Giáo trình nội bộ Vẽ hình họa chân dung và bán thân tượng người - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 50 trang Gia Huy 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nội bộ Vẽ hình họa chân dung và bán thân tượng người - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_ve_hinh_hoa_chan_dung_va_ban_than_tuong_ng.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Vẽ hình họa chân dung và bán thân tượng người - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UBND TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC: VẼ HÌNH HỌA CHÂN DUNG VÀ BÁN THÂN TƯỢNG NGƯỜI NGÀNH: HỘI HỌA Lào Cai, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. Lời nói đầu Hình họa là môn học cơ bản có vai trò quan trọng trong học tập, rèn luyện và sáng tạo nghệ thuật. Học phần vẽ hình họa chân dung và bán thân tượng người bằng chất liệu thạch cao là bước nối tiếp giữa vẽ đồ vật sang tượng đến người thật. Tập bài giảng Học phần Vẽ hình họa chân dung và bán thân tượng người nhằm phục vụ cho công tác đào tạo sinh viên hệ trung cấp Hội họa của trường Cao đẳng Lào Cai. Tập bài giảng được biên soạn theo Chương trình môn học được hội đồng khoa học nhà trường phê duyệt. Tập bài giảng học phần Vẽ tượng chân dung đen trắng được chia làm 3 chương Phần I. Vẽ tượng chân dung Phần II. Vẽ bán thân tượng người Thông qua các bài học, cùng với học phần giải phẫu tạo hình, sinh viên sẽ hiểu và thực hiện được các bài vẽ về cấu tạo các giác quan, chân dung người, rất tốt cho việc nghiên cứu sâu về vẽ người thật sau này. Các bài tập được thiết kế theo đề cương chi tiết của học phần: cụ thể, dễ hiểu, khoa học và có hình minh họa kèm theo. Dù đã rất cố gắng, song quá trình biên soạn tập bài giảng khó tránh khỏi những thiếu khuyết. Vì vậy, tôi rất mong sự góp ý của các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để tập bài giảng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU : VẼ TƯỢNG ĐẦU NGƯỜI CƠ BẢN 8 I. Mục tiêu 8 II. Nội dung chi tiết 8 1. Mục đích của vẽ tượng thạch cao 8 2. Mối quan hệ giữa vẽ khối cơ bản với cấu tạo con người- tượng thạch cao 9 3. So sánh khối cơ bản- tượng- người 9 4. Phương pháp xây dựng hình vẽ 11 4.3. Quan sát, nhận xét 12 4.4. Bố cục dựng hình 12 4.6. Vẽ sâu 12 4.7. Hoàn chỉnh bài vẽ 12 5. Tiêu chí cần đạt 12 BÀI 1. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG PHẠT MẢNG 14 I. Mục tiêu 14 II. Nội dung chi tiết 14 1. Quan sát nhận xét: 14 2. Bố cục dựng hình: 15 3. Vẽ tương quan lớn: 15 4. Vẽ sâu 16 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 16 6. Yêu cầu cần đạt 17 BÀI 2: VẼ TƯỢNG SỌ 18 I. Mục tiêu 18 II. Nội dung chi tiết 18 1. Quan sát, nhận xét 18 2. Bố cục dựng hình 19
  5. 3. Vẽ tương quan lớn 20 4. Vẽ sâu 20 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 20 6. Các yêu cầu cần đạt 21 BÀI 3. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG LỘT DA 22 I. Mục tiêu 22 II. Nội dung chi tiết 22 1. Quan sát nhận xét 22 2. Bố cục dựng hình 22 3. Vẽ tương quan lớn 23 4. Vẽ sâu 24 5. Hoàn chỉnh bài 24 6. Yêu cầu cần đạt 24 BÀI 4. VẼ ĐẦU TƯỢNG CHÂN DUNG NAM GIÀ 26 I. Mục tiêu 26 II. Nội dung chi tiết 26 1. Quan nhận xét 26 2. Bố cục dựng hình: 27 3. Vẽ tương quan lớn 27 4 . Vẽ sâu 28 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 28 6. Yêu cầu cần đạt 29 BÀI 5. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG NAM NAM TRẺ 31 I. Mục tiêu 31 II. Nội dung 31 1. Quan sát nhận xét 31 2. Bố cục dựng hình 32
  6. 3. Vẽ tương quan lớn 32 4. Vẽ sâu 33 5. Hoàn chỉnh bài 33 BÀI 6: VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG NỮ TRẺ 35 I. Mục tiêu 35 II. Nội dung chi tiết 35 1. Quan sát nhận xét 35 2. Bố cục dựng hình 36 3. Vẽ tương quan lớn 36 4. Vẽ sâu 37 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 37 6. Tiêu chí cần đạt 38 BÀI MỞ ĐẦU : VẼ TƯỢNG NGƯỜI BÁN THÂN 39 I. Mục tiêu 39 II. Nội dung chi tiết 39 2- Yêu cầu đạt: 40 BÀI 7: VẼ TƯỢNG BÁN THÂN NAM TRUNG 42 I. Mục tiêu 42 II. Nội dung chi tiết 42 1. Quan sát nhận xét 42 2. Bố cục dựng hình 43 3. Vẽ tương quan lớn 43 4. Vẽ sâu 43 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 44 6. Yêu cầu cần đạt. 44 BÀI 8: VẼ TƯỢNG BÁN THÂN NAM GIÀ 46 I. Mục tiêu 46
  7. II. Nội dung bài học 46 1. Quan sát nhận xét 46 2. Bố cục dựng hình 47 3. Vẽ tương quan lớn. 47 4. Vẽ sâu 47 5. Hoàn chỉnh bài vẽ 48 6. Yêu cầu bài vẽ 48 LIỆU THAM KHẢO 50 [1] Triệu Khắc Lễ, Hình họa 1.2.3 (Dự án đào tạo giáo viên THCS), NXB ĐHSP, 2006 50 *Tài liệu tham khảo 50 [1]. Lê Thanh Lộc (biên soạn) - Hình họa căn bản, NXBVHTT, 1999. 50
  8. BÀI MỞ ĐẦU : VẼ TƯỢNG ĐẦU NGƯỜI CƠ BẢN LÝ THUYẾT CHUNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học trình bày được mục đích của vẽ tượng thạch cao - Chỉ rõ được mối quan hệ giữa vẽ khối cơ bản với cấu tạo con người - tượng thạch cao - So sánh được khối cơ bản- tượng- người - Trình bày được phương pháp xây dựng hình vẽ 2. Kỹ năng SV có kỹ năng trình bày, phân tích, so sánh giữa trượng thạch cao - chân dung người nhanh, gọn, đúng trọng tâm và hiệu quả. - Người học vẽ được đầu tượng thạnh cao chuẩn 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Thể hiện thái độ nhiệt tình, tự tin, tích cực, say mê trong học tập II. Nội dung chi tiết 1. Mục đích của vẽ tượng thạch cao - Con người là sản phẩm hoàn hảo nhất đẹp nhất của giới tự nhiên với sự cân đối của hình khối, cấu trúc và tỷ lệ. Con người lại luôn sống động nhất là các giác quan trên khuôn mặt người. Đối với họa sỹ, nghiên cứu và sáng tạo hình thể con người; lấy cơ thể con người thông qua những hình thái, động tác để miêu tả biểu hiện tư tưởng và tìn cảm nội tâm của tác giả trước hiện thực cuộc sống luôn được coi trọng. Hình họa vẽ người cũng là một yêu cầu cơ bản của chương trình mỹ thuật. - Tuy nhiên, vẽ được hình mẫu chuẩn xác là rất khó, con người là một thực thể sống luôn chuyển động, xê dịch. Người mới học vẽ sẽ khó khăn trong việc quan sát , so sánh, phân tích và xây dựng hình vẽ nếu như không thành thục những kỹ năng cơ bản, nắm vững được cấu tạo hình khối, tỷ lệ và những trạng thái tâm lý được
  9. biểu hiện trên khuôn mặt. Để tạo đực sự chuyển biến đó, vẽ đầu tượng trước khi vẽ chân dung người sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất cho sự tiếp thu kiến thức cơ bản cuả người học vẽ. 2. Mối quan hệ giữa vẽ khối cơ bản với cấu tạo con người- tượng thạch cao - Những bức tượng dùng để làm mẫu vẽ được nghiên cứu và sáng tạo thông qua cái nhìn và tình cảm của nhà điêu khắc. Vì thế cấu trúc hình khối, tỷ lệ và trạng thái biểu cảm của mẫu đã được sàng lọc, lựa chọn kỹ khi thể hiện. - Các mẫu tượng dùng để vẽ nghiên cứu, luyện tập hình họa được sáng tác theo phong cách hiện thực và cơ bản. Tuy nhiên, vì là một tác phẩm nghệ thuật được nâng cao theo quan niệm sáng tạo của người sáng tác. Nhân vật được chọn phải là những mẫu người có cấu tạo cân đối, đẹp cả về tâm hồn lẫn thể xác và gây được những cảm xúc cho người sáng tạo ra nó. Vì thế, các bức tượng có hồn, có sức sống. - Mẫu tượng thạch cao trắng lại được đặt trong một không gian tĩnh, ổn định giống như các vật mẫu trong khối hình cơ bản, đồ vật nên dễ cho quan sát, nhận xét cáckiên thức đã học trong quá trình thực hành vẽ màu của tượng sáng, đơn sắc tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho người học trong việc diễn tả đường nét, hình khối đậm nhạt để tạo không gian. Các bài vẽ đầu tượng thạch cao được thực hiện theo yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, các bộ phận được chi tiết tổng thể để người học không bị bỡ ngỡ, hẫng hụt, có điều kiện tiếp thu và thể hiện theo từng bước cơ bản và chắc chắn. 3. So sánh khối cơ bản- tượng- người 3.1. Sự giống nhau giữa khối hình cơ bản và tượng Nếu vẽ tốt các hình khối cơ bản và biến dạng sẽ thuận lợi cho các bài vẽ đầu tượng người. Bởi vì tất cả cảnh vật trong giới tự nhiên đều được cấu tạo từ khối các hình cơ bản, dù đơn giản hay tinh vi phức tạp.
