Giáo trình Mạng doanh nghiệp - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

pdf 149 trang hoanguyen 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mạng doanh nghiệp - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mang_doanh_nghiep_dai_hoc_su_pham_ky_thuat_hung_y.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mạng doanh nghiệp - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN GIÁO TRÌNH MẠNG DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (INFORMATION TECHNOLOGY) Hưng Yên, tháng 12 năm 2008
  2. LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Vấn đề ứng dụng hệ thống Mạng thông tin vào điều hành và sản xuất trong doanh nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Nhà quản lý mong muốn Quản trị viên mạng thông tin phải nắm được hầu hết các công nghệ mạng để nhanh chóng triển khai, ứng dụng những công nghệ mạng tiên tiến vào phục vụ điều hành sản xuất cũng như lập kế hoạch xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin nội bộ của doanh nghiệp tránh khỏi mọi nguy cơ tấn công. Với cuốn giáo trình này, tôi cố gắng tập trung đi sâu vào các công nghệ mới nhất hiện đang được áp dụng trong doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Giáo trình này gồm 16 bài trong đó có 09 bài giảng, 06 bài thực hành và 01 bài thảo luận. Mục tiêu cuốn sách đi vào các vấn đề chính sau: ƒ Thiết kế lược đồ địa chỉ IP cho doanh nghiệp ƒ Cơ bản về công nghệ mạng không dây ƒ Vấn đề định tuyến và chuyển mạch trong mạng doanh nghiệp ƒ Triển khai các dịch vụ máy chủ (Mail Server, Web Server, DNS, DHCP ) ƒ Cơ bản về bảo mật Mong muốn thì nhiều nhưng trong thời gian 3 tín chỉ của môn học này chúng ta chưa thể bao quát toàn bộ các công nghệ mạng áp dụng cho doanh nghiệp mà chỉ có thể đi vào những công nghệ chính. Hi vọng từ đó sinh viên tự nghiên cứu, học hỏi để có thể làm chủ được các công nghệ và áp dụng tốt kiến thức đã học vào công việc mai sau. Mọi ý kiến đóng góp của sinh viên và các bạn đồng nghiệp xin gửi về theo địa chỉ sau
  3. Địa chỉ liên hệ: Vũ Khánh Quý - Bộ môn Mạng máy tính và Truyền thông - Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Tel: (03213) 713153 Email: quyvk@utehy.edu.vn URL:
  4. Tên Module: Thiết kế mạng doanh nghiệp Mã Module: Giáo viên: Vũ Khánh Quý Ngành học: Công nghệ Thông tin Số giờ học: 140(30/30) Loại hình đào tạo: Chính qui Thời gian thực hiện: Học kỳ III Năm học: 2008/2009 Loại Module: LT+TH Phiên bản: 20090105 1. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành module này, người học có khả năng: Sau khi hoàn thành module này, người học có khả năng: - Đánh giá được các hoạt động của các thiết bị phần cứng và phần mềm trong một mô hình mạng LAN, WAN sẵn có - Tư vấn trong việc lựa chọn các thiết bị phần cứng phần mềm để thiết kế mạng LAN, WAN phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ - Đánh giá được các yêu cầu về quản lý mạng, an ninh mạng và các ràng buộc khác trong quá trình thiết kế mạng - Thiết kế được mạng LAN trong tòa nhà phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu - Thiết kế được mạng WAN cho Trường học phục vụ công tác đào tạo và quản lý của Nhà trường. Module này giúp người học phát triển các năng lực: Phân tích (2); Tư vấn (2); Thực hiện (3); Thiết kế (3) và Bảo trì (2). 2. Điều kiện tiên quyết: Người học đã học Mạng máy tính. 3. Mô tả module: Module này nhằm cung cấp cho người học các kiến thức để Thiết kế được các hệ thống mạng LAN/WAN; Kiểm tra, đánh giá hiệu năng hoạt động của hệ thống; Xử lý được các sự cố xảy ra; Có kỹ năng cơ bản về bảo mật trong hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ.
  5. 4. Nội dung module: Bài 1: Tổng quan về mạng doanh nghiệp 1.1.Giới thiệu môn học, phương pháp học 1.2.Cách sử dụng các phần mềm thiết kế giả lập VMWare, Boson 1.3.Giới thiệu hệ thống mạng thực tế của một số doanh nghiệp Bài 2: Địa chỉ mạng 2.1.Địa chỉ IP và Subnetmask 2.2.Các loại địa chỉ IP 2.2.1.Địa chỉ IP Private, Public 2.2.3.Địa chỉ IP Unicast, Multicast, Broadcast 2.3.Nguyên lý dịch chuyển địa chỉ IP (NAT) 2.4 Nguyên lý cấp phát DHCP Bài 3: Công nghệ Wireless 3.1. Tổng quan về Wireless 3.2. Các chuẩn Wireless 3.3. Cấu hình mạng Wireless 3.3.1. Các thành phần thiết lập mạng mạng WLAN 3.3.2. WLAN và SSID 3.3.3. Cấu hình một mạng WLAN đơn giản Bài 4: Cơ bản về cấu hình định tuyến 4.1. Các giao thức định tuyến 4.2. Giao thức định tuyến nội vùng RIP 4.3. Giao thức định tuyến động OSPF Bài 5:Thực hành về định tuyến Cấu hình định tuyến cho các mạng Bài 6:Cấu hình NAT trên Router 6.1. Khái niệm về NAT 6.2. Nat tĩnh – Static NAT 6.3. Nat động – Dynamic NAT
  6. 6.4. Nat Overload – PAT Bài 7:Thực hành Cấu hình NAT trên Router Bài 8:Cấu hình chuyển mạch (Switching) 8.1. Cơ bản về cấu hình Switch 8.2. Cấu hình VLAN Bài 9:Thực hành Cấu hình chuyển mạch và VLAN Bài 10: Thảo luận Một số chủ đề thảo luận ƒ Các kỹ năng cần có của một kỹ sư trong vai trò HelpDesk ƒ Quy trình thiết kế và nâng cấp hệ thống mạng đã có ƒ Tìm hiểu các giao thức mã hoá trong mạng WLAN ƒ Mạng Wimax ƒ Tìm hiểu VoIP ƒ Công nghệ VPN Bài 11: Cấu hình các Web Server, DNS Server 11.1. Dịch vụ phân giải tên miến – DNS Server 11.1.1. Nguyên lý phân giải tên miền 11.1.2. Xây dựng máy chủ phân giải tên miền cho mạng doanh nghiệp 11.2. Dịch vụ Web Server 11.2.1. Giao thức HTTP và HTTPS 11.2.2. Triển khai Website doanh nghiệp trên Server Bài 12: Thực hành cấu hình các dịch vụ mạng cơ bản 12.1. Cấu hình Active Directory (AD) 12.2 Cấu hình IIS 12.3 Cấu hình DNS 12.4 Cấu hình DHCP Bài 13. Xây dựng một Mail Server 13.1. Giao thức SMTP, POP3, IMAP 13.2. Triển khai Mail Server cho doanh nghiệp Bài 14. Thực hành Xây dựng một Mail Server Triển khai Mail Server cho doanh nghiệp Bài 15: Thực hành Proxy và Firewall
  7. 15.1. Nguyên lý hoạt động của Proxy 15.2. Nguyên lý hoạt động của Firewall 15.3. Triển khai xây dựng hệ thống tường lửa cho doanh nghiệp Bài 16. Cơ bản về bảo mật 16.1 Các nguy cơ tiềm tàng trên mạng 16.2. Các phương thức tấn công 16.2.1 Viruses, Worms, Trojan Horses. 16.2.2 Denial of Service (DoS) và Brute Force Attack 16.3. Các chính sách bảo mật 5. Tài liệu tham khảo: Sách giáo trình, Slide do giáo viên biên soạn. Sách tham khảo: [1]. Cisco System, "CCNA Discovery1 4.0", Cisco System, 2007 [2]. Cisco System, "CCNA Discovery2 4.0", Cisco System, 2007 [3]. J.C. Mackin and Ian McLean, “Windows Server 2003 Network Infrastructure”, Microsoft Press, 2005 6. Học liệu: Giáo trình lưu hành nội bộ, sách tham khảo, hệ thống bài tập mẫu, bài tập tự làm, máy tính, tài nguyên trên Internet, Projector. 7. Đánh giá: Hình thức đánh giá: - Kiểm tra giữa kỳ (Triển khai trên môi trường giả lập): 20% - Đánh giá quá trình (kết quả các buổi thực hành): 10% - Kiểm tra cuối kỳ: 70% Tiêu chí đánh giá: - Kỹ năng thiết kế, xây dựng bài toán - Kỹ năng cài đặt bài toán Người đánh giá: Giáo viên giảng dạy và người học. 8. Kế hoạch học tập Bố trí giảng dạy module Mạng doanh nghiệp (3 tín chỉ) như sau: 27 tiết lý thuyết (thực hiện trong 9 buổi, mỗi buổi 3 tiết), 36 tiết sinh viên làm tiểu luận (giáo viên tự bố trí lịch gặp, hướng dẫn sinh viên), 18 tiết thực hành (thực hiện trong 6 buổi, mỗi buổi 3 tiết) và 90 giờ chuẩn bị cá nhân (đề cương 130 trang)
  8. 8. Kế hoạch học tập: SG SG Điều kiện thực Bài Mục tiêu Hoạt động giáo viên Hoạt động sinh viên GV SV hiện 1 - Xác định được vị trí, vai trò - Nêu mục tiêu, nội dung và kế hoạch và nội dung của Module học tập của Module - Lĩnh hội và đặt các câu hỏi Phòng học lý trong chương trình đào tạo - Giới thiệu nguồn học liệu phục vụ 3h thắc mắc 4h thuyết có trang - Xây dựng được kế hoạch và cho học Mudule, phương pháp học tập - Lựa chọn được phương bị máy tính, phương pháp học tập phù và các tiêu chí đánh giá pháp học tập và nguồn học máy chiếu. hợp. - Tổ chức thảo luận các lợi ích đem lại liệu phục vụ cho Module - Lựa chọn được nguồn học cho doanh nghiệp khi có hệ thống - Thảo luận các nội dung liệu phục vụ cho môn học mạng trong phiếu yêu cầu - Trình bày được những lợi - Quá trình để trở thành một nhà nhà - Ghi chú những vấn đề cơ ích đem lại cho doanh nghiệp quản trị mạng trong doanh nghiệp bản khi có hệ thống mạng. - Kết luận và tổng kết các nội dung - Nêu các câu hỏi thắc mắc - Trình bày được các bước để thảo luận trở thành một nhà quản trị - Trả lời các câu hỏi của sinh viên mạng trong doanh nghiệp - Phát phiếu yêu cầu các nội dung cần nghiên cứu trong bài 2 2 - Trình bày cấu trúc địa chỉ - Tổ chức thảo luận về kiến trúc Ipv4 3h - Trình bày được cấu trúc IP 4h Phòng học lý IP v4 và mối liên quan giữa địa chỉ IP và v4 thuyết có trang - Mối quan hệ giữa Subnetmask - Hiểu rõ mối quan hệ giữa bị máy tính, Subnetmask và địa chỉ IP. - Đưa ra bài tập yêu cầu sinh viên địa chỉ IP và Subnetmask máy chiếu.
