Giáo trình nội bộ Giải phẫu tạo hình - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 85 trang Gia Huy 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nội bộ Giải phẫu tạo hình - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_giai_phau_tao_hinh_truong_cao_dang_lao_cai.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Giải phẫu tạo hình - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRỪỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: Giải phẫu tạo hình NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: Hội họa Lào Cai, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình trên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Tạo hình nhân vật mỹ thuật, bất luận thể hiện khỏa thân, hay mặc quần áo, trong bài vẽ hình họa, hoặc trong nội dung hình tượng tác phẩm, đều yêu cầu nghệ thuật tạo hình phải biểu hiện ra được cảm nhận thị giác kết cấu nội tại khách quan của nhân vật. Đối với biểu hiện của kết cấu, không được hạn chế trong miêu tả bề ngoài tác phẩm, cần phải có thêm cảm nhận và sự nắm bắt của nghệ sĩ đối với nội dung của nó, khiến tác phẩm trở nên hấp dẫn, nghệ thuật, đầy hàm ý mà không lộ liễu. Giải phẫu tạo hình cơ thể luôn là môn học các họa sĩ phải nắm bắt được, nếu không, sẽ không sáng tác được một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Do vậy, giải phẫu tạo hình cơ thể là bộ môn không thể thiếu của những nhà sáng tạo mỹ thuật mong muốn nắm bắt kỹ thuật hội họa. Do tính hợp lý của bộ môn này rất cao, đối với những người bắt đầu học thường cảm thấy khô khan và khó nhớ. Hơn nữa, làm thế nào để người họa sĩ có thể thuần thục bóc tách và lắp ghép kết cấu ngoại hình cơ thể người, tiến hành vẽ chân thực hoặc phóng đại, biến dạng, đạt được những mong muốn của họa sĩ, nhằm nhào nặn hình tượng nghệ thuật cơ thể người để truyền đạt ý nghĩa tình cảm, luôn là đề tài muôn thuở về lý luận kỹ thuật mỹ thuật và nghiên cứu giáo dục mỹ thuật. Trong mỗi chương đều lựa chọn một số tác phẩm hình họa điển hình, trình độ cao, vẽ ra sơ đồ giải phẫu cơ thể người một cách tinh tế, và kèm theo những lời giải thích ngắn gọn, nêu ra những điểm về kiến thức cơ bản giải phẫu cơ thể người trong nghệ thuật, minh họa phong phú, dễ học, dễ nhớ, chỉ dẫn là biết ngay. Giáo trình cũng có thể làm tài liệu cho những người hoạt động trong các lĩnh vực khác liên quan đến nghệ thuật tạo hình. Lào cai, ngày tháng năm 2017 Người biên soạn Hà Thị Minh Chính
  4. MỤC LỤC Contents 1. Những kiến thức chung 7 1.1. Vai trò của giải phẫu tạo hình đối với mỹ thuật 8 1.1.1. Bộ môn nghiên cứu cơ sở đặt nền tảng tạo hình 9 1.1.2. Chi phối trực tiếp tới bộ môn hình họa 10 1.2.1. Tỷ lệ từng phần cơ thể nam giới trưởng thành 12 1.2.2. Tỷ lệ từng phần cơ thể nữ giới trưởng thành: 13 1.2.3. So sánh sự khác nhau giữa nam và nữ 16 1.2.4. Tỷ lệ thân thể trẻ em 17 1.3. Cấu trúc hình thái trên khuôn mặt người 18 Chương 2: Xương , cơ 25 2. Xương - Cơ 26 2.1. Xương đầu: 26 2.2. Cơ đầu: 29 2.3. Xương thân 34 2.3.1. Cột sống 35 2.3.2.Lồng ngực 37 2.4. Các cơ vùng cổ và thân 39 2.4.1 Cơ vùng cổ 39 2.4.2. Các cơ vùng ngực: 45 2.4.3. Các cơ vùng bụng 46 Chương 3. Xương chi và cơ chi 50 3. Xương chi và cơ chi 50 3.1. Xương chi trên 50 3.2 Cơ chi trên: 56 3.3. Xương chi dưới 62 3.4. Cơ chi dưới 66 Chương 4: Tư thế động tác của cơ thể người khi vận động 74 4. Vận dụng giải phẫu để vẽ dáng động 74 4.1. Tư thế động tác cơ thể người trong bước đi và chạy 74 4.2. Tư thế của con người trong bước đi 74 4.3. Tư thế người trong bước chạy 75 Chương 5: Ghi chép hình bộ xương, vẽ lớp cơ phủ bên ngoài 77
  5. 5. Ghi chép hình bộ xương, vẽ lớp cơ phủ bên ngoài 77 5.2. Vẽ xương và cơ thân, chi trên ,chi dưới 80 Thực hiện vẽ 1 bài xương toàn thân (Hình 5.2), 1 bài cơ toàn thân (Hình 5.5- 5.6) trên khổ giấy A3 – chất liệu chì. 80
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Giải phẫu tạo hình Mã môn học: MHT9 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Học trước môn học thực hành vẽ hình họa chân dung, bán thân tượng người. - Tính chất: là môn học cơ sở ngành Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Học sinh trình bày được cấu trúc tỷ lệ con người, cấu tạo của cơ, xương và sự thay đổi khi con người vận động. Hiệu quả của việc nghiên cứu giải phẫu tạo hình vào các môn học khác. - Về kỹ năng: + Vẽ lại được cấu trúc của từng bộ phận cơ thể người, thuộc được tỉ lệ người trưởng thành, trẻ con, người già. + Sử dụng được tỉ lệ đầu làm đơn vị đo để đối chiếu với các bộ phận khác trong cơ thể mẫu vẽ. + So sánh khi dựng hình và diễn tả sinh động, hình thái tư thế và động tác của cơ thể người sống, xử lý vẽ các khối trong hình họa một cách chính xác. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Có khả năng tự đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành, vẽ ghi chép lại cấu trúc của từng bộ phận cơ thể người. + Có thái độ tích cực, có cách nhìn đa dạng hơn về nét đẹp cơ thể con người
  7. Chương 1: Khái quát chung Giới thiệu: - Giải phẫu người là bộ phận khoa học có từ lâu đời, nghiên cứu về cấu tạo và sinh lý của cơ thể người. Là khoa học phân tích cơ thể người 1 cách tinh vi, không những giúp cho chúng ta hiểu tường tận cấu tạo bên trong của cơ thể mà còn hiểu cả tỷ lệ và các động tác cùng với sự diễn biến tình cảm của con người, đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành khoa học xã hội như: Y học, nhân chủng học, nghệ thuật học. - Với yêu cầu nghệ thuật tạo hình nhằm xây dựng hình tượng con người trong tác phẩm việc nghiên cứu giải phẫu có thể còn so lược không đi sâu vào phần sinh lí mà chủ yếu chú trọng hình thái, tỷ lệ, cấu trúc các bộ phận của cơ thể để vận dụng và diễn tả con người trong học tập và sáng tạo mỹ thuật. Đặc biệt là bộ môn hình hoạ. Mục tiêu: - Từ những yêu cầu cụ thể của từng phần học sinh viên phải nhận thức đầy đủ vai trò của bộ môn giải phẫu tạo hình đối với mỹ thuật nói chung và hình hoạ nói riêng. Không thể vẽ hình hoạ 1 cách chính xác và sống động cũng như xây dựng nhân vật trong tác phẩm nếu không nắm vững cấu tạo của cơ thể con người. - Xác định đối tượng nghiên cứu của bộ môn đó là hệ xương, hệ cơ, tỷ lệ toàn thân và tỷ lệ từng bộ phận. Từ đó nhận xét tương quan trong mối liên hệ giữa xương và cơ của cơ thể. Biết các chuyển biến cấu trúc xương dẫn tới sự thay đổi cấu trúc các cơ chính trong hoạt động, sinh hoạt của con người. - Thông qua các hình minh hoạ chi tiết cùng các dáng hoạt động cơ bản của con người, sinh viên áp dụng vào các bài hình hoạ nhất là các bài nghiên cứu sâu. Đây là yếu tố rất quan trọng mà sinh viên Sư phạm mỹ thuật cần nghiên cứu. Nội dung chính: 1. Những kiến thức chung - Giải phẫu người là 1 bộ môn khoa học nghiên cứu về cơ thể người sống, về hình thái, tỷ lệ, cấu trúc đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành khoa học trong xã hội như Nhân chủng học, Y học, Nghệ thuật tạo hình Tuỳ theo từng ngành cụ thể mà người ta có những phương pháp nghiên cứu riêng như Giải phẫu học hệ thống, giải phẫu học định khu + Giải phẫu học hệ thống: là khoa học nghiên cứu các bộ phận trên cơ thể người nhưng có cùng chức năng. Ví dụ như nghiên cứu hệ thống tiêu hoá, hệ thống hô hấp + Giải phẫu học định khu: nghiên cứu từng khu, từng bộ phận riêng biệt của cơ thể. Ví dụ như tim, gan, phổi - Ngoài ra giải phẫu cũng là 1 trong những môn khoa học cơ bản của nghệ thuật tạo hình nhưng phương pháp nghiên cứu cũng có những đặc điểm khác với nhiều ngành khoa học khác. Với yêu cầu và đặc thù của nghệ thuật, việc nghiên cứu giảI phẫu chủ
  8. yếu chú trọng vào hình thái, tỷ lệ cấu trúc các bộ phận để tạo hình nên gọi là “ giải phẫu tạo hình”. Đây là 1 trong các khoa học có từ rất sớm. Những hiểu biết đầu tiên về cơ thể sống đã được hình thành do việc mổ xác các thú vật mà con người săn bắn được, cũng như việc giao chiến với các loài thú dữ đã cho con người hiểu biết đơn giản về chính cơ thể của mình. Sư tìm tòi nhằm thiết lập 1 định chuẩn ( hay quy lệ cân xứng ) giữa các kích thước của cơ thể con người đã có từ lâu đời. Trải qua thời gian, các hiểu biết về cơ thể người hình thành có hệ thống và thở thành khoa học vào thế kỷ thứ IV – III trước Công nguyên và thế kỷ II tại La Mã. Nhưng phải tới thế kỷ XV giải phẫu người mới trở thành khoa học độc lập ở các nước Châu Âu thời Phục hưng. Có rất nhiều nhà khoa học quan tâm về lĩnh vực này nhưng người đầu tiên có công đóng góp vào nghiên cứu giải phẫu người đó là Lê-ô-na đờ vanh – xi ( 1452 – 1519 ) – một hoạ sĩ thiên tài đồng thời là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sỹ, nhà toán học và nhà triết học, bác học toàn năng người ý. Qua nhiều thế kỷ, khoa học giải phẫu người ngày càng được phát triển và bổ sung để đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành khoa học và phục vụ lợi ích nhân loại. 1.1. Vai trò của giải phẫu tạo hình đối với mỹ thuật - Giải phẫu người rất cần thiết cho nhiều ngành khoa học. Các nhà nghiên cứu nhân chủng học căn cứ vào hình thái, cấu tạo của xương để phân biệt được chủng tộc người này khác chủng tộc người khác qua các thời kỳ lịch sử. - Đối với y học, người thầy thuốc không thể xác định bệnh, mổ xẻ và chữa bệnh được cho con người nếu không nắm vững giải phẫu và sinh lý người. - Trong mỹ thuật nói chung, các hoạ sỹ và các nhà điêu khắc không chỉ dừng lại với những hiểu biết ở hình dạng bên ngoài con người để miêu tả mà cần phải hiểu tường tận bản chất của cơ thể càng sâu càng tốt. Dù hoạ sĩ, các nhà điêu khắc vẽ hoặc nặn trực tiếp mẫu thật bằng xương bằng thịt hay sao chép lại các phác hoạ nhất thiết phải có khái niệm tối thiểu về giải phẫu học. Nếu không người vẽ, nặn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy người làm công tác mỹ thuật cần phải hiểu cấu tạo của xương và cơ, tỷ lệ các bộ phận trên cơ thể 1 cách đầy đủ và khoa học để xây dựng các hình tượng trong tác phẩm dù trong trường hợp muốn đơn giản, cách điệu thậm chí làm biến dạng hình thể con người. - Tìm hiểu về lịch sử hội hoạ thế giới chúng ta đã biết các hoạ sỹ thiên tài thờì Phục hưng ở Châu Âu thế kỷ XV rất coi trọng giải phẫu, họ đã xây dựng trong tác phẩm các nhân vật sống động và chính xác về hình thái cấu trúc, tỷ lệ con người như Lê- ô - na đờ vanh xi với tác phẩm “ Đức mẹ và chúa hài đồng, La Giô - công- đơ ”, Mi – ken- lăng – giơ với tác phẩm “ Chúa tạo ra Ađam, Ngày và Đêm, Sự phán xét cuối cùng ”. Khoảng đầu thế kỷ XX, các khuynh hướng, trường phái nghệ thuật mới hình thành như: Dã thú, trừu tượng, Biểu hiện, Siêu thực do trào lưu cách tân của nghệ thuật và sự đòi hỏi biểu hiện mới trong nghệ thuật hội hoạ mang đậm dấu ấn thời đại,
