Giáo trình nội bộ Vẽ trang trí cơ bản - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

pdf 39 trang Gia Huy 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình nội bộ Vẽ trang trí cơ bản - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_noi_bo_ve_trang_tri_co_ban_nganh_hoi_hoa_truong_c.pdf

Nội dung text: Giáo trình nội bộ Vẽ trang trí cơ bản - Ngành: Hội họa - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔN HỌC/MÔ ĐUN: VẼ TRANG TRÍ CƠ BẢN NGÀNH: HỘI HỌA Lưu hành nội bộ Năm 2019 1 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Theo cách hiếu thông thường, trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp cho cuộc sống xã hội thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Ý thích làm đẹp, mong muốn cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người dù nguời đó là ai và sống trong hoàn cành nào. Những ngày lễ, ngày Tết, hội họp ai cũng muốn gọn gàng sạch sẽ, mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình, hay trang trí nhà cữa sao cho hấp dần, sạch sẽ và đẹp đẽ. Đường phố được trang hoàng bàng những băng rổn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, biển, bảng Vậy nên đấy chính là lý do tôi quyết định viết cuốn giáo trình này để mọi người có thể học và tham khảo. Trong quá trình viết giáo trình dưới sự chỉ đạo và quan tâm của ban giám hiệu cũng như sự góp ý giúp đỡ và cung cấp tư liệu của các đồng nghiệp để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! Lào Cai, năm 2019 Người biên soạn Nguyễn Huy Hiệp 3 1
  4. MỤC LỤC Trang trí cơ bản 6 Bài 1: Những vấn đề chung về trang trí 6 I. Đặt vấn đề 7 1. Khái niệm chung về nghệ thuật trang trí 7 2. Mục đích học tập của môn trang trí 7 II. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của bộ môn trang trí 7 1. Đôi nét về lịch sử phát triển của nghệ thuật trang trí 7 2. Tác dụng của nghệ thuật trang trí trong đời sống xã hội 12 III. Phương pháp học tập bộ môn trang trí 12 1. Giới thiệu về bộ môn trang trí 12 2. Những yêu cầu cần lưu ý 13 Bài 2: Mầu sắc và những vấn đề về mầu sắc 13 I. Lý thuyết về mầu sắc và những vấn đề về màu sắc 14 1. Khái niệm về màu sắc 14 2. Mầu bổ túc 14 3. Nguyên tắc cơ bản của màu sắc 15 4. Tương quan mầu sắc 16 5. Nóng lạnh của mầu 18 6. Một số mầu sắc của dân gian cổ truyền 19 II. Thực hành về mầu sắc và những vấn đề về mầu sắc 19 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 20 Bài 3: Nguyên tắc của bố cục trang trí 21 I, Lý thuyết 21 1. Nguyên tắc trang trí cơ bản 21 2. Cách sắp xếp bố cục 25 3. Các bước tiến hành một bài trang trí cơ bản 25 II. Thực hành 27 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 27 Bài 4: Chép hoa lá thiên nhiên 29 I, Lý thuyết 29 1. Phương pháp tạo họa tiết 29 II. Thực hành 31 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 31 I, Lý thuyết 32 1. Phương pháp tạo họa tiết 32 II. Thực hành 34 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 34 Bài 6: Cách điệu và xây dựng họa tiết bằng bút sắt, bút chì, mực nho 35 I, Lý thuyết 35 1. Cách điệu hoa lá 35 4 1
  5. 2. Cách điệu côn trùng động vật 35 II. Thực hành 36 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 36 Bài 7: Trang trí hình vuông 37 I, Lý thuyết 37 1. Đặc điểm trang trí hình vuông 37 2. Nguyên tắc trang trí hình vuông 37 3. Các bước tiến hành một bài trang trí hình vuông 37 II. Thực hành 38 III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục 39 Tài liệu tham khảo 39 5 1
  6. Tên môn học: Trang trí cơ bản Mã môn học: MHT19 I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Thực hiện tại kì I - Tính chất: Là môn học chuyên ngành II. Mục tiêu môn học Kết thúc môn học người học đạt được - Về kiến thức + Người học trình bày được một số khái niệm cơ bản về trang trí + Nêu được các bước xây dựng một bài trang trí cơ bản + Phân biệt được các dạng hình trang trí khác nhau - Về kỹ năng + Vẽ trang trí được những hình cơ bản theo yêu cầu bài học. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tham gia tích cực vào các giờ giảng + Thể hiện năng lực tự học thông qua các bài học có nội dung tương tự + Trân trọng những kiến thức của bộ trang trí, qua đó có ý thức muốn làm đẹp cuộc sống xung quanh bằng hình thức trang trí. III. Nội dung môn học Trang trí cơ bản Bài 1: Những vấn đề chung về trang trí A. Mục tiêu của bài Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Người học trình bày được sơ bộ về lịch sử hình thành của bộ môn trang trí - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Người học phát huy được khả năng tự học, tự tìm hiểu thêm về bộ môn trang trí thông qua tài liệu sách báo, internet B. Nội dung 6 1