  9. - Thự hiện phân chia dải địa thực hiện phân chia địa chỉ IP thành cũng như cách tính toán và chỉ IP thành các Subnet có các Subnet có Subnetmask bằng nhau phân chia một dải IP thành subnetmask bằng nhau và và không bằng nhau. các Subnet theo đáp ứng yêu không bằng nhau - Tư vấn và giải đáp các vấn đề khó cầu của người sử dụng - Thiết kế được lược đồ IP khăn khi sinh viên gặp vướng mắc - Tham gia trả lời những câu phù hợp cho một doanh hỏi tình huống mà giáo viên nghiệp. đưa ra 3 - Phân tích được các ưu - Tổ chức thảo luận về mạng WLAn, 3h - Thảo luận theo các nội dung 4h Phòng học lý nhược điểm của mạng không các ưu nhược điểm và các mô hình giáo viên đưa ra thuyết có trang dây và mạng có dây ứng dụng - Nêu các câu hỏi, thắc mắc bị máy tính, - Trình bày được các mô - Giải đáp cho sinh viên các vấn đề trong quá trình thảo luận máy chiếu, hình ứng dụng mạng không khó khăn và định hướng cho sinh viên - Quan sát các gợi ý và phân AccessPoint, dây thảo luận theo đúng chủ đề tích của giáo viên và để từ đó Card mạng - Trình bày được các chuẩn - Trả lời các câu hỏi thắc mắc của sinh đưa ra những nhận định và ý không dây. mạng 802.11a,b,g và đặc viên kiến của mình về vấn đề thảo điểm của mỗi chuẩn. - Cấu hình thử nghiệm mạng WLAN luận. - Trình bày được chức năng - Cấu hình thử nghiệm mạng của các thiết bị cơ bản trong WLAN với chức năng cơ bản mạng WLAN - Trình bày được khái niệm kênh truyền và SSID trong mạng WLAN
  10. - Cấu hình mạng WLAN đơn giản 4 - Trình bày được các giao - Tổ chức thảo luận về định tuyến và 3h - Thảo luận về các chủ đề do 4h Phòng học lý thức định tuyến Router giáo viên hướng dẫn thuyết có trang - So sánh định tuyến tĩnh và - Tổ chức thảo luận về định tuyến tĩnh - Quan sát và thực hiện cấu bị máy tính, động, Distance Vector và và định tuyến động, Distance Vector hình LAB định tuyến với máy chiếu. Link State và Linkstate giao thức Rip V1 - Đặc điểm của định tuyến - Hướng dẫn sinh viên cấu hình định - Quan sát cách gợi ý và phân Rip v1 tuyến hệ thống mạng nội bộ tích của giáo viên để từ đó - Cấu hình định tuyến hệ - Trả lời các câu hỏi thắc mắc của sinh đưa ra những nhận định và ý thống sử dụng Rip v1 viên kiến của mình về vấn đề thảo luận. 5 - Thiết kế được lược đồ địa - Đưa trước tài liêu thảo luận cho sinh 3h - Sinh viên đọc trước tài liệu 6h Phòng học thực chỉ IP cho doanh nghiệp viên về vấn đề thảo luận hành có trang bị - Thực hiện cấu hình định - Thảo luận thiết kế lược đồ địa chỉ IP - Tham gia vào thảo luận, máy tính, máy tuyến cho các mạng bằng - Cho sinh viên phát biểu ý kiến về đưa ra câu hỏi chiếu. định tuyến tĩnh và định tuyến các vấn đề thảo luận theo nhóm đã - Tham gia trả lời những câu động với Rip v1, Rip v2 phân công trước hỏi tình huống mà giáo viên - Đánh giá được ưu nhược - Trả lời các câu hỏi thắc mắc của sinh đưa ra điểm giữa định tuyến tĩnh và viên - Thiết kế lược đồ địa chỉ IP định tuyến động - Nhận xét, đánh giá và tổng kết vấn cho doanh nghiệp và cấu
  11. đề thảo luận hình định tuyến giữa các mạng 6 - Trình bày được các khái - Tổ chức thảo luận cho sinh viên hiểu - Chủ động tham gia thảo Phòng học lý niệm về NAT tĩnh, NAT rõ khái niệm về NAT, so sánh ưu luận về chủ đề do giáo viên thuyết có trang động nhược điểm mỗi loại hướng dẫn bị máy tính, - So sánh ưu nhược điểm của - Tổ chức thảo luận về PAT và sự cần - Trình bày các nội dung mà máy chiếu. các loại NAT thiết có PAT mình đã tìm hiểu - Trình bày nguyên lý hoạt - Hướng dẫn sinh viên thực hiện bài - Thực hiện tìm hiểu và cấu 4h động của PAT lab cấu hình PAT 3h hình bài lab do giáo viên đưa - Cấu hình PAT trên Router - Cung cấp các tài liệu liên quan đến ra cho phép các IP trong LAN kiến thức NAT ra IP Public - Trả lời các câu hỏi thắc mắc của sinh viên trong quá trình thực hành - Nhận xét, đánh giá và tổng kết vấn đề thảo luận
  12. 7 - So sánh ưu nhược điểm mỗi - Thảo luận thiết kế lược đồ địa chỉ IP 3h - Sinh viên đọc trước tài liệu Phòng học thực loại NAT - Cho sinh viên phát biểu ý kiến về về vấn đề thảo luận hành có trang bị - Cấu hình PAT trên Router các vấn đề thảo luận theo nhóm đã - Tham gia vào thảo luận, máy tính, máy để NAT các IP trong LAN ra phân công trước đưa ra câu hỏi chiếu. IP Public - Chuẩn bị bài thực hành - Tham gia trả lời những câu 6h - Phân tích được nguyên lý - Trả lời các câu hỏi thắc mắc của sinh hỏi tình huống mà giáo viên hoạt động chuyển đổi địa chỉ viên trong quá trình thực hành đưa ra IP - Kiểm tra tiến độ thực hiện bài tập - Thực hành NAT các IP thực hành của sinh viên trong LAN ra IP Public - Giao công việc cho tuần tiếp theo 8 - Trình bày nguyên lý hoạt - Tổ chức thảo luận cho sinh viên tìm - Chủ động tham gia thảo Phòng học lý động cơ bản của Switch hiểu nguyên lý hoạt động của Switch luận về chủ đề do giáo viên thuyết có trang - Trình bày khái niệm VLAN hỗ trợ VLAN, khái niệm VLAN và hướng dẫn bị máy tính, và những ứng dụng của nguyên lý hoạt động của gói tin trong - Trình bày các nội dung mà máy chiếu. VLAN trong thực tiễn VLAN mình đã tìm hiểu - Cấu hình VLAN trên - Cung cấp các tài liệu liên quan đến - Quan sát cách gợi ý và phân 4h Switch kiến thức VLAN, định tuyến giữa các 3h tích của giáo viên để từ đó - Sử dụng Router định tuyến VLAN với Router đưa ra những nhận định và ý giữa các VLAN - Trả lời các câu hỏi thắc mắc của sinh kiến của mình về vấn đề thảo viên trong quá trình thực hành luận. - Nhận xét, đánh giá và tổng kết vấn - Tham gia trả lời những câu đề thảo luận hỏi tình huống mà giáo viên đưa ra
  13. 9 - Trình bày nguyên lý hoạt - Thảo luận nguyên lý hoạt động của 3h - Sinh viên đọc trước tài liệu Phòng học thực động của VLAN và các ứng VLAN về vấn đề thảo luận hành có trang bị dụng VLAN trong thực tiễn - Cho sinh viên phát biểu ý kiến về - Tham gia vào thảo luận, máy tính, máy - Cấu hình VLAN trên các vấn đề thảo luận theo nhóm đã đưa ra câu hỏi chiếu, Switch Switch hỗ trợ VLAN phân công trước - Tham gia trả lời những câu hỗ trợ VLAN và - Cấu hình định tuyến giữa - Chuẩn bị bài thực hành hỏi tình huống mà giáo viên 6h Router. các VLAN sử dụng Router - Trả lời các câu hỏi thắc mắc của sinh đưa ra -Ứng dụng mô hình mạng có viên trong quá trình thực hành - Thực hành bài lab chia VLAN vào thiết kế hệ thống - Kiểm tra tiến độ thực hiện bài tập VLAN và định tuyến giữa mạng trong doanh nghiệp thực hành của sinh viên các VLAN sử dụng Router - Giao công việc cho tuần tiếp theo 10 - Phân nhóm và giao chủ đề - Phân nhóm sinh viên - Nhận nhóm và báo cáo chủ Phòng học lý thảo luận cho từng nhóm - Chuẩn bị các chủ đề thảo luận đề mong muốn tìm hiểu với thuyết có trang - Hướng dẫn sinh viên các bước thực giáo viên nếu có bị máy tính, hiện và nguồn tài liệu cần tìm hiểu - Tham gia các hoạt động do máy chiếu - Nhận xét, đánh giá và tổng kết vấn giáo viên tổ chức và đưa ra đề giao chủ đề các câu hỏi thắc mắc cần giải đáp - Tìm hiểu các nguồn tài liệu do giáo viên cung cấp
  14. 11 - Trình bày nguyên lý phân - Thảo luận vê nhiệm vụ của viện - Sinh viên đọc trước tài liệu Phòng học lý giải tên miền của máy chủ phân giải tên miền và nguyên lý phân về vấn đề thảo luận thuyết có trang DNS và nhiệm vụ của việc giải tên miền - Tham gia vào thảo luận, bị máy tính, phân giải tên miền - Thảo luận các giao thức truy cập đưa ra câu hỏi máy chiếu. - So sánh hai giao thức http web http và https - Tham gia trả lời những câu và https - Hướng dẫn thực hiện lab cấu hình hỏi tình huống mà giáo viên 3h 4h - Trình bày cách cấu hình web server và DNS server đưa ra máy chủ DNS và Web Server - Trả lời các câu hỏi, thắc mắc của - Quan sát cách gợi ý và phân sinh viên tích của giáo viên để từ đó - Kết luận, tổng kết các nội dung thảo đưa ra những nhận định và ý luận kiến của mình về vấn đề thảo luận 12 - Phân tích được nguyên lý - Phát tài liêu thảo luận cho sinh viên - Sinh viên đọc trước tài liệu Phòng học lý làm việc của máy chủ DNS - Thảo luận về nguyên lý làm việc của về vấn đề thảo luận thuyết có trang và web Server DNS Server và web Server - Tham gia vào thảo luận, bị máy tính, - Thực hiện Public một - Thảo luận về sự cần thiết xây dựng đưa ra câu hỏi máy chiếu. website đơn giản cho phép một site nội bộ cho doanh nghiệp - Thực hiện bài lab xây dựng truy cập website với tên miền - Giao bài thực hành 3h một site nội bộ cho doanh 6h Nam - Kiểm tra tiến độ thực hiện bài tập nghiệp cho phép các nhân - Bảo mật dữ liệu truy cập thực hành của sinh viên viên truy cập vào thông qua với https - Đánh giá và gợi ý các cách làm cho tên miền với Ip cho các - Cấu hình cấp phát IP động sinh viên Client được cấp phát động cho các Client - Giao công việc cho tuần tiếp theo
  15. 13 - Trình bày các giao thức gửi - Thảo luận về nhu cầu và sự cần thiết - Tham gia vào thảo luận, Phòng học lý nhận mail POP3, SMTP, triển khai hệ thống mail trong doanh đưa ra câu hỏi thuyết có trang IMAP nghiệp - Tham gia trả lời những câu bị máy tính, - Gửi và nhận thư sử dụng - Thảo luận về các giao thức gửi nhận hỏi tình huống mà giáo viên máy chiếu. SMTP qua Telnet mail POP3, SMTP, IMAP đưa ra - Cấu hình Mail server phục - Hướng dẫn sinh viên thực hiện Lab - Tham gia thực hiện bài lab 3h 4h vụ cho doanh nghiệp cấu hình triển khai hệ thống Mail với do giáo viên đưa ra Mdaemon Server - Quan sát cách gợi ý và phân - Đánh giá và gợi ý các cách làm cho tích của giáo viên để từ đó sinh viên đưa ra những nhận định và ý - Nhận xét, đánh giá và tổng kết vấn kiến của mình về vấn đề thảo đề thảo luận luận 14 - Phân tích được nguyên lý - Tổ chức thảo luận về nguyên lý làm - Sinh viên đọc trước tài liệu Phòng học thực làm việc của máy chủ Mail việc của máy chủ Mail Server về vấn đề thảo luận hành có trang bị Server - Các lệnh thực hiện nhận và gửi mail - Tham gia vào thảo luận, máy tính, máy - Gửi và nhận thư sử dụng sử dụng SMTP qua telnet đưa ra câu hỏi chiếu. giao thức SMTP thông qua - Giao bài thực hành - Thực hiện bài Lab triển 3h 6h telnet - Kiểm tra tiến độ thực hiện bài tập khai Mail Server cho doanh - Cấu hình máy chủ Mail thực hành của sinh viên nghiệp Server - Đánh giá và gợi ý các cách làm cho sinh viên - Giao công việc cho tuần tiếp theo
  16. 15 - So sánh ưu nhược điểm và - Tổ chức thảo luận các loại firewall - Sinh viên đọc trước tài liệu Phòng thực nguyên lý hoạt động của mỗi và ưu nhược điểm mỗi loại về vấn đề thảo luận hành loại Firewall - Giao bài thực hành - Tham gia vào thảo luận, Tài liệu tham - Xây dựng mô hình hệ thống - Kiểm tra tiến độ thực hiện bài tập đưa ra câu hỏi khảo mạng doanh nghiệp và thiết thực hành của sinh viên 3h - Thực hiện bài Lab triển 6h lập hệ thống tường lửa bảo - Đánh giá và gợi ý các cách làm cho khai tường lửa bảo vệ hệ vệ hệ thống mạng doanh sinh viên thống mạng của doanh nghiệp nghiệp 16 - Trình bày các nguy cơ trên - Tổ chức thảo luận các nguy cơ trên - Sinh viên đọc trước tài liệu Phòng lý thuyết mạng mạng về vấn đề thảo luận có trang bị máy - Phận biệt được các đặc - Tổ chức thảo luận các laọi Virus, - Tham gia vào thảo luận, chiếu điểm của Virus, Trojan, Worm, Trojan đưa ra câu hỏi Tài liệu tham Worm - Tổ chức thảo luận các kiểu tấn công - Thực hiện bài Lab triển khảo - Nhận dạng các kiểu tấn DoS 3h khai tường lửa bảo vệ hệ 4h công DoS - Đánh giá và gợi ý các cách làm cho thống mạng của doanh - Giải mã Pass với Brute sinh viên nghiệp Force Attack - Nhận xét, đánh giá và tổng kết vấn - Các chính sách bảo mật đề thảo luận Thông qua khoa/ bộ môn Giáo viên
  17. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 1: Tổng quan về mạng doanh nghiệp 21 1.1 Giới thiệu môn học, phương pháp học 21 1.2.Cách sử dụng các phần mềm thiết kế giả lập VMWare, Boson 22 1.2.1 Phần mềm VMWare 22 1.2.2 Phần mềm Boson Netsim 23 1.3. Giới thiệu hệ thống mạng thực tế của một số doanh nghiệp 24 Bài 2: Địa chỉ mạng 26 2.1.Địa chỉ IP và Subnetmask 26 2.2. Các loại địa chỉ IP 26 2.2.1. Địa chỉ IP Private, IP Public 26 2.2.2.Địa chỉ IP Unicast, Multicast, Broadcast 27 2.3.Nguyên lý dịch chuyển địa chỉ IP (NAT) 27 2.3.1 Các thuật ngữ trong NAT 27 2.3.2. Các kiểu NAT 28 2.4. Nguyên lý thu nhận một địa chỉ IP từ DHCP Server 29 Bài 3: Công nghệ Wireless 31 3.1. Tổng quan về Wireless 31 3.2. Các chuẩn Wireless 31 3.3. Cấu hình mạng Wireless 32 3.3.1. Các thành phần thiết lập mạng WLAN 32 3.3.2. WLAN và SSID 40 3.3.3. Cấu hình một mạng WLAN đơn giản 41 Bài 4: Cơ bản về cấu hình định tuyến 42 4.1. Các giao thức định tuyến 42 4.2. Giao thức định tuyến nội vùng RIP 49 4.3. Giao thức định tuyến động OSPF 55 Bài 5:Thực hành về định tuyến 62 Bài 6: Cấu hình NAT trên Router 63 6.1. Khái niệm chung về NAT 63 6.2 Nat tĩnh – Static NAT 66 6.3. Nat động – Dynamic NAT 67 6.4. Nat Overload – PAT 67 Bài 7:Thực hành Cấu hình NAT trên Router 69 Bài 8:Cấu hình chuyển mạch (Switching) 70 8.1. Cấu hình Switch và VLAN 70 Bài 9:Thực hành Cấu hình chuyển mạch và VLAN 75 Bài 10: Thảo luận 77 Bài 11: Cấu hình các Web Server, DNS Server 78 11.1. Dịch vụ phân giải tên miến – DNS Server 78 11.1.1. Nguyên lý phân giải tên miền 78 11.1.2. Xây dựng máy chủ phân giải tên miền cho mạng doanh nghiệp 80 11.2. Dịch vụ Web Server 89 11.2.1. Giao thức HTTP và HTTPS 89 11.2.2. Triển khai Website doanh nghiệp trên Server 89 Bài 12: Thực hành cấu hình các dịch vụ mạng cơ bản 103 Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 19
