Giáo trình Thiết bị may - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết bị may - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_thiet_bi_may_nghe_may_thoi_trang_trinh_do_trung_c.pdf
Nội dung text: Giáo trình Thiết bị may - Nghề: May thời trang - Trình độ: Trung cấp - Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
- BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH Môn học: Thiết bị may NGHỀ: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 248b/QĐ-CĐNKTCN ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ) Hà Nội, năm 2019
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với việc xuất hiện các thiết bị hiện đại trong công nghiệp nói chung thiết bị gia công ngành Dệt May nói riêng trên toàn thế giới. Trong công nghiệp, ngành may mặc đòi hỏi phát triển với tốc độ cao về năng suất và chất lượng đáp ứng cho xuất khẩu và thị trường tiêu dùng nội địa. Do vậy đòi hỏi việc áp dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại vào trong quá trình sản xuất. May công nghiệp với hàng loạt các trang thiết bị hiện đại cùng các thiết bị cơ khí hóa đến các máy móc được ứng dụng kỹ thuật điện tử, tin học đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tài liệu học tập và giảng dạy của ngành may thời trang trong đào tạo trình độ cao đẳng nghề giáo trình “ Thiết bị may” cung cấp các kiến thức cơ sở hình thành các đường may máy cơ bản, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu chính trong máy may công nghiệp, một số máy may một kim, hai kim thắt nút, máy vắt sổ, thiết bị cắt, là và phương pháp vận hành, nguyên nhân cách khắc phục các dạng hỏng trong máy may công nghiệp. Ngoài ra giáo trình còn đề cập đến một số vấn đề khác nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết bị trong công nghiệp may. Giáo trình “Thiết bị may” có thể dùng làm tài liệu học tập cho học sinh trình độ Trung cấp nghề, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật ngành may và những người quan tâm đến lĩnh vực này. Trong quá trình biên soạn giáo trình chắc chắn còn những vấn đề chưa hoàn chỉnh. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các bạn học sinh, sinh viên và đông đảo các bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Phùng Thị Nụ 2. Biên soạn: Đào Thị Thủy Trần Thị Ngọc Huế
- 3 MỤC LỤC Bài mở đầu GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÁY MAY CÔNG NGHIỆP 8 1. Thiết bị công nghệ may 9 2. Thiết bị gia công nhiệt hơi 10 3. Thiết bị vận chuyển và cữ cuốn gá lắp 10 CHƯƠNG I: CÁC LOẠI MŨI MAY CƠ BẢN 1. Mũi may thắt nút 12 1.1. Định nghĩa 12 1.2. Đặc tính 12 1.3. Vẽ hình 12 1.4. Phạm vi ứng dụng 14 2. Mũi may móc xích đơn. 14 2.1. Định nghĩa 14 2.2. Đặc tính : 14 2.3. Vẽ hình 14 2.4. Phạm vi ứng dụng 16 3. Mũi may móc xích kép. 16 3.1. Định nghĩa 16 3.2. Đặc tính 16 3.3. Vẽ hình 16 3.4. Phạm vi ứng dụng 18 4. Mũi may vắt sổ: 18 4.1. Định nghĩa 18 4.2. Đặc tính 18 4.3. Vẽ hình 18 4.4. Phạm vi ứng dụng: 20 CÂU HỎI CHƯƠNG 1 21 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 21 CHƯƠNG II: THIẾT BỊ MAY CƠ BẢN 1. Máy may 1 kim mũi may thắt nút (Juki DDL5550) 22 1.1. Đặc điểm 23 1.2. Đặc tính kỹ thuật 23 1.3. Cấu tạo chung 23 1.3.1. Đầu máy 24 1.3.2. Bàn máy 24 1.3.3. Chân bàn máy 24 1.3.4. Mô tơ 25 1.4. Một số chi tiết, cụm chi tiết chính của máy 25 1.4.1. Cấu tạo, thông số kỹ thuật của kim máy 25 1.4.2.Cấu tạo, tính năng tác dụng của ổ máy 29 1.4.3. Cấu tạo, tính năng tác dụng của bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu 32 1.4.4. Cấu tạo, tính năng tác dụng của cụm đồng tiền nén chỉ 35 1.5. Nguyên lý hoạt động 37
- 4 1.5.1. Cấu tạo 37 1.5.2. Nguyên lý 37 1.6. Hướng dẫn sử dụng, vận hành và vệ sinh bảo quản máy 49 1.6.1. Kiểm tra hệ thống bôi trơn 49 1.6.2. Lắp kim máy 49 1.6.3. Lắp suốt vào thoi 50 1.6.4. Điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi 50 1.6.5. Điều chỉnh lực ép chân vịt 51 1.6.6. Nâng chân vịt bằng tay 51 1.6.7. Xâu chỉ kim 52 1.6.8. Điều chỉnh lực căng chỉ 52 1.6.9. Chỉnh râu tôm 53 1.6.10. Vận hành máy 54 1.7. Một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng 54 2. Máy may 2 kim mũi may thắt nút 58 2.1. Đặc điểm, tính năng 58 2.2. Đặc tính kỹ thuật 58 2.3. Cấu tạo chung 58 2.4. Hướng dẫn mắc chỉ, sử dụng, vận hành và vệ sinh bảo quản máy 60 2.4.1. Hướng dẫn mắc chỉ 60 2.4.2. Hướng dẫn sử dụng, vận hành và bảo quản máy 61 2.5. Một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng 66 CÂU HỎI CHƯƠNG 2 69 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CHƯƠNG 2 69 YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Error! Bookmark not defined. Chương III THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG 1. Máy vắt sổ (MO - 6700). 71 1.1. Định nghĩa. 71 1.2. Đặc tính. 71 1.3. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của một số chi tiết. 71 1.4. Hướng dẫn mắc chỉ, sử dụng và bảo quản may 77 Câu hỏi ôn tập: 79 2. Máy cắt phá 80 2.1. Định nghĩa. 80 2.2. Đặc tính. 80 2.3. Cấu tạo 80 2.4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản may 81 3. Máy cắt vòng HITAKA 81 3. 1. Định nghĩa. 81 3.2. Đặc tính máy cắt vòng HITAKA. 82 3. 3. Cấu tạo 82 3.4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy. 83 Câu hỏi ôn tập 84 4. Thiết bị là hơi 85
- 5 4.1. Khái niệm 85 4.2. Đặc điểm. 85 4.3. Phạm vi ứng dụng. 85 5. Thiết bị là phom. 86 5.1. Khái niệm 86 5.2.Đặc điểm. 86 5.3.Phạm vi ứng dụng 86 5.4. Một số cầu là được sử dụng trong quá trình là: 88 Câu hỏi ôn tập 89 6. Các loại đồ gá. 89 6.1. Khái niệm: 89 6.2 Các loại đồ gá và công dụng của nó. 90 6.3. Các loại ke cữ đồ gá khác 100 6.4. Phạm vi ứng dụng. 107 Câu hỏi ôn tập 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
- 6 MÔN HỌC: THIẾT BỊ MAY Mã môn học: MHMTT12 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: Vị trí: Môn học Thiết bị may là môn học được bố trí học trước khi học các mô đun công nghệ may đào tạo trình độ Trung cấp nghề May thời trang. Tính chất: + Môn học Thiết bị may là môn học cơ sở bắt buộc, lý thuyết kết hợp với thực hành trên máy nhằm bổ trợ cho các mô đun công nghệ may. Ý nghĩa: + Môn học Thiết bị may có ý nghĩa quan trọng với ngành May thời trang giúp cho người học hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số thiết bị may, thiết bị là, đồ gá ke cữ trong sản xuất. Vai trò: + Giúp cho người học phương pháp vận hành, sử dụng và vệ sinh, bảo quản một số thiết bị may. Mục tiêu của môn học: +Về kiến thức Nhận biết được một số mũi may cơ bản như mũi may thắt nút, móc xích đơn, móc xích kép, vắt sổ; Trình bày được đặc điểm, tính năng và phân loại chính xác một số máy may công nghiệp cơ bản; +Về kỹ năng Phân loại được các thiết bị cắt, thiết bị là và các loại đồ gá, ke cữ; Vận hành được một số máy may công nghiệp cơ bản như máy 1 kim, 2kim đúng yêu cầu kỹ thuật; + Về năng lực tự chủ và trách nhiệm. Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức bảo đảm an toàn cho người sử dụng và thiết bị.
- 7 Nội dung của môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Thực Kiểm tra* Tên chương/mục Tổng Lý TT hành (LT hoặc số thuyết Bài tập TH) Bài mở đầu: Giới thiệu khái quát về máy 1 1 may công nghiệp I Các loại mũi may máy cơ bản 2 2 Mũi may thắt nút 0,5 0,5 Mũi may móc xích đơn 0,5 0,5 Mũi may móc xích kép 0,5 0,5 Mũi may vắt sổ 0,5 0,5 II Thiết bị may cơ bản 16,5 15,5 0 1 Máy may 1 kim mũi may thắt nút 9 9 0 Máy may 2 kim mũi may thắt nút 6,5 6,5 0 Kiểm tra 1 1 III Thiết bị chuyên dùng, thiết bị phụ trợ 9,5 8,5 1 Máy vắt sổ 3 3 Máy cắt phá 2,25 2,25 Máy cắt gọt 1,25 1,25 Thiết bị là hơi 1 1 Các loại đồ gá, ke cữ 1 1 Kiểm tra 1 Thi kết thúc môn học 1 1 Cộng 30 17 3
- 8 Bài mở đầu GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÁY MAY CÔNG NGHIỆP Lịch sử phát triển thiết bị may công nghiệp gắn liền với việc phát triển máy may. Ngay từ khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra ở châu Âu, các nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng đòi hỏi nghành may phảy có nhiều máy móc, thiết bị được chuyên môn hóa cao để rút ngắn thời gian, vưa thực hiện được các yêu cầu kỹ thuật phức tạp trên sản phẩm. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18 người ta đã tìm ra cách cơ giới hóa công việc may khi sản suất quần áo. Nhưng những thử nghiện cơ giới hóa phỏng theo may tay đã không đem lại kết quả vì kim loại may cùng chỉ phải xuyên qua vải, và để tạo nên mũi may mới thì kim và chỉ phải được kéo trở lại. chỉ đến lúc có hai phát kiến quan trọng chuyển lỗ kim từ đốc kim lên sát mũi kim và bắt lấy vòng chỉ xuyên qua vải từ phía dưới, sau đó thắt lại (hoặc móc lại) với nhau, dẫn đến những kết cấu máy may có thể dùng được. Từ đó ngành may công nghiệp bắt đầu phát triển mạnh mẽ với các phát minh trình tự dưới đây. Năm 1790 Thomas Saint (Người Anh) phát minh ra máy may móc xích một chỉ. Năm 1830 Barthelemy Thiemonier (Người Pháp) đã sản xuất được máy may móc xích 1 chỉ Năm 1845 Elias Howe (Người Mỹ) đã được cấp bằng sáng chế cho máy may thắt nút 2 chỉ dùng dạng thoi thuyền. Năm 1830 Balthasar Krems (Người Đức) phts minh ra máy may móc xích 1 chỉ với cơ cấu kim có lỗ gần mũi và bộ phận tạo múi có dạng chảo hình cung. Tất cả các phát minh riền lẻ kể trên có ít giá trị và chỉ cơ khí hóa một phần nhỏ của công việc may. Mãi đến năm 1850 Merrit Singer (Người Mỹ) mới đưa vào sản xuất hàng loạt những máy may hoàn chỉnh và có giá trị thực tiễn cao, dựa vào phát minh của Howe (Singer đã không chia phần lợi nhuận cho Howe). Năm 1876 Muler phát minh ra thoi nửa chu kỳ tạo nền tảng cho việc chế tạo thành công chiếc máy may gia đình hiện nay. Năm 1882 Banos Kayser phát minh ra máy may zic zắc Ngày nay người ta đã thiết kế ra được các loại máy may được chuyên môn hóa theo một loại hình công việc đặc biệt, có năng suất cao như máy may nhiều kim, máy đính, máy thùa, máy vắt sổ và các loại máy chuyên dụng khác được tự động hóa một phần hoặc toàn bộ. Từ đó nhất là ngành may công nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ, thực hiện được đủ loại trang phục có yêu cầu kỹ
- 9 thuật phức tạp với sản lượng hành loạt lớn có chất lượng đáp ừng được nhu cầu may mặc hiện nay. 1. Thiết bị công nghệ may a. Định nghĩa máy may: Máy may là loại máy dùng để may 2 hay nhiều lớp nguyên liệu lại với nhau bằng 2 hệ thống chỉ trên và chỉ dưới. b. Phân loại: + Phân loại theo dạng mũi may - Máy may mũi may móc xích đơn - Máy may mũi thắt nút - Máy may mũi may vắt sổ - Máy may mũi may trần diễu + Phân loại theo hình dáng máy - Máy may bằng dùng để may tất cả các chi tiết có dạng mặt phẳng - Máy may đòn dọc: may các chi tiết có dạng ống mà đường may song song dọc theo ống thường gặp ở các máy cuốn ống. - Máy may đòn ngang: may các chi tiết có dạng ống nhưng đường may ngang với đường dọc trục ống - Máy may trụ: May các chi tiết có dạng ống, nhưng đường may được thực hiện ở ở đáy ống. + Phân loại theo độ phức tạp của kỹ thuật Máy may gia đình: Tốc độ may có n 1000 vòng/phút Chia làm 2 loại: + Máy may có tốc độ thấp n 4000 vòng/phút Máy may tự động: Các mũi may được sắp xếp theo 1 chương trình cho trước và làm việc theo đúng chương trình đã sắp xếp. Loại máy này gồm có các máy chuyên dùng như máy thùa khuy, đính cúc, máy đính bọ . . . - Máy tự động: toàn bộ quá trình gia công sản phẩm may được tự động hóa hòan toàn, tất cả các khâu chức nang của máy đều được tự động hóa. Người ta chia ra 6 nhóm chức năng ở các loại máy bao gồm các nhóm: Công tác Động lực Chuyển động Điều khiển Thao tác chi tiết gia công Đo lường kiểm tra - Máy bán tự động: Hai nhóm cuối cùng không được tự động hóa đó là thao tác chi tiết gia công và đo lường kiểm tra
- 10 + Phân loại theo nguyên liệu may - Máy may vải dệt thoi - Máy may vải dày và rất dày - Máy may vải mỏng - Máy may vải trung bình - Máy may vải dệt kim - Máy may da và giả da - Máy may cao su 2. Thiết bị gia công nhiệt hơi Trong quá trình sản xuất, sản phẩm gia công nhiệt hơi đóng vai trò quan trọng, nó sảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhờ gia công nhiệt hơi sản phẩm tạo ra có được hình dạng cần thiết làm phẳng vải và đường may. Gia công nhiệt hơi được dùng trong các nguyên công dán các chi tiết (ép mex), cắt, cắt nóng chảy 1 số chi tiết làm bằng vật liệu hóa học. Gia công nhiệt hơi cho khả năng làm giảm ứng suất trong các sợi vải, xuất hiện trong chúng khi chế tạo sản phẩm. Chọn chế độ gia công nhiệt hơi phụ thuộc vào tính chất của vải và quy luật thay đổi của nó dưới ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ và tác dụng cơ học. Trong công nghiệp may thường dùng 3 dạng gia công nhiệt hơi sau: hấp, là phẳng, ép Hấp: Khi hấp làm giảm đáng kể ứng suất trong sợi sinh ra trong quá trình gia công ở các nguyên công trước. Mục đích của nguyên công này là làm giảm sự co của sợi là phẳng: bề mặt nguyên liệu dưới áp lực nào đó được làm phẳng ép: Khi ép các chi tiết gia công được làm ẩm sơ bộ hoặc phần sản phẩm được ép với áp lực lớn. Dạng gia công này cho nanưg suất cao hơn, chất lượng tốt hơn so với nguyên công là phẳng. Nhiều nguyên công là phẳng có thể thay thế bằng nguyên công ép. Để thực hiện các dạng gia công nhiệt hơi, có thể dùng các thiết bị sau: - Thiết bị hấp - Thiết bị là phẳng: bàn là điện, bàn là điện có bình phun hơi nước, là hơi theo hình dáng sản phẩm may. - Thiết bị ép: Máy cắt khí nén áp lực trung bình và áp lực lớn, máy ép thủy lực. 3. Thiết bị vận chuyển và cữ cuốn gá lắp a. Thiết bị vận chuyển cơ khí hóa, bán tự động hoặc tự động hóa - Các xe đẩy nguyên phụ liệu may
- 11 - Các băng chuyền vận chuyển bán thành phẩm gia công giữa các nguyên công - Các loại máy nâng chuyển - Các loại thang di động b. Cữ cuốn gá lắp Cữ cuốn gá lắp là 1 bộ phận cần thiết đối với các thiết bị may. Nhiều thiết bị may có sử dụng cữ cuốn gá lắp làm tăng nanưg suất và chất lượng gia công - Gá lộn cổ kim - Gá cuốn gấu - Gá cuốn nẹp - Gá cuốn thép tay - Cữ viền mép - Cữ thùa, cữ đính cúc - Gá cuốn phải, gá cuốn trái .
