Giáo trình Tâm lý học (Phần 1) - Dương Thị Thanh Thanh

pdf 73 trang Hùng Dũng 02/01/2024 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý học (Phần 1) - Dương Thị Thanh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hoc_phan_1_duong_thi_thanh_thanh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tâm lý học (Phần 1) - Dương Thị Thanh Thanh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ThS Dương Thị Thanh Thanh TÂM LÝ HỌC (Dùng cho ngành GD Mầm non – hệ Từ xa) VINH 2011
  2. PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC CHƯƠNG I. TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC. Thế giới tâm lý của con người vô cùng kỳ diệu và phong phú, được loài người quan tâm nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển nhân loại. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm lý, tâm lý học đã hình thành, phát triển không ngừng và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong nhóm các khoa học về con người. Đây là khoa học có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC. Tâm lý học là một khoa học, tâm lý học có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu xác định. Song trước hết cần hiểu tâm lý là gì để từ đó bàn về khoa học tâm lý ( Tâm lý học ). 1. Tâm lý học là gì? Những hiện tượng tâm lý của con người. Loài người ra đời cách đây khoảng gần 10 vạn năm, sau một lịch sử tiến hoá kéo dài 1500 – 2000 triệu năm. Từ khi con người xuất hiện trên trái đất có một loại hiện tượng mới - hiện tượng tâm lý người. Ta thường dùng từ tâm lý để chỉ tâm tư, tình cảm, mong muốn của con người. Dĩ nhiên đó chỉ là khái niệm hẹp của tâm lý. - Đời sống tâm lý con người bao hàm nhiều hiện tượng rất phong phú, đa dạng: Nhìn một bức tranh đẹp. ta giữ lại hình ảnh của bức tranh đó. Nghe một bài ca- tưởng tượng ra nơi quê hương yêu dấu. Thấy một cảnh lạ ta chú ý ngắm nhìn - Con người có khả năng phân tích chính mình: Con người không phải chỉ nghe tiếng động, ngôn ngữ, lời ca, âm nhạc, mà còn biết nghe tiếng nói của “ lòng mình” nữa. Con ngưòi không phải chỉ thấy những gì ngoài cảnh vật thiên nhiên, xã hội, mà còn biết nhìn những diễn biến “ trong đầu, trong tim” mình. Con người còn có lúc vui, lúc buồn; khi yêu, khi ghét với sự vật này hay sự vật kia. Con người lúc thấy tự hào, lúc thất vọng về bản thân. Tất cả những hiện tượng đó, từ cảm giác đến tư duy, từ xúc cảm đến tình cảm là những biểu hiện khác nhau trong cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân, của tâm lý con người. - Tâm lý con người còn có nhiều hiện tượng phức tạp hơn. 2
  3. Nhu cầu của con người không phải chỉ ăn, ở, mặc, sinh con Con người phải sống bằng niềm tin, lý tưởng, ước mơ Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, niềm tin, lý tưởng, ước mơ, tính cách, năng lực hợp lại thành thế giới tâm lý - thế giới nội tâm ( còn gọi là hiện tượng tâm lý) của con người. Có thể nói một cách khái quát nhất: Tâm lý bao gồm tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người. Các hiện tượng tâm lý đóng vai trò quan trọng đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người, trong quan hệ giữa con người với con người trong xã hội loài người. Tất cả các hiện tượng tâm lý như cảm giác và tri giác, biểu tượng và ý nghĩ, tình cảm và nguyện vọng, nhu cầu và hứng thú, xu hướng và năng lực, phẩm chất ý chí và đặc điểm tính cách đều quen thuộc đối với mỗi người đến nỗi thoạt nhìn tưởng chừng như các hiện tượng ấy đều dễ hiểu. Thực ra, hiểu chính xác và khoa học tất cả các hiện tượng tâm lý ấy là một trong những vấn đề trọng đại nhất của tư tưởng loài người. Tâm lý học là khoa học về các hiện tượng tâm lý, là khoa học về tâm hồn. 2. Vài nét về lịch hình thành và phát triển Tâm lý học. Lúc con người xuất hiện trên trái đất cũng là lúc xuất hiện tâm lý con người. Ngay từ đó con người đã dặt ra biết bao câu hỏi về cái hiện tượng vô hình kỳ lạ ấy. Tâm lý là gì và phải nghiên cứu nó như thế nào là một trong những vấn đề khó khăn nhất đối với tri thức con người. Tâm lý là vật chất hay hay linh hồn thuần tuý? Nếu là vật chất sao không nhìn thấy nó, sờ thấy nó? Nếu là linh hồn thuần tuý sao có thể sai khiến được bắp thịt cử động và con người hành động? Tuỳ theo thế giới quan khác nhau mà người ta giải thích vấn đề này cũng khác nhau. Về cơ bản thì đây là cuộc đấu tranh lâu dài, quyết liệt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm giải quyết vấn đề về bản chất các hiện tượng tâm lý. * Chủ nghĩa duy tâm cổ đại cho rằng tâm lý là linh hồn mà tạo hoá đặt vào con người ngay từ lúc ra đời. Linh hồn không do một vật chất nào sinh ra, nó không cần nằm trong bất cứ bộ phận nào của thân thể, nhưng lại có một quyền lực đặc biệt điều khiển con người hoạt động. Linh hồn là “bất tử”. Khi con người chết đi, hồn vẫn còn và lìa khỏi xác, tiếp tục cuộc sống phiêu diêu của mình. Ví dụ: - Thuyết “ tâm” của đạo Khổng ở phương Đông. - Thuyết “ linh hồn” của Platông ( 428 – 348 TCN) ở phương Tây. Các thuyết này đều tuyệt đối hoá cuộc sống tinh thần của tâm lý, hoàn toàn tách biệt nó khỏi vật chất, và đều cho rằng chỉ có dùng nội quan ( tự nhìn 3
  4. vào bên trong) thì mới hiểu được tâm lý bản thân và từ đó suy ra tâm lý người khác. * Chủ nghĩa duy vật cổ đại lại có khuynh hướng coi tâm lý cũng là một thứ vật chất do các vật chất khác như nước, lửa, không khí, nguyên tử tạo nên. Ví dụ: Aritxtot ( 384 – 322 Tcn) với tác phẩm “ Bàn về tâm hồn” ( tác phẩm đầu tiên bàn về thế giới tâm lý một cách có hệ thống, một trong những đỉnh cao của tư duy khoa học cổ Hy Lạp), ông cho rằng linh hồn có quan hệ với thân thể, với bộ óc. Chẳng hạn, cảm giác là do tác động của sự vật vào các giác quan gây ra, tinh thần chỉ là một chức năng như thị giác là chức năng của mắt. (Aritxtot là học trò của Platông nhưng đối lập hẳn với thầy về tư tưởng). Ở thời cổ đại, khoa học tự nhiên cũng như chủ nghĩa duy vật còn thô sơ, chưa thể lý giải được các hiện tượng tâm lý phức tạp. Do đó, trong suốt thời cổ đại và thời trung cổ, quan niệm duy tâm về tâm lý vẫn thống trị. * Thuyết nhị nguyên: Đến nửa đầu thế kỷ XVII, tâm lý học khoa học lại có thêm một phát kiến mới – đó là phát kiến ra phản xạ của nhà bác học lỗi lạc R. Đêcác ( 1596 - 1650), người Pháp, tác giả của mệnh đề trứ danh: “ Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Ông là người đại diện cho Thuyết nhị nguyên. Đứng trên lập trường duy tâm, thuyết nhị nguyên cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại, hình như không tồn tại với nhau. Tâm lý không phải là chức năng, sản phẩm của não, mà hình như nó tồn tại độc lập ở ngoài bộ não, không phụ thuộc tí gì vào não. Vấn đề về mối tương quan giữa tâm lý và thể chất không được họ giải quyết đúng đắn: họ hiểu tâm lý, ý thức như một bản nguyên độc lập nào đó, hoàn toàn không có quan hệ gì với vật chất và không phụ thuộc vào vật chất. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm trong triết học là chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật cho rằng chỉ có một bản nguyên của toàn bộ tồn tại – đó là vật chất, còn tâm lý, tư duy, ý thức xem như là cái có sau, sản sinh ra từ vật chất. * Thế kỷ XVIII: lần đầu tiên xuất hiện tên gọi Tâm lý học trong cuốn Tâm lý học kinh nghiệm ( 1732) và cuốn Tâm lý học lí trí ( 1734) của Volf, nhà triết học Đức. * Thế kỷ XIX: Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Nền sản xuất lớn phát triển ngày càng mạnh mẽ, càng thúc đẩy khoa học phải phát triển. Nhiều lĩnh vực khoa học phát triển đã góp phần xây dựng nên một ngành khoa học chuyên nghiên cứu tâm lý. Trong đó có học thuyết tiến hoá của S. Đacuyn ( 1809 – 1892), nhà duy vật Anh; Thuyết tâm sinh lý học các giác quan của Hemhôm ( 1821 – 1894), người Đức; Thuyết tâm vật lý học của Phecsne ( 1801- 1887) và Vebe ( 1795 – 1878), người Anh, các công trình nghiên cứu tâm thần học của bác sĩ Saccô ( 1875 – 1893) , người Pháp 4
  5. Năm 1879, nhà tâm lý học Đức V. Vuntơ (Wundt, 1832 – 1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixic, ghi nhận sự trưởng thành đầy đủ của khoa học tâm lý học. 1879 được lấy làm mốc đánh giá sự ra đời của tâm lý học với tư cách là một khoa học độc lập. * Đầu thế kỷ XX, để góp phần tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, các dòng phái tâm lý học khách quan ra đời: tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâm học 3. Các quan điểm của tâm lý học hiện đại a. Tâm lý học hành vi. Tâm lý học hành vi do nhà tâm lý học Mỹ J. Watson ( 1878 – 1958) sáng lập năm 1913. Nội dung cơ bản của tâm lý học hành vi: * Tâm lý học hành vi không quan tâm đến việc mô tả, giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người. Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi. Hành vi được xem như là một tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài. Hành vi được hiểu: - Là hành vi thực: các phản ứng, cử động của con người để tích nghi môi trường sống ( hành vi quan sát được). - Là hành vi thuần tuý, những cử động bên ngoài, không liên quan đến ý thức. - Hành vi xuất phát từ kích thích môi trường bên ngoài. * Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức: S – R ( kích thích - Phản ứng). Điều đó có nghĩa là bất kỳ một hành vi nào của người và động vật đều có thể quan sát, nghiên cứu, phân tích một cách khách quan ( bởi cứ có một kích thích tác động lên cơ thể thì cơ thể đều tạo ra một phản ứng. * Bằng các kết quả nghiên cứu hành vi của động vật, các nhà hành vi đã đi đến kết luận rằng việc giải quyết vấn đề đạt được bằng phương pháp “ thử và sai” và được giải thích như việc lựa chọn một cách hú hoạ, may rủi các vận động cần phải tiến hành trong các tình huống cụ thể. “ Hãy cho tôi một tá trẻ em khoẻ mạnh, phát triển bình thường và thế giới riêng của tôi, trong đó tôi có thể chăm sóc chúng và tôi cam đoan rằng khi chọn một cách ngẫu nhiên một đứa trẻ, tôi có thể biến nó thành một chuyên gia bất cứ lĩnh vực nào - một bác sĩ, một luật sư, một thương gia hay thậm chí một kẻ trộm cắp hạ đẳng – không phụ thuộc vào tư chất và năng lực của nó, vào nghề nghiệp và chủng tộc của cha ông nó”. J. Watson. 5
  6. Nhận xét: Hạn chế: Tâm lý học hành vi xuất phát từ một phương pháp luận sai lầm là phủ nhận ý thức như là hình thức đặc biệt của việc điều chỉnh hành vi, đồng nhất các nguyên tắc hành động sống của con người và động vật, Ưu điểm: phương pháp nghiên cứu là quan sát khách quan, đối tượng nghiên cứu là hành vi thực của con người, chỉ ra mối quan hệ môi trường và tâm lý người. Về sau, chủ nghĩa hành vi mới ra đời, đại diện có Tomen, Hulơ, Skinơ đưa vào cấu trúc S – R biến số trung gian O ( nhu cầu, trạng thái ) nhưng về cơ bản vẫn mang tính thực dụng, máy móc của hành vi cổ điển. b. Tâm lý học Gestalt ( Tâm lý học cấu trúc). Tâm lý học Gestalt ra đời ở Đức, do ba nhà tâm lý học Vecthaimơ (Wertheimer 1880 – 1943), Côlơ ( Kohler, 1887 – 1967), Côpca ( Koffka, 1886 – 1947) sáng lập. Đây là một trong những dòng tâm lý học duy tâm khách quan chuyên nghiên cứu tri giác và ít nhiều nghiên cứu tư duy trong mối liên hệ thực giữa sự vật được tri giác hay hoàn cảnh đòi hỏi tư duy với người tri giác hay tư duy. Nhờ vậy đã tìm ra tính chất ổn định của tri giác, quy luật hình và nền trong tri giác, quy luật bổ sung khi tri giác, quy luật bừng hiểu trong tư duy c. Phân tâm học. Phân tâm học do bác sỹ người Áo S. Freud ( 1859 – 1939) xây dựng trên khái niệm vô thức. Theo Freud: Tất cả các hiện tượng tâm thần người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong cuộc sống tâm lý con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tuỳ theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức. Trong các loại vô thức thì đam mê tính dục có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ đời sống tâm lý của con người. d. Tâm lý học nhân văn. Tâm lý học nhân văn do C. Rôgiơ ( 1902 – 1987) và H. Maslow sáng lập. Tâm lý học nhân văn quan niệm: bản chất con người vốn tốt đẹp, có lòng vị tha, có tiềm năng kỳ diệu. Nhiệm vụ của các nhà tâm lý là phải phát hiện và tạo điều kiện phát triển tiềm năng đó, phải giúp con người tìm được bản ngã đích thực của mình, để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, hồn nhiên và sáng tạo. 6
