Giáo trình Phòng và trị bệnh động vật thủy sản (Phần 2) - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và thủy sản

pdf 56 trang Gia Huy 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng và trị bệnh động vật thủy sản (Phần 2) - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_va_tri_benh_dong_vat_thuy_san_phan_2_truong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phòng và trị bệnh động vật thủy sản (Phần 2) - Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật và thủy sản

  1. Bài 5: Bệnh truyền nhiễm ở động vật thủy sản Giới thiệu: Bệnh truyền nhiễm là bệnh nguy hiểm nhất gây chết hàng loạt cho ĐVTS. Kiểm soát được bệnh truyền nhiễm là đảm bảo hiệu quả của vụ nuôi Mục tiêu: Nhận biết các tác nhân, dấu hiệu bệnh lý, phân bố và lan truyền của một số bệnh truyền nhiễm trên động vật thuỷ sản. Thực hiện được kỹ năng chẩn đoán bệnh và các biện pháp phòng, xử lý và trị bệnh truyền nhiễm trên ĐVTS. 1 Bệnh do vi rút 1.1. Bệnh xuất huyết do vi rút Rhabdovirus carpio ở cá chép a Tác nhân gây bệnh: - Tác nhân gây bệnh xuất huyết do vi rút ở cá chép là Rhabdovirus carpio. - R. carpio, cấu trúc acid nhân là ARN và lớp vỏ là protein. - Vi rút có dạng hình que một đầu tròn như viên đạn, chiều dài 90-180nm, rộng 60-90nm. - Nó có 450 lớp màng, trạng thái xốp kích thước 200nm nhưng thường giữ lớp màng 100nm. - Hình ảnh của vi rút được lấy từ mô tười của gan, thận cá soi dưới kính hiển vi điện tử. - Vi rút hình giống viên đạn. Hình 2- 14: Rhabdovirus carpio 47
  2. B0 . Dấu hiệu bệnh lý: - Cá ngạt thở, bơi ở tầng mặt. - Cá mất thăng bằng bơi không định hướng (bệnh viêm bóng hơi). - Cá chết chìm ở tầng đáy. - Mang và da xuất huyết . - Da có màu tối, những ch viêm có nhiều chất nhầy. - Mắt lồi nhẹ, mang nhợt nhạt, các tơ mang dính kết lại. - Máu loãng chảy ra từ hậu môn. Hình 2- 15: Cá chép da chuyển màu đen, bụng chướng, xuất huyết toàn bộ cơ thể. 48
  3. Hình 2 - 16: Cá chép có biểu hiện da cá chuyển màu tối, xuất huyết ở phần da bụng - Cơ dưới da xuất huyết một phần hoặc toàn phần Hình 2- 17: Da cá chép bị xuất huyết toàn phần - Bụng chướng to, trong xoang bụng xuất huyết có dấu hiệu tích nước (phù), chứa nhiều dịch nhờn. - Bóng hơi xuất huyết và teo dần một ngăn. - Lá lách sưng to. - Tim, gan, thận, ruột xuất huyết. 49
  4. Hình 2 - 18: Cá chép Nhật bị bệnh, nội tạng xuất huyết, bóng hơi teo một ngăn Hình 2- 19: Bóng hơi bị teo một ngăn. 50
  5. Hình 2 - 20: Bóng hơi cá chép teo 1 ngăn (phía trên). và bóng hơi bình thường (phía dưới), c). Phân bố và lan truyền bệnh - Bệnh xuất hiện ở Châu Âu, Liên Xô cũ, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam. - Năm 1978-1979 xuất hiện bệnh viêm bóng hơi ở cá chép Hung bố mẹ của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I và gây chết nhiều. - Bệnh chủ yếu gặp ở cá chép, chúng gây bệnh từ cá giống đến cá thịt - Ngoài ra đã tìm thấy vi rút R. carpio từ cá mè trắng, mè hoa, cá diếc, cá nheo hương đã nhiễm bệnh - Tỷ lệ chết hơn 90% d). Chẩn đoán bệnh: * Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao - Quan sát hoạt động bắt mồi hay khả năng tiêu thụ thức ăn của cá. Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn. - Quan sát hoạt động bơi của cá: cá bơi tách đàn, bơi nổi trên mặt nước, bơi gần bờ. - Tỷ lệ cá chết trong ao. *Thu mẫu cá bệnh - Dùng vợt vớt những con cá giống nhỏ 10 - 15 cm có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ. 51
  6. - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó (cá > 15cm). - Số lượng cá thu: + Cá giống lớn (10-25cm): thu 30 con + Cá thương phẩm: thu mẫu 15 con e). Phòng bệnh và xử lý bệnh: * Phòng bệnh: - Cải tạo ao trước khi thả cá. + Tháo cạn nước ao. + Vét bùn, cày xới đáy ao. + Rắc vôi xuống đáy ao liều lượng trung bình 7- 10 kg/ 100 m2 + Phơi đáy ao 7 – 15 ngày. + Cấp nước và xử lý nước trước khi thả cá. (Nội dung chi tiết tìm hiểu ở mục 3.1, bài 3, mô đun 1 Biện pháp phòng bệnh tổng hợp). * Quản lý môi trường nuôi - Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước, một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao. - Cho cá ăn theo 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn giảm ô nhiễm môi trường. - Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi tròng, rửa sạch phơi nắng cho khô ráo. - Giữ môi trường nuôi có nhiệt độ nước lớn hơn 200C. Vào mùa đông, xuân ở miền Bắc Việt Nam khi nuôi cá chép chú ý: + Chọn mùa vụ nuôi cá chép có nhiệt độ nuôi > 200 C. + Nuôi cá ở vùng nước ấm, nhiệt độ nước lớn hơn 200 C. + Nuôi cá ao có độ sâu lớn hơn 1,8 m. + Làm mái che cho ao nuôi. * Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc phòng bệnh Bệnh xuất huyết do vi rút ở cá chép xuất hiện theo mùa xuân khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 200 C. Trước mùa xuất hiện bệnh một tháng nên cho cá ăn các loại thuốc tăng sức đề kháng cho cá, phòng bệnh xuất huyết do vi rút. + Cho cá ăn thuốc KN-04-12. M i đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 2g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). 52
  7. + Vitamin C, cho cá ăn với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. 1.2. Bệnh xuất huyết do vi rút Reovirus ở cá trắm cỏ a) Tác nhân gây bệnh: - Vi rút gây bệnh là Reovirus. - Vi rút có cấu trúc acid nucleic nhân là ARN không có vỏ. - Vi rút có dạng hình khối 20 mặt đối xứng theo tỷ lệ 5:3:2, có 92 capsomer, đường kính khoảng 60-70nm. - Vi rút ký sinh ở gan và thận của cá trắm cỏ, trắm đen - Hình ảnh của vi rút được lấy từ mô tươi của gan, thận cá soi dưới kính hiển vi điện tử. A Hình 2- 1: Thể virus ( ) trong thận cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do Reovius 53
  8. Hình 2 -2: Thể vi rút ( ) trong gan cá trắm đen - Vi rút ký sinh trong thận cá (hình 3- 1) là dạng giống hình tròn, có đường kính 60 – 70 nm. - Vi rút ký sinh trong gan cá (hình 3- 2) là chấm đen to đậm, đường kính khoảng 30 nm. b) Dấu hiệu bệnh lý: - Cá trắm cỏ khi bị bệnh có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn. - Cá thường bơi tách đàn và bơi nổi ở tầng mặt, gần bờ ao. - Bệnh nặng cá có hiện tượng chết hàng loạt. - Da cá màu tối xẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. - Khi có hiện tượng cá chết, mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. - Cá giống thường xuất hiện dấu hiệu sớm nhất là: + Vây đuôi chuyển màu đen, bề ngoài thân màu tối đen, hai bên cơ lưng có thể xuất hiện hai giải sọc màu trắng. + Cá bệnh nặng bề ngoài thân tối và xuất huyết hơi đỏ. + Xoang miệng, nắp mang, xung quanh mắt, gốc vây và phần bụng đều biểu hiện xuất huyết. + Nhãn cầu lồi ra. 54
  9. + Tơ mang màu đỏ tím hoặc xuất huyết, nếu cá bệnh xuất huyết nghiêm trọng thì tơ mang xuất huyết thành màu hơi trắng và dính bùn. + Có một số cá bệnh hậu môn viêm đỏ. - Cá trắm cỏ hai tuổi trở lên khi mắc bệnh, thường thấy hiện tượng xuất huyết ở phần gốc tia vây và phần bụng chính, đồng thời thấy triệu chứng hậu môn viêm đỏ. - Phần cơ (thịt của cá), thấy các đốm hoặc đám cơ đỏ xuất huyết. - Bệnh nặng, cơ toàn thân xuất huyết đỏ tươi, đây là dấu hiệu đặc trưng thường thấy của bệnh. - Cá trắm cỏ khi bị bệnh này thì toàn bộ xoang bụng và cơ quan nội tạng có hiện tượng xuất huyết: ruột, gan, lá lách, thận, - Ruột xuất huyết tương đối r ràng, ruột cục bộ hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ thẫm, thành ruột còn chắc chắn, không hoại tử. Trong ruột không có thức ăn. - Gan thường chuyển màu trắng. - Cá trắm cỏ trên hai tuổi bị bệnh xuất huyết không r ràng, thường gặp xuất huyết đường ruột. Bệnh kết hợp với bệnh viêm ruột do vi khuẩn làm cho ruột hoại tử và chứa hơi. Hình 2- 3: Cá trắm cỏ thân đen, tách đàn bơi trên tầng mặt 55
  10. Hình 2- 4: Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết bơi tách đàn nổi trên mặt nước Hình 2- 5: Cá trắm cỏ giống các gốc vây xuất huyết, các tia vây rách nát và cụt dần, vẩy rụng và khô ráp (mẫu thu 6/2008). 56
  11. Hình 2- 6: Cá trắm cỏ bị bệnh gốc vây xuất huyết, mang dính bùn Hình 2- 7: Cá trắm đen bị bệnh, vây xuất huyết, vẩy rụng và khô ráp, mang dính bùn Hình 2- 8: Cá trắm cỏ bị bệnh, cơ xuất huyết dưới da 57
  12. Hình 2- 9: Cá trắm cỏ bị bệnh, cơ dưới da xuất huyết toàn thân  Hình 2- 10: Cá trắm cỏ bị bệnh, mang, cơ dưới da, ruột xuất huyết (); gan chuyển màu trắng ( ) 58
  13. Hình 2- 11: Cá trắm đen bị bệnh, mang xuất huyết, gan màu trắng ( ) c). Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ xuất hiện năm 1972 ở phía Nam Trung Quốc đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá trắm cỏ nhất là cá trắm cỏ giống, tỷ lệ sống của cá trắm cỏ giống nuôi thành cá thịt chỉ đạt 30 %. Ở Việt Nam chúng ta đã và đang nghiên cứu bệnh này, bệnh đã xuất hiện nhiều từ năm 1994 đến nay, đặc biệt từ những năm gần đây bệnh đã xuất hiện hầu hết các ao lồng nuôi cá trắm cỏ gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá. Hiện nay chỉ gặp ở cá trắm cỏ và trắm đen bị bệnh xuất huyết, các loài cá khác chưa phát hiện thấy. Bệnh ở dạng cấp tính: phát triển rất nhanh và trầm trọng, cá bị bệnh sau 3-5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết 60-80 %, nhiều ao, lồng chết 100 %. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá giống cỡ 4-25 cm, đặc biệt cá giống cỡ 15-25 cm (0,3-0,4 kg/con) mức độ nghiêm trọng nhất khi nuôi ở mật độ dày như cá lồng và ương cá giống. Bệnh ở dạng mạn tính: phát triển tương đối chậm, cá chết rải rác, bệnh xuất hiện trong suốt mùa phát bệnh, cá chết không có đỉnh cao r ràng. Bệnh mạn tính thường xuất hiện ở ao cá giống diện tích lớn, nuôi thưa. Mầm bệnh virus chủ yếu từ cá bệnh và cá mang vi rút. Cá bệnh sau khi chết, virus phát tán ở trong nước, các chất thải của cá mang vi rút và cá bệnh bao gồm phân, dịch bài tiết và nhớt ngoài thân đều có virus tồn tại, động vất thuỷ sinh khác nhiễm virus như: ốc trai, ếch và động vật phù du đều có thể truyền virus qua dòng nước. Nguyên nhân bệnh lan rộng chính là nguồn nước nhiễm mầm bệnh virus không tiêu độc đã truyền từ thuỷ vực này sang thuỷ vực khác. Các thực vật thuỷ sinh mang vi rút trong ao bệnh như: bèo tấm, cỏ nước, rong cho cá trắm cỏ khoẻ ăn, cũng có thể làm cho cá cảm nhiễm bệnh. 59
