Giáo trình nội bộ Trang trí cơ bản - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 18 trang Gia Huy 4050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình nội bộ Trang trí cơ bản - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_trang_tri_co_ban_nganh_hoi_hoa_truong_cao.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Trang trí cơ bản - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC/MÔ ĐUN: TRANG TRÍ CƠ BẢN NGÀNH: HỘI HỌA Lưu hành nội bộ Năm 2019 1 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Theo cách hiếu thông thường, trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp cho cuộc sống xã hội thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Ý thích làm đẹp, mong muốn cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người dù nguời đó là ai và sống trong hoàn cành nào. Những ngày lễ, ngày Tết, hội họp ai cũng muốn gọn gàng sạch sẽ, mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình, hay trang trí nhà cữa sao cho hấp dần, sạch sẽ và đẹp đẽ. Đường phố được trang hoàng bàng những băng rổn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, biển, bảng Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi người có thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và quan tâm của ban giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các đồng nghiệp để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Nguyễn Huy Hiệp 3 1
  4. MỤC LỤC Ký họa 5 Bài 1: Tìm hiểu về bộ môn ký họa 6 I. Vai trò của ký hoạ 6 1. Luyện khả năng quan sát và thể hiện bằng nét 6 2. Giúp người vẽ có thêm nhiều tư liệu tốt trong sáng tác 6 II. Các thể loại ký hoạ 7 1. Ký họa dáng 7 2. Ký họa nhóm người 7 3. Ký họa phong cảnh 8 III. Các chất liệu ký hoạ 8 1. Than chì, bút sắt, bút lông, sáp màu, mực tàu 8 IV. Phương pháp ký họa. 8 1.Tốc họa, ký họa, diễn họa 8 I. Lý thuyết 10 1. Khái niệm ký họa phong cảnh 10 2. Các bước thực hiện một bài ký họa 11 II. Thực hành 11 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 12 Bài 3: Ký họa dáng người tĩnh 13 I. Lý thuyết 13 1. Trình tự thực hiện một bài ký họa dáng người tĩnh 13 II. Thực hành 14 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 15 Bài 4: Ký họa nhóm người 16 I. Lý thuyết 16 1. Trình tự thực hiện một bài ký họa dáng người tĩnh 16 II. Thực hành 17 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 18 Tài liệu tham khảo 18 4 1
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Ký họa I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Học trước với các môn Vẽ bố cục tranh phong cảnh; Vẽ bố cục tranh nhóm người. - Tính chất: Là môn học tự chọn II. Mục tiêu môn học Kết thúc môn học người học đạt được - Về kiến thức + Học sinh nêu được cách ghi chép tư liệu, tài liệu cho quá trình học. - Về kỹ năng + Thực hành được khả năng vẽ nét, vẽ khối, vẽ kết hợp bố cục tự nhiên. + Người học thực hiện được những bức ký họa tốt về phong cảnh, về dáng và về nhóm người phục vụ cho việc học của bản thân. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học + Rèn luyện khả năng nghiên cứu tự nhiên làm tư liệu cho sáng tác hội hoạ. + Có thái độ tích cực, có cách nhìn đa dạng hơn về hội họa nói chung và ký họa nói riêng. xung quanh bằng hình thức trang trí. III. Nội dung môn học Ký họa 5 1