  7. Tâm lý học nhân văn đề cao những điều cảm nghiệm, htể nghiệm chủ quan của bản thân mỗi người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý đến mặt nhân văn trừu tượng trong con người ( vì thế thiếu vắng con người trong hoạt động thực tiễn). e. Tâm lý học nhận thức. Đại diện cho Tâm lý học nhận thức là G. Piagiê ( Thuỵ Sĩ) và Brunơ. Tâm lý học nhận thức coi hoạt động nhận thức, phát triển trí tuệ là đối tượng nghiên cứu của mình. Họ nghiên cứu tâm lý người, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể, với não bộ. Theo tâm lý học nhận thức: Sự phát triển tâm lý, phát triển trí tuệ là quá trình cá thể thích nghi với môi trường, cụ thể là kết quả của sự tác động qua lại giữa môi trường bên ngoài và não bộ. Tâm lý học nhận thức có nhiều thành tựu có giá trị ứng dụng trong dạy học và giáo dục. Nhận xét: Các dòng phái tâm lý nói trên đều có những đóng góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của khoa học tâm lý. Nhưng do hạn chế lịch sử, thiếu phương pháp luận khoa học biện chứng, nên chưa có quan niệm đúng đắn về con người. Tâm lý học macxit ( tâm lý học hoạt động) ra đời khắc phục những hạn chế trên, đưa tâm lý học lên đỉnh cao của sự phát triển. f. Tâm lý học hoạt động. 7
  8. Tâm lý học hoạt động do các nhà tâm lý học Xôviết sáng lập như: L. X. Vưgôtxki ( 1896 – 1934), X. L. Rubinstein ( 1902 – 1960), A.N. Lêonchiev ( 1903 – 1979), Tâm lý học hoạt động lấy triết học Mác – Lênin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Tâm lý học hoạt động coi tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoạt động. Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lý người được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã hội. 4. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học. Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra ( gọi chung là hoạt động tâm lý). Cụ thể tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý. Nhiệm vụ của tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý, quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý, góp phần hình thành và phát triển tâm lý người có hiệu quả nhất. 8
  9. II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ. 1. Bản chất tâm lý người. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tân lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử. a. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan và não người thông qua chủ thể. Theo triết học: Muốn có tinh thần ( tâm lý ) phải có thế giới khách quan ( hệ thống vật chất ngoài ta), có não ( vật chất có tổ chức cao nhất). - Duy tâm: Tâm lý do thượng đế sinh ra, hoặc do thần linh, lực lượng siêu nhiên nào đó. Tâm lý do di truyền ( tiền định). Tâm lý có sẵn trong đầu óc con người ( khối tinh thần). - Duy vật máy móc: Tâm lý do tgkq quyết định một cách máy móc, cơ học. Não tiết ra tâm lý ( như gan tiết ra mật) – Canbanic, Bucsô. - Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, không phải do não tiết ra. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Hiện thực khách quan : là tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức ta. Đó là những hiện tượng vật chất và tinh thần. Hiện thực khách quan có cái ta nhìn thấy được, sờ mó được, nhưng có cái ta không thấy, không nghe được. Tất cả những cái đó vẫn tồn tại trong thiên nhiên, tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên. Những hiện tượng tinh thần cũng tồn tại ngoài ý muốn của ta, phát triển theo quy luật khách quan của nó. 9
  10. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động. Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ hống này và hệ thống khác. Kết quả để lại dấu vết ( hình ảnh ) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu sự tác động. Dấu vết để lại có thể là: + Vật chất + Sinh lý, sinh hoá. + Tinh thần ( hình ảnh tâm lý). Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp. Có các hình thức phản ánh sau: + Phản ánh cơ học: vết phấn, nước chảy đá mòn, vết giày trên đất. + Phản ánh vật lý: soi gương. + Phản ánh hoá học: H2 + O2 H2O + Phản ánh sinh học: cây trồng trên đất, cây lấy chất từ đất để phát triển , đất màu mỡ ( hoặc cằn cỗi hơn). + Phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý. Phản ánh tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể: 10
  11. Hiện thực khách quan tác động vào hệ thần kinh, não người ( tổ chức vật chất cao nhất) tạo ra các dấu vết, dưới dạng các quá trình sinh lý, sinh hoá trong hệ thần kinh và não bộ. Đó chính là hình ảnh tinh thần, tâm lý. Tác động tạo vết ( s.lý, s.hoá) vết v/c Tgkq não người chứa đựng h.a TL ndung trở thành tâm sinh lý tác động trở lại (chuyển ra) bằng cử chỉ, pxạ, hvi Phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt: * Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo. Ví dụ : Hình ảnh về một bông hoa trong não người ( phản ánh tâm lý) khác xa về chất so với hình ảnh bông hoa đó ở trong gương ( qua sự phản ánh vật lý). Thật vậy, bông hoa tồn tại trước mắt ta, ta có những hình ảnh của cảm giác, tri giác; Bông hoa không còn trước mắt, ta vẫn có thể nhớ lại hình ảnh của nó dưới dạng biểu tượng của ký ức; Ta còn có thể dựa vào những hình ảnh đã tri giác được, đã nhớ lại được mà tưởng tượng ra những hình ảnh khác hoặc suy nghĩ để rút ra những kết luận mới; Đứng trước bông hoa, con người biểu thị thái độ của mình, tình cảm của mình Đó chính là những biểu hiện muôn hình muôn vẻ của sự phản ánh tâm lý. 11
  12. Hình ảnh bông hoa trong gương là hình ảnh vật lý. Trong gương hình ảnh bông hoa chỉ là một bản sao chép máy móc, nguyên bản, thụ động, chết cứng. Gương không có thái độ, hành vi đối với bông hoa. Cất bông hoa đi, hình ảnh bông hoa trong gương không còn nữa. * Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân. Sở dĩ như vậy là vì mỗi người phản ánh hiện thực khách quan thông qua kinh nghiệm vốn có của mình, thông qua thái độ, cảm xúc riêng của mình đối với hiện thực đó. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện: - Cùng nhận tác động của hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau sẽ xuất hiện những hình ảnh tâm lý khác nhau. Ví dụ : “ Cùng trong một tiếng tơ đồng. Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.” ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Cùng một chủ thể nhưng ở những thời điểm khác nhau sẽ có những phản ánh tâm lý khác nhau đối với cùng một sự vật, hiện tượng. Ví dụ : “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. - Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất. Ví dụ : “ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. - Thông qua các mức độ sắc thái tâm lý khác nhau mà chủ thể tỏ thái độ khác nhau đối với hiện thực. Tâm lý là chức năng của não. ( Tâm lý có cơ chế phản xạ). 12
  13. Triết học duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất sinh ra tinh thần. Tinh thần tác động trở lại vật chất thông qua cử chỉ, hành vi của con người. Thế giới khách quan tác động vào não ( vật chất có tổ chức cao nhất), sinh ra sinh lý và tâm lý. Thế giới khách quan tác động vào não, ở não diễn ra cơ chế phản xạ ( nói cách khác não sinh ra tâm lý theo cơ chế phản xạ của não). Tâm lý người nói lên chức năng phản xạ của não ( sinh lý) và phản ánh bằng hình ảnh tâm lý ( tâm lý ). Ví dụ : hình ảnh thức ăn. Bụng đói ( phản xạ về sinh lý) Ngại vì ở nhà người khác ( phản ánh tâm lý ) Quá trình tâm sinh lý - quyết định không ăn. Như vậy, mọi hiện tượng tâm lý con người đều do não chúng ta điều khiển, nên não phải bình thường mới có tâm lý bình thường. Phải bảo vệ bộ não, rèn luyện bộ não khoẻ mạnh để có trí tuệ sáng suốt, để nhận thức thế giới. Tại sao tâm lý người này khác tâm lý người khác? Tâm lý người này khác tâm lý người khác do nhiều yếu tố chi phối: - Do mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. - Do mỗi người có hoàn cảnh sống riêng, điều kiện giáo dục khác nhau. 13
  14. - Do mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao tiếp khác nhau trong cuộc sống. Kết luận sư phạm: + Tâm lý người có nguồn gốc là tgkq, vì thế khi nghiên cứu cũng như khi hình thành và cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động. + Tâm lý người mang tính chủ thể, và vậy trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng ( chú ý đến cái riêng trong tâm lý mỗi người). + Biết giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cho sự phát triển khoẻ mạnh của bộ não b. Bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người. Con vật cũng có tâm lý, tâm lý động vật. ( Thậm chí người ta mới nghiên cứu cây cối cũng có tâm lý, tâm lý thực vật). Nhưng tâm lý của động vật, thực vật đều mang tính di truyền. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội - lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Tâm lý con người khác xa tâm lý động vật ở chỗ tâm lý người mang bản chất xã hội, mang tính lịch sử, diễn ra theo cơ chế lĩnh hội chứ không phải theo cơ chế di truyền. 14
  15. Bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người thể hiện: - Tâm lý người có nguồn gốc là tgkq ( thế giới tự nhiên và xã hội ), trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Thế giới tự nhiên bao gồm các sự vật, hiện tượng có sẵn trong thiên nhiên như cây cối, đất đai, khí hậu, môi trường tự nhiên Thế giới tự nhiên có ảnh hưởng tới tâm lý người nhưng không quyết định. Từ khi con người ra đời thì tự nhiên đã không còn là tự nhiên vốn có của nó nữa mà đã mang dấu ấn của con người, do lao động của con người tạo ra, nói cách khác thế giới tự nhiên đã được xã hội hoá. Ví dụ : Đất đai khô cằn; rừng bị xói mòn; khí hậu khắc nghiệt; không khí, nguồn nước ô nhiễm; môi trường ồn ào Phần xã hội bao gồm các quan hệ xã hội như: quan hệ kinh tế, quan hệ đạo đức, pháp quyền, các mối quan hệ người - người các mối quan hệ này quyết định bản chất tâm lý con người. Ví dụ : Ngày xưa rau lang để cho lợn, ngày nay trở thành đặc sản. Xưa có thời thành kiến với váy, giờ trở thành mốt. Xưa không chồng mà có con thì cạo trọc bôi vôi, thả trôi sông. Nay không còn có nhiều định kiến như vậy nữa. Trên thực tế, nếu con người không được sống trong các quan hệ xã hội thì tâm lý sẽ mất bản tính người ( không có tâm lý người). 15
  16. Thế giới khách quan ( phần xã hội nói riêng) tác động đến tâm lý con người , nhưng không quyết định trực tiếp, mà quyết định thông qua vai trò của chủ thể: Thông qua hoạt động của cá nhân. Thông qua quan hệ của cá nhân ( giao tiếp). Thông qua quan hệ xã hội. - Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội : Phần tự nhiên ở con người: Đặc điểm cơ thể, hệ thần kinh, các giác quan được xã hội hoá ở mức cao nhất. Trong bản thảo kinh tế triết học 1844, C. Mác đã nói: Năm giác quan của con người là kết quả phát triển của lịch sử. Nói cách khác, sự tác động của thiên nhiên đối với con người và tâm lý người cũng mang tính chất xã hội. Ví dụ : Tai của con người không nghe được tốt như tai động vật ( chó, mèo ) nhưng tai người có thể nghe được ngôn ngữ, thưởng thức âm nhạc ( nghe một nền văn hoá xã hội). Mắt người không đẹp như mắt bồ câu, không nhìn xa được như mắt đại bàng, không nhìn trong bóng đêm được như cú mèo nhưng mắt người có thể nhìn được nhiều thứ động vật không nhìn được. Là thực thể xã hội, con người là chủ thể nhận thức, có lao động, có ngôn ngữ, có ý thức, làm chủ thể của các quan hệ xã hội. Tâm lý là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội, vì thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội – lịch sử của con người. - Tâm lý mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục 16