  18. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 13. Xây dựng một Mail Server 104 13.1. Giao thức SMTP, POP3, IMAP 104 13.2. Triển khai Mail Server cho doanh nghiệp 110 Bài 14. Thực hành Xây dựng một Mail Server 115 Bài 15: Thực hành Proxy và Firewall 116 15.1. Nguyên lý hoạt động của Proxy 116 15.2. Nguyên lý hoạt động của Firewall 120 15.3. Triển khai xây dựng hệ thống tường lửa cho doanh nghiệp 127 Bài 16: Cơ bản về bảo mật 128 16.1. Một số nguy cơ tấn công trên mạng 128 16.2. Các phương thức tấn công 130 16.2.1 Viruses, Worms, Trojan Horses 130 16.2.2 Denial of Service (DoS) và Brute Force Attack 142 16.3. Các chính sách bảo mật 145 Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 20
  19. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 1: Tổng quan về mạng doanh nghiệp 1.1 Giới thiệu môn học, phương pháp học Với xu thế ứng dụng hệ thống thông tin vào tất cả các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, vấn đề triển khai một hệ thống mạng khi xây dựng một doanh nghiệp là điều tất yếu. Do vậy nhu cầu nhân lực ở trình độ chuyên gia trong lĩnh vực mạng doanh nghiệp trên thị trường lao động hiện nay đang rất nhiều. Mạng doanh nghiệp là môn học được giảng dạy sau Module Mạng cơ bản và trước Module Bảo mật mạng và Module Mạng thế hệ mới. Mục đích của môn học giúp sinh viên đạt được các kỹ năng về quản trị mạng LAN, tư vấn, thiết kế và xây dựng được một hệ thống mạng cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ với các yêu cầu cụ thể như sau: - Đánh giá được các hoạt động của các thiết bị phần cứng và phần mềm trong một mô hình mạng LAN, WAN sẵn có - Tư vấn trong việc lựa chọn các thiết bị phần cứng phần mềm để thiết kế mạng LAN, WAN phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ - Đánh giá được các yêu cầu về quản lý mạng, an ninh mạng và các ràng buộc khác trong quá trình thiết kế mạng - Thiết kế được mạng LAN trong tòa nhà phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu - Thiết kế được mạng WAN cho Trường học phục vụ công tác đào tạo và quản lý của Nhà trường. Đây là môn học mang tính ứng dụng thực tiễn rất cao do vậy đòi hỏi sinh viên chuẩn bị kỹ các tài liệu và phương tiện học tập cần thiết. Gồm có - Các phần mềm giả lập thiết kế mạng : - VMWare Simulator, Boson Netsim Simulator - ISA Server - Mail Exchange Server, Mail Mdeamon Server - Sách giáo trình, Slide do giáo viên biên soạn. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 21
  20. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Sách tham khảo: [1]. Cisco System, "CCNA Discovery1 4.0", Cisco System, 2007 [2]. Cisco System, "CCNA Discovery2 4.0", Cisco System, 2007 [3]. J.C. Mackin and Ian McLean, “Windows Server 2003 Network Infrastructure”, Microsoft Press, 2005 Trong quá trình học tập sinh viên cần chủ động đọc trước tài liệu tại nhà, các tài liệu do giáo viên giao cho về nhà tự học, tham gia trao đổi kiến thức trên forum của nhà trường và các forum khác như : • • • 1.2.Cách sử dụng các phần mềm thiết kế giả lập VMWare, Boson 1.2.1 Phần mềm VMWare VMWare là phần mềm giả lập cho phép cài đặt nhiều hệ điều hành trên một máy tính có cấu hình mạnh. VMWare cho phép chúng ta cài nhiều hệ điều hành khác nhau như Window XP, Window Server 2003, Window Vista, Window Server 2008, Linux trên cùng một máy tính và tại một thời điểm có thể cùng khởi động nhiều máy tính ảo trên một máy tính thật. Đây là một tiện ích vô cùng thú vị và cần thiết cho các sinh viên khi học về mạng máy tính và cần cấu hình một lúc nhiều hệ thống khác nhau tạo thành một hệ thống mạng ảo. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 22
  21. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Trên đây là hình khi máy ảo VMWare đang cùng lúc được cài đặt và chạy cả 03 hệ điều hành gồm Window Server 2003, Window XP và Red Hat Linux để thực tập. 1.2.2 Phần mềm Boson Netsim Boson Netsim là phần mềm cho phép giả lập các hoạt động của các thiết bị mạng Cisco. Với thị phần chiếm trên 70% toàn thế giới về thiết bị mạng, các thiết bị mạng của cisco luôn là lựa chọn số một cho tất cả các nhà thiết kế và triển khai hệ thống do độ ổn định và tính tin cậy cũng như sự bảo đảm của Cisco trong vấn đề an toàn thông tin. Boson Netsim sau khi cài đặt gồm 02 tiện ích con : • Boson Netsim Design • Boson netsim Simulator Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 23
  22. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Boson Netsim Design là tiện ích cho phép chúng ta thiết kế các mô hình mạng ảo khi không có điều kiện tiếp xúc với thiết bị thật. Dù vậy Boson Design có thể cho phép giả lập đến 90% các mô hình thật. Boson Netsim được thực hiện sau khi bạn đã thiết kế hệ thống giả lập. Nhiệm vụ của nó là tạo ra môi trường giả lập để thực hiện các câu lệnh cấu hình hệ thống đã được thiết kế bởi Boson Design trên môi trường CLI (Conmand Line Interface). 1.3. Giới thiệu hệ thống mạng thực tế của một số doanh nghiệp Giới thiệu tổng quan sơ đồ hệ thống mạng một số doanh nghiệp. Trong hình là sơ đồ hệ thống mạng Trường ĐH SPKT Hưng Yên. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 24
  23. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 25
  24. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 2: Địa chỉ mạng 2.1.Địa chỉ IP và Subnetmask Kiến thức về địa chỉ IP và các kiến thức liên quan đến Mô hình TCP/IP, Subneting đã được trang bị tại Module Mạng cơ bản, đây là một khối kiến thức nền tảng rất quan trọng, sinh viên cần xem lại tài liệu đã học. Để ôn tập lại khối kiến thức này sinh viên cần hoàn tất bài tập sau:. Hệ thống mạng của công ty ABC như hình vẽ, công ty được cấp phát dải đỉa chỉ 192.168.0.0/16. Thực hiện chia dải địa chỉ trên thành các Subnet thoả mãn điều kiện số host trong mỗi Subnet như trên hình với điều kiện tối ưu hoá không gian địa chỉ IP. 250 host – LAN 2 1000 host – LAN1 500 host – LAN3 2.2. Các loại địa chỉ IP 2.2.1. Địa chỉ IP Private, IP Public IP private là những IP không được định tuyến trên Internet, bao gồm các dải địa chỉ sau: 10.0.0.0 > 10.255.255.255 172.16.0.0 > 172.16.31.255 192.168.0.0 > 192.168.255.255 Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 26
  25. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Các dải địa chỉ IP còn lại của lớp A, B, C là những địa chỉ IP Public (thuộc quyền sở hữu của ISP và nhà cung cấp địa chỉ Internet) 2.2.2.Địa chỉ IP Unicast, Multicast, Broadcast Địa chỉ Broadcast là địa chỉ quảng bá cho một Subnet theo chiều từ PC đến tất cả các PC trong cùng Subnet : PC-> all PC Địa chỉ Unicast là địa chỉ cho phép gửi từ một địa chỉ đến một địa chỉ khác : PC->PC Địa chỉ Multicast là địa chỉ cho phép gửi từ một host đến một nhóm host khác: PC-> Group PC, các địa chỉ này thuộc lớp D. 2.3.Nguyên lý dịch chuyển địa chỉ IP (NAT) 2.3.1 Các thuật ngữ trong NAT Khi một máy thực hiện NAT sẽ có cả 2 chiều out và in theo quy định của Interface - Cisco sử dụngthuật ngữ 2 chiều này của NAT gọi là inside và outside, các nhóm địa chỉ trong NAT bao gồm: + Inside local: nhóm địa chỉ bên trong + Inside global: địa chỉ toàn cục bên trong (địa chỉ này đại diện cho các host của bạn kết nối ra ngoài Internet, chính là địa chỉ mà ISP cấp cho bạn) + Outside local address : là địa chỉ riêng của host bên ngoài mạng nội bộ + Outside global address: là địa chỉ public của host bên ngoài (vd www.yahoo.com) khi host bên trong thực hiện NAT để chuyển đổi IP, quá trình NAT như sau: inside local ip address inside global ip address outside global ip address vd: 192.168.1.2 58.187.41.17:2412 209.191.93.52 Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 27
  26. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Chẳng hạn, khi vào trang web www.yahoo.com, đầu tiên sẽ có một request tới web server yahoo, đây chính là thực hiện NAT outside, khi bạn nhận được reply từ Yahoo server, quá trình ngược lại, lúc này chính là thực hiện NAT inside NAT inside ngược lại với NAT outside, khi gói dữ liệu đến được thiết bị thực hiện NAT, nó xem trong bảng NAT (NAT table) và thấy rằng 58.187.41.17:2412 tương ứng với 192.168.1.2, lúc đó NAT sẽ thực hiện đổi lại địa chỉ IP của gói tin và gói dữ liệu đó sẽ đến được đúng địa chỉ của máy trong LAN của bạn. Hoàn toàn tương tự như vậy với inbound và outbound (chỉ khác nó là thuật ngữ của Microsoft), nếu có dùng chỉ số port trong quá trình chuyển đổi thì đó là PAT, còn chỉ dùng địa chỉ IP thì lúc đó chuyển đổi là NAT Câu lệnh net use thường dùng để map share trong mạng lan (tuy vậy bạn có thể map một máy khác qua Internet, nếu máy đó phép share như vậy - chẳng hạn đã NAT hết port và cho phép hết các service), kết nối trong Lan, hay kết nối qua Internet đều có thể thực hiện giống nhau, qua Internet thì chỉ bị hạn chế bởi tốc độ và chất lượng, thường là chậm hơn nhiều so với mạng LAN, tuy vậy ít ai dùng lệnh net use để map một share từ ngoài Internet, thường dùng các công cụ khác, như là FTP, HTTP và các công cụ chia sẻ qua Internet. 2.3.2. Các kiểu NAT Có 2 kiểu NAT cơ bản là NAT và PAT : Giống nhau Dùng để chuyển đổi địa chỉ IP private thành địa chỉ IP public, giúp cho máy trong mạng Lan của bạn có thể kết nối với Internet, và giúp tiết kiệm không gian của địa chỉ IP public, một cty có thể chỉ cần 1 hay vài địa chỉ IP public mà vẫn cho phép toàn bộ mạng của họ kết nối ra thế giới bên ngoài.Khác nhau : Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 28
  27. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên NAT : Network Address Translation : chuyển đổi địa chỉ IP thành địa chỉ bên ngoài (có 2 dạng chuyển đổi là 1-1 : static, và chuyển đổi overload, khi bạn được cấp nhiều IP từ ISP) Ví dụ: chuyển đổi 1-1 là : 192.168.0.1 186.15.4.2, còn chuyển đổi overload thì một địa chỉ bên trong sẽ được chuyển đổi thành một địa chỉ bên ngoài (nếu như địa chỉ bên ngoài chưa sử dụng) PAT (Port Address Translation), thường là các router ADSL mặc định dùng kiểu chuyển đổi này, vì ban chỉ có 1 IP public, nếu toàn bộ LAN của bạn đều muốn kết nối ra ngoài - với một địa chỉ IP public (58.187.168.41)=> lúc đó địa chỉ bên trong sẽ được chuyển đổi thành địa chỉ đó kết hợp với chỉ số port, nếu port đó chưa sử dụng Ví dụ: Bạn có một LAN nhỏ với dải IP : 192.168.1.x , khi đó các máy trong lan sẽ được chuyển đổi chẳng hạn với vài máy: 192.168.1.3 58.187.168.41:2413 192.168.1.4 58.187.168.41:2414 192.168.1.5 58.187.168.41:2415 192.168.1.6 58.187.168.41:2416 Các chỉ số port thường dùng từ 1024 đến 65535 (not well-known port), vì well-known port là chủ yếu dùng cho server, số port này đáp ứng được hầu hết các mạng LAN. 2.4. Nguyên lý thu nhận một địa chỉ IP từ DHCP Server. Có hai cách để một host có thể thu nhận được một địa chỉ IP, người sử dụng có thể cấu hình TCP/IP bằng tay bằng cách tự nhập vào các thông số, cách thứ 2 thường được sử dụng trong các công ty vì các nhân viên văng phòng thường Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 29
  28. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên không thể nhớ được các con số do người quản trị hệ thống mạng trong công ty cung cấp. Để host có thể thu nhận tự động một IP từ Server, bạn phải cài đặt dịch vụ DHCP trên máy chủ. Client và Server sẽ đàm phán với nhau để cấp một IP cho Client theo sơ đồ sau: Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 30
