Cảm hứng từ tranh in printmaking đến nghệ thuật đương đại (contemporary art)

pdf 6 trang Gia Huy 22/05/2022 1180
Bạn đang xem tài liệu "Cảm hứng từ tranh in printmaking đến nghệ thuật đương đại (contemporary art)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcam_hung_tu_tranh_in_printmaking_den_nghe_thuat_duong_dai_co.pdf

Nội dung text: Cảm hứng từ tranh in printmaking đến nghệ thuật đương đại (contemporary art)

  1. CẢM HỨNG TỪ TR NH IN RINT ING ĐẾN NGHỆ THUẬT ĐƢƠNG ĐẠI (CONTEMPORARY ART) Nguyễn Hữu Trâm Kha Khoa Kiến nrúc - Mỹ thuật, nrường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Bài viết Cảm hứng từ Tranh in đến Nghệ thuật đương đại” được xây dựng từ trải nghiệm nhiều năm sử dụng kỹ thuật Printmaking trong thực hành Nghệ thuật - từ truyền thống đến hiện đại. Khái niệm chia sẻ những nhận định và sáng tạo này là cách gợi nhớ về thể loại Tranh in truyền thống, vừa giới thiệu cho thế hệ trẻ cách nhìn và xu hướng mới của Tranh in nói riêng hay Nghệ thuật đương đại nói chung. Mục đích giới thiệu nghệ thuật thị giác, có nội dung đề cập đến sự thay đổi phương pháp ứng dụng Tranh in vào thực hành Nghệ thuật đương đại. Nghiên cứu kỹ thuật in như Khắc gỗ (Woodcut), Stamp, Rubbling, In cao su (Linocut), In đá (Lithograph), In lưới (Silkscreen) được thể hiện qua nhiều phong cách và phương pháp. Dữ liệu được thu thập và phân thành bốn loại bao gồm: nguồn cảm hứng chính, nguồn thông tin, dữ liệu tài liệu, chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm nghệ thuật của Tổ tiên hoặc những thế hệ đi trước, và cả kinh nghiệm cá nhân. Kết quả của bài viết mở ra chân trời mới cho những ai chưa biết về Tranh in và cách nó được thể hiện trong Nghệ thuật đương đại. Từ khóa: Khắc gỗ, Nghệ thuật đương đại, Nghệ thuật thị giác, Tranh in, truyền thống. 1. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT TRANH IN 1.1. Nguồn gốc v đặc điểm 1.1.1 Nguồn gốc: Tranh in có nguồn gốc từ thời Tiền Sử Khoảng 500 năm TCN: Người Sunmer khắc hình ảnh trên các dấu trụ tròn. Khoảng những năm 200 sau công nguyên: Người Trung Quốc đã biết in các văn bản được khắc trên gỗ, đá. Cách này cũng được sử dụng ở Ai Cập, La Mã, Trung Quốc cổ đại. Các thể loại cơ bản của tranh in đều có gốc rễ kỹ thuật xa xưa. Nhưng tranh in đúng nghĩa trên giấy ra đời muộn hơn: cuối thế k 8 ở Trung Quốc và cuối thế k 14 - đầu thế k 15 ở Châu Âu. Tranh in là loại hình trẻ nhất trong Nghệ thuật tạo hình. Tranh in là kết quả của sự tổng hợp những thành tố căn bản nhất của văn minh nhân loại như: công nghệ, thẩm mỹ, xã hội. Thế k 15 sau suy tàn của nghệ thuật Trung Cổ ở bhâu Âu, Nghệ thuật tranh in (Printmaking rt) đã trở thành một văn hóa ở mọi nơi trên thế giới. [1] 1.1.2 Đặc điểm: Để làm nên một tranh in, người nghệ sĩ phải tạo một bức tranh trên một bề mặt như kim loại, đá, gỗ hay các chất liệu khác; sau đó bề mặt này được lăn mực và in ra giấy. Tranh in phải được thực hiện theo quy trình gồm 2 bước: khắc tranh hay chế bản in và in tranh. Tranh in sở hữu một đặc tính độc đáo, phân biệt rõ nhất với các loại hình khác của mỹ thuật. Đó là tính nhân bản. [1]. 62