  17. giữ vai trò chủ đạo, hoạt động và giao tiếp của con người trong xã hội có tính quyết định. - Tâm lý mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, lịch sử cộng đồng. Vì thế tâm lý mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử cá nhân và của cộng đồng. Nền văn hoá xh biến thành Tâm lý cá nhân kinh nghiệm xh lịch sử mỗi người ( cái chung) thông qua hoạt động ( cái riêng) giao tiếp, quan hệ xh Ví dụ : Cái bút: cái để viết, cách dùng bút. Trong cái bút có cái hồn của loài người gửi vào, đó là kinh nghiệm xã hội lịch sử - chứa đựng nền văn hoá xã hội. + Trẻ nhỏ ( chưa biết cái bút): cầm, sờ vào cái bút, cho cảm nhận theo kiểu vật lý, sinh vật ( cứng, nhọn, đau ). Trẻ không biết dùng làm gì ( ngoáy tai, đánh nhau ) + Trẻ đi học, giao tiếp với người lớn: Người lớn giải thích, dạy trẻ biết đây là cái để viết ( dạy trẻ nền văn hoá xã hội, kinh nghiệm xã hội). Người lớn tổ chức, dạy trẻ tập cầm bút để viết. 17
  18. Trẻ hiểu : cái bút là kinh nghiệm nền văn hoá xã hội, bản chất cái bút là cái để viết, cách dùng cái bút. Trẻ có năng lực làm chủ cái bút ( có năng lực người về cái bút). Kết luận sư phạm: Tâm lý có nguồn gốc xã hội, do xã hội quyết định. Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. tâm lý cá nhân hình thành nhờ lĩnh hội nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp. Tâm lý có tính lịch sử ( lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, lịch sử cộng đồng). Khi nghiên cứu tâm lý người phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lý con người. 2. Chức năng của tâm lý. Hiện thực khách quan quyết định tâm lý người, ngược lại chính tâm lý con người lại tác động trở lại hiện thực khách quan thông qua hoạt động. Mỗi hoạt động ấy alị do tâm lý người điều khiển, sự điều khiển này thể hiện các chức năng của tâm lý: 18
  19. - Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho hoạt động thông qua vai trò của động cơ, mục đích của hoạt động. - Tâm lý là động lực thúc đẩy con người hoạt động, khắc phục khó khăn để đạt được mục đích đề ra. - Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức và đạt hiệu quả. - Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định cũng như phù hợp điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép. Nhờ có các chức năng trên mà tâm lý giúp con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan mà còn nhận thức, cải tạo, sáng tạo ra thế giới và sáng tạo ra chính bản thân mình. Nhờ có chức năng này mà nhân tố tâm lý giữ vai trò cơ bản, có tính quyết định trong hoạt động của con người. Ví dụ: Năm 1902 các bác sĩ ở Côpenhaghen (Đan Mạch) đã làm một thí nghiệm có một không hai trên thế giới: Một phạm nhân bị kết án phải xử bắn. Do yêu cầu của các bác sĩ và được sự đồng ý của chính phủ, chánh án tuyên bố rằng án xử bắn được thay thế bằng cách cắt mạch máu cho máu ra hết. Đến ngày thi hành án, các bác sĩ bịt mắt phạm nhân lại và cắt một lớp da mỏng nhưng chưa chạm đến mạch máu. Cùng lúc đó, bằng một hệ thống ống dẫn, nước ấm được chảy liên tục vào vết cắt. Tin chắc là mình đã bị cắt đứt mạch máu, phạm nhân từ từ nằm xuống và sau đó chết thật. Toàn bộ quá trình hấp hối giống hệt như một người mất máu dần. Phạm nhân đã chết do mạch máu não thắt lại. 3. Phân loại các hiện tượng tâm lý. 19
  20. Có những cách phân loại hiện tượng tâm lý sau: - Phân chia thành hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý xã hội. - Phân chia thành hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm tàng. - Phân chia thành hiện tượng tâm lý có ý thức và hiện tượng tâm lý chưa được ý thức. - Phân chia thành các quá trình, các trạng thái, các thuộc tính tâm lý. Đây là cách phân chia dựa vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của hiện tượng tâm lý trong nhân cách: Các quá trình tâm lý: là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần. Có ba loại quá trình tâm lý: + Quá trình nhận thức: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng. ( con người nhận thức thế giới khách quan) + Quá trình cảm xúc: sự dễ chịu, khó chịu, ưa thích, ghét bỏ, yêu thương, căm giận ( con người biểu thị thái độ của mình đối với thế giới khách quan). + Quá trình ý chí: việc xác định mục đích, đấu tranh tư tưởng, huy động sức mạnh ( biểu hiện ý chí của con người trong hành động cải tạo thế giới khách quan). Các trạng thái tâm lý: là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, thường ít biến động nhưng lại chi phối một cách căn bản các quá trình tâm lý đi kèm với nó. 20
  21. Ví dụ: Sự chú ý, tâm trạng vui vẻ, trạng thái nghi ngờ, chú ý tập trung hay lơ đãng phân tán, tích cực hoạt bát hay mệt mỏi ủ ê, thắc mắc băn khoăn hay hồ hởi thoải mái, chần chừ do dự hay quyết tâm say sưa Các thuộc tính tâm lý: là hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành nét riêng của nhân cách, chi phối cá quá trình và trạng thái tâm lý của cá nhân. Các thuộc tính tâm lý đơn giản như tình cảm, ý chí và các thuộc tính tâm lý phức hợp như xu hướng, tính cách, năng lực Sự phân biệt các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý chỉ là một sự tách biệt để phân tích khoa học. Trong thực tế thì các quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý luôn luôn quyện chặt vào nhau, chi phối lẫn nhau, thể hiện đời sống tâm lý toàn vẹn của con người. III. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ. 1. Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học khoa học. a. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng. - Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động vào não thông qua “ lăng kính chủ quan” của con người. - Tâm lý định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người tác động trở lại thế giới, trong đó yếu tố xã hội là quan trọng nhất. b. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động. 21
  22. Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, yư thức, nhân cách. Ngược lại, tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động. Vì thế chúng thống nhất với nhau. Tâm lý luôn vận động và phát triển. Phải nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua sự diễn biến, qua sản phẩm của hoạt động. c. Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác. Sở dĩ như vậy vì các hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, chuyển hóa cho nhau. Ngoài ra các hiện tượng tâm lý chi phối và chịu ảnh hưởng các hiện tượng khác ( sinh lý). d. Phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ thể, của một nhóm người cụ thể, chứ không nghiên cứu tâm lý một cách chunhg chung, nghiên cứu tâm lý ở một con người trừu tượng, một cộng đồng trừu tượng. 2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý. Tâm lý học dùng nhiều phương pháp nghiên cứu: quan sát, thực nghiệm, trò chuyện ( phỏng vấn), điều tra, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích tiểu sử 22
  23. a. Phương pháp quan sát. + Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng qua những biểu hiện bên ngoài (như hành động, cử chỉ, dáng điệu, vẻ mặt, cách nói năng ) diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên, bình thượng của người ta. Trên cơ sở đó có thể kết luận về những quá trình tâm lý bên trong. Ngoài việc sử dụng các giác quan, để thu thập được tài liệu có độ chính xác khoa học , trong quan sát có thể dùng các kỹ thuật ghi chép như chụp ảnh, quay phim, ghi âm Cũng như đối với nhiều khoa học khác, quan sát là một phương pháp quan trọng không thể thiếu đối với tâm lý học. “ Hãy quan sát, quan sát và quan sát nữa” ( Páp- lốp) + Ưu điểm: Các hiện tượng trực tiếp quan sát được trong cuộc sống thượng mang tính chân thực, khách quan. + Nhược điểm: Những sự kiện quan sát được không phải lúc nào cũng phân biệt được sự kiện ngấu nhiên và sự kiện có quy luật, đồng thời việc giải thích những tài liệu thu thập được mang tính chủ quan của người quan sát. Nói chung phương pháp này rất mất thời gian và tốn nhiều công sức. b. Phương pháp thực nghiệm. 23
  24. Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu. Có hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên. - Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành dưới điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, người làm thực nghiệm tự tạo ra các điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một nội dung tâm lý cần nghiên cứu. - Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong những điều kiện sinh hoạt bình thường, người nghiên cứu chỉ thay đổi một số yếu tố của hoàn cảnh. Phương pháp thực nghiệm khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm, vì thế phải tiến hành thực nghiệm nhiều lần và phối hợp với nhiều phương pháp khác. c. Phương pháp trắc nghiệm ( Test ). Test là một phép thử để “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hoá trên một số lượng người đủ tiêu chuẩn. Test có khả năng làm hiện tượng tâm lý cần đo trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập test. Test tiến hành đơn giản. Test có khả năng lượng hoá chuẩn hoá chỉ tiêu tâm lý cần đo. Ví dụ : Test Raven, Test vẽ hình người. 24
  25. Test có hạn chế khó soạn thảo bộ test chuẩn, chủ yếu cho ta biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả. d. Phương pháp trò chuyện. (đàm thoại) Trò chuyện là cách đặt ra câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. Trò chuyện có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp là trao đổi thẳng những vấn đề cần nghiên cứu, gián tiếp là di theo đường vòng để đạt đến vấn đề cần biết. Trò chuyện nhằm mục đích nghiên cứu tâm lý nên phải tuân theo những yêu cầu nhất định: - Xác định rõ mục đích yêu cầu nghiên cứu. - Trước khi trò chuyện, cần tìm hiểu đặc điểm tâm lý của đối tượng. - Chủ động dẫn dắt câu chuyện đến chỗ cần tìm hiểu. - Tránh lối đặt câu hỏi sẵn liểu vấn đáp. - Nên làm cho câu chuyện mang sắc thái tranh luận khi cần thiết. e. Phương pháp điều tra. Điều tra là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Phương pháp điều tra có thể trong thời gian ngắn thu thập được một số ý kiến của rất nhiều người. Tuy nhiên ý kiến đó lại mang tính chủ quan. 25
  26. g. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động. Đó là phương pháp dựa vào kết quả, sản phẩm ( vật chất, tinh thần) của hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lý của con người đó, bởi vì trong sản phẩm do con người làm ra có chứa đựng “dấu vết” tâm lý, ý thức, nhân cách của họ. h. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân. Có thể nhận ra các đặc điểm tâm lý cá nhân thông qua việc phân tích tiểu sử cuộc sống của cá nhân đó, góp phần cung cấp một số tài liệu cho việc chẩn đoán tâm lý. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý người khá phong phú. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Muốn nghiên cứu tâm lý một cách khoa học, khách quan, chính xác phải sử dụng phương pháp thích hợp với đề tài nghiên cứu, đồng thời phối hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu tâm lý học 2. Bản chất hiện tượng tâm lý người 3. Vị trí tâm lý học trong hệ thống các khoa học và đối với công tác giáo dục 26
  27. CHƯƠNG II CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI I. CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA TÂM LÝ NGƯỜI. 1. Di truyền và tâm lý. + Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn. + Tư chất là một tổ hợp bao gồm cả những đặc điểm giải phẫu vừa là những đặc điểm chức năng tâm – sinh lý mà cá thể đã đạt trong một giai đoạn phát triển nhất định dưới ảnh hưởng của môi trường sống và hoạt động: đó là các đặc điểm của giác quan, của hệ thần kinh tạo nên tiền đề vật chất cho việc phát triển năng lực của con người. Bàn về vai trò của di truyền đối với sự phát triển tâm lý của con người thì có nhiều quan điểm khác nhau: Một số nhà tâm lý học tư sản cho rằng những đặc điểm tâm lý là những cấu tạo bẩm sinh, do tiềm năng sinh vật gây ra, mọi đặc điểm tâm lý đều do tiền định, đều có sẵn trong các cấu trúc sinh vật. Sự phát triển của các thuộc tính đã có sẵn trong gen và được quyết định bằng con đường di truyền. Họ lý luận rằng: Nếu ta nhìn kỹ đứa trẻ và thấy em giống bố như đúc – cũng cái mắt, cái miệng hệt như thế - thì tại sao ta lại không được phép nghĩ 27