  29. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 3: Công nghệ Wireless 3.1. Tổng quan về Wireless Wireless hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio. Hệ thống này hiện nay đang được triển khai rộng rãi tại nhiều điểm công cộng hay tại nhà riêng. Hệ thống cho phép truy cập Internet tại những khu vực có sóng của hệ thống này, hoàn toàn không cần đến cáp nối. Ngoài các điểm kết nối công cộng (hotspots), WiFi có thể được thiết lập ngay tại nhà riêng. Tên gọi 802.11 bắt nguồn từ viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers). Viện này tạo ra nhiều chuẩn cho nhiều giao thức kỹ thuật khác nhau, và nó sử dụng một hệ thống số nhằm phân loại chúng; 3 chuẩn thông dụng của Wireless hiện nay là 802.11a/b/g. 3.2. Các chuẩn Wireless Wireless truyền và phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz hoặc 5GHz. Tần số này cao hơn so với các tần số sử dụng cho điện thoại di động, các thiết bị cầm tay và truyền hình. Tần số cao hơn cho phép tín hiệu mang theo nhiều dữ liệu hơn. Wireless sử dụng chuẩn 802.11: Chuẩn 802.11b là phiên bản đầu tiên trên thị trường. Đây là chuẩn chậm nhất và rẻ tiền nhất, và nó trở thành ít phổ biến hơn so với các chuẩn khác. 802.11b phát tín hiệu ở tần số 2.4 GHz, nó có thể xử lý đến 11 megabit/giây. Chuẩn 802.11g cũng phát ở tần số 2.4 GHz, nhưng nhanh hơn so với chuẩn 802.11b, tốc độ xử lý đạt 54 megabit/giây. Chuẩn 802.11g nhanh hơn vì nó sử dụng mã OFDM (orthogonal frequency-division multiplexing), một công nghệ mã hóa hiệu quả hơn. Chuẩn 802.11a phát ở tần số 5 GHz và có thể đạt đến 54 megabit/ giây. Nó cũng sử dụng mã OFDM. Những chuẩn mới hơn sau này như 802.11n còn nhanh hơn chuẩn 802.11a, nhưng 802.11n vẫn chưa phải là chuẩn cuối cùng. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 31
  30. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 3.3. Cấu hình mạng Wireless 3.3.1. Các thành phần thiết lập mạng WLAN Card mạng không dây (NIC_Wireless) Các máy tính nằm trong vùng phủ sóng WiFi cần có các bộ thu không dây, adapter, để có thể kết nối vào mạng. Các bộ này có thể được tích hợp vào các máy tính xách tay hay để bàn hiện đại. Hoặc được thiết kế ở dạng để cắm vào khe PC card hoặc cổng USB, hay khe PCI. Khi đã được cài đặt adapter không dây và phần mềm điều khiển (driver), máy tính có thể tự động nhận diện và hiển thị các mạng không dây đang tồn tại trong khu vực. Access Point (AP) AP là thiết bị phổ biến nhất trong WLAN chỉ đứng sau PC card không dây. Như tên của nó đã chỉ ra, AP cung cấp cho client một điểm truy cập vào mạng. AP là một thiết bị half-duplex có mức độ thông minh tương đương với một Switch Ethernet phức tạp. Hình dưới đây mô tả AP và nơi sử dụng chúng trong mạng WLAN. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 32
  31. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên AP có thể giao tiếp với các client không dây, với mạng có dây và với các AP khác. Có 3 mode hoạt động chính mà bạn có thể cấu hình trong một AP ƒ Root mode ƒ Repeater mode ƒ Bridge mode Root mode Root mode được sử dụng khi AP được kết nối với mạng backbone có dây thông qua giao diện có dây (thường là Ethernet) của nó. Hầu hết các AP sẽ hỗ trợ các mode khác ngoài root mode, tuy nhiên root mode là cấu hình mặc định. Khi một AP được kết nối với phân đoạn có dây thông qua cổng ethernet của nó, nó sẽ được cấu hình để hoạt động trong root mode. Khi ở trong root mode, các AP được kết nối với cùng một hệ thống phân phối có dây có thể nói chuyện được với nhau thông qua phân đoạn có dây. AP giao tiếp với nhau để thực hiện các chức năng của roaming như reassociation. Các client không dây có thể giao tiếp với các client không dây khác nằm trong những cell (ô tế bào, hay vùng phủ sóng của AP) khác nhau thông qua AP tương ứng mà chúng kết nối vào, sau đó các Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 33
  32. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên AP này sẽ giao tiếp với nhau thông qua phân đoạn có dây như ví dụ trong hình dưới. Bridge mode Trong Bride mode, AP hoạt động hoàn toàn giống với một Bridge không dây (sẽ được thảo luận ở phần sau). Thật vậy, AP sẽ trở thành một Bridge không dây khi được cấu hình theo cách này. Chỉ một số ít các AP trên thị trường có hỗ trợ chức năng Bridge, điều này sẽ làm cho thiết bị có giá cao hơn đáng kể. Chúng ta sẽ giải thích một cách ngắn gọn Bridge không dây hoạt động như thế nào, nhưng bạn có thể thấy từ hình dưới rằng Client không kết nối với Bridge, nhưng thay vào đó, Bridge được sử dụng để kết nối 2 hoặc nhiều đoạn mạng có dây lại với nhau bằng kết nối không dây. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 34
  33. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Repeater Mode Trong Repeater mode, AP có khả năng cung cấp một đường kết nối không dây upstream vào mạng có dây thay vì một kết nối có dây bình thường. Như bạn thấy trong hình dưới, một AP hoạt động như là một root AP và AP còn lại hoạt động như là một Repeater không dây. AP trong repeater mode kết nối với các client như là một AP và kết nối với upstream AP như là một client. Việc sử dụng AP trong Repeater mode là hoàn toàn không nên trừ khi cực kỳ cần thiết bởi vì các cell xung quanh mỗi AP trong trường hợp này phải chồng lên nhau ít nhất là 50%. Cấu hình này sẽ giảm trầm trọng phạm vi mà một client có thể kết nối đến repeater AP. Thêm vào đó, Repeater AP giao tiếp cả với client và với upstream AP thông qua kết nối không dây, điều này sẽ làm giảm throughput trên đoạn mạng không dây. Người sử dụng được kết nối với một Repeater AP sẽ cảm nhận được throughput thấp và độ trễ cao. Thông thường thì bạn nên disable cổng Ethernet khi hoạt động trong repeater mode. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 35
  34. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Các tùy chọn phổ biến (Common Options) AP có sẵn nhiều tùy chọn phần cứng và phần mềm khác nhau. Các tùy chọn phổ biến bao gồm: + Anten cố định hay có thể tháo lắp. + Khả năng lọc cao cấp + Antenna có thể tháo được (Removeable hay Modular) + Thay đổi công suất phát + Các kiểu khác nhau của kết nối có dây Fixed or Detachable Antenna Tùy thuộc vào nhu cầu doanh nghiệp của bạn hay nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ cần phải chọn giữa AP có anten cố định hay AP có anten có thể tháo lắp. Một AP với anten có thể tháo lắp cho bạn khả năng sử dụng các loại anten khác nhau để kết nối với AP sử dụng cable có chiều dài khác nhau tùy nhu cầu của bạn. Ví dụ: Nếu bạn cần treo một AP ở trong nhà nhưng lại cho phép người sử dụng truy cập vào mạng ở bên ngoài thì bạn sẽ cần kết nối với cable và anten ngoài trời trực tiếp với AP và chỉ treo anten bên ngoài. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 36
  35. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên AP có thể có hoặc không có anten diversity (tính năng đa dạng anten). WLAN anten diversity là việc sử dụng nhiều anten với nhiều input trên một receiver duy nhất để lấy mẫu tín hiệu đến thông qua mỗi anten. Việc lấy mấu tín hiệu từ 2 anten cho phép xác định được tín hiệu input của anten nào là tốt hơn. Hai anten có thể có mức độ nhận tín hiệu khác nhau bởi vì một hiện tượng được gọi là multipath. Advanced Filtering Capability Các chức năng lọc MAC hay protocol có thể được bao gồm trong AP. Lọc thường được sử dụng để ngăn chặn kẻ xâm nhập vào mạng WLAN của bạn. Như là một phương thức bảo mật cơ bản, một AP có thể được cấu hình để lọc những thiết bị không nằm trong danh sách lọc MAC của AP. Việc lọc protocol cho phép admin quyết định và điều khiển giao thức nào nên được sử dụng trong mạng WLAN. Ví dụ: Nếu Admin chỉ muốn cho phép truy cập http trong mạng WLAN để người dùng có thể lướt web và truy cập mail dạng web (yahoo), thì việc cấu hình lọc giao thức http sẽ ngăn chận tất cả các loại giao thức khác. Removable (Modular) Radio Card Một số nhà sản xuất cho phép bạn thêm vào và tháo ra các radio card từ khe PCMCIA trên AP. Một số AP có thể có 2 Anten dành cho các mục đích đặc biệt. Việc có 2 Anten trong một AP cho phép một radio card có thể hoạt động như là một AP trong khi một radio card khác hoạt động như là một Bridge. Một cách khác là sử dụng mỗi radio card như là một AP độc lập. Việc có mỗi card hoạt động như là một AP độc lập cho phép gấp đôi số lượng người sử dụng trong cùng một không gian vật lý mà không cần phải mua thêm một AP khác. Khi AP được cấu hình theo cách này, mỗi radio card sẽ được cấu hình trên một kênh không chồng lên nhau, lý tưởng là kênh 1 và kênh 11. Variable Output Power Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 37
  36. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Việc thay đổi công suất phát cho phép admin điều khiển công suất (miliwatt) mà AP sử dụng để truyền dữ liệu. Việc điều khiển công suất phát ra có thể là cần thiết trong một số trường hợp khi các node ở xa không thể xác định được AP. Nó cũng cho phép bạn điều khiển vùng phủ sóng của một AP. Khi công suất phát ra trên một AP tăng lên, client có thể di chuyển xa AP hơn mà không mất kết nối với AP. Tính năng này cũng hữu ích trong việc bảo mật bằng cách cho phép thay đổi kích thước của cell RF làm cho các kẻ xâm nhập không thể kết nối với mạng từ bên ngoài tòa nhà của công ty. Ngoài AP có công suất phát thay đổi thì ta cũng có thể sử dụng AP có công suất phát cố định. Với AP có công suất phát cố định thì bạn có thể sử dụng các bộ khuếch đại, bộ suy hao, cable dài, hay anten có độ lợi cao. Điều quan trọng trong việc điều khiển công suất phát ra trên cả AP và Anten là phải tuân theo qui định của FCC Varied Types of Connectivity Các tùy chọn kết nối cho một AP có thể bao gồm 10BaseTx, 100BaseTx, 10/100BaseTx, 100BaseFx, Token Ring, Bởi vì AP thường là thiết bị mà client kết nối vào và giao tiếp với backbone mạng có dây, vì thế admin phải hiểu làm thế nào để kết nối AP vào mạng có dây. Thiết kế và kết nối AP chính xác sẽ giúp ngăn chặn việc nghẽn cổ chai ở AP hoặc xa hơn có thể là trục trặc thiết bị. Hãy xét việc sử dụng một AP chuẩn trong mạng WLAN. Nếu trong trường hợp này AP đã được xác định là sẽ đặt ở vị trí cách 150m từ wiring closet gần nhất, thì việc sử dụng cable CAT5 ethernet sẽ không thể hoạt động được. Đây là một vấn đề bởi vì ethernet qua cable CAT5 chỉ hoạt động được trong phạm vi 100m. Trong trường hợp này việc mua một AP có kết nối 100BaseFx và chạy cable quang từ wiring closet đến AP đã làm trước đó rồi thì vấn đề sẽ dễ dàng hơn. Configuration and Management Các phương pháp được sử dụng để cấu hình và quản lý AP sẽ khác nhau tùy nhà sản xuất. Hầu hết họ đều cung cấp ít nhất là console, telnet, USB, hay web server. Một số AP còn có phần mềm cấu hình và quản lý riêng. Nhà sản xuất cấu hình AP với một IP address trong cấu hình khởi tạo. Nếu admin cần thiết lập lại Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 38
  37. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên thiết lập mặc định, thường thì sẽ có một nút phục vụ chức năng này nằm bên ngoài AP. Các chức năng trên AP là khác nhau. Tuy nhiên, có một điều là không đổi: AP có càng nhiều tính năng thì giá của nó càng cao. Ví dụ, một số AP SOHO sẽ có WEP, MAC filter và thậm chí là Web server. Nếu các tính năng như xem bảng association, hỗ trợ 802.1x/EAP, VPN, Routing, Inter AP Protocol, RADIUS thì giá của nó sẽ gấp nhiều lần so với AP thông thường. Thậm chí các tính năng chuẩn trên các AP tương thích Wi-Fi đôi khi cũng khác nhau tùy nhà sản xuất. Ví dụ 2 dòng SOHO AP khác nhau có thể hỗ trợ MAC filter nhưng chỉ một trong số chúng cho phép bạn permit hay deny cụ thể một trạm nào đó. Một số AP hỗ trợ kết nối có dây full-duplex 10/100Mbps, trong khi một số khác chỉ có kết nối 10BaseT half-duplex. Việc hiểu tính năng nào là cần thiết cho AP trong môi trường SOHO, mid-range, hay enterprise-level là một điều quan trọng nếu bạn muốn trở thành một nhà quản trị mạng không dây. Dưới đây là danh sách các tính năng cần có cho một AP trong môi trường SOHO và Enterprise. Danh sách này không có nghĩa là đầy đủ bởi vì một số nhà sản xuất đã có nhiều tính năng mới. Danh sách này chỉ cung cấp một điểm bắt đầu để chọn AP cho SOHO. Small Office, Home Office (SOHO) + Mac filter + WEP (64 hay 128 bit) + Giao diện cấu hình USB hay console + Giao diện cấu hình Web đơn giản + Các phần mềm cấu hình đơn giản Enterprise + Phần mềm cấu hình cao cấp + Giao diện cấu hình web cao cấp Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 39
