Giáo trình Mỹ thuật trang phục - Nghề: May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

pdf 103 trang Gia Huy 22/05/2022 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mỹ thuật trang phục - Nghề: May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_my_thuat_trang_phuc_nghe_may_thoi_trang_truong_ca.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mỹ thuật trang phục - Nghề: May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ

  1. ` BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH Môn học: Mỹ thuật trang phục NGHỀ: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: ngày tháng năm của Hà Nội, năm 2021
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trang phục là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu mặc đẹp của con người cũng ngày một lớn. Trang phục không những bảo vệ con người trước thiên nhiên mà còn giúp người mặc đẹp hơn và còn thể hiện được cá tính của bản thân. Giáo trình Mỹ thuật trang phục được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu tài liệu, học tập của giáo viên và sinh viên nghề May thời trang. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về trang phục, lịch sử trang phục Việt Nam và các kiến thức về thời trang và mốt. Ban biên soạn giáo trình Khoa May thời trang - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ đã tiến hành biên soạn giáo trình Mỹ thuật trang phục với thời lượng 30 giờ. Giáo trình gồm hai chương: Chương 1 - Lịch sử phát triển trang phục Việt Nam, giới thiệu khái quát về nguồn gốc, chức năng của trang phục, lịch sử phát triển trang phục Việt Nam từ thời Hùng Vương đến giai đoạn thống nhất đất nước (1975- 1990) và các kiến thức về thời trang và mốt. Chương 2 - Nghệ thuật phối màu, tạo hình trên trang phục, trình bày các kiến thức về màu sắc, hình dáng, hoạ tiết, chất liệu và nghệ thuật xây dựng bố cục trang phục. Trong quá trình biên soạn giáo trình chắc chắn còn những vấn đề chưa hoàn chỉnh. Vì vậy rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, các bạn học sinh, sinh viên và đông đảo các bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. . Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Phùng Thị Nụ 2. Biên soạn: Đào Thị Thủy Trần Thị Ngọc Huế
  4. 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I 8 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRANG PHỤC VIỆT NAM 8 1. Khái quát về trang phục 8 1.1. Nguồn gốc của trang phục 8 1.1.1. Khái niệm về trang phục 8 1.1.2. Nguồn gốc của trang phục 9 1.2. Chức năng của quần áo 10 1.3. Phân loại trang phục 11 1.3.1. Phân loại quần áo theo giới tính, lứa tuổi 11 1.3.2. Phân loại quần áo theo mùa khí hậu 11 1.3.3. Phân loại quần áo theo chức năng sử dụng 11 1.3.4. Phân loại theo ý nghĩa xã hội 12 2. Lịch sử phát triển trang phục Việt Nam 12 2.1. Trang phục thời Hùng Vương 12 2.1.1. Kiểu váy áo phụ nữ 12 2.1.2. Kiểu khố của đàn ông 14 2.1.3. Trang phục lễ hội 14 2.1.4. Trang phục chiến binh 15 2.1.5. Kiểu đầu tóc 15 2.1.6. Hình thức trang sức và trang điểm 15 2.2. Trang phục thời phong kiến 16 2.2.1. Trang phục thời Ngô - Đinh - Tiền Lê 16 2.2.2. Trang phục thời Lý 17 2.2.3. Trang phục thời Trần 18 2.2.4. Trang phục thời Nguyễn 20 2.3. Trang phục thời Pháp thuộc 25 2.4. Trang phục thời kỳ chống Pháp 26 2.5. Trang phục thời kháng chiến chống Mỹ 27 2.6. Trang phục thời giai đoạn thống nhất đất nước (1975-1990) 27 2.7. Trang phục các dân tộc Việt Nam 28 2.7.1. Trang phục dân tộc Thái 28 2.7.2. Trang phục dân tộc Tày 29 2.7.3. Trang phục dân tộc H'mông 29 2.7.4. Trang phục dân tộc Nùng 30 2.7.5. Trang phục dân tộc Mường 31 2.7.6. Trang phục một số dân tộc khác 32 3. Thời trang và mốt 34 3.1. Khái niệm thời trang và mốt 34
  5. 4 3.1.1. Thời trang 34 3.1.2. Mốt 34 3.1.3. Mốt thời trang 35 3.2. Những tính chất chung của thời trang và mốt 36 3.2.1. Tính văn hoá - xã hội 36 3.2.2. Tính nghệ thuật 37 3.3. Đặc điểm của “mốt” 38 3.3.1. Tính thời sự, mới, lạ 38 3.3.2. Tính tâm lý - xã hội 39 3.3.3. Tính chu kì 40 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thời trang 43 3.4.1. Luật pháp 43 3.4.2. Không khí chính trị 44 3.4.3. Kĩ thuật và công nghệ 44 3.4.4. Sự thịnh vượng hay suy thoái kinh tế 44 3.4.5. Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông 45 CHƯƠNG II 46 NGHỆ THUẬT PHỐI MÀU, TẠO HÌNH TRÊN TRANG PHỤC 46 Mã chương: MH 13-02 46 1. Màu sắc đối với trang phục 46 1.1. Vòng màu cơ bản 46 1.1.1. Nguồn gốc của màu sắc 46 1.1.2. Vòng màu cơ bản 47 1.2. Các khái niệm cơ bản về màu sắc 49 1.2.1. Màu hữu sắc và màu vô sắc 49 1.2.2. Màu nóng, màu lạnh 49 1.2.3. Màu tương đồng, màu tương phản 49 1.2.4. Màu bổ túc 50 1.2.5. Sắc độ 50 1.2.6. Sắc điệu 50 1.2.7. Sắc loại 50 1.2.8. Độ thuần màu 51 1.2.9. Độ sáng, tối 51 1.2.10. Độ rực (độ tươi, độ chói) 51 1.3. Những tính chất cơ bản của màu sắc 51 1.3.1. Tính chất đối sánh màu 51 1.3.2. Tác động tâm lý của màu sắc 52 1.3.3. Tính viễn cận và độ nặng nhẹ 53 1.3.5. Khả năng diễn tả biểu chất 53 1.4. Màu sắc được ứng dụng trên trang phục 53 1.4.1. Màu trong lĩnh vực thời trang 53 1.4.1.1. Vòng màu thời trang 53
  6. 5 1.4.1.2. Con quay màu 55 1.4.2. Hòa sắc trên trang phục 56 1.4.2.1. Các nguyên tắc phối màu trên trang phục 56 1.4.2. 2. Một số điểm cần chú ý khi phối màu trên trang phục 62 2. Hình dáng, hoạ tiết, chất liệu 64 2.1. Hình dáng cơ bản của trang phục 64 2.2. Phương pháp tạo hình trên trang phục 67 2.3. Thiết kế hoạ tiết trang trí trên trang phục 68 2.3.1. Đường 68 2.3.2. Nét 70 2.3.3. Điểm 70 2.3.4. Họa tiết trang trí 70 2.3.5. Khoảng cách, khoảng trống 72 2.4. Nghệ thuật sử dụng chất liệu 72 3. Bố cục trang phục 74 3.1. Nghệ thuật xây dựng bố cục trang phục 74 3.1.1. Quan hệ tỷ lệ 74 3.1.2. Quan hệ đối lập 77 3.1.3. Quan hệ nhịp điệu 78 3.2. Quan hệ giữa bố cục trang phục và đặc điểm cơ thể người mặc 81 3.3. Phong cách thể hiện 84 3.3.1. Phong cách cổ điển 84 3.3.2. Phong cách thể thao 86 3.3.3. Phong cách lãng mạn 88 3.3.4. Phong cách dân gian 89 3.3.5. Phong cách viễn tưởng 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
  7. 6 MÔN HỌC: MỸ THUẬT TRANG PHỤC Mã môn học: MHMTT13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: là môn học được bố trí học học song song hoặc học sau các mô đun thiết kế Môn học này được bố trí vào học kì I của năm học thứ nhất. - Tính chất: Môn học Mỹ thuật trang phục là môn học cơ sở nằm trong nhóm các môn học trong chương trình đào tạo Cao đẳng nghề may thời trang và là môn học lý thuyết kết hợp với làm bài tập thực hành. - Ý nghĩa: là kiến thức cơ bản của nghề May thời trang, nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về trang phục, thời trang, mốt và lịch sử phát triển trang phục Việt Nam. Sau khi học xong sẽ người học hiểu thêm về thói quen, thị hiếu thẩm mỹ, tập quán mặc trong quá khứ của dân tộc ta. Bên cạnh đó, môn học này còn giúp người học hiểu về màu sắc trong lĩnh vực thời trang và nghệ thuật tạo hình trên trang phục. - Vai trò: Ở Việt Nam hiện nay ngành công nghiệp thời trang đang cuốn hút rất nhiều bạn trẻ. Môn học này sẽ giúp người học rất nhiều kiến thức bổ ích về thời trang. Mục tiêu của môn học: - Trình bày được lịch sử phát triển trang phục Việt Nam qua các thời kỳ, khái niệm về mốt và xu hướng phát triển của mốt; - Sử dụng, phối hợp màu sắc và hoa văn hoạ tiết trên trang phục đạt hiệu quả thẩm mỹ; - Xây dựng được bố cục trang phục hợp lý phù hợp với đặc điểm cơ thể người. Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo để nâng cao trình độ.
  8. 7 Nội dung của môn học: Thời gian Kiểm Số Thực tra* Tên chương/mục Tổng Lý TT hành, bài (LT số thuyết tập hoặc TH) I Lịch sử phát triển trang phục 12 11 1 Việt Nam Khái quát về trang phục 4 4 Lịch sử ph át triển trang phục Việt 3 3 Nam Thời trang và mốt 4 4 Kiểm tra 1 1 II Nghệ thuật phối màu, tạo hình trên 17 16 1 trang phục Màu sắc trong lĩnh vực thời trang 7 7 Hình dáng, hoạ tiết, chất liệu 3 3 Bố cục trang phục 6 6 Kiểm tra 1 1 Thi kết thúc môn học 1 1 Cộng 30 27 3
  9. 8 CHƯƠNG I LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRANG PHỤC VIỆT NAM Mã chương: MHMTT13-01 Giới thiệu: Mỗi dân tộc đều có cách ăn mặc riêng, vì vậy, trang phục trở thành biểu tượng của văn hóa dân tộc. Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, mỗi dân tộc mang đậm nét một bản sắc văn hóa độc đáo. Thông qua cái nhìn về lịch sử phát triển trang phục Việt Nam, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt cổ tiếp tục phát triển, hài hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, khỏe khoắn với bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên miên. Trang phục người Việt là một trong những gì thân thiết nhất đối với con người Việt Nam. Mục tiêu: Trình bày khái quát về nguồn gốc, chức năng của trang phục; Hiểu về sự phát triển của trang phục Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thời trang và mốt; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tác phong công nghiệp. Nội dung chính: 1. Khái quát về trang phục Mục tiêu: Trình bày khái quát về nguồn gốc, chức năng của trang phục; Phân loại được trang phục. 1.1. Nguồn gốc của trang phục 1.1.1. Khái niệm về trang phục Trang phục bao gồm tất cả những gì con người mang khoác trên cơ thể, kể cả đồ đội trên đầu, đồ đi dưới chân, đồ đắp trên mặt và những gì được sử dụng kèm theo quần áo. Về đại thể trang phục gồm có: - Quần áo; - Nón, mũ, khăn; - Giày, dép, guốc; - Găng, tất; - Thắt lưnng, túi sách, ví tay - Đồ trang sức; - Mỹ phẩm.
  10. 9 Trong số các trang phục, quần áo là quan trọng nhất vì nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tủ trang phục của mỗi người. 1.1.2. Nguồn gốc của trang phục Muôn loài động vật, chỉ trừ con người, được thiên nhiên cho một thứ gì đó để che thân: lông mao, lông vũ, lông thú, tóc, vảy, sừng, hoặc một lớp da dày. Con người chảng có gì trừ một lớp da mỏng và trong hàng ngàn năm họ đã phải lang thang trên Trái Đất mà không có thứ khác che thân nào khác. Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ cơ thể, chống lại các tác động của thiên nhiên, người xưa tìm kiếm những tấm phủ, những mảnh da, những mảnh vỏ cây để che cơ thể. Ngay từ thời kì đồ đá, người xưa đã biết đập bẹt và nạo những tấm da thú để che thân như là quần áo. Những kiểu “trang phục” ban đầu là các mảnh da thú, các tấm lá che vai, che ngực sau này phát triển thành những kiểu áo sau này trở thành các kiểu váy, quần. Vật liệu ở vùng giàu thực vật là vỏ, lá, sợi cây, ở vùng giàu động vật là lôn chim, da thú, da cá Người ta phát hiện rằng những người thượng cổ khoác lông thú. Loại quần áo sớm nhất sinh ra do nhu cầu bảo vệ con người chống lại cái lạnh ghê gớm. Ban đầu động lực phát triển quần áo là điều kiện tự nhiên. Bằng chứng là quần áo phát trển nhanh ở các vùng khí hậu khắc nghiệt (thường là xứ lạnh) và phát triển chậm ở các vùng ôn hoà. Về sau khi kĩ thuật, văn minh phát triển đến trình độ nhất định, nhu cầu vật chất đa được đáp ứng, con ngưòi sáng tạo ra nhiều chủng loại quần áo nhằm thoả mãn nhu cầu khác nhau của con người. Theo quan điểm kĩ thuật có 3 cách tạo dáng quần áo căn bản: * Tạo dáng quần áo bằng cách quấn, phủ Tắm da gấu chưa thuộc quấn quanh người là dạng quần áo đơn giản nhất. Sau đó những tấm da này được khâu và liên kết vói nhau. VD: bộ Sari của người Ấn Độ. * Tạo dáng quần áo bằng cách xếp nếp Lông cừu đã được phát hiện và được xén, quay thành sợi. Vải dệt xuất hiện. Người dân Ai Cập, La Mã, Hi Lạp đã xếp nếp và gập vải để tạo thành quần áo. VD: bộ Chiton của người Hi Lạp, bộ Toga của người đàn ông La Mã * Tạo dáng quần áo bằng cách cắt, may Đây là cách tạo dáng quần áo phổ biến nhất trên thế giới. Hầu hết các chủng loại quần áo được chế tạo theo cách cắt và may. Từ vải cắt thành các chi tiết với các hình dáng khác nhau, rồi may can với nhau sao cho khi may ráp xong có sản phẩm có kết cấu và kích thước phù hợp với những đường cong cơ thể.