  10. Tượng chân dung là tập hợp của các hình khối cơ bản nếu phân tích theo hình học. Do đó phương pháp dựng hình, cách diễn tả bóng khối có nét tương đồng nhưng phức tạp hơn nhiều Khối hình cơ bản và chân dung đều tĩnh và đơn sắc, không có những thay đổi tương quan khi nguồn sáng chiếu vào nên thuận lợi cho so sánh, phân tích và thể hiện. Tuy nhiên vẽ khối cơ bản đơn giản hơn nhiều vì cấu trúc hình rõ ràng, mạch lạc, việc diễn tả không gian cũng không phức tạp, cac mẫu vẽ có độ lớn ngang nhau nên tìm tỷ lệ thuận tiện. Còn ở tượng đầu người lại phức tạp, các khối HCB và thường là các tập hợp của khối, hỗ trợ bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau. 3.1.1. Sự giống nhau - Về phương pháp dựng hình, cách diễn tả bóng khối có nét tương đồng tuy phức tạp hơn nhiều. - Khối hình cơ bản và tượng chân dung đều tĩnh và đơn sắc, không có những thay đổi tương quan khi nguồn sáng chiếu vào nên thuận lợi cho so sánh, phân tích và thể hiện. 3.1.2 Sự khác nhau - Khối hình cơ bản có cấu trúc, hình thể rõ ràng, mạch lạc nên tìm tương quan, tỷ lệ thuận lợi. Khối tượng đầu người có cấu trúc phức tạp nên việc xác định vị trí của các chi tiết, xác định chiều hướng và các đường trục dọc, trục ngang tương đối khó khăn. - Khối hình cơ bản sử dụng que đo, dây dọi ở mức độ vừa phải. Khối tượng đầu người sử dụng que đo dây dọi rất cần thiết và là phương tiện hỗ trợ hiệu quả nhất cho mắt nhìn được chính xác hơn. 3.2. Sự giống nhau giữa khối hình tượng và người 3.2.1. Sự giống nhau - Tượng chân dung và chân dung người đều có kết cấu hình thể với đường nét, hình mảng và khối giống nhau.
  11. - Đường trục dọc của mặt cũng phụ thuộc vào vị trí và hướng nhìn của mắt, chuyển động của khối đầu. 3.2.2. Sự khác nhau - Tượng chân dung được tái tạo lại thông qua bàn tay và khối óc của nhà điêu khắc – là mẫu tĩnh và đơn sắc. Mẫu người thật chuyển động, sự chuyển sắc độ trên khuôn mặt rất tinh tế, linh hoạt - Khi vẽ mẫu người thật có sự giao lưu giữa người vẽ và người mẫu với những trạng thái tình cảm khác nhau nên rất khó trong quá trình thể hiện. Vẽ tượng chân dung không có sự giao lưu giữa mẫu và người vẽ. 4. Phương pháp xây dựng hình vẽ 4.1.Yêu cầu chung - Phải hiểu được cấu trúc của xương sọ, các cơ và nhất là các giác quan: mắt, mũi, miệng, tai. - Gắn kết và thể hiện được trên những tượng chân dung cụ thể - Hiểu và nắm chắc cấu tạo, tương quan tỷ lệ đậm nhạt và của các bài vẽ với mẫu là các chi tiết của đầu người sẽ giúp rất nhiều khi tiến hành các bài vẽ tượng chân dung. 4.2. Chọn tượng và bày mẫu - Chọn tượng có cách diễn tả khối đơn giản , rõ ràng và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của cấu trúc đầu người (đã được khái quát hóa các chi tiết), có đặc tính của nhân vật. - Nên để nguyên màu trắng của thạch cao mà không bôi dưới bất kỳ hình thức nào để dễ quan sát, so sánh và phân tích trong quá trình vẽ. - mẫu bày trên bàn, ngang với tầm mắt người vẽ, nền sau nên để màu ghi sáng, đậm hơn màu tượng để tạo không gian nhẹ, trong trẻo. - Nên để một nguồn sáng chiếu vào , tốt nhất là góc trái với độ nghiêng 45o
  12. 4.3. Quan sát, nhận xét - Chọn vị trí, góc nhìn thích hợp với sở trường, năng lực, trình độ: nghiêng ½; ¾, ngược sáng. Ở góc nào cũng có thể vẽ đẹp nếu giải quyết tốt tương quan và yêu cầu của bài hình họa. - Phân tích kỹ mẫu trước khi vẽ 4.4. Bố cục dựng hình - Phác hình, tìm bố cục - Tìm đường trục - Sử dụng que đo, dây dọi kết hợp với nhìn cho chính xác - Quan sát, phân tích mẫu và quy vào các hình cơ bản để phác hình và phân diện sáng tối. 4.5. Vẽ tương quan lớn - Khái quát toàn bộ mẫu vẽ gợi tương quan sáng tối lớn tạo không gian cơ bản - Gợi chi tiết các cấu trúc của toàn bộ mẫu 4.6. Vẽ sâu - Trên cơ sở tương quan toàn bộ mẫu người vẽ tìm chi tiết đơn giản hóa đặc điểm của các bộ phận - Điều chỉnh trên cơ sở toàn bộ tương quan, chất của mẫu 4.7. Hoàn chỉnh bài vẽ Do tính chất phức tạp của bài vẽ nên lên hình rất quan trọng. Có thể hình vẽ đúng về cấu trúc hình dáng, tỷ lệ và hợp lý trong bố cục, song chỉ cần một sai sót trong đậm nhạt hoặc diễn tả bóng cũng làm cho bức vẽ không đạt yêu cầu. Vì vậy phải bình tĩnh, thận trọng và cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi dặt bút vẽ hoặc sửa chữa. 5. Tiêu chí cần đạt - Hình, khối, tỷ lệ đúng - Tạo được không gian - Diễn tả được đặc tính của mẫu
  13. - Diễn tả được chất thạch cao * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Thảo luận Các bước tiến hành một bài vẽ tượng theo phương pháp cơ bản
  14. BÀI 1. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG PHẠT MẢNG Chất liệu thạch cao Khổ giấy: 40x60 cm, chất liệu chì đen I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học trình bày được đặc điểm cấu tạo tượng phạt mảng - Chỉ rõ được các mảng cơ được khái quát bằng mảng trên tượng 2. Kỹ năng - Vẽ được tượng phác mảng (vạt mảng) theo đúng phương pháp dựng hình - Dựng hình chính xác,đúng tỷ lệ đáp ứng các yêu cầu cơ bản về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong của mẫu. - Bài vẽ có bố cục cân đối trên giấy vẽ đúng về tỷ lệ, hình - Đậm nhạt bài vẽ ổn định - Diễn tả được chất thạch cao. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựnghình, đậm nhạt và tả chất II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét: Tượng vạt mảng là cầu nối cuối cùng của các bài vẽ hình hoạ giữa các khối hình cơ bản và vẽ đầu tượng người. Tượng được lược bỏ những chi tiết của hình thái bên ngoài để quy vào khối hình cơ bản song vẫn đáp ứng yêu cầu về hình khối, tỷ lệ và cấu trúc bên trong. Những cơ sở đó giúp người học vẽ liên tưởng đến khối hình cơ bản, vận dụng kiến thức đã học vào bài vẽ và dễ dàng khi chuyển tiếp sang vẽ đấu tượng. Chú ý đến sự thống nhất trong cấu trúc, cân đối trong tỷ lệ của mẫu.
