Giáo trình môn Giáo dục thể chất (Phần 2) (Dùng cho đào tạo các lớp Cao đẳng)

pdf 47 trang Gia Huy 17/05/2022 1870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Giáo dục thể chất (Phần 2) (Dùng cho đào tạo các lớp Cao đẳng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_giao_duc_the_chat_phan_2_dung_cho_dao_tao_cac.pdf

Nội dung text: Giáo trình môn Giáo dục thể chất (Phần 2) (Dùng cho đào tạo các lớp Cao đẳng)

  1. Chuyên đề 3: MÔN BONG CHUYÊN 1. Tác dụng của môn Bóng chuyền Sự đa dạng của các kỹ năng - kỹ xảo vận động và hành động thi đấu khác nhau trong bóng chuyền không chỉ về cường độ dùng sức mà cả về cấu trúc phối hợp sẽ tạo điều kiện phát triển các tố chất thể lực của con người như: Sức nhanh, mạnh, sức bền, mềm dẻo và tính khéo léo trong những động tác phối hợp hài hoà. 2. Các động tác kỹ thuật 2.1. Tư thế cơ bản, các bước di chuyển 2.1.1. Tư thế cơ bản Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, các vận động viên luôn luôn phải thực hiện nhiều tư thế khác nhau, các tư thế ấy có thể phân chia thành 2 loại chính: Tư thế chuẩn bị và tư thế đánh bóng a) Tư thế chuẩn bị Là tư thế đứng của đấu thủ trên sân thuận lợi, hợp lý nhất để quan sát, phán đoán tốt, di chuyển kịp thời theo mọi hướng tới vị trí cần thiết để đón đánh bóng. Mục đích của tư thế này là tạo điều kiện tốt nhất để sẳn sàng di chuyển. Để có được tư thế tối ưu, diện tích chân chạm sân tương đối nhỏ, chân hơi khuỵu khớp gối, tạo thuận lợi cho thực hiện việc dùng chân nhanh chóng bật khỏi điểm tì, chuyển trọng tâm cơ thể ra ngoài giới hạn điểm chống tì và nhanh chóng di chuyển theo hướng bất kỳ nào đó. Căn cứ vào mức độ hạ thấp trọng tâm cơ thể (chủ yếu ở mức độ khuỵu gối) để có các tư thế chuẩn bị khác nhau: Tư thế chuẩn bị thấp, tư thế chuẩn bị trung bình, tư thế chuẩn bị cao. Tư thế chuẩn bị thấp: Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, tư thế chuẩn bị thấp thường được dùng khi phòng thủ ở hàng dưới hoặc lúc yểm hộ cho đồng đội hay đỡ những đường bóng ở tầm thấp. Yếu lĩnh động tác: Hai chân đứng mở rộng hơn vai, hai gối khuỵu thấp, đùi và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 900 (tư thế ngồi xổm). Trọng lượng cơ thể dồn phần lớn lên chân sau (chân trụ), bụng hóp lại. Tư thế chuẩn bị trung bình: Tư thế này thường được vận dụng khi đỡ phát bóng và là tư thế cơ bản được vận dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền vì ở tư thế này người tập có thể di chuyển nhanh nhất. Yếu lĩnh động tác: Hai chân mở rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau khoảng nữa bước (chân nào trước là tuỳ thuộc vào vị trí đứng trên sân), đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng 900- 1200. Tư thế chuẩn bị cao: Tư thế này thường được áp dụng nhiều trong trường hợp người tập đứng sát lưới để chuẩn bị chuyền hoặc chắn bóng. Yếu lĩnh động tác: Giống như ở tư thế chuẩn bị trung bình nhưng có khác là ở tư thế này hai gối ít khuỵu hơn và thân người gần như thẳng đứng, đùi và cẳng chân tạo thành góc trong khoảng 1200 - 1450. Khi ở tư thế chuẩn bị, người tập có thể đứng yên tại chổ, chuyển động tại chổ nhẹ nhàng hoặc di chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia, hoặc nhún nhảy tại chỗ bằng hai chân để sẵn sàng di chuyển theo các hướng khác nhau. Người tập ở tư thế động thì thực hiện các động tác di chuyển nhanh hơn khi ở tư thế tĩnh. Không phụ thuộc vào các tư thế đứng, chuyển động sang các phía: Về trước - sang trái - sang phải - ra sau. Tư thế đứng hợp lý hơn cả là tư thế cơ bản (tư thế động và tư thế tĩnh). 68
  2. b) Tư thế đánh bóng Được hình thành sau khi di chuyển đến bóng hoặc ngay từ tư thế chuẩn bị sang tư thế đánh bóng. Tư thế đánh bóng tùy vào đặc điểm kỹ thuật động tác: Chuyền bóng cao tay, chuyền bóng thấp tay, đập bóng, chắn bóng. Độ cao của tư thế đánh bóng biểu hiện ở mức độ khuỵu gối và được chia làm 3 loại: Cao, trung bình, thấp. Tùy theo đặc điểm, tính chất đường bóng cũng như mục đích, yêu cầu kỹ thuật, chiến thuật, tình huống để lựa chọn tư thế đánh bóng cho thích hợp. Hình 53 - Hình tư thế đánh bóng 2.1.2. Các bước di chuyển Di chuyển trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền là phương pháp di chuyển của đấu thủ từ vị trí này đến vị trí khác, là khâu trung gian nối liền giữa tư thế chuẩn bị và tư thế đánh bóng. Di chuyển trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền có các cách sau: Đi, chạy, nhảy, lăn ngã. a) Đi (bước) có các loại bước: Bước thường: Được vận dụng nhiều khi bóng đến có tốc độ chậm, cự li không xa. Quá trình thực hiện thân người gần giống như tư thế đánh bóng, mắt theo dõi bóng, tay co tự nhiên ở thắt lưng. Kết thúc giai đoạn di chuyển cũng là lúc tư thế đánh bóng được thực hiện. Bước lướt: Là phương pháp di chuyển một hay nhiều bước liền nhau. Di chuyển bằng bước lướt thì chân ở phía di chuyển về hướng cần thiết phải di động ra trước, chân kia bước tiếp theo, duy trì tư thế cơ bản. Có thể thực hiện nhiều bước liên tục chân nọ kế tiếp chân kia cho đến khi dừng lại trở về tư thế đánh bóng. Quá trình thực hiện động tác không thay đổi độ cao trọng tâm. Người ở tư thế tự nhiên, hai chân khuỵu, hai tay co tự nhiên, mắt theo dõi bóng, không căng cơ. Bước nhảy: Là phương pháp di chuyển có giai đoạn hai chân rời mặt đất, tuy là bước nhảy, nhưng trọng tâm cơ thể chỉ nâng lên ở mức độ cần thiết đủ để tạo cho bước nhảy được dài thêm. Khi thực hiện bước nhảy, chân bước trước co và nâng cao đùi, chân bước sau đạp đất bật nhanh, khớp gối đẩy cơ thể chuyển động theo hướng di chuyển hơi chếch lên cao. Lúc này chân bước trước duỗi vươn dài về hướng cần tới, hai chân rời mặt đất. Đánh bóng xong, chân sau co tự nhiên, chân trước chạm đất bằng mũi bàn chân, chân trước chạm đất chủ yếu bằng gót chân. Khi hai chân chạm đất cũng là lúc tư thế đánh bóng được thực hiện. Bước nhảy thường vận dụng trong các trường hợp sau: 69
  3. - Khi khoảng cách giữa người và bóng không xa nhưng lớn hơn bước di chuyển; - Khi không kịp sử dụng các bước di động khác. Bước chéo: Là phương pháp di chuyển hai chân bước chéo nhau. Muốn di chuyển sang trái thì chân phải bước qua chân trái rồi chân trái bước tiếp, trọng tâm cơ thể chuyển nhanh sang chân vừa bước. Bước chéo có bước chéo trước và bước chéo sau, sử dụng trong tấn công hay phòng thủ với cự ly di chuyển không xa. Bước xoạc: Dài hơn bước thường. Khi thực hiện, chân trước bước theo hướng cần di chuyển, khi chân chạm đất thì khuỵu gối nhiều, chân còn lại duỗi tự nhiên hoặc hơi gập một chút ở khớp gối, người ở tư thế sẵn sàng đánh bóng. Bước xoạc được vận dụng khi bóng đến tầm thấp, chủ yếu là bước sang ngang hay bước về phía trước. b) Chạy Đặc điểm của chạy là tăng tốc độ xuất phát, khoảng cách di chuyển ngắn, đột ngột thay đổi hướng và dừng lại. Bước chạy cuối cùng phải dài nhất và được kết thúc bằng động tác hãm lại của chân đưa ra trước. Nó giúp cho người tập có khả năng dừng lại nhanh sau di chuyển hay thay đổi hướng di chuyển. c) Nhảy Trong bóng chuyền có bật nhảy để đập bóng, chắn bóng hoặc bước nhảy. Nhảy để bật xa đỡ bóng phòng thủ. Bật nhảy có nhiều cách. - Bật nhảy bằng hai chân và một chân; - Bật nhảy tại chỗ và có đà. Bước nhảy là bước dài và có giai đoạn bay trên không. Nói cách khác, bước nhảy là sự phối hợp giữa đi và chạy. Di chuyển có thể kết thúc bằng bước nhảy vì như thế cho phép kết thúc việc di chuyển nhanh hơn. d) Lăn ngã Lăn: Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền là các động tác quay để xoay chuyển thân người. Ngã: Là phương pháp di chuyển gồm có: Ngã sấp, ngã ngửa, ngã nghiêng. Ngã được vận dụng nhiều trong phòng thủ như: Cá nhảy, lăn nghiêng cứu bóng, ngã ngửa chuyền bóng. Ngã không chỉ là phương pháp đỡ bóng thuận lợi, nhanh mà còn là biện pháp bảo vệ thân thể khi đỡ bóng.18 2.2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản (chuyền bước 2) Chuyền bóng là một kỹ thuật cơ bản trong thi đấu, chuyền bóng không đơn thuần là kỹ thuật phòng thủ mà nó còn mang tính tấn công, nhất là giữ vai trò chính trong phối hợp tấn công. Trước khi chuyền bóng, người chuyền bóng đứng ở tư thế cơ bản chân trước, chân sau, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước. Nếu đồng đội chuyền bóng đến từ phía trái thì bước chân phải lên trước và ngược lại. Người chuyền bóng khi di chuyển tới vị trí đón bóng bằng bước thường, bước chạy ở đây điều quan trọng là động tác xuất phát phải nhanh, tăng nhanh tốc độ ở một phần ba quãng đường đầu tiên, rời sau đó từ từ dừng lại để chọn vị trí đón bóng để chuyền bóng tới địa chỉ cần thiết. Ở tư thế cơ bản, hai chân hơi khuỵu ở khớp gối (góc gập khớp gối không nhỏ hơn 900). Khi bóng tới gần thì hai chân bắt đầu động tác phối hợp chuyền bóng bằng cách duỗi mạnh khớp gối, đẩy người lên hơi chếch ra phía trước. Sau đó là động tác của hai tay, vươn duỗi mạnh khớp khuỷu để 18 Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn – Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2010 70
  4. tạo hướng tay cơ bản của bóng khi chuyền đi. Hoạt động vươn duỗi tay đẩy bóng được thực hiện nhờ chuyển động thẳng nhờ trục khớp cổ tay so với trục khớp vai. Khi thực hiện động tác đẩy bóng đi, hai chân đạp duỗi mạnh và nhanh chóng kết hợp với hai tay vươn duỗi khớp khuỷu nhưng chậm hơn. Để điều chỉnh hướng bóng, hai lòng bàn tay phải vuông góc với hướng bóng chuyền đi, khi tay chạm đẩy bóng thì bàn tay hơi ưỡn ra sau. Chức năng thực hiện đẩy bóng của các ngón tay cũng khác nhau. Các ngón cái ưỡn ra sau chịu lực hoãn xung chính và cùng với các ngón tay khác bật đẩy bóng theo hướng chuyền. Các ngón trỏ và ngón giữa là bộ phận bật đẩy chính của bàn tay còn các ngón đeo nhẫn và ngón út chỉ giữ phía bên của bóng và điều chỉnh hướng bóng đi. Khi bóng đến trên cao ở phía sau đầu, thì có thể dùng động tác nhảy chuyền bóng. Chạy đà và nhảy chuyền bóng gần giống với đập bóng. Ở thời điểm dừng trên không hai tay đưa lên trên đầu cao hơn chuyền bóng bình thường, hai tay tham gia đẩy bóng tích cực kết hợp với các hoạt động của lưng và chân. Động tác nhảy chuyền chỉ có thể áp dụng khi chuyền bóng nhanh. Hiệu quả tốt nhất của chuyền bóng là bật nhảy ở điểm cao nhất. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản thường được vận dụng ở 3 tư thế chính là: Tư thế thấp, tư thế trung bình và tư thế cao. Chuyền bóng ở tư thế thấp khác với kĩ thuật chuyền bóng ở tư thế trung bình và cao, vì ở tư thế này trọng tâm người chuyền bóng phải thấp hơn và thường áp dụng động tác khuỵu chân về trước hoặc về bên phải hay trái. Chuyền bóng ở tư thế thấp thường áp dụng với đường bóng đến thấp, do đó khi chuyền vai người chuyền phải hơi đưa về sau một chút và chú ý để các ngón tay chạm vào bóng ở phía dưới của quả bóng. Chuyền bóng ở tư thế thấp, nên sự phối hợp và sự hỗ trợ của hai chân khi chuyền rất ít, chỉ hơi duỗi và không có sự phối hợp toàn thân. Vì vậy khi chuyền bóng đi, động tác vươn thẳng của hai tay đẩy bóng đi phải tích cực hơn nhiều so với tư thế khác. Khi chuyền bóng ở tư thế thấp, sau khi chuyền thường kết hợp với ngã trước, sau hoặc sang bên. Khi chuyền bóng bằng hai tay kết hợp với ngã ngửa, người chuyền hầu như ở tư thế ngồi vào chân sau, chuyền xong do mất thăng bằng nên phải ngã người ra sau, mông chạm đất trước, tiếp đến là lưng. Người lúc này co lại, đầu gập vào ngực, chân co lên. Khi chuyền bóng bằng hai tay ở dưới thấp với tư thế ngã nghiêng là khi bóng ở xa phía bên cạnh. Người chuyền di chuyển sang ngang, bước cuối cùng bước dài hơn, trọng tâm dồn vào chân trước và hạ thấp để đảm bảo bóng ở trước mặt trong phạm vi tay khống chế tiếp cận với bóng. Khi chuyền muốn điều chỉnh hướng bóng đi thì dùng bàn chân trụ xoay về hướng định chuyền bóng đi. Hinh 54 - Chuyển bóng cao tay19 2.3. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản (chuyền bước 1) Chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) là kỹ thuật sử dụng cẳng tay, bàn tay dể chuyền bóng đi, diện tiếp xúc giữa tay với bóng rộng nhưng điểm tiếp xúc lại ít hơn chuyền bóng cao tay, do đó hạn chế được 19 Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn – Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2010. 71