  11. 10 1.2. Chức năng của quần áo Chúng ta nhận thấy rằng chúng ta mặc quần áo với nhiều lí do khác nhau. Phân tích nhu cầu của con người, nhà tâm lý học Abraham Maslow sắp xếp nhu cầu theo mức độ từ thấp tới cao theo “ tháp nhu cầu” Tự thể hiện bản thân (hiện thực hoá các tiềm năng của mình ) Được kính trọng ( Tự trọng. Được chấp nhận, ủng hộ. Được kính trọng ) Giao tiếp xã hội ( Yêu và dược yêu, được quý mến, được chia sẻ tình cảm ) An toàn ( Được bảo vệ, an toàn, có sức khoẻ ) Tồn tại ( Lương thực, nước, ngủ, quần áo, đi lại ) Sơ đồ: Tháp nhu cầu của Abraham Maslow Nhu cầu để tồn tại: lương thực, nước, ngủ và quần áo phải được đáp ứng trước hết, đó là nhu cầu vật chất. Ở cấp độ 2: Quần áo giúp chúng ta bảo vệ an toàn như: Trong điều kiện khớ hậu bất lợi, ta cần quần áo để che mưa che nắng. Khi xuất hiện các nguy cơ từ môi trường: trang phục lính cứu hoả, áo chống đạn Tránh thương tích: mũ bảo hiểm, kính Khi nhu cầu ở cấp độ 1, 2 được thoả mãn thì chuyển tới cấp độ cao hơn: nhu cầu giao tiếp trong quá trình giao tiếp xã hội. Trang phục phù hợp lứa tuổi, giới tính Trang phục phù hợp hoàn cảnh giao tiếp: đám cưới, hội nghị, tôn giáo Trang phục là kênh truyền tải thông tin về người mặc. Trong giao tiếp nảy sinh nhu cầu được đánh giá, được tôn trọng: mọi người đều cú quyền tự do lựa chọn quần áo nhưng trong nhiều trường hợp, con người đều muốn mặc để được chấp nhận, được đánh giá và tôn trọng vì: Trang phục giúp người mặc khẳng định mình thuộc cộng đồng nào trong xã hội. Trang phục thể hiện địa vị xã hội
  12. 11 Trang phục chính là phương tiện hữu hiệu diễn đạt thân phận của mỗi người trong xã hội cùng phong tục tập quán, tôn giáo, điều kiện tự nhiên, môi trường Ở thang bậc nhu cầu cao nhất, cấp độ 5, người ta mặc với mục đích thể hiện bản thân mình Trang phục tô điểm, làm đẹp thêm cho người mặc Trang phục thể hiện khiếu thẩm mỹ riêng của người mặc Trang phục thể hiện tiềm năng kinh tế, cá tính, nhân cách, năng lực, trình độ văn hóa Trang phục biểu lộ sự đồng tình hay phản bác tư tưởng, một lối sống nào đó trong xó hội Những phân tích trên cho thấy trang phục cú 3 chức năng cơ bản: 1. Bảo vệ và giữ ấm cơ thể 2. Thể hiện cá tính trong giao tiếp xó hội 3. Được trở nên hấp dẫn hơn Do đó quần áo đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. 1.3. Phân loại trang phục 1.3.1. Phân loại quần áo theo giới tính, lứa tuổi - Quần áo nam - Quần áo nữ - Quần áo trẻ em Quần áo nam, nữ lại đươc chia theo lứa tuổi : thanh niên, trung niên, cao tuổi Quần áo trẻ em được chia theo đối tượng : tuổi mẫu giáo, nhà trẻ, tiểu học, trung học, phổ thông Chia quần áo thành nhiều loại để phù hợp với giới tính, lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lí khác nhau 1.3.2. Phân loại quần áo theo mùa khí hậu - Quần áo mùa xuân; - Quần áo mùa thu; - Quần áo xuân hè; - Quần áo thu dông; - Quần áo mùa hè; - Quần áo mùa dông. - Quần áo hè thu; Việc chọn quần áo theo mùa khí hậu vừa tạo cảm giác thoải mái vừa giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ. 1.3.3. Phân loại quần áo theo chức năng sử dụng - Quần áo mặc lót : là những sản phẩm mặc sát người, thường được làm từ vải mềm mại, tỉ lệ cotton cao, có độ chun, co dãn cao, vừa ôm khít cơ thể, vừa bảo đảm vệ sinh.
  13. 12 - Quần áo mặc thường : sơmi, quần âu là những thứ mặc thường ngày chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ trang phục của mỗi người. - Quần áo khoác ngoài: áo veston, áo budông, áo jacket, áo măng tô chúng được sử dụng phần lớn đê chống rét nhưng không ít những trường hợp ngay cả những ngày hè nóng bức vẫn được sử dụng để tăng vẻ trang trọng , lịch sự Tuy nhiên chúng phải được may từ loại vải thích hợp với mùa khí hậu. 1.3.4. Phân loại theo ý nghĩa xã hội a) Quần áo mặc thường ngày : bao gồm phần lớn tủ quần áo của mỗi người, dùng thường xuyên trong sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày. Kiểu cách, vật liệu, màu sắc trang phục phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện sống, đặc điểm nghề nghiệp, thu nhập mỗi người. b) Quần áo lễ hội : có nhiều màu sắc, được may từ những chất liệu đắt tiền hơn, kiểu dáng cầu kì hơn, thường gồm theo những phụ kiện đắt tiền, quý hiếm. c) Quần áo lao động sản xuất : là các bộ bảo hộ lao động, đồng phục nghề, thiết kế phù hợp với điều kiện việc làm, đặc điểm nghề. d) Quần áo thể dục thể thao, picnic : tuỳ thuộc vào từng môn thể thao, thường thiết kế ôm gọn cơ thể, để người mặc di chuyển, vận động thoải mái. e) Quần áo biểu diễn nghệ thuật : là những bộ quần áo dành cho nghệ sĩ biểu diễn, thiết kế phù hợp với loại hình nghệ thuật: cải lương, chèo, xiếc, múa 2. Lịch sử phát triển trang phục Việt Nam Mục tiêu: Hiểu về sự phát triển của trang phục Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; Biết được một số các trang phục của các dân tộc Việt Nam. 2.1. Trang phục thời Hùng Vương Cách đây khoảng 4.000 năm vào thời đại đồng thau phát triển, nước Việt Nam thời đó gọi là nước Văn Lang. Người dân ở đây đã sinh sống bằng săn bắn, hái lượm và trồng trọt. Họ không dùng vỏ cây làm áo nữa mà đã biết trồng gai, đay, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Vào thời kỳ này đồ đồng rất phong phú. Trống đồng và nhiều tượng phù điêu bằng đồng có khắc họa những cảnh sinh hoạt thời đó với những hình người, với các loại trang phục khá rõ nét và được thể hiện bằng phong cách nghệ thuật biến hình, cách điệu cao. Qua những hiện vật khảo cổ đã tìm được cho thấy trang phục của đàn bà và đàn ông như sau: Đàn bà mặc váy (váy kín "váy chui" và váy mở "váy ngắn"), đàn ông thường đóng khố và cởi trần. 2.1.1. Kiểu váy áo phụ nữ Phụ nữ tầng lớp trên ngoài khăn vắt thành chóp nhọn trên đầu còn thấy trong áo cánh xẻ ngực là yếm, có thắt lưng trang trí quanh bụng. Yếm là đồ mặc
  14. 13 đặc thù của người Việt. Chỉ cần 1 mảnh vải vuông đặt chéo trên ngực người mặc, ở góc trên khoét hình tròn làm cổ, 2 góc cạnh sườn buộc dây sau lưng. Tiếp đến là váy chui (váy kín). Váy dài trùng tới chân có trang trí, ngoài váy có đệm váy được trang trí phía trước dài hình chữ nhật thả từ dưới thắt lưng trước bụng và sau mông. Kiểu váy này có hai loại: - Váy chui (váy kín): có đặc điểm hai mép vải được khâu lại thành hình ống. Khi mặc chui qua đầu có phần cạp và thắt lưng. Những pho tượng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái) đều mặc váy ngắn đến đầu gối, có thể lý giải rằng mặc váy này tiện cho thao tác trong lao động và là của lớp người bình dân. Một số váy ngắn có thêm đệm váy phủ ngoài ở trước bụng và sau lưng, có trang trí hình học ở tượng Bảo Vệ, Trành Kênh, Hà Tây, Thanh Hóa nay còn thấy ở váy của người dân tộc Hơ Mông.Váy ngắn chui là loại trang phục phổ biến của người Việt, còn được gọi trong dân gian là quần không đáy. Váy ngắn chui vẫn còn được mặc nhiều ở miền Bắc nước ta cho tới giữa thế kỉ XX. - Váy mở (váy quấn): có đặc điểm là một hình chữ nhật, khi mặc quấn quanh hông rồi giắt mép vải vào cạnh sườn hoặc ở hai đầu vải có dây buộc (thường gặp Hình 1.1. Váy kín ở dân tộc Thái ngày nay). Kiểu váy này thấy ở tượng chuôi kiếm, tượng phụ nữ núi Nưa (Thanh Hóa) và tượng ở Làng Vạc (Nghệ An). Váy quấn dài xuống tận chân, trang trí hoa văn ở váy chạy dọc xuống gấu váy theo lối đăng đối. Phần gấu váy cũng có trang trí những chấm tròn hoặc kẻ sọc chạy xung quanh. Đệm váy ở cả phía trước và phía sau trên to, thuôn nhỏ dần xuống dưới. Trang trí gấu váy thường có tua hoặc quả bông, đệm váy được trang trí hình kỉ hà. Thắt lưng được quấn gọn, to bản, bao giữa cạp váy và áo nối liền với váy làm tăng thêm vẻ đẹp hình thể (thắt co) của phụ nữ. Nhiều dân tộc phương nam có kiểu váy này. Váy quấn dài thuộc tầng lớp quý tộc, mặc có kiểu cách cầu kì, trang trí hoa văn vải phức tạp, đa dạng chứng tỏ trang phục Đông Sơn phát triển. Người thời Hùng vương ngoài trang phục váy, khố, quần áo bình thường, trong lễ hội có đội mũ và mặc áo choàng chung kiểu dùng cho cả nam và nữ. Mũ Hình 1.2. Váy quấn làm bằng lông vũ, có lông cánh chim cài dựng đứng thành hình vòng tròn quanh đầu, đai mũ vòng quanh, phần trán lông cao hơn có
  15. 14 ba điểm bông lau vượt cao lên. Lối áo choàng và mũ bằng lông chim tương tự thế này phổ biến nhiều ở các dân tộc châu Phi, châu Mỹ và văn hóa Maya. Váy áo còn được nhắc đến trong truyện áo lông ngỗng của Mỵ Châu, con gái An Dương Vương thời Âu Lạc của nước ta. Người Việt ngày nay vẫn còn dùng áo lá (áo tơi) rất tiện lợi cho việc làm nông nghiệp. Áo tơi được làm bằng lá cọ, loại cây phổ biến trên đất Phú Thọ nơi đất tổ vua Hùng. Trong một số ngôi mộ khai quật được đều có những đồ đan, dệt bằng lá cây hoặc cói. 2.1.2. Kiểu khố của đàn ông Đàn ông thời Hùng vương thường cởi trần đóng khố, xăm mình. Pho tượng ở Đào Thịnh cho thấy một chiếc khố gồm một dải rất hẹp thắt vòng quanh bụng, từ đó vắt múi vòng xuống háng, đuôi khố bỏ lá tọa ở phía sau chấm mông. Kiểu khố này còn thấy ở bức tượng Đông Sơn – tượng người cõng nhau thổi khèn, chiếc lá tọa chấm đất có lẽ chỉ để làm pho tượng có thế tựa ba điểm. Kiểu khố này được truyền trong huyền thoại Chử Đồng Tử và người dân Việt còn mặc đến đầu thế kỉ XX (thể hiện trong tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống). Khố có nhiều kiểu. Khố kép nghĩa là vòng bụng được quấn hai vòng để làm tăng diện tích của khố ở vòng quanh bụng. Kiểu khố kép thấy ở tượng Việt Khê. Hình 1.3. Khố của Từ thuở Hồng Bàng tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình người Việt xưa là đặc điểm của người Việt cổ, đây như là truyền thống để tránh sự đồng hóa của người phương Bắc, bảo tồn phong tục. Kiểu khố kép mang tính chất tô điểm và như một kiểu ăn mặc truyền thống. Các tài liệu tranh ảnh đầu thế kỉ XX cho thấy việc sử dụng loại khố này vẫn rất phổ biến trong nhân dân, nhất là khi biểu diễn đấu vật, các võ sĩ đều đóng khố kiểu này. 2.1.3. Trang phục lễ hội Trang phục lễ hội phản ánh đầy đủ cuộc sống của cư dân thời Hùng vương. Bộ trang phục ngày lễ hội được trang bị đầy đủ gồm bộ áo lễ, mũ lông chim áo choàng rộng cho cả nam lẫn nữ, có người đội mũ hoặc chỉ mặc áo choàng lễ hội nhằm tạo ra nhịp điệu trang trí và phản ánh cuộc sống hiện thực của buổi đi lễ. Bên cạnh đó có một số hình chạm khắc trong lễ hội là người cởi trần, đi đất, đó là hình ảnh thật, mộc mạc, ghi lại cuộc sống chân thực hàng ngày. Hình 1.4. Trang phục đội mũ lông chim và bông lau trong lễ hội
  16. 15 2.1.4. Trang phục chiến binh Những trang phục chiến binh là những tấm giáp che ngực bằng đồng hình chữ nhật hoặc vuông có trang trí vòng xoắn hoặc trang trí kiểu trống đồng, ở 4 góc có 4 lỗ. Những bao tay bằng đồng để bảo vệ phần cổ tay. Bao tay có trang trí và đính theo những lục lạc nhỏ, đai lưng có khóa đồng to bản được trang trí tỉ mỉ, đồng thời đính kèm theo những lục lạc nhỏ như ở bao tay. Giáp bao tay có tác dụng che chắn, bảo vệ, chém Hình 1.5. Trang phục chiến binh 2.1.5. Kiểu đầu tóc Do điều kiện khí hậu và sinh sống, người dân thường lên rừng săn bắn, hái lượm hay xuống biển bơi lặn đánh cá, hoặc làm ruộng nước vất vả nên đầu tóc phải gọn gàng. Vì vậy, đàn ông và đàn bà phải cắt tóc ngắn đến ngang vai hoặc một số ít cắt ngắn đến chân tóc 2.1.6. Hình thức trang sức và trang điểm Người Việt cổ thì nam nữ đều xâu lỗ tai và đeo đồ trang sức. Các loại vòng tai phổ biến của hai giới là hình tròn, hình vành khăn, hình khối đặc biệt là loại vòng hoa tai gắn quả nhạc hay đôi hoa tai bằng đá, hình con thú. Hình 1.6. Kiểu đầu tóc nam và nữ Những chuỗi hạt thường thấy gồm các của người Việt xưa loại hạt hình trụ, trái xoan, hình cầu. Còn vòng tay với nhiều hình khác nhau như: tròn, vuông, chữ nhật, lòng máng, sóng trâu có trang trí hoa văn hình lông chim hay bông lúa. Ngoài ra còn nhiều nhẫn bằng đồng đeo ở ngón tay cũng gắn quả nhạc dài xinh xắn. Tuy đồ trang sức còn thô sơ, nhưng với điều kiện chế tác hạn chế ta thấy con người thời đó đã có trình độ thẩm mỹ và óc tưởng tượng cao, đã quan tâm đến vấn đề làm đẹp cho thân thể, đồng thời thể hiện bàn tay khéo léo, cần cù lao động. Đàn ông thường vẽ lên mình những hình ngoằn ngoèo, hình móc câu, đó là tục xâm mình phổ biến. Đàn ông và đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu.
