Giáo trình Mạng máy tính - Trường Cao đẳng Công nghiệp 4

doc 121 trang hoanguyen 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mạng máy tính - Trường Cao đẳng Công nghiệp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_mang_may_tinh_truong_cao_dang_cong_nghiep_4.doc

Nội dung text: Giáo trình Mạng máy tính - Trường Cao đẳng Công nghiệp 4

  1. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 1 Giáo trình mạng máy tính Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  2. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 2 Trang GIỚI THIỆU 3 CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU VỀ MẠNG MÁY TÍNH 4 1.1 Lịch sử mạng máy tính 4 1.2 Một số khái niệm cơ bản 5 1.3 Mạng ngang hàng (Peer to Peer) và mạng có máy chủ (Server based) 8 1.4 Các hệ điều hành mạng 9 1.5 Các dịch vụ mạng 10 1.6 Làm thế nào để trở thành một chuyên nghiệp viên về mạng máy tính? 11 CHƯƠNG 2 - MÔ H Ì NH OSI 15 2.1 Kiến trúc phân tầng và mô hình OSI (Open System Interconnect) 15 2.2 Ý nghĩa và chức năng của các tầng trong mô hình OSI 17 Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  3. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 3 2.3 Áp dụng mô hình OSI 21 2.4 Mô tả các thành phần của khuôn dữ liệu (Frame) 23 CHƯƠNG 3 - ĐƯỜNG TRUYỀN VẬT LÝ 28 3.1 Truyền dữ liệu: tín hiệu tương tự (analogue) và tín hiệu số hoá (digital) 28 3.2 Các đặc tính của đường truyền mạng 29 3.3 Các mạng LAN: Baseband và Broadband 30 3.4 Các loại cáp mạng 31 CHƯƠNG 4 - CÁC GIAO THỨC MẠNG (PROTOCOLS) 38 4.1 Giao thức (protocol) mạng là gì? 38 4.2 Bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol) 39 4.3 Bộ giao thức IPX/SPX (Internetwork Packet Exchange / Sequenced Packet Exchange )42 4.4 Bộ giao thức Microsoft Network ( NETBIOS, NETBEUI, SMB) 43 4.5 Một số Protocols khác 45 CHƯƠNG 5 - CÁC HÌNH TRẠNG (TOPOLOGIES) CỦA MẠNG CỤC BỘ (LAN) 47 5.1 Các đặc trưng cơ bản của mạng cục bộ (LAN) 47 5.2 Các hình trạng LAN đơn giản 49 5.3 Các hình trạng LAN hỗn hợp 52 5.4 Các hệ thống giao vận mạng 54 5.5 Kiến trúc Ethernet 57 5.6 Mạng Token Ring 62 CHƯƠNG 6 – GIỚI THIỆU WINDOWS 2000 68 6.1 Các phiên bản của Windows 2000 68 6.2 Một số đặc điểm mới của Windows 2000 69 6.3 Mô hình workgroup và mô hình domain trong Windows 2000 74 CHƯƠNG 7 – CÀI ĐẶT WINDOWS 2000 SEVER 78 7.1 Cài đặt Windows 2000 Server 78 7.2 Đăng nhập tới một Domain 86 7.3 Các công cụ quản trị 88 7.4 Hộp thoại bảo mật Windows 2000 88 CHƯƠNG 8 - QUẢN TRỊ TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG 91 8.1 Các loại tài khoản người dùng (user) 91 8.2 Lập kế hoạch tài khoản người dùng 92 8.3 Tạo tài khoản người dùng cục bộ và tài khoản người dùng miền 95 Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  4. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 4 8.4 Thiết lập hồ sơ người dùng (User Profile) 104 CHƯƠNG 9 - QUẢN TRỊ TÀI KHOẢN NHÓM 111 9.1. Các loại nhóm trong Windows 2000 111 9.2. Lập kế hoạch nhóm Local Domain và nhóm Global 112 9.3. Tạo và xoá các nhóm 112 9.4. Thêm các thành viên vào nhóm 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  5. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 5 GIỚI THIỆU Yêu cầu có các tài liệu tham khảo cho sinh viên của khoa Công nghệ Thông tin - Trường Cao đẳng Công nghiệp 4 ngày càng trở nên cấp thiết. Việc biên soạn tài liệu này nằm trong kế hoạch xây dựng hệ thống giáo trình các môn học của Khoa. Đề cương của giáo trình đã được thông qua Hội đồng Khoa học của Khoa và Trường. Mục tiêu của giáo trình nhằm cung cấp cho sinh viên một tài liệu tham khảo chính về môn học Mạng máy tính, trong đó giới thiệu những khái niệm căn bản nhất về hệ thống mạng máy tính, đồng thời trang bị những kiến thức và một số kỹ năng chủ yếu cho việc bảo trì và quản trị một hệ thống mạng. Đây có thể coi là những kiến thức ban đầu và nền tảng cho các kỹ thuật viên, quản trị viên về hệ thống mạng. Tài liệu này có thể tạm chia làm 2 phần: - Phần 1: từ chương 1 đến chương 5 - Phần 2: từ chương 6 đến chương 9 Phần 1, bao gồm những khái niệm cơ bản về hệ thống mạng (chương 1), nội dung chính của mô hình tham chiếu các hệ thống mở - OSI (chương 2), những kiến thức về đường truyền vật lý (chương 3), khái niệm và nội dung cơ bản của một số giao thức mạng thường dùng (chương 4) và cuối cùng là giới thiệu về các hình trạng mạng cục bộ (chương 5) Phần 2, trình bày một trong những hệ điều hành mạng thông thường nhất hiện đang dùng trong thực tế: hệ điều hành mạng Windows 2000 Server. Ngoài phần giới thiệu chung, tài liệu còn hướng dẫn cách thức cài đặt và một số kiến thức liên quan đến việc quản trị tài quản người dùng. Tham gia biên soạn giáo trình có: - Giảng viên Nguyễn Văn Bình biên soạn chính các chương 1, 2, 5 - Giảng viên Tạ Duy Công Chiến biên soạn chính các chương 3, 4, 9 - Giảng viên Nguyễn Chí Hiếu biên soạn các chương 6, 7, 8. Mặc dù đã có những cố gắng để hoàn thành giáo trình theo kế hoạch, nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm soạn thảo giáo trình, nên tài liệu chắc chắn còn những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong Khoa cũng như các bạn sinh viên và những ai sử dụng tài liệu này. Các góp ý xin gửi về Tổ Hệ thống máy tính – Khoa Công nghệ thông tin - Trường Cao đẳng Công nghiệp 4. Xin chân thành cảm ơn trước. Nhóm biên soạn Tháng 08/2004 Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  6. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 6 CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU VỀ MẠNG MÁY TÍNH MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Kết thúc chương này, sinh viên sẽ có thể:  Nắm sơ lược về lịch sử phát triển của mạng máy tính  Hiểu được khái niệm mạng máy tính cũng như hai yếu tố cơ bản của nó là kiến trúc và môi trường truyền. Nắm được ba tiêu chí cơ bản để phân loại mạng máy tính và hình trạng tổng quan của mạng LAN.  Nắm được hai mô hình mạng: ngang hàng (peer-to-peer) và client/server.  Biết được một số hệ điều hành mạng thông dụng.  Nắm được một số dịch vụ cơ bản có trên mạng.  Những yêu cầu cần có để trở thành một chuyên nghiệp viên về mạng máy tính. 1.1 Lịch sử mạng máy tính Từ đầu những năm 60 đã xuất hiện các mạng xử lý trong đó các trạm cuối (terminal) thụ động được nối vào một máy xử lý trung tâm. Vì máy xử lý trung tâm làm tất cả mọi việc: quản lý các thủ tục truyền dữ liệu, quản lý sự đồng bộ của các trạm cuối v.v , trong khi đó các trạm cuối chỉ thực hiện chức năng nhập xuất dữ liệu mà không thực hiện bất kỳ chức năng xử lý nào nên hệ thống này vẫn chưa được coi là mạng máy tính. Giữa năm 1968, Cục các dự án nghiên cứu tiên tiến (ARPA – Advanced Research Projects Agency) của Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng dự án nối kết các máy tính của các trung tâm nghiên cứu lớn trong toàn liên bang, mở đầu là Viện nghiên cứu Standford và 3 trường đại học (Đại học California ở Los Angeless, Đại học California ở Santa Barbara và Đại học Utah). Mùa thu năm 1969, 4 trạm đầu tiên được kết nối thành công, đánh dấu sự ra đời của ARPANET. Giao thức truyền thông dùng trong ARPANET lúc đó đặt tên là NCP (Network Control Protocol). Giữa những năm 1970, họ giao thức TCP/IP được Vint Cerf và Robert Kahn phát triển cùng tồn tại với NCP, đến năm 1983 thì hoàn toàn thay thế NCP trong ARPANET. Trong những năm 70, số lượng các mạng máy tính thuộc các quốc gia khác nhau đã tăng lên, với các kiến trúc mạng khác nhau (bao gồm cả phần cứng lẫn giao thức truyền thông), từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng, gây khó khăn cho người sử dụng. Trước tình hình đó, vào năm 1984 Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã cho ra đời Mô hình tham chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở (Reference Model for Open Systems Interconnection - gọi tắt là mô hình OSI). Với sự ra đời của OSI và sự xuất hiện của máy tính cá nhân, số lượng mạng máy tính tính trên toàn thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Đã xuất hiện những khái niệm về các loại mạng LAN, MAN. Tới tháng 11/1986 đã có tới 5089 máy tính được nối vào ARPANET, và đã xuất hiện thuật ngữ “Internet”. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  7. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 7 Năm 1987, mạng xương sống (backborne) NSFnet (National Science Foundation network) ra đời với tốc độ đường truyền nhanh hơn (1,5 Mb/s thay vì 56Kb/s trong ARPANET) đã thúc đẩy sự tăng trưởng của Internet. Mạng Internet dựa trên NSFnet đã vượt qua biên giới của Mỹ. Đến năm 1990, quá trình chuyển đổi sang Internet - dựa trên NSFnet kết thúc. NSFnet giờ đây cũng chỉ còn là một mạng xương sống thành viên của mạng Internet toàn cầu. Như vậy có thể nói lịch sử phát triển của Internet cũng chính là lịch sử phát triển của mạng máy tính. 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Mạng máy tính là gì? Ta có thể định nghĩa: mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối kết với nhau bởi các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó. Một cách cụ thể hơn ta có thể hiểu mạng máy tính bao gồm sự kết nối từ hai máy tính trở nên. Các máy tính này có thể giao tiếp với nhau, chia xẻ tài nguyên (các đĩa cứng, các máy in và các ổ đĩa CD-ROM v.v ), mỗi máy có thể truy xuất các máy ở xa hoặc các mạng khác để trao đổi các file, dữ liệu và thông tin hoặc cho phép các giao tiếp điện tử. 1.2.2. Các yếu tố của mạng máy tính. Như đã định nghĩa ở trên, hai yếu tố căn bản của mạng máy tính là: đường truyền vật lý và kiến trúc mạng. Kiến trúc mạng bao gồm: hình trạng (topology) của mạng và giao thức (protocol) truyền thông. Đường truyền mạng (medium) bao gồm: loại có dây (wire): các loại cáp kim loại, cáp sợi quang, và loại không dây (wireless): tia hồng ngoại, sóng điện từ tần số radio v.v . Chi tiết về các nội dung này sẽ được trình bày ở các chương sau. 1.2.3. Các tiêu chí phân loại mạng máy tính. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta phân chia mạng máy tính thành các loại khác nhau. Sau đây là ba tiêu chí cơ bản. a) Phân loại mạng dựa trên khoảng cách địa lý, có ba loại mạng:  Mạng cục bộ (Local Area Network – LAN): là mạng được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ (trong một phòng, một toà nhà, hoặc phạm vi của một trường học v.v ) với khoảng cách lớn nhất giữa hai máy tính nút mạng chỉ trong khoảng vài chục km trở lại. Tổng quát có hai loại mạng LAN: mạng ngang hàng (peer to peer) và mạng có máy chủ (server based). Mạng server based còn được gọi là mạng “Client / Server” (Khách / Chủ).  Mạng đô thị (Metropolitan Area Network – MAN): là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế - xã hội có bán kính khoảng 100 km trở lại.  Mạng diện rộng (Wide Area network – WAN): phạm vi của mạng có thể vượt qua biên giới quốc gia và thậm chí cả lục địa. Cáp truyền qua đại dương và vệ tinh được dùng cho việc truyền dữ liệu trong mạng WAN. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  8. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 8  Mạng toàn cầu (Global Area Network – GAN): phạm vi của mạng trải rộng toàn Trái đất. b) Phân loại mạng dựa trên kỹ thuật chuyển mạch, cũng có ba loại mạng:  Mạng chuyển mạch kênh (circuit – switched networks): khi có hai thực thể cần trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập một “kênh” cố định và được duy trì cho đến khi một trong hai bên ngắt kết nối. Các dữ liệu chỉ được truyền theo con đường cố định này. Kỹ thuật chuyển mạch kênh được sử dụng trong các kết nối ATM (Asynchronous Transfer Mode) và dial-up ISDN (Integrated Services Digital Networks). Ví dụ về mạng chuyển mạch kênh là mạng điện thoại. Phương pháp chuyển mạch kênh có hai nhược điểm chính: - Phải tốn thời gian để thiết lập đường truyền cố định giữa hai thực thể. - Hiệu suất sử dụng đường truyền không cao, vì có lúc trên kênh không có dữ liệu truyền của hai thực thể kết nối, nhưng các thực thể khác không được sử dụng kênh truyền này.  Mạng chuyển mạch thông báo (message – switched networks): Thông báo (message) là một đơn vị thông tin của người sử dụng có khuôn dạng được qui định trước. Mỗi thông báo có chứa vùng thông tin điều khiển trong đó có phần địa chỉ đích của thông báo. Trong mạng chuyển mạch thông báo, giữa hai thực thể truyền thông tồn tại nhiều đường truyền khác nhau. Căn cứ vào địa chỉ đích, các thông báo khác nhau có thể đến đích theo những con đường khác nhau. Phương pháp chuyển mạch thông báo có một số ưu điểm: - Hiệu suất sử dụng đường truyền cao, vì có thể phân chia giữa nhiều thực thể. - Mỗi nút mạng có thể lưu trữ thông báo cho đến khi kênh truyền rảnh mới gửi thông báo đi, do đó giảm được trình trạng tắc nghẽn mạng. v.v Nhược điểm chính của phương pháp chuyển mạch thông báo là không hạn chế kích thước của các thông báo, do đó có thể dẫn đến phí tổn lưu trữ tạm thời cao. Kỹ thuật chuyển mạch thông báo thích hợp với các dịch vụ thông tin kiểu thư điện tử (Electronic Mail)  Mạng chuyển mạch gói (packet - switched networks): mỗi thông báo được chia thành nhiều phần nhỏ hơn gọi là các gói tin (packet) có khuôn dạng qui định trước. Mỗi gói tin cũng có phần thông tin điều khiển chứa địa chỉ nguồn (sender) và địa chỉ đích (receiver) của gói tin. Các gói tin thuộc về một thông báo có thể truyền tới đích theo những con đường khác nhau. Kỹ thuật chuyển mạch gói về cơ bản giống kỹ thuật chuyển mạch thông báo, nhưng có hiệu quả hơn là phí tổn lưu trữ tạm thời tại mỗi nút giảm đi vì kích thước tối đa của các gói tin được giới hạn. Những khó khăn của kỹ thuật chuyển mạch gói cần giải quyết là: tập hợp các gói tin tại nơi nhận để tạo lại thông báo ban đầu cũng như xử lý việc mất gói. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  9. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 9 Do có nhiều ưu điểm nên hiện nay mạng chuyển mạch gói được dùng phổ biến hơn các mạng chuyển mạch thông báo. Việc tích hợp cả hai kỹ thuật chuyển mạch kênh và thông báo trong một mạng thống nhất gọi là mạng dịch vụ tích hợp số hoá (Integrated Services Digital Networks – ISDN) đang là một trong những xu hướng phát triển của mạng ngày nay. c) Phân loại mạng dựa trên kiến trúc mạng (topology và protocol). Ví dụ như mạng System Network Architecture (SNA) của IBM, mạng ISO (theo kiến trúc chuẩn quốc tế), mạng TCP/IP v.v . 1.2.4. Tổng quan về hình trạng mạng (topology) LAN Hình trạng mạng chủ yếu thể hiện trong các mạng LAN. Mỗi chuẩn về LAN có các quy tắc riêng cho việc nối dây. Các quy tắc này định nghĩa việc kết nối đường truyền, những yêu cầu về phần cứng và cách thức sắp xếp các thành phần khác nhau. Có ba yếu tố xác định bản chất của một mạng LAN: Hình trạng mạng. Đường truyền. Kỹ thuật truy xuất đường truyền. a) Hình trạng mạng (Topology) Cách sắp đặt hình học (hoặc vật lý) sơ đồ nối dây mạng máy tính gọi là hình trạng mạng (topology). Có hai loại hình trạng: - Hình trạng vật lý của một mạng mô tả con đường các cáp mạng được định tuyến. Nó không xác định kiểu của các thiết bị, phương pháp kết nối hoặc các địa chỉ trên mạng. - Hình trạng luận lý của một mạng mô tả con đường mà mạng hoạt động trong khi truyền thông tin giữa các thiết bị khác nhau. b) Hình trạng vật lý (Physical topology). Cấu trúc vật lý đầy đủ của đường truyền mạng được gọi là hình trạng vật lý. Hình trạng vật lý của một mạng được phân thành ba loại hình dạng hình học cơ bản: bus, ring hoặc star. Ba hình trạng này có thể kết hợp để tạo thành các hình trạng hỗn hợp (hybrid) như: star-wired ring, star-wired bus và daisy chains (Chi tiết về các hình trạng này sẽ được khảo sát ở chương 3 - “Topology”). Khi chọn một topology mạng vật lý, ta nên tập trung vào các đặc tính sau: o Tính dễ dàng sắp đặt. o Tính thuận tiện cho việc cấu hình lại. o Việc chẩn đoán và sửa chữa các sự cố tương đối dễ dàng. o Chi phí, hiệu suất, độ tin cậy, khả năng mở rộng mạng trong tương lai, kiểu và chiều dài của cáp mạng. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  10. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 10 c) Hình trạng luận lý (Logical topology) Hình trạng luận lý của mạng xác định các đặc tính truyền dữ liệu của nó, chẳng hạn như mô hình giao vận mạng. Đối với các mạng LAN, hai hình trạng luận lý thông thường nhất là Ethernet và Token Ring. 1.3 Mạng ngang hàng (Peer to Peer) và mạng có máy chủ (Server based) 1.3.1 Mạng ngang hàng (peer-to-peer network) Các mạng peer-to-peer là một ví dụ rất đơn giản của các mạng LAN. Chúng cho phép mọi nút mạng vừa đóng vai trò là thực thể yêu cầu các dịch vụ mạng, vừa là các thực thể cung cấp các dịch vụ mạng. Phần mềm mạng peer-to-peer được thiết kế sao cho các thực thể ngang hàng thực hiện cùng các chức năng tương tự nhau. Các đặc điểm của mạng peer-to-peer: Các mạng peer-to-peer còn được biết đến như các mạng workgroup (nhóm làm việc) và được sử dụng cho các mạng có 10 người sử dụng (user) làm việc trên mạng đó. Mạng peer-to-peer không đòi hỏi phải có người quản trị mạng (administrtor). Trong mạng peer-to-peer mỗi user làm việc như người quản trị cho trạm làm việc riêng của họ và chọn tài nguyên hoặc dữ liệu nào mà họ sẽ cho phép chia xẻ trên mạng cũng như quyết định ai có thể truy xuất đến tài nguyên và dữ liệu đó. Các ưu điểm của mạng peer-to-peer: o Đơn giản cho việc cài đặt. o Chi phí tương đối rẻ. Những nhược điểm của mạng peer-to-peer: o Không quản trị tập trung, đặc biệt trong trường hợp có nhiều tài khoản cho một người sử dụng (user) truy xuất vào các trạm làm việc khác nhau. o Việc bảo mật mạng có thể bị vi phạm với các user có chung username, password truy xuất tới cùng tài nguyên. o Không thể sao chép dự phòng (backup) dữ liệu tập trung. Dữ liệu được lưu trữ rải rác trên từng trạm. 1.3.2 Mạng có máy chủ (Server based network / Client-Server network) Mạng server based liên quan đến việc xác định vai trò của các thực thể truyền thông trong mạng. Mạng này xác định thực thể nào có thể tạo ra các yêu cầu dịch vụ và thực thể nào có thể phục vụ các yêu cầu đó (còn gọi là các thực thể đáp ứng yêu cầu dịch vụ). Các máy tính được gọi là các file server thực hiện việc xử lý dữ liệu và giao tiếp giữa các máy tính khác trong mạng. Các máy tính khác đó được gọi là các workstation (máy tính trạm). Các mạng server based thường được sử dụng cho các mạng có 10 người sử dụng và thực hiện các công việc chuyên biệt sau: Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  11. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 11 File và Print Servers - quản lý truy xuất của user tới các file và các máy in. Application Servers – máy chủ có nhiệm vụ cung cấp các ứng dụng, các phần mềm cho các máy trạm trong môi trường client/server. Database Server - máy chủ có cài đặt các hệ thống Cơ sở dữ liệu (DBMS) như SQL SERVER, Oracle, DB2 phục vụ cho các nhu cẩu ứng dụng truy xuất dữ liệu trên mạng. Communication Server - máy chủ phục vụ cho công tác truyền thông, giao tiếp trên mạng như Web (Web Server), mail (mail Server), truyền nhận file (FTP server) Mail Servers - hoạt động như một server ứng dụng, trong đó có các ứng dụng server và ứng dụng client, với dữ liệu được tải xuống từ server tới client. Đặc điểm của mạng server based: o Khó khăn trong việc cài đặt, cấu hình và quản trị hơn so với mạng peer-to-peer o Cung cấp sự bảo mật tốt hơn cho các tài nguyên mạng. o Dễ dàng hơn trong việc quản trị sao chép dự phòng dữ liệu (backup). Thậm chí có thể lập lịch cho công việc này thực hiện tự động. 1.4 Các hệ điều hành mạng Cùng với việc ghép nối các máy tính thành mạng, cần thiết phải có các hệ điều hành được cài đặt trên từng máy tính có trong mạng. Trong đó có các hệ điều hành trên phạm vi toàn mạng có chức năng quản lý dữ liệu và tính toán, xử lý một cách thống nhất. Những hệ điều hành dùng cho mạng máy tính cá nhân peer-to-peer bao gồm: o Microsoft Windows for Workgroups 3.11 o Microsoft Windows 9X, ME o Microsoft Windows NT Workstation o Microsoft Windows 2000 Professional o Microsoft Windows XP Professional o Novell Netware Lite o Linux for Workstation Những hệ điều hành mạng máy tính cá nhân phổ biến nhất cho mạng server based bao gồm: o Windows NT Server o Windows 2000 Server và Advanced Server o Unix (bao gồm cả Linux) o Novell Netware Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  12. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 12 1.5 Các dịch vụ mạng Các mạng kết nối hai hoặc nhiều hơn các máy tính với nhau để cung cấp một số phương pháp cho việc chia xẻ và truyền dữ liệu. Nhiều đặc điểm mà một mạng cung cấp được xem như các dịch vụ (services). Các dịch vụ thông thường nhất trên một mạng là: thư điện tử (email), in ấn, chia xẻ file, truy xuất Internet, quay số từ xa (remote dial-in), giao tiếp(communication) và dịch vụ quản trị (management service). Các mạng lớn có thể có những máy chủ (server) riêng, mỗi máy này thực hiện một trong các dịch vụ mạng. Với các mạng nhỏ hơn, tất cả các dịch vụ mạng được cung cấp bởi một hoặc vài máy chủ. (Một máy chủ có thể cung cấp nhiều dịch vụ mạng). 1.5.1 Các dịch vụ file và in ấn Các dịch vụ file của một mạng có thể được sử dụng để chia xẻ các phần mềm ứng dụng như các chương trình xử lý văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bảng tính hoặc các chương trình email. Các chương trình này được chạy trên một máy chủ trung tâm, có nghĩa là chúng không phải cài đặt cục bộ trên mọi máy tính. Chính điều này giảm bớt thời gian và chi phí cài đặt, cập nhật các file trên từng máy tính, vì mọi thứ được lưu trữ trong một vị trí trung tâm. Các dịch vụ file cho phép các user chia xẻ dữ liệu và các tài nguyên khác nhanh và tiết kiệm. Email được gửi trong vài giây. Các file đa truyền thông (multimedia file) với kích thước lớn dễ dàng truyền qua mạng. Các web site có thể giúp chúng ta cập nhật thông tin mới nhất. Các tài nguyên quí hiếm như CD-ROM, fax modem, scanner v.v có thể chia xẻ để dùng chung trên mạng. Các máy in có thể dùng chung trên mạng nhờ các dịch vụ in mạng. Người quản trị mạng có thể cài đặt, quản trị, chẩn đoán và sửa các lỗi xảy ra trên các máy in mạng dễ dàng hơn do số lượng các máy in trong mạng giảm đi và công việc quản trị máy in mạng có thể được thực hiện trên chính máy tính mà người quản trị đang đăng nhập mà không cần trực tiếp đến từng máy in. 1.5.2 Sự bảo mật và quản trị được tập trung Các file và chương trình trên một máy tính có thể được bảo vệ với các quyền chỉ cho các user nào được phép truy xuất và truy xuất ở mức nào. Các user chỉ cần đăng nhập với một tài khoản user hợp lệ sẽ cho phép họ truy xuất dữ liệu và tài nguyên mạng trong giới hạn quyền (permission) đã được cấp. Những tài nguyên mà một user có thể thấy trên mạng có thể bị ẩn đi đối với các user khác. Các mạng cho phép các user truy xuất dữ liệu của họ từ bất kỳ máy tính nào trong mạng. Vì dữ liệu của họ được lưu trữ trên một máy tính chủ. Việc sao chép dự phòng dữ liệu (backup) cũng trở nên dễ dàng hơn vì người quản trị chỉ cần backup một máy tính (máy chủ server). Chính việc lưu trữ các dữ liệu quan trọng trên một vị trí tập trung cho phép điều khiển và quản trị dữ liệu chặt chẽ hơn, tiết kiệm thời gian hơn so với việc lưu trữ dữ liệu trên mọi máy tính riêng lẻ. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  13. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 13 1.5.3 Các dịch vụ thư điện tử (e-mail) Việc chuyển e-mail giữa các user trên một mạng LAN hoặc giữa các user trên một mạng LAN và Internet được quản lý bởi các dịch vụ thư tín (mail service) mạng. Điều kiện để mọi người có thể giao tiếp trên mạng bằng e-mail là mỗi người phải có một địa chỉ e-mail. 1.5.4 Các dịch vụ giao tiếp (Communication services) Các dịch vụ giao tiếp mạng cho phép các user bên ngoài kết nối tới mạng từ xa thông qua một đường dây điện thoại và một modem. Các dịch vụ này cũng cho phép các user trên mạng kết nối tới các máy hoặc mạng khác bên ngoài mạng LAN. Đa số các hệ điều hành mạng (Network Operating System – NOS) có các dịch vụ này bên trong, chẳng hạn: o Windows NT 4.0 có Remote Access Server (RAS) o Windows 2000 Server có Routing and Remote Access Server (RRAS) o Netware có Network Access Server (NAS) Các máy tính đang chạy các dịch vụ giao tiếp được gọi là các máy chủ giao tiếp (communication server) và chịu trách nhiệm quản lý các giao tiếp. Một khi user đã đăng nhập vào mạng từ xa và được xác nhận là hợp lệ thông qua máy chủ giao tiếp họ sẽ có các quyền truy xuất mà họ mong muốn giống như đang ngồi ở một máy tính trạm được kết nối vật lý trực tiếp với mạng đó (trừ trường hợp người quản trị hạn chế việc truy xuất khi đăng nhập từ xa). 1.5.5 Các dịch vụ Internet Các dịch vụ Internet bao gồm các máy chủ World Wide Web (WWW) và các trình duyệt (browser), khả năng truyền file, sơ đồ định địa chỉ Internet, các bộ lọc bảo vệ. Các dịch vụ này là cần thiết đối với các mạng hiện nay để cho phép giao tiếp và chuyển đổi dữ liệu toàn cầu. 1.5.6 Các dịch vụ quản trị (Management services) Các công việc quản trị mạng trở thành phức tạp hơn đối với các mạng có kích thước lớn, đặc biệt khi nó mở rộng qua các châu lục khác nhau (Các mạng WAN). Các dịch vụ quản trị cho phép những người quản trị mạng quản trị tập trung các mạng lớn và phức tạp. Các công việc quản trị này bao gồm: theo dõi và điều khiển lưu thông, cân bằng tải, chẩn đoán và cảnh báo các lỗi, quản trị tài nguyên, điều khiển và theo dõi sự cho phép, kiểm tra tính bảo mật, phân bố phần mềm, quản trị địa chỉ, backup và phục hồi dữ liệu. 1.6 Làm thế nào để trở thành một chuyên nghiệp viên về mạng máy tính? Có nhiều cách để trở thành một người chuyên nghiệp về mạng máy tính. Hoặc được học tập ở các trường đại học, cao đẳng hoặc lấy các bằng cấp thông qua việc học các khoá của các công ty và tham dự các kỳ thi. Một số văn bằng của các công ty bao Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  14. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 14 gồm: Microsoft Certified Systems Engineer, Novell Network Engineer hoặc các văn bằng của Cisco và Intel. Một số lĩnh vực chuyên nghành về mạng máy tính là: o Bảo mật mạng. o Thiết kế Internet và Intranet. o Quản trị mạng. o Tích hợp dữ liệu và tiếng nói. o Tính toán di dộng và từ xa. o Tích hợp dữ liệu và cơ chế chống lỗi. o Kiến thức sâu về các sản phẩm mạng của Microsoft cũng như của Netware. o Kiến thức sâu về việc cấu hình và quản trị các thiết bị tìm đường (router) Ngoài những kiến thức kỹ thuật sâu sắc (kỹ năng “cứng”), một người chuyên nghiệp về mạng máy tính cũng cần phải có các kỹ năng “mềm” tốt. Các kỹ năng này bao gồm: o Kỹ năng quan hệ với khách hàng. o Kỹ năng giao tiếp bằng lời và bằng văn bản. o Vừa có khả năng làm việc độc lập vừa có khả năng làm việc tập thể. o Có khả năng quản lý và lãnh đạo. o Tính tin cậy cao. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  15. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 15 Câu hỏi ôn tập chương 1 1. Một số các máy tính phân bố trên một vùng địa lý rộng và được kết nối với nhau bằng các cáp và các thiết bị không dây là một a. LAN b. MAN c. WAN d. Virtual network. 2. Các thành phần cơ bản của kiến trúc mạng là (chọn 2) a. Topology b. Form of the network c. Protocols d. Physical Media 3. Hai mô hình mạng là . a. Wire b. Peer to peer c. Wireless d. Server Based Network 4. Có hai loại hình trạng : a. Physical topology b. Simple topology c. Complex topology d. Logical topology 5. Một trong những đặc điểm của mạng LAN: a. Khoảng cách xa nhất giữa hai trạm lớn hơn 100 km b. Khoảng cách xa nhất giữa hai trạm vào khoảng vài chục km c. Cả hai câu trên đều đúng. 6. Lịch sử mạng máy tính cũng chính là lịch sử của Internet a. Đúng b. Sai 7. Những nhược điểm của mạng server-based là: (chọn 2) a. Cài đặt phức tạp b. Bảo mật kém c. Không có cơ chế sao chép dữ liệu tập trung d. Chi phí đắt hơn so với mạng peer-to-peer 8. Những nhược điểm của mạng peer to peer là: (chọn 2) a. Cài đặt phức tạp b. Bảo mật kém c. Quản trị phức tạp d. Không có cơ chế sao chép dữ liệu tập trung 9. Trong mạng peer-to-peer không tồn tại bất kỳ máy server nào. a. Đúng b. Sai 10. Những dịch vụ thông thường nhất trên mạng là: (chọn 3 ) a. Dịch vụ File b. Dịch vụ Email c. Dịch vụ thư mục d. Dịch vụ in e. Dịch vụ chia xẻ Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  16. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 17 CHƯƠNG 2 - MÔ HÌNH OSI MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Kết thúc chương này, sinh viên sẽ có thể:  Hiểu một cách khái quát về kiến trúc phân tầng mạng máy tính.  Nắm được tổng quan về mô hình OSI  Hiểu và nắm được ý nghĩa cũng như chức năng của các tầng trong mô hình OSI  Áp dụng mô hình OSI trong việc phân tích một quá trình trong mạng máy tính.  Hiểu được các thành phần của một khuôn dạng (frame) dữ liệu. 2.1 Kiến trúc phân tầng và mô hình OSI (Open System Interconnect) 2.1.1 Kiến trúc phân tầng Để giảm độ phức tạp của việc thiết kế và cài đặt mạng, hầu hết các mạng máy tính hiện có đều được phân tích thiết kế theo quan điểm phân tầng (layering). Mỗi hệ thống thành phần của mạng được xem như một cấu trúc đa tầng, trong đó mỗi tầng được xây trên tầng trước nó. Số lượng các tầng cũng như tên và chức năng của mỗi tầng là tuỳ thuộc vào các nhà thiết kế. Tuy nhiên, trong hầu hết các mạng, mục đích của mỗi tầng là cung cấp một số dịch vụ nhất định cho tầng cao hơn. Hình 2.1 là một kiến trúc phân tầng tổng quát, với giả thiết A và B là hai hệ thống máy tính thành phần của mạng được nối với nhau. Hệ thống A Hệ thống B Giao thức tầng N Tầng N Tầng N : : : Giao thức tầng i + 1 : Tầng i + 1 Tầng i + 1 Giao thức tầng i Giao diện i+1 / i Tầng i Tầng i Giao diện i-1 / i Tầng i - 1 Giao thức tầng i - 1 Tầng i - 1 : : : Giao thức tầng 1 : Tầng 1 Tầng 1 Đường truyền vật lý Hình 2.1 Minh hoạ kiến trúc phân tầng tổng quát Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  17. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 18 Nguyên tắc của kiến trúc phân tầng là: - Mỗi hệ thống trong một mạng đều có cùng cấu trúc tầng (số lượng tầng, chức năng của mỗi tầng là như nhau). - Sau khi xác định cấu trúc tầng, công việc kế tiếp là định nghĩa mối quan hệ (giao diện) giữa hai tầng kề nhau và mối quan hệ giữa hai tầng đồng mức ở hai hệ thống nối kết với nhau. Nếu một hệ thống mạng có N tầng thì tổng số các quan hệ (giao diện) cần phải xây dựng là 2*N –1. - Trong thực tế, dữ liệu không được truyền trực tiếp từ tầng thứ i của hệ thống này sang tầng thứ i của hệ thống khác (trừ trường hợp tầng thấp nhất trực tiếp sử dụng đường truyền vật lý để truyền các chuỗi bít (0,1) từ hệ thống này sang hệ thống khác). Qui ước dữ liệu ở bên hệ thống gửi (sender) được truyền từ tầng trên xuống tầng dưới và truyền sang hệ thống nhận (receiver) bằng đường truyền vật lý và cứ thế đi ngược lên các tầng trên. 2.1.2 Tổng quan về mô hình OSI Khi thiết kế mạng máy tính, các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc riêng của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng: phương pháp truy nhập đường truyền khác nhau, sử dụng họ giao thức khác nhau v.v Sự không tương thích đó làm trở ngại cho sự tương tác của người sử dụng các mạng khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông tin càng cao thì trở ngại đó càng lớn, đến mức không thể chấp nhận được đối với người sử dụng. Tình hình đó làm cho các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, thông qua các tổ chức chuẩn hoá quốc gia và quốc tế cần phải xây dựng được một khung chuẩn về kiến trúc mạng để làm căn cứ cho các nhà thiết kế và chế tạo các sản phẩm về mạng. Vì lý do đó, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization – ISO) đã lập ra một tiểu ban nhằm phát triển một khung chuẩn về kiến trúc mạng. Kết quả là vào năm 1984, mô hình tham chiếu OSI (Open System Interconnection Reference Model) ra đời. Mô hình OSI là một tập các mô tả chuẩn cho phép các máy tính khác nhau giao tiếp với nhau theo cách mở. Từ “mở” ở đây nói lên khả năng 2 hệ thống khác nhau có thể kết nối để trao đổi thông tin với nhau nếu chúng tuân thủ mô hình tham chiếu và các chuẩn liên quan. Mô hình OSI phân chia kiến trúc mạng máy tính thành 7 tầng – tầng Vật lý (Physical), tầng Liên kết Dữ liệu (Data Link), tầng Mạng (Network), tầng Giao vận (Transport), tầng Phiên (Session), tầng Trình diễn (Presentation) và tầng Ứng dụng (Application). Mỗi tầng khác nhau có tập các chức năng riêng và chỉ giao tiếp với các tầng kề cận trên và dưới và giao tiếp với tầng đối diện (đồng mức) trên các máy tính khác. (Hình 2.2) Từ khi có mô hình OSI, nhiều nhà sản xuất máy tính đã thay đổi kiến trúc mạng phân tầng của họ để tuân thủ các tầng của mô hình OSI. Ví dụ, các chức năng giao tiếp được phân chia thành một tập các tầng. Mỗi tầng thực hiện các chức năng cần thiết để giao tiếp với các hệ thống khác. Mỗi tầng dựa trên tầng kế tiếp bên dưới để thực hiện nhiều hơn các chức năng nguyên thuỷ (primitive function). Bản thân mỗi Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  18. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 19 tầng cũng cung cấp các dịch vụ cho tầng kế tiếp phía trên nó. Nói một cách khác tầng N sử dụng các dịch vụ của tầng N-1 và cung cấp các dịch vụ cho tầng N+1. Một cách lý tưởng, các tầng nên được định nghĩa sao cho những thay đổi trong một tầng không đòi hỏi những thay đổi trong các tầng khác. Nói một cách khác, ý tưởng của việc phân tầng là chia một vấn đề lớn thành một số các vấn đề nhỏ có thể quản lý được. Hệ thống mở A Hệ thống mở B 7 APPLICATION Giao thức tầng 7 ỨNG DỤNG 7 6 PRESENTATION Giao thức tầng 6 TRÌNH DIỄN 6 Giao thức tầng 5 5 SESSION PHIÊN 5 4 TRANSPORT Giao thức tầng 4 GIAO VẬN 4 3 NETWORK Giao thức tầng 3 MẠNG 3 Giao thức tầng 2 2 DATA LINK LIÊN KẾT DỮ LIỆU 2 Giao thức tầng 1 1 PHYSICAL VẬT LÝ 1 Đường truyền vật lý Hình 2.2 Mô hình OSI 7 tầng 2.2 Ý nghĩa và chức năng của các tầng trong mô hình OSI 2.2.1 Tầng vật lý (Physical Layer) Tầng vật lý là tầng thấp nhất trong mô hình OSI. Tầng này liên quan đến các qui tắc truyền dòng bit không có cấu trúc qua đường truyền vật lý. Tầng này định nghĩa: Cấu trúc mạng vật lý. Những mô tả về mặt cơ và điện cho việc sử dụng đường truyền. Các qui tắc mã hoá việc truyền các bit và các qui tắc định thời. Tầng vật lý không bao gồm việc mô tả đường truyền và không cung cấp bất kỳ cơ chế kiểm soát lỗi nào. Phần cứng kết nối mạng được coi là thuộc về tầng vật lý bao gồm: - Các bộ giao tiếp mạng (Network Interface Card – NIC, Adapter, v.v ) - Các bộ tập trung (Concentrator, Hub), các bộ chuyển tiếp (Repeater) dùng để tái sinh các tín hiệu điện. - Các đầu nối (connector) cung cấp giao tiếp cơ để kết nối các thiết bị với đường truyền (các cáp, các đầu nối BNC – BayoNette Connector) Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  19. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 20 - Các bộ điều chế và giải điều chế (MODEM – MOdulation-DEModulation) thực hiện việc chuyển đổi giữa tín hiệu số hoá (digital) và tín hiệu tương tự (analog). 2.2.2 Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer) Tầng liên kết dữ liệu chịu trách nhiệm điều khiển tất cả các giao tiếp giữa tầng mạng bên trên nó và tầng vật lý bên dưới nó. Dữ liệu nhận được từ tầng mạng được phân chia thành các khối riêng biệt (khuôn dạng - frame), sau đó chúng được đưa tới tầng vật lý và cuối cùng truyền ra mạng. Mục đích chính của việc thực thi giao thức tầng liên kết dữ liệu là: - Tổ chức các bit thuộc tầng vật lý thành các nhóm thông tin được gọi là các khuôn dạng (frame - giống như một byte, một frame là một dãy liên tục các bit được nhóm lại với nhau như một đơn vị dữ liệu) - Phát hiện và sửa sai lỗi. - Kiểm soát luồng dữ liệu. - Định danh các máy tính trên mạng . Tầng liên kết dữ liệu bổ sung thông tin điều khiển riêng của nó vào phía trước gói dữ liệu. Thông tin này bao gồm: - Địa chỉ (vật lý) của máy nguồn và máy đích (Source address, Destination address) . - Thông tin về chiều dài của frame. Một khi dữ liệu được truyền trên mạng, tầng liên kết dữ liệu chờ thông tin phản hồi (Acknowledge –ACK) từ máy tính nhận, báo cho biết là nó đã nhận được tất cả các gói. Trái lại, các gói còn thiếu sẽ được truyền lại. Tầng liên kết dữ liệu không liên quan đến việc tại sao một gói không đến được đích, tầng này chỉ quan tâm đến sự kiện là, nếu một gói nào đó không đến đích thì nó phải được truyền lại. Như vậy tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện đảm bảo sự tin cậy cho việc truyền thông tin. Destination Source Control Error Data Address Address Information Checking Information Hình 2.3 Một frame dữ liệu được đơn giản hoá Các thiết bị kết nối mạng được xem như thuộc về tầng liên kết dữ liệu bao gồm: - Bridges (Các cầu nối) - Intelligent hubs (các hub thông minh) Các chức năng của tầng liên kết dữ liệu bình thường được phân tách thành hai tầng con (sub-layer): Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  20. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 21 1.Điều khiển truy xuất đường truyền (Media Access Control - MAC) Tầng con MAC là lớp con phía dưới của tầng liên kết dữ liệu. Nó chịu trách nhiệm bổ sung địa chỉ vật lý của máy tính đích vào frame dữ liệu. 2.Điều khiển liên kết lôgíc (Logical Link Control – LLC) Tầng con LLC là lớp con phía trên của tầng liên kết dữ liệu và chịu trách nhiệm cung cấp một giao tiếp chung cũng như cung cấp tính tin cậy và các dịch vụ kiểm soát luồng dữ liệu. Nó thiết lập và duy trì liên kết cho việc truyền các frame dữ liệu từ thiết bị này tới thiết bị khác. 2.2.3 Tầng mạng (Network Layer) Tầng mạng là tầng thứ ba của mô hình OSI. Mục tiêu chính của nó là di chuyển dữ liệu tới các vị trí mạng xác định. Để làm điều này, nó dịch các địa chỉ lôgíc thành địa chỉ vật lý tương ứng và sau đó quyết định con đường tốt nhất cho việc truyền dữ liệu từ máy gửi tới máy nhận. Điều này tương tự như công việc mà tầng liên kết dữ liệu thực hiện thông qua việc định địa chỉ thiết bị vật lý. Tuy nhiên, việc định địa chỉ của tầng liên kết dữ liệu chỉ hoạt động trên một mạng đơn. Tầng mạng mô tả các phương pháp di chuyển thông tin giữa nhiều mạng độc lập (và thường là không giống nhau) – được gọi là liên mạng (internetwork) Ví dụ, các mạng cục bộ (LAN) Token Ring hoặc Ethernet có các kiểu địa chỉ khác nhau. Để kết nối hai mạng này, ta cần một cơ chế định địa chỉ giống nhau mà có thể được hiểu bới cả hai loại mạng đó. Khả năng này được cung cấp bởi giao thức chuyển đổi gói Internet (Internet Packet Exchange – IPX) – một giao thức tầng mạng trong hệ điều hành Novell Netware. Việc định địa chỉ của tầng liên kết dữ liệu để chuyển dữ liệu tới tất cả các thiết bị được gắn tới một mạng đơn và nhờ vào các thiết bị nhận để xác định xem dữ liệu có được truyền tới nó hay không. Trái lại, tầng mạng chọn một con đường xác định qua một liên mạng và tránh gửi dữ liệu tới các mạng không liên quan. Mạng thực hiện điều này bằng việc chuyển mạch (switching), định địa chỉ và các giải thuật tìm đường. Tầng mạng cũng chịu trách nhiệm đảm bảo định tuyến (routing) dữ liệu đúng qua một liên mạng bao gồm các mạng không giống nhau. Một vấn đề có thể nảy sinh khi việc định tuyến dữ liệu qua một liên mạng không đồng dạng là sự khác nhau của kích thước gói dữ liệu mà mỗi mạng có thể chấp nhận. Một mạng không thể gửi dữ liệu trong các gói có kích thước lớn hơn kích thước của gói dữ liệu mà một mạng khác có thể nhận được. Để giải quyết vấn đề này, tầng mạng thực hiện một công việc được gọi là sự phân đoạn (segmentation). Với sự phân đoạn, một gói dữ liệu được phân tách thành các gói nhỏ hơn mà mạng khác có thể hiểu được - gọi là các packet. Khi các gói nhỏ này đến mạng khác, chúng được hợp nhất (reassemble) thành gói có kích thước và dạng ban đầu. Toàn bộ sự phân đoạn và hợp nhất này xảy ra ở tầng mạng của mô hình OSI. 2.2.4 Tầng giao vận (Transport Layer) Tầng giao vận nâng cấp các dịch vụ của tầng mạng. Công việc chính của tầng này là đảm bảo dữ liệu được gửi từ máy nguồn phải tin cậy, đúng trình tự và không có Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  21. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 22 lỗi khi tới máy đích. Để đảm bảo truyền dữ liệu tin cậy, tầng giao vận dựa trên cơ chế kiểm soát lỗi được cung cấp bởi các tầng bên dưới. Tầng này là cơ hội cuối cùng để sửa lỗi. Dữ liệu cùng với thông tin điều khiển mà tầng giao vận quản lý gọi là các phân đoạn (segment) Tầng giao vận cũng chịu trách nhiệm kiểm soát luồng dữ liệu. Tốc độ truyền dữ liệu được xác định dựa trên khả năng mà máy đích có thể nhận các gói dữ liệu được gửi đến nó như thế nào. Dữ liệu ở máy gửi được phân chia thành các gói có kích thước tối đa mà loại mạng đó có thể quản lý. Chẳng hạn, một mạng Ethernet không thể điều khiển các gói có kích thước lớn hơn 1500 byte, vì thế tầng giao vận nhận dữ liệu và chia nó thành các gói 1500 byte. Mỗi gói con này được gắn một số trình tự, dùng để hợp nhất nó ở vị trí đúng bởi tầng giao vận của máy nhận. Công việc này được gọi là sắp xếp theo trình tự (sequencing). Khi gói dữ liệu đến máy nhận, nó được hợp nhất theo đúng trình tự như lúc gửi. Sau đó một thông tin báo nhận (acknowledgement - ACK) được gửi quay trở lại máy gửi để báo cho nó biết rằng gói dữ liệu đã đến chính xác. Nếu có lỗi trong gói dữ liệu thì một yêu cầu truyền lại gói đó được gửi quay trở lại thay thế cho ACK. Nếu máy gửi ban đầu không nhận được thông tin ACK (hoặc yêu cầu truyền lại) trong một khoảng thời gian định trước, gói dữ liệu gửi được xem như bị thất lạc hoặc bị hư, khi đó nó sẽ được gửi lại. Trong mạng TCP/IP, các chức năng TCP (Transmission Control Protocol) thuộc về tầng giao vận. Trong mạng Novell Netware sử dụng IPX/SPX thì giao thức SPX (Sequence Packet Exchange) hoạt động ở tầng giao vận. 2.2.5 Tầng phiên (hay Tầng giao dịch - Session Layer) Tầng phiên quản lý các liên kết của user trên mạng để cung cấp các dịch vụ cho user đó. Ví dụ một người sử dụng đăng nhập vào một máy tính mạng để lấy file thì một phiên (hay một giao dịch / một liên kết) được thiết lập cho mục đích truyền file. Tầng phiên tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp giữa các hệ thống yêu cầu dịch vụ và các hệ thống cung cấp dịch vụ. các phiên giao tiếp được kiểm soát thông qua cơ chế thiết lập, duy trì, đồng bộ hoá và quản lý các phiên (hay còn gọi là cuộc hội thoại – dialogue) giữa các thực thể truyền thông. Tầng này cũng trợ giúp các tầng trên định danh và kết nối tới các dịch vụ có thể sử dụng trên mạng. Nếu một phiên giao tiếp bị ngắt, tầng phiên xác định vị trí để khởi tạo lại việc truyền phát một khi phiên giao tiếp đó được tái kết nối. Tầng phiên cũng chịu trách nhiệm xác định thời hạn của phiên giao tiếp. Nó xác định máy tính hoặc nút nào có thể truyền đầu tiên và truyền trong bao lâu. Tầng phiên sử dụng thông tin địa chỉ lôgíc được cung cấp bởi các tầng bên dưới để định danh tên và địa chỉ của các máy chủ mà các tầng trên đòi hỏi. 2.2.6 Tầng trình diễn (Presentation Layer) Tầng trình diễn quản lý cách thức dữ liệu được biểu diễn. Nó là trình dịch giữa ứng dụng và mạng. Có nhiều cách để biểu diễn dữ liệu, chẳng hạn như các bảng mã ASCII và EDBCDIC cho các file văn bản. Tầng trình diễn biến đổi dữ liệu sang một Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  22. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 23 định dạng mà mạng có thể hiểu được. Nó cũng chịu trách nhiệm mã hoá (encrypt) và giải mã (decrypt) dữ liệu - chẳng hạn như dữ liệu được mã hoá dữ liệu nó được gửi tới ngân hàng, nếu ta giao dịch trực tuyến với ngân hàng qua Internet. 2.2.7 Tầng ứng dụng (Application Layer) Tầng ứng dụng chứa các giao thức và chức năng đòi hỏi bởi ứng dụng của người sử dụng để thực hiện các công việc truyền thông. Nó không liên quan đến các ứng dụng thực sự đang hoạt động như Microsoft Word hoặc Adobe Photoshop. Các chức năng chung bao gồm: Các giao thức cung cấp các dịch vụ file từ xa, như các dịch vụ mở file, đóng file, đọc file, ghi file và chia xẻ truy xuất tới file. Các dịch vụ truyền file và truy xuất cơ sở dữ liệu từ xa. Các dịch vụ quản lý thông báo cho các ứng dụng thư điện tử. Các dịch vụ thư mục toàn cục để định vị tài nguyên trên mạng. Một cách quản lý đồng nhất các chương trình giám sát hệ thống và các thiết bị. v.v . Nhiều dịch vụ này được gọi là các giao tiếp lập trình ứng dụng (Application Programming Interface – API). Các API là những thư viện lập trình mà người phát triển ứng dụng có thể sử dụng để viết các ứng dụng mạng. 2.3 Áp dụng mô hình OSI Bảng sau đây tổng kết các chức năng của mô hình OSI: Tầng Chức năng Ứng dụng Chuyển thông tin từ chương trình này tới chương trình khác. Trình diễn Điều khiển định dạng văn bản và hiển thị chuyển đổi mã. Phiên Thiết lập, duy trì và kết hợp các phiên truyền thông. Giao vận Đảm bảo phân phát chính xác dữ liệu. Mạng Tìm đường và quản lý việc truyền thông báo. Liên kết Dữ liệu Mã hoá, định địa chỉ và truyền thông tin. Vật lý Quản lý kết nối phần cứng Cách dễ nhất để xem xét mô hình OSI và áp dụng nó trong hoạt động mạng là tìm hiểu một quá trình cụ thể diễn ra trong mạng. Một trong những công việc được thực hiện nhiều lần trong một ngày trên hầu hết các mạng là đọc một thư điện tử (E- mail). Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  23. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 24 Sau khi người sử dụng đăng nhập vào trong mạng và khởi tạo chương trình e- mail, quá trình kiểm tra thư mới bắt đầu. Đầu tiên tầng ứng dụng xác nhận yêu cầu (request) về thư thông qua một API chuẩn được xây dựng trong ứng dụng. Tầng ứng dụng nhận yêu cầu này và chuyển nó thành một yêu cầu dữ liệu được đọc từ máy chủ e-mail. Yêu cầu được chuyển tới tầng trình diễn. Tầng trình diễn nhận yêu cầu và xác định xem nó nên được định dạng như thế nào theo kiểu mạng riêng mà yêu cầu đang hoạt động trên đó. Tầng này cũng xác định xem có bất kỳ đòi hỏi nào về mã hoá hay không. Dữ liệu sau khi được định dạng (và có thể được mã hoá) được truyền tới tầng phiên. Tầng phiên nhận yêu cầu và gán một thẻ (token) dữ liệu tới nó. Thẻ này là một đơn vị dữ liệu điều khiển đặc biệt mà nó báo cho phần còn lại của mạng là người sử dụng có quyền truyền dữ liệu. Dữ liệu và thẻ được truyền tới tầng giao vận. Khi tới tầng giao vận, dữ liệu và các thông tin điều khiển được chia thành các khối có kích thước có thể quản lý được. Nếu dữ liệu quá lớn để thích hợp trong một frame ở tầng liên kết dữ liệu, tầng giao vận sẽ phân chia dữ liệu thành các khối nhỏ hơn và gán một số trình tự (sequence number) hay định danh (identifier) cho mỗi khối. Sau đó từng khối được truyền tới tầng mạng. Tầng mạng bổ sung thông tin địa chỉ lôgíc tới dữ liệu mà nó nhận được từ tầng giao vận sao cho các tầng kế tiếp sẽ biết cả địa chỉ nguồn và đích của dữ liệu . Các khối dữ liệu tiếp theo được truyền cùng với thông tin định địa chỉ tới tầng liên kết dữ liệu. Một khi dữ liệu đến được tầng liên kết dữ liệu, chúng được đóng gói thành các frame riêng rẽ. Mỗi frame này kèm theo giải thuật kiểm tra lỗi được biết như là Frame Check Sequence (FCS) - vùng để ghi mã kiểm soát lỗi – được chèn ở cuối mỗi frame. Tầng liên kết dữ liệu sau đó bổ sung thêm một header tới frame trước khi truyền nó tới tầng vật lý. Phần header này bao gồm địa chỉ vật lý của cả hai nút gửi và nút nhận. Khi dữ liệu bắt đầu tới card giao tiếp mạng (NIC) ở tầng vật lý, nó được gửi ra mạng. Tầng vật lý không bổ sung bất kỳ thứ gì tới frame và tầng này cũng không quan tâm xem cái gì có trong frame. Nó đơn giản chỉ lấy dữ liệu (các bit) và truyền nó trên mạng. Một khi các gói dữ liệu đến được nút nhận, chúng được lấy lại nhờ NIC của tầng vật lý bên hệ thống nhận và được truyền tiếp lên qua các tầng hệ thống đó. Mỗi một tầng dịch thông tin được bổ sung bởi các tầng tương ứng bên hệ thống gửi và sau đó truyền gói lên tầng bên trên cho tới khi cuối cùng gói đó được hợp nhất và yêu cầu được thực thi. Nút nhận sau đó tạo ra một đáp ứng (response) và gửi nó quay trở lại nút gửi ban đầu đi theo trình tự chính xác như mô tả ở trên. Mỗi tầng kế tiếp của mô hình OSI bổ sung thông tin điều khiển, thông tin định dạng hay thông tin định địa chỉ tới dữ liệu mà nó điều khiển. Hệ thống nhận phiên dịch và sau đó sử dụng thông tin bổ sung khi nó đảo ngược tiến trình, truyền dữ liệu từ tầng vật lý lên tới tầng ứng dụng. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  24. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 25 Flow Control, Data Tầng ứng dụng Sequencing and Error Checking Information Data Tầng trình diễn Logical Addressing Information Data Tầng phiên Data Framing, Error Checking and Physical Data Tầng giao vận Addressing Information Data Tầng mạng Data Tầng liên kết dữ liệu Data Tầng vật lý Hình 2.4 Dữ liệu được truyền qua mô hình OSI Bảng sau đây tổng kết đơn vị dữ liệu do các tầng quản lý: Tầng Đơn vị dữ liệu Tầng ứng dụng, trình diễn, phiên Data Tầng giao vận Segment Tầng mạng Packet Tầng liên kết dữ liệu Frame Tầng vật lý Bit 2.4 Mô tả các thành phần của khuôn dữ liệu (Frame) Như ta đã thấy ở phần trên, dữ liệu khi truyền ngang qua mạng được phân tách thành những khối nhỏ, có kích thước phụ thuộc vào hình trạng lôgíc của mạng đó. Như đối với mạng Ethernet không thể sử dụng các khối dữ liệu lớn hơn 1500 byte. Các khối dữ liệu nhỏ này được gọi là các frame (khung hoặc khuôn dạng). Có hai loại frame: Ethernet và Token Ring – tương ứng với tên hai loại mạng được sử dụng thông thường nhất. Công ty Xerox Corporation bắt đầu phát triển Ethernet vào năm 1970. Sau đó do liên kết giữa Xerox Corp. với DEC và Intel, Ethernet đã được cải tiến và hiện giờ có 4 công nghệ Ethernet chủ yếu đang được sử dụng – 10Base2, 10Base5, 10BaseT và 100BaseT. Token Ring đã được phát triển bởi IBM vào năm 1980 và dựa trên liên kết giữa các nút với công nghệ vòng (ring): một thẻ bài (token) được truyền quanh các Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  25. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 26 nút. Một nút chỉ có thể truyền dữ liệu trên mạng sau khi nó nhận được thẻ bài. Cáp nối mạng hình thành một vòng (ring hoặc circle) và các tín hiệu dữ liệu được truyền chỉ theo một hướng quanh vòng. Mặc dù về lý thuyết có thể truyền cả hai frame Ethernet và Token Ring trên cùng một mạng, nhưng điều này không thực hiện trong thực tế. Giao tiếp Ethernet không thể phiên dịch các frame Token Ring và trái lại. Một mạng luôn chỉ là Ethernet hoặc Token Ring chứ không thể đồng thời cả hai. Tuy nhiên có thể kết hợp các giao thức trên cùng trên một mạng. Chẳng hạn, có thể sử dụng cả hai bộ giao thức TCP/IP và IPX/SPX trên mạng mạng Ethernet, vì cả hai giao thức này cùng sử dụng một kiểu frame dữ liệu. 2.4.1 Một khuôn dữ liệu Ethernet điển hình Header Trailer Frame SFD Start Check Destination Source Preamble of Frame Length Data Pad Sequence Address Address Delimiter (Error Checking Information) Control information Hình 2.5 Một khuôn dữ liệu Ethernet điển hình Các thành phần của frame Ethernet 802.3 bao gồm: Preamble (Phần mở đầu)– Đánh dấu bắt đầu của toàn bộ frame, là tín hiệu thông báo tới mạng rằng dữ liệu đang truyền. (Vì trường này là một phần của quá trình giao tiếp, nên nó không được tính vào kích thước của frame) Start of Frame Delimiter (SFD) – Chứa thônng tin khởi đầu của việc định địa chỉ frame. Destination Address – Chứa địa chỉ của nút đích. Source Address – Chứa địa chỉ của nút nguồn. Length (LEN) – Chứa chiều dài của gói. Data – Chứa dữ liệu được truyền từ nút nguồn. Pad – Được sử dụng để tăng kích thước của frame tới kích thước yêu cầu nhỏ nhất là 46 byte. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  26. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 27 Frame Check Sequence (FCS) – Cung cấp một giải thuật để xác định xem dữ liệu nhận được có chính xác hay không. Giải thuật được sử dụng thông thường nhất là Cyclic Redundancy Check (CRC). 