  6. Bài 1: Tìm hiểu về bộ môn ký họa A. Mục tiêu của bài Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Người học trình bày được sơ bộ về bộ môn ký họa - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Người học phát huy được khả năng tự học, tự tìm hiểu thêm về bộ môn trang trí thông qua tài liệu sách báo, internet B. Nội dung I. Vai trò của ký hoạ 1. Luyện khả năng quan sát và thể hiện bằng nét Kí hoạ, với vai trò là một môn học của ngành Hội hoạ và có đặc điểm là môn vẽ nhanh, khái quát đối tượng mà mắt quan sát được, kí hoạ không chỉ đơn thuần là phương pháp rèn luyện tay nghề, hỗ trợ và bồi dưỡng mà còn tạo nên thói quen và tăng cường khả năng phân tích, quan sát cuộc sống một cách nhạy bén, phát huy năng lực sáng tạo cho người học và sáng tác hội hoạ. Đa số các tác phẩm hội hoạ nổi tiếng của nền Mĩ thuật Việt Nam được sáng tác thông qua các đợt đi vẽ của các hoạ sĩ. Mặt khác, ưu thế của kí hoạ là có phạm vi hoạt động rộng, không phụ thuộc vào phương tiện, thời gian và địa điểm nên vẽ kí hoạ giúp người vẽ tự học, tự rèn luyện để nâng cao nghề nghiệp. 2. Giúp người vẽ có thêm nhiều tư liệu tốt trong sáng tác Thiên nhiên, cuộc sống xung quanh chúng ta luôn luôn biến chuyển, vận động phức tạp từng ngày, không ngừng thay đổi theo không gian, thời gian nên cần phải có một hình thức nào đó để ghi nhớ, khắc hoạ lại những khoảnh khắc ấy. Và kí hoạ là một hình thức nghệ thuật thích hợp nhất, là phương tiện tốt nhất mà không một hình thức nào trong mĩ thuật có thể thay thế được nó sẽ là tài quý cho các sáng tác sau này của người học. Cũng vì thế, ngày nay tuy công nghệ thông tin phát triển mạnh với các thiết bị kĩ thuật rất hiện đại của máy ảnh, máy quay cũng không thể thay thế cho phương pháp kí hoạ tại thực tế. Bởi máy ảnh chỉ ghi lại một khoảnh khắc rất ngắn của cuộc sống do máy móc sao chép, còn vẽ kí hoạ lại khác, đó là cả một qúa trình gao tiếp, tìm hiểu và biểu lộ tình cảm của người vẽ trước thiên nhiên, cuộc sống và con người. 6 1
  7. II. Các thể loại ký hoạ Ký họa có rất nhiều thể loại như: Ký họa dáng người (dáng động, dánh tĩnh), ký họa phong cảnh (phong cảnh góc rộng, phong cảnh góc hẹp), ký họa động vật. 1. Ký họa dáng Như đã nói trên, kí họa là để giữ khoảng khắc ngẫu nhiên tuyệt đẹp, lưu lại những khoảng khắc ngẫu nhiên khi đang ngẫu hứng để ta có thể lưu lại những khoảng khắc tuyệt đẹp của con người trước khi nó qua đi (Hình 1.1, Hình 1.2). Hình 1.1 Hình 1.2 2. Ký họa nhóm người Kí họa nhóm người là một hình thức vẽ nhanh, nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất của nhóm người. Đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật và con người. Họa sĩ cũng như nhà điêu khắc kí họa có nhiều mục đích khác nhau. Tùy thuộc vào ý định của mỗi người như: kí họa lấy dáng, hình, lấy thế động, tĩnh (đi, chạy, nhảy, ngồi, ). Kí họa từng bộ phận, từng chi tiết nhỏ và riêng lẻ (khuôn mặt, tay, chân, cành, lá, thân cây, ) để làm tài liệu cho sáng tác tranh, tượng. Các bạn thường hay bắt đầu ngay với những đường cong. Điều này không sai nhưng nó sẽ làm các bạn lúng túng vì để vẽ được đường cong chính xác là rất rất khó. Theo tôi thì các bạn nên chia đường cong thành các phân đoạn nhỏ để khái quát hình thể và làm khung định vị cho đường cong. Với đường thằng thì chắc hẳn ai cũng vẽ được vì chỉ cần tìm 2 điểm rồi nối vào nhau là xong. Các bạn hãy dùng những đoạn thẳng để bắt các hướng chính của mẫu đồng 7 1