  38. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên + Telnet + SNMP + 802.1x/EAP + RADIUS client + VPN client và server + Routing (dynamic hoặc static) + Chức năng Repeater + Chức năng Bridge Việc sử dụng sách hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ cung cấp nhiều thông tin chi tiết cho mỗi dòng sản phẩm. Nếu bạn là một nhà quản trị mạng WLAN thì bạn nên biết môi trường hoạt động của bạn để tìm kiếm những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu sử dụng cũng như bảo mật, sau đó hãy so sánh các tinh năng của 3 hay 4 nhà sản xuất khác nhau để chọn được thiết bị tối ưu. Quá trình này có thể tốn nhiều thời gian, nhưng thời gian sử dụng để học về các sản phẩm khác nhau trên thị trường là rất hữu ích. Các nguồn tài nguyên tốt nhất để tìm hiểu về dòng sản phẩm nào đó trên thị trường chính là website của nhà sản xuất. Khi chọn một AP, hãy nhớ chọn nhà sản xuất có hỗ trợ ngoài các tính năng và giá cả. 3.3.2. WLAN và SSID Mạng không dây nội bộ theo chuẩn IEEE 802.11 bảo mật dùng thông số cấu hình SSID (Service Set ID). Kỹ thuật này hoạt động theo 2 chế độ + Chế độ không bảo mật thì theo chu kỳ thời gian Access Point gửi Broadcast SSID của mình đến các máy trạm dùng card mạng wireless.Mô hình này thường dùng cho các điểm internet công cộng (Hot Post) + Chế độ thứ 2 là chế độ bảo mật, Access Point không gửi SSID của mình cho máy trạm mà máy trạm phải có cùng thông số SSID (được cấu hình trong card wireless trên máy trạm) với Access Point. Mô hình này thường sử dụng cho hệ thống mạng công ty) Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 40
  39. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 3.3.3. Cấu hình một mạng WLAN đơn giản Sinh viên thực hiện bài lab cấu hình mạng Wireless cho văn phòng một công ty nhỏ Yêu cầu thiết bị ƒ Một Modem ADSL ƒ Một đường Internet ƒ Một AccessPoint ƒ PC có card Wireless Cấu hình hệ thống ƒ Cấu hình sơ đồ hệ thống theo hình ƒ Cấu hình AccessPoint Wireless cho các PC có card mạng không dây kết nối được Internet Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 41
  40. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 4: Cơ bản về cấu hình định tuyến 4.1. Các giao thức định tuyến Trong ngành mạng máy tính, định tuyến (tiếng Anh: routing hay routeing) là quá trình chọn lựa các đường đi trên một mạng máy tính để gửi dữ liệu qua đó. Việc định tuyến được thực hiện cho nhiều loại mạng, trong đó có mạng điện thoại, liên mạng, Internet, mạng giao thông. Routing chỉ ra hướng, sự di chuyển của các gói (dữ liệu) được đánh địa chỉ từ mạng nguồn của chúng, hướng đến đích cuối thông qua các node trung gian; thiết bị phần cứng chuyên dùng được gọi là router (bộ định tuyến). Tiến trình định tuyến thường chỉ hướng đi dựa vào bảng định tuyến, đó là bảng chứa những lộ trình tốt nhất đến các đích khác nhau trên mạng. Vì vậy việc xây dựng bảng định tuyến, được tổ chức trong bộ nhớ của router, trở nên vô cùng quan trọng cho việc định tuyến hiệu quả. Routing khác với bridging (bắc cầu) ở chỗ trong nhiệm vụ của nó thì các cấu trúc địa chỉ gợi nên sự gần gũi của các địa chỉ tương tự trong mạng, qua đó cho phép nhập liệu một bảng định tuyến đơn để mô tả lộ trình đến một nhóm các địa chỉ. Vì thế, routing làm việc tốt hơn bridging trong những mạng lớn, và nó trở thành dạng chiếm ưu thế của việc tìm đường trên mạng Internet. Các mạng nhỏ có thể có các bảng định tuyến được cấu hình thủ công, còn những mạng lớn hơn có topo mạng phức tạp và thay đổi liên tục thì xây dựng thủ công các bảng định tuyến là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết mạng điện thoại chuyển mạch chung (public switched telephone network - PSTN) sử dụng bảng định tuyến được tính toán trước, với những tuyến dự trữ nếu các lộ trình trực tiếp đều bị nghẽn. Định tuyến động (dynamic routing) cố gắng giải quyết vấn đề này Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 42
  41. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên bằng việc xây dựng bảng định tuyến một cách tự động, dựa vào những thông tin được giao thức định tuyến cung cấp, và cho phép mạng hành động gần như tự trị trong việc ngăn chặn mạng bị lỗi và nghẽn. Định tuyến động chiếm ưu thế trên Internet. Tuy nhiên, việc cấu hình các giao thức định tuyến thường đòi hỏi nhiều kinh nghiệm; đừng nên nghĩ rằng kỹ thuật nối mạng đã phát triển đến mức hoàn thành tự động việc định tuyến. Cách tốt nhất là nên kết hợp giữa định tuyến thủ công và tự động. Những mạng trong đó các gói thông tin được vận chuyển, ví dụ như Internet, chia dữ liệu thành các gói, rồi dán nhãn với các đích đến cụ thể và mỗi gói được lập lộ trình riêng biệt. Các mạng xoay vòng, như mạng điện thoại, cũng thực hiện định tuyến để tìm đường cho các vòng (ví dụ như cuộc gọi điện thoại) để chúng có thể gửi lượng dữ liệu lớn mà không phải tiếp tục lặp lại địa chỉ đích. Định tuyến IP truyền thống vẫn còn tương đối đơn giản vì nó dùng cách định tuyến bước kế tiếp (next-hop routing), router chỉ xem xét nó sẽ gửi gói thông tin đến đâu, và không quan tâm đường đi sau đó của gói trên những bước truyền còn lại. Tuy nhiên, những chiến lược định tuyến phức tạp hơn có thể được, và thường được dùng trong những hệ thống như MPLS, ATM hay Frame Relay, những hệ thống này đôi khi được sử dụng như công nghệ bên dưới để hỗ trợ cho mạng IP. Thuật toán vector (distance-vector routing protocols) Thuật toán này dùng thuật toán Bellman-Ford. Phương pháp này chỉ định một con số, gọi là chi phí (hay trọng số), cho mỗi một liên kết giữa các node trong mạng. Các node sẽ gửi thông tin từ điểm A đến điểm B qua đường đi mang lại tổng chi phí thấp nhất (là tổng các chi phí của các kết nối giữa các node được dùng). Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 43
  42. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Thuật toán hoạt động với những hành động rất đơn giản. Khi một node khởi động lần đầu, nó chỉ biết các node kề trực tiếp với nó, và chi phí trực tiếp để đi đến đó (thông tin này, danh sách của các đích, tổng chi phí của từng node, và bước kế tiếp để gửi dữ liệu đến đó tạo nên bảng định tuyến, hay bảng khoảng cách). Mỗi node, trong một tiến trình, gửi đến từng “hàng xóm” tổng chi phí của nó để đi đến các đích mà nó biết. Các node “hàng xóm” phân tích thông tin này, và so sánh với những thông tin mà chúng đang “biết”; bất kỳ điều gì cải thiện được những thông tin chúng đang có sẽ được đưa vào các bảng định tuyến của những “hàng xóm” này. Đến khi kết thúc, tất cả node trên mạng sẽ tìm ra bước truyền kế tiếp tối ưu đến tất cả mọi đích, và tổng chi phí tốt nhất. Khi một trong các node gặp vấn đề, những node khác có sử dụng node hỏng này trong lộ trình của mình sẽ loại bỏ những lộ trình đó, và tạo nên thông tin mới của bảng định tuyến. Sau đó chúng chuyển thông tin này đến tất cả node gần kề và lặp lại quá trình trên. Cuối cùng, tất cả node trên mạng nhận được thông tin cập nhật, và sau đó sẽ tìm đường đi mới đến tất cả các đích mà chúng còn tới được. Thuật toán trạng thái kết nối (Link-state routing protocols) Khi áp dụng các thuật toán trạng thái kết nối, mỗi node sử dụng dữ liệu cơ sở của nó như là một bản đồ của mạng với dạng một đồ thị. Để làm điều này, mỗi node phát đi tới tổng thể mạng những thông tin về các node khác mà nó có thể kết nối được, và từng node góp thông tin một cách độc lập vào bản đồ. Sử dụng bản đồ này, mỗi router sau đó sẽ quyết định về tuyến đường tốt nhất từ nó đến mọi node khác. Thuật toán đã làm theo cách này là Dijkstra, bằng cách xây dựng cấu trúc dữ liệu khác, dạng cây, trong đó node hiện tại là gốc, và chứa mọi noded khác trong mạng. Bắt đầu với một cây ban đầu chỉ chứa chính nó. Sau đó lần lượt từ tập các Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 44
  43. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên node chưa được thêm vào cây, nó sẽ thêm node có chi phí thấp nhất để đến một node đã có trên cây. Tiếp tục quá trình đến khi mọi node đều được thêm. Cây này sau đó phục vụ để xây dựng bảng định tuyến, đưa ra bước truyền kế tiếp tốt ưu, để từ một node đến bất kỳ node khác trên mạng. So sánh các thuật toán định tuyến Các giao thức định tuyến với thuật toán vector tỏ ra đơn giản và hiệu quả trong các mạng nhỏ, và đòi hỏi ít (nếu có) sự giám sát. Tuy nhiên, chúng không làm việc tốt, và có tài nguyên tập hợp ít ỏi, dẫn đến sự phát triển của các thuật toán trạng thái kết nối tuy phức tạp hơn nhưng tốt hơn để dùng trong các mạng lớn. Giao thức vector kém hơn với rắc rối về đếm đến vô tận. Ưu điểm chính của định tuyến bằng trạng thái kết nối là phản ứng nhanh nhạy hơn, và trong một khoảng thời gian có hạn, đối với sự thay đổi kết nối. Ngoài ra, những gói được gửi qua mạng trong định tuyến bằng trạng thái kết nối thì nhỏ hơn những gói dùng trong định tuyến bằng vector. Định tuyến bằng vector đòi hỏi bảng định tuyến đầy đủ phải được truyền đi, trong khi định tuyến bằng trạng thái kết nối thì chỉ có thông tin về “hàng xóm” của node được truyền đi. Vì vậy, các gói này dùng tài nguyên mạng ở mức không đáng kể. Khuyết điểm chính của định tuyến bằng trạng thái kết nối là nó đòi hỏi nhiều sự lưu trữ và tính toán để chạy hơn định tuyến bằng vector. Giao thức được định tuyến và giao thức định tuyến Sự nhầm lẫn thường xảy ra giữa “giao thức được định tuyến” và “giao thức định tuyến” (“routed protocols” và “routing protocols”). Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 45
  44. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Giao thức được định tuyến (routed protocols hay routable protocols ) Một giao thức đã được định tuyến là bất kỳ một giao thức mạng nào cung cấp đầy đủ thông tin trong địa chỉ tầng mạng của nó để cho phép một gói tin được truyền đi từ một máy chủ (host) đến máy chủ khác dựa trên sự sắp xếp về địa chỉ, không cần biết đến đường đi tổng thể từ nguồn đến đích. Giao thức đã được định tuyến định nghĩa khuôn dạng và mục đích của các trường có trong một gói. Các gói thông thường được vận chuyển từ hệ thống cuối đến một hệ thống cuối khác. Hầu như tất cả giao thức ở tầng 3 các giao thức khác ở các tầng trên đều có thể được định tuyến, IP là một ví dụ. Nghĩa là gói tin đã đuợc định hướng (có địa chỉ rõ ràng )giống như lá thư đã được ghi địa chỉ rõ chỉ còn chờ routing (tìm đường đi đến địa chỉ đó) Các giao thức ở tầng 2 như Ethernet là những giao thức không định tuyến được, vì chúng chỉ chứa địa chỉ tầng liên kết, không đủ để định tuyến: một số giao thức ở tầng cao dựa trực tiếp vào đây mà không có thêm địa chỉ tầng mạng, như NetBIOS, cũng không định tuyến được. Giao thức định tuyến (routing protocols) Giao thức định tuyến được dùng trong khi thi hành thuật toán định tuyến để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin giữa các mạng, cho phép các router xây dựng bảng định tuyến một cách linh hoạt. Trong một số trường hợp, giao thức định tuyến có thể tự chạy đè lên giao thức đã được định tuyến: ví dụ, BGP chạy đè trên TCP: cần chú ý là trong quá trình thi hành hệ thống không tạo ra sự lệ thuộc giữa giao thức định tuyến và đã được định tuyến. Danh sách các giao thức định tuyến Giao thức định tuyến trong Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 46
  45. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên ƒ Router Information Protocol (RIP) ƒ Open Shortest Path First (OSPF) ƒ Intermediate System to Intermediate System (IS-IS) Hai giao thức sau đây thuộc sở hữa của Cisco, và được hỗ trợ bởi các router Cisco hay những router của những nhà cung cấp mà Cisco đã đăng ký công nghệ: ƒ Interior Gateway Routing Protocol (IGRP) ƒ Enhanced IGRP (EIGRP) Giao thức định tuyến ngoài ƒ Exterior Gateway Protocol (EGP) ƒ Border Gateway Protocol (BGP) ƒ Constrained Shortest Path First (CSPF) Thông số định tuyến (Routing metrics) Một thông số định tuyến bao gồm bất kỳ giá trị nào được dùng bởi thuật toán định tuyến để xác định một lộ trình có tốt hơn lộ trình khác hay không. Các thông số có thể là những thông tin như băng thông (bandwidth), độ trễ (delay), đếm bước truyền, chi phí đường đi, trọng số, kích thước tối đa gói tin (MTU - Maximum transmission unit), độ tin cậy, và chi phí truyền thông. Bảng định tuyến chỉ lưu trữ những tuyến tốt nhất có thể, trong khi cơ sở dữ liệu trạng thái kết nối hay topo có thể lưu trữ tất cả những thông tin khác. Router dùng tính năng phân loại mức tin cậy (administrative distance -AD) để chọn đường đi tốt nhất khi nó “biết” hai hay nhiều đường để đến cùng một đích theo các giao thức khác nhau. AD định ra độ tin cậy của một giao thức định tuyến. Mỗi giao thức định tuyến được ưu tiên trong thứ tự độ tin cậy từ cao đến Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 47
