolbox - Thanh công cụ - Toolbars - Cửa sổ thuộc tính - Properties Window Project: cho phép bổ sung các đối tượng khác nhau vào đồ án như: các form, các component, các modul, các lớp Built: cho phép biên dịch đồ án. Debug: cho phép chạy và gỡ rối chương trình. Data: cho phép thêm mới và hiển thị cơ sở dữ liệu của đồ án. Tools: cung cấp các công cụ cho phép kết nối tới các thiết bị ngoại vi như Pocket PC, Smartphone hoặc kết nối tới các hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng như kết nối tới máy chủ server Toolbar: thanh công cụ gồm một tập hợp các nút lệnh, mỗi nút lệnh chứa một biểu tượng icons và có chức năng tương đương với chức năng của một mục lựa chọn trong thanh menu. Thanh công cụ rất hữu ích và trực quan, giúp người dùng dễ dàng và nhanh chóng thực hiện một chức năng mong muốn chỉ thông qua một cái kích chuột. Visual Basic 2010 có tới 39 thanh công cụ khác nhau như: Standard, Formatting, Debug, Build Ví dụ hình ảnh thanh công cụ Standard: Hình 5. Thanh công cụ Standard Để gọi các thanh công cụ ta vào View/Toolbars khi đó sẽ xuất hiện danh sách tất cả các thanh công cụ. Muốn ẩn/hiện thanh công cụ nào ta kích chọn tại dòng chứa tên thanh công cụ đó. Toolbox: là hộp công cụ chứa các điều khiển – controls được đặt lên Form khi thiết kế giao diện người dùng. Để hiển thị hộp công cụ ta thực hiện một trong các cách sau: Vào View/Toolbox Bấm tổ hợp phím Ctrl+W+X Kích chuột tại biểu tượng Toolbox trên thanh công cụ Standard. 11
- Hình 6. Hộp công cụ Toolbox Mặc định hộp công cụ được chia thành 11 tab khác nhau như: All Windows Forms, Common Controls Ta có thể thêm mới, loại bỏ, đổi tên các tab bằng cách kích chuột phải tại vị trí bất kỳ trên tab, xuất hiện một menu ngữ cảnh cho phép lựa chọn các thao tác cần thực hiện. Hình 7. Các chức năng làm việc với tab trong Toolbox Trong mỗi tab của hộp Toolbox chứa danh sách các loại điều khiển khác nhau, các điều khiển này có thể thêm mới, loại bỏ, thay đổi vị trí Kích chuột phải tại một 12
- điều khiển bất kỳ trên tab, xuất hiện một menu ngữ cảnh cho phép lựa chọn các thao tác cần thực hiện. Ví dụ để thêm mới một điều khiển vào trong tab Data, ta kích chuột phải tại vị trí bất kỳ trên tab Data, chọn Choose Items Hình 8. Các chức năng làm việc với từng điều khiển trong tab Kết quả sẽ xuất hiện cửa sổ Choose Toolbox Items, kích chọn các điều khiển mong muốn rồi bấm OK để kết thúc. 13
- Hình 9. Cửa sổ Choose Toolbox Items Form Designer: cửa sổ thiết kế dùng để thiết kế giao diện cho chương trình, mỗi dự án có thể có một hoặc nhiều Form. Hình 10. Cửa sổ Form Desigher Solution Explorer: cửa sổ giải pháp - đây là phần cửa sổ giúp ta quản lý tất cả các tài nguyên và tập tin dự án. Solution Explorer được tổ chức thành một cấu trúc cây bao gồm những mục khác nhau, như: danh sách các Form của đồ án, danh sách các lớp Class, danh sách các tài nguyên cũng như danh sách cơ sở dữ liệu Để hiển thị cửa sổ Solution Explorer ta thực hiện một trong các cách sau: Vào View/Solution Explorer Bấm tổ hợp phím Ctrl+W+S View Code View Designer 14
- Hình 11. Cửa sổ Solution Explorer Trong cửa sổ Solution Explorer có hai thành phần hay dùng là View Code và View Designer. View Code: có tác dụng hiển thị cửa sổ soạn thảo mã lệnh cho Form đang được chọn. Ngoài ra, để hiển thị cửa sổ soạn thảo mã lệnh ta còn có một số cách khác như sau: Vào View/Code. Bấm phím tắt F7. Kích đúp chuột tại cửa sổ thiết kế của form. Giao diện cửa sổ soạn thảo như sau: Hình 12. Cửa sổ soạn thảo View Designer: có tác dụng hiển thị cửa sổ thiết kế giao diện của Form đang được chọn. Ngoài ra, để hiển thị cửa sổ thiết kế giao diện ta còn có một số cách khác như sau: Vào View/Designer Bấm phím tắt Shift+F7. 15
- Properties Window: cửa sổ này liệt kê tất cả các thuộc tính, sự kiện của các điều khiển trong form. Muốn hiển thị thuộc tính của đối tượng nào ta kích chuột chọn đối tượng đó trong cửa sổ thiết kế giao diện, hoặc chọn tên đối tượng trong danh sách thả xuống ở phần đầu của cửa sổ Properties. Hình 13. Cửa sổ Properties Mỗi thuộc tính có một giá trị mặc định, ta có thể thay đổi giá trị của các thuộc tính trực tiếp tại cửa sổ Properties trong lúc thiết kế, hoặc thay đổi bằng mã lệnh trong lúc thi hành chương trình. Để hiển thị cửa sổ Properties ta thực hiện theo một trong các cách sau: Vào View\Properties Window. Kích chọn biểu tượng Properties Window trên thanh công cụ Standard. Bấm phím tắt Ctrl+W+P 3. Tạo ứng dụng đầu tiên Bây giờ để làm quen với giao diện, chúng ta tạo ứng dụng đầu tiên. Trong ứng dụng này có sử dụng các điều khiển cơ bản nhất là Label, TextBox và Button để thiết kế form nhập vào hai số nguyên, tính tổng của hai số và hiện kết quả. 16
- Hình 14. Giao diện form cộng hai số Bước 1: Đặt tên cho các điều khiển Sau khi tạo một đề án mới như phần trên, thay đổi thuộc tính của form Form1.vb và thay đổi thuộc tính của các điều khiển trên form như sau: Điều khiển Thuộc tính Giá trị Name Form1 Form1.vb StartPosition CenterScreen Text Cộng hai số Label1 Text Nhập số thứ nhất: Label2 Text Nhập số thứ hai: Label3 Text Kết quả: Name lblKQ Label4 Text 0 TextBox1 Name txtSo1 TextBox2 Name txtSo2 Name btnTong Button1 Text Tính tổng Bước 2: Viết lệnh Nhắp đôi chuột vào nút lệnh btnTong và viết đoạn lệnh sau: Private Sub btnTong_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles btnTong.Click Dim tong As Integer = Convert.ToInt32(txtSo1.Text) + Convert.ToInt32(txtSo2.Text) lblKQ.Text = tong.ToString() End Sub Ở đoạn lệnh trên, dòng đầu tiên: 17
- Private Sub btnTong_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles btnTong.Click Là sự kiện Click của nút lệnh, tự động sinh ra khi người lập trình nhắp đôi chuột vào nút lệnh btnTong. Đây cũng là sự kiện mặc định của nút lệnh. Dòng tiếp theo là khai báo biến tên tong (để hiểu rõ hơn về cú pháp khai báo biến chúng ta sẽ xem xét kỹ ở bài 2 của giáo trình này): Dim tong As Integer = Convert.ToInt32(txtSo1.Text) + Convert.ToInt32(txtSo2.Text) Có thể thay thế bằng dòng lệnh: Dim tong As Integer = Integer.Parse(txtSo1.Text) + Integer.Parse(txtSo2.Text) Dùng để chuyển kiểu giá trị chuỗi nhập vào hai điều khiển TextBox thành kiểu số nguyên, sau đó cộng hai số và gán kết quả cuối cùng cho biến tong. Dòng lệnh: lblKQ.Text = tong.ToString() Dùng để hiện tổng của hai số ra điều khiển Label. 4. Cấu trúc của ứng dụng Visual Basic.NET 4.1 Namespaces là gì? Namespaces giúp tổ chức các đối tượng của một Assembly thành một cấu trúc để dễ hiểu hơn, chúng nhóm các đối tượng liên quan lại với nhau để dễ truy cập bằng code: + Ví dụ namespace SQLClient được định ngĩa trong System.Data Namespaces tạo phải đầy đủ tên của đối tượng, tránh sự nhập nhằng và các tên xung đột với các class. 4.2 Tạo một Namespace Để tạo một Namespace, chúng ta dùng câu lệnh Namespace End Namespace Ví dụ: Namespace KhachHang 'Tạo các lớp, module hay interface liên quan đến thông tin khách hàng End Namespace Assembly thường định nghĩa Namespace gốc cho Project, được thiết lập trong hộp thoại Project Properties. Assemply có Namespace gốc là MyAssembly. Ví dụ: 18
- Namespace Top 'Tên đầy đủ là MyAssembly.Top Public Class Inside 'Tên đầy đủ là MyAssembly.Top.Inside End Class Namespace InsideTop 'Tên đầy đủ là MyAssembly.Top.InsideTop Public Class Inside 'Tên đầy đủ là MyAssembly.Top.InsideTop.Inside End Class End Namespace End Namespace Để gọi code trong cùng Assembly, chúng ta có thể bỏ qua tên Namespace. Ví dụ: Public Sub Perform( ) Dim x As New Top.Inside( ) Dim y As New Top.InsideTop.Inside( ) End Sub Khi gọi code phải tham chiếu đầy đủ đến tên của Namespace, điều này làm cho code khó đọc: Dim x As New MyAssembly.Top.InsideTop.Inside Vì vậy, chúng ta có thể dùng câu lệnh Imports để code đơn giản hơn như sau: Imports MyAssembly.Top.InsideTop Dim x As New Inside( ) Chúng ta cũng có thể Import một tên bí danh cho một Namespace hoặc một kiểu. Ví dụ: Imports IT = MyAssembly.Top.InsideTop Dim x As New IT.Inside 19
- * Lưu ý: Để thiết lập các thuộc tính thông thường cho một Project, chúng ta vào menu Project\ Properties hộp thoại Properties cho Project sẽ xuất hiện cho phép bạn thay đổi các tham số mặc định. Hình 15. Cửa sổ Project Properties 5. Bài tập Bài 1: Cải tiến ứng dụng “Cộng hai số” ở trên bằng cách bổ sung thêm các nút lệnh Tính Hiệu, Tích, Thương của hai số. Bài 2: Thiết kế form nhập vào họ, tên của một người. Hiện thông báo ra màn hình để chào người có họ và tên được nhập. Hướng dẫn: - Để nối hai chuỗi chúng ta sử dụng phép nối &. Ví dụ: “Nguyễn” & “ “ & “Bình” = “Nguyễn Văn Bình” 20
- BÀI 2. NỀN TẢNG CỦA NGÔN NGỮ VB.NET Mục tiêu của bài: - Hiểu về các nền tảng của VB.Net như: kiểu dữ liệu, biến, mảng, ; - Hiểu về cú pháp cấu trúc điều khiển trong VB.Net; - Viết ứng dụng nhỏ trên VB.net; - Nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình tiếp cận với công cụ mới. 1. Các kiểu dữ liệu Kiểu dữ liệu Kích thước Phạm vi Ví dụ Short 16-bit -32,678 - 32,767 Dim S as Short S = 12500 Integer 32-bit -2,147,483,648 đến Dim I as Integer 2,147,483,647 S = 4000 Long 64-bit -9,233,372,036,854,775,808 Dim L as Long đến L = 3988890343 9,233,372,036,854,775,807 Single 32-bit (dấu -3.402823E38 đến Dim Sg as Single phảy động) 3.402823E38 Sg = 899.99 Double 64-bit (dấu -1.797631348623E308 đến Dim D as Double phảy động) 1.797631348623E308 D=3.1.4159265 Decimal 128-bit Trong khoảng +/- Dim Dc as Decimal 79,228x1024 Dc=7234734.5 Byte 8-bit 0-255 Dim B as Byte B=12 Char 16-bit 0-65,536 Dim Ch As Char Ch=”L” String Nhiều ký tự Chứa 0 đến 2 tỷ ký tự Dim St As String St=”Đức Lập” Boolean 16-bit Hai giá trị True hay False Dim Bl As Boolean Bl = True Date 64-bit Từ 1/1/1 đến 31/12/9999 Dim Da As Date Da=#16/07/1984 Object 32-bit Bất kỳ kiểu đối tượng nào Dim Obj As Object 21