  17. 16 2.2. Trang phục thời phong kiến Dưới thời phong kiến, nông nghiệp phát triển. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải hình thành. Các vua nhà Lý và sau đó là các triều đại Trần, Lê, Nguyễn đều dạy dân chúng trồng dâu nuôi tằm, dệt vải. Người dân Việt thời đó đã biết nuôi tằm lấy kén, kéo sợi. Nghề dệt phát triển kéo theo sự phát triển của trang phục. Trải qua các triều đại phong kiến, trang phục Việt Nam đã nhiều lần thay đổi, nhưng có nét chung là thể hiện sự phân chia giai cấp rõ rệt. 2.2.1. Trang phục thời Ngô - Đinh - Tiền Lê Vào nửa sau thế kỷ III trước Công Nguyên, Thục Phán, một thủ lĩnh người Âu Việt từ miền trên đã tràn xuống đánh chiếm nước Văn Lang, thống nhất hai lãnh thổ, dựng nên nước Âu Lạc, dời đô từ miền núi xuống đồng bằng. Thời kỳ này đồ sắt phát triển. Trong thời kỳ đất nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược, cai trị, cộng với ba lần bị phong kiến phương Bắc thống trị hơn một ngàn năm (207 trước công nguyên - 939), nhân dân ta một mặt đấu tranh với kẻ thống trị, nhưng một mặt vẫn tích cực phát triển sản xuất. Nghề dệt đã có những phát triển quan trọng. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã phổ biến và còn sản xuất được các loại vải bông thô, vải đay, vải gai, vải cát bá loại mịn, lụa Đã biết dùng tơ tre, tơ chuối dệt thành vải. Vải dệt từ tơ chuối có tên gọi là vải Giao Chỉ. Khăn bông được thêu thùa rất đẹp gọi là bạch diệp. Ngoài ra, còn làm nhiều đồ trang sức bằng vàng, bạc (vòng tay, nhẫn, hoa tai, trâm), bằng ngọc (vòng, nhẫn), bằng hổ phách, bằng thủy tinh (chuỗi hạt). Đã từng phải cống cho triều đình phương Bắc loại mũ "đầu mâu" hoàn toàn bằng bạc (khảo cổ học đã phát hiện được nhiều kiểu khóa thắt lưng, chứng tỏ tục mang tai rất phổ biến). Đến triều đại nhà Đinh (968 - 980), về trang phục, sử sách đời sau chỉ nhắc đến một số rất ít hiện tượng như (năm 974) quân lính "đều đội mũ chỏm", bằng, bốn bên hình vuông (Mũ làm bằng da, bốn cạnh khít lại, trên hẹp dưới rộng), gọi là mũ "tứ phương bình đỉnh". Hoặc "Năm Thái Bình thứ sáu (975) Đinh Tiên Hoàng định phẩm phục của các quan văn võ". Hoặc (năm 980) ở một bức thư của nhà Tống gửi cho triều đình ta có nói tới việc nhân dân ta thời đó đều cắt tóc ngắn. Hoặc có nhắc đến mũ của các đạo sĩ là màu vàng, áo của các nhà sư là màu thâm, các quan được dùng ấn vàng thì thắt lưng dải tím, được dùng ấn bạc thì thắt dải xanh. Sang thời (tiền) Lê (981 - 1009), ta thấy: Vua Lê Đại Hành lên ngôi mặc áo long cổn, về sau áo mặc thường dùng vóc đỏ, mũ trang sức trân châu. Lê Ngọa Triều, (1006) đổi lại phẩm phục cho các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống. Như vậy là suốt thời gian dài này, tư liệu và hiện vật về trang phục để lại rất hiếm. Kể cả về sau, những tài liệu thành văn cũng chỉ chủ yếu nói về trang phục trong Triều Đình (nhắc đến tên mũ, tên áo, màu sắc chứ không miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ). Một số hiện vật bằng gỗ, đá để lại nói chung hình nét không được rõ lắm. Dù sao trong vài chục năm trị vì, các vua Đinh, Lê cũng đã
  18. 17 giành sự quan tâm đến lĩnh vực trang phục, đặc biệt là mũ áo Triều Đình. Nhìn chung, ít nhiều thấy có sự kế thừa hoặc sáng tạo về hình loại, kiểu cách, màu sắc nhưng đáng trách hơn cả là sự sao chép một cách nô lệ, lười biếng của vua Lê Ngọa Triều tạo một tiền đề lai căng cho những kiểu mẫu trang phục về sau. Tuy nhiên, trong những thời kỳ chế độ phong kiến ổn định, thì càng về sau, trang phục cũng đã dần dần được qui định cho từng thành phần trong xã hội (vua, quan, dân ) cho mọi nghi thức trong cuộc sống (cưới, tang, lễ, hội ). Căn cứ trên hình thức, màu sắc, họa tiết trong trang phục, ở từng giai đoạn, sự phân biệt mang tính chất giai cấp đã được hình thành rõ rệt. 2.2.2. Trang phục thời Lý a.Trang phục triều đình Triều đại nhà Lý (1009 - 1225), kinh đô từ Hoa Lư dời về thành Đại La và gọi là Thăng Long. Năm 1054, đặt tên nước là Đại Việt. Năm 1029, vua Lý Thái Tông định quy chế mũ áo của các công hầu và các quan văn võ. Nhưng chắc việc quy định này còn chưa chặt chẽ kể cả về hình thức trang phục và cách thức sử dụng. (Theo tư liệu để lại, các quan triều Lý một thời gian vẫn đeo cái túi có hình cá bằng lụa đỏ và bằng vàng, ít nhiều còn ảnh hưởng lối trang sức của nhà Tống). Năm 1040, nhà vua chủ trương dùng gấm vóc trong nước để may lễ phục mà không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa. Số gấm vóc của nhà Tống còn lại trong kho thì phát hết ra may áo cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên: áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên, áo bào bằng vóc. Điều này biểu thị chí tự cường, tự lập của dân tộc đã khá cao. Năm 1059, vua Lý Thánh Tông định triều phục cho các quan. Vào chầu vua, các quan phải đi tất, đi hia và đội mũ phác đầu. (Mũ này có 4 góc, 4 tai, sau làm 2 tai ngang, tức mũ cánh chuồn, có thể là kiểu mũ từ thời Đinh, sau thêm tai), mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, thắt đai da. Lệ đội mũ phác đầu, đi hia bắt đầu có từ thời này. Qua võ phục thời Lý, ta bắt gặp những dạng hoa văn, những hình xoắn, hình móc thường thấy trong lĩnh vực trang trí, hội họa thời đó. Những biểu tượng cho thiên nhiên, cuộc sống được khắc lại trên trang phục của những nhân vật tượng trưng cho sức mạnh là một đặc điểm hài hòa rất có ý nghĩa. Các vũ nữ, tóc thường búi cao lên đỉnh đầu, trên trán có một điểm trang trí, mái tóc điểm những bông hoa, tay đeo vòng, cổ đeo những chuỗi hạt, mặc váy ngắn có nhiều nếp. Trang phục của nhạc công cũng khá độc đáo. Mũ chùm kín tóc, phía trên mũ được làm cao lên và trang trí các diềm uốn lượn. áo cánh trong: tay dài và chít ở cổ tay. Bên ngoài là một chiếc áo, cộc tay. Quanh cổ áo có chiếc vân kiên (như chiếc yếm dài) chùm cả một phần ngực, lưng và vai. Quanh bụng đeo những miếng diềm vải rộng có trang trí nhiều đường thêu đẹp. Bụng chân quấn
  19. 18 xà cạp và chân đi giày vải mũi nhọn.Thời gian này vẫn còn tục xăm mình. Từ vua đến quân sĩ ai cũng xăm mình. Quân cấm vệ xăm vào ngực và chân những dấu hiệu riêng và được phép xăm hình rồng lên người. b. Trang phục nhân dân Thời Lý có lệnh cấm người dân mặc áo màu vàng (1182), con gái dân gian không được bắt chước kiểu búi tóc như cung nhân. Những pho tượng tròn hoặc tượng đắp nổi bằng đá của thời Lý còn lại cũng chứng minh quần áo thời đó đã được may theo quy cách, bằng nhiều loại vải tốt và mịn. Ở thời Lý, đàn bà thường đeo khuyên bạc, vũ nữ thường búi tóc cao và buộc diềm hoa trên đầu gợi lại hình ảnh trang điểm ở tượng người phụ nữ trên cán dao găm, trên chuôi kiếm ngắn từ thời Hùng Vương, hoặc các võ tướng còn đính nhiều quả nhạc trên áo giáp biểu hiện ý thức "nhớ nguồn", chứng minh tinh thần tiếp nối và phát huy truyền thống. Cùng với những hoa văn, họa tiết trang trí trên trang phục, những hoa văn, họa tiết thời Lý ở các hiện vật khác không chỉ là yếu tố trang trí nghệ thuật mà còn có nhiều ý nghĩa tượng trưng, như những hình dạng xoắn ốc đôi, chính là ký hiệu mây mưa mà ông cha ta vẫn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, như hình tượng con rồng thời Lý là "rồng rắn" một đồ án trang trí đẹp và độc đáo, tượng trưng cho nguồn gốc lịch sử dân tộc, vòng uốn lượn mềm mại của thân rồng tượng trưng cho nguồn nước và mây mưa, là niềm mơ ước của cư dân lúa nước. Nghiên cứu trang phục và hoa văn, họa tiết thời Lý như trên, ta thấy một ý nghĩa đặc biệt là nó đã phản ánh được mối tương quan thống nhất trong đời sống kinh tế, quân sự, văn hóa của xã hội thời đó khá rõ nét. 2.2.3. Trang phục thời Trần Triều Lý suy vong, triều Trần nối tiếp (1225 - 1400). Đất nước Đại Việt thời Trần, với ý chí sắt đá tự lập tự cường của triều đình và của toàn dân, xây dựng trên nền tảng truyền thống dân tộc, trên những chiến công ba lần chống xâm lược Nguyên - Mông, đã phát triển mạnh mẽ nhiều mặt. Về nghề dệt, thời gian này nhân dân ta đã có nhiều loại vải bông, vải gai, lụa, lĩnh, sa, the, nái, sồi, đoạn, gấm, vóc Nghề thêu cũng phát triển. a. Trang phục triều đình Năm Hưng Long thứ 8 (1300), quan võ dùng kiểu mũ áo mới. Quan văn đội mũ chữ đinh màu đen. Trong quân đội mũ toàn hoa (mũ hoa thủng có hai vòng vàng đính ở hai bên) màu xanh như kiểu cũ. Cửa tay áo các quan văn, võ rộng từ 9 tấc đến 1 thước 2 tấc, kiểu hẹp từ 8 tấc trở xuống thì không được dùng. Các quan văn võ không được mặc xiêm. Sau đó (1301) lại cho phép các quan đội mũ chữ đinh, thêm miếng lụa bọc tóc màu tía pha màu biếc (bịt lên đầu dùng để buộc chân tóc lại, bỏ thừa về đằng sau). Vương hầu nào tóc dài thì đội mũ triều thiên, người nào tóc ngắn thì đội bao cân (1303).
  20. 19 Đến năm 1395, Lịch Triều tạp kỷ lại quy định mũ áo của các quan văn, võ. Nhất phẩm thì màu tía, nhị phẩm: màu đại hồng, tam phẩm: màu đào hồng, tứ phẩm, ngũ phẩm: màu lục, thất phẩm: màu biếc, bát, cửu phẩm: màu xanh. Người không có phẩm hàm và nô bộc: màu trắng. Người hầu trong cung thì mặc váy mở, không dùng xiêm. Các quan theo hầu, chức văn từ lục phẩm trở lên được đội mũ cao sơn (chánh lục phẩm: mũ màu đen, tòng lục phẩm: màu xanh). Chánh lục phẩm được mang đai, đi hia. Người tôn thất đội mũ phương thắng màu đen. Chức võ, lục phẩm đội mũ chiết xung, tước cao màu không có chức được mang đai và đội mũ giác đính, thất phẩm đội mũ thái cổ, tòng thất phẩm đội mũ toàn hoa. Vương hầu đội mũ viên du. Ngự sử đài đội mũ khước phi. Nhà vua búi tóc, dùng theo bọc và buộc lại, trông như khăn nhà đạo sĩ, chỉ rộng hơn một ít, còn tóc ở hai bên thì vẫn để lộ ra và xõa xuống. Các quan được mặc áo bào và cầm hốt. Có những trường hợp đi chân đất. b. Trang phục nhân dân Triều đình thời Trần mấy lần quy định chế độ mũ áo cho các quan văn, quan võ, còn đối với nhân dân không thấy nêu những điều lệ cụ thể. Duy chỉ được biết là trong nhân dân, trừ phụ nữ không bị cấm, còn không ai được mặc màu trắng. Ai mặc màu trắng là phạm pháp. Có thể đây là để giành riêng màu trắng cho những người tôi tớ trong cung, tránh sự lẫn lộn trong xã hội? Các màu xanh, đỏ, vàng, tía, cũng không dùng. Đàn bà thường mặc áo tứ thân màu đen, trong lót vải trắng để may viền vào cổ áo, rộng khoảng 13cm, cắt tóc để lại chừng 10cm rồi buộc túm lên đỉnh đầu, xong uốn cong đuôi tóc và buộc lại lần nữa hình giống như cây bút, không để tóc mai, không búi tóc phía sau đầu, không đeo vòng khuyên. Những người giàu thì cài trâm đồi mồi, còn thì cài trâm bằng xương hoặc sừng, không dùng phấn sáp hay xoa dầu. Đàn ông thường cởi trần hoặc mặc áo tứ thân màu đen, cổ áo tròn bằng the, quần mỏng bằng lụa thâm. Đại đa số cạo trọc đầu (kể cả trẻ em). Có người chùm đầu bằng khăn lụa. Ngày thường ở nhà, chỉ để đầu trần, khi tiếp khách mới đội chăn, khi ra đường mang khăn theo, đều đi đất, cũng có người đi giầy da, nhưng khi vào cung vua thì cởi ra. Trong nhân dân vẫn phổ biến tục nhuộm răng đen và ăn trầu.Tục xăm mình thời Trần rất phổ biến, đạt đến trình độ nghệ thuật, và đã có thợ chuyên vẽ hình. Trong khi quân đội thời Trần đều thích lên cánh tay hai chữ "Sát Thát", thì nhân dân Đại Việt, nhiều người, dù là người đã có con cháu, cũng xăm lên bụng những chữ "Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc" thể hiện tinh thần vì việc nghĩa liều thân, báo đền ơn nước. Xăm mình, thích chữ vừa là truyền thống, vừa là thi hành lời thề thiêng liêng, vừa thể hiện một tinh thần thượng võ. Đồng thời, đó cũng là một hình thức trang điểm trên thân thể phản ánh quan niệm về cái đẹp của người đương thời. Nhìn nhận chung, trang phục thời Trần có những sắc thái đặc biệt, nó
  21. 20 không tách rời ảnh hưởng của một nguyên lý thẩm mỹ xuất phát từ tinh thần thượng võ Đông A, bắt nguồn từ truyền thống dựng nước, giữ nước oanh liệt của dân tộc. Trong vòng 30 năm ba lần so gươm, đọ dáo với một kẻ thù khét tiếng hung hãn đang "làm cỏ" nhiều nước trên thế giới, quân dân Đại Việt, với lòng yêu nước nồng nàn, với sức mạnh đoàn kết chặt chẽ, với trí thông minh sáng tạo, đã phải thường xuyên cảnh giác, thường xuyên rèn luyện, liên tục chiến đấu ngoan cường và đã giành được thắng lợi huy hoàng. Thực tế khách quan ấy không cho phép một sự cầu kỳ, phức tạp, tản mạn trên mọi hình thái đời sống xã hội thời ấy, trong đó có phần trang phục, trang sức. (Ví dụ như phụ nữ không trang điểm diêm dúa cho tới về sau khá lâu, vua quan đều ăn mặc giản dị ). 2.2.4. Trang phục thời Nguyễn Triều Nguyễn (1802 - 1945), vương triều cuối cùng của giai cấp phong kiến nước ta, càng về sau càng phản động với bộ máy thống trị lạc hậu, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ huy của thực dân Pháp. Đầu thời Nguyễn, trang phục của vua quan cũng được quy định tỉ mỉ như ở những triều đại phong kiến trước và có một cơ quan chuyên trách: Bộ lễ, song nó đã không mang được sắc thái riêng của dân tộc. Sự pha tạp những yếu tố Đông Tây, Âu Á trong hình dáng và họa tiết, nhằm mục đích phô trương hình thức, thể hiện uy quyền của đẳng cấp thống trị, cho nên không thể nào tránh được sự lố bịch, lai căng. a) Trang phục triều đình Vua Gia Long lên ngôi năm 1802. Trang phục của vua, có mũ miện, áo long cổn, xiêm, đai, hia, hốt - Mũ miện, thân mũ hình tròn ống, đan bằng dây thau, rộng hẹp tùy cỡ đầu, mặt ngoài bọc lụa màu huyền, trong lót lụa màu đỏ. Đặt lên trên thân mũ là một ván gỗ mỏng hình chữ nhật, cạnh trước và cạnh sau đeo 24 dây tua bằng vàng, xâu 300 hột san hô, trân châu, pha lê và 400 hạt vàng. Đỉnh mũ đính hai chữ vạn thọ bằng vàng. Xung quanh thân mũ có 12 hình rồng vàng, 6 hình ngọn lửa cũng bằng vàng. Lại dát hình hoa sen và đám mây bằng 256 hột vàng. Khi đội mũ, dùng một khăn chít ở trán để đội cho chặt (võng cân). Khăn dệt bằng tơ vàng. - Áo long cổn bằng sa tanh màu thanh thiên, cổ tròn bằng đoạn bát ty màu quan lục, trong lót lụa trắng. Thân áo thêu nhiều họa tiết: mặt trời, mặt trăng, sao, núi, rồng v.v Vạt áo thêu rồng, mây, hình sóng nước Tay áo cũng có họa tiết hình hai con rồng quay đầu xuống. Bên trong mặc áo đơn màu bạch tuyết, cửa tay thêu hình rồng mây. - Xiêm bằng sa màu vàng bóng, dưới viền gấm, thêu các họa tiết: ngọn lửa, hạt gạo, hình khánh ngọc, ngọc huỳnh, hạt vân mẫu, san hô, hổ phách Khi đi lại, các thứ đó va chạm vào nhau, phát ra âm thanh rủng rẻng. - Đai làm bằng da bọc đoạn màu vàng, giữa đính một miếng ngọc hình