  14. Trứng của cá cũng có thể mang virus, như vậy đường truyền bệnh cũng sẽ khả năng truyền theo phương thẳng đứng, từ bố mẹ sang con. Bệnh xuất huyết của cá trắm cỏ là bệnh của nước ấm (tính ôn). Thông thường phát bệnh khi nhiệt độ nước từ 25-320 C, khi thấp dưới 230C và cao hơn 350C bệnh rất ít phát sinh hoặc không phát bệnh. Mùa vụ xuất hiện thường vào cuối xuân đầu hè (tháng 3 đến tháng 5), mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10) khi nhiệt độ nước 25-300 C bệnh xuất hiện nhiều và gây cá chết hàng loạt. d). Chẩn đoán bệnh: - Thu mẫu cá bị bệnh: - Dùng vợt vớt những con cá giống nhỏ 4 - 8 cm có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ. - Dùng lưới kéo quây những góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó (cá > 10cm). - Số lượng cá thu: + Cá giống nhỏ (4-8cm): thu 50 con. + Cá giống lớn (10-25cm): thu 30 con. + Cá thương phẩm: thu mẫu 15 con. - Quan sát cơ thể cá: - Giải phẫu và quan sát nội tạng e). Phòng và xử lý bệnh: *Phòng bệnh: - Cải tạo ao trước khi thả cá: + Tháo cạn nước ao. + Vét bùn, cày xới đáy ao. + Rắc vôi xuống đáy ao liều lượng trung bình 7- 10 kg/ 100 m2 + Phơi đáy ao 7 – 15 ngày. + Cấp nước và xử lý nước trước khi thả cá. (Nội dung chi tiết tìm hiểu ở mục 3.1, bài 3, mô đun 1 Biện pháp phòng bệnh tổng hợp) - Vệ sinh lồng nuôi trước khi nuôi cá: + Dùng nước vôi trong để rửa lồng cá + Dùng hóa chất như TCCA rửa lồng cá: 2ppm. - Quản lý môi trường nuôi 60
  15. + Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước, một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao. + Cho cá ăn theo 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn giảm ô nhiễm môi trường + Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi trong, rửa sạch phơi nắng cho khô ráo. - Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc phòng bệnh Bệnh xuất huyết do vi rút ở cá trắm cỏ xuất hiện theo mùa, cuối xuân đầu hè hoặc mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam. Trước mùa xuất hiện bệnh một tháng nên cho cá ăn các loại thuốc tăng sức đề kháng cho cá, phòng bệnh xuất huyết do vi rút. + Cho cá ăn thuốc KN-04-12. M i đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 2g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). + Cho cá ăn vitamin C với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) và cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. * Xử lý bệnh: - Khi cá bị bệnh ở dạng mãn tính: Để hạn chế dịch bệnh cho cá trước tiên ta phải dùng thuốc diệt vi rút trong môi trường nuôi trước. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hóa chất khử trùng tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường nước trong đó có vi rút. + Dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước: nồng độ thuốc sau khi phun thuốc xuống ao là 2 ppm + Dùng TCCA ném trực tiếp thuốc xuống ao: nồng độ thuốc sau khi thuốc tan trong nước ao là 0,5 ppm. Thuốc ở dạng viên sủi, khi ném xuống ao ngoài tác dụng khử trùng thì còn có tác dụng tăng oxy cho nước. - Khi cá bị bệnh ở dạng cấp tính: + Kéo cá thu bắt cá chưa có biểu hiện bệnh và nuôi cách ly ở ao khác + Giữ toàn bộ cá và nước ở trong ao, dùng thuốc khử trùng mạnh khử trùng toàn bộ ao. + Chú ý tránh việc tiết kiệm thuốc khử trùng mà xả bớt nước ao ra ngoài. Vì khi xả nước ao cá bị bệnh ra ngoài làm cho bệnh có khả năng lây lan sang môi trường xung quanh. + Dùng TCCA: nồng độ thuốc sau khi ném thuốc xuống ao đạt 10 ppm. -Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc tăng sức đề kháng Khi cá bị bệnh thì không có thuốc chữa. Tuy nhiên khi cá bị bệnh thì không có nghĩa cả quần đàn đó bị bệnh mà còn có nhiều con cá chớm hoặc 61
  16. không bị bệnh. Để phòng và trị bệnh những con chưa nhiễm vi rút và chớm bị bệnh ta phải cho cá ăn thuốc để tăng cường sức đề kháng cho cá: - Cho cá ăn thuốc KN-04-12. M i đợt cho ăn 6 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 4g/1 kg cá/ 1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). - Cho cá ăn Vitamin C với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng. 1.3.Bệnh do vi rút TiLV trên cá rô phi Bệnh này có thể lây lan qua việc vận chuyển cá rô phi giống mang mầm bệnh từ nước này sang nước khác; hiện tại, 6 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã chính thức công bố bệnh, trong đó có Thái Lan và Đài Loan. Theo nhận định của OIE, FAO và NACA, Việt Nam là nước có nguy cơ rất cao đối với bệnh này. Để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này, Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 1357/TY-TS về việc hướng dẫn phòng, chống bệnh do TiLV trên cá rô phi. Một số nội dung chính của Hướng dẫn như sau: a) Tác nhân gây bệnh Vi rút TiLV gây bệnh ở các loài cá rô phi nuôi, gồm: Cá rô phi vằn (Nile tilapia, Oreochromis niloticus), cá rô phi lai tạo (O. niloticus × O. aureus hybrids) và cá rô phi đỏ/cá diêu hồng (Oreochromis sp.). Các loài cá rô phi hoang dã như cá rô phi xanh (Oreochromis aureus), cá rô phi Mango (Sarotherodon galilaeus), Tilapia zilli và Tristamellasimonis intermedia cũng mẫn cảm với vi rút này. b) Dấu hiệu bệnh lý - Bệnh gây tỷ lệ chết cao trong đàn cá nuôi, đặc biệt ở cá nhỏ, do đó khi thấy có hiện tượng cá rô phi nuôi chết nhiều, không r nguyên nhân thì có thể nghi đây là bệnh do vi rút TiLV gây ra. - Cá mắc bệnh có biểu hiện chán ăn, màu sắc cơ thể biến đổi (sẫm màu); thay đổi tập tính bơi lội (như tập trung ở trên bề mặt, bơi lờ đờ), ngừng kéo đàn, hôn mê trước khi chết. - Các dấu hiệu bên ngoài có thể có, gồm: Hiện tượng xung huyết, xuất huyết não; ăn mòn và lở loét từ dạng điểm đến mảng trên da; mang tái nhợt; mắt bị teo lại hoặc lồi ra, có hiện tượng đục thủy tinh thể; xoang bụng và hậu môn phình to; vẩy dựng lên, có thể bong tróc; đuôi bị ăn mòn. 62
  17. Một số hình ảnh cá rô phi bị bệnh do TiLV gây ra c) Phân bố của bệnh - Vi rút TiLV gây bệnh ở các loài cá rô phi nuôi, gồm: Cá rô phi vằn (Nile tilapia, Oreochromis niloticus), cá rô phi lai tạo (O. niloticus × O. aureus hybrids) và cá rô phi đỏ/cá diêu hồng (Oreochromis sp.). Các loài cá rô phi hoang dã như cá rô phi xanh (Oreochromis aureus), cá rô phi Mango (Sarotherodon galilaeus), Tilapia zilli và Tristamellasimonis intermedia cũng mẫn cảm với vi rút này. - Tỷ lệ chết trong các ổ dịch tự nhiên từ 9 - 90%; bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở cá giống (cá con). Cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) giống nuôi lồng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết có thể lên tới 90% trong một tháng sau thả. - Bệnh lây lan theo chiều ngang, từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng ao nuôi, trại nuôi, qua nguồn nước, dụng cụ, d) Biện pháp phòng và xử lý bệnh Hiện nay, chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh này, vì vậy cần áp dụng các biện pháp sau khi nghi ngờ hoặc phát hiện bệnh do TiLV gây ra trên cá rô phi: - Thực hiện các biện pháp phòng chống được quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; trong đó lưu ý các 63
  18. biện pháp sau: + Nếu có hiện tượng cá rô phi chết nhiều bất thường, phải báo ngay cho cơ quan thú y nơi gần nhất để triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống; các Chi cục thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 1, 5 Điều 5 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và Công văn số 1245/TY-TS ngày 24/6/2016 của Cục Thú y về việc thống nhất sử dụng các biểu mẫu báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản; + Tuyệt đối không vận chuyển cá rô phi sống từ các ao nuôi đã bị bệnh sang các ao/vùng nuôi không bị bệnh để hạn chế dịch bệnh lây lan; + Không vứt cá chết, cá bệnh, xả thải nước ao nuôi bị bệnh nhưng chưa qua xử lý ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh; xử lý cá chết và chất thải theo hướng dẫn tại Phụ lục VI Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT. - Cá rô phi giống trước khi thả nuôi cần được lấy mẫu gửi phòng thử nghiệm có đủ năng lực để xét nghiệm sàng lọc đối với mầm bệnh TiLV. - Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, tăng cường quản lý ao nuôi để hạn chế mầm bệnh lây lan qua dụng cụ, phương tiện và con người (sử dụng các biện pháp vệ sinh, tiêu độc sát trùng). 2 Bệnh do vi khuẩn 2.1 Bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas di động a) Tác nhân gây bệnh: - Giống Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae, bộ Aeromonadales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. - Giống Pseudomonas là một giống thuộc họ Pseudomonadaceae, bộ Pseudomonadales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. - Vi khuẩn gram âm, hình que hoặc hơi uốn cong, không sinh bào tử, kích thước 0,5-1,0 x 1,5-5,0 m. - Chúng chuyển động bằng một hoặc nhiều tiên mao. - Chúng phát triển trong môi trường đơn giản và hiếu khí. - Giới hạn nhiệt độ phát triển rất rộng từ 4 - 430C. - Vi khuẩn hình que, có một tiêm mao dài dùng để chuyển động. 64
  19. Hình 3-1: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có một tiên mao 65
  20. b. Dấu hiệu bệnh lý: - Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn - Cá bơi yếu, hoạt động chậm chạp - Trên thân có nhiều đốm đỏ do viêm loét. - Các đốm đỏ nằm rải rác trên da cá, tại ch viêm loét, vẩy cá rựng lên hoặc bong ra, lộ phần da hoặc cơ thịt phía dưới. - Các vây, gốc vây bị xuất huyết và bị ăn mòn, vây bị rách nát và cụt dần. - Phần bụng chương to. - Hậu môn sưng, có nhiều dịch nhờn chảy ra từ hậu môn. - Mang cá xuất huyết, có màu đỏ thẫm. Hình 3- 2: Cá trắm cỏ bị bệnh viêm ruột xuất hiện các đốm đỏ trên thân Hình 3-3: Cá tra bị bệnh viêm ruột có biểu hiện vây bị xuất huyết Hình 3- 4: Cá rô phi 66