  5. phạm lỗi kỹ thuật như dính bóng, hai tiếng. Đệm bóng là kỹ thuật phòng thủ dùng chủ yếu để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng. Đệm bóng trong bóng chuyền có tác dụng: Đỡ được những đường bóng nhanh, mạnh, thấp và khó khi đối phương tấn công sang. Phạm vi khống chế rộng, đỡ được những đường bóng ở xa thân người. Cấu trúc kỹ thuật đơn giản, dễ tiếp thu và thực hiện thuận lợi hơn kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Đệm bóng gồm các kỹ thuật chính: Đệm bằng hai tay; đệm bằng một tay và lăn ngã cứu bóng; dùng thân người, dùng chân đỡ bóng Đệm bóng bằng hai tay là kỹ thuật dùng khi thực hiện bóng đi và hướng bóng đến ở phía trước mặt, gần như cùng quỹ đạo chuyển động nhưng ngược chiều. Tư thế chuẩn bị: Người đứng ở tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng hoặc hơn vai, hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát bóng, thân hơi gập. Khi người tập xác định chính xác được điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp thì hai tay đưa ra đỡ bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề nhau. Đánh bóng: Khi bóng đến ở tầm ngang hông, cách thân người khoảng gần một cánh tay thì thực hiện đánh bóng. Lúc này chân đạp đất, duỗi khớp gối, nâng trọng tâm thân thể và nâng tay. Hai tay được chuyển động từ dưới lên và dùng phần giữa cẳng tay đệm phía dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết. Khi hai tay chạm bóng cũng là lúc gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay, kết hợp với hóp bụng và giữ chắc bả vai với khớp khuỷu. Hai tay thẳng - chắc, hai bàn tay nắm và ép chặt vào nhau, toàn thân hơi lao về trước. Hinh 55 - Đệm bóng20 Nếu bóng đến với lực nhẹ, vừa phải thì kết hợp với đạp chân, nâng nhanh tay để đẩy bóng đi. Nếu bóng đến với tốc độ nhanh, lực mạnh thì hạn chế nâng tay mà ghìm tay để bóng bật đi theo ý muốn. Góc độ đường bóng đi phụ thuộc góc độ tay đệm bóng. Góc của tay đệm bóng là góc tạo bởi mặt phẳng đất và cánh tay đệm bóng. Góc độ của tay đệm bóng còn phụ thuộc góc độ của đường bóng đến. Góc độ bóng đến là góc tạo bởi mặt phẳng mặt đất và đường bóng đến. Nếu góc độ của đường bóng đến nhỏ thì góc độ của tay đệm bóng lớn. Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, trong điều kiện cần vận dụng cụ thể, tuỳ thuộc đặc điểm góc độ của đường bóng đến và độ cao của đường bóng muốn chuyền đi mà quyết định góc độ của tay đệm bóng cho phù hợp. 20 72
  6. Hinh 56 - Dùng thân người, dùng chân đỡ bóng21 2.4. Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt Tư thế chuẩn bị: Đứng mặt hướng vào lưới. Chân phải đặt sau (cùng phía với tay thuận đánh bóng) cách chân trái đặt trước nữa bước, chân trước mũi chân thẳng góc với đường biên ngang, trọng tâm dồn vào chân sau. Tay trái (tay không thuận đánh bóng) cầm bóng đưa về trước bụng. - Tung bóng: Tay trái tung quả bóng lên cao 25 - 30 cm và hơi chếch lên trước một chút. - Vung tay đánh bóng: Cùng lúc tay trái tung bóng, trọng lượng cơ thể chuyển về chân sau, gối hơi khuỵu, tay phải (tay thuận đánh bóng) vung ra sau. Khi đánh bóng tay duỗi thẳng tự nhiên vung từ sau - xuống dưới - ra trước - lên trên theo hướng vuông góc với lưới. Dùng bàn tay đánh vào phần sau, phía dưới và tâm bóng ở tầm ngay thắt lưng. Khi đánh bóng trọng tâm cơ thể chuyển dần từ sau ra trước. Kết thúc động tác đánh bóng, thân người và tay vươn thẳng theo hướng bóng, nhanh chóng bước chân sau lên để giữ thăng bằng và vào sân. Kiểu phát bóng này có đặc điểm là khi phát người tập đứng ở tư thế mặt đối diện lưới, điểm tay tiếp xúc đánh bóng thấp hơn khớp vai. Bóng được tung trước mặt. Tay vung tạo thành mặt phẳng vuông góc với lưới. Tiếp xúc bóng ở tầm ngang thắt lưng. Phát bóng thấp tay nghiêng mình: - Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng hông và vai trái hướng vào lưới (đánh tay phải), hai chân mở rộng bằng hoặc hơn vai, hai bàn chân gần như song song với nhau, trọng tâm dồn đều vào hai chân, tay trái cầm bóng ở tầm ngang thắt lưng. - Tung bóng: Tay trái tung bóng lên cao 40 - 50cm hơi chếch về phía trước mặt. - Vung tay đánh bóng: Lúc tung bóng thân người hơi xoay sang phải, hai chân hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân sau. Tay phải đưa xuống và vung ngang ra sau, tay duỗi tự nhiên vung từ sau ra trước và dùng cùi bàn tay đánh vào phần sau, dưới tâm bóng. Thời điểm tay chạm bóng ở tầm ngang ngực. Khi đánh bóng, trọng tâm cơ thể chuyển sang chân trái, đồng thời xoay thân sang trái, mặt hướng lưới và nhanh chóng bước chân phải lên để giữ thăng bằng và vào sân chuẩn bị thi đấu. Kỹ thuật phát bóng này có đặc điểm là khi phát người tập đứng tư thế chuẩn bị vai hướng lưới, điểm tay đánh vào bóng ở tầm thấp hơn vai. Có hai cách phát bóng thấp tay nghiêng mình: - Cách 1: Vung tay phải xuống dưới ra sau theo mặt phẳng nghiêng so với mặt đất một góc 450, khi tay phải ra sau thì tay hơi hạ thấp xuống, sau đó chuyển động từ sau - sang phải - ra trước đánh vào 21 Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn – Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2010. 73
  7. phần sau phía dưới tâm bóng ở tầm ngang thắt lưng. Bàn tay căng khitiếp xúc với bóng. Khi đánh bóng xong tay phải vươn theo hướng bóng phát và dừng lại. Hinh 57 - Phát bóng thấp tay nghiêng mình22 - Cách 2: Phát bóng thấp tay cao bóng (cây nến) + Đứng tư thế chuẩn bị: Vai trái hướng lưới, hai chân hơi khuỵu để hạ thấp trọng tâm. Tay trái cầm bóng trước mặt. + Tung bóng: Tay trái hơi hạ xuống và tung bóng thẳng lên cao 40 - 50 cm. + Vung tay đánh bóng: Tay đánh bóng từ dưới lên, tiếp xúc bóng là phần cạnh của ngón cái và ngón trỏ, đánh vào phần dưới bóng hơi lệch tâm về phía sau làm cho bóng đi thẳng lên cao chếch vào sân. + Sau khi phát, quay mặt vào lưới, bước nhanh vào sân chuẩn bị thi đấu. Kỹ thuật này ít khi sử dụng. Trường hợp tay trái là tay thuận đánh bóng thì áp dụng ngược tay lại. Hinh 58 - Phát bóng thấp tay nghiêng mình23 22 23 Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn – Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2010. 74
  8. 2.5. Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt - Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng mặt quay vào lưới, chân trái trước mũi chân thẳng góc với đường biên ngang, chân phải sau (chân trước cách chân sau nửa bước) trọng lượng cơ thể dồn đều trên cả hai chân, tay trái cầm bóng ở phía trước. - Tung bóng: Tay trái cầm bóng đưa lên ngang tầm mặt thì tung bóng ở trước mặt lên cao hơn đầu từ 80 - 100cm thẳng lên trên nhưng hơi chếch sang phải (tay đánh bóng). Khi tung bóng người phát cũng có thể hơi khuỵu gối hạ thấp trọng tâm, sau đó vươn thẳng hai chân lên kết hợp với động tác tung bóng nhịp nhàng. Chú ý: Khi tung bóng nếu bóng ở tầm thấp thì đường bóng sẽ không chính xác. - Vung tay đánh bóng: Cùng lúc tay trái tung bóng lên cao, tay phải co lại và chuyển động từ trước – lên cao – ra sau, thân trên ngả về sau, mắt nhìn theo bóng. Khi bóng từ trên rơi xuống tới tầm tay giơ thẳng thì đánh mạnh vào phía sau, phần dưới tâm của bóng bằng bàn tay mở với các ngón tay chụm tự nhiên . Kĩ thuật phát bóng này có đặc điểm là khi phát bóng người ở tư thế cơ bản mặt đối diện với lưới, tay tiếp xúc lúc đánh bóng ở tầm cao. Bóng tung cao hơn đầu khoảng 1-1,5m và hơi chếch về trước, tay phải vung lên trên, hơi gập ở khớp khuỷu và kéo căn ra sau. Góc gập ở khớp khuỷu lớn hơn 900 . Cùng lúc vung tay, vai phải và đầu chuyển động ra sau, vùng ngực và thắt lưng căng. Khi đánh bóng, tay phải duỗi mạnh ở khớp khuỷu, đưa tay vươn lên cao kết hợp với nâng vai và vung tay ra trước đánh bóng (góc nghiêng vươn tay khoảng 800) từ phía sau hơi xuống dưới để bóng chuyển động ra trước – lên cao. Hinh 59 - Phát bóng cao tay trước mặt24 2.6. Kỹ thuật chắn bóng Chắn bóng nhằm mục đích: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đồng đội tấn công, giảm sức uy hiếp của đối phương (không phải mục đích chắn bóng để ăn điểm). Kỹ thuật chắn bóng có 3 giai đoạn: Tư thế chuẩn bị: Sau khi phát bóng xong thì phải sẵn sàng bám sát lưới để chuẩn bị chắn bóng, người tập thường phải đứng cách lưới chừng 0,25m – 0,35m. Trước hết phải quan sát và phát hiện mục tiêu (điểm tấn công), nắm vững đặc điểm đập bóng của đối phương và hướng đập bóng để quyết định vị trí chắn bóng. Phải luôn luôn đứng đối diện với hướng bóng tới, cho nên phải di chuyển dọc theo lưới. Sau khi xác định vị trí giậm nhảy rồi, hai chân đứng song song cách nhau khoảng một bàn chân, hai tay co lên phía trước cao hơn thắt lưng để chuẩn bị nhảy. 24 Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn – Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2010. 75
  9. Nhảy và chắn bóng: Thời gian nhảy phụ thuộc vào tính chất và tầm bóng cao thấp. Bóng cao thì nhảy chậm, bóng thấp thì nhảy sớm. Nhưng nói chung phải nhảy sau người đập một chút, phải quan sát hoạt động tay của đối thủ đập bóng để quyết định nhảy chắn. Thông thường là đứng tại chỗ nhảy lên hoặc nhích lên một bước, hai đầu gối khuỵu xuống, hai cánh tay đưa sát thân người theo bên sườn từ dưới lên lấy đà bật lên cao. Nhảy tới tầm cao nhất, tiếp tục quan sát lần cuối cùng, nhanh chóng đưa hai tay cản đường bóng đập. Tay đưa lên không duỗi hết mức để khi cần thiết có thể chuyển hướng chắn bóng được dễ dàng. Khi chắn bóng bàn tay mở như khi chuyền bóng, hơi ngửa ra phía sau, các ngón tay hơi lên gân để khi bóng chạm tay sẽ bật bổng lên. Hai bàn tay cách nhau chừng nửa quả bóng để bóng không thể lọt qua. Hai cùi tay phải sát mép lưới nếu xa quá, bóng dễ bị lọt xuống theo người. Sau khi chạm bóng, không được gập cổ tay theo, như vậy dễ bị chạm lưới. Rơi xuống đất: Khi chắn bóng xong rơi xuống đất bằng mũi bàn chân và tiếp tục quan sát để đề phòng đối phương tấn công nhưng nếu bóng bật trở lại trong sân mình thì phải nhanh chóng lùi xuống chuẩn bị đập bóng. Hinh 60 - Nhảy và chắn bóng Hinh 61 - Rơi xuống đất25 25 Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn – Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2010. 76
  10. 2.7. Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà Đập bóng là một phương thức tấn công chủ yếu khi thi đấu bóng chuyền. Muốn làm cho chiến thuật biến hoá muôn hình muôn vẻ, một yêu cầu rất lớn đối với mỗi đấu thủ là phải có trình độ kỹ thuật điêu luyện, biết nhiều kiểu đập và đập nhiều hướng khác nhau, trong những tình huống khác nhau. Nhưng muốn đập được nhiều kiểu, nhiều cách, đấu thủ phải có trình độ cơ bản vững vàng với phương pháp đập chủ yếu. Kỹ thuật chắn bóng có 3 giai đoạn: a) Chuẩn bị Tư thế chuẩn bị của kỹ thuật đập bóng: Đứng cách lưới khoảng 2m – 3m (nếu đứng sát lưới thì không có chỗ lấy đà và nhảy lên sẽ bị chạm lưới). Không nên đứng nguyên một chỗ mà nên xê dịch nhẹ để có thể sẵn sàng điều chỉnh bước nhảy và gốc độ chạy lấy đà. Đầu gối hơi chùng, thân người hơi ngã về phía trước trong sân, mắt theo dõi người chuyền bóng. b) Chạy đà Để tạo được cú bật nhảy cao thì lấy đà phải thật chuẩn, thường thì vận động viên sẽ thực hiện 3 bước đà rồi giậm nhảy. Thời gian chạy đà: Đây là bước quan trọng nhất, vì nếu vận động viên chỉ cần lấy đà sớm hoặc chậm hơn một chút thôi thì vận động viên sẽ không thực hiện tốt được pha đập bóng. Chạy đà được thực hiện khi bóng vừa rời khỏi tay người chuyền 2. Lúc này vận động viên phải xác định điểm rơi của bóng thật chuẩn và thực hiện 3 bước chạy đà tới vị trí đó. Góc độ của đường lấy đà (so với lưới) phụ thuộc vào khả năng người đập, người đập giỏi có thể lấy đà với góc độ lớn hơn, có khi thẳng góc với lưới (900). Nếu đập kém hoặc mới tập mà chạy góc độ lớn thì người sẽ chạm vào lưới, và đường bóng đập dễ bị chắn cho nên góc độ lấy đà (so với lưới) thông thường từ 350 – 500; với người mới tập thì trung bình 450. Ở bước đà cuối cùng, chân sau của vận động viên thu chụm về bằng chân trước và thực hiện giậm nhảy bằng cả 2 chân. Giậm nhảy: Sau khi kết thúc bước chạy đà, phải làm thế nào để khi nhảy lên có thể đập bóng ở tầm trước mặt. Gót chân ở bước cuối cùng vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau, thân người vẫn ngả về phía trước, thì khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên. Muốn bật được cao phải dùng sức bật từ mũi bàn chân lên đầu gối, tới khớp hông và. Đồng thời phải phối hợp đánh tay, tức là trước khi giậm nhảy, đánh mạnh hai tay ra phía sau, khi chân đã khuỵu hết mức thì hai tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân. Khi bật lên đến điểm cao nhất thì tay đã ở tư thế sẵn sàng đập bóng. Nhảy và đập: Bóng nâng cao hay thấp tuỳ theo quả đập cao, trung bình hay thấp. Những điểm chạm bóng vẫn phải ở tầm cao nhất cho nên bất cứ đập kiểu nào cũng phải nhảy thật cao. Rơi xuống: Sau khi đập xong, muốn cho người rơi xuống không bị mất thăng bằng, chạm lưới hay vượt qua vạch giữa thì phải thả lỏng các bắp thịt, rơi xuống bằng mũi bàn chân, hai bàn chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu. – Đặc biệt chú ý khi rơi xuống không được lao người về phía trước theo hướng đập bóng, nếu không vận động viên sẽ bị chạm chân sang sân đối phương và lập tức mất điểm. Cố gắng giữ hông lại và rơi xuống theo phương thẳng đứng. 77
