Giáo trình Nhân trắc học - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhân trắc học - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_nhan_trac_hoc_nghe_may_thoi_trang_trinh_do_trung.pdf
Nội dung text: Giáo trình Nhân trắc học - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
- ` BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH Môn học: Nhân trắc học NGHỀ: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 248b QĐ-CĐNKTCN ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ) Hà Nội, năm 2019
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Nhân trắc học được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu tài liệu, học tập của giáo viên và sinh viên nghề May thời trang. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm hình dáng cơ thể người Việt Nam, phương pháp đo các dấu hiệu nhân trắc. Từ đó hình thành kỹ năng xác định các thông số đo kích thước cơ thể người, xây dựng hệ thống cỡ số sản phẩm may mặc, vận dụng thiết kế sản phẩm may mặc thỏa mãn các điều kiện trong thiết kế Ergonomi. Giáo trình Nhân trắc học được xây dựng và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình dạy nghề của nghề May thời trang. Ban biên soạn giáo trình đã tiến hành biên soạn giáo trình Nhân trắc học với thời lượng 30 giờ. Giáo trình gồm 2 chương nội dung: Chương 1: Dấu hiệu nhân trắc và đặc điểm tầm vóc cơ thể người Việt Nam Chương 2: Vận dụng dấu hiệu nhân trắc vào thiết kế Ecgonomi Trong quá trình biên soạn giáo trình chắc chắn còn những vấn đề chưa hoàn chỉnh. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các bạn học sinh, sinh viên và đông đảo các bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Đào Thị Thủy 2. Biên soạn: GV. Phùng Thị Nụ Trần Thị Ngọc Huế
- 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 CHƯƠNG 1: DẤU HIỆU NHÂN TRẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM VÓC DÁNG CƠ THỂ NGƯỜI VIỆT NAM 7 1. Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của nhân trắc học 7 1.1. Khái niệm về nhân trắc học 7 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhân trắc học 7 2. Khái niệm dấu hiệu nhân trắc. 9 2.1. Khái niệm về dấu hiệu nhân trắc 9 2.2. Một số khái niệm khác 9 2.3. Các dấu hiệu nhân trắc 10 2.3.1. Dấu hiệu nhân trắc cổ điển (hay truyền thống) 10 2.3.2. Dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi 10 3. Chọn dấu hiệu nhân trắc và kỹ thuật khảo sát 11 3.1. Quy định về trạng thái, tư thế, cách thức đo 11 3.2. Tư thế đứng chuẩn (Hình 1.3) 14 3.3. Tư thế ngồi chuẩn (Hình 1.4) 14 3.4 Các tư thế khác 14 3.5 Dụng cụ đo 15 4. Đặc điểm vóc dáng cơ thể người Việt Nam 15 5. Các dấu hiệu nhân trắc của người Việt nam 17 5.1. Chiều cao đứng 17 5.2. Chiều cao ngồi 18 5.3. Chiều rộng vai 18 5.4. Chiều rộng mông 18 5.5. Chiều dài tay 19 5.6. Chiều dài chân 19 5.7. Chiều cao đầu 19 5.8. Trọng lượng cơ thể 19 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG DẤU HIỆU NHÂN TRẮC VÀO THIẾT KẾ ERGONOMI 22 1. Khái niệm về thiết kế Ergonomi 23 1.1. Khái niệm 23 1.2. Nguyên lý chung 25 1.3. Các quy tắc chủ yếu 26 1.4. Một số ví dụ về sử dụng các dấu hiệu nhân trắc 29 2. Vận dụng các dấu hiệu nhân trắc vào ngành may thời trang 29 2.1. Các bộ phận có ý nghĩa đặc biệt trong việc thiết kế mẫu 29 2.1.1. Con người với quần áo 30 2.1.2. Các kích thước cơ thể người 31 2.1.3. Các vòng chu vi trên cơ thể người 35 2.2. Nhận biết một số ký hiệu hình dáng cơ thể người 36 2.3. Các tỷ lệ và các tiêu chuẩn cơ thể người 37
- 4 2.3.1. Tỷ lệ cơ thể người 37 2.3.2. Tiêu chuẩn cơ thể người 40 2.4. Sự phụ thuộc của quần áo vào thân hình, lứa tuổi, theo mùa 40 Câu hỏi bài tập .41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
- 5 MÔN HỌC: NHÂN TRẮC HỌC Mã môn học: MHMTT 09 Vị trí, ý nghĩa, vai trò môn học: Vị trí: Môn học Nhân trắc học là môn học cơ sở bắt buộc trong chương trình đào tạo Cao đẳng nghề May thời trang, được bố trí học trước khi học môn học cơ sở thiết kế và các mô đun thiết kế. Tính chất: Môn học Nhân trắc học là môn học cơ sở nằm trong nhóm các môn học trong chương trình đào tạo Cao đẳng nghề may thời trang và là môn học lý thuyết. Ý nghĩa: Nhân trắc học là môn học đã có từ lâu, ngay từ khi con người biết đo chiều cao hay cân nặng của mình là đã bắt đầu biết làm nhân trắc. Trong đào tạo nghề may, nhân trắc học là môn học cần thiết không thể thiếu, vì nhân trắc học giúp người học biết đo đạc các kích thước cơ thể, biết đánh giá hình thái, cấu trúc cơ thể người phục vụ cho công việc thiết kế mẫu và kỹ thuật may sản phẩm may mặc. Vai trò: môn học Nhân trắc học cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm hình dáng cơ thể người Việt Nam, phương pháp đo các dấu hiệu nhân trắc. Từ đó hình thành kỹ năng xác định các thông số đo kích thước cơ thể người, xây dựng hệ thống cỡ số sản phẩm may mặc, vận dụng thiết kế sản phẩm may mặc thỏa mãn các điều kiện trong thiết kế Ergonomi. Mục tiêu của môn học: Trình bày được khái niệm và lịch sử phát triển của nhân trắc học; Nhận biết được đặc điểm phát triển, hình thái và cấu tạo của cơ thể người Việt Nam; Xây dựng các hệ thống số đo theo Tiêu chuẩn Việt Nam; Sử dụng các dụng cụ nhân trắc và đo đúng các thông số kích thước của cơ thể người; Tập hợp và phân nhóm các số đo trên cơ thể người ứng dụng vào thiết kế quần áo; Vận dụng các dấu hiệu nhân trắc để thống kê các tập hợp mẫu, phục vụ cho sản xuất ngành may công nghiệp; Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo để nâng cao trình độ. Nội dung của môn học: Thời lượng Số Tên chương mục/bài Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra Dấu hiệu nhân trắc và đặc điểm I 10 8 1 1 tầm vóc cơ thể người Việt Nam
- 6 Khái niệm, lịch sử hình thành và 1 1 phát triển của nhân trắc học Phân loại dấu hiệu nhân trắc 1 1 Chọn dấu hiệu nhân trắc và kỹ thuật 3 3 khảo sát Đặc điểm, tầm vóc cơ thể người 1 1 1 Việt Nam Các dấu hiệu Nhân trắc của người 3 2 1 Việt Nam Vận dụng dấu hiệu nhân trắc vào II 20 17 2 1 thiết kế Ecgonomi Khái niệm về thiết kế Ecgonomi 7 6 1 Vận dụng những dấu hiệu nhân trắc vào ngành may và Thiết kế thời 12 11 1 1 trang Cộng 30 25 3 2
- 7 CHƯƠNG 1: DẤU HIỆU NHÂN TRẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM VÓC DÁNG CƠ THỂ NGƯỜI VIỆT NAM Mã chương: MHMTT09-01 Giới thiệu: Nhân trắc học là khoa học về phương pháp đo trên cơ thể người (chiều cao đứng, chiều cao ngồi, chiều rộng vai, chiều rộng mông, vòng đùi, chiều dài và chiều rộng đầu, chiều cao đầu, trọng lượng cơ thể) và sử dụng toán học để phân tích kết quả đo đạc. Từ đó, các quy luật về phát triển hình thái người được hình thành, phục vụ cho việc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học kỹ thuật, sản xuất và đời sống. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm cơ bản của nhân trắc học; Xác định chính xác các mốc đo cần thiết trên cơ thể người, những dấu hiệu nhân trắc của người Việt Nam; Vận dụng các dấu hiệu nhân trắc phục vụ cho công việc ngành may; Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo để nâng cao trình độ. Nội dung chính: 1. Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của nhân trắc học Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm cơ bản của nhân trắc học; - Trình bày được lịch sử hình thành và phát triển của nhân trắc học 1.1. Khái niệm về nhân trắc học Nhân trắc học là một môn khoa học dùng các phương pháp toán học và thống kê để nhận dạng và phân tích sự đo đạc các kích thước của cơ thể con người nhằm: - Tìm hiểu những quy luật phát triển hình thái người. - Vận dụng những quy luật đó vào giải quyết những yêu cầu thực tế của khoa học, kỹ thuật sản xuất và đời sống. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nhân trắc học - Nhân trắc học là một môn học đã có từ rất lâu, có thể nói rằng ngay từ khi con người biết đo chiều cao của mình, biết mình nặng bao nhiêu kilô là đã bắt đầu làm nhân trắc. - Ngay khi mới xuất hiện, nhân trắc học đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dấu hiệu nhân trắc học được sử dụng để tìm hiểu các đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng đồng người để xác định những biến đổi về hình thái cơ thể dưới ảnh hưởng của bệnh lý, để thiết kế các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ các hoạt động của con người. - Có thể nói nhân trắc học hình thành và phát triển song song với lịch sử phát triển khoa học về Người ở các nước Châu âu. - Rudolf Martin, nhà nhân trắc học Đức, tác giả “Giáo trình về nhân trắc học” được coi là người đặt nền móng cho khoa học nhân trắc. Các trường phái
- 8 Nhân học tiếp sau đó đều dựa vào cơ sở phương pháp Martin mà bổ sung và hoàn thiện về mặt lý luận và thực tiễn theo truyền thống khoa học của từng nước. - Trong chương trình nghiên cứu sinh học thế giới IBP (International Biogical Programme) do UNESCO chỉ đạo, triển khai vào những năm 60 và70, người ta thấy nhân trắc học được quan tâm đặc biệt, thu hút nhiều nhà nghiên cứu nhân trắc học có tên tuổi trên thế giới. - Ở các nước XHCN nhân trắc học được đầu tư nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu, trong nhiều nước có truyền thống khoa học như Liên Xô cũ, Ba Lan, Đức nhân trắc học đã trở thành cơ sở tin cậy cho việc xác định các tiêu chuẩn cấp Nhà nước về sản phẩm công nghiệp và quốc phòng. - Nhân trắc học ở nước ta bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XX tại Ban nhân học thuộc Viễn đông bác cổ (Ecoled Extroom Orient). Kết quả nghiên cứu nhân trắc học đã được công bố trong các công trình nghiên cứu của Viện giải phẫu học, Đại học y khoa Đông dương 1936 – 1944. Cuốn “Hình thái học và giải phẫu học mỹ thuật” là tác phẩm đầu tiên của Bác sỹ Đỗ Xuân Hợp (Cộng tác với P.Huard) xuất bản năm 1942. Từ năm 1945 đến những năm 60, bộ môn nhân trắc học để làm nhiệm vụ giảng dậy và nghiên cứu. - Từ những năm 1950 đến nay nhân trắc học nước ta đã có nhiều đúng góp đáng kể cho khoa học. Trường ĐH Tổng hợp Hà nội điều tra sinh học các chủng học người. Học viện Quân y – nghiên cứu nhân trắc học phục vụ Quốc phòng, các trường ĐH Y. Đáng lưu ý là công trình “Nghiên cứu hằng số sinh học người Việt nam” do GS Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ trì năm 1967 và năm 1972 cùng sự nghiên cứu của các Viện nghiên cứu và các trường. - Trong những năm gần đây, một hướng mới – Ecgonomi đã được đầu tư, thực hiện và phát triển. Là một khoa học về người Ecgonomi sử dụng những kết quả của Y học (vệ sinh lao động), của sinh học (giai đoạn chức năng hình thái và sinh lý lao động) của tâm lý học xã hội nhằm tối ưu hoá quá trình lao động sản xuất làm giảm gánh nặng lao động theo nghĩa rộng, Ecgonomi là phương hướng nghiên cứu của tất cả các khoa học về con người khi giải quyết những nhiệm vụ của sản xuất, hay còn gọi là sự ứng dụng trực tiếp các biện chứng của các khoa học về con người và thiết kế tổ chức lao động sản xuất. - Trong các chương trình nhân trắc học hướng vào mục tiêu Ecgonomi có cuốn: “Nhân trắc học Ecgonomi” của hai tác giả Lê Gia Khải và Bùi Thụ (1983) là một đúng góp tích cực theo hướng đó. - Ngày nay với nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nhân trắc học cần góp phần nghiên cứu cơ bản các lĩnh vực liên quan đến con người Việt nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng. - Trước những đòi hỏi mới, đã có nhiều chương trình khoa học kỹ thuật trọng điểm của nhà nước về bảo hộ lao động (kí hiệu 58.01) có đề tài: Nghiên cứu ứng dụng Ecgonomi vào bảo hộ lao động và áp dụng các dữ kiện nhân trắc học vào việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân (kí hiệu 58.01.03.01). - Khi áp dụng các dấu hiệu nhân trắc vào từng ngành cụ thể, phải khảo sát bổ sung một số dấu hiệu đặc trưng cho từng nhiệm vụ thiết kế hoặc nghiên cứu nhân lực. Đây chính là vấn đề cốt lõi của việc ứng dụng Ecgonomi vào từng ngành.