  21. - Xoang bụng xuất huyết chứa nhiều dịch nhày - Toàn bộ các cơ quan nội tạng của cá bị xuất huyết: gan, thận, lá lách, ruột, - Ruột bị viêm, chứa đầy hơi, cá bị bệnh nặng ruột bị hoại tử nên bệnh còn gọi là bệnh viêm ruột. Hình 3-5: Cá trắm cỏ bị viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết. Hình 3- 6: Cá tra bị bệnh viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết 67
  22. Hình 3- 7: Cá rô phi bị bệnh viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết Hình 3- 8: Cá nheo bị viêm ruột do vi khuẩn ruột chứa nhiều hơi c). Phân bố và lan truyền bệnh - Bệnh viêm ruột do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp di động, Pseudomonas sp thường gặp ở nhiều loài động vật thuỷ sản nước ngọt. - Ở Việt Nam các loài cá nuôi lồng, bè và nuôi ao nước ngọt thường gặp bệnh như: trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá mè, cá ba sa, cá bống tượng, cá tai tượng, cá trê, cá nheo - Vi khuẩn có thể gây bệnh ở ba ba, cá sấu, bệnh đỏ chân ở ếch, đốm nâu ở tôm càng xanh. - Tỷ lệ tử vong ở động vật thuỷ sản thường từ 30-70% riêng ở cá giống (ba ba, trê) có thể chết 100%. - Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa. 68
  23. - Đông Nam Á: Thái Lan bệnh gặp ở cá trê, Indonesia - cá chép bị bệnh, cá trê bị bệnh. d). Chẩn đoán bệnh: Thu mẫu cá bị bệnh: - Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó. - Số lượng cá thu: + Cá giống nhỏ (4-8cm): thu 30 con + Cá giống lớn (10-25cm): thu 15 con + Cá thương phẩm: thu mẫu 9 con - Quan sát cơ thể cá: + Quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá - Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng, mang cá. - Da có các đốm đỏ - Vây xuất huyết, rách nát - Bụng chướng to, hậu môn sưng - Mang xuất huyết. e). Phòng và trị bệnh: * Phòng bệnh: - Vệ sinh lồng nuôi trước khi nuôi cá: + Dùng nước vôi trong để rửa lồng cá. + Dùng hóa chất như TCCA rửa lồng cá: 2ppm. - Tránh cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. - Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m3 nước, một tháng bón vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao. - Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi: + Mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo 1 lần. Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước. + Lượng vôi tính trung bình 2 kg vôi nung/10m3. + Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở ch cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy. - Cho cá ăn theo 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn giảm ô nhiễm môi trường 69
  24. - Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi trong, rửa sạch phơi nắng cho khô ráo. - Cho cá ăn thuốc KN-04-12. M i đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 2g/1 kg cá/ 1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). - Cho cá ăn vitamin C với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh. * Xử lý bệnh: + Dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước: nồng độ thuốc sau khi phun thuốc xuống ao là 2 ppm. + Dùng TCCA ném trực tiếp thuốc xuống ao: nồng độ thuốc sau khi thuốc tan trong nước ao là 0,5 ppm. Thuốc ở dạng viên sủi, khi ném xuống ao ngoài tác dụng khử trùng thì còn có tác dụng tăng oxy cho nước. Lưu ý, thuốc được ném đều trên mặt ao để thuốc được hòa tan đều trong nước ao. Nếu chúng ta ném thuốc tập trung ở một vị trí của ao thì tại vị trí đó thuốc có nồng độ cao sẽ gây chết cá, còn ở các vị trí khác nồng độ thuốc thấp không có tác dụng chữa bệnh cho cá - Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc trị bệnh Có thể dùng một số kháng sinh, thảo dược có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như sau: + Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian 1 giờ. Oxytetracyline nồng độ 20-50 ppm. Streptomycin nồng độ 20-50 ppm. + Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh. Sulfamid liều dùng 150-200 mg/1 kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2-4 g/1 kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu. 2.2. Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas gây bệnh ở đvts Tác nhân gây bệnh Pseudomonas là một giống vi khuẩn thuộc họ Pseudomonadaceae, vi khuẩn gram âm, có dạng hình que, không sinh bào tử, kích thước tế bào khoảng 0,5-1,0 x 1,5-5,0 m., chuyển động bằng một hoặc nhiều tiên mao. Pseudomonas phát triển trong môi trường đơn giản và hiếu khí. Đa số loài thuộc Pseudomonas có phản ứng oxy hoá, hoặc một số ít không oxy hoá và không lên men trong môi trường O/F Glucose. Giới hạn nhiệt độ phát triển rất rộng từ 4- 430C. Chúng phân bố rộng khắp trong môi trường, trong đất và trong nước và có thể gây bệnh cho người, động vật và thực vật. Thường phân lập vi khuẩn từ 70
  25. da, gan, thận của cá bệnh. Tác nhân gây bệnh ở cá gồm một số loài: P. fluorescens, P. chlororaphis, P. anguilliseptica, P. dermoalba, P. putida. Đặc điểm sinh hoá học của một số loài Pseudomonas gây bệnh ở động vật thuỷ sản. Đặc điểm sinh hóa Pseudomona Pseudomon Pseudomon Pseudomo s as as nas putida anguillisepti chlororaphi fluorescens ca s Di động + + + + Nhuộm gram - - - - Sắc tố huỳnh quang - - + + Sắc tố khác - xanh - - Phản ứng Oxydase + + + + Phản ứng O/F -/- +/- +/- +/- Glucose Phát triển ở 50C + + + + Phát triển ở 370C - d d d Phát triển ở 0% - + + + NaCl khử Nitrat (NO3) - + d d Arginine Decarboxylase - + + + Lysine - - - - Decarboxylase Orinithine - - - - Decarboxylase Indol - - - - Methyl red - - - - Voges-Proskauer - - - - Dịch hóa Gelatin + + + - Ghi chú: (+) > 90 % các chủng phản ứng dương; (-) < 90 % các chủng phản ứng âm. d. 11-89 % các chủng phản ứng dương. b) Dấu hiệu bệnh lý Pseudomonas có thể gây bệnh xuất huyết ở một số loài cá, nhưng chủ yếu ở nước ngọt như cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá chép (Cyprinus carpio), cá chình nhật bản (Amgulla japonica), cá chình châu Âu (Anguilla anguilla). Bệnh có một số dấu hiệu như: cục bộ hoặc đại bộ phận da cá xuất huyết, vẩy rụng r nhất là 2 bên thân và phía bụng, gốc vây lưng hoặc toàn bộ vây lưng đều xuất huyết, các tia vây rách nát cụt dần. Có khi ruột xuất huyết và viêm nên gọi là bệnh xuất huyết, có thể gây chết hàng loạt cá nếu bệnh ở dạng cấp tính. Bệnh này thường do loài vi khuẩn Pseudomonas fluorescents. P.puntida gây ra. Ở cá chình do P.anguilliseptica gây ra 71
  26. Pseudomonas còn có thể gây bệnh trắng đuôi ở cá hương, cá giống của một số loài cá nước ngọt như cá mè trắng, mè vinh, cá trê, ca tra Thời kỳ đầu của bệnh, ở vị trí gần đuôi, có một điểm trắng, sau đó lan dần về phía trước cho đến vây lưng và vây hậu môn, cả đoạn thân sau màu trắng. Bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới, đuôi hướng lên trên tạo thành vuông góc với mặt nước, còn gọi là cá "trồng cây chuối", cá bệnh có thể chết nhanh chóng và hàng loạt, trước khi chết có hiện tượng co giật. Bệnh này do loài vi khuẩn Pseudomonas dermoalba. Pseudomonas spp còn có thể gây ra bệnh lở loét, hoại tử ỏ baba, ếch và cùng với vi khuẩn Aeromonas di động gây bệnh bệnh đốm nâu ở tôm càng xanh. Hình 5.43: cá mè giống bị bệnh trắng đuôi do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba c) Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh xuất huyết do liên cầu khuẩn thường gặp ở cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép, cá trình Nhật Bản, cá trình Châu Âu Gây bệnh trắng đuôi thường gặp ở cá hương mè, trắm cỏ, mè vinh tỷ lệ chết rất cao. Gây bệnh lở loét ở baba và ếch, gây bệnh đốm nâu ở tôm càng xanh. Bệnh xuất huyết có thể xuất hiện quanh năm kể cả mùa đông nhiệt độ lạnh và mùa hè nóng nực. Bệnh Pseudomonas gây bệnh nhiễm trùng máu cho cá nuôi đã xuất hiện ở Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Thái Lan. . Ở Indonesia bệnh gặp ở cá tai tượng và gọi là bệnh “giang mai" ở cá. Ở Việt Nam bệnh trắng đuôi xảy ra thường xuyên ở cá giống cá nước ngọt, bệnh có thể gây chết cao ở dạng cấp tính, đặc biệt với các đàn cá đã trải qua quá trình vận chuyển đường dài, khi thả vào môi trường ao mới, bệnh bùng phát và gây chết cao. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản Việt Nam còn phân lập được P. fluorescents gây bệnh nhiễm trùng máu ở nhiều loài cá nước ngọt khác. d)Chẩn đoán bệnh Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý và phân lập vi khuẩn như đã trình bày ở bệnh Vibriosis. e)Phòng trị bệnh Tương tự như bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas di động. 2.4 Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn streptococcus a) Tác nhân gây bệnh 72