  7. I. Đặt vấn đề 1. Khái niệm chung về nghệ thuật trang trí Trang trí là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con người,là một phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con người, là nghệ thuật làm ra “Cái đẹp” để thỏa mãn nhu cầu trước hết là thông tin, giao tiếp với những ký hiệu gắn liền với những tiến bộ và sự phát triển tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần của con người. Theo cách hiếu thổng thường, trang trí là nghệ thuật làm đẹp. Nó giúp cho cuộc sống xã hội thêm phong phú và con người hoàn thiện hơn. Ý thích làm đẹp, mong muốn cái đẹp luôn tồn tại trong mỗi con người dù nguời đó là ai và sống trong hoàn cành nào. Những ngày lễ, ngày Tết, ai cũng muốn gọn gàng sạch sẽ, mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình, trang trí nhà cửa sao cho hấp dẫn, sạch sẽ và đẹp đẽ. Đường phố được trang hoàng bàng những băng rổn, khấu hiệu, cờ hoa. Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều đồ vật mà ta thường sử dụng như bát, đĩa, ấm chén, lọ, khăn bàn , tất cả đều có những họa tiết trang trí nhằm làm cho vật đó đẹp thêm, hấp dân và có giá trị thẩm mỹ hơn. Những hình trang trí đó rất phong phú, mục đích làm cho đồ vật đẹp hơn, tạo cho người xem cảm giác gần gũi hơn. Đó chính là nét nổi bật của nghệ thuật trang trí. Vì vậy, trang trí là những cái đẹp do con người sáng tao ra nhằm phục vụ cho cuộc sống, giúp cho đời sống con người và xã hội trờ nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn. Trang trí giúp con người nâng cao nhận thức thấm mỹ. Có nhiều cách nhìn và cách biểu hiện khác nhau nó phụ thuộc vào môi trường sống, trinh độ văn hoá và khả năng nhận biết của mỗi người. Trang trí bắt nguồn từ cuộc sống thực tế và nó quay lại phục vụ cho chính cuộc sống thực tế này. 2. Mục đích học tập của môn trang trí Là tạo cho người học có một định hướng thẩm mỹ tốt, có kiến thức thẩm mỹ II. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của bộ môn trang trí 1. Đôi nét về lịch sử phát triển của nghệ thuật trang trí Nguồn gốc Nghệ thuật trang trí được hình thành và phát triển qua quá trình lao động sản xất và đấu tranh sinh tồn của con người. Kể từ thời sơ khai của lịch sử, khi con người còn ớ trong các hang động, sống dọc theo các triền sông, họ đã biết sử dụng những công cụ thô sơ như đoạn cây, hòn đá làm công cụ đào bới, săn bắt để sinh sống. Dần dà họ làm cho những công cụ đó hoàn hảo và dễ sử dụng hơn, biết đánh dấu vào các công cụ để khẳng định đồ vật của mình. Cứ thế nâng dần lên thành những hình trang trí cho đẹp mắt và chế tác ra nhiều công cụ phục vụ cho cuộc sống như : rìu, dao, ấm, chén, chiêng, cồng v.v 7 1
  8. Loài người cho tới nay đã trài qua năm hình thái kinh tê - xã hội và mỗi lần thay đổi những hình thái ấy là những cuộc cách mạng thực sự, làm biến đổi trình độ sản xuất theo chiều hướng ngày một tiến bộ, cuộc sống của loài người cũng ngày càng trở nên hoàn thiện hơm. Các loại hình nghệ thuật chính là những dấu ấn sắc nét ghi lại những bước tiến hoá ấy qua từng thời đại. Tại các di chi khảo cổ được biết đến, người ta nhận thấy nghệ thuật trang trí xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại khi con người có trí khôn. Tại Nhật Bản, các nghệ nhân tiền sử bắt đầu làm gốm sứ cách đây 14000 năm TCN, giai đoạn đầu thời kỳ Jōmon. Những sản phẩm đất sét đầu tiên có kích cỡ nhỏ, đáy tròn với hoa văn trang trí và hình dạng như chiếc vạc dùng để nấu thức ăn. Ngày nay, người ta cho rằng đây chính là tích bản cổ xưa nhất của gốm sứ về sau (Hình 1.1). Hình 1.1 "Jar with cord marks", 1000 TCN Vào thời kỳ Celtics (hay còn gọi là Xen-tơ), những kim loại như vàng hay đồng thường là chất liệu thiết kế đồ trang sức và vũ khí. Ngành nghề này có nguồn gốc từ thời tiền sử của Ai-len (3500-1100 TCN) và đạt đỉnh cao trong khoảng từ 400 năm TCN đến năm 100 CN, đánh dấu những kiệt tác như 'Broighter Collar', chiếc kiềng vàng, và 'Gundestrup Cauldron', chiếc chậu bạc Pagan. (Hình 1.2) 8 1
  9. Hình 1.1.2 "Gundestrup Cauldron", 200 TCN và 300 CN Vào thời kỳ Trung cổ tại châu Âu, nghệ thuật dệt may phát triển một cách rực rỡ. Tấm thảm 'Lady and the Unicorn' của Pháp và tấm thảm thêu 'Bayeux' của người Norman là những tác phẩm tiêu biểu nhất giai đoạn đó. Ngoài ra, thời Trung cổ còn xuất hiện một số loại hình nghệ thuật trang trí khác như kỹ thuật sơn son thiếp vàng cho bản thảo, nghệ thuật nhuộm màu thủy tinh và nghệ thuật khắc khảm (Hình 1.3). Hình 1.3 "The Lady and the Unicorn", c. 1500 Vào triều đại nhà Minh (1368-1644), nghệ thuật làm đồ gốm đã được cải tiến. Kỹ thuật nung cho phép nghệ nhân sử dụng những gam màu sáng, kết hợp trang trí với nhiều họa tiết phức tạp hơn và cho ra sản phẩm với những hình dáng đa dạng. Phát kiến vĩ đại nhất của thời kỳ này, dù vậy, lại là kỹ thuật tráng men, sử dụng thuốc nhuộm cô ban, mang tới sản phẩm độc nhất vô nhị của triều đại này: bình sứ với họa tiết xanh trắng (Hình 1.4). 9 1
  10. Hình 1.4 Bình hoa triều đại nhà Minh, ca. 1640-1650 Tại Pháp, vào thế kỷ 18, nghệ thuật trang hoàng Rococo đã chế ngự các loại hình trang trí khác. Những món đồ nội thất của giai đoạn này, từ cột đèn lộng lẫy cho tới chiếc tủ tráng men tinh xảo đều thể hiện nguồn cảm hứng chủ đạo của Rococo từ sự bất cân xứng và phong cách kịch hóa tự nhiên (Hình 1.5). Hình 1.5 Đèn treo tường, 1745–1749 Tương tự Rococo, tại Nga xuất hiện một loại hình trang trí mỹ phẩm riêm dúa mang tên 'Fabergé eggs' – đồ trang sức mô phỏng những quả trứng. Dựa trên sản phẩm mẫu năm 1885, 'Fabergé eggs' được đặc biệt chế tác dành cho hoàng tộc, những con người bị lóa mắt bởi thứ kho báu ẩn chứa trong chiếc vỏ trứng được trang trí lộng lẫy (Hình 1.1.6). 10 1