- 9 2. Khái niệm dấu hiệu nhân trắc. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm dấu hiệu nhân trắc và một số khái niệm khác. - Phân biệt được các dấu hiệu nhân trắc. 2.1. Khái niệm về dấu hiệu nhân trắc Dấu hiệu nhân trắc là những đặc trưng của cơ thể con người thể hiện những biến đổi về cấu tạo và quy luật có liên quan đến giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc và các yếu tố tự nhiên – xã hội gồm: Các kích thước dài, rộng, vòng, kích thước góc, lực cơ Tính chất định lượng của dấu hiệu nhân trắc được tính bằng đơn vị đo lượng như centimet, milimet, kilogam, Newton, độ hoặc bằng các chỉ số hệ thống số. 2.2. Một số khái niệm khác * Kích thước biến dạng của thân: Những kích thước lớn nhất của thân trong các trạng thái và tư thế khác nhau được định hướng trong các mặt phẳng khác nhau. Những kích thước biến dạng này được đo theo những điểm đối xứng cách nhau xa nhất của thân. Chúng được dùng để xác định những kích thước nhỏ nhất của không gian mà thân người chiếm chỗ trong các trạng thái và tư thế khác nhau, từ đó dự tính khoảng cách an toàn cần thiết * Một số kích thước và góc mở khác: - Cao: Kích thước lấy mức cơ sở là mặt đất chiếu thẳng đứng tới các mốc nằm trên thân hoặc các phần cơ thể khi được quy định trạng thái và tư thế đo. - Dài: Kích thước dọc của các phần cơ thể trong đó có hai mốc đo đều nằm trên cơ thể và các phần cơ thể. - Rộng: Kích thước ngang của toàn cơ thể hoặc các phần cơ thể khi xác định các mốc đo trên mặt phẳng vuông góc với trục chính của thân hoặc các phần cơ thể cần xác định. - Vòng: Kích thước chu vi của thân hoặc các phần cơ thể theo mặt phẳng vuông góc với trục qua mốc đo. - Góc: Kích thước góc của các phần cơ thể theo một trục xác định. - Kích thước chuyển đổi: Kích thước thu được không phải bằng cách đo trực tiếp mà bằng các phép nội suy và ngoại suy. * Trạng thái cơ thể: Được xác định theo định hướng và định vị của cơ thể người khi xét mối quan hệ đối với điểm tựa. Có 3 trạng thái cơ bản là đứng, ngồi và nằm. * Tư thế cơ thể: Sự phân bố sắp xếp tương ứng của các phần cơ thể khi thực hiện các chuyển động trong từng thời gian và trong một trạng thái nhất định. Ví dụ: Đứng nghiêm, đứng dang hai chân, giơ 2 tay về phía trước * Thông số của thiết bị sản xuất: a) Thông số bố cục của thiết bị sản xuất:
- 10 Thông số của thiết bị hoặc của chỗ làm việc, của không gian làm việc được đặc trưng bởi các thành phần, chi tiết có liên quan với nhau và với trạng thái của người làm việc. Thí dụ: Thông số chiều cao vật kê chân trong mối liên hệ với mặt ghế ngồi và bề mặt làm việc với con người làm việc và vùng đạt tới trong trường động (không gian động), khoảng cách từ người công nhân đến các bộ phận điều khiển và các phương tiện thể hiện thông tin, khoảng cách giữa các thành phần của chỗ làm việc. Những thông số này phụ thuộc lẫn nhau và có cơ sở tính toán chung. Giá trị của chúng phụ thuộc vào trạng thái của thân (đứng, ngồi, nằm), vào tư thế và phương hướng chuyển động cơ bản cũng như sự di chuyển của người công nhân. b) Thông số tự do của thiết bị: Thông số độc lập của các thành phần riêng biệt của các thiết bị (chiều dài, rộng, sâu, cao của bảng điều khiển, mặt ghế tựa, tựa lưng, những chi tiết chuyển động của cơ quan điều khiển ) Các thông số này không phụ thuộc lẫn nhau, không có cơ sở chung để tính toán, chúng được tính bằng cách sử dụng trực tiếp các dấu hiệu nhân trắc riêng biệt, trong đó chủ yếu là dấu hiệu nhân trắc tĩnh. Nhiều thông số tự do của các chi tiết chỗ làm việc và các thiết bị còn phải được điều chỉnh trực tiếp không phụ thuộc vào các chi tiết khác: chiều cao và góc nghiêng của vật kê chân, chiều cao của ghế ngồi, góc nghiêng của lưng tựa, phía sau góc nghiêng của đỡ đầu 2.3. Các dấu hiệu nhân trắc 2.3.1. Dấu hiệu nhân trắc cổ điển (hay truyền thống) Là những dấu hiệu nhân trắc có các mốc đo quy định trong các danh pháp quốc tế, được định nghĩa một cách tỉ mỉ từ những mốc đo xác định và được đặt tên bằng tiếng Latinh 2.3.2. Dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi Dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi là những dấu hiệu nhân trắc về mặt định hướng trong không gian tương ứng với kích thước của thiết bị được thiết kế. Các dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi được đo ở trạng thái và tư thế khác nhau pháng theo trạng thái và tư thế của người. Dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi bao gồm dấu hiệu nhân trắc tĩnh, dấu hiệu nhân trắc động, các kích thước của phần cơ thể, các kích thước biến dạng và góc mở khác. Cơ sở xuất phát của các dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi còn gọi là thực tiễn được đề xuất, phát triển trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng của các môn cơ thể học và thực tiễn sản xuất, trong phạm trù của khoa học Ecgonomi. Tuy nhiên nhiều dấu hiệu nhân trắc cổ điển cũng rất ý nghĩa về thực tiễn ứng dụng Ecgonomi. Trong nhóm những dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi, đặc biệt lưu ý đến những dấu choán chỗ và trong chừng mực có thể, ngoài ra cũng quan tâm đến các dấu hiệu phản ánh trên và hoạt động của một số bộ phận cơ thể và các dấu hiệu nhân trắc cổ điển nhất.
- 11 - Dấu hiệu nhân trắc tĩnh: Là những dấu hiệu nhân trắc chỉ được đo ở trạng thái và tư thế nhất định, trạng thái tư thế này quy định tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. - Dấu hiệu nhân trác động: Là dấu hiệu nhân trắc được xác định toạ độ các điểm khác nhau của cơ thể hoặc các phần cơ thể khi chuyển động toàn thân hoặc từng phần cơ thể trong không gian. 3. Chọn dấu hiệu nhân trắc và kỹ thuật khảo sát Mục tiêu: - Trình bày được các quy định về trạng thái, tư thế, cách thức đo; các loại dụng cụ đo; các mốc đo. - Phân biệt được các tư thế trong đo đạc nhân trắc học. 3.1. Quy định về trạng thái, tư thế, cách thức đo * Quy định về trạng thái, tư thế đo: Có 2 trạng thái để đo: trạng thái nghiêm và trạng thái nghỉ (tự nhiên, thả lỏng thân) Có 2 tư thế đo: tư thế đứng và tư thế ngồi Vì vậy, quy định về trạng thái và tư thế để đo các dấu hiệu nhân trắc chỉ áp dụng với : Tư thế đứng chuẩn – Tư thế đứng tự nhiên Tư thế ngồi chuẩn – Tư thế ngồi tự nhiên * Quy định các dạng kích thước đo. Các kích thước được trình bày trong chương trình dưới dạng đoạn thẳng hoặc chu vi (vòng). Đoạn thẳng cơ thể là khoảng cách giữa hai mốc đo, nếu chúng không nằm trên mặt song song với trục dọc hoặc trục ngang của cơ thể. Các kích thước dọc được biểu thị bằng chiều cao hoặc chiều dài khi hai mốc đo nằm trên các trục dọc. Các kích thước ngang và các kích thước trước sau được biểu thị bằng bề rộng và bề dày, khi hai mốc đo nằm trên mặt phẳng ngang vuông góc với trục cơ thể . Các kích thước chu vi được biểu thị bằng vòng khi thước dây tạo thành vòng khép kín qua mốc đo và nằm trên mặt phẳng vuông góc với trục của các phần cơ thể tương ứng. *Quy đinh về các mốc đo: Hầu hết các kích thước đều có mốc đo được xác định bằng các đặc điểm giải phẫu của xương hoặc cơ tương ứng và được đặt tên Latinh. Các thuật ngữ Latinh này không viết hoa và được ghi chú bằng chữ viết tắt ở trong ngoặc đơn. Các kích thước không có mốc đo cố định và chưa có tên Latinh thì sẽ được mô tả kỹ dựa trên cấu tạo cơ thể tương ứng. * Mốc đo ở ụ đầu (Hình 1.1): - Ụ giữa trán – Metopion (M): Điểm nhô ra nhất về phía trước của phần xương trán nằm trên đường dọc cơ thể. - Ụ sau đầu – Opisthocrnion (Op): Điểm nhô ra nhất về phía sau của xương chẩm, nằm trên đường dọc cơ thể. Điểm này không nhận thấy ngay được.
- 12 Khi đo chiều dài đầu thì một đầu thước vòng đặt vào ụ giữa trán, đầu kia trượt theo mặt phẳng dọc giữa, đến chỗ nào cho số đo lớn nhất thì đó là ụ sau đầu. - Đỉnh đầu – Vertex (V): Điểm nhô cao nhất ở đỉnh đầu khi đầu ở tư thế chuẩn. - Ụ bên đầu – Eurion(Eu): Điểm nhô ra nhất ở phái bên đầu, thường nằm trên đỉnh. Điểm này chỉ nhận thấy khi trượt cả hai đầu thước vòng đến chỗ có bề rộng đầu lớn nhất. - Góc mắt trong – Entocantion (En): Đỉnh góc trong của mắt, nơi gặp nhau của bờ mi trên và dưới. - Dưới mũi – Subnsale (Sn): Đỉnh của góc tạo bởi vách giữa mũi và môi trên. - Giữa miệng – Stornion (st): Điểm chính giữa khe miệng khi hai môi ngậm khít. - Lồi dưới cằm – Gmathion (Gn): Điểm nhô xa nhất về phía dưới của bờ góc dưới giữa cằm. Hình 1.1 * Mốc đo ở thân (Hình 1.2): - Mỏm cùng vai – Aoromcon (Ac): Điểm nhô xa nhất về phía bên ngoài của mỏm cùng xương vai. - Trên ức – Suprasternnale (Sst): Điểm giữa bờ trên cán ức. - Giữa ức – Mesosternale (Mst): Điểm giữa nằm trên đường dọc giữa thân ức, ngang bờ trên khớp ức – sườn IV. - Đỉnh vú – Thelion (The): Điểm ở ngay trên đầu núm vú. - Đốt cổ I – Cervicale I (Ce. I) (còn gọi là hõm gáy): Điểm lõm nhất sau gáy, ngay dưới bờ xương chẩm. - Đốt cổ VII – Cervicale VII (Ce. VII): Điểm nằm trên mỏm gai sống, đốt cổ VII cũng là chỗ lồi nhất sờ thấy được sau cổ. - Dưới vai – Infracapulare (In): Điểm thấp nhất của góc xương vai.