  11. Hinh 62 - Nhảy và đập c) Những điều cần chú ý khi đập bóng nâng xa hay gần lưới Khi bóng nâng xa lưới: Điểm giậm nhảy phải ở sâu trong tầm bóng, để người gần bóng hơn, thân người ngả ra sau nhiều hơn bật mạnh về phía trước để tăng thêm sức mạnh đập bóng. Phải gập bụng trước gập tay. Khi gập bụng không được cúi xuống, mà chỉ co mạnh các bắp thịt bụng, cánh tay khi hạ xuống theo đà bóng phải ngừng lại một chút, như vậy bóng ít va vào lưới. Khi bóng nâng gần lưới: Góc độ đường lấy đà phải thu hẹp lại. Khi đập bóng chủ yếu phải dùng sức cánh tay trước và cổ tay, gập bụng rất ít. Như vậy mới tránh được lỗi chạm lưới.26 3. Một số quy định của Luật Bóng chuyền (Quyết định số 488/QĐ-UBTDTT ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng – Chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao ban hành Luật bóng chuyền) 3.1. Đội bóng - Một đội gồm tối đa 12 vận động viên (6 vận động viên thi đâu và 6 vận động viên dự bị), 1 huấn luyện viên trưởng, 1 huấn luyện viên phó, một săn sóc viên và một bác sĩ. - Chỉ các vận động viên đã đăng ký trong biên bản thi đấu mới được phép vào sân và thi đấu. Khi huấn luyện viên và đội trưởng đã ký vào biên bản thi đấu thì không được thay đổi thành phần đăng ký của đội nữa 3.2. Thể thức thi đấu - Được một điểm khi: + Bóng chạm sân đối phương; + Do đội đối phương phạm lỗi; + Đội đối phương bị phạt. - Phạm lỗi: Khi một đội có hành động đánh bóng sai luật hoặc phạm luật bằng hành động nào khác thì trọng tài thổi còi phạm lỗi, xét mức phạm lỗi và quyết định phạt theo luật. + Nếu hai hay nhiều lỗi xảy ra liên tiếp thì chỉ tính lỗi đầu tiên. + Nếu hai đội cùng phạm hai hoặc nhiều lỗi thì xử hai đội cùng phạm lỗi. Đánh lại pha bóng đó - Hậu quả của thắng một pha bóng: Một pha bóng là chuỗi các hành động đánh bóng tính từ thời điểm người phát bóng đánh chạm bóng đến khi trọng tài thổi còi "bóng chết" . + Nếu đội phát bóng thắng pha bóng đó thì đội phát bóng được một điểm và tiếp tục phát bóng. 26 Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn – Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2010 78
  12. + Nếu đội đối phương đỡ phát bóng thắng pha bóng đó thì đội đó được một điểm và giành quyền phát bóng. - Thắng một hiệp: Đội thắng một hiệp (trừ hiệp thứ 5 - hiệp quyết thắng) là đội được 25 điểm trước và hơn đội kia ít nhất 2 điểm. Trường hợp hòa 24 - 24, phải đấu tiếp cho đến khi hơn nhau 2 điểm (26 - 24, 27 - 25 ) - Thắng một trận: + Đội thắng một trận là đội thắng 3 hiệp. + Trong trường hợp hòa 2 - 2, hiệp quyết thắng (hiệp 5) đấu đến 15 điểm và đội thắng phải hơn ít nhất 2 điểm. - Bỏ cuộc và đội hình không đủ người đấu: + Nếu một đội sau khi đã được mời đến thuyết phục vẫn từ chối không đấu, đội đó bị tuyên bố bỏ cuộc và bị thua với kết quả toàn trận 0 –3; mỗi hiệp 0 - 25 . + Nếu một đội không có lý do chính đáng để có mặt đúng giờ thi đấu thì bị tuyên bố bỏ cuộc và xử lý kết quả thi đấu bị thua với kết quả toàn trận 0 –3; mỗi hiệp 0 - 25. + Một đội bị tuyên bố không đủ đội hình thi đấu một hiệp hoặc một trận thì bị thua hiệp đó hoặc trận đó. Đội đối phương được thêm đủ số điểm và số hiệp còn thiếu để thắng hiệp trận đó. Đội có đội hình không đủ người đấu bị giữ nguyên số điểm và kết quả các hiệp trước . CÂU HỎI 1. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng, kỹ thuật chính và môt sô quy định trong Luật bóng chuyền mà anh chị đã được học. 79
  13. Chuyên đề 4: MÔN BONG RÔ 1. Tác dụng của môn Bóng rổ Bóng rổ với nhiều động tác tự nhiên đa dạng khác nhau như đi, chạy, dừng, quay người nhảy bắt, ném bóng và đẩy bóng được thực hiện trong điều kiện thi đấu đối kháng giúp củng cố hệ thần kinh, cơ quan vận động, thúc đẩy nhanh sự trao đổi chất và tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống cơ quan trong cơ thể. Tập luyện thi đấu bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động. 2. Các động tác kỹ thuật 2.1. Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị và di chuyển 2.1.1. Cách cầm bóng - Cách cầm bóng phụ thuộc vào việc mà vận động viên muốn làm tiếp theo: chuyền, ném, dẫn bóng; - Luôn cầm bóng với cổ tay để hểnh lên và thư giãn, các ngón tay sẽ điều khiển quả bóng; - Không được để bóng lộ liễu mà phải che chắn; - Trải rộng các ngón tay to nhất có thể; - Cầm bóng thiệt chắc để thời gian bóng tiếp xúc với bàn tay lâu nhất có thể, thời gian bóng ở ngoài tay càng lâu càng để lộ nhiều sơ hở cho đối thủ; - Để cánh tay còn lại trong trạng thái che chắn, mắt luôn nhìn lên quan sát đối thủ và đồng đội chứ không nhìn bóng. 2.1.2. Tư thế chuẩn bị Đứng chân trước, chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp và dồn đều vào 2 chân, 2 gối hơi khuỵu, mắt quan sát hướng chuyền. Hai tay cầm bóng ở 2 bên lùi về nửa sau của bóng, các ngón tay xòe tự nhiên, bóng tiếp xúc vào phần chai tay và các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, bóng để ở phía trước bụng trên. 2.1.3. Di chuyển Di chuyển của vận động viên bóng rổ trên sân là một phần của hệ thống những động tác nhằm giải quyết nhiệm vụ tấn công một cách cụ thể. Nhờ có những động tác này vận động viên có thể chọn vị trí đúng, thoát khỏi sự kèm bám của đối phương để bắt bóng, chuyền bóng, dẫn bóng đồng thời lôi kéo đối phương theo mình để tạo khoảng trống cho đồng đội thực hiện mục đích tấn công của đội. Các động tác di chuyển là cơ sở của kỹ thuật bóng rổ. Để di chuyển trên sân, vận động viên sử dụng các động tác: Đi, chạy, nhảy, dừng và quay người. Đi: Trong thi đấu bóng rổ, động tác đi chỉ để sử dụng khi thay đổi vị trí trong thời gian ngắn hoặc giảm cường độ thi đấu. Khác với đi bộ bình thường, trong bóng rổ khi đi gối hơi co và điều này giúp vận động viên luôn có khả năng tăng tốc bất ngờ. Chạy: Gồm có chạy lùi, chạy nghiêng và chạy biến hướng. Chạy lùi: Trong bóng rổ khi cần quan sát ngược với hướng di chuyển thì người ta sử dụng kỹ thuật chạy lùi. Chạy lùi là phương pháp tốt nhất để nhận những quả bóng từ dưới lên, hoặc chạy lùi trong phòng thủ để quan sát tình hình tấn công của đối phương trên sân. Khi chạy đầu gối hai chân luôn gấp, thân trên hơi ngả về trước, lưng quay về hướng định di chuyển. 80
  14. Chạy nghiêng: Trong thi đấu bóng rổ để dễ quan sát được tình hình trên sân, vận động viên thường sử dụng động tác chạy nghiêng. Khi chạy nghiên động tác chạy như chạy tự nhiên, hai mũi chân luôn hướng về phía di chuyển song thân trên và mặt vẫn quay về phía có bóng để quan sát. Chạy biến hướng: Đang chạy vận động viên đột ngột thay đổi hướng di chuyển nhằm mục đích thoát khỏi người kèm. Khi chạy muốn đổi hướng cần sử dụng chân nghịch với hướng muốn di chuyển đạp xuống đất sau đó cả thân người xoay về hướng đó để di chuyển. Muốn chạy chuyển hướng có kết quả khi có người phòng thủ thì phải dấu được ý định trước khi làm động tác, tốc độ trước khi di chuyển chậm, sau đó chuyển hướng phải nhanh. Nhảy: Trong bóng rổ nhảy được sử dụng như những động tác độc lập và là một phần quan trọng của nhiều động tác kỹ thuật khác. Trong thi đấu các động tác tranh bóng, chuyền bắt bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ đều yêu cầu vận động viên cần có kỹ thuật bật nhảy tốt. Có 2 cách thực hiện kỹ thuật nhảy: Nhảy bằng 2 chân và nhảy bằng 1 chân. Nhảy bằng 2 chân: Động tác này thường được thực hiện khi đứng tại chỗ và được dùng nhiều trong nhảy tranh bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ. Trước khi nhảy, 2 chân khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm sau đó dùng sức mạnh đạp 2 chân từ gót chuyển lên mũi bàn chân vươn mạnh thân đồng thời 2 tay vung từ dưới đưa ra trước – lên trên để thực hiện tranh bóng. Nhảy bằng 1 chân: Thường được thực hiện khi có chạy đà. Để sử dụng tối đa quán tính chạy đà, bước cuối cùng trước khi dậm nhảy cần dài hơn bước trước đó và đặt gót chân chạm đất. Tiếp đó khuỵu gối để hạ thấp trọng tâm và khi bật lên thì đạp mạnh chân từ gót lên mũi, đồng thời 2 tay vung từ thấp lên cao, chân lăng đánh mạnh từ sau ra trước, lên trên để góp phần đẩy cơ thể lên cao. Sau khi bật nhảy lên cao để thực hiện các động tác kỹ thuật vận động viên cần chuẩn bị để có thể tiếp đất nhẹ nhàng bằng việc gập chân để giảm chấn động. Dừng: Là loại động tác được thực hiện đột ngột để thoát khỏi người phòng thủ. Người tấn công đang di chuyển đột nhiên dừng lại để thoát khỏi đối phương khi có bóng trong tầm tay, hoặc để nhận bóng của đồng đội chuyền cho. Có 2 loại dừng: dừng bằng 2 bước và nhảy dừng. Dừng bằng 2 bước: Thường áp dụng khi tốc độ di chuyển nhanh. Khi đang chạy muốn dừng lại bằng 2 bước thì bước thứ nhất đặt gót chân và xoay ra phía ngoài so với hướng chạy, trọng tâm hạ thấp. Bước thứ hai miết bàn chân xuống đất để giảm tốc độ, người xoay chếch theo mũi bàn chân của bước thứ nhất. Nhảy dừng: Thường áp dụng khi tốc độ di chuyển vừa phải. Khi đang chạy muốn dừng lại thì dùng một chân đạp đất để nhảy lên không, thân trên hơi ngả sau. Khi rơi xuống hai chân cùng một lúc hoặc lần lượt chạm đất. Khi chạm đất người hơi ngả về phía sau, 2 chân khuỵu dùng mép bàn chân miết xuống đất. Hình 63 - Dừng Quay người: Thường dùng để thoát khỏi người phòng thủ, tránh được hành động phá cướp bóng của đối phương. Có hai cách quay người: Quay trước và quay sau. Nếu chân di chuyển quay ra trước mũi chân trụ thì gọi là quay trước. Nếu chân di chuyển quay ra sau gót chân trụ thì gọi là quay sau. 81
  15. Khi quay người, hai gối chùng, trọng tâm thấp, hai chân tách rộng bằng vai, trọng tâm dồn vào chân trụ. Chân trụ tiếp đất ở nửa trước của bàn chân và khi quay thì đạp mạnh kết hợp với động tác xoay thân trên về trước hoặc sau. Trọng tâm khi quay không nhấp nhô. Hinh 64 - Quay người 2.2. Kỹ thuật dẫn bóng Kỹ thuật dẫn bóng trong bóng rổ có hai kiểu quen thuộc là dẫn bóng cao tay và thấp tay. Cách nào thì vận động viên cũng phải chơi tốt cả 2 tay nếu không muốn bị lạc nhịp. Tốc độ dẫn bóng phụ thuộc trước hết vào độ cao bật lại của bóng từ mặt sân và vào góc nghiêng tạo thành đường bay của bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân. Bóng bật lại càng cao và góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi bóng bật lại thấp và gần so với chiều thẳng đứng, vận động viên dẫn bóng chậm và có thể thực hiện dẫn bóng tại chỗ, hai gối khuỵu, trọng tâm thấp, thân lao về phía trước và hơi nghiêng về phía có bóng, mắt quan sát tình hình trên sân, bàn tay xòe rộng tự nhiên, cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên. Kỹ thuật dẫn bóng cao tay là kỹ thuật dẫn bóng cơ bản, được sử dụng khi không có đối phương kèm chặt. Động tác chân: Chân chạy tự nhiên như bình thường, người hơi đổ về phía trước. Động tác tay: Tay xòe tự nhiên, bám vào bóng ở các chai tay, ở phía trên của bóng. Bóng cách người 1 cánh tay, ở phía trước, ngang tầm ngực. Động tác toàn thân: Khi dẫn bóng thì bóng nằm trên mặt phẳng của chân và tay dẫn bóng, bóng cao ngang tầm ngực, cách người 1 cánh tay, người hơi đổ về phía trước. Tay tiếp xúc bóng có độ bám vào bóng sau đó ép bóng xuống đều về phía trước. Khi bóng bật lên thì đón bóng từ dưới, hoãn xung lên ngang tầm ngực sau đó tiếp tục ép bóng xuống. Động tác ép bóng xuống sử dụng cánh tay và gập bàn tay là chủ yếu. Lúc đầu mới tập có thể nhìn vào bóng. Khi cảm giác tốt hơn thì tầm nhìn chủ yếu là về phía trước và hai bên. Kỹ thuật dẫn bóng thấp tay Động tác chân: Khi bị đối phương kèm chặt thì trọng tâm sẽ hạ thấp, hạ gối tạo cho cơ thể độ vững vàng khi va chạm với đối phương. Khi tấn công tốc độ thì chân sẽ chạy tốc độ như chạy 100m, người đổ về phía trước. Động tác tay: Tay xòe rộng, bám vào bóng ở các chai tay, ở phía bên của bóng. Bóng ở cạnh người, bên tay dẫn bóng, ngang tầm thắt lưng. Động tác toàn thân: Khi dẫn bóng thì bóng không nằm trên mặt phẳng của chân và tay dẫn bóng mà bóng sẽ hơi lệch về phía tay dẫn bóng, bóng cao ngang tầm từ đầu gối đến thắt lưng, người đổ về phía trước khi dẫn bóng tốc độ. Tay tiếp xúc bóng ở bên bóng, có độ bám vào bóng sau đó ép bóng xuống theo chiều từ phải sang trái. Khi bóng bật lên thì đón bóng từ dưới, hoãn xung lên ngang tầm gối đến thắt lưng 82