  11. Hình 1.6 Ảnh chụp của Andrey Mihaylov/Shutterstock Sau thời kỳ đó, nghệ nhân châu Âu và châu Mỹ đã quay trở lại với phong cách tối giản. Hàng loạt trào lưu nghệ thuật tối giản hóa được sản sinh bao gồm trào lưu nghệ thuật thủ công (Arts and crafts), trường phái tân nghệ thuật (Art Nouveau) và trường phái nghệ thuật mang tính chiết trung (Art Deco). Xét về mặt thị giác, mỗi trường phái đều mang đặc điểm riêng biệt: Trào lưu nghệ thuật thủ công chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật Trung cổ; Trường phái tân nghệ thuật phản ánh tự nhiên qua tác phẩm; còn trường phái nghệ thuật mang tính chiết trung thì tập trung vào hình khối hình học, được sắp xếp hợp lý. Tuy vậy, mỗi loại hình nghệ thuật tối giản hóa trên đều coi trọng một yếu tố, đó chính là sự khéo léo – đặc điểm tối quan trọng trong nghệ thuật trang trí (Hình 1.7). Hình 1.17 "Strawberry Thief," thiết kế năm 1883, in năm 1934 Ngày nay, hầu hết các sản phẩm trang trí đều được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, rất nhiều nghệ nhân đương đại đều mong muốn gìn giữ và phát triển nghệ thuật thủ công. Điều này đặc biệt đúng với nghệ sĩ dệt may bởi chính họ là những người đã tái sinh ngành nghề thủ công như khâu vá và thêu dệu. 11 1
  12. Để có thể truyền tải giá trị nghệ thuật thủ công qua lăng kính thế kỷ 21, hàng loạt nghệ sĩ đã tìm cách kết hợp kỹ thuật và phong cách đương đại vào sản xuất. Một ví dụ điển hình là Ulla Stina-Wikander, người đã phối hợp kỹ thuật thêu chéo và kỹ thuật hiện đại, cô chia sẻ: "Tôi yêu thích việc tái chế, là một người theo chủ nghĩa nam nữ bình quyền, tôi thường thiết kế những vật dụng đặc biệt dành các bà nội trợ". Để giới thiệu và truyền bá rộng rãi loại hình nghệ thuật này, Stina-Wikander tái sinh kỹ thuật thêu chữ thập, mang tới cho nó một diện mạo khác. 2. Tác dụng của nghệ thuật trang trí trong đời sống xã hội Trang trí là một dạng hoạt động của con người, đáp ứng nhu cầu phát triển của con người về thể chất, trí tuệ và mĩ học. Nó không chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân mà là nhu cầu của đời sống cộng đồng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn 3. Các loại hình trang trí 3.1 Trang trí mỹ nghệ Vật phẩm gia đình , đồ chơi ,trang sức , vàng bạc , đá quý , thủy tinh sành sứ cao cấp phục vụ sinh hoạt , tiện nghi cao cấp 3.2 Trang trí nội , ngoại thất 3.3 Trang trí sân khấu điện ảnh Kịch , tuồng , chèo , phông màn quầu áo hóa trangánh sáng phục vụ biểu diễn , thiết kế quay cảnh quay phim , chế tạo đạo cụ. 3.4 Trang trí công nghiệp : (desings ) Chế tạo mẫu dáng công nghiệp ( máy móc + xe hơi . . . ) 3.5 Trang trí thời trang : mẫu vải , quần áo giầy dép 3.6 Trang trí đồ họa , ấn phẩm Bìa sách , trình bày báo , minh họa tạp chí . . . in hàng loạt 3.7 Trang trí đồ họa độc lập , một số loại khác nhau Sáng tạo kiểu chữ tranh các loại ( gỗ , kẽm ,đồng ,cắt dán giấy . . .) các loại trang trí III. Phương pháp học tập bộ môn trang trí 1. Giới thiệu về bộ môn trang trí Là một bộ phận hữu cơ trong chuyên ngành nghệ thuật tạo hình. Do tính chất và đặc điểm đào tạo của nhà trường đặt ra. Cũng xuất phát từ yêu cầu phát hiện, bổi dưỡng năng khiếu thẩm mỹ cùng với tính chất đặc thù của bộ môn trang trí chúng ta sẽ giới thiệu một 12 1
  13. cách khái quát nhưng tương đối đầy đủ những vấn đề cơ bản nhất về mặt lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành trong các bài tập. Qua đó học sinh sẽ nắm bắt và hiểu được bản chất của bộ môn trang trí ở mức tối đa 2. Những yêu cầu cần lưu ý Do đặc điểm trong thực hiện các bài tập cũng như việc tạo tác phẩm nghệ thuật trang trí, người học cần chuẩn bị một số dụng cụ chuyên môn dành cho các dạng bài tập này. Việc chuẩn bị bộ đồ dùng bước đầu này tạo thuận lợi cho việc thực hiện các bài tập đạt hiệu quả cao - Bút lông tròn: 3 chiếc từ số 1-5-7 - Bút lông dẹt: 5 chiếc 1-3-5-7 - Com pa: 1 chiếc - Ê ke (có góc vuông loại 30 cm) - Dao trổ khắc: 1 chiếc - Tẩy loại tốt: 1 viên - Bút sắt (loại ngòi chấm mực-1 chiếc) - Mực nho (một thỏi nếu có) - Kéo : 1 cái - giấy can : 1m (hoặc giấy than 1-2 tờ) dùng để can hình Bài 2: Mầu sắc và những vấn đề về mầu sắc A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được. - Kiến thức + Người học trình bày được khái niệm về mầu sắc, những nguyên tắc cơ bản của của mầu sắc và chất liệu màu dân gian - Kĩ năng + Thực hành được cánh pha các loại màu từ mầu cơ bản + Thực hành được vòng tròn mầu sắc - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Thực hiện khả năng tự học thông qua những bảng màu tự pha + Thấy được sự biến đổi kỳ diệu của màu sắc thông qua quá trình tự học qua đó muốn thực hiện nhiều hơn các thử nghiệm khác nhau của mầu sắc B. Nội dung 13 1