- 13 - Quay – Radiale (Ra): Điểm nhô xa nhất về phía ngoài của vành xương quay. - Trâm quay – Stylion radiale (Sr): Điểm nhô xa nhất về phía ngoài và phía dưới của mỏm trâm quay. - Khuỷu – Olecranon (Ol): Điểm nhô xa nhất về phía sau của mỏm khuỷu khi tay duỗi thẳng. - Khớp bàn – ngón II – Metacapale II (Me. II): Điểm nhô xa nhất về phía ngoài (xương quay) và phía dưới của khớp đốt bàn tay và ngón tay II. - Khớp bàn – ngón V – Metacapale V (Me. V): Điểm nhô xa nhất về phía trong (xương trụ) và phía dưới của khớp đốt bàn và ngón tay V. Hình 1.2 - Rốn – Omphalion (Om): Điểm nằm ngay giữa rốn. - Mu – Symphysion (Sy): Điểm ở giữa bờ trên khớp mu. - Mào chậu – Iliocristale (Ic): Điểm nhô xa nhất về phía bên của mào chậu. - Gai chậu trước trên – Ilospinale – Anterior (is – an): Điểm nhô xa nhất về phía trước của gai chậu trước trên. - Cuối đốt bàn III – Phalancon (Ph. III): Điểm nằm trên khớp đốt bàn tay và ngón tay III, phía mu bàn tay. - Đầu ngón III – Dactylion III (Da. III): Điểm dưới cùng của đốt thứ ba ngón tay giữa. - Góc khoeo – angulus popliteus (Ap): Điểm giữa nếp gấp khoeo chân khi đùi và cẳng chân tạo thành góc vuông. - Chày trong – Tiliale mediale (Ti.m): Điểm giữa khe trong khớp gối, giữa lồi cầu xương đùi và mâm chày. - Đầu gối – Genu (Ge): Điểm chính giữa mặt trước xương bánh chè. - Mắt cá trong – Sphyrion tibiale (Sph): Điểm thấp nhất của mắt cá trong.
- 14 - Gót chân – Paternion (Pt): Điểm nhô xa nhất về phía sau của gót chân. - Đầu ngón chân – Acropodion (A): Điểm nhô ra nhất về phía trước của bàn chân, thường thấy ở đầu ngón chân I hoặc II. 3.2. Tư thế đứng chuẩn (Hình 1.3) Được dùng phổ biến theo đề xuất của nhà nhân trắc học cổ điển Martin: đối tượng được đo ở tư thế đứng nghiêm, ba điểm nhô ra nhất về phía sau là lưng, mông, gót chân chạm vào dụng cụ đo, đầu để thẳng sao cho đuôi mắt (ectoconchion) và điểm giữa trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vuông góc với trục cơ thể. 3.3. Tư thế ngồi chuẩn (Hình 1.4) Đối tượng được đo ngồi ngay ngắn trên ghế (đặt ở phòng đo) hai điểm nhô ra nhất của phía sau là lưng và mông chạm vào dụng cụ đo. Đầu để thẳng, đùi và cẳng chân, cẳng chân và bàn chân tạo thành những góc vuông, hai tay đặt lên đùi, hai đầu gối và hai mắt cá trong đặt sát vào nhau, bàn chân đặt sát trên mặt đất. 3.4 Các tư thế khác * Tư thế đứng tự nhiên: Hình 1.3 Tư thế đứng bình thường trong lao động, đầu thẳng, mắt hướng về phía trước, cơ thể thẳng, tay buông thõng, chân choãi tự nhiên, vừa phải, thoải mái. * Tư thế ngồi tự nhiên: Đối tượng được đo ngồi thoải mái, đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước, thân buông, chân mở tự nhiên, bàn chân đặt sát trên mặt đất, riêng các góc giữa thân và đùi, giữa đùi và cẳng chân, giữa cẳng và bàn chân vẫn tạo thành những góc vuông. Hình 1.4 3.5 Dụng cụ đo Mức độ chính xác của kết quả khảo sát tuỳ thuộc phần lớn vào dụng cụ đo lường. - Các thước đo gồm có: Thước đo chều cao kiểu Martin (có thể tháo rời thành Compa trượt), compa dày lớn và nhỏ, compa trượt được chia tới milimet (mm), được sản xuất tại Thụy Sĩ, thước dây vải là loại hàng Liên Xô cũ, được kiểm tra bằng thước kim loại cuộn tròn kiểu Cufkin và được thay mới khi độ giãn so với thước kim loại quá 3%. - Phòng đo: Làm theo mẫu của Liên
- 15 Xô, gồm những tấm gỗ kích thước 2400mm x 1050mm được ghép với nhau thành hai góc vuông. Mặt trong góc vuông có thước chia tới mm (Hình 1. 5). Hình 1.5: Phòng đo nhân trắc học - Ghế đo: Làm theo mẫu của Liên Xô, có thể điều chỉnh được chiều cao từ mặt ghế từ 300 – 500mm so với mặt đất. Ghế có kích thước (mặt ghế rộng 500mm, sâu ghế 400mm, kích thước mặt tựa lưng ghế cao 700mm, rộng 400mm). Mặt ghế và tựa lưng tạo thành góc vuông, tựa lưng có thể tháo rời ra khi không cần thiết. - Êke bằng kim loại cứng mỏng có kích thước 200mm và 400mm, sử dụng khi đo với phòng đo. - Thước đo góc được cải tiến từ thước đo hàm của nhân chủng học. - Vật nắm chuẩn là dụng cụ đo bằng gỗ nón hình cụt có chu vi là những bậc thang tăng dần theo tỷ lệ. - Dùng thước dây có phân chia theo milimet ổn định không có độ giãn, đàn hồi. Dùng để đo kích thước chiều dài, rộng và chu vi. - Dùng thước kim loại để đo chiều cao cơ thể. - Thước vuông góc dùng để đo các kích thước hình chiếu trên cơ thể. - Compa cong dùng để đo chiều dày của cơ thể. 4. Đặc điểm vóc dáng cơ thể người Việt Nam Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm vóc dáng cơ thể người Việt Nam. * Sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc của người Việt Nam so với các nước trên thế giới. Theo thống kê tổng hợp các chủng tộc trên thế giới, chiều cao bình thường của con người là từ 135cm đến 190cm. Ngoài giới hạn này là bất thường. Các nhà nhân loại học đó xếp loại chiều cao của loài người nói chung thành ba loại: loại thấp là dưới 160cm, loại trung bình là từ 160cm đến 170cm và loại cao là trên 170cm. Nam giới VN Nữ giới VN ( Chiều cao trung bình/ cm) ( Chiều cao trung bình/ cm) Năm 1985 161,6 ± 5,7 151,5 ± 5,3 1997 162,9 ± 5,5 153,5 ± 4,6 Người Việt Nam ở lứa tuổi trưởng thành có chiều cao cơ thể thuộc loại trung bình thấp của thế giới, nhẹ cân, có phần thân trên thuộc loại hơi dài, phần thân dưới thuộc loại trung bình. Đây là điều đặc biệt cần chú ý khi tiếp nhận các loại máy móc và dây chuyền công nghệ được sản xuất ở các nước Âu Mỹ trong chuyển giao công nghệ. * Sự tăng trưởng về tầm vóc, thể lực ở người trưởng thành Việt Nam. Theo quy luật sinh học nói chung, cứ khoảng 10- 15 năm, do những điều kiện sống thay đổi, tầm vóc, thể lực của một số cư dân cũng có những biến đổi.
- 16 Trong vòng hơn 10 năm, từ 1960 đến 1972( theo Hằng số sinh học người Việt Nam,1975), do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, tình hình sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, tầm vóc và thể lực người Việt Nam kém phát triển. Giai đoạn từ 1975- 1985, trong hoàn cảnh đất nước hòa bình, mức sống của nhân dân dần được nâng cao, cùng với sự cải thiện của môi trường sống nên tầm vóc, thể lực của người Việt Nam có xu hướng phát triển hơn. Trung bình chiều cao của nam giới trong vòng hơn 10 năm đã tăng 1,6cm nữ giới tăng 1,5cm, cân nặng của nam giới tăng 1,6kg, nữ tăng 0,7kg. Cụ thể như sau: Chiều cao (cm) Cân nặng (Kg) Năm Nam Nữ Nam Nữ 1975 160,0 150,0 47 44,3 1985 161,6 151,5 48,6 45,0 Giai đoạn 1985- 1997, trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tầm vóc và thể lực của người Việt Nam có sự tăng trưởng và phát triển theo đúng quy luật gia tăng của nhân loại. Trung bình trong vòng hơn 10 năm, chiều cao của nam giới tăng 1,3cm, nữ tăng 2cm, cân nặng của nam giới tăng 3,4kg, nữ tăng 2,1kg. Cụ thể như sau: Chiều cao (cm) Cân nặng (Kg) Năm Nam Nữ Nam Nữ 1985 161,6 151,5 48,6 45,0 1997 162,9 153,5 52,0 47,1 * Sự khác biệt của các đặc điểm nhân trắc theo vùng địa lý: - Tính trung bình cho cả 3 miền thì nam giới cao 162,2cm; nữ giới cao151,6cm, khoảng chênh lệch giữa 2 giới là 9,6cm. - Tính trung bình cho từng miền địa lý thì số chiều cao cho cả nam và nữ đều cao dần từ miền Bắc (nam: 160,8cm; nữ: 150,0cm) đến miền Trung (nam: 161,3; nữ: 151,9) miền Nam (nam: 161,9; nữ: 152,1) - Giữa miền Bắc và miền Trung có sự khác biệt về tầm vóc không lớn lắm nhưng nếu so sánh sự khác biệt về chiều cao cơ thể ở tuổi trưởng thành giữa miền Bắc và miền Nam thì mức chênh lệch đạt tới mức 1,5cm ở nam và ở nữ là 1,2cm. Sự khác biệt giới tính của từng miền cũng tăng dần từ Bắc vào Nam, nhưng không khác biệt nhiều về chiều cao theo giới tính chung cho cả 3 miền. - Chênh lệch về chiều ngang và trọng lượng theo giới tính cũng thuộc loại trung bình thường gặp trên thế giới. * Sự khác biệt của đặc điểm nhân trắc theo lứa tuổi: Nhiều số đo nhân trắc có số đo trung bình đạt tới đỉnh cao ở các lứa tuổi (17-19 và 19 -20) và giảm dần theo lớp tuổi cao hơn. Sự chênh lệch về tầm vóc các thế hệ (theo lớp tuổi) rất có ý nghĩa thống kê, lớp chênh lệch trong vòng 15-20 năm là khoảng 2cm.
- 17 Hiện nay, tầm vóc cơ thể nguời Việt nam có xu hướng tăng dần cả về chiều cao và trọng lượng cơ thể. * Sự khác biệt của đặc điểm nhân trắc theo giới tính: Như vậy chiều cao người Việt Nam được xếp vào loại trung bình trên thế giới, sự khác biệt về chiều cao theo giới tính nằm trong giới hạn phổ biến, dao động trên dưới 10cm. Tầm với tay của nam trên các mặt ngang theo từng góc thường lớn hơn nữ trên dưới 5cm. Riêng các đặc điểm tầm hoạt động khớp thì sự sai khác về số đo giữa nam và nữ không theo một chiều hướng nhất định, có hoạt động khớp thì nam lớn hơn nữ, nhưng cũng có không ít hoạt động khớp thì nữ lại có số đo lớn hơn, và nhiều số đo tầm hoạt động khớp gần như nhau ở cả nam và nữ. 5. Các dấu hiệu nhân trắc của người Việt nam Mục tiêu: - Trình bày được các dấu hiệu nhân trắc của người Việt nam. 5.1. Chiều cao đứng - Cao đứng (B - V): Khoảng cách từ mặt đất (Basis) đến đỉnh đầu (vertx), tư thế đứng chuẩn. Dùng phòng đo hoặc thước đo nhân học. - Chiều cao đứng là kích thước thông thường hay nói tới và được đo đạc trong hầu hết các công tác điều tra cơ bản về hình thái, về nhân loại, về sinh lý, về bệnh lý - Chiều cao nói lên tầm vóc của một người, do đó các nhà y học dựa vào chiều cao để đánh giá sức lớn của trẻ em - Chiều cao đứng cũng là đặc tính của từng chủng tộc, nên các nhà nhân loại học cũng chú ý tới chiều cao trong khi nghiên cứu các chủng học. - Chiều cao đứng được ứng dụng trong thiết kế chiều cao cửa ra vào, cao mặt sàn đến nóc xe buýt, chiều dài của giường, chiều dài của áo mưa choàng hay một số loại trang phục bảo hộ lao động đặc biệt, v.v Hình 1.6: Chiều cao đứng
- 18 5.2. Chiều cao ngồi - Cao ngồi (Bs – V) : Khoảng cách từ mặt ghế (Bs) đến đỉnh đầu (Vertx), tư thế ngồi chuẩn. Dùng phòng đo hoặc thước đo nhân học. Chiều cao ngồi cho phép tính chiều dài chi dưới: Chiều dài chi dưới = chiều cao đứng-chiều cao ngồi Chỉ số thân = chiều cao ngồi x100/chiều cao đứng Chỉ số Skélie = chiều dài chi dưới x100/chiều cao ngồi Dựa vào chỉ số Skélie để xếp loại người: chân ngắn, chân vừa, chân dài - Chiều cao ngồi được ứng dụng trong thiết kế chiều cao của cabin xe, chiều cao của ghế ngồi có tựa đầu v.v 5.3. Chiều rộng vai - Rộng vai (ac – ac): Khoảng cách giữa hai mỏm cùng vai (acromion – acromion), tư thế đứng chuẩn. Dùng compa. - Theo chiều rộng có 3 loại: Vai hẹp, vai rộng, vai trung bình. Vai của nam rộng hơn của nữ. - Rộng vai: Là cơ sở thiết kế các dạng khác nhau của vai áo, chiều rộng tựa lưng của ghế ngồi v.v Hình 1.7: Chiều rộng vai, rộng mông. 5.4. Chiều rộng mông Khoảng cách lớn nhất giữa hai đầu ngoài của hông, tư thế đứng chuẩn. Dùng phòng đo hoặc thước đo nhân học. - Nếu qua sát ở mặt trưc diện thì đường viền bên sườn của cơ thể có dạng hình ô van lồi. Mức độ lồi được xác định phụ thuộc vào kích thước thước của xương cánh chậu và phân làm 3 loại: Lồi lớn, lồi trung bình, lồi nhỏ. - Được cấu tạo bởi xương chậu và cơ mông tạo nên hình dạng và mức độ lồi ở phần mông của cơ thể. - Đối với các cơ thể chuẩn cũng chia ra làm 3 loại: Bán cầu, ô van, và dạng trung gian giữa ô van và bán cầu. Với cơ thể béo, mông có dạng hình bán cầu; cơ thể gầy mông có dạng hình ô van. Ngoài ra, mông còn có dạng: to, nhỏ, trung bình.