  16. sau đó tiếp tục ép bóng xuống. Động tác ép bóng xuống sử dụng cánh tay và gập bàn tay là chủ yếu. Lúc đầu mới tập có thể nhìn vào bóng. Khi cảm giác tốt hơn thì tầm nhìn chủ yếu là về phía trước và hai bên. Hinh 65 - Dẫn bóng27 2.3. Kỹ thuật chuyền bóng va băt bong hai tay trước ngực Tư thế đứng chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp và dồn đều vào 2 chân, 2 gối hơi khuỵu mắt quan sát hướng chuyền. Hai tay cầm bóng ở 2 bên lùi về nửa sau của bóng, các ngón tay xòe tự nhiên, bóng tiếp xúc vào phần chai tay và các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự nhiên, bóng để ở phía trước bụng trên. Hinh 66 - Cách cầm bóng Khi chuyền người ngả nhanh về trước, chân sau đạp đất, 2 tay đưa từ dưới lên trên tạo thành một đường vòng cung nhỏ, cổ tay hơi bẻ và duỗi cánh tay về hướng chuyền. Khi tay đã gần thẳng hết dùng lực cổ tay, các ngón tay (trỏ, giữa và cái) đẩy bóng. Bóng rời tay cuối cùng ở ngón trỏ và giữa. Để tạo nên đường bóng đi mạnh, các ngón tay phải miết vào bóng và khi bóng rời tay lòng bàn tay hơi xoay ra ngoài. Sau khi bóng rời khỏi tay, 2 tay duỗi thẳng, trọng tâm dồn về hướng chuyền, kết thúc động tác hai lưng bàn tay hướng vào nhau. 27 Nguyễn Ngọc Hải - Giáo trình bóng rổ – Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 83
  17. Hinh 67 - Bắt bóng hai tay trước ngực28 2.4. Kỹ thuật bắt bóng bằng một tay Động tác này được sử dụng nhiều trong thi đấu, để bắt những quả bóng xa thân người mà 2 tay không bắt được. Phạm vi khống chế của động tác này rộng hơn so với bắt bóng bằng 2 tay, song khó và không chắc. Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau, khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng vai, gối khuỵu, thân trên quay về hướng bóng đến. Khi thực hiện động tác, cần tích cực đưa tay ra đón bóng. Bàn tay và các ngón tay không giữ căng, hướng về phía bóng tới. Khi bóng vừa chạm các ngón tay thì đưa tay ra sau xuống thấp dùng lực hoãn xung của cổ tay và các ngón tay giữ bóng lại, (dường như tiếp tục chuyển động theo đường bay của bóng) đòng thời quay người một chút về phía tay bắt bóng để hỗ trợ cho động tác này. Kết thúc giữ bóng bằng 1 tay, sau đó giữ chặt bóng bằng 2 tay để sẵn sàng thực hiện động tác tiếp theo Hinh 68 - Bắt bóng bằng một tay29 2.5. Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay Bắt bóng bằng 2 tay là động tác được sử dụng nhiều trong thi đấu, có thể bắt bóng từ mọi hướng đến vì nó rất cơ bản, bắt dễ dàng, bảo vệ bóng tốt, tiện cho làm động tác tiếp theo, song phạm vi bắt bóng hẹp. Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng song song hoặc chân trước, chân sau tách rộng bằng vai, gối khuỵu, thân trên quay về hướng bóng đến. Khi bắt bóng hai tay đưa thẳng về hướng bóng đến, các ngón 28 Nguyễn Ngọc Hải - Giáo trình bóng rổ – Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 29 84
  18. tay mở thả lỏng tự nhiên, hình thành giống như chiếc phễu, khoảng cách giữa hai bàn tay nhỏ hơn đường kính của bóng, 2 ngón tay cái tạo thành hình chữ A. Hinh 69 - Tay bắt bóng Bộ phận tiếp xúc bóng đầu tiên là các ngóng tay, sau đó nhanh chóng hoãn xung đưa bóng nằm gọn vào 2 lòng bàn tay, đồng thời khép cổ tay gần vào nhau và hai tay hơi gập lại ở khớp khuỷu kéo về ngực để bảo vệ bóng và chuẩn bị làm động tác tiếp theo. Hinh 70 - Bắt bóng bằng hai tay30 2.6. Kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai Đây là một kỹ thuật tương đối phổ biến để ném rổ ở cự ly xa, trung bình. Kỹ thuật này hay được các đội tiên tiến sử dụng trong các cuộc thi đấu nhất là khi ném phạt. Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng tách rộng bằng vai, chân trước chân sau, tay nào ném rổ thì chân đó đứng trước, trọng tâm dồn vào chân trước hai tay cầm bóng trước ngực, các ngón tay mở rộng tự nhiên, hai khuỷu tay co ép sát hai bên sườn mắt nhìn hướng ném. Khi ném rổ: Hai tay đưa bóng theo đường xiên lên bên trán trước mắt bên tay ném (cao trên vai), tay ném đặt phía quả bóng, vai và khuỷu tay hướng rổ, khuỷu tay hạ thấp, tay kia xòe rộng giữ phía bên chếch về trước quả bóng. Sau khi đưa bóng tới vị trí trên vai thì đồng thời hạ thấp trọng tâm. Tiếp đó 2 chân đạp đất tạo nên lực chuyển qua thân tới cánh tay đến cẳng tay. Khi tay gần thẳng hết thì dùng sức của cổ tay và các ngón tay gập và miết theo bóng. Điểm tiếp xúc với bóng cuối cùng là 2 ngón trỏ và giữa. Sau khi bóng bay ra, thân người vươn lên cao và trọng tâm dồn vào chân trước. Do sức miết của các ngón tay, bóng xoáy ngược trở lại theo trục ngang. 30 Nguyễn Ngọc Hải - Giáo trình bóng rổ, Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 85
  19. Hinh 71 - Ném rổ bằng một tay trên vai31 2.7. Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trước ngực Kỹ thuật này lợi dụng sức của 2 tay để ném rổ từ những khoảng cách xa, nếu không có sự cản phá tích cực của người phòng thủ. Phương pháp ném này được tiếp thu nhanh bởi vì cấu trúc động tác của nó gần giống với chuyền bóng 2 tay trước ngực. Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, hoặc song song, hai chân rộng bằng vai, trọng tâm thấp, 2 gối khuỵu. Các ngón tay của 2 bàn tay cầm bóng xòe rộng tự nhiên, giữ bóng 2 bên chếch nửa phía sau quả bóng, 2 đầu ngón tay cái hơi chếch hình chữ “bát”. Bóng tiếp xúc vào các ngón tay và phần chai của bàn tay, lòng bàn tay không tiếp xúc bóng, cổ tay thả lỏng, 2 cẳng tay đưa bóng lên phía trước. Khi ném rổ: Hai chân đạp đất vươn người lên cao về phía trước đồng thời đưa bóng theo đường vòng cung nhỏ từ dưới lên trên. Khi bóng lên tới trước ngực, hơi xoay cổ tay vào trong, rồi nhanh chóng duỗi thẳng tay đưa bóng về phía trước và chếch lên cao. Khi bóng sắp rời khỏi tay thì dùng sức chủ yếu là các ngón cái, trỏ và giữa đẩy bóng đi. Để tạo độ xoáy của bóng khi bay cần dùng đầy ngón tay miết vào bóng. Khi kết thúc động tác, thân người vươn thẳng trọng tâm dồn vào chân trước. Hinh 72 - Ném rổ bằng hai tay trước ngực32 2.8. Kỹ thuật hai bước ném rổ Kỹ thuật 2 bước lên rổ, hay còn được nhiều người gọi là lay-up là một kỹ thuật ném rổ trong bóng rổ, lối ném này sẽ giúp vận động viên ghi được 2 điểm dễ dàng. Kỹ thuật này là việc thực hiện chạy 2 31 Nguyễn Ngọc Hải - Giáo trình bóng rổ, Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 32 Nguyễn Ngọc Hải - Giáo trình bóng rổ, Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 86
  20. bước từ vòng 3 điểm của đối phương đến phía dưới của rổ và thực hiện việc nhảy lên đưa bóng vào rổ. Gồm các bước sau: Bước 1 – Chọn cự ly: Vận động viên nên chọn cho mình một cự ly di chuyển phù hợp, bởi vận động viên chỉ có 2 bước chạy nên tùy vào thể chất của mỗi người chúng ta nên chọn cho mình cự ly hợp lý. Cự ly thông thường mà nhiều cầu thủ chuyên nghiệp chọn để lên rổ là vòng 3 điểm. Bước 2 – Chọn tay thuận: Chọn tay thuận là một điều rất quan trọng trong rất nhiều môn thể thao, và bóng rổ cũng thể. Nếu vận động viên chọn được tay thuận chính xác thì cú ném của vận động viên sẽ có lực mạnh hơn và chính xác hơn. Vận động viên thuận tay ném bên nào thì vận động viên chọn hướng ném bên đó và vận động viên phải đứng chệch một góc 450 so với vị trí bảng và rổ. Bước 3 – Chuẩn bị: Nếu thuận tay phải thì vận động viên sẽ thực hiện việc đứng chân trái lên trước và chân phải ở phía sau, không cần phải cách nhau nhiều, bởi động tác này chỉ giúp kiếm được thăng bằng để khỏi ngã. Sau đó, thân vận động viên hơi cúi và nghiên hướng về phía chạy (hướng về rổ và bảng). Bước 4 – Chạy đà: Chạy đà là giai đoạn quan trọng trước khi vận động viên thực hiện lên rổ. Vận động viên sẽ phải chạy đà 2 bước và trong quá trình chạy đà vận động viên hãy dùng 2 tay giữ lấy bóng ở trước ngực hay bụng và dần dần đưa cao lên đầu. Sau khi vận động viên thực hiện chạy đà bước 2 xong, đầu gối của chân phải (nếu vận động viên thực hiện ném bằng tay phải) sẽ co dần lên để chuận bị thực hiện bước nhảy cao và lên rổ. Hinh 73 - Hai bước ném rổ Bước 5 – Lên rổ: Khi thực hiện lên rổ bằng tay phải thì chân phải của vận động viên cũng là bước đầu tiên trong chạy đà và bước tiếp theo sẽ là chân trái. Sau khi chân trái chạm đất thì vận động viên dùng hết lực chân trái để bật người lên và đồng thời chân phải co lên song song với mặt đất. Bước 6 – Ném bóng: Khi vận động viên nhảy lên bằng chân trái thì lúc này bóng trong tay vận động viên đã gần đưa lên tới đầu, và vận động viên dùng lực cổ tay phải để vẫy bóng lên cao và đưa vào rổ. Sau khi việc ném bóng thực hiện hoàn thành, 2 chân của vận động viên phải chạm đất cùng lúc và hơi uốn cong đầu gối chứ không nên đứng thẳng. Việc này nhằm giúp vận động viên giữ thăng bằng, không bị ngã.33 3. Một số quy định của Luật Bóng rổ (Quyết định số 1185/QĐ-UBTDTT ngày 10 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng – Chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao bàn hành Luật bóng rổ) 3.1. Đội bóng 33 Nguyễn Ngọc Hải - Giáo trình bóng rổ, Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. 87
  21. Một đội bóng có 12 vận động viên (5 vận động viên thi đấu và 7 vận động viên dự bị) 3.2. Cách chơi bóng, kiểm soát bóng và động tác ném rổ - Cách chơi bóng: Trong trận đấu, bóng chỉ được chơi bằng tay, có thể chuyền, ném, vỗ, lăn hay dẫn bóng theo bất cứ hướng nào nếu không vi phạm vào quy định trong những điều luật sau: + Chạy dẫn bóng, đá bóng hay chặn bóng bằng bất cứ bộ phận nào của chân hay cố tình đấm bóng là vi phạm luật. Tuy nhiên, vô tình tiếp xúc với bóng bằng bất cứ bôh phận nào của chân thì đều không coi là phạm luật; + Đưa tay từ phía dưới qua vòng rổ và chạm vào bóng trong khi chuyển hay ném rổ bật bảng là vi phạm luật. - Kiểm soát bóng: + Một đội đang kiểm soát bóng khi một cầu thủ của đội đó đang giữ bóng, đang dẫn bóng hay có bóng sống tại vị trí của cầu thủ đó; + Đội tiếp tục kiểm soát bóng khi: Một cầu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống; bóng đang được chuyền giữa các cầu thủ của đội; đội mất quyền kiểm soát bóng khi: - Đối phương giành được quyền kiểm soát bóng; - Bóng trở thành bóng chết; - Bóng rời khỏi tay cầu thủ ném rổ hay ném phạt; - Động tác ném rổ: + Động tác ném rổ như sau: Bắt đầu khi một cầu thủ có động tác chuyển động liên tục bình thường trước khi bóng rời tay có động tác ném rổ và theo nhận định của trọng tài là cầu thủ đã bắt đầu cố gắng ghi điểm bằng cách ném, nhấn hoặc vỗ bóng về phía rổ của đối phương. Kết thúc khi bóng rời cầu thủ, trong trường hợp cầu thủ bật nhảy ném rổ thì động tác ném rổ kết thúc khi cả hai chân của cầu thủ ném rổ đã trở về chạm mặt sân thi đấu; Cầu thủ cố gắng ghi điểm có thể bị cầu thủ đối phương giữ tay nhằm ngăn cản việc ghi điểm, thậm chí cầu thủ đó được xem là đã cố gắng ghi điểm. Trong trường hợp này, không cần thiết là bóng rời tay cầu thủ. Số bước di chuyển hợp luật không liên quan tới động tác ném rổ. + Chuyển động liên tục của động tác ném rổ như sau: Khi cầu thủ cầm bóng bằng một hoặc hai tay đã bắt đầu động tác hướng lên trên cao để ném rổ. Có thể bao gồm chuyển động của 1 hoặc hai 2 cánh tay hoặc cơ thể của cầu thủ ném rổ để cố gắng ném rổ. Kết thúc khi toàn bộ một động tác ném rổ mới được thực hiện. - Động tác ném rổ hay ném phạt là khi bóng được cầm trong một hoặc hai tay của cầu thủ rồi ném lên trên không hướng về rổ của đối phương; - Động tác vỗ bóng là khi bóng được đẩy bằng một hoặc hai tay hướng tới rổ của đối phương; - Động tác nhấn bóng là khi bóng bị áp lực úp bằng một hoặc hai tay vào trong rổ của đối phương; - Động tác đẩy bóng và động tác nhấn bóng cũng được xem như các động tác ném rổ để ghi điểm. 3.3. Bóng được tính điểm và số điểm - Bóng được tính điểm là khi một quả bóng sống lọt vào trong rổ từ phía trên và ở bên trong rổ hay lọt qua rổ; - Bóng được công nhận là vào rổ khi bóng nằm trong vòng rổ và nằm dưới vòng rổ. 88