  9. các quan niệm nghệ thuật thay đổi, yếu tố về hình, về không gian và nhân vật không ở cảm nhận thông thường của cách nhìn thấy mà thiên về đơn giản, cách điệu, biến dạng, bóp méo Tuy vậy các kiến thức giải phẫu học vẫn rất cần thiết bởi chỉ có sự hiểu biết tinh thông về cấu trúc cơ thể mới có thể đạt tới trình độ cách điệu, làm biến dạng 1 cách đẹp đẽ và hấp dẫn. Chúng ta xem các tài liệu ghi chép, các phác thảo của danh hoạ thế giới và nghiên cứu các tác phẩm của Đa-ly, Gô-ganh, Ma-tít-xơ, Pi-cát-xô thì thấy rõ họ là những người rất giỏi về Giải phẫu học. - Ở Việt Nam môn Giải phẫu học được đưa vào chương trình học tập ngay từ những ngày đầu thành lập trường Mỹ thuật đông Dương ( 1925). Các hoạ sĩ bậc thầy như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị là những sinh viên đầu tiên của trường và rất nhiều thế hệ hoạ sĩ đã rất thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình không chỉ về nội dung đề tài, bố cục, màu sắc mà trong tác phẩm ghi chép, ký hoạ đã cho thấy các hoạ sĩ áp dụng rất nhuần nhuyễn kiến thức giải phẫu học trong việc xây dựng hình tượng con người như tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa Huệ”, “ đốt đuốc đi học” của Tô Ngọc Vân, tác phẩm “Em Thuý’ của Trần Văn Cẩn, “ Gia đình thuyền chài” của Lương Xuân Nhị - Ngày nay đối với sinh viên mỹ thuật, “ giải phẫu tạo hình” là cơ sở trực tiếp giúp sinh viên xây dựng và cảm nhận tốt hơn, đúng hơn về cơ thể người trong khi vẽ hình hoạ - 1 bộ môn cơ bản cần thiết chiếm phần lớn thời lượng học tập chuyên môn. Ngoài ra việc ứng dụng các kiên thức căn bản của giải phẫu trong các bài vẽ ký hoạ, bố cục, trang trí sẽ giúp sinh viên vẽ được những dáng người đúng hơn, đẹp hơn và sinh động hơn. 1.1.1. Bộ môn nghiên cứu cơ sở đặt nền tảng tạo hình Đối với mỹ thuật, bộ môn Giải phẫu tạo hình chủ yếu nghiên cứu các bộ phận chính của cơ thể người. Đó là xương và cơ ( đây là những bộ phận chính xây dựng nên vóc dáng của cơ thể), tỷ lệ toàn thân, tỷ lệ từng bộ phận. Bởi lẽ những cử động thân thể người trước hết phải biểu lộ ở xương và cơ. Nếu xét riêng biệt thì từng xương ở người trưởng thành là những phần cứng nhắc không thể thay đổi được trong khi toàn thể bộ xương lại có sự linh động khác thường nhờ các khớp và những cơ. Điều đáng lưu ý là chiều cao của con người và tỷ số các phần khác nhau của cơ thể xác định bằng bộ xương. Trái lại những kích thước và độ lớn của bề mặt cơ thể lại phụ thuộc hệ thống cơ và các mô mỡ. Nhiều phần của xương hiện rõ trên cơ thể ( xương trán, xương nơi khuỷu tay, xương nơi đầu gối ) với hình thái rõ ràng ngay dưới da, nhưng những hình thù ngay bên ngoài đó khó có thể xác định đúng nếu ta không biết các xương được cấu tạo như thế nào. - Nghiên cứu tỷ lệ của cơ thể con người nhằm hiểu rõ vẻ đẹp hài hoà, giúp sinh viên có những kiến thức về mối tương quan giữa các bộ phận chính cũng như quá trình biến đổi theo tuổi tác trong cơ thể người. Có như vậy khi muốn vẽ 1 nhân vật trẻ em hoặc nhỏ tuổi sẽ không phải là hình vẽ thu nhỏ của người già. Vấn đề này chúng ta cũng gặp rất
  10. nhiều ở những người vẽ không nghiên cứu bộ môn giải phẫu. Tuy nhiên trong quá trình học giảI phẫu tạo hình không đòi hỏi sinh viên phải thuộc và nhớ tên toàn bộ xương và cơ. Quan trọng là người học nhớ hình dáng, tỷ lệ, thuộc hình khối mọi bộ phận trên cơ thể, nắm rõ cấu trúc của xương chính và các cơ có cấu tạo ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng bên ngoài của con người. 1.1.2. Chi phối trực tiếp tới bộ môn hình họa Nghiên cứu bộ môn Giải phẫu tạo hình phải ghi chép và vẽ minh hoạ từng phần, từng bài học. Ngay cả trong vở phải có ý thức vẽ theo quan niệm nghiên cứu và cách nhìn tạo hình. Tránh lối vẽ và kiểu vẽ như các minh hoạ môn sinh vật của các trường phổ thông. Vận dụng thường xuyên các kiến thức về giải phẫu trong những môn học cơ bản của hội hoạ và điêu khắc. Ngoài việc nghiên cứu xương và cơ ở trên mô hình, giáo cụ trực quan, sinh viên phảI áp dụng trong các bài kí hoạ, các dáng hoạt động đơn giản, từ đó tìm cấu trúc của xương, cơ và sự liên kết của chúng. Những bài tập tìm vị trí của cơ dựa trên tượng lột da, trên cơ sở đó tìm cấu trúc của xương và làm ngược lại sẽ giúp cho người hiểu sâu và kỹ hơn nhằm áp dụng trực tiếp cho các bài hình hoạ. Lưu ý: Tránh quan niệm học xong để đấy không thấy được sự tác động tích cực của môn học cho các bài nghiên cứu diễn tả sâu, hoặc để nắm hình 1 cách bao quát, vững chắc. ngược lại cũng cần tránh diễn tả quá tỉ mỉ mọi bộ phận không cần thiết, bỏ mất cảm xúc trước đối tượng nghiên cứu dẫn đến bài vẽ cứng nhắc và khô khan 1.2. Tỷ lệ cơ thể người Vào thời kỳ phục hưng ở các nước Châu Âu người ta đã nghiên cứu và tìm thấy quy lệ của cơ thể con người và đầu người được dùng làm mẫu chuẩn cơ bản ( đơn vị đo ). Hình 1 cho ta thấy cơ thể con người đo được 8 đầu, trục chạy qua giữa thân người chia cơ thể thành 2 phần đối xứng. Từ giới hạn của đầu ngón tay giữa bên trái sang giới hạn đầu ngón tay giữa bên phải bằng chiều cao của cơ thể ( 8 đầu ). Có 1 nhận xét lý thú là điểm số 3 của trục thẳng đứng tương ứng với lỗ rốn, đó cũng là giao điểm của đường chéo nối đầu xương đòn bên phải với mấu chuyển xương đùi trái và ngược lại. Mô tả bằng hình 1/15: Tỷ lệ cơ thể người Sau đây là nghiên cứu của danh hoạ Lê-ô-na đờ vanh-xi ( chúng tôi đưa ra đây nhằm mục đích tham khảo)
  11. Hình 1.1 Qua nhiều tài liệu nghiên cứu về con người, ngày nay các nhà giải phẫu học đã đúc kết 1 số nguyên tắc về tỷ lệ thân thể người và lấy đầu làm đơn vị so sánh với tỷ lệ toàn thân. - Nam giới ở tuổi trưởng thành đo được 15/2 đầu. - Nữ giới ở tuổi trưởng thành đo được 34/5 đầu. Tỷ lệ này dựa trên cơ sở nghiên cứu của các trường nghệ thuật châu Âu và châu á và được coi là hài hoà, cân đối và đẹp nhất của con người. Đó cũng là ý kiến đông tình của các nhà mỹ thuật. Tỷ lệ từng phần của cơ thể trong giáo trình này chủ yếu dựa vào các bộ phận chính để so sánh như đầu- thân – chân – tay- vai và hông bởi đây là các bộ phận có đặc điểm rõ nhất để phân biệt giữa nam và nữ đồng thời cũng là những yếu tố cơ bản giúp sinh viên áp dụng vào các bài thực hành chuyên môn.
  12. 1.2.1. Tỷ lệ từng phần cơ thể nam giới trưởng thành Hình 1. 2 - Đầu: tính từ đỉnh đầu tới cằm. - Thân: đo được 4 đầu ( tính cả đầu ) chia ra như sau: + Nhìn mặt trước: _ Đầu 1: từ đỉnh đầu tới cằm. _ Đầu 2: từ cằm đến núm vú. _ Đầu 3: từ núm vú đến khoảng rốn. _ Đầu 4: Từ khoảng rốn đến hết bộ phận sinh dục. + Nhìn mặt sau: _ Đầu 1: từ đỉnh đầu đến cắt ngang gáy ( trên đốt sống cổ thứ 7 ) _ Đầu 2: đến góc xương vai ( cơ thắt lưng to ) _ Đầu 3: đến cạnh trên hông ( cơ lưng to )
  13. _ Đầu 4: đến ngấn mông. - Chân: tính từ mặt đất đến giữa ngấn bẹn: đo được 4 đầu( tính lên phần thân 1/2 đầu). + Từ mặt đất đến khớp đầu gối ( chỏm xương bánh chè) bằng từ khớp gối đến ngấn bẹn: đo được 2 đầu. + Từ mặt đất đến ngấn hông: đo được 7/2 đầu. - Tay: + Từ mỏm cùng vai đến đầu ngón tay giữa: hơn 3 đầu (chưa được 7/2 đầu ). + Từ mỏm khuỷu đến đầu ngón tay giữa: 2 đầu. - Vai: chiều ngang vai rộng nhất đo được gần 2 đầu. Nếu đứng thẳng dang 2 tay sẽ thấy từ đầu ngón tay giữa bên trái sang đầu ngón tay giữa bên phải hơi dài hơn so với chiều cao cơ thể. - Hông: tính từ đầu xương đùi trái sang đầu xương đùi phải bằng 3/2 đầu. Chú ý: đường ngang hông là đường phân đôi người. 1.2.2. Tỷ lệ từng phần cơ thể nữ giới trưởng thành: Hình 1.3 - Thân: đo được 4 đầu + Nhìn mặt trước: _ Đầu 1: từ đỉnh đầu tới cằm.
  14. _ Đầu 2: từ cằm đến núm vú. _ Đầu 3: từ núm vú đến khoảng rốn. _ Đầu 4: Từ khoảng rốn đến dưới bộ phận sinh dục. + Nhìn mặt sau: _ Đầu 1: từ đỉnh đầu tới đường cắt ngang gáy _ Đầu 2: đến góc dưới xương bả vai. _ Đầu 3: từ góc dưới xương bả vai đến cạnh trên hông _ Đầu 4: đến dưới ngấn mông. - Chân: + Tính từ mặt đất đến giữa ngấn bẹn: non7/2 đầu. + Từ mặt đất đến khớp đầu gối ( chỏm xương bánh chè) 3/2 đầu. - Tay: + Từ mỏm cùng vai đến đầu ngón tay giữa: 3 đầu. + Từ mỏm khuỷu đến đầu ngón tay giữa: 15/4 đầu. - Vai: chiều ngang vai của phụ nữ rộng nhất 3/2 đầu ( bằng chiều ngang hông ). Nếu đứng thẳng dang 2 tay sẽ thấy từ đầu ngón tay giữa bên trái sang đầu ngón tay giữa bên phải hơi dài hơn so với chiều cao cơ thể. - Hông: + chiều ngang hông bằng 1 đầu ( bằng chiều ngang vai ) + Chiều ngang thắt lưng ( eo ) bằng 1 đầu.
  15. Hinh 1.3
  16. 1.2.3. So sánh sự khác nhau giữa nam và nữ Hình 1.4 ở cơ thể nam và nữ giới trưởng thành, đặc điểm khác nhau rõ nhất là tương quan vai và hông. ở nam giới: vai rộng hơn hông, còn ở nữ giới vai và hông tương đối bằng nhau. ở 2 người có chiều cao bằng nhau, nhưng có cấu tạo thân dài ngắn khác nhau thì có những điểm khác nhau cơ bản như: - Người thân dài thì chân ngắn, tay để xuôI, khuỷu tay gần ngang thắt lưng. - Người thân ngắn thì chân dài, khuỷu tay thấp hơn thắt lưng. Với dáng ngồi xổm hay ngồi bệt, sự so sánh giữa thân và chân ngày càng rõ rệt. Người chân ngắn đầu gối không tới nách, tráI lại người chân dài thì đầu gối ngang vai. Hình 5/21 cho ta nhìn kháI quát về sự khác nhau cơ bản giữa nam và nữ.
  17. 1.2.4. Tỷ lệ thân thể trẻ em Hình 1.5 Sự phát triển các bộ phận trên cơ thể người từ khi sinh đến lúc trưởng thành không đồng đều. Đối với tỷ lệ của trẻ em, so sánh tương quan giữa thân với chân tay thì thân dài chân tay ngắn. Qua quá trình phát triển, sự chênh lệch thân và chân tay ngày càng được cảI thiện. Nếu lấy đường phân đôI thân người qua từng lứa tuổi, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. nhìn chung tuỳ từng lứa tuổi tỷ lệ của trẻ em có những đặc điểm riêng biệt. Ta có thể thấy rõ ở bảng dưới đây: độ tuổi Tỷ lệ so với đầu đường phân đôI người Trẻ sơ sinh 3,5 đầu Nằm ở trên rốn Trẻ 1 tuổi 4 đầu Trên rốn một chút Trẻ 4 tuổi 5 đầu Dưới rốn 1 chút Trẻ 9 tuổi 6 đầu Ngang ngấn bụng Thanh niên 7 đầu Trên ngấn mông 1 chút
  18. Trưởng thành 7,5 đầu Ngấn mông 1.3. Cấu trúc hình thái trên khuôn mặt người Mặt người trưởng thành Hình 1.6 - Nhìn trực diện ta thấy mắt ở vào đường phân đôi theo chiều ngang của mặt tính từ đỉnh đầu đến cằm. - Mặt: từ chân tóc đến cằm được chia làm 3 phần: + Từ chân tóc đến lông mày bằng từ lông mày đến chân mũi và bằng từ chân mũi tới cằm. Đối với chiều ngang của mắt, mũi, miệng có tỷ lệ như nhau. - Bề ngang của 1 con mắt bằng khoảng cách giữa 2 con mắt. - Hai đầu mắt dóng thẳng xuống bằng bề ngang của mũi ( trong nhiều trường hợp mũi rộng hơn 1 chút ). - Miệng rộng hơn mũi, nếu so sánh giữa mắt và miệng thì tỷ lệ bằng khoảng 2/3. - Chiều ngang của mặt bằng từ đỉnh đầu tới chân mũi. - Vị trí của tai nằm giữa lông mày và chân mũi.
  19. Đối với trẻ em do bộ phận sọ dài và to hơn bộ phận mặt nên đường phân đôi mặt thường ở vị trí cao hơn mắt. Tuỳ theo từng lứa tuổi tỷ lệ sọ và mặt sẽ bớt chênh lệch khi đó đường phân đôi mặt cũng biến đổi theo. Trẻ sơ sinh: đường phân đôI mặt ở trên lông mày. Trẻ 1 tuổi: đường phân đôI mặt gần chạm lông mày. Trẻ 4 tuổi: đường phân đôI mặt chạm lông mày. Thanh niên: đường phân đôi mặt nằm ở mí mắt trên. Như trên chúng ta đã biết, tuy các cơ trên mặt người không nhiều nhưng chúng hoạt động vô cùng phức tạp vì phải thực hiện các chức năng tác động đến giác quan để biểu lộ tình cảm. Do vậy mọi tình cảm của nhân vật hầu hết đều thể hiện qua nét mặt. Hiểu biết cấu trúc của các bộ phận trên mặt người đối với các hoạ sĩ là 1 việc không thể thiếu. Tóc: Tóc mọc trên da đầu cùng 1 kiểu chung và thống nhất đường chân tóc trên trán. Bản chất của tóc phụ thuộc vào từng chủng tộc và từng người. Tóc quăn hay thẳng do cấu tạo của sợi tóc của mỗi người. Màu sắc của tóc thay đổi do tác dụng của không khí và ánh sáng. Tuổi càng cao, lông và tóc càng phai màu. ở bên thái dương, sau gáy và trước trán tóc thường mềm mại và nhỏ sợi. Lông mày Lông mày nằm trên ụ mày có cùng với màu tóc và không mọc theo cùng 1 chiều. Đầu mày rậm, mọc đứng, càng ra ngoài càng ngả dần, đến cuối thì nằm ngang thưa, nhỏ lại. Lông mày: có người cao, người thấp tạo nên bề mặt của mi mắt trên. Da ở khoảng lông mày dày, mặt trong có mỡ dễ cử động và có liên quan đến những cơ biểu hiện tình cảm. Lông mày phụ nữ mọc trong phạm vi tương đối hẹp, đường cong rõ và nhỏ. Mắt
  20. Hình 1.6 “ ĐôI mắt là cửa sổ của tâm hồn” Mắt người ta được tạo nên bởi nhãn cầu nằm trong hố mắt, phía trước có mí mắt trên và mí mắt dưới bảo vệ. Hố mắt Hình 1.7 Hai hố mắt có chức năng chứa đựng mắt. Đó là khoảng xương hình 4 cạnh phía trong có hốc mũi, trên có gờ hố mắt trên, dưới có gờ hố mắt dưới, phía ngoài có gờ cong lõm và lui về phía sau nên phía đuôI mắt để lộ nhãn cầu ra ngoài. Vị trí của nhãn cầu cũng tuỳ từng người. Đối với những người có nhãn cầu lồi, mi mắt bị đẩy ra ngoài nhiều gọi là mắt ốc nhồi, ngược lại người có nhãn cầu ở sâu thì mắt nhỏ và dài gọi là mắt lá dăm. Cầu mắt ( gọi là nhãn cầu ) Vị trí của nhãn cầu tuy ở giữa 2 hố mắt nhưng thiên về giừ trên. ở giữa nhãn cầu có bộ phận trong vắt và hơi nổi lên như mặt kính đồng hồ gọi là giác mạc. Lòng trắng khép nổi gờ bao quanh phủ lấy nhãn cầu. Trong giác mạc là mộng mắt, ở giữa mộng mắt là đồng tử. Mộng mắt thường bị che khuất 1 phần phía trên, phía dưới vừa chạm mi dưới. Màu của mộng mắt thường đen, nâu hay xanh tuỳ theo chủng tộc. Khi tuổi tác con người già đI màu của mộng mắt cũng nhạt dần. Lòng trắng chung quanh giác mạc là bạch mạc. ở trẻ em bạch mạc màu trắng thường hơI biếc xanh.
