Giáo trình nội bộ Lịch sử mỹ thuật Việt Nam - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 59 trang Gia Huy 3411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nội bộ Lịch sử mỹ thuật Việt Nam - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_lich_su_my_thuat_viet_nam_nganh_hoi_hoa_tr.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Lịch sử mỹ thuật Việt Nam - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRỪỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: HỘI HỌA Lào cai, năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình trên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Môn học có nhiệm vụ trang bị cho người học những kiến thức và sự hiểu biết về tiến trình hình thành và phát triển của Mỹ thuật từ thời nguyên thủy đến hiện đại của Việt Nam, giúp sinh viên cảm thụ các giá trị mỹ thuật qua các thời kỳ, tác giả - tác phẩm tiêu biểu, khơi dậy năng lực cảm thụ, đánh giá, niềm tự hào về những thành tựu của mỹ thuật. Thông qua các tác phẩm mỹ thuật được hình thành trong quá trình lịch sử, người học lĩnh hội và thẩm thấu về tinh thần nghệ thuật, phong cách, bút pháp và các biểu hiện tạo hình đa dạng trong mỹ thuật, từ đó có khả năng vận dụng, phát huy các giá trị và được tinh hoa trong học tập và sáng tạo mỹ thuật. Lào cai, năm 2019 Người biên soạn Hà Thị Minh Chính 3
  4. MỤC LỤC Chương 1: Mỹ thuật thời nguyên thuỷ và thời đại dựng nước 6 1. Mỹ thuật thời nguyên thuỷ và thời đại dựng nước 6 1.1. Mỹ thuật thời đồ đá (tiền sử) đến thời sơ sử (kim khí) 6 Một vài nét về lịch sử thời nguyên thủy ở Việt Nam 6 Thời kỳ đồ đá cũ 6 Thời kỳ đồ đá giữa 7 Thời kỳ đồ đá mới 7 Quá trình phát triển của mĩ thuật nguyên thủy 8 1.2. Đặc điểm của mĩ thuật nguyên thủy Việt Nam 9 1.3. Mỹ thuật thời đại dựng nước 10 1.3.1. Khái quát chung 10 1.3.2. Mĩ thuật thời kỳ dựng nước 11 Chương 2: MĨ THUẬT THỜI KỲ PHONG KIẾN DÂN TỘC ĐỘC LẬP 14 2. Mỹ thuật thời kỳ phong kiến dân tộc độc lập 14 2.1. Mĩ thuật thời Lý (1009 - 1225) 14 Khái quát chung 14 2.1.1. Thành tựu mĩ thuật thời Lý 14 2.1.2. Đặc điểm mĩ thuật thời Lý 21 2.2. Mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) 21 2.2.1. Thành tựu mỹ thuật thời Trần 21 2.2.2. Đặc điểm chung 26 2.3. Mỹ thuật thời Lê 27 2.3.1. Hoàn cảnh xã hội thời Lê 27 2.3.2. Thành tựu mỹ thuật thời Lê 27 2.4. Mĩ thuật thời Nguyễn (1802 - 1885) 35 2.4.1. Hoàn cảnh xã hội 35 2.4.2. Thành tựu mĩ thuật thời Nguyễn 35 Chương 3. Mỹ thuật việt nam từ 1885 đến nay 39 3. Mỹ thuật việt nam từ 1885 đến nay 39 3.1. Mỹ thuật thời kỳ Pháp thuộc (1885 – 1945) 39 3.1.1. Thành tựu Mỹ thuật 39 Mĩ thuật giai đoạn 1930 đến 1945 41 3.1.2 Những chất liệu mới trong hội họa 41 3.2. Mĩ thuật Việt Nam thời hiện đại từ 1945 đến nay 45 3.2.1. Thành tựu Mỹ thuật 45 3.2.2. Những hình tượng nghệ thuật thành công 47 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Mã môn học: MH10 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Thực hiện trước các mô đun Vẽ bố cục tranh phong cảnh; Vẽ bố cục tranh sinh hoạt. - Tính chất: Môn cơ sở ngành. Mục tiêu môn học - Về kiến thức + Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam. Đặc điểm mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Nguyên Thủy, thời phong kiến, thời Pháp thuộc và từ cách mạng tháng 8 - 1945 đến nay. + Phân tích bối cảnh lịch sử và các công trình, tác phẩm nghệ thuật để khẳng định được bản sắc dân tộc độc đáo, đa dạng và truyền thống nghệ thuật lâu đời của dân tộc Việt Nam. - Về kỹ năng + Sinh viên hiểu biết đầy đủ chính xác những thành tựu sáng tạo Mỹ thuật của từng giai đoạn lịch sử, nắm vững đặc điểm, phong cách, giá trị tạo hình, biểu hiện bản sắc dân tộc Việt Nam. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng. + Có khả năng tự ngiên cứu tài liệu liên quan. + Trân trọng những thành tựu mỹ thuật qua các thời kỳ, nghiêm túc, cầu thị. 5
  6. Chương 1: Mỹ thuật thời nguyên thuỷ và thời đại dựng nước Giới thiệu: - Trang bị những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam. Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ Nguyên Thủy, thời đại dựng nước.Thông qua phân tích bối cảnh lịch sử và các công trình, tác phẩm nghệ thuật để khẳng định bản sắc dân tộc độc đáo, đa dạng và truyền thống nghệ thuật lâu đời của dân tộc Việt Nam. Mục tiêu: - Phân tích, nhận xét tác phẩm mĩ thuật nguyên thủy, thời đại dựng nước - Hiểu và thuyết trình được về mĩ thuật nguyên thủy và thời đại dựng nước - Cùng với việc phân tích, tìm hiểu các tác phẩm mĩ thuật, sinh viên hiểu được truyền thống nghệ thuật, tăng thêm lòng say mê tìm hiểu mĩ thuật dân tộc. Trên cơ sở đó biết phát huy tinh hoa dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật và trong giảng dạy bộ môn Mĩ thuật sau khi ra trường. Nội dung chính: 1. Mỹ thuật thời nguyên thuỷ và thời đại dựng nước 1.1. Mỹ thuật thời đồ đá (tiền sử) đến thời sơ sử (kim khí) Một vài nét về lịch sử thời nguyên thủy ở Việt Nam Thời nguyên thủy là thời kỳ đầu tiên của xã hội loài người. Theo khảo cổ học thời kỳ nảy sinh và phát triển cảu công xã nguyên thủy chính là thời đại đồ đá. Ngoài ra thời kỳ nguyên thủy còn đồng nghĩa với thời tiền sử, thời kỳ chưa hình thành và ra đời lịch sử thành văn. Các nhà khảo cổ học đã chia thời kỳ đồ đá ra làm ba giai đoạn: Thời kỳ đồ đá cũ - Thời kỳ đồ đá giữa và thời kỳ đồ đá mới. Thời kỳ đồ đá cũ Di tích núi Đọ - Thanh Hóa được xếp vào sơ kỳ đồ đá cũ. Đây là nơi cư trú của người Việt cổ, đồng thời cũng là nơi chế tạo các công cụ bằng đá thô sơ. Đó là những mảnh tước, công cụ chặt, rìu tay, nạo Thời kỳ này cách chúng ta hàng mấy chục vạn năm và là thời kỳ tổ chức xã hội đang hình thành. Trải qua quá trình phát triển, con người dần bước vào chế độ thị tộc nguyên thủy. Để có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, con người phải tụ họp lại với nhau, sống thành những bầy đàn người trong các hang động tự nhiên. Với công cụ bằng đá thô sơ, họ sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm. 6
  7. Hình 1.1 Kỹ thuật chế tác đồ đá đã tiến lên một bước, thời kỳ ở núi Đọ người nguyên thủy dùng đá bazan để chế tạo công cụ lao động, về sau họ dùng đá cuội tìm được ở bãi sông. Những viên đá cuội được ghè đẽo cẩn thận trở thành các công cụ lao động có hiệu quả hơn so với thời kỳ trước. Thời kỳ này được gọi là văn hóa Sơn Vi (thuộc xã Sơn Vi, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ) và cũng là giai đoạn cuối của thời kỳ đá cũ cách ngày nay khoảng 1 vạn năm đến 18.000 năm. Thời kỳ đồ đá giữa Sau văn hóa Sơn Vi, người Việt cổ bước vào thời kỳ đồ đá giữa, tương đương với nền văn hóa Hòa Bình. Ngoài cuộc sống săn bắn và hái lượm, các cư dân Hòa Bình đã biết làm nông nghiệp. Con người thời này đã biết làm lều, dựng nhà ở cửa hang và gần sông suối. Nền văn minh nông nghiệp cũng bắt đầu từ đây. Tín ngưỡng tôn giáo có lẽ cũng bắt đầu xuất hiện với hình thức sơ khai nhất là Tô tem giáo (thờ vật tổ). Thời kỳ đồ đá mới Thời kỳ đồ đá mới bắt đầu vào khoảng thiên niên kỉ VI TCN. Địa bàn cư trú của người Việt cổ lan rộng từ miền núi tới miền biển, từ trung du tới đồng bằng. Những công cụ bằng đá cuội khonog chỉ được ghè đẽo mà còn được mài, rồi tra cán, năng xuất lao động tăng lên rõ rệt. Cuộc sống vật chất phát triển đã kéo theo cuộc sống tinh thần. Đồ trang sức được chế tác trên nhiều chất liệu phong phú như vỏ ốc, đất nung, vỏ trai, nghề thủ công phát triển ngoài ra con người thời này còn biết dệt vải. Hình 1.2 7
  8. Trong các mộ cổ được khai quật, có nhiều công cụ lao động được chôn theo, chứng tỏ tư duy của người nguyên thủy đã tiến lên một bước đáng kể là họ tin vào một thế giới khác nữa ngoài cuộc sống thực tại. Thời kỳ đồ đá mới là giai đoạn cuối của thời nguyên thủy. Tư duy của con người phong phú hơn, đời sống ổn định lâu dài hơn. Tất cả những điều này chuẩn bị cho sự ra đời một chế độ xã hội mới với sự hình thành Nhà nước ở giai đoạn sơ khai nhất. Quá trình phát triển của mĩ thuật nguyên thủy Thời kỳ nguyên thủy có lẽ là thời kỳ dài nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Đồng thời sự phát triển của xã hội cũng chậm chạp nhất. Mặc dù vậy con người cùng với sự tiến bộ về vật chất cũng dần nhích dần lên đời sống thẩm mĩ. Thời kỳ đồ đá giữa xuất hiện những hình khắc đầu tiên, mở đầu cho một nền mĩ thuật phát triển sau này. Mĩ thuật ở thời kỳ đồ đá giữa (cách ngày nay khoảng 1 triệu năm). Thuật ngữ văn hóa Hòa Bình chỉ chung văn hóa cả vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam với những di tích khảo cổ ở Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình. Trong nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình chúng ta dã tìm thấy được những dấu hiệu mĩ thuật đầu tiên. Mặc dù đó chỉ là những hình khắc đơn giản về nội dung và bằng trình độ tạo hình sơ khai nhưng sự xuất hiện của những hình khắc đó đã khẳng định sự ra đời nền nghệ thuật tạo hình của người Việt cổ. Thời kỳ này con người vẫn ở trong hang động. Nghệ thuật văn hóa Hòa Bình cũng cũng chính là nghệ thuật hang động. Mới đầu chỉ là những hình vẽ rời rạc, phải đến các hình khắc trong hang Đồng Nội thuộc xã Đồng Tâm, huyện lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, chúng ta mới được chứng kiến những tác phẩm hoàn chỉnh hơn. Đó là hình ba mặt người và một mặt thú. Thời kỳ đồ đá mới (cách ngày nay khoảng 5000 năm) cũng để lại dấu vết của nhiều nền văn hóa: văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Quỳnh Lưu, văn hóa Bàu Tró, văn hóa Hạ Long Họ có kỹ thuật chế tác đồ đá, đồ gốm tương tự như nhau. Trên cơ sở đó nghệ thuật tạo hình cũng phát triển. Thời kỳ này người nguyên thủy đã biết làm đồ gốm, và phát triển nhiều kiểu dáng cũng như nhiều hoa văn trang trí như hoa văn khắc vạch, dấu vặn thừng, hoa văn song song, có các tác phẩm đơn giản như hình chạm trên viên cuội dài 10cm ở Động Kỵ (Thái Nguyên). Trên viên cuội có hình khắc ở cả hai mặt. Mặt này là những hình học, chủ yếu là hình vuông được sắp xếp như một mặt người vẽ theo kiểu kỉ hà. Mặt kia là một chân dung người đã chi tiết mắt, mũi, miệng được tạo bởi những chấm chấm. Tuy đơn giản nhưng rất chuẩn xác, có biểu cảm. 8
  9. Hình 1.3 Hình 1.4 1.2. Đặc điểm của mĩ thuật nguyên thủy Việt Nam - Về loại hình: Trong giai đoạn sơ khai này của mĩ thuật, chúng ta mới tìm được một số tác phẩm chạm khắc trên chất liệu đá, đất, xương thú. Căn cứ trên hiện vật tìm được cho đến ngày nay, ta chưa thấy có nghệ thuật hội họa hoặc điêu khắc tượng tròn. Bên cạnh các hình chạm khắc, đến cuối thời đá mới, nghệ thuật đồ gốm và trang trí trên đồ gốm phát triển đã để lại nhiều hoa văn đơn giản nhưng phong phú về thể loại. - Về đề tài, nội dung: Hình chạm khắc chủ yếu đi vào đề tài chân dung con người hoặc khái quát hình tượng đầu thú. Một số tác phẩm mang tính trang trí và tượng trưng đề cập tới đề tài thiên nhiên. Họa tiết trang trí phong phú hơn, song đều bắt nguồn từ hiện 9