- 2. Biến 2.1 Khái niệm Mỗi ứng dụng thường xử lý nhiều dữ liệu, ta dùng khái niệm "biến" để lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính, mỗi biến lưu trữ một dữ liệu của chương trình. Mặc dù VB không đòi hỏi, nhưng ta nên định nghĩa rõ ràng từng biến trước khi truy xuất nó để code của chương trình được trong sáng, dễ hiểu, dễ bảo trì và phát triển. Biến (Variable) là vùng lưu trữ được đặt tên để chứa dữ liệu tạm thời trong quá trình tính toán, so sánh và các công việc khác. Biến thường có hai đăc điểm: + Mỗi biến có một tên. + Mỗi biến có thể chứa duy nhất một loại dữ liệu. 2.2 Khai báo biến Cú pháp đơn giản của lệnh định nghĩa biến: [Static|Public|Private|Dim] As [= ] Trong đó: : là một tên được đặt giống quy tắc đặt tên điều khiển. Nếu cần khai báo nhiều biến trên một dòng thì mỗi khai báo cách nhau dấu phẩy (,). : là một trong các kiểu dữ liệu đã tìm hiểu ở trên. Nếu khai báo biến không xác định kiểu dữ liệu thì biến đó có kiểu Variant. Khai báo ngầm: Đây là hình thức không cần phải khai báo một biến trước khi sử dụng. Cách dùng này có vẻ thuận tiện nhưng sẽ gây một số sai sót, chẳng hạn khi ta đánh nhầm tên biến, VB.NET sẽ hiểu đó là một biến mới dẫn đến kết quả chương trình sai mà rất khó phát hiện. Vì vậy trong VB.NET bạn cần khai báo biến trước khi sử dụng nó. Việc khai báo biến có thể đặt ở bất kỳ đâu nhưng thường được đặt ở đầu mỗi thủ tục, nơi cần dùng biến. Biến cục bộ: là biến được khai báo trong một khối lệnh (Dim) Ví dụ: Tìm giá trị nghịch đảo của x If x <> 0 Then Dim rec As Integer rec = 1/x End If MsgBox CStr(rec) 22
- Biến cấp module: là biến được khai báo trong phần khai báo toàn cục của một module (Public, Friend, Private). Private: là biến chỉ có hiệu lực trong module đó (mặc định). Friend: là biến chỉ có hiệu lực trong dự án đó. Public: biến có hiệu lực không chỉ trong dự án nó được khai báo mà còn trong các dự án khác có tham chiếu đến dự án này. Ví dụ: Dim LastName As String Phát biểu trên khai báo một biến tên là LastName có kiểu dữ liệu là String. Sau khi đã khai báo biến thì bạn có thể gán hay lưu thông tin vào biến. ví dụ: LastName = “Đình Nam” Và có thể gán nội dung biến cho thuộc tính của đối tượng, ví dụ: Label1.Text = LastName 2.3 Khởi tạo giá trị cho biến Ví dụ sau đây vừa khai báo vừa khởi tạo giá trị cho các biến: Dim x As Integer = 5 Dim y As Integer = 6, z As Integer = 9 3 Mảng 3.1 Khái niệm Mảng là tập hợp các phần tử có cùng một kiểu. Dùng mảng sẽ làm cho chương trình đơn giản và gọn hơn vì ta có thể sử dụng vòng lặp. Mảng sẽ có biên trên và biên dưới, trong đó các thành phần của mảng là liên tiếp trong khoảng giữa hai biên này. Có hai loại biến mảng: mảng có chiều dài cố định và mảng có chiều dài thay đổi lúc thi hành. 3.2 Khai báo 3.2.1 Mảng có chiều dài cố định: Dim ( ) [As ] Lúc này phần tử đầu tiên có chỉ số là 0 & phần tử cuối cùng có chỉ số là . Hoặc: Dim ( To ) [As ] 23
- Ví dụ: ' Khai báo một biến mảng 15 phần tử kiểu Integer Dim Counters(14) As Integer ' Khai báo một biến mảng 21 phần tử kiểu Double Public Sums(20)As Double ' Khai báo một biến mảng 10 phần tử kiểu chuỗi ký tự Dim List (1 To 10) As String * 12 Hàm UBound trả về biên trên của một mảng. Ví dụ: UBound(List) sẽ trả về giá trị là 10. LBound(List) sẽ trả về giá trị là 1. * Lưu ý: Chúng ta có thể khai báo một mảng nhiều chiều như sau: Dim Multi3D (3, 1 To 10, 9) As Double Khai báo này tạo ra một mảng 3 chiều với kích thước 4 x 10 x 10. 3.2.2 Mảng động Đây là mảng có kích thước thay đổi, đó là một trong những ưu điểm của mảng động vì nó giúp ta tiết kiệm tài nguyên hệ thống. Ta có thể sử dụng một mảng có kích thước lớn trong một thời gian nào đó rồi xoá bỏ để trả lại vùng nhớ cho hệ thống. Khai báo một mảng động bằng cách cho nó một danh sách không theo chiều nào cả. Cú pháp: Dim () [As ] Ví dụ: Dim DynArray() As Integer Sau đó ta có thể cấp phát số phần tử thật sự bằng lệnh ReDim: ReDim (N) ' Trong đó N là một biểu thức kiểu Integer. ReDim dùng để xác định hay thay đổi kích thước của một mảng động. Ta có thể dùng ReDim để thay đổi số phần tử, số chiều của một mảng nhiều lần nhưng không thể thay đổi kiểu dữ liệu của mảng ngoại trừ kiểu mảng là kiểu Variant. Mỗi lần gọi ReDim tất cả các giá trị chứa trong mảng sẽ bị mất. VB.NET khởi tạo lại giá trị cho chúng (Empty đối với mảng Variant, 0 cho mảng kiểu số, chuỗi rỗng cho mảng chuổi hoặc Nothing cho mảng các đối tượng). Nhưng đôi khi ta muốn tăng kích cỡ của mảng nhưng không muốn làm mất dữ liệu, ta dùng ReDim đi kèm với từ khoá Preserve. Ta xem ví dụ dưới đây: ReDim Preserve DynArray (UBound(DynArray) +10) 24
- Tuy nhiên chỉ có biên trên của chiều cuối cùng trong mảng được thay đổi khi ta dùng Preserve. Nếu ta cố tình thay đổi chiều khác hoặc biên dưới thì VB.NET sẽ báo lỗi. 3.2 Một số thao tác trên mảng Truy xuất từng phần tử trong mảng: ( ) Sao chép mảng: Ta có thể gán một mảng cho một mảng khác, hoặc kết quả trả về của một hàm có thể là một mảng. Ví dụ: Sub ByteCopy (cu() As Byte, moi() As Byte) moi = cu End Sub Tuy nhiên, cách này cũng chỉ áp dụng được cho mảng khai báo động mà thôi. Khi gán biến, có một số quy luật mà ta cần lưu ý: Đó là quy luật về kiểu dữ liệu và quy luật về kích thước và số chiều của mảng. Lỗi khi gán mảng có thể xảy ra lúc biên dịch hoặc khi thi hành. Ta có thể thêm bẫy lỗi để đảm bảo rằng hai mảng là tương thích trước khi gán. Mảng còn có thể là kết quả trả về của hàm. Chẳng hạn như: Public Function ArrayFunction (b As Byte) As Byte() Dim x(2) As Byte x(0) = b x(1) = b + 2 x(2) = b + b ArrayFunction = x End Function Khi gọi hàm trả về mảng, biến giữ giá trị trả về phải là một mảng và có kiểu như kiểu của hàm, nếu không nó sẽ báo lỗi "không tương thích kiểu". 4. Toán tử 4.1 Khái niệm Toán tử hay phép toán (Operator): là từ hay ký hiệu nhằm thực hiện phép tính và xử lý dữ liệu. Toán hạng: là giá trị dữ liệu (biến, hằng ). Biểu thức: là tập hợp các toán hạng và các toán tử kết hợp lại với nhau theo quy tắc nhất định để tính toán ra một giá trị nào đó. 4.2 Các loại phép toán Các phép toán số học: thao tác trên các giá trị có kiểu dữ liệu số. 25
- Phép toán Ý nghĩa Kiểu của đối số Kiểu kết quả - Phép lấy sô đôi Kiểu số (Integer, Single ) Như kiểu đối số + Phép cộng hai số Kiểu số (Integer, Single ) Như kiểu đối số - Phép trừ hai số Kiểu số (Integer, Single ) Như kiểu đối số * Phép nhân hai số Kiểu số (Integer, Single ) Như kiểu đối số / Phép chia hai số Kiểu số (Integer, Single ) Single hay Double \ Phép chia lấy phần nguyên Integer, Long Integer, Long Mod Phép chia lấy phần dư Integer, Long Integer, Long ^ Tính lũy thừa Kiểu số (Integer, Single ) Như kiểu đối số Các phép toán quan hệ: là các phép toán mà giá trị trả về của chúng là một giá trị kiểu Boolean (TRUE hay FALSE). Phép toán , Ý nghĩa = So sánh bằng nhau So sánh lớn hơn = So sánh lớn hơn hoặc bằng = 26
- Ví dụ: Giả sử ta có khai báo sau: Dim TodayTemp As Single, MinAge As Integer Dim Sales As Single, NewSales As Single, FullName As String Các lệnh sau gán giá trị cho các biến trên: TodayTemp = 30.5 MinAge = 18 Sales = 200000 NewSales = Sales * 1.2 Giả sử người dùng cần nhập họ và tên vào ô nhập liệu TextBox có thuộc tính Name là txtName, câu lệnh dưới đây sẽ lưu giá trị của ô nhập liệu vào trong biến FullName: FullName = txtName.Text * Lưu ý: Kiểu dữ liệu của biểu thức (vế phải của lệnh gán) phải phù hợp với biến ta cần gán trị. 5.2 Câu lệnh rẽ nhánh If o Một dòng lệnh: If Then o Nhiều dòng lệnh: If Then Các dòng lệnh End If Lưu đồ cú pháp: Sai ĐK Đúng Các câu lệnh Trong đó, : biểu thức mà kết quả trả về kiểu Boolean. 27
- Ý nghĩa câu lệnh: Các dòng lệnh hay dòng lệnh sẽ được thi hành nếu như điều kiện là đúng. Còn nếu như điều kiện là sai thì câu lệnh tiếp theo sau cấu trúc If Then được thi hành. Dạng đầy đủ: If Then Else If Then [Khối lệnh 1] ElseIf Then [Khối lệnh 2] [Else [Khối lệnh n]] End If VB.NET sẽ kiểm tra các điều kiện, nếu điều kiện nào đúng thì khối lệnh tương ứng sẽ được thi hành. Ngược lại nếu không có điều kiện nào đúng thì khối lệnh sau từ khóa Else sẽ được thi hành. Ví dụ: If (TheColorYouLike = Color.Red) Then MsgBox("Bạn là người may mắn") ElseIf (TheColorYouLike = Color.Green) Then MsgBox("Bạn là người có nhiều hi vọng") ElseIf (TheColorYouLike = Color.Blue) Then MsgBox("Bạn là người dũng cảm") ElseIf (TheColorYouLike = Color.Magenta) Then MsgBox("Bạn là người hay u sầu") Else MsgBox("Bạn là người bình thường") End If 5.3 Câu lệnh lựa chọn Select Case Trong trường hợp có quá nhiều các điều kiện cần phải kiểm tra, nếu ta dùng cấu trúc rẽ nhánh If Then thì đoạn lệnh không được trong sáng, khó kiểm tra, sửa đổi khi có sai sót. Ngược lại với cấu trúc Select Case, biểu thức điều kiện sẽ được tính toán một lần vào đầu cấu trúc, sau đó VB sẽ so sánh kết quả với từng trường hợp (Case). Nếu bằng nó thi hành khối lệnh trong trường hợp (Case) đó. Select Case Case [Khối lệnh 1] Case 28
- [Khối lệnh 2] [Case Else [Khối lệnh n]] End Select Mỗi danh sách kết quả biểu thức sẽ chứa một hoặc nhiều giá trị. Trong trường hợp có nhiều giá trị thì mỗi giá trị cách nhau bởi dấu phẩy (,). Nếu có nhiều Case cùng thỏa điều kiện thì khối lệnh của Case đầu tiên sẽ được thực hiện. Ví dụ của lệnh rẽ nhánh If Then ở trên có thể viết như sau: Select Case TheColorYouLike Case Color.Red MsgBox("Bạn là người may mắn") Case Color.Green MsgBox("Bạn là người có nhiều hi vọng") Case Color.Blue MsgBox("Bạn là người dũng cảm") Case Color.Magenta MsgBox("Bạn là người hay u sầu") Case Else MsgBox("Bạn là người bình thường") End Select 5.4 Toán tử Is & To Toán tử Is: Được dùng để so sánh với một biểu thức nào đ ó. Toán tử To: Dùng để xác lập miền giá trị của . Ví dụ: Select Case Tuoi Case Is < 18 MsgBox "Vi thanh nien” Case 18 To 30 MsgBox “Ban da truong thanh, lo lap than di” Case 31 To 60 MsgBox “Ban dang o lua tuoi trung nien” Case Else MsgBox “Ban da lon tuoi, nghi huu duoc roi day!” End Select * Lưu ý: Trong ví dụ trên không thể viết Case Tuoi < 18. 29
- 5.5 Cấu trúc lặp 5.5.1 Lặp không biết trước số lần lặp 5.5.1.1 Câu lệnh Do Loop Đây là cấu trúc lặp không xác định trước số lần lặp, trong đó, số lần lặp sẽ được quyết định bởi một biểu thức điều kiện. Biểu thức điều kiện phải có kết quả là True hoặc False. Cấu trúc này có 4 kiểu: Kiểu 1: Do While Loop ĐK Sai Đúng Khối lệnh Khối lệnh sẽ được thi hành đến khi nào điều kiện không còn đúng nữa. Do biểu thức điều kiện được kiểm tra trước khi thi hành khối lệnh, do đó có thể khối lệnh sẽ không được thực hiện một lần nào cả. Kiểu 2: Do Loop While Khối lệnh sẽ được thực hiện, sau đó biểu thức điều kiện được kiểm tra, nếu điều kiện còn đúng thì, khối lệnh sẽ được thực hiện tiếp tục. Do biểu thức điều kiện được kiểm tra sau, do đó khối lệnh sẽ được thực hiện ít nhất một lần. Kiểu 3: Do Until Loop Cũng tương tự như cấu trúc Do While Loop nhưng khác biệt ở chỗ là khối lệnh sẽ được thi hành khi điều kiện còn sai. Kiểu 4: 30