- 12 CHƯƠNG I: CÁC LOẠI MŨI MAY CƠ BẢN Mã chương: MHMTT 12-01 Giới thiệu: Sản phẩm may mặc đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, ngoài việc bảo vệ cơ thể tránh thời tiết khắc nghiệt còn khắc phục được các khuyết điểm trên cơ thể người. Giúp chúng ta tự tin hơn với các công việc hàng ngày, Để cấu thành nên một sản phẩm may đẹp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật phải trải qua nhiều công đoạn may trên nhiều thiết bị may và các dạng mũi may khác nhau, Các loại mũi may khác nhau tạo nên sản phẩm có ve đẹp khác nhau. Mục tiêu: Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của các loại mũi may cơ bản; Vẽ được mũi may thắt nút, móc xích đơn, móc xích kép, vắt sổ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong quá trình học tập. Nội dung chính: 1. Mũi may thắt nút Mục tiêu: Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi may thắt nút; Vẽ được mũi may thắt nút đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong quá trình học tập. 1.1. Định nghĩa Là dạng mũi may được thực hiện bởi một chỉ của kim cùng một chỉ của ổ tạo thành các nút thắt liên kết với nhau ở giữa hai lớp nguyên liệu. 1.2. Đặc tính - Rất bền chặt. - Hình dạng hai mặt giống nhau thuận tiện cho việc thao tác công nghệ. - Hướng tạo mũi thực hiện cả 2 chiều. - Bộ tạo mũi may phức tạp chiếm nhiều không gian. - Chỉ dưới bị giới hạn (phải đánh suốt). - Đường may kém đàn hồi, dễ bị đứt chỉ khi kéo dãn đường may. 1.3. Vẽ hình a. Kết cấu đường may
- 13 Hình I.1: Kết cấu mũi may thắt nút b. Quy trình tạo mũi Hình I.2: Quy trình tạo mũi may thắt nút Giai đoạn 1 Khi kim đến điểm thấp nhất, tạo vòng chỉ ở lỗ kim. Mỏ ổ quay tới bắt lấy vòng chỉ kim Giai đoạn 2 Kim rút lên khỏi mặt nguyên liệu. Ổ mang vòng chỉ kim quay làm rộng vòng chỉ ra. Giai đoạn 3 Vòng chỉ kim choàng qua ruột ổ. Giai đoạn 4 Kim tiếp tục đi lên. Mỏ ổ nhả vòng chỉ ra. Giai đoạn 5
- 14 Răng cưa đẩy vải đi. Cần giật chỉ kéo chỉ trên lên thu hồi lượng chỉ thừa đồng thời thắt chặt mũi may vừa tạo ra. 1.4. Phạm vi ứng dụng - Dùng cho tất cả những loại máy may bằng đường thẳng, dùng cho các loại nguyên liệu dệt thoi, da và bạt. - Dùng cho các loại máy may chuyên dùng và máy may đường thẳng mà không hạn chế không gian. Hiện nay mới chỉ có máy may 2 kim, 2 ổ tạo hai đường may thắt nút song song. 2. Mũi may móc xích đơn. Mục tiêu: Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi may móc xích đơn; Vẽ được mũi may móc xích đơn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong quá trình học tập. 2.1. Định nghĩa Là dạng mũi may được thực hiện bởi một chỉ của kim, tự tạo thành những mắc xích khóa với nhau ở mặt dưới của nguyên liệu may. 2.2. Đặc tính : - Có độ đàn hồi lớn, dùng rất thích hợp cho các nguyên liệu có tính co giãn lớn. - Bộ tạo mũi đơn giản ít chiếm không gian, do đó máy có kết cấu rất gọn nhẹ. - Độ bền kém, dễ bị tuột chỉ, khắc phục bằng cách dùng thêm cụm đồng tiền phụ. - Hướng tạo mũi bị phụ thuộc vào móc nên không thực hiện được mũi may lùi. 2.3. Vẽ hình a. Kết cấu đường may Hình I.3: Kết cấu mũi may móc xích đơn
- 15 b. Quy trình tạo mũi Hình I.4: Quy trình tạo mũi may móc xích đơn Giai đoạn 1 Kim mang chỉ xuyên qua lớp nguyên liệu xuống điểm thấp nhất, sau đó đi lên khoảng 2 – 2,5cm tạo vòng chỉ ở rãnh vát trên lỗ kim. Mỏ ổ quay tới bắt lấy vòng chỉ kim Giai đoạn 2 Kim đi lên khỏi mặt nguyên liệu. Móc chỉ quay đi một góc 900, giữ vòng chỉ kim ở trên thân móc. Răng cưa ở phía sau ép sát nguyên liệu và bàn ép để chuẩn bị đẩy nguyên liệu. Giai đoạn 3 Kim đi lên khỏi nguyên liệu, răng cưa đẩy nguyên liệu đi bằng chiều dài mũi may, móc chỉ tiếp túc lồng rộng vòng chỉ và quay đi 1800. Giai đoạn 4 Kim tiếp tục đi xuống, mỏ móc quay 2700 đồng thời giữ vòng chỉ ở dưới, răng cưa sau khi đẩy tạo được chiều dài mũi may hạ xuống thấp để chuẩn bị lùi về. Giai đoạn 5 Kim đi xuống vị trí thấp nhất của hành trình rồi lại đi lên tạo ra vòng chỉ mới. Móc chỉ quay hết một vòng tiếp tục bắt vòng chỉ mới. Giai đoạn 6 Kim đi lên, móc tiếp tục bắt lấy vòng chỉ thứ 2 của kim để kéo chỉ kim lồng qua vòng chỉ móc đang giữ vòng chỉ thứ nhất và từ từ nhả chỉ móc đang giữ. Dưới tác dụng của việc kéo chỉ kim của vòng chỉ thứ nhất thu ngắn lại tạo vòng xích ép sát mặt dưới nguyên liệu may. Cứ như vậy quá trình tiếp theo được lặp lại khi kim tạo vòng chỉ thứ 3 móc lại lấy vòng chỉ thứ 3 lồng vào vòng chỉ thứ 2.
- 16 2.4. Phạm vi ứng dụng - Dùng để may đường thẳng - Dùng nhiều trong các loại máy may dấu mũi - Dùng cho một số máy chuyên dùng như máy thùa, máy đính cúc. - Dùng cho các loại khâu miệng bao. 3. Mũi may móc xích kép. Mục tiêu: Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi may móc xích kép; Vẽ được mũi may móc xích kép đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong quá trình học tập. 3.1. Định nghĩa Là dạng mũi may do một chỉ của kim cùng với một chỉ của móc khoá với nhau thành những móc xích nằm giữa hai lớp nguyên liệu . 3.2. Đặc tính - Mũi may có độ đàn hồi lớn . - Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian . - Chỉ không bị giới hạn. - Mũi may có độ bền ổn định. - Bị phụ thuộc vào hướng may do đó chỉ thực hiện được một chiều. -Tiêu hao nhiều chỉ. 3.3. Vẽ hình a. Kết cấu đường may Hình I.5: Kết cấu mũi may móc xích kép b. Quy trình tạo mũi
- 17 Hình I.6: Quy trình tạo mũi may móc xích kép Giai đoạn1 Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi xuống đến vị trí thấp nhất. Khi kim rút lên tạo vòng chỉ ở lỗ kim. Móc mang chỉ dưới bắt lấy vòng chỉ kim. Ở thời điểm này kim may nằm trước móc may. Giai đoạn 2 Móc tiếp tục tiến lên, đồng thời vẫn giữ vòng chỉ kim. Khi kim rút đến tận cùng trên thì răng cưa đẩy nguyên liệu, vòng chỉ móc và vòng chỉ kim tạo thành một tam giác. Giai đoạn 3 Kim lại xuyên qua nguyên liệu vào tam giác chỉ. Ở thời điểm này móc nằm trước kim. Giai đoạn 4 Móc lùi lại, vòng chỉ kim tuột ra khỏi móc đồng thời ôm lấy vòng chỉ móc lúc này đang bị kim giữ. Kim tiếp tục đi xuống, chỉ kim xiết lấy chỉ móc tạo thành mũi móc xích hai chỉ. Giai đoạn 5 Khi kim đi từ dưới lên tạo thành vòng chỉ thứ hai, móc đi từ phải sang trái lấy vòng chỉ kim. Kết thúc quá trình tạo thành một mũi may. Quá trình tạo thành mũi may tiếp theo được lặp lại theo chu kỳ.
- 18 3.4. Phạm vi ứng dụng Ứng dụng cho tất các loại máy may đường thẳng, cho tất cả các loại nguyên liệu. Đặc biệt ứng dụng cho các loại máy có nhiều đường may thẳng song song (các dạng mũi may khác không thực hiện được). Dùng trong các loại máy chuyên dùng không có yêu cầu bước may quá nhỏ. 4. Mũi may vắt sổ: Mục tiêu: Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi may vắt sổ; Vẽ được mũi may vắt sổ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong quá trình học tập. 4.1. Định nghĩa Là loại mũi may được phát triển từ dạng mũi may mắc xích dùng một hoặc hai chỉ kim với không hoặc một hoặc hai chỉ móc tạo những mắt xích liên kết với nhau ở mắt trên, mặt dưới và mép nguyên liệu may. 4.2. Đặc tính - Độ đàn hồi mũi may lớn. - Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian. - Chỉ không bị giới hạn. - Có thể bọc gữi mép cắt của sản phẩm. - Đòi hỏi cơ cấu xén mép. - Chỉ thực hiện được một chiều ở mép chi tiết sản phẩm. 4.3. Vẽ hình a. Kết cấu đường may Hình I.7: Kết cấu mũi may vắt sổ b. Quy trình tạo mũi
- 19 Hình I.8: Quy trình tạo mũi may Giai đoạn 1 Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi xuống đến vị trí thấp nhất. Khi kim rút lên tạo vòng chỉ ở rãnh vát trên lỗ kim. Móc chỉ trên (móc chỉ phải) ở tận cùng phải, móc chỉ dưới (móc chỉ trái) ở tận cùng trái mang chỉ chuyển động sang phải đi vào vòng chỉ kim. Giai đoạn 2
- 20 Khi kim rút lên trên, móc chỉ dưới tiếp tục chuyển động sang phải đi vào vòng chỉ kim. Móc trên bắt đầu chuyển động sang trái, vòng chỉ kim để lại trên thân móc dưới. Giai đoạn 3 Móc dưới tiếp tục chuyển động sang phải, móc trên chuyển động sang trái để lấy chỉ móc dưới. Kim đi lên vị trí tận cùng trên lại đi xuống, răng cưa đẩy nguyên liệu đi bằng chiều dài một mũi may. Giai đoạn 4 Móc trên chuyển động sang tận cùng trái, kim xuống lần 2 cách lần trước một đoạn bằng một mũi may và đi vào vòng chỉ của móc trên (đi vào tam giác chỉ được tạo thành giữa chỉ của móc trên và chỉ kim). Móc dưới bắt đầu chuyển động sang trái. Giai đoạn 5 Khi kim đi xuống giữ vòng chỉ móc trên ở trên thân kim, móc dưới tiếp tục về tận cùng trái, móc trên chuyển động về tận cùng phải, vòng chỉ của móc dưới tuột khỏi móc trên, vòng chỉ kim tuột khỏi móc dưới. Kim xuống tận cùng dưới đi lên tạo thành vòng chỉ thứ 2, móc trên chuyển động từ trái sang phải lồng vào vòng chỉ kim. Quá trình tạo thành mũi may tiếp theo được lặp lại theo chu kỳ. 4.4. Phạm vi ứng dụng: Đường may vắt sổ dùng để bọc viền hoặc cuốn mép cắt chi tiết sản phẩm cho tất cả nguyên liệu. Đặc biệt là để cuốn mép cho các loại sản phẩm thuộc loại nguyên liệu có độ đàn hồi lớn như thun.
- 21 CÂU HỎI CHƯƠNG 1 1. Trình bày định nghĩa, đặc tính và vẽ hình mũi may thắt nút? 2. Trình bày quy trình tạo mũi, phạm vi ứng dụng mũi may thắt nút (Vẽ hình minh họa)? 3. Trình bày định nghĩa, đặc tính và vẽ hình mũi may móc xích đơn? 4. Trình bày quy trình tạo mũi, phạm vi ứng dụng mũi may móc xích đơn (Vẽ hình minh họa)? 5. Trình bày định nghĩa, đặc tính và vẽ hình mũi may móc xích kép? 6. Trình bày quy trình tạo mũi, phạm vi ứng dụng mũi may móc xích kép (Vẽ hình minh họa)? 7. Trình bày định nghĩa, đặc tính và vẽ hình mũi may vắt sổ? 8. Trình bày quy trình tạo mũi, phạm vi ứng dụng mũi may vắt sổ (Vẽ hình minh họa)? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Câu 1: Xem mục 1.1; 1.2; 1.3 trang 14, hình vẽ I.1: Kết cấu mũi may thắt nút trang 15 Câu 2: Xem mục b trang 15 và hình I.2: Quy trình tạo mũi may thắt nút; mục 1.4 trang 16 Câu 3: Xem mục 2.1; 2.2; 2.3 trang 16, hình vẽ I.3: Kết cấu mũi may móc xích đơn trang 16 Câu 4: Xem mục b trang 17 và hình I.4: Quy trình tạo mũi may móc xích đơn; mục 2.4 trang 18 Câu 5: Xem mục 3.1; 3.2; 3.3 trang 18, hình vẽ I.5: Kết cấu mũi may móc xích kép trang 18 Câu 6: Xem mục b trang 19 và hình I.6: Quy trình tạo mũi may móc xích kép; mục 3.4 trang 20 Câu 7: Xem mục 4.1; 4.2; 4.3 trang 20, hình vẽ I.7: Kết cấu mũi may vắt sổ trang 18 Câu 8: Xem mục b trang 22 và hình I.8: Quy trình tạo mũi vắt sổ; mục 4.4 trang 22
- 22 CHƯƠNG II: THIẾT BỊ MAY CƠ BẢN Mã chương: MHMTT12-02 Giới thiệu: Máy may là loại máy dùng chỉ để kết nối nguyên liệu với nhau, tạo thành sản phẩm may theo yêu cầu công nghệ. Có rất nhiều loại máy may có chức năng chuyên dùng cho một loại vật liệu như hàng dệt thoi, dệt kim, da chuyên dùng cho một loại sản phẩm như cuốn ống, may 2 đường thẳng song song . Máy sử dụng các loại mũi may như thắt nút, móc xích, chần diễu v.v trong đó, may may bằng sử dụng mũi may thắt nút là được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp may. Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất máy may với các thiết kế khác nhau về kiểu dáng, hình thức. Tuy nhiên, dù có đặc điểm khác nhau nhưng máy vẫn thực hiện các yêu cầu công nghệ khi thiết kế bao gồm các bộ phận cơ bản cụ thể: - Bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu: Bao gồm bàn ép, cơ cấu răng cưa đẩy vải - Bộ phận tạo mũi: gồm kim và các chi tiết bắt mũi móc may, ổ móc - Cơ cấu thay đổi độ dài mũi may và lại mũi - Hệ thống cung cấp chỉ - Hệ thống bôi trơn - Các bộ phận truyền động tới các chi tiết Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm, đặc tính kỹ thuật, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy may 1 kim, 2 kim mũi may thắt nút; Sử dụng, vận hành được máy may 1 kim, 2 kim đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn; Biết vệ sinh bảo quản máy và khắc phục được một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng; Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chuyên cần trong quá trình học tập. Nội dung chính: 1. Máy may 1 kim mũi may thắt nút (Juki DDL5550) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm, đặc tính kỹ thuật, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy may 1 kim mũi may thắt nút Juki DDL5550; Sử dụng, vận hành được máy may 1 kim Juki DDL5550 đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn; Biết vệ sinh bảo quản máy và khắc phục được một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng;
- 23 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chuyên cần trong quá trình học tập. 1.1. Đặc điểm Máy may bằng một kim Juki DDL5550 thực hiện đường may thắt nút có tốc độ cao, may được tất cả các loại nguyên liệu. Do đặc tính của đường may thắt nút là bền chặt, chỉ trên chỉ dưới giống nhau, độ đàn hồi kém nên dùng cho các loại nguyên liệu co giãn. Máy thực hiện đường may cả hai chiều may tiến và lại mũi đảm bảo cùng một bước đẩy. Việc lại mũi tại hai đầu đường may đảm bảo yêu cầu công nghệ gia công sản phẩm. 1.2. Đặc tính kỹ thuật Khả năng may: may vật liệu trung bình. Tốc độ máy: max 4500mũi/ phút, trung bình 4000mũi/phút. Chiều dài mũi may: max 5mm. Độ rộng bàn ép: max 13mm (bằng gạt gối). Kim máy: DB x1# 9 – 18. Bơm trơn: cưỡng bức bằng bơm dầu. Động cơ điện: 400w hoặc 3 pha. Dầu bôi trơn: Juki New Defrix số 1. Dây đai. M41. 1.3. Cấu tạo chung - Đầu máy - Bàn máy - Chân máy - Mô tơ
- 24 Hình II.1: Cấu tạo chung máy may một kim thắt nút 1.3.1. Đầu máy Đầu máy may chia làm 2 phần: Phần thân máy Phần đế máy a) Phần thân máy: thường đặt nổi bên trong có cơ cấu trụ kim, cần giật chỉ và hệ thống phân phối chuyển động tới các khu vực khác b) Phần đế máy Thường là vị trí thao tác công nghệ chứa các bộ phận tạo mũi như trục, ổ, cơ cấu đẩy, móc . . . Các bộ phận chính của đầu máy: + Bộ trục chính: để tiếp nhận và phân phối chuyển động tới các cơ cấu chấp hành. Trục chính thường là trục trơn. + Bộ trụ kim: Cần giật chỉ để tạo chuyển động cho kim máy và cần giật chỉ nhằm cung cấp và xuyên chỉ qua nguyên liệu may + Bộ tạo mũi: là bộ phận kết hợp với kim để tạo mũi may tùy theo loại máy mà các bộ tạo mũi sẽ khác nhau. + Bộ phận đẩy: là bộ phận để tạo chiều dài bước may thường máy sử dụng bộ răng cưa, bàn ép, ru lô kéo hoặc con lăn. 1.3.2. Bàn máy Bàn máy có nhiệm vụ đỡ đầu máy, gắn động cơ đỡ nguyên liệu may Bàn máy là 1 tấm phẳng hình chữ nhật được gắn chạt vào chân bàn. Mặt bàn làm bằng gỗ ép để giảm rung động và chống cong vênh. Trên mặt bàn có phủ 1 lớp vật liệu có hệ số ma sát nhỏ để nguyên liệu may dễ trượt. Trên đó có khoét 1 lỗ hình chữ nhật lớn để lắp đặt đầu máy. ở bốn góc của lỗ có đặt 4 miếng đệm cao su để đỡ đầu máy, làm giảm rung động của đầu máy truyền xuống mặt bàn. Đầu máy được lắp khớp bản lề vào mặt bàn máy. Kích thước mặt bàn thường là: 1050 x 550 mm hay 1100 x 600 mm, dày 30 - 40 mm. 1.3.3. Chân bàn máy Chân bàn máy có nhiệm vụ đỡ bàn máy Chân bàn máy thướng được đúc liền bằng gang hoặc lắp ghép. Chân bàn máy có 4 chân và những thanh ngang, các thanh ngang làm tăng độ cứng vững và ổn định của chân bàn máy, các chân bàn được lắp ghép bằng bulông có thể điều chỉnh được vị trí cao thấp của mặt bàn tuỳ theo người sử dụng. Dưới chân bàn có gắn đệm cao su để giảm chấn động từ chân bàn đến nền xưởng.