  2. Hình 1. Một tác phẩm trong "Thirty-six Views of Mount Fuji", khắc gỗ màu của Katsushika Hokusai 1.2 Các thể loại và kỹ thu t Tranh in 1.2.1. Các thể loại Người ta có thể phân loại tranh in dựa vào phương pháp in. Tranh in nổi (relief print): Tranh in rập, Tranh khắc gỗ, Tranh khắc cao su; Tranh in lõm (Intaglio print): Tranh khắc kim loại, Tranh in lõm từ bản khắc các chất liệu khác: nhựa, mica, xốp nén; Tranh in ph ng (planography): tranh in ph ng từ đá, nhôm ; Tranh in xuyên (Stencil Print): Kỹ thuật in trổ, Kỹ thuật in lưới. 1.2.2 Kỹ thuật Các kĩ thuật in của Tranh in đa dạng và mỗi kĩ thuật lại sở hữu một đặc trưng cùng vẻ đẹp nghệ thuật khác biệt. Trong đó bao gồm: khắc gỗ (woodcut), khắc axít (etching), in (lithography), in lưới (screenprinting), in độc bản (monotyping), khắc ngòi khô (khắc kim loại, engraving, drypointing), khắc nạo (mezzotint) Một tác phẩm tranh in đồ họa có thể được in bởi một hoặc nhiều bản in khác nhau. Việc tạo ra các bản in này gọi là chế bản. Có bốn kỹ thuật tạo chế bản là: khắc nổi relief (woodcut, linocut .), khắc lõm/intaglio (engraving, etching, mezzotint ), khắc ph ng/planographic (lithography, monotyping, các kĩ thuật in kĩ thuật số) và in xuyên/stencil. Cách phân chia bốn loại kĩ thuật chế bản trên phụ thuộc vào phần tác động của bản in (phần được in) lên tranh. [1] 1.3 Tranh in truyền thống Việt Nam Tranh in xuất hiện tại nƣớc ta từ khá sớm. Mỹ thuật truyền thống Việt Nam luôn tự hào với dòng tranh khắc gỗ dân gian: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, tranh thờ Huế, Nam Bộ thịnh hành trong các thế k từ 16 đến đầu thế k 20. Bên cạnh chất liệu khắc gỗ, các kĩ thuật in đá, in lưới, in kính, in kẽm đồng được du nhập từ châu Âu, trong quá trình phát triển lịch sử mỹ thuật cận đại, đã mang lại sự hoàn chỉnh cho tranh in Việt Nam hiện tại. Hình 2. Tranh Đông Hồ Đám cưới chuột” Hình 3. Một bản khắc gỗ (ván in) tranh Đông Hồ đang được nghệ nhân hoàn thành 63
  3. Tranh in đƣơng đại Tranh in - một lĩnh vực đầy tiềm năng trong nghệ thuật thị giác ngày nay đang lớn mạnh với 2 xu hướng mới. Xu hướng thứ nhất đưa tranh in trở thành phương tiện thực hành nghệ thuật đương đại thông qua các hình thức sắp đặt, video tĩnh (stop-motion video) và trình diễn (ít hơn). Xu hướng thứ hai biểu hiện ở những tìm tòi nghiên cứu các chất liệu, phương pháp chế bản và in ấn mới, thân thiện với môi trường với hai khái niệm tranh in không độc hại” (non-toxic prints) và tranh in xanh” (green prints) hay tranh in bằng màu chiết xuất từ thực vật (organic print). Tranh in đang trở thành một phương tiện nghệ thuật thị giác giàu tiềm năng phát triển. Sắp đặt tranh in, kết hợp tranh in với video hay trình diễn và mở rộng chất liệu chế bản, in ấn mang tính chất an toàn, dễ thực hành là hai đặc điểm quan trọng