  14. I. Lý thuyết về mầu sắc và những vấn đề về màu sắc 1. Khái niệm về màu sắc Là hiệu quả hiển thị của các loạiánh sáng có bước sóng dài, ngắnkhác nhau, là do sự phản chiếu của ánh sángtrên những vật thể Có thể nói màu sắc là con đẻ của ánh sáng hay màu sắc là ánh sáng. Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó nữa. Theo quang học: Khi luồng áng sáng trắng đi qua lăng kính mặt trời thì tách ra 7 sắc gồm: Vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím. Trong hội hoạ thì màu là những chất liệu cụ thể do những sắc tố được chiết ra từ khoáng chất, hoá chất, thảo mộc màu sắc tố Đen trắng: Màu vô sắc 2. Mầu bổ túc Màu bổ túc bao gồm các cặp màu tương phản như: Đỏ - Xanh, Cam - Lam, Vàng - Tím Nhưng ở sắc độ nhạt hơn Các màu bổ túc khi đứng cạnh nhau thường tôn nhau lên ở mức độ vừa phải, không gây nhức mắt như các cặp màu tương phản khác (Hình 2.1, Hình 2.2) Tuy bản chất vẫn là các cặp màu tương phản nhưng khi giảm sắc độ và nằm trong một tổng thể chung lại hoàn toàn hợp lí mà vẫn gây được ấn tượng cho người xem. Màu bổ túc là hai màu gần nhau có khả năng hỗ trợ và tôn nhau lên. Thí dụ : màu xanh gần màu đỏ thì xanh càng xanh và đỏ càng mạnh hơn. Đấy là do ấn tượng từ thiên nhiên mà tìm ra qui luật của màu bổ túc. Thí dụ : nhìn màu đỏ lâu thì có cảm giác là có màu xanh bên cạnh, cũng như ta nhìn hoa đỏ lâu thì hoa đỏ có cảm giác là màu xanh bên cạnh, cũng như ta nhìn hoa đỏ thấy có màu xanh bao bọc xung quanh. Một thí nghiệm chứng minh thêm : cắt miếng bìa cứng tròn, chia đôi, một nửa để trắng, quay chậm thì thấy nửa trắng kia hơi xanh. Do đấy người ta tìm ra 3 bộ màu bổ túc cho nhau : 1 - Xanh bổ túc cho đỏ và ngược lại . 2- Lam bổ túc cho da cam và ngược lại. 3- Tím bổ túc cho vàng và ngược lại.Cũng cần nhấn mạnh là những màu bổ túc không nhất thiết là chỉ có ba bộ màu trên . Đây chỉ là những bộ màu bổ túc cơ bản. Những bộ màu có sắc thái của ba bộ màu trên cũng có tác động của màu bổ túc. Thí dụ như màu đỏ ( lửa) có bổ túc của màu lam. Màu xanh lá cây là màu bổ túc của màu đỏ mận. Màu bổ túc dùng ít thì qíu, dùng nhiều quá cũng có khả năng lòe loẹt, rợ tức là 14 1
  15. không hài hòa. Muốn dùng nhiều không rợ rợ thì phải có màu đệm, hoặc hai màu, không cùng diện tích. Hình 2.1 Hình 2.2 3. Nguyên tắc cơ bản của màu sắc 3.1 Đậm nhạt của mầu Ba yếu tố cơ bản của màu sắc - Sắc: Độ đậm hoặc nhạt của một màu nào đó khi pha trắng hoặc pha đen (Hình 1.2.3). Hình 2.3 - Quang độ: Độ sáng hoặc tối của một màu, là tác dụng liên kết giữa các độ đậm nhạt này với độ đậm nhạt kia. Ví dụ: trong vòng thuần sắc, vàng là màu có đỉnh quang độ sáng nhất, tím là màu có đỉnh quang độ tối nhất do Sự đập mắt. - Cường độ: Là mức độ mạnh hay yếu của một màu nào đó (thị giác cảm nhận được độ tươi thắm) do Sự kích thích thị giác. Ví dụ: Vàng: Quang độ sáng hơn. Cam: Cường độ mạnh hơn do độ tươi thắm của nó. 3.2 Hòa sắc 15 1
  16. Hòa sắc, chữ hòa có nghĩa hài hòa, là hòa quyện, chữ sắc có nghĩa là sắc màu, gộp lại ta có thể hòa sắc chính là sự hài hòa về màu sắc trong một bức tranh. Cách phối màu này xuất hiện khắp mọi nơi, không chỉ trong trong tranh trang trí, mà còn trong tranh phong cảnh, nhiếp ảnh. Điểm đặc thù tạo sự khác biệt giữa hòa sắc và tương phản chính là sự êm ái khi chuyển màu (lượng màu chính và màu nền không chênh lệch nhau quá lớn), không gay gắt như tương phản mặc dù chúng cũng dùng những cặp màu đối để tạo sự sự chính phụ cho bức tranh (Hình 2.4, Hình 2.5, Hình 2.6). Hình 2.4 Hòa sắc nóng Hình 2.5 Hòa sắc tương phản Hình 2.6 Hòa sắc lạnh 3.3 Sắc độ màu Value – sắc độ, hay còn gọi là tone (tạm dịch: sắc thái thể hiện độ sáng tối của màu (Hình 2.7). Hình 2.7 4. Tương quan mầu sắc Trong một tương quan mầu, mầu mới lộ hết bản sắc – mầu nóng , lạnh, sáng tối. Mầu tương phản hay hòa hợp, lộng lẫy hay êm địu do vị trí và diện tích tương đối so với mỗi sắc độ, gần xa và đặc tính chung của toàn thể bức tranh. 4.1 Sự hòa hợp Một nhóm màu, đứng cạnh nhau trong vòng tròn màu (không cần phân biệt nóng - lạnh), khi chúng đứng gần nhau trông khá giống nhau (Hình 2.8). 16 1
  17. Hình 2.8 Các màu gần nhau tạo ra màu sự hòa hợp mầu 4.2 Mầu tương phản Là hai màu đặt cạnh nhau mang ý nghĩa khác nhau rõ rệt (đến mức đối chọi) về màu sắc nhưng lại tôn nhau, làm màu nổi bật lên. Trong thế giới của màu sắc, có những hiệu quả tương phản sau: - Tương phản sắc: Là sự tương phản của chính bản thân những màu cơ bản (Hình 2.9) Hình 1.2.9 - Tương phản những màu nguyên chất và những màu bổ túc, tương phản của màu nóng và lạnh, tương phản của độ đậm nhất và độ nhạt nhất (Hình 1.2.10). 17 1
  18. Hình 2.10 5. Nóng lạnh của mầu Bảng màu nóng lạnh là tập hợp các màu nóng, lạnh được phối kết hợp với nhau trong cùng một vòng tròn màu nhất định. 5.1 Màu nóng Là những gam màu được tạo ra từ một số gam màu chính như đỏ, da cam, vàng gợi lên sự liên tưởng về nhiệt độ cao. Khi sử dụng các gam màu nóng trong trang trí sẽ trở nên ấn tượng, ấm cúng (Hình 2.11). Hình 2.11 18 1
  19. 5.2 Màu lạnh Bao gồm các gam màu dịu nhẹ như xanh da trời, xanh lá cây, tím nhạt tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng. Nếu như màu nóng mang đến vẻ đẹp ấn tượng thì màu lạnh lại biểu hiện cho sự nhẹ nhàng, êm dịu (Hình 1.2.11). 6. Một số mầu sắc của dân gian cổ truyền Màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa giành giành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô. II. Thực hành về mầu sắc và những vấn đề về mầu sắc Thực hành chuyển độ của một màu nóng và một màu lạnh (Hình 2.12). Vẽ lại vòng tròn màu sắc (Hình 2.13). Hình 2.12 Hình 2.13 19 1