  22. - Trong thi đấu, bóng của đội tấn công ném vào rổ đối phương được tính điểm như sau: + Một quả ném phạt được tính 1 điểm. + Bóng vào rổ từ khu vực 2 điểm được tính 2 điểm. + Bóng vào rổ từ khu vực 3 điểm được tính 3 điểm. + Khi thực hiện quả ném phạt cuối cùng hay chỉ một quả ném phạt, bóng chạm vào vòng rổ trong khoảnh khắc rồi được chạm đúng luật bởi một cầu thủ tấn công hay mọt cầu thủ phòng ngự trước khi vào rổ thì được tính 2 điểm. + Nếu một cầu thủ vô tình đẩy bóng vào rổ của mình thì sẽ bị tính hai điểm và điểm này được tính cho đội trưởng của đội đối phương. + Nếu cầu thủ cố tình ném bóng vào rổ của đội mình, là phạm luật và bóng không được tính điểm. + Nếu một cầu thủ vô tình ném bóng vào rổ từ phía dưới là phạm luật. 3.4. Bắt đầu, kết thúc hiệp đấu và trận đấu - Hiệp đấu thứ nhất bắt đầu khi một cầu thủ nhảy tranh bóng chạm bóng đúng luật. - Tất cả các trường hợp khác bắt đầu khi một cầu thủ trên sân chạm bóng hay được chạm bóng đúng luật sau quả phát bóng biên. - Trận đấu không thể bắt đầu nếu một đội không có 5 cầu thủ sẵn sàng thi đấu trên sân. - Đối với tất cả các trận đấu đội được ghi tên nêu đầu tiên trong chương trình (đội chủ nhà) sẽ được ngồi ở khu vực ghế ngồi và bảo vệ rổ ở bên trái của bàn trọng tài. Tuy nhiên, nếu hai đội liên quan đều thống nhất với nhau thì có thể thay đổi khu ghế ngồi và rổ của đội cho nhau. - Trước khi bắt đầu thi đấu hiệp thứ nhất và hiệp thứ ba, các đội đều được phép khởi động ở nửa sân đặt rổ của đội đối phương. - Các đội phải đổi sân ở nửa thời gian thi đấu sau của hiệp đấu (hiệp thứ 3). - Trong tất cả các hiệp phụ, các đội sẽ tiếp tục thi đấu theo hướng rổ như trong hiệp đấu thứ 4. - Thời gian thi đấu của một hiệp đấu, hiệp phụ hay trận đấu sẽ kết thúc khi đồng hồ thi đấu phát tín hiệu âm thanh thông báo kết thúc thời gian thi đấu 3.5. Thời gian thi đấu, trận đấu hòa và hiệp phụ - Một trận đấu bao gồm bốn hiệp, mỗi hiệp 10 phút. - Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2, nghỉ giữa hiệp 3 và hiệp 4 và giữa các hiệp phụ đều là 2 phút. - Thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút. - Thời gian chuẩn bị trước khi trận đấu bắt đầu là 20 phút. - Thời gian nghỉ giữa trận đấu bắt đầu như sau: - 20 phút trước khi trận đấu bắt đầu. - Khi đồng hồ thi đấu thông báo kết thúc thời gian hiệp đấu. - Thời gian nghỉ giữa trận đấu kết thúc như sau: Vào thời điểm bắt đầu của hiệp đấu thứ nhất sau khi một cầu thủ chạm bóng đúng luật trong nhảy tranh bóng ; Vào thời điểm bắt đầu các hiệp đấu tiếp theo khi một cầu thủ trên sân thi đấu chạm bóng đúng luật sau khi phát bóng. 89
  23. - Nếu trận đấu có tỷ số hoà khi kết thúc thời gian thi đấu của hiệp thứ tư, thì trận đấu sẽ tiếp tục bằng các hiệp phụ, thời gian của mỗi hiệp là 5 phút để có tỷ số thắng thua cách biệt. - Nếu lỗi vi phạm xảy ra vừa đúng lúc đồng hồ thi đấu phát tín hiệu âm thanh thông báo kết thúc thời gian thi đấu thì các quả ném phạt sẽ được thực hiện ngay sau khi kết thúc thời gian thi đấu. - Nếu các quả ném phạt được thực hiện trong thời gian hiệp phụ thì tất cả các lỗi xảy ra sau khi kết thúc thời gian thi đấu sẽ được xem là các lỗi xảy ra trong thời gian nghỉ giữa hiệp đấu và các quả ném phạt sẽ được tiến hành khi bắt đầu hiệp đấu tiếp theo. CÂU HỎI 1. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng, kỹ thuật chính và môt sô quy định trong Luật bóng rổ mà anh chị đã được học. 90
  24. Chuyên đề 5: MÔN BONG ĐA 1. Tác dụng của môn Bóng đá Bóng đá là môn thể thao mang lại nhiều cho sức khỏe con người cũng như tránh được những nguy cơ từ vấn đề cân nặng. Đá bóng giúp vận động viên rèn luyện sức khỏe, sự mạnh mẽ, sức bền và tăng cường sự tập trung. 2. Các động tác kỹ thuật 2.1. Kỹ thuật di chuyển Trong môn bóng đá kỹ thuật di chuyển nắm vai trò quan trọng để hình hành các kỹ thuật khác (kỹ thuật chuyền bóng, kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật sút bóng v.v ). Kỹ thuật di chuyển cũng có nhiều bước di chuyển khác nhau, nhưng có 05 bước di chuyển cơ bản không thể thiếu khi chơi môn bóng đá: Kỹ thuật chạy, dừng đột ngột, chuyển thân, bật nhảy và đi bộ. 2.1.1. Kỹ thuật chạy Gồm chạy thường, chạy giật lùi, chạy đường vòng và chạy zích zắc. Chạy thường: So với vận động viên điền kinh các cầu thủ bóng đá khi chạy trọng tâm thường thấp hơn, bước chạy ngắn và tay đánh rộng sang ngang nhiều hơn. Chạy giật lùi: Đòi hỏi phải có sự thoải nhưng không cần nhanh và bất ngờ. Chạy đường vòng và chạy zích zắc: Cũng giống như chạy giật lùi nhưng cần quan sát hướng cần chuyển. 2.1.2. Dừng đột ngột Đòi hỏi cầu thủ phải dùng hết lực để chân bám chặt mặt đất, khi đó gối và trọng tâm hạ thấp để trọng tâm hướng về phía ngược với hướng đang di chuyển một độ nghiêng nhất định. Bàn chân dùng lực đạp đất cơ thể hạ thấp để làm giảm quán tính và lực xông về trước. 2.1.3. Chuyển thân Trong thi đấu bóng đá đặc biệt là bóng đá 5 người luôn có sự thay đổi giữa tấn công và phòng thủ, giữa vị trí của các cầu thủ trong sân. Do vậy để theo kịp những diễn biến xảy ra trên sân các cầu thủ cần phải linh hoạt chuyền thân nhanh, bất ngờ ở mỗi tình huống cụ thể. 2.1.4. Bật nhảy Là cách thực hiện việc tranh chấp bóng trên không. Sức bật, tốc độ chạy đà, lực giậm nhảy, năng lực phán đoán điểm rơi, thời gian giậm nhảy, quyết định kết quả của động tác tranh bóng. Có 2 cách thực hiện động tác giậm nhảy, đó là giậm nhảy bằng 1 chân và 2 chân. 2.1.5. Đi bộ Được sử dụng để tranh thủ nghỉ ngơi và hồi phục lại sức lực. 2.2. Kỹ thuật dẫn bóng Bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp có sự tiếp xúc mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Vì vậy vận động viên giành được nhiều quyền khống chế bóng phải đưa ra những biện pháp hợp lý để kịp thời tìm cơ hội phối hợp tấn công với đồng đội hoặc tự mình đột phá vượt qua hàng phòng thủ của đối phương tạo ra những cơ hội tốt để sút, chuyền bóng cho đồng đội ghi bàn. 2.2.1. Dẫn bóng bằng lòng bàn chân Giúp cho ngưới thực hiện dễ quan sát đối phương, dễ dàng che chắn bóng khi đối phương tranh cướp bóng. 91
  25. Thường được sử dụng trong tình huống đối phương vây xung quanh và không có khoảng trống rộng. Hinh 74 - Dẫn bóng34 2.2.2. Dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân Tư thế dẫn bóng thì như chạy bình thường thân trên hơi đổ về trước. Bước chân vừa phải không nên quá rộng, chân dẫn bóng nhấc lên khớp gối hơi gập, khớp hông đưa về trước, duỗi mũi bàn chân trước khi chạm đất dùng mu giữ bàn chân để tiếp xúc vào phần giữa phía sau quả bóng đẩy bóng về trước. Dùng lực tiếp xúc vào bóng tùy thuộc vào mục đích dẫn bóng. 2.2.3. Dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân Tư thế dẫn bóng như chạy bình thường người hơi đổ về trước (như dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân). Chân dẫn bóng khi chạm đất thì dùng mu ngoài bàn chân tiếp xúc vào giữa và phía sau quả bóng. Hinh 75 - Dẫn bóng mu ngoài bàn chân35 2.2.4. Dẫn bóng bằng mu trong bàn chân Tư thế dẫn bóng thân trên hơi nghiêng sang một bên, thả lỏng tự nhiên thân nghiêng về một phía. Chân dẫn bóng hơi gập gối và bẻ ra ngoài, mủi bàn chân bẻ ra ngoài làm cho mu trong bàn chân trực diện với hướng dẫn bóng đi trước khi chân dẫn bóng chạm đất dùng mu trong bàn chân dẫn bóng. 34 Nguyễn Thiệt Tình – Huấn luyện giảng dạy bóng đá – Nhà xuất bản Thể dục thể thao, 1997. 35 Nguyễn Thiệt Tình – Huấn luyện giảng dạy bóng đá – Nhà xuất bản Thể dục thể thao, 1997. 92
  26. Việc sử dụng mu trong bàn chân để chắn bóng và còn là để thực hiện một số động tác khác như: Hất bóng, kéo bóng, chặt bóng, dích bóng lên, gạt bóng. 2.3. Kỹ thuật giư/ không chê bóng 2.3.1. Giữ bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân Mũi chân trụ đối diện với hướng bóng đến, đầu gối hơi khụy, một bên vai hướng về phía bóng đến. Chân giữ bóng, mở mũi chân ra ngoài, gan bàn chân nằm song song với mặt đất, lòng bàn chân hướng về phía trước Hinh 76 - Kỹ thuật giữ/ khống chế bóng36 2.3.2. Giữ bóng nửa nảy bằng lòng bàn chân Gối chân trụ hơi thấp, thân người sau khi giữ bóng hướng vận động hơi lệch so với bóng. Chân giữ bóng đưa lên, cẳng chân thả lỏng, mũi chân bẻ cong lên, lòng bàn chân tiếp xúc bóng, bóng vận hành theo hướng hợp với mặt đất thành một góc nhỏ hơn 900. Hinh 77 - Giữ bóng nửa nảy bằng lòng bàn chân37 36 37 93
  27. 2.3.3. Giữ bóng trên không bằng lòng bàn chân Chân đưa lên, hướng lòng bàn chân về hướng bóng bay đến để đón bóng, khi bóng chạm vào chân lập tức kéo chân ra sau làm giảm lực, giữ bóng ở dưới chân. Hinh 78 - Giữ bóng trên không bằng lòng bàn chân38 2.3.4. Kỹ thuật giữ bóng bằng gan bàn chân Thân người đứng đối diện với hướng bóng đến, thân hơi ngã về phía trước, chân trụ đặt một bên bóng, mũi chân đối diện với hướng bóng đến, đầu gối hơi khụy xuống. Đồng thời chângiữ bóng đưa lên, khớp gối co lại, bàn chân co lên làm cho gan bàn chân hợp với mặt đất thành một góc nhỏ hơn 900. Hinh 79 - Kỹ thuật giữ bóng bằng gan bàn chân39 38 Trần Quốc Hùng, Vũ Thị Mỹ Lợi, Phan Bửu Tú – Giáo trình giảng dạy bóng đá, Trường Đại học Đà Lạt, 2008. 39 Trần Quốc Hùng, Vũ Thị Mỹ Lợi, Phan Bửu Tú – Giáo trình giảng dạy bóng đá. Trường Đại học Đà Lạt, 2008. 94
  28. 2.3.5. Giữ bóng nửa nảy bằng gan bàn chân Chân trụ đặt một bên phía sau so với điểm bóng rơi, mũi chân đối diện với hướng bóng đến. Hinh 80 - Giữ bóng nửa nảy bằng gan bàn chân40 2.4. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân Được sử dụng để đá bóng ở cự ly gần và đá phạt đền đòi hỏi độ chính xác cao. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là dùng phần bên trong của bàn chân (từ cổ chân tới đốt xương ngón chân cái) đề đá bóng đi. Hinh 81 - Đá bóng bằng lòng bàn chân41 2.4.1. Đá bóng nằm tại chỗ Chạy đà thẳng với hướng đá bóng:đặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc bóng và kết thúc. 40. 41 Trần Quốc Hùng, Vũ Thị Mỹ Lợi, Phan Bửu Tú – Giáo trình giảng dạy bóng đá. Trường Đại học Đà Lạt, 2008. 95
  29. 2.4.2. Đá bóng lăn sệt Đá bóng lăn từ phía trước tới: - Trước hết cần phán đoán thời điểm vung chân và vị trí bóng lăn tới để tiếp xúc bóng được chính xác; Đá bóng đang lăn về trước: - Chân trụ nên đặt trước về phía trước bóng; - Trường hợp bóng lăn từ các bên tới về phía chân trụ thì nên đặt chân trụ hơi xa về phía bên của bóng. 2.4.3. Đá bóng nửa nẩy Phải đá bóng ngay những quả bóng từ trên cao rơi xuống vừa nảy từ đất lên mà không làm động tác giữ bóng. Trước hết phải phán đoán tốc độ bay và điểm rơi của bóng, từ đó nhanh chóng di chuyển chọn vị trí cho việc đặt chân trụ. - Đá bóng chết vào mục tiêu cố định trên tường, yêu cầu chính xác. - Đá bóng đang lăn sệt vào tường khi bóng bật ra thì không chặn lại mà đá luôn. 2.5. Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân Thường sử dụng để chuyền bóng bổng, xà, đá phạt góc, đá phạt từ xa. Trong thi đấu kỹ thuật này thường được sử dụng chuyền bóng ở cự ly xa và trung bình, nhất là được thực hiện để sút phạt trực tiếp vào cầu môn đối phương. 2.5.1. Đá bóng nằm tại chỗ Do đặc điểm khi tiếp xúc bóng giữa bàn chân (bằng mu trong) và bóng nên cách chày đà của kiểu đá này phải chếch với hướng đá bóng đi khoảng 450. Hinh 82 - Đá bóng nằm tại chỗ42 Khi chạy tốc độ phải tăng dần, độ dài bước chạy ngắn, tần số cao để dễ điều chỉnh ở bước cuối cùng trước khi đặt châ trụ. 42 Trịnh Hữu Lộc, Ngô Hữu Phúc, Lâm Văn Vũ, Phạm Thái Vinh – Giáo trình bóng đá - Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2016 96