  27. Streptococcus là các vi khuẩn dạng hình cầu hoặc hình ovan, đường kính nhỏ hơn 2 m, thuộc loại Gram dương, không di động, lên men trong môi trường Glucose. Streptococcus sinh trưởng tốt trên môi trường Trypticase Soy agar (TSA) có thêm 0,5% Glucose, môi trường BHIA (Brain heart infusion agar), môi trường THBA (Todd hewitt broth agar), môi trường thạch máu ngựa (Horse bood agar). Nuôi cấy ở 20-30 oC, sau 24-48 hình thành khuẩn lạc nhỏ đường kính 0,5-1,0mm, màu hơi vàng, hình tròn, hơi lồi. Các tế bào vi khuẩn Streptococcus thường ghép với nhau thành từng chu i dài, nê được gọi là Liên cầu khuẩn A B Hình 5. 45: A- Vi khuẩn Streptococcus sp gây bệnh xuất huyết ở cá basa; B- Vi khuẩn Streptococcus sp phân lập từ gan cá rô phi bị bệnh b) Dấu hiệu bệnh lý Những loài cá khác nhau khi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus cho một số dấu hiệu chung và một số dấu hiêu khác nhau, cũng: Màu sắc đen tối, bơi lội không bình thường, mắt cá lồi và đục, xuất huyết ở các vây và xương nắp mang. Các vết xuất huyết lan rộng thành lở loét, nhưng các vết loét thường nông hơn các bệnh có lở loét khác. Cá bị bệnh vận động khó khăn, không định hướng, cá bệnh có hình thức bơi xoắn, thận và lá lách tăng lên về thể tích do phù nề. Sự thương tổn nội quan là lý do gây chết. Tuy vậy, bệnh có thể xảy ra ở thể nhẹ (mãn tính), chỉ có một vài nốt xuất huyết trên thân mà không có hiện tượng thương tổn nội tạng. Nhưng nếu bệnh ở dạngB cấp tính, tỷ lệ gây chết cao. c) Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh có thể xảy ra ở một số loài cá nước ngọt như: cá ba sa (Pangasius bocourti), cá rô phi (Oreochrromis niloticus), cá chép (Cyprinus carpio) và một số loài cá biển như cá chẽm (lates calcarifer) Bệnh Streptococcus spp thường bùng phát ở nhiệt độ 20-300C. Ở Việt Nam đã phân lập được Streptococcus ininae gây bệnh xuất huyết ở cá rô phi nuôi thâm canh. 73
  28. d). Chẩn đoán bệnh Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và phân lập vi khuẩn bằng một số môi trường cơ bản e). Phòng và trị bệnh Để phòng bệnh có thể áp dụng phương pháp phòng tổng hợp và vaccine là giải pháp phòng bệnh tốt nhất Để trị bệnh, có thể dùng phương pháp trộn kháng sinh vào thức ăn: Dùng Erythromycin hoặc Ciprofloxacin, Enrofloxacin liều 25-50 mg/1 kg cá/1 ngày cho ăn 4-7 ngày. A B C Hình 5. 46: Cá bị bệnh xuất xuyết do Streptococcus A- Cá rô phi bị bệnh, phần bụng có các vết xuất huyết nhỏ; B- rô phi đỏ bị bệnh có các đốm xuất huyết trên thân; C- giải phẫu cá rô phị bị bệnh cấp tính, trên gan có các đốm hoại tử màu trắng đục. 2.4. Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Edwardsiella A) Tác nhân gây bệnh Edwardsiella thuộc họ Enterobacteriaceae. Vi khuẩn này có một số đặc điểm: có dạng hình que mảnh, gram âm, kích thước 1 x 2-3 m, không sinh bào tử, chuyển động nhờ vành tiêm mao. Là vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện, phản ứng catalase dương, Cytocrom Oxidase âm tính, phản ứng oxy hoá âm và lên men trong môi trường O/F glucose. Thường gặp hai loài: E. tarda và E. ictaluri. E. tarda và E. ictaluri gây bệnh nhiễm khuẩn ở các loài cá nước ấm 74
  29. B) Dấu hiệu bệnh lý. Cá bị bệnh do nhiễm E.tarta thể hiện dấu hiệu: Có các vết thương tổn nhỏ 3-5mm trên da, nằm ở mặt lưng và 2 bên cơ thể. Các vết thương tổn phát triển thành các vùng bị apxe, sưng lên rất dễ nhận biết, da cá mất đi sắc tố bình thường. Từ cá bệnh tỏa ra mùi hôi thối do các vết thương tổn chứa mô bị hoại tử. Ở bên trong cơ thể, gan tụy, thận xung huyết phù nề bởi các vết hoại tử. Quan sát mô bệnh học cho thấy các vết thương tổn được đặc trưng bởi sự hoại tử, thường phát triển ở mô cơ, mô tạo máu và mô gan. Cá bệnh do nhiễm vi khuẩn E. ictaluri thường thể hiện kém ăn hoặc bỏ ăn, gầy yếu, bụng thường chướng to, xung quanh miệng có các đám xuất huyết, gốc vây xuất huyết, mắt lồi. Giải phẫu bên trong, một số cơ quan nội tạng như gan, lá lạch, thận bị hoại tử, tạo thành những đốm màu trắng đục đường kính 0,5- 2,5mm, nên bệnh này còn gọi là “bệnh đốm trắng”hay "bệnh hoại tử nội tạng " C). Phân bố và lan truyền bệnh Vi khuẩn Edwardsiella spp thường gây bệnh ở các loài ca nước ấm, ngoài ra còn còn cảm nhiễm ở cơ thể một số động vật máu lạnh khác như: Rắn, cá sấu, bò sát, lưỡng cư và một số động vật thuỷ sản khác. Người ta đã phân lập được Edwardsiella. tarda gây bệnh ở nhiều loài cá nước ngọt như: cá trê sông (Ictalurus punctata); cá hồi (Oncorhynchus ishawytscha); cá chép (Cyprinus carpio); Cá chình Nhật Bản (Anguilla japonica); cá bơn N hật (Paralichthys olivaceus); cá đối mục (Mugil cephalus); cá rô phi (Tilapia nilotica); các loài cá trê (Clarias spp) và loài vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.ở các loài cá da trơn như cá trê sông (Ictalurus spp); cá tra (Pangasius spp). ( Nakatsugawa, 1983; Egusa, 1976; Miyashito, 1984; Crumlish, 2001 ) Ở Việt Nam, đã phân lập được E. tarda từ cá trê đen, trên vàng và E. ictaluri từ cá tra, giống và cá thịt. Bệnh gây thiệt hại trong các ao nuôi cá tra hương (cỡ từ 4-6cm) đến 5-6 tháng tuổi, tỷ lệ tử vong của cá từ 60-70%, có trường hợp tới 100%. Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, mùa thu ở các tỉnh miền Bắc và trong ao nuôi mật độ cao, chất lượng nước xấu và trong nuôi cá lồng bè (Từ Thanh Dung, 2000; Bùi Quang Tề , 2003) Cũng từ bệnh hoại tử nội tạng như đã mô tả ở trên, xảy ra ở cá tra (Pangasius hypophthalmus) nuôi ao và nuôi lồng tại An Giang, tác giả Trần Thị Minh Tâm và ctv, 2003 lại phân lập được loại vi khuẩn gram (+) Hafnia alvei 75
  30. A B C Hình 5. 44: Cá tra (Pangasius hypophthalmus) bị bệnh hoại tử cơ quan nội tạng do Edwardsiella spp làm cho bụng cá bị phình to, cá bơi lội mất thăng bằng, chết rải rác: A- Bụng chướng to; B,C- Gan cá bệnh phù nề và xuất hiện các đốm màu trắng ( ). D). Chẩn đoán bệnh Dựa vào dấu hiệu bệnh và phân lập mẫu bệnh phẩm từ gan tụy cá bệnh trên một số môi trường thông thường như: BHIA (Brain Heart Infusion Agar), TSA. (Tryptic Soy Agar). Trên các môi trường này, khuẩn lạc của Edwardsiella spp thường nhỏ, phát triển sau khi nuôi cấy 24-48h ở nhiệt độ 30-350C. Một số đặc điểm sinh hóa của Edwardsiella tarda và E. ictaluri Đặc điểm sinh hóa Edwardsiella tarda E. ictaluri Di động ở 250C + + Di động ở 350C + - Sinh Indole + - Methyl red + - Citrate simmons - - Citrate christensens + - Sinh H2S trong triple sugar iron + - Sinh H2S trong pepton iron agar + - Phát triển ở độ muối 1,5% + + 76
  31. Phát triển ở độ muối 3,0% + - E) Phòng và trị bệnh Cần áp dụng các biện pháp phòng chung như đối với các bệnh nhiễm khuẩn khác: Cải thiện chất lượng nước, giảm mật độ nuôi và vaccine bất hoạt hóa cũng là giải pháp có hiệu quả Để trị bệnh có thể dùng kháng sinh trộn vào thức ăn cho cá ăn trong 5-7 ngày: có thể dùng Oxytetracyclin: 55mg/ kg cá/ ngày. 3. Bệnh do nấm 3.1. Bệnh nấm thuỷ my A)Tác nhân gây bệnh : Gây bệnh là các loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya Các giống nấm đều có sợi phân nhánh. Sợi nấm cấu tạo đa bào, nhưng giữa các tế bào không có vách ngăn nên sợi nấm giống như một tế bào khổng lồ. Đường kính của sợi nấm 6-14 m, kích thước bào tử đựng 3-4 x 8-11m. Hình 3 - 11 : Túi bào tử đã phóng bào tử. b) Dấu hiệu bệnh lý : - Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn - Cá bơi h n loạn, không bình thường - Cá thường cọ sát cơ thể vào các vật thể trong nước - Khi ĐVTS bị bệnh trên da xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. - Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. - Khi cá cọ cơ thể vào các vật thể trong nước làm bong tróc vẩy tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh trong nước xâm nhập 77
  32. - Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao nuớc tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày. - ĐVTS bị đánh bắt vận chuyển sây sát. Vết thương ngoài da do ký sinh trùng và vi khuẩn gây ra Hình 3 - 12: Cá trê bị bệnh nấm thủy my Hình 3- 13: Cá trắm cỏ bị bệnh nấm thủy my - Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục, xung quanh có nhiều sợi nấm phát triển, nhìn trứng cá khi bị nấm giống như hoa gạo - Trứng cá bị nhiễm nấm thường chết (ung), với nhân trứng chuyển sang màu trắng đục. - Trong bể ấp, nấm thủy my thường phát triển đầu tiên ở các trứng ung do không được thụ tinh, sau lây sang các trứng khỏe và làm trứng bị chết. - Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi phải xả bỏ hoàn toàn. 78
  33. Hình 3 - 14: Trứng cá bị nấm thủy my - Cá khi bệnh nấm thủy my, các cơ quan nội tạng cá bình thường, hầu như không có biểu hiện bệnh lý. C). Phân bố và lan truyền bệnh - Bệnh nấm thủy my xảy ra ở nhiều loài cá ngọt và trứng cá. - Bệnh có thể gặp ở khắp mọi nơi trên thế giới và trứng của chúng. - Các loài cá nuôi phổ biến ở Việt nam, như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch, đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy my. - Nấm thủy my còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng của cá chép (Cyprinus Carpio) chịu ảnh hưởng rất lớn của loại bệnh này. - Trong thực tế, nếu không có biện pháp thích hợp để phòng bệnh, thì hiệu quả của các đợt sinh sản nhân tạo cá chép thường rất thấp do tác hại của nấm thủy my. - Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh - Bệnh nấm thủy my thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-250C, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam. 79
  34. - Tuy vậy, có một số loài thuộc giống Achlya có thể phát triển tốt ở mức nhiệt độ cao hơn thế. - Các mùa đông xuân và mùa thu là những mùa cho cá sinh sản trong các trại cá giống nước ngọt ở Việt Nam. Do vậy bệnh này gây tác hại nhiều trong các ao nuôi v cá bố mẹ, các ao lưu giữ giống qua đông và các bể ấp trứng trong các trang trại cá giống. - Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. - Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt. d). Chẩn đoán bệnh: -Thu mẫu cá, trứng cá bị bệnh: Thu mẫu cá bệnh - Thu cá nghi nhiễm bệnh, có các hoạt động biểu hiện bệnh - Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó. - Số lượng cá thu: + Cá giống nhỏ (4-8cm): thu 30 con + Cá giống lớn (10-25cm): thu 15 con Thu mẫu trứng cá bệnh - Dùng vợt vớt những trứng nghi bị bệnh - Số lượng trứng thu : 30 quả Quan sát cơ thể cá, trứng cá: E). Phòng và trị bệnh: * Phòng bệnh: - Thực hiện kỹ thuuật tẩy dọn ao trước m i vụ nuôi: vét bớt bùn đáy, phơi nắng đáy ao, dùng vôi bột để sát trùng, diệt tạp và cải thiện độ pH. - Nuôi cá với mật độ thích hợp và tránh những tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho bào tử nấm xâm nhập và gây bệnh. - Về mùa đông cần quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng đầy đủ để cá chống rét và duy trì sức đề kháng. Ngoài ra cấn áp dụng các biện pháp để duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách: chuyển cá vào ao có độ sâu lớn, phủ bèo tây trên 2/3 mặt ao. - Định kỳ phun xuống ao thuốc phòng nấm cho cá: TCCA nồng độ thuốc đạt được sau khi phun xuống ao là 0,2 ppm. 80