  22. 21 vuông, xung quanh gắn sáu viên ngọc trắng hình quả trám, bịt vàng, 392 hạt châu ngọc, bên trong có sáu khuy để đính vào áo. - Hia, ngoài bọc đoạn màu đen, trong lót đoạn màu đỏ. Xung quanh thêu hình rồng, mây, đính ngọc, kim cương và những miếng kính cùng nhiều thứ khác. - Hốt (cầm tay) của vua bằng ngọc, dài một thước hai tấc (khoảng 40cm), ngang ba tấc (khoảng10cm), có túi gấm đựng. Năm 1806, vua Gia Long ban chiếu quy định phẩm phục đại triều và thường triều cho Hình 1.7. Trang phục vua các hàng văn võ, tóm lược như sau: Minh Mạng * Phẩm phục đại triều Văn giai: Các quan từ trên nhất phẩm đến chánh thất phẩm, tùng thất phẩm đều đội mũ cánh chuồn tròn, nhưng tùy cấp bậc thấp, cao mà được đính ít hay nhiều vàng, bạc, đá quý ở trên mũ, áo, mãng, bào cổ tròn. Chức cao nhất thì màu tía rồi đến hàng thấp: màu lục, lam, xanh Đai, thân màu đỏ, trang sức vàng, ngọc, bạc, đồi. Hia, màu đen, mũi vuông. Tất viền gấm. * Phẩm phục thường triều Văn giai: Từ trên nhất phẩm đến chánh tam phẩm, tùng tam phẩm: đội mũ văn công, trang sức bằng vàng có hai dải đính ngọc kim hoa. áo bằng sa đoạn, màu xanh, lục, lam, đen v.v hoặc thêu hoa, cổ chéo, màu trắng. Xiêm thêu chim hạc, xen hoa màu đỏ. Hia, tất giống như phẩm phục đại triều Văn giai. Từ chánh tứ phẩm, tùng tứ phẩm đến chánh, tùng lục phẩm (tán giai): đội Hình 1.8. Trang phục vua mũ kiểu Đông pha. áo bằng sa đoạn, màu Thành Thái xanh, lam, lục Bố tử nền đỏ, thêu chim công, (cháng, tùng tứ phẩm), thêu vân nhạn (chánh, tùng ngũ phẩm), thêu ngỗng trắng (chánh, tùng lục phẩm). Chánh thất phẩm, tùng thất phẩm đến chánh cửu phẩm, tùng cửu phẩm (tán giai): đội mũ văn tú tài. áo: kiểu may, màu sắc và hia tất giống cấp bậc trên. Bố tử, bậc chánh: nền đỏ, bậc tùng: nền xanh, thêu hình chim cò. Xiêm màu xanh, lục tùy ý nhưng hai bên không thêu hoa chùm. Trang phục binh lính: Lính trong triều thường mặc áo thân dài. Loại quan ở cấp bậc trên, áo được may bằng vải tốt, có họa tiết hay trơn. áo có nẹp khác màu
  23. 22 ở vòng quanh tai, mép tà, gấu áo, cửa tay. Lính hầu vua quan mặc áo cài cúc giữa, có nẹp hai bên tà từ ngực đến suốt chiều dài của thân áo. Thắt lưng vải buộc ngoài áo dài nhân dân gọi là lính khố vàng, vì vải màu trắng cháo lòng. Mặc quần ta, dưới chân bó xà cạp. Chân đi dép da trâu hoặc đi đất. Đầu đội mũ hay khăn theo phẩm trật. Lính hầu thì đội nón sơn nhỏ có chóp nhọn. Ngoài ra còn có lính khố xanh, khố đỏ. Gọi là lính khố xanh vì loại lính này thắt lưng xanh. Gọi là lính khố đỏ vì loại lính này thắt lưng đỏ. Thắt lưng bằng vải, thắt phía trong áo và buông xuống trước bụng một đoạn ngắn khoảng 20cm. Nói chung lính đều mặc áo cánh ngắn, cổ đứng, cao, cài cúc giữa, tay áo hẹp, ở gần cửa tay áo có đính phù hiệu chữ V bằng màu đỏ hay vàng hoặc kim tuyến để chỉ cấp bậc là cai, đội hay quản v.v Quần như quần nhân dân nhưng phía dưới bó xà cạp. Áo quần màu vàng cỏ úa. Đầu đội nón dấu nhỏ hay nón đĩa đan bằng tre quang dầu. Nón đĩa rộng như cái mẹt con, đường kính khoảng 25cm, phía sau có đính vải để che gáy và hai bên tai tránh nắng. Chân đi dép da trâu mỏng, có quai chéo chữ V và một quai quàng. Giai đoạn này, lính người Việt tham gia quân đội Pháp được trang phục theo kiểu cách quân đội viễn chinh Pháp quy định. Nhìn vào hệ thống trang phục của vua, quan nhà Nguyễn như trên, người ta đã thấy được thực chất tham vọng của những con người mặc nó. Ví dụ như trên bề mặt nhỏ hẹp của một chiếc áo lai căng, vua Nguyễn đã cho thêu vẽ đầy họa tiết rồng, mây, hoa, lá, sóng nước, vàng bạc, châu báu như muốn thu cả đất trời, của cải về mình. Cái nón dân tộc giản dị, trang nhã được gắn đầy ngọc ngà, đối lập với đôi "ghệt" Tây phương, trông thật là lố bịch. Còn trang phục các quan, hầu như là một sự sao chép trang phục triều đình phương Bắc. Ở thời nhà Nguyễn, càng về sau trang phục của giai cấp phong kiến, đặc biệt là ở tầng lớp trên, càng biểu hiện một sự lố lăng, pha tạp, nhằng nhịt đến rối mắt. Hình 1.9. Vua Khải Định
  24. 23 b. Trang phục nhân dân Đời sống xã hội trong thời kỳ này có ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục của người dân. Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng “dầm mưa dãi nắng” với người nông dân, và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ “quốc phục” của quý bà thời xưa. Yếm là trang phục chính của phụ nữ, yếm dùng để che ngực. Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam từ lâu nhưng mãi tới đời nhà Lý cái yếm mới “định hình” về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến. Tuy nhiên, “cuộc cách mạng” của cái yếm chỉ xảy ra vào đầu thế kỷ này khi cái quần kiểu Tây và cái váy đầm xoè xâm nhập vào Việt Nam. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn. Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú. Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Hình 1.10. Trang phục phụ nữ Việt Nam cuối TK 19, đầu thế kỉ 20 vẫn vấn khăn, mặc yếm, váy và quần chân què Để trở thành “quốc phục” của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc. Khi ra ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ “độ nghề” ăn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép. Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khăn đội đầu: khăn nhiễu (quấn bên trong) và khăn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, và tóc thì vấn cao cài lược.
  25. 24 Vào dịp lẽ hội, phụ nữ mặc ngoài cùng chiếc áo dài, may từ bốn mảnh vải nên còn gọi là áo “tứ thân”. Hai mảnh sau của áo ghép liền ở giữa sống lưng. Hai mảnh trước của áo thường không cài cúc mà buộc hai vạt với nhau hoặc hoặc buông thõng, dùng dây thắt lưng ngang eo, vừa giữ cho vạt áo không trễ xuống, vừa để trang điểm, tạo nét duyên dáng cho người phụ nữ “thắt đáy lưng ong”. Áo tứ thân trở thành trang phục điển hình của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến. Hình 1.11. Áo tứ thân Ngoài chiếc áo dài tứ thân, phụ nữ còn dùng áo năm thân tuy không phổ biến bằng áo dài tứ thân. Áo năm thân cũng được cắt may như áo tứ thân nhưng thân trước, phía trái được may ghép từ hai thân vải nên rộng gấp đôi. Khi mặc, vạt trái lớn để bên ngoài, gọi là vạt cả, đè lên vạt phải nhỏ, để bên trong gọi là vạt con. Dịp hội hè, trong thời tiết lạnh, phụ nữ xưa thường mặc kép nhiều lớp áo: ngoài cùng là chiếc áo màu nâu đỏ (màu gụ), bên trong là áo màu mỡ gà, trong cùng là áo màu vàng chanh. Ba lớp áo ba màu (còn gọi là áo “mớ ba”). Mùa đông rét đậm các bà, các cô mặc đến 7 chiếc áo mỏng, khoác chồng lên nhau nên gọi là áo “mớ bảy”, hòa sắc theo các nguyên tắc: các lớp bên ngoài là màu tối, trầm; các lớp mặc khuất bên trong gồm các màu sắc tươi sáng, rực rỡ, kết hợp với màu xanh của chiếc thắt lưng và màu đỏ hoa hiên của yếm trên ngực thành một hòa sắc rất ưa nhìn,vừa rực rỡ sắc màu lại vẫn khiêm Hình 1.12. Phụ nữ chít khăn nhường, đoan trang. hình mỏ quạ
  26. 25 Phụ nữ thời để tóc dài và vấn tóc bằng 1 mảnh vải dài, rồi cuộn lại xếp trên đầu, để chừa 1 ít tóc gọi là tóc đuôi gà để làm duyên. Khi ra đường để ứng phó với tiết trời nóng hoặc lạnh, tóc vấn được phủ khăn vuông, màu đen, chít thành hình “ mỏ quạ” vào mùa lạnh (có mỏ nhọn phía trước, hai đầu khăn buộc dưới cằm) hoặc hình đồng tiền vào mùa nóng (hai đầu khăn buộc ra sau gáy). Vào những ngày nắng gắt hoặc có mưa, trên khăn còn có cả nón hình chóp, nhọn đầu, rộng vành (để tránh nắng), dốc mái (để thoát nước nhanh, che mưa). Các loại nón của người Việt đều có quai giữ, gọi là nón quai thao (quai làm bằng vải thao, loại vải phổ biến trước đây). Đàn ông thời để tóc dài, búi cao (gọi là búi tó hay búi củ hành). Khi lao động vấn khăn đầu rìu; lúc sang trọng thì đội khăn xếp. Người Nam Bộ thường đội khăn rằn. Vào dịp lễ hội, đàn ông khoác áo dài đen bằng chất liệu “the”, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Hình 1.13. Trang phục đàn ông 2.3. Trang phục thời Pháp thuộc Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, sự đô hộ của người Pháp ở Đông Dương là nguyên cớ du nhập thời trang phương Tây vào Việt Nam.
  27. 26 Ở thành thị, đàn ông làm công chức “lưu dung” (những người làm việc cho Pháp) mặc áo sơ mi, quần âu theo kiểu Châu Âu. Ở nông thôn áo cánh, áo bà ba từ thời phong kiến tiếp tục được sử dụng. Thời kỳ này công nghiệp dệt thế giới phát triển, sản xuất được nhiều loại vải lụa chất lượng cao hơn với khổ vải rộng hơn. Với sự xuất hiện của vải khổ rộng (80-90cm), may áo dài không cần phải ghép từ 4 khổ vải, chiếc áo tứ thân được cải biên thành áo dài tân thời. Sự đan xen của chiếc áo dài tân thời thấp thoáng giữa những tà áo tứ thân. Những bộ quần âu, sơmi lẫn trong các bộ quần lá tọa và áo cánh là sự giao thoa văn hóa, là hiện tượng thời trang phổ biến của thời kỳ này. 2.4. Trang phục thời kỳ chống Pháp Thời kì kháng chiến chống Pháp nổi lên áo trấn thủ của anh bộ đội Cụ Hồ và quần đên, áo cánh nâu với khăn mỏ quạ của các cô du kích. Áo trấn thủ là một sáng tạo của nhân dân ta cho thích hợp với hoàn cảnh kinh tế khó khăn và chiến đấu chống thực dân Pháp. Áo trấn thủ rất đơn giản, ngắn đến thắt lưng, cổ, tròn, không có tay áo. Gồm có hai mảnh: mảnh trước và mảnh sau, nối liền nhau ở cạnh sườn và một bên vai. Còn cạnh sườn và trên vai bên kia thì cài cúc. Mỗi mảnh áo may hai lần vải, ở giữa nhồi bông, chần hình quả trám. Áo gọn gàng, giữ nhiệt tốt. Những năm kháng chiến gian khổ hiếm bông, có thời kỳ phải dùng lông vịt hay vỏ cây sui đập rập, phơi khô thay bông. Cúc, Hình 1.14. Áo trấn thủ khuy cũng thiếu, phải dùng dây vải buộc hoặc làm cúc bằng giấy ép tẩm sơn thay thế. Tấm áo trấn thủ đã trở thành một điển hình khi ta nói tới anh bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thêm vào đó, không thể không nhắc tới chiếc mũ đan bằng tre, hoặc làm bằng lá cọ nhưng có đặc điểm là bọc vải chùm cả vành mũ, bên ngoài phủ một tấm lưới có dắt rải rác những miếng vải dù hoa xé nhỏ để ngụy trang. Có trường hợp mũ chỉ bọc vải dù hoa. Dưới chân anh bộ đội là đôi dép lốp cao su đen (thường gọi tắt là dép cao su). Đôi dép cao su này từ khu Tư trở ra được gọi là dép Bình Trị Thiên. Đây là một sáng tạo có giá trị lịch sử, giải quyết được đồ đi cho quân, dân ta suốt thời gian kháng chiến chống Pháp và mãi về sau này. Chiến sĩ ta lấy lốp xe, đo chân
  28. 27 cắt thành đế dép, dùi tám lỗ để xỏ quai bằng xăm ô tô (cao su đen): hai quai chéo phía trên, hai quai ngang phía dưới làm quai hậu và quai vàng. Bề ngang các quai khoảng 1 cm. Một đôi dép rất đơn giản, dùng được trong mọi điều kiện nắng, mưa, lội nước, đạp gai v.v Bộ đội, nhân dân đang thiếu đồ đi, đa số đi chân đất, nay thấy đôi dép này ra đời với giá thành không đáng kể, nên lập tức mọi người ưa thích sử dụng. Dép lên đến Việt Bắc được cải tiến: hai quai chéo làm to bản ra và được đóng đanh tre thêm cho đỡ tuột. Có nơi dùng quai bằng cao su màu đỏ, cắt lượn khá đẹp. Từ năm 1950, từng bước bộ đội được trang bị đồng bộ: áo sơ-mi hai túi, có cầu vai, quần Âu, ở gấu quần có khuy và khuyết để cài túm lại cho gọn gàng. Cả bộ màu xanh lá cây hay màu cỏ úa. Giày vải xanh, đế cao su. Nhiều người vẫn đi dép cao su đen. Ở chiến dịch Tây Bắc (1952), để chống cái rét của vùng rừng núi, bộ đội được phát áo chấn thủ dài tay (như một thứ blu-dông bông). Ngoài ra, do thu được nhiều dù chiến lợi phẩm, mỗi người thường dùng một miếng dù to, khi hành quân thì ngụy trang, trời rét thì quàng cổ, đêm ngủ thì làm chăn đắp. Các cô gái tham gia kháng chiến mặc bộ áo cánh như trước nhưng có thắt lưng to bản, dời, đeo ngang eo, bên ngoài áo cánh, khăn dù xanh của Pháp khoác lên người hoặc quàng cổ làm duyên. Áo trấn thủ và khăn mỏ quạ đã ghi dấu ấn “mốt” Việt Nam của một chặng đường đấu tranh du kích lâu dài và gian khổ của dân tộc. 2.5. Trang phục thời kháng chiến chống Mỹ Thời trang điển hình thời kì này là kiểu trang phục của các chiến sĩ giải phóng quân: Bộ quần áo kiểu Âu, may từ vải kaki màu xanh lá cây, nhiều túi, dáng rộng thoải mái. Mũ “tai bèo” (loại mũ vải có vành tròn nhỏ xinh xinh) cùng màu, cùng chất liệu với quần áo, chân đi giày vải hoặc dép cao su. Xét từ góc độ kinh tế- chính trị- xã hội văn hoá và lịch sử, có thể nói bộ quân phục, võng “Trường Sơn” (thiết kế từ vải dù, hoặc vải bạt chiến lợi phẩm của người chiến sĩ, chỉ là một mảnh vải dù đủ dài rộng, may gấp mép hai đầu để có luồn dây, treo võng lên những thân caay trong rừng), mũ “tai bèo”, dép cao su, khăn dù mỏng màu trắng hoặc xanh đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó, là những vật chứng ghí lại một thời ồy chiến đấu trường kỳ gian khổ nhưng rất hào hùng của dân tộc Việt Nam. 2.6. Trang phục thời giai đoạn thống nhất đất nước (1975-1990) Đến thời kỳ này 2/3 số người vùng đô thị đã mạc theo lối châu Âu.Chỉ còn 1/3 số chị em ở thành thị và đại đa số chị em vùng nông thôn vẫn mặc quần lụa đen thời trước.