  15. Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. Đây là tượng chân dung nam thanh niên, vầng trán cao, khuôn mặt cương nghị đã được phác mảng quy vào những mảng, hình khối rõ ràng khúc chiết và các diện sáng tối cụ thể. Chú ý phần cổ, sự ăn nhập giữa đầu tượng và cổ đúng sẽ tạo độ vững vàng, cân đối cho bài vẽ. 2. Bố cục dựng hình: Xuất phát từ hình dáng tượng phạt mảng, có thể tìm một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương ứng với tỷ lệ. Quan sát, nhận xét: xem mẫu đặt ở vị trí nào, trên hay dưới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng được chiếu từ góc trên phía phải. Hướng nhìn gần chính diện. Đường trục ngang chia đôi xương đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khuôn mặt và các tỷ lệ chính. Sau đó xác định vị trí các bộ phận (khối của mắt, mũi, miệng, tai) và đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gò nhô cao của xương gò má để phác hình chung. Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. 3. Vẽ tương quan lớn: Sử dụng que đo kết hợp mắt nhìn để kiểm tra. Chú ý cấu tạo xương đầu để tạo khối hình cầu. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét. Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. Kiểm tra tỷ lệ của mẫu bằng cách sử dụng kiểm tra dây dọi các điểm như: đường trục dọc chính, điểm nhô của các hốc mắt và tiếp điểm của hốc mũi, xương gò má ranh gới đường chu vi của xương sọ
  16. Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng, nên dùng ức là đường dọi chính để so sánh (vẽ mẫu người cũng vậy) vì ức luôn là điểm cố định dù đầu và cổ có chuyển động (Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tượng làm cơ sở để kiểm tra bằng đường dọi). Nheo mắt xác định sáng tối lớn. 4. Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Sau khi đẩy sâu đước các độ đậm nhạt hoàn thiện bài vẽ so sánh sợ hơn kém của các mảng sáng tối, nhất là các độ trung gian của bóng vì nó không đồng nhất với nhau. Để một khoảng thời gian vừa đủ để so sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ bằng nét hoặc có độ giao tiếp của gờ hốc mắt, hốc mũi, đường chân cằm cho sát thực. Tao không gian theo hiện thực của mẫu, tránh lối quen tay, bóng bên sáng đậm và bên tối sáng, vì như thế bài vẽ sẽ bị thủng không gian giả.
  17. 6. Yêu cầu cần đạt - Bố cục thuận mắt hợp lý - Vẽ đúng tỷ lệ, hình khối chung và riêng của đầu tượng lột da - Vẽ đúng chiều hướng cáu tạo của các cơ, không bị lệch trục - Diễn tả đậm nhạt đúng, tạo được không gian của mẫu - Bài vẽ có tính bao quát chung - Vẽ được đúng đường hướng cấu tạo của mẫu, diễn tả được sự phong phú hinh hoạt của bóng -. Các mảng khối ăn nhập với nhau - Diễn tả được chiều sâu của mẫu. * Hình vẽ minh hoạ * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Vẽ hình tượng vạt mảng theo các hướng khác nhau trên giấy vẽ
  18. BÀI 2: VẼ TƯỢNG SỌ Chất liệu thạch cao Khổ giấy: 40x60 cm, chất liệu chì đen I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học trình bày được đặc điểm cấu tạo xương đầu - Trình bày được 2 xương chính: sọ và mặt tạo nên xương đầu 2. Kỹ năng - Vẽ được xương sọ theo đúng phương pháp dựng hình - Bài vẽ có bố cục cân đối trên giấy vẽ đúng về tỷ lệ, hình - Đậm nhạt bài vẽ ổn định - Tạo được chất liệu của thạch cao 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựnghình, đậm nhạt và tả chất II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát, nhận xét Xương đầu người cũng ví như cái cốt đề xây dựng một công trình kiến trúc, cốt có vững nhà mới an toàn, có hình thái rõ rệt bên ngoài tạo nên đặc điểm sọ và mặt. Nắm vững cấu tạo xương đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi vẽ đúng hình trong các bài đầu tượng người. Đây là điểm yếu mà người mới học vẽ thường mắc phải: thừa hoặc thiếu sọ, trán và không đúng cấu tạo khuôn mặt. Bày mẫu ở vị trí ngang tầm mắt , nguồn sáng chiếu vào bên trái, phái tùy chọn, đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ õm của hốc mắt , hốc mũi và gờ nhô cao của xương gò má để phác hình chung.
  19. 2. Bố cục dựng hình Xuất phát từ hình dáng sọ, có thể tìm một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương ứng với tỷ lệ. Quan sát, nhận xét: xem mẫu đặt ở vị trí nào, trên hay dưới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng được chiếu từ góc trên phía phải. Hướng nhìn gần chính diện. Đường trục ngang chia đôi xương đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khuôn mặt và các tỷ lệ chính. Sau đó xác định vị trí các bộ phận (hốc mắt, hốc mũi, hàm rằng ) và đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gò nhô cao của xương gò má để phác hình chung. Khi phác hình chú ý chỉ dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu. Kết hợp que đo mắt nhìn để kiểm tra phác lại bằng nét có đậm nhạt để gần mẫu hơn Sử dụng que đo kết hợp mắt nhìn để kiểm tra. Chú ý cấu tạo đầu sọ để tạo khối hình cầu. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét. Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. Kiểm tra tỷ lệ của mẫu bằng cách sử dụng kiểm tra dây dọi các điểm như: đường trục dọc chính, điểm nhô của các hốc mắt và tiếp điểm của hốc mũi, xương gò má ranh gới đường chu vi của xương sọ Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng, nên dùng ức là đường dọi chính để so sánh . Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tượng làm cơ sở để kiểm tra bằng đường dọi). Nheo mắt xác định sáng tối lớn.
  20. 3. Vẽ tương quan lớn Sử dụng que đo kết hợp mắt nhìn để kiểm tra. Chú ý cấu tạo xương đầu để tạo khối hình cầu. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét. Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. Kiểm tra tỷ lệ của mẫu bằng cách sử dụng kiểm tra dây dọi các điểm như: đường trục dọc chính, điểm nhô của các hốc mắt và tiếp điểm của hốc mũi, xương gò má ranh gới đường chu vi của xương sọ 4. Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. - Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. - Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Sau khi đẩy sâu đước các độ đậm nhạt hoàn thiện bài vẽ so sánh sợ hơn kém của các mảng sáng tối, nhất là các độ trung gian của bóng vì nó không đồng
  21. nhất với nhau. Để một khoảng thời gian vừa đủ để so sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ bằng nét hoặc có độ giao tiếp của gờ hốc mắt, hốc mũi, đường chân cằm cho sát thực. Tao không gian theo hiện thực của mẫu, tránh lối quen tay, bóng bên sáng đậm và bên tối sáng, vì như thế bài vẽ sẽ bị thủng không gian giả. Kiểm tra toàn bộ bài: sáng – tối; bóng phản quang để có thể diễn tả chất thạch cao 6. Các yêu cầu cần đạt - Đảm bảo đúng tỷ lệ tương quan tỷ lệ của xương đầu người - Cấu trúc hình thể chung tốt, không bị sai lệch, méo mó. - Diễn tả được đậm nhạt tốt, đúng tương quan thật của mẫu; tả được chất và màu thạch cao - Bài vẽ có tính bao quát chung, bóng không bị nhọ hoặc khô cứng. 4. Hình minh họa * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Cách vẽ xương sọ theo các hướng: chính diện; nghiêng ½; nghiêng 3/4
  22. BÀI 3. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG LỘT DA Chất liệu thạch cao Khổ giấy: 40x60 cm, chất liệu chì đen I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học trình bầy và phân tích được cấu tạo hình thái của cơ để hiểu rõ hơn cấu tạo và tác dụng của chúng với diện mạo khuôn mặt. 2. Kỹ năng -Vẽ được tượng lột da theo đúng phương pháp - Bài vẽ có bố cục cân đối trên giấy vẽ đúng về tỷ lệ, hình - Đậm nhạt bài vẽ ổn định - Tạo được chất liệu của thạch cao 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựnghình, đậm nhạt và tả chất II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét Bao bọc bên ngoài xương đầu là các cơ, chia làm 3 khối là: khối cơ da sọ mỏng, dính liền với da); cơ bám da mắt (khi hoạt động tạo nên những nếp nhăn, biểu hiện tình cảm của con người); khối cơ cửđộng hàm dưới nằm trong các khối đó là các cơ cụ thể đã học giải phẫu tạo hình. Nhìn chính diện, đầu tượng lột da nằm trong khối hình quả trứng; các chi tiết không rõ ràng như ở đầu xương người, song lại có nhiều thay đổi về hình dáng diện mạo các cơ đều có ít nhiều chuyển động khi vị trí đầu người thay đổi. 2. Bố cục dựng hình Nhìn tổng thể có thể xác định một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương ứng với tỷ lệ tượng.