- Do Loop Until Khối lệnh được thi hành trong khi điều kiện còn sai và có ít nhất là một lần lặp. Ví dụ: Đoạn lệnh dưới đây cho phép kiểm tra một số nguyên N có phải là số nguyên tố hay không? Dim i As Integer = 2 Do While i Math.Sqrt(N) And N End While Cách thức hoạt động của câu lệnh này hoàn toàn giống với Kiểu 1 của câu lệnh Do Loop. 5.5.2 Lặp biết trước số lần lặp với câu lệnh For Next Đây là cấu trúc biết trước số lần lặp, ta dùng biến đếm tăng dần hoặc giảm dần để xác định số lần lặp. Cú pháp: For = To [Step ] [khối lệnh] Next Biến đếm, điểm đầu, điểm cuối, bước nhảy là những giá trị số (Integer, Single, ). Bước nhảy có thể là âm hoặc dương. Nếu bước nhảy là số âm thì điểm đầu phải lớn hơn điểm cuối, nếu không khối lệnh sẽ không được thi hành. Khi Step không được chỉ ra, VB.NET sẽ dùng bước nhảy mặc định là một. Ví dụ: Đoạn lệnh sau đây sẽ tính tổng dãy các số nguyên từ 1 đến N. 31
- Dim tong As Integer = 0 Dim i As Integer For i = 1 To N tong = tong + i Next For Each Next: Tương tự vòng lặp For Next, nhưng nó lặp khối lệnh theo số phần tử của một tập các đối tượng hay một mảng thay vì theo số lần lặp xác định. Vòng lặp này tiện lợi khi ta không biết chính xác bao nhiêu phần tử trong tập hợp. Cú pháp: For Each In Next Lưu ý: - Phần tử trong tập hợp chỉ có thể là biến Variant, biến Object, hoặc một đối tượng trong Object Browser. - Phần tử trong mảng chỉ có thể là biến Variant. - Không dùng For Each Next với mảng chứa kiểu tự định nghĩa vì Variant không chứa kiểu tự định nghĩa. 6. Xử lý lỗi Lỗi có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Ví dụ như khi bạn nạp một file mà không có thực trong đĩa thì chương trình sẽ gặp lỗi. VB.NET có khả năng xử lý nhưng nhiệm vụ của bạn là phải thông báo cho VB.NET biết. Chính vì thế khối lệnh Try Catch sẽ bao bọc đoạn mã lệnh có khả năng gây ra lỗi cho chương trình. Thông thường có các lỗi xảy ra do nhập xuất dữ liệu, phép chia cho 0, thiết bị ngoại vi không sẵn sàng. 6.1 Cú pháp Try Catch Try Các phát biểu có thể gây lỗi Catch Các phát biểu xử lý nếu có lỗi phát sinh Finally Các phát biểu được gọi ngay cả khi có hay không có lỗi End Try Trong đó Finally là tùy chọn, các từ khóa còn lại là bắt buộc. 32
- Ví dụ sau DiskDriverError sẽ minh họa tình huống xử lý lỗi runtime thường thấy nhất. Chúng ta tạo một form có nút nhấn và một ô ảnh PictureBox. Khi click vào nút thì ảnh trong một đĩa mềm có tên 6_82MELINH.ico sẽ load vào ô ảnh. Nếu bỏ đĩa mềm ra khỏi ổ mềm thì chạy chương trình sẽ báo lỗi không tìm thấy đĩa trong ổ A:\ ngay. Để minh họa cho việc này, chúng ta mở mới một dự án và thiết kế form như hình: Hình 16 Trong sự kiện Button1_Click, gõ mã như sau: PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("A:\6_82MELINH.ico") Lúc này trong ổ mềm không có đĩa nên khi chạy chương trình sẽ có thông báo lỗi xảy ra: Hình 17 Để khắc phục ta đặt thêm khối try catch vào sự kiện Button1_click như sau: 33
- Try PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("A:\6_82MELINH.ico") Catch ex As Exception MsgBox("Không tìm thấy đĩa mềm ở ổ A:\") End Try Lúc này phát biểu gây lỗi PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ đã được đặt ở trong khối Try Catch nên khi chạy chương sẽ thực thi hiện thông báo thay vì phát sinh lỗi như trên: Hình 18 6.2 Sử dụng mệnh đề Finally Mệnh đề này sẽ cho phép dùng các phát biểu sau nó dù có hay không có lỗi xảy ra. Nó thuận tiện khi bạn muốn dọn dẹp lỗi, giá trị của biến, thuộc tính khi bạn thực thi đoạn mã bảo vệ xong. Trở lại ví dụ trên, ta thêm vào đoạn mã như sau: Try PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("A:\6_82MELINH.ico") Catch ex As Exception MsgBox("Không tìm thấy đĩa mềm ở ổ A:\") Finally MsgBox("Đã bắt lỗi thành công.") 34
- End Try Và chạy lại chương trình, lúc này thay vì phát sinh lỗi không mong muốn từ chương trình chúng ta sẽ nhận được thông báo lỗi do mình kiểm soát. 6.3 Cài đặt Try Catch phức tạp hơn Khi chương trình phức tạp thì việc bắt lỗi cũng trở nên phức tạp hơn. Với Try Catch bạn có thể: - Đặt một khối hay nhiều khối phát biểu giữa các từ khóa. - Cho phép sử dụng mệnh đề lọc lỗi Catch When - Cho phép sử dụng khối Try Catch lồng nhau - Cùng với đối tượng Err cho phép xác định lỗi phát sinh Err là đối tượng đặc biệt cung cấp chi tiết thông tin lỗi phát sinh. Các thuộc tính thông dụng Err.Number, Err.Description chứa thông tin mã lỗi, mô tả chi tiết lỗi. Phương thức Err.Clear cho phép xóa bỏ lỗi hiện hành. Bảng sau đây liệt kê các lỗi Runtime thường gặp trong VB.NET: Mã lỗi (Err.Number) Mô tả 5 Gọi hàm hay truyền đối số không đúng 6 Tràn 7 Hết bộ nhớ 9 Truy xuất vượt chỉ số mảng 11 Chia cho 0 13 Kiểu không hợp lệ 48 Lỗi nạp thư viện DLL 51 Lỗi nội bộ 52 Tên File hay số không hợp lệ 53 Không tìm thấy File 55 File đang mở 57 Lỗi thiết bị xuất nhập 58 File đã tồn tại 61 Đĩa đầy 62 Con trỏ file vượt quá điểm cuối file 67 File mở quá nhiều 68 Thiết bị chưa sẵn sàng 70 Không cho phép truy xuất 71 Ổ đĩa chưa sẵn sàng 75 Truy cập đường dẫn và file không đúng 76 Không thấy đường dẫn 35
- 91 Biến đối tượng thiếu từ khóa truy xuất With 321 Định dạng file không hợp lệ 322 Không thể tạo file tạm 380 Giá trị thuộc tính không hợp lệ 381 Chỉ số thuộc tính không hợp lệ 422 Thuộc tính không tìm thấy 423 Thuộc tính hay phương thức không có 424 Yêu cầu về đối tượng 429 Không thể tạo đối tượng ActiveX 430 Lớp đối tượng không hỗ trợ Automation 440 Không thể tạo đối tượng Automation 460 Định dạng trong Clipboard không hợp lệ 461 Phương thức hay biến thành viên không tìm thấy 462 Server không sẵn sàng 463 Lớp không đăng ký trên máy cục bộ 481 Ảnh không hợp lệ 482 Máy in bị lỗi Bây giờ vẫn dùng ví dụ trên nhưng ta thêm thuộc tính Err.Number, Err.Description đồng thời ta cũng tìm hiểu thêm về mệnh đề đọc lỗi Catch When. Bạn sửa lại thủ tục Button1_Click như sau: Try PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("A:\6_82MELINH.ico") Catch When Err.Number = 53 'nếu không thấy file MsgBox("Kiểm tra lại đường dẫn và tên file") Catch When Err.Number = 7 'Hết bộ nhớ MsgBox("File ảnh quá lớn - hết bộ nhớ", , Err.Description) Catch ex As Exception MsgBox("Không tìm thấy đĩa mềm ở ổ A:\", , Err.Description) Finally MsgBox("Đã bắt lỗi thành công.") End Try Trong khối lệnh trên ta sử dụng mệnh đề Catch When hai lần, mỗi lần ta sử dụng thêm các thuộc tính Number của đối tượng Err để phát hiện lỗi cụ thể hơn. 36
- Bạn chạy lại chương trình xem nó hoạt động ra sao. 6.4 Tự mình phát sinh lỗi Trong một số trường hợp bạn có thể tự kiểm tra lỗi trong mệnh đề Try và muốn nhảy ngay đến mệnh đề Catch để lỗi được xử lý. Khi đó VB.NET cung cấp phương thức Err.Raise để làm điều đó. Ví dụ ta có thể tự phát hiện ra lỗi không tìm thấy File ở ví dụ trên (lỗi 53) và thực hiện phát biểu trong mệnh đề Catch: Try PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("A:\6_82MELINH.ico") If Err.Number = 53 Then Err.Raise(53) Catch When Err.Number = 53 MsgBox("Không tìm File") End Try Xác định số lần thử lại Một trong những đặc sắc của Try Catch là cho phép bạn thử lại một số thao tác gây ra lỗi trước khi đưa ra quyết định không thực hiện thao tác này nữa. Ví dụ ta có thể xem số lần người dùng click vào nút “Load File” bao nhiêu lần, nếu vượt quá số lần cho phép thì không cho người dùng click tiếp nữa: Khai báo thêm biến dem ở dưới dòng public class form1: Dim dem As Short = 0 Sửa lại thủ tục Button1_Click như sau: Try PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("A:\6_82MELINH.ico") Catch ex As Exception dem += 1 If dem <= 2 Then MsgBox("Không tìm thấy đĩa mềm ở ổ A:\") Else MsgBox("Không thể load File!") Button1.Enabled = False End If End Try Và bây giờ khi người dùng click vào nút “Load File” quá hai lần thì thông báo xuất hiện: 37
- Và nút “Load File” sẽ bị mờ đi không cho người dùng click nữa như thế này: 6.5 Sử dụng các khối Try Catch lồng nhau Bạn có thể sử dụng các khối Try Catch lồng nhau để kiểm tra kép các thao tác có thể gây lỗi. Ví dụ bây giờ ta sửa lại ví dụ trên để người dùng phải đưa đĩa mềm vào ổ A:\ ngay từ lần thông báo lỗi đầu tiên, nếu không nút “Load File” lập tức sẽ bị vô hiệu hóa: Try PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("A:\6_82MELINH.ico") Catch MsgBox("Không tìm thấy đĩa mềm ở ổ A:\, cho đĩa mềm vào") Try PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("A:\6_82MELINH.ico") Catch ex As Exception MsgBox("Không thể load file!") Button1.Enabled = False End Try End Try Bạn nên sử dụng việc lồng hai phát biểu Try Catch lồng nhau trong trường hợp kiểm tra lại lỗi 2 lần. Còn nếu kiểm tra nhiều lần thì bạn nên sử dụng kết hợp với các biến đếm và vòng lặp For, Do Loop. 6.6 So sánh cơ chế xử lý lỗi với các kỹ thuật phòng vệ lỗi Bạn có thể đoán trước xem lỗi nào có thể xảy ra để phòng trước thay vì xử lý lỗi bằng Try Catch. Ví dụ trong bài tập trên, thay vì dùng Try ta sẽ dùng phương thức của hệ thống là File.Exists kiểm tra xem có tồn tại file hay không rồi mới gọi phương thức nạp ảnh FromFile: 38
- Để dùng được phương thức này, bạn cần khai báo sử dụng thư viện IO bằng từ khóa Imports ở đầu khối lệnh: Imports System.IO Rồi sửa lại mã lệnh trong thủ tục Button1_Click như sau: 'Phòng vệ lỗi If File.Exists("A:\6_82MELINH.ico") Then PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("A:\6_82MELINH.ico") Else MsgBox("Không tồn tại file này!") End If Việc sử dụng phương thức nào là do bạn quyết định và trong hoàn cảnh nào thì dùng phương thức nào cho hợp lý. 6.7 Sử dụng phát biểu thoát Exit Try Phát biểu này là tùy chọn trong khối Try Catch. Nó giúp bạn thoát khỏi khối Try Catch khi muốn. Tuy nhiên nếu trong khối Try Catch có phát biểu Finally thì chương trình sẽ thực thi các phát biểu trong phần Finally trước khi thoát khỏi khối Try theo yêu cầu của Ext Try.Ví dụ như sau: 'Thoát Try với Exit Try Try If PictureBox1.Enabled = False Then Exit Try PictureBox1.Image = System.Drawing.Image.FromFile _ ("A:\6_82MELINH.ico") Catch ex As Exception MsgBox("Không tìm thấy File này!") End Try Trong đoạn mã trên, nếu chương trình kiểm tra xem điều khiển PictureBox1 mà chưa sẵn sàng thì lập tức thoát khỏi khối Try Catch mà không thực hiện đưa ra thông báo nào. 7. Bài tập Bài 1: Thiết kế form nhập các hệ số A, B của phương trình bậc nhất Ax2+B=0. Giải và biện luận phương trình theo các hệ số A, B. 39
- Hình 19 Yêu cầu: Nghiệm của chương trình hiện ra ở nhãn (Label) kết quả. Bài 2: Thiết kế form nhập vào tháng, năm bất kỳ (năm có giá trị từ 1900 đến nay). Sau đó thông báo số ngày trong tháng của năm vừa nhập. Hình 20 Yêu cầu: + Tháng phải là một số từ 1 đến 12. + Năm bắt buộc phải nhập số từ 1900 đến 2099. + Kết quả hiện ở hộp thoại thông báo riêng. Bài 3: Thiết kế form nhập vào danh sách lương từng tháng của một nhân viên trong một ListBox. Tính tổng lương và lương trung bình từng tháng của nhân viên đó. 40