  28. rằng những khả năng trí tuệ, hay tâm lý của em cũng sẽ giống hệt như ông cha em? Người đầu tiên cố chứng minh ý kiến trên là Phê – rên – xi Gan – tơ ( Anh) bằng quyển “ Tính di truyền tài năng, các quy luật và hậu quả của nó” ( 1869). ( Bản thân ông là người có tài: là nhà địa lý học, khí tượng học, xã hội học; và ông là em họ của S. Đacuyn – nhà sinh vật học người Anh, người đưa ra thuyết tiến hoá nổi tiếng). Trong tác phẩm của mình ông dẫn ra những ví dụ về các nhà bác học nổi tiếng thế giới để chứng minh. Ông đi đến kết luận: Các chủng tộc khác hẳn nhau về mặt tài năng, người da đen là chủng tộc kém giá trị và ngu đần. Kết luận của ông phù hợp luận điệu các học giả tư sản mưu toan đặt nền móng vững chắc cho chế độ tư sản. Các nhà bác học khác lại hướng vào nghiên cứu trẻ sinh đôi, nếu cặp song sinh ngay từ khi để ra đã được dạy dỗ ở hai nơi khác nhau mà tính nết giống nhau thì khẳng định được vai trò của tính di truyền. Kết quả họ nghiên cứu 120 trường hợp, 160 trường hợp giống nhau về hưúng thú và khuynh hướng, 20 trường hợp khác nhau. Một nhà nghiên cứu khác lại miêu tả có 188 cặp sinh đôi độ nhanh khi đọc, viết, sự chú ý, mức độ hiểu khi đọc, giống nhau như đúc. Có thể kết luận về yếu tố di truyền hay chưa? 28
  29. Các lý thuyết khoa học thường có dặc tính quỷ quái. Bất cứ lý thuyết nào cũng chỉ được coi là đã được chứng minh khi nó bao quát và giải thích được hết thảy mọi sự kiện. “ Mỗi lý thuyết phải là con thú dữ có thể nuốt chửng và tiêu hoá được mọi sự kiện cùng một lúc. Còn nếu như con thú dữ ấy không tiêu hoá nổi dù chỉ một trường hợp thôi, thì tức là có chuyện không ổn, tức là lý thuyết có điểm thiếu sót rồi”. Để chống lại các quan điểm tư sản nói trên, những thí nghiệm trên trẻ sinh đôi cùng trứng do các nhà tâm lý học Liên Xô đã chỉ rõ rằng: Với cơ sở bẩm sinh giống nhau, tuỳ thuộc vào các phương pháp giảng dạy, các trẻ sinh đôi cùng trứng thu được những kết quả khác nhau trong một số hoạt động sáng tạo khác nhau, Sinh vật học hiện đại cũng chứng minh rằng, bản thân di truyền cũng bị biến đổi dưới tác động của môi trường và của hoạt động cá thể. Các nhà tâm lý học DVBC khẳng định: di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển của tâm lý người. Thể hiện, di truyền tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển ( nói cách khác, di truyền là điều kiện cần cho sự phát triển ). (Điều kiện đủ cho sự hình thành, phát triển tâm lý người là nhiều yếu tố, trong đó có hoạt động giao tiếp của cá nhân giữ vai trò quyết định). 29
  30. 2. Não và tâm lý. Nói về mối quan hệ giữa não và tâm lý, có nhiều quan điểm khác nhau: - Quan điểm vật lý song song: các quá trình tâm lý và sinh lý thường song song diễn ra trong não người không phụ thuộc vào nhau, trong đó tâm lý được coi là hiện tượng phụ. - Quan điểm đồng nhất tâm lý và sinh lý: tư tưởng do não tiết ra giống như mật do gan tiết ra.( chủ nghĩa duy vật tầm thường). - Quan điểm duy vật: coi tâm lý và sinh lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý có cơ sở vật chất là hoạt động của não bộ, nhưng tâm lý không song song hay đồng nhất với sinh lý. Tâm lý là hiện tượng tinh thần do các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tác động vào bộ não gây nên. Tâm lý gắn liền với hoạt động của bộ não. Bộ não nhận tác động của thế giới dưới các dạng xung động thần kinh cúng những biến đổi lý hoá ở từng nơron, từng xinap, các trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ và vỏ não, làm cho não bộ hoạt động theo quy luật thần kinh tạo nên hiện tượng tâm lý này hay hiện tượng tâm lý kia theo cơ chế phản xạ. Như vậy tâm lý là kết quả của hệ thống chức năng định hướng, điều chỉnh, điều khỉên hành vi của con người. 3. Vấn đề định khu chức năng tâm lý trong não. Vỏ não ở vị trí cao nhất của não bộ, ra đời muộn nhất trong lịch sử phát triển của vật chất và là tổ chức vật chất cao nhất, tinh vi nhất, phức tạp nhất. 30
  31. Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề định khu chức năng tâm lý trong não: Quan niệm cổ xưa ( thế kỉ thứ 5 TCN) : lý trí ở đầu, tình cảm ở ngực, lòng đam mê ở bụng. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một số nhà thần kinh học cho rằng: mỗi chức năng tâm lý được định khu ở một vìng trong não: có vùng trí nhớ, vùng tưởng tượng, vùng tư duy Theo quan niệm hiện đại: Vỏ não có nhiều miền ( còn gọi là vùng, thuỳ), mỗi miền là cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý tương ứng. Mọi miền có thể tham gia voà nhiều hiện tượng tâm lý. Các miền phục vụ cho một hiện tượng tâm lý tập hợp thành một hệ thốnh chức năng. hệ thống chức năng này hoạt động một cach cơ động, tuỳ thuộc vào yêu cầu của chủ thể, vào đặc điểm không gian, thời gian và không có tính bất di bất dịch. - Cấu tạo của vỏ não + 6 lớp tế bào còn gọi là nơron, dày từ 2- 5 mm. Vỏ não có S = 2200cm2, 14 – 17 tỉ noron, P = 1400 gam. + Trên vỏ gồm bốn thuỳ lớn ( 4 miền) do 3 rãnh tạo ra: Thuỳ trán còn gọi là miền vận động. Thuỳ đỉnh con gọi là miền xúc giac. Thuỳ chẩm còn gọi là miền thị giác. Thuỳ thái dương còn gọi là miền thính giác. + Nằm ở các thuỳ trên của vỏ não có khoảng 50 vùng, mỗi vùng có nhiệm vụ nhận kích thích và điều khiển từng bộ phận cỏ thể. + Ngoài ra còn miền trung gian, chiếm ½ diện tích vỏ bán cầu, miền này nằm giữa thuỳ đỉnh, chẩm và thái dương, có nhiệm vụ điều khiển, vận động và thụ cảm. 31
  32. + Vỏ não cùng với hạch dưới vỏ, tạo thành bán cầu đại não. CÓ hai bán cầu đại não: phải và trái. Hai bán cầu đại não được ngăn cách theo một khe chạy dọc từ trán đến gáy và khe được khép kín nhờ thể trai. - Nhiệm vụ ( chức năng chung) của vỏ não: điều hoà, phối hợp các hoạt động của cơ quan nội tạng và đảm bảo sự cân bằng của cơ thể và môi trường. - Klsp: Bảo vệ hệ thần kinh trung ương trong quá trình tham gia lao động, học tập, vui chơi. 4. Phản xạ có điều kiện và tâm lý. Phản xạ là phản ứng tất yếu, hợp quy luật của cơ thể đối với kích thích bên ngoài, phản ứng thực hiện nhờ hoạt động của hệ thống thần kinh. I. M. Xêtrênôv, nhà sinh lý học Nga đã viết: “ Tất cả các hiện tượng tâm lý, kể cả có ý thức lẫn vô thức, về nguồn gốc đều là phản xạ” ( 1863). Theo ông phản xạ có 3 khâu chủ yếu ( gọi là cung phản xạ : chuối tế bào thần kinh thực hiện một phản xạ): Phần tiếp nhận tác động: nhận kích thích từ bên ngoài, biến kích thích ở dạng cơ năng, nhiệt năng thành xung động thần kinh và truyền xung động thần kinh vào hệ thần kinh trung ương. Phần trung tâm: Đó là não, tiếp nhận những xung động thần kinh từ ngoài vào qua phần dưới vỏ và quá trình hưng phấn, ức chế xảy ra trong não để xử lý thông tin, trên cơ sở đó xuất hịên các hiện tượng tâm lý cảm giác, tri giác, tư duy, tình cảm Phần dẫn ra: nhận xung động thần kinh từ trung tâm truyền đến các cơ, các tuyến, gây nên phản ứng của cơ thể. 32
  33. I. P. Pavlôv kế tục sự nghiệp của I. M. Xêtrênôv, sáng lập ra học thuyết phản xạ có điều kiện – cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý. Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể để đáp ứng với môi trường luôn thay đổi, là cơ sở của hoạt động tâm lý. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện: + Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể. Mới sinh ra động vạt bậc cao và người chưa có phản xạ có điều kiện, phản xạ có điều kiện được thành lập trong quá trình sống và hoạt động của cá thể. + Phản xạ có điều kiện được thực hiện trên vỏ não. Có vỏ não hoạt động bình thường mới có phản xạ có điều kiện. + Phản xạ có điều kiện thành lập với kích thích bất kỳ. Ở người, tiếng nói là một kích thích đặc biệt có thể thành lập bất cứ phản xạ nào. + Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể. + Không phải lúc nào phản xạ có điều kiện cũng xuất hiện, mà có lúc tạm thời ngừng trệ hoặc bị kìm hãm không hoạt động. Hiện tượng đó được gọi là ức chế phản xạ có điều kiện. Kết luận: Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể, sự xuất hiện của chúng đáp ứng kịp thời và phù hợp với những thay đổi của môi 33
  34. trường xung quanh, giúp cá thể tồn tại và phát triển bình thường. Tất cả các hiện tượng tâm lý cấp cao ở người đều có cơ sở sinh lý là phản xạ có điều kiện. Kết luận sư phạm: + Cần chú ý kiên trì hình thành các phản xạ có điều kiện có ý nghĩa tích cực. + Ức chế đi đến loại bỏ những phản xạ có điều kiện mang ý nghĩa tiêu cực. 5. Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lý. Sự nảy sinh, diễn biến và tác động qua lại lẫn nhau giữa hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế diễn ra theo các quy luật xác định, được gọi là các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao. a. Quy luật hoạt động theo hệ thống. - Trong quá trình hoạt động, các vùng trên vỏ não phải phối hợp với nhau để tiếp nhận các kích thích tác động, để tiến hành xử lý thông tin đó. Trong khi xử lý thông tin, vỏ não có khả năng tập hợp các kích thích thành nhóm, thành dạng, loại thành một thể hoàn chỉnh, gọi là hoạt động theo hệ thống của bán cầu đại não. - Trong cuộc sống cá nhân, trước những điều kiện quen thuộc, ổn định thì các kích thích tác động nối tiếp nhau theo một trật tự nhất định và trong não hình thành một hệ thống phản xạ có điều kiện để phản ứng trả lời theo một trật tự nhất định. Hiện tượng này gọi là định hình động lực, gọi tắt là động hình. - Động hình là cơ sở sinh lý, thần kinh của các kỹ xảo, thói quen, nó có thể bị xoá bỏ hoặc xây dựng mới ( trong trường hợp cá thể rơi vào điều kiện sống mới). b. Quy luật lan toả và tập trung. 34
  35. Biểu hiện: Hưng phấn hay ức chế nảy sinh ở một điểm trong hệ thần kinh, từ đó lan sang các điểm khác của hệ thần kinh. Đó là hưng phấn và ức chế lan toả. Sau đó hai uqá trình thần kinh này lại tập trung về điểm ban đầu. đó là hưung phấn và ức chế tập trung. Klsp: + Vận dụng quá trình hưng phấn lan toả để xây dựng những phản xạ có điều kiện cho học sinh, trong dạy học có thể khơi gợi vốn sống củ học sinh phục vụ cho dạy tri thức mới + Duy trì trạng thái hưng phấn tập trung trong quá trình giáo viên giảng bài. + Giáo viên khéo léo tạo ra những kích thích tương ứng để tạo ra quá trình hưng phấn hoặc ức chế theo quy luật lan toả và tập trung trong suốt quá trình bài giảng. Ví dụ: Đầu giờ học cần kích thích bằng ngôn ngữ để học sinh chú ý vào thông báo của giáo viên. c. Quy luật cảm ứng qua lại. - Cảm ứng là sự gây ra trạng thái đối lập của một quá trình hưng phấn hay ức chế. - Biểu hiện: + Cảm ứng qua lại đồng thời ( giữa nhiều trung khu) là hưng phấn ở điểm này gây ra ức chế ở điểm kia hay ngược lại. 35
  36. + Cảm ứng qua lại tiếp diễn ( trong một trung khu) là hưung phấn ở trong một điểm chuyển sang ức chế ở chính điểm đó hay ngược lại. + Cảm ứng dương tính là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hay ngược lại ức chế làm cho hưng phấn mạnh hơn. + Cảm ứng âm tónh là khi hưng phấn gây ra ức chế., ức chế làm giảm hưung phấn, hưng phấn làm giảm ức chế. Klsp: Cần tạo ra những cảm ứng dương tính trong quá trình dạy học, tạo ra hưng phấn mạnh mẽ trong quá trình giảng dạy, qua đó ưc chế trạng thái mệt mỏi, kém tập trung chú ý. d. Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích. Biểu hiện: Độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích tác động trong phạm vi con người có thể phản ứng lại được. Ở người, sự phụ thuộc này mang tính chất tương đối vì phản ứng của con người không chỉ phụ thuộc vào kích thích mà còn phụ thuộc vào chủ thể mỗi người. Tóm lại, các quy luật cơ bản nói trên của hoạt động thần kinh cấp cao coa quan hệ với nhau, cùng chi phối sự hình thành, diễn biến và biểu hiện hoạt động tâm lý của con người. 6. Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý. 36