  35. - Với đàn cá bố mẹ, kết hợp trong các lần kiểm tra cá, để dùng các loại thuốc sát trùng bôi lên các vết thương tổn để phòng sự phát triển của nấm: Cồn iod bão hòa, thuốc tím 1%. * Phòng bệnh cho trứng cá - Nuôi v cá bố mẹ, nhất là cá chép theo đúng quy trình kỹ thuật để cá bố mẹ có chất lượng tuyến sinh dục tốt. - Cho cá đẻ với tỷ lệ đực cái phù hợp để tỷ lệ thụ tinh là cao nhất, giảm lượng trứng ung do không thụ tinh trong bể ấp. - Chọn ngày cho cá đẻ có nhiệt độ thích hợp, không nên cho đẻ vào các ngày có nhiệt độ thấp, thời gian phát triển phôi kéo dài tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển. - Trong quá trình ấp trứng, phải thường xuyên vệ sinh mạng tràn để nước lưu thông tốt. - Đối với trứng cá chép, cần lựa chọn giá thể và sát trùng giá thể bằng thuốc sát trùng trước khi cho vào bể đẻ. - Khi trứng đã bám vào giá thể, ngâm giá thể có trứng trong NaCl 2%, trong 10-15 phút. 1-2 lần/ngày. - Có thể áp dụng phương pháp ấp khô, hoặc cho cá chép thụ tinh nhân tạo, khử dính và ấp bằng bình vây để hạn chế tác hại của nấm thủy my. - Trong bể ấp trứng cá chép, phun vào bể KMnO4 nồng độ 1- 2 ppm, sau 6- 8 h lặp lại. *Trị bệnh: - Đối với trứng cá, khi bệnh mới xuất hiện, dùng thuốc kịp thời cũng chỉ cứu được những trứng còn khỏe mạnh, phôi phát triển tốt. - Để diệt bệnh nấm cho trứng cá thường dùng các loại hóa chất sau: NaCl 2-3%, Methylen 2-3ppm, formol 1/500-1/1000 tắm cho trứng trong thời gian 5- 15 phút, tắm 2 lần/ngày. 3.2 Hội chứng lở loét ở cá EUS là tên gọi của một bệnh nguy hiểm đã lan nhanh và gây tác hại lên cá nuôi và cá tự nhiên ở nhiều quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương A) Tác nhân gây bệnh Từ các mẫu cá bị bệnh lở loét, đã phát hiện ra nhiều loại tác nhân gây bệnh: Đã phát hiện ra sự có mặt của virus dạng hình que, có acid nucleic là ARN có tên là Rhabdovirus ở gan cá lóc, cá trê (Wattana vijarn, 984), hoặc cũng phân lập được Binavirus từ cá bống tượng và cá lóc (Hedrick, 1986). Tuy vậy các tác giả chỉ gặp các virus này ở giai đoạn sớm của bệnh, các giai đoạn sau không gặp và người ta cho rằng virus chỉ có thể làm giảm sức đề kháng của cá để các loại tác nhân sinh vật khác xâm nhập gây ra EUS 81
  36. Đã phân lập từ cá bệnh một số loài vi khuẩn quen thuộc như Vibrrio annguillarum trên cá nước mặn và Aeromonas hydrrophila, pseudomonas sp trên cá nước ngọt bị EUS. Từ năm 1983, viện nghiên cứu thủy sản I (Việt Nam) đã phân lập từ cá lóc, cá tai tượng, cá sặt rằn, cá trắm cỏ, cá trê, cá rô đồng, cá bống cát, cá ba sa, cá he, cá mè vinh bị bệnh lở loét và cũng đã gặp các vi khuẩn như trên, đặc biệt là Aeromonas hydrophila. Các loại ký sinh trùng như Monogenea, Protozoa, Crustacae cũng có thể tìm thấy trên cơ thể cá bị bệnh EUS. Những ký sinh trùng này có thể vừa là tác nhân cơ hội, vừa là tác nhân gây thương tổn tạo điều kiện cho các tác nhân khác cùng cảm nhiễm và gây tác hại. Một số giống nấm bậc thấp như Aphanomyces spp, Saprolegnia. spp và Achlya cũng được tìm thấy trên cơ thể cá bị bệnh EUS. Tuy vậy, việc xác định tác nhân chính gây ra hiện tượng hoại tử nghiêm trọng trên cơ thể cá đã được thảo luận trong nhiều hội thảo khoa học trong suốt gần 30 năm. Hình 5. 55: Khuẩn ty nấm Aphanomyces invadans phân lập từ cá bệnh EUS Một số nghiên cứu gần đây đã có những kết luận thống nhất rằng, nấm được coi là nguyên nhân chính để tạo ra hiện tượng hoại tử của EUS. Tác nhân chủ yếu là loài nấm bậc thấp Aphanomyces invadans. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm này đã tấn công vào mô cơ của các loài cá nhạy cảm, di chuyển về hướng thần kinh trung tâm và sau đó xâm nhập khắp cơ thể. Nấm này tiết ra enzym phân hủy protein (proteolytic), để gây hoại tử mô cơ và các mô khác. Hatai (1980) đã phân lập được chủng nấm Aphanomyces piscicida trên cá bị bệnh lở loét ở Nhật Bản. Nấm Aphanomyces sp được phân lập từ cá bệnh lở loét ở châu Á và Úc (Callinan, 1995; Lilley, 1997; Lilley và Roberts, 1997; Lilley và Inglis, 1997). Như vậy EUS là bệnh do h n hợp nhiều tác nhân gây ra, nhưng trong dó nấm Aphanomyces invadans là tác nhân chính gây ra những thương tổn nặng nề trong cơ thể cá bênh, còn các tác nhân khác có thể là những nguyên nhân đầu tiên (virus, ký sinh trùng) và nguyên nhân thứ cấp (vi khuẩn) B) Dấu hiệu bệnh lý của bệnh lở loét 82
  37. Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động chậm chạp, khi bơi thường nhô cao cái đầu lên bị hoại tử lên trên mặt nước. Da cá sẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết mòn dần dần lan rộng và sâu thành những vết loét, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những con cá bệnh nặng, các vết loét l m sâu tới xương, làm phần cơ hai bên cơ thể bị hoại tử và để lộ ra những nội quan của cá. Giải phẫu các cơ quan nội tạng cho thấy tình trạng rất bình thường, hầu như bệnh EUS không thể hiện dấu hiệu biến đổi bên trong nội tạng. Bệnh có thể gây chết dữ dội ở một số loài cá có tính nhạy cảm cao với loại EUS. Tại các vết loét lớn, vùng trung tâm vết loét có màu xám, các mép xung quanh có màu đen. Tai trung tâm của vết loét, thường là vị trí phát triển thích hợp của các giống nấm bậc thấp. Tuy vậy, các dấu hiệu chính của EUS ở các loài cá khác nhau cũng có sự khác biệt. Dựa vào dấu hiệu bệnh, EUS có thể được chia ra các dạng khác nhau: + Cá bị nhiễm EUS nhưng sức đề kháng của cơ thể rất thấp, hoặc bị cảm nhiễm nhiều loại tác nhân thứ cấp, nên cá chết nhanh và tỷ lệ chết rất cao. + Cá bị nhiễm cấp tính và có thêm sự cảm nhiễm của các tác nhân thứ cấp, làm cá chết nhanh chóng với tỷ lệ cảm nhiễm cao. + Sự cảm nhiễm diễn ra chậm với sức đề kháng của ký chủ cao, nếu bị cảm nhiễm thêm tác nhân cơ hội cũng có thể gây chất lác đác. + Bệnh ở dạng mãn tính với ký chủ có khả năng đề kháng vừa đủ, để có khả năng phục hồi, trừ trường hợp có sự cảm nhiễm cơ hội. + Ký chủ có sức đề kháng cao với sự nhiễm bệnh tự nhiên. Các loài cá này có khả năng trung hòa cao với độc lực của nấm, nên hầu hết cá bị bệnh đều có khả năng phục hồi và khỏi bệnh. C). Đặc điểm phân bố và lan truyền - Đặc điểm phân bố của EUS EUS ảnh hưởng đến các loài cá vùng nước ấm, ngọt và lợ. Rất nhiều loài cá khác nhau đã chịu ảnh hưởng của loại bệnh này. Theo Liley1998, có khoảng 50 loài cá khác nhau bị ảnh hưởng của EUS. Nhưng theo Frerich,1988 cho biết có trên 110 loài cá bị nhiễm bệnh lở loét, trong đó một số có tính nhạy cảm cao như: Giống cá lóc(cá quả)- Ophiocephalus spp, đặc biệt là cá lóc đen (Ophiocephalus striatus); cá trôi (Cirrhina mrigala); các loài cá trê (Clarias spp); ở cá nước lợ có loài cá đối (Mugil cephalus) và cá diếc (Carassius auratus). Bệnh EUS được thông báo lần đàu tiên tại Úc vào tháng 3/1972, sau đó bệnh lây lan rất nhanh sang nhiều quốc gia khác nhau ở khu vực Đông Nam và Nam châu Á. Đến năm 1985, rất nhiều quốc gia trong khu vực đã có thông báo về bệnh này: Malaysia, Indonesia, Thailan, Philippine, lào, Campuchian, Srilanca, Bangladesh, Ấn độ, Pakistan và Việt nam. Tại Việt nam, theo ý kiến của người dân địa phương, bệnh EUS đã xuất hiện rất sớm trên một số loài cá lóc, cá trê nuôi tại An Giang, Đồng Tháp trong các năm 1972- 1973. Bệnh đã gây ảnh hưởng đến sản lượng cá trê tự nhiên, nhiều năm sau sản lượng không phục hồi như trước đặc biệt là cá trê trắng có 83
  38. nguy cơ diệt chủng. Tuy vậy, những năm này các cơ quan chuyên ngành thuỷ sản chưa quan tâm, nghiên cứu nên không có số liệu cụ thể nên điều này không có các bằng khoa học để chứng minh. Năm 1981, dịch bệnh đã xuất hiện ở cá nuôi và cá tự nhiên của Nghệ An và Hà Tĩnh. Huế, Quảng Trị. Bệnh nặng nhất ở một số cá như cá lóc (Ophiocephalus striatus), cá rô đồng (Anabas testudineus), lươn (Fluta alba), chạch sông (Mastacembeluss sp); cá đối (Mugil spp). Từ đó bệnh phát triển lây lan khắp các tỉnh khác nhau trong cả nước. Đến 1990, cá nuôi và cá tự nhiên ở hầu hết các địa phương khác nhau của việt nam đều chịu tác hại của dịch bệnh này. Cuối năm 1983 bệnh lở loét đã bùng nổ thành dịch lan rộng khắp các vùng sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch của hầu hết vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng sông Vàm cỏ Tây, Vàm cỏ Đông và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Khi dánh bắt cá trên các sông, thấy tỷ lệ nhiễm bệnh từ 60 - 70%. Riêng sản lượng cá lóc giảm 20 - 30%. Các loài cá nhiễm bệnh lở loét cao nhất là cá lóc, cá trê, rô đồng, sặc rằn Đặc điểm lây lan của bệnh Bệnh được lan truyền chủ yếu theo dòng nước và sự di chuyển của cá mang mầm bệnh. Mặc dù nấm Aphanomyces invadans là tác nhân cần thiết của EUS và nó tồn tạ trong hầu hết các mẫu cá bị bệnh lở loét, nhưng nấm này muốn xâm nhập được cần có các vết thương tổn trên cơ thể do tác nhân cơ học hay do ký sinh trùng. Kết quả nghiên cứu ở Úc và Philippine cho thấy, sự bùng phát của EUS đã liên quan tới pH thấp, nhiệt độ thấp kéo dài và sự tồn tại của các loài cá nhậy cảm và sự có mặt của nấm Aphanomyces invadans. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng, EUS bùng phát liên quan tới sự cảm nhiễm của virus Rhabdovirus và các yếu tố môi trường khác. Bảng 3: Danh sách các loài cá nuôi bị bệnh EUS ở Việt nam(Theo Bùi Quang Tề) Stt Tên khoa học Tên Việt Nam 1 Channa striatus Cá lóc, cá quả 2 Clarias batrachus Cá trê trắng 3 C. macrocephalus Cá trê vàng 4 C. fuscus Cá trê đen 5 Anabas testudineus Cá rô đồng 6 Fluta alba Lươn 7 Trichogaster pectoralis Cá sặc rằn 8 Glossogobius giurus Cá bống cát 9 Oxyeleotris marmoratus Cá bóng tượng 10 Notopterus notopterus cá thát lát 11 Pseudapocryptes Cá bống kèo lanceolatus 12 Carassius auratus Cá diếc 13 Osphronemus goramy Tai tượng 84