  8. thời khái quát tổng thể một cách nhanh chóng. Các bạn buộc phải chấp nhận công đoạn này nếu muốn đi xa hơn với môn hình hoạ nói chung là môn vẽ kí họa dáng người sưu tầm. Nếu không các bạn cũng sẽ chỉ vẽ thế thôi chứ không thể gọi là vững về vẽ kí họa dáng người sưu tầm được. 3. Ký họa phong cảnh Ký họa phong cảnh là lối vẽ nhanh phong cảnh bằng những đường nét giản lược, sau những nét vẽ phải lột tả được đối tượng phong cảnh mà người họa sĩ đang hướng tới. Ký họa phong cảnh không yêu cầu người vẽ phải vẽ đúng từng chi tiết một mà chỉ cần khi người khác nhìn vào thì họ thấy được, nhận ra đối tượng ấy là được. III. Các chất liệu ký hoạ 1. Than chì, bút sắt, bút lông, sáp màu, mực tàu - Bút : Đây là dụng cụ đầu tiên, bạn có thể sử dụng bút chì ( Thân mềm ), bút bi, chúng ta có thể sử dụng một dạng khác có thể dùng mực tàu, màu nước, than, - Giấy : Dụng cụ thứ hai, đó chính là giấy. Chúng ta có thể sử dụng bất cứ loại giấy gì, thích loại nào thì dùng loại đó như một số loại giấy thường dùng như : giấy in, giấy kí họa, canson, - Công cụ hỗ trợ : Cuối cùng là sự trợ giúp của các dụng cụ thiết yếu như : dao rọc giấy, tẩy, IV. Phương pháp ký họa. 1.Tốc họa, ký họa, diễn họa Học vẽ - Kí họa. Qua phần vào đề người học vẽ đã có khái niệm bước đầu rất cần thiết, vì nếu không qua những điểm xuất phát ấy thì khi bước vào những phần sau, tức là phần thực tập sẽ hạn chế con đường phát triển của người học vẽ. Đó là gốc căn bản của hội họa. Vậy muốn thực hiện được cái gốc căn bản ấy, tập vẽ ký họa, nhất là tốc họa là tốt nhất, ngay từ lúc mới học vẽ. Kí họa , tốc họa mang tính chất khái quát và tính đơn giản nhất. Bởi vì khi cần phải nhanh , nên không có điều kiện để nhìn chi tiết. Muốn vẽ nhanh thì cần vẽ nét dài và không ngắt quãng. Trước khi đi sâu vào hình họa nên tập kí họa đặc biệt là tốc họa và kể cả sau này trong quá trình học vẽ cũng vậy. Đó là phương pháp luyện tập quan sát, nhận xét và thể hiện đối tượng của người học vẽ. Định nghĩa kí họa : Kí là ghi, họa là vẽ. Kí họa là ghi chép thực tế bằng nét vẽ. Có 3 loại gọi chung là kí họa - Tốc họa: giống như nhà văn, nhà báo tốc kí, ghi nhanh để lấy tư liệu. Kí họa nhanh nhằm ghi nhanh đặc điểm hình dáng bao quát bên ngoài của đối tượng bằng nét. - Kí họa : ghi tương đối đầy đủ về hình bao gồm dáng, tỷ lệ. - Diễn họa : ghi hình kĩ, khá cụ thể để có bóng khái quát. 8 1
  9. Hay còn gọi là kí họa sâu, là loại kí họa nhằm ghi chép kĩ chi tiết các bộ phận của đối tượng. Kí họa thâm diễn mang tính chất nghiên cứu. Nó rất gần với hình họa tuy nhiên khác hình họa ở chỗ: đối tượng của vẽ hình họa là mẫu vẽ đặt ở trạng thái tĩnh trong phòng vẽ, còn đối tượng của kí họa thâm diễn có thể là sự vật hiện tượng con người đang hoạt động trong cuộc sống thực tại. Kí họa thâm diễn giúp ta nắm vững, hiểu sâu hơn đặc điểm cấu tạo hình dáng sự vật, con người. Giúp ta có tư kiệu hoàn chỉnh về hình tượng khi xây dựng tranh. Tạo cho bức tranh sinh động mang tính hiện thực, gần gũi với cuộc sống. 9 1