- 19 - Chiều rộng mông có ý nghĩa khi tạo dáng quần áo, chiều rộng của mặt ghế ngồi v.v 5.5. Chiều dài tay - Dài tay (Ac – Da III) : Khoảng cách từ mỏm cùng vai (Acromien) đến đầu mút ngón tay III (Dactylion III). - Chiều dài tay được ứng dụng trong thiết kế chiều dài các loại tay áo, chiều rộng của mặt bàn, vị trí các bé phận điều khiển v.v. Hình 1.8: Chiều dài tay. 5.6. Chiều dài chân - Dài chân (B – giữa đoạn is và sy) : Khoảng cách từ mặt đất (B) đến điểm giữa gai chậu trước trên (Iliospinale) gai mu (Symphysion). - Chiều dài chân được úng dụng trong thiết kế chiều cao của yên xe (xe máy, xe đạp), chiều dài các loại quần, váy v.v Hình 1.9: Chiều dài chân. 5.7. Chiều cao đầu - Cao đầu (Gn – V) : Khoảng cách từ điểm giữa bờ dưới xương hàm dưới (Gnathion) đến đỉnh đầu (Vertx). - Cao đầu được ứng dụng trong thiết kế độ sâu của mũ bảo hiểm (loại có bảo vệ cằm), mũ liền của áo mưa v.v 5.8. Trọng lượng cơ thể
- 20 - Cân nặng nói lên mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu hao, thể hiện chế độ dinh dưỡng, trình độ tăng thể lực cơ thể. - Ngoài ra trọng lượng cơ thể còn nói lên tầm vóc cơ thể người. - Trọng lượng cơ thể được ứng dụng trong thiết kế các bé phận chịu lực do trọng lượng cơ thể tác động GHI NHỚ - Lịch sử hình thành, phát triển của Nhân trắc học - Phân loại các dấu hiệu nhân trắc - Đặc điểm, tầm vóc và các dấu hiệu nhân trắc về cơ thể người Việt Nam CÂU HỎI 1. Trình bày khái niệm về: nhân trắc học. 2. Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của nhân trắc học trên thế gới. 3. Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của nhân trắc học ở Việt Nam. 1.Trình bày khái niệm dấu hiệu nhân trắc. 2.Trình bày khái niệm về kích thước biến dạng của thân. 3.Trình bày khái niệm về: kích thước cao, dài, rộng, vòng, góc, và kích thước chuyển đổi. 4.Phân biệt trạng thái và tư thế cơ thể người. 5.Phân biệt thông số tự do và thông số bố cục của thiết bị sản xuất. 6. Phân biệt dấu hiệu nhân trắc cổ điển và dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi. 7. Trình bày các quy định về trạng thái, tư thế đo và quy định các dạng kích thước đo. 8. Trình bày quy định về mốc đo ở đầu. 9. Trình bày quy định về mốc đo ở thân. 10. Phân biệt tư thế đứng chuẩn, tư thế ngồi chuẩn với tư thế đúng tự nhiên, tư thế ngồi tự nhiên. 11. Liệt kê các loại dụng cụ đo trong nhân trắc học. 12. Trình bày sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc của người Việt Nam so với các nước trên thế giới. 13. Trình bày sự tăng trưởng về tầm vóc, thể lực ở người trưởng thành Việt Nam. 14. Trình bày sự khác biệt của các đặc điểm nhân trắc theo vùng địa lý. 15. Trình bày sự khác biệt của đặc điểm nhân trắc theo lứa tuổi, giới tính. 16. Trình bày dấu hiệu nhân trắc của người Việt Nam về chiều cao đứng, chiều cao ngồi. 17. Trình bày dấu hiệu nhân trắc của người Việt Nam về chiều rộng vai, rộng mông.
- 21 18. Trình bày dấu hiệu nhân trắc của người Việt Nam về chiều dài tay, chiều dài chân. 19. Trình bày dấu hiệu nhân trắc của người Việt Nam về chiều cao đầu, trọng lượng cơ thể.
- 22 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG DẤU HIỆU NHÂN TRẮC VÀO THIẾT KẾ ERGONOMI Mã chương: MHMTT 09-02 Giới thiệu: Ergonomi được ứng dụng làm cơ sở để tổ chức một cách khoa học quá trình lao động, duy trì khả năng lao động của con người được lâu dài ở mức cao; hay để xác định tính phù hợp với công việc, hệ thống máy móc thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng về thể lực, trí tuệ và cả với những hạn chế của con người. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, nguyên lý, quy tắc thiết kế Ergonomi; Vận dụng các dấu hiệu nhân trắc phục vụ cho công việc ngành may; Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo để nâng cao trình độ. Nội dung chính: 1. Khái niệm về thiết kế Ergonomi Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về thiết kế Ergonomi; nguyên lý và các quy tắc chủ yếu. 1.1. Khái niệm Quá trình lao động bao gồm 3 yếu tố cơ bản: Con người lao động, phương tiện lao động mà con người sử dụng hay giao tiếp trong quá trình lao động gọi chung là đối tượng kỹ thuật và môi trường lao động. Thiết bị máy móc ngày càng tinh tế, quan hệ giữa con người với máy móc ngày càng trở nên phức tạp. Nhu cầu bảo vệ con người trong môi trường sản xuất hình thành cùng với sự phát triển của các quá trình sản xuất và luôn gắn liền với các quá trình sản xuất. Để đảm bảo hiệu quả tối đa của công việc, để giảm tới mức tối thiểu khả năng nhầm lẫn của con người, để giảm bớt mệt mỏi và để loại trừ càng nhiều nguy hiểm cho người lao động càng tốt. Nhà thiết kế cần phải đề cập một cách khoa học, căn cứ vào những nhận định về khả năng hạn chế của con người về phương diện giải phẫu học, sinh lý học và tâm lý học. Một môn khoa học mới ra đời - đó là Ergonomi. Môn khoa học này có nhiều tên gọi như: Ergonomics ( Anh và đa số các nước Đông – Bắc Âu và châu á), Ergonomie (Pháp), Human Factors (Mỹ), có một chút thay đổi theo ngôn ngữ địa phương như ở Việt nam tạm phiên âm thành Ecgônômi, ở Trung Quốc người ta gọi Ergonomi là Công thái học nhưng vẫn có ý nghĩa tương tự với Ergonomi. Thuật ngữ Ergonomi xuất phát từ gốc Hy Lạp “Ergo” – nghĩa là lao động và “Nomos” – nghĩa là quy luật. Vậy có thể tạm hiểu Ergonomi là khoa học nghiên cứu (và ứng dụng) những quy luật chi phối quan hệ giữa con người và lao động.
- 23 * Định nghĩa Ergonomi: Theo định nghĩa của tác giả người Anh có tên K.F.H. Murrell năm 1965 thì Ergonomi là khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa con người và môi trường lao động. Có thể hiểu một cách khác: Ergonomi là những dấu hiệu nhân trắc về mặt định hướng trong không gian tương ứng với kích thước của thiết bị được thiết kế. Ergonomi là khoa học nghiên cứu người lao động về phương diện giải phẫu, sinh lý và tâm lý học trong môi trường lao động, với mục tiêu tối ưu hoá sức khoẻ, an toàn, thoải mái và hiệu quả. Ergonomi quan tâm đến việc đảm bảo hệ thống lao động hoạt động tốt và hiệu quả cao do đó môi trường lao động phù hợp với sức khoẻ, an toàn và sự thoải mái của người lao động. Các dấu hiệu nhân trắc Ergonomi được đo ở tư thế và trạng thái khác nhau phỏng theo trạng thái và hoạt động của con người. Dấu hiệu nhân trắc Ergonomi bao gồm dấu hiệu nhân trắc hiệu nhân trắc động và tĩnh các kích thước của các phần cơ thể, các kích thước biến dạng và góc mở của khớp. Theo định nghĩa của Hội Ergonomi quốc tế (IEA) thì: Ergonomi là khoa học liên ngành, được cấu thành từ các khoa học về con người để làm phù hợp công việc, hệ thống máy móc, thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng về thể lực, trí tuệ và cả những hạn chế của con người. Là một khoa học liên ngành, Ergonomi tập hợp các kiến thức cơ bản của các khoa học về con người như sinh lý lao động, tâm lý lao động, nhân trắc học, cơ sinh học và một số khoa học khác ( bên trái của sơ đồ) để cung cấp các thông tin về khả năng cũng như giới hạn của con người. Nói cách khác, đó là những thông tin về một số mức những gì con người có thể làm được và không làm được. Những thông tin đó liên quan đến cấu trúc cơ thể của con người gồm các khả năng và giới hạn thể lực, các kích thước và đặc điểm cơ thể, đặc điểm hoạt động của bé não và chức năng của hệ thần kinh trung ương, các đặc điểm tâm lý và hành vi của con người . Các ngành khoa học kỹ thuật khác cung cấp thông tin về môi trường xung quanh con người. Để phát triển các ngành khoa học như thiết kế, chế tạo, quản lý lao động, tổ chức lao động khoa học, vệ sinh và an toàn lao động, tin học một cách có hiệu quả (bên phải sơ đồ), không thể thiếu các thông tin về con người do chính các ngành khoa học cơ bản (bên trái) cung cấp. Trong mối liên quan trên, Ergonomi làm nhiệm vụ trung gian “nhào nặn” những kiến thức cơ bản về con người, xây dựng lên thành những nguyên tắc hay yêu cầu cho các ngành khác có thể thống nhất sử dụng. Sinh lý LĐ Y học LĐ Tâm lý LĐ Quản lý, tổ chức Nhân trắc học LĐ Mỹ thuật công nghiệp Cơ sinh học ERGONOMI Thiết kế, chế tạo Xã hội học Tin học Kỹ thuật Kiến trúc, xây dựng An toà n Sơ đồ minh hoạ Ergonomi là khoa học liên ngành
- 24 * Mục tiêu của Ergonomi Là làm thích ứng lao động (đối tượng kỹ thuật và môi trường tại chỗ làm việc) với khả năng của con người về giải phẫu, nhân trắc, sinh lý và tâm lý, đảm bảo cho lao động được tiến hành với hiệu quả cao nhất, với tổn hao sinh học thấp nhất và đảm bảo an toàn cho con người. Như vậy mục tiêu của Ergonomi là: - Hướng tới việc loại trừ mọi nguy hại cho sức khoẻ của con người tức là tạo cho con người có một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc ốm đau (theo định nghĩa về sức khoẻ của WHO). Có thể hiểu sự thoải mái về thể chất tức là không phải chịu đựng thiếu thốn về vật chất, được phát triển thể lực đầy đủ. Thoải mái về tinh thần là có trí tuệ, trí nhớ và khả năng hoạt động tốt, tâm lý thăng bằng. Thoải mái về xã hội được xem như là sự hoà hợp trong quan hệ gia đình và xã hội, quan hệ giữa người với người tương thân tương ái, gia đình phát triển hài hoà trong cộng đồng. - Hướng tới sự thuận tiện cho con người. Sự thuận tiện được xác định như sự phù hợp của các phương tiện, điều kiện lao động với khả năng của con người, có tác dụng động viên các quá trình tâm sinh lý, hạn chế mệt mỏi và thúc đẩy khả năng lao động lâu dài mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Đối với sản phẩm có thể hiểu đó là sự thuận tiện trong sử dụng và bảo dưỡng mọi phương tiện, công cụ, máy móc, thiết bị sản xuất cũng như các thiết bị sinh hoạt hàng ngày. Sự thuận tiện trong mọi hoạt động của con người là mục tiêu không thể thiếu của Ergonomi. - Làm cho lao động có hiệu quả. Hiệu quả của hoạt động được thể hiện qua các chỉ số về năng suất và chất lượng của hoạt động lao động đó. Tác động đến năng suất và chất lượng có nhiều yếu tố. Nếu tổ chức lao động không khoa học, không hợp lý hoá thao tác, không tiết kiệm cử động sẽ kéo dài thời gian thao tác hơn, hoặc nếu tổ chức chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý, sẽ dẫn tới hoặc kéo dài thời gian thao tác hơn, thao tác không chính xác, hoặc làm cho người lao động chóng mệt mỏi hơn, tăng tỷ lệ phế phẩm và tăng nguy cơ tai nạn lao động. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Tổ chức lao động như vậy là không hiệu quả về kinh tế. Trong thực tế, việc áp dụng các nguyên tắc Ergonomi trong hợp lý hoá các thao tác, bố trí chỗ làm việc khoa học, hợp lý các nguyên tắc trong thiết kế công cụ, máy móc đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Đó là năng suất lao động, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm tỷ lệ tai nạn và đương nhiên những hiệu quả trên sẽ góp phần quyết định đến việc hạ giá thành của sản phẩm – Mục tiêu thiêng liêng của các nhà quản lý sản xuất kinh doanh. Vậy Mục tiêu của Ergonomi là làm cho công việc, máy móc phù hợp với con người chứ không phải bắt con người phù hợp với chúng. * Ứng dụng của thiết kế Ergonomi:
- 25 - Thiết kế không gian lao động: nhằm đảm bảo phù hợp với đặc điểm cơ thể người, làm cho người lao động luôn thoải mái ở các tư thế làm việc. Sự thiết kế này phụ thuộc rất nhiều vào việc ứng dụng nhân trắc học và cơ sinh học. - Thiết kế cho môi trường: đảm bảo sự chiếu sáng, thông gió, sưởi ấm, tiếng ồn, độ rung sao cho phù hợp với yêu cầu người lao động. - Thiết kế mặt phân giới: Nhằm trao đổi thông tin giữa con người, máy móc với môi trường. - Thiết kế tình hình lao động: giải quyết những vấn đề về giờ làm việc, giờ nghỉ giải lao và những vấn đề đặc biệt: lao động ca, kíp, tổ chức lao động. Một số tác giả đã nhấn mạnh “ Thực hành Ergonomi là hiểu biết lao động để biến đổi lao động”. 1.2. Nguyên lý chung Khoa học kỹ thuật sản xuất luôn luôn phát triển thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến không ngõng các phương tiện thiết bị sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sự đổi mới của thiết bị không vượt quá khả năng giới hạn tâm sinh học của người vận hành và sử dụng các thiết bị vào sản xuất. Sự phù hợp của thiết bị đối với người lao động và sự thich ứng của người lao động với thiết bị sản xuất là mối liên hệ hữu cơ thuộc phạm trù nghiên cứu Ergonomi. Thiết kế thiết bị sản xuất và chỗ làm việc phải đảm bảo tính thuận lợi thoải mái tư thế hoạt động, đồng thời làm giảm tải trọng động – tĩnh trong khi làm việc, nhằm phát huy năng lực lao động và sử dụng triệt để công suất thiết bị. Những yêu cầu đối với thiết kế Ergonomi bao gồm những định mức về sinh học, tâm lý và mỹ học, trong đó phải chú trọng những dấu hiệu nhân trắc liên quan đến các thông số thiết kế kỹ thuật. Một trong những nhiệm vụ của nhân trắc Ergonomi là nghiên cứu xây dựng phương pháp ứng dụng các dấu hiệu nhân trắc Ergonomi vào thiết kế các thiết bị sản xuất và chỗ làm việc. Mục đích của thiết kế Ergonomi là việc tính toán các thông số sản phẩm, các thiết bị sản xuất, chỗ làm việc phải phù hợp với các dữ kiện nhân trắc học nhằm đảm bảo tính hợp lý và tính hiệu quả của những hoạt động, duy trì tư thế làm việc tối ưu, đồng thời giảm nhẹ mức tiêu hao năng lượng, giảm trị số tải trọng động và tĩnh, ngăn ngừa sự phát sinh bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp. 1.3. Các quy tắc chủ yếu Khi tính toán các thông số của thiết bị sản xuất, chỗ làm việc trên cơ sở các dẫn liệu nhân trắc cần tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản sau đây: *Quy tắc 1 Khi tính toán các thông số của thiết bị sản xuất, điều cần thiết trước tiên là xác định tổng số người sử dụng thiết bị sản xuất và chỗ làm việc được thiết kế cho họ (giới tính, lứa tuổi, vùng miền địa lý ). Ví dụ: - Khi thiết kế thiết bị cho máy dệt, máy may thì sử dụng các dẫn liệu nhân trắc của nữ trong độ tuổi từ 17 – 55 (tuổi )ở thành phố cũng như ở nông thôn cả nước ta.
- 26 - Khi thiết kế chỗ làm việc cho người làm việc với màn hình máy vi tính thì sử dụng các dẫn liệu nhân trắc của cả nam và nữ trong độ tuổi từ 17 – 40 (tuổi) ở thành phố của nước ta. *Quy tắc 2 Xác định phạm vi giới hạn cần thỏa mãn trong tổng số người sẽ sử dụng thiết bị sản xuất, chỗ làm việc đồng thời xác định giới hạn trên (ngưỡng trên) và giới hạn dưới (ngưỡng dưới) của phạm vi giới hạn này. Ngày nay, người ta thường thiết kế thiết bị sản xuất và chỗ làm việc thoả mãn cho 90% hoặc 95% tổng số người sẽ sử dụng, 5% số người có kích thước thân thể nhỏ nhất hoặc 5% số người có kích thước thân thể lớn nhất không được đáp ứng. Giá trị ngưỡng trên là (percentil thứ 95) và ngưỡng dưới là (percentil thứ 5). *Quy tắc 3 Lựa chọn dấu hiệu nhân trắc hoặc một nhóm dấu hiệu nhân trắc để tính toán kích thước cụ thể của thiết bị, chỗ làm việc cần đáp ứng phải chú ý tới các phương diện sau: - Giá trị của thông số thiết bị (thông số bố cục hay thông số tự do, kích thước điều chỉnh được hay không điều chỉnh được ) - Định hướng những thông số thiết bị trong không gian (rộng, dài, cao, sâu.) - Trạng thái của người công nhân khi làm việc (đứng, ngồi, nằm hay vừa đứng vừa ngồi). - Đặc điểm của tư thế làm việc (thân thẳng, người cúi, chân đặt lên bàn đạp, chân đặt lên vật kê chân, tay treo, tay có tựa khuỷu .) - Phân loại các dấu hiệu nhân trắc Ergonomi (tĩnh hay động, kích thước choán chỗ hay kích thước từng phần thân thể ) - Sự khác biệt của dấu hiệu nhân trắc theo giới tính, lứa tuổi, vùng địa lý Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể ở những điểm sau: + Những thông số tự do của thiết bị sản xuất, chỗ làm việc được tính toán trên cơ sở các kích thước nhân trắc tĩnh của các phần thân thể trong trạng thái đứng và ngồi được định hướng trong các mặt phẳng khác nhau Ví dụ: Chiều rộng, chiều dài, chiều sâu, chiều cao bàn điều khiển; chiều cao ghế ngồi, các kích thước của tựa lưng ghế; chiều cao và góc nghiêng của vật kê chân; các thành phần dẫn chuyền của cơ quan điều khiển .đều được tính toán bằng cách sử dụng trực tiếp các dấu hiệu nhân trắc riêng biệt. + Những thông số bố cục của chỗ làm việc được tính toán trên cơ sở những nhóm dấu hiệu nhân trắc khác nhau (tĩnh và động) liên quan với đặc tính của những thông số này. Ví dụ: những thông số chiều cao của vật kê chân, của ghế ngồi và bề mặt làm việc tuy được tính toán trên cơ sở các dẫn liệu nhân trắc tĩnh nhưng phải đặt trong mối quan hệ tương hỗ với nhau và cùng một cơ sở tính toán; vùng với tới trong không gian động xác định vị trí của người công nhân so với những cơ quan điều khiển, các phương tiện phản ánh thông tin.
- 27 + Kích thước không gian làm việc choán chỗ bởi thân thể con người trong những trạng thái và tư thế khác nhau (rộng, cao, sâu của ca bin chẳng hạn) cũng như kích thước không gian, đảm bảo cho sự dịch chuyển của thân thể hoặc các phần cơ thể được tính toán trên sơ sở kích thước biến dạng của thân. Ví dụ: Chiều rộng tối thiểu của lối đi được tính toán trên cơ sở lấy P95 của dấu hiệu “khuỳnh tay” (khoảng cách giữa hai mỏm khuỷu tay khi cánh tay dang ngang tạo thành đường thẳng vuông góc với trục thân góc với trục thân, cẳng tay gấp vào cánh tay) của nam giới. + Kích thước không gian làm việc và vùng đạt tới được tính toán trên cơ sở những dẫn liệu nhân trắc khác nhau. Sự lựa chọn dấu hiệu nhân trắc phụ thuộc vào cách tính toán, cơ sở tính toán, mức độ chi tiết của cấu trúc không gian động được lựa chọn. Ví dụ: Để xác định tầm với tối đa cho tay ở mức ngang vai thì sử dụng dấu hiệu “với tay trước” (tính từ mặt lưng đến đầu ngón tay khi tay thẳng ngang ra trước). Nếu tính từ mép trước của ghế thì dùng giá trị P5 và nếu tính từ mép sau của ghế thì dùng giá trị P95, còn nếu tính từ mép trước của thiết bị thì dùng giá trị P5 của khoảng cách từ mặt bụng đến đầu ngón tay khi tay duỗi thẳng ngang ra trước. + Để tính khoảng di chuyển của những yếu tố chuyển động của cơ quan điều khiển nên sử dụng những dấu hiệu nhân trắc về tầm hoạt động của khớp. Ví dụ: Tính dải di chuyển của côn, phanh, chân ga ở ca bin ôtô, các pêđan thì dùng các dẫn liệu góc gấp – duỗi tại cổ chân. + Nếu chỗ làm việc và thiết bị dành cho cả nam và nữ thuộc các lứa tuổi khác nhau (từ 18 tuổi – 60 tuổi) cùng làm việc thì các thông số về chiều cao (điều chỉnh hoặc không điều chỉnh) được tính toán từ giá trị của các kích thước dọc nhóm từ 17 tuổi – 30 tuổi. Kích thước của thiết bị về chiều rộng, sâu, kích thước với chiều cao, rộng, sâu và đường kính của những yếu tố chuyển động của cơ quan điều khiển được tính từ giá trị của những kích thước ngang, trước – sau của thân (biến dạng và kích thước những phần riêng biệt của thân), góc tạo ra bởi khớp của nhóm từ 50 tuổi đến 60 tuổi. *Quy tắc 4 Với mục tiêu thỏa mãn từ 90% đến 95% số người sử dụng, cần xác định xem giới hạn nào của số lượng đó (trên hay dưới) phải phù hợp. Chọn giới hạn nào thì phải tuân theo ý nghĩa chức năng của thông số thiết bị, chỗ làm việc đó. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể ở những điểm sau: - Để tính toán những thông số khác nhau của chỗ làm việc thì sử dụng các giá trị ngưỡng của các dấu hiệu nhân trắc, tương ứng giới hạn trên (tối đa) hoặc giới hạn dưới (tối thiểu) hoặc đồng thời cả hai giới hạn theo độ dao động của dấu hiệu nhân trắc và thường là P5 và P 95. - Phần lớn những thông số chiều cao không điều chỉnh của chỗ làm việc (chiều cao của bề mặt làm việc, chiều cao của khoảng trống để chân khi làm việc ngồi, chiều cao của khoảng trống để bàn chân khi làm việc đứng, chiều cao của bề mặt tựa lưng ghế, chiều cao của tựa cẳng tay ) được tính toán từ giá trị P95 của những dấu hiệu nhân trắc tương ứng sẽ thuận tiện cho 95% số người sử dụng.