  39. 14 Plotosus cunius Cá ngát 15 Mastacembelus armatus Cá chạch 16 Mugil spp Cá đối 17 Borysthrichthis sinensis Cá bống bớp D) Chẩn đoán bệnh Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý như đã mô tả ở phần trên, đặc biệt lưu ý, cá bị bệnh EUS có các cơ quan nội tạng bình thường, hầu như không biến đổi đó là sự khác nhau rất cơ bản giữa bệnh EUS và các bệnh xuất huyết lở loét do vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, các dấu hiệu bên ngoài có thể bị nhầm lẫn với bệnh khác. Do vậy, việc xác định sự có mặt của nấm Aphanomyces invadans trong các mô cơ bị hoại tử mới là căn cứ để chẩn đoán chính xác Kiểm tra nhanh mẫu mô cũng là phương pháp có thể dùng để chẩn đoán bệnh này. Lấy mẫu mô tại các vết thương tổn, ép tươi để quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại thấp, để phát hiện các khuẩn ty của nấm. Cũng có thể dùng một lát cắt rất mỏng của cơ bị thương tổn, ép giữa 2 tấm kính, quan sát bằng kính hiển vi ở độ phóng đại thấp. Dùng phương pháp mô bệnh học để quan sát các lát cắt mô có nhuộn H và E để phát hiện sự biến đổi của tổ chức mô. Ở thời kỳ sớm của bệnh, thể hiện các vùng mô viêm nhưng không thấy sự hiển diện của nấm. Sự hiển diện của các khuẩn ty nấm chỉ phát hiện thấy trong các mô cơ bị thương tổn nặng, thường đâm xuyên qua cơ vân, tăng cường sự viêm và hoại tử. Các vết thương tổn sẽ phát triển theo tiến trình từ viêm mãn tính đến phát triển lan tỏa và viêm họa tử với sự thoái hóa của cơ phát triển trong mô cơ và các tổ chức khác của cá bị bệnh. Dùng phương pháp phân lập nấm trên môi trường Czapec Dox agar (CDA) có bổ sung kháng sinh để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Để lấy bệnh phẩm từ cá bệnh, cần dùng 1 dụng cụ kim loại nóng đỏ, áp lên vùng mô thương tổn để tiệt trùng bề mặt. Dùng lưỡi dao đã vô trùng cắt phía dưới của lớp đã tiệt trùng, lấy ra 1 khối mô có thể tích khoảng 2mm3(chú ý cẩn thận để dụng cụ không động đến mặt ngoài và động đến vùng cơ bị hỏng). Đặt khối mô này vào hộp lồng chứa môi trường nuôi cấy, để ở nhiệt độ phòng và kiểm tra hàng ngày. Khi nấm đã phát triển, cần chuyển ngay phần đầu mút các khuẩn ty vào một đĩa lồng khác có môi trường (CDA). Có thể phân loại nấm dựa trên trên đặc điểm khuẩn ty, khuẩn lạc và sự hình thành cơ quan sinh sản và tạo bào tử. Để xác định kết quả phân lập là A. invadans, cũng có thể thực hiện như sau: tiêm 0,1ml dịch huyền phù chứa các bào tử động của nấm đã phân lập được vào loài cá nhậy cảm nhất với EUS, ở 200C và xác định mô học để phát hiện sự tồn tại của hệ sơi nấm có đường kính 12-30m, và các thể hạt trong mô cá sau 14 ngày. 85
  40. B A C D F E Hình 5. 56: Các dấu hiệu bên ngoài của cá bị dịch bệnh lở loét: 86
  41. A- Cá lóc bị bệnh lở loét.; B- Vết ăn mòn trên đầu cá lóc; C và D-Cá trê bị bệnh lở loét; E- Cá lóc bị EUS với sự cảm nhiễm của nấm bậc thấp trên các mô bị thương tổn; F- cá tai tượng bị EUS (ảnh A, D và E của AAHRI; ảnh F của TT. Dung, ảnh C của BQ. Tề) E). Phòng và trị bệnh. Phòng và trị bệnh EUS cho quần đàn cá tự nhiên đã được xác định là không thể thực hiện được. Trong nghề nuôi cá, việc lựa chọn để nuôi các loài cá có khả năng kháng với bệnh EUS cao là biện pháp hiệu quả nhất để quản lý bệnh. Ngoài ra, các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của nấm vào ao nuôi cũng là biện pháp phòng bệnh tốt: - Phơi khô đáy ao và dùng vôi nung (CaO) để tẩy dọn ao trước m i vụ nuôi là một thao tác cần thiết. Tiêu diệt cá tạp và cá hoang dã trong ao để giảm mầm bệnh. - Trong quá trình nuôi, thường xuyên rắc vôi nung (CaO) với nồng độ 20 ppm (2 kg vôi nung/ 100m3 nước), hai tuần rắc một lần. Vôi có tác dụng khử trùng rất tốt, đồng thời cung cấp nguồn Ca++ cho thuỷ vực và có thể khử chua cho các vùng đất chua phèn. Hoặc thay thế vôi bằng chlorine Ca(OCl2)2 với liều lượng 1ppm - Đàn cá giống trước khi thả cần được tắm bằng NaCl 2-3% trong 5-15 phút để tẩy trùng các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Tránh các thương tổn do tác động cơ học trên cơ thể cá. - Các nguồn nước cấp cho ao phải khử trùng, duy trì môi trường nuôi có chất lượng tốt. - Vào mùa bệnh, với các đối tượng nuôi có tính nhạy cảm cao với EUS, nên bổ sung thành phần vitamin C vào thức ăn cho cá, để tăng khả năng đề kháng của cá trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh. - Các ao đìa nuôi cá đã bị nhiễm bệnh cần cách ly và tiệt trùng nước ao trước khi xả bỏ ra môi trường để tránh sự lây lan 3.3 Bệnh nấm hạt Dermocystidiosis a) Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh là nấm hạt Dermocystidium spp, gồm nhièu loài khác nhau, ký sinh trên các loài cá khác nhau: Dermocystidium koi, ký sinh cá chép, có bào tử hình cầu, đường kính 8-12 m, bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên . Dermocystidium kwangtungensis, ký sinh ở cá lóc- Ophiocephalus maculatus bào nang dạng hình sợi mảnh rất dài cuộn không đều, kích thước thay đổi chiều dài từ 6,5-84,0mm, nhưng chiều rộng hẹp (0,1-0,2mm). Cắt ngang bào nang hình tròn, thành bào nang mỏng, khoảng 1,2-1,5m, bào tử hình cầu, đường kính 8,5 m (6,5-10,3m), bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên đường kính 5,8 m (2,9-7,4m) Dermocystidium sinensis ký sinh ở cá trắm, thể dinh dưỡng có dạng hình cầu, đường kính 9-17m, trong tế bào chất có nhiều hạt nhỏ. Bào tử hình cầu, 87
  42. đường kính 13,8 m (11,6-16,2m), bên trong có thể hình cầu sáng lệch về một bên, đường kính 9,5 m (8,0-11,0 m). b) Dấu hiệu bệnh lý Nấm hạt Dermocystidium spp thường ký sinh trên vây, dưới da và mang cá. Những ch bị bệnh sưng tấy màu hồng, hình dạng khác nhau (tròn, ôvan hoặc hình dài), kích thước nấm hạt khác nhau từ 1-2cm có khi lớn tới 10cm Xung quanh ch sưng tấy có các đốm viêm nhỏ, chứa các bào tử c) Phân bố và lan truyền bệnh Nấm hạt Dermocystidium spp ký sinh ở nhiều loài động vật thủy sản nước ngọt và nước mặn. Bệnh không gây chết hàng loạt cho động vật thủy sản, nhưng khi bị nhiễm nấm hạt sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh khác dễ xâm nhập. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân. Ở Việt Nam chưa quan tâm nghiên cứu bệnh này. Một số loài nấm hạt Dermocystidium spp ký sinh ở các động vật thủy sản Tên loài nấm Vật chủ Tác giả Tên la tinh Tên địa phương Dermocystidium Rana temperasia Ếch Guyenot- ranae Naville, 1922 Dermocystidium Oncorhynchus tshawytscha Cá hồi Davis, 1947 salmonis Dermocystidium Cyprinus carpio Cá chép Hoshina- koi Sahara,1950 Dermocystidium Lates spp cá vược ThÐlin, 1955 guyenoi Dermocystidium Lates spp Cá Richenbach- percae vược Klinke, 1950 Dermocystidium Mylopharyngodon idellus Cá trắm Chen Chih-Leu, percae đen 1956 Dermocystidium Ophiocephalus maculatus Cá lóc Chen Chih-Leu, kwangtunggensis bông et al, 1960 Dermocystidium Ctenopharyngodon idellus Cá trắm Xiao Chongxue sinensis cỏ and Chen Chih- Leu, 1993 88
  43. Hình 5. 53: Nấm hạt Dermocystidium ký snh ở cá A- Các cục u của nấm hạt (Dermocystidium) trên thân cá chép; B.- Dermocystidium kwangtungensis dạng dài ký sinh ở mang cá (ảnh của Chen Chih-Leu and Hsieh Shing-Ren); C- Bào tử của nấm D. koi thấy r không bào và nhân lệch tâm. x1000 (nhuộm Giemsa);.D- Bào tử của nấm D. koi thấy r không bào và nhân lệch tâm. x1000 (nhuộm H&E); E- Lát cắt ngang sơi nấm Dermocystidium spp; F- Cấu tạo các bào tử của nấm hạt d) Chẩn đoán bệnh Dựa dấu hiệu bệnh lý, lấy mẫu soi tươi dưới kính hiển vi, nhuộm Giemsa, Hematoxylin & Eosin rồi kiểm tra dưới kính hiển vi. Dùng phương pháp mô bệnh học để chẩn đoán hoặc nuôi cấy phân lập nấm hạt trên cấc môi trường nấm. 89
  44. Cũng có thể dùng phương pháp kính hiển vi điện tử (TEM) để chẩn đoán và nghiên cứu nấm này. c) Phòng trị bệnh Dùng thuốc tím (KMnO4) hoặc xanh malachite tắm cho cá giống để phòng bệnh trước khi nuôi. Nếu cá bị bệnh cũng tắm cho cá bằng các thuốc trên với liều dùng giống như bệnh nấm thủy my. 90
  45. Bài 6: Bệnh dinh dưỡng, môi trường và địch hại Giới thiệu: Bệnh dinh dưỡng, môi trường và địch hại là những bệnh do yếu tố vô sinh gây ra. Quản lý các bệnh này là một phần quan trọng của chương trình Bệnh động vật thủy sản. Mục tiêu: Nhận biết các tác nhân, dấu hiệu bệnh lý, phân bố và lan truyền của một số bệnh dinh dưỡng, môi trường và địch hại trên động vật thuỷ sản. Thực hiện được kỹ năng chẩn đoán bệnh và các biện pháp phòng, xử lý và trị bệnh dinh dưỡng, môi trường và địch hại trên ĐVTS. Nội dung: 1. Bệnh do yếu tố môi trường 1.1 Bệnh do yếu tố vô sinh 1.1.1 Chẩn đoán và xử lý bệnh do oxy a) Ảnh hưởng của oxy đối với động vật thủy sản: Động vật thuỷ sản sống trong nước nên hàm lượng oxy hoà tan trong nước rất cần thiết cho đời sống của động vật thuỷ sản. Nhu cầu oxy phụ thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý, nhiệt độ. Ví dụ ở nhiệt độ 250C sự tiêu hao oxy của cá trắm cỏ bột là 1,53 mg/g/h, cá hương 0,51 mg/g/h, cá giống 0,4 mg/g/h. Khi nhiệt độ tăng thì lượng tiêu hao oxy của cá cũng tăng lên. Nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm, cá là trên 5 mg/l (5ppm). Tuy nhiên, nếu hàm lượng oxy hòa tan vượt quá mức độ bão hòa cá sẽ bị bệnh bọt khí trong máu, làm tắt nghẽn các mạch máu dẫn đến não và tim đưa đến sự xuất huyết ở các vây, hậu môn. Nhu cầu oxy hoà tan trong nước tối thiểu của cá là 3 mg/l, với tôm là 5 mg/l. Trường hợp oxy hoà tan thấp hơn mức gây chết kéo dài làm cho động vật thuỷ sản bị sốc, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống, tăng trưởng và phát dục của chúng. Trong thuỷ vực nuôi thuỷ sản cần đạt từ 3,0 - 8,0 mg/l. Ngưỡng chịu đựng hàm lượng Oxy thấp của các loài cá cũng rất khác nhau. Các loài cá thân màu trắng (mè, trôi, trắm, chép, ) thường kém chịu ngưỡng Oxy thấp, những loài cá có cơ quan hô hấp phụ (rô đồng, quả, trê, ) có thể chịu được ngưỡng Oxy rất thấp nhiều khi gần bằng 0,1 mg/l. Có hai nguồn bổ sung oxy vào môi trường nước: từ không khí và do sự quang hợp của tảo ngay trong vùng nước. Những yếu tố gây tiêu hao Oxy trong nước 91