  10. Bài 2: Ký họa phong cảnh A. Mục tiêu của bài Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Người học trình bày được sơ bộ về bộ môn ký họa - Kỹ năng + Người học thực hiện được các ký họa phong cảnh - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Người học phát huy được khả năng tự học bằng cách thực hiện thêm nhiều ký họa về phong cảnh + Từ việc ghi chép sống động thiên nhiên người học cảm thấy càng yêu quý cảnh đẹp của thiên nhiên. B. Nội dung I. Lý thuyết 1. Khái niệm ký họa phong cảnh Có hai loại ký họa: - Ký họa nét: Dùng đường nét để thể hiện tác phẩm. Đôi khi vẫn có thể tạo mảng tổng quát bằng lớp đánh tổng quát. - Ký họa mảng: Dùng các mảng hình đậm, nhạt khác nhau làm nổi bật đối tượng. Các mảng phải có tỉ lệ và hình dạng chính xác. Như vậy ký họa phong cảnh không phải là những cách vẽ nghệch ngoạc hay mơ hồ mà những nét vẽ đều phải có hồn và miêu tả được phong cảnh. Mục đích của ký họa phong cảnh là nâng cao năng lực phát họa. Đồng thời đẩy mạnh khả năng khái quát và năm bắt chỉnh thể của đối tượng Trong ký họa phong cảnh, bất luận đang đối diện với một cảnh vật hết sức phức tạp. Hay chỉ là một ngọn cỏ, thân cây, viên gạch hay một bức tường. Điều đầu tiên suy nghĩ đến là chọn cảnh và nắm bắt cấu hình. Mục đích của ký họa phong cảnh là nâng cao năng lực phát họa. Đồng thời đẩy mạnh khả năng khái quát và năm bắt chỉnh thể của đối tượng 10 1
  11. Trong ký họa phong cảnh, bất luận đang đối diện với một cảnh vật hết sức phức tạp. Hay chỉ là một ngọn cỏ, thân cây, viên gạch hay một bức tường. Điều đầu tiên suy nghĩ đến là chọn cảnh và nắm bắt cấu hình. 2. Các bước thực hiện một bài ký họa Bước 1: Quan sát, chọn đối tượng vẽ. Khi bắt đầu ký họa thì việc quan sát đối tượng rất quan trọng nó định hướng về đặc điểm, cấu trúc tỉ lệ và cách xử lý Bước 2: Chọn cảnh và cắt cảnh. Đến bước này khẳng định sơ bộ về không gian thể hiện đối tượng trong bài vẽ có thể vẽ toàn bộ đối tượng hoặc phần đối tượng, hoặc kết hợp cả hai, tùy vào mục đích sử dạng. Bước 3: Vẽ khái quát Ở bước khái quát đầu tiên vẽ khái quát đối tượng và vẽ thật là nhẹ tay. Vì chúng ta cần phải thực hiện bước thứ ba chồng lên bước thứ hai. Nên thực hiện nét vẽ với bút chì hơi nghiêng trên mặt giấy, thả lỏng lực ở cổ tay và khớp vai và cũng không nên cầm bút quá chặt. Các nét vẽ sai và vẽ thừa thì các bạn cứ để lại vì đôi khi những nét vẽ sai ẩn ở phía dưới tạo nên hiệu quả rung của hình thể làm cho bài vẽ mềm mại hơn. Bước 4: Vẽ chi tiết Trong bước thứ 4 phân tích các hình khối. Có thể bài vẽ trông có vẻ khô cứng, nhưng không sao vì thà khô cứng máy móc còn hơn hời hợt. Trình bày hết cái hiểu về hình thể của mình trên mặt giấy. Nhưng nên nhớ phác dày và xốp những nét ở phía bên tối, nên vẽ thưa và mỏng các nét bên sáng và nhớ dựng kỹ đường giáp ranh giữa sáng và tối. Bước 5: Hoàn chỉnh bài vẽ Sang đến bước thứ 5, dựa theo các khung mảng đã dựng bắt đầu thực hiện việc thể hiện đậm nhạt. Đặc biệt các bạn không nên lên bóng của từng chi tiết mà nên lên những diện lớn trước. Theo tôi tốt nhất các bạn nên nối liền toàn bộ vùng bóng tối thành một tuyến lớn. Để tách hình thể thành hai phần sáng và tối. Ban đầu các bạn nên vẽ hai sắc độ. Khi tương quan lớn đã xong chúng ta mới thêm đậm bằng cách trồng thêm các lớp chì tùy theo hướng của khối. Khối nghiêng như thế nào thì nét nghiêng theo hướng đó. II. Thực hành Ký họa 10 bức tranh phong cảnh trên khổ giấy A4 11 1