- 28 - Để tính toán các thông số điều chỉnh của chỗ làm việc (chiều cao của ghế, tựa lưng ghế, vật kờ chân ) thì sử dụng dải thay đổi của dấu hiệu nhân trắc tương ứng trong giới hạn từ P5 đến P95 của mỗi nhóm giới tính nếu chỗ làm việc chỉ dành riêng cho nam hoặc riêng cho nữ. Trong trường hợp chỗ làm việc chung cho cả nam và nữ thì giới hạn dưới lấy theo giá trị P5 của dấu hiệu nhân trắc tương ứng của nữ, còn giới hạn trên là P95 của nam. - Những thông số về chiều ngang và trước – sau không điều chỉnh của chỗ làm việc, không liên quan đến tầm với được tính toán từ giá trị P95 của dấu hiệu nhân trắc tương ứng sẽ thuận tiện cho 95% số người sử dụng. Thí dụ: Phải dựng P95 của dấu hiệu nhân trắc để tính toán chiều sâu của khoảng trống để chân, chiều rộng và chiều dài của pêđan, đường kính của các nút bấm - Thông số không điều chỉnh của không gian làm việc (thông số bố cục) có liên quan đến tầm với ngang và giới hạn bởi những kích thước nhất định của cơ thể, được tính toán bằng cách sau đây: + Giới hạn tối đa tầm với (đối với tay và chân) trong mặt phẳng ngang được tính toán từ giá trị P5 của dấu hiệu nhân trắc tương ứng của mỗi giới (khi chỗ làm việc dành riêng cho nam hoặc dành riêng cho nữ) hoặc P5 của nữ (khi chỗ làm việc dành cho cả nam và nữ) + Giới hạn tối thiểu tầm với (đối với tay và chân) trong mặt phẳng ngang được tính toán từ giá trị P95 của dấu hiệu nhân trắc tương ứng của mỗi giới (khi chỗ làm việc dành riêng cho nam hoặc dành riêng cho nữ) hoặc P95 của nữ (khi chỗ làm việc dành cho cả nam và nữ) + Khi có thể điều chỉnh được các kích thước tầm với tay trong mặt phẳng ngang (ghế ngồi di chuyển được trước - sau) thì giới hạn tối thiểu và tối đa của tầm với có thể tính toán từ giá trị P5 của dấu hiệu nhân trắc tương ứng tính từ mép trước của ghế ngồi hoặc P95 tính từ mép sau của ghế ngồi. - Kích thước không thay đổi của không gian làm việc có liên quan đến tầm với thẳng đứng ở vùng dưới (làm việc đứng và ngồi) được tính toán từ giá trị P95 của dấu hiệu nhân trắc tương ứng của mỗi giới (khi chỗ làm việc chỉ dành riêng cho nam hoặc dành riêng cho nữ) hoặc P95 của nam (khi chỗ làm việc chung cho cả nam và nữ). + Kích thước không thay đổi của tầm với thẳng đứng ở vùng trên được tính toán từ giá trị P5 của dấu hiệu nhân trắc tương ứng của mỗi giới (khi chỗ làm việc chỉ dành riêng cho nam hoặc dàng riêng cho nữ) hoặc P5 của nữ (khi chỗ làm việc chung cho cả nam và nữ). + Khi có thể điều chỉnh các kích thước tầm với theo phương thẳng đứng (điều chỉnh vật kê chân theo chiều cao khi làm việc đứng và ngồi; điều chỉnh ghế ngồi theo chiều cao) thì giới hạn vùng tầm với trên (tối đa) và vùng tầm với dưới (tối thiểu), có thể tính toán từ giá trị P5 hoặc P95 của dấu hiệu nhân trắc tương ứng (dựng giá trị P5 khi ghế ngồi và vật kê chân được điều chỉnh ở vị trí cao tối đa; còn dùng P95 khi ghế ngồi và vật kê chân được điều chỉnh ở vị trí thấp nhất). - Khi kích thước bất biến có hạn chế trị số tối thiểu như: kích thước lối đi, cầu thang, lỗ chui, cửa khoang đảm bảm lọt thân hoặc các phần thân thể cần
- 29 phải được tính toán từ giá trị P95 của các dấu hiệu nhân trắc tương ứng của nhóm người lao động. 1.4. Một số ví dụ về sử dụng các dấu hiệu nhân trắc Ví dụ 1: Chiều cao tối đa của bộ phận điều khiển bằng tay khi dùng cho người lao động cả nam và nữ phải là chiều cao với tới của người thấp. Sử dụng percentil thứ 5 (P5) của nhóm nữ thấp nhất (với tay trên) sẽ thuận lợi cho 95% người sử dụng. Ví dụ 2: Chiều cao tối thiểu của bộ phận điều khiển bằng tay dùng cho người lao động cả nam và nữ phải là chiều cao tối thiểu cuối đốt bàn tay III của người cao. Sử dụng percentil thứ 95 (P95) của nhóm nam cao nhất (cao đến đốt bàn tay III) sẽ tiện lợi cho 95% số người sử dụng. Số người cao quá giá trị percentil thứ 95 khi làm việc phải cúi xuống. Ví dụ 3: chiều cao cửa ra vào trong các toa tầu phải là chiều cao lớn nhất của hành khách. Sử dụng percentil thứ 95 (P95) của nhóm nam cao nhất (cao đứng) sẽ thuận lợi cho 95% số người ra vào mà không phải cúi. Ví dụ 4: Chiều cao tối thiểu của buồng lái xe (từ mặt ghế đến nóc) nếu người sử dụng cả nam và nữ không được nhỏ hơn kích thước chiều cao ngồi thẳng của người cao. Sử dụng percentil thứ 99 (P99) của nhóm nam cao nhất. 2. Vận dụng các dấu hiệu nhân trắc vào ngành may thời trang 2.1. Các bộ phận có ý nghĩa đặc biệt trong việc thiết kế mẫu 2.1.1. Con người với quần áo Mẫu quần áo được hình thành bởi sự liên kết giữa các bộ phận với nhau, sự khác nhau về ấn tượng thị giác, cấu trúc quần áo được xác định bởi các giải pháp kết cấu trên mẫu và hình dạng của quần áo. Tùy theo giải pháp phong cách mà tất cả các mẫu quần áo được chia làm 4 loại phong cách cơ bản: - Phong cách cổ điển. - Phong cách hiện đại. - Phong cách thể thao. - Phong cách dân gian. a)Phong cách cổ điển: - Quần áo phong cách cổ điển được đặc trưng bởi tính đứng đắn nghiêm túc, chỉnh tề, bởi tính tối thiểu của các chi tiết mẫu. - Sự trang trí trên loại quần áo này hầu như không có. Tất cả các chi tiết, đường nét hợp lý, cần thiết cho chức năng của quần áo. - Các tỷ lệ của quần áo phù hợp với các tỷ lệ tự nhiên của cơ thể (các vị trí như: vai, eo, vòng nách của quần áo trùng với các đường vai, eo và nách của cơ thể, đường chân cổ sau phải trùng với điểm đốt sống cổ thứ 7, điểm hạ cổ thân trước phải trùng với điểm ức cổ). Ví dụ: áo veston, măng-tô
- 30 b) Phong cách hiện đại: - Có hình dáng và cấu trúc đa dạng, phức tạp. - Các kiểu cách trang trí phong phú, sự phân đoạn trên mẫu có thể cân bằng hoặc không cân bằng, có thể đối xứng hoặc không đối xứng. - Giải pháp kết cấu của các đường cơ bản có tính chất trang trí không làm nổi bật các đường kết cấu. c)Phong cách thể thao: - Đặc trưng bởi hình thức tự do, phóng khoáng, được nhấn mạnh lượng cử động thoải mái, đảm bảo sự hoạt động của người sử dụng được thuận tiện. - Trong khi đó tính chất gọn gàng, chỉnh tề, khoẻ mạnh của thân hình người cũng được nhấn mạnh. - Tỷ lệ của quần áo có thể không trùng với tỷ lệ trên cơ thể. - Các đường kết cấu quần áo đơn giản và rõ ràng không trùng với các vòng kết cấu của cơ thể người. d) Phong cách dân gian:
- 31 - Mang sắc thái quần áo dân tộc truyền thống, thường được may từ loại vật liệu đặc biệt thể hiện rõ trình độ kỹ thuật và phương thức sản xuất của từng địa phương. - Phương pháp kết hợp các yếu tố mỹ thuật như: hình vẽ, hoa văn trang trí, màu sắc, dáng vẻ mang đặc điểm thẩm mỹ dân tộc. Ngoài 4 phong cách cơ bản trên còn một số giải pháp phong cách khác như: ấn tượng, viễn tưởng, lãng mạn Việc lựa chọn và sử dụng phong cách quần áo còn phụ thuộc vào lứa tuổi: người cao tuổi thường mặc quần áo với phong cách cổ điển, thanh niên mặc theo phong cách thể thao và hiện đại. Ngoài ra còn phụ thuộc vào dáng người và chiều cao cơ thể: người gầy và cao mặc theo phong cách thể thao và hiện đại, người béo mặc theo phong cách cổ điển. 2.1.2. Các kích thước cơ thể người Nghệ thuật tạo mốt quần áo gắn liền với đặc điểm cơ thể người, hay nói cách khác: những đặc điểm cấu trúc và tỷ lệ cơ thể người là cơ sở của kỹ thuật tạo mốt. Xét từ góc độ may mặc thì các bộ phận cơ thể con người được quan tâm đến nhiều là: đầu, cổ, vai, ngực, bụng, lưng, mông, cẳng tay, đùi và cẳng chân. a) Đầu: - Đầu thường có các kích thước: cao, dài, rộng. Ba kích thước này tạo nên không gian 3 chiều của đầu. - Hình dáng của đầu thường gọi là dài hoặc tròn, tuy nhiên đều là hình dạng quả trứng có hướng thon về phía cằm. Đây là dấu hiệu nhân trắc đơn thuần có thể biết được khi quan sát cơ thể người. - Dựa vào nhân trắc Ergonomi của đầu ta phải thêm yếu tố định hướng trong không gian, đó là tính đến kiểu tóc. b) Cổ: - Cổ có dạng hình trụ, giới hạn dưới của cổ xác định từ phía trước bằng chỗ tiếp giáp giữa ngực và xương quai xanh (điểm hõm ức), phía sau bằng đường giới hạn nằm trong mặt phẳng qua đốt sống cổ thứ 7 (đường vòng quanh chân cổ). - Cổ của nữ thường mềm và tròn, nhỏ hơn cổ nam. Ở cổ nữ đường cong từ sọ xuống đốt sống cổ thứ 7 có độ võng vào phía trong nhiều hơn. Đường cong từ điểm đốt sống cổ thứ 7 vòng về ức cổ trước võng hơn so với nam.
- 32 - Cổ có 3 dạng: dạng cổ cao, ngắn và trung bình và nó phụ thuộc vào mức độ xuôi vai của cơ thể. Với vai thấp, xuôi vai nhiều thì cổ như dài ra, còn với vai ngang thì cổ như ngắn lại. Kích thước vòng cổ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế cổ áo. c) Vai: - Được chia làm 3 dạng: Vai ngang, vai xuôi, vai trung bình. Từ đoạn sát cổ đến điểm giữa vai có độ dốc lớn, còn từ điểm giữa vai đến điểm đầu vai gần như nằm ngang. Hình 2.1: Hình dáng của vai. - Giá trị xuôi vai được tính từ đốt sống cổ thứ 7 tới điểm đầu vai ngoài được xác định vuông góc với trục thân góc. Vai của nữ có độ xuôi vai nhỏ hơn của nam. - Theo chiều rộng có 3 loại: Vai hẹp, vai rộng, vai trung bình. Vai của nam rộng hơn của nữ. - Số đo xuôi vai có ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước phần trên của thân áo. d) Ngực: - Hình dạng ngực phụ thuộc vào xương lồng ngực và bắp thịt che phủ lồng ngực. Xương quai xanh (xương tròn) xác định giới hạn trên của ngực, còn giới hạn dưới là các xương sườn dưới. - Đối với cơ thể phụ nữ bên trên bắp thịt ngực là các tuyến ngực (bầu ngực), có 4 loại : + Dạng ôvan + Dạng bán cầu + Dạng hình chóp + Dạng chảy xệ. Hình 2.2: Hình dáng của ngực.