  29. 28 Trang phục Việt Nam ở thành thị giai đoạn này đã bắt nhịp cùng xu hướng thời trang trên thế giới. Nam thanh niên mặc quần loe và sơmi bó. Cuốn theo trào lưu mốt đó, trang phục của giới nữ Việt Nam thời kỳ này được thiết kế phỏng theo mốt phương Tây: Quần “ống xéo” (phần mông thiết kế theo kiểu “quần âu”, phần ống thiết kế theo kiểu “quần ta”) tạo dáng hình loa, mặc cùng áo chẽn 4 ly (có chiết ngực dài kéo sang cạnh sườn, xuống tận gấu áo). Áo dài sau một thời gian vắng bóng do chiến tranh, nay được sử dụng phổ biến trong các trường học và ngoài xã hội. Thời trang váy xuất hiện ở thành phố rồi nhanh chónh khẳng định vị trí của mình trong các chủng loại trang phục và góp phần thúc đẩy thời trang Việt Nam phát triển. 2.7. Trang phục các dân tộc Việt Nam 2.7.1. Trang phục dân tộc Thái Dân tộc Thái có truyền thống văn hóa lâu đời và rất đa dạng. Trang phục là một trong những nét tiêu biểu của sắc thái độc đáo của văn hóa Thái. Một bộ trang phục nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay, xà tích Xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm) có thể may bằng nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay kim loại đã làm cho xửa cỏm thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục Thái. Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng. Xửa chái may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ Hình 1.15a. Trang phục của người có chồng mới mặc xửa chải vào dịp Thái trắng và Thái đen cưới xin, hội hè. Xửa luổng là áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc không có tay. Phụ nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một dành biếu mẹ
  30. 29 chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải. Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái. Phụ nữ Thái mặc váy hai lớp: váy trắng lót bên trong và và váy chàm mặc ngoài. Thắt lưng (xài ẻo) làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng. Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn piêu. Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cô gái. Hình 1.15b. Chiếc khăn 2.7.2. Trang phục dân tộc Tày piêu của người Thái Với lối dùng màu chàm phổ biến, trang phục của dân tộc Tày mang dáng vẻ đằm thắm rất đặc trưng. Trang phục của phụ nữ dân tộc Tày thường rất ít hoặc không trang trí hoa văn thêu thùa. Áo dài là loại áo 4 thân, gài khuy áo một bên cạnh sườn. Đi cùng với áo, phụ nữ Tày thường mặc quần dài hoặc váy rộng màu đen, dây lưng dài quấn quanh eo từ 2 đến 3 vòng. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm có thêm dải hoa văn, khi đội vấn ngang đầu, ôm gọn mái tóc vừa tạo sự duyên dáng cho người mặc, vừa gọn gàng, thuận tiện trong các hoạt động lao động sản xuất. Trang phục của người Tày tuy đơn giản song ẩn sâu trong đó là sự giản dị, duyên dáng, đằm thắm của người phụ Hình 1.16. Trang phục dân tộc Tày nữ dân tộc Tày. 2.7.3. Trang phục dân tộc H'mông Người H'mông có nhiều chi: H'mông Đơ (trắng), H'mông Lềnh (vàng), H'mông Sy (Đỏ), H'mông Súa (Hoa), H'mông Đu (Đen). Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạng. Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Áo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà
  31. 30 cạp và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Kỹ thuật thêu hoa văn của người H’Mông rất phức tạp và vì thế, nó thể hiện sự tinh tế của người phụ nữ H’Mông. Phụ nữ Hmông Trắng mặc váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành. Phụ nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả. Phụ nữ Hmông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ Hình 1.17a. Trang phục dân tộc ngực. H'mông Phụ nữ Hmông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Hmông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng. Hình 1.17b. Trang phục dân tộc H'mông 2.7.4. Trang phục dân tộc Nùng Với bàn tay khéo léo, phụ nữ dân tộc Nùng đã tự làm cho mình những bộ trang phục bằng vải nhuộm chàm, có màu tím than. Nét độc đáo trên trang phục của dân tộc này là hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng. Nhìn tổng thể, bộ trang phục rất hài hòa. Gam nền có màu tím than, cài thêm những đường nét hoa văn được cách điệu bằng kim loại bạc. Người phụ nữ Nùng Dín thường quấn hai
  32. 31 lớp khăn trên đầu, tạo thành hình múi. Khăn vấn sao cho giống hai chiếc sừng trâu hai bên. Nét tượng trưng này thể hiện quan niệm của người Nùng Dín coi “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đuôi khăn được buông xuống vai. Điểm nhấn của chiếc khăn được đính bằng những hạt bạc trắng, ôm sát phần trán. Hoa văn chủ yếu được trang trí trên cổ, nẹp áo và tay áo. Hoa văn trên cổ áo là những họa tiết hình vuông, hình quả trám, xếp thành hình tam giác liền kề nhau. Độc đáo nhất là những hoa văn ở khuy cổ áo, được làm bằng bạc, có hình con bướm hai bên và gắn các tua hình tam giác. Đây là biểu tượng thể hiện sự cầu mong hạnh phúc của người phụ nữ Nùng. Các hạt bạc còn được làm khuy áo, trang trí dọc nẹp áo, tạo cho trang phục nét trang trọng riêng biệt. Chiếc váy của người phụ nữ dân tộc Nùng mang hình chóp cụt. Cạp được cắt ghép 12 màu vải khác nhau tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Chiếc váy mặc vào ôm tròn lấy eo, thân váy hơi bồng lên tạo sự duyên dáng, trẻ trung cho trang phục. Hình 1.19. Trang phục người Nùng An và Nùng Dín 2.7.5. Trang phục dân tộc Mường Trang phục Mường hết sức tinh tế và có những nét riêng nổi bật không thể pha lẫn với các dân tộc khác. Thường mặc áo cánh phủ kín mông, xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Quần lá ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Trên đầu quấn khăn trắng. Trang phục nữ Mường thường là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn áo cánh của người Kinh, ống tay dài. Trước kia, áo pắn chỉ có hai màu nâu và trắng nhưng nay, phong phú hơn với đủ mọi màu sắc. Váy của người Mường là váy đen dài, đầu váy được trang trí bằng những hoa văn thổ cẩm nổi bật, do người con gái Mường tự dệt nên. Do đó, cạp váy ôm sát ngực
  33. 32 không chỉ là điểm nhấn tạo nên nét duyên dáng cho người phụ nữ Mường mà thể hiện sự khéo léo của người mặc váy. Đầu váy cùng với áo báng nổi lên giữa hai vạt áo pắn là phong cách trang trí đặc trưng, riêng biệt của người Mường mà những dân tộc khác ít có được. Hình 1.18. Trang phục dân tộc Mường 2.7.6. Trang phục một số dân tộc khác Dân tộc Dao Dân tộc Xinh Mun
  34. 33 Dân tộc Si La Dân tộc Khmer Dân tộc Hà Nhì Dân tộc Khơ Mú Dân tộc Cao Lan Dân tộc Lự
  35. 34 3. Thời trang và mốt Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và tính chất của thời trang và mốt; Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thời trang và mốt. 3.1. Khái niệm thời trang và mốt 3.1.1. Thời trang Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen phổ biến trong cách ăn mặc, thịnh hành trong một môi trường xã hội nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định, không gian nhất định. Ví dụ: Thời trang của châu Âu thế kỷ 19 là váy đầm có lồng đỡ váy và có bộ phận nâng ngực (trang phục nữ), áo đuôi tôm dài (trang phục nam). Thời trang của Việt Nam thế kỷ 19 là áo tứ thân, nón quai thao (nữ) và áo the dài cài vạt lệch, khăn xếp (nam). Bản chất sâu xa của thời trang là ở chỗ thời đại nào có cách ăn mặc riêng của thời đại đó. Trang phục là tấm gương phản ánh xã hội. 3.1.2. Mốt Mốt là khái niệm có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa, mốt có thể là là sự kỳ khôi, kỳ dị; là sự đỏng đảnh, tức thời, dễ thay đổi của thời trang; là những gì xảy ra và tồn tại của thời trang, được lưu truyền rộng rãi và được số đông người biết đến trong một thời gian nhất định; là hiện tượng tự nhiên khi con người hướng tới sự cải tiến, cải thiện đổi mới dáng vẻ bên ngoài. Một cách giản dị hơn, mốt có thể hiểu là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu thẩm mĩ phổ biến nhất trong cách ăn mặc, là “cái mới đang được số đông hưởng ứng”, “là thị hiếu thẩm mỹ mới nhất đang được đa số người ưa chuộng”, “là sự thay đổi thường xuyên các hình thức, các kiểu cách, lối sống, trong đó có trang phục”. Để hiểu bản chất sâu xa của mốt ta đi tìm hiểu nghĩa của từ vựng . Từ mốt tiếng Pháp là model bắt đầu từ tiếng La tinh “modus” có nghĩa là cách thức, phương pháp, quy tắc, mức độ theo chuẩn mực chung đã được công nhận Mốt được chấp nhận và theo đuổi bởi số ít đối tượng trong khoảng thời gian rất ngắn. Mốt được phổ biến một cách rộng rãi trên tòan cầu. Các hình thức thay đổi của mốt thường là các đặc điểm trang trí, hoa văn, chất liệu vải trong khi kiểu dáng không thay đổi. Ví dụ: mốt dún bèo, mốt vải hoa chấm bi, mốt quân đội. Mốt và thời trang đều phản ánh thói quen và thị hiếu thẩm mỹ trong cách mặc đã được xã hội công nhận. Xu hướng mốt không ngừng biến đổi và hoàn thiện dần theo sự biến đổi của lối sống thị hiếu xã hội. Trong khi sự thay đổi của lối sống diễn ra từ từ thì sự thay đổi của mốt diễn ra nhanh hơn và có tính đột biến hơn.
  36. 35 3.1.3. Mốt thời trang Nghiên cứu lịch sử phát triển trang phục ở trên đã cho thấy mốt và thờ trang là 2 khái niệm rất gần nhau nhưng không phải lúc nào cũng đồng nhất nhau. Giữa chúng có sự khác nhau như sau: - Thứ nhất, thời trang là cách mặc thịnh hành, phản ánh tập quán mặc của cộng đồng người gán liền với một thời kì lịch sử dài. Mốt gắn liền với cái mới, thống trị nhất thời của số đông nhưng chưa hẳn là thị hiếu của tất cả mội người trong xã hội. Mốt thịnh hành trong 1 khoảng thời gian ngắn. - Thứ hai, thời trang chỉ liên quan đến lĩnh vực dệt, may, da giày , trang phục và những thứ khác liên quan đến nhu cầu mặc. Trong khi đó, mốt liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Ví dụ: Mốt thiết kế đồ vật, mốt trang trí nội thất, mối quan hệ ứng xử giao tiếp (nh ư cách tổ chức lễ cưới, lễ mừng thọ, lễ tang ) - Thứ ba, thời trang thường bó hẹp trong phạm vi không gian nhất định vì nó có khuynh hướng gắn với một bộ phận xã hội, một dịa phương, một dân tộc, một quốc gai hay một vùng thế giới. Ngược lại, mốt được truyền bá trong phạm vi không gian rộng lớn, thường có khuynh lan truyền khắp thế giới. Khi khái niệm mốt và khái niệm thời trang đồng nhất với nhau, khoảng giao thoa giữa 2 khái niệm mốt và thời trang cho ta khái niệm mốt thời trang. Nói cách khác, mốt thời trang là cái mới trong lĩnh vực thời trang. Như thế, khi bàn về hiện tượng mốt của thời trang, chúng ta cần đưa ra 1 thuật ngữ đầy đủ: mốt của thời trang. Tuy nhiên, trong thực tế, hiện tượng mốt của thời trang diễn ra thường xuyên hơn, phổ biến hơn, liên quan đến hết thảy mọi người trong xã hội. Trong khi đó, các hiện tượng mốt khác (mốt nhà cửa, mốt trang trí nội thất, mốt ôtô, xe máy, mốt ứng xử ) không phổ cập, không thường xuyên Bởi vậy, khi bàn về hiện tượng mốt của thời trang ta chỉ dùng từ mốt là mọi người đều hiểu. Còn khi bàn về hiện tượng mốt khác, ta cần diễn đạt đầy đủ mốt máy điện thoại, mốt tổ chức đám cưới vàng, đám cưới bạc Mốt thời trang xuất hiện và được truyền bá trong sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Ban đầu từ các cuộc kinh doanh buôn bán, các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, các thương gia và các chiến binh đã chuyên chở các sản phẩm văn hóa vật chất, trong đó có quần áo, từ nơi này đến nơi khác, nhờ đó mốt được hình thành và giao lưu nhanh chóng. Sau đó đến luợt mình mốt lại thúc đẩy quá trình phát triển của thời trang ở nơi mà nó được đem đến. Mốt thời trang xuất hiện đầu tiên ở Pháp, nơi đời sống văn hoá và xã hội sớm đạt đến trình độ phát triển cao và có khuynh hướng tự nhiên là phục vụ con người. Dó là vào năm 1972, khi tại thành phố Lyon lần đầu tiên xuất hiện tờ họa báo với tên gọi “ Tiêu chuẩn của lịch sử”, trong đó giới thiệu các bộ trang phục dành cho các chính khách, các quan chức cũng như bộ quần áo dành đại chúng cùng các tiện nghi gia đình. Sau đó ở các nước châu Âu, tạp chí mốt xuất hiện.