- Hình 21 Yêu cầu: + Số tháng lương có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến việc xem tổng lương, lương trung bình. + Kết quả thể hiện ở nhãn (Label) khi nhấn vào nút lệnh Xem tổng lương hoặc Lương trung bình. 41
- BÀI 3. LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG TRONG VISUAL BASIC .NET Mục tiêu của bài: - Hiểu đặc điểm lập trình hướng đối tượng trong VB.Net; - Xây dựng các lớp xử lý, chuyển tải số liệu giữa các form trong VB.Net. 1. Khái niệm hướng đối tượng 1.1 Định nghĩa Lớp đối tượng (Class) là một khuân mẫu hoặc một bản thiết kế mà định nghĩa các thuộc tính và các phương thức của đối tượng. Đối tượng (Object) là một bản sao chạy được của một class, sử dụng bộ nhớ và có hạn chế về thời gian. 1.2 Đặt điểm 1.2.1 Tính trừu tượng Khi bạn mua một tủ lạnh, bạn quan tâm tới kích thước, độ bền và các đặc điểm của nó, chứ không quan tâm tới máy móc của nó được làm như thế nào, đây gọi là sự trừu tượng. VB.Net cũng cung cấp tính trừu tượng qua class và objects. Mỗi đối tượng có các đặc điểm hoặc thuộc tính gọi là thuộc tính (property) của đối tượng và có thể thực hiện hành động gọi là phương thức (method). VB.Net cho phép bạn có khả năng tạo các thuộc tính và các phương thức cho các đối tượng khi tạo các class. Với một lập trình viên, dùng tính trừu tượng để giảm độ phức tạp của đối tượng, chỉ hiện ra các thuộc tính và các phương thức cần thiết cho đối tượng. Tính trừu tượng cho phép tổng quát hóa một đối tượng như một kiểu dữ liệu. 1.2.2 Tính đóng gói Được hiểu như việc ẩn thông tin. Nó ẩn những chi tiết không cần thiết của đối tượng. Ví dụ: Khi bạn bật tủ lạnh, chức năng start bắt đầu nhưng bạn không thể nhìn thấy trong tủ hoạt động như thế nào. Tính đóng gói là một cách thi hành tính trừu tượng. Tính đóng gói ẩn việc thi hành của class đối với người sử dụng. Hay nói cách khác, nó chỉ hiển thị các thuộc tính và các phương thức của đối tượng. 42
- 1.2.3 Tính thừa kế Một class có thể thừa kế từ một class tồn tại. Lớp thừa kế gọi là lớp con (subclass) và lớp được thừa kế gọi là lớp cơ sở (base class). Tất cả các lớp trong VB.Net đều xuất phát từ lớp Object. Lớp con thừa kế các thuộc tính và các phương thức từ lớp cơ sở. Chúng ta cũng có thể thêm các thuộc tính và phương thức cho lớp con. Bạn cũng có thể chồng các phương thức của lớp cơ sở. Tính thừa kế cho phép bạn tạo phân cấp các đối tượng. Ví dụ: phân cấp class Hình 22 Mặc định, tất các các class bạn tạo trong VB.Net có thể được thừa kế. Thừa kế cho phép bạn dùng lại code và tạo các đối tượng phức tạp hơn từ các đối tượng đơn giản. VB.Net cung cấp nhiều từ khóa cho phép bạn thi hành việc thừa kế. 1.2.4 Tính đa hình Để chỉ một đối tượng tồn tại nhiều khuôn dạng khác nhau. Ví dụ: Khi bạn mua tủ lạnh có 2 cách, bạn phải liên hệ với người bán hoặc nhà sản xuất. Khi bạn liên hệ với ngừơi bán, người bán sẽ đặt hàng và liên hệ với công ty. Khi bạn liên hệ với công ty, công ty sẽ liên hệ với người bán ở vùng của bạn để sắp đặt việc phân phát tủ lạnh. Như vậy, người bán và công ty là hai class khác nhau. Mỗi class đều có cách phản hồi khác nhau về cùng việc đặt hàng. Chúng ta có thể hiểu như là tính đa hình trong lập trình hướng đối tượng. Tính đa hình cho phép bạn tạo cùng phương thức nhưng thi hành các công việc khác nhau. Bạn cũng có thay đổi cách thực thi các phương thức của lớp cơ sở. 2. Lập trình hướng đối tượng trong VB.NET 2.1 Tạo một class Tính trừu tượng được thể hiện bằng việc dùng class, cú pháp tạo class: [AccessModifier][Keyword] Class _ ClassName [Implements InterfaceName] ' Định nghĩa các thuộc tính và phương thức End Class 43
- AccessModifier định nghĩa khả năng truy cập của class, sử dụng một trong các từ khóa : Public, Private, Protected, Friend,Protected Friend. Keyword chỉ rõ các lớp có được thừa kế hay không, từ khóa Inherit, NotInheritable hoặc MustInherit. Class đánh dấu bắt đầu một class Classname: tên của một class Implements chỉ rõ class thực thi trên giao diện nào. InterfaceName miêu tả tên giao diện.Một class có thể thực thi trên một hoặc nhiều giao diện. End Class đánh dấu kết thúc khai báo của một class Các bước tạo class trong vb.net: Vào Project \ Add New Item Nhập tên Classs Hình 23 Bảng AccessModifier Access Dùng trong Mô tả Modifier Public module, class, structure Được truy cập từ cùng project, từ project khác hoặc từ thành phần khác 44
- Private module, class, structure Chỉ được truy cập trong cùng module, class , structure Protected Classes, class member Được truy cập trong cùng class , hoặc class được kế thừa Friend module, class, structure Truy cập được trong cùng project Protected Classes, class member Truy cập được trong cùng project Friend Và từ các class được kế thừa 2.2 Tạo class kế thừa 2.2.1 Tính thừa kế (Inherits) Cú pháp: Inherits Ví dụ: Public Class ThisClass Inherits OtherClass 'Property and method declarations 'Other code End Class Lớp ThisClass kế thừa từ lớp OtherClass VB.Net cung cấp các từ khóa khác nhau để thực hiện việc thừa kế. Bảng Keyword: Keyword Được dùng với Mục đính Inherits Classes Thừa kế tất cả các thành viên của lớp thừa kế (trừ private) MustInherit Classes Chỉ rõ lớp này chỉ sử dụng như lớp cơ sở NotInheritable Classes Chỉ rõ lớp này không được sử dụng như lớp cơ sở Overridable Procedures Chỉ rõ thủ tục có thể viết chồng trong class được thừa kế. 45
- NotOverridable Procedures Chỉ rõ thủ tục không được viết chồng trong class được thừa kế. MustOverride Procedures Chỉ định các thủ tục phải viết chồng trong tất cả các lớp được kế thừa Overrides Procedures Chỉ định một thủ tục được viết chồng từ lớp cơ sở MyBase Code Gọi code của lớp cơ sở từ lớp được thừa kế MyClass Procedures Gọi code của chính class đó Protected Procedures, fields Chỉ định các thủ tục và các trường được truy cập trong cùng class và các class được thừa kế Ví dụ: Public MustInherit Class Communication Public Sub New() MyBase.New() MsgBox("Constructor of Communication class", MsgBoxStyle.OKOnly) End Sub Public MustOverride Function Send() As Boolean End Class Public Class Email Inherits Communication Public Sub New() MyBase.New() 46
- MsgBox("Constructor of Email class", MsgBoxStyle.OKOnly) End Sub Overrides Function Send() As Boolean MsgBox("Send function of Email class", MsgBoxStyle.OKOnly) 'Code specific to the Email class Return True End Function End Class Ví dụ 2: Public Class Fax Inherits Communication Public Sub New() MyBase.New() MsgBox("Constructor of Fax class", MsgBoxStyle.OKOnly) End Sub Overrides Function Send() As Boolean MsgBox("Send function of Fax class", MsgBoxStyle.OKOnly) 'Code specific to the Fax class Return True End Function End Class Ví dụ 3: Private Sub Button1_Click(ByVal sender As Object, ByVal e As EventArgs) Handles Button1.Click Dim int1 As Integer Dim communicate As Communication int1 = InputBox("Enter 1 to send an e-mail message and 2 to send a faxmessage.") Select Case (int1) Case "1" communicate = New Email() 47
- communicate.Send() Case "2" communicate = New Fax() communicate.Send() End Select End Sub Giải thích: Lớp Email và Fax kế thừa từ lớp cơ sở Communication Tính đa hình thể hiện thể hiện ở chỗ bạn có thể chồng nhiều phương thức. Có thể ghi chồng phương thức của lớp cơ sở, nó có thể thực hiện các hành động khác. 2.3 Constructor (Thủ tục khởi tạo) Được dùng để khởi tạo đối tượng VB.Net, Thủ tục Sub New thực hiện như một Contructor Thủ tục Sub New được thực hiện khi đối tượng của class đươc tạo, bạn có thể thực hiện các công việc cần thiết trước khi dùng đối tượng. Ví dụ khi bạn kết nối với Database, và các biến được khởi tạo trong Sub New Tất cả các class trong VB.Net đều xuất phát từ class Object. Vì vậy khi tạo một class, bạn cần gọi Contructor của class Object. Để làm việc này bạn thêm câu lệnh MyBase.New() vào dòng đầu tiên của Contructor class của bạn. Public Class MyNewClass Public Sub New() MyBase.New() 'Code for Initializing objects and variables End Sub 'Other class members End Class Contructor cũng có thể mang đối số: Public class Employer Public Sub New(Optional ByVal iempcode As Integer = 0) 'code initiation here End Sub 'code here End Class Sau đó, chúng ta có thể tạo các đối tượng Employer: 48
- Dim Emp1 As New Employee(1001) Hoặc Dim Emp2 As Employee = New Employee(1001) 2.4 Destructors(Thủ tục khởi hủy) VB.Net cũng cung cấp thủ tục khởi hủy Sub Finalize. Thủ tục khởi hủy thực hiện ngược lại với hàm khởi tạo, thủ tục sẽ tự động giải phóng bộ nhớ và các tài nguyên đã được sử dụng của đối tượng. Thủ tục Sub Finalize có phạm vi là Protected. Ví dụ: Protected Overrides Sub Finalize() MyBase.Finalize() 'Add code here End Sub Từ khóa Overrides được sử dụng bởi vì Thủ tục Sub Finalize() kế thừa từ lớp Object. Thủ tục Sub Finalize() không được gọi khi chạy chương trình, .Net framework sẽ gọi thủ tục này khi đối tượng kết thúc để giải phóng bộ nhớ và tài nguyên đối tượng sử dụng, .Net Framework sẽ tự động thu thập rác, vì vậy người lập trình không cần thêm công việc giải phóng bộ nhớ và tài nguyên. Ngoài ra .Net Framework cung cấp giao diện IDisposable giúp bạn quản lý tài nguyên. IDisposable cung cấp phương thức Dispose. Không giống thủ tục Sub Finalize(), bạn có thể gọi phương thức Dispose. Bạn có thể thêm code trong phương thức Dispose để giải phóng tài nguyên. Thủ tục Sub Finalize() đảm bảo rác được dọn dẹp nếu phương thưc Dispose không được gọi. 2.5 Phương thức (Methods) Phương thức bao gồm thủ tục (Sub) và hàm (Function) được khai báo trong class. Thủ tục không trả về giá trị. Khi thủ tục được gọi, tất cả các câu lệnh trong thủ tục được thực hiện cho đến khi gặp các câu lệnh End Sub, Exit Sub hoặc Return. Khai báo phương thức là thủ tục: Public Sub ([danh sách tham số]) 'các câu lệnh End Sub Hàm thường được sử dụng trong các biểu thức hoặc phép so sánh. Ngoài việc thực hiện các câu lệnh như thủ tục, hàm còn phải trả về một giá trị. Khai báo phương thức là hàm: Public Function ([danh sách tham số]) As 'các câu lệnh 49