  10. thực sinh động của cuộc sống: dấu nan đan, vân tay, sóng nước, vặn thừng, răng lược, khắc vạch, - Về cách thể hiện: Có thể người nguyên thủy dùng que để khắc vạch lên đồ gốm, vật sắc nhọn để tạo lên những hình khắc trên đá, mảnh xương, Bước đầu họ đã bộc lộ được những khả năng quan sát, khái quát sự vật. Các hoa văn trang trí thể hiện khả năng khái quát và cách điệu của người nguyên thủy từ những quan sát chính xác trong cuộc sống. Hình1.5 1.3. Mỹ thuật thời đại dựng nước 1.3.1. Khái quát chung Trải qua một thời gian lao động lâu dài, các tộc người nguyên thủy ngày càng phát triển đông đúc hơn. Trình độ canh tác và chế tác đồ đá, đồ gốm đạt trình độ cao. Lao động và sáng tạo đã giúp các tộc người nguyên thủy Việt Nam phát triển trên một địa bàn khá rộng và thống nhất. Theo quy luật phát triển, thời nguyên thủy đã nhường chỗ cho thời kỳ văn minh ở hình thức nhà nước sơ khai nhất ra đời ở Việt Nam. Đó là thời kỳ của nền văn minh sông Hồng hay còn gọi là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Bắt đầu từ thời đại dồng thau đến sơ kỳ đồ sắt với sự hình thành nhà nước Văn Lang (tồn tại 18 đời Vua Hùng) và nàh nước Âu Lạc do An Dương Vương đứng đầu tồn tại từ khoảng đầu thế kỷ III TCN đến năm 179 TCN. Thời đại dựng nước được chia làm bốn giai đoạn tương đương với bốn nền văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. - Di chỉ Phùng Nguyên thuộc Lâm Thao - Phú Thọ, xuất hiện vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ II TCN. Thời này có nhiều công cụ đá phong phú về loại hình, số lượng, kĩ thuật chau chuốt, tinh vi. Ngoài ra còn tìm được đồ trang sức, đồ gốm, - Văn hóa Đồng Đậu có niên đại thuộc nửa sau thiên niên kỷ II TCN thuộc xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thuộc trung kỳ thời Đồng thau. Thời này phát hiện nhiều tượng súc vật nhỏ, mũi tên đồng, rìu đồng, mũi lao, . 10
  11. - Văn hóa Gò Mun (Phong Châu - Phú Thọ) tồn tại nửa đầu thiên niên kỉ I TCN. Giai đoạn này kĩ thuật luyện kim phát triển. - Văn hóa Đông Sơn ( Thanh Hóa) cách ngày nay khoảng 2800 đến 2000 năm. Thời kỳ này kĩ thuật đúc đồng, luyện kim đạt trình độ cao. Trống đồng Đông Sơn là ví dụ tiêu biểu cho trình độ đúc đồng và thẩm mĩ của giai đoạn này. 1.3.2. Mĩ thuật thời kỳ dựng nước - Khảo cổ học phát hiện tượng người bằng đá ở Văn Điển, cao khoảng 3,6cm, toàn bộ tượng được tạo ra từ một khối, có bố cục thống nhất theo chiều dài. Tay hầu như không có, đầu mình trên một đường thẳng, hai chân khép đưa về phía trước. Những chi tiết như đầu, thân, mông tương đối hài hòa về tỉ lệ, phần đầu, mặt, giới tính nam được chú ý diễn tả. - Tượng người thổi khèn trên cán muôi Việt Khê - Hải Phòng cũng là một hiện vật quý. Chiếc muôi dài 17,8cm, được tạo dáng thanh thoát, cân đối, mềm mại với cán muôi mảnh, cong cuộn tạo thành những vòng tròn đồng tâm ở điểm kết thúc. Và nó được hoàn thiện hơn khi có một pho tượng nhỏ gắn ở phần cán muôi. Đó là tượng một người đàn ông ngồi thổi khèn. Một đầu khèn đặt trên chân, đầu kia dựa vào vòng tròn nơi cán muôi. Tượng tuy nhỏ nhưng được làm khá chi tiết. Tượng ngồi với tỉ lệ khá cân đối, tóc búi cao. Khối mặt được diễn tả kĩ, biểu hiện đặc điểm của người Việt Cổ. Tượng được gắn với chiếc muôi như một phần hữu cơ không thể thiếu vừa như một chi tiết trang trí cho chiếc muôi đẹp hơn, hoàn thiện hơn. - Ngoài ra còn rất nhiều tượng khác như tượng trên cán dao găm, tượng người làm giá đỡ đèn, nghệ thuật thời kỳ này thường gắn với cái có ích, là một phần của công cụ hay mang tính trang trí. - Tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn là trống đồng . Đây là loại nhạc cụ thường được dùng trong các lễ hội, các cuộc tế lễ, ca múa Trống đồng còn là một tác phẩm mĩ thuật độc đáo của dân tộc ta. Ở đó có vẻ đẹp về hình dáng, tỷ lệ và các hình hoa văn trang trí được cách điệu cao, phong phú về thể loại. - Trống đồng Đông Sơn có sự thống nhất trong trang trí. Phần mặt trống được trang trí bằng nhiều hoa văn phong phú. Trong cùng thường là một ngôi sao có nhiều cánh, biểu tượng cho mặt trời, giữa các cánh sao là hoa văn lông công. Từ trung tâm tỏa ra là các vành hoa văn hình học như hoa văn hình tròn tiếp tuyến, hình chữ S gấp khúc Đáng chú ý là trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là ba vành hoa văn diễn tả các sinh hoạt của người, chim, thú. Tất cả nối nhau cùng chuyển động theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Ngoài cùng được nhắc lại 5,6 vành hoa văn hình học bố trí cân đối. - Hoa văn trang trí trên đồ gốm: Cùng với sự phát triển của xã hội thời Đông Sơn, nghề làm gốm cũng được phát triển thêm một bước. Bàn xoay được sử dụng để làm gốm. Từ chỗ phát hiện ra đồ gốm một cách ngẫu nhiên, đến đây con người đã tạo hình dáng phong phú cho đồ gốm và nung trong lò chuyên dụng tạo ra loại gốm có xương cứng, bề mặt mịn màng hơn. Đồ gốm thời kỳ này đa dạng về kiểu dáng, chủng loại từ nồi, chậu, bát, thạp, bình, vò, cốc đến dọi xe chỉ hòn kê, bi Tuy vậy, đồ gốm cũng thống nhất ở cấu trúc ba phần: miệng rộng, thân thon, chân doãng để tạo thế vững chãi 11
  12. cho đồ dùng. Cùng với sự phong phú về kiểu dáng là sự đa dạng về hoa văn trang trí. Phần lớn các hoa văn đều được bố cục thành các dải băng ngang. Đôi chỗ và tùy theo loại hình mà các nghệ nhân tạo thành các bố cục ô dọc theo thân gốm. Tất cả đều được gợi từ những hình mẫu có sẵn trong tự nhiên, nhưng được cách điệu hoặc đơn giản và mang trình độ thẩm mĩ cao. Mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều, không hoảnh tráng như nghệ thuật tạo hình trên thế giới cùng thời đại, nhưng các tác phẩm điêu khắc, hoa văn trang trí trên đồ gốm là những tư liệu quý giá khẳng định sự tồn tại và bước đầu phát triển một nền nghệ thuật tạo hình của người Việt cổ, một nền nghệ thuật mang đậm màu sắc bản địa đang dần được hình thành. Nền nghệ thuật đó phần nào phản ánh được những phong tục, những sinh hoạt lạo động, làm ăn vui chơi, lễ hội của các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thời kỳ đầu dựng nước. Một số tác phẩm đang còn là một bộ phận của đồ dùng, chứng tỏ rằng nghệ thuật chưa phải là loại hình tồn tại độc lập. Trong đó hòa trộn gắn bó cả hai yếu tố có ích lợi, tiện dụng và tạo hình. Tuy vậy, những tác phẩm đó, nếu đứng tách riêng vẫn xứng đáng và mang đầy đủ phẩm chất tạo hình hoàn chỉnh. Dù là sơ khai song mĩ thuật thời đại dựng nước này vẫn có nhiều loại hình nghệ thuật đạt trình độ kĩ thuật, mĩ thuật cao như nghệ thuật làm gốm, nghệ thuật đúc đồng, nghệ thuật làm tượng và chạm khắc Nền mĩ thuật thời kỳ này tạo nền móng, cơ sở cho một nền mĩ thuật dân tộc ngày càng được hoàn thiện trong các giai đoạn sau. Hình 1.6 12
  13. Hình 1.7 Hình 1.8 13
  14. Chương 2: MĨ THUẬT THỜI KỲ PHONG KIẾN DÂN TỘC ĐỘC LẬP 2. Mỹ thuật thời kỳ phong kiến dân tộc độc lập 2.1. Mĩ thuật thời Lý (1009 - 1225) Khái quát chung - Thời kỳ này đất nước bắt đầu ổn định, nhà Lý đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của dân tộc và quốc gia phong kiến độc lập. - Các tín ngưỡng dân gian được duy trì, đồng thời nhà nước chú trọng việc học hành, Nho giáo bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam. - Sự phát triển và ổn định của kinh tế chính trị đã giúp cho nền nghệ thuật nước nhà trong giai đoạn này phát triển nhanh chóng. Nghệ thuật trang trí trong các công trình kiến trúc cung đình, phật giáo, các tác phẩm điêu khắc lần lượt xuất hiện, đánh dấu một thời kỳ hưng thịnh của đất nước. 2.1.1. Thành tựu mĩ thuật thời Lý Kiến trúc - Nghệ thuật kiến trúc: sau thời gian dài chống giặc phương Bắc, đến thời Lý là thời kỳ hòa bình tương đối lâu dài của đất nước ta. Dân tộc ta bắt đầu đi vào ổn định và xây dựng đất nước. Về mặt kiến trúc, phát triển mạnh cả ở hai thể loại: Kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục. Ở kiến trúc thế tục đáng chú ý là những công trình kiến trúc thuộc về cung đình. Trong đó nổi bật là thành Thăng Long Sau khi lên ngôi, Vua Lý quyết định chọn đất để định đô. Hoa Lư là nơi có địa thế hiểm trở, rất thuận lợi cho việc quân sự đây là một căn cứ để luyện quân, phòng thủ, đồng thời là một "pháo đài kiên cố chống giặc". Do đó mặc dù Hoa Lư là kinh đô cho hai đời vua từ Đinh Tiên Hoàng đến Lê Đại Hành, nhưng với tình hình phát triển chế độ phong kiến trung ương tập quyền như thời Lý, Hoa Lư không còn là vùng đất lý tưởng để định đô. Trái lại, Thăng Long là nơi có địa thế thuận lợi, dân cư đông đúc. Trong chiếu đời đô nhà vua có viết :"Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu nên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên việc nước lâu dài, phong tục phồn thịnh được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng hướng Nam Bắc đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng. Đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi, xem khắp đất Việt ta chỉ nơi đây là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. Cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời". Sau khi xuống Chiếu dời đô, nhà Lý cho xây dựng kinh thành Thăng Long trở thành lũy lớn nhất của triều đại phong kiến Việt Nam. 14
  15. Hình 2.1 Kinh thành Thăng Long được xây dựng từ mùa thu 1010 đến màu xuân 1011. Thăng Long được giới hạn bở ba con sông: s.Hồng, s.Tô và s. Kim Ngưu. Khi xây dựng đã chọn núi Nùng làm trùng tâm thành Thăng Long. Núi Nùng còn được gọi là Long Đỗ (rốn rồng) được coi là nơi tụ khí thiêng của sông núi. Chính điện của đời Lý Thái Tổ được dựng ở trên núi. Đến nay núi không còn, chỉ còn dấu vết của thềm bậc điện Kính THiên,( đời lê sơ). Điện Kính Thiên cũng được xây dựng ở núi Nùng. Kinh thành được chia làm hai khu chính: KHu Hoàng thành và khu dân cư sinh sống, làm ăn. Theo nhà hà nội học Nguyễn Vinh Phúc thì "kinh thành Thăng Long được bao bọc bởi một tòa thành phát triển từ đê của ba con sông nói trên. Như vậy đê cũng là tường thành và do đó dòng soong chính là hào nước che chở cho kinh thành". Thành gồm hai vòng dài, khoảng 25km. Trong hoàng thành, nhà nước cho xây dựng nhiều cung điện, lầu gác như điện càn nguyên (Thiên An) là nơi vua coi chầu, ở vào vị trí trung tâm của kinh thành. Ngoài ra còn có điện Tập Hiền, điện Giảng Võ, điện Văn Minh, .Đợt xây dựng cuối cùng là vào những năm từ 1203 đến 1205 đã hoàn thiện và làm phong phú thêm cho kinh thành Thăng Long. Trong kinh thành còn xây dựng nhiều ngôi chùa như chàu Vạn Tuế, Hưng Thiên và Chân Giáo dành cho vua và hoàng hậu, cung tần đến tế lễ Phật. Kinh thành Thăng Long được xây theo bố cục cân xứng, đăng đối và tất cả đều quy tụ về điểm giữa, điểm trung tâm. Kiến trúc chùa tháp: Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam từ đầu công nguyên. Sang thời Lý đạo Phật nhanh chóng phát triển và trở thành tôn giáo chính, thu hút nhiều tầng lớp trong xã hội từ vua quan tới dân chúng. Phật giáo phát triển và ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội, in rõ dấu ấn trong nhiều lĩnh vực văn hóa. Vua và quý tộc sùng đạo Phật nên bỏ tiền ra xây dựng chùa tháp thờ Phật. 15