  46. - Sự hô hấp của thuỷ sinh vật thường xuyên đòi hỏi phải có đủ Oxy cho quá trình hoạt động sống của chúng. Vì vậy cần giới hạn mật độ nuôi sao cho thích hợp. - Quá trình phân huỷ các chất mùn bã hữu cơ, các thức ăn dư thừa, các xác động thực vật thối rữa, cũng gây tiêu thụ Oxy rất lớn. - Vì vậy chế độ bón phân, cho ăn cần được kiểm tra bằng chỉ tiêu Oxy thường xuyên, để tránh tôm cá bị thiếu Oxy sẽ bị nổi đầu vào đêm và sáng sớm. b) Trạng thái hoạt động bất thường động vật thủy sản: Bảng 2-1: Bảng đánh giá mức độ hàm lượng oxy trong nước đối với ĐVTS Thời gian Trạng thái ĐVTS Mức độ Cá lặn xuống, hoạt động nhanh nhẹn An toàn Lúc sáng Cá nổi đầu, bơi lội kém nhanh nhẹn Thiếu Oxy sớm, sau nghiêm trọng khi mặt Tôm hoạt động nhanh nhen, bắt mồi tốt An toàn trời lên Tôm nổi đầu, dạt vào bờ, bỏ ăn, chết rải rác Thiếu Oxy nghiêm trọng - Khi thiếu oxy kéo dài: - Với cá: màu sắc trên lưng biến nhạt, bơi lội không định hướng, lao đầu vào bờ. Thiếu O2 kéo dài làm cho cơ thể cá thiếu máu, sinh trưởng chậm. - Với tôm: bỏ ăn, kiểm tra thấy mang tôm chuyển từ màu trắng ngà sang màu hồng, chết từ rải rác đến hàng loạt. 92
  47. Hình 2-1: Cá nổi đầu do thiếu oxy Trong quá trình vận chuyển bơm O2 quá nhiều cũng có thể gây bệnh bọt khí. Nhất là lúc nhiệt độ lên cao, các chất hoà tan vào nước càng mạnh dẫn nhanh đến độ bão hoà gây bệnh bọt khí. Bọt khí vào cơ thể cá, tôm qua miệng, qua mang và qua da khuyếch tán đến mạch máu làm cho khí trong mạch máu bão hoà, trong máu quá nhiều thể khí di động mà gây ra bệnh bọt khí. c) Biện pháp quản lý oxy trong ao nuôi: * Biện pháp xử lý ao nuôi thiếu oxy: Để tránh và khắc phục hiện tượng thiếu oxy trong các ao nuôi, khi nuôi ta cần chú ý các điểm sau: * Tháo và cấp nước mới vào ao - Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nước. - Giảm thiểu chất thải ở đáy ao, không cho thức ăn quá dư thừa hoặc bón phân quá liều lượng, kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong. - Ao nuôi cần thoáng khí, muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, thu vớt cỏ rác rau bèo che phủ mặt ao. * Sử dụng máy quạt nước - Dùng máy sục khí hoặc máy quạt nước * Sử dụng hóa chất tăng oxy - Dùng các sản phẩm thương mại như viên oxy nén, oxygen 93
  48. Hình 2-6: Một số hóa chất tăng oxy 1.1.2 Chẩn đoán và xử lý bệnh do pH a) Ảnh hưởng của pH với động vật thủy sản: Tính a-xit và tính kiềm là 2 thuộc tính trái ngược nhau, khử tác dụng của nhau. A-xit mạnh hay kiềm mạnh đều nguy hiểm cho cơ thể sống. Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính a-xit và tính kiềm của môi trường nước người ta dùng đại lượng "Độ pH". Độ pH của các dung dịch nước biến thiên trong phạm vi từ 1 đến 14 độ kèm theo các thuộc tính như sau : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 pH Axit mạnh Axit kiềm Kiềm mạnh yếu Trung tính yếu Hình 2-7: Thang xác định các chỉ số pH 94
  49. Hình 2-8: Ảnh hưởng của pH đến đời sống của cá Độ pH phù hợp cho nuôi thuỷ sản từ 7,0 đến 8,5 pH thấp dưới 4 hoặc cao quá 11 có thể làm cho cá chết. Thay đổi pH đột ngột cũng làm cho cá bị sốc, nếu thay đổi pH quá giới hạn thích nghi của loài thì cá chết. Trong ao nuôi tôm pH biến đổi theo theo sự quang hợp của thực vật trong ngày. Thời tiết khô hạn, nước tầng mặt bốc hơi có thể pH cao (nước kiềm) và không phù hợp cho nuôi tôm. Trong ao nuôi tôm pH tốt nhất từ 7,5-8,5 và biến thiên trong ngày không quá 0,5 đơn vị. b) Trạng thái hoạt động bất thường của động vật thủy sản: Dấu hiệu bất thường của ĐVTS do pH trong môi trường nước gây ra là tỷ lệ sống của ĐVTS giảm theo thời gian. Bảng 2-3: Bảng tương quan ảnh hưởng của pH và trạng thái của ĐVTS pH Trạng thái của ĐVTS 10 Cá sốc, mất nhớt và chết Tôm sốc và chết 95
  50. c) Biện pháp quản lý pH trong ao nuôi: *Biện pháp quản lý pH thấp pH thấp trong ao nuôi thường do axit bị rửa trôi sau các trận mưa, do tích luỹ quá nhiều chất hữu cơ hoặc do tảo tàn. Tuỳ theo nguyên nhân làm giảm pH ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau: Ao mới đào nên thường xuyên trao đổi nước, bón vôi (CaCO3 hay Dolomite) và bón phân. - Khi pH thấp tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể bón vôi, thay nước hay cấp nước mới. - Khi pH thấp do tảo tàn, có thể thay nước rồi bón vôi nhằm đảm bảo độ pH và hệ đệm, vớt bỏ bọt không tan, sục khí liên tục và giảm cho ăn. * Biện pháp quản lý pH cao - Tuỳ theo nguyên nhân làm tăng pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau: - Thay nước : thay nước sạch với 20% thể tích nước ao/ngày. - Các ao nuôi tảo phát triển mạnh (nước có màu xanh đậm, độ trong thấp) vào những ngày nắng độ pH có thể tăng cao vào buổi trưa. Có thể làm giảm mật độ tảo bằng các cách như thay nước, cấp thêm nước mới, sử dụng các hoá chất diệt tảo. - Khi pH tăng cao có thể dùng men vi sinh hoặc đường cát (2 5 kg/1000m3) rải xuống ao nhằm tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi để phân huỷ mùn bã hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, các axit hữu cơ làm giảm pH xuống. - Có thể dùng phèn chua [Al2(SO4)3.14H2O] hoà tan ra nước và vẩy đều khắp mặt ao. -Ngoài ra khi pH tăng cao, do việc sử dụng vôi không hợp lý, cần phải giảm sử dụng các loại vôi và đặc biệt là không sử dụng vôi tôi và vôi sống. 2.1.2 Bệnh do yếu tố hữu sinh a) Hiện tượng tảo độc nở hoa và "thủy triều đỏ" Ngoài tác động gây hại của thực vật thủy sinh đến đời sống của động vật nuôi thủy sản như đã nêu ở trên, còn có một số loài tảo có khả năng tiết chất độc, gây độc cho tất cả các sinh vật thủy sinh sống trong hệ thống nuôi đó, trong vùng nước đó. Nếu con người và động vật trên cạn ăn phải những động vật thủy sản bị chết do tảo độc, thì chất độc này cũng có thể gây tử vong đối với con người. Trong thủy vực nước mặn, có khoảng 5000 loài tảo phù du, trong đó có khoảng 300 loài có khả năng xuất hiện ở mật độ cao, làm thay đổi màu của bề mặt nước biển (thủy triều đỏ), và chỉ có 40 loài có khả năng tiết ra độc tố để gây độc cho cá, giáp xác, động vật thân mềm, môi trường và sức khỏe con người. (Sournia,1991). Người ta đã thống kê được rằng, m i năm có khoảng 2000 trường hợp người bị ngộ độc có nguyên nhân từ các độc tố của tảo, trong đó có khoảng 15% tử vong.
  51. Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về lĩnh vực tảo độc và tác hại của chúng tới nuôi trồng thủy sản, sinh thái môi trường, tới các hoạt động kinh tế dân sinh (như hoạt động du lịch) và tới sức khỏe con người. Tại Việt nam, trong mùa khô năm 2002, hiện tượng tảo độc nở hoa đã xảy ra ở vùng nước ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận, nhìn chung ảnh hưởng lớn tới nuôi trồng thủy sản ở khu vực này. Nghiên cứu của viện Hải Dương học Nha Trang cho thấy, tác nhân chính là một loài tảo roi, thuộc Dinoflagellata. b) Các điều kiện kích thích sự nở hoa của tảo độc, tảo hại Sự phát triển mạnh, hay còn gọi là sự nở hoa của tảo, đưa lại hậu quả không tốt cho môi trường sinh thái, cho nghề nuôi trồng thủy sản thường được kích thích bởi một số điều kiện sau: * Sự phì dưỡng Sự phì dưỡng của một thủy vực là điều kiện đầu tiên quan trọng cho sự nửo hoa của tảo nói chúng, nhưng sự phì dưỡng này lại phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau: - Vùng nước biển ven bờ thường xuyên được bổ sung dinh dưỡng từ nguồn nước thải các hoạt động kinh tế của con người trên mặt đất, trong đó có hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các cơn mưa lớn kéo theo các vật chất hữu cơ chảy vào vùng nước biển ven bờ, đã kích thích sự nở hoa của tảo. - Các muối phosphate được phân giải ra từ các chất trầm tích nhờ hoạt động của vi sinh vật - Vitamin B12 có thể kích hoạt sự sinh trưởng quần thể của các tảo đơn bào. Có nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu trong môi trường có B12, sự phát triển của quần thể tảo có thể làm hàm lượng B12 trong môi trường giảm 80%. Do vậy, lượng B12 tồn tại trong môi trường có thể là nhân tố gây hiện tượng nở hoa của tảo. * Khối nước bề mặt tồn tại trong một thời gian dài. Trong nước biển tồn tại hiện tượng phân tầng, và các khối nước bề mặt tồn tại lâu dài, ít có hiện tượng xáo trộn, đủ thời gian cho phép thực vật phù du phát triển và bùng nổ dân số. Sự thay đổi hướng gió theo ngày đêm, theo mùa có thể đưa tầng nước mặt từ ngoài khơi vào bờ, điều đó có ý nghĩa duy trì thực vật phù du ở tầng mặt trong thời gian dài, trong đó đặc biệt tồn tại một số thực vật phù du có tiên mao (Phytoflagellata). * Áp lực sử dụng thực vật phù du của động vật ăn thực vật phù du giảm xuống Hiện tượng bị ăn do động vật phù du (Zoophlankton) là trở ngạy rất lớn ngăn chặn sự nở hoa của tảo ngoài tự nhiên. Tuy vậy, đôi khi cũng xảy ra hiện tượng áp lực bị ăn do các động vật phù du cỡ lớn (Macrozooplankton) giảm xuống, đặc biệt zooplankton ít sử dụng một số loài tảo độc như Gymnodinium spp, làm phytophlankton có cơ hội để bùng nổ dân số, gây hiện tượng thủy triều đỏ. * Sự thích nghi với điều kiện gây sốc của môi trường 97