  21. Mí mắt Mí mắt là bộ phận của cơ vòng mi, có nhiệm vụ bảo vệ nhãn cầu. Mi trên rộng hơn mi dưới che kín 1 phần nhãn cầu. Ngoài mép có lông mi. Lông mi trên dài và cong hơn lông mi dưới. Khi nhắm mắt lông mi trên đè lên lông mi dưới. Khi mở mắt, mép mi trên lẩn trong bóng tối của lông mi. Góc đầu mắt tròn và có 1 thứ hạch mỡ màu hồng gọi là nhũ phụ. Đuôi mắt nhọn, nhỏ hơn đầu mắt và thường chếch lên, đặc điểm này rõ nhất ở người châu á. Khi nhắm mắt đuôI mày có ấn tượng như thấp xuống do mi trên phủ lên. Tai \ Hình 1.8 Tai là cơ quan thính giác của con người nằm giữa 2 đường ngang chạy qua lông mày và qua chân mũi. Vành tai hình bầu dục có hình loe như cái phễu để hứng âm thanh. Đó là 1 mảnh cơ thịt sụn gấp lại hình lồi lõm. Giữa vành tai có lỗ tai. Vành tai có 4 gờ ngăn cách bởi các rãnh. Vành ngoài đi từ lỗ tai vòng lên ra sau lỗ tai rồi nối liền với dái tai ở dưới, vành tai trong song song với vành ngoài bao quanh lỗ tai trên chia thành 2 nhánh. Rãnh ngăn cách vành trong và vành ngoài gọi là rãnh thuyền. Sau hết là 2 mấu nổi ở phía trước và phía tai có tác dụng thu hẹp lỗ tai, bảo vệ ống thính giác. Có 4 loại tai: tai tam giác, tai hình chữ nhật, tai bầu dục, tai tròn. Mũi
  22. Hình 1.9 Gốc mũi là bộ phận nối tiếp giữa xương trán với những xương sống mũi, phần dưới là những mảnh sụn hợp lại tạo thành hình mũi. Dưới cùng có lỗ mũi hình bầu dục, giữa nổi gờ cao là đầu mũi, hai bên là cánh mũi. Da mũi rất mỏng, đầu mũi và cánh mũi có chất nhờn làm da mũi luôn bóng. ậ phụ nữ mũi nhỏ hơn và có ít chất nhờn hơn. Thường có 4 loại mũi: mũi lồi, mũi lõm, mũi dọc dừa, mũi hếch. Miệng và môi ( hình 17 ) Hình 1.10 Môi tựa vào răng tạo nên hình thái của miệng, miệng rộng hay hẹp do bề ngang của môi dài hay ngắn quyết định. Đường khép giữa môi trên và môi dưới ở vào khoẳng giữa hàm răng trên. MôI trên gồm 3 đoạn nối liền nhau. Giữa mũi và môI trên là nhân trung, 2 đoạn bên nằm ngang đăng đối và đều mỏng dần về hai bên miệng. Khoảng dưới của môi dưới có 1 chỗ lõm lẫn vào cằm. Môi dưới gồm 2 đoạn ngang nối với nhau ở giữa và cùng thon về 2 bên mép. Môi trên dài và nhô ra phía trước hơn so với môi dưới. Chiều dày của môi tuỳ theo từng người, từng chủng tộc. ở người già khi răng rụng, môi không còn chỗ tựa nên có khuynh hướng thụt vào ta thường gọi là móm.
  23. Như ta đã biết các trạng thái biểu lộ tình cảm của con người được tạo thành do sự co của cơ. Trên thực tế có rất nhiều cơ cùng phối hợp tác động đến việc thể hiện này. Trên hình 21 là những hình vẽ đơn giản để nhấn mạnh các cơ chính biểu lộ tình cảm nét mặt của con người. Hình a: nét mặt bình thường các cơ không có biến đổi rõ rệt. Hình b: Góc miệng được kéo lên bởi cơ nanh và cơ mút biểu hiện nét mặt vui tươI hớn hở. Hình c: Do cơ tiếp lớn kéo góc miệng lên trên và ra ngoài làm miệng cong lên tạo thành nếp nhăn 2 bên mép biểu hiện trạng thái vui, hớn hở. Hình d: là sự kết hợp của cơ mày, cơ tháp mũi và cơ tam giác môI biểu hiện nét mặt hung dữ, kiêu kỳ. Hình e: Cơ tam giác môi kéo mép xuống ( bĩu môi dưới ) biểu hiện người buồn bã, khinh bỉ. Hình f: do tác động của cơ búp cằm, nét mặt thể hiện sự nức nở sắp khóc. Hình g: Kết hợp cơ trán, cơ tam giác môi và cơ ngang mũi biểu hiện sự chán chường tuyệt vọng. Hình h: cơ trán bị đẩy lên do cơ mày dướn gây nét mặt ngạc nhiên. Hình i: cơ trán co còn cơ mày chau lại tạo cảm giác đang suy nghĩ. Hình 22 là các nét vẽ đơn giản đặc trưng khi biểu hiện tình cảm của con người bằng các cơ quan chính như mắt, mũi, miệng. Đối với mặt trẻ em khi vẽ chúng ta cần nhận xét 1 số đặc điểm như sau: Khuôn mặt trẻ em nhỏ hơn so với phần còn lại của cơ thể. Phía sau đầu nhô ra và cổ nhỏ hơn. Với những trẻ càng nhỏ tuổi 2 mắt càng ở xa nhau hơn. Lông mi trông có vẻ dài hơn trong khi lông mày lại mỏng hơn. Tóc thường nhỏ sợi, thưa và mềm. Mũi trong thời kỳ đầu của trẻ thưòng hếch lên, vách ngăn giữa mũi thường phẳng. Môi trên nhô ra, khoé miệng tụt vào sâu hơn. Cằm của trẻ ít lồi hơn và hơi thụt vào ở những trẻ nhỏ tuổi, má thường tròn và bầu hơn nhìn không rõ xương. Những biểu hiện tình cảm trên khuôn mặt Câu hỏi ôn tập và vận dụng: 1. Tại sao bộ môn này là được gọi là Giải phẫu tạo hình. Sự khác nhau giữa giải phẫu trong các ngành khoa học khác với giải phẫu tạo hình?
  24. 2. Những vấn đề chính cần nghiên cứu của bộ môn Giải phẫu tạo hình là gì? 3. Mối quan hệ mật thiết giữa hệ xương và cơ trong cơ thể con người? 4. Sự cần thiết của bộ môn Giải phẫu tạo hình trong học tập, sáng tác hội hoạ và điêu khắc.
  25. Chương 2: Xương , cơ Giới thiệu: Trong tất cả các loại hình nghệ thuật, con người luôn là đối tượng chính cần nghiên cứu, miêu tả và phản ánh. Trải qua lao động, cơ thể con người dần càng hoàn thiện và luôn là hình tượng đẹp nhất. Có thể nói các “ tỷ lệ vàng” trên cơ thể người là quà tặng của tạo hoá. Trong mĩ thuật, nghiên cứu miêu tả vẻ đẹp hài hoà của con người luôn là những vấn đề đặt ra cho các hoạ sĩ trong mọi thời đại. Đối với giải phẫu tạo hình, việc nghiên cứu tỷ lệ dựa trên khoa học so sánh các bộ phận của cơ thể người nhằm ấn định nhưng chuẩn mực về vẻ đẹp hài hoà và cân đối của tầm vóc con người. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu tỷ lệ chỉ là 1 ước lệ, 1 phương pháp lấy bộ phận này của cơ thể làm đơn vị so sánh với các bộ phận khác giúp chúng ta có 1 khái niệm về sự cân đối giữa các bộ phận của cơ thể con người. Trong thực tế, do hoàn cảnh sinh hoạt, điều kiện khí hậu, sự khác biệt môi trường sống, khác nhau về chủng tộc ( châu á, châu Âu, châu Phi ) và thời đại mà cơ thể người cao, thấp, lớn, nhỏ khác nhau. Ngay cả những người có cùng 1 dân tộc cũng như cùng 1 vóc dáng, 1 tỷ lệ duy nhất. Trong giáo trình giải phẫu tạo hình, việc nghiên cứu cơ thể con người phảI được nhìn nhận với tính chất 1 thể thống nhất về mặt chức năng tổ chức và hoàn toàn đầy đủ các bộ phận về mặt hình thể. ở chương II chúng ta đã nghiên cứu phần đâu người. Trong chương thứ III này, phần cấu trúc cơ thể người sẽ nghiên cứu chi tiết xương và cơ của các bộ phận trong cơ thể, đó cũng là những yếu tố chính giúp tạo nên vóc dáng của con người. Việc thấu hiểu hình dạng các xương và cơ là vô cùng cần thiết trong khi vẽ hình hoạ cũng như xây dựng tác phẩm. Đặc biệt quan trọng hơn nữa đó là mỗi quan hệ giữa các xương với nhau, giữa xương với cơ trong quá trình thay đổi mang tính quy luật. Mục tiêu: - Hiểu rõ tương quan tỷ lệ các bộ phận chính trên đầu người. - Nắm bắt, so sánh và nhận biết tỷ lệ các bộ phận chính của cơ thể. - Sinh viên xác định được hình dáng, chức năng các khối lớn trong xương đầu. - Xác định vị trí của hốc mắt, hố mũi và hố miệng trong cấu trúc của mặt và cách vẽ xương đầu. - Hiểu biết và xác định các cơ chính của đầu người. - Nắm vững các cơ có liên quan đến việc thể hiện trạng thái tình cảm của con người. - Các yếu tố chính và các bộ phận để biểu hiện tình cảm qua khuôn mặt. Tỷ lệ các bộ phận chính và đặc điểm riêng của mặt người qua từng vùng địa lý. - Trình bày được tương quan các phần cơ bản như đầu, thân, chân tay với cơ thể người. - Các hình dạng đặc trưng của khớp. - Các hình dạng đặc trưng của cơ. - Xác định vị trí và cấu trúc của xương người trong cơ thể.
  26. - Vẽ và nhận biết các cơ chính tạo nên vóc dáng cơ thể. - Nhận biết sự khác nhau cơ bản của cơ thể nam và nữ qua cấu trúc xương. - Mối liên hệ xương và cơ, những đặc điểm nổi bật của các đầu xương chính khi quan sát người mẫu thực. Nội dung chính: 2. Xương - Cơ 2.1. Xương đầu: a. Cấu trúc Hình 2.1. Xương đầu gồm 22 xương được chia làm 2 phần: xương sọ và xương mặt. Trong đó xương hàm dưới là xương duy nhất cử động được. b. Xương sọ
  27. Hình 2.2 Hình 2.3 Xương sọ là 1 hộp xương nếu nhìn từ trên xuống giống hình tráI xoan, nhìn phía sau giống hình cầu gồm 8 xương dẹp và cong hợp với nhau bằng các khớp răng cưa không động để chứa và bảo vệ bộ não. nhìn phía bên, toàn bộ xương sọ hình tráI xoan hơi chếch lên.
  28. - Xương trán: là xương dẹp nối liền sọ với mặt, nhưng thấy rõ ở mặt. Xương trán có 3 diện. Diện trước sát da tạo thành 2 ụ trán, dưới 2 ụ trán là ụ mày nổi đăng đối. Diện sau quan hệ với đại não, phía dưới là phần trên của hố mắt, hố mũi. - Xương đỉnh: hai xương đỉnh nằm trên đỉnh đầu giữa xương trán và xương chẩm, phía dưới tiếp giáp với xương tháI dương. - Xương chẩm: xương chẩm chiếm phần sau của đầu hình con trai, phía sau có lồi chẩm. Bên dưới của xương có lỗ chẩm, đây là chỗ hộp sọ nối với đốt sống và cũng là lỗ đại não xuyên qua. Hai bên lỗ chẩm có 2 lồi cầu. - Xương thái dương: hai xương tháI dương hình con trai nằm hai bên tháI dương được chia làm 3 phần. + Xương đá: là 1 phần dưới sọ không thấy rõ, bên ngoài tạo thành 1 khối chất xương đặc cứng trong đó có các bộ phận của thính giác và lỗ ống tai. + Xương trai: là 1 phần của thành bên hộp sọ, có 1 mỏm ngang từ trên xuống lỗ tai, tiếp giáp với xương gò má gọi là mỏm tiếp và tạo nên cung tiếp, phía bên trên giáp với xương đỉnh. + Xương chũm: kéo dài từ trên xuống thành 1 mỏm khoẻ nhưn chũm cau, nổi gồ phía sau ( nơI không có tóc ) gọi là mỏm chũm. - Xương bướm: là xương đơn nằm giữa nền sọ. Xương này chỉ nhìn thấy 1 phần nhỏ nằm cạnh xương thái dương. - Xương sàng: hoàn toàn không nhìn thấy ở bên ngoài. Nó góp phần tạo nên vách lá mía và vách ngoài của hốc mũi. c. Xương mặt Xương mặt gồm 14 xương. trong đó chỉ có xương mũi, xương má, xương hàm trên và xương hàm dưới tạo nên hình thù bên ngoài, chúng tạo ra các hố mắt, hố mũi và hố miệng. - Xương má: là xương đôI nối liền với xương trán, xương tháI dương, xương hàm trên. Xương má có 2 cạnh, cạnh trước và cạnh bên gặp nhau ở điểm cao nhất gọi là gò má. - Xương mũi: hai xương mũi tiếp khớp ở ngang đường chân mũi. Phía ngoài tiếp khớp với xương hàm trên, bên trên tiếp khớp với xương trán và xương sàng. - Xương hàm trên: đây là xương chính ở mặt. Xương hàm trên gồm 2 xương cân đính vào nhau, chúng tiếp khớp với các xương khác tạo nên hố mắt, hố mũi và hố miệng. Xương hàm trên gồm thân xương và 4 mỏm. + Mỏm trên tiếp giáp với xương trán. + Mỏm gò má nối với cung tiếp phía bên. + Mỏm răng phía dưới có 8 lỗ chân răng. + Mỏm khẩu cái ở mặt trong tạo nên vòm miệng.
  29. - Xương hàm dưới: là xương duy nhất cử động được. Xương hình móng lừa gồm 1 thân xương và 2 nhánh dọc ( quai hàm ). Bờ trên quai hàm phía trước là mỏm vẹt ( mỏm vẹt là nơI bám của cơ tháI dương), phía sau là lồi cầu. Đây là mấu chuyển động khớp với hõm khớp của xương sọ ở phía trước tai. Phía trước của xương hàm dưới nổi gờ gọi là lồi cằm, bên trên thân xương là bờ hố răng. Hình 2.4 Xương hàm dưới của phụ nữ thon hơn nên khuôn mặt thường có hình trái xoan, ở nam giới nở hơn nên khuôn mặt trở nên vuông vức. + Răng: người lớn có 32 răng, mỗi hàm có 16 chiếc. Nửa hàm có 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm bé và 3 răng hàm lớn. Khi ngậm miệng, các răng trước giao nhau hàm trên chồi ra 1 ít che hàm dưới. Răng của phụ nữ nhỏ và đều hơn, men răng trắng hơn của nam giới. 2.2. Cơ đầu: Như chúng ta đã biết, cốt lõi của đầu người được xác định bởi phần xương, bao phủ lên đó là những cơ . Những bó cơ ở phần đầu người tuy không nhiều nhưng sự vận động của chúng tương đối phức tạp, chúng thực hiện những chức năng như giương, hạ mi mắt, chuyển động hàm dưới khi nhai, mở miệng và khép miệng để điều tiết lượng không khí khi nói. Chính hoạt động của hệ cơ làm thay đổi những biểu hiện của nét mặt tuỳ theo trạng thái tinh thần. Không chỉ những cảm xúc mãnh liệt được biểu hiện như: sợ hãi, đau đớn, tức giận, buồn rầu, vui cười, khóc mếu mà cả cá tính và tính khí hàng ngày nữa. Chẳng hạn như 1 tâm trạng chua chát, bi quan kéo dài sẽ để lộ trên khuôn mặt những dấu vết và càng rõ rệt hơn theo thời gian bằng những nếp nhăn của da. Những nếp nhăn này hình thành 1 cách vĩnh viễn không xoá nhoà được. Tuổi tác cũng vậy, trừ những trường hợp cá biệt, ta nhân ngay ra người già nhờ các nét nhăn sâu ngoài da mà thời gian đã để lại. Cơ đầu có 3 khối: Khối cơ sọ. Khối cơ mặt. Khối cơ cử động hàm dưới.