  23. Xác định trên hay dưới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng được chiếu từ góc trên phía phải. Hướng nhìn gần chính diện. Đường trục ngang chia đôi xương đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khuôn mặt và các tỷ lệ chính. Sau đó xác định vị trí các bộ phận (hốc mắt, hốc mũi, hàm rằng ) và đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gò nhô cao của xương gò má để phác hình chung. Sử dụng các đường kỷ hà phác hình để có sơ bộ hình mẫu ban đầu kết hợp que đo, mắt nhìn để kiểm tra. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét. Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng, nên dùng ức là đường dọi chính để so sánh . Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tượng làm cơ sở để kiểm tra bằng đường dọi). Nheo mắt xác định sáng tối lớn. Xác định các tỷ lệ nhỏ, đường trục ngang, đẩy sâu nét vẽ cho gần mẫu * Chú ý: Các cơ đầu tạo nên diện mạo khuân mặt. hơn nữa, các cơ đầu còn là nơi biểu cẩm trạng thái tâm lí con người. Sự phong phú vô hạn của những biểu hiện trên nét mặt thuộc về hoạt động của các vùng cơ mặt. Khối cơ da sọ rất mỏng, tuy không có hình thái rõ rệt ở mặt ngoài da song nó lại tạo nên các nếp nhăn trên trán để biểu hiện tình cảm khi suy nghĩ và chú ý khi kinh ngạc. Khối cơ bám da mặt như: các cơ mi mắt, mũi, miệng và môi lại có tác dụng biểu hiện trạng thái khi vui, buồn rất đa dạng, còn khối cơ hàm dưới, về mặt tình cảm, các cơ này biểu hiện sự dũng cảm và nghị lực. 3. Vẽ tương quan lớn Xác định phom tổng thể gợi sáng tối lớn của tổng thể bài đẩy nét tiếp giáp phần xương đậm nhạt lớn của toàn bộ tượng. Sử dụng que đo kết hợp mắt nhìn để kiểm tra. Xác định vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới
  24. trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. Kiểm tra que đo, dây dọi kết hợp mắt nhìn và sửa chữa lại hình vẽ gạt bóng bằng đậm nhạt lớn, gợi không gian của mẫu chú ý đến cơ cổ là cơ chuyển động theo chiều hướng của đầu 4. Vẽ sâu Tiếp tục kiểm tra, đẩy sâu các mảng bóng chú ý tới mỗi cơ khác nhau, ngay trong từng cơ cũng có đậm nhạt khác nhau vì độ nông sâu và chiều hướng nhận ánh sáng, các cơ cổ là cơ chuyển động theo chiều hướng của đầu. Gợi không gian của mẫu. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5. Hoàn chỉnh bài Hoàn thiện bài vẽ của các mảng sáng tối, nhất là các độ trung gian của bóng vì. Để một khoảng thời gian vừa đủ để so sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ bằng nét hoặc có độ giao tiếp của gờ hốc mắt, hốc mũi, đường chân cằm cho sát thực. Tao không gian theo hiện thực của mẫu, tránh lối quen tay, bóng bên sáng đậm và bên tối sáng. Kiểm tra toàn bộ bài: sáng – tối; bóng phản quang để có thể diễn tả chất thạch cao của tượng. 6. Yêu cầu cần đạt - Bố cục thuận mắt hợp lý - Vẽ đúng tỷ lệ, hình khối chung và riêng của đầu tượng lột da - Vẽ đúng chiều hướng cấu tạo của các cơ, không bị lệch trục - Diễn tả đậm nhạt đúng, tạo được không gian của mẫu - Bài vẽ có tính bao quát chung * Hình minh họa
  25. * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Vẽ tượng thay đổi theo hướng chính diện, nghiêng ½, nghiêng 3/4
  26. BÀI 4. VẼ ĐẦU TƯỢNG CHÂN DUNG NAM GIÀ Chất liệu thạch cao Khổ giấy: 40x60 cm, chất liệu chì đen, I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học trình bày được đặc điểm cấu tạo đầu tượng chân dung tượng nam già - Phân tích được cấu tạo của trục hướng mặt khi nhìn ở các vị trí khác nhau 2. Kỹ năng - Vẽ được tượng chân dung nam già theo đúng phương pháp - Bài vẽ có bố cục cân đối trên giấy vẽ đúng về tỷ lệ, hình - Đậm nhạt bài vẽ ổn định, theo hướng trọng tâm sáng/ đậm - Tả được giống mẫu, vẽ được đặc điểm riêng của mẫu tượng chân dung nam già - Tạo được chất liệu của thạch cao 2. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựng hình, đậm nhạt và tả chất II. Nội dung chi tiết 1. Quan nhận xét Đây là mẫu chân dung một con người cụ thể nhưng lại khá tiêu biểu đối với người già Việt nam. Qua cấu trúc hình dáng bên ngoài khuôn mặt có thể thấy đây là một người già tầm thước với những nét riêng biệt thể hiện các tính rõ ràng.Vầng trán cao thông minh, cặp mắt nhỏ nhưng sinh động, kết hợp khóe miệng, các nếp nhăm cho thấy hình ảnh của con người vui vẻ, chân tình, quảng giao. Cách tạo hình chắc khỏe, sự cường điệu các nếp nhăn, gò má cao mà không làm mất đi cấu tạo chung của khuôn mặt, lột tả được phong thái cũng như tính cách của nhân vật.
  27. Đây là tác phẩm điêu khắc vừa căn bản, vừa chân thực và giàu tính biểu cảm. Các mảng hình khối được giản lược khái quát, các nét nhấn cường điệu càng làm tăng thêm hiệu quả thẩm mỹ của tác phẩm. Các chi tiết rõ ràng và hướng mặt nhìn thẳng nên đường trục cũng không có những thay đổi về đường hướng, khi vẽ dễ nắm được cấu trúc và hình khối. - Khi tiếp nhận nguồn sáng, đậm nhạt cụ thể và có nhiều cơ sở để phân tích, so sánh để thể hiện được những nét điển hình của mẫu. Chú ý đến đặc điểm khác biệt trong chân dung ông lão so với tượng nam thanh niên (hình khối, chi tiết mắt, mũi, miệng ), tỷ lệ chung của mẫu. Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. 2. Bố cục dựng hình: Xác định khung hình chung của toàn bộ bức tượng. Đo các tỷ lệ chính giữa chiều rộng và chiều ngang, giữa đầu tượng và đế tượng để phác khung hình chung. Tìm đường trục chính của toàn bộ bức tượng ( ở bức tượng này chiều rộng bằng khoảng 1/2 chiều dài; chiều dài khuân mặt chiêm 2/3 toàn bộ bức trượng). Phác hình dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu cấu trúc của toàn bộ tượng mẫu. 3. Vẽ tương quan lớn Trên cơ sở của khung hình, tiến hành đo, so sánh để tìm các tỷ lệ và cấu tạo của các bộ phận. Với hướng nhìn thẳng chính diện của mẫu, đường trục chính gần như chia mặt thành hai phần đối xứng. Dựa trên đặc điểm cấu tạo của khuân mặt, dễ dàng so sánh và tìm ra các điểm cần thiết làm cơ sở phân tích. Tiến hành vẽ phác lại hình bằng các nét ngắn và dày cho sát với mẫu hơn. Ở các góc của hai đường thẳng gặp nhau có thể nhấn đậm hơn, hoặc đưa nét nooir lượn lại một chút để tạo đường cong của nét mặt, kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng.