- 25 1.3.4. Mô tơ Sử dụng các loại mô tơ chạy liên tục, động cơ được khởi động trước khi may và chạy liên tục suốt thời gian mở máy. Chuyển động quay của trục động cơ được truyền cho máy thông qua cơ cấu truyền động. 1.4. Một số chi tiết, cụm chi tiết chính của máy 1.4.1. Cấu tạo, thông số kỹ thuật của kim máy 1.4.2.1. Khái niệm Kim máy là chi tiết rất quan trọng có công dụng mang chỉ xuyên qua nguyên liệu để phối hợp với các chi tiết bắt mũi tạo thành mũi may. Tuỳ theo dạng mũi may khác nhau mà người ta sử dụng các chi tiết bắt mũi khác nhau do đó có các loại kim tương ứng. 1.4.2.2. Cấu tạo - Đốc kim - Thân kim - Mũi kim a) Đốc kim: Là phần gắn vào trụ kim
- 26 Mặt cắt ngang Đốc kim Mũi kim phóng to Phần hình côn Rãnh ngắn Rãnh dài Thân dưới Đường kính Nm Rãnh ngắn Lỗ kim Mũi kim Mặt trước Mặt sau Hình II.2: Cấu tạo kim máy Đốc kim thường có tiết diện tròn, có hoặc không vạt một bên. Đầu đốc kim có nhiều dạng như côn vát, chỏm cầu, nhọn. Đốc kim dẹt có tiết diện tròn, vạt dọc 1 phía, phần vạt thường nằm bên rãnh ngắn của kim. Khi lắp kim phải đặt phần vạt luôn luôn xoay về phía mỏ ổ. Loại này thường sử dụng trong máy may gia đình để lắp kim. Đốc kim tròn: được sử dụng trong máy may công nghiệp để tiện việc điều chỉnh kim.
- 27 Tuỳ theo độ lớn của kim mà đốc kim có đường kính to hay nhỏ. Với kim hệ mét thường có 2 cỡ đốc kim 1,6 và 2,0 Cỡ 1,6 có đường kính đầu đốc kim từ 1,6 đến 1,7 mm Cỡ 2,0 có đường kính đầu đốc kim từ 2,0 đến 2,1 mm Chiều dài đốc kim có ảnh hưởng lớn đến độ bền của kim. Khi làm việc kim chịu rung động và nhiệt độ sinh ra do ma sát giữa kim và nguyên liệu may. Các yếu tố này làm giảm độ bền của kim. b) Thân kim là phần chính để mang chỉ xuyên qua nguyên liệu, thông thường thân kim có dạng trụ tròn, có 2 rãnh chạy dọc ở 2 phía đối diện nhau của thân kim. Hai rãnh này thường một rãnh dài, một rãnh ngắn hoặc cả hai cùng dài. Cuối thân kim là lỗ kim. ở trên lỗ kim phía bên rãnh ngắn thường có vạt lõm vào thân kim. + Rãnh dài: chạy suốt từ đốc kim tới lỗ kim, có công dụng chứa chỉ khi kim xuyên qua nguyên liệu. Nhờ nằm lọt trong rãnh nên chỉ giảm ma sát với nguyên liệu khi đâm xuyên qua nguyên liệu, đồng thời để chỉ thoát xuống dễ dàng khi mỏ ổ đã lấy vòng chỉ kim trong khi kim còn chưa rút lên khỏi nguyên liệu. Nhờ vậy mà chỉ không bị tưa sợi, bị đứt hay bị xô lệch. Tuỳ theo độ lớn của thân kim mà rãnh có độ sâu rộng tương ứng. + Rãnh ngắn: chạy từ lỗ kim tới vạt thoát mỏ ổ, rãnh ngắn cũng có tác dụng như rãnh dài. + Lỗ kim: Là nơi xâu chỉ của kim. Kích thước của lỗ kim phụ thuộc vào kích thước thân kim, thân kim lớn thì lỗ kim cũng lớn. + Vạt thoát mỏ ổ: Là chỗ vạt lõm nằm phía trên lỗ kim và rãnh ngắn. Có tác dụng để dễ bắt mũi, mỏ ổ được điều chỉnh nằm sát kim, nhờ vạt lõm này mà mỏ ổ không chạm vào thân kim nên gọi là vạt thoát mỏ ổ. Hình dạng vị trí, kích thước của vạt lòm tuỳ thuộc vào loại kim chuyên dùng cho từng chủng loại máy. c) Mũi kim Mũi kim là phần kim để đục xuyên qua nguyên liệu. Tuỳ thuộc vào chủng loại nguyên liệu và chức năng công nghệ của máy mà mũi kim có hình dạng và kích thước khác nhau Đầu Kí Hình dạng của đầu kim Hình dạng Ứng dụng và đặc mũi hiệu mặt cắt điểm kim mũi kim Dạng SPI Dùng cho vải mỏng, mũi kim da mỏng nhọn
- 28 Dạng R Dùng cho vải mũi kim thường chuẩn Kim BUT Dùng để đính cúc dạng cúc Mũi S Mảnh sắc, mũi kim mảnh hình tròn J, sử dụng cho vải dệt kim cao cấp Mũi J Sử dụng cho vải dệt tròn J kim, phù hợp với chất lượng tiêu chuẩn Mũi B Dùng cho vải dệt tròn B kim thô. Đường kính của mũi kim bằng 1/5 đường kính chân kim Mũi U Dùng cho dệt và tròn U đan. Đường kính mũi kim bằng 1/3 đường kính chân kim Mũi Y Dùng cho vật liệu co tròn Y giãn. Đường kính mũi kim bằng 1/2 đường kính chân kim Mũi LL, Mũi kim nghiêng phẳng LR 450 Dùng cho nguyên liệu da Mũi kim nghiêng 450 theo chiều ngược lại 1.4.2.3. Thông số kỹ thuật của kim
- 29 a. Chủng loại kim Tuỳ thuộc vào chức năng công nghệ và kết cấu của máy mà mỗi loại máy có 1 loại kim riêng của nó. Ta gọi là chủng loại kim của máy. Các chủng loại kim khác nhau có hình dạng và kích thước khác nhau. Về hình dạng chúng khác nhau ở rãnh kim, đốc kim, lỗ kim và mũi kim. Do đó phải sử dụng kim đúng chủng loại nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sản phẩm hoặc hư hỏng các chi tiết máy. b. Chỉ số kim Là con số biểu diễn kích thước thân kim, đó là độ to nhỏ của kim. Đây là thông số được tiêu chuẩn hoá sử dụng chung cho tất cả chủng loại kim. Chỉ số kim được ghi trên đốc kim. Cách đọc chỉ số kim trên đốc kim: Con số ghi trên đốc kim là chỉ số kim Đường kính thân kim được tính theo công thức: 2hk = chỉ số kim x 1 đvcsk 2hk : đường kính thân kim đvcsk: đơn vị chỉ số kim, có trị số thuộc hệ đơn vị của nơi sản xuất c. Cách chọn kim Chọn kim theo độ dày nguyên liệu may và độ lớn của chỉ (Chỉ số chỉ) Có hai cách chọn chỉ số kim: + Chọn theo nguyên liệu - Nguyên liệu càng mỏng, chỉ số kim càng nhỏ - Nguyên liệu càng dày, chỉ số kim càng to - Nguyên liệu đanh cứng, chỉ số kim lớn + Chọn theo chỉ - Chỉ to, chỉ số kim lớn - Chỉ nhỏ, chỉ số kim nhỏ 1.4.2.Cấu tạo, tính năng tác dụng của ổ máy 1.4.2.1. Cấu tạo Ổ móc trong các máy may thắt nút là bộ phận quan trọng dùng để lồng chỉ trên vào chỉ dưới để tạo thành nút thắt. Hình dưới trình bày các chi tiết cơ bản của ổ móc nằm ngang trong các máy một kim thắt nút.
- 30 Hình II.3: Cấu tạo cơ cấu ổ móc máy may một kim thắt nút Trong đó: A- nõn ổ - là bộ phận chứa thoi và suốt. B- kẹp nõn ổ - dùng để định vị nõn ổ và chống rối chỉ. C- tấm kẹp ngoài – dùng để chỉ và đánh rộng vòn chỉ để luồn chỉ trên qua phần nõn ổ. D- phần thân ổ – có chứa mỏ móc, được gắn vào trục quay để móc chỉ trên và lồng qua nõn ổ. 1.4.2.1. Tính năng tác dụng của ổ máy Tuỳ theo yêu cầu công nghệ mà tính năng tác dụng của mỗi loại ổ máy như sau. Hình II.4 : Các loại ổ móc máy may một kim thắt nút Loại A, là loại sử dụng thích hợp cho vải dầy hay loại mũi may ziczac. Chỉ sau khi nhả ra khỏi mỏ móc có thể thoát ra một cách dễ dàng như (hình a) Loại B, là loại có thể thích ứng với các loại vải từ mỏng tới dầy vì phần mỏ nhọn của kẹp nõn ổ dài hơn, do vậy nó giữ chỉ trong thời gian lâu hơn để chống hiện tượng lỏng chỉ (hình b).
- 31 Loại C, có khả năng thích ứng với loại vải mỏng và trung bình mà ở đó chỉ bị giữ lại giữ thân ổ và đòn gánh giữ nõn ổ. Cách nhả chỉ này tránh cho chỉ bị rối và lỏng (hình c) Loại D, loại này cũng được trang bị mũi phóng chỉ sao cho có khả năng tránh lỏng chỉ và rối chỉ. Thường sử dụng cho loại vải mỏng và chỉ chi số nhỏ hay loại chỉ Rayon (hình d). Loại E, loại này sử dụng cho các loại vải dầy và trung bình mà chỉ được ra sẽ ép sát vào tay giữ nõn ổ. Đối với loại chỉ có chỉ số lớn hơn hay khi sợi chỉ quá mềm , nó có thể loại trừ hiện tượng trượt chỉ, ngăn cản sự hình thành các vòng chỉ rối một cách có hiệu quả. 1.4.2.2. B«i tr¬n æ Do æ lµm viÖc ë tèc ®é cao nªn cã sù tr•ît gi÷a phÇn nân æ (phÇn ®øng yªn) vµ phÇn th©n æ (phÇn quay). Nªn vÊn ®Ò b«i tr¬n æ lµ rÊt quan trän nh»m tr¸nh hiÖn t•îng t¨ng nhiÖt ®é g©y kÑt æ vµ n©ng cao ®é bÒn cho æ. Hình II.5: Bôi trơn ổ móc H×nh tr×nh bµy c¸ch b«i tr¬n æ víi lo¹i æ.n»m ngang (lo¹i A,B), dÊu b«i tr¬n ®•îc lÊy tõ trôc æ qua èng dÉn dÇu bªn trong th©n æ ®Õn th¼ng vÞ trÝ cÇn b«i tr¬n. Víi æ lo¹i A thÝch hîp khi lµm viÖc ë tèc ®é thÊp. æ lo¹i B thÝch hîp khi lµm viÖc ë tèc ®é cao. Víi lo¹i æ ®Æt ®øng cña c¸c m¸y 2 kim, dÇu b«i tr¬n ®•îc lÊy tõ bÓ dÇu phô qua r·nh xo¾n ®i vµo trôc æ ®Ó ®Õn vÞ trÝ cÇn b«i tr¬n.