  30. Động tác đá lăng chân về trước bắt đầu bằng việc lấy khớp hông làm trụ, dùng đùi vung cẳng chân từ sau ra trước. Tiếp xúc với bóng là cạnh trong bàn chân, tính từ ngón chân cái tới phía trong mắt cá chân. Sau khi bóng rời chân thì tiếp tục lăng chân về trước, theo quán tính bước về trước 1 vài bước để giảm tốc độ cảu cơ thể và 2 tay dang rộng tự nhiên để giữ thăng bằng và trở lại hoạt động bình thường. Hinh 83 - Đá bóng nằm tại chỗ43 2.5.2. Đá bóng lăn sệt Căn cứ vào hướng bóng lăn, phán đoán tốc độ rồi nhanh chóng chọn vị trí thích hợp, đảm bảo đúng điểm đặt chân trụ và thời điểm tiếp xúc bóng để đá bóng đi theo đúng hướng dự định. Khi đá các loại bóng đang lăn dệt thì mủi bàn chân trụ luôn phải thẳng hướng với hướng đá bóng đi, đầu gối hơi khụy thấp, thân người nghiêng về trước một bên với bóng. 2.6. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân Nguyên lý kỹ thuật động tác: Do đặc điểm về giải phẫu nên góc độ đánh chân lớn và có thể đạt được tốc độ vung chân tương đối lớn. 2.6.1. Đá bóng nằm tại chỗ Chạy đà theo đường thẳng từ chậm đến nhanh, bước cuối củng hơi rộng bằng vai. Chân trụ đặt nhanh theo đà chạy, đặt cách một bên bóng từ 10cm – 15 cm, mũi chân nằm trên đường kéo dài của mép trước quả bóng và hướng về phía đá bóng đi, đều gối hơi khụy thấp. Chân đá bóng trong quá trình chạy đưa ra sau, cẳng chân co lại. Nghiêng người đá bóng cao trung bình bằng mu giữa bàn chân. Phán đoán tốc độ và đường bay của bóng mà chọn vị trí đá bóng. Người đứng nghiêng về phía đá bóng đi, do hướng bóng đến không rơi cạnh chân trụ 43 Trần Quốc Hùng, Vũ Thị Mỹ Lợi, Phan Bửu Tú – Giáo trình giảng dạy bóng đá, Trường Đại học Đà Lạt, 2008 97
  31. Hinh 84 - Đá bóng bằng mu giữa bàn chân44 Mũi chân đặt hướng về phía bóng được đá đi, thân người nghiêng sang một bên chân trụ và hơi ưỡn bụng ra, chân đá bóng đưa lên, duỗ đùi ra và co cẳng chân lại, lấy khớp hông làm trục, đùi kéo cẳng chân đánh nhanh từ phía sau ra trước. Dùng mu giữa bàn chân đá phần giữa quả bóng đồng thời thân người rướn lên theo quán tính của động tác về phía bóng đi để duy trì thăng bằng cơ thể. Hinh 85 - Đá bóng bằng mu giữa bàn chân45 2.6.2. Đá bóng nửa nẩy bằng mu giữa bàn chân. Căn cứ tốc độ, hướng đi và điểm rơi cảu quả bóng bay đến, chân trụ đặt bên cạnh điểm rơi của quả bóng. Lúc quả bóng rơi xuống đất, chân đá bóng đá nhanh về phía trước đang lúc bóng nẩy lên từ mặt đất. Chân đá bóng dùng mu giữa tiếp xúc ở phần giữa của quả bóng, đồng thời khống chế sự đánh lên trên của cẳng chân có như vậy đá bóng đi mới không cao. 2.7. Kỹ thuật đá biên hoặc ném biên Người đá phải xoay mặt vào sân bóng, hai chân đặt sau vạch biên dọc. Dùng 1 tay giữa bóng không cho bóng lăn trên sân. Thực hiện quả đá biên không quá thời gian quy định. Nêu đội thực hiện đá biên quá thời gian quy định thì sẽ không được công nhận và đội còn lại sẽ thực hiện lại quả đá biên. Trong đá biên phải tuân thủ đối với các quy định của luật bóng đá ban hành. Động tác đá biên là một động tác mà người thực hiện cần quan sát xung quanh để sử dụng kỹ thuật đá bóng nào cho phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho đội mình. 44 Trịnh Hữu Lộc, Ngô Hữu Phúc, Lâm Văn Vũ, Phạm Thái Vinh – Giáo trình bóng đá - Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2016. 45 Nguyễn Thiệt Tình – Huấn luyện giảng dạy bóng đá, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, 1997. 98
  32. Ngoài ra khi thực hiện đá biên người thực hiên cần phán đoán nhanh, tạo ra tính huống bất ngờ và phối hợp nhịp nhàng với đồng đội nhằm tạo ra cơ hội tốt nhất cho đội mình. 3. Một số quy định của Luật Bóng đá (Quyết định số 982/QĐ-UBTDTT ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng – Chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao ban hành Luật Bóng đá) 3.1. Số lượng cầu thủ - Cầu thủ: Trong một trận đấu phải có 2 đội. Mỗi đội có tối đa 11 người trong đó có 1 thủ môn. Trận đấu không được thực hiện nếu một trong 2 đội không còn đủ 7 cầu thủ. - Trong những giải chính thức: Những trận đấu do FIFA, Liên đoàn bóng đá khu vực và các Liên đoàn bóng đá quốc gia tổ chức, chỉ được phép thay thế tối đa 3 cầu thủ. Điều lệ giải phải có quy định số lượng cầu thủ dự bị được phép đăng ký mỗi trận đấu trong khoảng cho phép từ 3 đến tối đa 7 cầu thủ. - Trong những giải không chính thức: + Ở các trận thi đấu của đội A quốc gia, được sử dụng tối đa 6 cầu thủ dự bị. + Ở những trận đấu không chính thức, số lượng cầu thủ dự bị có thể nhiều hơn nếu: Các đội bóng có liên quan thống nhất cầu thủ dự bị tối đa; thông báo số lượng cầu thủ dự bị cho trọng tài trước trận đấu. Nếu trọng tài không được thông báo hoặc các đội bóng không có được sự thống nhất được số lượng cầu thủ dự bị tối đa trước trận đấu thì chỉ được phép thay thế không quá 6 cầu thủ dự bị. - Trong tất cả các trận đấu: Danh sách cầu thủ dự bị phải được thông báo với trọng tài thứ 4 trước khi trận đấu bắt đầu. Cầu thủ dự bị không đăng ký không được phép tham gia trận đấu. - Quy định về việc thay thế cầu thủ: + Việc thay thế cầu thủ phải được thông báo trước với trọng tài. + Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay thế đã ra khỏi sân, đồng thời phải có sự cho phép của trọng tài chính. + Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân từ ngoài đường biên dọc tại điểm gặp đường giới hạn giữa sân, khi bóng ngoài cuộc. + Việc thay thế kết thúc khi cầu thủ dự bị đã vào trong sân thi đấu. + Lúc này cầu thủ dự bị trở thành chính thức và cầu thủ được thay ra không được tham gia trận đấu nữa. + Cầu thủ đã thay ra không còn được phép tham gia trận đấu. + Trong các trường hợp thay thế cầu thủ, việc cầu thủ có được thi đấu hay không thuộc quyền hạn của trọng tài. - Quy định về thay thế thủ môn: Bất kỳ cầu thủ nào cũng được phép thay thế thủ môn với điều kiện: + Phải thông báo trước với trọng tài. + Chỉ được thực hiện khi bóng ngoài cuộc. 3.2. Thời gian thi đấu - Thời gian trận đấu: Mỗi trận đấu có 2 hiệp và mỗi hiệp là 45 phút, trừ trường hợp có sự thoả thuận giữa trọng tài cùng 2 đội bóng tham dự trận đấu. Bất kỳ đề nghị nào thay đổi thời gian của trận đấu (thí dụ vì điều kiện ánh sáng, thời tiết chỉ thi đấu mỗi hiệp 40 phút) phải có sự thoả thuận trước khi bắt đầu và tuân theo những quy định của điều lệ thi đấu. - Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp: 99
  33. + Cầu thủ được quyền có thời gian nghỉ giữa 2 hiệp. + Thời gian nghỉ không quá 15 phút. + Điều kiện giải phải quy định rõ thời gian nghỉ giữa 2 hiệp. + Thời gian nghỉ chỉ có thể thay đổi nếu có sự đồng ý của trọng tài. - Bù thời gian: Những tình huống sau đây được tính để bù thêm thời gian cho mỗi hiệp đấu: + Những sự thay thế cầu thủ dự bị. + Quá trình chăm sóc cầu thủ bị chấn thương. + Di chuyển cầu thủ bị chấn thương ra ngoài sân để chăm sóc. + Thời gian “chết”. + Bất kể nguyên nhân nào khác. Trọng tài là người quyết định số thời gian được bù thêm cho mỗi hiệp đấu. - Đá phạt đền: Ngay trước khi kết thúc mỗi hiệp đấu, có đội bóng được hưởng quả phạt đền thì hiệp đấu đó phải được kéo dài thêm để đá xong quả phạt đó. - Hiệp phụ: Điều lệ thi đấu phải quy định thời gian thi đấu của mỗi hiệp phụ. Việc đá thêm hiệp phụ được quy định rõ ở Luật 8. - Trận đấu bị đình chỉ: Trận đấu bị đình chỉ được tổ chức lại nếu được quy định trong điều lệ giải. 3.3. Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc - Bóng ngoài cuộc: (Ball out of play) Bóng được coi là ngoài cuộc khi: + Bóng đã vượt qua hẳn đường biên ngang, biên dọc dù ở mặt sân hay trên không. + Trọng tài thổi còi dừng trận đấu. - Bóng trong cuộc: (Ball in play) Bóng được coi là trong cuộc suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, kể cả các trường hợp: + Bóng bật vào sân từ cột dọc, xà ngang cầu môn hoặc cột cờ góc. + Bóng bật vào sân từ trọng tài hoặc trợ lý trọng tài đứng trong sân. 3.4. Bàn thắng hợp lệ - Bàn thắng hợp lệ: (Goal) Bàn thắng hợp lệ khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và dưới xà ngang nếu trước đó không có xảy ra những vi phạm nào về luật. Đội ghi được nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội không ghi được bàn thắng nào hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì trận đấu được coi là hoà. - Điều lệ thi đấu: Khi điều lệ giải quy định phải có đội thắng đối với thể thức thi đấu loại trực tiếp thì chỉ những trình tự sau đây đã được Hội đồng luật bóng đá quốc tế thông qua được phép sử dụng: 100
  34. + Bàn thắng sân khách: Điều lệ giải có thể quy định thi đấu trên sân nhà và sân khách, nếu tỉ số hoà sau 2 trận đấu thì mỗi bàn thắng trên sân đối phương được tính thành 2 bàn. + Thi đấu hiệp phụ: Điều lệ giải có thể quy định tổ chức 2 hiệp phụ có thời gian bằng nhau, mỗi hiệp không quá 15 phút. + Thi đá luân lưu 11m 3.5. Việt vị - Vị trí việt vị: + Cầu thủ chỉ đứng ở vị trí việt vị khi không coi là phạm luật việt vị. + Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị khi: Ở gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng và cầu thủ đối phương cuối cùng thứ 2. + Cầu thủ không ở vị trí việt vị khi: Còn ở phần sân đội nhà; ngang hàng với hậu vệ đối phương cuối cùng thứ 2; ngang hàng với 2 đối phương cuối cùng. - Phạm lỗi: Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị chỉ bị xử phạt nếu ở thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng, theo nhận định của trọng tài cầu thủ đó tham gia vào đường bóng đó một cách tích cực như: + Tham gia tình huống đó. + Ảnh hưởng đến đối phương. + Cố tình chiếm lợi thế trong tình huống việt vị. - Không phạm lỗi: Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị không bị phạt nếu nhận bóng trực tiếp từ: + Quả phát bóng; + Quả ném biên; + Quả phạt góc. - Phạt những vi phạm: Cầu thủ vi phạm bất kỳ lỗi việt vị nào, trọng tài đều cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra lỗi. CÂU HỎI 1. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng, kỹ thuật chính và môt sô quy định trong Luật bóng đá mà anh chị đã được học. 101
  35. Chuyên đề 6: MÔN BONG BAN 1. Tác dụng của môn Bóng bàn Chơi bóng bàn làm toát ra mồ hôi giúp thanh lọc độc tố khỏi cơ thể và giảm cân và nâng cao nhịp tim qua những phản xạ qua lại để đánh bóng, giúp việc cung cấp máu lưu thông tốt. Ngoài ra, chơi bóng bàn còn giúp cải thiện phản xạ, mắt và tay phối hợp, sự tỉnh táo và tốc độ chuyển động, cải thiện sự cân bằng và làm giảm nguy cơ té ngã và chấn thương, đặc biệt là người lớn tuổi. 2. Các động tác kỹ thuật 2.1. Cách cầm vợt và tư thế chuẩn bị và di chuyển 2.1.1. Cách cầm vợt Cầm vợt rất quan trọng nó liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu, hình thành, phát huy, phát triển nâng cao kĩ thuật và hiệu quả thi đấu bóng bàn. Vì vậy người mới tập đánh bóng bàn phải nắm vững và cầm vợt đúng kỹ thuật. Có 2 cách cầm vợt: Cầm vợt ngang và cầm vợt dọc. Cách cầm vợt ngang: Cầm vợt ngang sử dụng được cả hai mặt vợt để đánh bóng, nên phạm vi đánh bóng rộng, kết hợp tốt giữa tấn công và phòng thủ, cổ tay linh hoạt phát huy được sức mạnh đánh bóng trái tay. Kiểu cầm vợt ngang thứ nhất: Ngón tay cái đặt ở bên phải mặt vợt, ngón tay trỏ đặt bên trái mặt vợt, ba ngón còn lại cầm lấy cán vợt. Cầm vợt kiểu này tương đối linh hoạt, có thể sử dụng được sức mạnh của cánh tay, phạm vi đánh bóng rộng. Đây là kiểu cầm vợt thuận lợi cho vợt ngang, phát huy kỹ thuật tương đối toàn diện, dễ tấn công và phòng thủ. Để thuận lợi trong việc dùng lực khi vụt bóng, có thể thay đổi vị trí ngón tay. Nếu vụt thuận tay, ngón tay cái giữ nguyên, ngón tay trỏ di chuyển lên một ít để giữ thăng bằng và điều chỉnh góc độ mặt vợt. Hinh 86 - Kiểu cầm vợt ngang thứ nhất Kiểu cầm vợt ngang thứ hai: Ngón tay cái đặt ở mặt phải vợt, ngón tay giữa và ngón trỏ đặt sát nhau và để tự nhiên bên mặt trái vợt, các ngón còn lại cầm vào cán vợt. Cầm vợt kiểu này dễ dàng vụt thuận tay, nhưng vụt trái tay khó hơn do lực tỳ yếu, cổ tay không linh hoạt, phối hợp giữa tấn công và phòng thủ kém. 102