- 33 - Hình dáng ngực ở mặt trực diện khi quan sát có 3 dạng: + Ngực rộng ứng với cơ thể béo. + Ngực hẹp ứng với cơ thể gầy. + Ngực trung bình ứng với cơ thể trung bình. - Cơ thể có cùng kích thước chiều cao, vòng mông nhưng kích thước ngực khác nhau. Ví dụ: Khi so sánh 3 dạng cơ thể nữ có cùng kích thước chiều cao và vòng mông ta thấy ở cơ thể hẹp khác với cơ thể trung bình: lồng ngực hẹp rất nhiều, phía trên tại vị trí eo bên sườn có độ võng vào lớn. Từ eo đến vai có dạng hình nón cụt rõ rệt. Còn cơ thể ngực rộng, phía trên của ngực mở rộng không gian đáng kể so với ngang eo, giá trị độ võng ở vị trí ngang eo trên đường sườn nhỏ hơn so với cơ thể trung bình. Ở cơ thể trung bình sự tương quan kích thước giữa ngực, eo và mông cân đối, sự duyên dáng của cơ thể tồn tại lâu, ít khi bị phát phì. - Hình dáng ngực ở cơ thể mặt chiếu cạnh có 3 dạng, và cũng phụ thuộc vào sự phát triển độ, gầy béo của cơ thể: + Dạng bán cầu thể hiện ở cơ thể trung bình. + Dạng ô van thể hiện ở cơ thể béo. + Dạng hình chóp thể hiện ở cơ thể gầy. - Khoảng cách 2 điểm đầu ngực quan sát theo hướng trực diện: + Đối với cơ thể phát triển trung bình thì khoảng cách 2 đầu ngực cách nhau một giá trị trung bình. Điểm đầu ngực thường nằm ở vị trí cách điểm cạnh cổ phía trong = 1/3 giá trị của vai con. + Đối với cơ thể gầy thì khoảng cách giữa 2 đầu ngực gần hơn so với cơ thể trung bình. + Đối với cơ thể béo thì khoảng cách giữa 2 đầu ngực xa hơn so với cơ thể trung bình. - Nếu so sánh tâm của ngực theo phương thẳng đứng của cơ thể thì đối với: + Cơ thể trung bình, tâm ngực sẽ nằm trên đường thẳng ngang trùng với đường gầm nách. + Cơ thể gầy, tâm ngực sẽ nằm phía trên đường đường gầm nách. + Cơ thể trung bình, tâm ngực sẽ nằm phía dưới đường gầm nách. - Đối với mỗi dạng hình học của ngực (bán cầu, ô van, hình chóp) cũng có độ rộng khác nhau phụ thuộc vào mức độ gầy, béo nhiều hay ít. - Hình dáng của ngực ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước rộng áo: + Đối với dạng áo có may bóp chiết để tạo phom ngực thì vị trí của chiết phụ thuộc vào vị trí tâm ngực. + Đối với cơ thể có ngực dạng hình chóp thì khoảng cách tâm ngực đến đầu chiết ngắn hơn so với cơ thể có ngực hình ô van. e) Bụng: - Được xác định dưới lồng ngực đến mép trên xương chậu. - Hình dạng bụng được phân làm 3 loại: trung bình, nhô và lép. - Vòng bụng phụ thuộc vào mức độ to, nhỏ, gầy, béo của cơ thể, phụ thuộc vào lứa tuổi, phụ thuộc vào đặc điểm từng người.
- 34 - Ở phụ nữ bụng thường dài hơn một chút và rộng hơn so với nam, nhô nhiều về trước và có dạng tròn. Hình 2.3: Hình dáng của bụng nữ so với bụng nam. f) Lưng: - Là phần thân sau nằm dưới đốt sống cổ thứ 7 đến xương cùng, phần trên lưng ngang ngực gọi là vòng ngực, còn phần dưới gọi là phần thắt lưng. Phần trên lưng rộng hơn phần thắt lưng, có dạng lồi lên ở vùng xương bả vai. - Quan sát hình dạng lưng ở mặt chiếu cạnh có 3 loại: trung bình, gù, ưỡn. Hình dạng của lưng phụ thuộc vào sự phát triển của lớp cơ trên lưng. Với người có bắp thịt ở lưng phát triển tốt thì lưng phẳng. Còn những người mà cơ bắp trên lưng kém phát triển thì hình dáng thường là gù. + Đối với người bình thường thì đường viền của lưng từ đốt sống cổ thứ 7 đến eo có dạng đường cong hình ô van. + Đối với cơ thể gù thì đường viền của lưng từ đốt sống cổ thứ 7 đến eo có dạng đường cong hình ô van rõ nét hơn so với cơ thể trung bình. + Đối với cơ thể ưỡn thì đường viền của lưng từ đốt sống cổ thứ 7 đến eo gần như đường thẳng. - Hình dạng đường cong lưng của cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế mẫu áo, đặc biệt là đối với áo mặc sát cơ thể. Hình 2.4: Hình dáng của lung. g) Mông: - Được cấu tạo bởi xương chậu và cơ mông tạo nên hình dạng và mức độ lồi ở phần mông của cơ thể. - Đối với các cơ thể chuẩn cũng chia ra làm 3 loại: Bán cầu, ô van, và dạng trung gian giữa ô van và bán cầu. Với cơ thể béo, mông có dạng hình bán
- 35 cầu; cơ thể gầy mông có dạng hình ô van. Ngoài ra, mông còn có dạng: to, nhỏ, trung bình. - Nếu quan sát ở mặt trưc diện thì đường viền bên sườn của cơ thể có dạng hình ô van lồi. Mức độ lồi được xác định phụ thuộc vào kích thước của xương cánh chậu và phân làm 3 loại: Lồi lớn, lồi trung bình, lồi nhỏ. - So sánh theo phương thẳng đứng của cơ thể: vị trí nở nhất của mông thì ứng với các dạng cơ thể khác nhau, mông sẽ nằm ở các vị trí khác nhau và phân làm 3 loại: Cao, thấp và trung bình. + Đối với mông trung bình thì vị trí nở nhất của mông nằm nằm ở khoảng giữa đoạn rốn và háng. + Đối với mông cao vị trí nở nhất của mồng nằm gần sát với đường ngang eo. + Đối với mông thấp vị trí nở nhất của mồng nằm gần sát với đường ngang háng. - Hình dạng của mông có ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế và hình dạng của quần áo. Hình 2.5: Hình dáng của mông h) Cẳng tay: - Là phần dưới cánh tay, tính từ khuỷu tay đến khớp bàn tay. Bắp thịt ở cẳng tay dầy và nặng hơn ở bắp tay, còn ở bàn tay thì mỏng hơn. i) Đùi: - Là phần trên của chân cho đến đầu gối. k) Cẳng chân: - Là khoảng cách tính từ đầu gối đến khớp bàn chân. 2.1.3. Các vòng chu vi trên cơ thể người Vòng chu vi còn gọi là vòng kết cấu. - Vòng đầu: Là cơ sở thiết kế các kiểu mũ, khăn và các sản phẩm đội đầu khác. - Vòng cổ: Là cơ sở thiết kế các kiểu cổ áo. - Vòng ngực: Theo đường nằm ngang gần sát nách phía trước đi qua 2 điểm đầu ngực vòng về sau lưng theo điểm vòng ngực của lưng. Có ý nghĩa lớn khi xác định mức độ hình khối và độ rộng của thân áo.
- 36 - Vòng eo: Theo đường nằm ngang đi qua chỗ eo nhỏ nhất của cơ thể, nó được tính khi xác định hình khối, độ rộng của quần áo theo đường eo lưng, mặt khác nó còn có ý nghĩa khi tạo dáng quần áo. - Vòng mông: Theo đường nằm ngang đi qua phần trên của đùi, qua mông và bụng dưới. Nó cũng có ý nghĩa khi tạo dáng quần áo. - Vòng đùi: Nằm giữa vòng mông và đầu gối được tính khi xác định hình khối và độ rộng của quần ở đoạn đùi. - Vòng bắp chân: Nằm ở dưới đầu gối, đặc trưng cho hình khối và độ rộng của phần dưới quần. - Vòng cẳng tay: Nằm từ cẳng tay đến bàn tay, xác định hình khối và độ rộng tay áo ở đầu tay, khuỷu tay. 2.2. Nhận biết một số ký hiệu hình dáng cơ thể người Ngực nở Lưng gù Bụng phệ To béo Mông to Lưng gù, Ngực nở, Ngực nở, Dô xương Vai ngang bụng phưỡn mông cong lưng gù vai Vai xuôi Tay dài, tay Chân dài, Chữ bát Chữ bát ngắn chân ngắn ngoài trong Chân khoeo Chân vòng kiềng
- 37 2.3. Các tỷ lệ và các tiêu chuẩn cơ thể người 2.3.1. Tỷ lệ cơ thể người 2.3.1.1. Tỷ lệ cơ thể nam trưởng thành ( tỷ lệ thực) Tỷ lệ cơ thể nam hiện nay đó đạt đến điển hình chung là 7,5 đầu Ký hiệu tỷ lệ: 1đầu = 1M modul ( = 1 M ) - Khoảng cách (Ký hiệu K/c) từ đỉnh đầu tới cằm: 1M - K/c từ cằm tới ngang ngực = 1M - K/c từ ngang ngực tới ngang eo = 1M - K/c từ ngang eo tới ngang mông = 1M - K/c từ ngang mông tới đầu gối = 2M - K/c từ đầu gối đến gót chân = 1,5M - K/c từ mỏm cùng vai tới ngón tay giữa: 3M (K/c từ mỏm khuỷu đến ngón giữa = 1,75M) - Rộng vai = 2 M - Rộng mông = 1,5 M 2.3.1.2. Xây dựng cơ thể người mẫu nam tỷ lệ 8 Modul - K/c từ đỉnh đầu tới cằm: 1M - K/c từ cằm tới ngang ngực = 1M - K/c từ ngang ngực tới ngang eo = 1M - K/c từ ngang eo tới ngang mông = 1M - K/c từ ngang mông tới đầu gối = 2M - K/c từ đầu gối đến gót chân = 2M - K/c từ mỏm cùng vai tới ngón tay giữa = 3M (K/c từ mỏm khuỷu đến ngón giữa = 1,75M) - Rộng vai = 2 M - Rộng mông = 1,5 M Hình 2.6: Tỷ lệ cơ thể người nam trưởng thành.
- 38 2.3.1.3. Tỷ lệ cơ thể phụ nữ trưởng thành ( tỷ lệ thực ) Tỷ lệ cơ thể phụ nữ hiện nay đó đạt đến điển hình chung là 7 đầu Ký hiệu tỷ lệ 1đầu = 1M modul ( = 1 M ) - Khoảng cách (Ký hiệu K/c) từ đỉnh đầu tới cằm: 1M - K/c từ cằm tới ngang ngực = 1M - K/c từ ngang ngực tới ngang eo = 1M - K/c từ ngang eo tới ngang mông = 1M - K/c từ ngang mông tới đầu gối = 1,5M - K/c từ đầu gối đến gót chân = 1,5M - K/c từ mỏm cùng vai tới ngón tay giữa: 3M (K/c từ mỏm khuỷu đến ngón giữa = 1,75M) - Rộng vai = Rộng mông = 1,5 M 2.3.1.4. Xây dựng cơ thể người mẫu nữ theo tỷ lệ 8 Modul - K/c từ đỉnh đầu tới cằm: 1M - K/c từ cằm tới ngang ngực = 1M - K/c từ ngang ngực tới ngang eo = 1M - K/c từ ngang eo tới ngang mông = 1M - K/c từ ngang mông tới gót chân = 4M (K/c từ ngang mông tới ngang gối = 2M) - K/c từ mỏm cùng vai tới ngón tay giữa: 3M (K/c từ mỏm khuỷu đến ngón giữa = 1,75M) - Rộng vai = Rộng mông = 1,5 M Hình 2.7: ỷT lệ cơ thể người nữ trưởng thành.