  30. Hình 2.5 Hình 2.6
  31. Hình 2.7
  32. Hình 2.8 Khối cơ sọ: Toàn bộ khối cơ sọ rất mỏng dính liền với da nên gọi là cơ dưới da. Các cơ sọ không có hình tháI rõ rệt ở mặt ngoài da mà chỉ tạo nên những nếp nhăn khi biểu hiện tình cảm. Cơ trán: gồm 2 cơ nằm trên trán rộng và dẹt một đầu bám vào ụ mày còn đầu kia chạy ngược lên phủ ụ trán và bám vào cơ bó đầu. Tác dụng: làm nhăn trán khi rướn cao lông mày. Cơ chẩm: cơ chẩm xuất phát từ đường cong trên của xương chẩm phủ xuống dưới tới tận mỏm chũm. Phía trên bám vào cơ bó đầu. Tác dụng của cơ chẩm là kéo đầu ra sau phối hợp với cơ trán trong việc biểu hiện tình cảm. Cơ tai: bám bên ngoài cơ thái dương xung quanh nửa trên lỗ tai gồm có 3 cơ. Đó là cơ tai trên, cơ tai trước và cơ tai sau. Đây là di tích cơ tai động vật bị thoái hoá khi con người đã đứng thẳng nên các cơ này không còn chức phận cử động nữa. Khối cơ mặt:
  33. Những cơ mặt với các vị trí nhất định trên xương mặt tạo nên các trạng thái biểu hiện tình cảm của con người gồm 3 khối: Khối cơ mắt. cơ mũi. Khối cơ miệng. Khối cơ mắt: gồm cơ mày và cơ vòng mi. Cơ mày: ở dưới nửa của lông mày, bám vào xương trán gần gốc mũi và hướng ra ngoài bám vào phần trong cơ vòng mi. Tác dụng: dướn cao lông mày lúc ngạc nhiên, chau mày khi đau đớn tức giận. Cơ vòng mi: là cơ bám quanh hố mặt gồm 2 phần: phần mi mắt nằm trong chiều dày của mi mắt; phần hố nằm ở chân nền xung quanh hố mắt. Tác dụng của cơ vòng mi là khép và mở mi mắt. Khối cơ mũi: bao gồm cơ tháp mũi, cơ ngang mũi và cơ nở cánh mũi. Cơ tháp mũi: là cơ dẹt bám vào sống mũi và dính liền với da ở khoảng giữa 2 cơ mày. Khi cơ co làm nhăn mũi biểu hiện nét mặt hung dữ, kiêu kỳ hay doạ nạt. Cơ ngang mũi: nằm trên sụn sống mũi, nối liền với cánh mũi và bám vào xương má. Tác dụng: kéo cánh mũi và làm cánh mũi phập phồng. Cơ nở cánh mũi: nằm trong chiều dày của cánh mũi. Khối cơ miệng: toàn bộ khối cơ miệng được chia làm 2 loại: Cơ vòng môi: gồm nhiều thớ cơ cong bao quanh lỗ miệng và nằm trong chiều dày của 2 môi có tác dụng làm cho 2 môi cử động khi nói, cười, nhai Các cơ có thớ chạy tia ra chung quanh miệng gồm có: Cơ nanh: nằm ở sâu, 1 đầu bám vào hố răng nanh của xương hàm trên, 1 đầu bám vào mép và môI trên. Tác dụng của cơ nanh là co môi trên làm nhếch mép để lộ răng nanh. Cơ tiếp lớn: xuất phát từ xương má đi chéo xuống dưới bám vào da cạnh mép. Tác dụng: kéo góc miệng lên trên và ra ngoài làm miệng cong lên tạo thành nếp nhăn 2 bên mép, biểu hiện nét mặt vui cười hớn hở. Cơ tiếp bé: nằm phía trong bên cạnh cơ tiếp lớn, cùng bám vào xương má đi chéo xuống dưới bám vào phần dày của môi trên, gần đường nhân trung. Cơ này biểu hiện nét mặt buồn sắp khóc. Cơ mút: nằm ở bên má, bám vào cơ vòng môi, sát cạnh dưới cơ tiếp lớn, 1 đầu lẩn dưới cơ nhai. Có tác dụng biểu hiện khóc, cười. Cơ tam giác môi: bám vào phía ngoài của xương hàm dưới, phía trên lẩn vào chiều dày của môI dưới.
  34. Tác dụng: kéo mép xuống ( bĩu môi dưới ), biểu hiện sự buồn bã, bất bình hoặc khinh bỉ. Cơ vuông cằm: đi từ đáy xương hàm dưới bám vào mép và mất dần trong chiều dày của môi dưới. Cơ búp cằm: là cơ đi từ chân răng cửa của xương hàm dưới tới da của cằm có tác dụng rung động cằm, báo hiệu sự nức nở hay sắp khóc. Khối cơ cử động hàm dưới: những cơ này cử động thành khối chung đi từ xương sọ tới xương hàm dưới. Gồm có các cơ: Cơ nhai: dày và khoẻ, thân cơ ngắn hình tứ giác ở vào phần sau má. Bên trên bám vào cạnh dưới cung tiếp, bên dưới bám vào xương quai hàm. Tác dụng: nâng hàm dưới lên, nhìn thấy rõ khi ta nhai, cắn. Về mặt tình cảm cơ biểu hiện sự dũng cảm và nghị lực. Cơ thái dương: là cơ rộng hình quạt, phía trên bám vào hố thái dương, phía dưới bám vào mỏ vẹt cuả xương hàm dưới. Cơ này cũng có tác dụng kéo hàm dưới lên. 2.3. Xương thân Hình 2.9
  35. 2.3.1. Cột sống Hình 2.1`0 Là 1 cột xương gồm các đốt chồng khớp lên nhau bởi những dây chằng và đĩa sụn gian đốt, giữa có 1 ống rỗng chứa lỗ tuỷ. Nếu nhìn thẳng cột sống có hình cây đàn tam, nhìn bên cột sống có hình như chữ S. Nhìn nghiêng, cột sống có 2 chỗ lồi ra phía trước đó là phần cổ và phần thắt lưng và 2 chỗ lõm ra sau, đó là phần ngực và phần xương cùng. Cột sống gồm 32 hoặc 33 đốt trong đó 24 đốt sống đầu lớn dần từ trên xuống gọi là đốt sống thật. Phần dưới gồm xương cùng và xương cụt nhỏ dần 1 cách nhanh chóng gọi là đốt sống giả. Toàn bộ cột sống được chia làm các phần như sau:
  36. - Đoạn cổ 7 đốt. Đây là đặc trưng của các loài động vật có vú. Các đốt sống cổ to dần từ trên xuống dưới. + Đốt sống cổ thứ nhất ( đốt đội ): hình vành khuyên không có thân đốt, lỗ sống rộng. Mặt trên có diện khớp yên ngựa để khớp với lồi cầu của xương chẩm. + Đốt sống cổ thứ 2 ( đốt trục ) có 1 thân nhỏ, trên thân có một mấu khớp dài nhô lên để làm trục quay cho đốt đội. Có thể hình dung đốt trục và đốt đội là 1 cặp bản lề. Đốt đội là cối gắn liền với xương sọ có thể xoay quanh trục bản lề của cột sống là đốt trục. - Đoạn ngực: 12 đốt. Từ đốt 1 đến đốt 12 nối liền với các xương sườn. Các mỏm gai dài dần hướng từ trên xuống dưới. - Đoạn thắt lưng: 5 đốt. Đây là các đốt sống lớn nhất trong cơ thể, các thân đốt hình bầu dục với các mỏm gai to và dày. - Đoạn cùng ( xương cùng ): 5 đốt dính liền. Xương cùng hình tam giác dẹt và cong, trông nghiêng như lưỡi xẻng. Khi còn nhỏ 5 đốt được xác định rõ ràng. Từ 16 đến 30 tuổi, các đốt dính liền thành 1 khối. Hai bên thân đốt này có diện khớp với xương chậu như hình tai gọi là diện nhĩ. Mặt trước có 1 mào ngang, hai bên có 2 hàng lỗ, mỗi hàng 4 lỗ gọi là lỗ cùng trước. Mặt sau có 3 dãy mào đi theo hướng dọc, hai bên có các lỗ thông với lỗ cùng trước gọi là lỗ cùng sau. - Đoạn cụt có 3 hoặc 4 đốt. Là các đốt sống thoái hoá dính liền nhau. Đây là di tích đuôi của động vật có xương sống. Phía trên nối với xương cùng và có 2 mấu nhỏ gọi là sừng. Cấu tạo đốt sống điển hình Để tiện nghiên cứu chúng ta lấy đốt sống ở ngực làm đốt sống điển hình. Đốt sống có 1 thân nằm phía trước hình trụ dẹp, hai góc phía trên nối liền với 1 mảnh gọi là cung đốt sống. Giữa thân và cung đốt sống có 1 lỗ sống hình tam giác. Chỗ nối cuống và mảnh mỗi bên có một mỏm ngang. Chỗ nối 2 mảnh quay về phía sau làm thành mỏm gai. Các mỏm gai chồng lên nhau tạo thành gai sống ( thấy rõ phía sau lưng của người gầy, yếu ). Như vậy mỗi đốt sống ở ngực có 3 mỏm dài, 4 mỏm ngắn và 10 diện khớp.
  37. Trong hoạt động của con người cột sống có thể cử động được nhiều chiều cúi người về phía trước, ngửa người ra phía sau, nghiêng trái hoặc phải, quanh trục thẳng đứng khi làm động tác quay và vận động nhún như lò xo. Chiều dài của cột sống trong cơ thể con người quy định chiều cao của thân mình. 2.3.2.Lồng ngực Hình 2.11 Lồng ngực là bộ phận cơ thể có tác dụng bảo vệ tim phổi và 1 phần ống tiêu hoá. Toàn bộ lồng ngực hình tráI xoan dẹt, phần dưới nở và đưa ra phía trước theo hướng chếch của xương ức. Cấu tạo của lồng ngực gồm có phần xương và phần sụn, được hình thành bởi sự chắp nối giữa cột sống với những xương sườn và xương ức. Xương sườn: Mỗi xương sườn là 1 tấm xương dẹt và cong gồm 1 thân xương và 2 đầu. Đầu sai có chỏm để khớp với diện khớp của thân đốt sống. Tiếp theo là cổ sườn, cạnh cổ sườn là củ lồi sườn là nơI tiếp xúc với mỏm ngang đốt sống. Toàn bộ xương sườn đI theo hướng chếch từ phía sau ra phía trước, từ trên xuống dưới gồm 12 đôi. 7 đôi đầu gọi là xương sườn thật, nối trực tiếp với xương ức bằng các sụn sườn. Từ đôI thứ 8 đến đôI thứ 10 gọi là xương sườn giả. Các đôI này nối liền vào sụn sườn của xương sườn thứ 7 để nối vào xương ức. Hai đôi cuối cùng gọi là xương sườn cụt ( xương sườn thoái hoá ). Chúng lơ lửng phía trước không nối với xương nào. Xương ức:
  38. Là 1 xương dẹp và thon nằm ở phía trước lồng ngực gồm nhiều mảnh gắn liền với nhau như hình 1 lưỡi kiếm, mũi chúc xuống phía dưới. Xương ức gồm 3 phần: Phần trên là chuôI kiếm. Phần giữa là thân kiếm. Phần cuối là mỏm kiếm ( mũi kiếm ) Đầu trên xương ức có hõm khớp với xương đòn, hõm khớp sụn sườn 1 và có hõm khớp với 1 phần của sụn sườn 2. Tất cả các sụn sườn khác đều góp vào thân xương ức. Xương ức của nữ giới nhỏ và mỏng hơn xương ức của nam giới. Như vậy mỗi lần ta hít thở 12 đôI xương sườn nâng lên hạ xuống cùng xương ức làm cho thể tích cùng hình dáng lồng ngức thay đổi theo hướng dọc – ngang, trước – sau, trái – phải. Chính bản thân sự co giãn, đàn hồi của những sụn sườn đã tạo nên động tác lắc lư từ bên nọ sang bên kia của những đầu sườn phía trước cũng như động tác co hẹp lồng ngực.
  39. 2.4. Các cơ vùng cổ và thân 2.4.1 Cơ vùng cổ Hình 2.12
  40. Hình 2.13
  41. Hình 2.14
  42. Hình 2.16
  43. Cổ là phần nối giữa đầu và thân mình. Phần xương cổ có 7 đốt sống và 1 xương móng hàm ở phía trước. Xương móng nằm tự do không khớp với xương nào khác. Nó đứng vững nhờ các cơ cổ. Cơ cổ gồm 4 vùng: phía trước gọi là vùng cổ, phía sau gọi là vùng gáy, hai bên có các cơ bên cổ. Cơ vùng cổ: chia 2 vùng, vùng trên xương móng và vùng dưới xương móng. - Các cơ trên xương móng: tạo nên nền vòm miệng. Nền vòm miệng thường phẳng đều. Người gầy thì lõm, người béo thì lồi ra, các cơ đó là: + Cơ 2 thân + Cơ chân móng + Cơ hàm móng. Các cơ này ngắn nối xương móng vào gáy sọ và hàm. Tác dụng chung của các cơ trên xương móng là hạ hàm dưới xuống. - Các cơ dưới xương móng: hình thái của cơ dưới xương móng không những phụ thuộc vào những cơ bao phủ mà còn phụ thuộc vào ống thực quản đằng sau, thanh khí quản đằng trước. Trong động tác gập đầu ta thấy rõ hình lồi của xương móng, thấp hơn nữa nổi lên lồi hầu hay sụn của thanh khí quản. ở dưới là khí quản với những vùng sụn đôi khi nổi dưới da chìm vào đằng sau xương ức. Các cơ đó là: + Cơ ức giáp. + Cơ ức móng. + Cơ vai móng. Tác dụng chung của các cơ dưới xương móng là kéo xương móng xuống, nâng hàm dưới lên. Hình khối của cơ thể hiện rõ trong khi khóc nức nở. Cơ vùng gáy Phần gáy được phủ bởi 1 phần trên của 2 cơ thang. Chúng xuất phát từ ụ chẩm ngoài đường cong xương chẩm, dây chằng gáy và tất cả mỏm gai của 12 đốt sống lưng bám vào 1/3 mặt trên xương đòn. Cơ bên cổ: nổi rõ phần bên cổ là 2 cơ ức đòn chũm. Cơ này rất lớn có 2 phần: - Phần trước mỏng phát sinh ở chuôi kiếm xương ức, phần bên dẹt phát sinh ở đầu sau xương đòn. Hai phần hợp thành 1 dây cơ chung dài chạy chếch ngược lên ra phía sau bám vào mỏm chũm của xương thái dương và đường cong xương chẩm. - Tác dụng của cơ ức đòn chũm để quay cổ. Bình thường thì thân cơ ngả nhưng khi quay đầu sang bên thì cơ trở thành đứng. Các cơ thânCơ thân trước: phía trước thân có 2 vùng cơ rõ rệt. đó là cơ vùng ngực và cơ vùng bụng.
