Giáo trình nội bộ Đàn tranh 4 - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 18 trang Gia Huy 21/05/2022 1911
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình nội bộ Đàn tranh 4 - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_dan_tranh_4_truong_cao_dang_lao_cai.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Đàn tranh 4 - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: ĐÀN TRANH 4 NGÀNH: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG Lào Cai, năm 2019 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Nằm trong chương trình đào tạo 3 năm, giáo trình Đàn Tranh trình độ 4 tiếp tục củng cố các kỹ thuật cơ bản của các giáo trình trước. Nhưng giáo trình Đàn Tranh 4, nâng cao kỹ thuật cơ bản thông qua các tác phẩm có quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, đặc biệt yêu cầu người học chú ý xử lý sắc thái. Trong giáo trình 4 này người học sẽ tìm hiểu về nghệ thuật Chèo, kỹ năng diễn tấu nhạc phong cách Chèo. Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Bùi Hương Thảo 2
  3. MỤC LỤC Bài 1. Kỹ thuật cơ bản trong nhạc về nhạc phong cách Chèo 5 1. Lý thuyết 5 2. Thực hành 5 Bài 2. Diễn tấu bản nhạc Chèo 6 1. Lý thuyết 6 2. Thực hành 8 2.1. Các bước thực hiện 8 2.2. Nội dung thực hành 8 3. Hướng dẫn tự học, tự thực hành 8 Bài 3. Diễn tấu tác phẩm chuyển soạn cho Đàn Tranh 9 1. Lý thuyết 9 2. Thực hành 9 3. Hướng dãn tự học, tự thực hành 9 PHỤ LỤC 10 1. Bài tập kỹ thuật 10 Bài tập số 1 (Kỹ thuật rung) 10 Bài tập số 2 (Kỹ thuật rung) 10 Bài tập số 3 (Kỹ thuật ngón vỗ) 10 Bài tập số 4 (Kỹ thuật ngón nhún - láy) 11 Bài tập số 5 (Ngón láy) 11 2. Tác phẩm chuyển soạn 12 Bài: Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân) 12 Bài: Tác phẩm Xuân chiến khu (Xuân Giao) 12 Bài: Bài ca hy vọng (Văn ký) 13 Bài: Anh hùng Núp (Trần Quý) 14 3. Nhạc phong cách Chèo 16 Bài: Lới lơ 16 Bài: Cách cú 16 Bài: Tò vò 17 3
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Đàn Tranh 4 I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Đàn Tranh 4 là học phần trong các học phần cơ bản trong chương trình đào tạo hệ trung cấp âm nhạc – chuyên ngành Đàn Tranh, môn học nghiên cứu về cấu trúc và những kỹ thuật cơ bản về Đàn Tranh trong âm nhạc - Tính chất: Thuộc phần môn học chuyên ngành trong các môn học chuyên ngành Âm nhạc II. Mục tiêu môn học: Sau khi hoàn thành môn học này, học viên cần đạt được các mục tiêu sau đây: - Về kiến thức: Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ thuật cơ bản về nhạc cụ Đàn Tranh trong ngành âm nhạc . - Về kỹ năng + Học sinh nhận biết và diễn tấu đươc từng bản nhạc khác nhau trong âm nhạc - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyên cho học sinh ý thức tôn trọng và có nhận thức đúng đắn về ngành nghề âm nhạc. + Có tinh thần tập luyện nghiêm túc, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần hợp tác. 4
  5. Bài 1. Kỹ thuật cơ bản trong nhạc về nhạc phong cách Chèo 1. Lý thuyết Kỹ thuật Rung láy, vỗ: xem lại nội dung của Giáo trình Đàn Tranh 2 Một số lưu ý kỹ thuật rung, láy, vỗ trong diễn tấu nhạc Phong cách Chèo: - Các nốt rung, láy, vỗ có tính cố định trong bài bản, không rung láy, vỗ tuỳ ý. Đây là đặc điểm tạo nên màu sắc, tính chất của bài bản. - Các bài bản thường gắn với các tích, do vậy khi tìm hiểu bài nhạc nên tham khảo tích truyện gắn với bài bản để có cách nhìn sâu hơn tính chất bài. - Đối với các bài có tính chất vui thường có tốc nhanh, nhanh vừa do vậy tốc độ rung cũng nhanh hơn so với các bài có tính chất buồn. 2. Thực hành - Rung chậm: bài tập số 1 - Rung nhanh: bài tập số 2 - Láy, vỗ: bài tập số 3, bài tập số 4 5
  6. Bài 2. Diễn tấu bản nhạc Chèo Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Kiến thức: trình bày được một vài đặc điểm của Nghệ thuật Chèo - Kỹ năng: diễn tấu được một số bản ca có tính chất nhanh, vui, buồn - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự học và tìm hiểu, diễn tấu các bản nhạc Chèo. Nội dung chính 1. Lý thuyết Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát sinh và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát sinh và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo. a) Lịch sử Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, họ đã biết biểu diễn các vở chèo đầu tiên trên sân đình. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát. Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởg của đạo Khổng. Do không được triều đình ủng hộ, chèo trở về với những người hâm mộ ban đầu là nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất 6