  16. Chùa Một Cột - Diên Hựu tự: xây năm 1049 gồm chùa và đài liên hoa xây giữa hồ vuông Linh Chiểu. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Phía ngoài là ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng đi vào chùa. Chùa được xây dựng để giải một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054); mong kéo dài tuổi thọ. Ngôi chùa được xây dựng giống như một bông sen vươn lên từ mặt hồ - nó chứng tỏ sự sáng tạo trong nghệ thuật kiến trúc của Việt Nam. Chùa Phật Tích - Vạn Phúc tự: Được xây dựng vào tkXI đời Lý. Chùa xây dựng dưới chân núi Phật Tích gắn với sự tích về cây tháp cao và pho tượng Phật trong lòng tháp. Trên nền tầng ba có 5 đôi tượng thú sắp thành hai hàng ngang đối xứng nhau trước cửa chùa: Sư tử, voi, trâu, tê giác, ngựa. Chùa đã bị phá hỏng nhiều lần và được tu bổ tồn tại đến ngày nay. Chùa Dạm - Cảnh Long Đồng Khánh - Thần Quan - Tấm Cám. Được xây dựng vào năm 1086 dưới triều Lý Nhân Tông. Đến nay vẫn còn dấu vết của bốn lớp nền cao dần kéo trên trục sâu . Trên lớp nền thứ hai còn dấu vết của các ô đất có dựng cột đá cao hơn 5m, chạm rồng, ô đất bên phải hình vuông, xung quanh được kè đá chạm sóng nước. Như vậy là có sự nhịp nhàng cân xứng giữa phải và trái. Nền tầng thứ ba: giữa có ô đất hình tròn, có cột đá dưới vuông trên tròn, chạm rồng. Sau cột là giếng, cột và giếng là hai hình tượng có ý nghĩa về mặt dân tộc học. Đó là biểu tượng phồn thực, âm dương. Ánh sáng mặt trời khi soi vào cột, cột ngả bóng vào giếng. Kiến trúc tháp: Được coi là nơi thờ Phật, sau này xây tách riêng với chùa và có nhiều chức năng khác nhau. Điêu khắc - Tượng Phật: Tượng Adida chùa Phật Tích gồm hai phần: Tượng và bệ tượng được làm bằng đá. Phần bệ tượng đá thô hơn. Toàn bộ pho tượng được quy vào trong hai khối nón chồng lên nhau, giữa hai khối đó là tòa sen được tạo bởi hai lớp cánh sen ngửa. Bệ hoa sen nhỏ hơn so với bề rộng của tượng. Tất cả tạo cho pho tượng có vẻ động, đối lập với dáng ngồi tĩnh tại trang nghiêm. Tượng phật mặt hơi cúi, miệng hơi mỉm cười. Mặt trái xoan, mũi dọc dừa, lông mày lá liễu, mắt lá dăm. Miệng nhỏ, môi nở dày mọng. Mắt lim dim nửa khép nửa mở. Thân thẳng, mỏng. Đường nét, khối khỏe, dứt khoát kết hợp với sóng áo nổi cao, mềm mại, lan tỏa gợi sự hài hòa, cân đối giữa yếu tố tĩnh và động, cứng và mềm. Tất cả tạo cho pho tượng một vẻ đẹp vừa hiện thực, sống động sâu lắng. Trong không gian chùa với khói hương đèn nến càng làm cho pho tượng thêm huyền bí. Phần bệ tượng càng làm thêm sự thanh thoát cho tổng thể khối tượng tròn này. Dưới hai tòa sen là hai bậc cấp cảu bệ bát giác được trang trí bằng các con rồng chầu lá đề. Dưới cùng là sáu tàng sóng nước cách diệu cao, đường nét mềm mại, dày đặc tương phản với nét nổi cao, thoáng, cách đều trang trí trên thân tượng. 16
  17. Hình 2.2 Một số pho tượng khác: Tượng kim cương bị mất đầu, đứng trên đài sen, nếp áo phủ đầy hoa văn. Trước cửa tòa thượng điện có 10 con thú xếp thành hai hàng đối xứng, mỗi con cao gần 2m và đều được đặt trên tòa sen. Ngoài những hình tượng được tạo ra mang tính hiện thực như đã kể trên, còn một số hình tượng tạo ra từ những yếu tố thần thoại, tôn giáo Một trong những số đó là hình tượng người chim đánh trống. Là sự kết hài hòa của hai yếu tố người và chim. Phần đầu, thân người với chiếc trống cơm trước ngực được gắn một cách hữu cơ với phần thân, cánh, chân và đuôi chim. Chân dung mang vẻ phúc hậu, tĩnh lặng rất quen thuộc. Các hình tượng hoa sen, hoa cúc, con rồng, sấu, sóng nước, nhạc công, vũ nữ là những mô típ chủ yếu trong chạm nổi trang trí thời Lý. Các hoa văn trang trí thời này được cách điệu cao và thường được sắp xếp thành các đồ án trang trí cụ thể trong hình tròn, hình lá đề mật độ hoa văn trang trí dày đặc trên bề mặt. HÌnh thường nhỏ, đường nét mượt mà, chau chuốt, trang trí tỉ mỉ, chi tiết. 17
  18. Rồng thời Lý mang đặc điểm giống loài thân rắn, chân chim, bờm ngựa và đầu phảng phất một con vật trong thần thoại Ấn Độ. Rồng thường được bố cục thành rồng ổ, rồng chầu, rồng đuổi. Hình 2.3 Cùng với kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc thời Lý đã khá phát triển và để lại nhiều tác phẩm có giá trị đến ngày nay. Qua các tác phẩm này đã bộc lộ khả năng tạo khối, trình độ tư duy thẩm mĩ, tư duy hình tượng cao. Nghệ thuật thời Lý mang tính cách điệu cao, hình khối, đường nét mềm mại, uyển chuyển. Các tác phẩm là sự kết hợp hài hòa, hợp lý của tính chất tôn giáo, vương quyền với tính hiện thực sống động. Các hoa văn trang trí đều được cách điệu từ hình trong tự nhiên song ở trình độ cao, các nghệ nhân đã biến hoa lá, sóng nước, con người thành các họa tiết, đồ án trang trí độc đáo, đầy chất sáng tạo. Tất cả đã tạo cho mĩ thuật thời Lý phát triển một cách hoàn thiện, chắc chắn và mang một phong cách riêng độc đáo. Hình 2.4 18
  19. Hình 2.5 Hình 2.6 19
  20. Hình 2.7 Hình 2.8 20
  21. 2.1.2. Đặc điểm mĩ thuật thời Lý - Hướng tới sự hoàn thiện, mẫu mực trong đường nét, khối hình. Hoa văn nhỏ, dày đặc. Hoa văn trang trí được cách điệu cao, sắp xếp trong bố cục hình tròn, vuông, - Mĩ thuật thời Lý mang tính tôn giáo, chính thống nhiều hơn dân gian. Là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chất tôn giáo thần bí và tính vương quyền, quý tộc. - Đây là giai đoạn mở đầu cho lịch sử mĩ thuật thời đại phong kiến dân tộc tự chủ. Mĩ thuật Lý đã tạo được phong cách riêng độc đáo của dân tộc. 2.2. Mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) Hoàn cảnh xã hội - Đầu thế kỷ XIII nhà nước Đại Việt bộc lộ những mâu thuẫn xã hội mà nhà Lý tỏ ra bất lực. - Tập đoàn nhà Trần vốn là dân chài ở Hải Ấp (Thái Bình) vừa là một thế lực lớn, vừa khôn khéo đa liên minh với triều đình, và qua con đường hôn nhân đã tiến hành cuộc đảo chính hòa bình. - Nhà Trần tiếp tục chính sách tiến bộ của nhà Lý như khai hoang, đắp đê, ổn định dân cư làng xã, Nông nghiệp ổn định, kéo theo kinh tế hàng hóa và giao thông cũng được phát triển. Phật giáo tiếp tục phát triển với ba dòng thiền chính mà thời này được thống nhất thành một thiền phái Trúc Lâm. Nho giáo cũng được chú trọng phát triển. - Thời này chúng ta phải đối mặt với giặc Nguyên Mông, giặc Chiêm, và đói kém. 2.2.1. Thành tựu mỹ thuật thời Trần Nhìn chung những chạm khắc trang trí thời Trần vẫn mang phong cách mềm mại, nhẹ nhàng, bộc lộ trí tưởng tượng phong phú và tài năng sáng tạo của cha ông ta. Những nét tinh hoa của nghệ thuật tạo hình thời Lý vẫn được tiếp thu và thể hiện vào thời Trần. Tuy nhiên do điều kiện xã hội biến thiên, nên mĩ thuật thời Trần cũng có nhiều đặc điểm khác. Những tác phẩm mĩ thuật thời này cũng có những nét riêng biệt độc đáo mang rõ tính cách nhà Trần. Kiến trúc - Kiến trúc thời Trần có nhiều thay đổi so với nhà Lý. Do nhà Trần cho xây dựng chùa tháp trên toàn quốc nên mặt bằng phong phú, tạo nhiều biến thể trong bố cục kiến trúc. Như chùa Yên Tử, trung tâm của Trúc Lâm được xây trên đỉnh núi. 21
  22. Hình 2.9 Hình 2.10 - Ngoài kiến trúc chùa, tháp, nhà Trần còn phát triển loại kiến trúc cung đình và lăng mộ. Năm 1289 nàh Trần cho xây dựng lại kinh thành Thăng Long, so với nhà Lý thì kinh thành được mở mang thêm nhiều phố, xây thêm nhiều cung điện lầu gác. Điêu khắc - Điêu khắc gắn với kiến trúc, đi cùng kiến trúc và mang đặc điểm, phong cách phù hợp với kiến trúc. + Kiến trúc chùa tháp có tượng Phật, tượng thờ, tượng rồng, tượng sấu. 22
  23. + Kiến trúc lăng mộ có tượng quan hầu, tượng thú vừa mang tính chất trang trí cho lăng mộ vừa là người canh gác, hậu cần giữ cho sự trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ, tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất. - Thời này chủ yếu là tượng lăng mộ. Đề tài chủ yếu là những con vật gần gũi như trâu, chó hay tứ linh tượng quan hầu. - Các tác phẩm chạm khắc trang trí vẫn thể hiện những đề tài quen thuộc như rồng, mây, sóng, nước, hoa lá, đầu rồng, sừng tê, ngọc báu HÌnh tượng các cô tiên dâng hương, dâng hoa đều thể hiện trong hình thức nửa người nửa chim rất phong phú và sinh động. - Hình tượng rồng về cơ bản vẫn kế thừa rồng Lý song trong cách điệu có nhiều thay đổi. Các khúc uốn không đều đặn thoăn thoắt mà khúc doãng, khúc mau tạo sự sống động và hiện thực. Những nét mềm mại bớt đi mà thay vào đó là sự khỏe khoắn, mập mạp và cứng cáp hơn. Chân, móng, đầu rõ ràng và khúc chiết hơn. Hình 2.11 Hình 2.12 23
  24. Hình 2.13 Một số tác phẩm tiêu biểu: - Chùa Long đọi Hình 2.14 24
  25. - Tháp bình Sơn (hình 2.15 –Tháp Phổ minh –hình 2.16) Hình 2.15 Hình 2.16 - Tượng ở lăng Trần Thủ Độ Hình 2.17 25
  26. - Phù điêu nhạc công cưỡi phượng chạm trên cốn ở tòa thượng điện chùa Thái Lạc Hình 2.18 Hình 2.19 2.2.2. Đặc điểm chung Từ thế kỉ XI đến XV là thời kì Phật giáo phát triển mạnh ở Đại Việt. Tinh thần từ bi, cứu giúp mọi người của đạo Phật phù hợp với tâm lý, khát vọng yêu chuộng hòa bình của người Việt. Vì vậy khi đạo phật vào Việt Nam, số người theo đông. Đạo Phật phát triển mạnh nên nghệ thuật Phật giáo cũng có điều kiện phát triển và trở thành loại hình nghệ thuật tiêu biểu cho mĩ thuật thời Lý Trần. Mĩ thuật thời Lý và thời Trần có chung một nội dung. Mĩ thuật thời Trần phát triển trên cơ sở nền móng từ thời Lý. Tuy vậy do nhiều điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau dẫn tới quan niệm thẩm mĩ khác nahu. Nếu mĩ thuật thời Lý đi theo cách điệu cao, đường nét chau chuốt tỉ mỉ thì mĩ thuật thời Trần lại chuyển sang hướng hiện thực, cách tạo hình đơn giản, khái quát và khỏe khoắn hơn. Hai tính chất tôn giáo và chính thống kết hợp nhuần nhuyễn trong mĩ thuật thời Lý. Sang thời Trần mĩ thuật mang tính dân gian rõ nét hơn. Tuy vậy xét trong tổng thể của các loại hình nghệ thuật thời Lý và thời Trần thì mĩ thuật Phật giáo tiêu biểu cho cả hai thời kỳ Lý Trần.Cùng với sự phát triển đi lên của nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ, nền mĩ thuật mang đậm tinh thần dân tộc ngày một rõ nét và tạo đà cho mĩ thuật Việt Nam sau này. 26
  27. 2.3. Mỹ thuật thời Lê 2.3.1. Hoàn cảnh xã hội thời Lê Mỹ thuật thời Hậu Lê (1427 - 1788) Hoàn cảnh xã hội - Nửa sau thế kỷ 14, Hồ Quý Ly đảo chính, lập ra nhà Hồ. Ngay sau đó quân Minh xâm lược nước ta và thi hành chính sách bóc lột tàn bạo. - Năm 1427, khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Hậu Lê thành lập. Giai đoạn đầu 1427 - 1527, gọi là Lê Sơ. - Tổ chức nhà nước theo mô hình phong kiến Trung Hoa, đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo. Mọi tổ chức chính trị, quân sự, kinh tế của chính quyền nhà Lê đều đi đến chỗ hoàn bị. Thời Lê Sơ - Ngoài việc kế thừa tinh hoa của thời Lý - Trần, mỹ thuật thời Lê sơ còn hưởng một phần di sản đặc biệt, đó là những nhân tố dân gian. Đi ngược lại với Nho giáo và là một đặc điểm của nghệ thuật tạo hình dân tộc. Thời hậu Lê Thời kỳ này Phật giáo lại được đề cao, Nho giáo bị giảm dần uy thế, các chùa tháp được xây dựng, đình làng cũng xuất hiện và đặc biệt nó để lại những chạm khắc đẹp mắt, giàu tính dân gian và phản ánh trung thực cuộc sống của người dân vào thời gian này. 2.3.2. Thành tựu mỹ thuật thời Lê Kiến trúc Trong thời Lê sơ, nhiều thể loại kiến trúc được phát triển như kiến trúc cung đình, kiến trúc lăng mộ, đền miếu, trường thi Bên cạnh đó do truyền thống ưa chuộng đạo Phật từ lâu đời, nhà nước cũng chú ý cho tu sửa nhiều ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, Trần nay đã bị đổ nát. 27