  44. Hình 2.17
  45. 2.4.2. Các cơ vùng ngực: Hình 2.18 Bao phủ toàn bộ bề mặt trước và trên của lồng ngực chỉ để lộ phần giữa là xương ức. Các cơ này phần lớn gắn 2 vai và 2 cánh tay vào lồng ngực. Toàn bộ phần cơ ngực được chia làm 2 lớp: lớp sâu và lớp nông. - Lớp sâu có các cơ: cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ răng to, các cơ liên sườn, cơ tam giác ức và cơ hoành. - Lớp nông: có cơ ngực lớn và cơ răng to. + Cơ ngực lớn: đây là cơ rất to và rộng nhìn thấy rõ tạo hình thái chung bên ngoài của ngực. Cơ ngực lớn hình tam giác có 3 phần: _ Phần xương đòn nhỏ phát sinh trên 2/3 phía trong của xương đòn. _ Phần ức lớn hơn phát sinh trên mặt trước xương ức. _ Phần bụng đi từ bao gân thẳng to của bụng, các bó cơ hướng ra hõm nách và bám vào mặt ngoài xương cánh tay.
  46. Cơ ngực lớn là cơ dưới da trừ đoạn gân và 1 phần tam giác nhỏ bị khuất dưới cơ tam giác vai. Cơ ngửa lên trên và phồng ra phía trước làm rộng chiều ngang ngực. Gờ trước nách hoàn toàn là thịt, khác với phần bụng gờ dưới nổi rõ là do có mỡ tụ quanh vú. Tác dụng của cơ ngực lớn là khép kín cánh tay và xoay cánh tay vào trong. Chú ý: ở phụ nữ, vú được gắn phía ngoài cơ ngực lớn. Đó là 1 bộ phận cấu tạo bên ngoài của cơ quan sinh dục. Hình thái của vú do 1 lớp mỡ bao quanh tạo nên, vú không ở vị trí nhất định. Có người cao, có người thấp; trung bình vú ở vào khoảng xương sườn thứ 5. Thông thường có 2 loại vú: vú tròn ( vú bánh dày ) và vú có hình chóp ( vú chũm cau ). Hình vú không tròn đều, nửa dưới bao giờ cũng trễ xuống và dày hơn phần trên, trông nghiêng thấy rõ cạnh dưới cong nhiều, cạnh trên cong ít hơn hoặc võng xuống. Không theo quy luật chung của các bộ phận khác trên cơ thể, vú to hay vú nhỏ tuỳ theo từng người, không phụ thuộc vào cơ thể béo hay gầy. + Cơ răng to Là cơ khoẻ nằm giữa xương lồng ngực và xương vai. Phía trước bám vào 8 xương sườn trên, chia thành từng nhánh theo đường vòng cung. Cạnh sau bám suốt dọc xương vai theo sống lưng. Thân cơ nổi rất rõ nhưng bị cơ lưng lớn che khuất gần hết chỉ còn lộ ra 4 răng phía dưới xếp theo hình cong ra, thấy rõ ở dưới nách. Răng trên của cơ dày, những răng dưới mỏng dần. 2.4.3. Các cơ vùng bụng Chia ra làm 2 nhóm: các cơ thành trước bụng và các cơ thành bên bụng. Cơ thành trước bụng: - Cơ thẳng bụng: là 2 dây cơ dài, mỏng và dẹt đI từ xương lồng ngực xuống chậu hông. Cơ thẳng bụng có phía trên rộng, hẹp dần xuống phía dưới chia thành 3 đến 5 đoạn bởi các vách ngăn ngang ngấn bụng. Những ngấn bụng chia cơ thẳng bụng thành từng múi vuông vắn chạy song song từ hõm lồng ngực tới rốn. Tại đây, hai dây cơ hợp lại với nhau làm 1, thon dần, bám vào đĩa sụn háng. Cơ thẳng bụng có tác dụng kéo lồng ngực xích lại với xương chậu, gập mình về phía trước. - Rốn: trước khi sinh ra rốn là 1 lỗ có thừng rốn đi qua. Thừng rốn nối vào bào thai và nhau thai. Sau khi sinh một thời gian, thừng rốn rụng để lại 1 lỗ sẹo. - Cơ tháp bụng: hình tam giác nhỏ nằm ở phía dưới cơ thẳng bụng phát sinh ở bờ trên đĩa sụn háng hướng lên trên giúp cơ thẳng bụng trong khi hoạt động. Đây là cơ đã thoái hoá chỉ còn lại di tích. Cơ thành bên bụng : gồm có 3 cơ xếp chồng lên nhau: cơ chéo to, cơ chéo bé và cơ ngang bụng.
  47. Cơ chéo to: là cơ lớn nhất trong các cơ vùng bụng, phát sinh ở phần trước mặt ngoài của 7 xương sườn cuối bởi những cánh quạt. Những cơ dưới bám vào mép ngoài mào xương chậu, còn những cơ khác nối tiếp với 1 gân rộng phía trước cơ thẳng to. Đường đi các thớ cơ trên chạy ngang và đi chếch xuống dưới. Khi cả 2 cơ chéo to cùng co làm uốn cong thân mình về phía trước. Nếu 1 cơ co sẽ làm thân mình ngả sang 1 bên. Khi cơ co, những cánh quạt xương sườn nổi lên rất rõ. Cơ chéo bé: các thớ cơ đI ngược với cơ chéo to. Cơ này bị cơ chéo to phủ hoàn toàn. Tác dụng chung của các cơ bụng là kéo lồng ngực lại gần với xương chậu, tạo nên động tác gập người về phía trứơc. Nếu cố định lồng ngực thì các cơ bụng kéo xương chậu lên khi leo trèo, bò toài. Cơ ngang bụng: các thớ cơ chạy ngang tạo nên thành bụng. Các cơ thân sau
  48. HÌnh 2.19 Các cơ thân sau chia làm 3 lớp: lớp trong, lớp giữa và lớp ngoài. Lớp trong gồm những cơ chéo nhỏ nằm trong rãnh sống không có ảnh hưởng đến hình tháI bên ngoài. Đáng chú ý lớp giữa là 1 cơ dài rất chắc bám suốt dọc cột sống từ xương chẩm đến xương cùng, nổi rõ dưới lớp cơ dẹt bên ngoài. Cơ thang: hai cơ thang hợp lại phủ tất cả phần trên phía sau thân từ gáy đến giữa lưng và từ vai nọ sang vai kia. Cơ phát sinh từ ụ chẩm ngoài và tất cả mỏm gai của 12 đốt sống lưng bám vào mặt trên xương đòn. Cơ gồm 3 phần: - Phần trên mảnh nhất chạy chéo xuống phía dưới xương đòn và mỏm cùng vai. - Phần giữa dầy nhất đI ngang. - Phần dưới chạy chéo lên cùng tụ vào mỏm cùng vai.
  49. Tác dụng của cơ thang là làm cho xương bả vai đến gần cột sống, đưa mạnh vai lên trên và ra phía sau. Cơ lưng lớn: là cơ dẹp lớn hình tam giác rộng nhất trong cơ thể. Nó phủ khắp nửa dưới thân và tràn ra hai bên lườn phủ lồng ngực. Cơ phát sinh ở các mỏm gai đốt sống 7 đến đốt 12 và cả 5 đốt thắt lưng. Những thớ cơ chạy ngang và chéo từ dưới lên bám vào mặt trước của xương cánh tay. Tác dụng của cơ lưng lớn là kéo cánh tay vào lưng. Điểm tựa ở lưng nâng thân lên điểm tựa cánh tay, khi leo trèo hay đánh đu cơ lưng lớn nổi khối rất rõ. Ngoài ra nó còn có tác dụng nâng xương sườn khi hô hấp. Hình 2.20
  50. Chương 3. Xương chi và cơ chi Giới thiệu: Trong giáo trình giải phẫu tạo hình, việc nghiên cứu cơ thể con người phảI được nhìn nhận với tính chất 1 thể thống nhất về mặt chức năng tổ chức và hoàn toàn đầy đủ các bộ phận về mặt hình thể. ở chương II chúng ta đã nghiên cứu phần đâu người. Trong chương thứ III này, phần cấu trúc cơ thể người sẽ nghiên cứu chi tiết xương và cơ của các bộ phận trong cơ thể, đó cũng là những yếu tố chính giúp tạo nên vóc dáng của con người. Việc thấu hiểu hình dạng các xương và cơ là vô cùng cần thiết trong khi vẽ hình hoạ cũng như xây dựng tác phẩm. Đặc biệt quan trọng hơn nữa đó là mỗi quan hệ giữa các xương với nhau, giữa xương với cơ trong quá trình thay đổi mang tính quy luật. Mục tiêu: - Các hình dạng đặc trưng của khớp. - Các hình dạng đặc trưng của cơ. - Xác định vị trí và cấu trúc của xương người trong cơ thể. - Vẽ và nhận biết các cơ chính tạo nên vóc dáng cơ thể. - Nhận biết sự khác nhau cơ bản của cơ thể nam và nữ qua cấu trúc xương. - Mối liên hệ xương và cơ, những đặc điểm nổi bật của các đầu xương chính khi quan sát người mẫu thực. Nội dung chính 3. Xương chi và cơ chi 3.1. Xương chi trên Xương chi trên gồm có 2 phần chính: những xương đai vai và những xương tay. - Những xương đai vai Chi trên gắn liền với thân mình gồm có 2 xương. Đó là xương đòn ở phía trước, xương bả vai ở phía sau. - Xương đòn -
  51. Là 1 xương hình ống xong hình chữ S nằm giữa chi trên và xương ức. Xương dẹp theo hướng trên dưới. Đầu ngoài nối với mỏm cùng vai của xương bả vai. Đầu trong khớp với xương ức. Đoạn giữa là thân xương. - Xương đòn có chức năng quan trọng giữ cho khớp bả vai có 1 khoảng cách nhất định với xương ức giúp chi trên hoạt động tự do. - Xương bả vai - - Hình 3.2 Hình tam giác nằm ở phía sau lồng ngực, giữa xương sườn thứ 2 và thứ 8. Góc ngoài xương bả vai có mỏm cùng vai ở phía sau và mỏm quạ ở phía trước. Mặt sau xương có gai vai chia thành hố trên gai và hố dưới gai. Bờ song song với cột sống gọi là bờ sống, bờ ngoài là bờ nách, bờ trên gọi là bờ vai. Phía trên hõm nách có hố khớp để khớp với chỏm xương cánh tay. Xương bả vai di chuyển lắc lư đầu ngoài theo các động tác của tay như đưa sang ngang hoặc giơ tay lên cao. - Xương tay: được chia làm 3 khối: Khối xương cánh tay, khối xương cẳng tay và khối xương bàn tay. - Xương cánh tay
  52. HÌnh 3.4 Hình 3.5 Lầ 1 xương dài hình ống, thân xương không đều trông như bị xoắn gồm 1 thân xương và 2 đầu. Đầu trên là 1 chỏm bán cầu bọc sụn khớp với hõm khớp của xương bả vai. Tiếp theo là cổ xương, phía dưới có mấu động lớn nằm ở phía ngoài và mấu động bé ở phía trước. Có 2 mào tương ứng chạy về phía thân cạnh hai mấu gọi là mào mấu động lớn và mào mấu động bé. Đầu dưới xương cánh tay rộng và dẹt theo hướng trước mặt sau có diện khớp ròng rọc để khớp với hõm khớp bán nguyệt của xương trụ. Mặt trước có hố vẹt, mặt sau có hố khuỷu. Hố ngoài ròng rọc có 1 chỏm tròn gọi là lồi cầu khớp với đầu trên xương quay. - Xương cẳng tay Gồm có 2 xương nằm song song bên nhau là xương trụ và xương quay. - Xương trụ: là xương dài nằm ở phía trong giống như hình cáI cờ lê. Đầu trên có hõm khớp hình bán nguyệt, ở giữa hõm khớp có 1 gờ tương ứng để ngăn cản sự trượt ngang của hõm khớp. Hõm khớp bán nguyệt hình thành 2 mỏm: mỏm vẹt ở phía trước khớp với hố vẹt của xương cánh tay khi gấp cẳng tay, phía dưới mỏm vẹt có lồi củ xương trụ. Mỏm khuỷu ở phía sau để khớp với hố khuỷu xương cánh tay khi duỗi cẳng tay. Thân xương hình lăng trụ, đầu dưới nhỏ hơn phía trong có mỏm trâm nhô ra và 1 rãnh gân của cơ trụ sau. + Xương quay: Nằm ở phía ngoài có đầu trên nhỏ và đầu dưới to hơn. Đầu trên là đài quay lõm hình lòng chảo khớp với lồi cầu của xương cánh tay. Phía dưới đầu xương là đoạn thắt nhỏ gọi là cổ xương. Dưới cổ xương có chỗ xù xì gọi là củ lồi quay. Thân xương hình lăng trụ 3 mặt. Đầu dưới lớn hơn, rộng hơn khớp với các xương cổ tay, phía ngoài có mỏm trâm lớn thễ hẳn xuống, trong có hõm khớp nhỏ khớp với đầu xương trụ.
  53. Về mặt tạo hình, 2 xương cẳng tay có liên quan chặt chẽ với nhau trong động tác. Bàn tay khi để ngửa, hai xương đứng song song nhưng khi úp sấp bàn tay đầu dưới của xương quay bắt chéo qua xương trụ như chữ X. - Cấu trúc của khuỷu tay Khi vẽ khuỷu tay, người vẽ cần nhận biết được 3 khu vực xương nổi trên bề mặt. Đó là vùng lồi do các mỏm lồi cầu xương cánh tay và phần mỏm khuỷu xương trụ. Mỏm lồi cầu phía ngoài đễ thấy khi co cẳng tay lại. ở đầu khuỷu tay, xương trụ to và khớp vào xương cánh tay để làm thành 1 bản lề. Đầu xương quay ít khi lộ ra phía ngoài nhưng nó xoay chuyển mỗi khi cẳng tay xoay trong khi xương trụ vẫn giữ nguyên vị trí. Ta có thể tham khảo
  54. Khối xương bàn tay - - Hình 3.6 Xương bàn tay toàn bộ bàn tay gồm 27 xương chia làm 3 khối: - 8 xương cổ tay. - 5 xương đốt bàn tay. - 14 xương đốt ngón tay. Khối xương cổ tay: gồm 8 xương nhỏ hình hộp, xếp thành 2 hàng.