- 32 1.4.3. Cấu tạo, tính năng tác dụng của bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu 1.4.3.1. Khái niệm Cơ cấu đẩy nguyên liệu là bộ phận quan trọng qúa trình hình thành mũi may để đẩy nguyên liệu đạt chiều dài mũi may L. 1.4.3.2. Cấu tao, tính năng của bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu a. Cấu tạo 1. Trụ bàn ép 2. Bàn ép 3. Vật liệu may 4. Mặt nguyệt(Tấm kim) 5. Răng cưa 6. Lò xo nén Hình II.6: Cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu máy may bằng một kim b. Tính năng Vật liệu may được ép giữa bàn ép 2 và mặt tấm kim 4 với một lực p tác động vào trụ bàn ép. Ở hành trình đẩy vải, răng cưa 5 chuyển động lên ép sát nguyên liệu may vào bàn ép và đẩy vải đạt chiều dài mũi may L. Khi đó lực ma sát trượt sẽ xuất hiện giữa lớp ngyên liệu trên và mặt dưới của bàn ép 2 gây nên hiện tượng trượt giữa hai lớp nguyên liệu may và làm nhẫn lớp nguyên liệu trên. Do vậy tuỳ theo kết cấu của bàn ép và loại nguyên liệu, cần chọn lực ép hợp lý. c. Quy trình đẩy vải của răng cưa Để đảm bảo đẩy được nguyên liệu tốt nhất hành trình của răng cưa gồm bốn giai đoạn: - Răng cưa đi lên khỏi mặt tấm kim - Đẩy nguyên liệu tới phía trước đảm bảo độ dài mũi may - Răng cưa hạ xuống dưới mặt tấm kim
- 33 - Răng cưa lùi về vị trí ban đầu tiếp tục hành trình mới 1 2 3 4 Hình II.7: Quy trình đẩy vải của răng cưa Chuyển động nâng, hạ (giai đoạn 1, 3) và chuyển động đẩy, lùi (giai đoạn 2, 4) của răng cưa là do cơ cấu nâng và cơ cấu đẩy phối hợp tạo ra. Sự phối hợp phải chính xác thì sẽ tạo được hành trình đúng của răng cưa. Do bước đẩy không lớn nên cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu trong thực tế thường sử dụng cơ cấu bản lề. Tính chất hoạt động của cơ cấu bản lề trong thực tế nên răng cưa hoạt động dạng elíp. Cần chú ý điều chỉnh bước đẩy răng cưa lớn hơn chiều dài thực tế. Hình II.8: Răng cưa máy may bằng một kim Loại A: Răng cưa thấp và đầy thích hợp khi may hàn mỏng và nhẹ. Loại B: Răng cưa cao và thưa thích hợp khi may hàng nặng và dầy. Tuỳ theo yêu cầu công nghệ chọn các loại rưng cưa theo hướng dẫn của nhà chế tạo. 1.4.3.3. Cơ cấu răng cưa. a. Cấu tạo
- 34 1. Trục đẩy răng cưa 2. Tay đẩy 3. Cầu răng cưa 4. Răng cưa 5. Con trượt 6. Cần nâng răng cưa 7. Trục nâng răng cưa Hình II.9: Cơ cấu răng cưa máy may một kim thắt nút b. Nguyên lý hoạt động Chuyển động của răng cưa nhận từ hai chuyển động: - Chuyển động đẩy của răng cưa được nhận từ trục chính thông qua cam lệch tâm đến trục đẩy 1, tay lắc 2 làm cầu răng cưa 3 mang răng cưa 4 chuyển động tịnh tiến tới lui - Chuyển động nâng hạ răng cưa nhận từ trục chính thông qua cam lệch tâm đến trục nâng hạ cầu rang cưa 7, tay lắc 6 con trượt vuông 5 biến chuyển động quay tròn của trục chính thành chuyển động tịnh tiến lên xuông của của cầu răng cưa 3 và răng cưa 4. 1.4.3.4. Cơ cấu thay đổi độ dài và đảo chiều mũi may. a. Cấu tạo 1. Trục chính 8. Tay đòn 2. Cam lệch 9. Trục lại mũi 3. Con trượt cam đẩy 10. Tay đòn lại mũi 4. Thanh truyền 11. Tay lắc 5. Tay lắc 12. Trục lắc 6. Giá vị trí 13. Núm vặn số mũi 7. Con trượt nhỏ 14. Lò xo kéo
- 35 Hình II.10: Cơ cấu độ dài và đảo chiều mũi may Chuyển động lắc của trục đẩy 12 nhận từ trục chính 1, cam lệch tâm 2 và con trượt 3 làm thanh truyền 4 của cơ cấu bốn khâu bản lề ABCD chuyển động, biến chuyển động quay của trục chính thành chuyển động lắc của trục đẩy 12. Giá đỡ 6 dùng thay đổi vị trí của khớp A, dẫn đến thay đổi khoảng cách AD làm thay đổi độ lắc của trục đẩy răng cưa. Muốn đảo chiều mũi may, ấn tay vào tay đòn lại mũi 10 làm tay đòn 8 quay , kéo theo giá đỡ 6 quay quanh E lật hẳn khớp A sang vị trí đối diện với đường thanh truyền 4, làm trục 12 đảo chiều lắc. Lò xo 14 để phục hồi vị trí của tay lắc 5. Đặt chiều dài mũi may bằng cách xoay núm vặn 13 theo số chỉ trên núm để thay đổi vị trí của giá 6. 1.4.4. Cấu tạo, tính năng tác dụng của cụm đồng tiền nén chỉ 1.4.4.1. Cấu tạo 1. Trục đồng tiền 2. Núm điều chỉnh 3. Lò xo
- 36 4. Đĩa tống đồng tiền 5,6. Đồng tiền 7. Ống đỡ trục đồng tiền 8. Ty tống đồng tiền Hình II.11: Cụm đồng tiền nén chỉ máy may bằng một kim 1.4.4.2. Hoạt động của đồng tiền Chỉ may được kẹp giữa hai đồng tiền 5,6. Khi vặn núm điều chỉnh 2, lực ép của lò xo 3 thay đổi làm lực kẹp chỉ thay đổi. Lò xo giật chỉ 9 dùng hỗ trợ lực kéo chỉ trên cho quá trình tạo nút thắt. Tuỳ theo điều kiện may, điều chỉnh lực kẹp tăng khi may dầy và ngược lại. Ty tống đồng tiền 8 dùng để chỉ kim bao giờ cũng lớn hơn từ 2-3 lần lực kẹp chỉ móc. Cơ cấu nâng hạ chân vịt có liên kết động học với bộ phận nhả chỉ khi nâng chân vịt lên sẽ tác động vào ty tống đồng tiền 8, đến đĩa tống đồng tiền 4 cắt lực nén của lò xo 3 lên đồng tiền 5,6, do vậy việc lấy nguyên liệu ra được dễ dàng. 1.4.4.3. Tính năng tác dụng cụm đồng tiền Khi cần giật chỉ đi xuống làm chùng 2 nhánh chỉ, qua đó mỏ ổ kéo được lượng chỉ cần thiết, đồng thời giúp cho việc mở rộng vòng chỉ được thuận lợi. Khi mỏ ổ nhả vòng chỉ ra thì cần giật chỉ đi lên kéo 2 nhánh chỉ đi lên đồng thời. Lúc này chỉ ở phía lỗ kim phải được kéo lên nhiều và nhanh để thu hồi lượng chỉ thừa, do vậy cụm đồng tiền có tác dụng dùng để hãm nhánh chỉ bên cuộn chỉ đi vào. Khi đã thu hồi hết lượng chỉ thừa về, cần giật chỉ tiếp tục đi lên thêm một đoạn ngắn (tương ứng với độ dài một mũi may), thì nhánh chỉ bên cuộn chỉ được kéo thêm vào đồng thời kết hợp với lò xo dâu tôm thắt chặt mũi may. Nhờ có lực ép của cụm đồng tiền nên chỉ có độ căng, thực hiện kiểm soát sức căng của mũi may trên sản phẩm. Chú ý lực hãm của cụm đồng tiền phải đều và lực hãm phải có tính đàn hồi khắc phục hiện tượng chỉ có đường kính to nhỏ khác nhau
- 37 1.5. Nguyên lý hoạt động 1.5.1. Cấu tạo 1. Bạc 2. Trục chính 3, 4. Bánh răng côn xoắn 5,6,7. Cam lệch tâm 8. Puly 9. Tay quay đối trọng 10. Thanh nối 11. Cần giật chỉ 12. Tay lắc 13. Chốt bản lề 14. Thanh truyền 15. Kẹp trụ kim 16. Trụ kim 17. Kim 18. Con trượt vuông 19. Rãnh trượt 20. Núm điều chỉnh 21. Lò xo 22. Ốp trục chân vịt 23. Trục chân vịt 24. Chân vịt 25. Trục trung gian 26,27. Bánh răng côn xoắn 28. Ổ móc 29. Ổ móc 30. Thanh truyền 31. Tay lắc. 32. Giá 33. Trục nâng răng cưa 34. Tay nâng răng cưa 35. Con trượt vuông 36. Cầu răng cưa 37. Thanh truyền 38. Giá 39, 40. Khung điều khiển 44. Tay lại mũi 45. Trục 46. Thanh lại mũi 47. Chốt 48. Lò xo 49. Núm điều chỉnh 50. Chốt bản lề 51. Giá 52. Thanh truyền 53. Lò xo 54. Gạt gối 55, 56. Ty đẩy 57. Thanh đẩy chân vịt 58.Chốt xoay 59. Chốt bản lề 60. Thanh kéo 61. Giá nâng chân vịt 62. Tay nâng chân vịt 63. Cam nâng chân vịt 64. Vít bản lề 65. Kẹp nâng chân vịt 1.5.2. Nguyên lý 1.5.2.1. Trục chính Gồm bạc trước 1, trục chính 2( trục ống để dẫn dầu); bánh răng côn xoắn 3; cam lệch tâm chuyển động nâng hạ răng cưa 5,6,7; puly đầu máy 8 và tay quay 9. Trục chính sẽ tiếp nhận chuyển động quay của mô tơ qua puly 8 sau đó phân phối chuyển động tới các cơ cấu. Định vị các chi tiết trên trục bằng trục bằng vít hãm. Định vị dọc trục được thực hiện nhờ tay quay 9 và các vòng chặn vòng chặn.
- Hình II.12 58 13 60 59 11 : Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy may bằng một kim J 6 7 8 61 20 12 1 2 3 5 10 9 4 62 21 51 16 50 63 14 64 19 37 22 52 65 18 49 15 47 46 38 48 23 25 45 38 17 40 24 39 57 53 44 43 42 41 26 36 30 29 28 56 27 uki DDL5550uki 35 31 34 33 55 32 54
- 39 Hình II.13: Bản vẽ chi tiết cơ cấu trục chính 1.5.2.2. Ổ móc. 3 4 25 26 28 29 27 Hình II.14: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu trục ổ
- 40 Hình II.15: Bản vẽ chi tiết của cơ cấu trục ổ Chuyển động quay tròn của trục chính truyền qua cặp bánh răng côn xoắn 3,4 đến trục trung gian 25; qua cặp bánh răng côn xoắn 26; 27 đến trục ổ 28 làm cho ổ móc 29 quay tròn. Tỷ số truyền của các cặp bánh răng là 1:2. Với một vòng quay của trục chính, trục ổ sẽ quay hai vòng. Việc đỡ và định vị trục trung gian 25 được thực hiện bằng bạc và các bánh răng. Trục ổ 28 được đỡ bằng bạc và định vị dọc trục nhờ bánh răng 27 và vòng chặn. Trong quá trình lắp ráp cần đặc biệt quan tâm đến sự ăn khớp của các cặp bánh răng; yêu cầu phải trơn và nhẹ trong cả vòng quay của trục. 1.5.2.3. Cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ. Chuyển động quay tròn của trục chính qua tay 9; thanh truyền 12; kẹp trụ kim 15 chuyển động tịnh tiến lên xuống trong hai bạc. Hành trình trụ kim là 30,8 mm. Việc chống xoay cho trụ kim được thực hiện nhờ con trượt vuông 18 trượt trong rãnh vuông trên thân máy 19.
- 41 13 11 12 1 2 10 9 16 14 19 18 15 17 Hình II.16: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ Hình II.17: Bản vẽ chi tiết của cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ
- 42 Chuyển động lên xuống của cần giật chỉ nhận từ trục chính qua tay quay 9; thanh nối 10; cần giật chỉ 11. Qũy đạo của cần giật chỉ như sau: OC- tay quay = 15,5mm, AB- tay lắc = 30mm BC- thanh truyền = 26mm BD- cần giật chỉ = 36mm DC = 51mm Hình II.18: Quỹ đạo chuyển động của cần giật chỉ Khi trục chính quay tròn, điểm C vẽ thành đường tròn tâm O bán kính OC. Tay lắc AB vẽ thành cung tròn tâm A bán kính AB. Bằng cách xác định vị trí của cơ cấu tại các điểm từ 1 đến 16, ta xác định được quỹ đạo của cần giật chỉ. Quỹ đạo gồm hai phần: Phần I. Đường cong từ 1 đến 13 là giai đoạn cần giật chỉ đI xuống cung cấp chỉ trên để lồng qua ruột ổ. Phần II: Đường cong từ các điểm 13 đến 17 cần giật chỉ chuyển động nhanh leen trên để thu hồi lượng chỉ mũi thắt. Hành trình lên xuống của cần giật chỉ trung bình xấp xỉ 60mm. Do vậy lượng chỉ có thể cung cấp cho ổ khoảng 120mm. trên thực tế lượng chỉ tiêu hao cho chiều dài mũi may chỉ từ 0 đến 5mm, trên quỹ đạo tương ứng với cung 1,2 cùng với giai đoạn trụ kim từ vị trí cao nhất đi xuống. Việc xác định vị trí tương đối của cần giật chỉ với trụ kim là rất quan trọng, nếu không đúng sẽ xuất hiện các sai hang như đứt chỉ, lỏng chỉ, bỏ mũi 1.5.2.4. Cơ cấu răng cưa a. Chuyển động nâng hạ răng cưa. Chuyển động quay tròn của trục chính qua cam tròn lệch tâm 5; thanh truyền 30; tay lắc 31, giá 32 biến chuyển động quay thành chuyển động lắc của trục nâng 33 có gắn tay quay nâng 34 và con trượt 35 đến cầu răng cưa 36. Trục nâng 33 được đỡ bằng bạc và thân máy phía
- 43 sau. Định vị chống dịch trục được thực hiện nhờ vòng chặn và vòng lò xo hãm. Điều đặc biệt lưu ý trong quá trình lắp ráp và sửa chữa là cam 5; thanh truyền 30; tay lắc 31 phải cùng nằm trong một mặt phẳng. 6 5 7 8 51 50 37 52 49 47 46 38 48 45 40 39 53 44 43 42 41 36 30 35 31 34 33 32 Hình II.19: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu đẩy nguyên liệu b. Chuyển động đẩy răng cưa: Chuyển động quay tròn của trục chính qua cam 7; thanh truyền 37 tới cơ cấu điều chỉnh bước đẩy 39,40. Khung điều khiển 39 được lắp trên giá 38, khi trục chính quay thông qua cam 7 thanh truyền 37 làm trục đẩy 42 chuyển động lắc. Qua tay lắc 43 đến cầu răng cưa 36 là răng cưa chuyển động tịnh tiến. c. Thay đổi chiều dài mũi may: Để thực hiện thay đổi chiều dài mũi may vặn núm điều chỉnh 49 sẽ tác động lên thanh 46 và xoay đi một góc làm thanh 52 bị đẩy xuống, thanh 52 tác động lên giá 38 làm giá này xoay đi một góc kéo theo khung điều khiển 39 cũng bị xoay theo. Độ nghiêng của khung này càng lớn thì góc lắc của tay đòn 41 càng lớn dẫn đến bước đẩy lớn và ngược lại.
- 44 Hình II.20: Bản vẽ chi tiết của cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu d. Đảo chiều mũi may: Được thực hiện bằng cách nhấn tay lại mũi 44 làm 45 xoay xuống dưới, đẩy thanh 46 lên thông qua chốt 47 đẩy thanh 52 lên (lò xo 48, 53 bị kéo dãn) thanh 52 làm xoay thanh 51 một góc ngược chiều với mũi may tiến. Lúc này góc lắc của giá 41có giá trị bằng bước may tiến nhưng trái chiều (ngược lại) tác động lên trục 42, tay đòn 43 làm cho máy có hoạt động đẩy lùi đường may. Khi không cần may lùi nhả tay khỏi cần lại mũi 44 lò xo 48, 53 sẽ kéo các cơ cấu trở về vị trí ban đầu. Điều chỉnh quan hệ của cơ cấu đẩy với trụ kim được thực hiện bằng cách xoay cam chính 7 sao cho khi kim bắt đầu thoát khỏi lớp nguyên liệu may thì răng cưa mới bắt đầu đẩy.
- 45 1.5.2.5. Cơ cấu ép nguyên liệu. Bao gồm bàn ép 24; trục bàn ép 23; kẹp trục 22; lò xo nén 21; núm điều chỉnh 20. Điều chỉnh lực ép bằng cách vặn núm 20. Khi may vật liệu nhẹ, lực ép nhỏ và khi may vật liệu dầu lực ép lớn. 58 60 59 61 20 62 21 63 16 64 22 65 23 24 57 56 55 54 Hình II.21: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu ép nguyên liệu
- 46 Hình II.22: Bản vẽ chi tiết của cơ cấu ép nguyên liệu 1.5.2.6. Hệ thống bôi trơn Dầu được bơm 3 hút từ bể dầu đẩy vào đường ống 7,8 tới cửa phân phối 5 để tới các vị trí bôi trơn trên trục chính là bạc trước, bạc sau; cụm trụ kim - cần giật chỉ. Một phần qua đường ống 8 tới bôi trơn ổ máy và các chi tiết dưới bàn máy. Việc điều chỉnh lượng dầu bôi trơn tới ổ và cơ cấu trụ kim - cần giật chỉ được thực hiện qua các van tiết lưu. Tuỳ theo cấu tạo từng máy, hãng chế tạo sẽ hướng dẫn cụ thể cách điều chỉnh lượng dầu phù hợp với từng cơ cấu.
- 47 Dầu thừa ở nắp dầu máy theo đường ống 9 trở về bơm 4. Dầu bôi trơn sử dụng là loại dầu gốc dầu mỏ, trung bình, độ nhớt trung bình từ 1,6 đến 2E0. Hình II.23: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn Hình II.24: Bản vẽ chi tiết của hệ thống bôi trơn 1.5.2.7. Bể dầu và cơ cấu gạt gối nâng chân vịt
- 48 Hình II.25: Bể dầu và cơ cấu gạt gối nâng chân vịt 1.5.2.8. Cơ cấu đánh chỉ suốt và bảo vệ dây đai Hình II.26: Cơ cấu đánh chỉ suốt và bảo vệ dây đai
- 49 1.6. Hướng dẫn sử dụng, vận hành và vệ sinh bảo quản máy 1.6.1. Kiểm tra hệ thống bôi trơn a. Mức dầu bôi trơn Kiểm tra khi máy dừng, điện nguồn vào máy đã được tắt. Lật đầu máy lên kiểm tra mức dầu trong bể dầu 1 nằm giữa hai vạch High(A) và Low (B), sử dụng dầu Juki New Defrix Oil No.1. b. Hoạt động của bơm dầu Khi máy chạy bình thường dầu sẽ bắn lên mắt báo dầu 2 trên đầu máy. Kiểm tra thường xuyên khi vận hành máy. Hình II.27: Kiểm tra mức dầu và hoạt động của bơm dầu 1.6.2. Lắp kim máy Tắt công tắc máy chờ cho động cơ điện ngừng hoạt động trước khi lắp kim, máy sử dụng kim DB x 1. Chọn chỉ số kim theo chỉ số chỉ và tính chất của nguyên liệu may. - Quay puly máy sao cho trụ kim đi lên vị trí cao nhất - Nới lỏng vít bắt kim số (2), giữ kim sao cho phần lõm (A) của kim quay về phía bên phải theo hướng nhìn (B) - Đẩy kim theo hướng mũi tên sao cho đốc kim lên tận cùng trên - Siết chặt vít bắt kim số (2) kiểm tra lại xem rãnh dài (C) quay sang bên trái theo hướng nhìn (D)
- 50 Hình II.28: Hướng dẫn lắp kim vào trụ kim 1.6.3. Lắp suốt vào thoi Đánh chỉ suốt đầy sau đó lắp suốt vào thoi sao cho khi kéo chỉ qua rãnh (A) của thoi, nằm dưới me thoi tại (B) đi ra ngoài theo hướng (C) lúc này suốt chỉ quay theo hướng mũi tên (tùy thuộc vào đời máy mà suốt lắp vào thoi theo chiều ngược lại) Hình II.29: Cách lắp suốt vào thoi 1.6.4. Điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm may mà điều chỉnh mật độ mũi may cho phù hợp. Điều chỉnh mũi may bằng cách xoay núm điều chỉnh trên thân máy theo chiều kim đồng hồ tương ứng với các vạch hiển thị ta sẽ được chiều dài mũi may ngắn và ngược lại.