  46. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên thấp nhất có một giá trị AD. Một giao thức có giá trị AD thấp hơn thì được tin cậy hơn, ví dụ: OSPF có AD là 110 sẽ được chọn thay vì RIP có AD là 120. Bảng sau đây cho biết sự sắp xếp mức tin cậy được dùng trong các router Cisco Các lớp giao thức định tuyến Dựa vào quan hệ của các dòng router với các hệ thống tự trị, có nhiều lớp giao thức định tuyến như sau: Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 48
  47. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên ƒ Giao thức định tuyến trong mạng Ad-hoc xuất hiện ở những mạng không có hoặc ít phương tiện truyền dẫn. ƒ Interior Gateway Protocols (IGPs) trao đổi thông tin định tuyến trong một AS. Các ví dụ thường thấy là: o IGRP (Interior Gateway Routing Protocol) o EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) o OSPF (Open Shortest Path First) o RIP (Routing Information Protocol) o IS-IS (Intermediate System to Intermediate System) Chú ý: theo nhiều tài liệu của Cisco, EIGRP không phân lớp như giao thức trạng thái kết nối. ƒ Exterior Gateway Protocols (EGPs) định tuyến giữa các AS. EGPs gồm: o EGP (giao thức cũ để nối mạng Internet trước đây, bây giờ đã lỗi thời) o BGP (Border Gateway Protocol: phiên bản hiện tại, BGPv4, có từ khoảng năm 1995) 4.2. Giao thức định tuyến nội vùng RIP RIP (tiếng Anh: Routing Information Protocol) là một giao thức định tuyến nội vùng sử dụng thuật toán định tuyến Distance-vector. Các đặc điểm: ƒ Là giao thức định tuyến theo vector khoảng cách (Distance Vector ) , tức là RIP sẽ cập nhật toàn bộ hoặc 1 phần bảng định tuyến của mình cho các Router láng giềng kết nối trực tiếp với nó . Bảng định tuyến gồm các thông Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 49
  48. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tin như : địa chỉ của router kế tiếp trên đường đi , tổng chi phí từ chính router đó đến mạng đích ƒ Là giao thức định tuyến theo kiểu classful ( tức định tuyến theo lớp địa chỉ) vì rip k mang theo thông tin subnet mask đi kèm (FLSM) ƒ Chọn đường đi dựa vào thông số định tuyến là hop count ( số router ) hay còn nói metric của RIP là hop count, dùng simple routing metric. Chính vì thế mà đôi lúc có 1 số đường mà rip chọn k phải là đường tối ưu nhất đến mạng đích. Nếu 1 packet đến mạng đích có số lượng hop vượt quá 15 thì nó sẽ bị drop. Do cái tính khó chịu này của RIP nên mới nó được cho là khó mở rộng , phù hợp với mạng nhỏ ( nhưng mèo thấy nó không nhỏ đâu đối với vn ) ƒ Update định kì 30s ( thay đổi bằng câu lệnh update-timers) . Ngoài ra RIP còn các giá trị thời gian khác như invalid , holdown và flush timer set bằng câu lệnh sau timers basic update invalid holdown flush ƒ Administrative Distance (AD) = 120 , thông số này càng nhỏ thì càng ưu tiên ƒ Load balacing ( chia tải ) maximum là 6 đường , default là 4 đường có thể set lại bằng câu lệnh maximum-paths . Việc chia tải ở đây đòi hỏi các đường phải có chi phí (cost)bằng nhau mới được nhé hay còn gọi là equal-cost mà cost của rip là hop count vì thế nếu tốc độ của 2 đường khác nhau như 1 đường là dial-up và 1 đường là T1 thì cũng như vậy thôi. Các cơ chế chống Loop ƒ Count to infinity ( định nghĩa giá trị tối đa) khi trong mạng xảy ra loop , gói tin chạy lòng vòng hoài trong mạng cho đến khi có tiến trình nào đó cắt đứt vòng lặp gọi là đếm vô hạn .Với rip metric là hop count vì thế mỗi khi thông tin cập nhật được “đi qua” 1 router thì số lượng hop sẽ tăng lên 1. Bản thân Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 50
  49. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên rip sẽ khắc phục tình trạng đếm đến vô hạn bằng cách cứ thông số định tuyến mà vượt quá 15 thì packet đó sẽ bị drop ƒ Route poisioning ( poison reverse ): thường thì khi 1 đường mạng nào đó có thông số định tuyến tăng dần lên thì đã bị tình nghi là loop rồi nhé . Lúc đó router sẽ phát đi 1 thông tin poison reverse để xóa đi đường đó và cho nó vào trạng thái holddown . Triggered update ( câu lệnh ip rip triggered) : vì rip cập nhật thông tin định tuyến 30s 1 lần vì thế khi có 1 mạng thay đổi thì phải chờ đến hết 1 chu kỳ 30s thì các router khác trong mạng mới biết được sự thay đổi đó. Cơ chế triggered update này giúp router cập nhật ngay sự thay đổi trong mạng mà k cần phải đợi hết chu kỳ đó. Kết hợp cơ chế này cùng poison reverse là ok. ƒ Holdown timer :khi router A nhận được 1 thông tin về 1 mạng X từ 1 router B nói rằng mạng X bị đứt thì router A sẽ set holddown timer. Trong suốt thời gian holddown này , router sẽ không cập nhật bất kì thông tin định tuyến nào về mạng X từ các router khác trong mạng , chẳng hạn router C cập nhật cho A nói , mạng X còn sống thì router A sẽ phớt lờ thông tin đó đi. Trừ phi router B nói với nó là mạng X sống lại rồi thì router A mới cập nhật nhé ƒ Split Horizon tức là khi router gửi thông tin định tuyến ra 1 interface , thì router sẽ k gửi ngược trở lại các thông tin định tuyến mà nó học được từ cổng đó . Cơ chế này chỉ tránh được loop giữa 2 router ƒ Kết hợp Split horizon với poision reverse : nếu đọc phớt qua , các bạn sẽ thấy 2 anh này trái ngược nhau , chắc là 2 cơ chế này đố kị nhau đây . Nhưng thực ra khi kết hợp lại sẽ hữu dụng trong khi mạng gặp sự cố , hình như mặc định là nó k dùng cơ chế này hay nói cách khác 2 cơ chế này tách riêng không làm chung vì sợ làm tăng kích thước của bảng định tuyến. Khi router A học được Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 51
  50. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 1 mạng X bị die từ router B từ cổng S0/0 chẳng hạn , thì A sẽ advertise lại mạng X đó ra cổng s0/0 tiếp tục với hop count là 16 Quá trình gửi và nhận thông tin định tuyến Mô hình minh họa Lúc gửi thông tin định tuyến: Trước khi gửi update (về đường mạng 131.108 và 131.99) cho router 2 thì router 1 phải check rằng ƒ Đường mạng 131.108.5.0/24 có cùng major net với 131.108.2.0/24 hay không? ƒ Trong trường hợp này là có, Router 1 mới check típ 131.108.5.0 và 131.108.2.0 có cùng subnet mask hay không? ƒ Nếu trùng, Router 1 sẽ quảng bá đường mạng này. ƒ Nếu k trùng , router 1 sẽ drop packet đó ƒ Đường mạng 137.99.88.0/24 có cùng major net với 131.108.2.0/24 hay không? ƒ Nếu không thì router 1 sẽ làm động tác là tổng hợp (summarize) 137.99.88.0/24 tại major net boundary thành 137.99.0.0 và quảng bá nó. Trong mô hình này thì ta nhận được kết quả như thế này trong khi thi hành lệnh debug ip rip Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 52
  51. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Nhận update : Lúc này debug ip rip ngay trên router 2 thì ta thấy như thế này Router 2 sẽ check để xem nên apply mask nào cho đường mạng 131 và 137 này đây 131.108.5.0 và 131.108.2.0( xét trên interface mà nhận update vào) có cùng 1 major net k? Nếu có thì apply thẳng mask của interface mà nó nhận update, trong trường hợp này là apply /24). Nếu mạng được quảng bá tức 131.108 mà /32 thì router 2 sẽ apply /32 và típ tục quảng bá cho các router khác là /32( điều này nó khác với IGRP nhé) 131.108.5.0 và 137.99.0.0 có cùng major net k? Nếu không xét tiếp, trong bảng định tuyến có subnet nào hay mạng con của major net này mà nó học từ các interface khác không? Nếu không thì router 2 sẽ apply thẳng classful subnet mask là /16 luôn vì 137 là mạng lớp B. Chú ý ở đây nó sẽ apply host mask nếu như giữa 2 router là 1 unnumbered link và chứa thông tin về subnet ( tức là khi đó các bit trong phần portion của network được set). Ngược lại thì router sẽ ignore thông tin định tuyến này đi Lúc này show ip route thử xem Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 53
  52. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Do ripv2 phát triển từ ripv1 nên nó cũng còn thừa hưởng những đặc điểm của ripv1 như : ƒ Là giao thức định tuyến theo vector khoảng cách ƒ Cost của nó là hop count . Ở đây cho mèo sử dụng từ cost thay cho metric nhé . Vì nếu lỡ có ai xem qua BGP rùi thì sẽ bị lộn 1 tí . Maximum hop count vẫn là 15 ƒ Cũng sử dụng các cơ chế chống lặp vòng như ripv1 Nhưng Ripv2 có các điểm cải tiến khác version 1 như ƒ Nhiều thông tin định tuyến hơn như có gửi subnet mask đi kèm với địa chỉ mạng trong thông tin mà nó update. ƒ Hỗ trợ VLSM ( Variable length subnet mask ) subnet mask khác nhau, CIDR ( Classless Interdomain Routing ) và route summarization ƒ Có cơ chế xác thực thông tin khi nhận được bằng plaintext hoặc mã hóa MD5 ƒ Gởi thông tin định tuyến theo địa chỉ multicast là 224.0.0.9 bằng với 01- 00-5E-00-00-09 Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 54
  53. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 4.3. Giao thức định tuyến động OSPF Tổng Quan Về OSPF OSPF là một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết được triển khai dựa trên các chuẩn mở. OSPF được mô tả trong nhiều chuẩn của IETF (Internet Engineering Task Force). Chuẩn mở ở đây có nghĩa là OSPF hoàn toàn mở với công cộng, không có tính độc quyền. Nếu so sánh với RIPv1 và RIPv2 là một giao thức nội thì IGP tốt hơn vì khả năng mở rộng của nó. RIP chỉ giới hạn trong 15 hop, hội tụ chậm và đôi khi còn chọn đường có tốc độ chậm vì khi quyết định chọn đường nó không quan tâm đến các yếu quan trọng khác như băng thông chẳng hạn. OSPF khắc phục được các nhược điểm của RIP vì nó là một giao thức định tuyến mạnh, có khả năng mởi rộng, phù hợp với các hệ thống mạng hiện đại. OSPF có thể cấu hình đơn vùng để sử dụng cho các mạng nhỏ. So Sánh OSPF Với Giao Thức Định Tuyến Theo Distance Vector Router định tuyến theo trạng thái đường liên kết có một cơ sở đầy đủ về cấu trúc hệ thống mạng. Chúng chỉ thực hiện trao đổi thông tin về trạng thái đường liên kết lúc khởi động và khi hệ thống mạng có sự thay đổi. Chúng không phát quảng bá bảng định tuyến theo định kỳ như các router định tuyến theo distance vector. Do đó, các router định tuyến theo trạng thái đường liên kết sử dụng ít băng thông hơn cho hoạt động duy trì bảng định tuyến. RIP phù hợp với các mạng nhỏ và đường tốt nhất đối với RIP là đường có số hop ít nhất. OSPF thì phù hợp với mạng lớn, có khả năng mở rộng, đường đi tốt nhất của OSPF được xác định dựa trên tốc độ của đường truyền. RIP cũng như các giao thức định tuyến theo distance vector khác đều sử dụng thuật toán chọn Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 55
  54. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đường đơn giản. Còn thuật toán SPF thì phức tạp. Do đó, nếu router chạy theo giao thức định tuyến theo distance vector thì sẽ ít tốn bộ nhớ và cần năng lực xử lý thấp hơn so với khi chạy OSPF. ƒ OSPF chọn đường dựa trên chi phí được tính từ tốc độ của đường truyền. Đường truyền có tốc độ càng cao thì chi phí OSPF tương ứng càng thấp. ƒ OSPF chọn đường tốt nhất từ cây SPF. ƒ OSPF bảo đảm không bị định tuyến lặp vòng. Còn giao thức định tuyến theo distance vector vẫn có thể bị loop. Nếu một kết nối không ổn định, chập chờn, việc phát liên tục các thông tin về trạng thái của đường kiên kết này sẽ dẫn đén tình trạng các thông tin quảng cáo không đồng bộ làm cho kết quả chọn đường của các router bị đảo lộn. OSPF giải quyết được các vấn đề sau: ƒ Tốc độ hội tụ. ƒ Hỗ trợ VLSM (Variable Length Subnet Mask). ƒ Kích cỡ mạng. ƒ Chọn đường. ƒ Nhóm các thành viên. Trong một hệ thống mạng lớn, RIP phải mất ít nhất vài phút mới có thể hội tụ được vì mỗi router chỉ trao đổi bảng định tuyến với các router láng giềng kết nối trực tiếp với mình mà thôi. Còn đối với OSPF sau khi đã hội tụ vào lúc khởi động, khi có thay đổi thì việc hội tụ sẽ rất nhanh vì chỉ có thông tin về sự thay đổi được phát ra cho mọi router trong vùng. OSPF có hỗ trợ VLSM nên nó được xem là một giao thức định tuyến không theo lớp địa chỉ. RIPv1 không hỗ trợ VLSM, nhưng RIPv2 thì có. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 56