  28. 4 . Vẽ sâu Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽ đậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quang ánh sáng trong vùng tối của mẫu. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. Phân tích, đánh bóng diễn tả đặc điểm người già (các nếp nhăn, độ lồi, lõm của khối) khác với thanh niên như thế nào, giải quyết khối cơ bản nhất trên tổng thể thống nhất. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Hoàn thiện bài vẽ của các mảng sáng tối, nhất là các độ trung gian của bóng vì. Để một khoảng thời gian vừa đủ để so sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ bằng nét hoặc có độ giao tiếp của gờ hốc mắt, hốc mũi, đường chân cằm, các nếp nhăn của người già cho sát thực. Tạo không gian theo hiện thực của mẫu, tránh lối quen tay, bóng bên sáng đậm và bên tối sáng. Kiểm tra toàn bộ bài: sáng – tối; bóng phản quang để có thể diễn tả chất thạch cao của tượng. * Chú ý: Khi ánh sáng chiếu vào mẫu, các mảng bóng không bao giờ giống nhau về tỷ lên và đậm nhạt. mảng gần sẽ đậm hơn mảng xa, độ thẳng ít tiếp nhận hơn độ cong Các độ đậm nhạt của bóng và nét nhấn không nên quá chênh nhau vì nhứ thế hình sẽ khô cứng. Bóng là phương tiện để xác định hình khối và làm hình khối nổi trong không gian hai chiều.
  29. Với đặc điểm của tượng, các khối căng tròn, mịn màng nên khi vẽ bóng có thể dùng ngón tay hoặc tẩy di nhejleen các mảng tối, các danh giới giữa mảng tối và mảng sáng. Sau đó tiếp tục gạch các nét chồng lên nhau cho đén khi đạt được tương quan thực của mẫu. Cũng có thể dùng tẩy tẩy sáng một số chỗ có điểm sáng của bóng. Các độ nẩy sáng này nếu đúng chỗ sẽ tạo được hiệu quả của bài vẽ. có thể dẫn chứng bóng của khu vực mặt để so sánh. Khi diễn tả mái tóc và chi tiết bóng của mắt, mũi miệng của mẫu chú ý đến chiều hướng của nét bút và sự linh hoạt trong cách vẽ. Lúc thì buông nhẹ thỏa mái, lúc nhấn đạm và đanh nét; khi là những nét thẳng đan chéo, khi lại lượn vòng quanh các độ lồi lõm bằng những nét cong Chính sự đa dạng trong nét bút tạo nên sự sống động của bài vẽ. 6. Yêu cầu cần đạt - Bài này là một mẫu nam già, có nhiều đặc điểm nên cần vẽ sát hình dáng, cấu tạo của mẫu. - Có đặc điểm và thần thái của tượng mẫu. - Cách vẽ linh hoạt , xử lý các nét bút chì có hiệu quả tốt. Hình khối và bóng thống nhất, không ròi rạc và tách rời nhau. - Diễn tả được chất thạch cao - Bài vẽ có tính bao quát chung. 4. Hình minh họa
  30. * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Dựng hình tượng nam già, nữ già theo các hướng khác nhau: thẳng, nghiêng ½; nghiêng ¾
  31. BÀI 5. VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG NAM NAM TRẺ Chất liệu thạch cao Khổ giấy: 40x60 cm, chất liệu chì đen, I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học trình bày được đặc điểm cấu tạo đầu tượng chân dung nam trẻ - Hiểu và phân tích được cấu tạo của trục hướng mặt khi nhìn ở các vị trí khác nhau 2. Kỹ năng - Vẽ được tượng chân dung nam trẻ theo đúng phương pháp - Bài vẽ có bố cục cân đối trên giấy vẽ đúng về tỷ lệ, hình - Tả được giống mẫu, vẽ được đặc điểm riêng của mẫu tượng chân dung nam trẻ - Tạo được chất liệu của thạch cao 3. Thái độ - Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựnghình, đậm nhạt và tả chất II. Nội dung 1. Quan sát nhận xét Quan sát khuân mặt sẽ thấy đó là khuân mặt của một thiếu niên mới trưởng thành, có khuân mặt hình trái xoan thanh tú, mái tóc xõa được cách điệu thành những hình khối cụ thể nhưng lại rất hiện thực. Đặc điểm, các diễn tả tính cách thông qua mắt, mũi, iệng vừa cụ thể, vừa cách điệu và đã thành công trong lột tả tính kiên định, quả cảm của nhân vật Góc quan sát thấy được 2/3 khuân mặt bức tượng. Ánh sáng chiếu xuống từ bên trái mẫu. từ góc cao 45 độ nhưng hơi lùi ra phía ngoài. Do đó toàn bộ bề mặt hầu như nằm trong diện sáng, các chi tiết nổi rõ và có sáng tối rõ ràng. Khuân nặt hơi cúi nghiêng, khối của của mái tóc fayf và phủ che lấp một phần trán nên độ đạm ở khu vực này nhiều và đậm nhất. Do gò ụ mày và gốc mũi cáo nên có tác
  32. động ánh sáng, tối cũng rõ rệt. Mắt mở to, căng độ nhìn vì thế có cảm giác khoảng cách hai mắt hẹp hơn và mũi cũng vậy. Tuy nhiên nhìn tổng thể ăn nhập vào nhau. 2. Bố cục dựng hình Nhìn tổng thể có thể xác định một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương ứng với tỷ lệ tượng. Xác định trên hay dưới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng được chiếu từ góc trên phía phải. Hướng nhìn gần chính diện. Đường trục ngang chia đôi xương đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khuôn mặt và các tỷ lệ chính. Sau đó xác định vị trí các bộ phận (hốc mắt, hốc mũi, hàm rằng ) và đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gò nhô cao của xương gò má để phác hình chung. Sử dụng các đường kỷ hà phác hình để có sơ bộ hình mẫu ban đầu kết hợp que đo, mắt nhìn để kiểm tra. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét. Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng, nên dùng ức là đường dọi chính để so sánh . Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tượng làm cơ sở để kiểm tra bằng đường dọi). Nheo mắt xác định sáng tối lớn. * Lưu ý thêm: phác nét hướng của trục ngang và trục dọc trên mẫu tùy vào góc nhìn của mẫu (có thể đầu tượng hơi cúi xuống, hoặc nhìn quay ngang trái, phải ) chính xác để dễ dàng đáng bóng và diễn tả hình khối sau này. 3. Vẽ tương quan lớn Trên cơ sở của khung hình, tiến hành đo, so sánh để tìm các tỷ lệ và cấu tạo của các bộ phận. Với hướng nhìn thẳng chính diện của mẫu, đường trục chính gần như chia mặt thành hai phần đối xứng. Dựa trên đặc điểm cấu tạo của khuân mặt,
  33. dễ dàng so sánh và tìm ra các điểm cần thiết làm cơ sở phân tích. Tiến hành vẽ phác lại hình bằng các nét ngắn và dày cho sát với mẫu hơn. Ở các góc của hai đường thẳng gặp nhau có thể nhấn đậm hơn, hoặc đưa nét nối lượn lại một chút để tạo đường cong của nét mặt, kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng. 4. Vẽ sâu Quan sát và phân tích thật kỹ nguồn sáng để vẽ giải quyết tương quan đậm nhạt của mẫu. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu. => Không như tượng vạt mảng, khi diễn tả mái tóc và các chi tiết bóng của mắt, mũi, miệng cần chú ý đến chiều hướng của nét bút và sự linh hoạt trong cách vẽ để tạo sự sinh động cho bài vẽ cũng như "Tả chất" da thịt, tóc và độ căng, tròn của khối. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5. Hoàn chỉnh bài Hoàn thiện bài vẽ của các mảng sáng tối, nhất là các độ trung gian của bóng vì. Để một khoảng thời gian vừa đủ để so sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ bằng nét hoặc có độ giao tiếp của gờ hốc mắt, hốc mũi, đường chân cằm, các nếp