  52. Sốc độ mặn cũng là điều kiện cho sự nở hoa của một số tảo độc. Những tảo biển có tiên mao và tảo silíc phát triển trong nước biển và vùng nước lợ, với độ muối thích hợp. Khi mưa lớn, nước từ các con sông mang nhiều dinh dưỡng chảy ra vùng nước ven biển, làm độ mặn vùng cửa sông giảm xuống và gây sốc cho thực vật phù du. Một số loài có thể thích nghi chịu đựng được sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng mới để phát triển dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo. * . Sự tăng cường sử dụng các mặt nước ven biển cho nuôi trồng thủy sản Đây chính là một trong nhiều tác động tiêu cực của nghề NTTS tới môi trường sinh thái. Khi các mặt nước ven biển được dùng cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi thâm canh, sẽ thải ra môi trường một lượng lớn chất hữu cơ gây phì dưỡng và tác động kỹ thuật của con người có thể làm thay đổi sinh thái của vùng nuôi và vùng nước chứa, dẫn đến làm biến mất một số sinh vật này, đồng thời bùng nổ sinh lượng của một số loài sinh vật khác. Theo chiều hướng như vậy, một số tảo hại, tảo độc có cơ hội bùng nổ và gây tác hại. 2. Bệnh do yếu tố dinh dưỡng 2.1. Bệnh dinh dưỡng ở cá Bệnh thiếu vitamin C của động vật thủy sản Khi giáp xác thiếu vitamin C thường thể hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ kitin ở mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò và các vệt đen trên mang tôm. Các vết đen có thể xuất hiện ở dạ dày, ruột. Tôm bị bệnh thể hiện sự bỏ ăn, hay kém ăn, khả năng chịu sốc giảm sút, mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh thứ cấp khác nhau, khả năng tái tạo vết thương giảm nên quá trình hồi phục chậm lại. Sandnes, 1991 đã chứng minh vai trò của vitamin C trong tổng hợp collagen ở tôm P.calliformiensis và kết quả nghiên cứu cho thấy nếu thiếu vitamin C thì lượng Procollagen không được tạo ra đầy đủ, nên tôm nuôi chậm lớn và gây bệnh chết đen. Khi cá nuôi bị thiếu vitamin C thường thể hiện một số dấu hiệu như: các dạng dị tật xương sống, tật ưỡn lưng và hiện tượng xuất huyết ở gốc vây, ở xung quanh miệng và mắt của cá, màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối. Cá bị bệnh cũng giảm sinh trưởng và khả năng chống chịu sốc và sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Bệnh thiếu vitamin C thường xảy ra trong các hệ thống nuôi tôm cá thâm canh, đặc biệt nuôi trong điều kiện có thành phần loài hoặc số lượng nghèo nàn các loài tảo. Lightner và ctv, 1989 đã phát hiện bệnh chết đen ở một số loài tôm he châu Mỹ: P.calliforniensis, P. stylirostris. P.aztecus. Lavilla -pitogo, 1994 đã phát hiện bệnh này ở tôm sú (P.monodon) nuôi ở Philippine và Heinen đã phát hiện ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergi). Trên cá nuôi, đã có rất nhiều các thông báo khác nhau về bệnh thiếu vitamin ở cá: Dabrowkssi 1988 đã phát hiện bệnh ưỡn lưng của cá chép (Cyprinus carpio); Coustans và ctv, 1990 đã phát hiện bệnh ưỡn lưng ở cá bơn (Scophthalmus maxinnus); Lin,1991 đã phát hiện bệnh xuất huyết vây và mắt cá trắm cỏ do thiếu vitamin C; Stikncy và ctv, 1984 đã phát hiện bệnh ưỡn lưng ở 98
  53. cá rô phi xanh (Tilapia aurea). Gần đây, 2001, một số tác giả đã phát hiện bệnh thiếu vitamin C ở loài cá mú (Cromileptes altivelis) nuôi ở Indonesia, sau một thời gian cho ăn thức ăn tổng hợp không có bổ sung vitamin, cá bị bệnh có sự biến dạng của cột sống làm cá có dấu hiệu ưỡn lưng, bụng cá hóp lại. Bệnh này có thể gây chết rải rác (Isti Koesharyani và ctv) Để phòng bệnh, trong nuôi trồng thủy sản cần bổ sung một lượng vitamin C thích hợp cho từng đối tượng nuôi, tùy theo loại thức ăn dùng, đặc biệt trong trường hợp dùng thức ăn tổng hợp để nuôi tôm cá. Mặc dù trong thành phần thức ăn tổng hợp đã có một lượng vitamin tổng hợp, nhưng trong quá trình chế biến và bảo quản, vitamin C đã bị thất thoát rất nhiều, do vậy nếu không bổ sung, có thể vật nuôi sẽ xuất hiện bệnh lý đã nói ở trên. Đặc biệt cần lưu ý khi nuôi ĐVTS trong môi trường thiếu tảo. Lượng vitamin C cần bổ sung cho ĐVTS rất khác nhau tùy theo từng đối tượng nuôi và từng loại vitaminC. Để nuôi tôm sú phòng tránh bệnh chết đen và tăng sức đề kháng của tôm cần bổ sung 2000-3000mg (loại acide ascorbic)/ kg thức ăn cơ bản, nhưng chỉ cần dùng 157mg (loại Ascorbyl -2 sulphate)/ kg thức ăn và 40 mg (loại Ascorbyl -2 Monophosphate)/kg thức ăn. Nếu tính hàm lượng vitamin C hoạt tính, thì đối với giai đoạn tôm giống của tôm sú (P. monodon) cần 100-200 mg/kg thức ăn; Tôm he Nhật Bản (P.japonicus) cần 99mg/kg thức ăn (Shigueno,1988); Tôm he chân trắng (P. vannamei) cần 120 mg/kg thức ăn (He và Lowrence, 1993); Tôm càng xanh (Macrobranchium rosenbergii) cần 100 mg/ kg thức ăn (Abramo và ctv, 1994). Đối với các loài cá nuôi, nhu cầu vitamin cũng khác nhau tùy theo loài: Cá rô phi xanh (Tilapia aurea) cần 50mg loại có vỏ bao/kg thức ăn; Cá chép (Cyprinus capio) cần 45 mg loại có vỏ bao/kg thức ăn; Cá rô phi lai (Tilapia nilotica) cần 79 mg loại Ascorbyl Monophosphate /kg thức ăn. 2.2. Bệnh dinh dưỡng ở tôm Bệnh mềm vỏ ở giáp xác (Soft Shell Disease) Ở giáp xác nuôi, đặc biệt là tôm he nuôi thương phẩm, khi bị bệnh này, 24 –48 h sau khi lột xác, vỏ kitin không cứng lại được thì đó là bệnh mềm vỏ. Tôm cua có vỏ mềm thường yếu ớt, kém vận động, kém bắt mồi, hay vùi mình nên sẽ bị các sinh vật cơ hội tấn công, trong nhiều trường hợp, sau khi xảy ra bệnh mềm vỏ một thời gian ngắn, tôm thường bị bẩn mình, bẩn mang và chết rải rác do các tác nhân cơ hội. Như vậy, bệnh mềm vỏ không gây chết tôm, nhưng có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng, giá trị thương phẩm của tôm nuôi và tạo điều kiện cho tác nhân cơ hội như nấm, vi khuẩn và động vật đơn bào ký sinh gây chết tôm Những nghiên cứu về bệnh này cho thấy bệnh mềm vỏ xảy ra có thể liên quan tới một số nguyên nhân môi trường và dinh dưỡng: Nuôi giáp xác trong điều kiện môi trường nước có độ cứng thấp, hay các chỉ số của môi trường biến động gây sốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng từ thức ăn và từ môi trường nước. 99
  54. Để phòng bệnh mềm vỏ ở giáp xác nuôi cần quản lý độ kiềm từ 80- 160mg/l bằng cách định kỳ bón vôi sống (CaCO3), hay Dolomite [CaMg (CO3)2] 2-3 lần/ tháng. Nếu nuôi thâm canh bằng thức ăn tổng hợp, trong môi trường có độ cứng thấp cần cung cấp 1 lượng khoáng thích hợp trong khẩu phần thức ăn. Tránh các bệnh mãn tính và bệnh đường ruột vì những bệnh này cũng có thể gây rối loạn quá trình hấp thụ khoáng, làm cơ thể thiếu khoáng và phát sinh bệnh mềm vỏ. Quản lý môi trường thích hợp và ổn định, để tránh hiện tượng gây sốc cho giáp xác nuôi. 3. Bệnh do địch hại 2.3.1. Bệnh do định hại là thực vật Khi thực vậy thủy sinh (thực vật đáy và thực vật phù du) phát triển mạnh, có thể làm các chỉ số lý và hóa học của môi trương nuôi biến động rất mạnh như: độ trong, hàm lượng oxy hòa tan (DO), pH, khí độc có thể gây sốc cho tôm cá, hoặc gây chết hàng loạt. Trong các ao nuôi tôm thâm canh, nếu kỹ thuật quản lý không tốt, có thể tảo đáy sẽ phát triển mạnh, cạnh tranh không gian hoạt động của tôm nuôi, làm cho biến động oxy theo ngày đêm rất lớn, tôm nuôi phải sống trong môi trường thiếu oxy vào nửa đêm về sáng, gây sốc hoặc có thể gây chết tôm. Khi tảo đáy tàn lụi, một lượng mùn bã hữu cơ rất lớn tồn tại ở đáy ao gây hiện tượng ô nhiễm đáy ao. Khi thực vật phù du phát triển mạnh, làm cho độ trong giảm, các chỉ số môi trường biến động lớn gây sốc tôm cá, khi tàn lụi đồng loạt có thể làm tăng lượng vật chất hữu cơ lơ lửng, bám vào mang tôm cá, gây hiện tượng vàng mang, đen mang. Một số loài tảo phù du, do được bảo vệ bên ngoài bằng một lớp màng nhầy, nên khi động vật thủy sản ăn vào rất khó tiêu hóa, có thể làm chướng bụng, không tiêu và gấy chết cá tôm Ví dụ điển hình về loại tác hại này là tảo Mycrocytic. Thực vật thủy sinh là nơi cư trú và là giá thể đẻ trứng của nhiều ký sinh trùng và động vật gây hại đối với động vật nuôi thủy sản, như đỉa cá (Piscicola spp) và rận cá (Argulus spp) đều là những ký sinh trùng có tập tính đẻ trứng dính trên thực vật thủy sinh. 2.3.2. Bệnh do địch hại là động vật Trong các thủy vực nuôi trồng thủy sản, các loại động vật thủy sinh hoang dã thường là nguồn thức ăn thích hợp và giầu dinh dưỡng của các đối tượng thủy sản nuôi. Khi chết đi, chúng có thể cung cấp cho vùng nuôi một lượng muối dinh dưỡng cần thiết để duy trì cơ sở thức ăn tự nhiên của vùng nuôi. Tuy vậy, động vật, đặc biệt là động vật thủy sinh khi cùng tồn tại trong môi trường nuôi có những tác động tiêu cực tới động vật thủy sản nuôi. - Động vật hoang dã có thể cạnh tranh oxy và thức ăn của ĐVTS 100
  55. Cùng sống trong môi trường ao nuôi, nếu động vật hoang dã có mật độ cao, chúng có thể cạnh tranh oxy và nguồn thức ăn nhân công do con người đưa xuống, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi và hạn chế sinh trưởng của vật nuôi. - Động vật thủy sinh và đông vật trên cạn có thể là ký chủ trung gian, ký chủ cuối cùng hoặc là các sinh vật mang mầm bệnh lây nhiễm cho động vật thủy sản nuôi. Trong các ao nuôi cá, giáp xác và động vật thân mềm chính là ký chủ trung gian của nhiều giun sán (Digenea, Cestoidea, Acanthocephala) ký sinh gây bệnh ở cá nuôi. Trong ao nuôi giáp xác và động vật thân mềm, cá lại là các ký chủ cuối cùng của nhiều giun sán mà giai đoạn ấu trùng ký sinh gây bệnh ở động vật không xương sống. Người, chim và động vật trên cạn chính là ký chủ cuối cùng của nhiều giun sán gây bệnh ở ĐVTS. Một số loài chim ăn cá còn là các sinh vật, do vô tình, đã mang mầm bệnh của ĐVTS phát tán từ nơi này sang nơi khác. 101
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Bệnh học thủy sản, Trường đại học Nha Trang, 2004 2. Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh học thủy sản, Viện nghiên cứu NTTS 1 3. Hướng dẫn chẩn đoán bệnh động vật thủy sản châu á,2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 4. Giáo trình Bệnh động vật thủy sản, Trường cao đẳng Thủy sản, 2005 5. V. Inglis, Ronald J and Bromage, 1993. Bacterial diseases of fish. Blackwell Science. 6. Michael K. 1992. Fish medicine. W.B Saunders company 102