  36. Hinh 87 - Kiểu cầm vợt ngang thứ hai Cách cầm vợt dọc: Cầm vợt dọc tương tự như cầm bút, viết. Cầm vợt dọc thường được sử dụng phổ biến ở các vận động viên Đông Á và một số nước Đông Nam Á. Gần đây đã phát triển ở châu Âu và châu Mỹ La Tinh. Cầm vợt dọc thường sử dụng một mặt vợt đánh cả hai bên cổ tay linh hoạt nên chuyển tay nhanh, điều chỉnh mặt vợt dễ, đánh bóng thuận tay mạnh, xoáy, chính xác và đặc biệt là giao bóng biến hóa đa dạng, tấn công nhanh tốt. Khi đánh bóng góc độ mặt vợt ít thay đổi nên đối phương khó phán đoán. Cầm vợt dọc có khuyết điểm là đánh trái tay khó, do biên độ động tác hẹp, lực đánh bóng nhẹ, khó cắt bóng, phạm vi đánh bóng hẹp, khó phối hợp giữa tấn công và phòng thủ. Hinh 88 - Kiểu cầm vợt dọc 2.1.2. Tư thế chuẩn bị Tư thế chuẩn bị là vị trí và tư thế thân người đứng khi giao, đỡ giao bóng, có thích hợp hay không, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giao và đỡ giao bóng, mà còn quan hệ mật thiết với sự nhanh, chậm khi di chuyển bước chân. Lựa chọn vị trí đứng cơ bản chủ yếu dựa vào các điểm dưới đây: Căn cứ vào đặc điểm lối đánh khác nhau của vận động viên để xác định vị trí cơ bản; căn cứ vào chiều cao khác nhau của vận động viên để xác định vị trí đứng cơ bản. Những người thấp thường đứng gần bàn hơn, người cao đứng xa bàn; căn cứ vào mặt mạnh, yếu của vận động viên mà xác định vị trí cơ bản. 2.1.3. Di chuyển Căn cứ vào mục đích tính chất các động tác, người ta chia kỹ thuật đánh bóng thành 4 nhóm kỹ thuật cơ bản: Di chuyển bước đơn, di chuyển bước đôi, di chuyển bước chéo và di chuyển bước nhảy. Kỹ thuật các bước di chuyển: Di chuyển bước đơn: Ở tư thế chuẩn bị, chân ngược hướng bóng đến làm trụ, chân còn lại di chuyển theo hướng ra trước, sau, sang phải, trái đến vị trí thích hợp để đánh bóng. Đặc điểm và tác dụng của bước đơn: Di chuyển bước đơn tương đối đơn giản. Được vận dụng ở trường hợp bóng đến cách thân người không xa, phạm vi nhỏ. Trọng tâm tương đối thăng bằng, ổn định. Nó là loại bước pháp thường sử dụng trong tấn công nhanh, líp giật và cắt bóng.v.v 103
  37. Hinh 89 - Di chuyển bước đơn Di chuyển bước đôi: Ở tư thế chuẩn bị, bóng đến hướng nào thì chân cùng hướng bóng đến bước ra trước, ra sau hoặc sang trái, phải một bước lớn ; chân kia nhanh chóng bước theo đến vị trí thích hợp để vung tay đánh bóng đi. Đặc điểm và tác dụng của đổi bước: Di chuyển đổi bước biên độ lớn hơn bước đơn. Tấn công nhanh thường sử dụng phương pháp này đối với bóng đến cách xa thân người. Hay lối đánh cắt bóng để đối phó với bóng tấn công đột ngột của đối phương. Do biên độ lớn, nên trọng tâm hạ thấp, phần lớn dựa lực đánh bóng. Hinh 90 - Di chuyển bước đôi Di chuyển bước chéo (bước ngang): Ở tư thế chuẩn bị, khi bóng đánh sang chân ngược hướng bóng đến di chuyển (bước chéo) ; chân kia nhanh chóng bước theo chân kia một bước, rồi vung tay đánh bóng. Hinh 91 - Di chuyển bước chéo Đặc điểm và tác dụng của bước chéo: Di chuyển bước chéo biên độ di chuyển lớn hơn các loại bước đơn, bước đổi và bước nhảy. Nó được sử dụng chủ yếu để đối phó với bóng đến quá xa thân người. 104
  38. Bước này thường sử dụng trong lúc di chuyển để tấn công nhanh hoặc líp, giật sau khi né người tấn công, góc phải bỏ trống, hoặc khi cắt bóng, líp bóng. Di chuyển bước nhảy: Ở tư thế chuẩn bị, lấy chân đối diện với phía bóng đến làm chân giậm nhảy, khi bóng đến hai chân gần như đồng thời rời mặt đất để nhảy vượt về phía bóng đến. Chân giậm nhảy chạm đất trước, chân còn lại chạm đất sau đứng vững, sau đó vung tay đánh bóng. Đặc điểm và tác dụng của bước nhảy: Di chuyển bước nhảy có biên độ di chuyển lớn hơn một chút so với bước đơn và bước đổi. Khi di chuyển thường có một thời gian rất ngắn trên không, có ảnh hưởng nhất định đối với việc giữ ổn định của trọng tâm cơ thể. Thông thường dùng hoãn xung của khớp gối, khớp cổ chân để giảm bớt dao động của trọng tâm. Hinh 92 - Di chuyển bước nhảy * Những điểm cần chú ý khi di chuyển bước chân: - Di chuyển bước chân là cực kì quan trọng đánh bóng bàn, phải di chuyển nhanh , tạo tư thế và khoảng cách đánh bóng tốt mới nâng cao được hiệu quả. - Phải phán đoán tốt hướng đối phương đánh bóng sang khoảng cách giữa và bóng mà sử dụng loại bước di chuyển nào cho hợp lí. - Sau di chuyển phải tạo được tư thế thuận lợi, tạo khoảng cách thích hợp cho đánh bóng. - Trong quá trình di chuyển bước chân phải phối hợp nhịp nhàng của trọng tâm cơ thể, động tác tay hợp lí. - Kết thúc di chuyển phải nhanh chóng chiếm vị trí và chủ động thực hiện động tác đánh bóng46 2.2. Kỹ thuật giao bóng, đỡ giao bóng thuận tay và trái tay 2.2.1. Kỹ thuật giao bóng Giao bóng là một kỹ thuật cơ bản của môn bóng bàn và là kỹ thuật đầu tiên bắt đầu đưa bóng vào cuộc. Mục đích cao nhất của giao bóng là thắng điểm trực tiếp; giao bóng tốt giúp vận động viên hoàn toàn chủ động, chiếm ưu thế tạo cơ hội nhanh chóng dứt điểm; giao bóng tốt có thể phá vỡ chiến thuật của đối phương, thuận lợi cho việc áp đặt chiến thuật của mình. Kỹ thuật giao bóng rất đa dạng và phong phú, căn cứ vào đặc điểm, tính chất xoáy của bóng và đường vòng cung bóng bay mà người ta chia kỹ thuật giao bóng thành giao bóng tốc độ, giao bóng xoáy một chiều, giao bóng xoáy hỗn hợp và giao bóng điểm rơi. Giao bóng tốc độ: Người giao bóng sử dụng động tác nhanh, mạnh, lực tác dụng gần như đi qua tâm bóng, bóng bay nhanh đường vòng cung thấp nhưng gần như không xoáy hoặc giao bóng xoáy lên mạnh làm xunh lực tiến về phía trước lớn. Cách giao bóng này thường kết hợp với giao nhẹ, biến đổi điểm rơi, tạo cơ hội thuận lợi cho việc tấn công nhanh. 46 Nguyễn Quang Vinh- Giáo trình bóng bàn – Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 105
  39. Giao bóng xoáy một chiều: Bóng đánh sang chỉ có một chiều xoáy như xoáy lên, xoáy xuống hoặc xoáy ngang, trong thực tế bóng xoáy ngang đơn thuần chiếm tỷ lệ rất thấp trong tập luyện và thi đấu. Giao bóng xoáy hỗn hợp: Loại giao bóng kết hợp giữa hai tính chất xoáy như xoáy ngang lên hoặc xoáy ngang xuống. Loại giao bóng này được sử hầu hết trong tập luyện và thi đấu, do nó dễ biến hóa, thay đổi tính chất xoáy, độ xoáy và kết hợp với điểm rơi gây khó khăn cho người đỡ. Giao bóng điểm rơi: Loại giao bóng tổng hợp các loại giao bóng trên như: Bóng bay xa hay gần, mạnh hay nhẹ, xoáy hay không xoáy lấy biến hóa điểm rơi của bóng làm chính để buộc người đỡ vào thế bị động tạo cơ hội tấn công dứt điểm. Trong bóng bàn, đỡ giao bóng giữ vai trò hết sức quan trọng. Đỡ giao bóng không tốt, sẽ mất điểm trực tiếp hoặc tạo cơ hội tốt cho đối phương tấn công dứt điểm, hoặc không thực hiện được ý đồ của mình, ảnh hưởng đến tâm lý thi đấu nhất là ở thời điểm quan trọng quyết định. Đỡ giao bóng tốt có thể thắng điểm trực tiếp hoặc phá vỡ, hạn chế ý đồ chiến thuật của đối phương, hoặc đưa đối phương vào thế bị động đánh trả, tạo cơ hội tốt cho mình tấn công dứt điểm. Trong thi đấu có bao nhiêu loại giao bóng thì có bấy nhiêu loại đỡ giao bóng tương ứng. Vấn đề cơ bản của đỡ giao bóng là: - Phán đoán đúng hướng bóng đến, sức mạnh, mức độ và chiều bóng xoáy, điểm bóng rơi trên mặt bàn bên mình, tiếp cận với bóng tạo khoảng cách thích hợp cho việc thực hiện động tác đỡ bóng; - Cân bằng sức xoáy của bóng đối phương đánh sang bằng trả ngược chiều xoáy; - Dùng sức xoáy với mức độ lớn hơn để đưa bóng sang bàn đối phương. Người ta thường dùng kỹ thuật như gò, cắt, chặn, đẩy, líp, vụt, bạt, giật để đánh quả giao bóng. Ngoài ra còn dùng phương pháp điều chỉnh góc độ mặt vợt thích hợp hướng bóng bay trở lại bên bàn đối phương; Những yêu cầu trong đỡ giao bóng: Đỡ giao bóng phải sao cho đường bóng bay thấp; điểm bóng rơi phải biến hoá; đỡ bóng phải nhanh; tạo cho bóng xoáy càng nhiều càng tốt. 2.2.2. Kỹ thuật đỡ giao bóng thuận tay Đối phương giao bóng nhẹ gần lưới: Sử dụng mặt phải của vợt thực hiện đẩy, gò hoặc líp bóng nhẹ vào chỗ trống hoặc gần lưới; Đối phương giao bóng mạnh, nhanh: Sử dụng mặt phải của vợt thực hiện đẩy, chặn bóng vào chỗ trống trên bàn đối phương; Đối phương giao bóng xoáy xuống mạnh, dài: Sử dụng mặt vợt phải ngửa nhiều thực hiện gò bóng. Nếu dùng vụt bóng, giật bóng để đánh trả thì phải điều chỉnh độ nghiêng mặt vợt hợp lý, động tác đánh bóng phải dứt khoát, miết mạnh cổ tay để tăng ma sát vợt với bóng; Đối phương giao bóng xoáy ngang lên hoặc ngang xuống: Phải điều chỉnh độ nghiêng mặt phải vợt để hướng ngược chiều xoáy của bóng đối phương đánh sang. 2.2.3. Kỹ thuật đỡ giao bóng trái tay Đối phương giao bóng nhẹ gần lưới: Sử dụng mặt trái của vợt thực hiện đẩy, gò hoặc líp bóng nhẹ vào chỗ trống hoặc gần lưới; Đối phương giao bóng mạnh, nhanh: Sử dụng mặt trái của vợt thực hiện đẩy, chặn bóng vào chỗ trống trên bàn đối phương; Đối phương giao bóng xoáy xuống mạnh, dài: Sử dụng mặt vợt trái ngửa nhiều thực hiện gò bóng. Nếu dùng vụt bóng, giật bóng để đánh trả thì phải điều chỉnh độ nghiêng mặt vợt hợp lý, động tác đánh bóng phải dứt khoát, miết mạnh cổ tay để tăng ma sát vợt với bóng; Đối phương giao bóng xoáy ngang lên hoặc ngang xuống: Phải điều chỉnh độ nghiêng mặt trái của vợt để hướng ngược chiều xoáy của bóng đối phương đánh sang. 106
  40. 2.3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay và trái tay Líp bóng là kỹ thuật đánh bóng đảm bảo độ chính xác cao, dễ điều khiển điểm rơi. Líp bóng là kỹ thuật tấn công chủ yếu đối phó với bóng xoáy xuống của đối phương, là quả đánh quá độ tạo điều kiện thuận lợi cho các kỹ thuật tấn công tiếp theo.47 2.3.1. Kỹ thuật líp bóng thuận tay Hinh 93 - Kỹ thuật líp bóng thuận tay Giai đoạn chuẩn bị: Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải. Tay phải cầm vợt ngang hông, cách hông 25 – 30 cm, cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay và cẳng tay là 45O (góc này phụ thuộc vào chiều cao của thân người, người cao góc độ này hẹp hơn một ít), góc độ giữa người với bàn khoảng 45O, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 135 O, vai phải hạ thấp và thả lõng hơn vai trái. Nếu sử dụng mặt vợt gai cao su thì ngả về sau, sử dụng vợt mousse thì úp về trước. Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn nảy qua điểm cao nhất (điểm 3 – 4 của đường vòng cung bóng rơi) nhanh chóng lăng vợt từ sau ra trước, lên trên và sang trái. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa bóng hoặc giữa dưới bóng (đối với bóng xoáy xuống vợt hơi ngửa ra phía sau). Lực phối hợp đánh bóng bắt đầu từ đạp chân, xoay hông, chuyển trọng tâm qua lườn, gập cẳng tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới. Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ở ngang đuôi mắt trái. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân trái. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân trái nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo. 2.3.2. Kỹ thuật líp bóng trái tay 47 Nguyễn Quang Vinh- Giáo trình bóng bàn – Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. 107
  41. Hinh 94 - Kỹ thuật líp bóng trái tay Giai đoạn chuẩn bị: Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân trái. Tay phải cầm vợt ngang hông để ngang hông bên trái, cách hông 25 – 30 cm. Cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay và thân người khoảng 30O, giữa cánh tay và cẳng tay khoảng 90 O, vai phải hạ thấp và thả lõng hơn vai trái. Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn nảy qua điểm cao nhất (điểm 3 – 4 của đường vòng cung bóng rơi) nhanh chóng lăng vợt từ sau ra trước, lên trên và sang phải. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa bóng hoặc giữa dưới bóng (đối với bóng xoáy xuống vợt hơi ngửa ra phía sau). Vợt lăng đến đâu thì trọng tâm cơ thể được dịch chuyển tương ứng tới đó, để phối hợp đánh bóng. Khi đánh bóng nhanh chóng gập cẳng tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới. Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ở ngang đuôi mắt phải. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân phải. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân phải nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.48 2.4. Kỹ thuật bạt bóng thuận và trái tay Bạt bóng là kỹ thuật tấn công nhanh, mạnh và có cơ hội dứt điểm cao, hoặc gây khó khăn cho đối phương tạo cơ hội tấn công dứt điểm. Bạt bóng thường được sử dụng để đánh những quả bóng nảy cao, sử dụng sức mạnh và đẩy tới trước nhiều khi đánh bóng, nên bạt bóng không gây ra sức xoáy lớn như các kỹ thuật khác. 48 Nguyễn Quang Vinh- Giáo trình bóng bàn – Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 108