  7. hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai. b) Đặc điểm của nghệ thuật hát Chèo Theo các nhà nghiên cứu thì hát Chèo mang rất nhiều các đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật phải kể đến: Thể loại kịch hát dân gian dân tộc mang tính nguyên hợp Chèo là sân khấu của hiện thực đời sống tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Sân khấu chèo hướng tới trình thức hóa mô hình hóa (hình tượng của nhân vật). Nghệ thuật sân khấu đồng cảm: đó là sự kết hợp tinh tế, nhuần nhuyễn, điêu luyện và hài hòa giữa gián cách và hòa cảm, giữa khách quan và chủ quan, giữa thực và hư trong quá trình thể hiện đời sống nhân vật trên sân khấu. Chèo là hình thức nghệ thuật sân khấu luôn kết hợp hài hòa giữa (yếu tố) bi và hài. Khán giả đồng sáng tạo với nghệ sĩ trên sân khấu, nhờ vào mối quan hệ giao lưu khơi gợi, kích động sáng tạo của nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo và trình diễn. c) Hệ thống bài bản, làn điệu Có khoảng 169 làn điệu chè, phân làm 2 dạng chính làn và điệu - Làn: Là dạng hát nói (có cao độ, tiết tấu, giai điệu nhưng mang tính tự do không gò bó trong nhịp). Có khoảng 27 làn Chia làm 3 nhóm: Loại hát nói, loại Vỉa, loại ngâm. - Điệu: Là hát (có cao độ, tiết tấu, giai điệu trong khuôn nhịp). Có khoảng 142 điệu Được chi thành 6 nhóm: điệu Hát sắp; điệu Hát hề; điệu Ra trò; điệu Đường trường; điệu Vãn Thảm; điệu Trữ tình. + Cấu trúc: một điệu được chia nhiều trổ, xen kẽ là phần nhạc không có ca từ như lưu không (nằm giữa các trổ), xuyên tâm (nằm trong trổ- ngắt giữa các câu,các ý) d) Các tác phẩm tiêu biểu. - Quan âm Thị Kính - Xúy Vân - Lưu Bình, Dương Lễ - Kim Nham - Chu Mãi thần - Bài ca giữ nước Các trích đoạn kinh điển: 7
  8. + Thi Mầu lên chùa; Việc làng; Lý trưởng, Mẹ đốp (vở Quan âm Thị Kính) + Thầy bói sợ ma (Xúy Vân) 1.2. Một số lưu ý khi diễn tấu nhạc Chèo Với các bài nhạc cổ các ngón rung gần như gắn với các nốt cố định. Đối với các bản nhạc có tính vui thì rung nhanh hơn các bản có tính buồn. 2. Thực hành 2.1. Các bước thực hiện Bước 1. Tìm hiểu, nghe, xác định hơi của bài Bước 2. Thực hành từng phần của bài - Thực hành các âm cơ bản - Thực hành diễn tấu giai điệu kèm theo các ngón rung, láy, vỗ nhấn. Chú ý: + Không rung, vỗ láy sai nốt, vì nếu sai sẽ tính chất bài bản sẽ thay đổi. + Tốc độ rung: phân biệt rõ bài nhanh vui với bài buồn. Bước 3. Thực hành diễn tấu cả bài Cần chú ý các ngón rung, nhấn, vỗ 2.2. Nội dung thực hành Bản nhạc nhanh, vui: Cách cú Bản nhạc Hơi Nam: Tò vò 3. Hướng dẫn tự học, tự thực hành - Tìm nghe thêm các bản nhạc đã học - Luyện tập thêm các bài: Lới lơ 8
  9. Bài 3. Diễn tấu tác phẩm chuyển soạn cho Đàn Tranh 1. Lý thuyết - Các tác phẩm chuyển soạn trong Giáo trình hầu hết đều mang âm hưởng dân ca. - Kỹ thuật diễn tấu: các bài đều có sự kết hợp các ký thuật cơ bản. - Tính chất bài: các bài chuyển soạn từ ca khúc, do vậy người học cần nghe ca khúc của bài tương ứng để thuộc giai điệu và tính chất của bài. - Do tác phẩm chuyển soạn, nên giai điệu gốc được cơ bản giữ lại, tuy nhiên bản nhạc đã bổ sung các ngón đàn đặc trưng do vậy giai điệu của bài có tính chất biến tấu giai điệu của ca khúc 2. Thực hành 2.1. Các bước thực hiện Bước 1: Nghe ca khúc Bước 2: Lên dây đàn phù hợp với giọng của bài Bước 3: diễn tấu từng phần của bài Bước đầu thực hiện chậm, sau khi làm tốt thì thực hiện đúng tốc độ, sắc thái của bài. Khi những phần hay bị mắc lỗi, cần thực hiện lại nhiều lần phần đó để tránh sai hỏng. 2.2. Nội dung thực hành: Diền tấu các bài: Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân) Diền tấu các bài: Xuân chiến khu (Xuan Hồng) 3. Hướng dãn tự học, tự thực hành - Tìm và nghe các ca khúc chuyển soạn cho nhạc cụ - Tập luyện thêm: Bài ca hy vọng (Văn Ký); Anh hùng Núp (Trần Quý) 9
  10. PHỤ LỤC 1. Bài tập kỹ thuật Bài tập số 1 (Kỹ thuật rung) Bài tập số 2 (Kỹ thuật rung) Bài tập số 3 (Kỹ thuật ngón vỗ) 10
  11. Bài tập số 4 (Kỹ thuật ngón nhún - láy) Bài tập số 5 (Ngón láy) 11
  12. 2. Tác phẩm chuyển soạn Bài: Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân) Bài: Tác phẩm Xuân chiến khu (Xuân Giao) 12
  13. Bài: Bài ca hy vọng (Văn ký) 13
  14. Bài: Anh hùng Núp (Trần Quý) 14
  15. 3. Nhạc phong cách Chèo Bài: Lới lơ Bài: Cách cú 16
  16. Bài: Tò vò 17