- 39 2.3.1.5. Tỷ lệ cơ thể trẻ em (tỷ lệ thực) - Trẻ sơ sinh = 3,5 M (Đường phân đôi người ở trên rốn) - Trẻ 1 Tuổi = 4 M (Đường phân đôi người ở trên rốn một chút; đầu to, chân ngắn, giới tính chưa phân biệt rõ ràng) - Trẻ 2 tuổi > 4 M (Đường chia đôi cơ thể ở dưới rốn, sự phân biệt giới tính chưa rõ) - Trẻ 4 tuổi = 5 M (Nhìn thấy sự thay đổi về giới tính nhưng chưa nhiều) - Trẻ 9 tuổi = 6 M (Chân bé gái dài hơn chân bé trai, xuất hiện đường eo) - Trẻ 12 tuổi = 6,5 M (đường phân đôi người trên xương háng. Đây là giai đoạn phân biệt giới tính rõ ràng hơn cả - giai đoạn dậy thì)- Thanh niên = 7 (Đường phân đôi cơ thể ở ngang hông hoặc ở trên một chút -Bé trai cao hơn bé gái, nếu đứng với nhau thì bé trai cao hơn 1/3 M) 2.3.1.6. Xây dựng hình thể người mẫu trẻ em (mẫu thời trang) - Trẻ sơ sinh = 3,5 M (Đường phân đôi người ở trên rốn) - Trẻ 1 Tuổi = 4 M (Đường phân đôi người ở trên rốn một chút; đầu to, chân ngắn, giới tính chưa phân biệt rõ ràng) - Trẻ 2 tuổi = 4,5 M (Đường chia đôi cơ thể ở dưới rốn, sự phân biệt giới tính chưa rõ) - Trẻ 3 tuổi > 5 M (Nhìn thấy sự thay đổi về giới tính nhưng chưa nhiều) - Trẻ 6 tuổi = 5,5 M (Trẻ bắt đầu từ 5 tuổi nhìn thấy sự phân biệt về giới tính rất rõ) - Trẻ 8 tuổi > 6 M (Chân bé gái dài hơn chân bé trai, xuất hiện đường eo) - Trẻ 10 tuổi = 7 M - Trẻ 12 tuổi = 7 M (bé gái), 7,5 M (bé trai) - Đây là giai đoạn phân biệt giới tính rõ ràng hơn cả (giai đoạn dậy thì) - Trẻ 15 tuổi = 7,5 M (bé gái), = 7,5 (bé trai) - Bé trai cao hơn bé gái, nếu đứng với nhau thì bé trai cao hơn 1/3 M Hình 2.8: ỷT lệ cơ thể trẻ em
- 40 2.3.2. Tiêu chuẩn cơ thể người 2.3.2.1. Tư thế và hình thái của một người bình thường a. Nhìn nghiêng: Một người bình thường khi đứng ở tư thế bình thường: đầu để thẳng, sao cho duôi mắt và lỗ tai ngoài nằm trên một đường thẳng ngang, không tựa vào đâu cả thì sẽ có dáng như sau: cổ thẳng, tay buông thõng dọc theo thân, không rơi ra phía trước (chứng tỏ không bị gù); đường viền trước ngực thì chếch ra phía trước kể từ đĩa ức đến đường nối hai núm vú (chứng tỏ ngực nở); đường viền phía sau có 4 độ cong sinh lý bình thường: gáy và thắt lưng cong vào, lưng và mông cong ra phía ngoài. Hình 2.9: Tiêu chuẩn cơ thể người. b. Nhìn thẳng: Vai hơi chếch xuống dưới và hướng ra ngoài, lưng hình thang càng xuống phía hông càng thắt lại. Chi dưới phát triển cân đối và 2 bên chạm nhau ở 5 điểm: gót, mắt cá trong, bắp chân, đầu gối và phía trên đùi Muốn xác định một cách thật chính xác tư thế bình thường của cơ thể, ta dùng phương pháp treo quả dọi. Ở tư thế nghiêng, quả dọi phải đi qua các điểm sau: lỗ tai ngoài, giữa vai, giữa phía trước và phía sau ngực và bụng, mấu chuyển lớn và giữa đầu gối. Ở tư thế lưng, quả dọi sẽ đi đúng giữa chia đôi cơ thể làm 2 phần dọc theo đường sống lưng. Nhìn từ phía trước, đường quả dọi đi qua ụ giữa trán, giữa sống mũi, nhân trung, giữa cằm, giữa ức, giữa rốn 2.3.2.2. Hình thái bất thường Nếu tư thế một người không theo đúng tiêu chuẩn như đã mô tả ở trên, thì người đó có hình thái bất thường, hoặc do bẩm sinh, hoặc do mắc phải. Dị dạng thường hay gặp nhất là ở cột sống, do các tật ở cột sống như: gù, vẹo cột sống (thường do còi xương hoặc tư thế ngồi không đúng quy cách). Cũng có thể do nhẽo cơ, teo cơ. 2.4. Sự phụ thuộc của quần áo vào thân hình, lứa tuổi, theo mùa * Sự phụ thuộc của quần áo vào thân hình: Mỗi phụ nữ đều có hình dáng và kích thước cơ thể khác nhau, nhưng có thể tổng hợp lại thành 5 nhóm chung nhất dưới đây:
- 41 Hình 2.10: Vóc dáng cơ bản của cơ thể người - Vóc dáng hình quả táo: + Đặc điểm cơ thể: Phần thân trên rộng hơn thân dưới, hông nhỏ, vai rộng, eo trên và phía sau dễ phình ra. + Mục đích hướng tới: Kéo dài phần thân, khoe đôi chân và che đi phần eo to, vai rộng. + Khắc phục: Nên chọn các kiểu áo cổ chữ V tạo cảm giác phần thân dài hơn, mặc váy liền có đai, đeo dây lưng ở phần eo nhỏ nhất, mặc các loại váy xòe để che đi phần bụng to, mặc quần cạp trễ, ống đứng. Nên chọn các kiểu váy ngắn để khoe đôi chân, giảm sự chú ý khỏi phần thân trên. Không nên lựa chọn các loại váy quá to. - Vóc dáng hình quả lê: + Đặc điểm cơ thể: Phần cơ thể phía dưới to hơn phía trên, phần hông rộng hơn phần vai. Phần hông và mông khá tròn, và thắt lại ở vùng eo. Ngực và bụng bằng phẳng. + Mục đích hướng tới: Khoe phần cánh tay, phần thân trên nhỏ gọn và che bớt phần hông rộng. + Khắc phục: Không nên mặc quần áo có điểm nhấn vào phần hông và đùi. Nên mặc áo cổ thuyền, cổ vuông hoặc cổ đổ, mặc váy quây khoe phần cánh tay, mặc các kiểu trang phục có diềm đăng ten bên trên, kết hợp màu sáng bên trên và màu tối bên dưới, mặc áo vest bó sát phía trên eo, mặc quần bó ống đứng, mặc các loại váy trơn để che đi phần hông to - Vóc dáng hình đồng hồ cát: + Đặc điểm cơ thể: Phần thân trên và thân dưới phình rộng, nhỏ gọn ở phần eo. Trọng lượng cơ thể thường dồn vào phần hông, đùi và ngực. + Mục đích hướng tới: Khoe các đường cong quyến rũ, tạo vẻ cân bằng trong dáng dấp. + Khắc phục:
- 42 Nên tìm cách khoe các đường cong quyến rũ của cơ thể, mặc váy vừa sát khuôn người, đeo thêm dây đai ngang áo để tôn vóc dáng, mặc các kiểu váy quây, váy có eo cao để khoe phần hông, chọn trang phục màu sắc sáng, nhẹ nhàng, mặc các kiểu quần ống bó hoặc ống đứng. Không nên mặc các kiểu quần áo rộng thùng thình. - Vóc dáng hình chữ nhật: + Đặc điểm cơ thể: Vai, eo và hông có độ rộng tương đương nhau, thường là khá nhỏ gọn. Dù không thực sự phổ biến nhưng một số người thuộc nhóm này có phần ngực nhỏ hơn. + Mục đích hướng tới: Tạo nên những đường cong cho cơ thể, khoe đôi chân và cánh tay thon thả. + Khắc phục: Nên mặc các loại áo cổ tim hoặc cổ phễu, mặc áo Vest dáng dài, quần bó cạp trễ, ống bó, mặc áo có cổ, có diềm đăng ten và họa tiết giúp che đi khuyết điểm phần ngực, mặc quần áo nhiều lớp giúp tạo cảm giác cơ thể bạn không bị thẳng đuỗn, chọn các kiểu váy có nếp gấp, và có thể có đai hai bên. Không nên mặc các kiểu trang phục có hình nhọn hoặc các phong cách quá độc đáo. - Vóc dáng hình cái nêm: + Đặc điểm cơ thể: Gần giống như hình tam giác, phần thân trên rộng, ngực nở, vai to, eo và hông nhỏ hơn. + Mục đích hướng tới: Làm nổi bật phần thân dưới che đi yếu điểm phần vai và thân trên. + Khắc phục: Nên mặc áo có điểm nhấn vào phần eo, chọn các trang phục có eo cao, mặc quần ống rộng, chọn trang phục với màu sáng bên dưới, váy ôm sát thân trên và xòe rộng phần chân váy. Không nên mặc áo đầm dài, áo cổ thuyền. Như vậy với mỗi một vóc dáng khác nhau thì quần áo cũng phải khác nhau. Chúng phải được thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm cơ thể người mặc. * Sự phụ thuộc của quần áo vào giới tính và lứa tuổi: + Thời trang nam. + Thời trang nữ. + Thời trang trẻ em. Đối với thời trang nam và nữ người ta lại chia ra nhiều lứa tuổi khác nhau: lứa tuổi thanh niên, trung niên, người đứng tuổi, người cao tuổi. Trang phục cho nữ giới phải là những trang phục được thiết kế tận dụng hết các đường cong mềm mại uyển chuyển của phái nữ. Ngược lại, trang phục dành cho nam giới sẽ toát lên sự cường tráng, khỏe mạnh, nam tính Thời trang trẻ em cũng được phân chia theo nhiều lứa tuổi như: sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh THCS, THPT.
- 43 Ở mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Do vậy trang phục phải phù hợp với từng lứa tuổi. VD: lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, hình dáng cơ thể chưa phân biệt rõ giới tính, nhưng các bé cũng đã phân biệt được giới tính của mình, chính vì thế trẻ em gái thường thích mặc váy hơn. Ở lứa tuổi này các bé thường chạy nhảy nhiều nên trang phục cho các bé phải chú ý trước tiên đến chất liệu, màu sắc rồi đến kiểu dáng. Ở lứa tuổi học sinh THCS, hình dáng cơ thể có hướng phát triển theo giới tính (dậy thì), về mặt tâm lý, các em cũng đã biết xấu hổ, ngại ngùng trước bạn khác giới, để ý nhiều hơn đến cơ thể mình chính vì thế mà trang phục cho lứa tuổi này cần chú ý nhiều hơn đến kiểu dáng. Như vậy quần áo được chia thành nhiều lứa tuổi và giới tính khác nhau là vì đặc điểm tâm sinh lý và cấu trúc cơ thể khác nhau. * Sự phụ thuộc của quần áo theo thời tiết: Trang phục nhất thiết phải được thiết kế theo mùa để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng: thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. + Trang phục cho mùa xuân: phải phù hợp về kiểu dáng cũng như màu sắc. + Trang phục cho mùa hè: thoáng mát, nhẹ nhàng (kể cả màu sắc), đơn giản, năng động, khỏe khoắn, chất liệu vải thấm hút mồ hôi và có tính đàn hồi cao. + Trang phục cho mùa thu: màu sắc nhẹ nhàng, lãng mạn, chất liệu không quá dày, không quá mỏng. Phụ trang cho mùa này bắt đầu được sử dụng nhiều như mũ, khăn, vòng + Trang phục cho mùa đông: chất liệu phải dày để giữ ấm như: len, mút, dạ, nhung, da màu sắc trầm ấm như: đen, ghi sẫm, đỏ, cam GHI NHỚ - Khái niệm về thiết kế Ecgonomi - Vận dụng các dấu hiệu nhân trắc vào ngành may. CÂU HỎI 1. Trình bày khái niệm, định nghĩa Ergonomi. 2. Trình bày mục tiêu của Ergonomi. 3. Trình bày các ứng dụng của thiết kế Ergonomi. 4. Trình bày nguyên lý chung của thiết kế Ergonomi. 5. Trình bày các qui tắc sử dụng dấu hiệu nhân trắc vào thiết kế Ergonomi. 6.Trình bày các phong cách thời trang: cổ điển, hiện đại, thể thao, dân gian. 7.Trình bày các kích thước cơ thể người: đầu, cổ, vai, ngực bụng, lưng, mông, cẳng tay, đùi, cẳng chân. 8. Trình bày các vòng chu vi trên cơ thể người. 9. Trình bày tỷ lệ cơ thể nam trưởng thành (tỷ lệ thực). 10. Trình bày tỷ lệ cơ thể phụ nữ trưởng thành (tỷ lệ thực).
- 44 11. Trình bày tỷ lệ cơ thể trẻ em (tỷ lệ thực). 12. Phân biệt tư thế, hình thái của một người bình thường với một hình thái bất thường. 13. Trình bày sự phụ thuộc của quần áo vào thân hình. 14. Trình bày sự phụ thuộc của quần áo theo giới tính, lứa tuổi, theo mùa. Kiểm tra
- 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quang Quyền, Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, NXB Y học. 2. Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Á, NXB KHHN. 3. Nguyễn Quang Quyền, Giáo trình Hằng số hình thái nhân loại học ở người Việt Nam, NXB KHHN. 4. Nguyễn Đức Hồng và Nguyễn Hữu Nhân, Giáo trình Nhân trắc học Ecgonomi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Bùi Thụ và Lê Gia Khải (1983), Nhân trắc Ecgonomi, NXB Y học.