- Return End Function 2.6 Trường (Fields) và thuộc tính (Properties) Fields là các biến được khai báo trong class mà có thể truy cập từ class khác. Ví dụ: Public Class MyClass1 Public MyField As Integer 'Declaring a field 'Other declarations and code End Class Dim MyObject As New MyClass1() MyObject.MyField = 6 Properties định nghĩa các thuộc tính của đối tượng, cú pháp tạo Property: Public Property NamProperty() As DataType Get Return PropertyValue End Get Set(ByVal value As DataType) PropertyValue = value End Set End Property Mặc định Property có cả hai thuộc tính đọc và ghi. VB.Net cũng định nghĩa thuộc tính chỉ đọc hoặc chỉ ghi. + Thuộc tính chỉ đọc dùng từ khóa ReadOnly + Thuộc tính chỉ ghi dùng từ khóa WriteOnly Các từ đặt trước từ khóa AcessModifier. 2.7 Khai báo sự kiện (Event) - Event là hành động của người dùng tác động vào ứng dụng đang thực thi. Chẳng hạn khi chúng ta nhấn phím bất kỳ trên bàn phím, khả năng đáp ứng lại sự kiện của ứng dụng phụ thuộc người lập trình. Người lập trình phải viết đoạn mã lệnh, đoạn lệnh này sẽ thực thi khi sự kiện tương ứng xảy ra. Để khai báo sự kiện, chúng ta vào mục Properties của đối tượng. Ví dụ các sự kiện của một button: 50
- Hình 24 Mỗi mục ứng với các hành động riêng biệt, chẳng hạn sự kiện khi Click vào một button: Private Sub Button1_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles Button1.Click 'Đặt lệnh ở đây End Sub 2.8 Từ khóa Me, MyBase, MyClass 2.8.1 Từ khóa Me Từ khóa Me được dùng khi ta muốn nói rõ (explicitly) rằng ta muốn dùng các phương thức của chính Class đang chứa code ấy. Cũng có trường hợp ta phải dùng từ khóa Me để nói ta muốn dùng biến ở cấp độ lớp (class-level) chứ không phải cấp độ thủ tục (procedure-level) có cùng tên. Một biến procedure-level, tức là biến cục bộ (local variable) của một phương thức, có cùng tên với một biến class-level. Ví dụ: Public Class TheClass Private strName As String Public Sub DoSomething() Dim strName As String 51
- strName = "Quang" End Sub End Class Ở đây, biến strName được định nghĩa ở class-level và bên trong Sub DoSomething. Bên trong phương thức ấy, local variables sẽ được dùng vì chúng che đậy các biến class-level trừ khi ta nói rõ rằng phải dùng biến của class-level bằng cách dùng từ khóa Me: Public Class TheClass Private strName As String Public Sub DoSomething() Dim strName As String strName = "Quang" ' thay đổi value của local (shadowed) variable Me.strName = "Kim" ' thay đổi value của class-level variable End Sub End Class 2.8.2 Từ khóa MyBase Từ khóa Me rất tiện dụng khi ta muốn dùng các thành viên của chính Class chứa code. Tương tự như vậy, đôi khi ta muốn dùng phương thức của BaseClass (cũng gọi là SuperClass). Từ trong một SubClass, nếu muốn gọi một phương thức của BaseClass ta dùng từ khóa MyBase như sau: Public Class ClassCon Inherits ClassCha Public Overrides Sub ChaoHoi() MessageBox.Show("Thưa các Bác", "Class Con") MyBase.ChaoHoi() End Sub End Class Bây giờ nếu ta chạy Sub ChaoHoi của ClassCon ta sẽ có hai thông báo, một cái từ ClassCon theo sau bởi một cái từ ClassCha. MyBase chỉ nói đến BaseClass trực tiếp, tức là Class cha thôi chớ không nói đến Class ông nội. Không có cách nào để nói đến hơn một thế hệ. 52
- Dầu vậy, từ khóa Mybase có thể được dùng cho bất cứ thứ gì đã được khai báo là Public, Friend hay Protected trong ParentClass. Điều này kể luôn cả những thứ mà ParentClass thừa kế từ các thế hệ trước trong gia đình, tức là ClassÔngNội, ClassÔngCố .v.v 2.8.3 Từ khóa MyClass Vì lý do virtual method, ta sẽ gặp những trường hợp rắc rối như khi code của ParentClass lại chạy code của SubClasses. Khi viết code của một class, từ phương thức này chúng ta thường gọi những phương thức khác nằm trong cùng class. Thí dụ như: Public Class ClassCha Public Sub GapNhau() ChaoHoi() End Sub Public Overridable Sub ChaoHoi() MessageBox.Show("Chào các cháu", "Class Cha") End Sub End Class Trong trường hợp này, GapNhau gọi Sub ChaoHoi để đón tiếp. Để ý là vì ChaoHoi được định nghĩa chồng nên rất có thể một SubClass sẽ thực thi phương thức ChaoHoi và lấn quyền nó. Thí dụ: Public Class ClassCon Inherits ClassCha Public Overrides Sub ChaoHoi() MessageBox.Show("Thưa các Bác", "Class Con") End Sub End Class Vì đặc tính ảo (virtual) của ChaoHoi nên ta tưởng ClassCha thực hiện chính thủ tục ChaoHoi của nó nhưng thật ra ra nó lại thực hiện code của ChaoHoi trong ClassCon. Trong code dưới đây, một đối tượng ClassCon gọi thủ tục GapNhau của ClassCha: Private Sub BtnSubClassObject_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles BtnSubClassObject.Click Dim obj As New ClassCon() 53
- obj.GapNhau() End Sub Trong ClassCha, thủ tục GapNhau gọi ChaoHoi của chính nó, tuy nhiên thủ tục ChaoHoi ấy bị đè bởi thủ tục ChaoHoi trong ClassCon. Do đó, chương trình sẽ hiển thị thông báo "Thưa các Bác". Nếu ta không muốn như vậy, ta muốn GapNhau thực hiện chính code của ChaoHoi trong ClassCha thì phải dùng từ khóa MyClass như sau: Public Class ClassCha Public Sub GapNhau() MyClass.ChaoHoi() End Sub Public Overridable Sub ChaoHoi() MessageBox.Show("Chào các cháu", "Class Cha") End Sub End Class 2.9 Giao diện (Interface) Interface là một phương pháp lập trình giúp phân lập phần vận hành và phần giao tiếp. Nói một cách đơn giản, interface là bộ mặt của một thành phần để "giao tiếp" với các thành phần khác ở ngoài. Các thành phần bên ngoài chỉ cần biết thành phần này cung cấp chức năng gì, xài ra sao, mà không cần quan tâm là nội bộ nó thế nào. Cũng như cái đầu máy, đầu máy nào cũng có nút Play, nút Stop, người sử dụng không cần biết là ở trong mạch điện nó chạy làm sao. Người ta chỉ cần biết là có nút Play bấm thì hát, Stop bấm thì im. Bộ nút Play, Stop đó chính là interface mà tất cả đầu máy đều cài đặt. Ví dụ: ' Giao diện cho bộ nút bấm Interface IDauMay Sub PressPlay() Sub PressStop() End Interface ' Đầu máy Sony cài đặt bộ nút bấm Class DauMaySony Implements IDauMay Public Sub PressPlay() Implements IDauMay.PressPlay ' lệnh Play 54
- End Sub Public Sub PressStop() Implements IDauMay.PressStop ' lệnh Stop End Sub End Class ' Đầu máy Panasonic cài đặt bộ nút bấm Class DauMayPanasonic Implements IDauMay Public Sub PressPlay() Implements IDauMay.PressPlay ' lệnh Play End Sub Public Sub PressStop() Implements IDauMay.PressStop ' lệnh Stop End Sub End Class Class Demo Public Shared Sub Main() Dim dauMay As IDauMay = New DauMaySony() Test(dauMay) End Sub Shared Sub Test(Dim dauMay As IDauMay) ' Kiểm tra chức năng PressPlay. dauMay.PressPlay() End Sub End Class 3. Xây dựng các lớp xử lý Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình lập trình 03 tầng/lớp (3 layers) và cách xây dựng ứng dụng trên mỗi tầng/lớp. 3.1 Mô hình đa tầng Trong phát triển ứng dụng, để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành phần có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ trong một công ty bạn có từng phòng ban, mỗi phòng ban sẽ chịu trách nhiệm một công việc cụ thể nào đó, phòng này không được can thiệp vào công việc nội bộ của phòng kia như Phòng tài chính thì chỉ 55
- phát lương, còn chuyện lấy tiền đâu phát cho các anh phòng Marketing thì các anh không cần biết. Trong phát triển phần mềm, người ta cũng áp dụng cách phân chia chức năng này. Bạn sẽ nghe nói đến thuật ngữ kiến trúc đa tầng/nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng nào đó, trong đó mô hình 3 lớp là phổ biến nhất. 3 lớp này là Presentation, Business Logic, và Data Access. Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ(services) mà mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó mà thôi. Mô hình 3 lớp mà Microsoft đề nghị dùng cho các hệ thống phát triển trên nền .NET như sau: 3.1.1 Presentation Layer Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Trong .NET thì bạn có thể dùngWindows Forms, ASP.NET hay Mobile Forms để hiện thực lớp này. Trong lớp này có 2 thành phần chính là User Interface Components và User Interface Process Components. UI Components là những phần tử chịu trách nhiệm thu thập và hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Trong ASP.NET thì những thành phần này có thể là các TextBox, các Button, DataGrid UI Process Components: là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các qui trình chuyển đổi giữa các UI Components. Ví dụ chịu trách nhiệm quản lý các màn hình nhập dữ liệu trong một loạt các thao tác định trước như các bước trong một Wizard Lưu ý : lớp này không nên sử dụng trực tiếp các dịch vụ của lớp Data Access mà nên sử dụng thông qua các dịch vụ của lớp Business Logic vì khi bạn sử dụng trực tiếp như vậy, bạn có thể bỏ qua các ràng buộc, các logic nghiệp vụ mà ứng dụng cần phải có. 3.1.2 Business Logic Layer Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation. Lớp này cũng có thể sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 (3rd parties) để thực hiện công việc của mình(ví dụ như sử dụng dịch vụ của các cổng thanh tóan trực tuyến như VeriSign, Paypal ). Trong lớp này có các thành phần chính là Business Components, Business Entities và Service Interface. 56
- Service Interface là giao diện lập trình mà lớp này cung cấp cho lớp Presentation sử dụng. Lớp Presentation chỉ cần biết các dịch vụ thông qua giao diện này mà không cần phải quan tâm đến bên trong lớp này được hiện thực như thế nào. Business Entities là những thực thể mô tả những đối tượng thông tin mà hệ thống xử lý. Trong ứng dụng chúng ta các đối tượng này là các chuyên mục(Category) và bản tin(News). Các business entities này cũng được dùng để trao đổi thông tin giữa lớpPresentation và lớp Data Access. Business Components là những thành phần chính thực hiện các dịch vụ mà Service Interface cung cấp, chịu trách nhiệm kiểm tra các ràng buộc logic(constraints), các qui tắc nghiệp vụ(business rules), sử dụng các dịch vụ bên ngoài khác để thực hiện các yêu cầu của ứng dụng. Trong ứng dụng của chúng ta, lớp này sẽ chứa các thành phần là CategoryService và NewsService làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ quản lý chuyên mục và các bản tin (thêm, xóa, sửa, xem chi tiết, lấy danh sách ). 3.1.3 Data Access Layer Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của ứng dụng. Thường lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, Oracle, để thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong lớp này có các thành phần chính là Data Access Logic, Data Sources, Servive Agents). Data Access Logic components (DALC) là thành phần chính chịu trách nhiệm lưu trữ vào và truy xuất dữ liệu từ các nguồn dữ liệu – Data Sources như RDMBS, XML, File systems . Trong .NET Các DALC này thường được hiện thực bằng cách sử dụng thư viện ADO.NET để giao tiếp với các hệ cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng các O/R Mapping Frameworks để thực hiện việc ánh xạ các đối tượng trong bộ nhớ thành dữ liệu lưu trữ trong CSDL. Chúng ta sẽ tìm hiểu các thư viện O/R Mapping này trong một bài viết khác. Service Agents là những thành phần trợ giúp việc truy xuất các dịch vụ bên ngòai một cách dễ dàng và đơn giản như truy xuất các dịch vụ nội tại. Chúng ta đã tìm hiểu qua các lớp của mô hình 3 lớp. Lý thuyết hơi nhiều một chút có thể làm bạn khó hiểu vì khả năng trình bày có hạn, nên bây giờ thử tìm hiểu một qui trình cụ thể hơn để biết các lớp này giao tiếp với nhau như thế nào. Ví dụ trong ứng dụng của chúng ta có thao tác tạo một chuyên mục mới, thì các lớp sẽ tương tác với nhau như sau: Công việc 1: Xây dựng lớp Presentation 57