  34. nhăn của người già cho sát thực. Tạo không gian theo hiện thực của mẫu, tránh lối quen tay, bóng bên sáng đậm và bên tối sáng. Kiểm tra toàn bộ bài: sáng – tối; bóng phản quang để có thể diễn tả chất 6. Yêu cầu cần đạt - Vẽ đúng tỷ lệ, cấu tao hình thể theo hướng mặt của tượng - Cáchvẽ linh hoạt, xử lý nét bút chì có hiệu quả tốt phù hợp với đặc điểm và nguồn chiếu sáng của tượng tạo được hình khối và chất mịn màng của da thịt (dù là với tượng thạch cao) - Thể hiện được không gian thực của mẫu - Bài vẽ có tính bao quát chung * Hình vẽ minh hoạ * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận Dựng hình tượng nữ trẻ theo các hướng khác nhau: thẳng, nghiêng ½; nghiêng ¾
  35. BÀI 6: VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG NỮ TRẺ Chất liệu thạch cao Khổ giấy 40x60 cm, chất liệu chì đen, I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Người học trình bày được đặc điểm cấu tạo đầu tượng chân dung tượng nữ trẻ - Hiểu và phân tích được cấu tạo của trục hướng mặt khi nhìn ở các vị trí khác nhau 2. Kỹ năng - Vẽ được tượng chân dung nữ trẻ theo đúng phương pháp - Bài vẽ có bố cục cân đối trên giấy vẽ đúng về tỷ lệ, hình - Đậm nhạt bài vẽ ổn định, theo hướng trọng tâm sáng/ đậm - Tả được giống mẫu , vẽ được đặc điểm riêng của mẫu tượng chân dung nữ trẻ - Tạo được chất liệu của thạch cao 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựnghình, đậm nhạt và tả chất II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét Chân dung một cô gái đang ở tuổi trưởng thành với khuân mặt bầu bĩnh và căng tròn của khối. Nét mặt bình thản, tự tin với cấu trúc, tỷ lệ hình thể cân đối . Cách tạo hình hiện thực song các chi tiết như mắt, tóc cũng đã được đơn giản và ăn nhập chung trong tổng thể. Khi nguồn sáng chiếu vào từ góc cao bên trái mẫu, khuân mặt chia thành diện sáng tối khá cụ thể. đường phân chia là đường trục chạy qua hai mắt, mũi, miệng và cằm. Tuy nhiên do cách tạo khối tròn, mịn nên các danh giới sáng tối đều có độ chuyển trung gian, sự chuyển sắc cũng từ từ mà không đột ngột. Cô gái trán hơi bị dô và cao, khi xây dựng hình vẽ cần quan sát và phân tích kỹ.
  36. Chú ý đến sự thống nhất trong cấu trúc, cân đối trong tỷ lệ, tìm đặc điểm nổi bật của mẫu. 2. Bố cục dựng hình Nhìn tổng thể có thể xác định một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương ứng với tỷ lệ tượng. Xác định trên hay dưới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng được chiếu từ góc trên phía phải. Hướng nhìn gần chính diện. Đường trục ngang chia đôi xương đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khuôn mặt và các tỷ lệ chính. Sau đó xác định vị trí các bộ phận (hốc mắt, hốc mũi, hàm rằng ) và đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gò nhô cao của xương gò má để phác hình chung. Sử dụng các đường kỷ hà phác hình để có sơ bộ hình mẫu ban đầu kết hợp que đo, mắt nhìn để kiểm tra. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụ mày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét. Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn. Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng, nên dùng ức là đường dọi chính để so sánh . Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tượng làm cơ sở để kiểm tra bằng đường dọi). Nheo mắt xác định sáng tối lớn. 3. Vẽ tương quan lớn Trên cơ sở của khung hình, tiến hành đo, so sánh để tìm các tỷ lệ và cấu tạo của các bộ phận. Với hướng nhìn thẳng chính diện của mẫu, đường trục chính gần như chia mặt thành hai phần đối xứng. Dựa trên đặc điểm cấu tạo của khuân mặt, dễ dàng so sánh và tìm ra các điểm cần thiết làm cơ sở phân tích. Tiến hành vẽ phác lại hình bằng các nét ngắn và dày cho sát với mẫu hơn. Ở các góc của hai đường thẳng gặp nhau có thể nhấn đậm hơn, hoặc đưa nét nối lượn lại một chút để
  37. tạo đường cong của nét mặt, kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng. 4. Vẽ sâu Quan sát và phân tích thật kỹ nguồn sáng để vẽ giải quyết tương quan đậm nhạt của mẫu. Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng). Chú ý vì đây là mẫu tượng nữ thanh niên nên sẽ có rất nhiều đường cong, cần nhấn các nét vẽ cho phù hợp với đặc điểm này sẽ diễn tả gần với mẫu hơn. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong quá trình đánh bóng. Linh hoạt trong nét vẽ để tránh việc diễn tả khối quá cứng không đúng với mẫu. Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu, diễn tả các khối căng tròn một cách mềm mại sát với đặc điểm mẫu. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét, nếu cần thiết nên buông thả các nét ngoài sáng để tạo sự chân thật, nhẹ nhàng so với mẫu. - Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Hoàn thiện bài vẽ của các mảng sáng tối, nhất là các độ trung gian của bóng vì. Để một khoảng thời gian vừa đủ để so sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ bằng nét hoặc có độ giao tiếp của gờ hốc mắt, hốc mũi, đường chân cằm, sự tròn
  38. trịa của mãu nữ trẻ cho sát thực. Tạo không gian theo hiện thực của mẫu, tránh lối quen tay, bóng bên sáng đậm và bên tối sáng. Kiểm tra toàn bộ bài: sáng – tối; bóng phản quang để có thể diễn tả chất 6. Tiêu chí cần đạt - Diễn tả được đúng đạm nhạt, tạo được không gian thực của mẫu.Qua cách diễn tả, nhận biết chất thạch cao và cảm nhận được chất da thịt - Bài vẽ có mạch sáng tối, đậm nhạt đúng, có đặc tính của mẫu - Có tính bao quát chung, hình và bóng hòa quyện với nhau đem lại hiệu quả cao - Cách sử dụng bút chì linh hoạt, sáng tạo - Cách diễn đạt có nét riêng, tình cảm 4. Hình minh họa * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận 1. Nêu những nét cơ bản trong cấu tạo đầu người trưởng thành, người già, trẻ em ? Tại sao lại có những điểm khác nhau đó? 2. Những điểm giống và khác nhau giữa vẽ đầu tượng người với vẽ đầu tượng lột da, đầu tượng phác mảng?
  39. BÀI MỞ ĐẦU : VẼ TƯỢNG NGƯỜI BÁN THÂN LÝ THUYẾT CHUNG : I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau bài học người học có khả năng: - Mô tả được vẻ đẹp và sự cân đối trong cấu tạo hình thể con người; - Phân tích được kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ; - Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa khối cơ bản và tượng: giữa tượng người và người. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được cấu tạo hình thể của tượng người bán thân, toàn thân. - Vẽ minh họa được bài hình họa tượng người bán thân 3. Về năng lực tự chủ trách nhiệm: - Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo. - Trân trọng vẻ đẹp của cơ thể con người và tác phẩm nghệ thuật II. Nội dung chi tiết 1. Giới thiệu cấu trúc, tỉ lệ bán thân người 1.1. Giới thiệu mẫu. - Bao bọc bên ngoài xương đầu là các cơ, chia làm ba khối là: Khối cơ da sọ (các cơ này mỏng, dính liền với da), khối cơ bám da mắt (khi hoạt động tạo nên những nếp nhăn, biểu hiện tình cảm của con người) và khối cơ cử động hàm dưới. Nằm trong các khối cơ đó là các cơ cụ thể, (trong chương trình Giải phẫu tạo hình đã học). 1.2. Phân tích mẫu.