  20. III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Màu thể hiện trong mảng chưa đều, chưa mịn, nguyên nhân nghiền màu chưa nhuyễn, khắc phục sử dụng bay để nghiền màu nhiều hơn. - Sắc độ màu thể hiện trong bài chưa mềm mại, nguyên nhân khi pha mầu thêm tỉ lệ đen trắng chưa phù hợp, khắc phục bằng cách thực hành nhiều. 20 1
  21. Bài 3: Nguyên tắc của bố cục trang trí A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Nêu được nguyên tắc của bố cục trang trí + Trình bày được các bước tiến hành một bài trang trí cơ bản - Kĩ năng + Thực hiện được các bước tiến hành một bài trang trí cơ bản thông qua nội dung tự chọn - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Tích cực tham gia vào giờ giảng + Thích thể hiện thêm các bài thực hành khác có cùng nội dung B. Nội dung I, Lý thuyết 1. Nguyên tắc trang trí cơ bản 1.1 Nguyên tắc cân đối, đăng đối Đây là một nguyên tắc hết sức cơ bản trong trang trí. Nó có ý nghĩa là sự sắp xếp hài hòa, hợp lí giữa các mảng với tổng thể không có mảng quá to phá vỡ khung hình định trang trí , hoặc quá nhỏ làm bố cục bị lỏng lẻo, vụn vặt. Sự cân đối có nghĩa là các mảng, các họa tiết, các độ đậm nhạt và màu sắc phải được bố trí cân bằng làm cho mắt người xem được dẫn đi hết diện tích được trang trí không có sự bố trí bị lệch hoặc bị dồn vào một phía. * Tóm lại : Nguyên tắc về sự tương phản và sự cân đối trong trang trí là hai nguyên tắc có tính chung nhất có thể áp dụng cho mọi thể loại trang trí. Nguyên tắc tương phản làm đa dạng, phong phú cho trang trí. Qui tắc cân đối giữ cho bố cục có sự thăng bằng hài hòa. Một bài trang trí đẹp là đảm bảo được những nguyên tắc đó. Nguyên tắc này dựa vào các quy luật sau: 1.1.1 Quy luật lặp lại (Hình 3.1). Hình 3.1 Quy luật lặp đi lặp lại theo hàng ngang 21 1
  22. Hình 3.2 Quy luật lặp đi lặp lại theo hàng dọc Hình 3.3 Quy luật lặp đi lặp lại theo dạng xoay vòng 1.1.2 Quy luật tắc xen kẽ Hình 3.4 Quy luật xen kẽ theo hàng ngang Hình 3.5 Quy luật xen kẽ theo hàng dọc 22 1
  23. Hình 3.6 Quy luật xen kẽ theo dạng xoay vòng 1.1.3 Quy luật đảo ngược Hình 3.7 Quy luật đảo ngược 1.1.4 Quy luật chồng hình Hình 3.8 Quy luật chồng hình theo hàng ngang Hình 3.9 Quy luật chồng hình theo hàng dọc 23 1
  24. Hình 3.10 Ứng dụng quy luật chồng hình trong Typography Hình 3.11 Quy luật chồng hình theo hướng xoay vòng 1.2 Nguyên tắc phá thế Là phương pháp sử dụng một hay vài yếu tố tạo hình nào đó để làm thay đổi thế bố cục. Từ đó tạo nên sắc thái mới cho bố cục. Điều này giúp bố cục chuyển từ hình thế này sang hình thế khác. Có thể dùng mọi yếu tố ngôn ngữ tạo hình như đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt để phá thế. Tuỳ theo mỗi tác phẩm cụ thể để lựa chọn cách phá thế riêng nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật (Hình 1.3.12). Hình 3.12 24 1
  25. 2. Cách sắp xếp bố cục - Dựa theo tính chất của các hình - Mầu sắc và đậm nhạt 3. Các bước tiến hành một bài trang trí cơ bản Đây cũng là ba thao tác chính để thực hiện các bài trang trí khác và kể cả những bài trang trí nâng cao. Bước 1: Tìm ý và xây dựng bố cục Tìm họa tiết cách điệu chủ đạo như cỏ cây, hoa lá, côn trùng, động vật thậm chí con người phù hợp yêu cầu, xác định quy luật bố cục riêng cần thể hiện như: lặp lại, xen kẻ, chồng hình, đối xứng qua trục hoặc bất đăng đối, sắc độ màu hoà sắc nóng, hoà sắc lạnh, hoà sắc trung tính hay tương phản để tạo nhịp điệu cho bài Bước 2: Tìm mảng hình chính và sắp xếp họa tiết theo các trục Sau khi đã xác định xong các nội dung trong bước 1, bắt đầu sắp xếp của mảng miếng để tạo nên bố cục đẹp, hài hòa vị trí mảng chính và các mảng phụ kết hợp. Khi phân mảng cần chú ý để mảng lớn, nhỏ thay đổi linh động, hợp lý, không quá to, quá nhỏ và kích thước không quá bằng nhau. tìm họa tiết, chủ đề cần trang trí và sử dụng các thủ pháp cách điệu để làm nổi bật họa tiết trang trí (Hình 3.13, Hình 3.14). Cần kết hợp các nét cong với một số nét thẳng để làm cho đường nét phong phú, hài hòa, linh động hơn. Ngoài những họa tiết chính, cần xây dựng các hình ảnh phụ và được kết hợp hài hòa, liên quan với nhau từ đường nét đến chủ đề của đối tượng chính được cách điệu. Nếu đường nét gọn gàng, có thẩm mỹ sẽ rất thuận tiện cho bước tiếp theo. Hình 3.13 Hình 3.14 Bước 3: Tiếp theo là phác thảo độ đậm nhạt. Ở bước này, bạn sẽ xác định được độ sáng tối, trung gian của tổng thể bài vẽ. Để bài vẽ được hoàn hảo, bạn cần áp dụng quy luật tương phản sắc độ hình và nền (Hình 3.15). 25 1
  26. Ví dụ: nền tối thì hình sáng và ngược lại. Sử dụng bảng sắc độ để dễ dàng và thuận tiện hơn cho việc phối màu. Vẽ gam màu nóng, lạnh, trung tính và tương phản. Hình 3.15 Bước 4: Vẽ màu Dựa vào phác thảo trắng đen đã thực hiện, bạn tìm ra vị trí đặt màu sáng, tối, cường độ mạnh đưa vào họa tiết chính, cường độ yếu đưa vào nền, tạo điểm nhấn chính phụ. gam màu nóng, lạnh, trung tính và tương phản (Hình 3.16). Đối với bài hòa sắc gam màu nóng cần lưu ý về tỉ lệ màu không phải là hoàn toàn quá nóng hoặc hoàn toàn lạnh mà tỉ lệ màu chủ đạo sẽ nhiều hơn (trong nóng có lạnh, trong lạnh có nóng). Hình 3.16 Mục đích của việc này chính là sự cân bằng trong màu sắc, tránh cho các mảng nóng và nóng sẽ quá gay gắt và cạnh tranh nhau. Đối với hoà sắc trung tính khá khó so với các 26 1