- - Trình bày một form, có các text box cho phép người sử dụng nhập tên và mô tả cho chuyên mục. - Khi người dùng nhấn nút tạo trên form này, ứng dụng sẽ thực hiện việc tạo một Business Entity Category mới như đoạn code sau minh họa: Public Sub CreateNewCategory() Dim theloai As New Category() theloai.Name = txtName.Text theloai.Description = txtDescription.Text ' sử dụng dịch vụ do lớp Business cung cấp để tạo chuyên mục CategoryService.CreateCategory(theloai) End Sub Công việc 2: Xây dựng lớp Business Logic Để cung cấp dịch vụ tạo một chuyên mục, thành phần CategoryService sẽ cung cấp hàm sau: Public Sub TaoTheLoai(theloai as Category) ' kiểm tra xem tên khóa của chuyên mục đã tồn tại chưa? ' kiểm tra tên khóa của chuyên mục có hợp lệ không? ' sử dụng DV của lớp Data Access để lưu chuyên mục mới này vào CSDL Dim theloaiDB As new CategoryDAO() theloaiDB.CreateCategory(theloai) End Sub Công việc 3: Xây dựng lớp Data Access Tương tự, để cung cấp dịch vụ lưu một chuyên mục mới vào CSDL, thành phần CategoryDAO sẽ cung cấp hàm sau (sử dụng ADO.NET để kết nối với CSDL): Public Sub CreateCategory(Byval theloai As Category) ' tạo connection ' tạo command, khởi tạo các tham số ' lưu dữ liệu cmd.ExecuteNonQuery() End Sub 58
- 3.2 Phân tích và thiết kế Chúng ta đã tìm hiểu qua các thành phần chính trong mô hình 3 lớp, giờ đến lúc bắt tay vào thiết kế các thành phần đó cho ứng dụng tin tức của chúng ta. Trong ứng dụng tin tức mà chúng ta cần xây dựng, có hai đối tượng thông tin chính mà chúng ta cần quản lý là các chuyên mục(category) và tin tức(news). Ứng dụng quản lý của chúng ta sẽ thu thập những đối tượng dữ liệu này từ người dùng(phóng viên, biên tập viên) và trình bày lại cho người sử dụng khác xem(độc giả). Giờ chúng ta bắt tay vào thiết kế các thành phần Business Entities. 3.2.1 Business Entities Ứng dụng của chúng ta sẽ bao gồm hai thực thể (entity) chính là Category và News. Trước hết là Category, một chuyên mục (Category) sẽ gồm những thông tin sau: CategoryId: Mã chuyên mục – sẽ được sinh tự động khi tạo mới. Name: Tên chuyên mục. VD: Vi tính, Kinh tế KeyName: Tên gợi nhớ dùng để phân biệt chuyên mục với nhau (không được trùng nhau). Chẳng hạn Vi-tinh, Suc-khoe Description: Mô tả cho chuyên mục. Ví dụ: Description cho Vi-tinh là: thông tin mới nhất về công nghệ thông tin của Việt Nam và thế giới Picture: Hình ảnh đại diện cho chuyên mục. Trong ứng dụng đơn giản này, chúng ta chỉ thiết kế chuyên mục có một cấp, không có các chuyên mục con, cháu Tiếp theo là News. Mỗi một bản tin sẽ có các thông tin sau: NewsId: mã bản tin. Sẽ được sinh tự động khi tạo mới. Title: tiêu đề chính của bản tin. Ví dụ: Microsoft tuyên bố phá sản! Subtitle: tiêu đề phụ của bản tin. Ví dụ: Bill Gates từ chức! Excerpt: phần giới thiệu ngắn gọn của bản tin Authors: danh sách tác giả bản tin. Ví dụ: Nguyễn Văn A, Hoàng Thị B Keywords: danh sách từ khóa chính trong bản tin dùng để tìm kiếm. Ví dụ: Microsoft, broken Body: Đây là phần nội dung chính của bản tin. Picture: Hình ảnh minh họa cho bản tin. CreationTime: Ngày giờ tạo bản tin LastModificationTime: Ngày giờ chỉnh sửa cuối cùng của bản tin PublishedTime: Ngày giờ bản tin được đăng TotalViews: Tổng số lượt người xem bản tin 59
- TotalRates: Tổng số lượt người đánh giá bản tin Rate: Điểm đánh giá trung bình của bản tin Status: Trạng thái hiện tại của bản tin. Business Service Components Bước tiếp theo chúng ta sẽ phân tích và thiết kế các Business Service Components. Các thành phần này sẽ làm nhiệm vụ chính cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation dùng để lấy và lưu trữ thông tin. 3.2.2 Lớp CategoryService Chúng ta cần những thao tác chính trên đối tượng dữ liệu Category: Tạo mới – CreateCategory(Category category) Cập nhật – UpdateCategory(Category category) Xóa – DeleteCategory(int categoryId) Lấy thông tin chi tiết – GetCategory(int categoryId) Lấy danh sách các category – GetCategories() Kiểm tra một Key xem có trong database chưa – CheckKey(string keyName). Thao tác này dùng để kiểm tra xem khi tạo mới một category thì KeyName đã tồn tại trong hệ thống chưa. Thao tác này có thể dùng trên lớp Presentation để kiểm tra và thông báo lỗi cho người dùng khi họ nhập một tên khóa đã có trong hệ thống. Lưu ý: Chúng ta sẽ thực hiện các business logic của hệ thống trong lớp này. Tương tự đối với lớp NewsService, dựa trên những gì yêu cầu chúng ta phân tích ở bài viết đầu tiên, chúng ta cần những thao tác chính sau đây trên đối tượng News: Tạo mới – CreateNews(News news) Cập nhật – UpdateNews(News news) Xóa – DeleteNews(int newsId) Lấy thông tin chi tiết – GetNews(int newsId) Lấy danh sách các bản tin thuộc một chuyên mục nào đó, sắp xếp theo tin mới nhất –GetNewsOfCategory(int categoryId, int page, int pageSize, out int totalRecords) Cập nhật số lần xem của một bản tin – UpdateTotalViews(int newsId) Cập nhật đánh giá cho một bản tin – UpdateRate(int newsId, int rate) Tìm bài viết dựa trên từ khóa – SearchNews(string keyWords, int page, int pageSize, out int totalRecords) Trong các hàm trên, các bạn chú ý đến hàm GetNewsOfCategory. Trong hàm này có các tham số dùng để phân trang các bản tin. Chúng ta cần đến chức năng này vì khi trình bày trên trang tin, chúng ta chỉ trình bày một số lượng có hạn các bản tin của một 60
- chuyên mục nào đó chứ không thể trình bày tất cả trên màn hình được. Khi người dùng muốn xem thêm, họ có thể chọn trang tiếp theo hoặc nhấp vào link Xem tiếp, lúc đó ứng dụng sẽ trình bày các bản tin ở các trang tiếp theo. Tham số totalRecords cho chúng ta biết được tổng số bản tin thật sự có trong chuyên mục đó. 3.2.3 Data Access Components Bây giờ chúng ta sẽ thiết kế các lớp dùng để truy xuất và cập nhật dữ liệu. Các hàm của các lớp DAO cũng khá đơn giản, chỉ làm nhiệm vụ cập nhật dữ liệu vào database và truy xuất dữ liệu từ database. Các bạn cũng thấy chức năng nó giống như trên lớp Business Logic, nhưng ở đây chúng ta không có bất kỳ ràng buộc logic gì, chỉ đơn giản thực hiện việc truy xuất dữ liệu mà thôi. Các business logic đã được kiểm tra trên lớp Business Logic. Chúng ta tách biệt 2 lớp CategoryDAO (DAO – Data Access Object) và NewsDAO để dễ quản lý và thay đổi khi cần thiết. Ví dụ nếu bạn muốn thêm một thao tác truy xuất dữ liệu mới trên đối tượng News, bạn sẽ biết ngay mình phải thay đổi lớp NewsDAO. Nhưng có những thao tác bạn phải cân nhắc nên để nó lớp nào vì nó liên quan đến nhiều đối tượng, lúc đó bạn phải xét xem mục đích chính của thao tác đó là gì, thao tác trên đối tượng dữ liệu chính nào để đưa thao tác đó vào lớp phù hợp. 3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu Do ứng dụng của chúng ta đơn giản nên chỉ có 2 bảng dữ liệu ánh xạ gần như 1-1 với các thực thể trên lớp Business Logic như sau: 3.3.1 Hiện thực lớp Business Logic & Data Access Sau khi đã xong bước thiết kế, chúng ta sẽ tiến hành hiện thực 2 lớp Business và Data Access. Các bạn có thể xem source code đính kèm để biết chi tiết cách hiện thực 2 lớp này như thế nào. Lớp Presentation sẽ được thiết kế và hiện thực trong bài viết tiếp theo. Phần bên dưới tôi sẽ trình bày một số điểm chính trong cách hiện thực. 3.3.2 Hiện thực Data Access Components Do ứng dụng của chúng ta đơn giản nên được giới hạn sẽ dùng với CSDL SQL Server 2005/2008 nên lớp này không được thiết kế để chạy cùng lúc với nhiều loại database khác nhau. Chúng ta sẽ dùng cái Stored Procedures để truy xuất dữ liệu an toàn và dễ thay đổi hơn, tránh bị các lỗi như SQL Injection(không thể tránh hoàn toàn nếu bạn không hiện thực đúng) Public Sub CreateCategory(Byval theloai As Category) Dim conn As SqlConnection= GetConnection() 61
- Dim cmd As New SqlCommand (“spCategoriesCreate”, conn) cmd.CommandType = CommandType.StoredProcedure cmd.Parameters.AddWithValue(“@KeyName”, theloai.KeyName) cmd.Parameters.AddWithValue(“@Name”, theloai.Name) cmd.Parameters.AddWithValue(“@Description”, theloai.Description) cmd.Parameters.AddWithValue(“@Picture”, theloai.Picture) conn.Open() cmd.ExecuteNonQuery() End Sub Stored Procedure spCategoriesCreate đơn giản được viết như sau: CREATE PROCEDURE dbo.spCategoriesCreate @Name nvarchar(50), @KeyName varchar(30), @Description ntext, @Picture varchar(256), @CategoryId int output AS INSERT INTO Categories ( Name, KeyName, Description, Picture ) VALUES ( @Name, @KeyName, @Description, @Picture ) SELECT @CategoryId = SCOPE_IDENTITY() 62
- 3.3.3 Hiện thực lớp Business Logic Hiện thực lớp Business Logic đòi hỏi bạn phải nắm rõ các business logic của ứng dụng. Ví dụ đối với ứng dụng tin tức của chúng ta thì khi tạo một chuyên mục mới, bạn phải kiểm tra xem KeyName của chuyên mục đó đã có trong hệ thống chưa? Nếu có rồi thì phải báo lỗi, và nếu chưa có thì chúng ta kiểm tra KeyName đó có hợp lệ hay không? Public Sub ThemTheLoai(Byval theloai As Category) If CheckKey(theloai.KeyName)=False Then 'Thông báo lỗi Exit Sub End If If ValidateKey(category.KeyName)=False Then 'Thông báo lỗi Exit Sub End If Dim theloaiDB As New CategoryDAO() theloaiDB.CreateCategory(theloai) End Sub 4. Bài tập Bài tập 1: Thông tin về một cuốn sách được khai báo với cú pháp như sau: Public Class Sach Private _SoLuong As Integer ‘Kiểu số nguyên Private _DonGia As Double ‘Kiểu số thực Public SoTrang As Integer ‘Kiểu số nguyên Public Property SoLuong() As Integer Set (ByVal Value As Integer) _SoLuong = Value End Set Get SoLuong = _SoLuong End Get End Property Public Property DonGia() As Double Set (ByVal Value As Double) _DonGia = Value 63
- End Set Get DonGia = _DonGia End Get End Property Public Function ThanhTien() As Double ThanhTien = ( _SoLuong * _DonGia ) End Sub End Class a) Hãy tạo lớp đối tượng sách trên. b) Xây dựng lớp đối tượng TapChi (tạp chí) kế thừa lớp Sách và có thêm các thành phần: + Trường: Ngày phát hành + Thuộc tính: Hình bìa, Khổ giấy + Phương thức: Năm phát hành, Hiển thị Bài tập 2: Xây dựn và hiện thực mô hình 3 lớp (3-tier) để thực hiện công việc thêm mới một tạp chí vào cơ sở dữ liệu. 64