  55. - Hàng trên kể từ ngoài vào gồm có: + Xương thuyền: giống hình cáI thuyền. + Xương nguyệt: hình bán nguyệt. + Xương tháp: giống hình tháp. + Xương đậu: nhỏ như hạt đậu. - Hàng dưới kể từ ngoài vào có: + Xương thang: giống hình thang. + Xương thê: giống hình thang nhỏ. + Xương cả: đẫy nhất trong các xương cổ tay. + Xương móc: có 1 móc ở mặt lòng bàn tay. - 8 xương này họp thành 1 khối dẹt, cạnh trên đều đặn và cong lên khớp với xương cẳng tay. Cạnh dưới khúc khuỷu khớp với những đốt xương đốt bàn tay. Mặt sau cong lồi, mặt trước lõm hình lòng máng. Khối xương đốt bàn tay: Bàn tay gồm có 5 xương dài hình lăng trụ tam giác. Đầu trên có diện khớp phẳng gọi là nền khớp, khớp với xương cổ tay và xương đốt bên cạnh. Đầu dưới có diện khớp tròn gọi là chỏm, có những lõm ngang gồ ghề, đặc điểm riêng từ ngoài vào: - Đốt 1 to và ngắn, đầu trên duy nhất có diện khớp hình yên ngựa khớp với xương thang, bảo đảm cho ngón cái vận động tự do. - Đốt 2 dài nhất. - Đốt 3 có mỏm trâm phía sau. - Đốt 4 ngắn vừa. - Đốt 5 ngắn và mảnh nhất. Trong xương bàn tay con người, đốt 1 đứng tách riêng còn các đốt khác hợp lại với nhau thành 1 khối cong vào. Đặc điểm cần chú ý: đốt bàn ngón cáI với xương ngón cáI đã tách ra khỏi mặt phẳng của bàn tay, nhờ vậy mà có thể tiếp xúc với 4 ngón khác và giữ chức năng sử dụng công cụ lao động. Khối xương đốt ngón tay Gồm 14 xương chia 5 ngón, mỗi ngón có 3 đốt, riêng ngón cáI chỉ có 2 đốt, đầu trên các đốt có diện khớp trũng khớp với khớp tròn của chỏm xương đốt bàn tay. Đầu dưới các đốt 1 và 2 gọi là chỏm có diện khớp ròng rọc để khớp với diện khớp đôi. Đầu dưới của các đốt ngón tay có gờ để đỡ móng tay. Cấu tạo bàn tay người đã biến đổi do ảnh hưởng của lao động, biến đổi quan trọng nhất là xương đốt bàn 1 ( ngón cái ) to tuyệt đối so với các ngón khác và đối diện với các ngón khác để sử dụng công cụ lao động.
  56. + Phần xương đốt ngón tay: có 14 đốt, mỗi ngón có 3 đốt, riêng ngón cáI có 2 đốt. Những đốt giáp với xương bàn tay đầu trên chỉ có 1 diện khớp trũng, đầu dưới đốt trên và đốt giữa có khớp ròng rọc. Những đốt đầu ngón có gờ để đỡ móng tay. 3.2 Cơ chi trên: Cơ cánh tay Hình 3.7
  57. Cơ quạ cánh tay: là 1 cơ hình thoi, phát sinh ở mỏm quạ xương bả vai, chạy chéo xuống phía ngoài bám vào khoảng giữa mặt trong xương cánh tay. Khi tay để xuôi thì không thấy, nhưng khi giơ tay lên cao thì cơ nổi rất rõ ở nách. Tác dụng của cơ quạ cánh tay là giúp nâng tay về phía trước, đưa cánh tay vào thân mình và dang cánh tay. Cơ tay trước: là cơ rất lớn phủ kín mặt trước xương cánh tay. Thân cơ rộng nằm dưới cơ hai đầu. Cơ bám trực tiếp vào xương cánh tay rồi chéo xuống bám vào mỏm vẹt của xương trụ bằng 1 gân chắc. Mạt ngoài có 1 cạnh lộ ra giữa hai cơ. Cơ hai đầu ở phía trước, cơ ba đầu ở phía sau ngay dưới cơ tam giác vai. Tác dụng của cơ tay trước là gấp cẳng tay vào cánh tay. Cơ hai đầu: là 1 cơ dài, phần trên chia làm 2 đầu, vắt qua xương cánh tay. Đầu dài đi qua rãnh cơ hai đầu bám vào cạnh trên hố khớp xương vai, chỉ có 1 gân bám vào mấu lồi cơ hai đầu của xương quay, đầu ngắn bám vào mỏm quạ Cơ ba đầu: đây là cơ rất lớn ở mặt sau cánh tay, phần trên chia làm 3 đầu: 1 đầu bám vào cạnh dưới bờ hố khớp xương vai, đó là phần dài. Hai đầu kia bám vào xương cánh tay là cơ rộng trong và cơ rộng ngoài. Phần dưới là 1 gân chung cho cả 3 phần bám vào cạnh bên mỏm khuỷu. Tuy cùng chung 1 gân nhưng cơ ba đầu chia làm 3 thân cơ riêng biệt không giống với cơ hai đầu chỉ có 1 thân cơ. Khi cẳng tay duỗi mạnh, cơ ba đầu co thì các phần của thân cơ nổi rõ đồng thời 1 khoảng dẹt của thân cũng rõ hình ở phía dưới. Khoảng dẹt ấy từ mỏm khuỷu lên đến giữa cánh tay, phía ngoài và trên rất chếch. Hai bên đầu trên gân là 2 thân cơ rất nổi, phần ngoài là cơ rộng ngoài, phần dài và cơ rộng trong tập trung ở phía trong nên cạnh trong lớn hơn. Khi cơ duỗi, hình nổi của các cơ giảm đi rất nhiều. Đoạn dưới chỉ là 1 diện tích tròn với những cạnh nổi ở quãng đầu gân chung. Cơ ba đầu là cơ duỗi cánh tay rất khoẻ. Phần dài cơ ba đầu có tác dụng như cơ quạ và phần dài cơ hai đầu bó sát xương cánh tay vào hố khớp xương vai. Các cơ cẳng tay: Hình 3.8
  58. Tr•íc sau HÌnh 3.9 Nhìn chung khối cơ cẳng tay có 2/3 phía trên là thịt, 1/3 phía dưới là gân gồm nhiều lớp. Lớp cơ sâu ở trong cùng, lớp giữa và lớp cơ nông. ở tài liệu này chúng ta chỉ xét các lớp cơ nông ở khu sau và 1 phần khu ngoài của cơ cẳng tay. Chúng gồm 7 cơ: Cơ ngửa dài ( khu ngoài cẳng tay ): đây là cơ dài đi từ bờ ngoài xương cánh tay đến tận mỏm trâm xương quay nên còn gọi là cơ cánh tay quay. Nó phát sinh ở 1/3 dưới mặt ngoài xương cánh tay, phía trên mỏm trên lồi cầu giữa cơ cánh tay trước và cơ rộng ngoài phía sau. Cơ đi xuống trở thành gân bám thẳng vào mỏm trâm xương quay. Cơ này tạo nên hình khối không riêng bờ ngoài cánh tay mà cả phần dưới cánh tay và khu vực khuỷu tay. Tác dụng của cơ ngửa dài giúp cho ngửa bàn tay, sấp bàn tay nhưng tác dụng chính là gấp cẳng tay vào cánh tay. Cơ quay nhất ( hay cơ quay ngoài ): chạy dọc theo xương quay như cơ ngửa dài, phát sinh ở bờ ngoài xương cánh tay, phía trên mỏm trên lồi cầu. Cơ có gân rất dài bám vào nền xương đốt bàn tay. Tác dụng giúp duỗi bàn tay và hơi xoay bàn tay ra ngoài.
  59. Cơ quay nhì: đây là cơ ngắn hơn phát sinh ở mỏm trên lồi cầu. Cơ có gân rất dài bám vào nền xương đốt bàn 3 ( phía mu tay ). Cơ này bị cơ ngửa dài và cơ quay nhất che khuất ở ngoài nên chỉ nhìn thấy 1 phần. Tác dụng của cơ quay nhì như cơ quay nhất: giúp sấp, ngửa bàn tay. Hai cơ quay nhất và quay nhì cùng với cơ ngửa dài tạo thành khối thịt lớn của cạnh ngoài khuỷu tay. Cơ duỗi chung các ngón tay: cơ này chạy song song ở bên ngoài cơ duỗi riêng ngón út. Phát sinh ở mỏm trên lồi cầu đi xuống và chia làm 4 gân dẹp được nối với nhau bởi 1 dây chằng ngay ở xương móc của xương bàn tay. Cơ duỗi riêng ngón út: là cơ dài và mảnh, phát sinh ở mỏm trên lồi cầu và bám vào gân cơ duỗi trong của ngón út. Tác dụng của cơ duỗi riêng ngón út là phối hợp với cơ duỗi chung trong động tác duỗi ngón út. Cơ trụ sau: cơ này dài chạy dọc mặt sau xương trụ nằm bên cạnh cơ duỗi riêng ngón út. Phát sinh ở mỏm trên lồi cầu và mặt sau xương trụ, cơ đi chéo xuống chuyển thành gân bám vào nền xương đốt bàn 5. Tác dụng của cơ trụ sau là giúp duỗi bàn tay ( tráI với cơ trụ trước ) và cùng với cơ trụ trước uốn bàn tay về phía xương trụ. Cơ khuỷu: là cơ nhỏ, dẹt, hình tam giác nằm ngay sau khuỷu tay. Phát sinh ở mỏm trên cầu lồi, cơ chếch vào trong bám vào mặt ngoài mỏm khuỷu và phần trên xương trụ. Tác dụng của cơ là giúp duỗi cẳng tay. Bàn tay là báu vật của con người. Trong mọi hoạt động của cơ thể bàn tay đóng 1 vai trò quan trọng. Hình dạng của bàn tay phần lớn được xác định do cấu trúc xương cùng các cơ và các dây chằng dài nối với cẳng tay. Nó hết sức phức tạp nhưng cũng rất phong phú. Các động tác của bàn tay không chỉ là cầm, nắm. Trong 1 chừng mực nào đó, nó còn kết hợp với mặt, cơ thể để biểu lộ tình cảm. Nhìn chung bàn tay của nam giới và nữ giới giống nhau nhưng ở bàn tay nữ giới các xương nhỏ nhắn hơn, hình dáng bên ngoài trông thon thả và thanh mảnh hơn ở nam giới. Trong giáo trình này, ngoài phần trình bày cấu tạo xương và cơ, tác giả còn đưa ra 1 số hình vẽ các động tác của tay làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập.
  60. Hình 3.10
  61. Các cơ bàn tay Hình 3.11 Bàn tay là vật báu của con người bởi vì sự vận động đối chiếu của các nhóm ngón tay với ngón cáI chỉ có ở người mới đạt mức hoàn thiện nhất. Trong 1 số loài sinh trưởng tuy ngón cáI cũng có xu hướng tách rời khỏi khối ngón kia nhưng còn rất hạn chế, do đó việc sử dụng chức năng của bàn tay đạt tới sự khéo léo, hoàn mỹ chỉ xảy ra
  62. đối với con người. Bàn tay cử động được dễ dàng có thể duỗi, gấp, sấp, ngửa. Ngoài những cử động gấp, nắm còn có cử động duỗi và dang các ngón với nhau. Vùng mu tay không có cơ và chỉ thấy những gân thuộc về các cơ cẳng tay, bởi vậy mu bàn tay cứng hơn lòng bàn tay. Trái lại vùng gan tay, ngoài những gân gấp của cẳng tay, các cơ bàn tay được chia làm 3 vùng: vùng ngoài thuộc về ngón cái và mô cáI, vùng giữa là lòng bàn tay và vùng trong gồm mô út và các cơ ngón út. Vùng ngoài: Mô cái gồm có các cơ khép và các cơ ngón cái tạo nên chiều dày bàn tay. - Cơ khép: hình tam giác bám vào xương cả và phần dưới xương đốt bàn 3. - Cơ ngắn dang ngón cái: phía trên bám vào phần ngoài xương cổ tay, dưới bám vào mặt trước đốt bàn 1. - Cơ ngắn gấp ngón cái: chia làm 2 bó, bó sâu bám vào dây chằng vòng cổ tay, bó kia bám vào xương thê và xương cả, dưới bám vào đốt ngón cái. Vùng giữa 2: Tất cả các kẽ xương bàn tay ở lòng cũng như ở mu bàn tay đều có cơ nối liền xương nọ với xương kia. Các cơ này ở sâu không ảnh hưởng đáng kể đến hình thái bên ngoài của bàn tay. Vùng trong Có cơ mô út, các cơ này tạo nên chiều dày cạnh trong bàn tay. - Cơ dang ngón út: trên bám vào xương đậu, phía dưới bám vào đầu trên ngón út. - Cơ gấp ngón út: bám vào xương móc, phía dưới bám vào cạnh ngoài đầu trên ngón út. - Cơ duỗi ngón út: bám vào xương móc, phía dưới bám vào bờ trong xương đốt bàn 5. 3.3. Xương chi dưới Chi dưới gồm có xương chậu hông và xương chân - Xương chậu hông
  63. HÌnh 3.12 Xương chậu hông là xương lớn nhất trong cơ thể được tạo bởi 2 mảnh xương chậu kết hợp với nhau, phía trước là đĩa sụn háng ( ụ mu ), phía sau là xương cùng. Xương chậu là xương lớn nhất, quan trọng nhất trong cơ thể con người, là nơI chi dưới mắc vào thân. Chậu hông gồm 2 xương hông và xương sống cùng hợp lại, hai xương hông khớp với nhau ở mặt trước bằng 1 sụn dày là khớp mu. Xương chậu cong queo giữa thắt vênh như cái chong chóng. Nhìn trước giống hình cáI bát chiết yêu. Mặt ngoài là hõm khớp sâu giống như 1 ổ chảo để tiếp khớp với chỏm xương đùi. Nửa trên thuộc về phần hông, nửa dưới có 1 lỗ rộng gọi là lỗ bịt. Lỗ bịt của xương chậu nam hình bầu dục, của nữ hình tam giác. Cấu tạo và kích thứơc của chậu hông biểu hiện sự khác nhau giữa nam và nữ. Chậu hông nữ thường thấp và rộng ngang, hướng chếch nhiều ra phía sau. - Xương chân được chia làm 3 khối: xương đùi, xương cẳng chân và khối xương bàn chân. - Xương đùi: là xương dài nhất trong cơ thể con người. Nhìn phía trước thân xương đùi thẳng chếch vào trong, nhìn mặt bên xương đùi gợi hình chữ S cong ra phía trước do đó ta thấy mặt trước của đùi cũng cong theo.
  64. Hình 3.3 Xương đùi gồm 1 thân xương và 2 đầu. Đầu trên có chỏm bán cầu bọc sụn để khớp với ổ chảo của xương chậu. Tiếp đến cổ xương. Chỗ tiếp giáp giữa cổ và thân xương có mấu chuyển lớn nằm ngoài và mấu chuyển bé nằm trong. Thân xương hơI cong ra phía sau hình lăng trụ 3 mặt, ba bờ ( không có mặt sau ). Mặt ngoài và mặt trong lồi tròn. Đầu dưới lớn hình tứ giác, có 2 lồi cầu hợp lại với nhau ở phía trước thành ròng rọc để khớp với xương bánh chè. Mặt sau phân làm 2 tạo thành lồi cầu trong và lồi cầu ngoài ( lồi cầu trong lớn hơn lồi cầu ngoài ) cách nhau bởi hố liên lồi cầu. Hai lồi cầu khớp trực tiếp với xương chày qua 2 đĩa sụn chêm. Xương cẳng chân: khối xương cẳng chân gồm có 2 xương. Đó là xương chày và xương mác. Ngoài ra còn có xương bánh chè. Xương bánh chè: hình tam giác hơI cong. Mặt lõm vào có diện khớp ròng rọc để khớp với đầu xương đùi. Tuy xương bánh chè tiếp xúc với đầu xương đùi nhưng nó được coi thuộc về xương cẳng chân vì nó có tác dụng như mỏm kháng ở khớp gối giữ cho cẳng chân không gập về phía trước. Xương chày: là xương rắn chắc nhất trong cơ thể. Thân xương hình lăng trụ tam giác ( không có mặt trước ). Bờ trước nhô lên thành mào dễ sờ thấy dưới da, bờ ngoài sắc hướng về xương mác, bờ trong hơI tròn. Đầu trên xương chày to giống như một mấu chày mang hai củ lồi 2 bên gọi là củ lồi trong và củ lồi ngoài. Mặt trước có củ lồi trước. Phía trên có 2 hõm khớp để khớp với 2 lồi cầu xương đùi. Đầu dưới có hình tứ giác, mặt dưới có khớp lõm hình thang để khớp với xương sên, phía trong có mỏm trâm để tạo thành mắt cá trong.