- 51 Khi muốn lại mũi đảm bảo đường may bền chắc thì ấn cần lại mũi xuống tận cùng sẽ đảo hướng may, để trở lại vị trí cũ nhả cần lại mũi dưới tác dụng của lò xo cần lại mũi trở về vị trí ban đầu. Hình II.30: Điều chỉnh mật độ mũi may và lại mũi 1.6.5. Điều chỉnh lực ép chân vịt Nới lỏng đai hãm núm điều chỉnh, vặn núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ lực nén tăng lên hoặc ngược lại thì lực nén giảm Với nguyên liệu thông dụng chiều cao của núm điều chỉnh có chiều cao so với thân máy là 29 – 32 mm. Sau khi điều chỉnh vặn chặt đai hãm vít điều chỉnh. Hình II.31: Phương pháp điều chỉnh lực nén chân vịt 1.6.6. Nâng chân vịt bằng tay Dừng máy xoay tay nâng chân vịt theo ngược chiều kim đồng hồ chân vịt sẽ được nâng lên và ngược lại.
- 52 Hình II.32: Cách nâng chân vịt bằng tay 1.6.7. Xâu chỉ kim Chỉ từ cuộn qua các lỗ dẫn chỉ trên cọc chỉ của máy, qua đồng tiền dẫn chỉ phụ, qua các lỗ và vị trí dẫn chỉ qua giữa hai đồng tiền kẹp chỉ, vòng qua râu tôm (lò xo giật chỉ) qua càng nâng chân vịt, lên trên qua lỗ cần giật chỉ từ phải sang trái xuống móc dẫn chỉ dưới, xuống móc dẫn chỉ ở dưới trụ kim vào lỗ ôm kim, qua lỗ kim từ rãnh dài sang rãnh ngắn. Hình II.33: Hướng dẫn xâu chỉ trên máy may bằng một kim 1.6.8. Điều chỉnh lực căng chỉ a. Lực căng chỉ kim
- 53 Điều chỉnh lực căng chỉ kim tùy thuộc vào tính chất, công nghệ của sản phẩm. Điều chỉnh tại núm điều chỉnh (1), khi xoay núm (1) theo chiều kim đồng hồ (hướng A) thì lực căng của chỉ tăng. Xoay ngược chiều kim đồng hồ thì lực căng chỉ giảm (hướng B). b. Lực căng chỉ suốt Vặn vít điều chỉnh lực căng (2) theo chiều kim đồng hồ lực căng chỉ suốt tăng (hướng C) và ngược lại. Hình II.34: Phương pháp điều chỉnh lực căng của chỉ 1.6.9. Chỉnh râu tôm a. Thay đổi hành trình râu tôm - Nới lỏng vít (2) - Xoay trụ (3) theo chiều kim đồng hồ làm tăng hành trình của râu tôm theo hướng (A) và ngược lại theo hướng (B) giảm hành trình râu tôm b. Thay đổi độ căng râu tôm - Nới lỏng vít (4) - Xoay trụ (3) theo chiều kim đồng hồ làm tăng độ căng của râu tôm theo hướng (A) và ngược lại theo hướng (B) giảm độ căng râu tôm Hình II.35: Điều chỉnh hành trình của râu tôm
- 54 1.6.10. Vận hành máy Trước khi vận hành máy (đảm bảo công tắc nguồn chưa bật, chỉ trên chưa xâu) dùng tay quay puly máy một vòng để kiểm tra xem máy có bị va chạm không, nếu nhẹ và trơn đều thì tiến hành xâu chỉ trên theo yêu cầu. Giữ đầu chỉ kim gạt gối nhấc chân vịt dùng tay quay puly 1 vòng lấy chỉ dưới lên trên, chập hai đầu chỉ , đặt dưới chân vịt và kéo về phía sau chân vịt. Bật công tắc nguồn ( Chờ cho động cơ khởi động và đạt đủ tốc độ tối đa khoảng 30 giây) Gạt gối nhấc chân vịt lên đưa sản phẩm may vào, cắm kim xuống vị trí cần may hạ chân vịt xuống. Nhấn bàn ga điều khiển tốc độ may, khi nhấn bàn ga về phía trước máy chạy, nhấn bàn ga về phía sau máy dừng. Nhấn nhẹ chân ly hợp ma sát tiếp xúc nhẹ máy sẽ chạy chậm và ngược lại máy sẽ chạy nhanh. Kết thúc vị trí cần may nhấn bàn ga về phía sau máy dừng lại Gạt gối lấy sản phẩm ra ngoài. 1.7. Một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục Bỏ mũi - Xâu chỉ sai - Xâu lại chỉ - Kim không đúng chủng loại - Chọn lại kim - Kim quá to hoặc nhỏ so với - Chọn lại kim đúng chỉ số chỉ - Kim bị cong - Thay kim mới - Trụ kim cao hoặc thấp - Kiểm tra lại kim xem đã lắp hết đốc chưa - Nếu kim lắp hết đốc rồi thì phải điều chỉnh trụ kim bằng cách nới vít hãm trụ kim để điều chỉnh lên xuống - Lắp kim sai - Lắp lại kim cho đúng - Chỉ may quá săn - Thay chỉ có độ săn phù hợp - Khoảng cách giữa mỏ móc và - Điều chỉnh lại ổ móc kim lớn - Mỏ ổ bị mòn - Thay ổ mới - Vòng chỉ quá lớn hoặc nhỏ - Kiểm tra lại ổ phù hợp vói nguyên liệu Gẫy kim - Kim bị cong - Thay kim - Chỉ to hơn kim - Chọn chỉ phù hợp với kim - Sức căng của chỉ quá lớn - Giảm sức căng chỉ trên
- 55 - Chỉnh kim sai - Chỉnh lại kim - Ổ móc sát kim - Điều chỉnh khoảng cách giữa kim và ổ - Kim nhỏ so vói nguyên liệu may Đường may - Đường dẫn chỉ không trơn - Làm trơn đường dẫn chỉ bị nhăn - Kim quá to - Thay kim đúng cỡ - Thời điểm móc quá muộn - Điều chỉnh lại quan hệ kim - móc - Răng cưa đẩy sớm - Điều chỉnh thời điểm răng cưa chậm lại - Hành trình tay đỡ chỉ kim lớn - Di chuyển tay đỡ chỉ kim sang phải để giảm chiều dài chỉ - Hành trình lò xo râu tôm quá - Tăng hành trình lò xo dâu nhỏ tôm - Chỉ may bị rít do áp lực bàn - Sử dụng dầu bôi trơn ép lớn - Giảm áp lực của bàn ép - Lỗ kim của tấm kim rộng - Thay tấm kim - Răng cưa cao, mòn, bước răng - Điều chỉnh răng cưa thấp, cưa lớn hoặc độ nghiêng của thay răng cưa răng cưa không song song - Tốc độ may quá cao - Giảm tốc độ may Máy bị - Độ căng chỉ không đủ - Tăng độ căng chỉ lỏng chỉ - Lò xo râu tôm mất tác dụng - Thay lò xo - Thời điểm móc quá sớm hoặc - Điều chỉnh lại ổ móc quá muộn - Bôi trơn ổ không đủ - Điều chỉnh lượng dầu bôi trơn - Đường dẫn chỉ không trơn, bị - Làm trơn đường dẫn chỉ xước, bị vướng - Chỉ suốt bị kẹt, xoắn trong - Thay suốt hoặc thoi, me thoi thoi - Thời điểm đẩy của răng cưa - Điều chỉnh lại răng cưa thấp Đứt chỉ - Đường dẫn chỉ không trơn ( - Làm trơn đường dẫn chỉ kim bao gồm tấm kim, răng cưa, bàn ép) - Độ căng chỉ kim lớn, lò xo - Điều chỉnh lực căng chỉ kim,
- 56 dâu tôm mất tác dụng lo xo râu tôm - Kim quá nhỏ hoặc quá to so - Lựa chọn kim chỉ cho phù với chỉ hợp - Lắp kim không đúng - Lắp lại kim Đường may - Độ căng của chỉ quá cao - Giảm độ căng chỉ không - Kim bị cong, nhỏ hoặc dài - Thay kim thẳng - Tốc độ máy cao - Giảm tốc độ - Răng cưa không song song, - Lắp lại hoặc thay răng cưa lắp sai - Áp lực bàn ép quá nhỏ - Tăng lực ép Đứt sợi dọc - Kim quá nóng, to hặc bị cùn - Dùng dầu bôi trơn, sử dụng hoặc sợi kim nhỏ hơn hoặc thay kim ngang của - Mũi kim không đúng dạng - Sử dụng kim đúng chủng vải loại - Lỗ của tấm kim quá nhỏ - Thay mặt tấm kim - Áp lực của bàn ép quá lớn - Giảm áp lực của bàn ép - Răng cưa quá cao - Điều chỉnh lại răng cưa Mũi thắt - Đường dẫn chỉ qua ổ không - Làm trơn ổ, thay ổ nằm trên trơn lớp nguyên - Chỉ suốt kéo ra không đều - Thay thoi hoặc suốt liệu - Me thoi không đủ độ đàn hồi - Thay thoi hoặc me thoi - Hành trình lò xo râu tôm quá - Điều chỉnh lại hành trình lò lớn hoặc nhỏ xo râu tôm - Đường dẫn chỉ không trơn, độ - Làm trơn đường dẫn chỉ, căng chỉ lớn giảm độ căng chỉ - Lỗ kim của tấm kim to - Thay tấm kim - Bàn ép, răng cưa không song - Điều chỉnh lại bàn ép, răng song cưa - Bàn ép quá cao - Hạ thấp độ cao bàn ép
- 57 Hình II.36: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy may bằng một kim Juki DDL5530
- 58 2. Máy may 2 kim mũi may thắt nút Trình bày được đặc điểm, đặc tính kỹ thuật, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy may 2 kim mũi may thắt nút; Sử dụng, vận hành được máy may 2 kim đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn; Biết vệ sinh bảo quản máy và khắc phục được một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng; Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chuyên cần trong quá trình học tập. 2.1. Đặc điểm, tính năng - Máy sử dụng mũi may thắt nút - Thay đổi được khoảng cách hai đường song song bằng cách thay đổi ổ, thay đổi giá bắt kim, tấm kim, răng cưa và chân vịt. - Sử dụng hai ổ móc đặt đứng, có cơ cấu cần gạt ruột ổ có tác dụng giữ cân bằng ruột ổ hỗ trợ việc thoát chỉ khi tạo mũi. - Cơ cấu thay đổi chiều dài mũi may có dạng thay đổi độ lệch tâm của cam đẩy. - Hệ thống bôi trơn khép kín dùng bơm piston hạn chế lượng dầu gây bẩn sản phẩm. - Chuyển động đẩy nguyên liệu kết hợp răng cưa và kim cùng đẩy - Cơ cấu lại mũi đường may - May được hai đường thẳng song song có khoảng cách 1/8'' đến 1/2'' - Máy có khả năng dừng trụ kim khi may góc đường may (tùy thuộc vào yêu cầu công nghệ của sản phẩm lựa chọn điểm dừng) - Khả năng may phù hợp với nhiều loại vải, đặc biệt may vật liệu trung bình và nặng. 2.2. Đặc tính kỹ thuật - Tốc độ may: max 2300 mũi/phút. - Chiều dài mũi may: may tiến max 5mm, may lùi max 4mm. - Kim may: DP 17 # 14 – 21. - Chỉ may: chi số từ 30 -20. - Khoảng cách kim: 1/8 inch – 1/2 inch (3,18 mm – 12,7 mm) - Độ nâng bàn ép: bằng tay 9mm, bằng gạt gối 10 mm - Hệ thống bơm trơn: bằng bơm dầu, dầu bôi trơn Juki New Defrix No1. 2.3. Cấu tạo chung 1. Tay gạt điều khiển dừng trụ kim 2. Đáp bảo hiểm cần giật chỉ 3. Giá bảo hiểm chân vịt 4. Hệ thống cụm đồng tiền chính, phụ 5. Hộp điều khiển điện tử ( với máy cơ không có) 6. Bàn ga điều khiển tốc độ may 7. Gạt gối nâng hạ chân vịt 8. Hộp công tắc bật/tắt nguồn
- 59 9. Núm điều khiển cắt dừng trụ kim 10. Bảng điện tử (máy cơ không có) 11. Cơ cấu đánh chỉ suốt 12. Cụm cơ cấu cọc chỉ Hình II.37: Cấu tạo chung máy may bằng hai kim thắt nút
- 60 13. Vị trí tra dầu bôi trơn 14. Cần lại mũi 15. Tay nâng, hạ chân vịt 2.4. Hướng dẫn mắc chỉ, sử dụng, vận hành và vệ sinh bảo quản máy 2.4.1. Hướng dẫn mắc chỉ Hình II.38: Hướng dẫn cách mắc chỉ máy may bằng hai kim thắt nút Máy may bằng hai kim thắt nút sử dụng 2 chỉ kim nên sơ đồ mắc chỉ như sau: - Chỉ kim trái: 1→2→3→4→5→6→7→8→9→10→11→12→13→14→15 - Chỉ kim phải: A→B→C→D→E→F→G→H→I→J→K→L→M→L→O→P
- 61 2.4.2. Hướng dẫn sử dụng, vận hành và bảo quản máy 2.4.2.1. Kiểm tra hệ thống bôi trơn Máy may bằng hai kim thắt nút sử dụng hệ thống bôi trơn khép kín để khắc phục hiện tượng dầu thừa tràn ra sản phẩm may. Cấp dầu cho máy bằng cách vặn nắp bể dầu số 1, sau đó lấy vịt dầu bơm dầu vào bể đồng thời quan sát mắt báo dầu 2 sao cho phao dầu số 3 nằm trong khoảng giới hạn. Thường xuyên kiểm tra mắt báo dầu 2 để bổ xung lượng dầu cần thiết cho máy. Hình II.39: Kiểm tra hệ thống bôi trơn máy may bằng hai kim thắt nút 2.4.2.2. Điều chỉnh lượng dầu bôi trơn cho tay đòn mở thoi và ổ. Hình II.40: Điều chỉnh lượng dầu bôi trơn cho tay đòn mở thoi Muốn điều chỉnh lượng dầu bôi trơn cho tay đòn mở thoi, bằng cách vặn núm điều chỉnh 1 theo chiều kim đồng hồ thì lượng dầu bôi trơn sẽ tăng, ngược
- 62 chiều kim đồng hồ lượng dầu sẽ giảm. Để kiểm tra lượng dầu bôi trơn may không chỉ trên mảnh giấy trắng như hình vẽ để điều chỉnh cho hợp lý. Điều chỉnh lượng dầu bôi trơn cho ổ móc: Hình II.41: Điều chỉnh lượng dầu bôi trơn cho ổ móc - Tháo vít số 1, 2 ra khỏi ổ móc - Tháo nõn ổ 3 ra ngoài - Điều chỉnh vít 4 theo chiều kim đồng hồ thì lượng dầu bôi trơn tăng lên và ngược chiều kim đồng hồ lượng dầu bôi trơn giảm đi. 2.4.2.3. Lắp kim máy Tắt công tắc máy chờ cho động cơ điện ngừng hoạt động trước khi lắp kim, máy sử dụng kim DP x 1. Chọn chỉ số kim theo chỉ số chỉ và tính chất của nguyên liệu may. Hình II.42: Lắp kim máy - Quay puly máy sao cho trụ kim đi lên vị trí cao nhất
- 63 - Nới lỏng hai vít bắt kim trên hai giá bắt kim số (2), giữ kim sao cho phần lõm của kim trên giá bắt kim bên phải quay về phía bên phải, phần lõm của kim trên giá bắt kim bên trái quay về phía bên trái - Đẩy kim lên trên sao cho đốc kim lên tận cùng trên - Siết chặt vít bắt kim số (2) kiểm tra lại xem rãnh dài của hai kim đối xứng và quay vào nhau. 2.4.2.4. Lắp suốt vào thoi Đánh chỉ suốt đầy sau đó lắp suốt vào thoi theo hướng (A) sao cho khi kéo chỉ qua rãnh 1 của thoi, nằm dưới me thoi, luồn chỉ qua rãnh 2, đi qua rãnh 3, lò xo 4 kéo chỉ đi ra ngoài theo hướng mũi tên.(Đối với máy sử dụng thoi ngoài) Hình II.43: Lắp suốt vào thoi
- 64 Lắp thoi suốt vào ổ móc khóa lại luồn chỉ qua rãnh 1 của thoi, nằm dưới me thoi kéo chỉ theo hướng mũi tên suốt quay theo hướng (A).(Đối với máy sử dụng thoi liền) 2.4.2.5. Điều chỉnh lực căng chỉ a. Lực căng chỉ kim Điều chỉnh lực căng chỉ kim tùy thuộc vào tính chất, công nghệ của sản phẩm. Điều chỉnh tại núm điều chỉnh (1) cho hai cụm đồng tiền, khi xoay núm (1) theo chiều kim đồng hồ thì lực căng của chỉ tăng. Xoay ngược chiều kim đồng hồ thì lực căng chỉ giảm. b. Lực căng chỉ suốt Vặn vít điều chỉnh lực căng (2) theo chiều kim đồng hồ lực căng chỉ suốt tăng và ngược lại. Hình II.44: Phương pháp điều chỉnh lực căng của chỉ 2.4.2.6. Đánh chỉ suốt Lắp suốt chỉ vào trục đánh chỉ số 1, luồn chỉ qua cụm đồng tiền đánh chỉ suốt, quấn chỉ vào suốt và khóa suốt bằng khóa 2. Máy hoạt động truyền chuyển động quay tròn cho trục 1kéo theo suốt chỉ quay, chỉ được quấn vào suốt đến khi đầy khóa 2 sẽ tự động bật ra cắt chuyển động đánh chỉ suốt. Lượng chỉ đánh suốt nhiều hay ít phụ thuộc vào việc điều chỉnh khóa 2 bằng cách điều chỉnh vít 4. Sau khi suốt đã được quấn đầy chỉ dùng dao cắt 3 để cắt chỉ, đầu chỉ từ cuộn chỉ sẽ được giữ lại tại dao cắt chỉ 3. Muốn điều chỉnh chỉ chặt hay lỏng bằng cách vặn núm điều chỉnh cụm đồng tiền. Việc đánh chỉ cần chú ý: Khi lắp suốt chỉ vào trục đánh chỉ số 1 khóa số 2 ở vị trí cân đối khoảng cách DE (phần chứa chỉ của suốt) Vị trí của chỉ suốt và đồng tiền kẹp chỉ 6 phải nằm trên mặt phẳng ngang (chỉ suốt = 1/2 DE). Nếu vị trí suôt và đồng tiền 6 không trên mặt phẳng nằm
- 65 ngang thì điều chỉnh bằng cách nới lỏng đai vít hãm 5 kéo trục đồng tiền lên hoặc xuống để điều chỉnh sau đó bắt chặt vít hãm 5. Hình II.45: Đánh chỉ suốt 2.4.2.7. Điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm may mà điều chỉnh mật độ mũi may cho phù hợp. Điều chỉnh mũi may bằng cách xoay núm điều chỉnh 1 trên thân máy theo chiều kim đồng hồ tương ứng với các vạch hiển thị và dấu khắc trên thân máy 3 ta sẽ được chiều dài mũi may ngắn và ngược chiều kim đồng hồ mũi may dài ra. Khi muốn lại mũi đảm bảo đường may bền chắc thì ấn cần lại mũi 2 xuống tận cùng sẽ đảo hướng may, để trở lại vị trí cũ nhả cần lại mũi dưới tác dụng của lò xo cần lại mũi trở về vị trí ban đầu. Hình II.46: Điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi 2.4.2.8. Vận hành máy Giống máy may bằng một kim thắt nút Juki DDL5550 (mục 1.6.10.).