  27. hoà sắc còn lại vì khi nhìn vào hoà sắc này người nhìn sẽ không có cảm giác là nóng hoặc lạnh. Thông thường hoà sắc này sử dụng gam trầm, tông tím trầm không quá xanh và cũng không quá đỏ. - Bố cục màu hòa sắc Lạnh: Bố cục màu hòa sắc lạnh gây ra cảm giác lạnh cho con người là những màu mang sắc xanh (xanh lá mạ, xanh lá cây, xanh đậm, xanh lam, xanh chàm tím ). Muốn biết màu nóng hay lạnh phải có hai màu trở lên để so sánh. Giữa các màu lạnh với nhau cũng có độ nóng lạnh khác nhau. Khi ánh sáng chiếu vào, độ nóng lạnh của màu sắc thay đổi theo cường độ của ánh sáng (xt. màu sắc).Trong bài bố cục nếu màu lạnh chiếm khoảng 70%, mầu nóng 30% thì được gọi là hoà sắc lạnh. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều màu thiên về xanh ( màu lạnh ) sẽ gây ra cảm giác Màu sượng, màu rợ, màu chua. Màu sượng, màu rợ, màu chua là những thuật ngữ dùng để chỉ sự nhận xét hoặc cảm giác về mầu sắc trong thực tế cuộc sống hoặc trong tranh. Các màu rợ, sượng, chua chỉ sự phối hợp các mầu không hài hoà, gây cảm giác chối, tức mắt, đôI khi còn gây cảm giác có vị ủng chua. - Bố cục màu hòa sắc Nóng: Màu gây ra cảm giác nóng cho con người là những màu mang sắc đỏ (vàng, vàng cam, da cam, đỏ cam, đỏ ). Muốn biết màu lạnh hay nóng phải có từ hai màu trở lên để so sánh. Trong những màu nóng cũng có màu nóng hơn hay lạnh hơn (màu nào càng nhiều sắc đỏ thì càng nóng hơn). Khi ánh sáng chiếu vào, độ nóng lạnh của màu sắc cũng thay đổi theo cường độ của ánh sáng (xt. màu sắc). Trong bài bố cục nếu mầu nóng chiếm khoảng 70%, mầu lạnh 30% thì được gọi là hoà sắc nóng. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều màu thiên về đỏ( màu nóng ) sẽ gây ra cảm giác Màu bị cháy, màu rợ. Màu bị cháy, màu rợ là những thuật ngữ dùng để chỉ sự nhận xét hoặc cảm giác về mầu sắc trong thực tế cuộc sống hoặc trong tranh. Các màu bị cháy, quá rợ chỉ sự phối hợp các mầu không hài hoà, gây cảm giác chối, tức mắt, đôI khi còn gây cảm giác có vị cháy khét. II. Thực hành Vẽ một bài trang trí tự do theo các nguyên tắc đã học trên cơ sở các bước thực hiện của một bải trang trí III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Trình bày hình thức bố cục chưa thống nhất và thiếu sinh động, nguyên nhân là do hoạ tiết trang trí trở nên rối rắm, rườm rà và vụn vặt khiến các các hình mảng lắt nhắt, rời rạc 27 1
  28. chưa thực sự chú ý đến nhóm chính nhóm phụ cách khắc phục là: Giữa họa tiết và nền để trống cần có sự phân bố hài hòa để tạo được phần trọng tâm của trang trí và làm nổi bật ý đồ của trang trí của bạn nhưng vấn tạo được sự hài hòa về bố cục. Kết hợp hợp lý giữa hình mảng với các chi tiết, đường nét một cách uyển chuyển để làm nổi bật được vẻ đẹp của họa tiết trang trí – Màu sắc đơn điệu nguyên nhân chưa thể hiện được sự hài hòa về màu sắc. Cách khắc phục là: Khi vẽ cần hạn chế dùng các màu nguyên sắc, cần tìm và sử dụng các màu quý, đẹp bằng cách pha trộn nhiều màu với nhau nhưng không nên nhiều hơn 3 màu. 28 1
  29. Bài 4: Chép hoa lá thiên nhiên A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Nêu được cách thực hiện chép hoa lá - Kĩ năng + Thực hiện được những hình chép hoa lá để làm tư liệu cho bài vẽ trang trí - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Thực hiện năng lực tự học thông qua việc tự ghi chép thêm nhiều tư liệu về hoa lá + Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về hoa lá thì thêm yêu thiên nhiên B. Nội dung I, Lý thuyết 1. Phương pháp tạo họa tiết 1.1 Các bước ghi chép hoa lá thật 1.1.1 Quan sát và lựa chọn những hoa lá có hình dáng đẹp, có đường nét hấp dẫn. Khi quan sát phải chú ý đến đặc điểm cấu tạo của hoa, lá/ - Hình tổng thể -Hình đặc điểm và chi tiết - Dáng thế thay đổi Hoa dâm bụt Hoa hồng Hoa ly Hoa đào 1.1.2 Chọn hướng nhìn và quan sát các hoa lá cần ghi chép, không nên chỉ nhìn một hướng một chiều Qua việc nhìn các hướng ta chọn hướng nào đẹp và đặc trưng nhất. 29 1
  30. Bông hoa được nhìn từ các hướng khác nhau * Những điển cần tránh khi chép hoa lá - Không nên đi vào diễn chi tiết khi chưa có hình đại thể chung, không nên đi sâu vào chi tiết, lược bỏ những chi tiết không đẹp 1.2 Tập đơn giãn hoa lá Tức là bỏ đi những chi tiết không cần thiết, rườm rà để lại những chi tiết điển hình. Như bỏ những chỗ rách gai góc, những lá, hoa nhỏ hoặc quá nhiều không cần thiết. Biết giữ lại những chi tiết cần, những bộ phận giúp hoa lá mang tính trang trí, điển hình. Đơn giãn là phần nào đã biết nâng những hình vẽ hoa lá từ mức tự nhiên lên hình thức trang trí Đơn giãn không có nghĩa là làm xấu đi mà có nghĩa là cắt bỏ sự rườm rà để lại sự cô đọng. 1.3 Cách điệu hoa lá Là bước đầu biết tạo họa tiết trang trí dựa trên ghi chép thật. Là bước đầu bày tỏ quan niệm ý thức trang trí của bản thân. Là bước đầu chuyển nhận thức thiên nhiên sang tư duy sáng tạo phục vụ nâng cao cái đẹp. Sự tìm tòi sáng tạo phải gắn bó với nhau và khai thác thực tế thiên nhiên. Một họa tiết được đánh giá là đẹp khi có vừa phản ánh thực tế sự vật một cách chân thực sâu sắc vừa có sự sáng tạo điển hình. Qúa trình này thông qua các bước sau 30 1