  12. Bài tham khảo III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Hình vẽ chưa thực sự sát tinh thần mẫu. Nguyên nhân quá trình quan sát chưa kỹ. Khắc phục bằng cách quan sát kỹ và thực hành ký họa nhiều. - Nét vẽ còn cứng, chưa linh hoạt. Nguyên nhân do quá chú trọng đến hình thể đúng sai ban đầu mà để mất đi cảm xúc nét vẽ. Khắc phục bằng cách thả lỏng suy nghĩ và cầm bút nhẹ nhàng trên mặt tranh thực nhiện nhiều lần, nếu nét chưa chuẩn hình có thể tiếp tục mạc lại vẽ nét nhẹ nhàng. 12 1
  13. Bài 3: Ký họa dáng người tĩnh A. Mục tiêu của bài Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Người học trình bày được cách thực hiện ký họa dáng người - Kỹ năng + Người học thực hiện được các ký họa dáng người - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Người học phát huy được khả năng tự học bằng cách thực hiện thêm nhiều ký họa về dáng người. + Từ việc ghi chép sống động cuộc sống sinh hoạt của con người, người học càng thấy hiểu hơn về vẽ đẹp của con người trong lào động. B. Nội dung I. Lý thuyết Kí họa dáng người sưu tầm cũng là để tập quan sát, nhận xét hình dáng, kích thước, đậm hay nhạt của cảnh vật. Cảm thụ vẻ đẹp của mọi vật xung quanh, giúp cho bài học vẽ theo mẫu và vẽ tranh đề tài được tốt hơn. 1. Trình tự thực hiện một bài ký họa dáng người tĩnh Bước 1: Quan sát, chọn đối tượng vẽ. Khi bắt đầu ký họa thì việc quan sát đối tượng rất quan trọng nó định hướng về đặc điểm, cấu trúc tỉ lệ và cách xử lý Bước 2: Chọn cảnh và cắt cảnh. Đến bước này khẳng định sơ bộ về không gian thể hiện đối tượng trong bài vẽ có thể vẽ toàn bộ đối tượng hoặc phần đối tượng, hoặc kết hợp cả hai, tùy vào mục đích sử dạng. Bước 3: Vẽ khái quát Ở bước khái quát đầu tiên vẽ khái quát đối tượng và vẽ thật là nhẹ tay. Vì chúng ta cần phải thực hiện bước thứ ba chồng lên bước thứ hai. Nên thực hiện nét vẽ với bút chì hơi nghiêng trên mặt giấy, thả lỏng lực ở cổ tay và khớp vai và cũng không nên cầm bút quá chặt. Các nét vẽ sai và vẽ thừa thì các bạn cứ để lại vì đôi khi những nét vẽ sai ẩn ở phía dưới tạo nên hiệu quả rung của hình thể làm cho bài vẽ mềm mại hơn. - Bước đầu tiên hãy vẽ một đường trục từ cổ xuống tới xương sống và đi thẳng ra ngoài. Như vậy nó sẽ giúp bạn giảm thiểu độ cứng trong khi vẽ dáng người. Thông thường, các 13 1
  14. tư thế chuyển động đều có dạng đường cong chữ C hoặc chữ S khi nhân vật cúi, xoay, vặn hoặc nghiêng người. Các góc nghiêng sẽ càng lớn hơn khi nhân vật chạy nhảy hoặc té ngã. - Dù là nghệ sĩ đã nắm được các cấu trúc giải phẫu trên cơ thể ngưởi nhưng cũng sẽ khó khăn khi vẽ 1 dáng người đang chuyển động. Vì vậy, chúng ta nên đơn giản hóa hình ảnh để dễ dàng nắm bắt hơn. Kết hợp với bước 1 để ra một dáng người. Nên luyện tập vẽ người que qua nhiều chuyển động để có thể dễ dàng hình dung, khi cần có thể dễ dàng vẽ ra người mà bạn muốn kí họa đặt tay như thế nào, cách xoay người, - Vẽ nhanh các phần còn lại như quần áo, phụ kiện, ngũ quan, tay chân, thân, tóc ( có thể để đầu trọc như Saitama ) - Phân mảng sáng, tối. Bước này giúp nhân vật của chúng ta sẽ nổi khối lên và tạo cảm giác sinh động. Bước 4: Vẽ chi tiết Trong bước thứ 4 phân tích các hình khối. Có thể bài vẽ trông có vẻ khô cứng, nhưng không sao