  37. Hệ thống tín hiệu thứ nhất bao gồm những tín hiệu do các sự vật, hiện tượng khách quan và các thuộc tính của chúng, kể cả các hình ảnh do các tín hiệu đó tác động vào não gây ra. Hệ thống tín hiệu này là cơ sở sinh lý của hoạt động cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể và các xúc cảm cơ thể ở cả người và động vật. Hệ thống tín hiêuh thứ hai chỉ có ở người, đó là các tín hiệu ngôn ngữ ( tiếng nói, chữ viết) – tín hiệu của các tín hiệu. Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, ý thức, tình cảm và các chức năng tâm lý cấp cao ở con người. Hai hệ thống tín hiệu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của hệ thống tín hiệu thứ hai và hệ thống tín hiệu thứ hai có tác động trở lại hệ thống tín hiệu thứ nhất. “ Cùng với lao động, ngôn ngữ là một nguyên nhân biến vượn người thành người” ( Angghen). “ Chính ngôn ngữ đã làm cho chúng ta thành những con người” ( Paplov). II. CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI. Sự hình thành và phát triển tâm lý người bị chi phối bởi : + Quy luật tự nhiên: là tiền đề, điều kiện + Quy luật xã hội - lịch sử: quyết định tâm lý người. Quy luật xã hội lịch sử gồm : Các quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội. Các phương thức hoạt động. 37
  38. Các phương thức giao tiếp. của con người trong xã hội. 1. Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và tâm lý người. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khẳng định: Tâm lý người cao bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Thật vậy, theo chủ nghĩa Mác: các quan hệ xã hội tạo nên bản chất tâm lý người. “ bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối với từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội” ( Luận cương về Phơbach – C. Mac). Các mối quan hệ XH : Quan hệ người - người ( trong gia đình, nhà trường, xã hội); Quan hệ sản xuất; Quan hệ kinh tế; Quan hệ đạo đức; Quan hệ địa phương, giai cấp, dân tộc, quốc gia Con người sống trong xã hội nhất định phải chịu sự chi phối của các quan hệ xã hội. Các mối quan hệ xã hội quyết định bản chất tâm lý người - với tư cách là sản phẩm của con người. Không có quan hệ xã hội thì không thể có sự phát triển tâm lý người. Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý con người là cơ chế lĩnh hội nền văn hoá xã hội. Quá trình lĩnh hội nền văn hoá xã hội tạo ra ở con người những chức năng tâm lý mới, những năng lực mới nhờ tái tạo những thuộc tính, năng lực của loài người thành thuộc tính, năng lực của cá thể mỗi người. 38
  39. Nói cách khác, thông qua cơ chế lĩnh hội mà con người tổng hoà các quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội,thành bản chất người, tâm lý người. 2. Hoạt động và tâm lý. a. Khái niệm chung về hoạt động. Hoạt động là gì ? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động: + Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. + Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. + Tâm lý học khẳng định: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. Hoạt động là phương thức quan hệ qua lại tích cực giữa con người với thế giới khách quan, trong quá trình đó con người tích cực tác động vào tự nhiên, vào các sự vật, vào những người khác nhằm đạt mục đích đã định. Trong hoạt động, con người cùng một lúc đạt hai kết quả: một mặt dùng hoạt động của mình để cải tạo thế giới khách quan, làm ra những sản phẩm cần thiết cho mình và cho xã hội, mặt khác qua hoạt động con người nhận thức được các thuộc tính và quy luật của sự vật, tự tạo cho mình hình ảnh tâm lý vững chắc về thế giới khách quan và hình thành chính bản thân mình như một nhân cách. 39
  40. Mác và Ăng- ghen vạch rõ: “ Hoạt động sống của cá nhân như thế nào thì tình hình bản thân họ cũng như vậy”. Trong hoạt động bao giờ cũng tồn tại hai quá trình diễn ra đồng thời, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau: Qtrình đối tượng hoá ( khách thể hoá) Xuất tâm Chủ thể Hoạt động khách thể ( con người ) ( thế giới khách quan) Nhập tâm Quá trình chủ thể hoá - Quá trình đối tượng hoá ( khách thể hoá): là quá trình chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động. Ví dụ: Hoạt động may áo của người thợ may 40
  41. hoạt động cắt, may Người thợ may Vải sản phẩm áo Khách thể hoá Nhu cầu khách thể hoá Ý định ( lần một) mô hình tâm lý Người thợ trình độ - kiểu áo may đem Tư duy trong não - cách cắt Óc tưởng tưởng khách thể hoá ( lần hai) sản phẩm áo cắt, may Trong quá trình đối tượng hoá, con người đã chuyển năng lực, tinh thần của mình vào trong sản phẩm hoạt động. Như vậy sản phẩm hoạt động bao giờ cũng chứa đựng: - Kinh nghiệm loài người. - Tâm lý chủ thể. - Dấu vết của chính khách thể. 41
  42. Ví dụ : Cái cốc – sản phẩm hoạt động - Có kinh nghiệm của loài người: hình dáng cái cốc, cách sử dụng nó. - Tâm lý chủ thể: sự khéo léo bàn tay, khối óc con người ( màu sắc, hoa văn ) - Dấu vết khách thể: chất liệu bằng sành, sứ, đất nung Qua quá trình đối tượng hoá, tâm lý con người được bộc lộ ra bên ngoài, gửi vào trong sản phẩm. Quá trính đối tượng hoá ( khách thể hoá) còn gọi là quá trình xuất tâm. - Quá trình chủ thể hoá: là quá trình con người chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cách chiếm lĩnh ( lĩnh hội) thế giới. Hiểu biết mới Máy may, vải, kéo Người thợ may Vải sản phẩm Áo Năng lực chủ thể hoá hoạt động mới bí ẩn,chất vải (tốt, xấu) 42
  43. Trong quá trình hoạt động với khách thể - tạo ra sản phẩm thì về phía khách thể sẽ bộc lộ bản chất của nó, chủ thể lĩnh hội bản chất đó. Quá trình chủ thể hoá còn gọi là quá trình nhập tâm. Vậy hoạt động gồm hai quá trình: Quá trình xuất tâm: chủ thể bộc lộ tâm lý trong quá trình làm ra sản phẩm và trong sản phẩm . Quá trình nhập tâm: chủ thể có hiểu biết mới, năng lực hoạt động mới, bản thân chủ thể được biến đổi, tâm lý, nhân cách được hình thành. Có thể nói rằng tâm lý người được nảy sinh, phát triển và bộc lộ trong quá trình hoạt động. “ Cuộc sống con người là dòng hoạt động kế tiếp nhau, nếu ngừng hoạt động thì con người không thể tồn tại và phát triển được”. b. Đặc điểm của hoạt động. Tính đối tượng Tính chủ thể Tính mục đích Tính gián tiếp Tính đối tượng - Bất kỳ hoạt động nào cũng phải hướng vào khách thể ( chứa đựng đối tượng) nhằm thoả mãn như cầu của chủ thể. Đối tượng của hoạt động là cái ta cần làm ra, cần chiếm lĩnh. Đó là động cơ. Động cơ thúc đẩy con người hoạt 43
  44. động nhằm tác động vào khách thể để thay đổi nó, biến nó thành sản phẩm, hoặc tiếp nhận nó chuyển vào trong đầu mình, tạo nên một cấu tạo tâm lý mới, một năng lực mới. Như vậy, đối tượng của hoạt động không phải là cái ngay từ đầu ta có thể thấy được, “ sờ mó” được mà là cái ta cần biến đổi, cần chiếm lĩnh từ phía khách thể. Ví dụ: S1: kỹ sư nông nghiệp S3: thợ xây cải tạo đất gieo trồng Xây nhà Đất * PH * Si Hoạt động đào đất 1 đào đất 3 * Au đào đất 2 S2: kỹ sư địa chất Làm giàu cho đất nước S1, S2, S3 cùng tiến hành hoạt động đào đất: 44
  45. Khách thể: Đất ( giống nhau) Đối tượng ( động cơ) khác nhau: S1 – PH S2 – Au S3 – Si Tính chủ thể - Hoạt động của con người bao giờ cũng do chủ thể tiến h ành, điều khiển. Ví dụ: Người lao động là chủ thể của hoạt động lao động. Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy. - Chủ thể của hoạt động có khi là một người, có khi là một số người. Ví dụ: Thầy tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động dạy và học, trò thực hiện hoạt động đó, tức là thầy và trò cùng nhau tiến hành một hoạt động để đi đến một loại sản phẩm là hình thành và phát triển nhân cách học sinh, thầy và trò cùng là chủ thể của hoạt động dạy và học. - Hiệu quả của hoạt động phụ thuộc vào trình độ, vốn kinh nghiệm của chủ thể. ( chủ thể như thế nào thì sản phẩm như thế ấy). Tính mục đích - Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định. Mục đích của hoạt động thường là tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với việc thoả mãn nhu cầu của chủ thể. 45
  46. - Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng. Không nên hiểu mục đích một cách thuần tuý như là ý thích riêng, mong muốn, ý định chủ quan Có đối tượng của hoạt động, chủ thể theo đích đó mà nhằm tới. Tính gián tiếp - Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Con người gián tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu, qua việc sử dụng công cụ lao động và phương tiện ngôn ngữ. Nói cách khác, hình ảnh tâm lý ở trong đầu chủ thể, công cụ lao động, ngôn ngữ giữ chức năng làm trung gian giữa chủ thể và khách thể tạo ra tính gián tiếp của hoạt động. - Cái trung gian quyết định kết quả hoạt động của con người. c. Các loại hoạt động. * Xét về phương diện cá thể, con người có 4 loại hoạt động : vui chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội. * Xét về phương diện sản phẩm( vật chất hay tinh thần) hoạt động được chia thành 2 loại: - Hoạt động thực tiễn: Hướng vào vật thể hay quan hệ, tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu. - Hoạt động lý luận : Diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm tạo ra sản phẩm tinh thần. * Cách phân loại khác chia hoạt động thành 4 loại: - Hoạt động biến đổi. - Hoạt động nhận thức. 46
  47. - Hoạt động định hướng giá trị. - Hoạt động giao lưu. d. Cấu trúc của hoạt động. - Chủ nghĩa hành vi cho hoạt động của con người có cấu trúc chung là: kích thích - phản ứng ( S – R ). - Trước 1975, TLH Xô viết cho hoạt động có cấu trúc: Hoạt động Hành động Thao tác Cấu trúc này chỉ xét về mặt chủ thể, mặt kỹ thuật, mặt bề ngoài của hoạt động. - Năm 1975, A. N. Lêônchiev đưa ra quan điểm về cấu trúc vĩ mô của hoạt động: gồm 6 thành tố và mối quan hệ giữa 6 thành tố này. DÒNG CÁC HOẠT ĐỘNG Chủ thể Khách thể Hoạt động cụ thể Động cơ Hành động Mục đích Thao tác Phương tiện 47
  48. Ba thành tố về phía chủ thể thuộc vào các đơn vị thao tác ( mặt kỹ thuật) của hoạt động. Ba thành tố về phía khách thể tạo nên nội dung đối tượng của hoạt động ( mặt tâm lý ). Hoạt động hợp bởi các hành động. Các hành động diễn ra bằng các thao tác. Hoạt động luôn hướng vào động cơ ( nằm trong đối tượng) , đó là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Mục đích chung này (động cơ) được cụ thể hoá bằng những mục đích cụ thể, mục đích bộ phận mà từng hành động hướng vào. Để đạt được mục đích, con người phải sử dụng các phương tiện. Tuỳ theo điều kiện, phương tiện mà con người thực hiện nhờ các thao tác. Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động. e. Hoạt động và sự hình thành tâm lý, ý thức. Có thể nói rằng sự phát triển tâm lý của trẻ là quá trình xã hội hoá hành vi của trẻ. Quá trình này là quá trình chuyển cái xã hội ( kinh nghiệm xã hội - lịch sử) thành kinh nghiệm của bản thân: quá trình nhập tâm. Đó là quá trình chuyển các dạng bên ngoài của hoạt động có đối tượng thành các dạng bên trong của hoạt động ấy. Quá trình xã hội hoá, quá trình nhập tâm là quá trình con người hoạt động. Vận dụng vào tuổi học sinh, đó là hoạt động lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử, tạo ra tâm lý và sự phản ánh về tồn tại thực tế khách quan. 48