  28. Hình 2.20 Kiến trúc cung đình còn lại dấu vết của Điện Kính Thiên là công trình chính trong thành Đông Kinh thời Lê. Đây là nơi vua coi chầu, bàn việc nước. Ngoài thành Đông Kinh năm 1433 nàh Lê còn xây dựng ở Lam Sơn một khu cung điện. Đó là Lam Kinh là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thích nhà vua giống như phủ Thiên Trường thời Trần. Khu điện Lam Kinh có nhiều lăng mộ của các vua và hoàng hậu thời Lê. Kiến trúc chùa tháp: Do Phật giáo bị hạn chế nên chùa không được xây dựng mà chủ yếu là tu sửa chùa cũ. Năm 1434 chùa tháp Báo Thiên từ thời Lý Trần được xây dựng lại. Kiến trúc đền miếu được xây thêm Thời này Nho giáo đã thắng thế vì vậy bên cạnh việc tu sửa đền miếu, kiến trúc Nho giáo cũng được xây dựng. Kiến trúc lăng mộ: Các lăng mộ tập trung ở Lam Sơn. Đây vừa là quê hương của nhà Lê vừa là nơi dấy cờ khởi nghĩa dựng nghiệp lớn. Ở đây có sáu ngôi mộ của các vua triều Lê: lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông. Điêu khắc Chủ yếu tập trung ở lăng mộ. Các lăng mộ thời này thường được trang trí bằng 10 pho tượng chia thành 5 đôi gồm: người, lân, tê giác, ngựa, hổ. Kích thước thường nhỏ và 28
  29. sắp xếp đều nhau. Điều này bộc lộ phần nào tính mực thước của Nho giáo. Hình 2.21 Với những pho tượng nhỏ nên cách thể hiện cũng đơn giản, biểu hiện ở cách tạo dáng, khối, đường nét. Những tác giả của các pho tượng đó là những người xuất thân từ nông dân hoặc người lao động bình thường. Vì vậy khi làm các tác phẩm này họ vẫn bị chi phối bởi những quan niệm thị hiếu thẩm mĩ dân gian. Tính chất Nho giáo có thể biểu hiện ở nội dung, ở cách chọn lựa các hình tượng, cách sắp xếp đối xứng qua thần đạo Phong cách Lê sơ tạo mạch nối liền quá trình phát triển của mĩ thuật dân tộc. Giá trị của nó chính là đã kế thừa và phát triển truyền thống và cơ sở của nghệ thuật dân gian hình thành từ các thời trước. Đó là sự mềm mại, tinh tế trong đường nét, chặt chẽ khái quát và mang tính biểu hiện, tượng trưng cao trong bố cục các hình tượng nghệ thuật của tác phẩm điêu khắc. Hình tượng con rồng thời này sống động tự nhiên, hiện thực, khỏe mạnh và dữ tợn hơn thời kỳ trước. Nó trở thành biểu tượng của văn hóa, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vua. Điều này phần nào ảnh hưởng từ Nho giáo. Những đường nét mềm mại, cân đối được thay bằng những đường nét sắc, nhọn, mạnh mẽ. 29
  30. Hình 2.22 Hình 2.23 Tượng rồng ở bậc Kính Thiên tạo ra ba lối vào điện. Đầu nhô cao, các chi tiết trên đầu rồng được thể hiện rõ ràng. Bờm tóc mượt, mềm mại chảy về phía sau, kết hợp với các khúc uốn đều đặn tạo ra vẻ độc đáo cho hình tượng rồng. Lối tạo hình mây lửa và hoa cách điệu ở thành bậc Kính Thiên được lặp lại một lần nữa ở cửa điện Lam Kinh. Qua các hình tượng điêu khắc thời Lê, tính chất Nho giáo đã thể hiện khá rõ nét. Điều này cũng đồng nhất với việc tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc. Tuy vậy cũng chủ đề, đề tài đó nhưng qua nét đục chạm của người Việt nên vẫn thể hiện rõ tinh thần dân Việt. Mĩ thuật thời hậu Lê Thời kỳ này Phật giáo lại được đề cao, Nho giáo bị giảm dần uy thế, các chùa tháp được xây dựng, đình làng cũng xuất hiện và đặc biệt nó để lại những chạm khắc đẹp mắt, giàu tính dân gian và phản ánh trung thực cuộc sống của người dân vào thời gian này. Kiến trúc chùa tháp được mở rộng với quy mô lớn, như chùa Bút Tháp, chùa Keo, kết hợp với điêu khắc tượng tròn đã trở thành những công trình nghệ thuật độc lập, lại vừa mang tính tôn giáo. 30
  31. Kiến trúc đình làng thì đơn giản hơn, nó mang tính chất là ngôi nhà chung của làng, không gian mở, thoáng mát và hòa hợp với thiên nhiên, con người. Chạm khắc trang trí đình làng là loại hình nghệ thuật độc lập, mang tâm hồn của người dân lao động. Chạm khắc trang trí luôn đi đôi với kiến trúc nên nó chịu chi phối bởi kiến trúc riêng về mặt tạo hình. Hình 2.24 31
  32. Hình 2.25 Hình 2.26 32
  33. Hình 2.27 Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm tính dân gian. Nó bộc lộ những gì người nông dân yêu thích, ước mong. Các tác phẩm được người nghệ nhân tạo lên mang theo tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ dân gian chân chất, mộc mạc mà sống động biểu cảm. Cùng với sự phát triển của Phật giáo, nửa sau thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII, nghệ thuật đình làng phát triển rực rỡ, để lại nhiều ngôi đình đẹp và có giá trị. Đó là cũng là thời kỳ nghệ thuật dân gian đồng hành cùng nghệ thuật tôn giáo và cung đình. Thậm chí có lúc nghệ thuật dân gian còn thắng thế và lấn át nghệ thuật chính thống Hình 2.28 Hình 2.29 33
  34. Mĩ thuật thời Tây Sơn (1789 - 1802) Cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi, triều đại Quang Trung ra đời. Ngay từ đầu nhà Tây Sơn đã chú ý tới ổn định kinh tế, xã hội. Có nhiều chính sách khuyến nông, công thương nghiệp đất nước dần đi vào ổn định nhanh chóng. Về văn hóa, giáo dục, nhà tây Sơn vẫn tôn sùng Nho giáo nhưng lại không khắt khe với những tôn giáo khác. Điều tiến bộ là thời này là chữ Nôm được đề cao - có sử Thời Tây Sơn tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ để tạo nên một phong cách riêng. Có rất ít tác phẩm nghệ thuật thời này như chùa Kim Liên, chùa Tây Phương, Vua Bà nghệ thuật tạo hình Tây Sơn có thể lấy chùa Tây Phương làm điển hình tiêu biểu Trang trí kiến trúc thời này đơn giản. Diện chạm khắc trang trí bớt đi, đề tài là tứ linh, rồng phượng chỉ còn tập trung ở gian giữa, các tòa chùa khác đều mang tính dân gian đơn giản và hiện thực. phật điện ngày càng đông đúc và hoàn chỉnh. Mỗi công trình kiến trúc thời này có những đặc điểm riêng do phụ thuộc vào địa hình mà mỗi công trình có những vẻ đẹp riêng độc đáo. Như chùa Tây Phương được làm trên núi, còn chùa Kim Liên được làm nơi đồng bằng. Tuy nhiên về kiểu thức kiến trúc lại giống nhau. Điêu khắc thời này được thể hiện sống động với phong cách hiện thực. Vẻ đẹp của thời này là vẻ đẹp hoàn thiện giữa ngoại hình và nội tâm nhân vật. Đặc biệt các pho tượng ở chùa Tây Phương, chất thần bí cao siêu giảm dần, thay vào đó là những nét tình cảm của con người như vui buồn giận giữ, yêu thương được bộc lộ khiến cho tượng tôn giáo trở nên gần gũi với dân gian. Về kĩ thuật điêu khắc thời này thiên về khối tròn, chắc, đóng kín. Đường nét phong phú, dứt khoát đã tạo ra các bố cục cô đọng, chắc chắn. Màu sơn phủ ngoài vừa đủ để tạo nên vẻ đẹp thâm trầm, sâu lắng theo đúng tâm lí và thị hiếu thẩm mĩ của người Việt. Mĩ thuật Tây Sơn để lại nhiều tác phẩm mà ở đó có sự kết hợp chặt, hài hòa và hợp lí giữa nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và trang trí. Các loại hình nghệ thuật này gắn bó với nahu, tôn vẻ đẹp và ý nghĩa cho nhau trong một tổng thể, đã tạo ra những tác phẩm với phong cách sáng tạo độc đáo tiêu biểu cho phong cách mĩ thuật Tây Sơn. 34
  35. 2.4. Mĩ thuật thời Nguyễn (1802 - 1885) 2.4.1. Hoàn cảnh xã hội - Quang Trung mất, Nguyễn Ánh sau mười năm giao chiến với quân Tây Sơn đã lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long. - Nhà Nguyễn lên ngôi trong điều kiện đất nước thống nhất cả đàng trong và đàng ngoài. Đóng đô ở Huế, nhưng nhà Nguyễn có nhiều chính sách để đi sát tới tận địa phương. - Nhà Nguyễn ban hành bộ luật gần giống với nàh Mãn Thanh, bảo vệ quyền tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến lạc hậu. - Mĩ thuật không dùng các đề tài truyền thống mà thay vào đó là bát bửu, bát tiên, bát thụ, bát quả ca ngợi kẻ sĩ quý phái, cảnh bồng lại nhàn hạ, sự quyền quý và người quân tử, sự đông đúc và tuổi thọ Càng về cuối thời Nguyễn, nét dân gian trong nghệ thuật tạo hình càng được tăng cường trong các đề tài tôn giáo và nhất là trong văn hóa làng xã. 2.4.2. Thành tựu mĩ thuật thời Nguyễn Nghệ thuật kiến trúc Hình 2.30 - Kiến trúc cung đình: Kinh thành Huế có vị trí thuận lợi và lí tưởng: có núi ngự bình làm bình phong phía đông nam để án ngữ những ảnh hưởng nhìn từ phong thủy. Tất cả cảnh quan sông núi, gò đảo ở xa hay gần đều được tính đến để thu vào cho kinh thành Huế những vinh quang từ bốn hướng và sự phú cường lâu dài ngàn năm. Kinh thành Huế có núi rừng làm hậu thuẫn và tương đối xa biển nên về mặt quân sự thời đó được coi là vị trí có ưu thế. Huế lại ở bên bờ sông Hương có bến Bảo Vinh, thuyền đi biển có thể vào được. Điều này có thể đáp ứng được yêu cầu kinh tế của kinh đô có cảng sông quan trọng. 35
  36. Thành Huế có bố cục hình vuông, thành gồm ba vòng. Vòng ngoài cùng là phòng thành trổ ra 10 cửa, vòng giữa là hoàng thành làm nơi cử hành lễ, thờ cúng tổ tiên, cũng là khu để ở, học hành, vui chơi cho hậu cung. Trong cùng là Tử cấm thành dành cho sinh hoạt của vua và gia đình. Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc khác được xây dựng như Nghinh Lương đình, Phu Văn Lâu, Văn Miếu, Võ Miếu, Đàn Nam Giao Phía nam bên hữu ngạn sông Hương trong khu núi đồi trập trùng là bảy lăng vủa với nhiều kiểu thiết kế khác nhau. Kiến trúc kinh thành Huế thực sự là một tác phẩm nghệ thuật với sự sắp xếp cân đối, mỗi khu nhà có tầm vóc vừa phải, kể cả khu đại nội do đó có sự gần gũi, hòa đồng trong tổng thể kiến trúc. Mặc dù triều đình Huế đã dung nạp văn hóa phương Tây, văn hóa phương Bắc nhưng nó được xây dựng trên đất Việt và do người Việt thi công nên nhìn chung vẫn mang những đặc điểm thẩm mĩ của người Việt. - Kiến trúc tôn giáo: Nhà Nguyễn đề cao Nho giáo, vì vậy năm 1803 đã cho xây dựng Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế. Ngược lại với Phật giáo lại bị hạn chế. Các chùa không được xây mới mà chỉ được sửa chữa những nơi bị đổ nát. Đến thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị Phật giáo mới được hồi phục lại. - Kiến trúc lăng mộ: Các lăng mộ thời Nguyễn thường được xây dựng dọc theo bờ sông Hương. Lăng bao gồm nhiều công trình: Bảo thành là nơi đặt mộ vua, hoàng hậu thường là hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Trước bảo thành là hồ bán nguyệt tượng trưng cho mặt trăng. Sau đó là sân rộng nhiều cấp là nơi tế lễ. Ngoài ra trong khu vực lăng còn có điện thờ, có bài vị, nhà bia Như vậy đến thời Nguyễn, kiến trúc lăng mộ có qui mô lớn và thỏa mãn cả hai chức năng là lăng mộ và tẩm thờ. Hình 2.31 Hình 2.32 36