- 66 Đối với máy may bằng hai kim thắt nút cơ cấu trụ kim có khả năng dừng chuyển động (máy may góc), tùy thuộc vào yêu cầu công nghệ của sản phẩm. Khi muốn dừng trụ kim bên trái hay bên phải gạt tay gạt điều khiển về bên trái hay phải thì trụ kim đó sẽ dừng lại. Khi không muốn dừng trụ kim nhấn tay vào nút nhả trụ kim lại tiếp tục hoạt động. 2.5. Một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục Mức dầu - Mức dầu ở bể quá thấp - Bổ xung thêm dầu không xuất - Màng lọc dầu bị tắc - Làm sạch màng lọc dầu hiện trên - Bơm dầu bị lắp lệch - Tấm của pittong phải trùng mắt báo với tâm của phần vát trục dầu và ống - Tấm ngăn ở bơm bị lỏng - Lắp lại ống dẫn, thay thế ống dẫn dẫn khác Dầu bôi - Các gioăng chắn dầu bị hỏng - Thay thế gioăng chắn dầu trơn bị tràn - Dầu cấp đến các bộ phận quá - Điều chỉnh lượng dầu cấp ra ngoài nhiều cho trụ kim, cần gạt chỉ và các bộ phận khác Đứt chỉ - Đường dẫn chỉ, mũi kim, mũi - Làm trơn các vết xước bằng móc, tấm kim hoặc thoi không giấy giáp mịn trơn Chỉ bị tở - Độ căng của chỉ kim quá cao - Điều chỉnh lại độ căng chỉ ra( mất độ - Khoảng cách giữa tay đòn mở - Điều chỉnh khoảng cách 0,2 xoắn hay bị thoi và thoi quá lớn – 0,3mm khi tay đòn mở thoi xơ) lùi ra xa nhất - Mỏ ổ móc va vào kim - Điều chỉnh khoảng cách 0 – 0,05mm Chỉ kim bị - Dầu bôi trơn cho ổ móc thiếu - Điều chỉnh lượng dầu bôi đứt cách trơn mắt kim 20 - Độ căng chỉ kim quá thấp - Điều chỉnh độ căng chỉ kim – 30mm - Lò xo giật chỉ quá chặt hoặc - Giảm độ căng của lò xo giật hành trình quá nhỏ chỉ hoặc tăng hành trình của lò xo - Quan hệ kim ổ móc sai - Điều chỉnh lại quan hệ kim móc Bỏ mũi khi - Khoảng cách giữa kim và mỏ - Khoảng cách giữa kim – mỏ may móc quá lớn móc 0 – 0,05mm - Quan hệ kim – mỏ móc sai - Điều chỉnh lại quan hệ kim
- 67 móc - Bàn ép không ép lên nguyên - Điều chỉnh lại bàn ép liệu - Độ cao của trụ kim sai - Đặt lại độ cao trụ kim - Mỏ móc cùn - Thay ổ móc - Tấm bảo vệ kim trên ổ móc - Điều chỉnh lại khoảng cách đẩy kim ra xa - Cỡ kim không đúng - Thay kim đúng cỡ Mũi may bị - Đường dẫn chỉ không trơn - Dùng giấy giáp mịn đánh lỏng hay có bóng hoặc thay thế vòng chỉ - Suốt quay không trơn đều - Thay suốt hay ổ móc mới - Khoảng cách giữa tay đòn mở - Điều chỉnh lại khoảng cách thoi quá lớn - Răng cưa quá cao - Điều chỉnh lại độ cao răng cưa - Kim đẩy không đồng bộ với - Điều chỉnh động bộ giữa chiều dài mũi may răng cưa và kim Mũi may - Mắc chỉ thoi sai - Mắc lại chỉ không đúng - Đường dẫn chỉ không trơn - Làm trơn đường dẫn chỉ tiêu chuẩn hoặc thay thế - Suốt chỉ bị méo - Thay suốt chỉ - Khoảng cách tay đòn mở thoi - Điều chỉnh lại khoảng cách quá lớn - Chỉ suốt quá chặt - Đánh lại suốt - Lò xo giật chỉ không hoạt - Thay lò xo động
- 68 Hình II.47: Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy may băng hai kim Juki LH1182
- 69 CÂU HỎI CHƯƠNG 2 1. Trình bày đặc điểm, tính năng kỹ thuật và cấu tạo chung của máy may một kim thắt nút Juki DDL5530? 2. Nêu cấu tạo thông số kỹ thuật của kim máy (Vẽ hình minh họa)? 3. Trình bày cấu tạo, tính năng tác dụng của ổ máy may một kim thắt nút Juki DDL5530? 4. Nêu cấu tạo, tính năng tác dụng của bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu máy may một kim thắt nút Juki DDL5530? 5. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cơ cấu răng cưa máy may một kim thắt nút Juki DDL5530? 6. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cơ cấu đảo chiều máy may một kim thắt nút Juki DDL5530? 7. Trình bày cấu tạo, tính năng tác dụng của cụm đồng tiền nén chỉ? 8. Trình bày cấu tạo máy may một thắt nút Juki DDL5530? 9. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ cấu trục chính, ổ móc máy may một thắt nút Juki DDL5530 (Vẽ hình minh họa)? 10. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ cấu răng cưa máy may một thắt nút Juki DDL5530 (Vẽ hình minh họa)? 11. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ cấu trụ kim cần giật chỉ máy may một thắt nút Juki DDL5530 (Vẽ hình minh họa)? 12. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ cấu ép nguyên liệu, hệ thống bôi trơn máy may một thắt nút Juki DDL5530 (Vẽ hình minh họa)? 13. Trình bày phương pháp vận hành, vệ sinh và bảo quản máy may một kim thắt nút? 14. Trình bày nguyên nhân cách khắc phục một số dạng hỏng của máy may một kim thắt nút? 15. Trình bày đặc điểm tính năng, đặc tính kỹ thuật máy may hai kim thắt nút? 16. Trình bày phương pháp vận hành, vệ sinh và bảo quản máy may hai kim thắt nút? 17. Trình bày nguyên nhân cách khắc phục một số dạng hỏng của máy may hai kim thắt nút? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CHƯƠNG 2 Câu 1: Xem mục 1.1; 1.2; 1.3 trang 25, 26 Câu 2: Xem mục 1.4.1 trang 27, 28,29, 30 và hình vẽ II.2 Câu 3: Xem mục 1.4.2 trang 31, 32, 33 Câu 4: Xem mục 1.4.3 trang 34, 35
- 70 Câu 5: Xem mục 1.4.3.3 trang 36 Câu 6: Xem mục 1.4.3.4 trang 36, 37 Câu 7: Xem mục 1.4.4 trang 37, 38 Câu 8: Xem mục 1.5.1 trang 39 Câu 9: Xem mục 1.5.2.1và 1.5.2.2 trang 39, 40, 41, 42 và hình vẽ II.14 Câu 10: Xem mục 1.5.2.4 trang 44, 45, 46 và hình vẽ II.19 Câu 11: Xem mục 1.5.2.3 trang 42, 43, 44 và hình vẽ II.17 Câu 12: Xem mục 1.5.2.5; 1.5.2.6 trang 47, 48, 49 và hình vẽ II.21; II.23 Câu 13: Xem mục 1.6 trang 51 đến 56 Câu 14: Xem mục 1.7 trang 56 đến 58 Câu 15: Xem mục 2.1; 2.2 trang 60 Câu 16: Xem mục 2.4.2 trang 63 đến 67 Câu 17: Xem mục 2.5 trang 68,69
- 71 Chương III THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG Mã chương: MHMTT12-03 Học xong phần này người học có những kiến thức sau: Khái niệm về các thiết bị chuyên dùng. Đặc tính, phạm vi ứng dụng, cách sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị chuyên dùng. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số bộ phận trong các các thiết bị chuyên dùng 1. Máy vắt sổ (MO - 6700). 1.1. Định nghĩa. • Tạo đường may bao mép cắt vật liệu may để tránh tuột sợi • May ráp các đường bao ngoài của sản phẩm dệt kim Hình 4 - 1: Máy vắt sổ MO-6700 • Đường may được tạo bởi chỉ kim và chỉ móc đan vào nhau. 1.2. Đặc tính. • Tốc độ cao từ 4000 đến 6000v/phút • Hệ thống bôi trơn tự động hoàn toàn với thiết bị làm mát kiểu quạt ly tâm • Hệ thống đẩy vi sai • Điều khiển nhanh chính xác chiều dài mũi may nhờ bộ cam thay thế • Mũi dao làm bằng tungsten nên rất bền • Mũi vắt đều đặn ở mọi tốc độ • Đẩy vải ổn định với tốc độ nhỏ • Chủng loại kim vắt sổ được ký hiệu DC 1.3. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của một số chi tiết. a. Kim máy. - Về cấu tạo cấu tạo chung thì kim vắt sổ cũng giống kim may, chỉ khác chỗ: Nếu hai kim có cùng đường kính thân kim thì mũi kim vắt sổ dài hơn mũi kim may và chiều dài toàn bộ kim vắt sổ ngắn hơn kim may và được ký hiệu DC. - Đáp bảo hiểm kim có điểm tựa, tạo cho kim cững vững khi xuyên qua vật liệu may, ngoài ra nó còn giúp cho việc tạo vòng chỉ ở kim được thuận lợi
- 72 các đáp bảo hiểm có thể điều chỉnh vị trí cao thấp, sang phải, sang trái sao cho đạt thông số kỹ thuật. Chức năng của đáp bảo hiểm kim. Mỗi kim thường có hai đáp bảo hiểm kim. b. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động trụ kim (hình 4-2) 3 6 4 7 5 2 9 1a 8 1 10 11 Hình 4 - 2: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trụ kim máy vắt sổ MO 6700 * Cấu tạo: gồm các chi tiết 1- Trục chính, 1a- phần khủy trên trục chính. 2- Biên truyền: Liên kết giữa trục chính và tay đòn 3. 3- Tay đòn, gắn trên trục 4. 4- Trục truyền, đặt trên thành máy 5- Óc máy gắn chặt với trục 4 6- Khớp trụ gắn bản lề với thân máy. 7- Cần truyền trụ kim 8- Chốt bản lề, liên kết trụ kim 10 với cần truyền 7. 9- Trụ dẫn hướng trụ kim, đầu gắn chặt trên thân máy 10- Trụ kim 11- Giá ôm kim gắn chặt với trụ kim * Nguyên lý hoạt động (hình 4-2):
- 73 Chuyển động quay tròn của trục chính 1 được nhận từ động cơ thông qua cơ cấu dây đai, phần khủy lệch tâm 1a đến biên truyền 2 đến tay đòn 3, đến trục truyền 4, óc máy 5 làm cần truyền trụ kim 7 chuyển động mang trụ kim 10 cùng giá bắt kim 11 trượt lên xuống dọc theo trụ dẫn hướng 9. c. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động chân vịt. 4 3 7 6 5 8 7 2 7a 6 1 9 15 14 17 13 18 16 12 10 11 Hình 4 - 3: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bàn ép máy vắt sổ MO 6700 * Cấu tạo: Bao gồm các chi tiết sau (hình 4-3): 1- Bàn đạp nâng chân vịt 2- Dây xích. 3- Cần nâng, gắn bản lề trên thân máy, lò xo 3a luôn tác động làm cần 3 ở vị trí trên. 4- Móc nâng liên kết giữa 3 và 5 5- Cần nâng gắn trặt với trục khủy nâng 7. 6- Tay đòn nâng gắn chặt với trục khủy nâng 7, 6a- Vít bản lề gắn chặt với 6 7- Trục khủy nâng gắn với lòng không trên máy, phần khủy 7a ăn khớp với ngàm cặp cá với chân vịt 9
- 74 8- Chốt bản lề 14- Khuyu nén 9- Chân vịt 15- Lò xo 10- Đế chân vịt 16- Trụ nâng 11- Bàn chân vịt 17- Tay nâng 12- Trụ chân vịt 18- Vít bản lề 13 Lò xo * Nguyên lý hoạt động (hình 4-3). - Hoạt động đè chân vịt. Vặn khuy 14 đè lò xo 13 tạo lực nén đàn hồi, lực đàn hồi chuyền qua trục chân vịt 12, cần chân vịt 9 đế chân vịt 10, ngàm bàn chân vịt 11 đè vật liệu. - Hoạt động nâng chân vịt. + Ấn bàn đạp 1 thông qua dây xích 2, cần 3, móc 4, cần 5, vít 6a, tay đòn 6 làm trục 7 xoay. Phần khủy 7a của trục 7 thông qua ngàm cặp cá đuôi cần chân vịt 9 làm 9 nâng lên. + Khi không ấn bàn đạp 1 nữa lò xo 3a tác động làm 3 xoay nâng lên. Lò xo 13 thông qua trụ 12 đè cần 9, 10, 11 hạ xuống. + Muốn gạt chân vịt sang trái (dời khỏi vị trí đè vải) ta ấn tay nâng 17, làm 17 xoay quanh vít 18 nâng trụ 16, trụ 12 lên, do đó ngàm 12 không giữ và đè 9 nữa, ta xoay 9 quanh chốt bản lề 8 sang trái. d. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ cấu dao trên. * Cấu tạo: Bao gồm các chi tiết sau (hình 4-4): 1- Trục chính 4- Trục dao 1a- Phần khủy 4a- Phần khủy 2- Biên truyền 5- Giá dao trên 3- Tay đòn 4 3 a 4 5 2 1 a 1 Hình 4 - 4: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu dao trên máy vắt sổ MO 6700
- 75 * Nguyên 20lý hoạt23 động (hình 4-4). 1 Chuyển động được nhận từ trục chính 1 qua phần khủy 1a làm biên truyền 2 chuyển động lên xuống19 đến tay đòn 3 chuyển động lắc tay đòn 3 gắn với trục dao 4 và làm cho trục 4 chuyển động lắc, từ trục dao 4 qua phần khủy 4a và 18 1a làm giá bắt22 dao 5 chuyển động lên xuống. e. Cấu 21tạo, nguyên lý hoạt động chi tiết bắt mũi. 1b 2 * Cấu tạo: Bao gồm 17các chi tiết sau (hình 4-5): 24 9 1- Trục khuỷu 13- Đoạn nối 1a- Phần khuỷu chuyển động móc10 trên 14- Tay đòn 3 2- Biên truyền 13 11 15- Trục móc may 4 3- Tay đòn 16- Giá móc 8may 12 7 4- Trục móc trên 15 17- Cam điều khiển 5- Tay đòn 14 18- Biên truyền 6 6- Trục móc trên 19- Vít bản lề 7- Bạc trượt trục móc trên 16 20- Đế truyền 5 Hình 4 - 5: Sơ21 đồ- cấuChố tạot lệ vàch nguyên tâm lý hoạt động chi tiết bắt mũi máy vắt sổ MO 6700 8- Giá đỡ 9- Biên chuyền 22- Con trượt vuông 11- Trục móc dưới 23- Trục 12- Giá móc dưới 24- Đế cặp cá * Nguyên lý hoạt động (hình 4-5). - Chuyển động móc trên. Từ chuyển động quay tròn của trục chính 1 thông qua phần khuỷu 1a biên truyền 2, tay đòn 3, trục móc 4, tay đòn 5 làm trụ móc 6 chuyển động trượt trong bạc 7 khi tay đòn 5 và trụ 6 nối thẳng hàng thì móc trên nằm ở vị trí xa nhất phía trên bên trái của mép cắt vật liệu, khi tay đòn 5 và trụ 6 gập lại thì móc trên ở vị trí thấp nhất bên phải phía dưới mép cắt vật liệu, trong quá trình trụ móc chuyển động bạc trượt 7 phải xoay quanh tâm của nó trên giá đỡ 8 để tự lựa theo phương chuyển động của trục móc trên. - Chuyển động móc dưới. Từ chuyển động quay tròn của trục chính 1 thông qua phần khuỷu 1b, biên truyền 9 tay đòn 10 làm trục móc dưới 11, đế móc 12 cùng móc dưới chuyển động xoay lắc. - Chuyển động móc may.