nhất tạo nên các xu hướng chủ đạo của tranh in đương đại. Ngày nay, bên cạnh sự phong phú về bút pháp và sự thay đổi sâu sắc về thẩm mỹ, tranh in không chỉ được chiêm ngưỡng như một tác phẩm tĩnh trong khung kính. Nó đã đi từ mặt ph ng hai chiều lên thành vật thể ba chiều. Khi kết hợp với môi trường xung quanh và với các yếu tố khác như ánh sáng, âm thanh, tranh in đã có một đời sống khác, đa dạng và đa nghĩa, có thể kể câu chuyện rộng hơn, sinh động hơn. Thoát ra khỏi khung kính hay cặp đựng của nhà sưu tập, tranh in trở nên gần gũi và đủ khả năng tương tác với công chúng như bất kỳ thành phần nào của một tác phẩm sắp đặt hay trình diễn. Bên cạnh những thực hành mang tính đương đại, tranh in cũng đang phát triển mạnh về chất liệu thân thiện môi trường, an toàn cho họa sỹ, trong đó có các mực in” chiết xuất từ các loại rau, củ, hoa, quả và khoáng chất. Việt Nam đã có hơn hai mươi năm đổi mới tạo điều kiện cho mỹ thuật mở rộng về mọi mặt. Ngay từ những năm đầu hội nhập khu vực và quốc tế, các thể loại tranh hội họa đã có những thay đổi rõ rệt. Nhưng những thay đổi, những cái mới của tranh in lại chưa nhiều và chỉ xuất hiện trong mấy năm gần đây. Từ năm 2005, trong hoạt động sáng tác nghệ thuật tranh in ở Việt Nam đã xuất hiện những tín hiệu khả quan thông qua những nỗ lực làm thay đổi thực tế trầm lắng của tranh in trước đó. Thực chất mà nói, các tín hiệu đó là một số tác phẩm tranh in sắp đặt hai hay ba chiều, những tranh in bằng chất liệu tự tạo. Chúng xuất hiện không nhiều và không liên tục, thể hiện rõ chỉ là những bước đi thử nghiệm mang tính cá nhân. Tuy chưa tạo được hình hài của một xu hướng mới, song chúng cũng đã để lại những dấu ấn nhất định, làm cơ sở để chúng ta hy vọng về việc thay đổi nhận thức và hình thành dần các hoạt động tranh in mới ở Việt Nam để bắt kịp các xu hướng tranh in đương đại thế giới. [1]. Hình 4.“The Metaphor”, Print Installation, Hình 5. Knot, Print Installation, Hình 6. Các edition kỹ Nguyễn Hữu Trâm Kha, 2013 Nguyễn Hữu Trâm Kha, 2013 thuật in trên lụa, Nguyễn Hữu Trâm Kha 64
  4. 1.5. Vị trí và cách thể hiện Tranh in trong Nghệ thu t thị giác nói chung và Nghệ thu t đƣơng đại nói riêng 1.5.1 Nghệ thuật thị giác (Visual Art): Là một hình thức nghệ thuật tạo ra các sản phẩm bắt nguồn tự nhiên, chủ yếu tác động vào thị giác như đồ gốm, ký họa, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa in ấn và các nghệ thuật thị giác hiện đại (nhiếp ảnh, làm phim), thiết kế và thủ công mĩ nghệ. Nghệ thuật thị giác còn bao gồm các lĩnh lực của nghệ thuật ứng dụng như: thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và trang trí nghệ thuật. [2]. Với tính chất nhân bản (edition) đặc thù của Tranh in, thể loại Nghệ thuật này được ứng dụng vô cùng phong phú và linh hoạt trong nhiều lĩnh vực của Nghệ thuật và Thiết kế. Hình 7. Một phần tác phẩm Sắp đặt sử dụng kỹ thuật Hình 8. Postcard kết hợp in kỹ thuật số (Digital Printing) Etching của Opas Chomchuen và Block printing của Nguyễn Hữu Trâm Kha và NTK Phương My Hình 9. Sole Imprint of a Wood-flux”, dự án kết hợp với NTK Phương My Hình 10. Carved into memory, Nguyễn Hữu Trâm Kha 2015 65