  37. Điêu khắc Phật điện thời Tây Sơn đã đông đủ, sang thời Nguyễn càng đông đúc hơn. Tượng Thích Ca sơ sinh nay được làm thếm 9 con rồng vây quanh và được gọi là Tòa Cửu Long. Bên cạnh tượng Phạm Thiên - Đế Thích còn có tượng Ngọc Hoàng với Nam Tào - Bắc Đẩu thành một bộ tứ bát bộ kim cương, đến thời nguyễn có thêm bộ tứ trấn, bộ hộ pháp. Tượng trong các lăng nhiều và phong phú, mỗi lăng đều đặt 10 tượng quan hầu, hai tượng voi, hai ngựa hoặc sư tử, chạm rồng ở thành bậc. Ngoài ra còn có lính canh ở một số lăng. Các tượng thường được làm bằng si măng, đá, gỗ. Hầu hết chúng được lí tưởng hóa, mang y phục thời Nguyễn. Để đạt được sự sống động, một số tượng còn được gắn râu và lắp kính. Hình 2.33 Tranh vẽ Trong lăng tẩm nhà Nguyễn có tranh ghép mảnh, tranh trên kính. Thời Nguyễn là thời cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mĩ thuật Nguyễn pha trộn nhiều của phương Tây và Trung Quốc. Yếu tố dân gian và bản địa ít hốn với các thời trước.Mĩ thuật Nguyễn cũng là dấu chấm hết cho thời kỳ mĩ thuật phong kiến dân tộc độc lập để chuyển qua một giai đoạn mới. Nhìn thoáng qua, do đặc điểm triều đình nhà Nguyễn, nền mĩ thuật thời này chịu ảnh hưởng Trung Quốc. Tuy vậy khi nghiên cứu ta có thể khẳng định yếu tố dân tộc thể hiện trong các tác phẩm mĩ thuật thời Nguyễn. Sự giao thoa giữa các nền văn hóa là tất yếu. Nhưng mĩ thuật Nguyễn vẫn có một phong cách riêng tạo nên nét đẹp trong nền mĩ thuật nước nhà. 37
  38. Hình 2.34 * Hướng dẫn tự học: - Đọc lại giáo trình và hệ thống lại đặc điểm mĩ thuật qua các triều đại phong kiến - Trả lời câu hỏi vào vở - Làm bài thu hoạch sau khi học xong chương2, em có nhận xét riêng gì về tình hình đất nước cũng như văn hóa nghệ thuật giai đoạn này. - Sưu tầm tài liệu để hiểu sâu hơn, giúp các em có kiến thức vững vàng để khi ra trường có đủ tự tin và kiến thức hướng dẫn các em học sinh nhỏ tuổi về mĩ thuật của nước nhà. 38
  39. Chương 3. Mỹ thuật việt nam từ 1885 đến nay 3. Mỹ thuật việt nam từ 1885 đến nay * Mục tiêu: Trình bày được sự đổi mới, những thành tự của mỹ thuật thời kỳ hiện đại; so sánh được đặc điểm mỹ thuật của hai giai đoạn mỹ thuật hiện đại từ 1885 đến 1945 và từ 1945 đến nay. 3.1. Mỹ thuật thời kỳ Pháp thuộc (1885 – 1945) Giới thiệu chung: Hiệp ước Patơnốt kí 6.6.1884 với 19 khoản đã thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp đối với Việt Nam. Thời kì này kéo dài từ 1884 - 1945, đến khi cách mạng t8 của chúng ta thành công. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của Pháp tại Việt Nam. Chấm dứt thời kì dân tộc ta trong vòng nô lệ, đồng thời đánh dấu một thời kỳ đấu tranh oanh liệt của dân tộc. Về mặt nghệ thuật: thời kì này có nhiều thay đổi. Năm 1925 sự ra đời của trường Mĩ thuật Đông Dương đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trong mĩ thuật. Lần đầu tiên các họa sĩ Việt Nam được đào tạo một cách chính qui. Những kiến thức về nghệ thuật tạo hình theo quan niệm phương Tây được đưa vào đào tạo. Mĩ thuật Việt Nam có sự chuyển hướng rõ rệt. Nhiều lớp họa sĩ được đào tạo bài bản, đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị, đánh dấu bước phát triển của mĩ thuật nước nhà. Hoàn cảnh xã hội - Đất nước đang trong vòng nô lệ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng thất bại. Tuy vậy, nó chứng tỏ lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng hy sinh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. - Trong suốt 60 năm thống trị, Pháp đã áp dụng nhiều chính sách đàn áp. Cùng với chính sách về kinh tế, giáo dục, các trường kĩ thuật cũng được chú trọng dào tạo công nhân hòng khai thác khoáng sản của thuộc địa. - Ngoài ra chúng còn khai thác cả chất xám của người Việt, các trường kĩ nghệ ra đời đào tạo những thợ thủ công lành nghề, sản xuất những đồ mĩ nghệ 3.1.1. Thành tựu Mỹ thuật - 1925 trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương ra đời, đánh dấu bước chuyển mình lớn của mĩ thuật Việt Nam. Hình 2.35 - Khóa đầu tiên (1925 - 1930) cho ra đời lớp họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Sáng, Diệp Minh Châu, Nguyễn Gia Trí 39
  40. - Hiệu trưởng đầu tiên là Tacdieur, Ông là người nhìn thấy vẻ đẹp độc đáo của mĩ thuật truyền thống Việt Nam. Do đó đã hướng sinh viên trên cơ sở tiếp thu cách tạo hình phương Tây kết hợp phát huy thế mạnh của đặc điểm dân tộc để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. - Có nhiều hướng phát triển: Nguyễn Phan Chánh nghiên cứu chất liệu lụa, Nguyễn Gia Trí, Mai Trung Thứ, Trần Quang Trân thử nghiệm chất liệu sơn mài, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn thì tìm hiểu sơn dầu. - Như vậy, sự thành lập của trường CD MTDD đã tạo điều kiện cho Mt Vn tiếp cận với nghệ thuật tạo hình phương Tây, MT TQ, Nhật Bản. Trên cơ sở đó Mt VN bước sang một trang mới. Ở đó nghệ thuật tạo hình dân tộc được phát triển trên cơ sở những hiểu biết khoa học và sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây với truyền thống thẩm mĩ người Việt. - Những tác phẩm đầu tiên: Bình văn, Chân dung cụ Tú Mền của Lê Văn Miến (1873- 1943) vẽ năm 1898, Phạm Ngũ Lão của Thang Trần Phềnh vẽ năm 1923 sau khi đã đi học ở Pháp về. Hình 2.36 - Tranh Bình văn được bố cục theo lối tam giác, tạo sự vững chãi cho bố cục. Cách vẽ sơn dầu tỉ mỉ, vờn bóng và không để lại nét bút. Chất liệu sơn dầu. Tuy vậy tác phẩm vẫn mang những quan niệm tạo hình dân gian gần gũi với thị hiếu thẩm mĩ dân tộc lúc đó, là ưa sự tả thực, rõ ràng ở từng nhân vật. Các nhân vật được thể hiện trong một gam nâu, đen thâm trầm. - Tác phẩm Phạm Ngũ Lão, tả việc Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt bên đường, mải nghĩ việc đánh giặc mà không biết quan quân triều đình đi đến mà thi lễ. Đến khi bị chọc giáo vào đùi rồi mới biết. Tranh vẽ đậm chất dân gian, màu sắc đơn giản, đã thể hiện được luật phối cảnh khi vẽ cánh đồng tuy vậy tranh mới đạt được chất tả thực. 40
  41. - Mặc dù mới chỉ có ít tác phẩm nhưng rõ ràng là có sự chuyển hướng rõ rệt. Hội họa đã tách khỏi kiến trúc. Nội dung, đặc điểm không còn phụ thuộc vào kiến trúc như trước đây. Những tác phẩm đã có những dấu ấn cá nhân của từng tác giả thay thế cho phong cách tập thể của những hiệp thợ.NTTH không chỉ phục vụ cho giai cấp quý tộc mà nó còn phản ánh hiện thực cuộc sống của người dân. Đây mới là thành công bước đầu của mĩ thuật, đánh dấu bước phát triển của MTVN sau này. Mĩ thuật giai đoạn 1930 đến 1945 - Từ Năm 1930, với khóa sinh viên đầu tiên của trường CD MTDD ra đời cộng với các tác giả đi học từ Pháp về, chúng ta đã có một đội ngũ các nghệ sĩ tạo hình ngày một đông thêm. - Tranh của họa sĩ VN đã bắt đầu được giới thiệu với thế giới. Hội họa VN đã dần hình thành một chân dung mới mặc dù không phải đã hoàn thiện. - Từ năm 1940 trở đi, phong cách sáng tác đã có phần chuyển biến mạnh mẽ hơn. Tranh không đơn thuần là ghi chép, diễn tả hiện thực hoặc là nơi biểu hiện những kiến thức về nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật đã giúp người nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm những cảm xúc, những rung dộng thẩm mĩ trước vẻ đẹp của cuộc sống, con người và thiên nhiên. Trước đây các nghệ nhân sáng tạo nên những công trình đình, chùa là những tác phẩm nghệ thuật mang tính dân gian và thể hiện bằng sự hồn nhiên, bản năng trong tạo hình. Với sự có mặt của trường CD MTDD, với cách đào tạo hệ thống cơ bản, cộng với sự tác động của nghệ thuạt tạo hình châu Âu đã đưa mT VN vào quỹ đạo của NT TG. Tạo điều kiện cho sự hình thành một nền nghệ thuật tạo hình VN với các loại hình nghệ thuật phát triển một cách độc lập như hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc, trang trí. - Với đội ngũ các nghệ sĩ chuyên nghiệp, với các tổ chức hội, trung tâm nghệ thuật phát triển đã tạo điều kiện cho mĩ thuật thời kì này chuyển hướng sáng tạo. - Một trong những biểu hiện chứng tỏ sự phát triển cảu mt giai đoạn này là bên cạnh hoạt động sáng tác mt còn có hoạt động nghiên cứu và phê bình mt. Các nghệ sĩ Tô ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung đã bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình trên tạp chí, báo Một chân dung hoàn thiện của nền MT VN đang dần dần rõ nét. 3.1.2 Những chất liệu mới trong hội họa Chủ đề, đề tài sáng tác - Thời phong kiến, mt được chia làm hai mảng: MT chính thống và MT dân gian. Một phục vụ cho giai cấp phong kiến, một phục vụ cho những nhu cầu, mơ ước của người dân. Hai dòng MT đó có rất nhiều ND: Tôn giáo, cung đình, cuộc sống cảu con người, cảnh vật MT không đi sâu diễn tả mọi mặt của đời sống như thời kỳ này, đối tượng chính của MT là những con người với sinh hoạt đời thường như rửa rau, đi chợ, đi hội, ngắm hoa, soi gương, được sáng tác mở rộng. Tuy vậy MT cũng vẫn chưa diễn đạt hết mọi mặt của đời sống, thành công nhất mới chỉ dừng lại ở vẻ đẹp của người phụ nữ trong các sinh hoạt gd. Đó là vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, kín đáo. Dù ở nông thôn 41
  42. hay thành thị thì nó cũng đã được thi vị hóa đi mất rồi. Những tác phẩm chính: Rửa rau cầu ao, Ra đồng, Đi chợ về, Bé cho chim ăn, Lên đồng Hình 2.37 - Đề tài phong cảnh cũng được chú ý: Thuyền trên sông Hương, Lùm tre, gió màu hạ, phong cảnh chùa Thầy Chất liệu - Ở nghệ thuật truyền thống, để vẽ tranh dân gian, các nghệ nhân sử dụng phẩm màu, mực nho hoặc các màu tự chế tạo ra từ cây, lá, hoa, quả, vỏ trai, than tự nhiên. Đến thời kì này, bên cạnh các chất liệu truyền thống đó, có nhiều chất liệu được các họa sĩ VN biết đến như sơn dầu, bột màu, thuốc nước, phấn màu. - Sơn dầu: là một chất liệu được các họa sĩ châu Âu biết đến từ thế kỉ XIV. Ở thế kỉ sau đó nó trở thành chất liệu hàng đầu trong sáng tác hội họa thế giới. Hình 2.38 Tranh sơn dầu VN có đầy đủ những phẩm chất như tranh sơn dầu châu Âu cộng thêm chất nhẹ nhàng, tinh tế, mềm mại theo cách vẽ và cảm nhận thẩm mĩ của người Việt. 42