vì thà khô cứng máy móc còn hơn hời hợt. Trình bày hết cái hiểu về hình thể của mình trên mặt giấy. Nhưng nên nhớ phác dày và xốp những nét ở phía bên tối, nên vẽ thưa và mỏng các nét bên sáng và nhớ dựng kỹ đường giáp ranh giữa sáng và tối. Bước 5: Hoàn chỉnh bài vẽ Sang đến bước thứ 5, dựa theo các khung mảng đã dựng bắt đầu thực hiện việc thể hiện đậm nhạt. Đặc biệt các bạn không nên lên bóng của từng chi tiết mà nên lên những diện lớn trước. Theo tôi tốt nhất các bạn nên nối liền toàn bộ vùng bóng tối thành một tuyến lớn. Để tách hình thể thành hai phần sáng và tối. Ban đầu các bạn nên vẽ hai sắc độ. Khi tương quan lớn đã xong chúng ta mới thêm đậm bằng cách trồng thêm các lớp chì tùy theo hướng của khối. Khối nghiêng như thế nào thì nét nghiêng theo hướng đó. * Chú ý: Khi vẽ dáng người thì việc quan sát cấu trúc tỉ lệ phải vô cùng kỹ. Vì đặc trưng của ký người là phải tuân theo giải phẫu tạo hình, dù đây là bài vẽ dáng tĩnh nhưng nó chỉ mang tính tương đối vật nên khi thực hiện ký dáng cần phải nhanh gọn, chính xác. II. Thực hành Vẽ ký họa 15 dáng người trên khổ giấy A4 14 1
  15. Bài tham khảo III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Hình vẽ chưa thực sự sát tinh thần mẫu. Nguyên nhân quá trình quan sát chưa kỹ. Khắc phục bằng cách quan sát kỹ và thực hành ký họa nhiều. - Nét vẽ còn cứng, chưa linh hoạt. Nguyên nhân do quá chú trọng đến hình thể đúng sai ban đầu mà để mất đi cảm xúc nét vẽ. Khắc phục bằng cách thả lỏng suy nghĩ và cầm bút nhẹ nhàng trên mặt tranh thực nhiện nhiều lần, nếu nét chưa chuẩn hình có thể tiếp tục mạc lại vẽ nét nhẹ nhàng. 15 1
  16. Bài 4: Ký họa nhóm người A. Mục tiêu của bài Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Người học trình bày được cách thực hiện ký họa nhóm người + Phân tích được đặc điểm của ký họa dáng người và nhóm người - Kỹ năng + Người học thực hiện được các ký họa nhóm người - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Người học phát huy được khả năng tự học bằng cách thực hiện thêm nhiều ký họa về nhóm + Từ việc ghi chép sống động cuộc sống sinh hoạt của con người, người học càng thấy hiểu hơn về vẽ đẹp của con người trong lào động. B. Nội dung I. Lý thuyết 1. Trình tự thực hiện một bài ký họa dáng người tĩnh Bước 1: Quan sát, chọn đối tượng vẽ. Khi bắt đầu ký họa thì việc quan sát đối tượng rất quan trọng nó định hướng về đặc điểm, cấu trúc tỉ lệ và cách xử lý Bước 2: Chọn cảnh và cắt cảnh. Đến bước này khẳng định sơ bộ về không gian thể hiện đối tượng trong bài vẽ có thể vẽ toàn bộ đối tượng hoặc phần đối tượng, hoặc kết hợp cả hai, tùy vào mục đích sử dạng. Bước 3: Vẽ khái quát Ở bước khái quát đầu tiên vẽ khái quát đối tượng và vẽ thật là nhẹ tay. Vì chúng ta cần phải thực hiện bước thứ ba chồng lên bước thứ hai. Nên thực hiện nét vẽ với bút chì hơi nghiêng trên mặt giấy, thả lỏng lực ở cổ tay và khớp vai và cũng không nên cầm bút quá chặt. Các nét vẽ sai và vẽ thừa thì các bạn cứ để lại vì đôi khi những nét vẽ sai ẩn ở phía dưới tạo nên hiệu quả rung của hình thể làm cho bài vẽ mềm mại hơn. - Bước đầu tiên hãy vẽ một đường trục từ cổ xuống tới xương sống và đi thẳng ra ngoài. Như vậy nó sẽ giúp bạn giảm thiểu độ cứng trong khi vẽ dáng người. Thông thường, các 16 1