- 76 Chuyển động của móc may được thực hiện do sự kết hợp hai hoạt động của trục móc may đó là hoạt động tới lui dọc trục và hoạt động xoay lắc quanh tâm trục. + Hoạt động xoay lắc. Từ chuyển động quay tròn của trục chính 1 thông qua phần khuỷu 1b biên truyền 9, tay đòn kép 10, đoạn nối 13, tay đòn 14 làm trục móc 15 mang giá móc may 16 cùng móc may chuyển động xoay lắc. + Hoạt động tới lui. Nhận quay tròn từ trục chính 1 thông qua cam 17, biên truyền 18, vít bant lề 19 làm đế truyền 20 xoay lắc quanh trục đỡ 23.Đế 20 thông qua chốt lệch tâm 21, Con trượt vuông 22. Đế cặp cá 24 làm trục móc làm trục móc may 15 may, giá móc may 16 cùng móc may chuyển động tới lui. g. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của răng cưa. 5 6 12 13 3 14 15 11 4 9 10 8 1 18 2 7 17 16 19 Hình 4 - 6: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết răng cưa máy vắt sổ MO 6700 * Cấu tạo: Bao gồm các chi tiết sau (hình 4-6): 1- Trục chính 10- Trục đẩy 1a- Phần lệch tâm cấu tạo liền trục 11- Tay đòn đẩy cầu răng cưa vi sai
- 77 chính 2- Con trượt vuông nâng hạ cầu răng 12- Khớp truyền cưa 3- Cầu răng cưa chính 13- Con trượt vuông 4- Cầu răng cưa vi sai 14- Tay đòn đẩy cầu răng cưa chính 5- Con trượt đỡ đuôi cầu răng cưa 15- Biên truyền 6- Chốt lệch tâm 16- Cần điều chỉnh cầu răng cưa vi sai 7- Cam đẩy 17- Tay đòn 8- Biên đẩy 18- Đoạn nối 9- Tay đòn trục đẩy 19- Cần cữ * Nguyên lý hoạt động cầu răng cưa (hình 4-6) - Hoạt động nâng hạ: Từ chuyển động của trục chính 1 qua phần khuỷu lệch tâm 1a con trượt vuông 2 làm 2 cầu răng cưa 3 và 4 mang răng cưa nâng hạ. - Hoạt động tới lui: Từ chuyển đông quay tròn của trục chính 1 thông qua cam đẩy 7, biên đẩy 8, tay đòn 9 làm trục đẩy 10 xoay lắc. Trục 10 thông qua tay đòn 11 khớp truyền 12, con trượt vuông 13 làm cầu răng cưa vi sai 4 chuyển động tới lui. Trục 10 thông qua tay đòn 14 đoạn lối 15 làm cầu răng cưa 3 chuyển động tới lui. 1.4. Hướng dẫn mắc chỉ, sử dụng và bảo quản may Hệ thống điều tiết chỉ có nhiệm vụ điều hòa chỉ trong quá trình tạo mũi, nghĩa là thu chỉ thừa về đồng thời kéo một đoạn chỉ từ cuộn chỉ để phục vụ quá trình tạo mũi kế tiếp. Hệ thống này bao gồm các mắc dẫn chỉ. • Hệ thống điều tiết chỉ kim: Quá trình điều tiết được thực hiện ở thời điểm mũi kim trên đường đi xuống điểm chết dưới • Hệ thống điều tiết chỉ móc được thực hiện ở thời điểm các móc đang trên đường trở về vị trí xuất phát ban đầu (móc dưới bên trái, móc trên bên phải) Hướng dẫn cách mắc chỉ ở một số loại máy vắt số MO – 2516 loại máy 2 kim 5 chỉ (hình 4-7):
- 78 Hình 4 - 7: Sơ đồ hướng dẫn sâu chỉ máy vắt sổ MO 2610 Hướng dẫn cách mắc chỉ ở một số loại máy vắt số MO – 2514 loại máy 2 kim, 2 móc, 4 chỉ (hình 4-8):
- 79 Hình 4 - 8: Sơ đồ hướng dẫn sâu chỉ máy vắt sổ MO 2614 Hướng dẫn cách mắc chỉ ở một số loại máy vắt số MO – 2504 loại máy 1 kim, 2 móc, 3 chỉ (hinh 4-9): Hình 4 - 9: Sơ đồ hướng dẫn sâu chỉ máy vắt sổ MO 2604 Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc tính, công dụng của máy vắt sổ MO 6700? Câu 2: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc một số bộ phận, cơ cấu chính trong máy vắt sổ? Câu 3: Trình bày cách lắp chỉ, sử dụng, bảo dưỡng máy vắt sổ MO – 2504, MO – 2614, MO - 2516 ?
- 80 2. Máy cắt phá 2.1. Định nghĩa. Là loại máy dùng để cắt phá các chi tiết trên bàn vải, cơ cấu dao chuyển động tịnh tiến lên xuống và dược di chuyển trên mặt vật liệu theo quỹ đạo cần cắt nhờ lực đẩy của người thao tác, hệ thống dao cắt được mài tự động. 2.2. Đặc tính. - Kích thước các loại dao cắt 6”, 7”, 8”, 9”, 10”, 13”. 1 - Khả năng cắt tương ứng với kích thước dao: 110 mm, 135 mm, 160 mm, 185 mm. 210 mm, 290 mm. - Trọng lượng: 14,5 kg. 6 - Công suất: 400w. 2 - Điện áp: 110V/220V/ 380V. - Số vòng quay động cơ: 3000 vòng /phút - 3600 vòng/ phút. 3 5 2.3. Cấu tạo 4 Thiết bị cắt: Là loại thiết bị chuyên dùng để cắt nguyên liệu may ra theo từng loại sản phẩm may yêu cầu. Hiện nay có các loại thiết bị cắt chính: Máy cắt cầm tay: là loại Hình 5 - 1: Máy cắt cầm tay bán tự động dùng để máy cắt nguyên liệu may theo cắt phá các chi tiết trên các bàn nguyên liệu một bố cục chung nhất định. Thiết bị này hiện nay có hai dòng sản phẩm chính đó là cắt tự động và cắt bán tự động.(hình 5-1) Cấu tao của máy cắt phá đẩy tay KS-AUV gồm: - Động cơ (1): Là động cơ được cải tiến. Nó đảm bảo thao tác êm với công suất lớn nhất và nhiệt độ động cơ thấp. - Bộ phận bôi trơn dầu tự động (2): Dầu có thể cung cấp tự động tới các bộ phận cần bôi trơn. Chắn dầu giữ cho các bộ phận trong máy sạch sẽ. - Dụng cụ mài dao tự động (3): Có dụng cụ mài dao tự động. Ấn cần mài dao, lưỡi dao được mài tự động tới khi cạch lưỡi dao được mài sắc.
- 81 - Dao (4): Dao mỏng và phẳng đủ độ bền cắt vật liệu mỏng và dày, hành trình cắt của lưỡi dao êm. Lưỡi dao cắt có các dạng: Lưỡi dao thẳng, lưỡi dao hình sóng, lưỡi dao hình chữ V, lưỡi dao răng cưa (hình 5 - 2). - Tấm đỡ (5): Tấm đỡ thấp và bề mặt nhẵn, sao cho khi di chuyển trên vật liệu trước và sau khi cắt nhẹ nhàng. - Vỏ và công tắc khởi động đảm bảo an toàn. - Tay nắm đẩy máy cắt chi tiết (6). Hình 5 - 2: Cấu tạo các loại dao cắt 2.4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản may - Trước khi vào cắt phải kiểm tra phích điện, công tắc, dây dẫn điện vào máy xem có bị lỏng, đầu dây có an toàn không, dây có bị xoắn vỏ không, nếu có phải gọi thợ sửa chữa đến ngay. - Cắm phích vào ổ cắm, dùng bút thử điện đặt vào vỏ máy và các phần dẫn điện khác nếu thấy đèn sáng là dò điện, cần phải đi sửa ngay. Trường hợp không có bút thử điện thì ngửa bàn tay đặt nhẹ lên vỏ máy, thấy tê tay là hở điện, cần mang đi sửa ngay. Phải đi giày dép cách điện. - Tuyệt đối cấm việc tự động sửa chữa các bộ phạn liên quan đến điện trong máy mà phải đưa đến thợ sửa chữa để đảm bảo an toàn. - Trong khi cắt phải luôn để dây điện của máy cao hơn phần lưỡi dao, không để dây điện lòng thòng trước máy (lưỡi dao). - Khi tắt máy, phải hạ chân vịt, dao máy dừng hẳn mới buông máy và chuyển sang làm việc khác. - Hết ca làm việc hoặc không dùng đến máy nữa, phải rút phích điện ra khỏi ổ điện và cuộn gọn dây để máy vào đúng vị trí qui định. - Phải thường xuyên lau chùi máy, bảo dưỡng dầu máy cho động cơ, các chi tiết thiết bị của máy theo định kỳ hoặc dự theo số sản phẩm chế tao, tính chất nguyên vật liệu để đưa ra thời gian bảo dưỡng cho các chi tiết máy cho phù hợp. 3. Máy cắt vòng HITAKA 3. 1. Định nghĩa. Là loại máy dùng để cắt gọt các chi tiết của sản phẩn. Cơ cấu dao là một băng khép kín có chu vi xác định, chuyển động thẳng một chiều ở vị trí cắt, vải được xếp thành lá dày, chuyển dịch theo quỹ đạo cần cắt trên mặt bàn của máy, theo sự điều khiển của người thao tác.
- 82 Hình 5 - 3: Máy cắt băng ESTMAN EC-700 3.2. Đặc tính máy cắt vòng HITAKA. Loại máy CBK – 4 CBK – 5 Kích thước dao 0,45 10 3000 mm 0,45 10 3600 mm Kích thước bàn 1200 1200 mm 1200 1800 mm Chiều dài máy 1500 mm 1800 mm Chiều cao 1310 mm 1310 mm Khả năng cắt 220 mm 220 mm Bán kính làm 500 mm 800 mm việc 1 pha hoặc 3 pha.100/115 1 pha hoặc 3 pha, 200/220V Động cơ V 220/380V Trọng lượng 132 kg 170 kg 3. 3. Cấu tạo a. Cấu tạo: (hình 5-4)
- 83 Hình 5 - 4: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc máy cắt vòng 1- puly đai dẫn động; 2- dây đai; 3- puly đai bị dẫn; 4- puly dẫn động dao cắt; 5, 6- puly; 7- mặt bàn; 8- tấm dao; 9- giá dẫn dao cắt; 10- dao cắt vòng b. Nguyên lý hoạt động: Dao cắt là một băng khép kín có chu vi xác định, chuyển động thẳng một chiều ở vị trí cắt, vải được xếp thành là dày, chuyển dịch theo một quỹ đạo cần cắt trên mặt bàn của máy, theo sự điều khiển của người thao tác cắt. Độ cao của lưỡi dao cắt được đảm bảo nhờ hệ thống 3 puly. Chuyển động quay từ trục động cơ, dẫn động cho puly đai dẫn. Puly bị dẫn được lắp trên cùng một trục với puly dẫn dao. Hệ thống gồm ba puly nối với dao cắt vòng, biến đổi chuyển động quay của puly thành chuyển động tịnh tiến một chiều của dao. Phần dao thực hiện chuyển động tịnh tiến cắt vải, có hệ thống giá dẫn dao. Hệ thống giá dẫn dao có thể điều chỉnh được theo 2 tọa độ x và y. việc điều chỉnh theo 2 tọa độ x và y được thực hiện nhờ các sống trượt, sau khi điều chỉnh được định vị bằng vít hãm. Cơ cấu mài dao có chuyển động ăn dao, nhờ tay vặn nối với cơ cấu vít chuyển động quay và đai ốc chuyển động tịnh tiến. Đai ốc thực hiện chuyển động tịnh tiến ăn dao, nhờ sống trượt mang cá. Mặt bàn được lắp cố định với khung máy bằng các bu lông đai ốc, chân bàn có thể điều chỉnh thăng bằng. Tốc độ cắt được điều khiển tương thích với từng loại vật liệu. Dễ dàng điều chỉnh tốc độ nhờ phím bấm. Tốc độ cắt lớn nhát 1400 vòng/ phút. Chỉ thị số của tốc độ dao được điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu cắt khác nhau. Bàn phím chỉ thị số được thiết kế tạo cho bàn cắt thao tác dễ dàng nhất. Máy cắt êm và ít rung động. Cơ cấu điều khiển độ căng đảm bảo độ căng của dao. 3.4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy. - Trước khi vào cắt phải kiểm tra phích điện, công tắc, cầu dao, atomat, dây dẫn điện vào máy xem có bị lỏng, đầu dây có an toàn không, dây có bị xoắn vỏ không, nếu có phải gọi thợ sửa chữa đến ngay. - Cắm phích vào ổ cắm (hoặc đóng cầu dao điện, dóng atomat) dùng bút thử điện đặt vào vỏ máy và các phần dẫn điện khác nếu thấy đèn sáng là dò điện, cần phải dừng máy báo cho người có trách nhiện để có biện pháp sử lý. Trường hợp không có bút thử điện thì ngửa bàn tay đặt nhẹ lên vỏ máy, thấy tê
- 84 tay là hở điện, cần phải dừng máy báo cho người có trách nhiện để có biện pháp sử lý, cần mang đi sửa ngay. - Khi sử dụng máy cắt người công nhân phải đi giày dép cách điện. - Tuyệt đối cấm việc tự động sửa chữa các bộ phạn liên quan đến điện trong máy mà phải báo cho thợ sử chữa đến sửa chữa để đảm bảo an toàn. - Trong khi cắt phải tập chung vào vật cần cắt, đứng cắt đúng tư thế và luôn để tay cách xa lưỡi dao tùy theo yêu cầu của chi tiết cần cắt. - Khi tắt máy phải để dao máy dừng hẳn mới buông máy và chuyển sang làm việc khác. - Hết ca làm việc hoặc không dùng đến máy nữa, phải rút phích điện ra khỏi ổ điện và cuộn gọn dây hoặc ngắt atomat, cầu dao điện) để đảm bảo an toàn cho thiết bị, nhà xưởng. Hình 5 - 5: Máy cắt đầu bàn - Phải thường xuyên lau chùi máy, bảo dưỡng dầu máy cho động cơ, các chi tiết thiết bị của máy theo định kỳ hoặc dự theo số sản phẩm chế tao, tính chất nguyên vật liệu để đưa ra thời gian bảo dưỡng cho các chi tiết máy cho phù hợp Câu hỏi ôn tập Câu 1: Hãy trình bày khái niệm, đặc tính, cấu tạo máy cắt phá cầm tay bán tự động ? Câu 2: Hãy trình bày khái niệm, đặc tính, cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy cắt vòng HITACHI ? Câu 3: Hãy phân biệt máy cắt phá với máy cắt vòng trong ngành công nghiệp may mặc?. Cho biết cách sử dụng và bảo quản các thiết bị trên ?