  65. Hình 3.14 Xương mác: là 1 xương dài mảnh hình trụ bám vào xương chày. Đầu trên nở, có diện khớp với xương chày. Đầu dưới xương mác phình ra tạo thành mắt cá ngoài nằm thấp hơn và lui về phía sau so với mắt cá trong. Tuy là xương mảnh nhưng xương mác rất chắc. Như vậy đầu dưới cả xương chày và xương mác đều kẹp lấy xương sên của xương cổ chân để tạo thành mắt cá trong và mắt cá ngoài. Do những đặc điểm trên mà mắt cá ngoài bao giờ cũng thấp hơn mắt cá trong. - Khối xương bàn chân: xương bàn chân gồm 3 phần:
  66. HÌnh 3.15 Phần xương cổ chân: có 7 xương xếp thành 2 hàng: hàng sau có xương sên và xương gót. Hàng trước có xương thuyền, xương hộp và 3 xương chêm. - Phần xương đốt bàn chân: gồm 5 xương hình lăng trụ xếp thành hình cánh cung. Mỗi xương có 1 nền khớp để khớp với xương cổ chân và 1 chỏm khớp để khớp với xương đốt ngón chân. - Phần xương đốt ngón chân: mỗi ngón có 3 đốt, riêng ngón cáI có 2 đốt. Các xương đốt ngón chân đều rất nhỏ trừ ngón cái. Nhìn chung do cách đứng thẳng của con người nên cấu tạo của xương chi dưới to và khoẻ để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. - Cấu trúc đầu gối Như chúng ta đã biết phần đầu gối được khớp bởi đầu dưới xưong đùi và đầu trên của xương chày qua 2 đĩa sụn. Nhưng không hẳn chỉ có vậy, nơI đây còn có xương bánh chè và sự tham gia của đầu trên xương mác. Xét về mặt tạo hình thì khu đầu gối tương đối phức tạp. Đối với dáng người đứng thẳng, các cơ trùng xuống không thấy rõ cấu trúc của xương, nhưng khi ngồi hoặc gập chân thì các xương nổi rất rõ. Nhìn hình 39 chúng ta thấy phần xương bánh chè có hình tương đối tròn nổi rõ bên trên. Tiếp xuống phía dưới là hình tháI của đầu xương chày với củ lồi 2 bên và củ lồi phía trước. Bên cạnh đó, phía ngoài nổi lên 1 mấu nhỏ của đầu xương mác. Trong khi vẽ hình hoạ, nếu phân tích và hiểu cấu trúc đầu gối chính xác, sinh viên có thể diễn tả các dáng người ngồi hoặc đứng 1 cách sinh động. 3.4. Cơ chi dưới
  67. Để thích nghi với chức năng giúp cho cơ thể đứng thẳng và di chuyển, các cơ chi dưới phần lớn là cơ to và được chia làm 4 vùng: các cơ đai hông, các cơ đùi, các cơ cẳng chân, các cơ bàn chân. Các cơ đai hông: Hình 3.16 Các cơ trong háng: có cơ thắt lưng chậu gồm 2 phần: - Phần thắt lưng: phát sinh ở đốt sống lưng thứ 12 và trên 4 đốt sống lưng. - Phần chậu: phát sinh ở mặt trong xương chậu. Cả 2 phần chạy xuống dưới bám vào mấu chuyển bẽ xương đùi. Tác dụng của cơ này là gấp cột sống vào chậu hông và xoay người ra ngoài. Các cơ vùng mông: các cơ vùng mông là cơ dày nhất trong cơ thể gồm 10 cơ nhưng thấy rõ nhất là cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ mông bé và cơ căng gần đùi. - Cơ mông lớn: phát sinh ở khu sau mặt ngoài xương chậu, đi chéo xuống dưới và ra ngoài bám vào mấu chuyển lớn xương đùi. Cơ này biểu hiện rõ rệt trong hình thái mông của cơ thể. Nó có tác dụng dang đùi, duỗi đùi và quay đùi ra ngoài. Ngoài ra chúng còn có tác dụng giữ cho cơ thể đứng thẳng và có vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện sự đi thẳng của con người. - Cơ mông nhỡ: hình tam giác phát sinh ở khu giữa mặt ngoài xương chậu và bám vào mấu chuyển lớn xương đùi. Tác dụng của cơ mông nhỡ là giúp dang duỗi đùi và xoay đùi vào trong.
  68. - Cơ mông bé: phát sinh ở khu giữa mặt ngoài xương chậu bám vào mấu chuyển lớn xương đùi. Cơ mông bé nằm sâu nên không nhìn thấy và có tác dụng như cơ mông nhỡ. - Cơ căng gân đùi: là 1 cơ dẹt mỏng và dài. Phía trên là thịt, phía dưới là gân, phát sinh từ gai chậu trước và bám bằng 1 dảI gân vào lồi củ ngoài đầu trên xương chày. Cơ căng gân đùi có tác dụng giúp duỗi và quay đùi vào trong góp phần giữ thăng bằng cho cơ thể. Các cơ đùi Hình 3.17 Các cơ đùi tập trung xung quanh đùi và được phân bố vào 3 khu: khu trước đùi – khu sau đùi – khu trong đùi. Khu trước đùi: - Cơ may: là cơ dài nhất thân thể, mỏng và dẹt nằm vắt chéo phía trước đùi từ ngoài vào trong, phát sinh ở gai chậu trước trên và bám vào lồi củ trong đầu trên xương chày. Cơ may có tác dụng gấp đùi, gấp cẳng chân và quay đùi ra ngoài tạo nên động tác như của người thợ may đang ngồi điều khiển máy khâu. - Cơ 4 đầu đùi: là 1 cơ lớn, phủ gần hết mặt trước xương đùi. Cơ gồm 4 bó, mỗi bó là 1 cơ riêng. Bốn bó đó là: + Cơ rộng giữa nằm sâu, phát sinh ở mặt trước và mặt ngoài xương đùi. + Cơ thẳng trước hình thoi, phát sinh ở gai chậu trước dưới.
  69. + Cơ rộng trong bao quanh mặt trong xương đùi phía dưới mấu chuyển bé. + Cơ rộng ngoài nằm ở mặt ngoài xương đùi phía dưới mấu chuyển lớn. Cả 4 cơ thuộc cơ 4 đầu đùi kết thúc bởi 1 gân chung bám vào lồi củ trước xương chày. Tác dụng của cơ 4 đầu đùi là giúp duỗi cẳng chân, gấp khớp háng. Khu sau đùi: gồm 3 cơ: - Cơ 2 đầu đùi: nằm ở mặt sau ngoài đùi, có 2 đầu. Đầu dài phát sinh ở mặt sau ụ ngồi, đầu ngắn phát sinh ở mép đường giữa xương đùi. Hai đầu cơ hướng xuống dưới tụ lại một gân chung bám vào mỏm xương mác. Tác dụng của cơ hai đầu đùi là giùp gấp cẳng chân và quay cẳng chân ra ngoài. - Cơ bán gân: là 1 cơ phần trên là thịt, phần dưới là gân, nằm ở phía sau trong của đùi, phát sinh ở mặt sau ụ ngồi và đI xuống bám vào lồi củ trong xương chày. - Cơ bán mạc: là một cơ nằm sâu, phần trên là thịt, phần dưới là gân, nằm ở phía sau trong của đùi, phát sinh ở mặt sau ụ ngồi và đi xuống bám vào lồi củ trong đầu trên xương chày cùng với các cơ bán gân. Cơ bán gân và cơ bán mạc có tác dụng gấp cẳng chân và quay cẳng chân vào trong. Khu trong đùi ( 5 cơ ) Các cơ khu trong đùi gồm có cơ thẳng trong, cơ khép lớn, cơ khép nhỡ, cơ khép bé và cơ lược. Các cơ này làm nhiệm vụ khép đùi. - Cơ thẳng trong: phát sinh ở bờ dưới xương háng đI dọc xuống bám vào lồi củ trong đầu trên xương chày. Tác dụng là gấp cẳng chân và xoay cẳng chân vào trong. - Cơ khép lớn: là cơ nằm sâu, phát sinh ở cung ngồi háng, to hình nan quạt bám vào suốt dọc mép trong đường giáp xương đùi. Cơ có tác dụng khép đùi. - Cơ khép nhỡ: là cơ nông, phát sinh ở góc xương háng và bám 1/3 giữa mép trong đường giáp xương đùi. Cơ này cũng có tác dụng khép đùi. - Cơ khép bé: phát sinh ở góc xương háng và cũng bám vào mép trong đường giáp xương đùi, có tác dụng gấp và khép đùi. - Cơ lược: cũng là cơ khép đùì có hình tứ giác phát sinh ở mào lược xương chậu chếch ra sau và bám vào giữa xương đùi, dưới mấu chuyển bé. Các cơ cẳng chân:
  70. Hình 3.18 Các cơ cẳng chân nhằm điều khiển xương bàn chân và xương ngón chân trong quá trình vận động của cơ thể con người và bảo đảm chức năng vận chuyển. Các bụng cơ cẳng chân đều tập trung ở phía trên, mỗi cơ phát ra 1 đầu gân dài làm cho cẳng chân thon dần từ trên xuống dưới. Cơ cẳng chân chia làm 3 khu: khu trước, khu sau và khu ngoài. Khu trước cẳng chân: ( có 4 cơ, cơ mác ba mới xuất hiện ở người ) - Cơ duỗi chung các ngón chân: phát sinh ở mặt trong và mặt trước xương mác dưới lồi củ ngoài xương chày. Thân cơ đi dọc xuống chia thành 4 gân chui qua dây chằng vòng trước cổ chân đến các ngón 2, 3, 4, 5. Tác dụng của cơ này là duỗi bàn chân và các ngón 2, 3, 4, 5. - Cơ duỗi riêng ngón cái: là 1 cơ dẹt, phát sinh ở phần giữa mặt trước xương mác bám vào đốt cuối ngón cái. Cơ có tác dụng duỗi ngón cái và ngón bàn chân. - Cơ cẳng chân trước: là cơ hình thoi nằm phía trước cẳng chân phát sinh ở mặt dưới lồi củ ngoài xương chày, phần trên mặt ngoài xương chày thân cơ đi xuống chuyển thành gân bám vào xương chêm 1 và bám nền đốt bàn 1. Cơ cẳng chân trước có tác dụng giúp duỗi bàn chân và xoay bàn chân vào trong.
  71. - Cơ mác ba: là 1 phần cơ duỗi chung các ngón chân, mới xuất hiện ở người. Khu sau cẳng chân: khu sau cẳng chân có 2 lớp: lớp sâu và lớp nông. - Lớp nông có cơ ba đầu cẳng chân rất quan trọng về hình khối vận động. Đây là 1 khối cơ lớn ở bắp cẳng chân gồm 2 phần. Phần sâu là cơ dép, phần nông là cơ bắp chân ( hay còn gọi là cơ sinh đôi ) - Cơ dép: phát sinh ở mặt sau chỏm xương mác cơ dép mở rộng thành hình đế giầy nên gọi là cơ dép. - Cơ bắp chân( còn gọi là cơ sinh đôI ): gồm 2 bó cơ hình trứng, 1 bó phát sinh ở lồi cầu ngoài xương đùi, 1 bó phát sinh ở lồi cầu trong. Cả 2 bó nhập lại thành 1 gân chung đi xuống bám vào củ gót. Tác dụng của cơ bắp chân là gấp cẳng chân, cơ này giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cơ thể. Khu ngoài cẳng chân: gồm có 2 cơ đó là cơ mác dài và cơ mác ngắn. - Cơ mác dài: là 1 cơ gồm gân và thịt phát sinh ở mặt ngoài xương mác có gân đi xuống dưới qua gan bàn chân bám vào xương chêm 1. Cơ này chùm phủ lên cơ mác ngắn có tác dụng là gấp và xoay bàn chân ra ngoài. - Cơ mác ngắn: nằm dưới cơ mác dài, phát sinh ở mặt ngoài xương mác vòng ra sau mắt cá ngoài bám vào nền xương đốt bàn 5. Tác dụng: duỗi bàn chân và xoay bàn chân ra ngoài. Cấu tạo bàn chân Cấu trúc của bàn chân cũng giống cấu trúc của bàn tay nhưng trong khi bàn tay có vẻ thẳng với cẳng tay thì ở bàn chân, do chức năng hoàn toàn khác bàn tay đó là làm chân đế cho sự đứng thẳng của con người nên bàn chân và cẳng chân tạo với nhau 1 góc vuông. Một điểm cần chú ý là ở xương bàn chân có ngón chân tương đối nhỏ nhưng xương cổ chân lại to hơn. Do chức năng làm chân đế nên lòng bàn chân có cấu tạo bằng 1 lớp mô bì và mô mỡ khá dày và 1 nhóm cơ gấp nên tạo thành 1 mặt có giãn. Tính đàn hồi càng được tăng cao do cấu tạo hình vòm làm cho bàn chân 1 mặt nghiêng hình vòng cung ở phần dưới và phẳng về phía ngoài. Các cử động được bảo đảm do 1 khớp hoạt động như ở bàn tay cho phép bàn chân quay nhờ sự liên kết với các cơ của xương chày và xương mác. Chúng ta cùng xét phần cấu tạo của bàn chân. Xương bàn chân chia làm 3 khối: - Khối cổ chân gồm 7 xương. - Khối đốt bàn chân có 5 xương. - Khối đốt ngón chân gồm 14 xương. Xương cổ chân: gồm 7 xương chia thành 2 hàng: - Hàng sau có xương sên, xương gót và xương thuyền. - Hàng trước có xương hộp và 3 xương chêm.
  72. Xương sên: giống hình ốc sên và là xương duy nhất lắp vào cẳng chân. Mặt trên thân xương khớp với xương chày, hai bên khớp với mắt cá trong và mắt cá ngoài. Trọng lượng cơ thể con người dồn toàn bộ nên 2 xương sên. Mặt dưới lắp với xương gót. Xương gót: nằm dưới xương sên, là xương lớn nhất trong các xương cổ chân. Phía lồi ra gọi là củ gót, mặt trước lắp với xương hộp. Xương thuyền: dẹt trước sau giống hình thuyền, phía trước lắp với 3 xương chêm. Mặt ngoài tiếp giáp với xương hộp. Xương hộp: có hình khối vuông không đều nằm trước xương gót. Mặt trước khớp đốt bàn 4 và 5. Mặt trong khớp xương thuyền và xương chêm thứ 3. Ba xương chêm: nằm giữa xương thuyền, xương đốt bàn chân và xương hộp. Từ trong ra ngoài có: xương chêm 1 to nhất, xương chêm 2 to vừa và xương chêm 3 nhỏ nhất. Ba xương này tạo nên vòm bàn chân. Xương đốt bàn chân Gồm có 5 xương hình cánh cung. Xương đốt bàn chân ngón cái là xương dài nhất, xương đốt bàn thứ 5 là xương ngắn nhất. Mỗi xương có 1 nền khớp với xương cổ chân và 1 chỏm để khớp với xương đốt ngón chân. Thân xương hình trụ tam giác. Riêng xương đốt bàn ngón út kéo dài về phía sau thành 1 mỏm trâm. Xương đốt ngón chân Như những ngón tay, mỗi ngón chân có 3 đốt, riêng ngón cái có 2 đốt, mỗi đốt ngón chân có 1 nền và 1 chỏm. Các đốt xương ngón chân đều nhỏ trừ ngón cái Các cơ bàn chân Bàn chân bao gồm có mu chân và gan chân. Gan chân dài hơn mu chân vì có thêm gót chân. Các cơ bàn chân được phân bố làm 2 vùng. Đó là vùng mu chân và cùng gan chân. - Mu bàn chân: có 1 cơ- là cơ ngắn và dẹt, phát sinh ở mặt ngoài xương gót, thân cơ bắt chéo trên mu chân đI qua dưới gân của cơ duỗi chung, chia thành 4 bó biến thành gân bám vào 4 ngón chân ( từ ngón 1 đến ngón 4). Tác dụng của nó là giúp duỗi các ngón chân. - Gan bàn chân: có 19 cơ chia làm 3 lớp. Đó là lớp sâu, lớp giữa và lớp nông. Nhìn chung những cơ gan bàn chân không ảnh hưởng đến hình thái bên ngoài. Lớp nông có các cơ sau đây: - Cơ gấp ngắn các ngón chân: phát sinh ở xương gót, chia thành 4 bó và trở thành gân bám vào đốt nhì. Cơ có tác dụng gấp 4 ngón chân. - Cơ dang ngón cái: phát sinh ở mặt trong xương gót và bám vào đốt nhất ngón cái. Cơ có tác dụng dang ngón cái. - Cơ dang ngón út: phát sinh ở mặt ngoài xương gót bám vào đốt nhất ngón út. Cơ có tác dụng dang ngón út.