  42. 2.4.1. Kỹ thuật bạt bóng thuận tay Hinh 95 - Kỹ thuật bạt bóng thuận tay Giai đoạn chuẩn bị: Chân trái đứng trước, chân phải dứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm hạ thấp hơi nghiêng về chân phải. Cánh tay hợp với thân người một góc khoảng 50O, cẳng tay gần như song song với mặt đất, cổ tay và cẳng tay thẳng. Người đứng cách bàn 40cm, vợt để ngang lườn, mặt vợt gần như thẳng đứng (song song với lưới). Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bắt đầu nảy lên điểm cao nhất (điểm 3 của đường vòng cung bóng rơi) nhanh chóng lăng vợt từ sau ra trước, sang trái. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa của bóng (gần tâm bóng), nên bóng gần như không xoáy. Lực phối hợp đánh bóng đạp chân, xoay hông, chuyển trọng tâm qua lườn, gập nhanh cẳng tay đẩy bóng đến trước, người hơi lao về trước. Động tác đánh bóng nhanh, dứt khoát. Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ở ngang đuôi mắt trái. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân trái. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân trái nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.49 2.4.2. Kỹ thuật bạt bóng trái tay Bạt bóng trái tay thường biên độ động tác hẹp nên lực tác động vào bóng không mạnh, nên trong thi đấu khi bóng nảy lên cao các VĐV thường né người di chuyển thực hiện kỹ thuật bạt bóng thuận tay. Giai đoạn chuẩn bị: Chân phải đứng trước, chân trái dứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm hạ thấp hơi nghiêng về chân trái. Thân người hơi nghiêng sang trái hợp với biên ngang một góc khoảng 45O, cánh tay để sát thân, cẳng tay hợp với cánh tay một góc 120O. Người đứng cách bàn 40 cm, vợt để ngang lườn bên trái, mặt vợt gần như thẳng đứng (song song với lưới). 49 Nguyễn Quang Vinh- Giáo trình bóng bàn – Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014 109
  43. Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bắt đầu nảy lên điểm cao nhất (điểm 3 của đường vòng cung bóng rơi) nhanh chóng lăng vợt từ sau ra trước, sang phải. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa của bóng (gần tâm bóng), lăng nhanh cẳng tay đẩy bóng đến trước, người hơi lao về trước. Động tác đánh bóng nhanh, dứt khoát. Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ở ngang đuôi mắt phải. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân phải. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân phải nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo. 2.5. Kỹ thuật gò bóng thuận tay và trái tay Gò bóng là kỹ thuật cơ sở của cắt bóng. Gò bóng đánh bóng xoáy xuống đối phó với bóng xoáy xuống của đối phương. Gò bóng đứng gần bàn, biên độ động tác nhỏ, vợt tiếp xúc bóng chủ yếu ở trên mặt bàn. Gò bóng kết hợp với độ xoáy và điểm rơi hạn chế khả năng tấn công của đối phương, giành thế chủ động tấn công dứt điểm. Gò bóng gồm có: Gò nhanh, gò chậm, gò xoáy, gò không xoáy. - Gò nhanh: Phù hợp với lối đánh tấn công, với mục đích đưa đối phương vào thế bị động, giành cơ hội dứt điểm. - Gò chậm: Phù hợp với lối đánh phòng thủ, gò chậm thường kết hợp với gò xoáy và không xoáy. 2.5.1. Gò bóng thuận tay Giai đoạn chuẩn bị: Người đứng cách bàn khoảng 40cm, chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải. Tay phải cầm vợt ngang hông, cách hông 25 – 30 cm, mặt vợt ngửa, cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay và cẳng tay là 45O, góc độ giữa người với bàn khoảng 45O, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 80O, vai phải hạ thấp và thả lỏng hơn vai trái Hinh 96 - Kỹ thuật gò bóng thuận tay . Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn, nảy lên giai đoạn 1 – 2 gò nhanh và giai đoạn 4 – 5 gò chậm, nhanh chóng đưa vợt từ sau ra trước, xuống dưới và sang trái. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa dưới bóng, gập cẳng tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới. Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ở trước bụng. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân trái. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân trái nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo. 110
  44. 2.5.2. Gò bóng trái tay Hinh 97 - Kỹ thuật gò bóng trái tay Giai đoạn chuẩn bị: Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải. Tay phải cầm vợt ngang hông, cách hông 25 – 30 cm, mặt vợt ngửa, cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay và cẳng tay là 45O, góc độ giữa người với bàn khoảng 45O, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 80O, vai phải hạ thấp và thả lỏng hơn vai trái. Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn, nảy lên giai đoạn 1 – 2 gò nhanh và giai đoạn 4 – 5 gò chậm, nhanh chóng đưa vợt từ sau ra trước, xuống dưới và sang phải. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa dưới bóng, duỗi cẳng tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới. Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và dừng lại ở ngang lườn bên phải. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân phải. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân phải nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.50 2.6. Kỹ thuật tấn công và phòng thủ (thuận và trái tay) Tấn công và phòng thủ là 2 kỹ thuật đối lập nhau được sử dụng thường xuyên trong trận đấu bóng bàn. Tấn công nhằm mục đích áp đảo, giành điểm của đối phương còn phòng thủ nhằm mục đích chống đỡ, bảo vệ không cho đối phương ghi điểm chờ thời cơ để thực hiện tấn công lại. 2.6.1. Kỹ thuật tấn công - Kỹ thuật tấn công thuận tay: Được thực hiện khi bóng đối phương đánh sang ở bên phía tay thuận. Tùy theo tình huống bóng (tốc độ, độ cao, độ xoáy, quỹ đạo bay của bóng) mà sử dụng kỹ thuật tấn công cho phù hợp. - Kỹ thuật tấn công trái tay: Được thực hiện khi bóng đối phương đánh sang ở phía bên phía trái. Tùy theo tình huống bóng (tốc độ, độ cao, độ xoáy, quỹ đạo bay của bóng) mà sử dụng kỹ thuật tấn công cho phù hợp. 2.6.2. Kỹ thuật phòng thủ - Kỹ thuật phòng thủ thuận tay được thực hiện khi bóng đối phương tấn công sang ở bên phía tay thuận. Tùy theo tình huống bóng (tốc độ, độ cao, độ xoáy, quỹ đạo bay của bóng) mà áp dụng kỹ thuật phòng thủ phù hợp. Kỹ thuật phòng thủ thuận tay thường được sử dụng là: Chặn bóng, gò bóng, cắt bóng thuận tay. 50 Nguyễn Quang Vinh - Giáo trình bóng bàn, Trường Đại học Sư Phạm thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 111
  45. + Chặn bóng thuận tay: Áp dụng khi đối phương đánh bóng nhanh, không xoáy - thường được sử dụng trong bàn khi bóng vừa nẩy lên. + Gò bóng: Áp dụng khi đối phương đánh bóng ngắn, gần bàn. + Cắt bóng: Thường áp dụng khi phòng thủ xa bàn. - Kỹ thuật phòng thủ trái tay được thực hiện khi bóng đối phương tấn công sang ở bên phía tay trái. Tùy theo tình huống bóng (tốc độ, độ cao, độ xoáy, quỹ đạo bay của bóng) mà sử dụng kỹ thuật phòng thủ phù hợp. Kỹ thuật phòng thủ trái tay thường được sử dụng là: Chặn bóng, gò bóng, cắt bóng. + Chặn bóng trái tay: Áp dụng khi đối phương đánh bóng nhanh, không xoáy - thường được sử dụng trong bàn khi bóng vừa nẩy lên. + Gò bóng: Áp dụng khi đối phương đánh bóng ngắn, gần bàn. + Cắt bóng: Thường áp dụng khi phòng thủ xa bàn. 3. Một số quy định của Luật Bóng bàn (Quyết định số 836/QĐ-UBTDTT ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng – Chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao ban hành Luật Bóng bàn) 3.1. Trình tự thi đấu - Trong đánh đơn, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau đó người đỡ giao bóng sẽ trả lại bóng tốt và từ đó người giao bóng và người đỡ giao bóng luân phiên trả lại bóng tốt. - Trong đánh đôi, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau đó người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt, rồi tới đồng đội của người giao bóng trả lại bóng tốt, kế tiếp đồng đội của người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt và từ đó mỗi đấu thủ luân phiên nhau theo thứ tự trên mà trả lại bóng tốt. 3.2. Một ván - Một đấu thủ hay cặp đánh đôi được tính là thắng một ván khi họ được 11 điểm trước trừ khi 2 đấu thủ hay 2 cặp đôi đều đạt mỗi bên 10 điểm thì sau đó bên nào thắng liên 2 điểm trước nữa là thắng ván đó. 3.3. Một trận Một trận sẽ gồm các ván thắng của một số lẻ nào đó(*) (*) 1 trận có thể gồm 3, 5, 7 ván CÂU HỎI 1. Anh (chị) hãy trình bày tác dụng, kỹ thuật chính và môt sô quy định trong Luật bóng bàn mà anh chị đã được học. 112
  46. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngay 32/01/2015 cua Chinh phu Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. 2. Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; 3. Quyết định số 224/QĐ-UBTDTT ngày 01 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật điền kinh; 4. Quyết định số 1185/QĐ-UBTDTT ngày 10 tháng 06 năm 2005 của Bộ trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật bóng rổ; 5. Quyết định số 1706/QĐ-UBTDTT ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật bơi; 6. Quyết định số 982/QĐ-UBTDTT ngày 23 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật bóng đá; 7. Quyết định số 488/QĐ-UBTDTT ngày 12 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật bóng chuyền; 8. Quyết định số 836/QĐ-UBTDTT ngày 15 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật bóng bàn; 9. Quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng- Chủ nhiệm UBTDTT về việc ban hành Luật cầu lông; 10. Đàm Thị Hậu, Giáo trình điền kinh, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, Hà nội, năm 2003; 11. Sỹ Hà, Thu Duyên, Giáo trình điền kinh, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, Hà nội, năm 2007; 12. PGS. Nguyễn Văn Trạch, Giáo trình bơi lội, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, năm 2007; 13. Th.S. Nguyễn Thành Sơn, Giáo trình bơi lội, Nhà xuất bản Thể dục thể thảo, năm 2005; 14. TS Huỳnh Trọng Khải, Giáo trình cầu lông, Trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục thể thao Trung ương 2, năm 2004; 15. Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn, Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2010; 16. TS Nguyễn Ngọc Hải, Giáo trình bóng rổ, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh, năm 2014; 17. Nguyễn Thiệt Tình, Huấn luyện giảng dạy bóng đá, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, năm 1997; 18. Trần Quốc Hùng, Vũ Thị Mỹ Lợi, Phan Bửu Tú, Giáo trình giảng dạy bóng đá, Trường Đại học Đà Lạt (lưu hành nội bộ), năm 2008; 19. PGS.TS Trịnh Hữu Lộc, Th.S Ngô Hữu Phúc, Th.S Lâm Văn Vũ, Th.S Phạm Thái Vinh, Giáo trình bóng đá, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, năm 2016 20. PGS.TS Nguyễn Quang Vinh, Giáo trình bóng bàn, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Tp.Hồ Chí Minh, năm 2014; 21. Trương Đai hoc thê duc thê thao TP. Hô Chi Minh: Giao trinh điên kinh, Nha xuât ban Đai hoc Quôc gia TP. Hô Chi Minh, năm 2016. 22. Trương Đai hoc thê duc thê thao TP. Hô Chi Minh: Giao trinh bong rô, Nha xuât ban Đai hoc Quôc gia TP. Hô Chi Minh, năm 2016. 23. Trương Đai hoc thê duc thê thao TP. Hô Chi Minh: Giao trinh bong đa, Nha xuât ban Đai hoc Quôc gia TP. Hô Chi Minh, năm 2017. 113
  47. 24. Trương Đai hoc thê duc thê thao TP. Hô Chi Minh: Giao trinh bơi lôi (tâp 1, tâp 2), Nha xuât ban Đai hoc Quôc gia TP. Hô Chi Minh, năm 2016. 25. Trương Đai hoc thê duc thê thao TP. Hô Chi Minh: Giao trinh bong ban, Nha xuât ban Đai hoc Quôc gia TP. Hô Chi Minh, năm 2014. 26. Trường Đai hoc Sư pham thê duc thê thao Tp. Hô Chi Minh: Giáo trình thể dục cơ bản, Nhà xuất bảng Thể dục thể thao, năm 2005 27. Trương Đai hoc Sư pham thê duc thê thao TP. Hô Chi Minh: Giáo trình Điền kinh, năm 2016. 28. Trương Đai hoc Sư pham thê duc thê thao Thành phố Hô Chi Minh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014. 29. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình giảng dạy Cầu lông, Nhà xuất bản thể dục thể thao, năm 2012. 30. Trương Đai hoc thê duc thê thao Đa Năng: Giao trinh thê duc (tâp 1, tâp 2) Nha xuât ban thê duc thê thao, năm 2014. 31. Trương Đai hoc thê duc thê thao Đa Năng: Giao trinh điên kinh, Nha xuât ban thê duc thê thao, năm 2014. 32. Trương Đai hoc thê duc thê thao Đa Năng: Giao trinh bong ban, Nha xuât ban thê duc thê thao, năm 2015. 33. Bộ Giáo dục và Đào tạ. Tài lệu giảng dạy Thể dục thể thao, dùng cho các Trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Hà Nội, NXB Giáo dục, 1997. 34. Phan Thế Nguyên, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Thị Thu. Giáo trình Thể dục cơ bản. Hà Nội: NXB thể dục thể thao 2005. 35. Các tài liệu tham khảo khác./. 114