  43. Chính điều đó đã khiến họa sĩ VN chinh phục được chất liệu sơn dầu và có cách vẽ độc đáo riêng. Các họa sĩ VN, mỗi người có một cách tiếp cận khác nhau với chất liệu sơn dàu, vì vậy tranh của họ cũng được thể hiện với nhiều bút pháp da dạng: có thể vẽ một cách nuột nà chau chuốt, có thể vẽ một cách tút tát bằng các nét bút phóng khoáng Nhưng có một điểm chung, đó là sự kết hợp, dung hòa giữa lối vẽ mềm mại, nhẹ nhàng của chất liệu lụa quen thuộc với lối vẽ sơn dầu mạnh mẽ, rõ ràng về đạm nhạt, hình khối, ánh sáng Dù bằng cách này hay cách khác các hs VN bằng bút pháp riêng cảu mình đã khai thác thế mạnh của KT SD và tạo ra một phong cách vẽ tranh sd của người VN. Với những tác phẩm cảu mình, họ đã chứng minh có thể tạo ra những tác phẩm hội họa mang đậm đà chất dân tộc truyền thống bằng một chất liệu châu Âu. Nhiều tác giả thành công trong chất liệu sd như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Gia Trí, Huỳnh Văn Thuận Các ông đã thể nghiệm sd trên nhiều thể loại tranh: Phong cảnh, chân dung, sinh hoạt. Vẻ đẹp cảu quê hương, đất nước và của con người VN được thể hiện trên tranh sd. Nhiều tác phẩm đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị và được nhiều người ưa thích. Bức tranh Việt Bắc với khuôn khổ vuông 75x75cm của hs Lưu Văn Sìn (1910 - 1983) hiện đang trưng bày ở BT MTHN là một VD. Điều gây được ấn tượng, cảm xúc cho người xem khi đứng trước tác phẩm này không phải ở ND, chủ đề, cũng không phải là vẻ đẹp quyến rũ hấp dẫn của các cô thiếu nữ như tranh ông Vân, ông Cẩn sự hấp dẫn của tác phẩm này là ở cách vẽ ào ạt, các mảng màu phong phú về sắc, sự tương phản nóng lạnh diễn tả mảng nắng và bóng đổ tất cả đã tạo ra một cảm xúc mạnh mẽ về một buổi trưa đầy nắng ở Việt Bắc. Ánh nắng vàng óng trong trẻo trải dài trên mặt đất và bị chặn lại bởi mảng đậm của bóng đổ, của hình tượng anh thanh niên với trang phục màu xanh chàm, con ngựa và mảng xanh mát mẻ của lá cây. Bố cục tranh thoáng nhưng chặt chẽ. Hiện thực cuộc sống hiện ra trước mắt người xem đơn giản, sống động, tràn đầy cảm xúc những rung động thẩm mĩ trong sáng và ấn tượng. Tranh Việt bắc được hs Lưu Văn Sìn thể hiện bằng kt vẽ sd mỏng, các mảng màu lớn. Tranh của ông cũng như tranh của các hs khác và đã khẳng định tài năng của các hs VN trong chất liệu sd, một chất liệu hoàn toàn mới mẻ với hội họa VN thời kỳ này. - Sơn mài: Một trong những chất liệu đặc biệt và mang tính dân tộc rõ nét nhất là chất liệu sm. Nếu sd là tên gọi thuần túy của chất liệu vẽ tranh, thì sm ngoài chất liệu sơn ta, tên gọi của nó còn phản ánh một thành phần quan trọng đó là kt mài. Sở dĩ phải thêm từ "mài" vào trong tên gọi của c.l này bởi vì chính kt mài đã tạo nên đặc điểm riêng cho chất liệu 43
  44. Hình 2.39 Chất liệu sơn ta sử dụng trong mĩ nghệ đã được người VN khai thác từ rất lâu. Các đồ thờ, tượng phật, hoành phi câu đối đầu được sơn son thếp vàng lộng lẫy, sang trọng. Nhưng từ kt sơn ta mĩ nghệ sang kt vẽ tranh sm là cả một quá trình tìm tòi, thể nghiệm của các hs VN trong những năm 1930, 1935. Với kt cổ truyền như rắc bột vàng, bột bạc, gắn vỏ trai, vỏ trứng các hs như Trần Quang Trân, Mai Trung Thứ đã thử mài, tạo cho tranh có bề mặt nhẵn bóng, phẳng. Nhận thấy hiệu quả thẩm mĩ của kt mài, các hs trường ĐD đã say mê còn hơn cả c.l sd. Nếu cl sd hấp dẫn hs ở khả năng tả chất, tả khối, ở bảng màu rất phong phú, ở chất màu dẻo quánh, trong suốt thì cl sm lại có vẻ lộng lẫy sang trọng, có bảng màu đậm, thắm với nền đen sâu thẳm, nền đỏ son rực rỡ và hấp dẫn hs cũng như người thưởng thức chính ở vẻ lung linh, lộng lẫy mà trang nhã, thâm trầm của nó. Một trong những hs vẽ thành công là hs Nguyễn Gia Trí. Hs Quang Phòng nx ông là người dẫn đầu thời cực thịnh cảu sơn mài những năm 1938 - 1945 với các tác phẩm chuẩn đích cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thế giới sm của ông vừa thực vừa mông lung, phản ánh trong đó niềm khát khao vô tận một cái đẹp ma lực nó biến hóa ẩn hiện không ngừng giữa các lớp sơn trong quá trình hs mài ra và bất ngờ ánh lên chất màu quý. Cùng với Nguyễn Gia Trí còn có Nguyễn Tường Lân với Ngày xuân trảy hội, Lê Quốc Lộc với Hội chùa Thày, Trần Quang Trân với Bờ ao, Phạm Hậu với Gió mùa hạ - Khắc gỗ - lụa: Theo sử sách và các nguồn tư liệu ta biết trong thời kỳ phong kiến đã có những bức tranh vẽ trên chất liệu lụa. Mặc dù tranh không còn giữa được nhưng cũng chứng tỏ lụa là một chất liệu quen thuộc trong hội họa Á đông cũng như trong hội họa cổ VN. Với tranh lụa, người đầu tiên thành công là Nguyễn Phan Chánh. Nhiều hs khác cũng đi vào chất liệu này và có nhiều tác phẩm đẹp, với nhiều cách vẽ khác nhau. Có thể vẽ lụa một cách rõ ràng, mảng nào ra mảng ấy như tranh Bức thư của Tô Ngọc Vân, Rử rau cầu ao cảu Nguyễn Phan Chánh, Em bé và hoa cảu Mai Thứ 44
  45. Tranh khắc gỗ màu có truyền thống từ mt cổ với thể loại tranh dân gian Đông Hồ. Phát huy những tinh hoa của dân tộc, nhiều hs VN đi vào khai thác cl gỗ màu. Như tranh của An Sơn - Đỗ Đức Thuận với Thuyền trên bến sông Hồng. Sau thời kỳ phong kiến kéo dài, nền mt phát triển theo hướng phục vụ cho tôn giáo, cho giai cấp thống trị và có một mảng mt dân gian phục vụ cho người lao động. Sang thời kỳ tiếp theo, giai đoạn 1885 - 1945 mt VN chuyển hướng đi, có thể nói đây là một bước ngoặt lớn. Mt cận đại đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mt VN. Nó là cầu nối giữa MT cổ và MT hiện đại để tạo ra sự phát triển liền mạch của MT VN. MT thời này là một nền nghệ thuật tạo hình hiện thực đang được hình thành với sự phát triển bước đầu của chất liệu, thể loại, kĩ thuật, bút pháp. Một đội ngũ sáng tác mang tính chuyên nghiệp cũng được hình thành và đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Hình 2.40 3.2. Mĩ thuật Việt Nam thời hiện đại từ 1945 đến nay 3.2.1. Thành tựu Mỹ thuật Khái quát chung Sau khi nước Việt Nam Dân củ Cộng hòa ra đời một thời gian ngắn, Pháp trở lại xâm lược nước ta. Toàn dân một lần nữa đứng lên chống giặc ngoại xâm. Sự chuyển biến về tư tưởng, quan niệm nghệ thuật đã giúp nghệ sĩ từ bỏ xưởng vẽ ở thành phố, cùng các đoàn chiến sĩ tham gia kháng chiến. Mĩ thuật giai đoạn này thực sự là mĩ thuật cách mạng. Nghệ thuật đi theo hướng phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến. 45
  46. Năm 1946, cuộc triển lãm mĩ thuật toàn quốc đầu tiên đã thu hút nhiều họa sĩ và nhà điêu khắc. Tranh tượng tập trung ca ngợi Bác Hồ như tranh sơn dầu "Bác Hồ ở Bắc Bộ phủ" của Tô Ngọc Vân. Có thể nói, tranh tượng đã phản ánh nhiều mặt của cuộc kháng chiến, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: Nhiệm vụ của các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa là "phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh". Do điều kiện kho khăn thời chiến nên tranh đồ họa phát triển mạnh nhất, sau đó là hội họa còn các chất liệu khác thì hạn chế hơn. Mĩ thuật trong kháng chiến chống Pháp Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đồ họa là loại hình nghệ thuật có điều kiện phát triển nhất. Với khả năng nhân bản, với ngôn ngữ nghệ thuật cô đọng, dễ hiểu, các tác phẩm đồ họa đã nhanh chonhs kịp thời đến với đông đảo quần chúng. Kí họa là một hình thức vẽ nhanh để lấy tài liệu nhưng thời này nó được coi là một phần của tranh đồ họa và nhanh chóng phát triển. Thời này tranh kí họa không dừng lại ở việc ghi chép lấy tài liệu mà nó được vẽ kĩ, các yếu tố tạo hình được chú ý sắp xếp, bố cục. Mĩ thuật giai đoạn 1954 – 1975 Mĩ thuật Việt Nam từ 1954 – 1964 - Ngày 7/5/1954 Việt Nam đã chiến thắng đế quốc Pháp và mở ra một trang sử mới: Hoà bình và xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc. - Nghệ thuật tạo hình cũng tập chung phản ánh những đề tài về công cuộc xây dựng đất nước, về hiện thực cuộc sống như Tát nước đồng chiêm, tổ đổi công miền núi, . Từ những đề tài quen thuộc về nông nghiệp đến công nghiệp, những đề tài về đấu tranh bảo vệ đất nước, thậm chí những kí ức về thời chiến tranh cũng trở thành một mảng đề tài cho hoạ sĩ khai thác. Mĩ thuật Việt Nam từ 1964 – 1975 - Mĩ thuật giai đoạn 1954 – 1964 đã phát triển và đạt được thành công rực rỡ. Số lượng tranh, tượng nhiều, chất lượng cao và đồng thời đều ở mọi loại hình, chất liệu. Từ năm 1965, cả đất nước ta lại một lần nữa tiến hành cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Miền Bắc đang từ hoà bình chuyển sang điều kiện sống và làm việc trong chiến tranh. Mĩ thuật cũng thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh mới. - Đặc điểm nổi bật của mĩ thuật thời kì này là sự tiếp tục của mĩ thuật giai đoạn trước về mọi mặt. Đó là sự kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được. Các nghệ sĩ miền Bắc bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ với tư cách là người chiến sĩ, đàng hoàng hơn, tự tin hơn. Nhiều người đã vào chiến trường miền Nam. Nhiều kí hoạ, phác thảo, bố cục được xây dựng ghi lại cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại của chúng ta. Có thể thấy một điều rất rõ rang: yếu tố chiến tranh có mặt thường xuyên và lien tục trong tranh tượng thời kì này. Mĩ thuật giai đoạn từ 1975 đến nay - Đây là giai đoạn đặc biệt phát triển của mĩ thuật Việt Nam hiện đại. 46
  47. - Những nội dung, đề tài về cuộc sống hoà bình, lao động sản xuất, xây dựng đất nước được chuyển tải trong tranh, tượng. - Nội dung thay đổi dẫn đến sự đổi mới về hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Có một thời kì rất dài nghệ thuật là tấm gương phản ánh cuộc sống. Tất nhiên cái đẹp của hiện thực cuộc sống luôn đi vào tác phẩm đã mang một vóc dáng khác điển hình hơn, khái quát hơn song vẫn gần với nguyên mẫu. nay hoạ sĩ trẻ lại muốn dung ngôn ngữ màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục sắp xếp trong một tác phẩm để biểu hiện một khái niệm, một triết lí cuộc đời mang tính trừu tượng. 3.2.2. Những hình tượng nghệ thuật thành công Mĩ thuật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám đến nay đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Đây là một thời kì phát triển đặc biệt của lịch sử mĩ thuật nước nhà. Một nền nghệ thuật tạo hình cách mạng được hình thành và phát triển phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Một nền nghệ thuật vừa giữ được những nét riêng của người Việt Nam vừa tiếp cận được với mĩ thuật thế giới, tạo ra những tác phẩm mĩ thuật Việt Nam song không lạc hậu so với tranh, tượng thế giới. Sự đa dạng, phong phú của chủ đề, đề tài và những hình tượng thành công trong mĩ thuật Việt Nam hiện đại. Đó là hình tượng Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, bên cạnh đó là hình tượng người công nhân, nông dân, người chiến sĩ, Đặc biệt là hình tượng người phụ nữ được mĩ thuật cách mạng thể hiện với vẻ đẹp khoẻ khoắn, tự tin của người phụ nữ mới được giải phóng, vươn lên làm chủ cuộc đời, làm chủ vận mệnh của mình và đất nước. Hình 2.41 47
  48. Hình 2.42 Sự phát triển của chất liệu và thể loại: Từ năm 1945, trong hội hoạ đã có mặt các chất liệu như sơn mài,sơn dầu, lụa, bột màu, thuốc nước, phấn màu Tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh, sự phát triển của chất liệu có sự khác nhau. Trong điêu khắc chủ yếu là chất liệu thạch cao do giá thành rẻ và dễ làm, một số chất liệu khác như đá, gôc, đồng cũng được chú ý nhưng không phát triển bằng thạch cao. Ngoài ra còn một vài chất liệu khác như compusit, đất nung, thuỷ tinh, thép, nhựa tổng hợp Trong đồ hoạ thì có khắc thạch cao, khắc kẽm, đồng, các thể loại tranh in như in đá, in litô, in kính Trong mĩ thuật Việt Nam hiện đại, các nghệ sĩ không có sự phân biệt thể loại. Tất cả các thể loại tranh , tượng đều có mặt và có những thành công nhất định. Tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, chân dung, lịch sử đều được các hoạ sĩ chú ý nhưng có lẽ do thói quen đánh giá tranh về mặt nội dung, tư tưởng nên tranh sinh hoạt phát triển hơn cả. Hình 2.43 48