  55. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Đối với RIP, một mạng đích cách xa hơn 15 router xem như không thể đến được vì RIP có số lượng hop giới hạn là 15. Điều này làm kích thước mạng của RIP bị giới hạn trong phạm vi nhỏ. OSPF thì không giới hạn về kích thước mạng, nó hoàn toàn có thể phù hợp với mạng vừa và lớn. Khi nhận được từ router láng giềng các báo cáo về số lượng hop đến mạng đích, RIP sẽ cộng thêm 1 vào thông số hop này và dựa vào số lượng hop đó để chọn đường đến mạng đích. Đường nào có khoảng cách ngắn nhất hay nói cách khác là có số lương hop ít nhất sẽ là đường tốt nhất đối với RIP. Nhận xét thấy thuật toán chọn đường như vậy là rất đơn giản và không đòi hỏi nhiều bộ nhớ và năng lực xử lý của router. RIP không hề quan tâm đến băng thông đường truyền khi quyết định chọn đường. OSPF thì chọn đường dựa vào chi phí được tính từ băng thông của đường truyền. Mọi OSPF đều có thông tin đầy đủ về cấu trúc của hệ thống mạng và dựa vào đó để chọn đường đi tốt nhất. Do đó, thuật toán chọn đường này rất phức tạp, đòi hỏi nhiều bộ nhớ và năng lực xử lý của router cao hơn so với RIP. RIP sử dụng cấu trúc mạng dạng ngang hàng. Thông tin định tuyến được truyền lần lượt cho mọi router trong cùng một hệ thống RIP. Còn OSPF sử dụng khái niệm về phân vùng. Một mạng OSPF có thể chia các router thành nhiều nhóm. Bằng cách này, OSPF có thể giới hạn lưu thông trong từng vùng. Thay đổi trong vùng này không ảnh hưởng đến hoạt động của các vùng khác. Cấu trúc phân lớp như vậy cho phép hệ thống mạng có khả năng mở rộng một cách hiệu quả. Thuật Toán Chọn Đường Ngắn Nhất Theo thuật toán này, đường tốt nhất là đường có chi phí thấp nhất. Thuật toán được sử dụng là Dijkstra, thuật toán này xem hệ thống mạng là mọt tập hợp các nodes được kết nối với nhau bằng kết nối point-to-point. Mỗi kết nối này có một Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 57
  56. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên chi phí. Mỗi nodes có một tên. Mỗi nodes có đầy đủ cơ sở dữ liệu về trạng thái của các đường liên kết. Do đó, chúng có đầy đủ thông tin về cấu trúc vật lý của hệ thống mạng. Tất cả các cơ sở dữ liệu này điều giống nhau cho mọi router trong cùng một vùng. Các Loại Mạng OSPF Các OSPF phải thiết lập mối quan hệ láng giềng để trao đổi thông tin định tuyến. Trong mỗi mạng IP kết nối vào router. Nó đều cố gắng ít nhất là trở thành một láng giềng hoặc là một láng giềng thân mật với một router khác, router OSPF quyết định chọn router nào làm láng giềng thân mật là tùy thuộc vào từng loại mạng kết nối với nó. Có một số router có thể cố gắng trở thành láng giềng thân mật với mọi router láng giềng khác. Có một số router khác lại có thể chỉ cố gắng trở thành láng giềng thân mật với một hoặc hai router láng giềng thôi. Một khi mối quan hệ láng giềng thân mật đã được thiết lập giữa hai láng giềng với nhau thì thông tin về trạng thái đường liên kết mới được trao đổi. Giao thức OSPF nhận biết các loại mạng sau: ƒ Mạng quảng bá đa truy cập, ví dụ mạng Ethernet. ƒ Mạng point-to-point. ƒ Mạng không quảng bá đa truy cập (NBMA – NonBroadcast Multil- Access), ví dụ Frame Relay. ƒ Mạng Point-to-Multipoint có thể được nhà quản trị mạng cấu hình cho một cổng của router. Trong mạng đa truy cập không thể biết được là có bao nhiêu router sẽ có thể được kết nối vào mạng. Trong mạng point-to-point thì chỉ có hai router được kết nối với nhau. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 58
  57. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Trong mạng quảng bá đa truy cập có rất nhiều router kết nối vào. Nếu mỗi router đều thiết lập mối quan hệ thân mật với mọi router khác và thực hiện trao đổi thông tin về trạng thái đường liên kết với mọi router láng giềng thì sẽ quá tải. Nếu có 10 router thì sẽ cần 45 mối liên hệ thân mật, nếu có n router thì sẽ có n*(n-1)/2 mối quan hệ láng giềng cần thiết lập. Giải pháp cho vấn đề quá tải trên là bầu ra một router làm đại diện (DR- Designated Router). Router này sẽ thiết lập mối quan hệ thân mật với mọi router khác trong mạng quản bá. Mọi router còn lại sẽ chỉ gởi thông tin về trạng thái đường liên kết cho DR. Sau đó DR sẽ gởi các thông tin này cho mọi router khác trong mạng bằng địa chỉ multicast 224.0.0.5 DR đóng vai trò như một người phát ngôn chung. Việc bầu DR rất có hiệu quả nhưng cũng có một nhược điểm. DR trở thành một tâm điểm nhạy cảm đối với sự cố. Do đó, cần có một router thứ hai được bầu ra để làm đại diện dự phòng (BDR – Backup Designated Router), router này sẽ đảm trách vai trò của DR nếu DR bị sự cố. Để đảm bảo cả DR và BDR đều nhận được thông tin về trạng thái đường liên kết từ mọi router khác trong cùng một mạng, địa chỉ multicast 224.0.0.6 cho các router đại diện. Trong mạng point-to-point chỉ có 2 router kết nối với nhau nên không cần bầu ra DR và DBR. Hai router này sẽ thiết lập mối quan hệ láng giềng thân mật với nhau. Loại Mạng Các Đặc Tính Bầu DR Broadcast, Multi-Access Ethernet,ToKen Ring,FĐI Có NonBroadcast Multi-Access Frame Relay,X25,SMDS Có Point-to-Point PPP,HDLC Không Point-to-Multipoint Được cấu hình bởi Administrator Không Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 59
  58. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Giao Thức OSPF Hello Khi router bắt đầu khởi động tiến trình định tuyến OSPF trên một cổng nào đó thì nó sẽ gởi một gói hello ra cổng đó và tiếp tục gởi hello theo định kỳ. Giao thức hello đưa ra các nguyên tắc quản lý việc trao đổi các gói OSPF hello. Ở lớp 3 của mô hình OSI, gói hello mang địa chỉ multicast 224.0.5.0 địa chỉ này chỉ đến tất cả các OSPF router. OSPF router sử dụng gói hello để thiết lập một quan hệ láng giềng thân mật mới và để xác định là router láng giềng có còn hoạt động hay không. Mặc định hello được gởi đi 10 giây một lần trong mạng quảng bá đa truy cập và mạng Point-to-Point. Trên cổng nói vào mạng NBMA, ví dụ như Frame Relay, chu trình mặc định của hello là 30 giây. Trong mạng đa truy cập, giao thức hello tiến hành bầu DR và BDR. Mặc dù gói hello rất nhỏ nhưng nó cũng bao gồm cả phần header của gói OSPF. Cấu trúc của phần header trong gói OSPF được thể hiện như hình sau. Nếu gói hello thì trường Type sẽ có giá trị là một. Các thông điệp Hello trong OSPF thực hiện ba chức năng chính: ƒ Tìm ra những router chạy OSPF khác trên cùng một mạng chung. ƒ Kiểm tra sự tương thích trong các thông số cấu hình. ƒ Giám sát tình trạng của láng giềng để phản ứng nếu láng giềng bị fail. Để tìm ra những router láng giềng, OSPF lắng nghe những thông điệp Hello được gửi đến 224.0.0.5. Đây là địa chỉ multicast tượng trưng cho tất cả các router OSPF, trên bất cứ cổng nào đã bật OSPF. Các gói Hello sẽ lấy nguồn từ địa chỉ primary trên cổng, nói cách khác, Hello không dùng địa chỉ phụ. (OSPF Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 60
  59. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên router sẽ quảng bá các địa chỉ phụ nhưng nó sẽ không gửi Hello từ những địa chỉ này và không bao giờ hình thành mối quan hệ dùng địa chỉ phụ. Khi hai router tìm ra nhau thông qua các gói Hello, các router thực hiện các phép kiểm tra các thông số như sau: o Các router phải vượt qua tiến trình xác thực. o Các router phải trong cùng địa chỉ mạng primary, phải có cùng subnetmask. o Phải trong cùng OSPF area. o Phải có cùng kiểu vùng OSPF. o Không có trùng RID. o OSPF Hello và Deadtimer phải bằng nhau. Nếu bất kỳ điều kiện nào nêu trên không thỏa mãn, hai router đơn giản sẽ không hình thành quan hệ láng giềng. Cũng lưu ý rằng một trong những điều kiện quan trọng nhất mà hai bên không cần giống là chỉ số ID của tiến trình OSPF, như được cấu hình trong câu lệnh router ospf process-id. Bạn cũng nên lưu ý rằng giá trị MTU phải bằng nhau để các gói tin DD được gửi thành công giữa những láng giềng nhưng thông số này không được kiểm tra trong tiến trình Hello. Chức năng thứ ba của Hello là để duy trì liên lạc giữa những láng giềng. Các láng giềng gửi Hello ở mỗi chu kỳ hello interval; nếu router không nhận được Hello trong khoảng thời gian dead interval sẽ làm cho router tin rằng láng giềng của nó đã fail. Khoảng thời gian hello interval mặc định bằng 10 giây trên những cổng LAN và 30 giây trong những đường T1 hoặc đường thấp hơn T1. Thời gian dead interval mặc định bằng bốn lần thời gian hello interval. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 61
  60. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 5:Thực hành về định tuyến Thiết kế sơ đồ hệ thống mạng như trong hình Yêu cầu ƒ Sử dụng giao thức định tuyến tĩnh cấu hình định tuyến giữa các LAN ƒ Sửu dụng giao thức IGRP với AS=100 cấu hình định tuyến giữa các LAN Kết quả ƒ Các PC thuộc các LAN ping được đến nhau Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 62
  61. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 6: Cấu hình NAT trên Router 6.1. Khái niệm chung về NAT Hai mươi năm trước đây, IPv4 đưa ra một mô hình địa chỉ và cũng đáp ứng được một trong khoảng thời gian, nhưng trong tương lai gần không đáp ứng đủ. Trong khi đó, IPv6 được xem là một không gian địa chỉ không giới hạn, thì được triển khai thử nghiệm chậm chạp và chắc chắn sẽ thay thế IPv4 trong tương lai gần. Trong thời gian chờ đợi sự thay đổi đó, một số kỹ thuật để có thể sử dụng để sử dụng có hiệu quả tài nguyên IP đó là: NAT (Network Address Translation); PAT ( Port address translation ); VLSM ( Variable-Length Subnet Mask ). Nat là chữ viết tắt của chữ Network Address Translate (Dịch địa chỉ IP). NAT có 02 mục đích ƒ Ẩn địa chỉ IP trong hệ thống mạng nội bộ trước khi gói tin đi ra Internet giằm giảm thiểu nguy cơ tấn công trên mạng ƒ Tiết kiệm không gian địa chỉ IP Có 03 phương án NAT ƒ Nat tĩnh (Static Nat) ƒ Nat động (Dynamic Nat) ƒ Nat overload – PAT (Port Address Translate) Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 63
  62. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Host A sử dụng 1 địa chỉ dành riêng 192.168.2.23, host B sử dụng 1 địa chỉ công cộng 192.31.7.130. Khi Host A gửi một packet đến host B, backet sẽ được truyền qua router và router thực hiên qúa trình NAT. NAT sẽ thay thế địa chỉ nguồn private ip address (192.168.2.23) thành một public IP address (203.10.5.23) và forwards the packet., với địa chỉ này packet sẽ được định tuyến trên internet tới destination address (192.31.7.130). Khi host B gửi gói tin hồi đáp tới host A, destination address của gói tin sẽ là 203.10.5.23. gói tin này đi qua router và sẽ được NAT thành địa chỉ 192.168.2.23 Inside local address - Địa chỉ IP được gán cho một host của mạng trong. Đây là địa chỉ được cấu hình như là một tham số của hệ điều hành trong máy tính hoặc được gán một cách tự động thông qua các giao thức như DHCP. Địa chỉ này không phải là những địa chỉ IP hợp lệ được cấp bởi NIC (Network Information Center) hoặc nhà cung cấp dịch vụ Internet. Inside global address - Là một địa chỉ hợp lệ được cấp bởi NIC hoặc một nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Địa chỉ này đại diện cho một hay nhiều địa chỉ IP inside local trong việc giao tiếp với mạng bên ngoài Outside local address - Là địa chỉ IP của một host thuộc mạng bên ngoài, các host thuộc mạng bên trong sẽ nhìn host thuộc mạng bên ngoài thông qua địa chỉ này. Outside local không nhất thiết phải là một địa chỉ hợp lệ trên mạng IP (có thể là địa chỉ private). Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 64
  63. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Outside global address - Là địa chỉ IP được gán cho một host thuộc mạng ngoài bởi người sở hữu host đó. Địa chỉ này được gán bằng một địa chỉ IP hợp lệ trên mạng Internet. Với sơ đồ mạng (Hình 6.1) ta có NAT Table ƒ Inside local address 192.168.2.23 ƒ Inside global address 205.10.5.23 ƒ Outside globaladdress 197.31.7.130 Các gói tin bắt nguồn từ phần mạng “inside” sẽ có địa chỉ source IP là địa chỉ kiểu “inside local” và destination IP là “ouside local” khi nó còn ở trong phần mạng “inside”. Cũng gói tin đó, khi được chuyển ra mạng “outside” source IP address sẽ được chuyển thành "inside global address" và địa destination IP của gói tin sẽ là “outside global address”. Ngược lại, khi một gói tin bắt nguồn từ một mạng “outside”, khi nó còn đang ở mạng “outside” đó, địa chỉ source IP của nó sẽ là "outside global address", địa chỉ destination IP sẽ là "inside global address". Cũng gói tin đó khi được chuyển vào mạng “inside”, địa chỉ source sẽ là "outside local address" và địa chỉ destination của gói tin sẽ là "inside local address". Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 65
  64. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 6.2 Nat tĩnh – Static NAT Nat tĩnh hay còn gọi là Static NAT là phương thức NAT một đổi một. Nghĩa là một địa chỉ IP cố định trong LAN sẽ được ánh xạ ra một địa chỉ IP Public cố định trước khi gói tin đi ra Internet. Phương pháp này không nhằm tiết kiệm địa chỉ IP mà chỉ có mục đích ánh xạ một IP trong LAN ra một IP Public để ẩn IP nguồn trước khi đi ra Internet làm giảm nguy cơ bị tấn công trên mạng. Ví dụ: chuyển đổi một địa chỉ IP riêng 165.10.1.2 255.255.255.0 sang dải địa chỉ IP công cộng từ 169.10.1.50 dến 169.10.1.100. Dùng (Netsim) để cấu hình. Sau khi cấu hình song ta dùng lệnh show ip nat translations sẽ có kế quả như sau. Phương án này có nhược điểm là nếu trong LAN có bao nhiêu IP muốn đi ra Internet thì ta phải có từng đó IP Public để ánh xạ. Do vậy phương án NAT tĩnh chỉ được dúng với các máy chủ thuộc vùng DMZ với nhiệm vụ Public các Server này lên Internet. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 66