  49. Về phương diện nguồn gốc, tâm lý, ý thức, nhân cách đều là sản phẩm của hoạt động. Băng hoạt động của bản thân, mỗi người tạo ra tâm lý, ý thức, nhân cách của mình: Con người phải học để trở thành người. Con người chúng ta là sản phẩm của chính bản thân mình. 2. Giao tiếp và tâm lý. a. Giao tiếp là gì? Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp và nhiều mặt, nhiều cấp độ khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi định nghĩa đều được dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó. Từ điển tiếng Việt: Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp. Từ điển TLH Liên Xô cũ ( 1983): Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều người để trao đổi thông tin, nhận thức hay tình cảm. Giáo trình TLH ( Phạm Minh Hạc chủ biên, 1989): Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hoá quan hệ xã hội của con người với nhau. Ka- gun ( tác giả “ Thế giới giao tiếp”): Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa các chủ thể với nhau. Sự tác động này hết sức phức tạp, luôn luôn mang tính chất tích hợp, chẳng những tích hợp về mặt hình thức biểu hiện ( ngôn ngữ, điệu bộ, nét mặt ) mà còn tích hợp cả về nội dung. A. A. Lêônchiep: Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và những phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ. Giáo trình TLH đại cương ( Nguyễn Quang Uẩn chủ biên): Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Nhìn chung các định nghĩa đều nêu lên những dấu hiệu cơ bản về giao tiếp như sau: - Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, nghĩa là chỉ riêng con người mới có giao tiếp thật sự khi sử dụng ngôn ngữ và được thực hiện chỉ trong xã hội loài người. - Giao tiếp được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết lẫn nhau, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau. - Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người. 49
  50. Như vậy: Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Nói cách khác, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. Giao tiếp thường tham gia vào hoạt động thực tiễn của con người ( lao động, học tập, vui chơi ) bảo đảm việc định hướng cho sự tác động, tham gia vào quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt độngcủa con người. Giao tiếp là nhu cầu của con người muốn tiếp xúc với con người. Phân tích: Nội dung cơ bản của giao tiếp: Xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với người khác. Đã là con người ai cũng có nhu cầu đó. Nhu cầu tiếp xúc với người khác trở thành tâm thế của mỗi người để cùng hợp tác với nhau, cùng kết bạn với nhau, hướng tới mục đích trong lao động, học tập, vui chơi Lao động là nơi thể hiện rõ nhất nội dung và tác động của giao tiếp, tạo ra cơ sở tồn tại của con người, gia đình, cộng đồng và xã hội. Một điểm hội tụ và cũng là hiệu quả thực tiễn của giao tiếp, tiếp xúc tâm lý của người này với người khác là đồng hành: cùng hành động, cùng hoạt động vì một mục đích. Nguồn gốc của giao tiếp là từ hoạt động lao động. Từ đó một hình thức tồn tại cơ bản của giao tiếp là hoạt động lao động. Hoạt động này tạo ra các quan hệ trong lao động và từ đó có các quan hệ khác, kể cả các quan hệ văn hoá. Nói đến giao tiếp là nói đến sự tiếp xúc tâm lý để hai hay nhiều người thông báo cho nhau một các gì đấy, như vậy trong giao tiếp có yếu tố thông tin. Nhưng giao tiếp và thông tin khác nhau: - Trong quá trình hoạt động giao tiếp, thông tin chỉ là một trong những yếu tố cấu thành nên giao tiếp. Thông tin là một quá trình chuyển giao các thông báo giao tiếp, thông tin để đạt được mục tiêu tinh thần hay vật chất nào đó. - Quá trình thông tin biểu đạt các mối quan hệ chủ thể, khách thể, còn trong quá trình giao tiếp bao hàm sự tác động động qua lại giữa chủ thể và chủ thể. - Trong quá trình thông tin, nội dung được chuyển tải từ người nhận tin đến người phát tin, tất nhiên có liên hệ ngược, còn trong giao tiếp thì điểm nổi bật là hoạt động cùng nhau, những người cùng nói chuyện, cùng tham gia Nội dung thông tin bị giảm đi, còn đối với giao tiếp, thì ngược lại. Trong quá trình giao tiếp, lượng thông tin thường được bổ sung phong phú thêm. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là thông tin là một nội dung không thể thiếu được trong giao tiếp. - Quá trình thông tin có thể diễn ra giữa con người với con vật, giữa con vật với con vật, giữa con người với máy móc hay giữa máy móc với máy móc, nhưng giao tiếp chỉ diễn ra giữa con người với con người. b. Phân loại giao tiếp. 50
  51. Có nhiều cánh phân loại giao tiếp; - Theo phương diện giao tiếp có thể có các loại giao tiếp sau: Giao tiếp vật chất: Giao tiếp thông qua hành động vật chất. Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt Giao tiếp bằng ngôn ngữ ( tiếng nói, chữ viết): đăy là hình thức giao tiếp đặc trưng ở con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người - nguời trong xã hội. - Theo khoảng cách có thể có hai loại giao tiếp cơ bản: Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp tiếp mặt đối mặt, chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau. Giao tiếp gián tiếp: Thực hiện thông qua người thứ ba hoặc qua vật trung gian như thư từ. - Theo quy cách, người ta chia giao tiếp làm hai loại: Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chunh theo chức trách, quy định,thể chế. Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp giữa nhứng người hiểubiết rõ về nhau, không câu nệ vào thể thức mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau. Các loại giao tiếp trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú. c. Chức năng của giao tiếp. Các nhà tâm lý B. P. Lômôp, A.A. Bôđaliôv đã chia ra chức năng giao tiếp làm ba loại: * Chức năng thông tin: ( Thông báo truyền tin) Chức năng này có cội nguồn sinh học. Để thông báo cho nhau tin tức gì đó động vật thường phát ra những tín hiệu, ví dụ tín hiệu để tự vệ, tín hiệu gặp nhau Ở người chức năng thông tin đa dạng và phức tạp hơn nhiều vì nội dung thông tin cần truyền đạt là rất nhiều, rất phức tạp. Con người có phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và nhiều phương tiêện khoa hoc kỹ thuật hỗ trợ để đảm bảo chức năng thông tin này. * Chức năng điều chỉnh, điều khiển: Trong quá trình giao tiếp muốn đạt được mục đích giao tiếp thì chủ thể giao tiếp phải biết tự chủ cảm xúc, hành vi của mình để thay đổi theo điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp, biết lựa chọn phương tiện ngôn ngữ phù hợp để tác động đến đối tượng giao tiếp. Khi chủ thể điều khiển, điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi của mình trong giao tiếp cũng chính là nhằm tác động, điều khiển, điều chỉnh hành vi thái độ của đối tượng giao tiếp. 51
  52. * Chức năng đánh giá: Trong quá trình giao tiếp bao giờ con người cũng bộc lộ những hiểu biết, những tình cảm, thái độ, thế giới quan, nhân sinh quan, nhu cầu, hứng thú ra bên ngoài. Chính vì vậy, thông qua một số lần tiếp xúc, giao tiếp với người nào đó chúng ta có thể nhận xét, đánh giá được tâm lý, ý thức, nhân cách của họ. Thông qua giao tiếp với người khác chúng ta mới biết soi mình vào người khác để tự đánh giá chính mình. Giao tiếp là một phương thức giúp cá nhân tiến hành so sánh xã hội để đánh giá người khác cũng như tự đánh giá chính mình. d. Quan hệ giao tiếp và hoạt động. Trong tâm lý học, giao tiếp còn được coi như một hoạt động. Hoạt động này diễn ra trong mối quan hệ người người nhằm mục đích thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau, nhằm tác động đến tri thức, tình cảm và toàn bộ nhân cách. Đó là sự tác động trực tiếp người - người diễn ra trong mối quan hệ giữa chủ thể với chủ thể. Phương pháp và nội dung giao tiếp phụ thuộc vào vị trí của con người trong quan hệ sản xuất, vào tầng lớp hay nhóm xã hội của người đó. Nói về mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động, có hai quan điểm khác nhau. - Đại diện cho quan điểm thứ nhất, A.A. Lêônchiep cho rằng giao tiếp có thể là một dạng của hoạt động, giao tiếp cũng diễn ra bằng các hoạt động và có cả các thao tác cụ thể, sử dụng các phương tiện khác nhau, nhằm đạt những mục đích xác định thoả mãn các nhu cầu cụ thể, tức được thúc đẩy bởi động cơ. - Đại diện cho quan điểm thứ hai, B. F. Lômôp cho rằng giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng, có quan hệ qua lại với nhau: * Có trường hợp giao tiếp là điều kiện của một hoạt động khác. Ví dụ: Trong lao động sản xuất, giao tiếp là điều kiện để con người phối hợp với nhau quan hệ với nhau cùng tiến hành làm ra sản phẩm chung. * Có trường hợp hoạt động là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Ví dụ: Người diễn viên múa làm động tác trên sân khấu thì các hành động chân tay, điệu bộ, cử chỉ là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giao tiếp giữa diễn viên và khán giả. Theo Lômốp phạm trù hoạt động phản ánh mối quan hệ “ chủ thể- khách thể”, còn phạm trù giao tiếp phản ánh mối quan hệ “ chủ thể - chủ thể”. Lômốp còn cho rằng quan niệm của Lêônchiep chưa thoả đáng bởi trong giao tiếp có 2 chủ thể, mỗi chủ thể có động cơ riêng, vậy đâu là động cơ chủ đạo? - Cuộc sống giao tiếp và hoạt động có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau. Sự gắn bó giữa hoạt động và giao tiếp diễn ra như một điều kiện, một phương thức để tiến hành một hoạt động khác. 52
  53. Ví dụ: Các quan hệ giao tiếp giữa những người công nhân trong hoạt động lao động, giao tiếp giữa thầy giáo với học sinh trong hoạt động dạy học. e. Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Tâm lý của con người là kinh nghiệm xã hội - lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân, thông qua hoạt động và giao tiếp. Nói cách khác, tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Đồng thời hoạt động và giao tiếp là nơi tâm lý vận hành, thưc hiện vai trò của mình đối với cuộc sống. Có thể tóm tắt sơ đồ tổng quát về sự hình thành và phát triển tâm lý người như sau: Xã hội ( các quan hệ xã hội ) Giao tiếp Con ngư ời - chủ thể Đối tượng giao tiếp hoạt động , giao tiếp. tâm lý - ý th ức -nhâncách Đối tượng hoạt động Hoạt động CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích khái niệm, các đặc điểm và cấu trúc của hoạt động? 2. Phân tích khái niệm giao tiếp, các loại giao tiếp 3. Tại sao nói: Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp? 53
  54. CHƯƠNG III SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC Tâm lý, ý thức của con người là kết quả của sự phát triển lâu dài của vật chất, trải qua 3 giai đoạn: + Từ vật chất vô sinh ( chưa có sự sống) đến vật chất hữu sinh ( có sự sống). Sự sống ra đời vào khoảng 1500 – 2000 triệu năm trước với hình thái đầu tiên là giọt prôtit ( côaxecva). Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên ( 1883) Ph. Ăngghen đã kết luận: Sự sống là phương thức tồn tại của thể prôtit, và khâu căn bản của phương thức tồn tại ấy là trao đổi chất thường xuyên với ngoại giới xung quanh. Các sinh vật, kể cả động vật và thực vật, khác vật vô sinh ở chỗ có tính cảm ứng kích thích là khả năng đáp ứng thuận hay nghịch, đối với những kích thích trực tiếp có lợi hay có hại đối với sự sống của nó. + Từ sinh vật không có cảm giác đến sinh vật có cảm giác – ( phản ánh tâm lý đầu tiên) ra đời dưới hình thái của tính nhạy cảm là năng lực có thể trả lời cả các kích thích có ảnh hưởng trực tiếp lẫn các kích thích có ảnh hưởng gián tiếp đối với sự sống còn của cơ thể và giống loài. Tính nhạy cảm được coi như mầm mống đầu tiên của tâm lý xuất hiện khoảng 600 triiêụ năm trước đây ở loài côn trùng. Ví dụ : Sinh vật có khả năng trả lời màu sắc của mồi ăn chỉ là tác động trung tính báo hiệu về tác động trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại của cơ thể và định hướng tới tác động trực tiếp ấy. + Từ sinh vật có mầm mống của cảm giác nhưng chưa có ý thức đến chủ thể có ý thức – ý thức xuất hiện ở loài người dưới hình thức phản ánh tâm lý cao nhất về các hình ảnh tâm lý khác, nhờ có lao động, đời sống xã hội, ngôn ngữ và được thực hiện bằng não người như là một bộ máy tích hợp tự động rất tinh vi. I.SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ. 1. Sự nảy sinh và hình thành tâm lý về phương diện loài người. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý là tính nhạy cảm ( hay còn gọi là tính cảm ứng). Xét về phương diện loài người, người ta chia các thời kỳ phát triển tâm lý theo các căn cứ khác nhau: - Xét theo mức độ phản ánh thì tâm lý của loài người đã trải qua 3 thời kỳ: Cảm giác, tri giác, tư duy. - Xét theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi thì tâm lý trải qua 3 thời kỳ: Bản năng, kỹ xảo, trí tuệ. a. Xét theo mức độ phản ánh: Cảm giác, tri giác, tư duy. - Thời kỳ cảm giác. 54