- BÀI 4. LÀM VIỆC VỚI DỰ ÁN CÓ NHIỀU FORM Mục tiêu của bài: Hiểu được đặc tính của các điều khiển hiển thị dữ liệu; Biết quy trình thiết kế các dạng biểu mẫu; Sử dụng được các điều khiển cơ bản; Khai báo và sử dụng được các thành phần của Module Kết nối và hiển thị được cơ sở dữ liệu Access bằng DataGridview; Nghiêm túc, sáng tạo, chủ động trong việc thiết kế và kế thừa các dạng biểu mẫu khác nhau. 1. Thiết kế thực đơn bằng MenuStrip 1.1 Tạo Menu Tạo mới một giải pháp mang tên MyMenu và thêm vào đó một dự án mới cùng tên như đã biết trong các bài tập trước. Tại giao diện thiết kế, các bạn đưa điều khiển MenuStrip vào trong Form bằng cách double click hay kéo thả như đã biết. Chúng ta không cần quan tâm đến vị trí của menu trên form vì VS sẽ tự động đặt nó sao cho phù hợp. Các bạn có thể thay đổi các thuộc tính sao cho phù hợp bằng cách click mở Smart Tags là nút mũi tên tam giác màu đen bên góc phải điều khiển Menu. Hình 25 Khi được đặt vào form thì điều khiển menu sẽ được đặt tại một vùng như trên hình gọi là khay công cụ - Component tray và VS sẽ hiển thị trực quan menu trên đầu cửa sổ Form. Chuỗi Type Here là nơi bạn có thể click chọn và nhập vào các mục chọn cho menu, chúng ta sẽ tạo ra menu đơn giản như sau: Nhắp chuột vào chuỗi Type Here và gõ vào chuỗi “Clock” và ấn enter. Nhắp chuột vào chuỗi Type Here con ở dưới rồi gõ Date, Time như hình 65
- Hình 26 Để đóng phần thiết kế menu, chúng ta click vào một vùng nào đó trên form, để hiển thị lại click vào menu Clock như trên. 1.2 Một số tùy biến cho Menu 1.2.1 Thêm phím truy cập vào các mục chọn lệnh trên menu Trong một số phần mềm hay ngay trình duyệt Windows Explorer của hệ điều hành các bạn có thể ấn tổ hợp Alt + phím tắt để mở nhanh một thực đơn nào đó. Các phím tắt ấy được gọi là phím truy cập – Access Key. Phím này có dấu gạch chân ở dưới. Trong .NET, để tạo phím này ở menu chúng ta chỉ việc gõ thêm dấu ‘&’ trước ký tự nào muốn hiển thị gạch chân trong phần Type Here. Ví dụ sau đây tạo ra các phím tắt cho các mục chọn của menu Clock như hình: Hình 27 1.2.2 Thay đổi thứ tự các mục chọn Để thay đổi thứ tự các mục chọn chúng ta mở chế độ thiết kế menu rồi nhắp chọn mục chọn nào đó và kéo nó đến vị trí mong muốn. Chẳng hạn để kéo mục chọn Time lên thay cho vị trí mục chọn Date, trước tiên chúng ta nhắp và giữ chuột mục chọn Time và kéo thả lên phía trên mục chọn Date trong menu. 1.2.3 Đặt tên và thuộc tính cho menu Để thay đổi thuộc tính tên cho 1 menu, chọn Properties của menu đó. 66
- Hình 28 Ví dụ: - Thay đổi tên menu: vào thuộc tính Text. - Ví trí tên menu : TextAlign. - Màu nền: BackColor. - Màu chữ: ForeColor, Để thay đổi thuộc tính nào chúng ta chọn vào thuộc tính đó và thay đổi giá trị mới tùy theo kiểu giá trị của thuộc tính. Vì vậy, để đặt tên cho control hay một menu cụ thể chúng ta vào thuộc tính Name: Tên hiện tại là “DateToolStripMenuItem” có thể thay đổi theo ý muốn của người lập trình. Thuộc tính Name được gọi trong quá trình lập trình các sự kiện để thực thi ứng dụng. 1.3 Viết lệnh cho sự kiện của menu Các Sự kiên của menu nằm trong mục Event của cửa sổ thuộc tính (Properties). 67
- Hình 29 Để minh họa, chúng ta viết lệnh cho sự kiện nhấp chuột vào menu bằng cách nhắp đôi chuột vào sự kiện Click để viết lệnh, một sửa sổ code sẽ hiện ra, người lập trình chỉ cần viết phần thực hiện công việc mình mong muốn giữa thủ tục sự kiện Private Sub End Sub. Private Sub DateToolStripMenuItem_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles DateToolStripMenuItem.Click MessageBox.Show("Ngày hiện tại: " + Today.ToString()) End Sub Khi người dùng ấn vào menu “Date” chương trình sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo ngày tháng hiện tại. 68
- Hình 30 2. Thiết kế các dạng form 2.1 Form cha Giả sử có 1 giao diện chính của một phần mềm quản lý nhân sự như sau: Hình 31 69
- Giả sử tên form là frmMain, để form trên trở thành form cha chúng ta hãy chắc chắn rằng đã chọn thuộc tính: IsMdiContainer = True để thiết lập đây là Form cha. 2.2 Form con Thêm vào Project hai form mới là “Thêm nhân viên” (frmEmployee) và “Danh sách nhân viên” (frmListEmpoyee). Hình 32 Form “Thêm nhân viên” (frmEmployee) Hình 33 Form “Danh sách nhân viên” (frmListEmpoyee). 70
- Viết sự kiện Click cho 2 nút “Thêm nhân viên” và “Danh sách nhân viên” trên thanh MenuStrip của Form Cha để hiển thị form tương ứng. frmEmployee.MdiParent = Me frmEmployee.Show() và frmListEmployee.MdiParent = Me frmListEmployee.Show() Khi chọn chức năng từ menu tương ứng, các form con sẽ “nằm gọn” trong form cha như hình dưới đây: Hình 34 Chú ý, thuộc tính MdiParent dùng để thiết lập Form Cha của các form này là frmMain. 3. Sử dụng các điều khiển cơ bản 3.1 Mối quan hệ giữa thuộc tính, phương thức và sự kiện Mặc dù thuộc tính, phương thức và sự kiện có vai trò khác nhau nhưng chúng thường xuyên liên hệ với nhau. Ví dụ, nếu ta di chuyển một điều khiển bằng phương 71
- thức Move thì một số thuộc tính như Top, Height, Left, Width sẽ thay đổi theo theo, khi đó kích cỡ của điều khiển thay đổi tức là sự kiện Resize xảy ra. Phụ thuộc lẫn nhau còn có nghĩa là ta có thể thực hiện một công việc bằng nhiều cách: xử lý trên thuộc tính hoặc xử lý bằng phương thức. Ví dụ: ta có 2 cách để làm hộp văn bản textBox1 xuất hiện và biến mất trên màn hình: Thực hiện bằng thuộc tính: Xuất hiện: TextBox1.Visible = True Biến mất: TextBox1.Visible = False Thực hiện bằng phương thức: Xuất hiện: TextBox1.Show() Biến mất: TextBox1.Hide() 3.2 Thuộc tính, phương thức, sự kiện của một số điều khiển cơ bản 3.2.1 Form 3.2.1.1. Thuộc tính Name Tên form, bắt đầu bởi tiếp đầu ngữ frm BackColor Thiết lập mầu nền cho Form. BackgroundImage Thiết lập ảnh nền cho Form. BackgroundImageLayout Thiết lập chế độ hiển thị ảnh nền trên Form. Tile: hiển thị ảnh từ trên xuống, Center: hiển thị ảnh từ giữa ra, Stretch: dãn đều ảnh trên Form. AcceptButton Thiết lập nút lệnh Accept. Sự kiện Click của nút lệnh này được gọi bất cứ khi nào người dùng bấm phím Enter. CancelButton Thiết lập nút lệnh Cancel. Sự kiện Click của nút lệnh này được gọi bất cứ khi nào người dùng bấm phím Esc. Cursor Thiết lập chế độ hiển thị con trỏ trên Form. Enabled Nếu nhận giá trị True thì cho phép người dùng tác động lên Form, Ngược lại thì nhận giá trị False. 72
- Font Thiết lập kiểu chữ, cỡ chữ cho các điều khiển trên Form. ForeColor Thiết lập mầu chữ cho các điều khiển trên Form. FormBorderStyle Thiết lập kiểu đƣờng viền cho Form. Fixed Single: không thể thay đổi kích thước của Form, Sizable: có thể phóng to thu nhỏ và thay đổi kích thước của Form, Sizable ToolWindow: có thể thay đổi kích thước của Form Icon Thiết lập biểu tượng cho Form (các tệp ảnh có đuôi .ico). MainMenuStrip Gắn kết Form với Menu. Opacity Thiết lập độ trong suốt cho nền của Form, nếu độ trong suốt <100% thì có thể nhìn xuyên thấu những gì nằm bên dưới Form. ShowIcon Nếu nhận giá trị True thì cho phép hiển thị biểu tượng đã được thiết lập ở thuộc tính Icon, ngược lại thì nhận giá trị False. StartPosition Thiết lập vị trí xuất hiện của Form trên màn hình. Manual: xuất hiện ở góc trên bên trái màn hình, CenterScreen: giữa màn hình Text Thiết lập dòng tiêu đề của Form. Window State Thiết lập trạng thái của Form khi chạy chương trình. Normal: hiểnthị Form đúng theo kích cỡ thiết kế, Maximized: phóng to Form bằng màn hình, Minimized: thu nhỏ Form trên thanh Taskbar 3.2.1.2. Sự kiện Để hiển thị danh sách các sự kiện của các điều khiển, ta kích chuột tại biểu tượng trên cửa sổ Properties: 73
- Hình 35. Các sự kiện của Form Muốn gọi sự kiện nào thì ta kích đúp chuột vào tên sự kiện đó, kết quả VISUAL BASIC sẽ tự động tạo ra dòng tiêu đề của phương thức chứa sự kiện trong cửa sổ code. Form có một số sự kiện thông dụng như sau: Load được kích hoạt khi Form được nạp vào bộ nhớ, nó thường được dùng để khởi tạo các giá trị và trạng thái cho các biến, các điều khiển trên Form. Click được kích hoạt khi người dùng kích chuột trên Form. FormClosed được kích hoạt khi người dùng kích chuột vào nút Close x ở góc trên bên phải để đóng Form. FormClosing Cũng được kích hoạt khi người dùng kích chuột vào nút Close x, nhưng xảy ra trước sự kiện FormClosed tức là được phát sinh trước khi cửa sổ Form chuẩn bị đóng lại. Ví dụ: Nếu không muốn người dùng đóng Form bằng cách bấm chọn biểu tượng Close thì trong thủ tục FormClosing ta đặt thuộc tính Cancel = True như sau: Private Sub Form1_FormClosing(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.Windows.Forms.FormClosingEventArgs) Handles MyBase.FormClosing e.Cancel = True End Sub 74
- 3.2.2 Hộp văn bản - TextBox Hộp văn bản là điều khiển rất thông dụng, dùng để nhập dữ liệu đầu vào từ phía người sử dụng và hiển thị các kết quả đã tính toán được. 3.2.2.1. Thuộc tính Name Tên Textbox, bắt đầu bởi tiếp đầu ngữ txt BackColor Thiết lập mầu nền cho hộp TextBox. Enabled Enabled=False: không cho phép người dùng truy cập vào TextBox (Hộp Textbox bị mờ đi), ngược lại thì bằng True. Font Thiết lập kiểu chữ và cỡ chữ cho hộp văn bản. ForeColor Thiết lập mầu chữ cho hộp văn bản. Locked Locked = True: khóa không cho phép dịch chuyển vị trí của hộp văn bản trên Form, ngược lại thì nhận giá trị False. MaxLength Quy định chiều dài tối đa được chấp nhận của hộp văn bản, giá trị mặc định là 32767 hoặc 0, tức là có thể chứa 32767 ký tự. Mọi xác lập khác 0, ví dụ 5 thì chỉ cho phép người dùng nhập tối đa 5 ký tự vào hộp văn bản. Multiline Multiline = False: chỉ cho phép hiển thị văn bản trên một dòng, và khi thiết kế ta chỉ thay đổi được độ dài của hộp văn bản. Multiline = True: cho phép văn bản được hiển thị trên nhiều dòng, và có thể thay đổi cả độ dài lẫn độ rộng của hộp văn bản khi thiết kế. PasswordChar Thuộc tính này cho phép người sử dụng bảo mật được thông tin nhập vào Textbox. Ví dụ đặt thuộc tính này bằng ký tự „*‟ khi đó toàn bộ dữ liệu nhập vào sẽ được hiển thị dưới dạng dấu hoa thị. ReadOnly ReadOnly = True: hộp văn bản vẫn được truy cập nhưng người dùng không thể thay đổi được nội dung bên trong. ScrollBars Thiết lập thanh cuốn ngang, dọc cho hộp văn bản (có hiệu lực khi Multiline = True). Chú ý: thanh cuốn ngang chỉ có hiệu lực khi WordWrap = False. TabIndex Thứ tự truy cập của hộp văn bản khi người dùng bấm phím Tab, thứ tự đầu tiên là 0. Text Chứa nội dung của hộp văn bản. 75