  17. tư thế chuyển động đều có dạng đường cong chữ C hoặc chữ S khi nhân vật cúi, xoay, vặn hoặc nghiêng người. Các góc nghiêng sẽ càng lớn hơn khi nhân vật chạy nhảy hoặc té ngã. - Dù là nghệ sĩ đã nắm được các cấu trúc giải phẫu trên cơ thể ngưởi nhưng cũng sẽ khó khăn khi vẽ 1 dáng người đang chuyển động. Vì vậy, chúng ta nên đơn giản hóa hình ảnh để dễ dàng nắm bắt hơn. Kết hợp với bước 1 để ra một dáng người nên luyện tập vẽ người que qua nhiều chuyển động để có thể dễ dàng hình dung, khi cần, bạ có thể dễ dàng vẽ ra người mà bạn muốn kí họa đặt tay như thế nào, cách xoay người, Vẽ nhanh các phần còn lại như quần áo, phụ kiện, ngũ quan, tay chân, thân, tóc ( có thể để đầu trọc như Saitama ) - Phân mảng sáng, tối. Bước này giúp nhân vật của chúng ta sẽ nổi khối lên và tạo cảm giác sinh động. Bước 4: Vẽ chi tiết Trong bước thứ 4 phân tích các hình khối. Có thể bài vẽ trông có vẻ khô cứng, nhưng không sao vì thà khô cứng máy móc còn hơn hời hợt. Trình bày hết cái hiểu về hình thể của mình trên mặt giấy. Nhưng nên nhớ phác dày và xốp những nét ở phía bên tối, nên vẽ thưa và mỏng các nét bên sáng và nhớ dựng kỹ đường giáp ranh giữa sáng và tối. Bước 5: Hoàn chỉnh bài vẽ Sang đến bước thứ 5, dựa theo các khung mảng đã dựng bắt đầu thực hiện việc thể hiện đậm nhạt. Đặc biệt các bạn không nên lên bóng của từng chi tiết mà nên lên những diện lớn trước. Theo tôi tốt nhất các bạn nên nối liền toàn bộ vùng bóng tối thành một tuyến lớn. Để tách hình thể thành hai phần sáng và tối. Ban đầu các bạn nên vẽ hai sắc độ. Khi tương quan lớn đã xong chúng ta mới thêm đậm bằng cách trồng thêm các lớp chì tùy theo hướng của khối. Khối nghiêng như thế nào thì nét nghiêng theo hướng đó. * Chú ý: Khi vẽ nhóm người thì việc quan sát cấu trúc tỉ lệ phải vô cùng kỹ. Vì đặc trưng của ký người là phải tuân theo giải phẫu tạo hình, dù đây là bài vẽ dáng tĩnh nhưng nó chỉ mang tính tương đối vật nên khi thực hiện ký dáng cần phải nhanh gọn, chính xác. Trong quá trình ký người ký kết hợp vói II. Thực hành Thực hành 15 bài ký họa nhóm người 17 1
  18. Bài tham khảo III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Hình vẽ chưa thực sự sát tinh thần mẫu. Nguyên nhân quá trình quan sát chưa kỹ. Khắc phục bằng cách quan sát kỹ và thực hành ký họa nhiều. - Nét vẽ còn cứng, chưa linh hoạt. Nguyên nhân do quá chú trọng đến hình thể đúng sai ban đầu mà để mất đi cảm xúc nét vẽ. Khắc phục bằng cách thả lỏng suy nghĩ và cầm bút nhẹ nhàng trên mặt tranh thực nhiện nhiều lần, nếu nét chưa chuẩn hình có thể tiếp tục mạc lại vẽ nét nhẹ nhàng. - Cách sắp xếp nhóm người thiếu tự nhiên. Nguyên nhân là do quá trình ký họa người học thường bị lệ thuộc quá nhiều về bố cục thực tế. Khắc phục bằng cách chủ động sắp xếp bố cục nhóm người có thể chọn các dáng khác nhau ở những không gian khác nhau nhưng cùng nội dung sinh hoạt để làm nổi bật nội dung bố cục. Tài liệu tham khảo [1] - LÊ THANH LỘC (dịch), 1996, Lịch sử hội họa, NXB Văn hóa Thông tin. [2] - LÊ THANH LỘC, 1998, Từ điển mỹ thuật, NXB Văn hóa Thông tin. [3] - NGUYỄN PHI HOANH, 1978, Một số nền mỹ thuật thế giới, NXB Văn hóa. [4] - THÁI BÁ VÂN, 1992, Tiếp xúc với nghệ thuật, Viện mỹ thuật. [5] - NGUYỄN DUY LẪM, ĐẶNG BÍCH NGÂN, 2001, Màu sắc và phương pháp vẽ mầu, NXB Văn hóa thông tin. 18 1