- 85 4. Thiết bị là hơi 4.1. Khái niệm Thiết bị là hơi là thiết bị là sử dụng bàn là điện được hỗ trợ tác dụng bằng hơi nước. Tác dụng làm chống bóng vải, không làm ẩm vật liệu. Thiết bị này được phân ra làm 2 loại: . Bàn là hơi áp thấp (hình 6 - 1):: Một bình nước dễ di chuyển, cấp nước qua một đường dẫn cho bàn là tạo hơi trong đế là. . Bàn là hơi áp cao (hình 6 - 2): Hơi được dẫn từ nơi sản xuất qua ống hơi vào bàn là. Khi nhấn nút bàn là hơi sẽ ra theo các lỗ dưới bàn đế bàn là tỏa vào vật liệu cần là. Hi ̀nh 6-1: Bàn là VEIT loại lực ép nhỏ Hình 6-2: Bàn là VEIT loại lực ép lớn 4.2. Đặc điểm. - Sử dụng hơi nóng và lực ép để là phẳng, là tạo dáng, là định hình, là hoàn thiệt các chi tiết, sản phẩm may. - Thích hợp cho các loại vật liệu từ các loại vật liệu mỏng cho đến các loại vật liệu dầy - Với thiết bị là hơi khi sử dụng tạo cho sản phẩm có được độ mềm mại, không làm cháy, bóng sản phẩm, thời gian là phẳng nhanh. 4.3. Phạm vi ứng dụng. Bàn là hơi được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất may công nghiệp. Hiện nay phần đa các công ty may đều sử dụng bàn là hơi cho nhiều loại nguyên liệu vải, nhiều loại sản phẩm , công đoạn khác nhau, chỉ có một phần ít sản phẩm, công đoạn phải sử dụng thiết bị là chuyên dùng như thổi, ép form, định hình một số công đoạn khó, mang tính chuyên biệt.
- 86 5. Thiết bị là phom. 5.1. Khái niệm Bàn là cung cấp cho vật ủi nhiệt và độ ẩm cần thiết để tạo lực cần thiết được tạo ra nhờ các tấm ép. Máy ép hay máy ép Phom có thể là các thiết bị bán tự động hoặc tự động. Sử dụng máy ép để nâng cao năng suất là. Các loại máy ép chuyên dùng như: Ép sườn, ép cổ, ép nẹp, ép li, ép túi 5.2.Đặc điểm. Khi thực hiện quá trình là phom doanh nghiệp cần phải biết các đặc điểm sau: - Là phom được thực hiện bằng hơi nước hoặc khí nén - Khi là phải có khuôn mẫu để thực hiện quá trình là - Các phom được chế tạo gần đúng với sản phẩm hoàn tất, các phom này dựa trên nguyên tắc như một cái túi có thể xếp lại và được thổi căng - Sản phẩm hay chi tiết là phải là các sản phẩm, chi tiết là có độ dầy thích hợp. - Thiết bị là là loại thiết bị hiện đại có đặc điểm là tạo được các phom theo các khuôn mẫu của nhà sản xuất. Khi là tạo được phom một cách dễ dàng và chính xác 5.3.Phạm vi ứng dụng - Là phom thường được sử dụng rộng rãi trong nguyên công cuối của quá trình gia công sản phẩm may trước khi đóng gói hoặc dùng để là từng chiếc. - Thường được sử dụng trong các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng cao cấp. Ví dụ: Sản xuất háng cao cấp như: Áo Veston, Măng tô Và cũng có thể sử dụng để là một số bộ phận của một số các sản phẩm áo, quần khác như: Áo Jacket, áo bò, quần Jien, quần tây Giới thiệu một số thiết bị là phom của hãng Veit (CHLB Đức) (Bảng 6-1) Bảng 6-1: Mô tả các thông số của các thiết bị là phom: Đặc điểm Veit 8390 Veit 8380 Veit 8370 Veit 8360 Phom quay Phom quay tròn 1800 Chiều dài min – max của sản 50-140/19,7-55 50-140/19,7-55 50-140/19,7-55 60-140/23,6-55 phẩm cm/inch
- 87 Chiều rộng 80-180/31,5- 80-180/31,5- 80-180/31,5- ống min – max 95-160/37,4-63 70,9 70,9 70,9 cm/inch Khe hở căng * * tự do Khe hở phom * * Chiều dài cho * * * tự động Bàn kẹp có thể Áo choàng và * * thay đổi tiêu chuẩn Chương trình 24 chương trình 8 chương trình được cài đặt Chu kỳ Từng bước hoặc hoàn toàn tự động Bằng tay chương trình Làm việc nhờ Bàn kẹp ống Làm việc nhờ Làm việc nhờ khí nén hoặc tụ tay áo khí nén khí nén động Làm việc nhờ Làm việc nhờ Bàn kẹp ve áo khí nén/ bằng khí nén/ bằng Bằng tay Bằng tay tay tay Buồng hơi nước Áp suất hơi 6 bar 6 bar 6 bar 6 bar nước Tiêu thụ hơi 50- 70 kg/h 50- 70 kg/h 50- 70 kg/h 15kg/h nước Áp suất không 6 bar 6 bar 6 bar 6 bar khí Điện áp 220- 11kw 11kw 11kw 1, 55kw 240V/50-60Hz Kích thước 1700 1420 650 900 900 700 900 900 700 800 900 700 bao mm/inch 66,9 55,9 25,6 35,4 35,4 37,6 35,4 35,4 37,6 31,4 35,4 37,6 Trọng lượng 360kg 215kg 215kg 205kg Giải thích: = Tùy chọn., * = Tiêu chuẩn, = Không có
- 88 Hình 6-3: Thiết bị là Veit 8380 Hình 6-4: Thiết bị là Veit 8390 Hình 6-6: Thiết bị là Veit 8360 Hình 6-5: Thiết bị là Veit 8370 5.4. Một số cầu là được sử dụng trong quá trình là: Trong quá trình là sản phẩm ngoài hai thiết bị là trên người ta còn sử dụng một số loại cầu là để hỗ trợ trong quá trình là làm cho sản phẩm có được các kiểu dáng đẹp hơn: Bảng 6- 2: Giới thiệu một số kiểu cầu là thường gặp. Hình minh họa Mô tả Giá là tay trông giống như cánh tay và thường dùng để là phần thép tay.
- 89 Là một chiếc gối cứng dùng để là những chi tiết như ly chiết Là một miếng đệm cứng nhỏ, khi dùng luồn tay qua đai; chủ yếu dùng cho là hoàn thiện. Đế gỗ dùng để là đường tra mí cổ, có độ cong Dùng để là các đường may lộn như cổ, măng sét. Một miếng gỗ tròn hai đầu, dùng khi là rẽ các đường may. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm, phạm vi ứng dụng của các loại thiết bị là hơi và là phom? Câu 2: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa thiết bị là hơi và thiết bị là phom? 6. Các loại đồ gá. 6.1. Khái niệm: Đồ gá hay thường gọi là cữ cuốn gá lắp được sử dụng rộng rãi trong thiết bị may công nghiệp. Nó góp phần làm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm may, giảm nhẹ thao tác cho người công nhân. Cữ cuốn gá lắp là công cụ cần thiết trong dây truyền may khi cần các sản phẩm có cùng đường may đồng đều với độ chính xác cao, chất lượng đảm bảo. Việc sử dụng cữ gá tạo mức độ chuyên môn hóa cao. Ngày nay với sự đa dạng của các sản phẩm, sự phát triển các loại vật liệu mới, cùng với các loại thiết bị may công nghiệp là các loại cữ cuốn gá lắp rất phong phú về chủng loại, kích thước, hình dạng và một số đã được tiêu chuẩn hóa.
- 90 6.2 Các loại đồ gá và công dụng của nó. a. Cữ cuốn nẹp (L030)(hình 7 - 1) Lắp trên máy, loại máy 2 kim LH-515. Sản phẩm may: Áo sơ mi, áo trẻ em, chăn, ga giường. Đường may: May nẹp áo, viền chăn,ga Vật liệu: may từ hàng mỏng cho đến hàng dày như cotton, hàng vải T/C Điều kiện: Khi nắp cần điều chỉnh phần đầu cuối của cữ gá sao cho vải phần cạnh bên phải và bên trái chiều rộng mép gấp đều nhau so với đường may, khi dùng cho cuốn nẹp mỗi một loại vật liệu được chọn riêng. Chú ý sử dụng đồng bộ kéo đẩy vải. Đặc điểm: Kiểu cữ này có bộ phận mở để người thao tác đưa vải vào cữ, khi may phần dựng nẹp cuốn ở giữa và được cữ cuốn may đồng thời với vải. Hình 7- 1: Cữ cuốn nẹp Bảng 7-1: Các loại cỡ cứ gá sử dụng cuốn nẹp. Chiều rộng mép gấp Số cữ gá 50 MAL - 030BB – 0A0 48 MAL – 030AZ – 0A0 46 MAL – 030AX – 0A0 44 MAL – 030AV – 0A0 42 MAL – 030AT – 0A0 40 MAL – 030AR – 0A0 38 MAL – 030AP – 0A0 36 MAL – 030AM – 0A0 34 MAL – 030AK – 0A0 32 MAL – 030AH – 0A0 30 MAL – 030AF – 0A0 28 MAL – 030AD – 0A0
- 91 b. Cữ may túi. (L032)(hình 7 - 2) Lắp trên máy, loại máy 2 kim LH, đường may thắt nút Sản phẩm may: đồ Jean, quần áo bảo hộ lao động Đường may: May đường miệng túi Vật liệu: may từ hàng trung bình cho đến hàng dày như denim, gabadin cotton Điều kiện: Đường may phù hợp với khoảng cách kim và chiều rộng mép gấp như sau. Khoảng cách kim: 3/16” – 1/4” 80R min Khoảng cách kim: 5/16” – 3/8” 100R min Đặc điểm: Vải quần và túi được may đồng thời. Cữ loại này thiết kế phù hợp với các dạng đường cong miệng túi. Cữ này cũng được sử dụng cho các loại đường may thẳng và phải sử dụng phù hợp với chân ép. Hình 7- 2: Cữ may túi Bảng 7-2: Các loại cỡ cứ gá sử dụng may túi. Chiều rộng mép gấp Khoảng cách kim Số cữ gá (mm) 14 9,9 (3/8) MAL - 0320 P – 0A0 13 7,9 (1-5/16) MAL – 0320N- 0A0 12 6,4 (1/4) MAL - 0320 M – 0A0 11 6,4 (1/4) MAL - 0320 L- 0A0 10 4,8 (3/13) MAL - 0320 L- 0A0 c. Cữ may đường cong (L060-A)(hình 7- 3) Bảng 7 - 3: Các loại cỡ cứ gá sử dụng may đường cong. Chiều rộng mép gấp Số cữ gá 20 MAL – 0600V – 0AA
- 92 15 MAL – 0600AQ – 0AA 12 MAL – 0600M – 0AA 10 MAL – 0600M – 0AA 8 MAL – 0600H – 0AA Lắp trên máy, loại máy 1 kim DDL.thắt nút và máy thắt nút tự động Sản phẩm may:Hàng nữ, áo trẻ em Đường may: May váy, áo somi Vật liệu: may từ hàng mỏng như lụa, lanh, đồ lót Đặc điểm: Kiểu cữ này chế tao có thể áp dụng cho các đường may lượn cong của hàng nữ và trẻ em cũng như đường may thẳng . Khi ép cần có đồng bộ chân ép và cữ gá để có được đương may yêu cầu d. Cữ cuốn thép tay (N022)(hình 7 - 4) Lắp trên máy, loại máy DLN-415, DLN – 415- 5 Sản phẩm may:áo sơ mi, váy , áo bảo hộ lao động Đường may: may bọc cửa tay (thép tay) Vật liệu: như may áo sơ mi Điều kiện: Khi dùng để may viền khác vải nên Hình 7- 3: Cữ may đường cong dùng vải cotton cắt chéo để dễ may đường cong. Đặc điểm: Cữ này có thể dùng cuộn băng dải may từng chiếc theo chiều dài viền rồi cắt rời. Cũng có thể sử dụng khi may viền liên tục. Chú ý : Sử dụng cữ phù hợp với tùng loại chân ép và răng cưa đẩy vải.
- 93 Hình 7- 4: Cữ may cuốn thép tay Bảng 7 - 4: Các loại cỡ cứ gá sử dụng may cuốn thép tay. Chiều rộng mép gấp Chiều rộng dải viền (mm) Số cữ gá (mm) 12 44 MAN - 0220M – 0A0 11 40 MAN – 0220L – 0A0 10 38 MAN – 0220K – 0A0 9 34 MAN – 0220J - 0A0 8 32 MAN – 0220H - 0A0
- 94 e. Cữ viền bọc cho máy ziczac (N091)(hình 7-5) Lắp trên máy, loại máy LZ-1280, máy một kim mũi may ziczac Sản phẩm may: quần áo bơi. Đường may: may đường may viền ống quần, áo, đường dây đeo qua vai hàng đồ bơi Vật liệu: May hàng có độ đàn hồi như polyeste Điều kiện: Băng viền từ rulo khi may bị kéo nhẹ,đảm bảo không cần đẩy vào. Hình 7- 5: Cữ may viền bọc cho các máy ziczac Bảng 7 - 5: Các loại cỡ cứ gá sử dụng may viền bọc cho các máy ziczac Chiều rộng mép Chiều rộng dải Chiều rộng dây Số cữ gá gấp (mm) viền (mm) chun (mm) 10 40 8 MAN-0910K - 0A0 9 36 7 MAN-0910J - 0A0 8 32 6 MAN-0910H - 0A0 g. Cữ may dây viền (M063) (hình 7-6) Lắp trên máy: LH loại A và S, máy hai kim thắt nút có lại mũi. Sản phẩm may: các loại áo sơ mi, Blu
- 95 Đường may: may viền túi, viền nẹp, gấu, cổ tay áo. Vật liệu: May vải mềm, cotton từ mỏng đến dày rộng bản 20mm Dây viền cotton, nguyên liệu mềm. Đường kính: 1,5 đến 2 mm Đặc điểm: Sử dụng cữ viền này đã giảm nhẹ thao tác của nguwowig may, đặc biệt dễ dàng khi may viền liên tục và cắt sau khi may. Hình 7- 6: Cữ may dây viền Bảng 7 - 6: Các loại cỡ cứ gá sử dụng may dây viền. Chiều rộng mép Chiều rộng dải Chiều rộng dây Số cữ gá gấp (mm) viền (mm) chun (mm) 48 38,1 65 MAN-063AZ - 0A0 MAN-063AW - 45 34,9 62 0A0 43 31,7 59 MAN-063AT - 0A0 38 28,6 55 MAN-063AP - 0A0 35 25,4 52 MAN-063AL - 0A0 MAN-063AH - 32 22,2 49 0A0 29 19,1 46 MAN-063AE - 0A0 h. Cữ cuốn hai đường.(M042).(hình 7-7). Lắp trên máy: MS- 261 , máy hai kim cuốn ống đường may móc xích Sản phẩm may: các loại quần Jean, hàng bảo hộ lao động, áo khoác. Đường may: may dạng ống quần áo.
- 96 Vật liệu: May từ trung bình đến dày như denim, vải thô Hình 7- 7: Cữ may cuốn 2 đường Bảng 7 - 7: Các loại cỡ cứ gá sử dụng may cuốn 2 đường . Chiều rộng mép gấp Khoảng cách kim Số cữ gá (mm) 14 9,5 (3/8) MAN - 0420 P - 0A0 10 6,4(1/4) MAN - 0420 K - 0A0 10 5,6(7,32) MAN - 0420 K - 0A0 9 4,8 (3/16) MAN - 0420 J - 0A0 i. Cữ đính cúc (Q050) (hình 7-8) Lắp trên máy: MB – 373, Máy đính cúc một chỉ tự động cắt chỉ. Sản phẩm may: các loại áo sơ mi dài, ngắn, áo dệt kim Đường may: đính cúc lên các loại sản phẩm áo sơ mi Đặc điểm: Khoảng cách hai các điều chỉnh trong khoảng 50 đến 140 mm
- 97 Hình 7- 8: Cữ đính cúc Bảng 7 - 8: Các loại cỡ cứ gá sử dụng đính cúc Số cữ gá Cỡ cúc tiêu chuẩn MAQ-05000-0A0 Cỡ cúc trung bình MAQ-05000-0AA Cỡ cúc lớn MAQ-05000-0AB k. Cữ đính chân cổ áo.)(hình 7-9) Lắp trên máy: MB – 373, Máy đính cúc một chỉ tự động cắt chỉ. Sản phẩm may: các loại áo sơ mi dài, ngắn, áo dệt kim Đường may: đính cúc chân cổ Đặc điểm: Cữ này có thể đính cúc chân cổ áo đúng vị trí chính xác. Điều chỉnh các cỡ theo dạng cổ áo Số cữ gá: MAQ- 05200- 0A
- 98 Hình 7- 9: Cữ đính cúc chân cổ l. Cữ thùa: (hình 7-10) Lắp trên máy: LBH-770, LBH- 780, máy thùa khuy một kim thắt nút Sản phẩm may: các loại áo sơ mi nam, nữ dài, ngắn, trẻ em, áo blu, áo thể thao Đường may: Thùa lên các loại sản phẩm có khuyết ngang Vật liệu: Thùa cho các loại vật liệu từ mỏng ch đến vật liruj trung bình. Đặc điểm: Bốn vị trí cữ đo khoảng cách từ trái sang phải. Sử dụng thùa dễ dàng. Số cữ gá: MAQ- 06600- 0A0
- 99 Hình 7- 10: Cữ thùa khuyết m. Cữ thùa khuyết chân cổ áo. (hình 7-11) Lắp trên máy : LBH-770, LBH- 780, máy thùa khuyết 1 kim thắt nút. Sản phẩm may: Các loại áo sơ mi nam. Đường may:Thùa khuyết chân cổ áo. Đặc điểm: Cữ này có thể thùa khuyết chân cổ áo đúng vị trí chính xác. Điều chỉnh các cỡ theo dạng cổ áo. Số cữ gá: MAQ- 06000- 0A0