  73. Bài tập ứng dụng: Vẽ cấu tạo khái quát bộ xương người. Xác định và nhận biết vị trí các xương trong cấu trúc người. Vẽ xương lột da và xác định các cơ chính trên thân thể người. Vẽ kí hoạ dáng người thật và xác định vị trí các xương, cơ lớn. Câu hỏi củng cố 1) Để xác định bộ xương của nam và nữ cần chú ý những đặc điểm gì? 2) Nhận xét hình dạng bên ngoài của người trưởng thành và người già. Qua đó phân tích sự khác nhau về hình dạng bên ngoài của 2 lứa tuổi này
  74. Chương 4: Tư thế động tác của cơ thể người khi vận động Giời thiệu: Việc học tập chuyên môn của sinh viên mỹ thuật trong nhà trường không dừng lại ở những bài hình hoạ nghiên cứu tại lớp hoặc vẽ kí hoạ phong cảnh, các dáng tĩnh ngoài thực tế. Để có thể ghi chép, ký hoạ, lấy tài liệu xây dựng tranh bố cục, xây dựng tác phẩm, sinh viên cần phải luyện tập cách vẽ bắt dáng nhanh, ký hoạ tốt các dáng hoạt động, sinh hoạt của con người. Trong chương này ngoài việc nghiên cứu cấu tạo bàn tay và bàn chân, thực hành vẽ nhanh bàn tay, bàn chân trong nhiều tư thế, giáo trình này còn đề cập và tìm hiểu một số động tác, tư thế hoạt động của con người theo cách vẽ giải phẫu đơn giản, tìm hiểu tư thế, dáng đi, dáng chạy, những biến đổi có tính quy luật của từng động tác nhằm giúp sinh viên xây dựng các phác thảo bố cục về các đề tài lâo động, sản xuất và sinh hoạt trong chuyên môn. Mục tiêu: Vẽ được hình thái bề ngoài mối quan hệ qua lại của các hệ thống cơ, xương khi cơ thể chuyển động cũng như sự thay đổi bề mặt. Các bài thực hành vẽ và tìm hiểu 1 số dáng hoạt động của con người sẽ là những kiến thức bổ trợ cho phần lý thuyết đã học. Nội dung chính: 4. Vận dụng giải phẫu để vẽ dáng động 4.1. Tư thế động tác cơ thể người trong bước đi và chạy Khi diễn tả con người, ngoài việc nắm chắc về cấu tạo cơ thể người hoạ sĩ còn phải hiểu thấu đáo sự biến đổi hình dáng của cơ thể con người. Đặc biệt là các bước đI và bước chạy, đó là những động tác khó biểu hiện nhất. Chúng ta cùng phân tích để tìm hiểu thế nào là 1 bước. Theo quan niệm thông thường, 1 bước là khoảng cách hai bàn chân trong lúc đi. Phải hiểu cho đúng là 1 bước đi gồm 2 bước nhưng không phải là sự kế tiếp bước nọ bước kia mà là sự tiếp diễn đồng thời của 2 bước lấn sang nhau. Nghĩa là trong bước chân trái đã có 1 nửa bước chân phải 4.2. Tư thế của con người trong bước đi Khi cả 2 chân đều tiếp xúc với mặt đất cụ thể là chân sau tiếp xúc đất bằng mũi chân cũng là lúc chân trước tiếp xúc đất bằng ngón chân. Đó là “ giai đoạn đôi” Khi chân sau nhấc gót lên khỏi mặt đất lúc đó chỉ còn 1 chân đỡ. Đó là “ giai đoạn một” ( giai đoạn này dài hơn giai đoạn trước ). Trong giai đoạn một khi chân sau nhấc lên khỏi mặt đất gọi là “ giai đoạn chân sau”.
  75. Tiếp tục đưa chân về phía trước cho tới khi gặp chân trước ở phương thẳng đứng ( lúc này khối lượng người dồn cả lên chân trước ) gọi là “ giai đoạn dọc” Khi chân sau vượt qua phương thẳng đứng với chân trước để chuẩn bị tiếp xúc đất ta gọi là “ giai đoạn chân trước” cho tới lúc chân sau chạm mũi chân tiếp xúc với đất coi như đã thực hiện xong giai đoạn 1 và chuyển sang giai đoạn đôi. Như vậy bước đi gồm kế tục giai đoạn đôi và giai đoạn 1. Sự phân tích này còn liên quan chặt chẽ đến thế người. Khi đi, đường ngang vai chuyển hướng ngược chiều với đường ngang hông, vai và hông hai bên tráI và phải cơ thể luôn luôn tiến ngược chiều nhau, do đó ta có động tác tay nọ chân kia. Nghĩa là chân phảI đưa lên phía trước thì tay phải dừng đưa lại về phía sau. Điều đó giúp cho cơ thể luôn thăng bằng trong cả bước đi và bước chạy. - Động tác của cơ thể trong bước đi: + Thân:trong mỗi bước đi thân lên xuống theo chiều dọc cơ thể độ khoảng 3 – 4 cm. Cụ thể: thân nhô lên ở giai đoạn dọc và xuống ở giai đoạn đôi cũng đồng thời ngả nghiêng theo chiều ngang nhất là ở giai đoạn một. + Xương chậu: mặt trước của xương chậu chếch về phía chân đưa trong giai đoạn chân sau và dần chuyển sang phía đối lập khi chân đã trở thành chân trước. Đến giai đoạn dọc thì ngang. + Vai: động tác của vai là ảnh hưởng tạo nên do 2 cánh tay cử động. Trong động tác đi, hướng vai và xương chậu luôn ngược chiều với nhau nhằm giữ lại thế cân bằng ( hình 64/116 ). Nếu không có sự chuyển ngược chiều của vai thì động tác xoay chuyển xương chậu theo trục dọc có thể kéo thân đổ theo hướng xoay của nó. - Tay: cử động ngược lại với chân ( tay nọ chân kia ). Đến giai đoạn dọc thì gặp nhau trong động tác ngược chiều 4.3. Tư thế người trong bước chạy Chạy không phải là đi nhanh và ngược lại đi nhanh không phải là chạy vì trong bước chạy hai chân thay đổi nhau đỡ lấy thân trong những khoảng thời gian bằng nhau. Bước chạy khác bước đi ở chỗ “ giai đoạn một “ không dài mà trái lại nối tiếp nhau bằng 1 khoảng cách. Khoảng cách đó là lúc toàn thân lơ lửng trên không, ( bước chạy không có “ giai đoạn đôI”). Trong bước đi, tay luân phiên nhau và ngược hướng với chân nhưng trong bước chạy tay không duỗi thẳng. Việc phân định động tác cơ thể trong bước đi và bước chạy chỉ mang tính khái quát. Sinh viên cần nghiên cứu lâu, kĩ bằng ký hoạ, ghi chép để rút ra kết luận sát với sự biến đổi uyển chuyển và khéo léo của cơ thể con người. IV Tìm hiểu một số động tác, tư thế hoạt động của con người theo cách vẽ giảI phẫu đơn giản Đối với các bài nghiên cứu hình hoạ trên lớp, việc vẽ người mẫu ở các dáng nằm hoặc ngồi thường diễn ra vài buổi. Khi mỗi một dáng của người mẫu được sắp đặt thì
  76. quy luật của xương và cơ thay đổi, sinh viên có thể nhận biết dễ hơn. Nhưng trong thực tế, con người luôn có những hoạt động như sinh hoạt, làm việc, đi, chạy Vậy mỗi dáng chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, người vẽ lại không phải là cái máy ảnh, vậy làm thế nào để có thể ghi chép được. Chúng ta vận dụng các hiểu biết giải phẫu để sơ phác tư thế người chạy bằng để tìm hiểu. Khi con người đang thực hiện tư thế chạy, toàn thân lao lên, cánh tay phải luôn chuyển động về phía trước cùng với chân trái và ngược lại. Đối với các động tác mang, vác, uốn cong người và cả động tác đi, chạy như ở trên chúng ta luôn chú ý tới sự cân bằng của hình người. Dù hình bất động hay cử động phảI phù hợp với trọng tâm - đó là quy luật. Để có thể đứng vững ta thấy hướng chân trụ nghiêng về phía ngược chiều với trục cột sống. Động tác tự nhiên đó nhằm cân bằng trọng tâm của toàn bộ vật nặng và cơ thể của người. Nhìn hình sơ phác dưới đây ta thấy rõ những bất cân bằng của những trọng lượng theo 1 hướng thì luôn được bù trừ bằng sự chuyển dịch của các phần khác theo hướng ngược lại. Để tiện quan sát trong khi vẽ người mẫu hoặc ký hoạ nhanh các dáng hoạt động, những hình vẽ dưới đây phần nào giúp sinh viên hình dung các thay đổi có tính quy luật của xương và cơ Bài tập ứng dụng Vẽ cấu tạo khái quát xương bàn tay và bàn chân. Xác định và nhận biết vị trí các xương bàn tay và bàn chân. Vẽ kí hoạ bàn tay và bàn chân. Thông qua hình vẽ bàn tay, bàn chân qua các dáng hãy tìm vị trí các xương và cơ chủ yếu. Vẽ kí hoạ cả người mẫu dáng động và tập tìm xương, cơ như bài mẫu đã cho. Câu hỏi củng cố Tìm hiểu các dáng ở những hình tham khảo và cho biết các cơ chính nào đã tác động đến dáng và hình thể con người.
  77. Chương 5: Ghi chép hình bộ xương, vẽ lớp cơ phủ bên ngoài Giới thiệu: Để ghi nhớ theo năng lực đặc biệt của người học mỹ thuật cần yêu cầu ghi nhớ bằng hình ảnh. Việc chép hình bộ xương, vẽ lớp cơ phủ bên ngoài giúp người học tăng cường khả năng nhớ và vận dụng phù hợp vào các bài vẽ sau này. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cụ thể là bài kiểm tra Nội dung chính 5. Ghi chép hình bộ xương, vẽ lớp cơ phủ bên ngoài 5.1. Cách vẽ xương đầu Trước tiên ta xác định 1 hình vuông A A1B1B có cạnh trên là AA1. Cạnh đứng là AB và cạnh dưới là BB1. Kéo dài ra phía ngoài thêm 1/3 cạnh hình vuông trên ta được hình chữ nhật AA2B2B. (n Phần xương sọ được xác định bằng hình trứng nội tiếp hình chữ nhật trên ). Đường phân đôI các cạnh hình chữ nhật đó là CC2 và A3B3 cắt nhau tại C3. Từ C3 ta kẻ đường thẳng xy hơI chếch lên về phía trước, đó chính là đường trục của sọ. Kéo dài AB xuống dưới và xác định điểm D sao cho CB bằng BD. Nối 3 điểm CDB3 ta được 1 tam giác. Đó chính là mặt, cạnh trên được xác định từ ụ mày đến lỗ tai, cạnh đứng từ ụ mày đến cằm và cạnh dưới từ lỗ tai đến cằm . Hình 5.1
  78. Cách vẽ xương đầu nhìn chính diện Xác định một hình tròn có tâm là O. Hình tròn này chính là bề ngang của hộp sọ bằng từ đỉnh đầu đến cạnh dưới lỗ mũi. Từ tâm của hình tròn ta kẻ đường thẳng đứng AB để xác định trục của sọ cắt hình tròn ở A và C. Giữa bán kính OC là điểm D ta kẻ DE vuông góc với trục mặt AB. DE chính là đường phân đôI đầu. Ta xác định phần xương mặt bằng cách vẽ một hình tròn tiếp tuyến với DE có tâm K ở trên đường trục mặt và đường kính bằng BD. Diện trước mặt có thể quy vào hình 6 cạnh ( lục lăng ) thon hình trám. Cạnh bên là 2 ụ trán, hai cạnh giữa từ ụ trán đến gò má và từ gò má đến cằm. Cạnh dưới là cằm. Để dễ ghi nhớ ta có thể quy xương đầu thành những hình đơn giản: - Nhìn mặt bên: xương đầu được kết hợp bởi 2 hình. Khối sọ là hình trứng, còn khối mặt là hình tam giác. Hình 5.2
  79. - Nhìn thẳng trước: xương đầu được kết hợp bởi 2 hình, hình tròn ở phía trên và hình lục giác ở phía dưới A- Xương đầu người trưởng thành; B- xương đầu trẻ em; c- xương đầu người già. - Sự khác nhau giữa xương đầu người già và xương đầu trẻ em + Xương đầu trẻ em Đối với trẻ sơ sinh, phần mặt ngắn, phần sọ lớn hơn, ụ trán và thái dương rất nở. Tỉ lệ giữa mặt và sọ sẽ giảm dần cho tới khi trưởng thành. ở phần khớp xương sọ có chỗ đè chờm lên nhau và có những khoảng trống mà ta gọi là thóp. Khi trẻ lớn lên những khoảng trống ( thóp ) đó dần thu hẹp và khép lại. Khoảng 2 tuổi thóp mới kín và có trường hợp đến lúc trưởng thành thóp mới kín hẳn. + Xương đầu người già Hình thái xương đầu người già có những điểm tương tự như xương đầu trẻ em. Chiều dài của mặt ngắn lại do răng rụng, xương hàm dưới bị cơ nhai co lên làm cho cằm nhô ra phía trước. Môi không còn chỗ tựa nên có hướng thụt vào trong miệng gây ra ấn tượng như môi mỏng đi hoặc còn gọi là móm.
  80. 5.2. Vẽ xương và cơ thân, chi trên ,chi dưới Thực hiện vẽ 1 bài xương toàn thân (Hình 5.2), 1 bài cơ toàn thân (Hình 5.5- 5.6) trên khổ giấy A3 – chất liệu chì.
  81. Hình 5.3
  82. Hình 5.4 Hình 5.5
  83. HÌnh 5.6
  84. Tài liệu tham khảo Nguyễn Minh Đàng – Triệu Khắc Lễ- Giáo trình giải phẫu tạo hình – Trường CĐSP nhạc hoạ TW. Đỗ Xuân Hợp – Giải phẫu y học. Trần Tiểu Lâm - Đặng Xuân Cường – Luật xa gần và giải phẫu tạo hình – Nhà xuất bản giáo dục – 1988 Lương Xuân Nhị – Giải phẫu tạo hình – Nhà xuất bản văn hoá thông tin- 2002 Lê Thiệp – Tài liệu giảng dạy Giải phẫu tạo hình. Viện hàn lâm khoa học Liên Xô - Học tập nghệ thuật tạo hình. Anatomy for the Artirs ( Drawing and text by Jeno Barsay – Corvina Budapest ) – 1986 Phụ lục Một số hình hoạ nghiên cứu và tác phẩm tiêu biểu 129 - 134