  49. Hình 2.44 Hình 2.45 Đối với lớp hoạ sĩ trẻ hiện nay, vừa tiếp thu truyền thống dân tộc, vừa tiếp cận với trào lưu nghệ thuật hiện đại của thế giới. Trong số họ có nhiều người đang tìm cách tạo cho mình một phong cách mới. Trên bước đường đó có người đã tìm được cho tranh, tượng của mình một cách biểu hiện mới. Tuy vậy, có hai hướng sang tác rõ rệt là một số quay về với cội nguồn với quan niệm tạo hình dân gian, tìm nguồn cảm hứng sáng tác trong những ước lệ tạo hình dân gian để biểu hiện đề tài hiện thực cuộc sống ngày nay, một số khác mở tầm nhìn sang hướng nghệ thuật hiện đại như Siêu thực – Dã thú - Lập thể - Trừu tượng và nghệ thuật hậu hiện đại. Gần một thế kỉ trôi qua, mĩ thuật Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã đạt được nhiều thânh công đáng kể. Nội dung phong phú, hình thức nghệ thuật trong sáng tác, biểu hiện tài năng sáng tạo của nhiều lớp nghệ sĩ tạo hình. Bằng tác phẩm của mình, các nghệ sĩ đã thực sự là những người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá nghệ thuật, góp sức mình ca ngợi cuộc sống, con người mới tốt đẹp, đẩy lùi những điều xấu xa làm cho cuộc sống ngày một tươi đẹp hơn. 49
  50. TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM Nguồn gốc của tranh dân gian Tranh dân gian là một thể loại tranh ra đời từ rất lâu, được truyền từ đời này qua đời khác và đến tận ngày nay. Tranh được sáng tác ra nhờ trí tuệ cảu tập thể, của nhân dân và gồm nhiều thể loại, trong đó có thể kể đến hai thể loại chính: tranh tết và tranh thờ. Tranh dân gian là một phần quan trọng trong toàn bộ nền văn hóa dân tộc, ở đó thể hiện những nét độc đáo trong sinh hoạt vui chơi, lễ hội và truyền thống dân tộc .Tranh có cội nguồn từ xa xưa và ra đời phục vụ cho nhu cầu chơi tranh nhân dịp tết đến, xuân về và nhu cầu thờ cúng của đông đảo quần chúng nhân dân trước kia cũng như hiện nay. Khi những nhu cầu đó không được thỏa mãn trong dòng nghệ thuật dân gian ra đời. Dòng nghệ thuật dân gian do chính những người dân sáng tạo ra, mang theo những nội dung người dân yêu thích và được thể hiện bằng một ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản. Các dòng tranh chính (Đông Hồ - Hàng Trống) - Tranh dân gian Đông Hồ: Tranh dân gian Đông Hồ là một làng nhỏ ven sông Đuống. Trước đây Đông Hồ còn có tên là làng Đông Mại, hay làng Mái. Làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hình 2.46 Hình 2.47 Tranh Đông Hồ là thể loại tranh khắc gỗ và được in hoàn toàn. Tranh Đông Hồ còn có tên gọi khác là tranh điệp do nền tranh được quét bằng bột điệp và cũng bởi đặc trưng chính của tranh ĐH là ở nền tranh. Bột điệp được chế ra từ vỏ con sò, con điệp nung nóng rồi nghiền nhỏ ta sẽ có một loại bột màu trắng, có độ óng ánh. Trộn bột điệp với hồ nếp và quét lên giấy vẽ bằng một chiếc chổi lá thông sẽ để lại trên nền giấy những vệt màu không đều. Thậm chí có nhiều chỗ giấy không có màu. Điều này đã tạo một 50
  51. nền tranh rất đặc biệt. Để nền tranh có màu sắc phong phú, các nghệ nhân đã quét lên nền điệp một lớp màu mỏng. Nền tranh DDH thường có ba màu: vàng chanh, trắng điệp và đỏ cam. Hình 2.48 Hình 2.49 Giấy vẽ tranh ĐH là giấy dó: một loại giấy được chế tạo thủ công từ cây dó.Giấy dó có đặc điểm mỏng, có nhiều xơ và rất thấm màu. Tất cả màu được chế ra từ hoa, lá, quả, cây trong tự nhiên. Màu đỏ có đỏ vang chế ra từ cây gỗ vang, đỏ son mài từ son. Ngoài ra có xanh chàm, vàng hòe, vàng nghệ hay vàng dành dành Nói chung màu dùng để vẽ tranh ĐH được gọi bằng một cái tên chung là màu thuốc cái. Sau này có phát triển thêm một số phẩm màu, bột màu. - Tranh dân gian Hàng Trống: Một dòng tranh khác cũng rất nổi tiếng ở Kinh kì và được nhiều người biết đến, đó là dòng tranh dân gian Hàng Trống. Nếu tranh dân gian Đông Hồ là Lợn đàn, Gà đàn, Đánh vật, Hứng dừa là những con vật gần gũi với nàh nông, là những lễ hội, sinh hoạt của làng xã, thôn xóm thì tranh Hàng Trống lại là Tam đa, Tử tôn vạn đại hay Thất đồng, Tố nữ là những điều mơ ước, mong muốn của con người. Song dòng tranh này tồn tại ở kinh thành phục vụ cho đối tượng khách hàng không phải là những người nông dân chân chất nữa do đó cả nội dung và hình thức đều thay đổi. Ngoài mảng tranh Tết, tranh chúc tụng thì ở tranh Hàng Trống nổi bật lên là mảng tranh thờ rất oai nghiêm, đẹp đẽ như các thần tướng Hắc Hổ, Bạch Hổ hay Ngũ Hổ Một số tranh cũng diễn tả cảnh sinh hoạt của nông dân như Canh nông chi đồ hay chợ quê Vì tính chất phục vụ của tranh Hàng Trống khác với tranh Đông Hồ nên cách vẽ tranh loại này cũng khác. Thường thì họ kết hợp cả in và vẽ bằng tay. Điều này có nghĩa là khi làm tranh, các nghệ nhân Hàng Trống chỉ in nét, các mảng màu đều vẽ tay. Vì vậy màu sắc trong tranh Hàng Trống có độ vờn nhẹ nhàng. Ở nhiều tranh, Bên cạnh hệ thống nét in, các nghệ nhân còn vẽ thêm những nét màu vờn theo nét đen. Điều này tạo nên vẻ mềm mại cho hình, khối và màu sắc trong tranh. Giấy, màu đều được mua trên thị trường. Bảng màu cảu tranh Hàng Trống gồm sáu màu: đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, màu hoa hiên và màu đen cảu mực nho. Ngoài ra còn dùng cả kim nhũ, ngân nhũ óng ánh. Đề tài trong tranh dân gian 51
  52. - Tranh chúc tụng - Tranh tôn giáo thờ cúng - Tranh cảnh vật - Tranh sinh hoạt - Tranh châm biếm đả kích Hình 2.50 - Tranh lịch sử - Tranh truyện - Tranh tuyên truyền cổ động. Đây là cách chia thông thường trước đây, còn bây giờ chia theo năm loại chính: - Tranh sinh hoạt - Tranh lịch sử - Tranh tôn giáo thờ cúng Hình 2.51 - Tranh chúc tụng - Tranh truyện. Ngoài ra còn có nhiều bộ tranh tứ bình, nhị bình. 52
  53. Nét đặc sắc của kĩ thuật và cách thể hiện trong tranh dân gian Để có được từ tranh, các nghệ nhân phải chế bản để in. Có hai bản khắc: khắc màu và khắc nét. Muốn có được bản khắc màu, người ta phải chọn loại gỗ thớ mềm, xốp và dễ hút màu. Các nghệ nhân làng Hồ thường chọn gõ giổi, gỗ vàng tâm để làm bản khắc và in màu. Bản khắc nét phải được khắc trên loại gỗ bền, chắc, thớ dẻo, mịn như gỗ thị, gỗ mỡ, gỗ lồng mực. Cách in tranh là lối in ván sấp và in theo dây chuyền. Mỗi người in một màu. Trong tranh có bao nhiêu màu thì phỉa có bấy nhiêu bản khắc màu và lần in. Cuối cùng quan trọng là in nét. Nét in sẽ chặn các mảng màu và định hình cho các hình tượng ở trong tranh. Tranh ĐH được sản xuất ở làng quê. Do đó vẻ đẹp của tranh cũng mộc mạc, chân chất và đậm đà theo quan niệm thẩm mĩ của người nông dân làm nghệ thuật. Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian - Tranh dân gian có truyền thống lịch sử lâu đời. Đến nay tranh vẫn được yêu thích. Một trong những nguyên nhân làm cho tranh dân gian có sức sống mạnh mẽ như vậy chính là bởi giá trị nghệ thuật của dòng tranh này. Mỗi một tác phẩm là một sự sắp xếp bố cục, đường nét, hình khối. Tất cả sẽ tạo nên sự đa dạng về hình thức thể hiện trong tranh dân gian. Các nghệ nhân đã tìm được cách bộc lộ ý tưởng qua các đề tài mang tính dân gian sâu sắc. Đối với tranh ĐH cũng như tranh Hàng Trống, các nghệ nhân đều không diễn tả chiều sâu không gian. Mọi hình tượng được in, vẽ trên nền tranh một màu. - Tranh dân gian là loại tranh khắc gỗ nhưng do lối khắc, vẽ, cách in, cách sử dụng chất liệu khác nhau nên hình thức của dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống mang hai phong cách riêng. - Nội dung tranh dân gian phong phú, vui tươi, trong sáng, rõ ý, dễ hiểu. - Tranh có vẻ đẹp hài hòa, bố cục theo lối ước lệ, thuận mắt, hình mang tính khái quát cao, vừa hư vừa thực, các nghệ nhân đã sử dụng thủ pháp phóng to, thu nhỏ trong tranh để làm nổi bật nhân vật trung tâm hoặc phân biệt vị trí trong xã hội. Đặc biệt trong tranh có in thơ hoặc chú thích làm cho bố cục thêm chặt chẽ và thể hiện rõ nội dung. - Tính biểu trưng (gợi nhiều hơn tả, hình tượng có tính khái quát cao, lược bỏ các chi tiết thừa) được sử dụng để nhấn mạnh, làm nổi bật trọng tâm đề tài của tranh. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về tranh dân gian VN - Tìm trong báo chí, trên mạng, những bài nghiên cứu, phê bình mĩ thuật nhằm học tập và tự viết những bài nghiên cứu mĩ thuật. 53
  54. 3.3. Giới thiệu một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Viêt Nam hiện đại Giới thiệu một số họa sĩ và một số tác phẩm tiêu biểu - Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Diệp Minh Châu. - Cuối thế kỉ mười chín, chất liệu sơn dầu của châu Âu đã ảnh hưởng tới tác phẩm của một số hoạ sĩ Việt Nam như tranh Bình văn, Chân dung cụ Tú Mền, của hoạ sĩ Lê Văn Miến, tranh Phạm Ngũ Lão, của hoạ sĩ Thang Trần Phềnh, - Đến năm 1925, khi trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương được thành lập, chất liệu sơn dầu đã được các họa sĩ thể hiện mang tính cách Á đông trong các tác phẩm như Thuyền trên sông Hương của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Bên bờ giếng, của hoạ sĩ Lương Xuân Nhị, Em Thuý, của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. - Ngoài chất liệu sơn dầu, các họa sĩ đã mạnh dạn sử dụng sơn mài - chất liệu xưa kia chỉ dùng vào làm đồ thờ cúng, trang trí mĩ nghệ - thành chất liệu hội hoạ mới mang phong cách Việt Nam. Đi tiên phong và rất thành công với chất liệu này có những hoạ sĩ như Nguyễn Gia Trí với tác phẩm Trong vườn, Trần Văn Cẩn với tác phẩm Mùa thu, - Ngoài ra, có một loại hình nghệ thuật của Á đông, đó là tranh lụa đã được biết đến ở Việt Nam từ những thế kỷ trước, nhưng nó thật sự trở thành chất liệu phổ biến từ khi có những thành công của các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mà người đi tiên phong là họa sĩ Nguyễn Phan Chánh với những tác phẩm nổi tiếng như Chơi ô ăn quan, Rửa rau cầu ao, . với phong cách thể hiện rất Việt Nam. - Các họa sĩ trên đã mở ra một thời kì mới cho nền hội họa hiện đại Việt Nam. Một số hoạ sĩ có những đóng góp to lớn cho mĩ thuật nước nhà, được Đảng và nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cao quí về Văn học - Nghệ thuật năm 1996 như các tác giả: hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh, hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung, hoạ sĩ Nguyễn Sáng, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, hoạ sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, hoạ sĩ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu. Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 - 1954) - Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông còn có những bút danh Tô Tử, Ái Mỹ. Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội. - Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Sau khi ra trường, Tô Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnom Penh, Băng Cốc, Huế Ông hợp tác với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất Linh, báo Thanh Nghị Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa sáng tác. Saucách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).Ngay từ những năm học trong trường Mỹ thuật, ông đã sớm nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu. Ông đã viết những dòng tự sự ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng 54