  31. Bước 1: quan sát nhận xét. Sau khi nhận được hoa lá quả, động vật thì phải tiến hành nhận xét trước khi chép - Nhận xét đặc điểm và cấu tạo của hoa lá quả , tỉ lệ tổng thể và tỉ lệ từng bộ phận - Hình từng cánh hoa cái lá, cái chung cái riêng - Dáng thay đổi của hoa lá trên bề mặt và sự đổi chiều trong không gian . Bước 2: Quy hình dáng chung tổng thể của hoa lá vào hình kỷ hà . Bước 3: Phân ra từng đoạn, phác các hình kỷ hà nhỏ trong các hình lớn tương ứng với các mảng, các bộ phận chi tiết của hoa lá. Tiến hành phác những hướng lớn của cành hoa hay cái lá, phác hình các bộ phận, chi tiết của hoa lá bằng những nét thẳng, cong đơn giản, tức là phân ra từng bộ phận để phác hình tương ứng theo dạng các hình kỷ hà chi tiết. Bước 4: tiến hành vẽ hình và hoàn chỉnh hình . II. Thực hành Chép 15 mẫu hoa lá III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Hình vẽ chưa thực sự khái quát được đặt điểm mẫu vật. Nguyên nhân do chọn góc quan sát chưa đúng. Khắc phục bằng cách quan sát nhiều góc của sự vật trước khi chọn một góc tốt nhất. 31 1
  32. Bài 5: Chép côn trùng động vật A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Nêu được nét giống và khác nhau của chép côn trùng động vật với chép hoa lá + Nêu được cách thực hiện chép côn trùng động vật - Kĩ năng + Thực hiện được những hình chép côn trùng động vật để làm tư liệu cho bài vẽ trang trí - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Thực hiện năng lực tự học thông qua việc tự ghi chép thêm nhiều tư liệu côn trùng động vật + Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về côn trùng động vật thì thêm yêu các loài động vật B. Nội dung I, Lý thuyết 1. Phương pháp tạo họa tiết 1.1 Các bước ghi chép chép côn trùng động vật 1.1.1 Quan sát và lựa chọn những hoa lá có hình dáng đẹp, có đường nét hấp dẫn. Khi quan sát phải chú ý đến đặc điểm cấu tạo chép côn trùng động vật. - Hình tổng thể - Hình đặc điểm và chi tiết - Dáng thế thay đổi Con bướm Cào cào Tê giác Cá ngựa 32 1
  33. 1.1.2 Chọn hướng nhìn và quan sát côn trùng động vật, không nên chỉ nhìn một hướng một chiều Qua việc nhìn các hướng ta chọn hướng nào đẹp và đặc trưng nhất. Cá vàng được nhìn từ các hướng khác nhau * Những điển cần tránh khi chép côn trùng động vật - Do đặc tính chuyển động của động vật nên việc ghi chép gặp nhiều khó khăn, yêu cầu người học cần quan sát nhiều và thể hiện phải thật nhanh để bắt được hình dáng của đối tượng. - Không nên đi vào diễn chi tiết khi chưa có hình đại thể chung, không nên đi sâu vào chi tiết, lược bỏ những chi tiết không đẹp 1.2 Tập đơn giãn hoa lá Tức là bỏ đi những chi tiết không cần thiết, rườm rà để lại những chi tiết điển hình. Biết giữ lại những chi tiết cần, những bộ phận giúp côn trùng động vật mang tính trang trí, điển hình. Đơn giãn là phần nào đã biết nâng những hình vẽ hoa lá từ mức tự nhiên lên hình thức trang trí Đơn giãn không có nghĩa là làm xấu đi mà có nghĩa là cắt bỏ sự rườm rà để lại sự cô đọng. 1.3 Cách điệu côn trùng động vật Là bước đầu biết tạo họa tiết trang trí dựa trên ghi chép thật. Là bước đầu bày tỏ quan niệm ý thức trang trí của bản thân. Là bước đầu chuyển nhận thức thiên nhiên sang tư duy sáng tạo phục vụ nâng cao cái đẹp. 33 1
  34. Sự tìm tòi sáng tạo phải gắn bó với nhau và khai thác thực tế thiên nhiên. Một họa tiết được đánh giá là đẹp khi có vừa phản ánh thực tế sự vật một cách chân thực sâu sắc vừa có sự sáng tạo điển hình. Qúa trình này cũng tương tự một bài chép hoa lá Bước 1: quan sát nhận xét. Sau khi nhận được côn trùng động vật thì phải tiến hành nhận xét trước khi chép - Nhận xét đặc điểm và cấu tạo côn trùng động vật tổng thể và tỉ lệ từng bộ phận - Hình từng bộ phận côn trùng động vật, cái chung cái riêng - Dáng thay đổi của côn trùng động vật trên bề mặt và sự đổi chiều trong không gian . Bước 2: Quy hình dáng chung tổng thể của côn trùng động vật vào hình kỷ hà . Bước 3: Phân ra từng đoạn, phác các hình kỷ hà nhỏ trong các hình lớn tương ứng với các mảng, các bộ phận côn trùng động vật. Tiến hành phác những hướng lớn của côn trùng động vật, phác hình các bộ phận, chi tiết của côn trùng động vật bằng những nét thẳng, cong đơn giản, tức là phân ra từng bộ phận để phác hình tương ứng theo dạng các hình kỷ hà chi tiết. Bước 4: tiến hành vẽ hình và hoàn chỉnh hình . II. Thực hành Chép 15 mẫu côn trùng động vật III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Hình vẽ chưa thực sự khái quát được đặt điểm mẫu vật. Nguyên nhân do chọn góc quan sát chưa đúng. Khắc phục bằng cách quan sát nhiều góc của sự vật trước khi chọn một góc tốt nhất. 34 1