  37. 36 Từ đó đến nay, trải qua hơn 3 thế kỉ, trong dòng biến đổi của thời trang, dx không ngừng xuất hiện các “cuộc cách mạng mốt”. Nghiên cứu sự biến đổi của trang phục nữ thế kỉ XX cho thấy có những mốt kéo dài vài chục năm nhưng cũng có mốt chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. 3.2. Những tính chất chung của thời trang và mốt 3.2.1. Tính văn hoá - xã hội Tính xã hội của mốt- thời trang thể hiện ở chỗ mọi người đều có xu hướng tiến tới một hình thức trang phục chung, song cái chung ở đây là một khái niệm tương đối. Chẳng hạn trang phục châu Âu khác trang phục châu Á với những đặc điểm thiết kkế riêng, vì thế trang phục thế giới thười trang phương Đông và thời trang phương Tây. Trong trang phục châu Á có trang phục Việt Nam. Trong trang phục Việt Nam có trang phục dân tộc ít người bên cạnh trang phục của người Việt (dân tộc Kinh). Quấn áo của vua quan khác với quần áo của thứ dân. Quần áo của cung tần mỹ nữ khác với quần áo của con gái nhà ngheo. Xưa, sự khạc nhau trong trang phục phản ánh đẳng cấp, vị trí xã hội, giá trị của cải của 1 người chiếm hữu. Nay, sự khác nhau trong trang phục cho biết người mặc thuộc cộng đồng nào, làm nghề gì và thuộc hệ văn hoá nào. Như thế, quần áo là một chuẩn mực, một thước đo tính lệ thuộc của mõi con người vào những giá trị vật chất và tinh thàn nào đó trong xã hội. Theo thời gian, ranh giới giữa các giai cấp, các đẳng cấp xã hội bị xoá nhoà đii cùng với quá trình dân chủ hoá nhưng đặc trưng xã hội của trang phục thì vẫn còn và ngày càng thể hiện sinh động hơn. Ngày nay nhìn vào trang phục của mỗi người ta có thể nhận biết người đó là công nhân, nông dân hay viên chức, giáo viên, học sinh Nhưng các trang phục khác nhau không phản ánh về đẳng cấp xã hội. Ở đây, khác nhau lá do các chức năng sử dụng mà chúng phải đảm nhiệm trong các môi trường, các điều kiện lao động và học tập khác nhau. Hệ thống hoá các kiểu mặc khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, ta thấy chúng có một phong cách chung. Chẳng hạn, thoáng nhìn trang phục của thanh niên trên đường phố châu Âu có thể thấy mọi người mặc giống nhau: sơmi và quần âu, váy với áo. Nhưng nhìn ngắm kỹ sẽ thấy mỗi người đều mặc theo cách riêng của mình, không ai giống ai. Có một phong cách chung như vậy bởi vì mọi người đều hướng tới một khiếu thẩm mỹ chung, một “tâm hồn” chung của xã hội. Kiểu này hay kiểu kia chỉ là biểu hiện cụ thể khác nhau của tâm hồn chung đó. Cái chung luôn phản ánh đặc tính của dân tộc. Chẳng hạn trang phục Pháp là rất chú ý tới các chi tiết trang trí. Trang phục Anh đơn giản vể đường nét, hình dáng. Trang phục Trung Quốc có nhiều chi tiết trang trí rườm rà
  38. 37 Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, văn hoá dân tộc được lưu trong các di sản văn hoá, có thể là kiến trúc, nhà cửa, quần áo, vật dụng, sách vở, quan điểm, lối sống, thị hiếu Các di sản văn hoá đó được từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện khía cạnh khác nhau của đặc tính dân tộc, đồng thời liên kết các gia trị mà dân tộc đó đã sáng tạo qua các thế kỉ, làm “cầu nối” giữa qua khứ, hiện tại và tương lai. Như thế, mặc dù có tính thực dụng, phổ cập lại dễ thay đổi theo thời gian, quần áo vẫn mang trong mình giá trị văn hoá của mỗi thời đại, mỗi dân tộc. Khi nghiên cứu đặc trưng văn hoá các dân tộc, người ta thường chú ý tới kiểu trang phục truyền thống của từng dân tộc. Qua đó ta thấy được nguyên tắc tạo dáng, cách trang trí, cách dùng màu tuân theo 1 nguyên tắc thẩm mỹ riêng của từng dân tộc, có sự kế thừa, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nói về cái chung của mốt- thời trang không có nghĩa là để mất đi cái riêng trong phong cách từng người. Mâu thuẫn giữa cái chung và cái riêng, giứa cá nhân và xã hội luôn là động lực cho sự phát triển của mốt- thời trang. Chọn cách mặc chính là giải quyết giữa cá nhân, xã hội. Như vậy ở mức độ nào đó, cách mặc thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội, con người không thể thoát ly thị hiếu của thời đại mình. Vì lẽ đó, có thể nói mốt- thời trang là phương tiện văn hoá liên kết mọi người trong xã hội lại với nhau. 3.2.2. Tính nghệ thuật Nhiêm vụ chung của mọi ngành nghệ thuật - văn học, âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, kiến trúc- là sáng tạo ra cái đẹp. Cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ thuộc tính nhân sinh. Trước cái đẹp con người thấy tin yêu cuộc sống vì cái đẹp gợi lên những tình cảm tươi sáng, gợi niềm cảm phục, tạo nên tâm trạng phấn khởi trong lao động sản xuất Cho nên từ cổ chí kim, các triết gia của mọi thời đại đều quan tâm lí giải cái đẹp, họ đều có cùng một ý kiến rằng cái đẹp là sự hài hoà. Từ đây dễ nhận thấy một bộ trang phục đẹp là khi trang phục hài hoà với người mặc và ngược lại người mặc hài hoà với trang phục, người mặc trang phục hài hoà với môi trường tự nhiên và xã hội. Mốt - thời trang là một nghệ thuật bởi nó gắn liền với cái đẹp. Nó “chuyển tải” cái đẹp ở cách thức biểu hiện cụ thể. Trang phục châu Âu khác với trang phục châu Á. Phụ nữ châu Âu mặc váy ngắn rất đẹp vì cơ thể phụ nữ châu Âu có đặc điểm da trắng, chân dài và thẳng. Phụ nữ châu Á thường thấp, da vàng, chân ngắn, mình dài. Có lẽ vì thế mà thiết kế trang phục truyền thống các dân tộc châu Á đều có đặc điểm chung là làm sao để nâng đường hạ eo lên cao hơn, kéo dài nửa người duới so với tỷ lệ thực tế để tạo dáng cho người mặc có vẻ cân đối hơn. Phải chăng cái chung cho cả trang phục châu Âu lẫn châu Á, dù kiểu cách khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ cùng hướng tới mục đích chung - tạo dáng cho người mặc đẹp lên.
  39. 38 Phương tiện biểu đạt của nghệ thuật trang phục là vật liêu, hình dáng, màu sắc, đường nét, chi tiết trang trí Các yếu tố đó phải được kết hợp với nhau một cách có dụng ý sao cho đạt hiệu quả thẩm mỹ. Điều đó đòi hỏi một giải pháp thiết kế cụ thể hướng tới kết cấu hợp lý, màu sắc hài hoà, phom dáng cân đối. Nói mốt là một nghệ thuật không chỉ đúng với nghĩa bóng, mà cả nghĩa đen. Người ta đến với các buổi diễn mốt đôi khi không phải để tìm kiếm một kiểu mặc mới lạ mà để thoả mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của thị giác. Mỗi bộ trang phục biểu diễn là một tác phẩm nghệ thuật. Nếu cơ thể con người là đẹp nhất thì nghệ thuật làm đẹp ngay trên cơ thể người là hấp dẫn nhất. Tuy nhiên không chỉ quần áo biểu diễn mới là đối tượng của nghệ thuật. Quần áo luôn có hai giá trị là: giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ. Ngay cả những quần áo mặc thường ngày, chức năng thẩm mỹ càng được chú trọng. Có điều, ở đay giá trị đó được đo bằng thước đo khác - tính thực tiễn hay là cái đẹp trong qúa trình sử dụng. Chính vì thế nghệ thuật tạo mốt quần áo thuộc chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng. Nhiêm vụ của mỹ thuật ứng dụng là là tìm sự thống nhất giữa hình thức với nội dung mẫu trang phục. Nội dung ở đây được hiểu là giá trị sử dụng quần áo, hình thức được hiểu là yếu tố thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật. Ngày nay, các mẫu mốt quần áo mới được đưa ra giới thiệu thường là đẹp. tuy nhiên cái đẹp vẫn luôn luôn được cải tiến, cái đẹp vẫn luôn tự hoàn thiện mình. Vì con người không ngừng vươn tới trình độ cao hơn. Chính bởi lẽ đó, nghệ thuật trang phục sẽ tồn tại mãi mãi, thu hút sự quan tâm của hết thảy mọi người trong xã hội. 3.3. Đặc điểm của “mốt” 3.3.1. Tính thời sự, mới, lạ Cái “mới”, cái “lạ” là đặc tính cơ bản nhất của hiện tượng mốt. Một kiẻu quần, kiểu áo nào đó trở thành mốt chỉ khi nó có tính thời sự, nghĩa là phải mới hơn các kiểu đang sử dụng, phải “lạ” hơn, để thu hút sự chú ý của mọi người. Nói cách khác, nó phải “khác cái đang có”. Theo mức độ của cái mới, người ta phân biêt: mốt mới xuất hiện, mốt đang thịnh hành, mốt cũ nhưng vẫn còn dùng được, hết mốt. Có thể mô tả sự sống của mốt trong đời sống xã hội gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: mốt vừa xuất hiện, còn đang rất ít người mặc. số đông người bình phẩm,quan sát và đấnh giá. Giai đoạn 2: mốt được cải tiến, hoàn thiện trên cơ sở mô phỏng bắt chước. Giai đoạn 3: mốt phù hợp với thị hiếu của số đông, đụot nhiên lan tràn rộng khắp. Thị trường đầy ắp những sản phẩm mới, bày bán ở khắp nơi. Giai đoạn 4: hết mốt, người ta ít mặc dần nếu mốt không phù hợp, hoặc tất thảy mọi người đều mặc, chấp nhận nó như một kiểu trang phục truyền thống. Lúc này bắt đầu xuất hiện mốt mới thay thế.
  40. 39 Tuy nhiên, vào bất cứ thời điểm nào mốt mới và mốt cũ luôn đan cài vào nhau. Có những mốt tồn tại trong thời gian dài, dần dần trở thành cổ điển. Có những mốt tồn tại không lâu nhưng rất dữ dội. Các mốt thuộc loại sau xuất hiện rất nhanh, thu hút sự chú ý của nhiều người, rồi đột ngột biến mất, nhưng thực tế, một vài chi tiết hợp lí của nó đã được tích hợp vào thời trang vĩnh cửu, trở thành cổ điển, trỏ thành một bộ phận của tổ hợp trang phục dân tộc. Và khi nào mốt thịnh hành đã “no”, lại trở thành mốt cũ, lỗi thời, nhường vị trí cho mốt mới xuất hiên. Một chu kì mới lại bát đầu. Dự đoán phát triển của mốt rất khó vì nó phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế- kĩ thuật và tâm lý- xã hội. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể dự đoán được xu hướng của thời trang dựa vào những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật dệt may, vào trào lưu văn hoá xã hội và nhiều khi cả vào những nhân tố chủ quan. Kiểu quần áo nào còn mốt và hết mốt, nhiều khi phụ thuộc vào các tổ chức liên quan tới mốt (Trung tâm nghiên cứu công nghệ may ) và nền công nghiệp may mặc. Nhiêm vụ của các tổ chức này là nghiên cứu thời trang một cách toàn diện, nhất là các khía cạnh thẩm mỹ, kinh tế, văn hoá, xã hội của mốt. Cần xem xét độ phổ cập của kiểu thời trang mốt tới mức nào, để có thể có thể chuyển sang phạm trù “mốt cũ”, hoặc cưỡng bức chúng một cách chủ quan, nhằm kéo dài thêm “sự sống” của mốt trên thị trường, giúp một vài kiểu thời trang không bị “chết yẻu” khiến sản phẩm kinh doanh thời trang có lãi. Sau khi nghiên cứu, các tổ chức chuyên trách làm nhiệm vụ tư vấn, định hướng thị hiếu cho công chúng thông qua các tạp chí mốt, đài phát thanh, đài truyền hình, các buổi biểu diễn thời trang đồng thời các nhà sản xuất tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới. 3.3.2. Tính tâm lý - xã hội Mốt thời trang có tính xã hội hoa rất cao. Nhiều khi chính quần chúng là tác giả của các mẫu thời trang. Điều này xuất phát từ nhu cầu đổi mơi trang phục. Cơ chế phổ cập mốt trong xã hội dựa trên nguyên lý tâm lý xã hội. Không có kiểu mặc nào trở thành mốt khi chỉ là kiểu cách của một người. Mốt chỉ thực sự trở thành mốt khi nó được số đông chấp nhận. Trong xã hội thường có nhiều nhóm người với các tính cách khác nhau. Người có tính phô trương, áo quần thường diêm dúa. Người điềm đạm thì hay mặc kiểu cách đơn giản nhưng tinh tế, ít màu sắc hơn và màu sắc thường nhã nhặn Như một quy luật, mốt luôn xuất hiện bất ngờ, thường là ở lực lượng “vòng ngoài” của xã hội - những người luôn săn lùng kiểu trang phục mới. Trong số đó phần đông là những người trẻ tuổi, kiến thức văn hóa xã hội còn chưa chín. Dần dần những mẫu mới đó lan tỏa vào các lực lượng “bên trong”, lực lượng chính thống - những người có văn hóa xã hội chấp nhận. Kiểu mặc nào được các lực lượng này chấp nhận thì quá trình xã hội của mốt xem như
  41. 40 được hoàn tất. Nhưng đó cũng chính là lúc mốt tự “giải thể” mình, một mốt mới xuất hiện. Khi mốt được lực lượng văn hoá chấp nhận thì nó được nhìn nhận như biểu hiện của văn minh lịch sự, tức là nó trở thành chuẩn mực. Vì thế một người dù có thờ ơ với mốt đến đâu, trải qua thời gian, cuối cùng cũng bị mốt chinh phục. Về thực chất, cơ chế phổ cập mốt trên cơ sở tâm lý là người ta luôn so sánh mình với người khác. Trong qua trình so sánh ấy, có những người mặc mốt chỉ vì thích trội hơn, thích mình trở thành người mốt hơn trong số những người mặc mốt. Đa số những người khác mặc mốt chỉ vì không muốn mình lạc lõng. Họ muốn thuộc về số đông, trở thành thành viên trong cộng đồng xã hội. Như thế mốt đã tác động đến tất cả mọi người trong xã hội. Một khía cạnh tâm lý khác của hiện tượng mốt: Cùng với một kiểu mốt không phải mọi người đều nhận thức như nhau. Thanh niên chấp nhận mốt rất nhanh mà không hề phê phán. Người có tuổi, người già thường hay định kiến. Họ có thế giới quan riêng. Thị hiếu thẩm mỹ của họ đã xác định và rất khó thay đổi. Họ khó thay đổi quan niệm về cái đẹp, nhiều khi đã trở thành tiềm thức ăn sâu trong ý thức. Ngược lại, thị hiếu của thanh thiếu niên đang định hình, chưa rõ nét, chưa ổn định. Họ dẽ dàng chấp nhận cái mới và say sưa với cái mới. Tựu chung, quá trính tâm lý xã hội của mốt xảy ra như sau: Đầu tiên mốt do các nhà thiết kế lăng xê. Mẫu mới lúc ban đầu chỉ được một số ít chấp nhận dưới dạng nguyên sơ nhất. Sau đó số đông bình phẩm, đánh giá. Mẫu được các nhà sab\nr xuất hoàn thiện dần. Một quá trình lựa chọn trên cơ sở sàng lọc vô số những thay đổi nhỏ, cuối cùng tại ra một kiểu được nhiều người chấp nhận, có tính xã hội cao. Điều ý thú ở chỗ, dù đã bị biến đổi đi để hoàn thiện qua nhiều lần, mốt vẫn cứ tồn tại, vẫn không mất đi cái chính đã sáng tác ngay ra lúc ban đầu. 3.3.3. Tính chu kì Các nhà khoa học nhận thấy rằng, thời kì phồn vinh và suy tàn của các vấn đề tự nhiên và xã hội thường xen kẽ, đan cài và tuân theo chu kì khá xác định. Đối với mốt cũng vậy. Tính chu kì của mốt thể hiện tính gia tăng nhanh dần đến sự ổn định trông thấy và suy thoái đột ngột, nhường chỗ cho mốt mới xuất hiện. Chu kì của mốt dài hay ngắn còn tuỳ theo từng loại nhưng khuynh hướng chung là ngày càng rút ngắn. Trước đây chu kì mốt khoảng 40, 30 rồi 20 năm, ví dụ: Hình 1.16a
  42. 41 - Đầu thế kỷ XX, quần áo phụ nữ có dạng hình thang (h.1.16a). - Thập kỷ thứ 2 của thế kỉ XX, quần áo có dạng hình ôvan (h.1.16b). - Thập kỷ thứ 3, quần áo dáng hình trụ (h.1.16c). Hình 1.16b Hình 1.16c - Những năm 1924 – 1927, vì đôi chân được đặc biệt chú ý nên xuất hiện váy mini (váy cực ngắn). Cuối thập kỷ thứ tư mốt quay trở lại hình thang. Những năm 60, lặp lại kiểu ôvan nhưng khác nhiều so với thập kỉ thứ 2. Sau thế kỷ XIX, mốt bắt đầu biến đổi nhanh. - Ngay trong thập niên đầu của thế kỷ XX, phụ nữ làm cuộc cách mạng vứt bỏ hoàn toàn coocxê và đuôi váy dài của tầng lớp quý tộc thế kỷ trước. - Những năm 20 của thế kỷ XX, nam giới cắt tóc rất ngắn, phụ nữ mặc váy không eo. - Năm 1932, phụ nữ mặc kiểu váy bồng, bay lượn, buông gấu xuống tận gót chân. Eo Hình 1.16d quay về vị trí tự nhiện. - Từ năm 1890 đến 1939 (sau 40 năm), mốt quay lại kiểu hình thang (h.1.16d).