- TextAlign Thiết lập chế độ căn chỉnh: trái, phải hoặc giữa của dữ liệu trong hộp TextBox. Visible Visible = True: hiển thị hộp văn bản, Visible = False: ẩn hộp văn bản. WordWrap WordWrap = True: dòng văn bản được tự động cuộn xuống dòng khi gặp lề bên phải của hộp TextBox, ngược lại thì nhận giá trị False. Chỉ có hiệu lực khi Multiline = True 3.2.2.2 Sự kiện Hộp văn bản có một số sự kiện cơ bản sau: TextChanged được kích hoạt khi người dùng thực hiện sự thay đổi bất kỳ trong hộp văn bản như: thêm, xoá, sửa, dán văn bản. Click được kích hoạt khi người dùng kích chuột vào hộp văn bản. DoubleClick được kích hoạt khi người dùng kích đúp chuột vào hộp văn bản. GotFocus được kích hoạt khi người dùng chuyển tiêu điểm tới hộp văn bản. KeyPress Trả về ký tự (trừ các ký tự đặc biệt như phím Delete, Home, Ctrl, F1 )mà người sử dụng gõ vào hộp văn bản thông qua thuộc tính KeyChar. KeyDown Trả về mã Ascii của tất cả các ký tự mà người sử dụng gõ vào hộp văn bản thông qua thuộc tính KeyCode. LostFocus được kích hoạt khi hộp văn bản mất tiêu điểm. MouseMove được kích hoạt khi người dùng di chuyển chuột qua hộp văn bản. MouseLeave được kích hoạt khi người dùng dời chuột ra khỏi hộp văn bản. Ví dụ 1: Để hiển thị mã Ascii của một ký tự bất kỳ được gõ vào hộp văn bản TextBox1 ta có đoạn chương trình như sau: Private Sub TextBox1_KeyDown(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.Windows.Forms.KeyEventArgs) Handles TextBox1.KeyDown MessageBox.Show(e.KeyCode) End Sub 76
- Ví dụ 2: Dùng sự kiện KeyPress để kiểm tra việc nhập dữ liệu: chỉ cho phép nhập vào hộp văn bản TextBox1 các số từ 0 tới 9, dấu âm - , dấu chấm thập phân . , phím Del (có mã Ascii=13) và phím Backspace (có mã Ascii = 8) để xóa dữ liệu. Ta có đoạn chương trình như sau: Private Sub TextBox1_KeyPress(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.Windows.Forms.KeyPressEventArgs) Handles TextBox1.KeyPress If (e.KeyChar >= "0" And e.KeyChar <= "9") Or e.KeyChar = "-" Or e.KeyChar = "." Or Convert.ToInt32(e.KeyChar) = 8 Or Convert.ToInt32(e.KeyChar) = 13 Then e.Handled = False Else e.Handled = True End If End Sub Nếu mỗi ký tự được nhập vào hộp Textbox không thoả mãn điều kiện if thì sẽ bị hủy bỏ bằng cách đặt thuộc tính Handled là true. 3. 2.3 Nút lệnh – Button Nút lệnh cho phép người dùng thực hiện một hành động nào đó. 3.2.3.1. Thuộc tính Name Tên nút lệnh, bắt đầu bởi tiếp đầu ngữ btn BackColor Thiết lập mầu nền cho nút lệnh. BackgroundImage Thiết lập ảnh nền cho nút lệnh. Enabled Enabled=False: người dùng không thể tác động lên nút lệnh, ngược lại thì bằng True. Font Xác lập kiểu chữ và cỡ chữ cho nút lệnh. ForeColor Thiết lập mầu chữ cho nút lệnh. Image Thiết lập ảnh hiển thị trên nút lệnh. Locked Locked = True: khóa không cho phép dịch chuyển vị trí của nút lệnh trên Form, ngược lại thì nhận giá trị False. TabIndex Thứ tự truy cập của nút lệnh khi người dùng bấm phím Tab. 77
- Text Tiêu đề của nút lệnh. Ta có thể quy định phím nóng cho nút lệnh bằng cách đặt dấu “&” trước một ký tự của Text. Ví dụ &Quit sẽ được hiển thị là Quit, khi người sử dụng bấm Alt+Q chương trình sẽ kích hoạt nút lệnh Quit. Visible Visible = True: hiển thị nút lệnh, Visible = False: ẩn nút lệnh. 3.2.3.2. Sự kiện Nút lệnh có một số sự kiện cơ bản sau: Click được kích hoạt khi người dùng kích chuột vào nút lệnh. GotFocus được kích hoạt khi người dùng chuyển tiêu điểm tới nút lệnh. LostFocus được kích hoạt khi nút lệnh mất tiêu điểm. MouseDown được kích hoạt khi người dùng đặt chuột vào nút lệnh. MouseUp được kích hoạt khi người dùng đƣa chuột ra khỏi nút lệnh. MouseMove được kích hoạt khi người dùng di chuyển chuột trên nút lệnh. MouseLeave được kích hoạt khi người dùng dời chuột ra khỏi nút lệnh. 3.2.4 Nhãn – Lable Nhãn dùng để hiển thị những thông tin có tính chất cố định người sử dụng không có khả năng thay đổi ví dụ như dòng thông báo, hƣớng dẫn Nhãn có một số thuộc tính hay dùng sau: Name Tên nhãn, bắt đầu bởi tiếp đầu ngữ lbl BackColor Thiết lập mầu nền cho nhãn, nếu thiết lập BackColor = Transparent (mụclựa chọn đầu tiên trong tab Web) thì nhãn sẽ có nền giống với nền của Form. BorderStyle Thiết lập kiểu đƣờng viền cho nhãn. Font Thiết lập kiểu chữ và cỡ chữ cho nhãn. ForeColor Thiết lập mầu chữ cho nhãn. Image Thiết lập ảnh hiển thị trên nhãn. Locked Locked = True: khóa không cho phép dịch chuyển vị trí của nhãn trên Form, ngược lại thì nhận giá trị False. TabIndex Thứ tự truy cập của nhãn khi người dùng bấm phím Tab. Text Tiêu đề của nhãn. TextAlign Thiết lập chế độ căn chỉnh: trái, phải hoặc giữa của tiêu đề nhãn. 78
- Visible Hiện hoặc ẩn nhãn. 3.2.5 Dòng mách nước - ToolTip Điều khiển mách nước cho phép hiển thị các thông tin chú thích khi người dùng đưa chuột qua điều khiển có thiết lập ToolTip. Ví dụ dòng mách nước “Hãy nhập tên truy cập” như hình dưới đây. Hình 36 Để tạo dòng mách nước cho một điều khiển ta thực hiện như sau: Kéo điều khiển ToolTip vào Form, điều khiển ToolTip không được hiển thị ở trên Form mà được hiển thị ở thanh ngang cuối Form và được dùng chung cho mọi điều khiển trên form. Kích chuột chọn điều khiển muốn tạo ToolTip, trong cửa sổ Window Properties gõ nội dung dòng ToolTip tại thuộc tính ToolTip on ToolTip1. 3.3 Các hộp thoại thông dụng 3.3.1 Hộp thoại mở tập tin (OpenFileDialog) Hình 37 79
- Đoạn lệnh sau đây cho phép người lập trình tùy biến các thuộc tính và hiện hộp thoại mở tập tin: Dim fd As OpenFileDialog = New OpenFileDialog() Dim strFileName As String fd.Title = "Chọn tập tin cần mở" fd.InitialDirectory = "C:\" fd.Filter = "Tập tin Word(*.doc)|*.doc|All files (*.*)|*.*" fd.FilterIndex = 2 fd.RestoreDirectory = True If fd.ShowDialog() = DialogResult.OK Then strFileName = fd.FileName End If 3.3.2 Hộp thoại lưu tập tin (SaveFileDialog) Hình 38 Đoạn lệnh sau cho phép người lập trình tùy biến các đặc điểm của một hộp thoại: Dim fd As SaveFileDialog = New SaveFileDialog() Dim strFileName As String fd.Title = "Chọn tập tin cần lưu" fd.InitialDirectory = "C:\" fd.Filter = "Tập tin Word(*.doc)|*.doc|All files (*.*)|*.*" fd.FilterIndex = 2 80
- fd.RestoreDirectory = True If fd.ShowDialog() = DialogResult.OK Then strFileName = fd.FileName End If 3.3.3 Hộp thoại font Hình 39 Để hiện hộp thoại Font chúng ta sử dụng lệnh sau : Dim fd As FontDialog = New FontDialog() If fd.ShowDialog() = DialogResult.OK Then ' Thực hiện lệnh End If 3.3.4 Hộp thoại màu Hình 40 Đoạn lệnh sau sẽ hiện hộp thoại màu để người sử dụng lựa chọn: 81
- Dim fd As ColorDialog = New ColorDialog() If fd.ShowDialog() = DialogResult.OK Then ' Thực hiện lệnh End If 4. Làm việc với Module Khi dự án của bạn rất lớn thì việc có nhiều form là điều đương nhiên. Có điều bạn không thể sử dụng những hàm, biến khai báo trong form này cho form kia được. Để chia sẻ biến và các hàm, thủ tục giữa các form trong dự án chúng ta có thể khai báo chúng trong một module của dự án. Module là một file có đuôi mở rộng .vb chỉ chứa các mã lệnh. 4.1 Tạo và lưu module chuẩn Bây giờ chúng ta tạo một module với ví dụ MymoduleTest sau đây: Tạo một dự án tên MyModuleTest, tại cửa sổ Solution Explorer, Right-Click vào tên dự án và chọn Add | New Item như hình: Hình 41 82
- Hình 42 Chọn mẫu Module và nhấn Add, ở cửa sổ này có thể để tên mặc định là Module1.vb hay có thể đặt lại tên module. Nếu để tên mặc định thì việc thay đổi tên sau này có thể dùng phương thức File | Save Module1 As. Khi nhấn Add, một cửa sổ ở chế độ Code Editor hiện ra cho phép ta thao tác mã. Hình 43 Chúng ta có thể xem liệt kê các thành phần của dự án bao gồm cả module1 ta vừa tạo trong cửa sổ Solution Explorer: Hình 44 83
- Để xem thuộc tính của module, Right-Click vào module và chọn Properties: Hình 45 Để thay đổi tên của module, chúng ta có thể đặt lại bằng thuộc tính File Name. Ở đây giả sử ta thay tên thành MathFuction: Hình 46 Để xóa module: Right-click vào tên module và chọn Delete. Để tạm loại bỏ nó ra khỏi dự án: Right-Click chọn Exclude From Projects (có thể chọn Project | Exclude From Project). Muốn thêm trở lại: chọn Add | Exist Item. 4.2 Sử dụng các biến Public 4.2.1 Làm việc với các biến Public (biến toàn cục) Biến toàn cục là biến được khai báo với từ khóa Public ở trước. Biến này cho phép chúng ta gọi xử lý ở bất cứ nơi nào trong chương trình. Ví dụ: Public toancuc As Integer 84
- Khai báo này khai báo một biến tên toancuc có kiểu dữ liệu là Integer. Bây giờ ta sẽ mô phỏng bằng một ứng dụng quay số trúng thưởng “Số 7 may mắn”, trong ví dụ này ta sử dụng một biến toàn cục có tên solanthang để lưu lại số lần người chơi chiến thắng và cho hiển thị nó lên trong một nhãn. Bạn lưu lại dự án trên đây và đóng nó lại. Chọn tạo mới một giải pháp và thêm vào một dự án có tên So7MayMan. Bạn thiết kế Form như hình: Hình 47 Chương trình bao gồm ba nhãn hiển thị 3 số ngẫu nhiên, hai nút cho phép click quay số và kết thúc chương trình, một ô PictureBox hiển thị ảnh khi chiến thắng, một nhãn ghi tên chương trình Số 7 may mắn. Một nhãn (Label5) hiển thị số lần chiến thắng của người chơi. Bây giờ ta thêm vào một module – module module1 và gõ vào trong đó một khai báo biến như sau: Public solanchienthang As Integer Sau đó chúng ta sẽ sử dụng biến này trong thủ tục Button1_Click như sau: Private Sub Button1_Click(ByVal sender As System.Object, _ ByVal e As System.EventArgs) Handles Button1.Click PictureBox1.Visible = False Label1.Text = CStr(Int(Rnd() * 10)) Label2.Text = CStr(Int(Rnd() * 10)) Label3.Text = CStr(Int(Rnd() * 10)) 85
- If (Label1.Text = "7") Or (Label2.Text = "7") _ Or (Label3.Text = "7") Then PictureBox1.Visible = True Beep() solanchienthang += 1 Label5.Text = "Số lần chiến thắng: " & solanchienthang End If End Sub Chúng ta cũng dùng hàm Randomize() trong sự kiện Form_Load để tạo ngẫu nhiên ba số. Bây giờ bạn hãy chạy chương trình để xem nó hoạt động như thế nào. Hình 48 4.2.2 Biến Public ở phạm vi form Biến phạm vi form là biến khai báo ở đầu chương trình dưới dòng khai báo form. Với chương trình này thì cả hai cách đều cho kết quả như nhau. Nhưng những biến khai báo ở mức độ form chỉ có thể sử dụng trong các hàm, các thủ tục ở form đó. Trong trường hợp chúng ta muốn các form khác truy xuất được các biến ở phạm vi form thì có thể sử dụng từ khóa Public thay vì từ khóa Dim. Tuy nhiên, để truy xuất các biến này ở các form khác chúng ta phải chỉ ra: . Mặc khác, giá trị của các biến ở phạm vi form cũng sẽ bị mất đi khi form đóng lại. 86