  5. Đối với Dự án này, Tác phẩm được trưng bày ở không gian bên trong showroom kết hợp với các mẫu thiết kế, tạo nên các Window display độc đáo. Tác phẩm nghệ thuật lúc này không chỉ dừng lại ở vai trò truyền thống của nó mà còn mang tính ứng dụng, trưng bày cho không gian nội- ngoại thất của showroom thời trang ấn tượng. Đây là tác phẩm nằm trong Dự án Sole Imprint of a Wood flux tại showroom Phương My. Tác phẩm Điêu khắc này có sử dụng kỹ thuật khắc, in Rubbling, Transfer thuộc thể loại Tranh in 1.5.2. Nghệ thuật đương đại Nghệ thuật thị giác cũng bao gồm một số loại hình nghệ thuật đương đại, ch ng hạn như: nghệ thuật kết hợp (assemblage art) nghệ thuật cắt dán ảnh (collage art), phức hợp phương tiện truyền thông( Mixed – media), nghệ thuật khái niệm ( conceptual art) , nghệ thuật sắp đặt (installation art), nghệ thuật trình diễn (performance art), nhiếp ảnh (photography), video nghệ thuật và hoạt hình, hoặc bất kỳ kết hợp của chúng. Nhóm này cũng bao gồm các hoạt động của các ngành công nghệ cao như đồ họa máy tính và in Giclee (in phun). Một loại hình nghệ thuật thị giác đương đại nữa, đó là môi trường mới hay nghệ thuật địa hình (Land Art), nó bao gồm các hình thức nhất thời như tác phẩm điêu khắc băng tuyết, và cả nghệ thuật graffiti (nghệ thuật vẽ tranh đường phố). [3]. Hình 11. Một số tác phẩm Sắp đặt ứng dụng Kỹ thuật in Hình 12. The Space in my mind, Nguyễn Hữu Trâm Kha 2012 Hình 13. Persistant Grownth, Sculpture Installation, Nguyễn Hữu Trâm Kha 2015 66
  6. Tác phẩm này phản ánh câu chuyện của cây cối đang dần biến mất do sức ép của quá trình đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ. Từ ý tưởng chuyển đổi cây gỗ thật thành hình tượng mang dáng dấp của con người và tự nhiên thông qua kỹ thuật khắc gỗ truyền thống; tác phẩm vừa phản ánh thực trạng xã hội, vừa mang lại thông điệp khát khao tái sinh thiên nhiên. Các Tác phẩm trên đều được sử dụng kỹ thuật Tranh in kết hợp với các chất liệu khác nhau như Giấy, Gỗ, Kim loại, Kính, Vải để tạo ra các tác phẩm In - Sắp đặt. Sự kết hợp giữa các loại vật liệu tự nhiên trong đời sống được đôi tay Nghệ sĩ thị giác xử lý qua các kỹ thuật khác nhau đã tạo nên một tổng thể hài hoà đầy màu sắc. Từ các concept, Nghệ sĩ đã thể hiện ý tưởng của riêng mình, nhằm mang lại thông điệp không chỉ có ý nghĩa với bản thân họ, mà còn phản ánh tâm tư, thực trạng của cả một cộng đồng xã hội rộng lớn. Điều này chính là tiếng nói riêng của Nghệ thuật đương đại ( Contemporary Art) - nó vừa gần gũi thân quen, vừa xa lạ và đầy ẩn ý để gợi mở không gian tưởng tượng phong phú cho người xem. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] [3] Tạp chí Designs.vn [4] Diver perspective (2006) Tạp chí Triển lãm được Giám tuyển bởi Ms. Sompon Rodboon 67