  55. diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ. Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu temApsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor Wat, Angkor Thom củaCampuchia. Hình tượng chính của con tem là nữ thần Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam. Ông mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 ở Đa Khê, vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996) Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũng được đặt cho một miệng núi lửa trên Sao Thủy Một số tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Tô Ngọc Vân Trước 1945 - Thiếu nữ bên hoa sen (1951) - Thiếu nữ bên hoa huệ (1943) - Hai thiếu nữ và em bé (1944) - Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942) - Buổi trưa (1936) - Bên hoa (1942) - Thuyền trên sông Hương (1935) Hình 2.52 Hình 2.53 - Những tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này đều là tranh sơn dầu. Với thủ pháp diễn tả ánh sáng tài tình, bút pháp khoáng đạt, mạnh mẽ. Những nhát bút màu trắng trong tranh ông ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ họa sỹ sau này. 55
  56. Sau 1945 - Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946-sơn dầu) - Nghỉ đêm bên đường (sơn mài - 1948) - Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước - 1954) - Hai chiến sĩ (màu nước - 1949) - Nghỉ chân bên đường - Ngoài ra ông còn để lại nhiều ký họa được vẽ trong thời kỳ kháng chiến. Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) Sinh ra tại Hải Phòng. Là một trong các họa sỹ nổi tiếng thuộc thế hệ đầu của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ông còn góp phần vào nghệ thuật và công việc đào tạo. Tốt nghiệp khoá 7 trường Cao đẳng Mỹ thuật Ðông Duơng (1931-1936). Kiểu mẫu hiện thực, trữ tình. Trình độ cao về sơn dầu, sơn mài và chất liệu lụa. Nhiều tác phẩm được trưng bầy tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các bộ sưu tập cá nhân trong và ngoài nước Giải thưởng Lớn tại Triển lãm của Hội Mỹ thuật và Công nghệ xúc tiến (SADEAI), 1935. Giải nhất tại Phòng Triển lãm của nhóm FARTA năm 1943. Giải nhất tại Triển lãm Nghệ thuật Toàn quốc từ năm 1946 đến 1951 Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam từ 1954 đến 1964. Giải nhất tại Triển lãm Nghệ thuật Toàn quốc năm 1957. Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, khoá đầu (1958-1983) Cộng tác viên của Viện Mỹ thuật của nước Cộng hoà dân chủ Ðức từ năm 1978. Chủ tịch Hội nghệ sỹ tạo hình Việt Nam, khoá 2 (1983-1989) Một số tác phẩm chính:" Em Thuý" (Sơn dầu, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)- "Tát nước chống lụt" (Sơn mầu, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912 - 1977) Sinh năm 1912 tại làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1934, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1929 - 34. Ông tìm kiếm các trào lưu nghệ thuật phương Tây đầu thế kỉ 20, thể nghiệm khuynh hướng lập thể với mong muốn tạo sắc thái mới cho hội hoạ. Ông ham mê sáng tác nên sớm có danh khoảng 1935-1937 với nhiều minh họa độc đáo trên Phong hóa,Ngày nay, nhất là Trung Bắc chủ nhật, hiện nay vẫn còn rất nhiều bộ sưu tập tranh ông. Năm 1940, ông đi tìm nghệ thuật sơn mài nghệ thuật tại Nhật Bản. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông đã có mặt một cách nhanh chóng trong những ngày Hà Nội chào mừng ngày lễ độc lập - tự do. Ông đã tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 ở Việt Nam. Ông đã mở rất nhiều lớp đào tạo nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng các họa sĩ trẻ tại miền Trung. Ông để lại rất nhiều tác phẩm vô cùng quý giá. Sau hòa bình lập lại năm 1954, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung nhận trách nhiệm lãnh đạo Viện Mỹ thuật Việt Nam và xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Những cán bộ chủ chốt hiện nay ở Bảo tàng vẫn nhận một cách tự hào rằng mình đã trưởng thành từ "lò Nguyễn Đỗ Cung" dựa trên thư tịch và thực tế đã hoạch định được một hệ thống trưng bày mà cho đến nay vẫn được bảo lưu. Hệ thống trưng bày đó xác định một cách khoa học sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam từ tiền sử qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến giai đoạn nghệ thuật tạo hình cận hiện đại. Cần nhớ rằng trước khi Bảo tàng Mỹ thuật và Viện Nghiên cứu Mỹ thuật ra đời (1962 – 1966), ở Việt Nam chưa hề có một tổ chức nào, một trung tâm nghiên cứu nào về mỹ thuật Việt 56
  57. Nam một cách đầy đủ và thấu đáo. Chỉ thế thôi cũng đủ đánh giá công lao to lớn của Nguyễn Đỗ Cung trong việc nghiên cứu, giới thiệu và đào tạo những nhà nghiên cứu cho việc khẳng định nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa I. Năm 1947, ông là Chủ tịch Liên đoàn Văn hóa kháng chiến Liên khu V. Ông cũng từng trải các nhiệm vụ như Ủy viên ban thường vụ Hội mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học- nghệ thuật Việt Nam. Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 - 1988) Nguyễn Sáng (1923-1988) là một danh họa của Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa hiện đại Việt Nam. Ông sinh tại làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhiệt thành tham gia cách mạng, vẽ tranh tuyên truyền cổ động, thiết kế tem và giấy bạc Việt Nam. Ông đã làm cuộc cách tân đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và nhất là sơn mài. Đồng thời, ông cũng khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội hoạ hiện đại Châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hoà giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Nếu như Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến đỉnh cao của những cảnh thần tiên, thì Nguyễn Sáng đẩy sơn mài đến đỉnh cao với tầng lớp đời thường, chiến tranh, cách mạng, những xung đột của cuộc sống hiện tại. Ông bổ sung vào sơn mài bảng màu vàng, xanh, diệp lục với cách diễn tả phong phú dường như vô tận. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội hoạ cả về chất liệu và danh tiếng. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam. Giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Sáng vào thập niên 70. Tác phẩm tiêu biểu: Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) Hình 2.54 Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên - những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái. Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con 57
  58. người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ. Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Ông vẽ trên vải, giấy, bảng gỗ, thậm chí cả trên giấy báo khi không có đủ nguyên liệu. Ông dùng nhiều phương tiện hội họa khác nhau như sơn dầu, màu nước, phấn màu, chì than, bút chì Các tác phẩm của ông biểu hiện sâu xa linh hồn người Việt, tính cách nhân bản và lòng yêu chuộng tự do, óc hài hước, đậm nét bi ai và khốn khổ. Ông đã góp phần rất lớn vào lĩnh vực minh họa báo chí và trình bày bìa sách, được trao tặng giải thưởng quốc tế (Leipzig) về trình bày cuốn sách "Hề chèo" (1982). Do tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, từ năm 1957 trở đi, hoạt động của ông dần bị hạn chế. Để kiếm sống, ông phải vẽ tranh minh họa và tranh vui cho các báo, lấy bút hiệu là: PiHa, ViVu, Ly. Mãi đến năm 1984 ông mới có được cuộc triển lãm cá nhân (đầu tiên và cũng là duy nhất), nhận được sự đánh giá cao từ phía công chúng, đồng nghiệp. Với 24 bức tranh được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc, có thể coi đây là triển lãm thành công nhất so với trước đó tại Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên, Đài truyền hình Trung ương dành thời lượng lớn phát sóng để giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái trong chương trình Văn học Nghệ thuật. Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng với tình yêu nghệ thuật, khát khao tìm tòi và thể hiện cái đẹp dung dị đời thường bằng những nét vẽ cọ, Bùi Xuân Phái đã không ngừng vẽ, sáng tạo nghệ thuật ngay cả khi không mua được vật liệu và ông đã phải tận dụng mọi chất liệu như vỏ bao thuốc lá, giấy báo Ông cũng là họa sĩ đã gạt bỏ mọi toan tính đời thường để cho ra đời các tác phẩm dung dị, đơn giản nhưng đầy tâm tư sâu lắng. Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu Ông đã sáng tạo hàng ngàn bức tranh và tượng, một số ở bảo tàng thế giới như Tiệp Khắc, Liên Xô, Ấn Độ. Đề tài Bác Hồ ông có hơn 200 tác phẩm. Những tác phẩm nổi tiếng của ông là: Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung -Nam -Bắc. (Tranh lụa vẽ bằng máu 1947). Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu 100 cm x 70) Võ Thị Sáu (tượng tròn) Lòng người miền Nam (tượng tròn) Miền Nam trên đất Bắc (tượng tròn) Phú Lợi (tượng tròn) Hương sen (tượng tròn) Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng đồng - 1990) Tượng đài Bác Hồ bằng đá hoa cương cao hơn 8m, 180 tấn (1993), dựng tại công viên 23/9 của thành phố Hồ Chí Minh (năm 1997) được xem là tượng chân dung lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Tượng đài Trương Định (đá hoa cương - cao 8m nặng 80 tấn) Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin bằng thạch cao và Bác Hồ với thiếu nhi bằng đồng đặt trước trụ sở Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984) Nguyễn Phan Chánh (21 tháng 7 năm 1892 – 22 tháng 11 năm 1984) là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa 58
  59. Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông. Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa 1931 tại Paris những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương. Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh được mời tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này. Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bức tranh Người bán gạo (tiếng Pháp: La marchand de riz) trong cuộc bán đấu giá của Christie's International tại Hồng Kông ngày 27 tháng 5, 2013 được bán với giá kỷ lục là 390.000 Mỹ kim. Vào thời điểm đó, đây là giá cao nhất trên thị trường mỹ thuật trả cho một bức tranh của họa sĩ người Việt. Giới thiệu một số Tác giả và tác phẩm đương đại - Họa sĩ: Lý Trần Quỳnh Giang - Họa sĩ: Lê Huy Tiếp - Họa sĩ: Nguyễn Thành Chương - Nhà điêu khắc: Khổng Đỗ Tuyền - Họa sỹ: Trần Lương - Chốt nội dung * Nhấn mạnh phương pháp tạo hình riêng, sự đóng góp của họa sỹ với nền mỹ thuật nước nhà. Nội dung của bức tranh được thể hiện qua những hình thức gì, sử dụng hình tượng nghệ thuật nào, bút pháp đặc trưng. Tài liệu tham khảo: - Phạm Thị Chỉnh (2007), Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học sư phạm. - Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai (1998), Lịch sử mỹ thuật và mỹ học, NXB Giáo dục. - Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1989), Mỹ thuật của người Việt cổ, NXB Mỹ thuật. - Nguyễn Quân (1982), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa 59