  55. Đây là thời kỳ đầu tiên trong phản ánh tâm lý có ở động vật không xương sống. Ở thời kỳ này con vật mới có khả năng trả lời từng kích thích riêng lẻ. Mọi động vật ở bậc thang tiến hoá cao hơn đều có cảm giác. Cảm giác ở người khác xa về chất so với cảm giác ở động vật. - Thòi kỳ tri giác. Bắt đầu xuất hiện ở loài cá. Thời kỳ này con vật có khả năng đáp lại một tổ hợp các kích thích ngoại giới ( chứ không phải từng kích thích riêng lẻ). - Thời kỳ tư duy. Từ vượn người bắt đầu có tư duy bằng tay, tư duy cụ thể. Tư duy ngôn ngữ chỉ có ở người, giúp con người nhận thức được bản chất, quy luật của thế giới. Nhờ tư duy ngôn ngữ mà hoạt động của con người có tính mục đích, tính kế hoạch cao nhất, hoàn chỉnh nhất, giúp con người không chỉ nhận thức, cải tạo thế giới mà còn nhận thức và cải tạo chính bản thân mình. b. Xét theo nguồn gốc nảy sinh hành vi: Bản năng, kỹ xảo, hành vi trí tuệ. - Thời kỳ bản năng: Bản năng là hành vi bẩm sinh, mang tính di truyền có cơ sở là những phản xạ không điều kiện. Ví dụ: vịt nở ra đã biết bơi. Bản năng nhằm thoả mãn các nhu cầu có tính thuần tuý cơ thể ( bản năng dinh dưỡng, bản năng tự vệ, bản năng sinh dục). Từ loài côn trùng trở đi bắt đầu có bản năng. Người và động vật đều có bản năng, nhưng bản năng ở người khác xa so với bản năng của con vật: “ Bản năng của con người là bản năng có ý thức” ( C. Mác), bản năng của con người có sự tham gai của tư duy, mang tính xã hội và mang đặc điểm lịch sử loài người. Ví dụ: Con vật: đói ăn ( kích thích phản ứng) Con người: đói ăn Không ăn - Thời kỳ kĩ xảo. Xuất hiện sau bản năng. Kĩ xảo là hành vi mới do cá nhân tụ tạo trên cơ sở luyện tập. Ví dụ: Chim bồ câu đưa thư. Hổ nhảy qua vòng lửa. Mèo bắt chuột. - Thời kỳ hành vi trí tuệ. Hành vi trí tuệ là kết quả của luyện tập, do cá thể tự tạo trong đời sống của nó. Hành vi trí tuệ ở con vật chủ yếu nhằm vào giải quyết các tình huống cụ thể có liên quan đến việc thoả mãn các yêu cầu sinh vật của cơ thể. 55
  56. Hành vi trí tuệ của con người sinh ra trong hoạt động, nhằm nhận thức bản chất, các mối quan hệ có tính quy luật, nhằm thích ứng và cải tạo thực tế khách quan. Hành vi trí tuệ của con người gắn liền với ngôn ngữ, là hành vi có ý thức. 2. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể. Sự phát triển tâm lý con người về phương diện cá thể là một quá trình biến đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác, ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới một chất lượng mớiv diễn ra theo các quy luật đặc thù. L. X . Vưgôtxki căn cứ vào những thời điểm mà sự phát triển tâm lý có những đột biến để xác định thời kỳ phát triển tâm lý. A. N. Leônchiep chỉ ra rằng, sư phát triển tâm lý của con người gắn lền với sự sự phát triển hoạt động của con người trong thực tiễn đời sống của nó, trong đó một số hoạt động đóng vai trò chính ( chủ đạo) trong sự phát triển, một số hoạt động khác chỉ đóng vai trò phụ. Sự phát triển tâm lý của con người phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo. Hoạt động của đạo là hoạt động mà sự phát triển của hoạt động đó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách trẻ em ở một giai đoạn phát triển nhất định. Hoạt động chủ đạo là hoạt động có tác dụng quyết định nhất đối với sự hình thành những nét tâm lý căn bản và đặc trưng cho giai đoạn hoặc thời ký lứa tuổi, đồng thời quy định tính chất của các hoạt động khác trong cùng giai đoạn. Đặc điểm của hoạt động chủ đạo: + Là hoạt động đầu tiên trong đời sống cá thể được nảy sinh, hình thành và phát triển. + Khi đã nảy sinh, hình thành và phát triển thì không tự thủ tiêu mà tiếp tục tồn tại mãi. + Hoạt động chủ đạo sẽ mang lại thành tựu mới cho một lứa tuổi. 56
  57. Dấu hiệu cơ bản nhất để xem xét một hoạt động có phải là hoạt động chủ đạo hay không chính là xem xét hoạt động đó co vai trò chủ yếu gây ra sự thay đổi về tâm lý trong giai đoạn đó hay không. Ví dụ: Hoạt động học của học sinh Tiểu học là hoạt động chủ đạo, hoạt động này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành hệ thống tri thức, phương pháp lĩnh hội tri thức, sự phát triển trí tuệ Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi và hoạt động chủ đạo. * Giai đoạn sơ sinh và hài nhi ( 0 – 12 tháng) : Hoạt động chủ đạo là hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn và trước hết là với mẹ. * Giai đoạn trước tuổi học. + Giai đoạn tuổi vườn trẻ ( 1 – 3 tuổi): Hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật, đối tượng do loài người tạo ra. + Giai đoạn tuổi mẫu giáo ( 3 – 6 tuổi): Hoạt động chủ đạo là hoạt động trò chơi sắm vai theo chủ đề. * Giai đoạn tuổi đi học. + Giai đoạn tuổi học sinh Tiểu học ( 6 – 11,12 tuổi): Hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. + Giai đoạn tuổi thiếu niên, học sinh THCS ( 11,12 – 14, 15 tuổi): Hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập và giao tiếp với bạn bè. 57
  58. + Giai đoạn tuổi thanh niên (15 – 24 tuổi): Hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập và hoạt động xã hội. * Giai đoạn tuổi trưởng thành: 24, 25 tuổi trở lên. * Giai đoạn người già: Sau tuổi về hưu, 55 – 60 tuổi trở lên. II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC. 1. Khái niệm chung về ý thức. a. Ý thức là gì? - Bàn đến tâm lý con người, theo quan điểm maxit, không thể không nói đến ý thức. - Triết học và Tâm lý học cùng nghiên cứu ý thức: Triết học: + Nghiên cứu ý thức trong quan hệ giữa ý thức và vật chất, ý thức và tồn tại. + Nghiên cứu vai trò chung của ý thức đối với tồn tại. Tâm lý học: + Nghiên cứu ý thức được hình thành như thế nào trong quá trình phát triển của vật chất, của xã hội, của từng người. + Bàn đến vai trò chuyên biệt của ý thức đối với hoạt động của con người. 58
  59. Song như vậy không có nghĩa rằng những vấn đề của Triết học và Tâm lý học nghiên cứu ý thức hoàn toàn tách biệt hay chống đối nhau vì: Quan niệm triết học về ý thức là quan điểm chỉ đạo Tâm lý học nghiên cứu ý thức một cách khoa học và đúng đắn. Ngược lại, Tâm lý học bằng những cứ liệu thực nghiệm và kết luận lý luận đã góp phần chứng minh những tư tưởng triết học ( DVBC và DVLS ). - Vậy ý thức là gì? Theo Triết học: “ Ý thức chẳng qua là vật chất được chuyển vào óc người và được cải tạo lại trong đó” ( C. Mác). Nghĩa là ý thức phản ánh tồn tại khách quan, chứ không phải là cái gì huyền bí vốn có ở trong người phát ra, mà cũng không phải là cái gì siêu nhiên từ không trung nhập vào đầu ta. Đây là quan điểm xuất phát cơ bản để giả quyết vấn đề ý thức trong Tâm lý học. - Theo nghĩa rộng, ý thức thường được dùng đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng ( ý thức tổ chức, ý thức kỷ luật ). - Theo nghĩa hẹp, khái niệm ý thức được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lý con người. Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức ( hiểu biết) mà con người đã tiếp thu được. Có thể nói: ý thức là tri thức về tri thức, phản ánh của phản ánh. 59
  60. Phân tích: Ý thức có quan hệ với hoạt động nhận thức. Thường trước khi làm một việc gì người ta phải tính toán xem nên làm như thế nào, dự định sẽ thu được kết quả gì Dự tính như vậy và làm theo dự tính đó là hoạt động của ý thức. Ví dụ: So sánh công việc của người thợ dệt và con nhện dăng tơ, Mac chỉ ra rằng người thợ dệt khác con nhện ở chỗ trược khi dệt người ấy đã “biết” đến kết quả công việc ở trong đầu người ấy, nói cách khác, hoạt động của người thợ dệt là hoạt động có ý thức. Ý thức và nhận nhận thức có cái chung nhưng không phải là một: Không những có “ tính toán” trước khi làm, có dự tính kết quả, hướng mọi hoạt động để đạt kết quả mong muốn, mà bản thân sự suy nghĩ về sự vật ấy lại trở thành đối tượng của chính sự suy nghĩ. Đây chính là ý thức. Tư duy và ý thức có quan hệ như vậy. Khi quá trình cảm giác, tri giác diễn ra , con người biết mình có cảm giác, tri giác đó hay một hiện tượng tâm lý nào đó khác, tức là ở người ấy diễn ra hoạt động có ý thức. Nếu cảm giác, tri giác, tư duy đem lại cho ta tri thức ( hiểu biết) về hiện thực khách quan, thì ý thức là năng lực hiểu biết về tri thức ( hiểu biết) ấy. Vì vậy có thể nói ý thức là tri thức của tri thức, hiểu biết của hiểu biết. Tất cả các hiện tượng tâm lý đều phản ánh hiện thực khách quan. Hiện thực khách quan tác động vào não tạo ra các hình ảnh tâm lý.Các hình ảnh đó trở thành đối tượng trực tiếp của ý thức, vì vậy có thể nói ý thức là phản ánh của 60
  61. phản ánh ( hình ảnh tâm lý của hình ảnh tâm lý ). Thông qua các hình ảnh tâm lý do các quá trình tâm lý, các thuộc tính tâm lý tạo ra, ý thức phản ánh hiện thực khách quan. Như vậy chính các hình ảnh tâm lý lại trở thành đối tượng của phản ánh. Con người ở đây dương như bị chia làm hai: + Một phần làm nhiệm vụ tạo ra những hình ảnh tâm lý phản ánh hiện thực khách quan. + Một phần làm nhiệm vụ phản ánh những hình ảnh ở phần kia. Có thể so sánh ý thức như “cặp mắt thứ hai” soi vào xem các ảnh ( các hình ảnh tâm lý) do “cặp mắt thứ nhất” – là các hiện tượng tâm lý khác như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc “ chụp” được ở trong óc về hiện thực khách quan. Với ý nghĩa đó, Mác nói: Ý thức là tồn tại của nhận thức. Như vậy, nhờ có ý thức mà toàn bộ các hiện tượng tâm lý có một chất lượng hoàn toàn mới. Phân biệt hiện tượng tâm lý có ý thức và không có ý thức. Như ta đã biết, sự phản ánh có ý thức là dạng phản ánh thực tế cao nhất và quan trọng nhất, nhưng không phải là dạng phản ánh duy nhất có ở người, tức các hiện tượng tâm lý có khi có sự tham gia của ý thức, có khi không. Thật vậy: 61
  62. Nếu một vật kích thích nào đó của hệ thống tín hiệu thứ nhất không tạo nên trong vỏ các bán cầu đại não những mối liên hệ với các vật kích thích của hệ thống tín hiệu thứ hai thì hiện tượng tương ứng không được nhận biết, con người không hiểu rõ về hiện tượng ấy. Ví dụ: Khi một người đi ở ngoài phố đang mải nói chuyện với một người khác thì ở trong đầu người đó không xuất hiện những hình tượng có ý thức về những người đang đi ngược chiều, về vỉa hè mà người đó đi qua Mặc dù anh ta không hiểu rõ về các hiện tượng đang tác động đến mình này nhưng các tác động này vẫn đang điều chỉnh các động tác của anh ta. Vì thực ra anh ta không va vào người khác, không bước hụt khi bước từ vỉa hè xuống lòng đường thế có nghĩa là những tác động này được phản ánh vào não anh ta và gây nên những động tác hành vi tương ứng. Nhưng người không hiểu những hiện tượng do chính họ phản ánh này. Sự phản ánh các hiện tượng này không diễn ra dưới dạng của ý thức. Đây là một sự phản ánh tâm lý chứ không phải là sự phản ánh có ý thức. Phản ánh có ý thức và phản ánh không có ý thức có mối quan hệ tương hỗ với nhau và chuyển hoá lẫn nhau. Có những hiện tượng hoặc tác động trong trường hợp này không được phản ánh có ý thức, trong trường hợp khác lại có thể được ý thức rõ rệt. Ví dụ: Chỉ cần người đi đường đó nhìn thấy người quen là lập tức ấn tượng này sẽ được ý thức. 62
  63. Như vậy, mặc dù các hiện tượng không phải lúc nào tác động đến người cũng được phản ánh trong đầu người dưới dạng ý thức, nhưng bất kỳ hiện tượng nào tác động đến giác quan của con người cũng có thể, trong những điều kiện nhất định, tạo nên sự phản ánh có ý thức của con người. Nói chung, khi người có nhiệm vụ tìm hiểu một hiện tượng hay một nhóm hiện tượng nào đó thì những hiện tượng ấy sẽ được người ý thức. b. Các thuộc tính cơ bản của ý thức ( vai trò của ý thức). Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới. - Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ. - Dự kiến trước kế hoạch hành vi, kết quả của nó làm cho hành vi mang tính chủ định. Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới. Ý thức không chỉ nhận thức sâu sắc về thế giới mà trong mọi hoạt động nhận thức, ý thức còn thể hiện thái độ, cảm xúc của con người đối với nó ( Cảm xúc kích thích con người nhận thức hiện thực khách quan, làm cho nhận thức có chiều sâu và sức mạnh tìm ra cái mới). Không có nhận thức “ lạnh lùng”, thuần lý trí, vì ngay “ lạnh lùng” đã là một thái độ, một cảm xúc. Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người. 63