  40. - Mục đích của bài Vẽ tượngbán thân lột da nhằm củng cố thêm về cấu tạo bên trong của đầu người. Nếu như vẽ xương đầu người để nắm bắt được cốt lõi bên trong thì ở bài này, thông qua cấu tạo và hình thái của các cơ, hiểu rõ hơn cấu tạo và tác dụng của chúng với diện mạo khuôn mặt và cấu tạo của cơ ngực. - Nhìn chính diện, đầu tượng lột da nằm trong khối hình quả trứng. Các chi tiết không rõ ràng như ở xương đầu người, song lại có nhiều sự thay đổi về hình dáng và cấu tạo của các cơ. Đặc biệt, cần chú ý đến các cơ tiếp nối từ đầu, cổ đến ngực như cơ thang, cơ ức đòn chũm và cơ tam giác vai. Nhìn chung, các cơ có ít nhiều chuyển động khi vị trí đầu người thay đổi. 1.3. Các bước tiến hành. - Quan sát nhận xét: Quan sát và phân tích mẫu, đo các tỷ lệ chính (chiều rộng, chiều ngang của đầu người, của cổ ). Xác định đường trục chính (chạy qua đỉnh đầu) để làm cơ sở so sánh khi phác hình. - Bố cục dựng hình: Xác định các tỷ lệ nhỏ, các đường trục ngang; đẩy sâu các nét vẽ cho gần mẫu (chú ý tới hướng nhìn của đầu tượng). Các nét vẽ này đã phác hoạ được hình dáng sát với mẫu. - Vẽ tương quan lớn: Kiểm tra bằng que đo, dây dọi kết hợp với mắt nhìn và sửa chữa lại hình vẽ. Dựa vào chiều hướng của các cơ để gợi bóng và khối (gợi các mảng sáng, tối lớn). - Vẽ sâu: Tiếp tục kiểm tra, đẩy sâu các mảng bóng (chú ý tới bóng cả mỗi cơ khác nhau, ngay trong từng cơ cũng có đậm nhạt khác nhau vì độ nông, sâu và chiều hướng nhận ánh sáng). Chú ý tơi các cơ cổ là cơ chuyển động theo chiều hướng của đầu. Gợi không gian của mẫu. Hoàn chỉnh bài: Hoàn chỉnh, bài vẽ đã gợi được khối nổi và tạo không gian chung của mẫu. 2- Yêu cầu đạt: - Bố cục thuận mắt, hợp lý - Vẽ đúng tỷ lệ và hình khối chung và riêng của tượng bán thân lột da.
  41. - Vẽ đúng chiều hướng cấu tạo của các cơ, không bị lệch trục. - Diễn tả đậm nhạt đúng, tạo được không gian của mẫu. - Bài vẽ có tính bao quát chung. * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận - Nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa chi tiết các bộ phận trên cơ thể người (bán thân, toàn thân). - Tham khảo địa chỉ các trang web về cách vẽ tượng bán thân và tượng người toàn thân của các họa sỹ thế giới và Việt Nam.
  42. BÀI 7: VẼ TƯỢNG BÁN THÂN NAM TRUNG Chất liệu thạch cao Khổ giấy 60x80 cm, chất liệu chì đen, I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được vẻ đẹp, sự cân đối trong hình thể tượng bán thân nam - Biết vận dụng kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ - Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa tượng bán thân nam và nữ 2. Kỹ năng - Dựng được hình tượng mẫu nam bán thân - Diễn tả được đúng chất thạch cao, tạo được không gian. - Nét vẽ có đặc điểm riêng, tình cảm. -Vẽ được hình tượng người bán thân nam đúng phương pháp - Kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích, đánh giá, phản hồi. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo. - Thấy được vẻ đẹp hình thể con người và nâng niu sản phẩm nghệ thuật II. Nội dung chi tiết 1. Quan sát nhận xét Là một bài vẽ bán thân tượng do vậy cần xác định bố cục ngay từ đầu cho hợp lý, tránh tình trạng lệch bố cục hay thiếu bố cục. Muốn vậy người vẽ phải so sánh, quan sát để tìm ra tỉ lệ mẫu. Đây là tượng mẫu nam trẻ do vậy cần chú ý tới đặc điểm này sẽ chủ động hơn trong quá trình diễn tả.
  43. 2. Bố cục dựng hình Nếu tầm nhìn không đúng sẽ không thể nhìn được toàn bộ mẫu, đứng cách mẫu trên 2m là hợp lý. Để xác định bố cục mẫu trước khi vẽ nên ký hoạ nhanh sẽ chủ động hơn khi phác hình chính thức. Nếu người vẽ không chủ động hoặc thiếu chính xác khi đo tỉ lệ vẽ thiếu tay, chân sẽ làm giảm kết quả của bài học rất nhiều. Dựng hình từ khái quát đến chi tiết phác điểm trục dọi đi qua điểm ức, so sánh trục thân và trục dây dọi. Lấy đầu làm đơn vị đo khoảng 4 đến 4,5 đầu. Phác hình bằng toàn bộ bằng những nét thẳng, phối hợp với các đường trục đầu, cổ thân và các đường hướng hai bên thân. Phác hình chi tiết từ đầu cổ, thân, hông, 2 đầu gối theo nguyên tắc từ lớn đến nhỏ, từ đơn giản đến phức tạp, từ nét thẳng đến nét cong, từ nét đơn đến nét kèm theo bóng. chú ý những điểm nối đầu, cổ, vai hai chân cắm vào hông. Xác định chính xác những khớp chuyển tiếp của cấu tạo hình thể: Đầu - cổ, vai - tay, đùi-hông, độ gập của thân trên và bụng dưới. xác định chính xác vị trí đầu xương: xương vai, khuỷu tay, xương hông, đầu gối . Vẽ nét phân định hình dạng và phân các diện mảng, so sánh các sắc độ đậm nhạt dựa trên hệ thống sáng tối đậm nhạt toàn bộ. 3. Vẽ tương quan lớn Sau khi phác hình xong tiến hành kiểm tra tỉ lệ chung, tỉ lệ các bộ phận so với tương quan của mẫu bằng cách dùng que đo, đo lại thật chính xác, tránh cách đo tượng trưng hoặc chiếu lệ vì khi càng đẩy sâu và chi tiết càng khó sửa, bài vẽ sẽ bị long tong, sa lầy. Xác định đường trục chính chạy qua ức. Từ đường trục chính tìm ra các đường trục phụ bằng cách so sánh khoảng cách với đường trục chính. 4. Vẽ sâu Khi nguồn sáng chiếu vào mẫu tạo nên các độ đậm nhạt và đường nét, có thể dùng mắt quan sát được. Tuy vậy không phải cứ nhìn thấy gì thì vẽ nấy mà phải phân tích một cách khoa học, việc xác định yếu tố ánh sáng để tạo không gian là rất quan trọng trong vẽ hình hoạ nghiên cứu. Khi đẩy sâu bài vẽ chú ý không sử dụng những đường cong lõm làm cho bài
  44. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Tiếp tục kiểm tra tỉ lệ, chiều hướng và thể dáng của mẫu; xem lại các mảng bang lớn đã chính xác chưa. Về đậm nhạt của bang cần lưu ý đến sự chuyển động và quan hệ sáng tối chính là tạo ra mối quan hệ giữa các vật thể với nhau. Vì thế, ánh sáng có thể phá hoại hình thể do sự di chuyển của chúng. Khi kiểm tra đậm nhạt, phải dựa vào nguồn sáng cố định, được lựa chọn hay nói một cách khác là vào một thời điểm cụ thể, riêng biệt sẽ làm sâu sắc hơn, hấp dẫn hơn bài vẽ. Trong quá trình đẩy sâu, nét thẳng đã được xác định đúng phạm vi của hình với những độ dài ngắn của nét. Như vậy, ở bề mặt khung của tượng mẫu đã xác định đầy đủ, chỉ cần lượn nhẹ tay để tạo nên các đường cong. Các nét cong làm cho nét thẳng cụ thể hơn. Nét cong khi đã được gắn đúng với tượng mẫu tạo nên tiết tấu nhịp điệu của đường nét sinh động và hấp dẫn tạo cảm giác về chất của mẫu. Ở giai đoạn này không nhất thiết phải vẽ nhiều mà quan trọng hơn là quan sát, so sánh để tìm ra sai sót giữa bài vẽ với tương quan mẫu để sửa chữa và hoàn thiện bài. Cần chú ý tới đậm nhạt của nền, nếu vẽ đậm nhạt của nền đúng sẽ làm tăng hiệu quả của tương quan, làm cho không gian trong bài vẽ sống động và hấp dẫn hơn. 6. Yêu cầu cần đạt. - Bố cục thuận mắt, hợp lý - Hình đúng tỷ lệ, cấu tạo hình thể theo hướng mặt của tượng - Tả chất mịn màng của da thịt (dù là với tượng thạch cao). - Thể hiện được không gian thực của mẫu. - Bài vẽ có tính bao quát chung. - Có cách vẽ thoải mái nhưng tạo được sự thống nhất trong diễn tả hình khối và tương quan, tạo được không gian của mẫu. 4. Hình minh họa
  45. Hướng dẫn sinh viên tự học trên lớp và ở nhà + Để đạt được kết quả cao sinh viên phải tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu trong giáo trình tự học. * Hình minh họa: * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận - Nghiên cứu, tìm hiểu sự khác nhau giữa vẽ bán thân trẻ- già?