  43. 42 - Những năm 50 quần ống dài bị thay thế bởi quần soóc. Váy nữ hình ô van. - Từ năm 1925 đến 1960 (sau 35 năm) mốt váy mini được lặp lại. - Các năm 1908 – 1923, 1925 – 1940, 1940 – 1957, lặp lại các kiểu váy chữ nhật với chu kỳ khoảng 15 năm. Các năm 1958 – 1962, 1962 – 1967 lặp lại các kiểu váy hình chữ nhật với chu kỳ khoảng 5 năm. - Những năm 70 – 80, toàn thế giới thịnh hành kiểu quần bò Jeans. Váy phụ nữ quay lại kiểu hình thang. Chu kì của mốt giữa thế kỉ XX giảm dần, tính trung bình khoảng 7 đến 9 năm lại xuất hiện mốt mới. Ngày nay chu kì của mốt rút ngắn rất nhiều. Trung bình chu kì của mốt quần áo, giầy dép là 3,5 năm. Nhưng tại sao mốt lại thay đổi theo tính chu kì? Sự thay đổi của mốt luôn gắn liền với sự thay đổi của chi tiết đặc trưng của sản phẩm mặc. Đó là chi tiết chủ yếu nhất. Mỗi sản phẩm may có thể được tạo thành từ 50 chi tiết riêng biệt, làm từ các loại vật liệu khác nhau, được liên kết bằng các phương pháp công nghệ khác nhau. Trong số các chi tiết đó sẽ có những chi tiết đóng vai trò quan trọng, quyết định hình thức cùng giá trị sử dụng của sản phẩm đó như: Gót giầy, mũi giày, thân áo, ống quần Sự biến đổi của các chi tiết này làm kiểu dáng của sản phẩm thay đổi. Lấy sản phẩm giày dép làm ví dụ. Giới hạn độ cao của gót giày trong khoảng từ 10- 15cm và không được vượt quá 15cm. Nếu không giày sẽ không đảm bảo chức năng thuận tiện, an toàn khi di chuyển và ảnh hưởng tói sức khoẻ. Thế nên các kiểu giầy thời trang hết cao lại thấp. Nếu mô tả độ cao của giày trên đồ thị ta sẽ được một đường sin (hình vẽ). Chẳng hạn năm 1973, giày dép nam nữ đều có dạng đế PHẳng giống như kiểu giày của người Morơ năm 780. Sau đó, đế giầy được nâng cao dần, gót thu nhỏ lại. Mốt giày nữ hiện nay là gót nhọn, có độ cao khoảng 9- 12cm, mũi nhọn và cong. Hình 1.17. Sự biến đổi của chi tiết đặc trưng
  44. 43 Như thế, sự biến đổi của mốt chủ yếu phụ thuộc vào sự biến đổi của chi tiết điển hình. Sự biến đổi của chi tiết điển hình dao động theo hình sin mà biên độ của nó được quyết định bởi chính các thông số kĩ thuật chủ yếu liên quan tới tâm sinh lý của người mặc trong quá trình sử dụng. Khuynh hướng phát triển chung của các chi tiết tạo mốt là một dao động theo đường sin với những biên độ nhỏ (của thời trang) kết hợp với những đột biến có biên độ dao động lớn (của mốt). Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì người sản xuất mong muốn đem đến cho người mua mỗi mùa một sản phẩm thời trang mới với những kiểu khác nhau. Nhưng trong xã hội lại xuất hiện những mẫu thời trang đột biến ngoài quy luật. Có khi sự tìm kiếm thay đổi nhiều, thay đổi toàn bộ dáng quần áo và màu sắc, chi tiết trang trí mang tính chủ quan nhưng không làm lên mốt. Thế mà có những thay đổi dù nhỏ, nhưng phù hợp với nhiều người, với lối sống chung lại làm nên mốt. Đó chính là đặc diểm khách quan của mốt. Như thế, mốt là sự biến đổi đột biến của các kiểu dáng quần áo. Nhưng nếu nhìn toàn bộ, ta sẽ thấy dòng biến đổi của mốt có sự tương ứng nhất định với dòng biến đổi trang phục của thời đại. Nói cách khác, mốt chính là kiểu mới thịnh hành trong thời gian ngắn giữa tiến trình dài của thời trang. Tóm lại nghiên cứu toàn diện các khía cạnh khác nhau của hiện tượng mốt thời trang cho thấy, mốt là: 1. Sự thống trị nhất thời của thị hiếu mặc nào đó trong một môi trường nhất định. 2. Thị hiếu, thẩm mỹ mặc chỉ trong khoảng thời gian nhất định nhưng trong một phạm vi không gian rộng lớn, khá phỏ biến và được số đôn biết dến, công nhận. 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thời trang Để hiểu được trang phục của con người trong bất kì xã hội nào, quá khứ hay hiện tại, điều quan trọng là tìm hiểu xem xã hội đó ảnh hưởng đến sự lựa chọn quần áo của một các nhân như thế nào? Tiến trình lịch sử của thời trang cho thấy điều kiện tự nhiên và nền tảng văn hoá xã hội đã ảnh hưởng tới thời trang sâu sắc tới mức nào? Ngày nay ngoài những gì đã phân tích ở trên, Sự biến đổi của thời trang còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố: 3.4.1. Luật pháp Lịch sử đã cho thấy trong quá khứ đã từng có một số luật nhất định quy định chỉ cho phép mặc loại quần áo nào đó. Ví dụ: thế kỉ XV, đã có luật quy định chiều dài của mũi giày. Các nam tước ở Đức có thể mang giày có mũi dài 60 cm nhưng giày của người khác không được vượt qua 30 cm. Trong lịch sử thời trang phương Tây cũng đã từng có luật quy định chiều cao của mũi thon đầu của phụ nữ trong bộ hennin. Phụ nữ quý tộc được phép mặc bộ hennin có
  45. 44 mũ cao 90 cm, những phụ nữ khác chỉ được mặc bộ hennin có mũ cao 60 cm. Ngày nay tuy không tồn tại cá luật quy định loại quần áo nào được phép mặc, Nhưng những luật khác liên quan đến cuộc sống con người thì cũng gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thời trang. 3.4.2. Không khí chính trị Các thể chế chính trị, niềm tin của con người đối với các hệ thống chính trị xã hội, các yếu tố khác như chiến tranh hay hoà bình thường được phản ánh vào tràn phục. Ví dụ, trong quá khứ đã từng có những kiểu trang phục, tồn tại như một dấu hiệu phân biệt giai cấp: ở phương Tây, thế kỉ XVIII chỉ đàn ông quý tộc mới được cạo trọc đầu và đội tóc giả. Thé kỉ XVII ở nước Anh, quần áo rất giản dị và có những quy định khắt khe về tính đơn giản. Khi một xã hội có sự phân bố tài sản không bình đẳng, sự phân chia một cách rạch ròi các giai cấp sẽ kìm hãm thời trang phát triển. Ở thời đại của chúng ta, một hệ thống xã hội không giai cấp mở ra kỉ nguyên mới của thời trang. Đó là trang phục phông phú và thay đổi thường xuyên hơn: mốt thời trang trải trên diện rộng của toàn xã hội, mốt của triệu triệu người lao động chứ không phải của riêng tầng lớp quý tộc như trước đây Ngày nay, thời trang được nở hoa. 3.4.3. Kĩ thuật và công nghệ Cuộc cách mạng công nghiệp với máy móc cơ khí hoặc điện tử, khiến cho các quốc gia có thể sản xuất hàng loạt quần áo, do đó quần áo may sẵn nhiều và rất rẻ. Bằng các nghiên cứu khoa học, ngành Dệt đã sản xuất được các loại vải hấp dẫn. Với sự ra đời của hệ thống giao thông hiệu quả hơn, các kiểu mẫu thời trang đang dễ dàng và sẵn sàng “chu du” từ miền vùng này đến miền vùng khác một cách nhanh chóng. Kết quả là, sự thay đổi thời trang diễn ra thường xuyên hơn, trên bình diện rộng hơn. Ngày nay, sự phát triển của các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong ngành dệt may: sản xuất vải tổng hợp; các quá trình hồ, xử lý hoàn tất vải; công nghệ nhuộn và in hoa; công nghệ sản xuất vật liệu dựng, phụ liệu may ngày cacngf hiện đại hơn. Các thiết bị điện tử và tin học, yhiết bị vi tính đã tham gia vào quá trình thiết kế mẫu, may và dựng quần áo Hiện nay đã sử dụng tia Laze trong quá trình cắt vải và sản xuất quần áo Tất cả khiến cho sản phẩm may ngày càng đạt chất lượng ổn định hơn, cao hơn, với một năng suất ngày càng cao. Kết quả là, sự thay đổi của thời trang ngày càng với nhịp điệu tăng tốc độ hơn. 3.4.4. Sự thịnh vượng hay suy thoái kinh tế Hệ thống kinh tế của một quốc gia là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến trang phục của xã hội. Sự thiếu thốn và hạn chế về nguyên vật liệu có xu hướng làm chậm những biến đổi về thời trang. Một sự phân bố hàng tiêu dùng rộng hơn trong xã hội, thu nhập của người dân cao hơn sẽ làm tăng mức tiêu thụ các sản phẩm mặc và tăng tốc đáng kể sự biến đổi thời trang. Ngày nay, ở nhiều
  46. 45 nước trên thế giới, thói quên vứt bỏ một bộ quần áo chỉ vì nó đã lạc mốt, đang trở thành phổ biến. 3.4.5. Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông Với sự ra đời của truyền hình trong những năm 1950, các phương tiện truyền thông đã có ảnh hưởng quan trọng đối với trang phục của thời đại. Những người quan trọng, nổi tiến và có thế lực trưng diện những mốt mới nhất thông qua truyền hình đã tạo nên các xu hướng thời trang. Những người dẫn đầu về thời trang thường là những ngôi sao điện ảnh, ngôi sao nhạc pop, ngôi sao thể thao, nghệ sĩ, nhà thiết kế thời trang. GHI NHỚ - Lịch sử phát triển trang phục Việt Nam qua các thời kỳ - Khái niệm và tính chất của thời trang và mốt và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thời trang và mốt. BÀI TẬP 1. Áo dài là trang phục truyền thống của dân tộc Kinh và trở thành trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Em hãy tìm hiểu lịch sử phát triển của áo dài từ xưa đến nay. 2. Hãy tìm ra kiểu thời trang đã từng có trước đây, nay xuất hiện trở lại nhưng hình dạng của nó đã khác đi đôi chút.
  47. 46 CHƯƠNG II NGHỆ THUẬT PHỐI MÀU, TẠO HÌNH TRÊN TRANG PHỤC Mã chương: MHMTT13-02 Giới thiệu: Trong mỹ thuật nói chung và trong thiết kế trang phục nói riêng, màu sắc là một bộ phận không thể tách rời. Màu sắc tạo nên sức hút, tâm lý và phong cách. Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống của chúng ta. Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm rung động lòng người. Nhà thiết kế thời trang có thể dùng màu sắc và nghệ thuật tạo hình trên trang phục để nói lên ý tưởng thiết kế của mình mà không cần đến lời nói hay câu văn. Tuy nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu trên trang phục sẽ bù đắp những khuyết điểm đó. Mục tiêu của bài: Trình bày khái niệm và tính chất cơ bản của màu sắc; Trình bày được các kiểu dáng, hoạ tiết, chất liệu ứng dụng trên trang phục; Xây dựng các bản vẽ mẫu trang phục và bố cục trang phục, phong cách thể hiện đạt hiệu quả thẩm mỹ; Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo để nâng cao trình độ; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tác phong công nghiệp. Nội dung chính: 1. Màu sắc đối với trang phục Mục tiêu Hiểu được nguồn gốc của màu sắc; Hiểu và vẽ được vòng màu cơ bản; Trình bày khái niệm và tính chất cơ bản của màu sắc; Hiểu và ứng dụng các nguyên tắc phối màu để phối màu sắc trên trang phục. 1.1. Vòng màu cơ bản 1.1.1. Nguồn gốc của màu sắc Vạn vật xung quanh ta đều có màu sắc, từ cỏ cây hoa lá đến nước, mây trời không khí Màu sắc phong phú, tới mức ta không thể đặt tên cho mọi màu trong tự nhiên. Ta cảm nhận được hình dáng bên ngoài của một vật là nhờ ánh sáng. Ánh sáng là các quang tử (photon) lan truyền trong không gian theo dạng sóng với các bước sóng khác nhau, tác động vào vật thể rồi phản xạ lại mắt, kích thích
  48. 47 các cơ quan thị giác của lão. Những tín hiệu đó được phân tích và tổng hợp cho ta cảm nhận về màu. Nhờ đó chúng ta phân biệt được màu sắc của vật thể. Ánh sáng phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì ánh sáng càng chói. Ánh sáng chói thì càng chứa nhiều tia sáng khác nhau về màu. Ánh sáng mặt trời chứa trong nó đủ màu. Khoảng thế kỉ 17 nhà bác học Newton đã làm thí nghiệm. Ông cho ánh sáng mặt trời xuyên qua một lăng kính phalê ánh sáng sẽ cho ta 7 màu: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đầu thế kỉ 20 nhà khoa học Anhxtanh tổng hợp lý thuyết ánh sáng của nhiều nhà khoa học và rút ra kết luận: Bước sóng của photon chế định màu sắc của ánh sáng mà mắt thường nhìn thấy được. Bước sóng dài tương ứng với màu đỏ, da cam Bước sóng ngắn tương ứng với màu tím, lam Những bước sóng cực ngắn tương ứng với tia hồng ngoại, tia cực tím mắt thường không nhận biét được. Những màu cơ bản mà mắt thường cẳm nhận được gồm 7 màu: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím gọi là các màu quang phổ. Ánh sáng của một vật có nhiệt độ 1200oC sẽ sinh ra ánh sáng trắng tương đương với ánh sáng mặt trời, tức là trong đó có đủ 7 màu quang phổ. ánh sáng của đèn dầu, đèn điện chỉ chứa những tia đỏ, cam, thiếu các tia lam, tím. Nếu ta đem các màu quang phổ, sắp xếp theo thứ tự của bước sóng từ dài xuống ngắn, ta sẽ tìm thấy mốt quan hệ mang tính quy luật cảu màu sắc: Giới hạn 2 đầu là màu đỏ và màu tím, ở khoảng giữa là các màu cam, vàng, lục, lam, chàm. Giữa các màu không có ranh giới rành mạch. Các màu đứng cạnh nhau ngả sang nhau, giao thoa với nhau vì bước sóng có tính động, chuyển đổi liên tục. 1.1.2. Vòng màu cơ bản a. Vòng màu cơ bản Nếu đem các màu cơ bản của các chất thường dùng như bột màu, màu nước, sơn dầu sắp xếp theo trật tự nhất định, tương tự như trật tự màu trong quang phổ ta sẽ thấy mối quan hệ mang tính quy luật của màu sắc. Vòng màu có 3 màu gốc gồm: Đỏ, Lam, Vàng. Gọi là màu gốc vì từ 3 màu gốc này ta có thể pha chế ra các màu khác nhau. Nhưng không thể có được 3 màu gốc đó từ các màu khác. - Ta có 3 màu gốc: đỏ, vàng, lam Hình 2.1. Vòng màu cơ bản - Từ 3 màu gốc, trộn 2 màu một với nhau theo tỷ lệ 1:1 ta được thêm 3 màu mới gồm:
  49. 48 Đỏ + Lam = Tím Đỏ + Vàng = Cam Vàng + Lam = Lục 3 màu mới được tạo ra từ màu gốc được gọi là màu dẫn suất - Từ 6 màu ta tiếp tục pha trộn 2 màu đứng cạnh nhau từng đôi một theo tỷ lệ 1:1, ta có 6 màu mới làm thành vòng tròn 12 màu cơ bản của các chất thường dùng Đỏ + Tím = Tía Tím + Lam = Chàm Lam + Lục = Xanh hồ thuỷ Lục + Vàng = Xanh lá mạ Vàng + Cam = Vàng chanh Cam + Đỏ = Đỏ cà rốt - Tiếp tục như vậy ta được các vòng 24 màu, 48 màu Cho đến khi có vòng tròn vô số màu thì các màu xếp cạnh nhau là sự chuyển sắc điệu dần từ lam sang vàng, rồi vàng sang đỏ, rồi lại về lam Như vậy, từ 3 màu gốc pha trộn với các tỷ lệ khác nhau ta được ô số màu có trong tự nhiên hoặc theo ý muốn. b. Bài tập thực hành - Nội dung bài tập: Nhận biết các màu trên vòng màu cơ bản Từ nguyên liệu là màu nước với 3 màu cơ bản là đỏ, vàng, lam. Hãy pha màu và tô các màu nguyên chất và các màu dẫn suất pha được từ 3 màu cơ bản vào hình vẽ để miêu tả các sắc màu cơ bản của vòng tròn màu (h.2.2). Hình 2.2. Sơ đồ vẽ vòng màu cơ bản
  50. 49 - Yêu cầu: Mỗi vị trí trong vòng tròn màu phải thể hiện được một sắc riêng. Các ô màu đứng cạnh nhau không được giống nhau. Sự khác biệt nhau về sắc màu càng rõ càng tốt. Chuyển sắc màu từ ô này sang ô kia của vòng màu phải tương đối đều nhau. - Phương tiện, dụng cụ: + Giấy vẽ + Bút chì đen (HB, 2B ) + Tẩy mềm + Màu nước + Bút lông (các cỡ to, nhỏ) + Bảng pha màu + Cốc nước sạch để rửa bút + Giấy mềm lau bút 1.2. Các khái niệm cơ bản về màu sắc 1.2.1. Màu hữu sắc và màu vô sắc - Màu hữu sắc: là các màu trong vòng tròn màu và các màu phát triển từ chúng - Màu vô sắc: là màu đen, trắng và các màu ghi, xám có được từ 2 màu đen, trắng 1.2.2. Màu nóng, màu lạnh Theo thói quen tâm lý, các màu được phân thành 3 nhóm: màu nóng, màu lạnh và màu trung gian (màu giữa nóng và lạnh) - Màu nóng: là những màu Đỏ, Cam, Vàng. Bởi nhìn nó con người liên tưởng đến Mặt trời, bếp lửa, hòn than - Màu lạnh: cũng theo thói quen tâm lý các màu Lam, Chàm, Tím được coi là màu lạnh Vì lẽ đó, mùa nóng người ta mặc các màu thuộc nhóm lạnh, mùa lạnh mặc các màu thuộc nhóm nóng cho có cảm giác ấm áp + Màu lục được coi là màu trung gian giữa nóng và lạnh + Màu tím được coi là màu trung gian giữa lạnh và nóng Như thế, trên vòng tròn màu cơ bản các màu biến đổi từ nóng sang lạnh 1.2.3. Màu tương đồng, màu tương phản - Màu tương đồng: là 2 màu đứng cạnh nhau trên vòng tròn màu Vì 2 màu đứng cạnh nhau bao giờ quan hệ “họ hàng” về sắc. Sự giống nhau là một phương tiện quan trọng để tạo tính thống nhất, hoà hợp của một tổng thể màu trên vật thể nào đó. Trên vòng tròn màu, các màu càng đứng gần nhau càng giống nhau, càng tương đồng về sắc; càng đứng xa nhau tính tương đồng càng giảm, sự khác nhau về sắc càng rõ. Đến một mức nhất định trở thành 2 màu đối lập, còn gọi là màu tương phản
  51. 50 - Màu tương phản: trong thực tế thường gặp những màu tương phản sau: + Tương phản: nóng – lạnh, sáng – tối, rực – trầm, chói – chết (màu ghi) + Tương phản giữa các màu chói với nhau (không nên sử dụng) + Tương phản màu hưu sắc với vô sắc Trong các cặp tương phản, tương phản đen trắng đóng vai trò quan trọng nhất vì chúng tạo nên một tương phản đặc biệt: sáng và tối, đồng thời chúng còn là cơ sở để so sánh, phân định các cặp tương phản khác 1.2.4. Màu bổ túc màu nào đó thì có xu hướng điều chỉnh sắc giác để giữ sự cân bằng thị lực. Sự điều chỉnh này tuân theo một quy luật nhất định. VD: Nhìn vào một nguồn sáng vàng chói rồi nhắm mắt lại ta thấy trong mắt dường như hiện lên một vầng lốm đốm những màu tím và lam. Đặt một màu đỏ tươi lên một tờ giấy màu trắng, sau đó cất màu đỏ, nhìn trên nền giấy trắng nơi nó vừa chiếm chỗ ta thấy xuất hiện ánh màu lục. Hiện tượng trên cho thấy các màu có khả năng bổ sung cho nhau để giữ cân bàng sắc giác. Các màu tương tác như thế gọi là màu bổ túc 1.2.5. Sắc độ Khái niệm chỉ độ đậm nhạt màu. Trên một diện tích bề mặt, nêú hàm lượng sắc tố ta được màu đậm, ngược lại là màu nhạt. Như thế, có thể coi sắc độ là lượng sắc tố chứa trong 1 đơn vị diện tích màu hay dung tích màu đạt tới mức độ tối đa, màu đạt độ bão hòa hay là độ “ no” màu. 1.2.6. Sắc điệu Là khái niệm chỉ sự chỉ sự biến thiên của màu hữu sắc. Ví dụ, các màu đỏ sự biến điệu từ đỏ cờ, sang đỏ cam rồi đỏ tím .Trong quang phổ ta đã thấy mỗi loại màu đều có sự chuyển biến sắc, từ dễ phân biệt đến khó phân biệt với màu cạnh nó. Ví dụ màu đỏ cờ dễ nhận biết nhất, Đỏ cam nghiêng về màu cam. Đỏ tím nghiêng về màu tím. Màu tím có tím chàm nghiêng về phía lam và tím nghiêng về phía đỏ. Sắc điệu và sắc độ có mối quan hệ tương biến. Trong một vòng nhiều màu, ta dễ nhận biết sự chuyển dịch về màu sắc của các màu. Sắc điệu là đặc trưng riêng của màu hữu sắc. Những màu vô sắc chỉ có một số đặc trưng duy nhất là độ sáng, tối. Trong khi đó với bất cứ màu hữu sắc nào cũng có thể bàn về các khái niệm: sắc điệu, sắc loại, độ thuần, độ rực và cả độ no, độ sáng, tối. 1.2.7. Sắc loại Sắc loại là đặc trưng cơ bản của màu hữu sắc. Sắc của 3 màu gốc và 2 màu đen, trắng là các sắc nguyên vì chỉ có một loại sắc tố. Sắc của các màu còn lại trên vòng màu cơ bản là những màu gồm 2 sắc tố nhưng theo tỉ lệ pha trộn khác nhau. Trong tự nhiên có các màu được tổng hợp từ ít nhất từ 2 đến 4 hoặc 5 hay vô số màu khác nhau pha trộn làm một.
  52. 51 1.2.8. Độ thuần màu Một đơn vị có độ thuần cao là do trên một đơn vị dung tích màu chỉ bão hòa một loại sắc tố, hay là chỉ bao gồm một sắc loại. Một đơn vị màu có độ thuần không cao là do 2 tình huống: hoặc có sự pha trộn của 2 loại sắc tố trở lên hoặc chỉ có một loại sắc tố những lại không phủ kín bề mặt hay không bão hòa trên một nền dung tích màu.Ví dụ, đem một màu chấm thành những chấm hoặc vạch thành những vạch trên nền giấy màu khác. Màu và nền sẽ đan xen và làm giảm độ thuần. 1.2.9. Độ sáng, tối Độ sáng, tối của màu được đánh giá bằng sự chênh lệch của màu đó so với màu trắng hoặc đen. Trong vòng màu cơ bản, mỗi màu có độ sáng tối khác nhau. Màu vàng sáng nhất. Cam sáng hơn đỏ. Chàm tối hơn lục Một màu nào đó, nếu được pha thêm màu trắng sẽ sáng lên, nếu pha thêm với màu đen sẽ tối đi. Ví dụ, đỏ kết hợp với đen và trắng cho ta các biến điệu của đỏ khác nhau. Vàng trộn với đen và trắng, cho ta các màu vàng với độ sáng, tối khác nhau. Ta có thể đem màu đen pha thêm với một lượng màu trắng ngày càng gia tăng, để được dải màu xám. Dải màu này dùng làm thang sắc độ để đo độ sáng, tối của mọi màu 1.2.10. Độ rực (độ tươi, độ chói) Độ rực chỉ cường độ kích thích của màu đối với mắt nhìn. Màu trong quang phổ mặt trời có độ kích thích mắt nhìn gần như nhau, còn các màu nhân tạo thường khác nhau về độ chói. Những màu tương đối chói là màu đỏ, màu vàng. Những màu tương đối tươi là màu cam, lục. Những màu tương đối trầm là màu chàm, tím. Khi ta muốn có một màu tươi hơn thường phải thêm vàng, đỏ. Khi ta muốn có một màu sáng lên thường pha thêm trắng. Khi ta muốn một màu trầm xuống thường phải thêm chàm, đen. Khi thu nhỏ diện tích một màu, nó dường như rực rỡ hơn. Bởi thế những viền lé khá màu trên các bộ trang phục nữ thường để nhỏ duyên hơn mà không kém phần bắt mắt. 1.3. Những tính chất cơ bản của màu sắc 1.3.1. Tính chất đối sánh màu Khi sắp xếp các màu đứng cạnh nhau, quan hệ sắc màu giữa chúng thay đổi vì màu này tác động đến màu kia - Một màu thuần sắc được bao bọc xung quanh bởi nền là một màu khác thì tông màu của nó có phần nào thay đổi. VD: Đặt màu vào thư trên 2 màu nền khác nhau chúng sẽ có thay đổi về sắc. Trên nền đỏ, màu vàng thư sẽ nghiêng về vàng chanh như thể nó đã được pha thêm sắc lục. Trên nền lục, màu vàng thư sẽ nghiêng về vàng nghệ, như thể nó đã được pha thêm sắc đỏ. Sự thay đổi cảm
  53. 52 giác về tông màu hay độ thuần màu dưới ảnh hưởng của màu khác được gọi là hiệu ứng đối sánh sắc điệu màu .iệu ứng đối sánh này thường không bền vững. Khi quan sát càng lâu, tương phản đối sánh này càng yếu dần đi. - Một mảng màu xám đậm đạt liền kề với mảng màu xám nhạt, ta thấy rìa của 2 mảng màu có sự thay đổi: Rìa của mảng màu xám đậm, chỗ tiếp giáp với mảng màu xám nhạt dường như sẫm lại, Ngược lại, rìa của mảng màu xám nhạt chỗ tiếp giáp với mảng màu xám đậm, dường như sáng lên. Như vậy, khi 2 mảng màu khác biệt về độ sáng nằm kề bên nhau, ở ranh giới giữa 2 mảng màu sẽ xuất hiện hiệu ứng đối sánh biên, khiến ra cảm thấy chỗ tiếp giáp dường như cộm lên, không phẳng. Để tránh hiệu ứng đối sánh biên, cần phải dùng một màu sáng hơn hoặc tối hơn hẳn 2 màu trên, phân cách chúng ra. - Một màu đặt trên nền màu bổ túc hoặc gần như bổ túc với nó thì chính màu đó dường như gia tăng về độ rực. Nếu nó đặt trên nền có sắc độ tương tự hoặc có độ rực cao hơn thì nó sẽ bị giảm về độ rực. VD: Nếu đặt một miếng vải màu hồng trên nền màu lam thì hồng sẽ nghiêng về đỏ, nhưng đặt nó trên nền đỏ tươi, màu hồng sẽ nghiêng về màu tím. Đó là hiệu ứng sánh về độ rực. - Đặt một màu trên nền sáng thì màu đó có vẻ tối hơn, đặt màu đó trên nền tối thì màu đó có vẻ sáng hơn. Hiện tượng này là đối sánh về độ sáng. Như vậy độ sánh thực của một màu chỉ có thể nhận biết được trên nền màu có độ sáng trung bình. - Hiệu ứng đối sánh về độ chuẩn của màu: Dưới ánh điện của bóng đèn thì màu đỏ, màu cam, màu vàng dường như sáng hơn màu xanh nước biển, còn màu tím thì lại tối đi. Ngược lại, độ sáng của màu vàng lục lại không thay đổi, độ thuần của các màu đỏ tăng lên, còn màu vàng sáng nhẹ thì chuyển sang gần như màu trắng; Màu xanh da trời chuyển sang màu xanh lục; Màu xanh nước biển mất đi độ thuần và màu xanh sẫm thì trở nên đẹp hơn. Qua các VD trên ta rút ra quy luật cơ bản của tính đối sánh màu : Khi các màu đứng cạnh nhau thường chênh lêch về sắc điệu, sắc độ và độ rực. Hiệu ứng đối sánh nói lên tác động tương hỗ của màu sắc với nhau, được sử dụng nhiều trong thiết kế thời trang. 1.3.2. Tác động tâm lý của màu sắc * Liên tưởng tâm lý về nhiệt độ: - Màu nóng: các màu đỏ, cam, vàng gợi cảm giác nóng, ấm được coi là màu nóng và thường gây chú ý mạnh - Màu lạnh: các màu lục, lam cho cảm giác mát và lạnh * Liên tưởng về trạng thái cảm xúc: - Các màu có độ rực, chói mạnh cho cmả giác hưng phấn, vui tươi, sống động - Các màu lạnh cho cảm giác tĩnh lặng - Các màu tối cho cảm giác về sự trầm lắng, suy tư, buồn và bí bách
  54. 53 - Các màu sáng cho cảm giác về sự sống, tươi mới * Liên tưởng về âm thanh: - Màu vàng thường gợi tiếng vang - Màu đỏ sẫm gợi âm thanh trầm đục * Liên tưởng về mùi vị: - Vàng chanh gợi vị chua - Vàng cam gợi vị ngọt - Lục xạm gợi cảm giác đắng chát 1.3.3. Tính viễn cận và độ nặng nhẹ - Màu nóng, màu sáng cảm giác đến gần mắt nhìn của chúng ta hơn Màu lạnh, màu tối cho ta cảm giác như đang bị đẩy lùi ra xa - Màu sáng cho ta cảm giác nhẹ Màu tối cho ta cảm giác nặng nề 1.3.4. Gợi cảm chiều sâu không gian, hình và khối Liên tưởng về kích thước: với cùng một diện tích hay thể tích, các màu sáng cho cảm giác nhẹ, trong, hình nhe nở ra, làm cho hình có vẻ to hơn. Các màu tối làm cho hình có vẻ thu gọn lại, nhỏ đi. Các hình khối khi được mang màu đỏ, cam, vàng thu hút thị giác mạnh hơn. Khối có vẻ như vươn lên, lan tỏa trong không gian. Ngược lại khi chúng mang các màu lạnh hoặc trầm, các khối, hình có tính ổn định, vững chắc, tĩnh lại. Hình, với những màu sáng tối, đậm nhạt khác nhau sẽ nhấn mạnh hình thể của đối tượng quan sát 1.3.5. Khả năng diễn tả biểu chất - Màu sắc có thể giúp ta diễn tả được những thuộc tính của thế giới khách quan. Màu sắc co thể giúp thể hiện các chất liệu khác nhau như: len, thuỷ tinh, kim loại, chất lỏng tất cả các loại vật chất với những bề mặt bóng loáng hay sần, xốp, óng ánh hay trong suốt. - Trong các bản vẽ TKTT màu sắc có khả nămg gợi cảm giác về chất liệu như: độ dày, mỏng, trọng lượng trang phục. Mật độ màu thấp cho cảm giác trong, nhẹ. Mật độ màu cao cho cảm giác nặng nề, đậm. 1.4. Màu sắc được ứng dụng trên trang phục 1.4.1. Màu trong lĩnh vực thời trang 1.4.1.1. Vòng màu thời trang a. Vòng màu thời trang Trong lĩnh vực thời trang màu lục giữ vị trí quan trọng không kém các màu đỏ, vàng, lam mặc dù nó là màu dẫn suất có được từ lam và vàng. Màu lục không những xuất hiện thường xuyên quanh ta trong tự nhiên mà còn xuất hiện thường xuyên trong các hoà sắc của thời trang. Màu lục bổ sung cho gam màu