  65. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 6.3. Nat động – Dynamic NAT Nat động (Dynamic NAT) là một giải pháp tiết kiệm IP Public cho NAT tĩnh. Thay vì ánh xạ từng IP cố định trong LAN ra từng IP Public cố định. LAN động cho phép NAT cả dải IP trong LAN ra một dải IP Public cố định ra bên ngoài. Ví dụ: Hệ thống LAN trong công ty có 100 IP, nếu muốn 100 IP này truy cập Internet thì theo phương án NAT tĩnh công ty sẽ phải thuê từ ISP 100 IP Public. Điều này quá tốn kém, giải pháp NAT động cho phép chỉ cần thuê từ ISP 10 IP Public nếu tại cùng một thời điểm chỉ có 10 IP trong LAN truy cập Internet. Tuy nhiên giải pháp NAT động vẫn có hạn chế vì nếu tại một thời điểm công ty cần 20 IP trong LAN truy cập Internet thì mười IP truy cập sau sẽ phải đợi đến khi nào có IP rỗi (các IP trước không chiếm dụng IP Public nữa) thì mới có thể truy cập Internet được. Chính vì thế giải pháp NAT động ít khi được sử dụng. 6.4. Nat Overload – PAT Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 67
  66. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Nat overload – PAT là giải pháp được dùng nhiều nhất đặc biệt là trong các Modem ADSL, đây là giải pháp mang lại cả hai ưu điểm của NAT đó là: ƒ Ẩn địa chỉ IP trong hệ thống mạng nội bộ trước khi gói tin đi ra Internet giằm giảm thiểu nguy cơ tấn công trên mạng ƒ Tiết kiệm không gian địa chỉ IP Bản chất PAT là kết hợp IP Public và số hiệu cổng (port) trước khi đi ra Internet. Lúc này mỗi IP trong LAN khi đi ra Internet sẽ được ánh xạ ra một IP Public kết hợp với số hiệu cổng Ví dụ: Trong ví dụ trên PAT sử dụng số port nguồn cùng với địa chỉ IP riêng bên trong để phân biệt khi chuyển đổi. Router thực hiện chuyển đổi địa chỉ ip nguồn từ 10.0.0.4 sang 179.9.8.80. port nguồn 1331. tương tự ip nguồn từ 10.0.0.2 sang 179.9.8.80. port nguồn là 1555 Giải pháp PAT thực sự tiết kiệm không gian địa chỉ IP vì với mỗi IP Public có thể đại diện cho 65.536 IP trong LAN theo lý thuyết, tuy nhiên thực tế mỗi IP Public đại diện cho khoảng 4000 IP trong LAN. Đây cũng là một con số địa chỉ IP khổng lồ thừa sức cung cấp cho bất kỳ một công ty nào lớn nhất thế giới. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 68
  67. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 7:Thực hành Cấu hình NAT trên Router Thực hành cấu hình NAT tĩnh, động, Overload Công ty du lịch ABC cần khoảng 100 địa chỉ IP riêng dịch sang một dãy địa chỉ IP thật để có thể định tuyến ra ISP. ABC đã thực hiện điều này bằng cách sử dụng NAT, dịch các địa chỉ riêng thành các địa chỉ công cộng được cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ ISP. Sử dụng phần mềm giả lập thiết kế mạng Boson thiết kế sơ đồ hệ thống mạng như hình vẽ. Thực hiện 1. Cấu hình các địa chỉ IP trên các router theo sơ đồ trên, kiểm tra các kết nối trực tiếp bằng lệnh show cdp neighbor. Kiểm tra bằng cách ping giữa các workstation và router NAT, giữa WebServer và router ISP1. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 69
  68. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 8:Cấu hình chuyển mạch (Switching) 8.1. Cấu hình Switch và VLAN Switch (tiếng Anh), hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch, là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Theo mô hình này, switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cá các máy tính đều được nối về đây. Trong mô hình tham chiếu OSI, switch hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu, ngoài ra có một số loại switch cao cấp hoạt động ở tầng mạng. Cấu hình các thông số cơ bản cho Catalys Switch với giao diện dòng lệnh CLI. Các tác vụ cần thực hiện bao gồm đặt tên cho switch, cấu hình các interface vlan, cấu hình để telnet vào switch .Dùng máy trạm kết nối với switch qua kết nối console, giao diện tương tác người dùng sử dụng trình HyperTerminal. Đây là một công cụ đuợc MS Windows hỗ trợ. Thực hiện ƒ Khởi động nguồn của switch. Trên giao diện Hyper Terminal hiện ra các thông số khởi tạo trong quá trình khởi động Switch. Would you like to enter the initial configuration dialog? [yes/no]: no Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 70
  69. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Người dùng sẽ được hỏi nếu muốn vào các hộp thoại để cấu hình tự động, trả lời NO (vì mục đích của người dùng là muốn vào chế độ CLI (command line interface). ƒ Vào enable mode xem cấu hình mặc định của switch Switch>enable Switch#show running-config ƒ Thiết lập các thông số cho switch như hostname, enable password, console password và virtual terminal password. Các loại password sử dụng có phân biệt chữ thường và chữ hoa. Do đó người dùng cần phân biết các ký tự sử dụng chữ viết hoa khác với chữ viêt thường. Ví dụ Cisco khác với cisco. Switch#config terminal Switch(config)#hostname Vnpro Vnpro(config)#enable password cisco Vnpro(config)#enable secret class Vnpro(config)#line console 0 Vnpro(config-line)#password console Vnpro(config-line)#login Vnpro(config-line)#^Z Switch hỗ trợ các Virtual Line dùng cho các phiên telnet. Cần cấu hình password cho các line này mới có thể telnet vào Switch (trình tự cấu hình hỗ trợ telnet sẽ trình bày sau). Để xem thông tin về các Virtual Line trên Switch: dùng lệnh “show line”. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 71
  70. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Vnpro#show line ƒ Cấu hình password cho các line vty Vnpro#config terminal Vnpro(config)#line vty 0 4 Vnpro(config-line)#password cisco Vnpro(config-line)#login Cấu hình trên thiết bị Cisco, mỗi dòng lệnh do người dùng gõ vào. Sau khi nhấn phím “enter” cấu hình hệ thống sẽ lập tức thay đổi. Vì vậy, đối với các hệ thống mạng thật, trước khi thay đổi một thông số nào đó của thiết bị, cần phải sao lưu lại cấu hình ban đầu để có thể khôi phục lại khi cần thiết. ƒ Cấu hình Vlan. Kiếm tra cấu hình Vlan mặc định trên Switch Vnpro#show vlan Mặc định trên Switch chỉ có Vlan 1 với tất cả các port đều nằm trong Vlan này, Vlan 1002 dành riêng cho FDDI, Vlan 1003 dành riêng cho TOKEN-RING ƒ Có hai cách tạo thêm Vlan Cách 1:Thao tác trên Vlan database Vnpro#vlan database Vnpro(vlan)#vtp domain Chuyenviet Vnpro(vlan)#vtp server Vnpro(vlan)#vlan 10 name Admin Vnpro(vlan)#vlan 20 name User Cách 2: Tưong tác trực tiếp đến Vlan cần tạo ra Vnpro(config)#interface vlan 10 Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 72
  71. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Vnpro(config-if)#exit Vnpro(config)# Vnpro(config)#interface vlan 20 Vnpro(config-if)#exit Vnpro(config)# ƒ Để gán các port vào các Vlan, thực hiện các bước sau: Ví dụ ta cần gán các port fastethernet 2 vào Vlan 10, port fastetehnet 3 vào Vlan 20 Vnpro(config)#interface fastethernet0/2 Vnpro(config-if-range)#switchport access vlan 10 Vnpro(config-if-range)#exit Vnpro(config)#interface fastethernet0/3 Vnpro(config-if-range)#switchport access vlan 20 Vnpro(config-if-range)#exit Kiểm tra lại cấu hình Vlan Vnpro#show vlan Cấu hình IP cho interface Vlan: các interface Vlan được cấu hình IP chỉ mang tính chất luận lý. IP này phục vụ cho việc quản lý, địa chỉ IP luận lý này còn có thể dùng để telnet vào Switch từ xa và chạy các ứng dụng SNMP. Vnpro#config terminal Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z. Vnpro(config)#interface vlan 10 Vnpro(config-if)#ip address 10.0.0.1 255.255.255.0 Vnpro(config-if)#no shutdown ƒ Lưu cấu hình vào NVRAM Vnpro#copy running-config startup-config Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 73
  72. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Cần chú ý gán default-gateway cho switch bằng câu lệnh VnPro#ip default-gateway 10.0.0.100 Địa chỉ 10.0.0.100 có thể dùng là địa chỉ của PC được dùng để telnet vào switch. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 74
  73. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 9:Thực hành Cấu hình chuyển mạch và VLAN Thực hiện định tuyến giữa các VLAN theo sơ đồ sau đây. Các bước thực hiện trên Switch2900 1. Vào chế độ privileged mode, cấu hình mật khẩu telnet cho switch 2. Gán địa chỉ IP và default gateway cho VLAN1 cho tiện việc quản trị 3. Thiết lập vtp transparent mode 4. Tạo mới VLAN2 trong cơ sở dữ liệu VLAN của switch. VLAN1 mặc định đã có sẵn 5. Kích hoạt trunking trên cổng giao tiếp Fa0/1 6. Encapsulation trunking bằng sử dụng isl hay dot1q 7. Cho phép tất cả các VLAN được chuyển qua kết nối trunk: 8. Gán cổng Fa0/2 và VLAN 2. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 75
  74. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Cấu hình trên Router 2600 Series 1. Vào privileged mode cấu hình mật khẩu telnet cho router 2. Chọn cổng fa0/0 để cấu hình trunk, 3. Kích hoạt trunking trên sub-interface Fa0/0.1 và encapsulation bằng isl 4. Cấu hình thông tin lớp 3 cho sub-interface Fa0/0.1 5. Kích hoạt trunking trên sub-interface Fa0/0.2 và encapsulation bằng isl 6. Cấu hình thông tin Layer 3 cho sub-interface Fa0/0.2 Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 76
  75. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 10: Thảo luận Một số chủ đề thảo luận ƒ Các nguy cơ tiềm tàng trên mạng o Viruses, Worms, Trojan Horses. o Denial of Service (DoS) và Brute Force Attack ƒ Các kỹ năng cần có của một kỹ sư trong vai trò HelpDesk ƒ Quy trình thiết kế và nâng cấp hệ thống mạng đã có ƒ Tìm hiểu các giao thức mã hoá trong mạng WLAN Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 77
  76. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Bài 11: Cấu hình các Web Server, DNS Server 11.1. Dịch vụ phân giải tên miến – DNS Server 11.1.1. Nguyên lý phân giải tên miền Chức năng của DNS Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ). Nguyên tắc làm việc của DNS Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 78
  77. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác. INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ. DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 79
  78. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Cách sử dụng DNS Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm 11.1.2. Xây dựng máy chủ phân giải tên miền cho mạng doanh nghiệp Máy chủ phân giải tên miền DNS là gì ? Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều "nói chuyện " với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (Domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miễn DNS Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 80
  79. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miễn thành địa chỉ IP. Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ nhớ (domain name) như: www.microsoft.com, www.ibm.com , thay vì sử dụng địa chỉ IP là một dãy số dài khó nhớ. Máy chủ phân giải tên miền (DNS server) là những máy chủ được cài đặt, và cung cấp dịch vụ phân giải tên miền DNS. Máy chủ DNS được phân ra thành 2 loại như sau: - Primary DNS Server (PDS) Primary DNS Server (PDS) là nguồn xác thực thông tin chính thức cho các tên miền mà nó được phép quản lý. Thông tin về một tên miền do PDS được phân cấp quản lý thì được lưu trữ tại đây và sau đó có thể được chuyển sang các Secondary DNS Server (SDS). Các tên miền do PDS quản lý thì được tạo, và sửa đổi tại PDS và sau đó được cập nhật đến các SDS. - Secondare DNS Server(SDS). DNS được khuyến nghị nên sử dụng ít nhất là hai DNS server để lưu địa chỉ cho mỗi một vùng (zone). PDS quản lý các vùng và SDS được sử dụng để lưu trữ dự phòng cho vùng, và cho cả PDS. SDS không nhất thiết phải có những khuyến khích hãy sử dụng. SDS được phép quản lý tên miền nhưng dữ liệu về tên miền không phải được tạo ra từ SDS mà được lấy về từ PDS. SDS có thể cung cấp các hoạt động ở chế độ không tải trên mạng. Khi lượng truy vấn vùng tăng cao, PDS sẽ chuyển bớt tải sang SDS (quá trình này còn được gọi là cân bằng tải), hoặc khi PDS bị sự cố thì SDS hoạt động thay thế cho đến khi PDS hoạt động trở lại, SDS thường được sử dụng tại nơi gần với các máy trạm (client) để có thể phục vụ cho các truy vấn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cài đặt SDS trên cùng một subnet hoặc dùng một kết nối với PDS là không nên. Vũ Khánh Quý – Khoa CNTT – ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 81