  64. Đối với vai trò của con người ý thức giữu vai trò định hướng, điều khiển, điều chỉnh. Ví dụ: Lao động – hoạt động đặc thù của con người. + Trước khi lao động phải hình dung được nên làm như thế nào, thu được kết quả gì, hậu quả ra sao tức phải có ý thức. + Trong khi tiến hành công việc cụ thể đều phải theo hình ảnh về kết quả đã hình dung ( sau có thể sửa dần để hoàn chỉnh hơn). Có quá trình định hướng kỹ càng, điều khiển chặt chẽ và điều chỉnh kịp thời. Như vậy, đầu tiên ý thức vạch hướng chung cho hoạt động, sau waj vào kết quả từng hành động, ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Khả năng tự ý thức. Con người không chỉ ý thức về thế giới mà ở mức độ cao hơn con người có khả năng tự ý thức: Tự nhận thức về mình. Tự xác định thái độ đối với bản thân. Tự điều chỉnh, điều khiển. Tự hoàn thiện mình. Đứa trẻ mới sinh ra chưa có ý thức, lại càng chưa thể có tự ý thức, mà mới chỉ có tâm lý. Khi nào trẻ biết cảm giác về thân thể mình, rồi hình thành cảm xúc, ý nghĩ về mình tức tự nhận ra mình, khi đó trẻ bắt đầu có tự ý thức. 64
  65. c. Cấu trúc của ý thức. + Mặt nhận thức. Nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức. Nhận thức lý tính mang lại những hình ảnh khái quát bản chất về thực tại khách quan và các mối liên hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng. + Mặt thái độ của ý thức. Ý thức luôn thể hiện thái độ của con người với thế giới khách quan như thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá, thái độ lựa chọn. Thái độ được hình thành trên cơ sở nhận thức thế giới. + Mặt năng động của ý thức. Ý thức tạo cho con người có khả năng dự kiến trước hoạt động, điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhằm thách nghi và cải tạo thế giới khách quan, đồng thời hiểu biết và cải tạo bản thân. 2. Sự hình thành và phát triển ý thức. a. Sự hình thành ý thức của con người ( về phương diện loài người). 65
  66. Lao động và ngôn ngữ là hai động lực chủ yếu đã biến bộ não con vượn thành bộ óc con người. Đây cũng chính là hai yếu tố tạo nên sự hình thành ý thức của con người. b. Sự hình thành ý thức và tự ý thức của cá nhân. + Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân. Hoạt động đòi hỏi con người phải nhận thức được nhiệm vụ, các phương pháp, điều kiện và kết quả hành động. Ngược lại, cá nhân đem vốn hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực của mình thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm. Qua hoạt động, cá nhân nhận thức được chính bản thân mình, từ đó có khả năng tự đánh giá, điều khiển, điều chỉnh hành vi. Nói cách khác, bằng hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống thực tiễn, cá nhân hình thành, phát triển tâm lý, ý thức của mình. Ví dụ: Đánh giá học sinh phải qua hoạt động học, qua bài kiểm tra + Ý thức của cá nhân được hình thành trong mối quan hệ của cá nhân với cá nhân, với xã hội. Trong quan hệ giao tiếp ( con người trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tác động qua lại với người khác), con người đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội để có ý thức về người khác và ý thức về chính bản thân mình ( hình thành và bộc lộ ý thức). 66
  67. + Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội. Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, bằng con đường dạy học, giáo dục và giao tiếp trong quan hệ xã hội, cá nhân tiếp thu các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội để hình thành ý thức cá nhân. Ví dụ: Học ăn học nói, học gói học mở. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Trăm nghe không bằng một thấy. + Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình, tự rèn luyện, tự học, tự hoàn thiện mình. Trong quá trình hoạt động, giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân mình ( tự ý thức ) trên cơ sở đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân tự giáo dục, tự hoàn thiện mình theo yêu cầu của xã hội. 3. Các cấp độ ý thức. Người ta phân chia các hiện tượng tâm lý của con người thành 3 cấp độ: a. Cấp độ chưa ý thức. 67
  68. Trong cuộc sống, cùng với các hiện tượng tâm lý có ý thức, chúng ta thường gặp những hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối hoạt động của con người. Ví dụ: người bị mộng du vừa ngủ vừa đi trên mái nhà, người say rượu nói nhảm nhí, người bị thần kinh hành động khi lên cơn, người hành động trong trạng thái bị thôi miên Các hiện tượng đó được gọi là hiện tượng vô thức. Vô thức là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình. Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau: + Vô thức ở tầng bản năng ( dinh dưỡng, tự vệ, sinh dục) tiềm tàng ở tầng sâu, dưới ý thức, mang tính bẩm sinh di truyền. + Vô thức còn bao gồm cả những hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức ( tiền ý thức). Ví dụ: Ta cảm thấy thích một cái gì đó nhưng không xác định được một cách rõ ràng, không hiểu vì sao. Hiện tượng tâm thế cũng là hiện tượng tâm lý dưới ý thức, hướng tâm lý sẵn sàng chờ đón, tiếp nhận một điều gì đó, ảnh hưởng đến tính linh hoạt và tính ổn định của hoạt động. Ví dụ: Tâm thế sẵn sàng học tập. tâm thế sẵn sàng lao động mà nhà trường chẩn bị cho học sinh, làm cho học sinh tốt nghiệp ra trường không chờ đợi dịp may mà tích cực lao vào cuộc sống để khẳng định chỗ đứng của bản thân trong xã hội. 68
  69. Có những hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành tự động hoá ( kỹ xảo) cũng được gọi là dưới ý thức, hay còn gọi là tiềm thức ( không cần ý thức tham gia vẫn hoạt động được). Bậc vô thức có vai trò nhất định trong cuộc sống, có liên quan tới bậc ý thức. Đó là trạng thái tâm lý - thần kinh chuẩn bị cho bậc ý thức. Hoạt động dạy - học diễn ra chủ yếu và phần lớn ở bậc ý thức, nhưng quá trình lĩnh hội kinh nghiệm, nhào nặn thông tin, giải quyết vấn đề có trường hợp diễn ra trong vô thức. Ví dụ: Trong giấc ngủ tìm ra lời giải của bài toán làm dở trước khi đi ngủ, một phát minh khoa học được kết luận trong giấc ngủ. Gần đây có nhiều thực nghiệm dạy học ngoại ngữ, dạy vẽ trong giấc ngủ. b. Cấp độ ý thức và tự ý thức. Ở cấp độ ý thức, con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của mình, làm cho hành vi trở nên có ý thức. Tự ý thức là mức phát triển cao của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình thành từ tuổi lên ba. Thông thường tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau: + Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội. + Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá. + Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác. 69
  70. + Có khả ngăng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình. c. Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể. Trong mối quan hệ giao tiếp và hoạt động, ý thức của cá nhân sẽ phát triển dần đến cấp độ ý thức, ý thức nhóm, ý thức tập thể. Ví dụ: Ý thức về gia đình, ý thức về dòng họ, ý thức dân tộc, ý thức nghề nghiệp Trong cuộc sống, khi con người hành động, hoạt động với ý thức cộng đồng, ý thức tập thể, mỗi con người có thêm sức mạnh tinh thần mới mà người đó chưa bao giờ có được khi chỉ hoạt động với ý thức cá nhân riêng lẻ. Tóm lại, các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hoá và bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng và sức mạnh của ý thức. Ý thức thống nhất với hoạt động, hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động. Ý thức chỉ đạo, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, làm cho hoạt động có ý thức. 4. Chú ý - điều kiện của hoạt động có ý thức. a. Chú ý là gì? Một đồ chơi sặc sỡ, phát ra âm thanh lạ có thể làm cho trẻ quay vê hướng có đồ chơi và chăm chú nhìn, nghe. Hiện tượng đó I. Paplốp gọi là phản xạ định hướng. Đó cũng là dạng đơn giản nhất của chú ý. Khi ấy trong não xuất hiện một trung tâm hưng phấn ưu thế tương tự, đảm bảo sự phản ánh rõ ràng về kích thích tác động vào ta. 70
  71. Trong môi trường xung quanh luôn có vô vàn sự vật tác động vào ta, sự quan tâm của mỗi chúng ta khá đa dạng, có thể biến đổi theo thời gian và không gian. Trong điều kiện như vậy, ý thức của con người phải biết lựa chọn, biết tập trung vào đối tượng hay thuộc tính nào dó của sự vật, để tiến hành hoạt động đó, hiện tượng đó được gọi là chú ý. Chú ý là trạng thái tâm lý, là sự tập trung của ý thức vào một đối tượng, sự vật nà đó, để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. Ví dụ: Chăm chú đọc sách ( hoạt động học) Đối tượng: tri thức. Mải mê suy nghĩ ( hoạt động tư duy) Đtượng: Vấn đề đang tư duy. Tập trung nhìn ( hoạt động tr giác nhìn) Đtượng: vật cụ thể. Chăm chú, mải mê, tập trung là những biểu hiện của chú ý. Chú ý là trạng thái tâm lý đi kèm các hoạt động tâm lý khác, làm nền ( phông), làm điều kiện cho hoạt động có ý thức hơn ( giúp cho các hoạt động tâm lý khác diễn ra tốt hơn. Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của nó chính là đối tượng của hoạt động mà nó “đi kèm”). Người kém khả năng chú ý, hay quên gọi là người đãng trí. Nhưng có khi vì hoạt động tâm lý quá tập trung vào cái này, mà quên mất các cái khác, ta gọi là hiện tượng đãng trí bác học. 71
  72. Nhà giáo dục Nga Usinxki đã tổng kết: Đừng có nói, khi người ta chưa chú ý nghe. Người giáo viên phải điều khiển được chú ý của học sinh. Cần phân biệt chú ý thật và vờ chú ý, cũng như không chú ý thật và vờ không chú ý. b. Các loại chú ý. - Chú ý không chủ định: là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần nỗ lực của bản thân, lôi cuốncn vào nội dung và phương thứch tới mức khoái cảm. Chú ý không chủ định là loại chú ý có hiệu quả nhất đối vơi hoạt động nhận thức của con người. Chú ý không chủ định có thể xuất hiện tuỳ thuộc vào một số đặc điểm của kích thích (độ mới lạ của kích thích, cường độ của kích thích, độ hấp dẫn của vật kích thích). - Chú ý có chủ định: là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực của bản thân. - Chú ý “ sau khi có chủ định”: loại chú ý này vốn là chú ý có chủ định, nhưng sau đó do hứng thú với hoạt động mà chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động, trở thành chú ý không chủ định. c. Các thuộc tính cơ bản của chú ý. - Sức tập trung của chú ý: là khả năng chỉ chú ý chủ yếu vào một hoặc một số đối tượng cần thiết cho hoạt động. 72
  73. Ví dụ: Lịch sử dân tộc ta có Phạm Ngũ Lão, ngồi đan sọt mải mê suy nghĩ việc nước đến nỗi khi quânlính của nhà vua lấy giáo đâm vào đùi mới biết. - Sự bền vững của chú ý: là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hoặc một số đối tượng hoạt động. Ví dụ:Trẻ xem phim hoạt hình. - Sự phân phối chú ý: là khả năng trải chú ý ra các đối tượng khác nhau một cách có chủ định ( trong đó có đối tượng tập trung nhiều, có đối tượng tập trung ít). Ví dụ: Giáo viên giảng bài vừa chú ý đến nội dung bài giảng, vừa chú ý quan sát học sinh, giáo án, phân phối thời gian Người đan len vừa nói chuyện, xem ti vi. - Sự di chuyển chú ý: là khả năng di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động. Ví dụ: Chú ý tới môn học này xong chuyển sang môn khác vẫn có thể chú ý được tốt. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tâm lý của con người được hình thành và phát triển như thế nào? 2. Ý thức là gì? Ý thức được hình thành và phát triển như thế nào? Phân biệt ý thức và vô thức? 3. Vì sao nói chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức? Nêu các thuộc tính cơ bản của chú ý. 73