2.4.2 Một khuôn dữ liệu Token Ring điển hình Control information Frame Check Start Access Frame Destination Source End Frame Data Sequence Delimiter Control Control Address Address Delimiter Status (Error Checking Information) Start Access End Delimiter Control Delimiter Token Frame Hình 2.6 Một khuôn dữ liệu Token Ring điển hình Các thành phần của frame Token ring 802.5 bao gồm: Start Delimiter (SD) – Báo hiệu bắt đầu gói. Nó là một trong ba trường tạo thành khuôn dạng Token Ring. Access Control (AC) – Chứa thông tin về độ ưu tiên của frame. Nó là trường thứ hai tạo thành khuôn dạng Token Ring. Frame Control (FC) – Định nghĩa kiểu của frame, được dùng trong Frame Check Sequence. Destination Address – Chứa địa chỉ của nút đích. Source Address – Chứa địa chỉ của nút nguồn. Data – Chứa dữ liệu được truyền từ nút nguồn, cũng có thể chứa thông tin quản lý và tìm đường. Frame Check Sequence (FCS) – Được sử dụng để kiểm tra tính toàn vẹn của frame. End Delimiter (ED) – Báo hiệu kết thúc frame. Nó là trường thứ ba của khuôn dạng Token Ring. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  27. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 28 Frame Status (FS) – Báo hiệu nút đích nhận dạng và sao chép đúng frame hay không. 2.4.3 Giới thiệu các chuẩn đặc tả mạng IEEE 802.x Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) chịu trách nhiệm xây dựng mô hình OSI. Chính ISO cũng thông qua một tập các chuẩn được gọi là đề án “Project 802”, được dùng để chuẩn hoá các thành phần vật lý của một mạng. Các chuẩn này do Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử (Institute of Electrical and Electronic Engineers – IEEE) xây dựng, bao gồm các vấn đề liên quan đến khả năng kết nối, môi trường truyền mạng, các giải thuật kiểm tra lỗi, sự mã hoá và các công nghệ khác. Bảng sau đây tổng quát hoá các chuẩn trong đề án “Project 802” : Chuẩn Tên Giải thích Bao gồm việc định tuyến, tạo cầu nối, và các giao tiếp liên 802.1 Internetworking mạng. Liên quan tới việc kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu 802.2 Logical Link Control qua các frame. Bao gồm tất cả các dạng đường truyền và giao tiếp 802.3 Ethernet LAN Ethernet Bao gồm tất cả các dạng đường truyền và giao tiếp Token 802.4 Token Bus LAN Bus Bao gồm tất cả các dạng đường truyền và giao tiếp Token 802.5 Token Ring LAN Ring Metropolitan Area 802.6 Bao gồm các công nghệ, định địa chỉ và các dịch vụ MAN Network (MAN) Broadband Technical Bao gồm môi trường truyền, giao tiếp và các thiết bị khác 802.7 Advisory Group cho mạng băng tần dải rộng. Fibre-Optic Technical Bao gồm đường truyền cáp quang và các công nghệ cho 802.8 Advisory Group các loại mạng khác nhau. Integrated Voice / Bao gồm sự tích hợp tiếng nói và dữ liệu qua một đường 802.9 Data Networks truyền mạng. Bao gồm các vấn đề về kiểm soát truy xuất mạng, sự mã 802.10 Network Security hoá, xác nhận và các vấn đề bảo mật khác. 802.11 Wireless Networks Các chuẩn cho mạng không dây. High-Speed Bao gồm các công nghệ 100Mbs-plus, kể cả 100BaseVG- 802.12 Networking AnyLAN Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  28. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 29 Câu hỏi ôn tập chương 2 1. Mục tiêu của việc phân tích thiết kế các mạng máy tính theo quan điểm phân tầng là: (chọn 1) a. Để dễ dàng cho việc quản trị mạng b. Để giảm độ phức tạp của việc thiết kế và cài đặt mạng c. Đề nâng cấp hệ thống mạng dễ dàng hơn d. Không phải các lý do trên 2. Nếu một hệ thống mạng có 8 tầng thì tổng số các quan hệ (giao diện) cần phải xây dựng là . a. 16 b. 24 c. 15 d. 22 3. Tầng của mô hình OSI có thể giao tiếp trực tiếp với tầng đối diện của hệ thống máy tính khác. a. Application b. Data link c. Network d. Physical. e. Transport 4. Những tầng nào của mô hình OSI cung cấp việc kiểm soát luồng dữ liệu?(chọn 3) a. Data-Link b. Transport c. Application d. Presentation e. Network 5. Một gói (packet) mạng bao gồm: (chọn 1) a. Một header, một body và một trailer b. Một địa chỉ của máy gửi và một thông báo c. Một chuỗi văn bản với thông tin định dạng d. Một URL tương ứng với một địa chỉ www. 6. Đơn vị dữ liệu do tầng Liên kết Dữ liệu quản lý là . a. Bit b. Packet c. Frame d. Segment 7. Một Router làm việc ở tầng nào trong mô hình OSI? a. Data-Link b. Transport c. Application d. Presentation e. Network 8. Những vấn đề liên quan đến kiểm soát truy xuất mạng, mã hoá, xác nhận và bảo mật mạng thuộc chuẩn nào trong các chuẩn do IEEE 802.X xây dựng? a. 802.2 b. 802.3 c. 802.4 d. 802.5 e. 802.10 f. 802.11 9. Tầng nào của mô hình OSI liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp phần mềm truyền file, truy xuất cơ sở dữ liệu và e-mail. a. Application b. Data link c. Network d. Physical. e. Transport 10. Một cách tổng quát, dữ liệu có thể truyền trực tiếp từ một tầng của hệ thống gửi sang thẳng tầng đối diện (đồng mức) của hệ thống nhận trong mô hình OSI . a. Đúng b. Sai Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  29. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 30 CHƯƠNG 3 - ĐƯỜNG TRUYỀN VẬT LÝ MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Kết thúc chương này, sinh viên sẽ có thể:  Nắm được lý thuyết chung về các loại tín hiệu cũng như các đặc tính cơ bản của đường truyền mạng.  Có những kiến thức và những thông số cơ bản về các loại cáp mạng. 3.1 Truyền dữ liệu: tín hiệu tương tự (analogue) và tín hiệu số hoá (digital) Tín hiệu truyền đi trên mạng hoặc là tương tự (analog), hoặc là số (digital) 3.1.1 Tín hiệu tương tự Tín hiệu tương tự là tín hiệu bao gồm hàng loạt các sóng liên tục do sự biến đổi của điện áp. Nó cũng tương tự như quá trình truyền tín hiệu trên điện thoại. Tín hiệu tương tự không có khả năng loại bỏ nhiễu trên đường truyền trong quá trình truyền dữ liệu, và do đó nhiễu sẽ làm cho qua trình truyền dữ liệu không có tính chính xác cao. Các đại lượng đặc trưng cho tín hiệu tương tự là: Biên độ và tần số. Ðại lượng để đo tần số là Hz. Một trong những vấn đề của tín hiệu tương tự đó là chúng bị suy giảm. Biên độ của tín hiệu sẽ tỷ lệ nghịch với khoảng cách mà tín hiệu truyền đi. Khi tín hiệu tương tự đi qua các thiết bị như HUB, hay Repeater thì biên độ của tín hiệu được khuyếch đại, nhưng nhiễu cũng vì vậy mà được khuyếch đại theo (Hình 3.1). Hình 3.1 Tín hiệu tương tự Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  30. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 31 3.1.2 Tín hiệu số Tín hiệu số được tạo thành từ giá trị của các xung điện áp. Nhưng khi chúng đi qua các thiết bị như HUB hay Repeater thì chúng chỉ truyền hay lập lại các tín hiệu nguyên mẫu 1 hay 0 , quá trình này gọi là tái tạo lại. Tín hiệu số ít bị ảnh hưởng của nhiễu do đó có độ tin cậy cao hơn so với tín hiệu tương tự (Hình 3.2). Hình 3.2 Tín hiệu số 3.2 Các đặc tính của đường truyền mạng Một số vấn đề cần quan tâm khi quyết định môi trường truyền thông trên mạng, bao gồm: dung lượng (throughput), băng thông (bandwidth), chi phí, kích thước, độ linh động, các thiết bị liên kết, và nhiễu. Dung lượng (throughput hay capacity) là lượng dữ liệu đi qua đường truyền trong một đơn vị thời gian. Ðơn vị là MegaBits/giây (Mbps). Dung lượng của mạng máy tính phụ thuộc vào khoảng cách địa lý và môi trường đang sử dụng. Băng thông (bandwidth) là đại lượng dùng để đo sự sai biệt giữa tần số lớn nhất và tần số nhỏ nhất của môi trường truyền. Nó liên quan trực tiếp đến dung lượng của đường truyền, nếu một mạng máy tính đang hoạt động ở tần số 870MHz và 880Hz thì băng thông của nó là 10MHz. Thông thường băng thông là lượng dữ liệu thật sự đi qua đường truyền. Ðơn vị đo là Hz. So sánh tín hiệu số tần số cao và tần số thấp Chi phí là một trong các yếu tố quan trọng nó phụ thuộc vào một số các yếu tố như: chi phí cài đặt, chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí bảo trì và hổ trợ v.v Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  31. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 32 Kích thước và quy mô của môi trường truyền thông mạng máy tính phụ thuộc vào số nút trên mỗi phân đoạn, số phân đoạn và chiều dài của mỗi phân đoạn. Việc chọn lựa cáp nào sẽ ảnh hưỡng đến các yếu tố trên. Số nút trên mỗi phân đoạn càng nhiều sẽ làm suy giảm tín hiệu trên đường truyền. Tín hiệu sau khi đi qua mỗi nút sẽ bị suy giảm và do đó dữ liệu nhận được ở nút sau có thể khác nút trước. Số nút trên mỗi phân đoạn và chiều dài tổng cộng của cả phân đoạn đều phụ thuộc vào dạng cáp đang dùng. Một yếu tố khác cũng đáng quan tâm đó là độ trễ tín hiệu. Ðộ trễ là thời gian từ lúc tín hiệu được truyền đi cho đến khi nhận được tín hiệu. Ví dụ khi dùng MS Word để xử lý một văn bản được lấy trên server, khi nguời dùng nhấn Save trên thanh toolbar, thì độ trễ là thời gian được tính từ khi MS Word hiện ra thông báo đi qua mô hình OSI ra card mạng tới cáp, đi qua trường truyền dẫn , qua HUB/SWITCH/ROUTER tới card mạng trên server đi qua mô hình OSI và được chấp nhận bởi server. Lỗi trên đường truyền có thể xảy ra khi thời gian trễ là đủ lớn. Do đó mỗi dạng cáp thường hay qui định số phân đoạn và chiều dài tối đa cho một phân đoạn để tránh lỗi xảy ra. Thiết bị liên kết (Connectors) là các thiết bị dùng để liên kết dây mạng với các nút trên mạng. Các nút này có thể là các trạm làm việc, các máy chủ, các máy in, HUB, Switchs, Routers. Có một số thiết bị như: BNC, T- Connector, RJ45. (Hình 3.3) Hình3.3 Một số thiết bị mạng Nhiễu điện từ: bất kỳ hệ thống cáp nào cũng có nhiễu. Nhiễu càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền. Có 2 nguyên nhân chính gây ra nhiễu đó là do điện và do tần số sóng âm thanh. 3.3 Các mạng LAN: Baseband và Broadband Các mạng cục bộ chia làm hai loại: Mạng cục bộ băng thông cơ sở và mạng cục bộ băng thông rộng (Baseband và Broadband LAN). Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  32. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 33 a. Mạng cục bộ băng thông cơ sở: (Baseband LAN) là dạng mạng LAN chỉ cho phép truyền một dạng tín hiệu trên đường truyền hay nói khác đi chỉ có một kênh truyền ( tần số ) duy nhất hổ trợ truyền số do đó nhanh hơn rất nhiều so với kỹ thuật truyền tín hiệu tương tự. b. Mạng cục bộ băng thông rộng: (Broadband LAN) thông thường mạng cục bộ không thuộc loại này. Mạng cục bộ băng thông rộng thường sữ dụng cáp xoắn hay cáp cáp quang để tạo ra nhiều kênh truyền dữ liệu. Ứng với mỗi kênh truyền sẽ có một tần số sóng khác nhau, nó sử dụng sóng âm thanh, tín hiệu truyền đi là tương tự do đó có thể xử lý các tín hiệu với các tần số khác nhau. Với băng thông rộng đường truyền được chia thành dãy tần số, mỗi tần số ứng với một loại dữ liệu , theo cách này thì các tính hiệu như âm thanh, hình ảnh. có thể truyền cùng một lúc. Mạng băng thông rộng thích hợp cho các bệnhviện và các viện đại học. 3.4 Các loại cáp mạng Các phương tiện nối mạng được chia làm hai nhóm: có quy định giới hạn và không quy định giới hạn . Phương tiên có quy định giới hạn thường là cáp, và các phương tiện không qui định là: sóng vô tuyến, laser, viba và tia hồng ngoại. Hệ thống cáp chia ra làm ba loại : cáp đồng trục (Coaxial), cáp xoắn đôi (twisted-pair) và cáp sợi quang (optical fiber) Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  33. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 34 3.4.1 Cáp đồng trục (Coaxial cable) Là loại cáp xuất hiện đầu tiên, gồm hai dây dẫn: một lõi bên trong và một lớp bọc ngoài. (Hình 3.4) Hình3.4 Cáp đồng trục Cáp đồng trục chia ra làm hai loại Cáp đồng trục dày (Thick cable) - 10BASE-5 Cáp đồng trục mảnh (Thin Cable) - 10BASE-2 Một số thông số kỹ thuật về 2 loại cáp này: Cáp đồng trục mảnh (10BASE-2) Giá trị Tốc độ truyền dữ liệu ( Max) 10 Mbps Số repeaters (Max) 4 Chiều dài tối đa cho 1 phân đoạn 185 meters Số trạm tối đa trên 1 phân đoạn 30 Số trạm tối đa 90 Khảng cách tối thiểu giữa hai trạm 0.5m Cáp đồng trục dày ( 10BASE-5) Giá trị Tốc độ truyền dữ liệu ( Max) 10 Mbps Số repeaters (Max) 4 Chiều dài tối đa cho 1 phân đoạn 500 meters Số trạm tối đa trên 1 phân đoạn 50 Số trạm tối đa 300 Khảng cách tối thiểu giữa hai trạm Multiples of 2.5m Cáp đồng trục dày (RG-62) thường được dùng trong một mạng máy tính nó tạo thành các đường xương sống (backbone) trong hệ thống mạng (Hình 3.5) Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  34. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 35 Hình 3.5 Sơ đồ mạng dùng cáp đồng trục dày Cáp đồng trục mảnh (RG-58A/U) thường dùng để nối các trạm làm việc trên một mạng cục bộ (Hình 3.6). Hình 3.6 Sơ đồ mạng dùng cáp đồng trục mảnh Cáp đồng trục có các tính chất sau: Bị ảnh hưỡng của nhiễu bên ngoài và phải được bọc để làm giảm độ nhiễu ảnh hưởng đó. Khi khoảng cách mạng lớn, nó có thể thu lấy các nhiễu tạp âm và nhiễu từ xe cộ và các nguồn điện khác. Phát ra các tín hiệu khác. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  35. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 36 3.4.2 Cáp xoắn đôi (Twisted Pair cable) Có hai loại cáp xoắn đôi: Có bọc ngoài (Shielded Twisted Pair cable - STP) Không bọc ngoài (Unshielded Twisted Pair cable - STP). Riêng loại cáp dùng cho mạng Ethernet là loại cáp xoắn đôi không bọc ngoài hay còn gọi là cáp UTP (Hình 3.7). Hình 3.7 Cáp xoắn đôi Ngoài ra cáp UTP loại 5 còn gọi là cáp 10BASE-T Cáp xoắn đôi có các tính chất sau  Là hệ thống cáp kinh tế nhất  Có thể dùng những đường cáp điện thoại có sẵn trong một số trường hợp  Có chiều dài hạn chế  Có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu bên ngoài 3.4.3 Cáp quang (Fibre-Optic cable) Một số đặc điểm cơ bản của cáp sợi quang: Có nhiều kích cỡ khác nhau và chúng chuyển tải ánh sáng chớ không phải điện. Thường được dùng kết hợp với những loại cáp khác như là một đường nối kiểu xương sống giữa các server và các LAN Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  36. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 37 Có ưu thế lớn về chiều dài cáp và tốc độ truyền nhanh hơn hẳn các loại cáp khác Không phát ra tín hiệu Không bị ảnh hưởng của nhiễu bên ngoài Các thông số kỹ thuật của hệ thống cáp rất quan trọng, có thể kiểm tra theo 5 tính chất sau: Chiều dài - Hệ số suy giảm - Nhiễu chen ngang đầu cáp - Tạp nhiễu - Ðộ thất thoát  Việc nối cáp Việc chọn loại cáp là một điều quan trọng khi lắp đặt một mạng. Trong các loại cáp thì cáp quang là loại cáp an toàn nhất nhưng giá thành rất cao. Bảng so sánh các tính năng của cáp Yếu tố so sánh Cáp UTP Cáp đồng trục Cáp quang Giá cả Thấp Trung bình Cao Băng Thông Trung bình Cao Cực kỳ cao Chiều dài Hàng trăm feet Hàng ngìn feet Hàng dặm Nhiễu Khá nhiều Thấp Không có Ðộ tin cậy Cao Cao Rất cao  Các thành phần của một mạng sử dụng cáp đồng trục 10BASE-2 -Card giao tiếp 10BASE-2 : hầu hết tất cả đều hỗ trợ hệ thống cáp này. Card cho loại này phải có một đầu nối loại BNC để nối vào dường cáp chính . Trên đường cáp chính có gắn một đầu nối T-Connector để gắn vào một đầu nối BNC ở phía sau card . Nếu máy không có đĩa cứng thì phải gắn thêm một Boot ROM. - Bộ tiếp sức (Repeater): là một thiết bị chọn thêm, dùng để nối 2 đoạn cáp chính và làm tăng tín hiệu truyền qua lại giữa chúng. - Cáp: là loại cáp đồng trục có điện trở là 50 Ohm đường kính 0.2 inch - Các đầu nối cáp kiểu BNC: được gắn vào hai đầu của khúc cáp - Các đầu nối T-Connector kiểu BNC dùng để đưa tính hiệu vào và ra - Các đầu nối thanh ngang kiểu BNC được dùng để nối hai khúc cáp lại với nhau - Các Terminal gắn ở hai đầu cuối của đoạn mạng, có điện trở là 50 Ohm Khi nối mạng bằng loại cáp này, phải tuân theo các quy tắc và hạn chế sau: - Chiều dài của mỗi đoạn cáp chính tối đa là khoảng 185 mét - Dùng các T-Connector để nối cáp với card mạng - Chỉ dùng tối đa 4 repeater để nối kết 5 đoạn cáp mạng chính, trong đó chỉ có 3 đoạn là được dùng để nối với trạm làm việc, 2 đoạn còn lại chỉ dùng để nối đến những khoảng cách ở xa. - Chiều dài tối đa của toàn mạng là 910 mét - Tối đa có 30 nút trên mỗi đoạn mạng, các nút ở đây bào gồm: máy tính, server, repeater, router. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  37. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 38  Các thành phần của một mạng khi dùng cáp xoắn đôi (10BASE-T hay là UTP) Các trạm làm việc được nối vào một HUB, có tác dụng làm khuyếch đại tín hiệu từ server tới và phát đi tiếp tới các máy khác trên mạng * Các thành phần của một mạng dùng cáp UTP - Card giao tiếp mạng 10BASE-T - Hub - Cáp UTP Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  38. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 39 Câu hỏi ôn tập chương 3 1. Công nghệ cáp đồng trục hỗ trợ nhiều kênh, mỗi kênh chiếm khoảng 6 MHz. a. Thick b. Baseband c. Broadband d. Thin 2. Điều nào là không đúng khi nói về cáp sợi quang trong các điều sau? a. It has a lower noise level b. Light signals do not attenuate as quickly as electric signals c. Light propagates more quickly through glass than electric signals d. It is easy to wiretap 3. Việc tăng tốc độ truyền có thể tăng ảnh hưởng của nhiễu và vì vậy giá trị của tín hiệu. a. Đúng b. Sai 3. Loại mội trường truyền nào trong các loại sau không phải là mội trường trường định hướng? a. Twisted pair wire b. Coaxial cable c. Fiber optic cable d. Microwave 4. Kỹ thuật chuyển từ dữ liệu số hoá sang tín hiệu tương tự gọi là a. Manchester encoding b. Modulation c. Multiplying d. Negotiation 5. Bạn chịu trách nhiệm bảo trì máy tính Microsoft Windows 2000 Server trên mạng công ty của mình. Card mạng trong server hiện thời được kết nối tới mạng. Bạn thấy có một đầu nối 15 chân ở phía sau của card giao tiếp mạng (NIC) đang nối tới một transceiver bên ngoài. Loại cáp nào được sử dụng cho kết nối mạng? a. ThinNet coaxial (10Base2) b. ThickNet coaxial (10Base5) c. Twisted-pair (10BaseT) cable d. Fiber-optic cable 6. Những loại cáp nào thuộc về công nghệ Ethernet 10 Mbps? (Chọn tất cả các câu trả lời đúng) a. 10Base2 b. 10Base10 c. 10BaseTL d. 10BaseUT e. 10BaseFL f. 10Base5 7. Hai loại cáp nào được sử dụng với đầu nối BNC connector và các thành phần terminator? a. 10Base2 b. 10Base10 c. Thinnet d. 10BaseUT Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  39. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 40 CHƯƠNG 4 - CÁC GIAO THỨC MẠNG (PROTOCOLS) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Kết thúc chương này, sinh viên sẽ có thể:  Hiểu được khái quát khái niệm giao thức mạng máy tính.  Đặc điểm và nội dung các giao thức con của các bộ giao thức thông thường đang sử dụng: TCP/IP, IPX/SPX, MicroSoft Network. Có so sánh chúng với mô hình OSI. 4.1 Giao thức (protocol) mạng là gì? Tập hợp tất cả các quy tắc, quy ước để đảm bảo cho các máy tính trên mạng có thể giao tiếp với nhau gọi là giao thức. Như vậy các máy trên mạng muốn giao tiếp với nhau thì phải có chung một giao thức. Vai trò của giao thức là quan trọng, không thể thiếu. Ví dụ một số giao thức như: TCP/IP, SPX/IPX, v.v Các dạng liên kết:  Giao thức hướng kết nối và giao thức không kết nối (Connectionless & Connection- Oriented protocols)  Giao thức có khả năng định tuyến và giao thức không có khả năng định tuyến (Routable & non - Routable protocols) 4.1.1 Giao thức hướng kết nối và giao thức không kết nối Đặc điểm của giao thức không kết nối: a. Không kiểm soát đường truyền b. Dữ liệu không bảo đảm đến được nơi nhận c. Dữ liệu thường dưới dạng datagrams Ví dụ: giao thức UDP của TCP/IP Đặc điểm của giao thức hướng kết nối: a. Ngược lại với giao thức không kết nối , kiểm soát được đường truyền b. Dữ liệu truyền đi tuần tự, nếu nhận thành công thì nơi nhận phải gởi tín hiệu ACK (ACKnowledge) Ví dụ: các giao thức TCP, SPX Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  40. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 41 4.1.2 Giao thức có khả năng định tuyến và giao thức không có khả năng định tuyến Giao thức có khả năng định tuyến Là các giao thức cho phép đi qua các thiết bị liên mạng như Router để xây dựng các mạng lớn có qui mô lớn hơn Ví dụ, các giao thức có khả năng định tuyến là: TCP/IP, SPX/IPX Giao thức không có khả năng định tuyến Ngược với giao thức có khả năng định tuyến, các giao thức này không cho phép đi qua các thiết bị liên mạng như Router để xây dựng các mạng lớn. Ví dụ về giao thức không có khả năng định tuyến là : NETBEUI Hiện có 3 loại giao thức thường hay sử dụng:  TCP/IP  SPX/IPX (Novell Netware)  Microsoft Network 4.2 Bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol) TCP/IP được thiết kế hoàn toàn độc lập với các phương pháp truy cập mạng, cấu trúc gói dữ liệu (data frame), môi trường truyền, do đó mà TCP/IP có thể dùng để liên kết các dạng mạng khác nhau như mạng LAN Ethernet, LAN Token Ring hay các dạng WAN như: Frame Relay, X.25 Hình 4.1 so sánh bộ giao thức TCP/IP với mô hình OSI. TCP/IP là một lớp các giao thức ( protocol stack) bao gồm các giao thức sau: 4.2.1 FTP (File Transfer Protocol). FTP cung cấp phương pháp truyền nhận file giữa các máy với nhau, nó cho phép người sử dụng có thể gởi một hay nhiều file từ máy mình lên hệ thống bất kỳ (upload) và nhận một hay nhiều file từ một hệ thống bất kỳ về máy mình (download) 4.2.2 Telnet Với Telnet, người sử dụng có thể kết nối vào các hệ thống ở xa thông qua mạng Internet. 4.2.3 SMTP (Simple Mail Transfer protocol) Là giao thức cho phép thực hiện dịch vụ truyền nhận mail trên mạng Internet. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  41. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 42 Hình 4.1 So sánh giao thức TCP/IP với mô hình OSI 4.2.4 TCP và UDP Hai giao thức này đóng vai trò của tầng transport, có trách nhiệm tạo liên kết và dịch vụ kết nối dữ liệu (datagram communication service) TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức chuyển giao chính trong TCP/IP. TCP cung cấp một đường truyền có độ tin cậy cao, là liên kết có định hướng (connection oriented protocol), khôi phục các gói dữ liệu bị mất trong qúa trình truyền. Quá trình truyền dữ liệu theo TCP là các byte, gói dữ liệu TCP bao gồm các thông tin sau Thông tin Chức năng Source Port Thông tin về địa chỉ cổng (port) của máy gởi Destination port Thông tin về port của máy nhận Chỉ số thứ tự Chỉ số thứ tự tính từ byte đầu tiên trong dữ liệu TCP ACK Chỉ số byte mà người gởi nhận được từ người nhận Window Bộ đệm dữ liệu cho TCP TCP Checksum Xác định tính toàn vẹn dữ liệu trong TCP header và TCP data Một số port TCP thông dụng Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  42. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 43 Số port Dịch vụ 20 FTP ( Data) 21 FTP (Control) 23 Telnet 80 HTTP 139 NETBIOS UDP (User Datagram protocol) là loại liên kết một một hay một nhiều, không định hướng (Connectionless), không có độ tin cậy cao, thường hay dùng khi dung lượng dữ liệu truyền tải trên mạng là nhỏ. Các thông tin trong UDP header bao gồm: Thông tin Chức năng Source Port Thông tin về port của máy gởi Destination port Thông tin về port của máy nhận Xác định tính toàn vẹn dữ liệu trong TCP TCP Checksum header và TCP data Một số port UDP thông dụng: Số port Dịch vụ 53 Domain name system 137 NETBIOS NAME 138 NETBIOS Datagram 161 SNMP 4.2.5 Các giao thức IP, ARP, ICMP, RIP. Đóng vai trò của tầng Internet có chức năng tìm đường (routing), nhận dạng địa chỉ (addressing), đóng gói (package) IP (Internet protocol) là dạng giao thức cho phép tìm đường (routable protocol), nhận dạng địa chỉ (addressing), phân tích và đóng gói. Một gói IP bao gồm IP header và IP payload, trong đó IP header bao gồm các thông tin sau: IP Header Chức năng Ðịa chỉ IP gởi Thông tin về địa chỉ IP của máy gởi Ðịa chỉ IP nhận Thông tin về địa chỉ IP của máy nhận Identification Nhận dạng các mạng con nếu có trong địa chỉ IP Checksum Xác định tính toàn vẹn dữ liệu trong phần IP header ARP (Address Resolution Protocol) có chức năng phân giải một địa chỉ IP thành một địa chỉ giao tiếp trên mạng. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  43. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 44 ICMP (Internet Control Message Protocol) có chức năng thông báo lại các lỗi xảy ra trong qua trình truyền dữ liệu. 4.2.6 NDIS (Network Driver Interface Specification) và ODI (Open Data Interface) Hai giao thức này đóng vai trò của tầng DataLink, cho phép một card giao tiếp (interface card) có thể giao tiếp với nhiểu giao thức khác nhau trên mạng. ODI được phát triển bởi Novell và Apple, ban đầu ODI driver được viết cho Novell và Macintosh NDIS được phát triển bởi Microsoft và 3 COM có các phiên bản như NDIS, NDIS2 và NDIS3. Các phiên bản cũ dùng cho Windows for workgroup, NT 3.5, còn các phiên bản mới dùng cho WinNT 4.0 hay Windows 2000. 4.3 Bộ giao thức IPX/SPX (Internetwork Packet Exchange / Sequenced Packet Exchange ) So sánh IPX/SPX với mô hình OSI (Hình 4.2) Hình 4.2 So sánh giao thức IPX/SPX với mô hình OSI Cũng giống như TCP/IP, IPX/SPX là một lớp giao thức bao gồm các giao thức sau: 4.3.1 SAP (Service Advertising Protocol) Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  44. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 45 Là giao thức dùng để quảng cáo địa chỉ của server và các dịch vụ khác trên mạng như File servers và Print server dùng SAP. 4.3.2 NCP (Netware Core Protocol) Xử lý quá trình tương tác giữa client và server, ví dụ như việc chia xẻ các tài nguyên trên mạng. 4.3.3 SPX (Sequenced Packet Exchange ) Cung cấp liên kết định hướng (connection oriented protocol) trên IPX. 4.3.4 RIP (Routing information Protocol) Là giao thức tìm ra đường đi tốt nhất cho các gói dữ liệu. 4.3.5 IPX (Internetwork Packet Exchange) Là giao thức không định hướng, dùng để xác định địa chỉ mạng và tìm đường trên mạng IPX/SPX, IPX cung cấp dịch vụ về datagram. 4.3.6 ODI (Open Data Interface) Giao thức này đóng vai trò của tầng DataLink, cho phép một card giao tiếp có thể giao tiếp với nhiểu giao thức khác nhau trên mạng. ODI được phát triển bởi Novell và Apple, do đó ban đầu ODI driver được viết cho Novell và Macintosh 4.4 Bộ giao thức Microsoft Network ( NETBIOS, NETBEUI, SMB) Microsoft Networking là sự kết hợp của IBM & Microsoft, nó là lớp các giao thức, so sánh với mô hình OSI ( Hình 4.3 ) Hình 4.3 So sánh giao thức Microsoft Networking với mô hình OSI Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  45. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 46 NetBIOS : Network Basic Input Output System NetBEUI : Network Extended User Interface Microsoft Network bao gồm các giao thức sau: 4.4.1 Redirector Giao thức này có tác dụng:  Làm cho tài nguyên trên mạng trở thành cục bộ.  Trực tiếp truy xuất tới tài nguyên trên các server tương ứng 4.4.2 SMB Có chức năng tương tự như tầng biễu diễn, cung cấp liên kết ngang hàng giữa client và server, cho phép thành lập các mạng ngang hàng. 4.4.3 NetBIOS Giao thức này dùng để thành lập phiên làm việc giữa các máy tính. Nó có các đặc điểm sau: Hoạt động tại tầng Session. Dùng tên có 15 ký tự để tự nhận dạng. Thành lập liên kết giữa 2 máy để truyền dữ liệu Cho phép liên kết không định hướng Dùng broadcast để định dạng các máy tính trên mạng. Cơ chế hoạt động của NetBIOS bao gồm 4 phần :  NetBIOS Interface  NetBIOS Management  NetBIOS Datagram  NetBIOS Session  NetBIOS Interface Bao gồm các hàm API chuẩn cho phép các ứng dụng có thể gởi hay nhận thông tin từ server. NetBIOS Interface còn thực hiện chức năng NetBIOS trên TCP/IP.  NetBIOS Management Bao gồm những chức năng sau . Ðăng ký và hủy tên: cho phép các máy có thể đăng ký một tên nhận dạng trên mạng và sau đó xóa đi khi thoát khỏi mạng . Phân giải tên (Name Resolution): khi có một chương trình NetBIOS muốn giao tiếp với một chương trình NetBIOS khác, thì địa chỉ IP của chương trình này phải được phân giải thành NETBIOS name, NETBIOS trên TCP/IP sẽ thực hiện chức năng này. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  46. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 47  NetBIOS Datagram Quản lý cách truyền các datagram theo liên kết không định hướng. Các datagram có thể truyền cho một người hay một nhóm người nào đó sử dụng cơ chế NetBIOS Name.  NetBIOS Session Quản lý cách truyền các datagram theo liên kết có định hướng và theo thứ tự có độ tin cậy cao. Nó sử dụng giao thức TCP để thành lập một liên kết và kết thúc khi cần thiết. Xem hình vẽ (Hình 4.4) Hình 4.4 Cơ chế NETBIOS 4.4.5 NetBEUI Là giao thức thích hợp cho các mạng LAN nhỏ từ 10 - 200 máy Nhanh, hiệu qủa, ít tốn vùng nhớ. 4.4.6 NDIS Ðược phát triển bởi Microsoft và 3 COM có các phiên bản như NDIS, NDIS2 và NDIS3. Các phiên bản cũ dùng cho Windows for workgroup, NT 3.5, còn các phiên bản mới dùng cho WinNT 4.0 hay Windows 2000. 4.5 Một số Protocols khác DLC (Data Link Control): dùng để liên kết IBM mainframes và máy in của HP NFS ( Network File System) : là giao thức dùng trên UNIX SNA ( System Network Architecture) dùng trên máy IBM X-windows: tập các giao thức (MIT) dưới dạng Graphic để giao tiếp với người sử dụng trên Unix. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  47. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 48 Câu hỏi ôn tập chương 4 1. Mục nào trong các mục sau không phải là một thuộc tính TCP/IP trong một môi trường định tuyến? a. TCP/IP address b. Subnet mask c. Default gateway d. DNS server 2. Một mạng LAN, trong đó các máy tính được kết nối tới một HUB với cáp xoắn đôi, tốt nhất có thể được mô tả như: a. Một hình trạng star lôgíc b. Một hình trạng bus lôgíc và một hình trạng star vật lý. c. Một hình trạng ring hoặc loop. d. Một hình trạng bus vật lý. 3. Giao thức nào trong các giao thức sau không phải là một giao thức có thể định tuyến? a. FTP b. IP c. NetBEUI d. SMTP 4. Giao thức nào chuyển đổi datagrams mà không có thông tin ACK hoặc truyền đảm bảo? a. TCP b. ASP c. TCP/IP d. UDP 5. Một trong những khác nhau chính giữa NetBEUI và TCP/IP là: a. NetBEUI là định tuyến và TCP/IP là không định tuyến. b. NetBEUI là không định tuyến và TCP/IP là định tuyến. c. NetBEUI thì khó quản lý. d. TCP/IP cấu hình dễ dàng hơn so với NetBEUI. 6. Các yêu cầu tối thiểu cho việc định địa chỉ trong một mạng dựa trên giao thức TCP/IP? a. IP address, Subnet Mask, và default gateway. b. MAC address và subnet mask. c. IP address. d. IP address và subnet mask. 7. Những lợi ích mà TCP có so với UDP? a. TCP cho phép các gói lớn hơn được gửi qua mạng nhờ đó cải tiến hiệu suất ứng dụng. b. TCP có một cơ chế "gửi lại" để ngăn chặn việc mất gói dữ liệu. c. TCP sử dụng một header nhỏ hơn UDP. d. Không phải những điều ở trên. 8. Giao thức nào trong các giao thức giao vận sau được sử dụng cho việc chơi các trò chơi trên Internet? a. TCP b. IPX/SPX. b. NetBEUI d. UDP 9. Giao thức nào được sử dụng để gán các địa chỉ IP tĩnh? a. ARP b. Proxy ARP c. DHCP d. TCP/IP 10. Cái gì được sử dụng trong giao thức để tách host ID khỏi network ID? a. Network address b. Node address. c. Default gateway d. Subnet mask. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  48. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 49 CHƯƠNG 5 - CÁC HÌNH TRẠNG (TOPOLOGIES) CỦA MẠNG CỤC BỘ (LAN) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Kết thúc chương này, sinh viên sẽ có thể:  Nắm được các đặc trưng cơ bản của mạng cục bộ.  Hiểu được các đặc điểm cũng như các ưu và nhược điểm của các hình trạng LAN đơn giản: bus, star và ring, cũng như đặc điểm của các hình trạng LAN hỗn hợp.  Hiểu được ba kỹ thuật chuyển mạch: kênh, thông báo và gói; So sánh ba kỹ thuật chuyển mạch này.  Nắm được nội dung cơ bản hai phương pháp truy xuất đường truyền: CSMA/CD và Token Passing.  Nắm được các yếu tố (cả về lý thuyết và kỹ thuật cơ bản) tạo nên kiến trúc mạng Ethernet và mạng Token Ring 5.1 Các đặc trưng cơ bản của mạng cục bộ (LAN) Trong mục 1.2.3 ở phần đầu tài liệu này, khi phân loại các mạng máy tính dựa trên yếu tố chính là khoảng cách địa lý, ta có các loại mạng như mạng cục bộ (LAN), mạng đô thị (MAN), mạng diện rộng (WAN) và mạng toàn cầu (GAN). Tuy nhiên khoảng cách địa lý giữa các trạm của mạng cũng chỉ là một trong các đặc trưng của mạng cục bộ. Còn có các đặc trưng khác (như tốc độ truyền, tỷ suất lỗi, ) cũng đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu suất và sự phát triển của LAN. Sau đây là một số đặc trưng cơ bản của LAN cho phép phân biệt LAN và các loại mạng khác, đặc biệt là với WAN. 5.1.1 Đặc trưng địa lý Cũng như đã được trình bày trong mục 1.2.3, mạng LAN là mạng được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ (trong một phòng, một toà nhà, hoặc phạm vi của một trường học v.v ) với khoảng cách lớn nhất giữa hai máy tính trạm chỉ trong khoảng vài chục ki-lô-met trở lại. Tuy nhiên giới hạn về khoảng cách này cũng chỉ có tính chất tương đối. Vì vậy, không thể chỉ lấy đặc trưng về địa lý để phân biệt LAN với các loại mạng khác. 5.1.2 Đặc trưng tốc độ truyền Mạng cục bộ có tốc độ truyền thường cao hơn so với mạng diện rộng (WAN). Hiện nay, tốc độ truyền của LAN có thể đạt tới 100 Mb/s. 5.1.3 Đặc trưng độ tin cậy Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  49. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 50 Tỷ suất lỗi (error rate) trên mạng LAN thấp hơn nhiều so với WAN: có thể đạt từ 10-8 đến 10-11. 5.1.4 Đặc trưng quản lý Mạng cục bộ thường là sở hữu riêng của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó (trường học, doanh nghiệp, v.v ) do đó việc quản lý khai thác mạng hoàn toàn tập trung, thống nhất. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mạng, các đặc trưng nói trên cũng chỉ có tính chất tương đối. Sự phân định giữa mạng cục bộ và mạng diện rộng sẽ ngày càng “mờ” hơn. Hình 5.1 cho ta một sơ đồ tóm tắt các vấn đề cần xem xét khi tìm hiểu về mạng cục bộ. Headend Rfmodems Collision Token bus avoidance CATV networks Token ring Thin cable CSMA/CD Baseband Slotted Ring Thick cable Random Register Cable insertion Coaxial Fiber optic Office automation Control Medium Access Twisted pair Campus Application LAN Domain Industry Bus Standard Bodies Ring Star EIA Private ISO Systems ECMA IEEE Hình 5.1 Sơ đồ tóm tắt những vấn đề liên quan đến mạng LAN Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  50. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 51 Những vấn đề liên quan đến đường truyền vật lý (Transmission media) đã được tìm hiểu ở chương 3. Chương này tập trung xem xét về hình trạng (topology) và kỹ thuật truy xuất đường truyền (Medium Access Control) LAN. 5.2 Các hình trạng LAN đơn giản Như đã trình bày trong phần 1.2.4, mạng cục bộ có ba hình trạng đơn giản là bus (đường trục), star (hình sao), và ring (vòng). Sau đây ta sẽ lần lượt tìm hiểu các hình trạng này. 5.2.1 Hình trạng BUS Một hình trạng bus vật lý (còn gọi là hình trạng bus tuyến tính) căn bản sử dụng một đường cáp chung dài gọi là đường xương sống (backborne hay bus). Đường cáp này còn được gọi là đường truyền chính (trunk line) hoặc phân đoạn mạng (network segment). Có những đoạn cáp ngắn được gắn với đường xương sống bằng các đầu nối (tap) để kết nối với các thiết bị mạng (Các tap là những thiết bị cơ khí dùng để phân tách tín hiệu điện hoặc điện từ). Tuy nhiên các hình trạng bus hiện nay chủ yếu gắn các máy tính trực tiếp với đường truyền chính bằng đầu nối chữ T (T-connector). Đường truyền chính được kết thúc (terminate) ở hai đầu bằng các terminator để loại bỏ các tín hiệu trên dây sau khi nó truyền qua mọi thiết bị gắn với bus. Tất cả các nút (bao gồm máy chủ file, các máy trạm, và các thiết bị ngoại vi) được kết nối tới đường truyền chính đó (Hình 5.2). T-connector Terminator Bus Terminator Hình 5.2 Hình trạng BUS vật lý Đa số các hình trạng bus cho phép các tín hiệu điện hoặc điện từ lan truyền theo cả hai hướng  Ưu điểm của hình trạng BUS: Sử dụng các chuẩn đã được thiết lập, cài đặt tương đối dễ dàng. Đòi hỏi đường truyền cáp ít hơn các hình trạng khác. Cách bố trí dây rất đơn giản, dễ mở rộng và tin cậy.  Nhược điểm của hình trạng BUS: Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  51. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 52 Khó khăn trong việc cấu hình lại, đặc biệt khi khoảng cách và số các đầu nối vượt quá mức tối đa cho phép. Việc chẩn đoán và cô lập các lỗi khó khăn. Mạng sẽ không hoạ t động (down) khi có lỗi hoặc đứt cáp. 5.2.2 Hình trạng STAR Mạng ở dạng hình sao có một bộ xử lý trung tâm (HUB) – còn gọi là bộ chuyển tiếp nhiều cổng (multiport repeater) hay bộ tập trung (concentrator) mà tất cả các nút (máy chủ file, các máy trạm, và các thiết bị ngoại vi) gắn với nó qua đường cáp (Hình 5.3). Các mạng hình sao có thể được lồng trong các mạng hình sao khác để tạo thành mạng hình cây hoặc mạng phân cấp HUB Hình 5.3 Hình trạng STAR với HUB ở trung tâm Dữ liệu trên mạng STAR truyền qua HUB trước khi tiếp tục tới đích. HUB quản lý và điều khiển tất cả các chức năng của mạng. HUB cũng hoạt động như một bộ chuyển tiếp luồng dữ liệu. Nó được sử dụng trong các mạng ARCnet, Token Ring, FDDI (Fiber Distributed Data Interface) và các mạng cục bộ 10BaseT với cáp xoắn đôi, cáp đồng trục hoặc cáp sợi quang. Những ví dụ điển hình của hình trạng STAR là các kiến trúc mainframe và minicomputer, trong đó máy chủ (host) là một bộ chuyển mạch (switch) tập trung. Trong mạng hình sao, nếu một cáp bị đứt, nó chỉ ảnh hưởng tới nút (máy trạm) nối tới HUB bằng cáp đó. Tuy nhiên nếu HUB bị hư thì toàn bộ phân đoạn mạng kết nối tới HUB đó sẽ ngừng hoạt động. Đa số các mạng cục bộ Ethernet hiện nay đều sử dụng hình trạng STAR vì khả năng mở rộng và dễ dàng kết nối với các mạng khác. Chúng cũng dễ dàng cô lập các lỗi xảy ra với cáp mạng. Nhiều mạng bus và ring cũ cũng được nâng cấp để chuyển sang mạng hình sao.  Ưu điểm của hình trạng STAR: Dễ cài đặt và cấu hình lại. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  52. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 53 Dễ giải quyết các sự cố. Lỗi đường truyền tự động cô lập phân đoạn mạng bị lỗi. Không cần phải ngắt mạng khi cần kết nối thêm hoặc tháo bỏ bớt các thiết bị mạng.  Nhược điểm của hình trạng STAR: Đòi hỏi nhiều cáp hơn các hình trạng khác. Việc tồn tại một HUB tập trung (hoặc concentrator) đồng nghĩa với việc tồn tại khả năng ngừng hoạt động của toàn phân đoạn mạng khi HUB đó có sự cố. 5.2.3 Hình trạng RING Một hình trạng RING vật lý là một hình trạng vòng (vòng kín liên kết điểm-điểm). Mỗi thiết bị kết nối trực tiếp tới vòng hoặc gián tiếp qua một thiết bị giao tiếp và cáp. Mỗi thiết bị hoạt động như một bộ chuyển tiếp (repeater), khuếch đại tín hiệu giữa các máy trạm. data repeater Hình 5.4 Hình trạng RING Các tín hiệu điện hoặc điện từ được truyền từ thiết bị này tới thiết bị khác chỉ theo một hướng. Mỗi thiết bị kết hợp một thiết bị nhận ở cáp đến (receiver) và một thiết bị phát (transmitter) ở cáp đi. Các tín hiệu được lặp lại và tái sinh ở mỗi thiết bị sao cho sự suy hao là nhỏ nhất. Một ví dụ sử dụng hình trạng vòng là mạng cục bộ Token Ring. Loại mạng vòng này sử dụng việc truyền thẻ bài (token passing) để cho phép từng máy tính gửi dữ liệu trên mạng. Một thẻ bài (token) là một gói dữ liệu nhỏ (3 byte) cho phép các nút truy xuất mạng. Nút (máy tính) gửi phải lấy thẻ bài và bổ sung thông tin địa chỉ, thông tin điều khiển riêng cùng với dữ liệu để hình thành một frame dữ liệu. Sau đó frame này được truyền trên mạng tới nút kế tiếp trong vòng. Nếu frame Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  53. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 54 dữ liệu không phải dành cho nút kế tiếp thì nút này tái sinh lại tín hiệu và truyền tiếp nó trên mạng. Quá trình này tiếp tục cho đến khi nút nhận lấy được frame dữ liệu. Sau khi nhận được frame dữ liệu, nút nhận đáp lại nút gửi ban đầu bằng cách phát ra một đáp ứng truyền trên mạng cũng ở dạng một frame dữ liệu. Frame này di chuyển quanh mạng theo cùng hướng trước đây cho đến khi nó chạm tới nút gửi ban đầu. Khi đó frame này sẽ bị loại bỏ khỏi mạng, và một thẻ bài mới lại được sinh ra và truyền trên dây để cho một nút khác nhận nó, tạo frame dữ liệu và truyền tiếp v.v . Quá trình này đảm bảo là ở bất kỳ thời điểm nào chỉ có thể có một nút truyền dữ liệu trên mạng .  Ưu điểm của hình trạng RING: Các lỗi về cáp xác định dễ dàng Vòng đôi (Dual loop ring) có thể chống lỗi tốt.  Nhược điểm của hình trạng RING: Việc cài đặt, thay đổi và cấu hình lại khó khăn hơn hình trạng bus. Lỗi về đường truyền trên các vòng đơn làm ngừng hoàn toàn hoạt động của mạng. Các đầu nối khá đắt, đặc biệt là các đầu nối IBM (IBM connectors). 5.3 Các hình trạng LAN hỗn hợp 5.3.1 Star-Wired Ring Một mạng hình trạng star-wired ring sử dụng cách sắp xếp vật lý của mạng hình sao, nhưng tích hợp phương pháp truyền thẻ bài (token passing). Dữ liệu được gửi quanh star theo một vòng khép kín. Điều này cho phép cơ chế chống lỗi tốt hơn mạng star và bổ sung thêm tính tin cậy của việc truyền thẻ bài. Những mạng vòng hiện nay thường sử dụng hình trạng hỗn hợp này. Trong hình 5.5 dưới đây, các đường nối liền nét đậm biểu diễn cáp vật lý kết nối hub và các trạm theo hình trạng STAR, trong khi các đường không liền nét biểu diễn vòng luận lý của hình trạng RING. Hình 5.5 Hình trạng mạng cục bộ Star-wired Ring Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  54. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 55 5.3.2 Star-Wired Bus Một hình trạng star-wired bus là một dạng khác của hình trạng hỗn hợp. Các nhóm máy tính trạm được kết nối tới hub theo dạng hình sao, sau đó các hub được kết nối với nhau qua đường trục đơn (single bus). Điều này cho phép liên kết dễ dàng các phân đọan mạng khác nhau và thường được sử dụng trong các mạng Ethernet và Fast Ethernet. Hình 5.6 Hình trạng mạng cục bộ Star-wired Bus 5.3.3 Daisy-Chained Một mạng hình dạng vòng hoa cúc (daisy chain) thì tương tự như hình trạng star-wired bus. Các mạng sử dụng hình trạng star-wired bus hoặc star-wired ring có thể kết nối với nhau để hình thành một chuỗi vòng hoa phức tạp hơn. Đây là một kỹ thuật đơn giản mở rộng mạng LAN với chi phí bổ sung ít. Các quản trị mạng nên nhớ rằng, những hình trạng mạng đơn giản như Ethernet bị hạn chế về số phân đoạn có thể kết nối mà không bị mất tính toàn vẹn dữ liệu. Mặc dù về mặt vật lý rất dễ dàng mở rộng mạng, nhưng nếu chúng ta vượt quá số phân đoạn xác định, mạng của ta sẽ có lỗi. Hình 5.7 Một Daisy-chain có hai mạng cục bộ Star-wired Bus Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  55. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 56 5.4 Các hệ thống giao vận mạng Modem Hub Repeater Bridge Router Hình 5.8 Minh hoạ việc kết nối các thiết bị của mạng LAN (Hub, Repeater, Bridge, Router, Modem v.v .). Hai hệ thống giao vận mạng phổ biến nhất là Ethernet và Token Ring. Những khái niệm cơ bản mà cả hai hình trạng lôgíc này sử dụng được trình bày ở phần dưới đây. 5.4.1 Kỹ thuật chuyển mạch (Switching) Kỹ thuật chuyển mạch là một thành phần của hình trạng lôgíc mạng mà nó xác định cách thức các kết nối được tạo ra giữa các nút (hoặc trạm) trên mạng. Có ba kiểu chuyển mạch: chuyển mạch kênh (circuit switching); chuyển mạch thông báo (message switching); và chuyển mạch gói (packet switching). Mọi hệ thống giao vận mạng đều dựa trên một trong ba kiểu phương pháp chuyển mạch này. Nội dung về các kỹ thuật chuyển mạch này có thể xem lại ở mục 1.2.3. Phần tiếp theo chỉ trình bày những nét khái quát về các kỹ thuật này. 1) Kỹ thuật chuyển mạch kênh (Circuit Switching) Trong kỹ thuật chuyển mạch kênh, một kết nối được thiết lập giữa hai nút mạng trước khi chúng khởi tạo việc truyền dữ liệu. Một tổng băng thông được dành riêng cho kết nối này và vẫn tiếp tục duy trì cho tới khi một trong hai thực thể kết thúc giao tiếp. Một khi kênh giao tiếp được thiết lập, toàn bộ dữ liệu sẽ tiếp tục đi theo cùng một con đường từ nút gửi tới nút nhận. Kiểu chuyển mạch này không hiệu quả vì nó chiếm dụng băng thông cho trong suốt khoảng thời gian các nút kết nối. 2) Kỹ thuật chuyển mạch thông báo (Message Switching) Kỹ thuật chuyển mạch thông báo và kỹ thuật chuyển mạch kênh có chung một đặc điểm là dữ liệu (toàn bộ thông báo) luôn luôn đi theo cùng một Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  56. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 57 đường. Tuy nhiên chuyển mạch thông báo không duy trì một kết nối liên tục. Khi một kết nối được tạo ra giữa hai thiết bị, dữ liệu được truyền tới thiết bị thứ hai, sau đó kết nối bị huỷ bỏ. Tiếp theo một kết nối được thiết lập giữa thiết bị thứ hai và thiết bị thứ ba. Một khi dữ liệu đã được truyền tới thiết bị thứ ba, kết nối đó được giải phóng. Quá trình cứ thế tiếp diễn cho đến khi dữ liệu tới đích cuối cùng. Kiểu chuyển mạch này sử dụng chương trình lưu trữ và đẩy tới (store and forward). Dữ liệu được đẩy đi từ một thiết bị này tới thiết bị kế tiếp, lưu trữ tại đó trước khi được đẩy tới thiết bị thứ ba. Kỹ thuật chuyển mạch thông báo đòi hỏi bộ nhớ lưu trữ tạm thời cao và những phí tổn xử lý tại các nút trung gian. 3) Kỹ thuật chuyển mạch gói (Packet Switching) Như đã trình bày trong mục 1.2.3, kỹ thuật chuyển mạch gói ngắt dữ liệu thành những khối dữ liệu nhỏ, kích thước của nó có thể quản lý được - những khối này được gọi là các gói (packet) - trước khi chúng được truyền ngang qua mạng. Mỗi một gói có thể có con đường riêng qua mạng để tới đích cuối cùng của nó vì mỗi gói có cả hai địa chỉ nguồn và địa chỉ đích. Nói một cách khác, mỗi gói có thể tìm được kênh nhanh nhất tới đích ở bất kỳ thời điểm nào. Nút đích trên mạng chuyển mạch gói nhận các gói và hợp nhất chúng lại theo đúng trình tự ban đầu dựa trên thông tin điều khiển bên trong gói. Kỹ thuật này tạo ra những phí tổn, mà nó không thích hợp cho việc truyền hình ảnh và âm thanh. Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật chuyển mạch gói là không tồn tại một con đường cố định trong khi dữ liệu được gửi từ một nút này tới nút kia và không đòi hỏi việc xử lý bởi các thiết bị trên đường truyền. Kỹ thuật chuyển mạch gói được sử dụng trong các mạng Ethernet, FDDI và Frame Relay. 5.4.2 Đa truy nhập có cảm nhận sóng mang / Phát hiện xung đột (Carrier Sense Multiple Access / Collision Detection - CSMA/CD) Các hệ thống tranh chấp hoạt động dựa trên nguyên tắc: việc truy xuất đường truyền được thực hiện trên cơ sở thực thể nào chiếm dụng đường truyền đầu tiên sẽ được quyền truyền dữ liệu. Trước khi một trạm Ethernet truyền dữ liệu, nó lắng nghe kênh truyền có ở trạng thái tích cực hay không. Giao thức Ethernet thường được mô tả như giao thức “lắng nghe trước khi truyền” (“listen before talking”). Một kênh truyền được gọi là tích cực (activity), nếu như có bất kỳ tín hiệu đang được truyền bởi một trạm Ethernet nào đó. Sự xuất hiện của một tín hiệu truyền được gọi là sóng mang (carrier). Mỗi trạm có thể cảm nhận sự có mặt của một sóng mang. Nếu một trạm phát hiện kênh truyền đang ở trạng thái bận (trạng thái tích cực), trạm đó không thực hiện việc truyền dữ liệu. Sau khi bit cuối cùng của frame truyền qua, tầng Ethernet Data Link tiếp tục chờ tối thiểu 9,6 mili giây để tạo ra khoảng cách giữa các frame. Ở cuối thời điểm này, nếu một frame dữ liệu đang chờ để được truyền và nếu kênh truyền rảnh, quá trình truyền được khởi tạo. Nếu trạm không có dữ liệu để truyền, nó lại tiếp tục quá trình cảm nhận sóng mang (“Listen Before Talk” - LBT). Khoảng cách giữa các frame cung cấp thời gian hồi phục (recovery time) cho các trạm Ethernet khác. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  57. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 58 Nếu một trạm vẫn cố truyền dữ liệu khi kênh truyền đang ở trạng thái bận, sự đụng độ (collision) xảy ra và kết quả là dữ liệu không đến được trạm đích hoặc nếu có đến thì cũng bị sai lệch. Nếu kênh truyền ở trạng thái rảnh (không một sóng mang nào được phát hiện), trạm đang lắng nghe có quyền truyền dữ liệu. Vì có nhiều trạm được kết nối tới kênh Ethernet sử dụng cơ chế cảm nhận sóng mang nên hệ thống này được gọi là đa truy nhập có cảm nhận sóng mang (Carrier Sense with Multiple Access - CSMA). Một sự đụng độ cũng sẽ sẽ xảy ra nếu hai trạm quyết định truyền dữ liệu ở cùng một thời điểm mà kênh truyền không ở trạng thái tích cực. Những đụng độ xảy ra trong suốt quá trình hoạt động bình thường của mạng cục bộ Ethernet vì các trạm truyền dữ liệu chỉ dựa vào một sự kiện duy nhất: có tồn tại một sóng mang trên kênh truyền hay không. Các trạm Ethernet giảm thiểu sự đụng độ bằng cách phát hiện những đụng độ khi chúng xảy ra. Vì thế thuật ngữ CSMA/CD mô tả cơ chế truy xuất đường truyền Ethernet, trong đó CD là viết tắt của Collision Detect (phát hiện xung đột). Cơ chế phát hiện xung đột này được gọi là “nghe trong khi nói” (“Listen While Talk” – LWT). Khi xảy ra xung đột các trạm (đang truyền dữ liệu ) ngừng việc truyền dữ liệu. Trạm đầu tiên phát hiện ra xung đột sẽ gửi một tín hiệu sóng mang đặc biệt tới tất cả các trạm kết nối tới mạng để cảnh báo sự kiện xung đột này. Sau khi một xung đột xảy ra, tất cả các trạm chờ đợi trong một thời đoạn ngẫu nhiên nào đó. Việc truyền chỉ xảy ra sau khi kết thúc thời đoạn này. Việc xử lý độ trễ truyền dẫn trước khi truyền có thể giảm đi những xung đột. Vì thế Ethernet không thích hợp cho các ứng dụng thời gian thực. Giản đồ sau đây minh họa quá trình CSMA/CD. Các trạm lắng nghe Ngừng truyền, gửi tín hiệu đường truyền cảnh báo, tiếp tục chờ Yes Yes Đường Phát hiện truyền Truyền dữ liệu xung rảnh? đột? No No Tiếp tục chờ Quá trình truyền dữ liệu được thực hiện Hình 5.9 Quá trình CSMA/CD Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4
  58. Giáo trình Mạng Máy Tính Trang 59 5.5 Kiến trúc Ethernet Sự mô tả về mạng Ethernet được xác định trong chuẩn IEEE 802.3. Về giao thức, mạng này sử dụng phương pháp CSMA/CD để truy xuất đường truyền. Hình trạng chính của Ethernet là đường trục bus tuyến tính, tuy nhiên mỗi thành phần của nó có thể là hình trạng star. (Star-wired bus) 5.5.1 Các loại cáp mạng Ethernet Ethernet có thể hoạt động trên ba loại cáp khác nhau, mỗi loại có những hạn chế, yêu cầu và các thành phần riêng. Mạng Ethernet chủ yếu sử dụng cáp Ethernet chuẩn (Thicknet) và cáp Ethernet mảnh (Thinnet). Chi tiết về các loại cáp này xem lại phần Coaxial cable của chương 3. Ngoài hai loại chính trên, hiện nay trong các mạng cục bộ Ethernet còn sử dụng loại cáp xoắn đôi không bọc kim loại (unshielded twisted-pair – UTP). Chi tiết về loại cáp này xem lại phần Twisted Pair Cable của chương 3. Chuẩn Ethernet IEEE 802.3 mô tả ba loại cáp sử dụng trong mạng Ethernet là 10Base2, 10Base5 và 10Base-T (xem lại chương 3). Mạng Ethernet là một lựa chọn tốt cho các mạng có lưu lượng đôi khi thay đổi mạnh. Mạng Ethernet không thích hợp cho các kiến trúc mạng cục bộ có yêu cầu tải ổn định. Một ưu điểm của mạng Ethernet là khả năng sử dụng các giao thức khác, đặc biệt là giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Chính điều này làm cho mạng Ethernet dễ dàng cho việc truy xuất các minicomputer và các trạm công suất cao. Mạng Ethernet cũng là một chọn lựa tốt cho các mạng trong môi trường kỹ thuật, vì các nút trong môi trường này thường là các trạm cài đặt hệ điều hành UNIX sử dụng giao thức TCP/IP. 5.5.2 Phân đoạn mạng Ethernet Một mạng Ethernet bao gồm các nút gắn tới đường trục bus của nó ở những cự ly khác nhau. Đường trục bus này thực sự là cáp chính dài của mạng Ethernet. Phần cáp chính này và các nút gắn tới nó được gọi là phân đoạn mạng Ethernet (Ethernet trunk segment). Đa số các mạng Ethernet không thực thi một cáp dài. Thông thường cáp phân đoạn mạng được chia thành một dãy các cáp được kết nối qua các bộ chuyển tiếp(repater), cầu (bridge) và các bộ tìm đường (router). Bảng ở phần 5.5.3 và 5.5.4 dưới đây là những mô tả chuẩn IEEE 802.3, trong đó cáp phân đoạn được giới hạn trong khoảng cách có thể truyền một tín hiệu. Cáp phân đoạn có chiều dài cực đại và bị hạn chế số nút có thể gắn tới nó. Phân đoạn mạng có thể được chia thành các đơn vị nhỏ hơn bằng việc sử dụng các đầu nối (connector). Phân đoạn mạng cáp đồng trục dày có chiều dài tối đa 500 mét (1640 feet) và có thể có tối đa 100 nút. Phân đoạn mạng cáp đồng trục mảnh có chiều dài tối đa 185 mét (607 feet) và có thể gắn tối đa 30 nút. Tổ Bộ môn HTMT – Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4