  35. Bài 6: Cách điệu và xây dựng họa tiết bằng bút sắt, bút chì, mực nho A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Nêu được nét giống và khác nhau giữa hình thức ghi chép và cách điệu + Nêu được cách thực hiện cách điệu và xây dựng họa tiết - Kĩ năng + Thực hiện được những hình cách điệu đẹp để làm tư liệu cho bài vẽ trang trí - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Thực hiện năng lực tự học thông qua việc tự cách điệu những đối tượng khác + Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về cách điệu thêm yêu quý các họa tiết cổ truyền thống của dân tộc B. Nội dung I, Lý thuyết 1. Cách điệu hoa lá Để sáng tác được những mẫu hoa lá cách điệu phải tiến hành theo các bước - Chọn hình và lọc ra những dáng hoa lá đẹp có nhiều chi tiết có thể khai thác thành họa tiết trang trí. - Quy vào một hình kỷ hà nhất định, lược bớt những chi tiết ko cần thiết - Sắp xếp lại cho hài hòa, thuận mắt và có nhiều yếu tố trang trí. - Dựa vào thực tế phân chia đậm nhạt bằng hình mảng và đường nét. 2. Cách điệu côn trùng động vật 35 1
  36. Để sáng tác được những mẫu hoa lá cách điệu phải tiến hành theo các bước - Chọn hình và lọc ra những dáng hoa lá đẹp có nhiều chi tiết có thể khai thác thành họa tiết trang trí. - Quy vào một hình kỷ hà nhất định, lược bớt những chi tiết ko cần thiết - Sắp xếp lại cho hài hòa, thuận mắt và có nhiều yếu tố trang trí. - Dựa vào thực tế phân chia đậm nhạt bằng hình mảng và đường nét. II. Thực hành Thực hành cách điệu và xây dựng họa tiết 5 hình hoa lá, 5 hình động vật III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Hình cách điệu chưa mang tính trang trí cao. Nguyên nhân quá tham chi tiết mà phá mất tính tổng thể. Khắc phục trên cơ sở hình thật phải chọn lọc kỹ các yếu tố hình nét để đưa vào một cách hợp lý. 36 1
  37. Bài 7: Trang trí hình vuông A. Mục tiêu Kết thúc bài người học đạt được - Kiến thức + Nêu được đặc trưng của trang trí hình vuông + Nêu được một vài ứng dụng của hình vuông vào cuộc sống - Kĩ năng + Thực hiện được một bài trang trí hình vuông - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Thực hiện năng lực tự học thông qua thực hành bài trang trí ứng dụng của hình vuông ở những gam mầu khác nhau B. Nội dung I, Lý thuyết 1. Đặc điểm trang trí hình vuông - Dựa vào tính chất chung của hình ta thấy, hình vuông luôn gây cảm giác chắc chắn - Về góc độ hình học, toán học thì hình vuông là một mặt phẳng được khép kín bởi 4 cạnh có chiều dài bằng nhau và nơi giao tiếp của 4 cạnh tạo thành 4 góc vuông. Nói cách khác nó là hình của diện. Hình vuông là một trong những hình mang tính quy ước. 2. Nguyên tắc trang trí hình vuông - Nguyên tắc cân đối, đăng đối + Quy luật lặp lại + Quy luật xen kẽ + Quy luật đảo ngược + Quy luật chồng hình - Nguyên tắc phá thế 3. Các bước tiến hành một bài trang trí hình vuông Bước 1: Tìm ý và xây dựng bố cục Tìm họa tiết cách điệu chủ đạo như cỏ cây, hoa lá, côn trùng, động vật thậm chí con người và thường được sử dụng như thảm, gạch hoa, khăn trải bàn xác định quy luật bố cục riêng cần thể hiện như: lặp lại, xen kẻ, chồng hình, đối xứng qua trục hoặc bất 37 1
  38. đăng đối, sắc độ màu hoà sắc nóng, hoà sắc lạnh, hoà sắc trung tính hay tương phản để tạo nhịp điệu cho bài Bước 2: Tìm mảng hình chính và sắp xếp họa tiết theo các trục Sau khi đã xác định xong các nội dung trong bước 1, bắt đầu sắp xếp của mảng miếng để tạo nên bố cục đẹp, hài hòa vị trí mảng chính và các mảng phụ kết hợp. Khi phân mảng cần chú ý để mảng lớn, nhỏ thay đổi linh động, hợp lý, không quá to, quá nhỏ và kích thước không quá bằng nhau. tìm họa tiết, chủ đề cần trang trí và sử dụng các thủ pháp cách điệu để làm nổi bật họa tiết trang trí. Cần kết hợp các nét cong với một số nét thẳng để làm cho đường nét phong phú, hài hòa, linh động hơn. Ngoài những họa tiết chính, cần xây dựng các hình ảnh phụ và được kết hợp hài hòa, liên quan với nhau từ đường nét đến chủ đề của đối tượng chính được cách điệu. Nếu đường nét gọn gàng, có thẩm mỹ sẽ rất thuận tiện cho bước tiếp theo. Bước 3: Tiếp theo là phác thảo độ đậm nhạt. Ở bước này, bạn sẽ xác định được độ sáng tối, trung gian của tổng thể bài vẽ. Để bài vẽ được hoàn hảo, bạn cần áp dụng quy luật tương phản sắc độ hình và nền. Ví dụ: nền tối thì hình sáng và ngược lại. Sử dụng bảng sắc độ để dễ dàng và thuận tiện hơn cho việc phối màu. Vẽ gam màu nóng, lạnh, trung tính và tương phản. Bước 4: Vẽ màu Dựa vào phác thảo trắng đen đã thực hiện tìm ra vị trí đặt màu sáng, tối, cường độ mạnh đưa vào họa tiết chính, cường độ yếu đưa vào nền, tạo điểm nhấn chính phụ, gam màu nóng, lạnh, trung tính và tương phản. II. Thực hành Vẽ một bài trang trí hình vuông thực hiện theo yêu cầu theo các bước thực hiện như trên. 38 1
  39. Bài tham khảo III. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục - Chưa tạo được cảm giác chắc chắn vuông vức của hình vuông nguyên nhân do quá trình sắp xếp chưa hợp lý, khắc phục bằng cách sử dụng chủ yếu các trục đối xứng ½ hình. Tài liệu tham khảo [1] - NGUYỄN DUY LẪM, ĐẶNG BÍCH NGÂN, 2001, Màu sắc và phương pháp vẽ mầu, NXB Văn hóa thông tin. [2] - LÊ THANH ĐỨC, 2003, Nghệ thuật Môđéc và Hậu Môđéc, NXB Mỹ thuật. [3] - LÊ THANH LỘC (dịch), 1996, Lịch sử hội họa, NXB Văn hóa Thông tin. 39 1