  46. BÀI 8: VẼ TƯỢNG BÁN THÂN NAM GIÀ Khổ giấy: 60cmx80cm, chất liệu chì đen I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau bài học sinh viên có khả năng: - Vận dụng các bài giải phẫu, xa gần, tiếp thu kiến thức từ những bài bán thân nam trung người vào bài vẽ bài bán thân nam già - Biết vận dụng kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ 2. Kĩ năng: - Dựng được hình bán thân nam già - Diễn tả được chất da thịt, tạo được không gian. - Nét vẽ có đặc điểm riêng, tình cảm. - Vẽ được hình người bán thân nam già đúng phương pháp - Kỹ năng quan sát, lắng nghe, phân tích, đánh giá, phản hồi. 3. Về thái độ năng lực tự chủ và trách nhiệm - Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo. - Thấy được vẻ đẹp hình thể con người và nâng niu sản phẩm nghệ thuật II. Nội dung bài học 1. Quan sát nhận xét Từ tổng thể đến chi tiết nhằm nắm bắt được những đặc điểm hình khối, tỷ lệ, những nét điển hình của mẫu. Quan sát ngoại hình. xem người mẫu thuộc đặc điểm riêng như thế nào, tỷ lệ cao thấp, béo gầy, màu da sáng hay sẫm, mặt vuông hay dài, thần thái thay đổi. Thẳng lưng hay gập bụng, mối quan hệ trục mặt, cổ với thân người, quan hệ đối xứng hai bên vai, hông. các chiều hút của đùi, cánh tay Quan sát hệ thống đậm nhạt phân bố trên mẫu, quan sát nguồn sáng chiếu vào mẫu mạnh hay yếu. Quan hệ giữa các mảng cùng bên sáng, cùng bên tối
  47. 2. Bố cục dựng hình Cân đối thuận mắt, tránh lệch, loãng, chật trội, tùy theo góc nhìn mà có thể bố cục ngang hoặc dọc tờ giấy Dựng hình từ khái quát đến chi tiết phác điểm trục dọi đi qua điểm ức, so sánh trục thân và trục dây dọi. Lấy đầu làm đơn vị đo khoảng 4 đến 4,5 đầu. Phác hình bằng toàn bộ bằng những nét thẳng, phối hợp với các đường trục đầu, cổ thân và các đường hướng hai bên thân. Phác hình chi tiết từ đầu cổ, thân, hông, 2 đầu gối theo nguyên tắc từ lớn đến nhỏ, từ đơn giản đến phức tạp, từ nét thẳng đến nét cong, từ nét đơn đến nét kèm theo bóng. chú ý những điểm nối đầu, cổ, vai hai chân cắm vào hông. Xác định chính xác những khớp chuyển tiếp của cấu tạo hình thể: Đầu - cổ, vai - tay, đùi-hông, độ gập của thân trên và bụng dưới. xác định chính xác vị trí đầu xương: xương vai, khuỷu tay, xương hông, đầu gối . Vẽ nét phân định hình dạng và phân các diện mảng, so sánh các sắc độ đậm nhạt dựa trên hệ thống sáng tối đậm nhạt toàn bộ. 3. Vẽ tương quan lớn. Sau khi phác hình xong tiến hành kiểm tra tỉ lệ chung, tỉ lệ các bộ phận so với tương quan của mẫu bằng cách ding que đo, đo lại thật chính xác, tránh cách đo tượng trưng hoặc chiếu lệ vì khi càng đẩy sâu và chi tiết càng khó sửa, bài vẽ sẽ bị sa lầy. Xác định đường trục chính chạy qua ức. Từ đường trục chính tìm ra các đường trục phụ bằng cách so sánh khoảng cách với đường trục chính. Gợi tương quan sáng tối xác định hai mảng sáng tối lớn tổng thể để có thể bao quát được đậm nhạt cuart toàn bộ bài vẽ. Lên những khối lớn chính xác tạo mảng miếng mạch lạc giúp người vẽ chủ động hơn cho việc đi chi tiết khối. 4. Vẽ sâu Khi nguồn sáng chiếu vào mẫu tạo nên các độ đậm nhạt, mảng miếng và đường nét, Tuy vậy không phải cứ nhìn thấy gì thì vẽ nấy mà phải phân tích một cách kỹ lưỡng khoa học về cấu trúc tỷ lệ người, việc xác định yếu tố ánh sáng để tạo không gian là rất quan trọng trong vẽ hình hoạ nghiên cứu giúp cho bài vẽ trở nên sinh động, diễn tả được chất da thịt một cách nhuần nhuyễn. các diện sáng tối lớn và chi tiết của khối mạch lạc và nằm trong tổng thể của cả bài vẽ.
  48. 5. Hoàn chỉnh bài vẽ Tiếp tục kiểm tra tỉ lệ, chiều hướng và thể dáng của mẫu; xem lại các mảng sáng tối lớn đã chính xác chưa. Về đậm nhạt của cần lưu ý đến sự chuyển động và quan hệ sáng tối chính là tạo ra mối quan hệ giữa các vật thể với nhau. Vì thế, ánh sáng có thể phá hoại hình thể do sự di chuyển của chúng. Khi kiểm tra đậm nhạt, phải dựa vào nguồn sáng cố định, được lựa chọn hay nói một cách khác là vào một thời điểm cụ thể, riêng biệt sẽ làm sâu sắc hơn, hấp dẫn hơn bài vẽ. Trong quá trình đẩy sâu, nét thẳng đã được xác định đúng phạm vi của hình với những độ dài ngắn của nét. Như vậy, ở bề mặt khung của tượng mẫu đã xác định đầy đủ, chỉ cần lượn nhẹ tay để tạo nên các đường cong. Các nét cong làm cho nét thẳng cụ thể hơn. Nét cong khi đã được gắn đúng với tượng mẫu tạo nên tiết tấu nhịp điệu của đường nét sinh động và hấp dẫn tạo cảm giác về chất của mẫu. Ở giai đoạn này không nhất thiết phải vẽ nhiều mà quan trọng hơn là quan sát, so sánh để tìm ra sai sót giữa bài vẽ với tương quan mẫu để sửa chữa và hoàn thiện bài. Cần chú ý tới đậm nhạt của nền, nếu vẽ đậm nhạt của nền đúng sẽ làm tăng hiệu quả của tương quan, làm cho không gian trong bài vẽ sống động và hấp dẫn hơn. 6. Yêu cầu bài vẽ - Bài vẽ có bố cục đẹp, thuận mắt - Có tính bao quát chung, hình bóng thống nhất - Tạo được không gian, hình mảng, khối, nét kết hợp với nhau tạo chiều sâu - Diễn tả chất chì, màu sắc tốt thông qua diễn tả đậm nhạt, bút pháp thoáng đạt Hướng dẫn sinh viên tự học trên lớp và ở nhà + Để đạt được kết quả cao sinh viên phải tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu trong giáo trình tự học. * Hình minh họa:
  49. * Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận - Nghiên cứu, tìm hiểu sự khác nhau giữa vẽ bán thân trẻ- trung-già?
  50. LIỆU THAM KHẢO Giáo trình đã sử dụng tài liệu và một số hình minh họa của các cuốn sách sau * Tài liệu học tập, [1] Triệu Khắc Lễ, Hình họa 1.2.3 (Dự án đào tạo giáo viên THCS), NXB ĐHSP, 2006 *Tài liệu tham khảo [1]. Lê Thanh Lộc (biên soạn) - Hình họa căn bản, NXBVHTT, 1999. [2]. Nguyễn Ngọc Trân - Cấu trúc hội họa, NXB Mỹ thuật, 2006. [3]. Đặng Xuân Cường - Giải phẫu tạo hình , NXB Văn hoá, 1990. [4]. Việt Anh - 35 tác phẩm hình hoạ than và chì - NXB mỹ thuật -2004